Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

sáng kiến kinh ngiệm môn tiếng việt bậc Tiểu Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.17 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC &DDT CƯ KUIN
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM CHÂU

TRẦN THỊ NHỊ
VIẾT VÀ TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VỀ CÂU,THÀNH PHẦN CÂU.
CÁCH NHẬN DIỆN TRẠNG NGỮ TRONG CÂU

Dray Bhăng,ngày tháng năm 2014


MỤC LỤC
I /Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài)
II /Giải quyết vấn đề
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề.
2.2 Thực trạng của vấn đề.
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
2.4 Kết quả thực hiện
III/ Kết luận.


I - Lý do chọn đề tài:
Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là cung cấp những kiến thức 1 cách toàn
diện cho học sinh . Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống,
học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao.
Được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4.5, qua 1 thời gian giảng dạy tôi
thấy học sinh của mình rất cố gắng học tập, đặc biệt là môn Tiếng Việt. Thực tế khi
học đến câu.thành phần của câu thì nhiều em còn lúng túng các em thường nhầm
trạng là câu,trạng ngữ với chủ ngữ. Nhầm vị ngữ với định ngữ.nhầm bổ ngữ với
trạng ngữ,nhầm định ngữ với trạng ngữ.Với suy nghĩ: " làm thế nào để học sinh


nắm chắc kiến thức này và tự tin trong học tập ?" nên tôi đã quyết định chọn đề tài:
"Hướng dẫn học sinh ôn tập thực hành về câu, thành phần của câu"


II /Giải quyết vấn đề:
2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn:
 Do không nắm được khái niệm vế câu ranh giới các thành phần câu nên
không xác định được các thành phần của câu.
 Nhiều em không nắm được sự tương hợp ý nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ
tương hợp ý nghĩa giữa động từ với bổ ngữ …nên không hiểu đúng yêu cầu
của bài tập.
 Thời gian luyện tập, số tiết luyện tập về câu,các thành phần của câu còn
chưa được nhiều
Để giúp học sinh nắm chắc kiến thức về câu,thành phần của câu
 Để giúp học sinh tiếp thu bài giảng 1 cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức về
câu ,thành phần của câu,giải được các bài tập về thành phần của câu một
cách dễ dàng.
* Qua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phương pháp giảng dạy phân môn và
khảo sát thực tế để tìm ra cách giải quyết vấn đề nêu trên.
2.2 Thực trang của vấn đề:
2.3 Các biện phápđẵ tiến hành để giải quyết vấn đề:
Biện pháp giúp học sinh nắm chắc lí thuyết vềcâu, thành phần của câu:
Câu được phân tích ra nhiều thành phần,trong đo có những thành phần chính và
những thành phần phụ.Câu là một đoạn lời diễn đạt một ý trọn vẹn.Để diễn đạt một
ý trọn vẹn,câu thường nêu ra một người một vật hoặc một việc nào đó rồi thông
báo điều gì về người,vật vừa nêu.Vì vậy câu thường có hai bộ phận chính:Chủ ngữ
(phần nêu) và vị ngữ ( phần báo),Chủ ngữ nêu sự vật làm chủ sự việc nói đến trong
câu,Vị ngữ chỉ hoạt động hoặc trạng thái.tính chất,vị trí để miêu tả hoặc nhận xét
về người, sự vật được nêu ở chủ ngữ.Trong câu chủ ngữ thường đứng trước vị
ngữ,Có câu chỉ có một chủ ngữ ,một vị ngữ.Cũng có câu có nhiều chủ ngữ , nhiều

vị ngữ.
Ngoài hai bộ phận chính, câu còn có một thành phần phụ thường đừng ở đầu
câu,bổ sung thêm nghĩa về tình huống câu gọi là trạng ngữ.
Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa tình huống trong câu(chỉ thời gian, địa điểm, mục
đích,nguyên nhân..) câu có thể có hoặc không có trạng ngữ. Trạng ngữ thường
đứng ở đầu câu và ngăn cách chủ ngữ,vị ngữ bằng dấu phẩy.Câu có thể có một
hoặc nhiều trạng ngữ.Các trạng ngữ có thể có cùng một ý nghĩa hoặc có những ý
nghĩa khác nhau.
Trong câu có những danh từ.Những danh từ này có những từ ngữ phụ thêm nghĩa
cho nó gọi là định ngữ.
Định ngữ tăng thêm ý nghĩa cụ thể cho ngươi hoặc sự vật mà danh từ gọi tên,danh
từ nào trong câu cũng có thể có định ngữ.Các định ngữ có thể đứng trước hoặc
đứng sau danh từ.Đinh ngữ đứng trước chỉ khối lượng,số lượng.Định ngữ đứng
sau chỉ đặc điểm,sở hửu.


