Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Sinh viên đại học ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.02 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CỞ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI – KHÓA 49 – LỚP K49CLC3


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGOẠI THƯƠNG CỞ SỞ II
VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG MÁY TÍNH
Người hướng dẫn:
PGS. TS Phạm Đình Nghiệm

Thực hiện đề tài: Nhóm 19 – Lexus

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT

Mục lục
MỞ ĐẦU
1)
2)
3)
4)
5)
6)
7)

3


Lí do nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ
Thời gian và kinh phí
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đề cương

3
3
3
3
4
5
5

NỘI DUNG

7

Chương 1. MTXT – Một vật dụng hỗ trợ cho sinh viên
1.1.MTXT và sự phát triển của nó
1.2.MTXT đối với sinh viên
1.3.Đặc điểm của sinh viên Đại học Ngoại thương CS II MTXT

7
7
10
13


Chương 2. Mục đích và nhu cầu trong việc lựa chọn MTXT của sinh
viên Đại học Ngoại thương CS II
2.1.Tình hình khách quan về phương pháp học tập khi có MTXT
hỗ trợ của sinh viên Đại học Ngoại thương CS II
2.2.Mục đích sử dụng MTXT của sinh viên Đại học Ngoại thương
CS II
Chương 3. Hiệu quả trong việc sử dụng MTXT của sinh viên Đại học
Ngoại thương CS II
3.1.Hiệu quả của việc sử dụng MTXT
3.2.Nhận xét về hiệu quả sử dụng và và gợi ý cho sinh viên về việc
sử dụng MTXT

15
15
16
20
20
26

KẾT LUẬN

29

PHỤ LỤC

32

DANH MỤC VIẾT TẮT

33


2


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT

MỞ ĐẦU
Phạm vi nghiên cứu: trường Đại học Ngoại thương CS II tại Tp. Hồ Chí Minh
I – Lí do nghiên cứu:
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì máy tính xách tay
(MTXT) đang trở thành ứng dụng rộng rãi phục vụ trực tiếp cho việc học tập,
công việc cũng như giải trí của giới sinh viên, và sinh viên trường Đại học
Ngoại thương cơ sở II cũng không phải là một ngoại lệ.
Đối với sinh viên Đại học Ngoại thương, bên cạnh sở thích và mục đích
ban đầu thì việc lựa chọn sản phẩm mang tính năng phù hợp với chương trình
học thiên về lĩnh vực kinh tế và thương mại cũng là một vấn đề cần suy tính.
Hơn nữa, một vấn đề đáng chú ý là vẫn có một bộ phận sinh viên không
sử dụng đúng mục đích học tập hay chưa tận dụng hết các tính năng của MTXT,
do đó mà hiệu quả của MTXT chưa được phát huy tốt nhất.
Với những lí do trên, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Sinh viên trường Đại
học Ngoại thương cơ sở II và vấn đề sử dụng MTXT” để cung cấp cho sinh viên
một cái nhìn rõ ràng hơn trong việc chọn mua và sử dụng MTXT hiệu quả.
II – Mục đích nghiên cứu:
Cung cấp thêm thông tin về xu hướng sử dụng MTXT của sinh viên Đại
học Ngoại thương CS II cho các bạn sinh viên khác tham khảo trong việc lựa
chọn một chiếc MTXT cho mình.
Đồng thời thông qua để tài, chúng tôi muốn góp phần cải thiện hiệu quả
sử dụng MTXT trong việc phục vụ cho quá trình học tập của các bạn sinh viên
trường Đại học Ngoại thương CS II.
III – Nhiệm vụ:

Khảo sát xu hướng sử dụng các loại MTXT của sinh viên Đại học Ngoại
thương CS II.
Khảo sát về hiệu quả sử dụng MTXT trong việc học tập của sinh viên Đại
học Ngoại thương CS II.
IV – Thời gian và kinh phí:
Thời gian: 6 tuần.
3


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
Kinh phí dự trù: In, photocopy phiếu khảo sát và đề tài: 200,000 VND.
V – Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
Để phục vụ cho quá trình học tập và nhu cầu giải trí của mình, MTXT đã
trở thành lựa chọn của không ít sinh viên hiện nay. Mặt hàng CNTT này đã đáp
ứng nhu cầu và thuyết phục được thị hiếu của giới trẻ với sự tiện dụng, gọn nhẹ
và các sự hiệu quả của tính năng. Đối với những khách hàng có nhu cầu tiếp
nhận thông tin cao như giới sinh viên thì MTXT lại càng trở nên cần thiết. Hiện
chưa tìm thấy nghiên cứu nào về xu hướng sử dụng MTXT của sinh viên Đại
học Ngoại thương, hơn nữa trong khi tại Việt Nam, thông tin thống kê về việc
sử dụng MTXT trong giới sinh viên còn chưa nhiều.
Kết quả vào năm 2000 của cuộc khảo sát và nghiên cứu sau 3 năm triển
khai dự án Anytime Anywhere Learning của Microsoft kết hợp với Toshiba tại
Mỹ ở 800 trường học với 125,000 sinh viên và giáo viên chỉ ra rằng khi sử dụng
MTXT, sinh viên không những viết tốt hơn mà còn hợp tác ăn ý khi thực hiện
các dự án và trở nên tích cực hơn rất nhiều trong việc học tập ở trường. Hơn
nữa, những sinh viên này còn tiếp cận thông tin nhanh chóng và cải thiện được
kỹ năng phân tích khi làm nghiên cứu. Như lời giải đáp cho điều này, bà Jane
Broom – quản lý nhóm dự án giáo dục của Microsoft đã đưa ra nhận xét: “Giới
trẻ trong thời đại Internet có cách học và tiếp cận vấn đề khác trước, và những
sản phẩm công nghệ trước đây không còn đáp ứng được nhu cầu học hỏi của

họ.”
Theo báo cáo của Rockman Et Al (công ty chuyên khảo sát, nghiên cứu
và đánh giá về các vấn đề giáo dục của Mỹ) năm 2000 – MTXT không chỉ củng
cố phương pháp học tập hiệu quả mà còn cho phép sinh viên tiếp nhận kiến thức
ngoài phạm vi kiến thức bài giảng. Những kết quả sau đây được cho là xuất phát
từ những tiện ích của MTXT: dành thời gian nhiều hơn cho công việc học và
đầu tư hoàn thành các dự án lớn hơn, thường xuyên áp dụng các phương pháp
học tập tích cực, thường xuyên tra cứu thông tin, tìm hiểu và rút ra những lập
luận riêng cũng như thảo luận về những truyền đạt thông tin hiệu quả. Sinh viên
có được những động lực tốt, một khi đã có được động lực, họ có được những
cải thiện đáng kể trong kết quả, và từ đó dành nhiều thời gian hơn cho thời gian
tự học.
Về đặc điểm của sinh viên Đại học Ngoại thương CS II, ta có thể thấy rõ
sự tự tin, năng động, và sáng tạo do đặc thù của nhóm ngành Kinh tế. Đồng thời

