Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 193 trang )

Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TS. Đoàn Đức Lân
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Bài báo chia sẻ các ý kiến về quan điểm xây dựng kế hoạch khoa học công nghệ, nhấn mạnh đến tính
phù hợp của kế hoạch với chiến lược phát triển và thực tiễn của Nhà trường, phù hợp với tính thực tiễn của ngành Giáo dục
và Đào tạo, của địa phương và khu vực trong bối cảnh đổi mới và toàn c ầu hóa. Kế hoạch cũng cần chú ý đến tính khả thi
và đảm bảo sự tham gia của các giảng viên, cán bộ khi xây dựng kế hoạch. Bài báo cũng tư vấn về các bước lập kế hoạch
và một số các công cụ có thể sử dụng, về một số hướng nghiên cứu phù hợp.
Nhà trường đang triển khai xây dựng kế hoạch năm học mới 2014 - 2015. Để tư vấn cho các đơn vị, cá nhân về
hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, chúng tôi có một số ý kiến trao đổi như sau:
Từ khóa: Khoa học công nghệ, lập kế hoạch, sự tham gia.

1. Đặt vấn đề
Về quan điểm xây dựng kế hoạch : Kế hoạch cần phù hợp với chiến lược và định hướng phát
triển của Nhà trường. Chúng ta đã và đang rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ và năng lực của đội
ngũ. Đây là công việc có ý nghĩa rất quan trọng, mang t ính chất quyết định đối với sự nghiệp phát
triển. Công tác đào tạo đội ngũ được thực hiện thông qua các khóa học dài hạn (sau đại học), các khóa
học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, kể cả các hội nghị, hội thảo khoa
học, seminar ch uyên môn, thảo luận đánh giá giờ giảng dạy…Đối với các khóa học đại học, sau đại
học, sinh viên và học viên thường kết thúc khóa học bằng việc báo cáo luận văn, luận án - kết quả của
thực hiện một đề tài nghiên cứu tốt nghiệp. Trong quá trình xây dựng và t ổ chức thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học ở các cấp (cấp cơ sở, cấp Bộ, Tỉnh…) các chương trình và dự án hợp tác, chúng
tôi thấy rằng một trong những yêu cầu về hiệu quả của các nhiệm vụ khoa học công nghệ cần đạt được
là hiệu quả về đào tạo. Điều đó có nghĩa là việc gắn kết công tác đào tạo cán bộ với các chương trình,
dự án, đề tài nghiên cứu khoa học không chỉ được khuyến khích, mà là yêu cầu đặt ra khi sử dụng các
nguồn lực khoa học công nghệ.


2. Nội dung nghiên cứu
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồ n nhân lực, phát triển khoa học công nghệ không chỉ là
nhiệm vụ của một nhà trường, mà ở tầm quốc gia thì đó là quốc sách, như Đảng ta từng khẳng định:
"Giáo dục đào tạo và khoa học côn g nghệ là quốc sách hàng đầu". Nhiều nước phát triển, trong đó có
các nước châu Á không quá xa xôi với Việt Nam, đã đạt được sự tiến bộ vượt bậc là nhờ thực hiện
chiến lược đúng đắn về phát triển nguồn nhân lực. Nước Singapore nhỏ bé, với nền tảng ban đầu là
những làng chài ven biển lạc hậu, khan hiếm tài nguyên đã trở thành con rồng châu Á: thu nhập bình
quân đầu người đứng thứ 3 trên thế giới, trở thành trung tâm tài chính thứ 4 thế giới. Điều khiến quốc
gia nghèo tài nguyên này đạt được những thứ hạng như vậy, chính là yếu tố con người, là trí tuệ, sự
phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức (4). Người Nhật Bản thường cúi mình rất thấp khi chào nhau,
nhưng đằng sau vẻ khiêm nhường ấy tiềm ẩn một sức mạnh vô biên để vươn lên trước thiên nhiên
khắc nghiệt, tài nguyên nghèo nàn, thảm họa nguyên tử, để vươn lên tiếp thu và phá t triển khoa học
công nghệ với ý chí, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần võ sĩ đạo (Bushido) và nền tảng văn hóa với những
nét đẹp như ngọn núi Phú Sĩ và hoa Anh đào ! Có thể nói, chính con người là nhân tố hàng đầu quyết
định sự phát triển.

1


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

Phương châm đào tạo của Nhà trường cũng chú trọng đến nâng cao chât lượng thực hành, bên
cạnh đảm bảo kiến thức lý thuyết. Do vậy, hoạt động khoa học công nghệ cũng cần gắn kết với thực
tiễn của ngành, của địa phương và khu vực. Nhiều giảng viên đã khẳng định rằng nếu kết q uả của các
nghiên cứu khoa học trong thực tiễn được phản ánh vào bài giảng, thì giờ dạy sẽ có sức hấp dẫn, sinh
động, lôi cuốn người học hơn. Các chủ điểm nghiên cứu cần liên quan mật thiết với đổi mới chương
trình, đào tạo, với phương pháp giảng dạy đặc t hù của các Khoa, Bộ môn, liên quan mật thiết với học
phần giảng dạy của các giảng viên. Các nghiên cứu cần gắn kết với những vấn đề thời sự toàn cầu

(như bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, toàn cầu hóa…),
với chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, với thực tiễn của các tỉnh Tây Bắc và chiến lược
phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Quốc gia và khu vực.
Kế hoạch khoa học công nghệ cũng cần đảm bảo tính khả thi, trên cơ sở phân tích khách quan
đặc điểm tình hình của đơn vị về đội ngũ giảng viên, cán bộ, các lĩnh vực hoạt động, nguồn lực về tài
chính và cơ sở vật chất (phòng thí nghiệm, khu thực nghiệm, các thiết bị, phương tiện, tài sản liên
quan), phân tích những cơ hội và thách thức trong thực tế.
Để đảm bảo nguồn lực cho các hướng nghiên cứu dài hạn, chuyên sâu, việc thiết kế và đề xuất
các nhiệm vụ khoa học công nghệ cần chú ý kế thừa các hoạt động nghiên cứu trước đó. Mỗi công
trình nghiên cứu, khi kết thúc sẽ còn nhiều vấn đề mở ra, còn những cô ng việc dang dở. Nhiều nhà
khoa học đã dành trọn thời gian làm việc trong cuộc đời để theo đuổi một công trình, một hướng
nghiên cứu và dù trải qua nhiều khó khăn, họ cũng đóng góp cho kho tàng tri thức của chúng ta những
phát hiện thú vị. Nếu chúng ta thay đổi quá nhiều chủ điểm nghiên cứu, sẽ khó thu được những kết quả
chuyên sâu, nhất là hiện tại điều kiện nghiên cứu của chúng ta còn nhiều hạn chế.
Việc huy động sự tham gia của toàn bộ giảng viên, cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch là rất
cần thiết để phát huy trí tuệ tập thể, đảm bảo tính phù hợp thực tiễn, sáng tạo và khả thi của kế hoạch.
Với kinh nghiệm đã được JICA tập huấn tại Việt Nam và Nhật Bản về quản lý chu trình dự án
(PCM - Project Cycle Management), chúng tôi cho rằng việc xác định rõ rệt các đầu vào, thiết kế các hoạt
động cụ thể kèm theo kế hoạch thời gian, chỉ ra các đầu ra (kết quả) cần đạt được - là rất cần thiết (2).
2.1. Tư vấn về các bước để xây dựng kế hoạch
Trước hết, chúng ta cần đánh giá được thực trạn g hoạt động khoa học, công nghệ của đơn vị,
xác định những thành công đạt được và những điểm còn tồn tại, hạn chế, phân tích những nguyên nhân
nhân của thành công và hạn chế, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Phân tích
SWOT sẽ là một công cụ hiệu quả có thể s ử dụng.
Công việc tiếp theo là rà soát các văn bản về đường lối, văn bản pháp quy, quy định, kế hoạch, chiến
lược, chương trình phát triển khoa học, công nghệ của Trung ương, địa phương và của Nhà trường (1).
Nếu điều kiện cho phép, có thể tổ chức các chuyến thăm quan, học tập, tham khảo kinh nghiệm,
thành tựu của các Trường Đại học, Học viện, Viện, Trung tâm nghiên cứu và các đối tác liên quan.
Tiến hành khảo sát thực tiễn tại một số địa phương Tây Bắc để xác định phương hướng, chủ
điểm cần thực hiện các nghiên cứu (khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục,

khoa học công nghệ), các hoạt động công nghệ, phù hợp với đặc thù của Nhà trường, của địa phương
và khu vực.

2


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, các cuộc thăm quan, học tập, khảo sát thực tế không thực
hiện được thì chúng ta có thể tìm hiểu qua các nguồn tài liệu, bằng các phương tiện thông tin như sử
dụng internet, trao đổi qua mail, khai thác website, kết hợp các chuyến công tác…
Dựa vào kết quả của các hoạt động nêu trên, chúng ta xác định các vấn đề, chủ điểm, các hoạt
động khoa học công nghệ cần thực hiện. Phân tích cây vấn đề và cây mục tiêu cũng là các công cụ trợ
giúp hiệu quả. Các kết quả dự kiến đạt được (đầu ra) cần được xác định bằng các chỉ số cụ thể.
Dự thảo kế hoạch cần được thông qua hội thảo lấy ý kiến của các giảng viên cán bộ trong đơn
vị, nếu điều kiện cho phép có thể ý kiến tư vấn của các chuyên gia, đối tác liên quan.
Các đơn vị xem xét, căn cứ vào đặc điểm tình hình của đơn vị để lựa chọn các nội dung mà
chúng tôi tư vấn, vận dụng linh hoạt cho phù hợp với thực tiễn.
2.2. Tư vấn một số hướng nghiên cứu khoa học
Đổi mới toàn diện nền giáo dục bao hàm đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng
dạy, đổi mới phương thức quản lý giáo dục. Các nghiên cứu kh oa học sư phạm cần tập trung theo
hướng này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ các thầy cô giá o tương lai. Do vậy việc nghiên
cứu đổi mới chương trình, nội dung, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy ở các bậc học phổ
thông cũng rất cần thiết.
Đối với các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học kinh tế và công nghệ, cần
chú ý đến định hướng phát triển bền vững cho khu vực Tây Bắc, tức là cải thiện cuộc sống của người
dân, phát triển kinh tế địa phương, gắn liền với bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên, môi trường.
Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La trong thời gian tới là đẩy mạnh phát triển sản xuât nông

nghiệp bền vững và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tây Bắc với diện tích đất tự nhiên rộng, tài
nguyên phong phú và sự đa dạng bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc - là không gian tiềm năng
cho các nghiên cứu nông lâm nghiệp, nghiên cứu văn hóa và phát triển cộng đồng.
3. Kết luận
Tây Bắc là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội , an ninh quốc
phòng của đất nước. Tây Bắc luôn thu hút được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, của các
ban, ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế (3).
Chúng ta có nhiều thuận lợi trong việc phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực,
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho, khẳng định vị thế của Nhà trường trong bối cảnh
đổi mới và hội nhập.
Việc xây dựng kế hoạch khoa học công nghệ phù hợp và sự nỗ lực, chủ động, kiên nhẫn, s áng
tạo để tổ chức thực hiện kế hoạch đó - sẽ giúp chúng ta có thêm những thành tựu, đạt được nhiều hơn
nữa các sản phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn, góp phần thực hiện thành công kế hoạch năm học
mới của Nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30/5/2011 về nội dung hoạt
động khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
[2] Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), 2007. Tài liệu tập huấn Quản lý Chu trình Dự án.
[3] Đoàn Đức Lân, 2014. Bài viết: "Nỗ lực vì sự phát triển vùng Tây Bắc" . Website: utb.edu.vn.
Nguồn: />3


