Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH – TIẾN TỚI CUNG CẤP NƯỚC UỐNG TRỰC TIẾP TẠI VÒI TRÊN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CỦA TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 76 trang )

2014

TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

CHƯƠNG TRÌNH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH –
TIẾN TỚI CUNG CẤP NƯỚC UỐNG TRỰC TIẾP

TẠI VÒI TRÊN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
CỦA TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN

GIAI ĐOẠN 2014 - 2025

TP.Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2014


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN – TNHH MỘT THÀNH VIÊN
----------------*****-----------------

CHƯƠNG TRÌNH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH – TIẾN TỚI CUNG
CẤP NƯỚC UỐNG TRỰC TIẾP TẠI VÒI TRÊN HỆ THỐNG
CẤP NƯỚC CỦA TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN

TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN
TỔNG GIÁM ĐỐC

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 05 Năm 2014




Mục lục
Mục lục ............................................................................................................ i
Danh mục bảng biểu ...................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................... v
Phần 1.

Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1 Các căn cứ lập bản đề án này ................................................................. 1
1.2 Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.3 Mục tiêu của đề án ................................................................................. 2

Phần 2.

Tiêu chí về nước uống trực tiếp tại vòi: ...................................................... 3

Phần 3.

Hiện trạng Hệ thống Cấp nước ................................................................... 4
3.1 Thông tin chung ..................................................................................... 4
3.1.1

Nguồn nước............................................................................... 4

3.1.2

Các hệ thống xử lý nước ........................................................... 6

3.1.3


Hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước: ............................... 7

3.1.4

Công tác Quản lý chất lượng nước: .......................................... 9

3.1.5

Nguồn nhân lực:...................................................................... 11

3.2 Tiêu chuẩn chất lượng nước................................................................. 11

Phần 4.

3.2.1

Tiêu chuẩn áp dụng cho hệ thống cấp nước TP.Hồ Chí Minh
hiện nay: .................................................................................. 11

3.2.2

Tham khảo một số tiêu chuẩn chất lượng nước khác: ............ 11

3.2.3

Yêu cầu chất lượng nước uống được tại vòi đề xuất cho Hệ
thống Cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 12

Nội dung và giải pháp thực hiện................................................................ 14

4.1 Nâng cao năng lực kiểm soát và quản lý chất lượng nước trên hệ thống
cấp nước. .............................................................................................. 14
4.1.1

Xây dựng Trung tâm Quản lý Chất lượng nước tại Tổng Công
ty cấp nước Sài Gòn. ............................................................... 14

i


4.1.2

Hoàn thiện hệ thống quan trắc, kiểm soát chất lượng nước trên
hệ thống................................................................................... 15

4.1.3

Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng nước tập trung. .......... 17

4.1.4

Chuẩn hóa các quy trình quản lý, phân tích, đánh giá chất
lượng nước: ............................................................................. 17

4.1.5

Kiểm soát lượng chất khử trùng trong hệ thống mạng lưới cấp
nước ........................................................................................ 18

4.2 Ứng phó với biến đổi khí hậu và biến động về nguồn nước. ............... 19

4.2.1

Mục đích ................................................................................. 19

4.2.2

Nội dung công việc: ................................................................ 19

4.2.3

Triển khai thực hiện: ............................................................... 20

4.3 Cải tạo quy trình công nghệ hiện hữu, nghiên cứu ứng dụng công nghệ
xử lý nước tiên tiến, nhằm nâng cao chất lượng nước sạch................. 20
4.3.1

Mục đích: ................................................................................ 20

4.3.2

Nội dung thực hiện: ................................................................ 21

4.3.3

Thời gian triển khai: ............................................................... 22

4.4 Cải tạo mạng lưới cấp nước ................................................................. 22
4.4.1

Tái cấu trúc lại mạng lưới cấp nước ....................................... 22


4.4.2

Thực hiện chương trình giảm nước không doanh thu ............ 23

4.4.3

Nâng cao năng lực ứng phó, xử lý sự cố, đảm bảo an toàn cấp
nước ........................................................................................ 24

4.4.4

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi cách nhìn nhận
của khách hàng sử dụng nước. ................................................ 25

4.4.5

Nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống cấp nước ....... 26

4.5 Triển khai thực hiện thí điểm cho một khu vực mạng lưới cấp nước .. 27

Phần 5.