4


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
nhóm ngành này cũng đòi hỏi sự nhanh nhạy trong tìm hiểu thông tin và cập
nhật tin tức, vì thế nhu cầu sử dụng MTXT của sinh viên Đại học Ngoại thương
cao hơn so với các trường thuộc nhóm ngành khác khá nhiều.
Mong rằng đề tài về xu hướng dùng MTXT của sinh viên Đại học Ngoại
thương CS II sẽ góp phần giúp các bạn hiểu cụ thể hơn về các vấn đề trên.
VI – Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này dựa trên 2 phương pháp: phương
pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. Đầu tiên, chúng tôi thu
thập tài liệu, thông tin liên quan, hỗ trợ cho đề tài. Từ những thông tin đã tổng
hợp được, chúng tôi sẽ đánh phân tích và chọn ra những thông tin có giá trị
phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Với sự giúp đỡ của giảng viên và những tài liệu đã có, chúng tôi sẽ tiến
hành triển khai điều tra thực tế bằng các bảng hỏi khảo sát. Quá trình khảo sát
được tiến hành trên 200 sinh viên trường Đại học Ngoại thương cở sở II, trong
đó, chúng tôi nhận được 150 phiếu khảo sát hợp lệ. Sau khi khảo sát, chúng tôi
sẽ tiến hành xử lí dữ liệu bằng phần mềm SPSS để tìm hiểu về thực trạng sử
dụng MTXT của sinh viên trường Đại học Ngoại thương hiện nay. Từ những số
liệu thống kê, nhóm sẽ phân tích để đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan
cũng như khái quát về xu hướng sử dụng MTXT của sinh viên và gợi ý những
giải pháp trong vấn đề này.
VII – Đề cương:
MỞ ĐẦU
1)
2)
3)
4)
5)
6)

Lí do nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nhiệm vụ
Thời gian và kinh phí
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

NỘI DUNG
Chương 1.
MTXT – Một vật dụng hỗ trợ cho sinh viên
1.1.MTXT và sự phát triển của nó
1.2.MTXT đối với sinh viên

1.3.Đặc điểm của sinh viên Đại học Ngoại thương CS II MTXT

5


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
Chương 2. Mục đích và nhu cầu trong việc lựa chọn MTXT của sinh viên Đại
học Ngoại thương CS II
2.1.Tình hình khách quan về phương pháp học tập khi có MTXT hỗ trợ của
sinh viên Đại học Ngoại thương CS II
2.2.Mục đích sử dụng MTXT của sinh viên Đại học Ngoại thương CS II
2.2.1. Mục đích học tập
2.2.2. Mục đích khác
Chương 3. Hiệu quả trong việc sử dụng MTXT của sinh viên Đại học Ngoại
thương CS II
3.1.Hiệu quả của việc sử dụng MTXT
3.1.1. Hiệu quả trong học tập
3.1.2. Hiệu quả trong cách công việc khác
3.2.Nhận xét về hiệu quả sử dụng và và gợi ý cho sinh viên về việc sử dụng
MTXT
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC

6


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MTXT – MỘT VẬT DỤNG HỖ TRỢ CHO SINH VIÊN


1.1 – MTXT và sự phát triển của nó:
1) MTXT là gì?
MTXT đã xuất hiện từ lâu và thâm nhập rất sâu vào thị trường nước ta,
một đất nước có ngành công nghệ thông tin đang phát triển. MTXT với tên gọi
thông dụng là laptop đã không còn quá xa lạ với mọi người. Vậy MTXT, hay
laptop là gì và đã phát triển như thế nào?
Theo định nghĩa “laptop” của từ điển Merriam-Webster thì laptop là một
máy vi tính di động, xách tay bao gồm những thành phần chính như bộ vi xử lý,
bàn phím, màn hình,… được tích hợp thành một khối đơn nhất hoạt động bằng
pin. Đồng thời, từ “laptop” được sử dụng và biết đến lần đầu tiên vào năm 1984.
2) Những khác biệt cơ bản giữa MTXT và máy tính để bàn:
Nhìn chung, MTXT và máy tính để bàn rất giống nhau. Chúng có cùng
phần cứng, phần mềm và hệ điều hành cơ bản. Sự khác biệt quan trọng là cách
sắp xếp các bộ phận cấu thành của chúng.
Một máy tính để bàn bao gồm một bo mạch chủ, card video, ổ đĩa cứng
và các thành phần khác trong một thùng máy lớn. Màn hình, bàn phím, và thiết
bị ngoại vi khác được kết nối không dây hoặc thông qua cáp. Cho dù thùng máy
được bố trí nằm ngang hay nằm dọc, nó vẫn có rất nhiều không gian cho các các
thẻ được gắn thêm, dây cáp và việc lưu thông không khí.
Tuy nhiên, MTXT nhỏ và nhẹ hơn rất nhiều so với một máy tính nhỏ gọn
nhất. Màn hình cũng như bàn phím của MTXT là một phần tích hợp được tích
hợp khối máy. Thay vì có một vỏ máy rộng rãi với nhiều không gian để lưu
thông không khí, MTXT sử dụng một thiết kế nhỏ, bằng phẳng, trong đó tất cả
các bộ phận vừa khít với nhau. Do sự khác biệt cơ bản này trong thiết kế và vì
tính di động vốn có của MTXT, khi hoạt động các bộ phận của máy sẽ tiết kiệm
được năng lượng và sản xuất nhiệt ít hơn các bộ phận của máy tính để bàn.
Thông thường, những khác biệt này làm cho các thành phần của MTXT đắt
hơn, có thể làm cho MTXT có giá cao hơn.


