Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở những số liệu ở địa bàn tỉnh hòa bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 108 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ TH HNG

TộI TRộM CắP TàI SảN TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở những số liệu ở địa bàn tỉnh Hoà Bình)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ TH HNG

TộI TRộM CắP TàI SảN TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở những số liệu ở địa bàn tỉnh Hoà Bình)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v T tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: GS. TS. NGC QUANG

H NI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan

Lê Thị Hồng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRONG LUẬT HÌNH SỰ ................................................................. 7
1.1.

Khái niệm và đặc điểm tội trộm cắp tài sản .................................... 7

1.1.1. Khái niệm tội trộm cắp tài sản ............................................................. 7

1.1.2.

Những đặc điểm của tội trộm cắp tài sản trong nhóm tội xâm
phạm sở hữu ........................................................................................ 10

1.2.

Sơ lược lịch sử quá trình hình thành qui định tội trộm cắp
tài sản trong pháp luật hình sự Việt nam ...................................... 11

1.2.1. Tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam trước
năm 1945 ............................................................................................ 11
1.2.2. Tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm
1945 đến nay ...................................................................................... 16
1.3.

Quy định của pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản .............. 24

1.3.1. Các dấu hiệu pháp lý về của tội trộm cắp tài sản ............................... 24
1.3.2. Chế tài hình sự đối với tội trộm cắp tài sản ....................................... 48
Chương 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH VÀ NHỮNG KIẾN
NGHỊ, GIẢI PHÁP .................................................................. 58


2.1.

Thực tiễn xét xử tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình từ 2010 đến 2014 ...................................................................... 58


2.1.1. Kết quả đạt được và những vướng mắc trong quá trình giải
quyết các vụ án về tội trộm cắp tài sản ............................................... 58
2.1.2. Nguyên nhân của những vướng mắc trong quá trình giải quyết
các vụ án về tội trộm cắp tài sản ........................................................ 74
2.2.

Những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết các
vụ án về tội trộm cắp tài sản tại tỉnh Hòa Bình............................. 78

2.2.1. Quan điểm cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước trong việc xử
lý tình hình tội phạm nói chung, trong đó có tội trộm cắp tài sản ......... 78
2.2.2. Hoàn thiện pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản ......................... 80
2.2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng qui định của Bộ luật
hình sự Việt Nam năm 1999 về tội trộm cắp tài sản .......................... 84
2.2.4. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhân dân về các
tội xâm phạm sở hữu trong pháp luật hình sự Việt Nam..................... 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLGL:

Bộ luật Gia Long

BLHĐ:

Bộ luật Hồng Đức

BLHS:


Bộ luật hình sự

CTTP:

Cấu thành tội phạm

CHLB:

Cộng hòa liên bang

CHND:

Cộng hòa nhân dân

HLCC:

Hình luật canh cải

HVLL:

Hoàng Việt Luật Lệ

TAND:

Tòa án nhân dân

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao


TNHS:

Trách nhiệm hình sự

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Số vụ án hình sự bị khởi tố, điều tra, xét xử về tội trộm
cắp tài sản tại tỉnh Hòa Bình từ năm 2010 đến 2014

58

Bảng 2.2: Số liệu vụ án về tội trộm cắp tài sản và số liệu các vụ án
hình sự được đưa ra xét xử tại tỉnh Hòa Bình

60

Bảng 2.3: Tổng số vụ án, số bị cáo do bị xét xử về tội trộm cắp tài
sản trong tương quan với các tội xâm phạm sở hữu trong
05 năm (2010 -2014) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình


61


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng
khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trên
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế tăng trưởng liên tục, đời sống
nhân dân nâng cao, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có
tiến bộ đáng khích lệ, vị thế nhà nước Việt Nam trên thế giới tăng lên. Có thể
thấy, mọi chủ chương chính sách, đường lối của Đảng đều nhằm mục tiêu:
“Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để đảm bảo
thực hiện chủ chương đó trên thực tế nhà nước ta đã củng cố và triển khai tất
cả những chính sách nhằm bảo vệ con người về mọi mặt: tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cần thẳng
thắn nhìn nhận những tồn tại đã và đang len lỏi trong đời sống xã hội, làm
giảm giá trị cuộc sống lẽ ra có thể tốt đẹp hơn thế. Đó chính là tình hình tội
trộm cắp tài sản đang diễn biến phức tạp và gây không ít bức xúc trong xã
hội. Tội trộm cắp tài sản là một loại tội có tính phổ biến cao, luôn chiếm tỷ lệ
lớn trong các tội phạm nói chung và tội phạm sở hữu nói riêng. Bộ luật hình
sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã kế thừa các nội dung hợp
lý trong các đạo luật hình sự trước đây, tạo cơ sở pháp lý cho công tác đấu
tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử tại
Tòa án vẫn còn hiện tượng định tội danh sai dù trong nhóm tội xâm phạm sở
hữu, giữa tội trộm cắp tài sản với tội phạm khác có sự khác biệt căn bản về
dấu hiệu pháp lý. Về phương diện lý luận xung quanh khái niệm, dấu hiệu
pháp lý, giải pháp đấu tranh phòng chống còn nhiều ý kiến khác nhau đòi hỏi
phải có sự nghiên cứu có hệ thống, sâu sắc vấn đề lý luận về tội trộm cắp tài