4.5.1

Tiêu chí lựa chọn địa điểm thí điểm: ...................................... 27

4.5.2

Mục đích: ................................................................................ 27


4.5.3

Nội dung triển khai thực hiện: ................................................ 27

Tổ chức thực hiện ....................................................................................... 29
5.1 Lộ trình triển khai thực hiện ................................................................ 29
ii


5.2 Tiến độ triển khai thực hiện ................................................................. 30
5.2.1

Giai đoạn triển khai thực hiện thí điểm .................................. 30

5.2.2

Tiến độ triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp tổng thể 31

Phần 6.

Đề xuất và kiến nghị ................................................................................... 35

PHỤ LỤC

...................................................................................................................... 37

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 62

iii



Danh mục bảng biểu
Bảng 3.1 Công suất xử lý của các nhà máy nước ................................................................ 6
Bảng 3.2 Quy mô hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước ............................................... 8
Bảng 5.1 Lộ trình chung triển khai thực hiện .................................................................... 29
Bảng 5.2 Tiến độ triển khai thực hiện thí điểm nước uống tại vòi ..................................... 30
Bảng 5.3 Tiến độ triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tổng thể ............................. 31

iv


Danh mục chữ viết tắt
Từ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

AOP

Qúa trình Oxy hóa bậc cao

Advanced Oxidation Process

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

Asian Development Bank


BAC

Than hoạt tính sinh học

Biological Activated Carbon

Ban ADB

Ban quản lý dự án tăng cường mở rộng
mạng lưới cấp nước và năng lực cấp
nước

Ban QLDU GTTN

Ban Quản lý dự án giảm thất thoát nước

DAF

Quá trình tuyển nổi khí hòa tan

Dissolved Air Flotation

DMA

Khu vực đồng hồ tổng

District Meter Area

DMZ


Vùng được kiểm soát bởi đồng hồ tổng

District Meter Zone

ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông

Information and
Communications Technology.

NMN

Nhà máy nước

P.CNTT

Phòng Công nghệ Thông tin

P.KDDVKH

Phòng Kinh doanh Dịch vụ Khách hàng

P.KTCN

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

P.KHDT


Phòng Kế hoạch Đầu tư

P.KTTC

Phòng Kế toán Tài chính

P.QLCLN

Phòng Quản lý chất lượng nước

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TOC

Tổng các-bon hữu cơ

Total Organic Carbon

v


PHẦN 1

MỞ ĐẦU

Trang i



Phần 1. Mở đầu
1.1 Các căn cứ lập bản đề án này
- Quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 đã
được Thủ Tướng chính phủ phê duyệt.
- Đề cương “Định hướng phát triển hoạt động khoa học, kỹ thuật công nghệ - lĩnh
vực sản xuất và phân phối nước sạch” của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn đến
năm 2025.
- Đề cương “Bảo vệ và ứng phó với những thay đổi về chất lượng nước nguồn của
hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh” đã được Ủy Ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh thông qua.
- Chương trình “Kế hoạch cấp nước an toàn” của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn
chỉnh sửa lần 1.
- Căn cứ Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ tái cấu trúc doanh
nghiệp của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn giai đoạn 2014-2025.
1.2 Đặt vấn đề
Kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển, nhu cầu sống của
người dân ngày càng tăng cao, vì vậy, chất lượng nước sạch được cung cấp qua hệ thống
cấp nước của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn cũng phải được nâng cao để đáp ứng được
yêu cầu của người dân.
Trên thế giới, tại các nước phát triển như: Mỹ, Hà Lan, Đức, Pháp, Nhật Bản,
Singapore, v.v. người dân có thể sử dụng nước cấp từ hệ thống cấp nước đô thị để uống
trực tiếp không thông qua công đoạn đun sôi hoặc sử dụng các thiết bị xử lý thêm.
Tại Việt Nam, năm 2010 công ty TNHH nhà nước một thành viên xây dựng và cấp
nước Thừa Thiên Huế đã đảm bảo cho người dân uống nước trực tiếp từ hệ thống cấp
nước, hoặc tại một số vị trí vòi uống nước công cộng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn cấp nước của
thành phố Huế chỉ đạt theo quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT.
Là đơn vị cấp nước có quy mô lớn nhất ở Việt Nam, Tổng Công ty Cấp nước Sài
Gòn ý thức được tầm quan trọng của việc ổn định và nâng cao chất lượng nước sạch trên
toàn hệ thống cấp nước. Tổng Công ty đã xây dựng và triển khai các chương trình nhằm
đảm bảo chất lượng nước cấp như: chương trình ổn định và nâng cao chất lượng nước giai