7


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
3) Lịch sử phát triển của MTXT
Để có được thiết kế nhỏ gọn và các tính năng toàn diện như ngày nay,
MTXT đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài với nhiều sự kiện quan trọng
mang tính quyết định. Sau đây là bảng niên biểu những bước phát triển nổi bật
của MTXT dựa trên bài viết “Toàn cảnh lịch sử MTXT” (“The Complete
Laptop Computer History”) của tác giả Dachary Carey [1] kết hợp với một số
thông tin từ nguồn tham khảo: “MTXT ngày trước: Thập kỉ đầu tiên: 1980-89”
(“Vintage Laptop Computers: First Decade: 1980-89”) – James E. Wilson, nhà
xuất bản Outskirts Press, Inc. [2] và “Máy tính: một lịch sử sống động”
(“Computers: An Illustrated History”) – Christian Wurster, nhà xuất bản
Taschen [3].
Ý tưởng được hình thành: Trong những năm 1970, Alan Kay của trung
tâm nghiên cứu Xerox Palo Alto đã có ý tưởng về một máy tính di động không
dây có kích thước tương tự MTXT ngày nay. Ông gọi nó là Dynabook.
Dynabook của Kay không có một bản thảo hay một mô hình nào để lại, nhưng
nó đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển cho một MTXT thực sự. (Christian
Wurster)
1981:

tạo ra Osborn 1. Osborn 1 lúc đó có kích thước không nhỏ – tương
đương một máy may và phải chạy bằng nguồn điện trực tiếp bên
ngoài và cuối cùng đã không thành công vì quá cồng kềnh và
không có khả năng chạy bằng pin.

1982:


GRID Compass ra mắt. Là một MTXT thật sự đầu tiên, GRID
Compass thể hiện rõ tính di động với thiết kế gập chúng ta quen
gặp ở MTXT ngày nay và khả năng hoạt động trực tiếp bẳng pin.
Giá thành của GRID Compass quá cao và bản thân MTXT này
không tương thích với IBM. Vì vậy mà nó hầu như chỉ được sử
dụng bởi NASA. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Compass GRID yếu
tố vô cùng quan trọng trong lịch sử của MTXT.

1983:

Compaq Portable và Epson HX-20 được giới thiệu. Portable
Compaq là MTXT đầu tiên tương thích với hệ điều hành IBM và
MS-DOS, giúp cho nó dễ dàng chuyển đổi dữ liệu qua lại giữa
MTXT và máy tính để bàn. Còn Epson HX-20 lại một cải tiến là
hoạt động bằng pin có thể sạc lại, trong khi Compaq Portable cần

8


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
nguồn điện ngoài. Đây là những MTXT thương mại đầu tiên thành
công trên thị trường.
1983:

Kyocera Kyotronic 85 được phát hành. Một trong những MTXT
sớm được phổ biến, Kyotronic Kyocera 85 nhỏ và rẻ tiền, chạy
bằng pin AA và có kích thước của một quyển tập. Với một số
chương trình đầu tiên của Microsoft và modem tích hợp trong máy,
Kyotronic đặt nền tảng cho các MTXT sau đó mặc dù nó không
mang thiết kế vỏ sò như MTXT truyền thống.


1986:

IBM giới thiệu MTXT đầu tiên. Bởi vì IBM lúc đó là nền tảng
quan trọng cho hầu hết các máy tính để bàn, một yêu cầu được đặt
ra là các MTXT phải tương thích được với IBM để hỗ trợ việc
chuyển dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác. Hai MTXT
tương thích với IBM, IBM-compatible, đã được lần lượt được đưa
ra thị trường vào năm 1986 và 1987 và đã đạt được những thành
công nhất định. (James E. Wilson)

1987:

Toshiba giới thiệu MTXT. Giống như các dòng máy của IBM,
T1000 và T1200 Toshiba bao gồm cả hệ điều hành IBM tương
thích và MS-DOS. Những MTXT này có trọng lượng nhẹ và nhỏ
nhưng vẫn chưa đạt được thành công về mặt thương mại.

1987:

các nhà sản xuất MTXT đã xuất hiện nhiều trên thị trường, và cạnh
tranh được quyết liệt để sản xuất ra được một MTXT đầu tiên thực
sự thành công. Trong năm đó, một hợp đồng từ Không quân Hoa
Kỳ để mua 200.000 MTXT đã đem ra đấu thầu. Các nhà sản xuất
máy tính đã ra sức cạnh tranh để giành được hợp đồng này. Mỗi
công ty đều đổ xô để phát triển các nguyên mẫu MTXT để có thể
đáp ứng các yêu cầu trong hợp đồng. Zenith Data Systems (ZDS)
cuối cùng đã chiến thắng. Nhờ hợp đồng từ Không quân Hoa Kì,
ZDS trở thành nhà sản xuất MTXT lớn nhất vào những năm cuối
thập niên 80. Đây là một sự phát triển đáng chú ý vì ZDS đã hợp

tác với nhà sản xuất Nhật Bản để sản xuất phần cứng và giảm giá
thành. (James E.Wilson)

1988:

Compaq SLT/286 giới thiệu card đồ họa VGA. Compaq là nhà sản
xuất MTXT đầu tiên sản xuất một máy tính có thể hiển thị đồ họa

9


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
VGA. Đó là trọng lượng nhẹ và chạy pin với một ổ đĩa cứng nội
bộ.
1989:

Macintosh Portable là MTXT đầu tiên của Apple. Các MTXT
Apple đầu tiên có kích thước lớn, cồng kềnh và không đặc biệt
thành công nhưng đánh dấu bước đột phá của Apple vào thị trường
MTXT.

1991:

Apple PowerBook đã đưa Apple vào thời đại MTXT. Không giống
như Macintosh Portable, các PowerBook đã mang tính di động.
Các PowerBook bao gồm con trỏ và cả phần kê tay ở 2 bên con
trỏ, thiết kế này đã trở thành tiêu chuẩn cho các thiết kế của MTXT
trong tương lai.

1995:


Microsoft phát hành Windows 95. Có lẽ sự kiện quan trọng nhất
trong lịch sử của MTXT là việc phát hành của hệ điều hành
Windows 95 của Microsoft vào năm 1995 (Christian Wurster).
Trước đó, các hệ điều hành cho MTXT rất đa dạng, và các nhà
cung cấp phải bỏ ra một số tiền rất lớn để thử nghiệm tính linh hoạt
trong việc thiết kế các máy tính của họ. Windows 95 ra đời đã trở
thành hệ điều hành nổi bật nhất, phục vụ cho việc tiêu chuẩn hóa
và ổn định các khía cạnh trong thiết kế của MTXT. Cũng trong
năm này, CD-ROM, bộ vi xử lý Intel Pentium, và ổ đĩa mềm đã trở
thành các bộ phận tiêu chuẩn trên hầu như tất cả các MTXT. Các
nhà cung cấp MTXT hàng đầu như Dell, Gateway và Toshiba đã
nhanh chóng cho ra đời các mẫu máy đáp ứng đầy đủ các tính năng
được mong đợi của một MTXT chuẩn mực.

