Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành dinh dưỡng và tăng cân ba tháng cuối của thai phụ ảnh hưởng lên cân nặng sơ sinh ở nông thôn thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 182 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

PHẠM THỊ TÂM

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
DINH DƯỢNG VÀ TĂNG CÂN BA THÁNG CUỐI
CỦA THAI PHỤ ẢNH HƯỞNG LÊN CÂN NẶNG
SƠ SINH Ở NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP HỒ CHÍ MINH - 2006


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

PHẠM THỊ TÂM

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH


DINH DƯỢNG VÀ TĂNG CÂN BA THÁNG CUỐI
CỦA THAI PHỤ ẢNH HƯỞNG LÊN CÂN NẶNG
SƠ SINH Ở NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CHUYÊN NGÀNH: DỊCH TỄ HỌC
MÃ SỐ : 3.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN THỊ TRUNG CHIẾN

TP HỒ CHÍ MINH - 2006


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Phạm Thò Tâm


iii

Mục lục
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ
Mở đầu
Chương 1 – Tổng quan tài liệu
1.1 Sự phát triển của bào thai
1.2 Tình hình sơ sinh nhẹ cân
1.3 Hậu quả của sơ sinh nhẹ cân
1.4 Nguyên nhân sơ sinh nhẹ cân
1.5 Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu về dinh dưỡng
Chương 2 – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 – Kết quả nghiên cứu
3.1 Thông tin về thai phụ và cân nặng trẻ sơ sinh
3.2 Kiến thức – thái độ – thực hành chăm sóc dinh dưỡng
3.2.1 Kiến thức về dinh dưỡng
3.2.2 Thái độ về dinh dưỡng
3.2.3 Thực hành ăn uống trong thời gian mang thai
3.2.4 Thực hành khám thai trong ba tháng cuối thai kỳ
3.2.5 Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành
3.2.6 Nguồn cung cấp thông tin cho thai phụ
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng sơ sinh
3.3.1 Liên quan giữa tăng cân ba tháng cuối và cân nặng sơ sinh
3.3.2 Mối liên quan giữa đặc điểm DSKTXH -SK người mẹ với CNSS
3.3.3 Mối liên quan giữa tăng cân mẹ và CNSS phân tầng và phân tích
hồi qui logistic c kiểm soát các yếu tố gây nhiễu
3.3.4 Phân tích tương quan và phương trình hồi qui CNSS theo tăng cân
ba tháng cuối thai kỳ của thai phụ
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tăng cân của thai phụ
Chương 4 – Bàn luận

Kết luận và kiến nghò
Danh mục các công trình của tác giả có liên quan luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

i
ii
iii
iv
v
vii
1
5
5
10
15
17
32
39
55
55
61
61
63
65
68
68
73
76
77

78
79
82
85
89
118
121
122
133


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
BMI

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

TTBMTE

Trung tâm Bà mẹ trẻ em

ĐLC

Độ lệch chuẩn

CNSS

Cân nặng sơ sinh


DSKTXH

Dân số kinh tế xã hội

GDSK

Giáo dục sức khoẻ

Hb

Hemoglobine

IUGR

Chậm phát triển trong bào thai (Intra-Uterine Growth Retardation)

KAP

Kiến thức, thái độ, thực hành (Knowledge, Attitude, Practice)

KHHGĐ

Kế hoạch hoá gia đình

KTC95%

Khoảng tin cậy 95% (Confidence Interval)

KXĐ


Không xác đònh

SSNC

Sơ sinh nhẹ cân

OR

Tỉ số chênh (Odd Ratio)

SDD

Suy dinh dưỡng

TB

Trung bình (Mean)

TNLTD

Thiếu nămg lượng trường diễn (Chronic Energy Deficiency)

VDD

Viện Dinh Dưỡng


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Các thông tin dân só kinh tế xã hội của thai phụ