đoạn 2009 – 2011; Chương trình Kế hoạch cấp nước an toàn; Đề cương bảo vệ và ứng
phó với những thay đổi về chất lượng nước nguồn của hệ thống cấp nước thành phố Hồ
Chí Minh; Đề cương định hướng phát triển hoạt động khoa học, kỹ thuật công nghệ - lĩnh
vực sản xuất và phân phối nước sạch; Xây dựng đề án thành lập trung tâm chất lượng
nước tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn. Mục đích của các chương trình này là ngày
nâng cao chất lượng nước sạch cung cấp cho người thành phố.

Trang 1


Trên cơ sở đó, chương trình Nâng cao chất lượng nước sạch – tiến tới cung cấp
nước uống trực tiếp tại vòi trên hệ thống cấp nước của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
được xây dựng nhằm đưa ra các giải pháp chiến lược và lộ trình nhằm từng bước nâng
cao năng lực hệ thống cấp nước, cải thiện chất lượng nước tiến tới việc cung cấp nước
uống trực tiếp cho khách hàng.
1.3 Mục tiêu của đề án
Nâng cao chất lượng nước sạch, năng lực cung cấp nước ổn định, độ tin cậy cho hệ
thống cấp nước, hướng đến cung cấp nước uống trực tiếp tại vòi nước khách hàng cho
từng khu vực mạng lưới cấp nước theo lộ trình; phấn đấu đến năm 2025 cơ bản công bố
cung cấp nước uống tại vòi (vòi nước ngay sau đồng hồ khách hàng) cho mạng lưới cấp
nước do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn quản lý.

Trang 2


PHẦN 2

TIÊU CHÍ NƯỚC UỐNG TẠI VÒI



Phần 2. Tiêu chí về nước uống trực tiếp tại vòi:
Hiện nay, chất lượng nước sạch cung cấp đến người sử dụng nước trên hệ thống cấp
nước TP. Hồ Chí Minh tuân thủ chặt chẽ theo các quy chuẩn, quy định của nhà nước,
trong đó, chất lượng nước luôn luôn đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ăn uống QCVN 01:2009/BYT. Tổng Công ty không ngừng nỗ lực nhằm nâng cao tính ổn
định của hệ thống, đảm bảo cung cấp nước ổn định, liên tục, đủ áp lực và lưu lượng cho
người dân. Tuy nhiên, trước những tồn tại, khách quan của hệ thống cấp nước hiện hữu và
mong muốn nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đến tất cả khách hàng sử dụng
nước, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn đặt ra các tiêu chí về nước uống trực tiếp tại vòi
áp dụng cho hệ thống cấp nước TP.Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

[1] Chất lượng nước:
-

Chất lượng nước sạch trên mạng lưới cấp nước tính đến tại vòi nước khách
hàng phải thỏa mãn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn
uống, đồng thời phải đạt tiêu chuẩn nước sạch nội bộ áp dụng cho hệ thống
cấp nước do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn quản lý.
(Trong đó, các chỉ tiêu chất lượng nước được nâng lên ở mức nghiêm ngặt
hơn, với giới hạn kiểm soát khắt khe và tần suất giám sát cao hơn so với
Quy chuẩn quốc gia hiện hành).