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

[4] Công ty tư vấn du học ASCI , 2014. Giáo dục Singapore phát huy tiềm năng con người.
Nguồn: />
SOME IDEAS ON PLAN-MAKING OF SCIENTIFIC

AND TECHNOLOGICAL ACTIVITIES
Dr. Doan Duc Lan
Vice-rector, Tay Bac University
Abstract: This paper presents the author’s viewpoint towards plan-making of scientific and technological
activities and emphasizes on feasibility of the plan in relation to the university’s strategic directions and practices, regional
and local education in the context of renovation and globalization. Some guidelines are also proposed so that plan-makers
can base on to make the plan more workable and well-participated by lecturers. The paper also recommends some
necessary steps for the plan-making, the needed tools, and some possible research directions in the future.
Từ khóa: Sciencetific and technological, plan-making, participated.

4


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NÔNG NGHIỆP BẢO TỒN VÀ KHẢ
NĂNG ỨNG DỤNG CHO VÙNG TÂY BẮC VIỆ T NAM
ThS. Nguyễn Hoàng Phương
Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông Lâm nghiệp
Tóm tắt: Nông nghiệp bảo tồn sử dụng năng lượng sinh học không làm hại đến môi trường nhờ lớp phủ thực vật
và các chức năng nông học chính được đảm bảo. Kỹ thuật này khắc phụ c các trở ngại nông học, giúp các nhà nông học chủ
động giải quyết nguyên nhân, chứ không phải triệu chứng của các vấn đề. Tuy nh iên, để thực hiện được chúng ta cần đảm
bảo duy trì một ngưỡng sinh khối cần hoàn trả cho đất tối thiểu để hệ thống Nông nghiệp bảo tồn vận hành hiệu quả đồng
thời cần đạt được một sự chênh lệch lớn giữa “sinh khối hoàn trả cho đất - sinh khối mất đi” ngay trong những năm đầu
tiên. Để áp dụng nông nghiệp bảo tồn cho vùng cao Tây Bắc Việt Nam cần giải quyết triệt để các vấn đề về kỹ thuật làm
đất, diện tích đất sử dụng cho sản xuất, lựa chọn đúng đối tượng cây trồng chính và cây trồng xen đồng thời truyên truyền
nâng cao nhận thức của người dân về nông nghiệp bảo tồn.
Từ khóa : Nông nghiệp bảo tồn, che phủ, sinh thái, sinh khối, bơm sinh học, Tây Bắc .


1. Đặt vấn đề
Một số đặc điểm nổi bật của Nông nghiệp bảo tồn: Kỹ thuật gieo thẳng trên lớp phủ thực vật
thường xuyên lấy ý tưởng từ hệ sinh thái tự nhiên, không làm đảo lộn đất mà thậm chí còn thâm canh
đất. Như vậy, hoạt tính của chất hữu cơ trong Nông nghiệp bảo tồn gần giống trong hệ sinh thái tự
nhiên và các sinh vật sống của đất đóng một vai trò quan trọng. Nhìn chung, việc sử dụng hàng loạt
năng lượng công nghiệp phục vụ canh tác của nền nông nghiệp truyền thống được thay thế bằn g việc
sử dụng năng lượng canh tác sinh học không làm hại đến môi trường.
Việc quản lý các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn dựa trên mô hình vận hành tổng hợp của hệ
sinh thái trồng trọt. Trước tiên, thông qua sản lượng và mức độ hoàn trả sinh khối cao, việc q uản lý
này có mục đích là tăng tỷ lệ chất hữu cơ của đất (và duy trì tỷ lệ ở mức cần thiết) và tăng hoạt tính
sinh học (cường độ và đa dạng sinh học) vốn là hai yếu tố cơ bản cho sự vận hành hiệu quả của Nông
nghiệp bảo tồn và thực hiện các chức năng bổ tr ợ khác nhau:
- Tích trữ, huy động và điều tiết các dòng chất dinh dưỡng và nước;
- Điều hòa các bất thường về thời tiết;
- Phòng chống dịch hại, v.v.
Như vậy, các chức năng nông học chính được đảm bảo trước tiên là nhờ sự đa dạng chức năng
sinh học trong các hệ thống (điều mà các hệ thống truyền thống đã đánh mất). Với mục đích là đảm
bảo sản lượng các cây trồng chính (để đáp ứng nhu cầu của người nông dân và các đòi hỏi của thị
trường), các hệ thống này bao gồm cả các cây che phủ được lựa chọn để đảm nhiệm các chức năng
sinh thái hệ cơ bản (làm tơi xốp đất, tuần hoàn và huy động các chất dinh dưỡng, kiểm soát cỏ dại và
côn trùng có hại, v.v.).
Hơn nữa, phương thức vận hành của các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn giúp cho tác động tới
môi trường của các “hành vi sai lầm” (bón nhiều phân hóa học hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sai
quy định) được hạn chế nhờ lớp phủ thực vật và hoạt tính sinh học, ngược lại so với các hệ thống truyền
thống mà trong đó việc sử dụng thái quá các chất nêu trên thường dẫn đến tình trạng ô nhiễm cao.
Các hệ thống cây trồng trong Nông nghiệp bảo tồn được thiết kế và làm phù hợp để khắc phục
các trở ngại nông học chính đã được xác định và xếp theo thứ tự ưu tiên. Chúng chủ động giải quyết
nguyên nhân, chứ không phải triệu chứng của các vấn đề thông qua việc bảo vệ (phòng ngừa) và phục
hồi (điều trị) đất đai và sự cân bằng sinh thái. Hơn nữa, chúng còn cung cấp một số dịch vụ sinh thái


5


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

hệ, đặc biệt với một tác động rất tích cực trong lĩnh vực lưu giữ cacbon và giảm khí gây hiệu ứng nhà
kính (trong khi các hệ thống truyền thống lại “làm mất” cacbon).
Các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn “sung sức” nhất là các hệ thống có khả năng đảm bảo các
chức năng sinh thái hệ trong những điều kiện thực hiện khác nhau. Người ta cũng tìm cách biến các h ệ
thống này càng bền
vững càng tốt, nghĩa
là có khả năng phục
hồi và phát triển
bình thường sau khi
đã chịu một sự cố
lớn.
Cuối cùng,
các hệ thống Nông
nghiệp bảo tồn được
điều chỉnh phải hài
hòa với điều kiện
của các nông hộ, với
các hạn chế và các
phương tiện của người nông dân, và tài sản của họ, trong một bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể (nhu cầu
và cơ hội của thị trường, hạn chế rủi ro, v.v)[1].
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Điều kiện triển khai các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn

Các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn chủ yếu dựa vào chất lượng và khối lượng của sinh khối
được sản xuất và hoàn trả cho lớp phủ và cho đất (sinh khối bề mặt và rễ). Chất lượng sinh khối có vai
trò trong các dạng chức năng sinh thái hệ cần thực hiện, trong khi khối lượng lại ảnh hưở ng trực tiếp
tới cường độ của các chức năng này. Tồn tại một ngưỡng sinh khối cần hoàn trả cho đất, nếu đạt hoặc
vượt ngưỡng này thì các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn sẽ vận hành hiệu quả, dưới ngưỡng này thì
chúng sẽ vận hành kém. Ngưỡng này tương ứng với khối lượng chất hữu cơ được khoáng hóa. Nó thay
đổi chủ yếu tùy theo khí hậu, chất lượng sinh khối, đất và phương thức quản lý đất (cày cuốc hay
không). Nếu sự cung cấp cao hơn ngưỡng này, đất (và cây trồng) sẽ hưởng lợi từ chúng theo tỷ lệ
thuận với hiệu số “sinh khối hoàn trả - sinh khối mất đi do khoáng hóa”.
Ngược lại, các hệ thống với mức hoàn trả chất hữu cơ thấp hơn khối lượng đã mất đi (trường
hợp của các hệ thống có sản lượng sinh khối thấp và/hoặc khai thác quá mức, đặc biệt là để làm thức
ăn gia súc) không cho phép duy trì bền vững định mức chất hữu cơ của đất. Chúng chỉ có thể làm
chậm sự suy thoái của đất và đảm nhiệm một vài chức năng nông học, điều này sẽ hạn chế hiệu quả và
lợi ích của chúng. Thông thường, các hệ thống này được xếp vào trong một thuật ngữ chung là nông
nghiệp bảo tồn, chúng không cho phép duy trì một lớp phủ thực vật thường xuyên. Vì vậy, chúng
không đáp ứng được định nghĩa về kỹ thuật gieo thẳng trên lớp phủ thực vật thường xuyên vốn là một
dạng đặc biệt của nông nghiệp bảo tồn (và dạng này cung cấp rất nhiều hệ thống khác nhau, dựa trên
một số nguyên tắc cần tuân thủ).