55

3.2

Các thông tin sức khoẻ và dinh dưỡng tiền thai của thai phụ

57

3.3

Đặc điểm giới tính và cân nặng lúc sinh của đứa trẻ

58

3.4

Cân nặng lúc sinh theo tuổi thai

58


3.5

Cân nặng lúc sinh theo giới tính của đứa trẻ

59

3.6

Tăng cân ba tháng cuối thai kỳ của thai phụ

60

3.7

Phân bố kiến thức của thai phụ về ăn uống lúc mang thai

61

3.8

Phân bố điểm kiến thức của thai phụ

63

3.9

Thái độ về dinh dưỡng và tăng cân trong thời gian mang thai

64


của người mẹ
3.10

Phân bố điểm thái độ của thai phụ

65

3.11

Thực hành ăn uống khi có thai

66

3.12

Loại thực phẩm thai phụ cử ăn khi có thai

66

3.13

Lý do cử ăn của thai phụ

67

3.14

Thực hành khám thai của thai phụ

68


3.15

Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ

68

3.16

Mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ với thực hành ăn uống lúc

69

có thai của thai phụ
3.17

Liên quan giữa DSKTXH với thực hành ăn đúng của thai phụ

71

3.18

Phân tích hồi qui logistic các yếu tố ảnh hưởng thực hành ăn

73


v

Baỷng


Teõn baỷng
ủuựng cuỷa thai phuù

Trang


vi

Bảng

Tên bảng

Trang

3.19

Tỉ lệ thai phụ được hướng dẫn về dinh dưỡng lúc có thai

73

3.20

Nguồn cung cấp thông tin và nguồn tin tin cậy nhất

74

3.21

So sánh các thông tin dân số kinh tế xã hội giữa nhóm phân


76

tích và nhóm mất theo dõi tăng cân
3.22

Trọng lượng sơ sinh và mức tăng cân của thai phụ

77

3.23

Đặc điểm DSKTXH và sức khoẻ của thai phụ và SSNC

78

3.24

So sánh tỉ lệ SSNC theo tăng cân ba tháng cuối thai kỳ, phân

80

tầng theo các yếu tố gây nhiễu
3.25

Phân tích hồi quy logistic các yếu tố ảnh hưởng CNSS

81

3.26


Phân tích hồi qui đơn của CNSS theo tăng cân 3 tháng cuối

82

3.27

Mô hình hồi quy đa biến CNSS theo tăng cân 3 tháng cuối,

83

tuổi thai, và cao huyết áp của thai phụ
3.28

Thực hành ăn uống và tăng cân trong thời gian mang thai

85

3.29

Thực hành khám thai và tăng cân trong thời gian mang thai

86

3.30

Sự kết hợp các đặc điểm DSKTXH và sức khoẻ của thai phụ

87


với tăng cân ba tháng cuối mang thai
3.31

Phân tích hồi qui logistic các yếu tố ảnh hưởng tăng cân ba
tháng cuối thai kỳ

88


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

1.1

Các thành phần tăng cân trong thời gian mang thai

7

1.2

Phân bố sơ sinh nhẹ cân trên thế giới

12


1.3

Tỉ lệ % SSNC theo các vùng trên thế giới

13

1.4

Tỉ lệ % SSNC ở Việt Nam trong thập niên 90

13

1.5

Nguyên nhân chậm phát triển bào thai ở các nước đang phát

18

triển
1.6

Nguyên nhân chậm phát triển bào thai ở các nước phát triển

18

3.7

Cân nặng sơ sinh theo giới tính của đứa trẻ

59


3.8

Tỉ lệ % thai phụ có kiến thức đúng

62

3.9

Tỉ lệ % thai phụ có thái độ đúng

65

3.10

Mối tương quan giữa kiến thức và thái độ

68

3.11

Mối tương quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành ăn

70

nhiều lúc có thai
3.12

Mối tương quan giữa tăng cân ba tháng cuối thai kỳ và cân


83

nặng sơ sinh
Sơ đồ

Tên sơ đồ

1.1

Vòng luẩn quẩn kém dinh dưỡng

16

2.1

Mô hình các bước tiến hành nghiên cứu

40

2.2

Sơ đồ biến số nghiên cứu

44


MỞ ĐẦU
Sơ sinh nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2500g) là một chỉ số sức khoẻ
quan trọng phản ánh trực tiếp sức khoẻ bà mẹ và trẻ em và là vấn đề sức khoẻ
cộng đồng trên toàn thế giới [16]. Trên thế giới hàng năm có khoảng 18 triệu

trẻ sinh ra có cân nặng thấp, chiếm 14% tổng số trẻ sinh sống. Ở các nước đang
phát triển tỉ lệ SSNC là 16,4%, chiếm trên 90% trẻ sinh nhẹ cân trên toàn thế
giới, có nghóa là cứ 6 trẻ sinh ra ở các nước đang phát triển thì có một trẻ có
cân nặng thấp [54], [55], [78]. Tỉ lệ SSNC khác nhau theo vùng đòa lý. Ở Châu
Á, tỉ lệ SSNC thay đổi từ 6% ở Nhật Bản đến 30-40% ở Ấn Độ và Bangladesh
[54]. Tỉ lệ SSNC thấp nhất ở Châu Âu là 4% và 8% ở Bắc Mỹ [50], [98].
Sơ sinh nhẹ cân là chỉ tiêu có ý nghóa về nguy cơ sống còn, lớn lên khoẻ
mạnh và phát triển của đứa trẻ bởi vì tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân cao luôn luôn đồng
hành với tỉ lệ tử vong trẻ em cao [8], [92]. Tử vong trong năm đầu tiên ở trẻ
SSNC cao gấp 5 – 6 lần so với trẻ có cân nặng lúc sinh bình thường [50], [98].
Kết quả từ công trình nghiên cứu ở Bangladesh cho thấy 50% trẻ em
Bangladesh chết do viêm phổi và ỉa chảy có thể phòng ngừa được nếu kiểm
soát được SSNC [54]. Do vậy nghiên cứu về SSNC vẫn đang là vấn đề cấp
bách trong công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.
Ở Việt Nam tỉ lệ SSNC giảm trong thập niên chín mươi nhưng vẫn còn ở
mức cao. Tỉ lệ SSNC là 14% năm 1990, giảm xuống còn 8% năm 1999, và
7,1% năm 2001 [16], [33], [45]. Tuy nhiên, tỉ lệ SSNC ở nước ta rất khác nhau
theo vùng đòa lý trong cả nước. Nghiên cứu của Đinh Phương Hoà, 1998, cho
thấy tỉ lệ SSNC là 2,3% ở thành phố Hà Nội và 12,8% ở Nam Hà [8].
Do tính chất quan trọng của SSNC, giảm tỉ lệ SSNC đã trở thành một
trong những mục tiêu của chương trình hành động dinh dưỡng quốc gia ở Việt
nam [16], [44], [91]. Việc cải thiện tăng cân trong thời gian mang thai của thai