Từ khi Windows 95 ra đời đến nay, MTXT đã luôn tục được cải tiến với
kích thước ngày càng nhỏ gọn, bắt mắt cùng với các tính năng, tiện ích hiện đại
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Phân khúc thị trường
MTXT ngày càng sôi động cũng làm một yếu tố tác động tới sự phát triển, cạnh
tranh giữa các nhà sản xuất để đưa ra những mẫu máy mới phù hợp với nhiều
người dùng cũng như theo kịp những bước tiến của công nghệ thông tin.
1.2 – MTXT đối với sinh viên:
1)

Những tiện ích cơ bản của MTXT:

MTXT ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi những ưu điểm nổi
bật. Nhờ tính di dộng rất phù hợp với lối sống của xã hội hiện đại ngày nay,
10



Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
MTXT được người người dùng đánh giá cao ở nhiều mặt khác khi so sánh với
máy tính để bàn:
Hiệu suất sử dụng: mọi người có thể sử dụng MTXT ở bất kỳ đâu: ở nhà,
trong văn phòng, quán cà phê, thư viện, giảng đường, trên máy bay,… Nhờ đó,
người dùng sẽ tiết kiệm được thời gian đồng thời tiến độ làm việc hoặc học tập
cũng sẽ được cải thiện khá đáng kể.
Mức tiêu thụ điện năng thấp: MTXT sử dụng năng lượng hiệu quả hơn
máy tính để bàn rất nhiều. Một MTXT thông thường sử dụng 20-90 W so với
100-800 W cho máy tính để bàn. Điều này rất có lợi cho các văn phòng, doanh
nhiệp có số lượng máy tính lớn và các cá nhân có nhu cầu sử dụng MTXT
thường xuyên.
Hoạt động bằng pin: người dùng có thể sử dụng MTXT mà không bị gián
đoạn hay ảnh hưởng bởi những sự cố như mất điện, chập điện,.. (trừ trường hợp
MTXT đã được tháo pin và sử dụng trực tiếp bằng nguồn điện ngoài). Để làm
được điều này, máy tính để bàn phải cần một bộ trữ điện và thông thường chỉ sử
dụng được trong vòng từ 20 – 30 phút và bộ trữ điện thường khá tốn kém.
Kết nối và cập nhật thông tin: với sự phát triển của mạng không dây WiFi và các dịch vụ truyền tải dữ liệu băng thông rộng đã hỗ trợ người dùng
MTXT trong việc giao tiếp, kết nối và cập nhật thông tin gần như mọi lúc mọi
nơi. Điều này đã giúp cho việc liên lạc, hợp tác, cộng tác trong công việc, học
tập cũng như đời sống hằng ngày với mọi người trở nên dễ dàng hơn bao giờ
hết. Hiện tại, Wi-Fi rất phổ biến ở các địa điểm công cộng, vì vậy, người dùng
có thể sử dụng các công cụ giao tiếp như email, voice call, video chat,… Hơn
nữa, thông tin sẽ đến với người dùng nhanh chóng, đặc biệt là các thông tin
mang tính thời sự trên các trang báo mạng.
Ngoài những ưu điểm được kể trên, cũng phải kể đến những bất lợi,
nhược điểm của MTXT như: tốc độ xử lý hạn chế hơn so với máy tính để bàn,
giá thành cao, độ bền thấp, khó khăn trong bảo quản, dễ bị mất cắp,..


11


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT

2)

MTXT – một công cụ hỗ trợ đắc lực trong học tập:

Nhờ những tiện lợi của MTXT mang lại cũng như giá thành của MTXT
ngày nay đã không còn quá cao như lúc trước, ngày càng nhiều sinh viên tìm
đến MTXT như một công cụ hỗ trợ cho nhiều mục đích và nhu cầu, đặc biệt là
để phục vụ cho việc học tập Theo nhiều nghiên cứu, MTXT có một tầm ảnh
hưởng nhất định đến việc học tập của học sinh, đặc biệt là sinh viên.
Có thể dễ dàng thấy rằng MTXT cùng với Internet thực sự là một “thư
viên di động” vời nhiều nguồn thông tin tham khảo từ các trang web và các
nguồn sách trực tuyến. Không chỉ là nguồn tài liệu chỏ sinh viên, MTXT còn là
công cụ hỗ trợ sinh viên ghi chú, làm bài tập và tiếp thu bài giảng tốt hơn. Sinh
viên có thể tìm được các giáo trình của chính giảng viên hoặc từ nhiều tác giả
khác để tìm hiểu, hoặc thu âm bài giảng (với sự cho phép của giảng viên) để
nhớ thông tin bài giảng tốt hơn. Khi đó thời gian ghi chép được rút ngắn và sinh
viên có thể tập trung hơn vào những phần trọng tâm của bài giảng. Thêm vào
đó, các nguồn thông tin trực quan sinh động như hình ảnh, video clip,… trên
mạng Internet và trong các giáo trình điện tử cũng giúp cho sinh viên dễ dàng
tiếp cận và hiểu vấn đề một cách sâu sắc.
Đối với các sinh viên phải làm việc nhóm, tương tác giữa các thành viên
trong nhóm sẽ dễ dàng hơn với MTXT và mạng Internet. Thay vì phải gặp mặt
trực tiếp và thảo luận, sinh viên chỉ cần thống nhất thời gian họp nhóm và thảo
luận thông qua các tiện ích của Yahoo!Messenger, Skype,… hoặc trao đổi ý
tưởng, bài tập bằng email. Đặc biệt với các sinh viên xa nhà, việc liên lạc với

người thân, bạn bè sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn rất nhiều với MTXT.
Trên đây chỉ là 2 lợi ích cơ bản có thể dễ dàng nhận thấy của MTXT
trong quá trình hỗ trợ sinh viên trong việc học tập. Đã có nhiều nghiên cứu cho
thấy được mối quan hệ giữa việc sử dụng MTXT và kết quả cũng như kỹ năng
học tập của sinh viên.
Báo cáo của năm thứ 2 trong 3 năm (1997 – 2000) thực hiện dự án “Học
mọi lúc mọi nơi” (“Anytime Anywhere Learning”) [4] – dự án khá quy mô và
toàn diện về MTXT trong trường học do Microsoft và Toshiba kết hợp tổ chức
ở hơn 800 trường học tại Mỹ đã đưa đến kết luận rằng MTXT là một “công cụ
hỗ trợ đắc lực cho việc học tập” (powerful tool for schooling). Theo báo cáo
này, trong và sau khi dự án được thực hiện, ta có thể thấy được những khác biệt

12


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
cơ bản giữa số học sinh có laptop và học sinh không sử dụng MTXT và những
đánh giá của giáo viên khi học sinh được tiếp cận MTXT:
• Học sinh có MTXT dành nhiều thời gian làm việc nhóm, làm
những công việc mang tính hợp tác hơn học sinh không có MTXT.
• Nhiều học sinh đã cải thiện được kỹ năng viết và viết nhiều hơn
nhờ MTXT.
• MTXT tăng mức độ tra cứu, tiếp cận thông tin của học sinh và giúp
cải thiện kỹ năng nghiên cứu và phân thích vấn đề.
• Học sinh có MTXT chuẩn bị cho các bài thuyết trình nhiều hơn và
tốt hơn so với học sinh không có MTXT.
• Với MTXT, học sinh tự chủ hơn trong việc học và có ý thức học
tập cao hơn.
• Học sinh có MTXT có chiến lược học tập rõ ràng và hiệu quả hơn
so với các học sinh không có MTXT.