1


sản, làm sáng tỏ dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản và các tội xâm
phạm sở hữu khác, tìm ra đặc trưng cơ bản, tránh hiện tượng định tội danh
sai, đồng thời xây dựng một hệ thống giải pháp đồng bộ để đấu tranh phòng
chống tội trộm cắp tài sản có hiệu quả.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng phía Nam Bắc Bộ, phía bắc
giáp với tỉnh Phú Thọ; phía nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía
đông và đông bắc giáp với thủ đô Hà Nội; phía tây, tây bắc, tây nam giáp với các
tỉnh Sơn La, Thanh Hóa. Hòa Bình gồm 1 thành phố loại 2 và 10 huyện tổng
cộng 214 phường, xã, thị trấn. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km². Theo
kết quả chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Hòa Bình chỉ có
786.964 người, có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%;
người Việt (Kinh) chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm
1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người
Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh.
Trong những năm qua Hòa Bình đã phát huy lợi thế của mình đã và
đang nỗ lực phấn đấu nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế; ngăn chặn lạm
phát trở lại; bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; các mặt văn hóa, y tế, giáo
dục được chăm lo, đời sống của nhân dân được cải thiện, tình hình chính trị xã hội ổn định. Trên thực tế, kinh tế của tỉnh tiếp tục có bước phát triển, đạt
được tốc độ tăng trưởng hợp lý, bảo đảm được yêu cầu cơ bản về an sinh xã
hội, quốc phòng an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, Hòa Bình vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như cơ cấu
kinh tế chuyển biến chậm, lạm phát, giá cả leo thang, chất lượng và hiệu
quả cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu. Mặt khác sự phân hóa giàu
nghèo ngày càng tăng, tình trạng thất nghiệp còn ở mức cao, tình trạng
quan liêu, cửa quyền, tham nhũng chưa được kiểm soát. Các tệ nạn xã hội


2


và tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp nhất là các tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe và các tội xâm phạm sở hữu, trong đó nổi cộm
lên là tội trộm cắp tài sản.
Những năm gần đây tình hình tội phạm trộm cắp tài sản có diễn biến
phức tạp với tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng. Trên địa bàn tỉnh
đã xuất hiện những nhóm tội phạm có tính chất chuyên nghiệp, có sự phân
công chặt chẽ giữa các đối tượng tham gia từ khâu thực hiện tội phạm đến
tiêu thụ sản phẩm. Độ tuổi của người phạm tội ngày càng trẻ hóa, trong đó
không ít người có lối sống buông thả, mắc các tệ nạn xã hội. Nhiều đối tượng
từ các địa phương khác lợi dụng vị trí địa lý và đặc điểm địa lý của Hòa Bình
đã chọn Hòa Bình là nơi để ẩn náu, gây án, tiêu thụ tài sản phạm tội… làm
ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.
Nhận thấy việc nghiên cứu về tội Trộm cắp tài sản trên cơ sở số liệu ở
địa bàn tỉnh Hòa Bình mang tính cấp thiết không những về lý luận, mà còn là
đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của
công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm nâng cao chất lượng cuộc sống của
một địa bàn còn nhiều khó khăn đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Tội trộm cắp
tài sản trong luật hình sự Việt nam (Trên cơ sở những số liệu ở địa bàn
tỉnh Hoà Bình)” làm luận văn thạc sĩ luật học.
2. Mục đích của việc nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh
phòng và chống tội Trộm cắp tài sản đề xuất những giải pháp mang tính đồng
bộ, hệ thống về công tác phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn cả
nước nói chung và địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng cho phù hợp với sự phát
triển của giai đoạn hiện nay nâng cao tính khả thi trong quá trình áp dụng
pháp luật trên thực tế.


3


3. Tình hình nghiên cứu
Xuất phát từ thực trạng về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn cả nước cho
đến nay đã có không ít những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan
đến đề tài, có thể kể đến“Giáo trình luật hình sự Việt Nam: phần các tội
phạm” trường Đại học Quốc gia Hà nội do TSKH- PGS Lê Văn Cảm chủ
biên; “Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam”. NXB Công an nhân dân. Hà
Nội. 1991 của GS-TS Nguyễn Ngọc Hòa; “Bình luận khoa học Bộ luật hình
sự Phần các tội phạm”. NXB thành phố Hồ Chí Minh. 2001-2002 của Ths
Đinh Văn Quế.
Luận án tiến sỹ luật học: “Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng
chống tội này ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Văn Hùng năm 2007; “Điều tra
tội phạm trộm cắp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ở Việt Nam” của
tác giả Lê Văn Kiến năm 2008; “Hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân
trong phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại địa bàn công cộng tại thành phố,
thị xã” của tác giả Đinh Anh Tuấn năm 2009; “Sử dụng biện pháp vận động
quần chúng của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong giai đoạn điều tra ban
đầu các vụ trộm cắp tài sản” của tác giả Lê Quốc Trân năm 2010. Các luận
văn thạc sỹ có: “Đấu tranh phòng ngừa và chống tội trộm cắp tài sản trong
quân đội” năm 2000 của tác giả Nguyễn Gia Hoàn; “Đấu tranh phòng, chống
tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương” năm 2001 của tác giả
Nguyễn Công Thập; “Đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Thân Như Thành năm 2005 Đại học Luật
Hà Nội; “Đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền năm 2007; “Đấu tranh phòng,
chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” năm 2007 của tác giả
Đinh Thị Lan Phương;

