Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.77 KB, 66 trang )

MỤC LỤC (QH Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao)
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án.........................................................................1
2. Các văn bản và căn cứ pháp lý để lập đề án ........................................................2
3. Yêu cầu xây dựng đề án ......................................................................................3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề án ...........................................................3
PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO, ĐÁNH GIÁ
ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO TỈNH BÌNH THUẬN ..........................................................................................4
I. TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO .......................................4
1. Một số khái niệm liên quan về NNCNC .............................................................4
2. Quá trình phát triển công nghệ cao trên thế giới .................................................5
3. Thực trạng phát triển NNCNC ở Việt Nam ........................................................6
4. Bài học kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .........9
II. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
NNUDCNC TẠI TỈNH BÌNH THUẬN ....................................................................10
1. Vị trí địa lý .........................................................................................................10
2. Điều kiện về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ...............................................11
3. Điều kiện kinh tế ...............................................................................................14
4. Điều kiện xã hội.................................................................................................15
5. Thực trạng phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản và những yêu
cầu đặt ra đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ......................................16
III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO Ở TỈNH BÌNH THUẬN ...................................................................................20
1. Các nguồn lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Thuận.............................................................20
2. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp ...................................22
3. Chủ chương, chính sách khuyến khích của Trung ương và tỉnh đối với nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao ............................................................................29
4. Đánh giá chung về tình hình phát triển NNCNC ở Bình Thuận .......................30
PHẦN 2 PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BÌNH


THUẬN ĐẾN NĂM 2020 ............................................................................................32
I. NHỮNG DỰ BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH BÌNH THUẬN ...............................................32
1. Dự báo thương mại hóa công nghệ cao ứng dụng vào phát triển NN ...............32
2. Dự báo thị trường tiêu thụ nông, thuỷ sản chất lượng cao ................................ 33
3. Các lĩnh vực công nghệ cao chính ứng dụng trong nông nghiệp ......................34
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ...........................................................35
1. Quan điểm phát triển .........................................................................................35
2. Mục tiêu phát triển.............................................................................................35
III. CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ CAO ..................36
1. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .......................................................36
2. Tiêu chí về vùng nông nghiệp công nghệ cao ...................................................36
i


3. Tiêu chí doanh nghiệp NNCNC ........................................................................37
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TỈNH
BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020...............................................................................38
1. Định hướng phát triển các chương trình, lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 ..............................................................38
2. Định hướng phát triển khu NNUDCNC và các trung tâm nghiên cứu .............39
3. Định hướng phát triển các vùng và các sản phẩm NNUDCNC ........................43
4. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ........................48
V. ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUY MÔ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ......................................................................................49
1. Dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản chủ yếu ..........................49
2. Định hướng phát triển dịch vụ vật tư, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh cây trồng,
vật nuôi ..................................................................................................................50
3. Định hướng phát triển dịch vụ máy móc, thiết bị, bảo quản, chế biến .............51
4. Định hướng phát triển dịch vụ huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho

phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...................................................52
5. Đề xuất các chương trình trọng điểm và các dự án ưu tiên đầu tư về phát triển
nông nghiệp công nghệ cao ...................................................................................52
PHẦN 3 GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................54
I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ......................................................................................54
1. GIẢI PHÁP VỀ GIAO ĐẤT VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT .........................................54
3. Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ................55
4. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ ............................................56
5. Huy động các nguồn lực, liên kết, hợp tác phát triển ........................................56
6. Xúc tiến thương mại, thị trường, thông tin, dịch vụ ..........................................57
7. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động ..............................................58
8. Giải pháp về nguồn nhân lực .............................................................................58
9. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng các mô hình sản xuất
...............................................................................................................................58
II. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN ...............................59
1. Khái toán vốn đầu tư .........................................................................................59
2. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường............................................................60
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN .........................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................64
1. Kết luận..............................................................................................................64
2. Kiến nghị ...........................................................................................................64

ii


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án
Phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản)
ứng dụng công nghệ cao được hiểu là việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến
mới vào các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm hàng

hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả, an toàn thực phẩm và có khả năng cạnh tranh
cao hơn so với sản xuất truyền thống. Đây là là xu hướng tất yếu nhằm tạo bước đột
phá để nâng cao sức cạnh tranh của nền sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập
quốc tế và là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc
gia trên thế giới.
Nội dung của phát triển NNUDCNC rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực như:
nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ thông
tin và công nghệ quản lý sản xuất vào các lĩnh vực sản xuất nông sản hàng hóa; xây
dựng các vùng sản xuất NNUDCNC và các khu NNUDCNC; đào tạo nguồn nhân lực
CNC; ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp CNC; xúc tiến thương mại CNC; phát triển
dịch vụ NNUDCNC, kể cả dịch vụ du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí
trong các khu NNUDCNC và trong các vùng sản xuất NNUDCNC.
Đối với nước ta, sau khi Quốc hội ban hành Luật Công nghệ cao (2008), Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển NNUDCNC và Chương trình phát triển
NNUDCNC cả nước; Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng và hoàn thiện Quy
hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNUDCNC cả nước để trình Chính phủ phê duyệt
(dự kiến vào năm 2014); nhiều địa phương cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện
đề án phát triển NNUDCNC, một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ
Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng, Hậu Giang, Phú Yên… đã tiến hành triển
khai đầu tư xây dựng khu NNUDCNC với những hình thức, quy mô, hoạt động và đã
đạt được một số kết quả bước đầu. Bên cạnh đó, đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại,
doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm NNUDCNC như: sản xuất bằng giống nuôi cấy
mô, trồng rau và hoa CNC trong nhà lưới như ở TP. HCM, Hà Nội, Lâm Đồng; nuôi
heo và gà công nghiệp trong chuồng kín ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh…,
bước đầu đã đem lại hiệu quả lớn và đang từng bước nhân ra diện rộng.
Ở Bình Thuận, việc ứng dụng TBKT để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản luôn được các cấp, các ngành hết
sức quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đang triển khai và đã có một
số mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến ở quy mô hộ gia đình,
doanh nghiệp và HTX như: trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP;

trồng rau trong nhà lưới (Phú Quý, La Gi); chăn nuôi theo phương thức an toàn sinh
học (Đức Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân). Đặc biệt là công tác chọn, tạo, nhân
giống lúa (các giống lúa ML48, ML214, ML202) và chuyển giao các giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao, chuyển giao các quy trình canh tác, sơ chế biến và bảo quản
sản phẩm tiên tiến được các cơ quan của ngành nông nghiệp quan tâm triển khai. Tuy
nhiên, mức độ triển khai của các mô hình còn ít, chất lượng giống cây trồng và vật
nuôi chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất trên diện rộng.
Từ những tồn tại trên đã làm cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh chưa có đột phá
1


về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, sức cạnh tranh chưa cao, hiệu quả còn
thấp. Do đó, việc xây dựng “Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
tỉnh Bình Thuận đến năm 2020”, nhằm xác định cơ sở khoa học và pháp lý, các mục
tiêu phát triển, các nội dung cần làm, lộ trình và giải pháp thực hiện phù hợp với định
hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như khả năng khai thác các nguồn lực
trong và ngoài tỉnh, tạo động lực mới có tính đột phá trong phát triển nông nghiệp và
kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết và cấp bách.
2. Các văn bản và căn cứ pháp lý để lập đề án
2.1. Các văn bản của Quốc hội, Chính phủ
- Luật Công nghệ cao đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCHTW khóa X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 04/5/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Bình Thuận.
- Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về việc ban hành
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20/TW ngày 1/11/2012 của Hội nghị
lần thứ 6 BCHTW Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
- Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của của Thủ tướng Chính Phủ về

việc phê duyệt Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011 – 2020.
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc
chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về
một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính
sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao;
- Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 6/10/2009 của Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
2.2. Các văn bản của tỉnh Bình Thuận
- Chương trình hành động số 14-NQ/TU ngày 8 tháng 1 năm 2013 của BCH
Đảng bộ tỉnh khoá XII thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá XI "về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH,
HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội và hội nhập quốc tế".
- Quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 18/10/ 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận
về việc phê duyệt chương trình phát triển các sản phẩm lợi thế trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận đến năm 2020.
- Quyết định 2803/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về
2


việc phê duyệt Đề cương và kinh phí lập đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.
2.3. Nguồn tài liệu, số liệu phục vụ lập đề án
- Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
- Quy hoạch nông nghiệp và nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
- QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015) tỉnh Bình Thuận.
- Quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực đến năm 2020: thuỷ sản, nuôi cá

nước ngọt, lâm nghiệp, muối, thuỷ lợi...
- Các chương trình và dự án có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn;
- Kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học, các cuộc điều tra tổng kết mô
hình sản xuất kinh doanh có liên quan;
- Các báo cáo tổng kết của ngành nông nghiệp và các ngành có liên quan;
- Số liệu thống kê về kinh tế - xã hội về sử dụng đất của tỉnh;
- Tài liệu về khí hậu, thủy văn, các loại bản đồ số tỉ lệ 1/100.000;
3. Yêu cầu xây dựng đề án
Nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với
chủ trương, chiến lược phát triển nông nghiệp và phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh
tế, xã hội của tỉnh, đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề án
4.1. Đối tượng
Đề án đề cập toàn diện đến sản xuất NNUDCNC, bao gồm các khía cạnh: các
loại sản phẩm, các loại công nghệ tiên tiến ứng dụng vào SXNN, kỹ thuật sản xuất,
quản lý tổ chức sản xuất. Hệ thống giải pháp để phát triển NNUDCNC.
Các vùng phát triển SXNN ứng dụng CNC được nghiên cứu và bố trí phát triển
tập trung vào các sản phẩm lợi thế của tỉnh nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân
trong tỉnh, cho cả nước và xuất khẩu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề án
Điều tra, nghiên cứu tổng hợp trên toàn tỉnh, tập trung vào đánh giá thực trạng
sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, việc ứng dụng các kỹ thuật, mô hình tiên tiến vào
sản xuất. Đề xuất phương án, giải pháp tổ chức thực hiện phát triển NNUDCNC trong
thời gian tới.
Tập trung vào các vùng chuyên canh SXNN cung cấp nông lâm thủy sản cho
thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời đề xuất phương án phát triển mở rộng
sản xuất NNUDCNC trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian tiếp theo.
Các nhân tố nghiên cứu giải quyết tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất: khu,
vùng, doanh nghiệp sản xuất NNUDCNC, công nghệ áp dụng, quản lý dịch bệnh, cơ