[2] Áp lực, lưu lượng:
-

-

Áp lực nước sạch tại đồng hồ khách hàng ổn định trong khoảng từ 1.5 – 2
bar. Áp lực trong giờ sử dụng nước cao điểm đối với khu vực mạng lưới
bất lợi nhất phải được duy trì ở mức không thấp hơn 0.5 bar.

Lưu lượng nước sạch cung cấp đến khách hàng sử dụng nước thỏa mãn
được nhu cầu sử dụng nước bình quân 200 l/người.ngày và phù hợp với sự
thay đổi của nhu cầu sử dụng nước thực tế trong ngày đối với từng khu vực
mạng lưới cấp nước.

[3] Tính ổn định và độ tin cậy:
Cung cấp nước liên tục (24/7) với lưu lượng, áp lực đạt quy định;
Kiểm soát được các nguy cơ, rủi ro gây mất an toàn cấp nước (về chất
lượng nước và tính liên tục) từ nguồn nước qua các công đoạn thu nước,
xử lý, dự trữ và phân phối đến khách hàng sử dụng nước thông qua thực
hiện hiệu quả Kế hoạch cấp nước an toàn thông qua nguyên tắc đa rào cản.
- Đáp ứng nhanh chóng yêu cầu về dịch vụ của khách hàng, giải quyết mọi
khiếu nại của khách hàng về kỹ thuật (chất lượng nước, áp lực, lưu lượng)
trong thời gian 24 giờ.
Để công bố nước uống tại vòi, một hệ thống hoặc một thành phần hệ thống cấp ước
phải đáp ứng được các tiêu chí trên. Việc kiểm tra, giám sát và đánh giá lại năng lực cấp
nước tại vòi được thực hiện thường xuyên, liên tục hàng năm đối với từng thành phần hệ
thống và phải được công bố rộng rãi đến tất cả khách hàng sử dụng nước.
-

Trang 3


PHẦN 3

TỔNG QUAN
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC


Phần 3. Hiện trạng Hệ thống Cấp nước

3.1 Thông tin chung
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn là đơn vị sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cho
người dân Thành phố Hồ Chí Minh với địa bàn phục vụ là 23/24 Quận/Huyện (Trừ huyện
Củ Chi). Vừa qua, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Nông thôn thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn đã được sáp nhập về Tổng Công ty, nên một số địa bàn
cấp nước thuộc huyện Củ Chi và một số khu vực khác cũng đã được chuyển về cho Tổng
Công ty quản lý thống nhất.
Về nguồn nước, hiện nay Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn có khả năng cung cấp
nước cho Thành phố Hồ Chí Minh trên 1,6 triệu m3/ngày (công suất thiết kế) được khai
thác và xử lý từ 02 nguồn chính:
- Nguồn nước mặt (khai thác từ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn): chiếm khoảng
95% tổng công suất cấp nước .
- Nguồn nước ngầm (hệ thống giếng): chiếm khoảng 5% tổng công suất cấp nước.
Về mạng lưới đường ống cấp nước, tính đến cuối năm 2013 Tổng Công ty Cấp nước
Sài Gòn đang quản lý vận hành mạng lưới đường ống cấp nước với khoảng 5400 km
đường ống chuyển tải, phân phối (đường kính từ 100 mm đến 2400 mm) và trên 6300 km
đường ống dịch vụ (đấu nối từ đường ống phân phối đến đồng hồ nước khách hàng).
Trải qua nhiều thời kỳ phát triển nên cấu trúc cũng như các thành phần của hệ thống
chịu ảnh hưởng bởi điều kiện lịch sử, do đó hệ thống cấp nước còn nhiều tồn tại về cơ sở
hạ tầng, trang thiết bị và hệ thống quản lý, vận hành.
Mặc dù Tổng Công ty đã nỗ lực rất nhiều để nâng cấp hệ thống cấp nước của Thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua, nhưng đến thời điểm hiện tại, hệ thống cấp
nước của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn còn tồn tại nhiều bất cập.
3.1.1 Nguồn nước
Nguồn nước cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh khá đa dạng và phong phú.
Trong đó, hệ thống cung cấp nước sạch do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn quản lý chủ
yếu khai thức từ hai nguồn: nước mặt và nước ngầm.
Nguồn nước mặt (chiếm khoảng 93% tổng sản lượng nước sạch trên toàn hệ thống
cấp nước của thành phố Hồ Chí Minh) được khai thác từ:
- Sông Đồng Nai: tổng công suất khai thác nước thô (trực tiếp từ sông Đồng Nai)