phụ có vai trò quan trọng cải thiện trọng lượng lúc sinh của đứa trẻ [4], [6],
[16]. Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến nghò tổng số cân người mẹ cần đạt
được trong thời gian mang thai là từ 10 – 12 kg, trong đó tăng từ 5 – 6 kg trong
3 tháng mang thai cuối [4], [38], [45].
Những công trình nghiên cứu về tăng cân của thai phụ và SSNC cho
thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tăng cân trong 9 tháng mang thai và

SSNC. Nhìn chung các công trình nghiên cứu được thực hiện tại các vùng phía
Bắc. Thai phụ tăng cân trong 9 tháng mang thai càng ít, tỉ lệ SSNC càng cao
như bảng dưới đây [8], [13], [30] :
Tác giả
Tô Thanh Hương [13]
Đinh Phương Hoà [8]
Hoàng Văn Tiến [30]

Năm
1995
1997
1998

Thiết kế

Tăng cân trong 9

Tỉ lệ

nghiên cứu

tháng mang thai

SSNC

Dọc

Dưới 7 kg

9%


Từ 7 – 9 kg

6%

Dưới 3 kg

26,6 %

Trên 9 kg

5,6 %

Dưới 3 kg

32 %

Cắt ngang
Dọc

Trên 9 kg
14,4 %
Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu, mối liên quan giữa tăng cân
của thai phụ và SSNC còn nhiều điều cần làm sáng tỏ. Nghiên cứu 1980 cho
thấy tăng cân trung bình của thai phụ ở nông thôn Miền Bắc là 6,6kg, và ở
thành phố Hà Nội là 8,5kg [16]. Theo Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh (Viện
BVSKBMTSS), 1995, tăng cân trung bình của thai phụ là 9,7kg. Tăng cân như
vậy đủ để sinh ra một đứa trẻ đủ cân. Trong thực tế tỉ lệ SSNC vẫn còn cao.
Theo Viện BVBMTSS tăng cân 3 tháng cuối thai kỳ chỉ đạt 3,8 – 5 kg [5]. Kết
quả của các công trình nghiên cứu về sự phát triển của bào thai cho thấy đối

với một thai nhi có trọng lượng lúc sinh là 3100g, thì 3 tháng đầu nằm trong
bụng mẹ tăng 100g, 3 tháng giữa 900g, và 3 tháng cuối tăng 2100g [5], [38].
Chưa có nghiên cứu về mối liên quan giữa tăng cân trong 3 tháng cuối và cân


nặng của đứa trẻ lúc mới sinh. Mặc khác, đã có những lời khuyên về ăn uống
lúc có thai nhưng chưa có những công trình nghiên cứu đầy đủ về khía cạnh
này.
Xuất phát từ tình hình thực tế về tầm quan trọng của SSNC cũng như
những tồn tại liên quan đến vấn đề này ở nước ta, chúng tôi tiến hành đề tài
nghiên cứu “kiến thức, thái độ, thực hành dinh dưỡng và tăng cân của thai phụ
ảnh hưởng lên cân nặng sơ sinh tại vùng nông thôn Thành phố Cần Thơ” nhằm
góp phần cải thiện sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh và giảm tỉ lệ SSNC. Nghiên
cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau đây.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác đònh tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân và tỉ lệ thai phụ tăng cân dưới 5kg trong 3
tháng cuối thai kỳ của thai phụ nông thôn thành phố Cần Thơ.
2. Xác đònh tỉ lệ hiện có của thai phụ về kiến thức, thái độ, thực hành dinh
dưỡng.
3. Xác đònh mối liên quan giữa tăng cân 3 tháng cuối và sơ sinh nhẹ cân sau
khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu.
4. Xác đònh các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cân trong 3 tháng cuối thai kỳ của
thai phụ.