Ngoài ra còn một số bài viết của nhiều tác giả đăng trên các tạp chí,

4


sách, báo khoa học đề cập tới tội trộm cắp tài sản như: “Quy định của Bộ luật
hình sự năm 1999 về “tội trộm cắp tài sản” của tác giả Mai Bộ trên tạp chí
TAND số 9 năm 2005; “Phân biệt một số dấu hiệu đặc trưng của “tội trộm
cắp tài sản” khi định tội danh” của tác giả Trần Mạnh Hà trên tạp chí TAND
số 10 năm 2006; “Lắp đặt, sử dụng thiết bị viễn thông trái phép để thu tiền
cước điện thoại đã có dấu hiệu phạm tội” trộm cắp tài sản” của tác giả Lê
Văn Luật trên tạp chí TAND số 21 năm 2004.
Các công trình trên về cơ bản đã đánh giá khái quát được về nội dung,
tình hình và thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên phạm vi cả nước hoặc trên
một số địa bàn nhất định, từ đó rút ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm
tương ứng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào
nghiên cứu một cách tổng thể, có hệ thống về tội trộm cắp tài sản trong luật
hình sự Việt nam trên cơ sở số liệu ở địa bàn tỉnh Hoà Bình.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tội trộm cắp tài sản.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là: thực tiễn đấu tranh phòng và
chống tội trộm cắp tài sản (trên cơ sở số liệu ở địa bàn tỉnh Hòa Bình).
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây
dựng Nhà nước và pháp luật. Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án,
quyết định của Tòa án về tội trộm cắp tài sản; các báo cáo tổng kết, số liệu
thống kê của các cơ quan có liên quan về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình.
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ

nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp: hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử,
cụ thể, logic, kết hợp với các phương pháp khác như so sánh, điều tra xã hội...

5


6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa
học của luận văn: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về tội trộm cắp tài
sản; phân tích, đánh giá những quy định về tội trộm cắp tài sản trong pháp
luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý trong
lập pháp hình sự, bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong
luận văn; đánh giá đúng thực trạng tình hình của tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình. Phân tích, làm rõ nguyên nhân của thực trạng đó; Đề xuất
hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói chung và địa
bàn cả nước nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung và quá trình hình thành quy định về
tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự.
Chương 2: Thực tiễn điều tra, xử lý tội trộm cắp trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình và những kiến nghị, giải pháp.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

QUY ĐỊNH VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm và đặc điểm tội trộm cắp tài sản
1.1.1. Khái niệm tội trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản là một loại tội xâm phạm quyền sở hữu có tính
chất phổ biến trong xã hội. Để cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm này có
hiệu quả cần có nhận thức chính xác bản chất của loại tội này, làm sáng tỏ
khái niệm, dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội phạm. Đã tồn tại hai
khuynh hướng khi qui định về về tội trộm cắp tài sản trong văn bản pháp luật
hình sự. Khuynh hướng thứ nhất không đưa ra định nghĩa pháp lý của khái
niệm tội trộm cắp tài sản mà mặc nhiên thừa nhận nó. Khuynh hướng thứ hai
có qui phạm định nghĩa về khái niệm tội trộm cắp tài sản. Hai khuynh hướng
trên thể hiện rõ trong bộ luật Phong kiến Việt Nam trước đây. Bộ luật Hồng
Đức và Bộ luật Gia Long tuy có qui định nhiều về tội trộm cắp cụ thể nhưng
không có qui phạm định nghĩa về tội này. Ngược lại, Hình Luật Canh Cải
(HLCC) và Hoàng Việt Luật Lệ (HVLL) lại có qui định về khái niệm tội trộm
cắp tài sản. Ví dụ Điều 381 HLCC qui định: "Người nào dùng sự gian mà lấy
đồ (vật) của người ta, thì phạm tội ăn trộm" [22, tr. 141-149]. Khái niệm này
đã xác định được ba đặc điểm của loại tội trộm cắp tài sản đó là: Hành vi
phạm tội là hành vi lấy tài sản; việc lấy tài sản là trái pháp luật; đối tượng của
hành vi là tài sản của người khác. Tuy nhiên, đây là một khái niệm không đầy
đủ, chưa thể hiện lỗi của người phạm tội, tính chất hành vi lấy tài sản và đặc
biệt là không thể hiện rõ ràng sự phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản và tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản. Thuật ngữ "dùng sự gian" dễ làm người đọc hiểu lầm
về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các văn bản pháp luật hình sự của nhà

7


nước ta sau Cách mạng Tháng 8 lại thể hiện khuynh hướng thứ nhất, không
có qui phạm định nghĩa về tội trộm cắp tài sản, chỉ qui định tội danh một cách