hiện xấp xỉ 1.200.000 m3/ngày đêm (năm 2013) cung cấp cho Nhà máy nước Thủ
Đức, Nhà máy nước B.O.O Thủ Đức, Nhà máy nước BOT Bình An. Trong tương
lai sẽ cung cấp thêm cho các nhà máy nước Thủ Đức 3, Thủ Đức 4, Thủ Đức 5
với tổng công suất khai thác đến năm 2025: khoảng 2.500.000 m3/ngày đêm.
Phương án khai thác có thể là trực tiếp từ sông hoặc tại hồ chứa đầu nguồn.

Trang 4


- Sông Sài Gòn: hiện đang khai thác khoảng 300.000 m3/ngày trực tiếp từ sông
Sài Gòn cung cấp cho nhà máy nước Tân Hiệp và 150.000 m3/ngày đêm từ hệ
thống Kênh Đông (lấy nước từ hồ Dầu Tiếng, thượng nguồn sông Sài Gòn) cung
cấp nước thô cho Nhà máy nước Kênh Đông. Trong tương lai sẽ cung cấp thêm
cho các nhà máy nước Tân Hiệp 2, Tân Hiệp 3 với vị trí lấy nước có thể trực tiếp
trên sông hoặc hồ chứa đầu nguồn.
Nguồn nước ngầm được khai thác tại các khu vực:
- Khu vực quận 12: cấp nước thô cho nhà máy nước ngầm Tân Phú có công suất
vận hành khoảng 67.000 m3/ngày đêm.
- Hệ thống các trạm giếng và giếng lẻ: bao gồm các giếng khai thác nước ngầm tập
trung và nhỏ lẻ phân bố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các trạm xử lý nước
tập trung (Bình Trị Đông 12.000 m3/ngày đêm, Gò Vấp 10.000 m3/ngày đêm,
giếng Bà Huyện Thanh Quan, Giếng Phạm Thế Hiển, v.v.). Trong đó, một số
trạm giếng hiện đã tạm ngưng hoạt động.
- Theo định hướng chung của Thành phố, nguồn nước ngầm sẽ được hạn chế khai
thác và phát triển thành nguồn nước dự phòng chiến lược phục vụ công tác an
toàn cấp nước.
Nguồn nước là một trong những thành phần quyết định đến năng lực của hệ thống
cấp nước. Mặc dù có thuận lợi về sự dồi dào, nguồn nước cung cấp cho Thành phố Hồ
Chí Minh hiện đối diện với không ít tồn tại và thách thức.
- Trong thời gian gần đây, chất lượng của các nguồn nước biến động khá lớn và có

xu hướng ngày càng xấu hơn. Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu toàn cầu và ô nhiễm môi trường. xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế,
xã hội tại các khu vực đầu nguồn của hệ thống lưu vực sông cùng với việc quản
lý các chất xả thải vào hệ thống lưu vực sông chưa được quan tâm đúng mức.
+ Sự suy giảm chất lượng nguồn nước ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và
cung cấp nước sạch do nhiễm hữu cơ, vi sinh gây bệnh, ammonia, mangan,
v.v. ngày càng tăng.
+ Thách thức từ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, kéo theo sự biến động lưu
lượng nước theo mùa hiện tượng xâm nhập mặn.
+ Chất lượng nguồn nước xấu đi ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các
nhà máy nước (chi phí sản xuất, chi phí quản lý vận hành, yêu cầu cải tiến
công nghệ, v.v.). Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng nước sạch cần quản
lý bảo vệ nguồn nước chặt chẽ hơn, dự báo được biến đổi của chất lượng
nước nguồn trong tương lai cũng như cần phải nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ xử lý mới phù hợp.
- Một vấn đề quan trọng khác là hiện nay không có nguồn nước thô dự phòng cho
các nhà máy nước trong trường hợp nguồn nước mặt gặp sự cố ô nhiễm, nhiễm
mặn, v.v. Vì vậy, với nghiên cứu các biện pháp ngăn mặn, tìm kiếm nguồn nước
dự phòng là một trong những yêu cầu thiết yếu.
Trang 5