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÀO THAI
1.1.1 Quá trình phát triển bào thai

Sự phát triển của bào thai là quá trình trưởng thành của tổ chức cơ thể
biểu hiện bằng sự thay đổi về thành phần và kích thước của cơ quan và tổ chức
của bào thai. Sự phát triển của bào thai là kết quả của hai quá trình phát triển
tế bào đó là tăng số lượng và kích thước. Giai đoạn đầu của phát triển thai nhi
là tăng về số lượng tế bào còn gọi là giai đoạn phân bào. Các mô của cơ thể
được sinh ra trong thời kỳ phân bào nhanh. Giai đoạn giữa của phát triển bào
thai là thời kỳ phân bào kèm theo quá trình tăng kích thước của tế bào. Đến
giai đoạn cuối của phát triển bào thai, tăng kích thước tế bào là chủ yếu, quá
trình phân bào giảm dần [88].
Thời kỳ bào thai được ước tính bằng số tuần bắt đầu từ ngày đầu của kỳ
kinh cuối cùng. Bào thai phát triển tối đa từ tuần thứ 32 đến tuần thứ 38, trong
khoảng thời gian này trọng lượng bào thai tăng lên gấp đôi [6]. Sang tuần thứ
39, trọng lượng bào thai đạt tới cực đại. Thai đủ tháng nằm trong khoảng 39
tuần + 2 tuần. Trẻ được sinh trước 37 tuần gọi là sinh thiếu tháng, và sau 41
tuần là thai già tháng [88].
Những nghiên cứu về phát triển của bào thai dựa vào phép đo các kích
thước nhân trắc của những đứa trẻ được sinh ra ở các tuổi thai khác nhau cho
thấy bào thai tăng trưởng về chiều dài đạt cao nhất vào ba tháng giữa, tăng
trưởng về cân nặng cao nhất vào ba tháng cuối của thai kỳ. Do vậy, tình trạng
dinh dưỡng của người mẹ ở thời điểm giữa của thai kỳ ảnh hưởng đến chiều dài
trẻ sơ sinh và dinh dưỡng người mẹ vào cuối thai kỳ sẽ ảnh hưởng tới cân nặng
của trẻ sơ sinh [97]. Các nghiên cứu về sự tăng cân của bào thai cho thấy một
thai nhi có trọng lượng lúc sanh 3100g thì ba tháng đầu tăng 100g, ba tháng
giữa tăng 900g, và ba tháng cuối tăng 2100g [5].


1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của bào thai
Bào thai chòu ảnh hưởng của hai yếu tố là di truyền và môi trường, trong
đó yếu tố môi trường đóng góp tới 60% cho biến động về sự phát triển của bào
thai [56], [60], [97]. Nhóm yếu tố môi trường ảnh hưởng sự phát triển của bào

thai bao gồm 3 yếu tố chính là phôi thai, sự hoàn chỉnh của bánh nhau, và yếu
tố từ phía người mẹ [2], [60], [72], [77], [97]. Chất dinh dưỡng cung cấp từ máu
mẹ qua nhau thai cho bào thai phát triển. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến chu
trình cung cấp chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai
và vì vậy ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh [60]. Người mẹ mắc bệnh
nhiễm khuẩn trong 3 tháng đầu như Rubeola, giang mai, sốt rét có thể ảnh
hưởng đến sự phân chia tế bào của phôi thai làm cho thai không lớn lên một
cách bình thường [2]. Yếu tố nhiễm sắc thể có ảnh hưởng đến sự phát triển của
phôi thai. Nhiễm sắc thể giới tính có liên quan đến sự khác biệt về cân nặng
lúc sinh ở trẻ trai cao hơn từ 150g đến 200g so với trẻ gái [60]. Các bệnh lý gây
tổn thương nhau thai có thể làm cho chất dinh dưỡng từ mẹ qua thai bò giảm
gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai [2]. Những bất thường của
người mẹ như cao huyết áp, bệnh tim bẩm sinh, sốt rét có thể làm hạn chế hoặc
tăng khối lượng tuần hoàn tới nhau thai và tác động tới khả năng cung cấp chất
dinh dưỡng cho bào thai.
Người ta thấy có sự có mặt của các nội tiết tố tuyến yên, tuyến giáp,
tuyến thượng thận, các nội tiết tố giống Insulin tham gia vào quá trình tăng sản
và quá trình lớn lên về kích thước của tế bào và có vai trò quyết đònh trong
việc phát triển của bào thai. Việc giảm cung cấp chất dinh dưỡng đặc biệt là
Glucose cho bào thai làm giảm tốc độ phân bào làm ảnh hưởng đến sự điều
hoà sản xuất các nội tiết tố dẫn đến giảm tăng trưởng của bào thai [57]. Các
công trình nghiên cứu cho thấy rằng những tác động đến bào thai trong 3 tháng
giữa của thai kỳ liên quan tới bệnh đái tháo đường do thiếu hoặc kháng Insulin,