đơn giản. Cách qui định này thể hiện rõ trong các Điều 132, 155 Bộ luật hình
sự (BLHS) năm 1985 và Điều 138 BLHS năm 1999.
Trên thế giới qui định về tội trộm cắp tài sản cũng có hai khuynh hướng
trên. Các nước như Liên bang Nga, CHLB Đức, Nhật Bản, Malaixia,
CHDCND Lào... thuộc khuynh hướng đưa ra định nghĩa pháp lý của khái
niệm tội trộm cắp tài sản. Rất ít nước như CHND Trung Hoa không có qui
định về khái niệm tội trộm cắp tài sản. Điều 158 BLHS Liên bang Nga năm
1986 qui đinh: "Trộm cắp là (hành vi) bí mật chiếm đoạt tài sản của người
khác" [5, tr.32]. Dựa trên cơ sở khái niệm này có thể xác định dấu hiệu cơ bản
của tội trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản; sự chiếm đoạt tài sản
được thể hiện một cách bí mật; tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản của người
khác. Điều 142 BLHS của CHLB Đức được ban hành năm 1871 và được sửa
đổi bổ sung nhiều lần phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội đưa ra
khái niệm của tội trộm cắp tài sản:
Người nào lấy đi vật là động sản của người khác, với mục
đích chiếm đoạt vật này, thì bị phạt tù đến năm năm hoặc phạt tiền".
Khái niệm này cho thấy đối tượng của tội trộm cắp tài sản phải là
động sản, bất động sản không thể là đối tượng tác động của tội trộm
cắp tài sản. BLHS của Malaixia đưa ra khái niệm về tội trộm cắp tài
sản tại Điều 378 như sau: "Người nào nhằm mục đích chiếm đoạt
động sản của người khác mà lấy đi tài sản đó thì bị xử là phạm tội
trộm cắp [5, tr.91].
Điều 253 BLHS Nhật Bản ban hành năm 1907 đã được sửa đổi bổ sung
nhiều lần cũng qui định: "Người nào lấy cắp tài sản của người khác thì bị
phạt tù đến 10 năm". Như vậy, bộ luật chỉ xác định đối tượng tác động của tội

8


trộm cắp tài sản là tài sản của người khác, không mô tả thêm bất kỳ dấu hiệu

pháp lý nào khác của tội phạm. Bộ luật hình sự CHND Trung Hoa không có
qui phạm định nghĩa về khái niệm tội trộm cắp tài sản, chỉ nêu tên tội danh,
Điều 264 BLHS CHND Trung Hoa qui định: "Người nào trộm cắp tài sản,
tiền bạc công hoặc tư, thì bị phạt đến ba năm tù". Từ những dẫn chứng trên ta
thấy rõ một số nét tương đồng cơ bản trong pháp luật hình sự ở một số nước.
Sự khác biệt xuất phát từ điều kiện kinh tế- xã hội, truyền thống lập pháp hình
sự và kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm của từng nước.
Giáo trình trường Đại học luật Hà Nội đưa ra định nghĩa về tội trộm
cắp tài sản: “Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang
có chủ” [67, tr.383]; Bình luận khoa học BLHS phần các tội phạm, Tập 2Đinh Văn Quế “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của
người khác” [44, tr.196]. Khái niệm đã miêu tả dấu hiệu hành vi khách quan
của tội phạm, hành vi phạm tội là hành vi chiếm đoạt, việc chiếm đoạt được
thực hiện lén lút, tài sản chiếm đoạt là tài sản đang thuộc sở hữu của chủ sở
hữu. Tuy nhiên, khái niệm trên không thể hiện rõ một số dấu hiệu pháp lý
khác của tội trộm cắp tài sản như dấu hiệu về lỗi, dấu hiệu về độ tuổi và năng
lực trách nhiệm hình sự của chủ thể tội phạm.
Để đưa ra được khái niệm về tội trộm cắp tài sản, trước hết cần khẳng
định tội trộm cắp tài sản phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm mà
theo TSKH.PGS Lê Cảm là phải thể hiện ba bình diện với năm đặc điểm của
nó là: a) bình diện khách quan- tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b)
bình diện pháp lý- tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c) bình diện chủ
quan- tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [11, tr.105].
Tổng kết các quan điểm trên ta có thể đưa ra một khái niệm về tội trộm
cắp tài sản như sau: Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản

9


thuộc quyền sở hữu của người khác, do người có năng lực chịu trách nhiệm

hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.
Khái niệm về tội trộm cắp tài sản nói trên đã xác định rõ hành vi phạm
tội của tội trộm cắp tài sản là hành vi lấy tài sản thuộc quyền sở hữu của
người khác, hình thức chiếm đoạt của người phạm tội là lén lút- đây là dấu
hiệu để phân biệt tội trộm cắp tài sản với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt
khác, các tội xâm phạm sở hữu khác có hành vi chiếm đoạt, nhưng sự chiếm
đoạt xảy ra công khai như tội cướp tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản... hoặc
chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khái niệm trên còn thể hiện rõ người phạm tội phải đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự và phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Những hành vi lấy tài sản
của người khác khi chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc ở tình trạng
không có năng lực trách nhiệm hình sự thì không phải là tội phạm. Khái niệm
này còn chỉ rõ người phạm tội trộm cắp tài sản phải có lỗi cố ý khi thực hiện
tội phạm, cố ý chiếm đoạt tài sản của người khác để thỏa mãn nhu cầu của
mình khác với các tội xâm phạm quyền sở hữu với lỗi vô ý.
1.1.2. Những đặc điểm của tội trộm cắp tài sản trong nhóm tội xâm
phạm sở hữu
Về mặt lý luận, tội trộm cắp tài sản là một loại tội phạm có dấu hiệu
hành vi khách quan khá đơn giản: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của
người khác. Tuy nhiên, trong thực tiễn hành vi trộm cắp tài sản mà cụ thể ở
đây là hành vi "lén lút" được diễn ra rất đa dạng, biến hóa gây nhiều tranh cãi
trong vấn đề định tội danh giữa các nhà áp dụng luật. Do đó cần phải phân
tích và làm rõ những dấu hiệu nổi bật của tội Trộm cắp tài sản để khi nhìn vào
chúng ta có thể biết ngay đó là tội trộm cắp tài sản.
Đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội lén lút lấy
tài sản mà chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không hề biết mình sẽ bị mất
tài sản, chỉ sau đó họ mới biết mình bị mất tài sản.