6


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

Để nhanh được hưởng lợi từ tác động của cá c thực hành Nông nghiệp bảo tồn , cần đạt được
một sự chênh lệch lớn giữa “sinh khối hoàn trả cho đất - sinh khối mất đi” ngay trong những năm đầu
tiên sau khi triển khai các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn. Sự chênh lệch lớn sẽ cho phép các hệ thống
này thực hiện các chức năng sinh thái hệ của chúng, và dẫn đến sự cải tạo nhanh đất đai và sự phục hồi

cân bằng sinh thái. Sự cải thiện này sẽ tạo thuận lợi để đạt được sản lượng sinh khối cao và cho phép
tiếp tế dễ dàng cho “máy bơm” của các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn trong những năm tiếp theo.
Trên đất nghèo kiệt, việc thu được sản lượng sinh khối cao trong những năm đầu đượ c thực
hiện thông qua sự phục hồi độ phì bằng phân bón (hữu cơ hoặc vô cơ), hun đất và/hoặc sử dụng các
cây che phủ có khả năng sản xuất sinh khối cao trên đất có độ phì kém. Đất càng suy thoái thì việc
“khởi động” các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn càng khó, càng lâu và/hoặc tốn kém.
Dưới một mức độ suy thoái nhất định thì việc triển khai Nông nghiệp bảo tồn không mang lại
hiệu quả kinh tế trong những năm đầu và cần có sự đầu tư. Ngược lại, trong rất nhiều bối cảnh nông
nghiệp, sự đa dạng cao của các hệ thống và của các quy trình kỹ thuật trong Nông nghiệp bảo tồn cho
phép thích ứng với đa số các tình hình kinh tế - xã hội. Nó cho phép đề xuất các hệ thống có hiệu quả
kinh tế, bền vững và có lợi, phù hợp với điều kiện và có mức độ rủi ro có thể chấp nhận đ ược đối với
các dạng nông hộ khác nhau. Tuy nhiên, sự đa dạng của các hệ thống và lợi ích của chúng, cũng như
mức độ dễ triển khai của chúng, phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, v.v.)
và kinh tế - xã hội (hệ thống nông nghiệp, hệ thống chăn nuôi, điều kiện thị trường, các quy tắc cộng
đồng, v.v.). Nếu môi trường càng ít bị hạn chế (không gian và các phương tiện sẵn có, sức ép lên sinh
khối thấp, v.v.) thì khả năng cải thiện càng cao, với các hệ thống dễ quản lý. Ngược lại, nếu môi
trường càng bị hạn chế (sức ép lên sinh khối cao, tiềm năng sản lượng thấp, các phương tiện bị hạn
chế, v.v.) thì càng phải cẩn trọng để lựa chọn cá c hệ thống Nông nghiệp bảo tồn và phương thức quản
lý phù hợp[1].
2.2. Khả năng ứng dụng Nông nghiệp bảo tồn tại vùng Tây Bắc Việt Nam
2.2.1. Mức độ đáp ứng và giải pháp về đất canh tác và cây trồng
Đất canh tác vùng cao Tây Bắc Việt Nam đa phần là đất dốc với diện tích khoảng 284.345 ha,
trong đó 75% là đất đang bị suy thoái nghiêm trọng do phương thức canh tác truyền thống của người
dân là phát - đốt.
Đây là khó khăn lớn cho các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn vì thời gian để xây dựng hệ thống
sẽ lâu dài hoặc tốn kém chi phí ban đầu cho việc cải tạo đất. Như vậy một số giải pháp có thể áp dụng
cho vùng Tây Bắc là:
- Dừng việc đốt nương, tiến hành phát dọn nương nhưng không đốt;
- Chuyển dịch ngay diện tích đất còn tốt, đất mới khai hoang sau bỏ hóa sang canh tác theo
hướng nông nghiệp bảo tồn để giảm thời gian và công sức cải tạo đất;

- Áp dụng kỹ thuật canh tác không làm đất hoặc làm đất tối thiểu ;
- Bỏ hóa diện tích đất canh tác đã bị thoái hóa để phục hổi lại sức sản xuất của đất ;
- Tăng cường thâm canh đất bằng để đảm bảo an ninh lương thực và giảm áp lực lên đất dốc .
Hiện nay đất canh tác đang được sử dụng chủ yếu đề trồng các loài cây lương thực như Ngô,
Lúa, Sắn và Cây công nghiệp như Cà phê, Cao su. Trong các loài cây trồng trên không phải loài cây
nào cũng có thể áp dụng các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn do đặc điểm sinh học và nhu cầu sinh thái

7


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

khác nhau dẫn đến việc áp dụng biện pháp làm đất cần phải nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện. Một số
loài cây trồng có thể áp dụng ngay các biện pháp kỹ thuật của Nông nghiệp bảo tồn gồm:
- Cây lương thực: Cây Ngô, cây Lúa nương, cây Sắn.
- Cây công nghiệp: Cây Cà phê, cây Chè.
2.2.2. Mức độ đáp ứng và giải pháp về điều kiện khí hậu
Vùng Tây Bắc Việt Nam với đặc trưng khí hậu có một mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau với điều kiện khô hạn và lạnh dẫn đến việc cung cấp nước cho cây trồng xen - bơm
sinh học rất khó khăn. Đa phần các loài cỏ sử dụng cho Nông nghiệp bảo tồn hiện nay đều cần nước
đều đặn và ổn định trong cả năm dù không nhiều. Việc thiếu nước kết hợp với lạnh giá là yếu tố hạn
chế lớn đến việc áp dụng kỹ thuật bơm sinh học và sử dụng các loài cỏ nhập ngoại. Một số giải pháp
có thể áp dụng cho khu vực như sau:
- Sử dụng các loài cây họ đậu bản địa để trồng xen như các giống: Đậu Nho Nhe, Đậu
H’Mông…
- Sử dụng các loài cỏ hòa thảo bản địa trồng thành băng sau đó cắt và che phủ vào giữa luốn g
các loài cây trồng.
2.2.3. Mức độ đáp ứng và giải pháp về kinh tế - xã hội

Điều kiện sống của nông dân vùng Tây Bắc còn khá khó khăn mức thu nhập bình quân đầu
người chỉ đạt khoảng 904 nghìn đồng/năm. Trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, mức độ tiếp nhận và
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa cao dẫn đến việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo Nông nghiệp
bảo tồn sẽ gặp khó khăn lớn. Hơn nữa do giải pháp N ông nghiệp bảo tồn không mang lại lợi ích kinh
tế ngay trước mắt nên việc thuyết phục người dân chấp n hận và áp dụng kỹ thuật này là vấn đề không
hề dễ dàng. Để áp dụng được kỹ thuật N ông nghiệp bảo tồn cần tiến hành một số giải pháp sau:
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân về tác hại của xói mòn đất, canh tác theo
hình thức phát đốt và những ưu điểm của Nông nghiệp bảo tồn;
- Xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật để người dân thăm quan, học tập;
- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho cán bộ và người dân khu vực.
3. Kết luận
Hệ thống Nông nghiệp bảo tồn giúp việc sử dụng hàng loạt năng lượ ng công nghiệp phục vụ
canh tác của nền nông nghiệp truyền thống được thay thế bằng việc sử dụng năng lượng canh tác sinh
học không làm hại đến môi trường. Đồng thời các chức năng nông học chính được đảm bảo: Sản
lượng các cây trồng chính, Các chức năng sinh thái hệ cơ bản .
Phương thức vận hành của các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn giúp cho tác động tới môi
trường của việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu được hạn chế nhờ lớp phủ thực vật và hoạt
tính sinh học.
Các hệ thống cây trồng trong Nông nghiệp bảo tồn được thiết kế và làm phù hợp để khắc phục
các trở ngại nông học giúp chủ động giải quyết nguyên nhân, chứ không phải triệu chứng của các vấn
đề thông qua việc bảo vệ (phòng ngừa) và phục hồi (điều trị) đất đai và sự cân bằng sinh thái.
Các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn được điều chỉnh phải hài hòa với điều kiện của các nông hộ,
với các hạn chế và các phương tiện của người nông dân, và tài sản của họ, trong một bối cảnh kinh tế xã hội cụ thể (nhu cầu và cơ hội của thị trường, hạn chế rủi ro, v .v).

8


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014


Tồn tại một ngưỡng sinh khối cần hoàn trả cho đất và nếu đạt hoặc vượt ngưỡng này thì các hệ
thống Nông nghiệp bảo tồn sẽ vận hành hiệu quả, và dưới ngưỡng này thì chúng sẽ vận hành kém.
Để nhanh hưởng lợi từ nông nghiệp bảo tồn cần đạt được một sự chênh lệch lớn giữa “sinh
khối hoàn trả cho đất - sinh khối mất đi” ngay trong những năm đầu tiên sau khi triển khai các hệ
thống Nông nghiệp bảo tồn. Đất càng suy thoái thì việc “khởi động” các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn
càng khó, càng lâu, càng tốn kém.
Để áp dụng Nông nghiệp bảo tồn cho vùng cao Tây Bắc Việt Nam cần giải quyết triệt để các
vấn đề về kỹ thuật làm đất canh tác, diện tích đất sử dụng cho sản xuất, lựa chọn đúng đối tượng cây
trồng chính và cây trồng xen đồng thời truyên truyền nâng cao n hận thức của người dân về Nông
nghiệp bảo tồn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hải Thanh, 2010. Sổ tay thực hành gieo thẳng tại Madagasca (Bản dịch tiếng
Pháp). Dự án: Hỗ Trợ Phát Triển Nông Nghiệp Sinh Thái tại khu vực Miền Núi Việt Nam .
[2] Boulakia S, Kou P. Leng V, Sar V, 2011. Introduction to DMC cropping systems - Case
study of Cambodia. CA Workshop 2nd.
[3] Chabierski S, Sona S, & Séguy L, 2011. Design of DMC cropping system for sustainable maize
production in Cambodia. CA Workshop 2nd.
[4] Jean A. Saludadez, 2011. Technology knowledge network in CA narrative of a farmer. CA
Workshop 2nd.
[5] João Carlos de Moraes Sá, 2011. History of Conservation Agriculture in Brazil. CA Workshop 2nd.
[6] João Carlos de Moraes Sá, 2011. Managing C by CS in CA for C sequestration, soil quality,
crop profitability and enviroments. CA Workshop 2nd.
ADVANTAGES OF CONSERVATION AGRICULTURE AND THE ABILITY
TO APPLY FOR THE NORTHWEST REGION OF VIET NAM
Nguyen Hoang Phuong M.A
Center of Agriculture and Forestry Science
Abstract: Bioenergical conservation agriculture does not harm the environment because vegetation and major
agronomic functions is guaranteed. This technique overcome agronomic obstacles helps ogronomic scientist proactively
address the cause, but not only the symptoms of the problem. However, there exists a threshold biomass required to

reimburse the land and if they meet or exceed this threshold, the system of new Conservation agriculture should operate
efficiently and gain a big difference between " biomass reimburse soil-biomass loss " within the first year. To apply this
agricultural conservation to the upland northwest Vietnam needs to thoroughly solve the technical problems of soil, land
use for production, choosing right crops and simultaneous intercrop Council propagate the awareness of the people about
conservation agriculture.
Key worlds: Conservation agriculture, mulch, ecology, biomass, bio-pum, North-Western.