3 tháng cuối của thai kỳ liên quan tới bệnh tim mạch, tắc mạch do thiếu hụt
hoặc kháng các nội tiết tố tăng trưởng [96].
1.1.3 Nhu cầu phát triển của bào thai
1.1.3.1 Tăng cân trong thai kỳ của thai phụ và phát triển của bào thai
Với phụ nữ bình thường, tổng số cân nặng một người mẹ cần đạt được

trong thời gian mang thai của một thai phát triển bình thường là từ 10-12kg.
Biểu đồ tăng cân khi có thai là một đường cong hyperbol, tăng dần và tăng
nhanh từ tuần thứ 12 cho tới khi thai đủ tháng [54], [81], (biểu đồ 1.1). Trong 3
tháng đầu tăng 1 kg, tăng 4 – 5 kg trong 3 tháng giữa, và tăng 5 – 6 kg trong 3
tháng cuối [5]. Các thành phần của thai nhi (bào thai, nhau thai, nước ối) chiếm
90% số tăng cân của 3 tháng cuối [88].

12
10

Bào thai
Bánh nhau

8
kg

Dòch ối
6

Dòch ngoại bào
Mô mỡ

4

tử cung + vú
máu

2
0
1


2

3

4

5

6

7

8

9

Tháng mang thai

Biểu đồ 1.1 – Các thành phần tăng cân trong thời gian mang thai
“Nguồn: ACC/SCN 2000”, [54]

1.1.3.2 Sự vận chuyễn chất dinh dưỡng đến bào thai và nhu cầu dinh dưỡng
của thai phụ


Glucose cung cấp từ máu mẹ qua nhau thai cung cấp carbohydrate là
nhiên liệu chuyễn hoá chủ yếu trong quá trình trao đổi chất của bào thai. Các
lipit có phân tử lớn như lipoprotein, phospholipid và triglyceride không qua
được rau thai. Các axit béo có thể qua được nhau thai nhưng khối lượng ít. Vì

vậy, mỡ không phải là nguồn cung cấp năng lượng chính cho bào thai. Các
protein từ mẹ có thể qua được nhau thai đặc biệt sự vẫn chuyễn này ít hiệu quả
trong những tháng đầu và hiệu quả hơn trong những tháng cuối thai kỳ. Các
vitamin tan trong nước như vitamin B1, B12, acit folic qua nhau thai dễ dàng.
Các ion vô cơ như canxi, phospho, chất sắt được cung cấp từ máu mẹ sang thai
nhi. Sự vận chuyễn các chất khoáng này được gắn liền với các protein huyết
thanh đặc hiệu. Vì thế sự giảm protein sẽ làm giảm cung cấp chất khoáng cho
thai nhi. Nhu cầu về chất dinh dưỡng hàng ngày cho phụ nữ không mang thai
và thai phụ như sau [4], [5]:
Chất dinh dưỡng

Phụ nữ không mang thai

Chất dinh dưỡng bổ sung

15 – 49 tuổi

thêm khi có thai

2.200

300 - 350

44 – 46

30

800 –1200

400


Sắt (mg)

18

30 – 60

Folate (mg)

400

400

Năng lượng (Kcal)
Protein (g)
Calcium (mg)

Năng lượng cần thiết cho phát triển bào thai và cho những thay đổi của
mẹ. Tổng số năng lượng từ khẩu phần ăn hàng ngày là yếu tố dinh dưỡng quan
trọng nhất liên quan đến cân nặng sơ sinh [53]. Phụ nữ lao động bình thường
mỗi ngày cần 2.200 Kcal – 2.300 Kcal. Khi có thai, ngoài nhu cầu thường
ngày, thai phụ cần thêm từ 300-350 Kcal/ngày [38], [40], [53], [82]. Bổ sung
năng lượng (hoặc protein) cho khẩu phần của phụ nữ mang thai sẽ làm tăng cân
nặng sơ sinh.


Khuyến cáo về protein khẩu phần cho phụ nữ có thai khác nhau giữa các
nước. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khẩu phần protein của phụ nữ có thai
là 0,75 g/kg/ngày [98]. Ngoài nhu cầu về năng lượng thường được cung cấp từ
cơm gạo, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm giúp

cho việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ
có thai trong 3 tháng cuối thai kỳ là 70g/ngày [38] hoặc tăng 25g protein /ngày
[40] tương đương 100g thòt heo nạc, 150 g cá hay cua, và 100 g đậu. Mỗi ngày
nên có thêm 1 quả trứng [38]. Trong thực tế chất đạm trong khẩu phần của phụ
nữ thời kỳ này mới đạt 63% nhu cầu khuyến nghò của Viện Dinh dưỡng [5].
1.1.3.3 Những lời khuyên dinh dưỡng cho phụ nữ có thai
Một chiến lược đảm bảo cho trẻ dinh dưỡng tốt ngay từ khi chào đời có ý
nghiã dự phòng quan trọng cho sự khoẻ mạnh và lớn lên của đứa trẻ, bao gồm đảm
bảo cho người mẹ khoẻ mạnh, dinh dưỡng tốt trong thời gian có thai và chăm sóc
tốt ngay từ khi lọt lòng. Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai là việc làm cần
thiết giúp hạn chế đáng kể tỉ lệ SSNC. Nội dung giáo dục chăm sóc sức khoẻ và
dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai bao gồm [2], [4], [5], [16], [38], [45]:
1) Về dinh dưỡng:
-

Bà mẹ có thai cần phải ăn uống bồi dưỡng [2], [45].