10



Theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng - NXB Văn hóa
thông tin - 2004, giải nghĩa từ “lén lút” là hành vi: cố giấu diếm, vụng trộm
không để lộ ra do có ý gian. Trong tội trộm cắp tài sản, hành vi “lén lút”
chiếm đoạt tài sản phải có đầy đủ những dấu hiệu này, thiếu một trong những
dấu hiệu đó sẽ không thể hiện được bản chất của sự "lén lút". Nói cách khác,
"lén lút" là hành vi của một người cố ý thực hiện một việc làm bất minh, vụng
trộm, giấu diếm không để lộ cho người khác biết, nhằm mục đích chiếm đoạt
trái phép tài sản của họ. Tính chất lén lút của hành vi trộm cắp tài sản thể hiện
ở chỗ người phạm tội dấu diếm hành vi phạm tội của mình.
Tuy nhiên lén lút không phải là đặc trưng duy nhất của tội trộm cắp tài
sản bởi trong nhiều tội phạm khác cũng có dấu hiệu lén lút nhưng là để thực
hiện một mục đích khác như: Lẻn vào nhà thực hiện hành vi hiếp dâm; lẻn
vào nhà giết người...vì vậy lén lút mà không đi kèm với hành vi chiếm đoạt
tài sản thì không phải trộm cắp tài sản. Có thể nói trộm cắp tài sản là chiếm
đoạt tài sản bằng hành vi lén lút.
1.2. Sơ lược lịch sử quá trình hình thành qui định tội trộm cắp tài
sản trong pháp luật hình sự Việt nam
Để giúp chúng ta có cái nhìn khái quát và toàn diện về quan niệm của
nhà lập pháp trong chế độ xã hội khác nhau về tội phạm và hình phạt, từ đó
nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về bản chất, dấu hiệu pháp lý đặc thù của tội
phạm và chính sách hình sự của nhà nước đối với người phạm tội trộm cắp tài
sản sau đây chúng ta lần lượt nghiên cứu các qui định pháp luật hình sự về tội
trộm cắp tài sản trong lịch sử. Đây là bài học rất có ích trong cuộc đấu tranh
phòng chống tội trộm cắp tài sản trong xã hội chúng ta ngày nay.
1.2.1. Tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam trước
năm 1945
Tư liệu lịch sử còn lại ghi nhận, trước Bộ luật Hồng Đức (BLHĐ),

11



trong xã hội Phong Kiến Việt Nam đã có văn bản pháp luật hình sự nhất định
có từ đời nhà Lý (Thế kỷ thứ XI), đó là Bộ luật Hình Thư ra đời vào khoảng
tháng 10 năm 1042 đời Lý Thái Tông. Tiếc rằng văn bản pháp luật này đã bị
thất truyền do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngày nay ta hầu như không thể
tìm hiểu về nội dung của chúng.
BLHĐ (còn gọi là Quốc Triều Hình Luật) là một bộ luật chính thống và
quan trọng nhất của triều đại nhà Lê. Tội trộm cắp tài sản được qui định tại
chương "Đạo tặc" thuộc quyển 4, gồm 54 Điều, từ Điều 411 đến Điều 464,
trong đó có 29 Điều qui định về tội trộm cắp tài sản. Nghiên cứu các qui định
về tội trộm cắp tài sản trong BLHĐ cho thấy:
Thứ nhất, BLHĐ có một qui định khái quát về tội trộm cắp tài sản tại
Điều 429: "Kẻ ăn trộm mới phạm lần đầu thì phải lưu châu xa. Kẻ trộm đã có
tiếng và kẻ trộm tái phạm, thì phải tội chém. Giữa ban ngày ăn cắp vặt cũng
xử tội đó". BLHĐ đã có sự phân biệt giữa hành vi "ăn trộm" và " ăn cắp". Ăn
trộm là hành vi lấy tài sản vào ban đêm còn ăn cắp là hành vi lấy tài sản vào
ban ngày. Hình phạt cho hai trường hợp này là khác nhau.
Thứ hai, ngoài qui định về tội trộm cắp tài sản, BLHĐ còn qui định các
tội trộm cắp tài sản cụ thể theo đối tượng tác động của tội phạm, chủ thể của
tội phạm, nhân thân người phạm tội và hoàn cảnh phạm tội như: Tội "lấy trộm
ấn của vua và những đồ ngự dụng, xe kiệu của vua" (Điều 430); Tội "ăn trộm
những đồ thờ trong lăng miếu" (Điều 431); Tội "ăn trộm những đồ cúng thần,
phật trong các đền chùa" (Điều 432); Tội "Ăn trộm những đồ trong cung"
(Điều 344)... Trong các qui định về tội trộm cắp tài sản kể trên, tội "đầy tớ ăn
trộm của chủ" hoặc tội "những quân túc vệ và người hầu hạ mà ăn trộm của
nhau trong cung điện" sẽ bị xử nặng hơn tội trộm cắp tài sản thông thường.
Những trường hợp trộm cắp giữa những người thân thuộc, con cháu lấy tài
sản của bậc trưởng tộc thì được xử nhẹ. Trường hợp đầy tớ lấy tài sản của chủ
nếu là đầy tớ gái thì được giảm tội.