Trong câu có những động từ, tính từ. Những động từ, tính từ này có những từ ngữ
phụ thêm ý nghĩa cho nó gọi là bổ ngữ.
Bổ ngữ phụ cho động từ thêm các ý nghĩa về đối tượng,mức độ,…của tính chất.
Động từ, tính từ nào trong câu cũng có thể có bỗ ngữ.Các bỗ ngữ có thể đứngtrước
hoặc sau động từ.
Trạng ngữ phụ cho cả khối của câu còn định ngữ ,bổ ngữ chỉ phụ cho một từ trong
câu.
Ngoài trạng ngữ còn có thành phần phụ khác của câu đó là hô ngữ.Hô ngữ là
những từ,ngữ dùng để làm lời hô gọi,gây chú ý đến người nghe hoặc biểu lộ cảm
xúc.Hô ngữ thường đứng ở vị trí đầu hoặc cuối câu.Cần lưu ý là lời gọi, lời hô,lời
bộc lộ cảm xúc..Nhiều khi được dùng như một câu đơn độc lập,không phải là thành
phần câu.Khi đó lời gọi,lời hô không phải là hô ngữ.
Ví dụ: Ôi !Đẹp quá! Như vậy “ôi”!là một câu độc lập.,nên không phải là hô ngữ.
“Ôi” trong câu “ôi,đẹp quá”!mới là hô ngữ.

Ngoài ra trong câu còn có thể có những thành phần đồng loại cùng giữ chức vụ
giống nhau, vi dụ cũng là chũ ngữ cũng là vị ngữ,cũng là trạng ngữ , cũng là bổ
ngữ, cũng là định ngữ thì gọi là những bộ phận song song.
Khi ta nhận diện các bộ phận song song, cần lưu ý đó là các bộ phận cùng giữ chức
vụ ngữ pháp như nhau nhưng phải đồng loại.
Để học sinh khắc sâu hơn phần lý thuyết tôi kẻ bảng hệ thống lại phần lý thuyết
trong sơ đồ sau:
Câu

Các bộ phận chính của câu
( nòng cốt câu)
Chủ ngữ

Vị ngữ

Các bộ phận phụ
của câu
Bộ phận phụ của câu

Trạng ngữ

Hô ngữ

Các bộ phận song song của câu

Bộ phận phụ của
từ trong câu
Định ngữ

Bổ ngữ



Chủ ngữ
song song

Vị ngữ
song song

Trạng ngữ
song song

Hô ngữ
song song

Định ngữ
song song

Bổ ngữ
song song

II/ Hướng dẫn học sinh thực hành.
Dạng I:Yêu cầu học sinh chỉ ra các thành phần của câu.
Bài tập có thể cho một câu,yêu cầu học sinh chỉ ra các bộ phận chủ ngữ, vị ngư
̃,trạng ngữ..của câu.
Ví dụ1:Tìm các bộ phận chính (chủ ngữ, vị ngữ)và bộ phận trạng ngữ trong câu
sau:
Trong các thửa ruộng,hàng luá xanh tươi rập rờn theo chiều gió.
Khi dạy học sinh giải các dạng bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh phân
tích cấu tạo ngữ pháp của câu để học sinh nhận ra cấu tạo ngữ pháp của câu:các bộ
phận câu,các quan hệ trong câu cần chú ý đến dấu hiệu hình thức của các quan hệ

các quan hệ từ ,các dấu câu.học sinh dễ dàng nhận ra “trong các thửa ruộng là
trạng ngữ,hàng lúa là chủ ngữ,xanh tươi rập rờn theo chiều gió là vị ngữ.
Vi dụ 2:hãy xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau.
Tiếng suối chảy róc rách
Ở bài tập này khi xác định chủ ngữ và vị ngữ học sinh hay nhầm lần vì không chú
ý đến sự tương hợp ý nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ.Mà cứ nhìn thấy động từ thì
cho là vị ngữ nên nhiều em đã xác định sai “tiếng suối là chủ ngữ,chảy róc rách là
vị ngữ.
Dựa vào yêu cầu tương hợp về nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ chúng ta sẽ giúp học
sinh phát hiện ra sự nhầm lẫn của các em.tiếng suối thì không thể chảy được vì vậy
câu trên phải được phân tích như sau:
Tiếng suối chảy
//
róc rách
CN
VN
Việc đòi hỏi tương hợp về nghĩa giữa động từ và bổ ngữ nhiều khi cũng giúp
chúng ta xác định đúng đường ranh giới giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
Ví dụ 3:Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau.
Cờ bay đỏ những mài nhà,đỏ những cành cây,đỏ những góc phố.
Học sinh thường cho “cờ”là chủ ngữ “bay đỏ..”là vị ngữ;cách phân tích như vậy
tạo ra bất hợp lý về nghĩa. Trong câu trên từ ‘đỏ”bổ nghĩa cho từ “bay” mà trong
thực tế không có kiểu bay nào là bay đỏ mà chỉ có thể “bay phần phật, bay phấp
phới’’.Đỏ tuy ở cạnh bay nhưng không có quan hệ với bay khong phụ thuộc cho
bay mà có quan hệ với cờ. Vì vậy câu trên phải được phân tích là.
Cờ bay // đỏ những mái nhà // đỏ những cành cây // đỏ những gốc phố
CN
VN
VN
VN