9


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI VÀ TIỀM NĂNG CỦA MỘT SỐ
GIỐNG CỎ TRỒNG TẠI KHU VỰC NÚI CAO TÂY BẮC
TRONG GIAI ĐOẠN TUỔI THIẾT LẬP
CN. Bùi Văn Hảo, CN. Lê Xuân Tùng,
CN. Nguyễn Thị Quyên, ThS. Vũ Thị Thảo
Khoa Nông Lâm
Tóm tắt: Để khắc phục tình trạng thiếu thức ăn cho gia súc vào vụ đông ở vùng núi Tây B ắc. Qua quá trình
khảo sát thực tế tại địa phương và những ưu điểm khi trồng cây thức ăn như giải quyết được tình trạng thiếu thức ăn nói
chung, góp phần tăng cường độ màu mỡ đất, chống xói mòn, giải quyết được tình trạng thiếu lao động, p hát triển mang
tính bền vững, chúng tôi đã tiến h ành trồng 6 giống cỏ nhập nội (cỏ Mulato, cỏ Guatemala, cỏ ghine, cỏ pát, cỏ Voi, cỏ
VA06), hai giống cỏ bản địa( cỏ Lau, cỏ Gai) tại khu vườn thực nghiệm Khoa Nông Lâm - Trường Đại học Tây Bắc trong
khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 với mục đích đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất
chất xanh của 8 giống cỏ trong giai đoạn tuổi thiết lập. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB)
với 8 công thức và 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy bước đầu có thể lựa chọn mộ t số giống cỏ có tỷ lệ sống và
năng suất cao như cỏ Voi (94,12%; 21,31tấn/ha/lứa), cỏ Guat emala (95,61%; 13,24 tấn/ha/lứa ), cỏ Mulato (93,50%;
15,30 tấn/ha/lứa) để trồng ở khu vực Tây Bắc.

Từ khóa: Cỏ Mulato, cỏ VA06, cỏ Voi, cỏ Ghine, cỏ Pát, cỏ Guatemala .

1. Đặt vấn đề
Khu vực Tây Bắc được biết tới là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, bao
gồm 6 tỉnh là Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái. Đây là khu vực rộng lớn
(5,64 triệu ha) và mật độ dân số thấp (dân số toàn khu vực chỉ có 3,5 triệu người). Với địa hình đồi
núi hiểm trở, diện tích đất rừng và đất đồi chiếm chủ yếu nên Tây Bắc rất có tiềm năng về phát triển
chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ. Hàng năm số lượng đàn trâu bò của các tỉnh không ngừng được tăng
lên. Cụ thể với tỉnh Sơn La, năm 2000 tổng số lượng bò của toàn tỉnh mới chỉ là 87.600 con thì đến
năm 2011 đã tăng lên 188.000 con, Việc phát triển ngành chăn nuôi trâu bò không chỉ giúp người
dân tăng thêm thu nhập mà còn gọp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. Mặc dù ngành chăn
nuôi trâu bò của khu vực Tây Bắc đã đạt được những thành công, tuy nhiên nó còn gặp không ít
những khó khăn, thách thức như vấn đề giống, nguồn thức ăn.. .
Với đặc điểm thời tiết của khu vực, mùa đông khô, lạnh và kéo dài. Vì vậy tình trạng
thiếu thức ăn cho trâu bò vào mùa đông diễn ra phổ biến. Số lượng trâu bò bị chết rét trong mùa
đông do thiếu thức ăn không ngừng tăng lên. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn này, trong khuôn
khổ hoạt động của dự án JICA nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả
năng thích nghi và tiềm năng của một số giống cỏ trồng tại khu vực núi cao Tây Bắc trong giai
đoạn tuổi thiết lập”.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất chất xanh của các giống trong
giai đoạn tuổi thiết lập.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 8 công thức và 3 lần
nhắc lại. Trong thí nghiệm đảm bảo sự đồng đều về thời gian, địa điểm, phân bón,….Chỉ khác nhau
về yếu tố thí nghiệm, đó là giống cỏ khác nhau.

10



Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

2.3. Kết quả và thảo luận
2.3.1. Tỷ lệ sống của các giống cỏ
Bảng 2.1. Tỷ lệ sống của các giống cỏ thí nghiệm sau trồng 30 ngày (%)
Giống cỏ

STT

Tỷ lệ sống (%)

1

Cỏ Voi

94,12

2

Cỏ VA06

93,54

3

Cỏ Guatemala


95, 61

4

Cỏ Mulato

93,50

5

Cỏ Ghinê

97,24

6

Cỏ Pát

96,32

7

Cỏ Gai

63,37

8

Cỏ Lau


45,23

Tỷ lệ sống của các giống cỏ thí nghiệm sau khi trồng 30 ngày đều đạt ở mức cao. Hầu hết các
giống cỏ đều đạt tỷ lệ sống trên 90% do được trồng bằng hệ thống hom thân và rảnh thân nên khả
năng mọc mầm nảy chồi và ra rễ tốt hơn so với gieo bằng hạt. Trong các giống cỏ thí nghiệm chỉ
riêng 2 giống cỏ bản địa đạt tỷ lệ sống thấp cỏ Lau (45,23%), cỏ Gai (63,37%).
2.3.2. Chiều cao của các giống cỏ
Bảng 2.2. Chiều cao của các giống cỏ ở các ngày tuổi
Chiều cao của cỏ ở các ngày tuổi (cm)

Giống cỏ

Cỏ Voi

45
ngày tuổi
69,56 ± 4,47

60
ngày tuổi
123,67 ± 3,21

75
ngày tuổi
151,45± 2,61

90
ngày tuổi
175,34±2,56


Cỏ VA06

68,43 ± 3,48

117,72 ± 5,87

144,86±5,83

168,23±1,65

Cỏ Guatemala

41,25 ± 3,16

68,14 ± 3,26

102,92± 1,76

125,65±2,76

Cỏ Lau

69,25 ± 4,93

114,67 ± 7,43

147,85 ± 5,98

181,67±4,23


Cỏ Mulato

73,00 ± 2,12

93,60 ± 6,84

-

-

Cỏ Ghinê

74,24 ± 5,27

92,80 ± 6,32

-

-

Cỏ Pát

71,29 ± 3,66

88,93 ± 4,56

-

-


Cỏ Gai

40,81 ± 2,95

60,34 ± 3,78

-

-

Chiều cao của các giống cỏ có sự khác biệt giữa các nhóm cỏ. Nhóm cỏ thân bụi (cỏ Ghinê,
cỏ Pát, cỏ Mulato….) ở thời điểm 45 ngày tuổi, đạt được chiều cao tốt hơn so với nhóm cỏ thân
đứng (cỏ Voi, cỏ VA06…). Tuy nhiên đến thời điểm 60 ngày tuổi thì lại có sự thay đổi ngược lại,
nhóm cỏ thân đứng phát triển chiều cao nhanh và mạnh hơn nhóm cỏ thân bụi. Ở 60 ngày tuổi chiều
cao của cỏ Voi đạt 123,67 cm, trong khi đó chiều cao của cỏ Mulato chỉ đạt 93,60 cm. Sở dĩ có sự
thay đổi lớn giữa 2 nhóm cỏ vì nhóm cỏ thân bụi đến thời điểm 60 ngày tuổi, cỏ đã cơ bản thành
thục nên sự tăng về chiều cao châm hơn so với nhóm có thân đứng (đang trong giai đoạn phát triển
mạnh về chiều cao). Ở giai đoạn 90 ngày tuổi, chiều cao của 4 giống cỏ thân đứng đều đạt mức trên
100 cm. Trong đó cao nhất là cỏ Lau với chiều cao đạt 1,81 cm. Cỏ VA06 và cỏ Voi có chiều cao
gần tương đương nhau, lần lượt là 168,23 cm và 175,34 cm. Riêng chỉ có cỏ Guatemala đạt chi ều
cao thấp nhất, chiều cao của cỏ này chỉ đạt 125,65 cm.

11


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

2.4. Năng suất chất xanh của các giống cỏ

Bảng 2.3. Năng suất chất xanh của các giống cỏ ở ngày tuổi khác nhau
Giống cỏ

Năng suất chất xanh của các giống cỏ ở các ngày tuổi (tấn/ha/lứa)
45
ngày tuổi

60
ngày tuổi

75
ngày tuổi

90
ngày tuổi

Cỏ Voi

11,39b

21,31b

26,07b

30,38b

Cỏ VA06

12,51a


22,30a

27,27a

31,58a

Cỏ Guatemala

8,01d

13,24d

19,38c

24,12c

Cỏ Lau

6,59e

8,13f

11,42d

12,75d

Cỏ Mulato

11,86b


15,30c

Cỏ Ghinê

8,13d

10,32e

Cỏ Pát

10,66c

13,32d

Cỏ Gai

4,26f

6,41g

CV%

3,8

1,1

1,2

1,9


LSD0,05

0,61

0,27

0,52

0,92

Năng suất chất xanh của các giống cỏ có sự khác biệt rõ rệt. Ở 45 ngày tuổi thì cỏ VA06 và cỏ
Mulato là 2 giống cỏ cho năng suất chất xanh cao nhất tương ứng với 12,51 tấn/ha/lứa và 11,86
tấn/ha/lứa. Ở thời điểm này cỏ Lau và cỏ Gai cho năng suất chất xanh thấp nhất với mức năng suất
lần lượt tương ứng là 6,59 tấn/ha/lứa và 42,6 tấn/ha/lứa. Sang tới giai đoạn 60 ngày tuổi, năng suất
chất xanh của các giống cỏ có sự tăng mạnh. Cỏ Voi đạt mức năng suất chất xanh 21,31 tấn/ha/lứa,
cỏ Mulato đạt 15,30 tấn/ha/lứa. Đến thời điểm 90 ngày tuổi thì năng suất chất xanh của cỏ Voi,
VA06 cũng đạt được mức cao. Cụ thể mức năng suất của cỏ Voi đạt 30,38 tấn/ha/lứa, cỏ VA06 đạt
mức 31,58 tấn/ha/lứa. Qua đây có thể thấy, nhóm cỏ Ghinê, cỏ Voi, cỏ VA06, cỏ Pát, cỏ Mulato và
cỏ Guatemala là những giống cỏ có tiềm năng cho năng suất chất xanh cao, phù hợp với việc phát
triển các mô hình trồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc.