giới hóa.
3


Phần 1

TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO,
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BÌNH THUẬN
I. TỔNG QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
1. Một số khái niệm liên quan về NNCNC
a) Về công nghệ cao: theo Điều 3 của Luật Công nghệ cao:
Công nghệ cao (CNC): là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại;
tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với
môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới
hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Hoạt động công nghệ cao: là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển
giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao,
ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ
cao; phát triển công nghiệp công nghệ cao.
Sản phẩm công nghệ cao: là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng,
tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.
Doanh nghiệp CNC: là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung
ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
Theo Điều 5 của Luật Công nghệ cao, hiện Nhà nước đang tập trung đầu tư phát
triển công nghệ cao trong các lĩnh vực chủ yếu: 1) Công nghệ thông tin; 2) Công nghệ
sinh học; 3) Công nghệ vật liệu mới; 4) Công nghệ tự động hóa.
b) Về nông nghiệp công nghệ cao
Nội dung phát triển NNCNC: Để xúc tiến phát triển nông nghiệp theo hướng

công nghiệp hoá và hiện đại hoá, phát triển NNCNC ở nước ta hiện nay bao gồm
những nội dung chủ yếu như sau:
(i) Lựa chọn ứng dụng vào từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá những
công nghệ tiến bộ nhất về giống cây, con; công nghệ canh tác; chăn nuôi tiên tiến;
công nghệ tưới; công nghệ sau thu hoạch - bảo quản - chế biến. Từng bước ứng dụng
công nghệ thông tin vào quản lý, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường.
(ii) Sản phẩm NNCNC là sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng của từng
vùng sinh thái, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, có khả năng
cạnh tranh cao về chất lượng với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và
thế giới, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá khi có yêu cầu
của thị trường.
(iii) SXNNCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khép kín, trong sản
xuất khắc phục được những yếu tố rủi ro của tự nhiên và hạn chế rủi ro của thị trường.
(iv) Phát triển NNCNC theo từng giai đoạn và mức độ phát triển khác nhau, tuỳ
tình hình cụ thể của từng nơi, nhưng phải thể hiện được những đặc trưng cơ bản, tạo ra
4


được hiệu quả to lớn hơn nhiều so với sản xuất bình thường.
Khu NNCNC: là khu CNC tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu
nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ:
chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng,
trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc,
thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát
triển doanh nghiệp NNUDCNC và phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp.
Theo Luật Công nghệ cao, khu NNUDCNC có 5 chức năng cơ bản là: (1)
nghiên cứu ứng dụng; (2) thử nghiệm; (3) trình diễn CNC; (4) đào tạo nguồn nhân lực;
(5) sản xuất sản phẩm NNCNC. Trong đó 3 chức năng: sản xuất, thử nghiệm, trình
diễn mang tính phổ biến, 2 chức năng còn lại tùy đặc điểm của từng khu.
Đặc trưng của sản xuất tại các khu NNCNC: đạt năng suất cao kỷ lục và hiệu

quả kinh tế rất cao; ví dụ ở Israen đã đạt năng suất cà chua 250 - 300 tấn/ha/năm, bưởi
100 - 150 tấn/ha/năm, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha/năm; giá trị sản phẩm 120 - 150
ngàn USD/ha/năm, Trung Quốc đạt 40 - 50 ngàn USD/ha/năm.
Vùng NNCNC: là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng thành tựu
của nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản
xuất một hoặc một vài nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược dựa trên
các kết quả chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng
cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; sử dụng các loại vật
tư, máy móc, thiết bị hiện đại trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông
nghiệp và dịch vụ CNC trong sản xuất nông nghiệp.
Doanh nghiệp NNCNC: là doanh nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất sản
phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.
2. Quá trình phát triển công nghệ cao trên thế giới
Khu CNC xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1939, đến đầu những năm 1980 đã
có đến hơn 100 khu, phân bố trên các bang của Mỹ. Ở Anh, năm 1961 đã xây dựng
khu khoa học công nghệ (vườn khoa học Jian Qiao) và đến năm 1988 đã có 38 vườn
khoa học với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan và các nước Bắc Âu
xây dựng khu NNCNC vào năm 1981 và đến năm 1996 đã có 9 khu. Đến năm 2002,
Trung Quốc đã xây dựng hơn 400 khu kỹ thuật nông nghiệp hiện đại. Tại Đức, từ cuối
những năm 90 của thế kỷ XX, đã xây dựng mô hình ứng dụng các thành tựu khoa học
và công nghệ tiên tiến trong một không gian khép kín từ trổng trọt, chăn nuôi đến chế
biến tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, phần lớn các khu này đều
phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu để nhanh
chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm
kinh doanh của các doanh nghiệp hình thành nên một khu khoa học công nghệ với các
chức năng nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.
Áp dụng CNC từ những năm 1950, Israel đã tạo ra những sản phẩm nông
nghiệp có giá trị trên 7,0 tỷ USD/năm ở vùng đất sa mạc hoá, bằng các giải pháp CNC
trong nông nghiệp như trồng cây trong nhà kính và tự động hóa, Israel đã nâng năng
suất cà chua 400 tấn/ha/năm. Năm 1978, Đài Loan đã sử dụng công nghệ nhà lưới

chống côn trùng và biện pháp thuỷ canh trên giá đỡ là xốp, đã canh tác cà chua quanh
5


năm theo nhu cầu thị trường đạt năng suất trên 300 tấn/ha/năm. Những năm 1990, tại
Hồ Nam và một số tỉnh của Trung Quốc, công nghệ nhà lưới và điều tiết tiểu khí hậu
theo hướng tự động trên máy tính cũng đã được ứng dụng trong sản xuất hoa cắt cành
hoặc nguyên chậu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại Úc, năm 1994 đã áp dụng công
nghệ tưới nước tiết kiệm và điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả theo ý muốn, bọc quả
chống côn trùng, nên năng suất xoài đã nâng lên trên 25 tấn/ha với chất lượng cao, đáp
ứng thị trường người tiêu dùng. Tại Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc công nghệ nuôi
cấy mô và khí canh cũng đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất giống
khoai tây sạch bệnh.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, khoảng 80% bò đực giống được sử dụng thụ tinh
nhân tạo có nguồn gốc từ nuôi cấy phôi, kỹ thuật chăn nuôi chuồng kín với hệ thống
điều hoà ẩm độ và nhiệt độ, hệ thống phân phối và định lượng thức ăn, sử dụng kết cấu
thép kết hợp với polymer sản xuất thiết bị chuồng sàn,... cho lợn, gia cầm đã được phát
triển ở nhiều nước trên thế giới.
Trong nuôi trồng thuỷ sản, tại Israen bằng kỹ thuật nuôi thâm canh, năng suất
cá rô phi trong ao đạt 100 tấn/ha và nuôi trong hệ thống mương nổi đạt 500 - 1.000
tấn/ha; tại Nhật Bản nâng suất cá nheo Mỹ nuôi thâm canh trong hệ thống mương nổi
đạt 300 - 800 tấn/ha.
Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao và sự
phát triển các khu NNCNC đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nông nghiệp tri
thức thế kỷ XXI.
Như vậy, kinh nghiệm của các nước xây dựng các khu NNCNC đã đặt ra các
vấn đề cần nghiên cứu - thiết kế có chọn lọc đối với nội dung lập quy hoạch phát triển
các khu NNCNC như sau:
- Chiến lược phát triển khu NNCNC phải được coi là bộ phận cấu thành của
tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp - nông thôn.

- Khu NNUDCNC hình thành theo 02 nhóm:
+ Nhóm 1: Thành lập khu NNUDCNC ở gần các đô thị hoặc liền kề với các
trường đại học, Viện nghiên cứu nhằm xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh
thái đô thị sử dụng ít đất. Điều kiện xây dựng các khu NNCNC được xác định là
rất thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tài nguyên đất, nước và điều kiện khí hậu
cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhưng, hiệu quả của NNCNC thuộc nhóm
1 tạo ra đột phá có giới hạn so với mô hình sản xuất nông nghiệp hiện tại.
+ Nhóm 2: Thành lập các khu NNCNC ở nơi khó khăn về tài nguyên đất, nước
và điều kiện khí hậu khắc nghiệt, song bằng CNC có kiểm soát xây dựng mô hình
NNCNC thành công sẽ tạo nên đột phá mới với hiệu quả rất cao (như mô hình ứng
dụng NNCNC của Israel). Trên thực tế ở nơi nhiều khó khăn, nền nông nghiệp truyền
thống ít mang lại kết quả và luôn gặp phải nhiều rủi ro.
3. Thực trạng phát triển NNCNC ở Việt Nam
3.1. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Khu NNCNC chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn. Hiện nay cả nước đã
có 7 khu NNUDCNC đi vào hoạt động là: TP. Hồ Chí Minh (nghiên cứu, sản xuất, đào
6


tạo, chuyển giao, du lịch, sản xuất giống rau, hoa, cá kiểng); Hà Nội (nghiên cứu, sản
xuất giống rau, hoa, đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình sản xuất),
Hải Phòng (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo rau, hoa, giống cây con); Sơn La (nghiên cứu
giống, sản xuất rau, hoa, quả); Khánh Hòa (nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao giống
lúa, ngô, rau, hoa, mía, điều, xoài, heo, cá), Phú Yên (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo,
chuyển giao giống mía, bông, cây ăn quả, gia súc, gia cầm), Bình Dương (nghiên cứu,
sản xuất, đào tạo, chuyển giao rau, quả, cây dược liệu). Riêng khu NNCNC Hậu Giang
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới đang ở giai đoạn đầu tư xây dựng. Đặc
điểm của mô hình này là UBND các tỉnh/thành phố quy hoạch thành khu tập trung với
quy mô từ 60 - 400 ha tùy điều kiện quỹ đất của từng địa phương. Tiến hành thiết kế
quy hoạch phân khu chức năng theo hướng liên hoàn từ nghiên cứu, sản xuất, chế biến,