-

Phụ nữ có thai 3 tháng cuối: thêm 350 Kcal (tức khoảng 2550 Kcal/ngày)
tương đương với ăn thêm một chén cơm đầy mỗi ngày [5].

-

Người mẹ cần tăng ít nhất ¼ khối lượng thức ăn so với khi chưa có thai [4]

-

Không nên kiêng những loại thức ăn vẫn thường ăn khi chưa có thai như thòt
(trâu, bò, gà), thuỷ sản (cá, tép, tôm,cua) các loại trứng [4].


Viện dinh dưỡng Trung ương đã nghiên cứu và lập bảng khẩu phần thức ăn
hàng ngày của bà mẹ có thai từ tháng thứ tư trở đi như sau [4]:
Các loại thức ăn

Số lượng hàng ngày


- Gạo

500 gram

- Lương thực độn (khoai, củ,…)

100 gram

Thòt hoặc cá

50 – 100 gram

Trứng (nếu nhiều thòt thì không cần)

1 quả

Đậu hạt
Rau xanh, quả chín
Nước uống

100 gram
200 – 300 gram

1 – 1,5 lít

2) Đẩy mạnh việc tăng cân thích hợp của thai phụ trong thời kỳ mang thai:
-

Theo dõi cân nặng thường xuyên. Trong 9 tháng mang thai người mẹ tăng từ
10 – 12 kg [5], [45]. Ba tháng cuối tăng 5 – 6 kg [5].

-

Đi khám thai đều đặn, trong thời gian có thai bà mẹ ít nhất phải được khám
thai 3 lần [45].

3) Vấn đề nghỉ ngơi, lao động khi mang thai:
-

Bà mẹ có thai cần lao động vừa phải, nghỉ ngơi hợp lý [45].

-

Khi có thai nên hoạt động nhẹ nhàng, không nên làm việc quá nặng nhất là
trong ba tháng cuối. Thai phụ nên nghỉ làm việc một tháng trước khi sanh
để có lợi cho cả mẹ và con [5].

-

Mỗi ngày cần ngủ ít nhất 8 giờ [4].

1.2 TÌNH HÌNH SƠ SINH NHẸ CÂN
1.2.1 Đònh nghóa

Tổ chức Y tế Thế giới đònh nghóa sơ sinh nhẹ cân là những trẻ có cân
nặng lúc sinh dưới 2500 gram không phụ thuộc vào tuổi thai [54], [60], [77],
[92]. Hai yếu tố chi phối đến cân nặng lúc sinh đó là thời gian nằm trong bụng
mẹ (tuổi thai) và tốc độ phát triển của thai nhi trong tử cung. Do vậy SSNC có
thể được chia thành 2 loại chính: SSNC do sanh non và SSNC do chậm phát


triển trong tử cung [54], [60], [92]. Một số trẻ SSNC do sanh non có kèm theo
tình trạng chậm phát triển trong tử cung [54].
Sơ sinh nhẹ cân do sanh non là những trẻ sinh trước 37 tuần thai và có
cân nặng lúc sinh dưới 2500 gram. Hầu hết nhưng không phải tất cả trẻ đẻ non
có cân nặng dưới 2500g [54]. Sanh non do nhiều nguyên nhân như: mẹ cao
huyết áp, nhiễm khuẩn cấp tính, đa thai, lao động nặng, sang chấn tâm lý và có
nhiều trường hợp đẻ non không rõ nguyên nhân [54].
Chậm phát triển trong tử cung hay SDD bào thai là thuật ngữ mô tả
những đứa trẻ có cân nặng lúc sinh thấp so với tuổi thai [2], [78]. SSNC do
chậm phát triển trong tử cung là những trẻ sinh đủ tháng (tuổi thai >37 tuần) có
cân nặng lúc sinh <2500g [56], [88]. Không phải tất cả trẻ chậm phát triển
trong tử cung có cân nặng dưới 2500g. Nói cách khác, trẻ chậm phát triển
trong tử cung có cân nặng lúc sinh dưới 2500g hoặc có thể trên 2500g [2]. Trên
lâm sàng một đứa trẻ có cân nặng lúc sinh theo tuổi thai thấp hơn bách phân vò
thứ 10 so với quần thể tham chiếu được đánh giá chậm phát triển trong tử cung
[2], [54], [78].
Sơ sinh nhẹ cân do chậm phát triển trong tử cung thường gặp ở các nước
đang phát triển, chiếm 2/3 trong tổng số SSNC [54], [78]. Yếu tố dinh dưỡng
người mẹ trong thời gian mang thai là nguyên nhân quan trọng làm hạn chế sự
phát triển của bào thai trong tử cung [54], [78]. Chậm phát triển trong tử cung
thường bắt nguồn từ dinh dưỡng kém của mẹ hoặc do bất thường về mạch máu
của nhau thai hoặc do giảm vận chuyển thức ăn của nhau thai. Các bà mẹ thiếu
dinh dưỡng có cân nặng của nhau thai kém so với các bà mẹ có dinh dưỡng đầy

đủ, đặc biệt là giảm số lượng tế bào trong nhau thai, giảm mặt tiếp xúc, và
giảm trao đổi các chất giữa mẹ và con.