Năng suất chất xanh (tấn/ha/lứa)

Năng suất chất xanh của các giống cỏ tại
thời điểm 90 ngày tuổi
35
30
25
20
15

10
5
0

Series 1

Giống cỏ

3. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu bước đầu nhóm chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ s ống của các giống
cỏ nhập nội ( cỏ Mulato, cỏ Guatemala, cỏ ghine, cỏ pát, cỏ Voi, cỏ VA06) đều cao trên 90%, còn
hai giống cỏ bản địa (cỏ Lau, cỏ Gai) thì thấp, chiếm tỷ lệ 45,23% và 63,37% .
12


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

Năng suất chất xanh của các giống cỏ nhập nội cũng rất tốt, đạt cao nhất là cỏ VA06 với
31,58 tấn/ha/lứa ở thời điểm 90 ngày tuổi.
Bước đầu chúng tôi đã lựa chọn được một số giống cỏ năng suất cao như cỏ VA06, cỏ Voi,
cỏ Guatemala để trồng tại vùng núi cao Tây Bắc phù hợp với mô hình phát triển chăn nuôi gia súc
góp phần giải quyết tình trạng thiều thức ăn cho gia súc trong vụ đông.
Lời cảm ơn: Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các chuyên gia Nhật Bản, Ban
Quản lý dự án JICA, Ban chủ nhiệm Khoa Nông Lâm đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn
thành nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đoàn Ân, Võ Văn Trị, 1976. Gây giống và sử dụng một số giống cỏ năng suất cao . Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.

[2] Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Bùi Xuân An, Ngô Văn Mậu, 1985. Kết quả nghiên cứu
tập đoàn cỏ nhập nội , Tạp chí KHKT Nông nghiệp.
[3] Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, 1995. Các yếu tố tác động đến đồng cỏ, Giáo
ồng
cỏ và cây thức ăn gia súc . Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
đ
trình
[4] Trần Tấn Khanh, 2003. Đánh giá hiện trạng đồng cỏ tự nhiên và nghiên cứu một số biện
pháp kỹ thuật nhằm cải thiện nguồn thức ăn xanh cho gia súc (Luận án tiến sỹ nông nghiệp).

EVALUATION ON ADAPTABILITY AND POTENTIALITY OF SOME FORAGE SPECIES
IN NORTHWESTERN ALPINE REGIONS OF VIETNAM
IN THE YEAR OF ESTABLISHMENT
Bui Van Hao B.A, Le Xuan Tung B.A,
Nguyen Thi Quyen B.A, Vu Thi Thao M.A
Faculty of Agriculture and Forestry
Abstract: To overcome the lack of food for cattle in winter in the mountainous areas in the Northwest and
through our actual experiments in local community, planting food crops has proved to be of great advantages. It helps
solve to the problem of food shortage, make the soil more productive, control erosion, and resolve the lack of labors. We
has just planted 06 types of exotic grass (such as: Mulato grass, Guatemala grass, Ghine grass, Pat grass, Voi grass, VA06
grass). Among them, 02 types are local grass (Lau grass, Gai grass) which are in the garden of Faculty of Agriculture and
Forestry - Tay Bac University (from March to December 2013) with the pupose of evaluating the possible potential of
growth and yield of 8 species of grass in the year of establlishment. The experiment was arranged in a randomized
complete block design (RCB) with 8 treatments and 3 replicates. The results show that we can choose some kinds of grass
which have high possibility of survival and productivity such as elephant grass (94.12%; 21,31 tone/ha/ages), Guatemala
grass (95.61%; 13,24 tone/ha/ages ), Mulato grass (93.50%; 15,30 tone/ha/ages) to be planted in the local areas.
Key words: Mulato grass, King grass, Guatemala grass, VA06 grass, Ghine grass.

13



Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI
CÂY THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ TẠI SƠN LA
ThS. Vũ Đức Toàn, CN. Nguyễn Thị Quyên, CN. Nguyễn Thùy Trang,
ThS. Nguyễn Hoàng Phương, CN. Bùi Văn Hảo
Khoa Nông Lâm
Tóm tắt: Để khắc phục vấn đề thiếu thức ăn cho trâu bò trong vụ đông, một trong những giải pháp được đưa ra là
khảo sát cụ thể tình hình chăn nuôi trâu bò, tìm ra loài cây, cỏ có tiềm năng để trồng thử nghiệm và nhân rộng các mô h ình.
Kết quả khảo sát cho thấy tại tỉnh Sơn La, tập quán chăn nuôi của mỗi dân tộc có những đặc điểm khác nhau nhưng hầu hết
tất cả đều sử dụng phương pháp chăn thả tự do và phương pháp chăn dắt, phương pháp thâm canh không phổ biến. Có rất
nhiều loài cây, cỏ được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi nhưng tập trung chủ yếu vào 1 0 loài, trong đó có hai loài cỏ tiềm
năng có thể phát triển, đó là cỏ Gai và cỏ Lau. Bên cạnh đó, người dân đã và đang sử dụng 7 loại phụ phẩm nông nghiệp
làm thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, một số giống cỏ nhập nội có năng suất cao cũng đã bước đầu được người dân đưa vào
trồng làm thức ăn cho trâu bò.
Từ khóa: Chăn nuôi, trâu bò, cỏ bản địa, thức ăn gia súc.

1. Đặt vấn đề
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc của tổ quốc, là nơi sinh sống củ a 12 dân tộc anh em,
nhân dân trong vùng có truyền thống chăn nuôi từ lâu đời, ngoài việc cung cấp cho nhu cầu thực phẩm
của người dân, trâu bò còn là nguồn sức kéo không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp của địa
phương. Tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò hàng năm tăng khá (5,7%/năm), từ 263.700 con năm 2005
tăng lên 354.100 con năm 2011.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 2 năm trở lại đây, đàn trâu bò ở một số địa phương,
nhất là ở các vùng núi cao, có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng giảm sút về số lượng, nhưng chủ yếu xuất phát từ việc thiếu nguồn thức ăn trong mùa
đông và dịch bệnh. Mặt khác, diện tích rừng, b ãi chăn thả cho trâu bò ngày càng bị thu hẹp do

chuyển đổi mục đích sử dụng đất, người dân hầu hết vẫn áp dụng phương thức chăn nuôi quảng
canh, chăn thả tự do, ít trồng cỏ. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng chăn nuôi cũng như
các loài cây bản địa, nhập nội có tiềm năng để gây trồng phát triển l àm thức ăn cho trâu bò là hết sức
cấp thiết đối với khu vực nghiên cứu.
Trong khuôn khổ Dự án TBU - JICA, Nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát
triển một số cây thức ăn gia súc”, với mục đích điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi trâu bò tại khu
vực Tây Bắc; thu thập một số giống cây thức ăn gia súc bản địa và nhập nội để gây trồng thử nghiệm.
Đợt khảo sát được tiến hành từ tháng 9 đến hết tháng 12 năm 2012.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình chăn nuôi trâu bò, tình hình trồng và sử dụng thức ăn cho gia súc nhai tại
khu vực tỉnh Sơn La và thu thập thông tin về các giống cây thức ăn gia súc nhập nội tại các Viện,
Trung tâm tại Hà Nội và các vùng lân cận.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát tình hình tình hình trồng và sử dụng các loài cây làm thức ăn chăn nuôi trâu bò tại
khu vực nghiên cứu.
- Thu thập thông tin và đưa ra danh sách các loại cây, cỏ bản địa có khả năng gây trồng, phát
triển làm thức ăn cho trâu bò trong mùa đông.
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về các giống cây thức ăn gia súc nhập nội tại các viện,
14


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

trung tâm, nông trường.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra, phỏng vấn các nông
hộ chăn nuôi tại 3 huyện Thuận Châu, Mai Sơn và Mộc Châu của tỉnh Sơn La bằng hệ thống câu hỏi

được thiết kế sẵn trong phiếu điều tra, kết hợp quan sát thực tế tại thực địa. Đồng thời, tiến hành điều
tra, tìm hiểu về các loài cỏ nhập nội tại 3 đơn vị: Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì – Hà
Nội; Viện Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) Phú Thọ; Trung tâm Nghiên cứu phát
triển chăn nuôi miền núi Sông Công - Thái Nguyên.
Phương pháp xử lí, phân tích, tổng hợp thông tin: Ghi chép chi tiết các thông tin dựa trên quan
sát, phỏng vấn để tổng hợp số liệu, đánh giá về việc cung cấp nguồn thức ăn, phương thức chăn nuôi
và nguyên nhân dẫn đến thiếu thức ăn cho trâu bò vào mùa đông. Các thông tin được tổng hợp dựa
trên kết quả thống kê và phân tích định lượng, định tính để đưa ra được những đánh giá chung về thực
trạng chăn nuôi và sử dụng các loài cây cỏ làm thức ăn cho trâu bò tại khu vực nghiên cứu.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Tình hình chăn nuôi gia súc tại địa phương
3.1.1. Quy mô chăn nuôi
Quy mô chăn nuôi được chia thành 3 mức độ: Nuôi ít hơn 5 con; Từ 5 - 10 con và trên 10 con.
Kết quả điều tra theo từng huyện được tổng hợp trong Hình 3.1.1.

Hình 3.1.1. Biểu đồ quy mô chăn nuôi theo từng huyện

Kết quả điều tra cho thấy, quy mô chăn nuôi có sự khác biệt giữa 3 huyện: Mộc Châu có số hộ
chăn nuôi quy mô trên 10 con cao nhấ t với 25% số hộ được phỏng vấn, tỷ lệ này ở Thuận Châu và Mai
Sơn tương ứng với 15% và 0%. Số hộ nuôi dưới 5 con chiếm tỷ lệ cao nhất là huyện Mai Sơn (82,5%;
Thuận Châu 47,5%; Mộc Châu 40%), lý do chính Mai Sơn là vùng canh tác Ngô và cây công nghiệp
như Cà Phê, mía điển hình của tỉnh, không có nhiều bãi chăn thả, diện tích trồng cỏ ít. Mặt khác, theo
ý kiến của người dân việc sử dụng tràn làn không kiểm soát thuốc trừ cỏ trong canh tác Ngô, đã gây
ngộ độc cho trâu bò khi ăn cỏ tại những khu vực này, nên c ác hộ gia đình thường nuôi nhốt với số
lượng ít. Nguồn thức ăn chính cho trâu bò người dân tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, như thân
cây Ngô, ngọn mía, rơm rạ. Thuận Châu và Mộc Châu diện tích rừng còn nhiều, nên số hộ nuôi từ 5
con trở lên cao hơn, do áp dụng phương thức chăn thả tự do, phụ thuộc vào tự nhiên là chính, mất ít
công chăm sóc.