giới thiệu sản phẩm. Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ: giao
thông, điện nước, thông tin liên lạc, xử lý môi trường… đến từng phân khu chức năng,
quy định các tiêu chuẩn công nghệ và loại sản phẩm được ưu tiên phát triển trong khu
NNCNC. Các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được quyền đăng ký và
đầu tư vào khu để phát triển sản phẩm. TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên xây
dựng khu NNCNC theo mô hình đa chức năng, gắn nghiên cứu, trình diễn, chuyển
giao công nghệ với việc tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái đồng thời thu hút đầu tư của
các doanh nghiệp. Quy mô diện tích là 88 ha được thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng
đồng bộ. Mô hình tổ chức quản lý của khu NNCNC này dự kiến giai đoạn đầu là đơn
vị sự nghiệp có thu, tự túc một phần kinh phí hoạt động. Qua hoạt động đã có nhiều ý
kiến cho rằng “Chỉ có chuyển sang hình thức doanh nghiệp với sự tự chủ về tài chính
sẽ thúc đẩy doanh nghiệp khu NNCNC đầu tư vào chiều sâu và ngày càng năng động
hơn trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ”.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày
29/1/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển NNUDCNC đến năm 2020, rất nhiều địa
phương đã triển khai dự án quy hoạch chi tiết các khu NNUDCNC như: Thái Nguyên,
Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Lâm Đồng.
Các sản phẩm được lựa chọn để phát triển trong khu quy hoạch này là nhân giống các
loại cây trồng có giá trị kinh tế cao bằng công nghệ cấy mô thực vật, sản xuất giống
cây trồng vật nuôi sạch bệnh, sản xuất rau hoa cao cấp, nấm dược liệu, vắcxin, quy
trình công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản….
Ưu điểm của loại hình này: Đảm bảo được tính đồng bộ liên hoàn từ khâu
nghiên cứu đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp tham gia sản
xuất trong khu có sản lượng hàng hóa tập trung, kiểm soát được tiêu chuẩn, chất lượng
nông sản, giảm được chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng trên một đơn vị diện tích. Được
hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuê đất, thuế….
Hạn chế: Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu lớn nên khả năng thu hồi vốn
chậm, không thích hợp với một số đối tượng cây con đòi hỏi diện tích sử dụng đất,
không gian cách ly lớn. Các doanh nghiệp có nguồn vốn thấp khó có thể tham gia đầu
tư vào khu.

So với tiêu chí khu NNUDCNC thì các khu NNUDCNC của Việt Nam (trừ khu
NNUDCNC ở TP. HCM) chưa đáp ứng được yêu cầu cả về nghiên cứu, ứng dụng và
hiệu quả, nguyên nhân:
7


- Chưa lựa chọn được mô hình khu NNUDCNC phù hợp.
- Việc triển khai xây dựng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giải phóng mặt bằng
và sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan liên quan.
- Cơ chế chính sách chưa thực sự thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
- Mới chỉ tập trung phát triển các mô hình trình diễn, chuyển giao, quảng bá
thương hiệu cho doanh nghiệp nên rất khó kêu gọi đầu tư vì các nhà đầu tư hạn chế về
diện tích.
- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ nhập khẩu không phù hợp
hoặc lạc hậu (điển hình khu NNUDCNC ở Hà Nội, Hải Phòng).
3.2. Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Đây là loại hình có ý nghĩa thực tiễn sản xuất nông nghiệp của nước ta trong
điều kiện hiện nay, nhiều địa phương đã hình thành một số vùng sản xuất NNUDCNC.
TP. Hồ Chí Minh đã có trên l.000 ha trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao, sản
lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm, đặc biệt là diện tích rau sản xuất trồng nhà lưới cho
giá trị đạt 120 - 150 triệu đồng/ha/vụ, hơn 700 ha trồng hoa - cây cảnh áp dụng công
nghệ cao cho thu nhập 600 triệu đến 1 tỷ đồng/năm. Tại Lâm Đồng là nơi tập trung
nhiều vùng sản xuất có ứng dụng các công nghệ cao như vùng trồng rau hoa ở Đà Lạt,
vùng trồng trà Ôlong của Bảo Lộc… Các công nghệ tại đây được ứng dụng nhiều như
trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà màng, sử dụng màng phủ, tưới phun sương, tưới nhỏ
giọt. Có tới 95,9% số hộ trồng hoa sử dụng nhà màng, nhà lưới để canh tác hoa. Người
trồng hoa có thể đạt bình quân thu nhập hàng năm 600 – 700 triệu đồng/ha. Tại Bà Rịa
- Vũng Tàu đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất giống cây lâm nghiệp, chăn nuôi lợn
giống, lợn siêu nạc, chăn nuôi gà quy mô công nghiệp theo công nghệ Nhật Bản. Tuy

nhiên, các loại hình sản xuất này cần khuyến khích phát triển ở các tỉnh tùy theo điều
kiện về tự nhiên, về lao động và thế mạnh của tỉnh.
- Ưu điểm: Vùng sản xuất NNUDCNC là nơi áp dụng các kết quả nghiên cứu
CNC trong sản xuất nông nghiệp trên một vùng chuyên canh với khối lượng hàng hóa
lớn; tận dụng được các lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động tại vùng. Chỉ sử dụng
một số công nghệ phù hợp với một số khâu canh tác nên chi phí đầu vào giảm, phù
hợp với khả năng đầu tư của nông dân nên dễ triển khai vào thực tiễn sản xuất.
- Hạn chế: Do áp dụng công nghệ cao không đồng bộ nên chất lượng sản phẩm
vẫn chưa đồng đều và cao. Khâu tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào các hợp đồng với
các doanh nghiệp nên chưa ổn định.
Tuy nhiên, đây là loại hình cần khuyến khích phát triển ở các tỉnh nông nghiệp
tùy theo điều kiện về tự nhiên, lao động và thế mạnh của từng tỉnh nhưng trong quá
trình quy hoạch và phát triển vùng NNUDCNC cần:
- Xác định quy mô và lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp.
- Thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng cho các nông thủy sản để đảm bảo sản
phẩm được chứng nhận.
- Phát triển công nghệ chế biến sâu để nâng cao giá trị của mặt hàng NTS.
8


- Có sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất, đến chế biến và tiêu thụ. Trong đó,
doanh nghiệp giữ vai trò là người định hướng cho nông dân và những người sản xuất
khác thay đổi cơ cấu sản xuất tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường, ứng dụng kỹ
thuật, đổi mới công nghệ trong sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
3.3. Các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Hiện nay cả nước có 4 doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận
là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Rừng
Hoa Đà Lạt, Công ty TNHH Agrivina (Dalat Hasfarm) và Công ty TNHH Đà Lạt
G.A.P đều ở Lâm Đồng và Công ty TH True Milk ở Nghệ An. Quy mô và loại sản
phẩm tùy theo khả năng đầu tư vốn của doanh nghiệp.

Về ưu điểm: Loại hình này có quy mô đầu tư phù hợp với khả năng sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sự hoạt động mang tính độc lập và tự chủ giúp
cho doanh nghiệp điều chỉnh định hướng sản phẩm linh hoạt theo yêu cầu của thị
trường và khả năng đầu tư vốn của doanh nghiệp.
Về hạn chế: Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào khâu sản xuất, khả năng
lan tỏa và chuyển giao công nghệ khó, một phần do yêu cầu bí mật công nghệ của
doanh nghiệp. Chi phí đầu tư cho 1 đơn vị diện tích sản xuất rất cao, khó tạo ra một số
lượng sản phẩm lớn.
Hiện nay, nhu cầu về nông sản cũng như các thực phẩm ngày càng tăng. Vì vậy,
việc áp dụng công nghệ cao là con đường tất yếu để phát triển một nền nông nghiệp
hiện đại nhằm tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở chuyển
nhanh nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, khó
khăn lớn nhất của phát triển các sản phẩm NNCNC hiện nay là công tác tổ chức sản
xuất, vốn đầu tư, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, xây dựng thương hiệu và kiểm tra chứng
nhận sản phẩm. Việc đầu tiên cần thực hiện để khắc phục khó khăn, từng bước phát
triển một nền NNCNC là quy hoạch các vùng, các khu sản xuất NNCNC, để từ đó đưa
ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn với người tiêu dùng và thân thiện với môi
trường, từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Những kết quả SXNNUDCNC ở các tỉnh đã khẳng định tính đúng đắn về chủ
trương, phù hợp với xu thế phát triển, huy động và sử dụng hiệu quả cao hơn các
nguồn lực tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao, an toàn, sạch bệnh, nâng cao sức
cạnh tranh và từng bước chiếm lĩnh thị trường một cách bền vững. Để đạt được kết
quả cần có vai trò hết sức quan trọng của nhà nước hỗ trợ về vốn, chính sách, quản lý
điều hành, đặc biệt là vai trò quyết định của doanh nghiệp, trang trại NNUDCNC.
4. Bài học kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Việc đầu tư khu NNUDCNC không chỉ cần đến khoa học kỹ thuật, trình độ
nhân lực mà bài toán kinh tế, mô hình quản lý… cũng hết sức quan trọng cần xem xét.
Đối với Bình Thuận, mô hình NNUDCNC cần xác định đây là nơi nghiên cứu các sản
phẩm mà tỉnh có lợi thế, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHKT công nghệ.
Phát triển công nghệ cao trên địa bàn tỉnh cần lựa chọn những sản phẩm mà

tỉnh có lợi thế cạnh tranh, đặc sản của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao:
thanh long, tôm giống, lúa giống, rau an toàn, heo, gà nuôi tập trung theo hướng công
nghiệp, cá nước lạnh đặc sản.
9