1.2.2 Tình hình sơ sinh nhẹ cân
Trên thế giới hàng năm có khoảng 18 triệu trẻ em được sanh ra có cân
nặng dưới 2500 gram, chiếm 14% tổng số trẻ sơ sinh sanh sống trên toàn thế
giới. Ở các nước đang phát triển, hàng năm có 17 triệu trẻ SSNC (chiếm 90%
tổng số SSNC trên thế giới), trong đó các nước Nam Á chiếm tỷ lệ cao nhất (biểu
đồ 1.2) [78].

Các nước phát
Đông u triển
Châu phi
4%
4%
Vùng Ca ri bê 6%
6%

Nam á
50%

Đông Nam Á
13%
Cận sa ha ra
17%

“Nguồn: UNICEF, 2003”, [100]
Biểu đồ 1.2 - Phân bố SSNC trên thế giới



Tỉ lệ sơ sinh nhẹ cân khác nhau theo từng khu vực. Ở các nước đang phát triển,
tỉ lệ SSNC là 15% cao hơn gấp 2 lần so với tỉ lệ SSNC ở các nước phát triển là
7% (biểu đồ 1.3). Tỷ lệ SSNC cao ở các nước Vùng Nam Á. Theo báo cáo của
Tổ chức Y tế Thế giới năm 2000, tỉ lệ SSNC khoảng 40% ở Bangladesh, 20,0%
ở n Độ, 18,0% ở Pakistan, 14% ở Srilanka và 10,5% ở Myanmar [54].



Châu Á, tỷ lệ SSNC thấp nhất là 4,7% tại Nhật Bản [67]. Ở Châu Âu, tỷ lệ sơ
sinh nhẹ cân khác nhau tùy từng nước, 3,6% ở Th Điển, 10,8% ở Hungari.

Chung toà n thế giớ i

14
7

Các nướ c phá t triể n

15

Cá c nướ c đang phá t triể n
8

Đô n g â u

9

Châ u phi


10

Vù ng Ca ri bê

11

Đô n g Nam á

12

Cậ n Sa ha ra
Nam á

25
0

5

10

15

20

25

30

%


Biểu đồ 1.3- Tỉ lệ % SSNC theo các vùng trên thế giới

Ở các nước phát triển, SSNC chủ yếu do sanh non, chiếm 43% ở Anh, và
76% ở Phần Lan trong tổng số trẻ sanh nhẹ cân. Ngược lại, ở các nước đang
phát triển, đa số (chiếm tỉ lệ hai phần ba) SSNC là do chậm phát triển bào thai
[54].


Ở Việt Nam số liệu về tỷ lệ SSNC được thu thập qua hệ thống báo cáo
thường quy và qua các nghiên cứu. Theo báo cáo thống kê của Bộ Y tế, năm
1990-1992, tỷ lệ SSNC là 12% - 14%, giảm xuống còn 7,1% năm 2001 (biểu đồ
1.4).

16
14

14

12

12
10.1

%

10

9.3
8


8

7.1

6
4
2
0
1990

1992

1995

1997

1999

2001

Năm

“Nguồn: Bộ Y tế”, [16], [27], [28],
[50]
Biểu đồ 1.4 - Tỉ lệ % SSNC ở Việt Nam trong thập niên 90

Theo số liệu dựa vào các cuộc điều tra và nghiên cứu cộng đồng, tỷ lệ
SSNC thay đổi theo vùng đòa lý. Nghiên cứu của Hoàng Văn Tiến tại huyện
Sóc Sơn - Hà Nội cho thấy tỷ lệ SSNC là 18,8% [30]. Theo điều tra của Tổng
cục Thống kê năm 1999 tại 240 xã trong toàn quốc, tỷ lệ SSNC là 7,27% [52].