12


Thứ ba, các nhà lập pháp Phong kiến quan niệm, tội trộm cắp tài sản là
hành vi lấy tài sản của người khác. Do có quan niệm như vậy nên trong
BLHĐ không có sự phân biệt rõ rệt giữa tội trộm cắp tài sản với tội tham ô tài
sản, tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Hành vi tham ô, cướp, cưỡng đoạt, cướp giật hoặc lừa đảo
chiếm đoạt tài sản trong một số trường hợp nhất định được coi là tội trộm cắp
tài sản. Ví dụ qui định: Đạo sĩ, nữ quan (đàn ông, đàn bà chuyên theo đạo), sư
ni (sư tăng, ni cô) lấy tượng thần, tượng Phật trong đền chùa nơi họ cúng lễ
thì bị xử về tội trộm cắp tài sản (Điều 433); Quan giám lâm (người trông coi
việc xét án, khám nghiệm), người coi kho lấy tài sản trong kho cũng được coi
là tội trộm cắp tài sản.
Thứ tư, hình phạt không chỉ được áp dụng với cá nhân người phạm tội
trộm cắp tài sản mà còn có thể được áp dụng với người thân thích trong gia
đình như qui định tại Điều 457:
Các con còn ở nhà với cha mẹ, mà đi ăn trộm, thì cha mẹ bị
xử tội biếm; ăn cướp thì cha mẹ bị xử tội đồ; nặng thì xử tăng
thêm tội và đều phải bồi thường thay con những tang vật ăn trộm,
ăn cướp. Nếu con đã ra ở riêng, thì cha bị xử tội phạt hay biếm;
cha đã báo quan thì không phải tội; nhưng đã báo quan rồi mà còn
để con ở nhà thì xử như chưa báo.
Trong thời kỳ phong kiến, ngoài BLHĐ, Bộ luật Gia Long (BLGL)
cũng qui định về tội trộm cắp tài sản. BLGL được ban hành năm 1985 với
398 Điều [39, tr.110- 118], [61, tr.174] nghiên cứu BLGL về tội trộm cắp tài
sản ta thấy:
Thứ nhất, Qui định về tội trộm cắp tài sản trong BLGL đã kế thừa BLHĐ.
BLGL qui định về tội trộm cắp tài sản tập trung tại chương "Đạo tặc" với 28

Điều, Điều 238 trong BLGL cũng qui định chung về tội trộm cắp tài sản. Ngoài

13


ra BLGL còn qui định các tội trộm cắp tài sản cụ thể theo đối tượng tác động,
chủ thể của tội phạm, nhân thân người phạm tội và hoàn cảnh phạm tội như: Tội
ăn trộm chế thư (Điều 227); Tội ăn trộm ấn tín các nha (Điều 228); Tội ăn trộm
của, vật nội phủ (tài sản trong kho của nhà vua) (Điều 229)...
Thứ hai, về kỹ thuật lập pháp hình sự, BLGL có phát triển đáng kể
trong qui định về tội trộm cắp tài sản. Điều 238 qui định chung về tội trộm
cắp tài sản. Các Điều luật khác qui định về các tội trộm cắp tài sản cụ thể đều
qui chiếu về hình phạt của Điều luật này, như Điều 239 qui định: "Phàm là kẻ
ăn trộm trâu, ngựa, súc sản, đều tính tang của, lấy luật xử tội thiết đạo (Điều
238) mà xử"; Điều 240 qui định: "Phàm là ăn trộm thóc lúa, hoa quả ngoài
đồng hay là những đồ vật không có người coi giữ, đều tính tang (vật) chuẩn
vào tội thiết đạo (Điều 238) mà xử"...
BLGL đã có qui định về đồng phạm, các giai đoạn thực hiện tội trộm
cắp tài sản. Trong trường hợp đồng phạm phạm tội trộm cắp tài sản, giá trị tài
sản bị chiếm đoạt được tính gộp lại và những người đồng phạm đều phải chịu
trách nhiệm chung về tội phạm. Điều 238 qui định: "Là như 10 người cùng ăn
trộm của cải một nhà, tính tang của (giá trị tang vật) đến 40 lạng bạc dẫu
chia nhau, mỗi người được 4 lạng, nhưng mà tính gộp một chỗ thì 10 người
đều phải tội ăn trộm 40 lạng". Ngoài qui định liên quan đến đồng phạm,
BLGL có qui định sơ bộ về giai đoạn thực hiện tội trộm cắp tài sản. Điều 234
qui định: "Phàm người thường (người ngoài không phải là người coi kho) ăn
trộm tiền lương, các vật của kho tàng không lấy được của thì phải 60 trượng"
hoặc qui định tại Điều 238: "Phàm kẻ đã đi ăn trộm mà không lấy được của,
thì phải 50 roi"... .
Ở thời Pháp thuộc, thực dân Pháp chia nước ta làm ba xứ với ba chế độ

chính trị khác nhau để thực hiện chính sách "Chia để trị". Trong hoàn cảnh xã
hội đặc biệt này có những văn bản pháp luật hình sự khác nhau được áp dụng