Phát triển nông nghiệp CNC cần sự quyết tâm của hệ thống chính trị tỉnh Bình
Thuận. Trên thực tế, trong bất kỳ trường hợp nào trên thế giới, sự tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp của Nhà nước vào chương trình xây dựng cũng như hoạt động của khu
NNUDCNC là yếu tố, điều kiện quyết định thành công của khu.
Xây dựng tiêu chí và đối tượng áp dụng công nghệ: Xác định tiêu chí và đối
tượng áp dụng công nghệ cao trước khi xây dựng khu NNUDCNC, xác định vai trò,
công nghệ áp dụng, đối tượng thu hút vào các khu NNUDCNC, dự kiến sản phẩm và
thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp trong khu NNUDCNC.
Vùng sản suất NNUDCNC: lựa chọn một số sản phẩm mà tỉnh có lợi thế để xây
dựng vùng NNUDCNC, tỉnh đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, điện,…
định hướng tiêu thụ sản phẩm để hình thành các vùng NNUDCNC.
Sản phẩm NNUDCNC cần đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm và
xuất xứ hàng hóa của sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội
địa và thị trường xuất khẩu.
Đào tạo nguồn nhân lực: để xây dựng và phát triển thành công NNUDCNC,
ngoài việc đầu tư xây dựng khu, vùng NNUDCNC, tỉnh phải có chương trình đào tạo
và thu hút nguồn nhân lực có khả năng về chuyên môn giỏi để làm nông nghiệp công
nghệ cao, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng
vật nuôi, thủy sản; phát triển mạnh các cây con chủ lực theo hướng NNCNC, hình
thành hệ thống sản xuất giống với sự tham gia hợp lý của các thành phần kinh tế. Gắn
nghiên cứu với ứng dụng và chuyển giao công nghệ, gắn chọn, tạo, bình tuyển giống
với thị trường tiêu thụ. Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi,
NTTS với sơ chế, bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng
cao. Đầu tư thỏa đáng cho công tác khuyến nông nhằm tăng cường hợp tác giữa cơ

quan nghiên cứu với cơ sở sản xuất để ứng dụng và chuyển giao nhanh các kết quả
nghiên cứu phục vụ sản xuất.
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư: Bên cạnh việc đầu tư xây dựng các khu
NNUDCNC, tỉnh cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
theo hình thức doanh nghiệp UDNNCNC; các hộ nông dân liên kết với nhau để hình
thành các vùng NNUDCNC, cánh đồng mẫu lớn để nâng cao hiệu quả sản xuất, tận
dụng hạ tầng kỹ thuật, máy móc, thiết bị và kinh nghiệm của nông dân.
II. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NNUDCNC TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
1. Vị trí địa lý
Bình Thuận là tỉnh nằm ở cực nam của vùng Duyên hải Miền trung, là cửa ngõ
thông thương với các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ và Tây nguyên, trung tâm tỉnh (TP.
Phan Thiết) cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km. Từ vị trí địa lý nêu trên tạo
những lợi thế trong tiếp nhận, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm NNUDCNC như sau:
- Gần khu vực Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh được xem là thị trường tiêu
thụ các sản phẩm nông nghiệp lớn nhất cả nước, bởi dân số đông, thu nhập cao, số
lượng khách du lịch - khách vãng lai nhiều. Đồng thời cũng là vùng tập trung các
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển lớn nhất cả nước với công nghệ hiện
10


đại, các công ty chế biến nông, lâm thuỷ sản... Điều kiện này không chỉ thuận lợi đối
với các yếu tố “đầu ra” (gắn sản xuất với công nghiệp chế biến) mà còn là thuận lợi
đối với “đầu vào” (giảm chi phí nhờ giống, công nghệ, khoa học kỹ thuật, phân bón)
cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
- Bình Thuận gần TP. HCM, là trung tâm kinh tế, nghiên cứu khoa học công
nghệ, đào tạo nhân lực lớn nhất cả nước, có rất nhiều các trường Đại học, Viện nghiên
cứu đều tập trung ở đây. Theo định hướng phát triển nông nghiệp của thành phố là tập
trung nghiên cứu lai tạo, chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi và thực nghiệm trình
diễn các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là rau, hoa,

giống cây trồng - vật nuôi, bò sữa, heo lai hướng nạc, gà, vịt. Những thế mạnh của
nông nghiệp TP. HCM có thể hỗ trợ cho Bình Thuận thông qua liên kết theo các
chương trình hợp tác giữa 2 địa phương, đây là lợi thế tích cực cho ngành nông nghiệp
Bình Thuận phát triển mạnh và bền vững hơn.
- Các địa phương tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn (nhiều khu công nghiệp,
khách du lịch, đông công nhân) như: TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng
Tàu, địa bàn cho phép phát triển nông nghiệp ít, chủ yếu nghiên cứu, chuyển giao khoa
học kỹ thuật. Do đó, đây là cơ hội để tỉnh phát triển các vùng NNUDCNC, là cơ hội
tốt để mời gọi, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước có năng lực thực sự về
vốn, công nghệ tiên tiến, có thương hiệu và thị trường đến đầu tư phát triển nông
nghiệp công nghệ cao, tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa lớn, năng suất - chất lượng
cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ tốt môi trường.
- Do điều kiện về đất đai, nguồn nước, con người nên Bình Thuận có nhiều sản
phẩm nông nghiệp đặc thù, chất lượng cao, tập trung như: thanh long, tôm giống, thuỷ
đặc sản, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển vùng sản xuất NNUDCNC.
2. Điều kiện về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1. Tài nguyên đất
Theo phương pháp phân loại đất của FAO - UNESCO cho thấy về nguồn gốc
phát sinh, tài nguyên đất của tỉnh Bình Thuận được chia thành 10 nhóm đất chính
(bảng 1 phần phụ biểu) như:
- Nhóm đất cồn cát, đất cát biển (C): nghèo dinh dưỡng, không có khả năng giữ
nước, ít thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Hướng sử dụng trong tương lai: khai thác
các bãi cát trắng để làm các điểm du lịch và trồng rừng phòng hộ.
- Nhóm đất mặn (M): có độ phì tương đối khá, độ mặn tương đối cao nên không
thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất là làm muối và NTTS.
- Nhóm đất phù sa (P): Đất khá giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loại cây
trồng. Định hướng phát triển : Trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (luân
canh với cây lúa), cây thanh long, cây thực phẩm ...
- Nhóm đất xám bạc màu và đất xám bạc màu bán khô hạn (X, B): đây là nhóm
đất nghèo dinh dưỡng. Định hướng sử dụng: Đối với đất xám trên phù sa cổ (X), đất

xám bạc màu trên phù sa cổ (B) ở vùng đồi gò thấp, tầng dày, mịn có thể trồng cây dài
ngày, cây hoa màu; những vùng khác và đất xám khác còn lại: trồng, bảo vệ rừng.
- Nhóm đất đen (Ru): đất khá giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loại cây
11


trồng. Định hướng sử dụng: Trồng cây hoa màu, cây công nghiệp hàng năm.
- Nhóm đất đỏ vàng (F): đất có độ phì khá; các loại đất còn lại độ phì thấp, hiện
tại chủ yếu trồng rừng, bảo vệ rừng. Định hướng sử dụng: Khai thác các loại đất phát
triển trên đá bazan (Ft,Fk) và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl) để trồng cây cao
su, cà phê, tiêu, cây ăn quả. Các loại đất còn lại ở vùng đồi gò có tầng đất từ trung bình
trở lên trồng cây hoa màu, điều, cao su và một số cây lâu năm khác; những vùng khác
trồng rừng, bảo vệ rừng.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (H): Định hướng phát triển: Hiện tại và lâu
dài phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Nhóm đất dốc tụ (D): Đất có độ phì từ trung bình đến khá, định hướng sử
dụng: Trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): hướng sử dụng: khoanh nuôi bảo vệ rừng.
2.2. Tài nguyên nước và chế độ thủy văn
2.2.1. Nước mặt
Bình Thuận có 7 sông chính (sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cà Ty, sông Cái,
sông Phan, sông Dinh, sông La Ngà), tổng diện tích lưu vực 9.980 km2 (trên địa bàn
tỉnh 4.714 km2). Tổng lượng nước đến bình quân hàng năm 5,4 tỷ m3, dung tích của
các hồ chứa đạt 190 triệu m3, bằng 3,8% tổng lượng nước đến.
Đặc điểm chung nhất của hệ thống sông là đều xuất phát từ các cao nguyên, các
dãy núi cao phía Bắc rồi đổ ra biển Đông, dòng sông thường ngắn, dốc (riêng sông La
Ngà đổ vào sông Đồng Nai, có nguồn nước khá dồi dào). Mật độ sông suối thấp,
nguồn nước phân bố không đều giữa các vùng, các mùa. Mùa mưa lũ (tháng 5 – tháng
10). Mùa khô từ tháng 11 – tháng 4, sông suối gần như khô kiệt, thời gian khô kiệt
nhất từ tháng 2 – tháng 4 gây nên hạn hán, thiếu nước sản xuất, thiếu nước sinh hoạt.

Khả năng khai thác: Nếu xây dựng các công trình thuỷ lợi theo phương án quy
hoạch thủy lợi đã được phê duyệt thì có thể khai thác được khoảng 1,0 tỷ m3 nước
(chiếm khoảng 18 – 19% tổng lượng nước đến) để phục vụ sản xuất và đời sống.
2.2.2. Nước ngầm
Tồn tại trong đất dưới dạng nước lỗ hổng (trầm tích bở rời đệ tứ) và nước khe
nứt (các thành tạo phun trào bazan và các trầm tích lục nguyên), trữ lượng không
nhiều, vùng ven biển và một số vùng đồng bằng bị nhiễm mặn, phèn, khả năng khai
thác hạn chế. Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước nhạt dưới đất khoảng 2,1 – 2,2
triệu m3/ngày, trữ lượng dự báo khai thác khoảng 80 ngàn m3/ngày (3,6% trữ lượng).
2.2.3. Khả năng khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp
Nước mặt: khả năng khai thác hạn chế do sông thường ngắn và dốc (trừ sông La
Ngà), hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, cần phải đầu tư thêm.
Nước ngầm chủ yếu được sử dụng cho sinh hoạt, một số hộ trồng rau, hoa, các
cơ sở chăn nuôi ở những nơi thiếu nước mặt nhưng đang có dấu hiệu ô nhiễm, suy kiệt
và gia tăng nhiễm mặn tại một số khu vực, nên cần phải xử lý trước khi đưa vào sử
dụng và sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý.
12


