ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SINH KHỐI 11:
A. PHẦN CHUNG:
Câu 1:Trình bày nơi sản xuất và tác động của các hoocmon điều hoà sinh trưởng và phát triển ở
động vật có xương sống?
Trả lời:
*Hoocmôn sinh trưởng: do tuyến yên tiết ra. Tác động:
- Kích thích phân chia tế bào
-Tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp protein
- Kích thích sự phát triển xương.
*Tirôxin: Do tuyến giáp tiết ra. Tác động: - Kích thích chuyển hóa tế bào
- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.
- Riêng đối với lưỡng cư, có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.
*Testosteron: Tinh hoàn tiết ra
*Ostrơgen :Buồng trứng tiết ra
Tác động: Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì:
-Tăng phát triển xương.
- Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
-Riêng đối với Testosteron tăng tổng hợp protein,phát triển cơ bắp
Câu 2:Em hãy nêu tác dụng sinh lý của hoocmon ecdixon và juvennin đối với quá trình biến thái
của côn trùng?
Trả lời:
* Ecđixơn:
+ Gây lột xác ở sâu bướm,
+Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
* Juvenin:
+Phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm,
+Ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm
Câu 3: Thế nào là phát triển không qua biến thái?Trình bày các giai đoạn của quá trình phát triển
không qua biến thái ở người?
Trả lời:
Phát triển không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí
tương tự con trưởng thành.
Ví dụ: quá trình phát triển ở người gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn phôi thai: diễn ra trong tử cung người mẹ.
Nguyên phần
Phân hoá
Hợp tử
Các cơ quan Thai nhi.
Phôi
+ Giai đoạn sau sinh: không có biến thái; con sinh ra có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí tương
tự người trưởng thành.
Câu 4: Quang chu kì là gì? Dựa vào quang chu kì người ta chia thực vật thành những nhóm nào ?
Mỗi nhóm cho 2 ví dụ minh hoạ?
Trả lời:
* Quang chu kì: Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối (độ dài ngày đêm).
* Dựa vào quang chu kì người ta chia thành 3 nhóm :cây ngày dài,cây ngày ngắn,cây trung tính
+ Cây trung tính: Ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn. Ví dụ: Cà chua, đậu, ngô...
+ Cây ngày ngắn: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ. Ví dụ: Đậu tương, thược dược,
vừng...
+ Cây ngày dài: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ. Ví dụ: Cà rốt, rau diếp, hành...
Câu 5: Hoocmon thực vật là gì?Nêu nơi sản xuất và tác động sinh lí của nhóm hoocmon kích thích
sinh trưởng?
Trả lời: Hoocmôn là chất hữu cơ do cơ thể TV tiết ra để điều tiết hoạt động của cây.
Nhóm
Hoocmôn
Loại
Hoocmôn
Nơi sản sinh
1
Tác động sinh lý
Kích thích
sinh trưởng
Auxin
Đỉnh chồi và đỉnh + Kéo dài tế bào
thân
+ Kích thích tầng sinh mạch, tạo quả
không hạt, sinh rễ phụ nhanh
+ Ức chế rụng là và rụng quả
Giberelin
Lá và rễ
+ Làm tăng sự phân chia tế bào mô phân
sinh
+ Kéo dài tế bào thân
+ Kích thích sự phát triển quả và sự nảy
mầm.
Xitôkinin
Rễ
+ Tăng sự phân chia tế bào mô phân sinh
+ Kích thích sự phát triển chồi bên.
+ Làm chậm sự hóa già của lá
Câu 6:Xi náp hóa học là gì?Nêu cấu tạo của xi náp hóa học?
Trả lời:
* Khái niệm :Xináp hóa học là loại xináp mà thông tin được truyền qua khe xináp đến màng sau nhờ các
chất trung gian hóa học chứa trong bóng xináp.
* Cấu tạo của xináp hóa học
- Chùy xináp: chứa ty thể, các bóng chứa chất trung gian hoá học (phổ biến là axêtincôlin và
norađrênalin) và màng trước xináp
- Khe xináp
- Màng sau xináp có các thụ thể để tiếp nhận chất trung gian hoá học.
Câu 7: Thông tin truyền đến xináp dưới dạng gì?Trình bày cách truyền tin qua xi náp hoá học?
Trả lời:
* Thông tin truyền dưới dạng xung thần kinh khi đến xináp tiếp tục được truyền qua xináp.
* Cách truyền tin qua xi náp:
- Xung thần kinh lan truyền đến chuỳ xi nap làm thay đổi tinh thấm của màng đối với Ca2+, Ca2+
vào chùy làm cho bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra chất trung gian hoá
học giảI phóng vào khe xinap .