• Học sinh có MTXT sẵn sàng tham gia giải quyết vấn đề và tích cực
tư duy khi gặp khó khăn quá trình học.
• Giáo viên tin rằng MTXT có ảnh hưởng tích cực đến quá trình học
tập của học sinh (chất lượng học tập, ý thức học tập, hiệu quả tiếp
thu bài giảng,…).
Các nghiên cứu sau này về vấn đề hiệu quả của MTXT trong việc học tập
của học sinh, sinh viên như “Học tập cùng công nghệ: Ảnh hưởng của việc sử
dụng MTXT đến thành thích của sinh viên” (“Learning With Technology: The
Impact of Laptop Use on Student Achievement”) – James Cengiz Gulek &
Hakan Demirtas(2005) [5], “Lợi ích và thách thức của việc sử dụng máy tính
trong các lớp học bậc cao” (“Exploring the Benefits and Challenges of Using
Laptops in Higher Education Classrooms”) – Robin Kay & Sharon Lauricella
(2006) [6] cũng đã nêu ra những kết quả tương tự và tập trung đánh giá về mối
quan hệ giữa hiệu quả sử dụng MTXT và kết quả học tập.
1.3 – Đặc điểm của sinh viên Đại học Ngoại thương CS II với MTXT:
Khi chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là sinh viên Đại học Ngoại
thương CS II không chỉ đơn thuần là bởi vì sự thuận tiện ở khoảng cách địa lý
khi nghiên cứu mà cũng bởi tỷ lệ người sử dụng MTXT tại Đại học Ngoại
thương là rất cao. Số lượng sinh viên sử dụng MTXT tại Đại học Ngoại thương
cơ sở II theo nghiên cứu của chúng tôi là 61,3%. Con số cho thấy sự phổ biến
của việc sử dụng MTXT đối với sinh viên đại Đại học Ngoại thương CS II.

13


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
Chúng tôi xin đưa ra một vài đặc điểm của sinh viên Đại học Ngoại
thương CS II để lý giải cho việc nhiều sinh viên Đại học Ngoại thương sử dụng
MTXT.
1. Về thành phần sinh viên:

a. Yếu tố về địa lý:
Sinh viên ở Đại học Ngoại thương có một số lượng không nhỏ sinh viên
đến từ các tỉnh thành khác trong cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam như:
Vũng Tàu, Biên Hòa, Đồng Nai, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi, Phú
Yên…. Các sinh viên này phải trọ học xa nhà. Với việc trọ học xa nhà thì việc
có một máy tính để bàn cho mỗi cá nhân trong một diện tích phòng trò rất nhỏ
như ở thành phố Hồ Chí Minh là việc là điều rất khó. Cũng như với thời đại
công nghệ số thì việc truy cập thông tin, cập nhật dữ liệu, học tập: làm bài tập,
thiết kế… thì việc có một chiếc máy tính là một việc rất cần thiết.
b. Yếu tố gia đình:
Đa số sinh viên của Đại học Ngoại thương xuất thân là những học sinh ưu
tú của các trường chuyên tại thành phố và các tỉnh thành. Các sinh viên có sự
đầu tư và quan tâm của gia đình cũng như là một số lượng sinh viên có điều
kiện khá giả là không ít. Chính từ việc nhận ra hữu hiệu của MTXT đối với học
tập đặc biệt là sinh viên ở xa thì các bậc phụ huynh luôn cố gắng hết sức đầu tư
vào việc học tập của con cái, đặc biệt khi được học ở một ngôi trường danh
tiếng, nên họ sẽ quyết định mua cho con mình một chiếc MTXT.
2. Về đặc điểm sinh viên:
a.

Sinh viên Ngoại thương năng động, tự tin và sáng tạo:

Sinh viên Ngoại thương là một trong những sinh viên năng động nhất
trong cả nước. Với việc thích ứng với công việc tương lai, phải giao tiếp nhiều,
tại Đại học sinh viên được trải qua rất nhiều hình thức rèn luyện: đội, nhóm, câu
lạc bộ, cuộc thi…Bên cạnh đó, khi làm việc trong học tập cũng như công việc
của câu lạc bộ, sinh viên rất năng động cập nhật những công nghệ mới hiệu quả,
tiện ích với máy tính. Sinh viên liên lạc,học tập với nhau bằng email, học nhóm,
sáng tạo videoclip, thuyết trình cùng nhau tại trường. Để hoàn thành tốt những
điều đó thì mỗi sinh viên luôn cố gắng trang bị một MTXT để sử dụng mang đi

và về khi có việc.
b.

Sinh viên Ngoại thương học chuyên sâu về khối ngành kinh tế:

14


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
Khi mà ngày hôm nay là thời đại bùng nổ về thông tin, với thị trường
kinh tế thay đổi từng ngày thì việc cập nhật thông tin mọi lúc mọi nơi là cần
thiết. Việc sinh viên dành khá nhiều thời gian hoạt động và học tập tại trường
trong khi nhà trường không hề trang bị các máy tính truy cập internet tự do,
thay vào đó là mạng Wi-Fi toàn trường, chính vì thế mà việc sử dụng MTXT để
tra cứu lại vô cùng hữu dụng.
---***---

CHƯƠNG II: MỤC ĐÍCH VÀ NHU CẦU TRONG VIỆC LỰA CHỌN
MTXT CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CS II
2.1 – Tình hình khách quan về phương pháp học tập khi có MTXT hỗ trợ của
sinh viên Đại học Ngoại thương:
Với việc sử dụng MTXT nhiều trong học tập thì phương pháp học tập của
sinh viên Đại học Ngoại thương cũng có phần thay đổi so với cách học tập cổ
điển.Với MTXT, sinh viên có thể gửi bài cho giáo viên thông qua email, hầu hết
tất cả các bài tập đều yêu cầu nhận file cứng lẫn file mềm. Sinh viên buộc phải
thông thạo việc sử dụng Power Point và Word, ngoài ra họ còn có thể sử dụng
các phần mềm tiện ích khác. Có nhiều sinh viên thay đổi thói quen ghi chép
thường ngày vào vở và nay thay bằng việc sử dụng ghi chép bằng MTXT, sinh
viên có thể copy các slide của giáo viên để tóm gọn kiến thức. Việc truy cập
internet để có thông tin ngay lập tức trong giờ học cũng dần trở nên dễ dàng.