2.3. Khí hậu, thời tiết
Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ảnh hưởng
của khí hậu chuyển tiếp bán khô hạn (Nam Tây nguyên và Đông Nam Bộ), với các đặc
điểm chung là nhiệt độ cao (26-270C), nhiều nắng (2.536-2.976 giờ/năm), nhiều gió, bị
ảnh hưởng bão và áp thấp nhiệt đới, khô hạn nhất cả nước và phân chia thành hai mùa
(mưa và khô) rõ rệt, có thể phân thành 4 khu vực khí hậu (bảng 2 phần phụ biểu):
Vùng ven biển phía Đông: gồm huyện Tuy Phong, Đông Nam huyện Bắc
Bình, huyện Hàm Thuận Bắc và Đông Bắc thành phố Phan Thiết. Đây là vùng chịu
ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu ven biển Nam Trung Bộ, lượng mưa ít (<1.000
mm/năm), thiếu ẩm và khô hạn nhất tỉnh (chỉ số khô hạn <0,6), mùa khô dài (7-8
tháng), tổng tích ôn cao (9.700-9.900oC). Đất đai kém dinh dưỡng, trong đó có khoảng

70 ngàn ha đất cát ven biển khô hạn thiếu nước. Đây là vùng có nhiều yếu tố thuận lợi
cho phát triển cây giống thuỷ sản, đàn dông (trên đất cát), thanh long, lúa.
Vùng giữa theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: gồm phạm vi phía Tây huyện
Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Đây là vùng
mưa vừa và lượng mưa không ổn định (1.000-2.000 mm/năm), nắng nóng (25-26oC),
khá khô hạn (chỉ số ẩm ướt thấp 0,6-1,5), đất đai tương đối khá, nếu có nước tưới có
thể thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng: thanh long, lúa, cao su, mía, khoai mỳ,
phát triển chăn nuôi.
Vùng lưu vực sông La Ngà: gồm 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh. Đây là
vùng ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, có nền nhiệt
độ thấp hơn (22-25oC), lượng mưa cao (>2.000 mm/năm), đất đai khá tốt, cây trồng
nông nghiệp phong phú. Đây là vùng thuận lợi nhất cho phát triển trồng trọt (cao su,
lúa), chăn nuôi, nuôi thuỷ sản ngọt của tỉnh.
Vùng khí hậu hải dương: vùng biển và đảo Phú Quý, lượng mưa tuy thấp
(1.200 mm/năm), nhưng thời gian mùa mưa dài (7 tháng), thích hợp cho các loại cây
trồng vật nuôi phát triển, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nhưng diện tích canh tác
không nhiều và mật độ dân số cao (1.466 người/km2).
Tóm lại, khí hậu thời tiết của tỉnh Bình Thuận nhìn chung không có các yếu tố
cực đoan đối với các loại cây trồng - vật nuôi. Song cũng cần lưu ý là mùa khô khốc
liệt hơn các tỉnh lân cận. Thời tiết nóng bức sẽ hạn chế không nhỏ đến khả năng sinh
trưởng, phát triển và năng suất cây trồng - vật nuôi và NTTS. Vì thế, trong quá trình
phát triển từng loại cây trồng - vật nuôi phải hết sức chú ý đến điều kiện tiểu khí hậu
để định hướng phát triển cây con chủ lực, phù hợp với đặc thù của từng tiểu vùng.
2.4. Tài nguyên sinh vật
Hệ động, thực vật ở Bình Thuận khá đa dạng. Thực vật có 600 loài thuộc 125
họ của 59 bộ, trong đó : Ngành hạt kín lớp 2 lá mầm có 45 bộ, 61 họ và 460 loài, lớp 1
lá mầm có 5 bộ, 25 họ và 116 loài; ngành hạt trần có 3 họ và 5 loài, ngành quyết có 14
họ và 19 loài. Động vật dưới rừng có 60 loài thú, 30 loài bò sát, trên 100 loài chim và
hàng chục giống vật nuôi giống địa phương, giống lai tạo, giống nhập nội … những
giống và loài thực, động vật trên là nguồn gen rất quý đang được bảo vệ, lưu giữ làm

vật liệu cho công tác lai tạo, chọn lọc giống mới.
13


2.5. Tài nguyên biển
Với chiều dài bờ biển 192 km và diện tích vùng bờ biển 52 ngàn km2, nồng độ
muối (NaCl) trong nước biển vùng ven bờ khá cao từ 31,8 – 33,8‰, số ngày nhật triều
20 ngày/tháng (phía Bắc) và 7 ngày/tháng (phía Nam) là tiềm năng và lợi thế rất lớn để
phát triển du lịch, sản xuất muối công nghiệp, đánh bắt và NTTS với quy mô lớn.
Biển Bình Thuận là nơi tập trung khoảng 100 loài cá có giá trị kinh tế, nguồn
lợi mực, tôm biển khá phong phú, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 3.000 - 5.000
tấn tôm, 25.000 - 30.000 tấn mực các loại; đặc biệt, vùng biển ven bờ là nơi sinh sống
của một số loài thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao như Điệp quạt, Sò lông,
Bàn mai, Nghêu lụa, Dòm nâu, sản lượng khai thác 20.000 – 40.000 tấn mỗi năm,....).
Với tiềm năng lớn về du lịch, ngành nông nghiệp của tỉnh cần hướng đến các
sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch, phục vụ du lịch: sản phẩm đặc sản của địa
phương, rau, hoa, quả, cây cảnh, vườn tiểu cảnh…
3. Thực trạng phát triển kinh tế
Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn năm 2012 đạt 34.971,37 tỷ đồng (giá thực
tế), tăng gấp 4,31 lần so với năm 2005, trong đó: lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản
tăng 2,85 lần, công nghiệp – xây dựng tăng 4,55 lần; dịch vụ tăng 5,31 lần.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2012 đạt 11,67%/năm;
trong đó: nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,53%/năm, công nghiệp – xây dựng tăng
13,3%/năm, dịch vụ tăng 14,43%/năm, chứng tỏ nền kinh tế của tỉnh có mức tăng
trưởng cao và ổn định.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh có xu hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng
tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, cụ thể: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 30,35%
năm 2005 xuống còn 20,04% năm 2012 (tốc độ giảm bình quân 5,75%/năm), tỷ trọng
khu vực công nghiệp tăng từ 32,75% năm 2005 lên 34,52% năm 2012 (tăng bình quân
0,75%/năm), tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 36,9% năm 2005 lên 45,44% năm 2012

(tăng bình quân 3,02%/năm).
- Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất đang từng bước phát triển
theo hướng ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, hình
thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn, chất lượng và hiệu quả
cao với mô hình canh tác bền vững; gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu
thụ; quản lý sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường.
Trong những năm qua, mặc dù tỉ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của tỉnh
giảm dần, nhưng vai trò đóng góp của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế của tỉnh
vẫn hết sức quan trọng. Cụ thể năm 2012, nông nghiệp đã tạo việc làm và thu nhập cho
khoảng 318.236 lao động nông nghiệp; ngoài cung cấp trực tiếp lương thực, thực
phẩm cho người dân trong tỉnh, còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và
hàng hóa cho xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước, gồm: 620.112 tấn lúa, 467.893
tấn trái cây, 25.685 tấn mủ cao su, 511.428 tấn khoai mì, 28.334 tấn thịt các loại,
34.704 ngàn quả trứng, 14.310 tấn thủy hải sản nuôi trồng.
Mặc dù ngành nông nghiệp có tốc độ tăng khá cao trong thời gian qua nhưng cơ
cấu trong nền kinh tế đang có xu hướng giảm khá nhanh. Bên cạnh đó, đất nông
14


nghiệp của tỉnh có xu hướng giảm dần, áp lực về thu nhập, việc làm của người dân
nông thôn ngày một tăng. Do đó, trong thời gian tới ngành nông nghiệp của tỉnh cần
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất của ngành.
- Ngành công nghiệp: Sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá
cao (13,3%/năm); tỉ trọng công nghiệp trong tổng GDP của tỉnh có xu hướng tăng liên
tục và năm 2012 đạt 34,52%. Trong cơ cấu GTSX, công nghiệp chế biến nông, lâm,
thủy sản luôn chiếm tỉ trọng lớn (năm 2012 là 40,9%) với các sản phẩm chủ lực như:
muối hạt 105.568 tấn, thủy sản đông lạnh 34.132 tấn, nước mắm 36.359 ngàn lít.
Nhằm thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển, tỉnh Bình
Thuận chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến mà

tỉnh có lợi thế về nguyên liệu. Điều này sẽ đặt ra cho ngành nông nghiệp phải đẩy
nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng – vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất tập trung
có quy mô lớn, có năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
- Ngành thương mại – dịch vụ: Hoạt động thương mại – dịch vụ của tỉnh phát
triển khá mạnh trong những năm gần đây (tốc độ tăng doanh thu bán hàng giai đoạn
2006-2012 đạt 14,6%/năm), phục vụ ngày càng tốt hơn hàng hóa đầu vào và đầu ra
cho sản xuất nông nghiệp.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tăng từ
79,94 triệu USD năm 2006, lên 118,19 triệu USD năm 2012, các sản phẩm xuất khẩu
chủ lực của tỉnh hiện nay gồm có: thanh long 35.86 tấn, thủy sản đông lạnh 13.398 tấn,
cao su 2.244 tấn, hạt điều 660 tấn.
Hướng tới, để thúc đẩy các hoạt động thu mua, xuất – nhập khẩu hàng hóa
nông, thủy sản của tỉnh tiếp tục phát triển, ngành nông nghiệp cần chú trọng nâng cao
chất lượng sản phẩm, nhất là về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thành các
vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn.
4. Điều kiện xã hội
4.1. Dân số lao động: Dân số toàn tỉnh năm 2012 là 1.193.504 người, tăng bình
quân giai đoạn 2006 - 2012 đạt 0,58%/năm, trong đó dân số thành thị tăng bình quân
2,05%, dân số nông thôn giảm 0,28%/năm.
Lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế giai đoạn 2006 – 2012 tăng
bình quân 2,59%/năm, trong đó: lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng
cao nhất 6,42%/năm, dịch vụ 5,79%/năm, nông, lâm, thuỷ sản chỉ tăng 0,45%/năm. Cơ
cấu lao động đang làm việc khu vực nông, lâm, thuỷ sản đang có xu hướng giảm từ
58,82% năm 2005 còn 49,5% năm 2012 (giảm bình quân 2,44%).
Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, khu vực nông nghiệp nông thôn còn
thấp hơn bình quân chung toàn tỉnh rất nhiều. Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông
thôn năm 2011, số người chưa qua đào tạo và không có văn bằng/chứng chỉ chiếm
90,93%; trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 2,22%; trung cấp 3,37%; cao đẳng
1,64%; đại học trở lên chiếm 1,87%. Năm 2012 số lao động đang làm việc qua đào tạo
chiếm 10,61%.