- Chất trung gian hoá học khuếch tán qua khe xi nap đến màng sau gắn vào thụ thể ở màng sau xi
nap làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Xung thần kinh hình thành lan truyền đi tiếp.
Câu 8: Tập tính của động vật là gì? Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được? Mỗi loại cho
1 ví dụ minh hoạ?
Trả lời:
* Tập tính là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời lại những kích thích của môi trường. Nhờ đó
động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
oại tập tính
Khái niệm
Cơ sở thần kinh Tính chất
Ví dụ
Tập tính bẩm
Là những hoạt
Phản xạ không
Bẩm sinh di
Nhện giăng tơ.
sinh
động cơ bản
điều kiện.
truyền, đặc
sinh ra đã có.
trưng cho loài
do gen quy
định.
Tập tính học
Là tập tính
Phản xạ có điều Không bền
- Hổ rình mồi.
được
được hình thành kiện.
vững, dễ thay
- Khỉ dùng gậy hái
trong quá trình
đổi.
quả.
sống thông qua
học tập và rút
kinh nghiệm.
Câu 9: So sánh cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin và có
bao miêlin
Trả lời :
- Giống nhau về cách lan truyền:Xung TK lan truyền do mất phân cực,đảo cực,tái phân cực liên tiếp hết
2
vùng này sang vùng khác
Khác nhau:
Nội dung
Cơ chế lan
truyền
Tốc độ lan
truyền
Sự tiêu tốn
NL
Ví dụ
Sợi TK không có bao miêlin
Sợi TK có bao miêlin
Xung TK lan truyền liên tục từ vùng Xung TK lan truyền theo cách nhảy cóc,từ
này sang vùng khác kề bên.
eo Ranviê này sang eo Ranviê khác
Chậm
Nhanh
Tiêu tốn nhiều NL
Tiêu tốn ít NL
Lan truyền trên sợi TK giao cảm
Lan truyền trên sợi TK vận động
Câu 10:Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?
Trả lời :
Chỉ tiêu
Khái niệm
Nơi sinh trưởng
Sinh trưởng sơ cấp
Là hình thức sinh trưởng làm cho
cây lớn và cao lên do sự phân chia tế
bào mô phân sinh đỉnh
-1 lá mầm và chóp thân
-2 lá mầm khi còn non
Mô phân sinh đỉnh
Kích thước thân
Kiểu sinh trưởng
Thời gian sống
Bé
Sinh trưởng chiều cao
Thường 1 năm
Dạng cây
Sinh trưởng thứ cấp
Là hình thức sinh trưởng làm cho cây
to ra do sự phân chia tế bào của mô
phân sinh bên
-2 lá mầm
Mô phân sinh bên( tầng sinh vỏ và
tầng sinh mạch)
Lớn
Sinh trưởng bề ngang
Nhiều năm
Câu 11:So sánh sự phát triển qua biến thái và phát triển không qua biến thái.
Trả lời :
* Giống nhau:đều trải qua 2 giai đoạn: Gđ phôi và giai đoạn hậu phôi
Giai đoạn phôi đều trải qua quá trình tương tự nhau.
* Khác nhau:
phát triển không qua biến thái.
phát triển qua biến thái
- GĐ phôi diễn ra ở dạ con
- Con non và con trưởng thành tương tự nhau
- Không có sự lột xác
- Không trải qua giai đoạn nhộng
- GĐ phôi diễn ra trong trứng
- Con non và con trưởng thành khác biệt nhau.
- Có sự lột xác của ấu trùng
- Có thể xảy ra GĐ nhộng(Biến thái hoàn toàn)
Câu 12: Phân biệt hướng động và ứng động về: khái niệm, đặc điểm, tốc độ và kết quả?
Trả lời:
Tiêu
chuẩn
Khái
niệm
Đặc
điểm
Hướng động
Hình thức phản ứng của cây đối với tác
nhân kích thích có định hướng.
Vận động định hướng.
Hướng vận động do hướng kích thích
quyết định.
Tốc độ Chậm hơn
Kết quả Cơ quan luôn hướng đến nơi thuận lợi
hơn.
Ứng động
Hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích
thích không định hướng.
Vận động vô hướng.
Kích thích vô hướng.
Nhanh hơn
Phản ứng vô hướng.
3
Câu 13: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?