Có một số ít sinh viên lựa chọn việc học trực tuyến tại nhà thông qua
MTXT. Một số sinh viên lựa chọn sử dụng nguồn tư liệu bằng các sách điện tử
trên mạng internet thay cho việc ngồi hàng giờ trong thư viện để tìm tư liệu. Ta
có thể nhận thấy qua bảng số liệu (Bảng 1) mà chúng tôi thu thập được với
52.2% sinh viên sử dụng MTXT để tra cứu tài liệu.

15


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT

Bảng 1. Máy tính hỗ trợ việc học của sinh viên
Frequency
Valid

Missing
Total

Percent

Valid Percent

Cumulative
Percent

Tra cuu tai lieu

48

32.0


52.2

52.2

Hoc truc tuyen

5

3.3

5.4

57.6

Lam bai tap

7

4.7

7.6

65.2

Khong tra loi

32

21.3


34.8

100.0

Total

92

61.3

100.0

System

58

38.7

150

100.0

2.2 – Mục đích sử dụng MTXT của sinh viên trường Đại học Ngoại thương CS
II
1) Mục đích khi tìm mua MTXT
So với máy tính để bàn, MTXT có ưu thế hơn ở chỗ là có kích thước nhỏ
gọn, có thể đem theo được, rất phù hợp với môi trường học tập cũng như làm
việc cần di chuyển nhiều của các sinh viên. Chính vì vậy mà dù có đắt hơn máy
tính để bàn, MTXT vẫn là mặt hàng được sinh viên chọn mua nhiều hơn. Thị

trường MTXT cũng trở nên sôi động trong những năm gần đây với sự phát triển
của hàng loạt các dòng MTXT như Asus, Acer, Dell, Samsung, Sony, HP,
Toshiba, Lenovo… với chất lượng ngày càng được nâng cao, cùng với các
chương trình khuyến mãi, hậu mãi hấp dẫn kèm theo.
Khi chọn mua MTXT, điều mà sinh viên cần chú ý nhất là mục đích sử
dụng. Tùy theo ngành nghề học tập của mình mà sinh viên có thể lựa chọn loại
MTXT phù hợp với nhu cầu học tập và hợp lý với túi tiền của mỗi cá nhân. Một
chiếc MTXT có những tính năng phù hợp với mục đích sử dụng sẽ có ích và tiết
kiệm hơn nhiều so với một chiếc MTXT tuy sành điệu, thương hiệu nổi tiếng
nhưng lại thừa hoặc thiếu tính năng. Ví dụ như sinh viên học về lập trình máy
tính thường cần máy có cấu hình mạnh để có thể viết các chương trình máy
tính; sinh viên học mỹ thuật và kỹ thuật cần máy có cấu hình khá mạnh, đủ khả

16


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
năng chạy các chương trình, phần mềm đồ họa phức tạp để có thể phục vụ cho
những công việc liên quan tới đồ họa, thiết kế. Đối với những sinh viên có
ngành học thiên về kinh tế như sinh viên trường Đại học Ngoại thương CS II thì
chỉ cần máy có cấu hình đủ mạnh đáp ứng cho việc xử lí các chương trình phần
mềm phân tích và tổng hợp khá đơn giản. Ngoài mục đích học tập và làm việc,
sinh viên vẫn có nhu cầu giải trí, vì vậy, những MTXT đa chức năng cũng được
nhắm tới. Tuy nhiên những máy tính đa chức năng này thường có giá tiền khá
cao, nên đối với việc giải trí nhẹ nhàng, sinh viên cũng không cần khiên cưỡng
bỏ tiền ra mua loại máy tính có cấu hình quá mạnh so với mục đích chính là học
tập.
Với kết quả đã khảo sát ở trường Đại học Ngoại thương CS II, thấy được
61.3% sinh viên đã có MTXT và 38.7% chưa có. Trong số 38.7% sinh viên
chưa có MTXT này cũng đã có tới 87.9% sinh viên có ý định mua MTXT trong

thời gian gần. Theo kết quả khảo sát, mục đích của sinh viên Đại học Ngoại
thương CS II khi mua MTXT chủ yếu là học tập (40.8%), tiếp theo là làm việc
(34%), và cuối cùng là giải trí (25.2%). Đối với sinh viên các năm nhất và năm
hai, mục đích học tập vẫn được đặt lên hàng đầu, sau đó mới đến mục đích làm
việc và nhu cầu giải trí. Tuy nhiên đối với sinh viên năm ba và năm tư, mục
đích chủ yếu lại là làm việc. Tuy nhiên, nhu cầu học tập, làm việc và giải trí của
sinh viên không đòi hỏi một máy tính có cấu hình cao.
2) Mục đích sử dụng MTXT
Mục đích sử dụng MTXT có thể chia thành học tập, làm việc và giải trí.
a. Học tập:
Nhờ kích thước vừa phải, hơn nữa MTXT hiện đang có xu hướng được
các nhà sản xuất thiết kế ngày càng nhỏ gọn, tiện cho người sử dụng có thể đem
theo một cách linh hoạt, sinh viên có thể sử dụng MTXT mọi lúc mọi nơi mỗi
khi cần thiết, ví dụ như ở trường, quán cà phê, thư viện… . Cũng nhờ đó mà
MTXT đã trở thành trợ thủ đắc lực của sinh viên những khi họp nhóm hay sinh
hoạt trong các câu lạc bộ học thuật của nhà trường.
Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, MTXT
hiện đã trở thành công cụ vô cùng hữu ích và tiện dụng giúp sinh viên có thể tìm
kiếm, thu thập được nhiều thông tin, kiến thức (52.2% số sinh viên có MTXT
được khảo sát thường xuyên lên mạng để tra cứu) khi cần thiết. Bên cạnh đó
còn phải kể đến sự phát triển nhanh chóng của phương pháp E-learning (tức