Trình độ văn hoá, chuyên môn và quản lý của người lao động thấp nên việc
15


chuyển giao và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất gặp rất
nhiều khó khăn và sẽ là rào cản lớn trong việc thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn nếu vấn đề trên không được khắc phục kịp thời.
4.2. Thu nhập
Khu vực nông thôn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản,
năm 2012 tổng thu nhập bình quân người dân toàn tỉnh khoảng 2,06 triệu
đồng/người/tháng (thành thị 2,27 triệu, nông thôn khoảng 1,93 triệu đồng - bằng 85%
so với thành thị), trong đó thu từ nông lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng 733,7 ngàn
đồng, chiếm khoảng 36%.
Mức tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu bình quân/người khoảng: 9,97 kg gạo,
1,37 kg thịt, 3,58 kg tôm, cá, 3,25 quả trứng, 0,35 lí nước mắm.
Ngày nay, cùng với gia tăng thu nhập, yêu cầu về chất lượng sản phẩm nông
sản ngày càng cao, nhất là các sản phẩm về rau, quả, thịt an toàn, không có dư lượng
kháng sinh và các chất kích thích tăng trưởng.
Việc đảm bảo ATTP vì sức khoẻ con người là vấn đề có tính cấp thiết và lâu
dài, đòi hỏi phải có sự quan tâm vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và của toàn
dân, phải có một chính sách cụ thể, đồng bộ, đủ mạnh. Các loại thực phẩm phải được
sản xuất theo chuỗi, kiểm soát chặt chẽ từ trang trại tới bàn ăn, cần có chế tài xử lý vi
phạm đối với những đối tượng vi phạm.
5. Thực trạng phát triển sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản
5.1. Nông nghiệp
a, Trồng trọt
Trong những năm qua, tỉnh đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác
các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đã xác định được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung
(vùng lúa ở Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tánh Linh, Bắc Bình; vùng khoai mỳ ở Bắc
Bình, Hàm Tân, Tánh Linh; vùng thanh long ở Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc,

Bắc Bình, Hàm Tân, La Gi), diễn biến một số cây trồng chủ lực như sau:
- Cây lúa: Diện tích canh tác giảm từ 57.609 ha năm 2005 xuống còn 52.437 ha
năm 2010, giảm 5.172 ha, bình quân mỗi năm giảm khoảng 1.000 ha, tuy nhiên nhờ
đầu tư thêm nhiều hệ thống thuỷ lợi, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ (tăng từ 2 vụ lên 3
vụ khu vực Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình) nên diện tích gieo trồng, năng suất và sản
lượng tăng khá cao, diện tích gieo trồng tăng từ 84.568 ha năm 2005 lên 115.240 ha
năm 2013 (tăng 1,36 lần) và sản lượng tăng từ 333.408 tấn lên 638.441 tấn (tăng gấp
1,9 lần trong vòng 5 năm).
Hiện nay, các giống lúa xác nhận đã đáp ứng được khoảng 67% nhu cầu, còn lại
một phần diện tích nông dân vẫn phải sử dụng lúa thịt làm lúa giống. Trong những
năm tới, để đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa, tỉnh cần
đầu tư mỗi huyện một vùng chuyên sản xuất lúa giống nhằm cung cấp giống xác nhận
cho bà con nông dân.
- Cây bắp: diện tích trong những năm qua giảm từ 22.586 ha năm 2005 xuống
còn 19.519 ha năm 2013 (giảm bình quân 383 ha/năm), tuy nhiên nhờ đẩy mạnh thâm
16


canh nên năng suất tăng từ 4,13 tấn/ha lên 6,01 tấn/ha, sản lượng tăng từ 93.197 tấn
lên 117.363 tấn. Cây bắp được trồng chủ yếu nhờ luân canh trên đất lúa và được sử
dụng chủ yếu để cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và góp phần rất quan trọng thúc đẩy
chăn nuôi phát triển. Nếu được đầu tư kỹ thuật cao, cơ giới giới hóa nhằm nâng cao
năng suất, hiệu quả kinh tế thì cây bắp sẽ có tiềm năng phát triển rất lớn.
Địa bàn sản xuất tập trung ở Tánh Linh, Hàm Tân, Đức Linh, Bắc Bình.
- Rau: Mặc dù cây rau không phải là cây trồng có nhiều lợi thế của tỉnh Bình
Thuận nhưng nhờ chính sách khuyến khích phát triển đối với các hộ trồng rau an toàn
nên năm 2013 tỉnh vẫn duy trì được 50 ha rau an toàn sản xuất theo hướng VietGAP
tại huyện Hàm Thuận Bắc 24,71 ha, thị xã La Gi 15 ha, huyện Bắc Bình 10,29 ha (tổng
diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 7.008 ha). Sản lượng năm 2013 đạt 57.196 tấn, năng
suất bình quân đạt 8,16 tấn/ha. Ngoài ra, công ty cổ phần xanh toàn cầu (Hàm Minh,

Thuận Quý, Hàm Kiệm) ứng dụng công nghệ tưới phun, phủ bạt, làm nhà lưới chuyên
sản xuất rau, hoa trên đất cát xuất khẩu đi Nhật, diện tích 64 ha.
- Cây cao su: là cây có nhiều lợi thế phát triển của tỉnh Bình Thuận. Trong
những năm qua, ngành cao su của tỉnh đã có bước phát triển đáng kể, góp phần quan
trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh và phát triển kinh tế - xã hội tại
địa phương. Diện tích cao su tăng liên tục trong thời gian qua, từ 12.515 ha năm 2005
và lên 41.038 ha năm 2013 (gấp 3,28 lần so với năm 2005). Sản lượng mủ cao su cũng
tăng lên đáng kể, năm 2013 sản lượng đạt 34.954 tấn, tăng 28.436 tấn so với năm 2005
(gấp 5,36 lần); chất lượng mủ cao su được chú trọng, đặc biệt cơ sở chế biến được đầu
tư với quy mô lớn và hướng vào sản phẩm chế biến có giá trị cao hơn (mủ cốm). Phát
triển cây cao su còn giúp tăng độ phì của đất, làm giảm độ xói mòn đất, góp phần phát
triển nông nghiệp một cách bền vững.
Bên cạnh đó, mủ cao su là sản phẩm xuất khẩu, tham gia đóng góp vào kim
ngạch xuất khẩu của tỉnh từ năm 2006 đến nay. Các sản phẩm cao su mủ tờ, mủ cốm
đã được các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cao su
toàn tỉnh đạt 11,9 triệu USD, tăng hơn 10 triệu USD so với năm 2006 (504 ngàn
USD), góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục ngàn lao
động nông thôn và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh, cũng như tăng
nguồn thu ngân sách của địa phương.
- Cây thanh long: là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Bình
Thuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ rộng nếu đảm bảo được
vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt
(GAP). Trong những năm qua, diện tích thanh long liên tục tăng từ 3.223 ha năm 2000
lên 5.799 ha năm 2005 và 20.551 ha năm 2013 (gấp 6,4 lần so với năm 2000). Sản
lượng thanh long tăng từ 43.548 tấn năm 2000 lên 96.806 tấn năm 2005 và 400.800
tấn năm 2013 (gấp 4,1 lần so với năm 2005). Không chỉ mở rộng diện tích, ngành
nông nghiệp đã và đang hướng cho nông dân sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn
VietGAP, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thanh long Bình Thuận chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng trái tươi chiếm
khoảng 88% - 90% sản lượng thanh long tiêu thụ toàn tỉnh, trong đó xuất khẩu chính

ngạch chiếm khoảng 15% - 20%, còn lại 60% - 65% được tiêu thụ theo hình thức mậu
biên. Thanh long xuất khẩu chính ngạch tăng qua các năm, đến năm 2012 sản lượng
17


thanh long xuất khẩu đạt 35.896 tấn, tương ứng với giá trị xuất khẩu trên 20 triệu
USD, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh.
Quả thanh long được xuất khẩu chính ngạch đến 14 quốc gia, vùng lãnh thổ và
ngày càng vươn ra nhiều thị trường trên thế giới, kể cả những thị trường khó tính.
Theo số liệu thống kê thanh long Việt Nam hiện chiếm gần 40% thị phần thị trường
EU, 42% thị phần thị trường Israel, 18% thị phần thị trường Thái Lan, chiếm lĩnh thị
trường tiêu thụ của Trung Quốc và Hồng Kông; đồng thời, bước đầu thâm nhập vào thị
trường Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Với những kết quả đạt được từ xuất khẩu thanh long đã tạo điều kiện tăng thu
nhập, làm giàu và giải quyết việc làm cho hơn 22.000 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh,
góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đóng góp kim ngạch xuất
khẩu và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Ngoài một số cây trồng chính có lợi thế phát triển như trên, còn một số những
cây trồng có diện tích lớn, góp phần vào phát triển nông nghiệp của tỉnh như: cà phê,
bông vải, hồ tiêu...
b, Chăn nuôi:
Biến động về quy mô đàn: Trên địa bàn tỉnh có nhiều loại vật nuôi nhưng tập
trung vào 5 loại chính, gồm: trâu, bò, heo, gia cầm và dê, cừu. Tuy nhiên, do giá cả các
sản phẩm chăn nuôi không ổn định, giá thức ăn tăng liên tục, dịch bệnh diễn biến phức
tạp nên giai đoạn 2006 - 2013 quy mô đàn gia súc gia cầm của tỉnh không ổn định: đàn
trâu tăng 1,71%/năm, đàn bò giảm 1,24%/năm, đàn heo giảm 0,73%/năm, đàn gia cầm
tăng 2,56%/năm và đàn dê cừu giảm 7,62%/năm (bảng 3 phần phụ biểu).
- Tình hình phát triển các trang trại và hộ chăn nuôi tập trung
Số lượng trang trại chăn nuôi của tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm
từ 495 trang trại năm 2005 (chiếm 25,29% tổng số trang trại) còn 252 trang trại năm