14


tại Bắc Kỳ, Nam Kỳ và Trung Kỳ. Ở Nam kỳ sắc luật ngày 31 tháng 12 năm
1912 của Toàn quyền Đông Dương sửa đổi 56 Điều của BLHS Pháp thành
Hình luật canh cải (HLCC) và áp dụng tại Nam Kỳ; Ở Bắc kỳ, Nghị định
ngày 2 tháng 12 năm 1921 của toàn quyền Đông Dương cho áp dụng Luật
hình An Nam. Ở Trung Kỳ, bằng Dụ số 43 ngày 31 tháng 7 năm 1933 của
Bảo Đại, Hoàng Việt hình luật được ban hành [32, tr.33]. Nghiên cứu HLCC
cho thấy:
Thứ nhất, HLCC tuy được biên soạn theo BLHS Pháp nhưng đã kế
thừa một số nội dung hợp lý của BLHS Phong Kiến trước đây khi qui định về
tội trộm cắp tài sản. Các tội trộm cắp tài sản cụ thể được qui định căn cứ vào
đối tượng tài sản bị chiếm đoạt và hoàn cảnh phạm tội bao gồm: tội trộm cắp
đồ thờ cúng (Điều 386); Tội trộm cắp trâu bò, (hoặc) gia súc khác (Điều 388);
Tội trộm cắp cá ở ao, hồ (Điều 388); Tội trộm cắp lúa má ngoài đồng (Điều
388); Tội của chủ quán cơm, chủ khách sạn; người đưa xe; người chở ghe
trộm cắp tài sản của khách (Điều 386); Tội đầy tớ lấy trộm tài sản của khách
(đến) nhà chủ (Điều 386); Tội ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, trộm cắp tài sản
của nhau (Điều 380) và tội đàn ông góa vợ hoặc đàn bà góa chồng trộm cắp
tài sản của vợ hoặc chồng đã chết (Điều 380)...
Thứ hai, về kỹ thuật lập pháp hình sự, HLCC có bước phát triển đáng
kể so với Bộ luật hình sự Phong kiến trước đây, bởi lẽ có qui phạm định
nghĩa về khái niệm tội trộm cắp tài sản tại Điều 379: "Người nào dùng sự
gian mà lấy đồ gì của người ta, thì phạm tội trộm cắp". Ngoài ra Bộ luật còn
qui định các tình tiết tăng nặng TNHS của tội trộm cắp tài sản tại các Điều
381; 384; 385. Đó là các tình tiết: a. Trộm cắp tài sản ban đêm; b. Trộm cắp

tài sản có từ hai người trở lên tham gia; c. Trộm cắp tài sản có cầm khí giới
hoặc giấu khí giới trong người; d.Trộm cắp tài sản có phá cửa, trèo tường
hoặc dùng chìa khóa giả vào trong nhà, trong phòng có người ở hoặc dùng

15


để ở...hoặc mạo xưng chức vụ hoặc giả mạo quần áo hoặc giả mạo giấy tờ
của quan văn, quan võ; đ. Trộm cắp tài sản có hành vi cưỡng hiếp hoặc hăm
dọa với khí giới đang cầm.
Hình luật An Nam và Hoàng Việt Luật Lệ hầu như sao chép những qui
định về tội trộm cắp tài sản trong HLCC. Ví dụ Điều 344 Hoàng Việt Luật Lệ
cũng có qui phạm định nghĩa về khái niệm tội trộm cắp tài sản: "Người nào
có lòng xấu, lấy một vật gì không phải của mình tức là phạm tội ăn trộm"
hoặc các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: vào ban đêm; đồng phạm; có
mang theo khí giới; có hành hung những người khác nhưng không làm người
ta có dấu hiệu bị thương hay sưng bầm gì; dùng chìa khóa giả; có hành vi phá
hoại bề ngoài hay bề trong các nhà cửa, phòng ở, chỗ thờ tự, sân hay vườn có
phên dậu và giải mạo danh hiệu quan viên, văn, võ...
Như vậy, qua các triều đại khác nhau với các văn bản pháp luật hình sự
khác nhau, tội trộm cắp tài sản được quy định rất cụ thể theo từng loại, hình
thức, tài sản bị trộm cắp, số lượng người tham gia và thể hiện kỹ thuật lập
pháp tương đối chặt chẽ để xử lý trách nhiệm hình sự đối với người có hành
vi trộm cắp tài sản.
1.2.2. Tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm
1945 đến nay
Cách mạng tháng tám thành công, mặc dù phải đối phó với rất nhiều
vấn đề tồn tại trong xã hội, đặc biệt là vấn đề thù trong giặc ngoài. Chính
phủ nước Việt nam dân chủ cộng hòa cũng đã ban hành các văn bản pháp
luật để trừng trị tội trộm cắp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ổn