15



Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

3.1.2. Cơ cấu đàn trâu bò theo từng huyện

Hình 3.1.2. Biểu đồ cơ cấu đàn trâu bò theo từng huyện

Cơ cấu đàn là một chỉ tiêu quan trọng cho biết mục tiêu chăn nuôi lấy sức kéo hay sản xuất
thịt. Tại khu vực nghiên cứu, giống trâu bò chủ yếu là giống bản địa, hoàn toàn thích hợp với phương
thức chăn thả tự do. Về tỷ lệ đực cái, Mai Sơn có tỷ lệ trâu bò đực cao nhất với 64%, con số này tại
Thuận Châu và Mộc Châu là 30% và 36%, với lý do người dân nuôi lấy sức kéo là chính. Các huyện
Thuận Châu và Mộc Châu, ngoài sử dụng làm sức kéo, các hộ gia đình chăn nuôi trâu bò sinh sản và
lấy thịt, nên cơ cấu đàn tương đối đồng đều.
3.1.3. Phương thứ c chăn nuôi

Hình 3.1.3. Biểu đồ phương thức chăn nuôi theo từng huyện

Phương thức nuôi, đề tài chia thành 3 phương thức: Quảng canh; bán thâm canh và thâm canh.
Kết quả điều tra cho thấy, phương thức nuôi quảng canh vẫn là phương thức phổ biến tại khu vực
nghiên cứu, với tỷ lệ cao (88 - 100%) tại 2 huyện Thuận Châu và Mộc Châu, khu vực còn nhiều rừng
làm nơi chăn thả, người dân không có thói quen dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa đông, đây cũng
là nguyên nhân làm trâu bò chết nh iều do thiếu sức chống chịu. Tại Mai Sơn tỷ lệ nuôi quảng canh
thấp nhất với 27% số hộ trả lời áp dụng, còn lại là chăn nuôi theo phương thức thâm canh và bán thâm
canh (chăn dắt kết hợp nuôi nhốt) với tỷ lệ tương ứng là 40% và 33%.
3.2. Tình hình trồng và sử dụng cây, cỏ làm thức ăn cho trâu bò
3.2.1. Các loài cây, cỏ bản địa
Kết quả điều tra cho thấy, tại khu vực nghiên cứu thành phần các loài thực vật vô cùng đa dạng

nên thức ăn tự nhiên của trâu bò theo phương thức chăn thả tự do cũng rất phong phú, nh óm nghiên
cứu đã thống kê được 1 0 loài cây cỏ phổ biến và trâu bò thường ăn nhiều, trong đó có 2 loài cây tiềm
năng có khả năng gây trồng là Cỏ Lau và Cỏ Gai.
16


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

Bảng 3.2.1. Danh mục các loài cây, cỏ bản địa dùng làm thức ăn cho trâu bò
Tên địa phương

STT

Tên khoa học

1

Cỏ Lau

Saccharum arundinaceum Rotz

2

Cỏ Chít

Thysanolena maxima (Roxb) Kantz

3


Cỏ Tranh

Imperata cylindrica (Linn) Beauv

4

Cỏ Mần Trầu

Eleusine indica (Linn) Gaertn

5

Thài lài rừng

Forrestica marginatus Hassk

6
7
8

Giang
Tre lộc ngộc
Bương

Ampelocalamus patellaris (Gambl)
Bambusa bambos (L.) Voss
Dendrocalamus fragelliferus

9


Cỏ Cứt lợn

Ageratum conyzoides L.

10

Cỏ Gai

Cynodon dactylon L.

Ngoài các loài cây cỏ tự nhiên thì phụ phẩm nông nghiệp cũng là nguồn thức ăn cho trâu bò,
đặc biệt là vào mùa đông, được người dân tận dụng. Địa phương sử dụng nhiều nhất là Mai Sơn, do
đây là vùng chuyên canh Ngô, Mía điển hình của tỉnh Sơn La. Phương pháp xử lý thức ăn tích trữ cho
mùa đông chủ yếu là dự trữ rơm khô và bổ sung thức ăn xanh b ằng thân cây chuối, ngọn mía, lá tre,...
3.2.2. Phụ phẩm nông nghiệp
Bảng 3.2.2. Danh mục một số loài cây cho phụ phẩm làm thức ăn cho trâu bò tại khu vực
STT

Tên phổ
thông

Tên khoa học

Phương thức sử dụng

1

Đậu tương


Glycine max (L.) Merr

Người dân sử dụng thân lá sau thu hoạch cho trâu bò
ăn thêm.
Một số hộ sử dụng thân lá cây ngô còn tươi cho trâu
bò ăn.
Thân cây sắn tươi được băm nhỏ cho trâu bò ăn thêm
vào mùa đông.

2

Cây ngô

Zea mays L.

3

Sắn

Manihot esculanta Crantf

4

Khoai lang

Ipomoea batats L.

Thân và lá khoai lang tươi

5


Rơm lúa

Oryza sativa L.

6

Cây chuối

Musa cocinea Andr

7

Cây mía

Saccharum officinarum

Rơm khô được tích trữ làm thức ăn dự trữ cho trâu bò
vào mùa đông.
Lá chuối tươi thường làm thức ăn cho trâu bò khi
hiếm thức ăn trong mùa đông.
Ngọn và lá mía là thức ăn ưa thích của trâu bò, nhưng
chỉ có nhiều ở Mai Sơn.

3.2.3. Các giống cỏ nhập nội
Qua điều tra tại các đơn vị ngoài tỉnh, nhóm nghiên cứu đã thu thập được 14 giống cỏ nhập nội,
đã được nghiên cứu và trồng thử nghi ệm tại nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có nhiều loài cỏ
có khả năng thích nghi với điều kiện khô, lạnh của vùng cao như cỏ Voi, Mulato,….

17



Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

Bảng 3.2.3. Danh mục một số loài cây cỏ nhập nội phổ biến
STT

Tên phổ thông

Tên khoa học

1

Cỏ Sả/Ghinê

Panicum maximum Jacq.,TD58

2

Cỏ Voi

Pennisetum purpureum Schumach

3

Cỏ VA06

P. purpureum x P. americanum


4

Cỏ Stylo

Stylosanthes guianensis (Aul) Swaptf

5

Cỏ Pangola

Digitaria decumbens

6

Cỏ Pát

Paspalum attratum

7

Cỏ Signal

Brachiaria decumbens

8

Cỏ Vetiver

Chrysopogon zizanioides


9

Cỏ Mutalo

B. ruziziensis x B. decumbens x B. brizantha

10

Cỏ Guatemala

Tripsacum andersonii

11

Keo dậu

Leucaena leucocephala

12

Cỏ Lông para

Brachiaria mutica

13

Cỏ Ruzi

Brachiaria ruziziensis


14

Cỏ Setaria

Setaria anceps

4. Kết luận
- Tình hình chăn nuôi trâu bò tại khu vực nghiên cứu chưa phát triển do người dân chăn nuôi
chủ yếu theo quy mô nhỏ lẻ, lấy sức kéo, ít đầu tư, nguồn thức ăn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên ;
- Tình hình trồng và sử dụng thức ăn cho gia súc tại khu vực nghiên cứu chưa phổ biến;
- Nguyên nhân gây chết trâu bò vào mùa đông một phần do thiếu thức ăn, công tác phòng
chống rét cho trâu bò chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là các bản vùng ca o;
- Có 2 loại cỏ bản địa có tiềm năng cần gây trồng thử nghiệm làm thức ăn cho trâu bò trong
mùa đông là Cây Lau và Cỏ Gai;
- 6 giống cỏ nhập nội có đặc tính sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
gồm: Cỏ Voi, Mulato, VA06, cỏ Sả, cỏ Pát, cỏ Guatemala, có thể gây trồng ở vùng cao.
Lời cám ơn: Chúng tôi gửi lời cám ơn tới Dự án TBU – JICA và các đối tác liên quan đã hỗ trợ
cho nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghiêm Văn Cường, 2008. Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ trồng nhập
nội trong quy trình thức ăn gia súc tại Công ty Giống bò sữa Mộc Châu , Luận văn thạc sĩ sinh học,
Đại học Thái Nguyên.
[2] Nguyễn Thiện, Lê Hòa Bình, 1994. Thức ăn cho gia súc nhai lại kỹ thuật trồng và sử dụng,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[3] Nguyễn Thiện, 2004. Trồng cỏ nuôi bò sữa , Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[4] Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2001. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc -gia cầm
Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[5] Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật, 1993.1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Thế giới.
18



Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

BREEDING SITUATION AND DEVELOPING POTENTIAL OF SOME PLANTS
USED FOR CATTLE IN SON LA, TBU - JICA PROJECT, 2012
Vu Duc Toan B.A, Nguyen Thi Quyen B.A, Nguyen Thuy Trang B.A,
Nguyen Hoang Phuong M.A, Bui Van Hao B.A
Faculty of Agriculture and Forestry
Abstract: Breeding cattle among ethnic minority communities in the North West area in recent years tend to
decline. One of the causes is that cattle often die of cold and lack of food during the winter. It is, therefore, necessary to
give out some solutions to this problem. We have made a survey on the situation to find out the kinds of grass for trial
planting and replicate the pattern. Also, it will contribute to solve the problems mentioned above. The survey results show
that in Son La province, Each ethnic group has different ways of husbandry practice but most use the method of free
grazing and shepherding, the method of intensive farming is not common. There are many species of feeding plants for
cattle but the local people mainly make use of 10 species, including Gai and Lau. In addition, people often use 7 kinds of
agricultural by products for cattle. Besides, some exotic kinds of grass have been planted in some areas but not common.
Keywords: Breeding, cattle, local-grass, agricultural products for cattle.

19


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

TÌNH HÌNH THU HÁI VÀ TIÊU THỤ NẤM MỐI (TERMITOMYCES
ALBUMINOSUS) TRONG TỰ NHIÊN TẠI TỈNH SƠN LA

ThS. Đặng Văn Công, TS. Đoàn Đức Lân,
ThS.Trần Quang Khải, CN.Vũ Phương Liên
Khoa Nông Lâm
Tóm tắt: Khảo sát nhằm thu thập các thông tin liên quan đến tình hình thu hái và tiêu thụ nấm Mối trong tự nhiên
phục vụ cho nghiên cứu và nuôi trồng nấm Mối trong điều kiện nhân tạo . Khảo sát được tiến hành tại huyện Quỳnh Nhai,
huyện Thuận Châu và khu vực Thành phố Sơn La , tỉnh Sơn La trong thời gian từ th áng 4 đến tháng 11 năm 2013. Đối
tượng được khảo sát đó là người thu hái và người bán nấm Mối. Kết quả khảo sát đã cho thấy việc thu hái nấm Mối trong
tự nhiên hoàn toàn dựa theo kinh nghiệm bản địa, sau đó được tiêu thụ ngay tại các chợ địa phương với giá 80.000 150.000 đồng/kg nấm tươi.
Từ khóa: Nấm Mối, thu hái, tiêu thụ.