17


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
việc dạy và học từ xa qua mạng) trong thời gian gần đây. Theo đó MTXT đã trở
thành công cụ đắc lực cho việc dạy và học không chỉ của sinh viên mà còn của
giáo viên, giúp sinh viên dễ dàng phân phối thời gian thích hợp và tiện lợi cho
việc học tập cũng như làm việc của mình.

b. Làm việc:
Với mục đích kiếm thêm thu nhập cho cá nhân, cũng như học hỏi, tích
lũy kinh nghiệm chuyên môn cho bản thân, các sinh viên thường tìm kiếm cho
mình các cơ hội làm thêm. Đặc biệt có không ít sinh viên trường Đại học Ngoại
thương CS II hiện đang làm việc bán thời gian cho các doanh nghiệp, công ty.
Ngoài ra, sinh viên trường Đại học Ngoại thương CS II khi vào trường
đều có chọn cho mình một tổ chức, hay câu lạc bộ - đội nhóm để sinh hoạt
nhằm tăng cường các kỹ năng sống cũng như kỹ năng làm việc cần thiết cho
bản thân, bên cạnh việc học tập. Tại trường Đại học Ngoại thương CS II hiện có
khá nhiều các câu lạc bộ - đội nhóm giúp hỗ trợ cho việc phát triển các kỹ năng
này của sinh viên, như câu lạc bộ Sinh viên Nghiên cứu Khoa học, đội SIFE, tổ
chức AIESEC, câu lạc bộ Kỹ năng Doanh nhân (Action Club), câu lạc bộ Quản
trị Kinh doanh (Admin Club), câu lạc bộ Tiếng Anh thương mại (Business
English Club), câu lạc bộ Tiếng Nhật (FTU Japanese Club)…
Chính vì vậy việc sinh viên phải cập nhật thường xuyên các kế hoạch, sửa
đổi cho các chương trình của công ty hay tổ chức, câu lạc bộ - đội nhóm mà
mình tham gia, cũng như thông tin về việc phân công công việc, tiến độ làm
việc và báo cáo kết quả liên tục, mọi lúc mọi nơi gần như là điều bắt buộc. Khi
đó MTXT chính là công cụ hữu hiệu và tiện lợi nhất với nhiều phần mềm hữu
dụng hỗ trợ cho công việc của sinh viên. Đồng thời MTXT cũng là nơi giúp
sinh viên lưu giữ những tài liệu, dữ liệu quan trọng, cần thiết cho công việc của
mình.
c. Giải trí:
Nhu cầu giải trí trong giới sinh viên nói chung, và đối với sinh viên
trường Đại học Ngoại thương CS II nói riêng hiện nay đang ngày càng tăng cao.
Đầu tiên phải kể đến các tiện ích giải trí trực tuyến đang phát triển rất nhanh
chóng, và được đông đảo sinh viên sử dụng như chat online, duyệt web, chơi trò
chơi trực tuyến, kết nối các mạng xã hội và nhiều diễn đàn, cộng đồng mạng…
Ngoài ra, với sự du nhập mạnh mẽ của nhiều luồng văn hóa nghệ thuật từ nước


18


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
ngoài, sinh viên cũng có nhu cầu rất cao đối với việc giải trí bằng cách xem
phim hay nghe nhạc.
Sau những giờ học tập hay làm việc căng thẳng, mệt mỏi, nhiều sinh viên
lựa chọn cho mình sự thư giãn bằng cách nghe những bản nhạc hay xem những
bộ phim mà mình yêu thích. Chính vì vậy MTXT là một công cụ lý tưởng phục
vụ cho mục đích giải trí, thư giãn của sinh viên.
3) Thực trạng sử dụng MTXT của sinh viên trường Đại học Ngoại
thương CS II
Với kết quả đã khảo sát ở trường Đại học Ngoại thương CS II, tuy mục
đích chính của sinh viên đối với việc sử dụng MTXT phần lớn là dành cho học
tập và làm việc, tuy nhiên khi đi sâu vào nghiên cứu, kết quả khảo sát cho thấy
thực tế sử dụng máy tính ở các sinh viên có sở hữu MTXT có phần sai khác với
các mục đích đã được nêu ra.
Theo kết quả khảo sát, trong số các sinh viên đã sở hữu MTXT thì có
91.3% số sinh viên sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học. Chỉ
có 48.9% số sinh viên dùng MTXT phục vụ cho mục đích công việc cũng như
hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ - đội nhóm, nhưng lại có đến 82.6% số sinh viên
sử dụng cho nhu cầu giải trí.
Có thể thấy sinh viên ở các năm học khác nhau cũng có sự khác biệt
trong tỉ lệ giữa các mục đích sử dụng MTXT.
Tỷ lệ sinh viên sử dụng MTXT cho mục đích học tập từ năm nhất đến
năm tư gần như không chênh lệch nhiều và đều trên 90%.
Trong khi đó, lượng sinh viên năm nhất sử dụng MTXT để phục vụ cho
công việc làm thêm, sinh hoạt câu lạc bộ - đội nhóm chỉ là 40.9%, tỷ lệ này của
sinh viên năm hai là 62.5%, của sinh viên năm ba là 72.7% và của sinh viên
năm tư là vào khoảng 50%.

Riêng đối với việc sử dụng MTXT cho mục đích giải trí, tỷ lệ sinh viên
sử dụng máy tính cho nhu cầu thư giãn, giải trí của mình ở các khóa lại có chiều
hướng càng về sau càng giảm dần. Ở sinh viên năm nhất thì tỷ lệ sinh viên sử
dụng MTXT cho mục đích giải trí là 88.5%, tỷ lệ này đối với sinh viên năm hai
là 75.0%, đối với sinh viên năm ba 63.6% và đối với sinh viên năm tư là 59.5%
---***---

19


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ TRONG VIỆC SỬ DỤNG MTXT CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

3.1 – Hiệu quả trong việc sử dụng MTXT của sinh viên Đại học Ngoại thương
CS II:
1) Hiệu quả trong học tập:
Bảng 2. Mức độ đáp ứng học tập
Frequency
Valid

Missing
Total

Percent

Valid Percent

Cumulative

Percent

Rat kem

3

2.0

3.3

3.3

Kem

6

4.0

6.5

9.8

Binh thuong

31

20.7

33.7


43.5

Tot

33

22.0

35.9

79.3

Rat tot

19

12.7

20.7

100.0

Total

92

61.3

100.0


System

58

38.7

150

100.0

Bảng 2 cho thấy có 52 trong số 92 sinh viên sở hữu MTXT cho rằng
MTXT đáp ứng tốt nhu cầu học tập của họ. Tuy nhiên, còn 40 sinh viên cho
rằng MTXT đáp ứng chưa tốt nhu cầu học tập của họ. Như vậy có 43.5% sinh
viên chưa sử dụng MTXT một cách hiệu quả cho việc học tập.
Trong khi đó chỉ có 24% sinh viên có kết quả học tập tốt hơn sau khi sử
dụng MTXT.