2011 (chiếm 8,89%), đứng thứ 5 trong 14 tỉnh vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền
trung, đứng thứ 3 so với 6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ (sau TP. HCM và tỉnh Đồng Nai).
Nhìn chung, số trang trại chăn nuôi quy mô vừa, nhỏ có xu hướng giảm; số cơ
sở chăn nuôi lớn có xu hướng tăng (do phần lớn là cơ sở của các công ty hoặc cơ sở
nuôi gia công cho các công ty).
Đối với các cơ sở chăn nuôi heo quy mô lớn thường khép kín từ khâu sản xuất
con giống đến khâu nuôi thịt thương phẩm, nên khi giá bán sản phẩm xuống thấp, các
cơ sở này vẫn có thể tiếp tục nuôi, lấy lãi từ khâu sản xuất giống bù đắp hoặc giảm cho
lỗ ở khâu nuôi thịt thương phẩm. Còn đối với các cơ sở chăn nuôi vừa và nhỏ trong
những năm qua do giá cả thức ăn tăng cao, đầu ra không ổn định nên nhiều hộ đã phải
chuyển sang ngành nghề khác, không tiếp tục duy trì trang trại.
Theo Báo cáo Quy hoạch chăn nuôi tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 tại thời
điểm tháng 12/2011, toàn tỉnh có khoảng 212 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập
trung quy mô lớn và vừa (có 18 trang trại sử dụng chuồng kín), trong đó:
- Đàn heo có tỷ trọng nuôi tập trung lớn nhất, với 74.821 con, chiếm 36,44%
tổng đàn, cao nhất ở huyện Hàm Tân (35.370 con, chiếm 84,44% tổng đàn của huyện)
và huyện Đức Linh (26.187 con, chiếm 47,76% tổng đàn của huyện).
18


- Đàn dê, cừu có tỷ trọng nuôi tập trung lớn thứ 2, với 1.928 con, chiếm 9,18%
tổng đàn, tập trung ở huyện Bắc Bình (1.878 con, chiếm 26,89% tổng đàn của huyện).
- Đàn gia cầm có tỷ trọng nuôi tập trung lớn thứ 3, với 252.600 con, chiếm
8,75% tổng đàn, cao nhất ở huyện Đức Linh (126.500 con, chiếm 22,46% tổng đàn
của huyện), huyện Hàm Thuận Nam (41.000 con, chiếm 22,32% tổng đàn của huyện)
và huyện Hàm Tân (41.000 con, chiếm 17,65% tổng đàn của huyện).
- Đàn bò có tỷ trọng nuôi tập trung lớn thứ 4, với 6.253 con, chiếm 3,76% tổng
đàn, cao nhất ở huyện Tuy Phong (1.596 con, chiếm 11,48% tổng đàn của huyện) và
huyện Bắc Bình (4.009 con, chiếm 7,23% tổng đàn của huyện).
5.2. Ngành lâm nghiệp

Theo Nghị quyết 59/NQ-CP của Chính phủ ngày 4/5/2013 về Phê duyệt Quy
hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh
năm 2010 là 364.607 ha, chiếm 53,38% diện tích đất tự nhiên. Diện tích rừng sản xuất
170.407 ha (rừng tự nhiên chiếm 74,79%), rừng phòng hộ 162.193 ha (rừng tự nhiên
79,46%), rừng đặc dụng 32.006 ha (rừng tự nhiên chiếm 93,53%).
Do hiệu quả kinh tế của cây lâm nghiệp chưa cao nên thực hiện chủ trương của
Chính phủ việc chuyển rừng và đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su, UBND tỉnh
Bình Thuận có Công văn số 4847/UBND-KT ngày 07/10/2008 “Về việc chuyển đổi,
cải tạo rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su và cây lâm nghiệp khác” để phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương và thu hút đầu tư, tạo thêm điều kiện cho đồng bào dân
tộc tham gia vào việc phát triển rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống
và an ninh chính trị và theo quyết định 714/QĐ-UBND ngày 22/3/2011 về quy hoạch
phát triển lâm nghiệp đến năm 2020, diện tích đất lâm nghiệp được phép chuyển đổi
sang trồng cao su là 18.653 ha, gồm: Bắc Bình 591 ha, Đức Linh 1.722 ha, Hàm Tân
1.078 ha, Hàm Thuận Bắc 3.719 ha, Hàm Thuận Nam 4.462 ha, Tánh Linh 7.081 ha.
5.3. Ngành thuỷ sản
Nuôi trồng thuỷ sản: Thuỷ sản là một trong những thế mạnh của Bình Thuận,
diện tích nuôi trồng tăng từ 2.287 ha năm 2006 lên 2.437 ha năm 2013, trong đó: nuôi
mặn lợ giảm từ 975 ha xuống 897 ha, nuôi thuỷ sản ngọt tăng từ 1.312 ha lên 1.540 ha.
Sản lượng nuôi thủy sản toàn tỉnh tăng 5.255 tấn năm 2006 tăng lên 13.654 tấn
năm 2013 (gấp 2,6 lần so với năm 2006). Tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng
giai đoạn 2006 - 2012 đạt là 14,61%/năm.
Nhìn chung nuôi trồng thủy sản của tỉnh phát triển đa dạng theo nhu cầu của thị
trường, tập trung vào các đối tượng và sản phẩm lợi thế. NTTS ngọt chú trọng phát triển
đa dạng các giống nuôi kinh tế tại các vùng có điều kiện thuận lợi; nuôi thuỷ sản lợ chủ
yếu cho tôm nuôi, nhất là tôm thẻ chân trắng, nuôi hải sản trên biển duy trì và phát triển
tại các huyện Phú Quý, Tuy Phong (các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá mú, tôm
hùm)…, nuôi thuỷ sản ngọt chủ yếu là các loại cá rô phi, mè, trê, trắm, bống tượng, lóc.
Năng suất NTTS nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm, thể hiện kỹ thuật nuôi
cũng như khả năng đầu tư ngày càng cao. Năm 2012, năng suất nuôi thủy sản mặn lợ (chủ

yếu là tôm chân trắng) đạt trên 12 tấn/ha, tôm sú đạt 3 tấn/ha, cá nước ngọt đạt 3,5 tấn/ha.
Khai thác thuỷ sản: khai thác hải sản của tỉnh Bình Thuận chủ yếu ở các
19


huyện ven biển: TP. Phan Thiết, TX. La Gi, Tuy Phong và đảo Phú Quý, sản lượng
khai thác của 4 đơn vị trên chiếm trên 95% sản lượng khai thác toàn tỉnh.
Sản lượng khai thác hải sản tăng từ 152.079 tấn năm 2006 lên 186.330 tấn năm
2013, đạt tốc độ tăng bình quân 2,94%/năm giai đoạn 2006 - 2013.
Chế biến: chế biến thuỷ sản đóng vai trò chủ lực tham gia xuất khẩu, chiếm tỷ
trọng cao trong giá trị xuất khẩu của tỉnh, đến năm 2012 giá trị xuất khẩu chiếm tỷ
trọng 38,7%. Tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức từ các rào cản kỹ thuật, thương mại
khắt khe, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chịu tác động của suy thoái kinh
tế toàn cầu, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu, kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của tỉnh vẫn tăng qua các năm, năm 2012 đạt 81.833 triệu USD,
tăng 17,9 triệu USD so với năm 2006.
Về thị trường xuất khẩu: Tuy các thị trường truyền thống như Đông - Bắc Á
(Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), ASEAN (Singapore, Thái
Lan, Malaysia) vẫn chiếm tỷ trọng cao, song sản lượng xuất khẩu vào các thị trường
EU, Mỹ cũng tăng dần; bên cạnh đó, các sản phẩm lợi thế của tỉnh cũng gia tăng khối
lượng vào một số thị trường tiềm năng như các nước Đông Âu, Trung Đông…
III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ CAO Ở TỈNH BÌNH THUẬN
1. Các nguồn lực khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Thuận
1.1. Nguồn nhân lực hoạt động khoa học và công nghệ
Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ hoạt động trong ngành nông nghiệp và
PTNT của tỉnh tăng nhanh về số lượng và luôn được quan tâm bồi dưỡng nâng cao cả
về năng lực, trình độ, khả năng tiếp thu và chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới vào sản xuất.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, toàn ngành có 530 cán bộ
công nhân viên hoạt động trong ngành nông nghiệp; trong đó có: 50 thạc sỹ, 399 đại
học, 81 trình độ cao đẳng, trung cấp. Trong lĩnh vực nông nghiệp có 10 thạc sỹ, 121 kỹ
sư nông học, 29 thạc sỹ, kỹ sư thú y; lâm nghiệp có 6 thạc sỹ, 212 kỹ sư; thủy lợi có 3
thạc sỹ, 8 đại học; thủy sản có 2 thạc sỹ, 58 đại học. Với hơn 20 đơn vị hoạt động sự
nghiệp khoa học trực thuộc, thời gian qua hoạt động khá hiệu quả (lai tạo giống lúa,
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất cho ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...), cơ
sở vật chất kỹ thuật, kinh phí hoạt động ngày càng được tăng cường, nhất là các đơn vị
như: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất
lượng nông lâm thủy sản, Trung tâm Giống cây trồng, Trung tâm giống vật nuôi,
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư.
1.2. Hệ thống tổ chức nghiên cứu, chuyển giao các dịch vụ nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao
a, Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long
Trung tâm hiện có 18 cán bộ, công nhân viên (trong đó có 2 thạc sỹ, 14 đại
học), 1 trại thực nghiệm khoảng 52 ha để khảo nghiệm các giống mới, xây dựng mô
hình trình diễn, từ khi thành lập đến nay, trung tâm đã thực hiện một số nhiệm vụ:
20