1. Đặt vấn đề
Nấm là loại thực vật làm thức ăn rất ngon và nhiều chất bổ dưỡng, nhưng bên cạnh đó nấm
cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc ở người. Hiện nay do người nông dân quá lạm dụng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật làm cho cây nấm mọc tự nhiên cũng ảnh hưởng và nhiễm độc hại.
Khi thu hái nấm về ăn có thể xảy ra tình trạng ngộ độc cho người sử dụng.
Những năm gần đây thời tiết không thuậ n lợi, nắng nhiều hơn mưa nên nấm mọc giảm hơn so
với các năm trước. Đôi khi trong một khu vực mọc nấm Mối thỉnh thoảng cũng có đan xen một vài cây
nấm trông rất giống nhau nhưng nếu tinh mắt để ý kỹ sẽ thấy khác “loài”. Những người chuyên nghiệp
hái nấm n hiều khi cũng bị nhầm lẫn, vì mắt thường cũng rất khó để phân biệt giữa nấm độc và không
độc, đặc biệt là nấm mọc hoang ở vườn, ruộng và nấm hái trong rừng. Mặc dù đã có rất nhiều bài viết
cảnh báo về các vụ ngộ độc do ăn nấm dại, nấm rừng nhưng tình trạng này vẫn xảy ra thường xuyên
trong mùa thu hái nấm, nếu không kịp thời cứu chữa có thể dẫn đến tử vong hoặc làm tổn hại đến sức
khỏe.
Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần thu thập cơ sở dữ liệu về nấm Mối phục vụ nghiên cứu
nhân giống và nuôi trồng nấm Mối trong điều kiện nhân tạo chúng tôi tiến hành “Khảo sát tình hình
thu hái và tiêu thụ nấm Mối trong tự nhiên tại tỉnh Sơn La” .
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: T ừ tháng 4 đến tháng 11 năm 2013.
- Địa điểm: Huyện Qu ỳnh Nhai, huyện Thuận Châu; Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La .

2.2. Vật liệu nghiên cứu : Giống nấm Mối .
2.3. Nội dung nghiên cứu : Tình hình thu hái và tiêu thụ nấm Mối trong tự nhiên.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan sát trực tiếp: Quan sát tại các khu vực có nấm Mố i mọc xác định vị trí mọc nấm
(Rừng, vườn nhà hay nương rẫy).
2.4.2. Phỏng vấn : Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn bán định hướng với hai đối tượng: các hộ
dân thu hái nấm Mối, người bán nấm Mối ngoài chợ. Mỗi đối tượng phỏng vấn 30 phiếu được lựa
chọn dựa trên thông tin thu thập được từ khảo sát thực địa.
Các thông tin cần thu thập:
+ Đối tượng người thu hái nấm Mối: Khu vực mọc nấ m Mối; diện tích tổ nấm Mối; T hời điểm
mọc nấm Mối trong năm; Số đợt nấm Mối mọc/năm; Dấu hiệu thời tiết nhận biết sắp có nấm Mối
20


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

mọc; Thời gian từ khi thấy nấm Mối mọc lên khỏi mặt đất đến khi thu hái; đặc điểm của tổ nấm Mối;
Dụng cụ đào/lấy nấm Mối; độ sâu đào; Thời gian hái nấm Mối; Bộ phận thu hái; Số lượng nấm Mối
thu hái được/1 lần; Mục đích sử dụng sau khi thu hái; Cách sử dụng nấm Mối làm thực phẩm; Cảm
quan về mùi vị nấm Mối.
+ Đối tượng người bán nấm Mối: T hu mua của người thu hái hay trực tiếp t hu hái được rồi
mang bán; Địa điểm bán nấm Mối; giá bán/1 kg; Bán cho đối tượng nào; C ách bảo quản và thời gian
bảo quản.
2.4.3. Thu thập các tài liệu thứ cấp : Thu thập các thông tin về nấm Mối thông qua các báo
cáo khoa học, tài liệu tham khảo, tài liệu trên I nternet.
3. Kết quả
3.1. Tình hình thu hái nấm Mối trong tự nhiên tại Sơn La
Bảng 1. Tổng hợp kết quả phỏng vấn người thu hái nấm Mối

Nội dung

1

Khu vực mọc nấm Mối

Vườn nhà (vườn cà phê)
Nương rẫy (nương ngô)
Rừng tự nhiên

2
3

Diện tích tổ nấm Mối
Thời điểm mọc nấm Mối
trong năm
Số đợt nấm Mối mọc/năm

Rộng khoảng 3 – 5 m2
Tháng 5 dương lịch
Tháng 5 và tháng 7 dương lịch
Chỉ mọc 1 lần: tháng 5
Mọc 2 lần/năm: tháng 5 và tháng 7
Thời tiết oi bức, sau đó trời có mưa kho ảng
2 – 3 ngày là nấm mọc
Khoảng 3 – 4 ngày
Thu hái ngay khi tìm thấy tổ nấm Mối

100
83,33

16,67
83,33
16,67
100

Mọc chụm 2 – 3 cây/1 vị trí
Nấm mọc rải rác từng cây không đều
Đào bằng thuổng, dao
Nhổ bằng tay
Hái bất cứ khi nào tìm thấy nấm Mối
Hái vào sáng sớm (5-6 giờ sáng)
Đào sâu khoảng 2 0 – 30 cm
Thu tận gốc (toàn bộ cây nấm)
Thu phần thân (để lại gốc nấm)
Khoảng 2 – 3 kg/ tổ/ lần hái
Nếu tổ nấm mọc 2 lần/năm thì lần sau thu
được ít hơn lần trước
Được một vài cây
Để làm món ăn
Đem ra chợ bán
Nấu canh, hoặc xào
Ăn có vị ngọt, giòn, không có mùi

26,67
73,33
86,67
13,33
76,67
23,33
100

70
30
66,67

4
5
6

7
8
9
10
11

Dấu hiệu thời tiết nhận biết
sắp có nấm Mối mọc
Thời gian từ khi thấy nấm
Mối mọc lên khỏi mặt đất
đến khi thu hái
Phân bố của cây nấm tại tổ
nấm Mối
Dụng cụ đào/lấy nấm Mối
Thời điểm hái nấm Mối
trong ngày
Độ sâu đào
Bộ phận thu hái

12

Số lượng nấm Mối thu được/

1 lần (kg hoặc số cây nấm)

13

Mục đích thu hái

14
15

Cách chế biến
Mùi, vị khi ăn nấm Mối.

Trả lời

% Trên số người
được hỏi
10
30
60

STT

23,33
76,67

33,33
36,67
63,33
100
100


Hàng năm nấm Mối xuất hiện vào đầu mùa mưa, khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.
Thường nấm Mối xuất hiện ở nơi đất cao vì mối không thể làm ổ ở nơi đất quá ẩm ướt. Nấm Mối chủ
yếu mọc ở rừng tự nhiên (60%), một số mọc ở vườn cà phê (10%) hoặc nương ngô (30%), do một số
mảnh rừng bị chặt phá để trồng ngô và cà phê.
Theo thông tin thu thập từ người dân thì nấm Mối chủ yếu chỉ mọc 1 đợt/năm vào đầu tháng 5
21


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

dương lịch (83,33%), một số tổ Mối mọc 2 lần/năm (16,67%): Đợt 1 khoảng đầu tháng 5, đợt 2 vào
đầu tháng 7, đợt 2 nấm sẽ ra ít hơn đợt 1.
Kinh nghiệm từ những người thu hái nấm Mối cho biết khi trời nóng bức chuẩn bị có mưa, sau
khi mưa xong nấm Mối sẽ mọc (100%). Nấm Mối thường mọc tại những vị trí có tổ Mối (Kiểm tra
bằng cách: Đào xung quanh vị trí có nấm Mối mọc sẽ phát hiện thấy con Mối, hoặc khi trời mưa sẽ
thấy Mối cánh bay ra từ khu vực có nấm Mối mọc).
Thời điểm thu hái: Nấm Mối được thu hái vào sáng sớm, khoảng 5 - 6 giờ sáng (23,33%) đối
với các tổ nấm Mối mọc ở vườn nhà hoặc nương ngô gần nhà. Tuy nhiên phần lớn nấm Mối được thu
hái ngay khi người dân tìm thấy cây nấm Mối mọc (76,67%) vì nếu để lâu thì cây nấm bị già hoặc bị
người khác thu hái mất.
Cách thu hái: Việc thu hái nấm Mối diễn ra một cách tự nhiên, người dân vào rừng phát hiện
thấy nấm Mối thì thu hái. Một số người có kinh nghiệm thì đ ánh dấu vị trí nấm Mối mọc để năm sau tìm
đến thu hái. Theo kinh nghiệm của người dân nấm Mối sẽ tiếp tục mọc ra ở vị trí năm trước đã mọc.
Khu vực nấm Mối mọc rộng khoảng 3 - 5 m2. Khi phát hiện thấy nấm Mối, nếu như đất mềm
và ẩm thì có thể dùng tay nhổ cả cây (13,33%), nếu như đất cứng thì phải dùng dao hoặc thuổng đào
sâu khoảng 20 - 30 cm, sau đó nhổ cây nấm lên (86,67%).
Cây nấm mọc rải rác từng cây phân bố không đều (73,33%) hoặc mọc chụm 2 - 3cây/1 vị trí

(26,67%) từ sâu bên trong tổ Mối, nên khi thu hái người dân đào sâu 20 - 30 cm (100%) mới có thể thu
hái được cây nấm.
Phần lớn người dân thu hái toàn bộ cây nấm từ gốc đến mũ nấm (70%), một số người cho rằng
nên để lại phần gốc nấm để làm thức ăn cho Mối, năm sau nấm sẽ mọc nhiều hơn (30%).
Năng suất: Khối lượng nấm Mối thu hái được tùy thuộc vào từng tổ nấm Mối và tùy theo năm. Có
những tổ nấm Mối thu hái 2 - 3 kg (66,67%), có tổ chỉ thu hái được khoảng một vài cây nấm (33,33%).
Mục đích thu hái: Nấm Mối sau khi thu hái chủ yếu được mang ra chợ bán (63,33%) do hiện
nay nấm Mối có giá trị cao, một số hộ sử dụng làm thức ăn (36,67%).
Chế biến và mùi vị khi ăn nấm Mối: Nấm Mối có hương vị ngon, vị ngọt, giòn và không có
mùi khó chịu đặc trưng (100%). Sau khi thu hái nấm Mối được mang về nhà rửa sạch để bỏ phần đất
bám bên ngoài, sau đó có thể chế biến thành nhiều món ăn tùy thuộc vào sở thích và điều kiện của
từng gia đình. Một số hộ thì nấu canh nấm Mối cùng với rau ngót, một số hộ thì xào với thịt bò, các hộ
gia đình có điều kiện kinh tế thì cuốn n ấm Mối với thịt rồi nướng, hoặc các món ăn khác.