- Theo chiến lược của Thành phố, Tổng Công ty đã và đang triển khai chương trình
hạn chế khai thác nguồn nước ngầm và từng bước đưa nguồn nước này trở thành
những nguồn dự phòng chiến lược để đảm bảo an toàn cấp nước.
3.1.2 Các hệ thống xử lý nước
Bảng 3.1 Công suất xử lý của các nhà máy nước
STT
1
2

3
4
5
6

7

8
9

Nhà máy nước
Nhà máy nước Thủ
Đức
Nhà máy nước Tân Hiệp
Nhà máy nước ngầm
Tân Phú
Nhà máy BOO Thủ
Đức
Nhà máy nước BOT
Bình An
Hệ thống nước ngầm
Bình Trị Đông
Giếng Bà Huyện
Thanh Quan (ngưng
hoạt động từ ngày
10/09/2013)
Hệ thống nước ngầm
Gò Vấp (ngưng hoạt
động từ 01/07/2013)
Nhà máy nước Kênh

Đông
Tổng Cộng

Công suất
thiết kế
(m3/ngđ)

Công suất
vận hành năm
2013 (m3/ngđ)

Quan hệ với
Tổng Công ty
Cấp nước Sài Gòn

750.000

720.000

Trực thuộc

300.000

270.000

70.000

70.000

Trực thuộc

Trực thuộc công ty
TNHH MTV Nước
ngầm Sài Gòn

300.000

335.000

Bán sỉ nước sạch

100.000

100.000

Bán sỉ nước sạch

12.000

7.000

Trực thuộc Công ty
TNHH MTV CN
Trung An.

400

-

Trực thuộc Công ty
TNHH MTV CN

Trung An.

10.000

3.400

Trực thuộc Công ty
TNHH MTV CN
Trung An.

150.000

150.000

1.692.400

1.655.4

Bán sỉ nước sạch

Hiện nay, có 5 nhà máy nước công suất lớn và nhiều hệ thống nhỏ lẻ tham gia vào
hoạt động sản xuất nước sạch cung cấp cho Thành phố. Trong đó, Tổng Công ty Cấp
nước Sài Gòn trực tiếp quản lý 2 nhà máy (trực thuộc), các nhà máy nước khác được
thành lập trên cơ sở góp vốn giữa Tổng Công ty và các đơn vị bên ngoài, hoặc được đầu
tư hoàn toàn từ nguồn lực của các nhà đầu tư xã hội hóa (nguồn nước sạch từ các nhà máy
này được bán sỉ cho Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn).
Theo quy hoạch Tổng thể Hệ thống cấp nước đến năm 2025, hàng loạt các nhà máy
nước mới sẽ được xây dựng theo lộ trình cụ thể chủ yếu vẫn sử dụng nguồn nước sông
Đồng Nai, sông Sài Gòn. Trong đó, không ngoại trừ hình thức đầu tư xây dựng bằng các
nguồn lực bên ngoài và bán sỉ nước sạch cho Tổng Công ty. Khi đó, tổng công suất cấp