định kỷ cương, pháp luật và đối phó với tình hình thực tế nhà nước ta đã đặc
biệt trú trọng và lần lượt ban hành các văn bản pháp luật sau đây về tội trộm
cắp tài sản: Sắc lệnh số 26-SL ngày 25 tháng 2 năm 1946 trừng trị tội phá
hoại công sản; Sắc lệnh số 73-SL ngày 17 tháng 8 năm 1947 về các tội vi

16


cảnh; Sắc lệnh số 12-SL ngày 12 tháng 3 năm 1949 về tội trộm cắp của nhà
binh; Thông tư 26-BK ngày 9 tháng 5 năm 1949 của Bộ tư pháp hướng dẫn
đường lối xử lý hành vi bắt được của rơi mà giữ lấy không trả hoặc không
nộp cho nhà chức trách; Thông tư số 11-BK ngày 14 tháng 12 năm 1949 của
Bộ nội vụ, Bộ quốc phòng và Bộ tư pháp ấn định phương pháp đối phó với
các vụ trộm cắp tại nơi có chiến sự; Nghị định 32-NĐ ngày 6 tháng 4 năm
1952 của Bộ tư pháp qui định đường lối xét xử của tội trộm cắp, lừa đảo
biển thủ tài sản... [4, tr.115, 135-137]. Nghiên cứu các văn bản này cho thấy:
Qui định về tội trộm cắp tài sản ở giai đoạn này đã tạo cơ sở kịp thời
cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản, góp phần vào cuộc
kháng chiến chống thực dân pháp. Qui định về tội trộm cắp tài sản trong giai
đoạn này đã kế thừa, phát triển những qui định trước đây. Ví dụ thông tư 11BK qui định về tình tiết lợi dụng hoàn cảnh khó khăn trong hoàn cảnh chiến
tranh hoặc phạm tội tại vùng có chiến sự thì bị xử phạt nghiêm khắc.
Nhược điểm của văn bản qui phạm pháp luật thời kỳ này là chưa có
sự phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội chiếm giữa trái phép tài sản.
Thông tư 16-BK qui định: "Bắt được của cải gì của người ta mà giữ làm
của mình bị coi là ăn cắp...có thể bị phạt tù từ một năm đến năm năm, lại
còn bị phạt tiền nữa".
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 30 tháng 6 năm 1955, Bộ tư pháp
ban hành thông tư 19-VHH chấm dứt áp dụng văn bản pháp luật Phong kiến,
thực dân. Để đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả và bảo vệ trật tự xã
hội, nhà nước ta ở thời kỳ này ban hành nhiều văn bản về tội trộm cắp tài sản

như Thông tư 42-TTg ngày 19 tháng 01 năm 1955 của Thủ tướng tổng kết án
lệ và hướng dẫn công tác xét xử các tội phạm thông thường; Sắc lệnh số 267SL ngày 15 tháng 6 năm 1956 trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại
tài sản của nhà nước; Báo cáo tổng kết công tác bốn năm (1965- 1968) của

17


Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC); Chỉ thị số 693-HS2 ngày 01 tháng 06
năm 1964 của TANDTC hướng dẫn đường lối xét xử; Pháp lệnh trừng trị các
tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản
công dân ngày 21 tháng 10 năm 1970 [64, tr. 204, 455].
Nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự này cho thấy, tội trộm cắp tài
sản được thể hiện như một qui định đơn giản với chế tài cụ thể. Chẳng hạn,
Thông tư 442-TTg qui định: "Trộm cắp phạt tù từ ba tháng đến ba năm; cướp
đường hay trộm có tổ chức, có bạo lực, có dùng vũ khí để dọa nạt thì phạt tù
từ ba đến mười năm".
Qui định một số tình tiết tăng nặng mới của tội trộm cắp tài sản như:
lưu manh chuyện nghiệp; phạm tội có tổ chức, có dùng bạo lực và có dùng
vũ khí. Thông tư 442- TTg hướng dẫn: "Cũng nhằm tăng cường bảo vệ trật
tự an ninh trong giai đoạn hiện tại, Chính phủ lại ra quyết nghị trừng trị
nặng bọn lưu manh chuyên sống về nghề ăn trộm". Thông tư còn bổ sung:
"cướp đường hay trộm có tổ chức, có bạo lực, có dùng vũ khí để dọa nạt thì
bị phạt tù từ 3 đến 10 năm". Để xác định tính chất nguy hiểm cho xã hội của
tội phạm chính xác hơn và phân hóa trách nhiệm hình sự (TNHS) người
phạm tội, hai pháp lệnh ngày 21 tháng 10 năm 1970 còn qui định tình tiết
tăng nặng: "lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, nơi có chiến sự, có thiên tai
hoặc có khó khăn khác để phạm tội".
Về kỹ thuật lập pháp hình sự, hai pháp lệnh ngày 21 tháng 10 năm
1970 đã xây dựng hoàn chỉnh cấu thành tội phạm về tội trộm cắp tài sản
XHCN được qui định tại Điều 7 và tội trộm cắp tài sản công dân được qui

định tại Điều 6. Các Điều luật này đều bao gồm một cấu thành tội phạm cơ
bản và hai cấu thành tội phạm tăng nặng với các tình tiết tăng nặng định
khung cụ thể. Ngoài ra hai pháp lệnh còn qui định nhiều tội xâm phạm sở hữu
khác. Thông qua các qui định cụ thể ta thấy các nhà lập pháp thời kỳ này đã

18


×