(Ở đây về nghĩa ,cần hiểu cờ bay là cờ là cờ đã được treo lên,cắm lên)


IV. Kết quả thực hiện:
Qua việc cung cấp kiến thức cơ bản về câu và thành phần
của câu học sinh thực hành các dạng bài tập về xác định thành
phần của câu đối với họ sinh lớp giỏi lớp 4 và 5 , tôi nhận thấy:
1. Học sinh đã nắm vững về thành phần câu.
1. Phân biệt trạng ngữ với với câu, trạng ngữ với bổ ngữ.trạng
ngữ với định ngữ nhanh , chính xác.
2. Biết sử dụng câu văn đúng chỗ.
3. Tự tin , hào hứng khi học đến phần này.
4. Kết quả môn học được nâng cao.


C. Phần kết luận:
Lớp 5 là lớp cuối cấp của bậc tiểu học. Vì vậy các em cần
có kiến thức
Vững chắc về từ loại Tiếng Việt để có thể học tốt ở trung học cơ
sở. Là một
giáo viên tiểu học, tôi đã lưu ý nghiên cứu nội dung và phương
pháp truyền
thụ, có một hệ thống các bài tập giúp học sinh thực hành để
củng cố kiến thức này. Đặc biệt luôn phảI lấy học sinh làm trung
tâm, khuyến khích các em tìm tòi và tự rút ra những kết luận cho
mình.Có như vậy, các em mới nhớ kỹ, nhớ lâu những kiến thức
mới khám phá. Đặc biệt , tôI rất chú ý thời điểm và thời lượng
tung ra các dạng bài tập phù hợp . Vì vậy nên bước đầu có
những kết quả trong giảng dậy Tiếng Việt.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế . Vì vậy không tránh

khỏi còn có thiếu sót.
.
TôI xin chân thành cảm ơn !
III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Thông qua những việc làm trên dần dần tôi đã giúp cho các em học sinh củng cố hệ
thống hoá kiến thức và giải được các dạng bài toán cơ bản và điển hình nói trên
một cấch dễ dàng. Kết quả cho thấy :
T.S.H.S.G GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH YẾU
LỚP 4
T.S
%
T.S
%
T.S
%
T.S
%
10
3
30
4
40
2
20
1
10
Như vậy đại đa số các em đã nắm được nội dung của bài học, đặc biệt là các
em học sinh lớp 5 bậc Tiểu học, nó tạo tiền đề vững chắc cho các em học tốt hơn

môn tiếng việt ở các lớp trên . Giúp các em hoàn thiện tốt hơn kiến thức tiếng
việt .
IV : KẾT LUẬN:
1.Những bài học kinh nghiệm :


Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã rút ra một số bài học cho bản thân trong
việc ôn tập và bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4, khối 5.Những bài học đó là :
Hệ thống kiến thức cơ bản hỗ trợ cho tiết dạy, bài dạy.Ôn tâp về câu. Thành phần
câu.cách nhận biết trạng ngữ trong câu ở tiểu học
Hệ thống các dạng bài cơ bản về câu .thành phần trạng ngữ trong câu.
Khái quát hoà , tổng quát hoá từng dạng bài về câu,thành phần trạng ngữ trong
câu
2.Khả năng ứng dụng triển khai:
Với đề tài này giáo viên có thể làm tài liệu tham khảo, vận dụng vào ôn tâp
và bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4 và khối 5 trong và ngoài nhà trường
Đè tài mang tính thiết thực,đã được sử dụng làm tài liệu tham khảo, đã vận
dụng vào ôn tập và bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4 và khối 5 trong nhà trường và
đã mang lại kết quả tốt
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi khi hướng dẫn học sinh
ôn tập câu, thành phần câu.Cách nhận diện trạng ngữ trong câu. Xin trao đổi cùng
Quý đồng nghiệp gần xa, mong nhận được những ý kiến trao đổi của Quý đồng
nghiệp .
Xin trân
trọng cảm ơn.
Kim Châu, ngày 10 tháng
12 năm 2011
Người viết
Trần Thị Nhị




×