- Tổ chức cấp giấy chứng nhận VietGAP cho các tổ chức, HTX, hộ gia đình cá
nhân đủ tiêu chuẩn sản xuất thanh long theo VietGAP.
- Làm đầu mối tiếp thu tiến bộ kỹ thuật và phối hợp với các cơ quan quản lý, cơ
quan nghiên cứu khoa học, các chuyên gia, cố vấn trong và ngoài nước về khoa học kỹ
thuật – thị trường – tổ chức mô hình sản xuất kinh doanh – chính sách phát triển sản
xuất và tiêu thụ thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Đang tiến hành khảo nghiệm, ươm tạo các giống mới, nhân giống từ cây đầu
dòng để cung cấp cho nông dân nhằm thay thế các giống nhiễm bệnh, chuyển giao các
tiến bộ khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến và
tiêu thụ thanh long; tổ chức quảng bá và bảo vệ kết quả công nhận xuất xứ hàng hóa

thanh long Bình Thuận.
b, Trung tâm giống cây trồng Bình Thuận
Trung tâm hiện có 35 cán bộ, công nhân viên (trong đó có 3 thạc sỹ, 18 kỹ sư);
các trạm thực nghiệm (Ma Lâm: 30 ha, Hàm Chính: 9 ha, Tuy Phong: 26 ha, Sông
Đợt: 138 ha, trạm Đức Linh đã chuyển cho huyện quản lý). Trong những năm qua,
Trung tâm đã thực hiện:
- Nghiên cứu, lai tạo, trình diễn, sản xuất giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên
chủng, xác nhận (đã lai tạo thành công bộ giống ML mang đặc thù của Bình Thuận,
hàng năm cung cấp cho tỉnh và các tỉnh lân cận khoảng 300 – 400 tấn lúa giống);
- Nghiên cứu, lai tạo giống rau, hoa, giống cây lâm nghiệp cho địa phương.
- Kinh doanh các giống cây trồng.
Hiện trung tâm đã đầu tư phòng nuôi cấy mô (vườn hoa lan), phòng thí nghiệm
cho sản xuất giống lúa, các trang thiết bị phục vụ sản xuất lúa giống: nhà kho, sân
phơi, máy cày, xới, tuốt lúa...
c, Trung tâm giống vật nuôi: Tổng số cán bộ công nhân viên của trung tâm 17
người (trong đó: có 4 kỹ sư còn lại là cán bộ kỹ thuật). Trung tâm hiện có trại thực
nghiệm Hàm Trí 18 ha, diện tích chuồng heo 2.000 m2, 100 heo nái giống sinh sản, 20
con bò cái sinh sản, 2.000 giống gia cầm và các thiết bị phục vụ sản xuất tinh nhân tạo.
Những năm qua, Trung tâm đã thực hiện:
- Sản xuất, cung ứng các giống vật nuôi.
- Sản xuất tinh heo nhân tạo (hàng năm cung cấp khoảng 70% liều tinh heo cho
các hộ chăn nuôi).
- Chuyển giao các tiến bộ về giống, quy trình sản xuất, hướng dẫn phòng trừ
dịch bệnh cho bà con nông dân.
d, Trại thực nghiệm giống hải đặc sản Tiến Thành thuộc Trung tâm Khuyến
nông – Khuyến ngư:
- Ứng dụng, khảo nghiệm các tiến bộ giống thuỷ sản để chuyển giao cho nông dân.
- Chuyển giao các tiến bộ KHKT cho sản xuất thuỷ sản nước mặn.
- Hiện trung tâm có 1 phòng xét nghiệm mẫu, các bể nuôi giống hải đặc sản.


21


e, Trung tâm thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (Sở Khoa
học và Công nghệ):
- Trung tâm đang được đầu tư xây dựng, với các chức năng:
+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học thực vật để nuôi cấy tế bào và thu
nhận sản phẩm từ tế bào thực vật.
+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học động vật để giữ giống các loại
động vật có năng suất; nghiên cứu thu nhận các sản phẩm từ động vật; nghiên cứu cải
tạo, nhân giống gia súc, gia cầm, thủy sản có giá trị cao; nghiên cứu sản xuất giống
thuỷ sản.
+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học vi sinh vật để thu nhận sinh khối
sinh vật phục vụ chăn nuôi gia súc gia cầm; thủy sản; nghiên cứu xử lý môi trường;
nghiên cứu quá trình hoạt động của vi sinh vật để tạo sản phẩm.
+ Nghiên cứu, ứng dụng di truyền và sinh học phân tử để bảo tồn gen các động
thực vật có giá trị và quý hiếm; lai tạo các loại gen.
+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vật liệu mới để thử nghiệm, sản xuất các vật
liệu theo công nghệ mới phù hợp với điều kiện KT-XH địa phương.
2. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
2.1. Chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật - công nghệ trong nông nghiệp
a, Trong lĩnh vực trồng trọt
Trung tâm giống cây trồng của tỉnh đã lai tạo được các giống lúa địa phương
(ML48, ML202, ML 214…) bằng phương pháp lai hữu tính, chọn lọc theo phương
pháp phả hệ, gia hệ (chưa áp dụng phương pháp đột biến, cấy mô). Hàng năm cung
cấp cho thị trường 350 – 400 tấn giống lúa nguyên chủng. Ngoài ra, tỉnh đã thực hiện
chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; xã hội hóa giống lúa nên năm 2013, các cơ
sở sản xuất giống của tỉnh (trại giống cấp huyện, HTX sản xuất giống, hộ nông dân)
đã sản xuất được 1.385 ha giống lúa xác nhận, nâng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận
toàn tỉnh đạt 67% và tỉnh đã xây dựng được cánh đồng lúa chất lượng cao 1.871 ha.

Áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho trồng bông vải (Tuy Phong) 50 ha, trồng
rau củ tưới phun ở Chí Công – Tuy Phong; áp dụng màng phủ nông nghiệp, nhà lưới
(Hàm Thuận Nam) sản xuất rau xuất khẩu đi Nhật 64 ha, mang lại hiệu quả kinh tế
cao hơn từ 1,5 – 2 lần.
Ứng dụng kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất và chông đèn cho cây thanh long ra
hoa trái vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế gấp 2 – 3 lần so với ra hoa chính vụ, góp phần
mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân và ngoại tệ cho tỉnh (xuất khẩu năm 2011
đạt 20,970 triệu USD), đồng thời góp phần làm giàu, giảm nghèo cho hơn 22.000 hộ
nông dân.
Nhằm đảm bảo VSATTP, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, ngành nông
nghiệp của tỉnh đã phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ sản xuất và kiểm
tra, chứng nhận thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay toàn tỉnh có 8.605 hộ
(tăng 534 hộ so với năm 2012) sản xuất thanh long được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn VietGAP, diện tích 7.335 ha. Ngoài ra còn có 7 đơn vị sản xuất thanh long an
toàn theo tiêu chuẩn GlobalGAP và đã được chứng nhận với tổng diện tích 159,7 ha,
22


gồm: HTX sản xuất thanh long Hàm Minh, diện tích 31,7 ha; trang trại Duy Lan 11 ha;
trang trại sản xuất thanh long Hoàng Hậu 80 ha; Công ty TNHH Bảo Thanh 11 ha;
trang trại Thanh Thanh 9 ha; trang trại Đỗ Văn Dũng 5 ha; trang trại Ngọc Hân 12 ha
và diện tích thanh long được cấp Code đi Mỹ toàn tỉnh có khoảng 1.400 ha.
Ứng dụng phân hữu cơ sinh học WEHG trên cây thanh long trên địa bàn 2
huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, diện tích 175 ha với 275 người tham gia tập
huấn. Sử dụng phân hữu cơ sinh học, chế phẩm sinh học (chitosan) đã làm giảm lượng
phân bón hoá học và thuốc BVTV và tăng năng suất, chất lượng quả; sản phẩm quả
đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; tỷ lệ quả phục vụ xuất khẩu tăng; tăng thu nhập cho
người dân đồng thời góp phần nâng cao độ phì của đất, giảm ô nhiễm môi trường từ đó
nâng cao khả năng cạnh tranh của quả thanh long Bình Thuận.
Ứng dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt, tưới phun cho cây thanh long, đến nay đã có

52 người tham gia, diện tích khoảng 30 ha. Hiện có 505 nông dân ứng dụng bả sinh
học để phòng trừ ruồi đục quả cho cây thanh long, diện tích 324 ha.
Công tác cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp:
Khâu làm đất: đối với nhóm cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu
năm và cây ăn quả đã thực hiện cơ khí hóa 100%. Đối với nhóm cây lương thực, mức
độ cơ giới hóa đạt 87%.
Khâu gieo sạ: cơ khí hóa thấp. Đối với nhóm CNHN, cây công nghiệp lâu năm
và cây ăn quả việc gieo trồng chủ yếu là bằng thủ công. Đối với cây lúa, mức độ cơ
khí hóa có nâng cao do một bộ phận nông dân sử dụng công cụ sạ hàng, còn đa số vẫn
gieo sạ bằng tay, diện tích được gieo sạ bằng máy khoảng 17%.
Khâu chăm sóc: cơ khí hóa trong việc làm cỏ đạt 90% đối với cây công nghiệp
dài ngày và cây ăn trái; đạt trên 85% trong việc bơm tưới đối với các nhóm cây trồng.
Khâu thu hoạch: mức độ cơ khí hóa trong đạt 95% trong vận chuyển; tỷ lệ cắt
lúa bằng máy đạt khoảng 80%; tỷ lệ tuốt hạt đạt 100%.
Đào tạo, tập huấn: Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh hàng năm tổ
chức hàng trăm lớp tập huấn cho nông dân (mỗi lớp bình quân 30 – 40 người) đã góp
phần nâng cao nhận thức, kỹ thuật của người dân về quy trình sản xuất, cách phòng trừ
sâu bệnh góp phần phát triển nông nghiệp của tỉnh.
b, Lĩnh vực chăn nuôi
Nhìn chung, công nghệ áp dụng chủ yếu ở mức độ trung bình, tuy nhiên, vẫn có
một số trang trại nuôi tập trung, quy mô lớn (trang trại liên kết với doanh nghiệp)
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng mức độ chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nông
dân thấp (do bí quyết sản xuất của các doanh nghiệp).
- Về chuồng trại:
+ Hộ nông dân: nuôi gia trại hoặc trang trại nhỏ, chủ yếu là dạng truyền thống.
+ Toàn tỉnh hiện có 212 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, trong đó có
18 trang trại sử dụng chuồng kín (có điều tiết nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, không khí),
sàn bằng các tấm đan để điều tiết tiểu khí hậu chuồng nuôi, dễ vệ sinh cho vật nuôi.
Điển hình như: trang trại Đông Hiệp (nuôi heo công nghiệp), Dương Quốc Khánh
(heo), Nam Bắc (heo giống), Phú Hùng Mạnh (heo giống), Duy Cường (heo giống),

23


×