20


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT

Bảng 3. Kết quả học tập sau khi có MTXT
Frequency
Valid

Missing

Percent


Valid Percent

Cumulative
Percent

Sa sut nhieu

5

3.3

5.4

5.4

Hoi sa sut

6

4.0

6.5

12.0

Van nhu truoc

45

30.0


48.9

60.9

Co phan tien bo

35

23.3

38.0

98.9

Tien bo nhanh

1

.7

1.1

100.0

Total

92

61.3


100.0

System

58

38.7

150

100.0

Total

Trên 60% sinh viên được khảo sát có MTXT nhưng việc sử dụng MTXT
phục vụ việc học tập còn một số hạn chế. Chúng tôi cho rằng có nhiều nguyên
nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng MTXT cho việc học, nhưng chúng tôi chỉ
tập trung vào 2 nguyên nhân sau:
• Thời gian sử dụng MTXT cho học tập.
• Mức độ sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng phục vụ
cho việc học tập.
Chúng tôi đưa ra 2 giả thuyết:
• Thời gian sử dụng MTXT cho học tập càng nhiều thì kết quả
học tập càng được cải thiện.
• Sử dụng càng thành thạo các phần mềm ứng dụng phục vụ học
tập càng tốt thì kết quả học tập càng được cải thiện.
a. Thời gian sử dụng MTXT cho học tập

21



Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT

Bảng 4. Thời gian sử dụng MTXT để học
Frequency
Valid

Missing

Percent

Valid Percent

Cumulative
Percent

100%

5

3.3

5.4

5.4

75%

17


11.3

18.5

23.9

50%

52

34.7

56.5

80.4

25%

18

12.0

19.6

100.0

Total

92


61.3

100.0

System

58

38.7

150

100.0

Total

Đặt giả thuyết: Thời gian sử dụng MTXT cho học tập càng nhiều thì kết
quả học tập càng được cải thiện.
Bảng 5. Model Summary
Model
1

R

Adjusted R
Square

R Square
.089a


.008

Std. Error of the
Estimate

-.003

.815

a. Predictors: (Constant), Thoi gian dung MTXT de hoc

Bảng 6. Coefficientsa
Unstandardized Coefficients
Model
1

B
(Constant)
Thoi gian dung MTXT de hoc

Std. Error
2.957

.332

.093

.111


Standardized
Coefficients
Beta

t

.089

Sig.
8.896

.000

.843

.401

a. Dependent Variable: Ket qua hoc tap sau khi co MTXT

Do Sig. = 0.401 > 0.05 nên kết quả học tập không phụ thuộc vào thời
gian sử dụng MTXT cho việc học. Điều đó cho thấy giả thuyết đưa ra ban đầu
sai.

22


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
b. Mức độ thành thạo các phần mềm ứng dụng
Bảng 7. Mức độ thành thạo phần mềm hỗ trợ
Frequency

Valid

Missing

Khong biet gi ca

Percent

Valid Percent

Cumulative
Percent

3

2.0

3.3

3.3

Biet so so

23

15.3

25.0

28.3


Binh thuong

41

27.3

44.6

72.8

Kha thong thao

22

14.7

23.9

96.7

Rat thong thao

3

2.0

3.3

100.0


Total

92

61.3

100.0

System

58

38.7

150

100.0

Total

Đặt giả thuyết: Sử dụng càng thành thạo các phần mềm ứng dụng

phục vụ học tập càng tốt thì kết quả học tập càng được cải thiện.
Bảng 8. Model Summary
Model
1

R


Adjusted R
Square

R Square
.205a

.042

Std. Error of the
Estimate

.031

a. Predictors: (Constant), Muc do thanh thao phan mem ho tro

23

.800


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT

Bảng 9. Coefficientsa
Standardized
Coefficients

Unstandardized Coefficients
Model
1


B
(Constant)
Muc do thanh thao phan mem
ho tro

Std. Error

Beta

2.655

.300

.192

.096

t

.205

Sig.
8.853

.000

1.990

.050


a. Dependent Variable: Ket qua hoc tap sau khi co MTXT

Do Sig. = 0.05 nên kết quả học tập không phụ thuộc vào việc sử dụng
thành thạo các phần mềm ứng dụng phục vụ học tập. Ta kết luận, giả thuyết Sử
dụng càng thành thạo các phần mềm ứng dụng phục vụ học tập càng tốt thì kết
quả học tập càng được cải thiện sai.
c. Đánh giá và nhận xét
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc dành nhiều thời gian sử dụng MTXT
cho học tập và kĩ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập không ảnh hưởng đến
kết quả học tập của sinh viên.
Bảng 10. MTXT hỗ trợ việc học
Frequency
Valid

Missing
Total

Percent

Valid Percent

Cumulative
Percent

Tra cuu tai lieu

48

32.0


52.2

52.2

Hoc truc tuyen

5

3.3

5.4

57.6

Lam bai tap

7

4.7

7.6

65.2

Khong tra loi

32

21.3


34.8

100.0

Total

92

61.3

100.0

System

58

38.7

150

100.0

Bảng 10 cho thấy sinh viên thường sử dụng MTXT vào việc tra cứu tài
liệu, thông tin. Bên cạnh đó, MTXT còn được sử dụng cho mục đích học trực

24


Sinh viên Đại học Ngoại thương CS II và vấn đề sử dụng MTXT
tuyến, làm bài tập. Sử dụng MTXT giúp cho việc học trở nên dễ dàng và thuận

tiện hơn. Tuy nhiên, sinh viên có thể sử dụng máy tính ở thư viện hoặc ở các địa
điểm truy cập internet khác. Như vậy, những sinh viên không có MTXT cũng
không bị trở ngại nhiều trong học tập.
2) Hiệu quả trong công việc khác:

Bảng 11. Mục đích sử dụng MTXT
Responses
N
Muc dich su dung MTXTa

Percent

Percent of Cases

Lam viec

45

22.0%

48.9%

Hoc tap

84

41.0%

91.3%


Giai tri

76

37.1%

82.6%

205

100.0%

222.8%

Total
a. Group

Ngoài mục đích chính là học tập, sinh viên còn sử dụng MTXT cho việc
giải trí và làm việc.

25


×