Trả lời:
Điểm phân biệt
1. Đại diện
Hệ tuần hoàn hở
Thân mềm, chân khớp
2. Đặc điểm cấu
tạo
- Cấu tạo tim đơn giản
- Giữa động mạch và tĩnh mạch không có
mạch nối (hở)
- Tim co bóp → máu vận chuyển vào
xoang cơ thể thực hiện trao đổi chất →
tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc lỗ
trên tim → tim
3. Đặc điểm hoạt
động
- Máu vận chuyển dưới áp lực thấp nên
máu đến cơ quan chậm
Hệ tuần hoàn kín
Giun đốt, mực ống, bạch tuộc, động
vật có xương sống
- Cấu tạo tim phức tạp
- Máu vận chuyển trong một hệ thống
mạch kín
- Tim co bóp → máu vào động mạch
→ mao mạch (trao đổi với các cơ
quan) → tĩnh mạch → tim
- Máu vận chuyển dưới áp lực cao
nên máu đến cơ quan nhanh.
Câu 14: Em nêu vai trò của gan và thận trong sự điều hoà đường huyết và lượng nước của cơ thể?
Trả lời:
* Vai trò của Thận:
- ASTT tăng, lượng nước trong cơ thể giảmkích thích trung khu điều hoà trao đổi nước ở vùng
dưới đồi gây cảm giác khát nước uống nước. Đồng thời kích thích thuỳ sau tuyến yên tiết hoocmon
chống đa niệu (ADH) tăng tái hấp thu nước ở thận làm giảm lượng nước tiểu bài xuất.
- Ngược lại, ASTT giảm, lượng nước tăng thì một cơ chế ngược lại sẽ làm tăng bài tiết nước tiểu
để đảm bảo cân bằng nước trong cơ thể.
* Vai trò của Gan:
- Sau bữa ăn, nồng độ glucose tăng, gan điều chỉnh bằng cách biến đổi thành glicogen dự trữ
trong gan và cơ, tăng sử dụng glucose ở tế bào dưới tác dụng của insulin do tuỵ tiết ra, nồng độ glucose
ổn định.
- Xa bữa ăn, nồng độ glucose giảm, gan chuyển glicogen thành glocose dưới tác dụng của
glucagon do tuỵ tiết ra, nồng độ glucose ổn định.
Câu 15: Em hãy vẽ sơ đồ cơ chế điều hoà cân bằng nội môi? Nêu vai trò của từng bộ phận trong sơ
đồ?
Trả lời:
KT của môi trường
Bộ phận tiếp nhận
Bộ phận điều khiển
Liên hệ ngược
Bộ phận đáp ứng KT
- Bộ phận tiếp nhận kích thích: thu nhận kích thích từ môi trường và truyền thông tin này về bộ phận điều
khiển.
- Bộ phận điều khiển: xử lí thông tin từ bộ phận tiếp nhận kích thích, truyền tín hiệu điều khiển đến bộ
phận đáp ứng.
- Bộ phận đáp ứng: Thực hiện các phản ứng để trả lời kích thích của môi trường theo tín hiệu từ bộ phận
điều khiển.
4
Câu 16: Phân biệt hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch?
Trả lời:
Tổ chức thần Ngành động vật
kinh
Hệ TK dạng Ruột khoang
lưới
Đặc điểm tổ chức thần
kinh
Các tế bào cảm giác liên kết
với các tế bào thần kinh liên
hệ các tế bào biểu mô cơ
hoặc các tế bào gai.
Khả năng cảm ứng
- Khi kích thích ở bất kì điểm
nào của cơ thể cũng gây phản
ứng toàn thân.
- Phản ứng nhanh, kịp thời
nhưng chưa thật chính xác
tiêu tốn nhiều năng lượng .
Các TB TK tập trung thành - Mỗi hạch thần kinh là một
dạng chuỗi hạch TK bụng, trung tâm điều khiển hoạt
Hệ TK dạng Giun,Thân mềm có não ở phía đầu từ đó phát đông ở mỗi vùng xác định.
chuỗi hạch
và chân khớp
đi 2 chuỗi hạch TK bụng.
- Phản ứng có định khu song
vẫn chưa hoàn toàn chính
xác, tiết kiệm được năng
lượng truyền xung .
Dạng thần kinh hạch gồm -Hạch não tiếp nhận kích
hạch não, hạch ngực và hạch thích từ các giác quan, điều
bụng. Hạch não đặc biệt khiển các hoạt động phức tạp
phát triển liên hệ với các của cơ thể .
giác quan.
- Phản ứng của cơ thể nhanh
và chính xác hơn.
Câu 17:Phân biệt phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn?
Trả lời:
Kiểu phát triển
Ví dụ
Qua biến thái - Bướm
hoàn toàn
-Muỗi...
Đặc điểm
- Ấu trùng hoặc sâu non có hình thái, cấu
tạo, sinh lí khác con trưỏng thành.
Qua nhiều giai đoạn trung gian khác nhau,
ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
- Ấu trùng hoặc sâu non có hình thái, cấu
tạo, sinh lí gần giống con trưởng thành
nhưng cơ quan chưa hoàn thiện.
Qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi
thành con trưởng thành.
Qua biến thái - Châu chấu
không hoàn toàn - Tôm,ve sầu...
.
B. PHẦN VẬN DỤNG
Câu 1: Tại sao xung TK được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?
Trả lời:
Truyền tin qua xi náp chỉ theo một chiều từ màng trước ra màng sau mà các nơ ron trong cung phản
xạ liên hệ với nhau qua xi nap nên xung tk được dẫn truyền trong cung phản xạ chỉ theo một chiều.
Câu 2: Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối?
Trả lời :
Vì trong tối, lượng hoocmôn kích thích(Auxin) tổng hợp nhiều ở đỉnh thân,mà auxin kích thích sự
phân bào và dãn dài tế bào làm cho cây mọc vống lên.
Câu 3:Tại sao sâu bướm phá hoại mùa màng rất ghê gớm,trong khi đó bướm trưởng thành thường
5
không hại cho cây trồng?
Trả lời:
Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enjim tiêu hóa xenlulôzơ nên sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có
hiệu quả rất thấp.vì vậy sâu phải ăn nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể
Còn bướm chỉ ăn mật hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn.
Câu 4: Tại sao hoocmon sinh trưởng sản xuất ra quá nhiều hoạc quá ít lại gây ra hiện tượng người
khổng lồ hoạc người lùn?
Trả lời:
Hoocmôn sinh trưởng quá nhiều → tăng cường phân chia, số lượng và kích thước TB, xương phát
triển mạnh → người khổng lồ
Hoocmôn sinh trưởng quá ít → Giảm phân chia, giảm số lượng và kích thước TB, xương kém phát
triển → trẻ em chậm lớn→ người lùn
Câu 5: Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em lại chậm lớn,chịu lạnh kém,nảo ít
nếp nhăn,trí tuệ thấp?
Trả lời:
* Iôt → Tirôxin .Thiếu Iôt →Thiếu Tirôxin
*Thiếu tirôxin :- Giảm Chuyển hóa ở TB, Sinh nhiệt ở tế bào → Chịu lạnh kém
- Giảm phân chia và lớn lên TB (ST & PT)→ Chậm lớn, Não ít nếp nhăn, Tế bào não ít ,Trí tuệ thấp
Câu 6: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh
trưởng và phát triển binh thường?
Trả lời:
Vào mùa đông nhiệt độ môi trường hạ thấp,gia súc non mất nhiều nhiệt vào môi trường xung
quanh.Vì vậy cơ thể tăng quá trình sinh nhiệt để chống lạnh,tăng cường phân hũy các chất hữu cơ để tạo
ra nhiều nhiệt giúp động vật chống lạnh.Vì vậy cần cho gia súc non ăn nhiều để bù lại lượng chất hữu cơ
bị phân hũy dùng để chống lạnh.
Câu 7: Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng,tim đập chậm và yếu làm huyết áp
giảm? tại sao khi cơ thể mất máu huyết áp giảm?
Trả lời:
- Tim đập nhanh và mạnh sẻ bơm một lượng máu lớn lên động mạch,gây ra áp lực lớn lên thành động
mạch kết quả là huyết áp tăng lên. Tim đập chậm và yếu ,lượng máu bơm lên động mạch ít, áp lực tác
dụng lên thành động mạch yếu kết quả là huyết áp giảm.
- Khi mất máu lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm kết quả là huyết
áp giảm.
Câu 8: Tại sao hệ TK dạng chuổi hạch có thể lại trả lời cục bộ(như co một chân) khi bị kích thích?Còn hệ
TK dạng lưới lại phản ứng toàn thân và tiêu tố nhiều năng lượng?
Trả lời:
- Do mổi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định nen khi bị kích thích hệ TK dạng chuổi
hạch có thể lại trả lời cục bộ
- Hệ TK có cấu tạo dạng lưới nên khi bị kích thích xung TK xuất hiện sẻ lan tỏa ra khắp toàn bộ cơ
thể và toàn bộ cơ thể co lại dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng.
Câu 9: Nếu cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc có biến thành ếch được không? Tại sao?
Trả lời:
- Nếu cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc không biến thành ếch vì không có Tiroxin để kích
thích sự biến thái (Tiroxin được sản xuất ở tuyến giáp).
Câu 10:Tại sao người ta muốn thanh long ra hoa vào mùa đông thì phải thắp đèn?
Trả lời:
- Thanh long là cây ngày dài nên chỉ ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ. Mùa đông
ngày ngắn nên điều kiện chiếu sáng của ban ngày không đủ cho cây ra hoa, ta cần thấp đèn để thời gian
chiếu sáng dài hơn giúp cây ra hoa.
6