22


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

3.2. Tình hình tiêu thụ nấm Mối tại Sơn La
Bảng 2. Tổng hợp kết quả phỏng vấn người bán nấm Mối
STT

Nội dung

1
2


Cách thức thu mua và mang
bán
Địa điểm bán nấm Mối

3

Giá bán

4
5

Khoảng thời gian từ lúc hái
nấm xong đến khi mang bán
Cách bảo quản

6

Thời gian bảo quản

Trả lời
Thu mua lại của ngườ i thu hái được
Thu hái được và mang bán
Chợ địa phương
Bán dong trên đường
Bán buôn cho các hộ dân bán rau ở chợ.
Bán cho nhà hàng, quán ăn
80.000 – 100.000 đồng/kg
100.000 – 150.000/kg
Mang đi bán ngay sau khi thu hái
Để bảo quản

Tủ lạnh
Điều kiện thường (chỗ râm mát)
1 ngày
2 ngày

% trên số người được
hỏi
40
60
50
13,33
33,33
3,33
76,67
23,33
80
20
3,33
96,67
96,67
3,33

Vì nấ m Mối chỉ mọc trong tự nhiên nên lượng nấm Mối thu hái được ít. Trước đây phần lớn
nấm Mối sau khi thu hái về sử dụng trong gia đình, một số hộ dân thu hái được nhiều thì mới đem ra
chợ bán. Nhưng do giá nấm Mối cao nên hiện nay khi có nấm Mối người dân đề u mang nấm ra chợ
bán (60%) hoặc đi thu mua lại của người dân để bán (40%).
Địa điểm bán: Nấm Mối chủ yếu được bán tại các chợ địa phương (50%), bán buôn cho người
bán rau ở chợ (33,33%) hoặc bán rong trên đường (13,33%), chỉ có 3,33% người dân bán cho nhà
hàng và quán ăn.
Cách bảo quản: Đa phần nấm Mối sau khi thu hái được mang đi bán và bán hết trong ngày

(80%), tuy nhiên có những thời điểm nấm Mối mọc rộ, không bán hết nên người dân bảo quản để bán
vào ngày hôm sau (20%). Khoảng 96,67% người dân bảo quả n nấm Mối trong điều kiện thường, để
nơi râm mát, thời gian bảo quản được 1 ngày; C hỉ có 3,33 % người dân bảo quản nấm Mối trong tủ
lạnh (hộ có điều kiện kinh tế), thời gian bảo quản được 2 ngày.
Giá bán: Giá nấm Mối dao động từ 80.000 - 150.000 đồng/kg, t ùy vào thời điểm và tùy vào
lượng nấm nhiều hay ít. Vào đầu mùa, nấm Mối mới mọc nhu sử dụng nấm Mối cao, trong khi lượng
nấm Mối thu hái được ít nên bán được giá 100.000 - 150.000 đồng/kg (23,33%). Khi nấm mọc rộ thì
giá bán chỉ còn 80.000 - 100.000 đồng/ kg (76,67%). Tuy vậ y, nấm Mối vẫn được coi là có giá trị hơn
một số loại nấm trồng hiện nay (nấm Sò, nấm Rơm…).
Nhu cầu tiêu dùng: Nấm Mối rất được ưa thích nên lượng nấm Mối thu hái được không đủ đáp
ứng nhu cầu. Khách hàng muốn mua được nấm Mối thì phải đi ra chợ từ rất sớm (khoảng 6 - 7 giờ
sáng), vì lượng nấm Mối ít nếu không đi sớm sẽ không mua được, ngoài ra đi chợ sớm sẽ mua được
cây nấm tươi ngon hơn.
4. Kết luận
4.1. Kết luận
Thu hái: Nấm Mối được thu hái trong tự nhiên theo kinh nghiệm bản địa của người dân. Sau
khi thu hái nấm Mối được sử dụng để làm thức ăn hoặc mang bán.
Tiêu thụ: Nấm Mối được bán tại các chợ địa phương với giá từ 80.000 - 150.000 đồng/kg.
Lượng sản phẩm nấm Mối thu hái được không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
23


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

4.2. Đề nghị
Nấm Mối có giá trị kinh tế cao, hiện nay chưa có công trình khoa học nào công bố trồng thành
công nấm Mối trong điều kiện nhân tạo. Trường Đại học Tây Bắc đóng trên địa bàn tỉnh Sơn La - Nơi
có loài nấm Mối phát triển cần có những nghiên cứu chuyên sâu để nuôi trồng loại nấm này, góp phần

bảo tồn và phát triển những loại thực vật bản địa có giá trị.
Lời cảm ơn: Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới Dự án TBU – JICA và các đối tác liên quan đã
hỗ trợ cho nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] G2V Star, 2009. Nấm v à mối - M ối quan hệ cộng sinh . Ngu ồn: Phys Org.
-pha/25471_Nam -va-moi -Moi-quan-he
cong-sinh.aspx/ .
[2] Hồ Đình Hải, 2012. Nấm mối. Nguồn: />THE HARVEST AND CONSUME TO SELL (TERMITOMYCES ALBUMINOSUS)
IN NATURE IN SON LA PROVINCE
Dang Van Cong M.A, Dr. Doan Duc Lan,
Tran Quang Khai M.A, Vu Phuong Lien B.A
Faculty of Agriculture and Forestry
Abstract: The survey aims to collect information related to the collecting and consuming of Termite mushrooms in
nature and cater to research and cultivation Termite mushroom in the artificial conditions. The survey was conducted in
Quynh Nhai, Thuan Chau and Son La city area, Son La province during the period from April to November 2013, with two
objects that are surveyed person harvest and person sell Termite mushroom. Survey results showed that Termite
mushrooms to harvesting in nature based on local experience, immediately after harvest it is consumed in the local market
with prices 80.000 - 150.000/kg of fresh mushrooms.
Key worlds: Termite, harvest, sell.

24


Trường Đại học Tây Bắc

Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014

SÂU HẠI CÀ PHÊ CHÈ VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SÂU HẠI CHÍNH BẰNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CANH TÁC
ThS. Bùi Thị Sửu, TS. Vũ Quang Giảng

Khoa Nông Lâm
Tóm tắt: Sâu hại trên cà phê chè tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La được nghiên cứu năm 2013. Kết quả
cho thấy, 20 loài côn trùng trên cà phê, tập chung ở 7 bộ côn tr ùng đã được ghi nhận. Trong đó, 4 loài côn trùng gây hại chính
(Rệp sáp mềm nâu; S âu đục thân mình trắng; Mọt đục quả; Bọ xít muỗi). Dọn sạch cỏ và quả của năm ngoái làm giảm sự gây
hại của rệp sáp mềm nâu (22,2% cây bị hại) và mọt đục quả cả phê (10,2% quả bị hại). Tỉa cành tạo tán đúng kĩ thuật làm giảm
sự gây hại của rệp sáp mềm nâu (2,6 % cây bị hại) và sâu đục thân hại cà phê (5,13% quả bị hại).
Từ khóa: Sâu hại cà phê, rệp sáp mềm nâu, sâu đục thân mình trắng, mọt đục quả, biện pháp canh tác.

1. Đặt vấn đề
Với sự ưu đãi đặc biệt về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng cùng với sự sôi động của thị trường
cà phê, diện tích cà phê chè ở các tỉnh Tây Bắc đã liên tục tăng mạnh. Theo quyết định số 1987/QĐ BNN-TT ngày 21/8/2012 của Bộ NN-PTNT phê duyệt "Quy hoạch ngành cà phê VN đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030" thì đến năm 2020, diện tích cà phê chè ở vùng Tây Bắc được quy hoạch khoảng
9.500 ha. Trong khi đó, theo báo cáo của Cục Trồng trọt, đến hết năm 2011, tổng diện tích cà phê chè
ở vùng Tây Bắc (C hủ yếu tạ i Sơn La và Điện Biên) đã lên tới gần 9.000 ha. Tại tỉnh Sơn La, UBND
tỉnh cuối năm 2011 đã phê duyệt quy hoạch diện tích cây cà phê chè đến năm 2020 sẽ ổn định khoảng
10.000 ha. Tỉnh Điện Biên cũng cho biết, quy hoạch diện tích cà phê của tỉnh này đến năm 2020 sẽ
khoảng trên 6.000 ha. Như vậy theo “quy hoạch riêng” của Sơn La và Điện Biên thì đến năm 2020,
tổng diện tích cà phê chè ở 2 tỉnh này sẽ lên tới trên 16.000 ha, vượt 6.500 ha so với quy hoạch mà Bộ
NN-PTNT phê duyệt.
Bên cạnh những thành công kể t rên thì cà phê Việt Nam nói chung cũng như vùng Tây Bắc nói
riêng gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn đó là vấn đề dịch hại liên tiếp gây hại, làm
giảm năng suất và chất lượng cà phê.
Biện pháp hóa học là biện pháp có những ưu điểm dập dịch nha nh, dễ sử dụng. Biện pháp này
được áp dụng rộng rãi để phòng trừ sâu hại cà phê và là biện pháp không thể thiếu để ngăn chặn sự
bùng phát về số lượng của dịch hại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và cần thiết của thuốc hóa
học thì biện pháp này luôn tồn tại những nhược điểm rất lớn. Trước hết, sử dụng thuốc hóa học gây ô
nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng sức khỏe của con người. Sau đó, là vấn đề hình thành các nòi sâu
chống thuốc; Làm một số loài sâu thứ yếu trở thành loài sâu nguy hiểm hơn; Làm chết nhiều loài côn
trùng có ích; Dư lượng trong nông sản làm độc cho người. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc hóa học với
lượng lớn cho cà phê như hiện nay dễ làm ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của người dân.

Trong khuôn khổ Dự án TBU - JICA, Nhóm nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu “Phòng chống
sâu hại cà phê theo hướng phòng trừ tổng hợp ” với biện pháp canh tác kỹ thuật là biện pháp nền kết
hợp với biện pháp sinh học để đạt hiệu quả phòng trừ cao mà không ảnh hưởng đến con người, môi
trường sống. Sử dụng thuốc hóa học khi quần thể dịch hại đạt ngưỡng phòng trừ và chọn lựa các loại
thuốc phân giải nhanh, ít ảnh hưởng đến con người, môi trường.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phòng t rừ sâu hại cà phê chè theo hướng phòng trừ tổng hợp .
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè tại xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- Đánh giá hiệu quả khống chế các sâu hại chính trên cà phê của biện pháp làm cỏ dọn vườ n.
- Đánh giá hiệu quả khống chế các sâu hại chính trên cà phê của biện pháp tỉa cành, tạo tán.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thành phần sâu hại: Số điểm điều tra không hạn chế. Tại mỗi điểm
điều tra 10 cây. Trên mỗi cây quan sát, phát hiện sự có mặt của các loài sâu hại; các dấu vết và triệu
chứng bị hại.

25


×