nước sẽ tăng đáng kể (3.7 triệu m3/ngày vào 2025).
Trang 6


Đối với các hệ thống xử lý nước hiện hữu, một số vấn đề tồn tại, khó khăn được ghi
nhận như sau:
- Hầu hết các nhà máy ứng dụng các quy trình công nghệ khá đơn giản, chưa phải
công nghệ xử lý nước tiên tiến. Khi nguồn nước ngày càng xấu đi, công nghệ xử
lý nước hiện tại sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn. Đặc biệt là nguy cơ về
việc suy giảm hiệu quả xử lý, phát sinh các sản phẩm phụ của quá trình khử trùng
do nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ, ammonia cao.
- Tính ổn định của chất lượng nước sạch chưa cao do đặc thù nguồn nước mặt
(sông Đồng Nai, sông Sài Gòn) có tính ăn mòn xâm thực và công nghệ hiện tại
chưa có giai đoạn xử lý ổn định nước gây ra khả năng ăn mòn, lắng cặn trên
đường ống hoặc thay đổi chất lượng nước trên mạng lưới phân phối.
- Sự suy giảm hiệu quả xử lý của các công trình xử lý nước hiện hữu do thiết kế
không còn phù hợp với sự biến đổi chất lượng nguồn nước, tuổi thọ xây dựng của
nhà máy nước khá cao (nhà máy nước Thủ Đức đã được xây dựng 50 năm).

- Hầu hết các nhà máy chưa có hệ thống vận hành, giám sát, điều khiển tự động
(đang trong giai đoạn hiện đại hóa) nên hoạt động chưa tối ưu, chưa có độ tin cậy
và tính ổn định cao.

- Chất lượng nước sau xử lý mặc dù luôn đạt quy định của nhà nước nhưng một số
chỉ tiêu ở mức tiệm cận với quy định. Tổng Công ty đã xác định từng bước nâng
cao một số chỉ tiêu chất lượng nước sạch đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.

- Năng lực quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn cấp nước còn nhiều hạn chế.
- Khử trùng bằng chlorine với dư lượng chlorine trong nước ra nhà máy cao có thể
gây cảm giác khó chịu về mùi chlorine cho các khu vực mạng lưới cấp nước đầu

nguồn.
Các hệ thống xử lý nước (nhà máy nước) dự kiến xây dựng trong tương lai, có thể
thuận lợi hơn trong việc lựa chọn công nghệ xử lý và đầu tư hệ thống quản lý vận hành
hiện đại ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy nước
có sự tham gia của các nhà đầu tư bên ngoài, việc áp dụng các công nghệ xử lý nước mới,
nâng cao chất lượng nước sạch đối diện với không ít khó khăn. Bởi vì Tổng Công ty Cấp
nước Sài Gòn không có đầy đủ thẩm quyền để quyết định lựa chọn công nghệ xử lý cho
các nhà máy, trong khi các nhà đầu tư thường ưu tiên xem xét đến lợi ích, chi phí khi thực
hiện dự án. Điều này cần được xem xét và Tổng Công ty cần có bước đi phù hợp như:
việc siết chặt quy định về chất lượng nước, đưa vào các điều khoản trong hợp đồng mua
bán sỉ nước sạch, v.v.
3.1.3 Hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước:
Mạng lưới cấp nước thành phố là một hệ thống có quy mô lớn và đang phát triển
nhanh chóng theo nhu cầu sử dụng nước. Mạng lưới cấp nước được quản lý bởi 01 Xí
nghiệp Truyền dẫn Nước sạch (quản lý, vận hành các tuyến ống truyền tải), 06 công ty Cổ
phần Cấp nước và 02 công ty TNHH MTV Cấp nước thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài
Gòn (quản lý, vận hành, khai thác mạng lưới phân phối).
Trang 7


- Tổng chiều dài của toàn hệ thống mạng lưới cấp nước thành phố khoảng 5400 km
(chỉ tính cho các đường ống có đường kính ≥ 100mm) được phát triển qua nhiều
giai đoạn. Các chủng loại vật liệu đường ống: bê tông, thép, gang, uPVC, HDPE.
Trong đó:
Bảng 3.2 Quy mô hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước
STT