Qua điều tra tại 8 tỉnh do Viện dinh dưỡng tiến hành trên 1000 trẻ sơ sinh sanh
tại các cơ sở y tế của Đà nẵng năm 1998-1999 cho thấy tỷ lệ SSNC là 7,12
%[22]. Theo Đinh Phương Hoà, tỷ lệ SSNC thay đổi từ 2,3% ở thành phố Hà
Nội), 5,6% ở nhà máy dệt Nam Đònh, 7,9% ở những vùng nông thôn Hà Tây, đến
12,8% ở Nam Hà [8].
Năm 2002, VDD phối hợp với Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ Sơ sinh triển
khai nghiên cứu về trọng lượng sơ sinh và các yếu tố ảnh hưởng của sản phụ


sanh tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ Sơ sinh cho thấy tỷ lệ SSNC là 11,08%
[51]. Theo UNICEF, năm 1997, tỷ lệ SSNC ở Việt Nam là 8,9% [105]. Theo
báo cáo của 61 Trung tâm Bảo vệ Bà Mẹ Trẻ Em tỉnh/ thành phố, năm 2001, tỷ
lệ SSNC là 6,13%, trong đó cao nhất ở các tỉnh Tây nguyên 11,53%, thấp nhất là
các tỉnh Duyên hải Miền Trung 3,43% [51].
Nhìn chung tỷ lệ SSNC qua các báo cáo thấp hơn so với các điều tra và
số liệu thống kê từ các bệnh viện. Qua các số liệu hiện có cho thấy tỷ lệ SSNC
có xu thế giảm rõ rệt trong những năm gần đây. Tỷ lệ SSNC còn cao ở vùng
khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội và dòch vụ y tế còn chưa phát triển như
Miền núi phía Bắc, Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên. Tỷ lệ SSNC giảm
ở những vùng có can thiệp cải thiện sức khoẻ người phụ nữ có thai.
1.3 HẬU QUẢ CỦA SƠ SINH NHẸ CÂN
1.3.1 Mắc bệnh và tử vong
Sơ sinh nhẹ cân có nguy cơ tử vong chu sinh và tử vong trong năm đầu
sau sanh cao [8], [50], [98]. Nguy cơ chết chu sinh của trẻ sơ sinh có cân nặng
từ 2000 - 2499g cao gấp 4 lần so với trẻ sơ sinh có cân nặng từ 2500-2999g và
10 lần cao hơn so với trẻ có cân nặng lúc đẻ từ 3000-3499g [54], [55]. Tỉ lệ tử
vong trẻ dưới 1 tuổi là 238%0 ở trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2000g, 59%0 ở trẻ
cân nặng lúc sinh 2000-2500g, 21%0 ở trẻ có cân nặng lúc sinh 2500-3000g,
và18%0 ở trẻ có cân nặng lúc sinh từ 3000g [40]. Ở Braxin, 67% tử vong trẻ sơ
sinh trong tuần đầu là do trẻ đẻ nhẹ cân [54]. Ở Bangladesh SSNC có liên quan

đến hơn 50% tử vong trẻ em do viêm phổi và tiêu chảy [54].
1.3.2 Chậm phát triển thể lực và trí lực
Sơ sinh nhẹ cân có nguy cơ chậm tăng trưởng và chậm phát triển hơn trẻ
bình thường. Nghiên cứu ở n Độ cho thấy chỉ có 30% trẻ đẻ nhẹ cân theo kòp
về cân nặng và 23% theo kòp chiều cao so với trẻ bình thường khi trẻ được 4
tuổi [88]. Ở những trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2500g tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ


em cao gấp 3 lần so với trẻ có cân nặng lúc sinh bình thường [16], [37]. Khi
trưởng thành, trẻ đẻ nhẹ cân có cân nặng thấp hơn 5 kg, có chiều cao thấp hơn 5
cm so với trẻ bình thường. Trẻ đẻ nhẹ cân có liên quan tới chậm phát triển trí
tuệ, khả năng tiếp thu và học tập kém [54]. Với phụ nữ, suy dinh dưỡng khi
mang thai sẽ có nguy cơ đẻ con nhẹ cân.
Sơ sinh nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi tuổi ấu thơ có nguy cơ trở
thành thiếu niên thấp còi. Với phụ nữ, họ dễ bò suy dinh dưỡng trước và trong
khi mang thai, hậu quả là sinh ra thế hệ sau bò suy dinh dưỡng bào thai. Vòng
đời sẽ tiếp tục đi vào vòng xoắn ngày càng xấu đi, chất lượng con người ngày
càng kém nếu không có những can thiệp vào những giai đoạn thích hợp [70],
[78], [110].
Tăng tử vong

Phát triển trí tuệ kém
Tăng nguy cơ bệnh mạn
tính ở tuổi trưởng thành

Sơ sinh
nhẹ cân

Ăn bổ sung thiếu/
không đúng lúc


Tăng tử vong mẹ
Thiếu dinh
dưỡng bào

thai

Chậm tăng
trưởng
Thiếu ăn và chăm
sóc sức khỏe

Phụ nữ thiếu
dinh dưỡng

Trẻ thấp còi

Có thai tăng
cân ít

Giảm năng
lực trí tuệ

Thiếu niên
thấp còi

Thiếu ăn và thiếu
chăm sóc sức khỏe

Thiếu ăn và chăm sóc

sức khỏe

Giảm thể lực

Sơ đồ 1.1- Vòng luẩn quẩn của kém dinh dưỡng “Nguồn: ACC/SCN 2000”, [54]


×