Tuyến ống

01

02
03

Tuyến ống truyền tải
Tuyến ống phân phối
Tuyến ống dịch vụ

Kích thước
đường ống sử dụng (mm)
400 – 2400
100 – 350
25 – 50

Chiều dài
tuyến ống (km)
≈ 516
≈ 4.946
≈ 6.386

- Tỉ lệ số hộ dân được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước của Tổng Công ty Cấp
nước Sài Gòn đến cuối năm 2013 đạt 89,3 % ở 23/24 Quận Huyện (trừ huyện Củ
Chi), tổng số hộ dân được cấp nước sạch là 1.375.035 hộ.
- Số hộ dân sử dụng nước sạch của Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi
trường Nông thôn đến cuối năm 2013 trên 10 quận, huyện là 56.964 hộ (trong đó
có 13.240 hộ sử dụng 02 nguồn nước sạch từ Tổng Công ty và Trung tâm Nước
sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn), chiếm tỷ lệ 2,69% hộ dân sử dụng
nước sạch (riêng huyện Củ Chi có 1.689 hộ sử dụng nước sạch).
Do trải qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc hạ tầng kỹ thuật và công tác quản lý
vận hành hiện nay vẫn tồn tại nhiều bất cập và khó khăn. Đây là những rào cản cho quá
trình nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nước sạch tiến tới việc cung cấp nước uống

tại vòi:
- Cấu trúc mạng lưới chưa hợp lý:
+

Hệ thống mạng khép kín dạng mạch vòng (đang thực hiện tái cấu trúc);

+

Không có các bể chứa nước trung gian trong hệ thống mạng lưới để phục vụ
các công tác đảm bảo an toàn cấp nước trong các trường hợp:
 Đảm bảo phân bổ đồng đều áp lực nước trên toàn hệ thống cấp nước.
 Ngưng cấp nước tại các nhà máy nước để phục vụ công tác trung tu,
đại tu các nhà máy xử lý nước.
 Xử lý các sự cố đột xuất tại các nhà máy xử lý nước buộc phải ngưng
hệ thống bơm nước sạch trong khoảng thời gian dài.
 Là nơi châm bổ sung chất khử trùng trên hệ thống mạng lưới cấp nước.

- Áp lực trên mạng lưới không đồng đều: có những khu vực có áp lực cao và có
những khu vực có áp lực rất thấp (có những điểm áp lực khoảng 0.1 bar).
- Vật liệu được sử dụng trên mạng lưới cấp nước thiếu đồng bộ, có tồn tại một số
vật liệu đã cũ.
- Công tác thi công các tuyến ống còn chưa đảm bảo các yêu cầu thi công (còn hiện
tượng bùn cặn nhiều trong các tuyến ống mới thi công).
Trang 8


- Một số khu vực có mạng lưới cấp nước được lắp đặt không đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật (như: độ sâu chôn ống không đảm bảo, …).
- Chưa đồng bộ, còn tình trạng mất cân đối (về quy mô công suất cũng như chế độ
vận hành) giữa nguồn và mạng lưới cấp nước.

- Vận tốc nước trong đường ống: có những tuyến ống vượt quá giá trị giới hạn, có
những tuyến ống lại quá thấp. Thời gian lưu nước trung bình cao nên có khả năng
ảnh hưởng đến chất lượng nước trên mạng lưới (đặc biệt là việc giảm thiểu dư
lượng chất khử trùng ở các khu vực cuối tuyến).
- Hàm lượng chlorine dư trên mạng lưới cấp nước chưa đồng đều (khu vực gần các
nhà máy nước có hàm lượng cao, trong khi một số khu vực cuối nguồn gần
chlorine thường xuyên ở mức thấp). Chưa có các vị trí châm bổ sung dư lượng
chất khử trùng trên mạng lưới cấp nước.
- Tuổi thọ một số tuyến ống tương đối cao, số lượng ống cũ, ống mục còn tồn tại
nhiều nên dẫn đến nguy cơ xì bể ống và tái nhiễm.
- Tỷ lệ nước thất thoát thất thu còn cao: khoảng 34,73% (6 tháng đầu năm 2013).
- Chưa kiểm soát được chặt chẽ tình hình áp lực, lưu lượng và những diễn biến
thủy lực trên mạng lưới.
- Hệ thống quản lý, cơ sở dữ liệu còn thiếu và yếu.
- Còn thiếu trang thiết bị, nhân lực thực hiện công tác quản lý giám sát chất lượng
nước.
- Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, kiểm soát mạng lưới còn thiếu thốn và
lạc hậu.
Với những tồn tại nêu trên, hệ thống mạng lưới cấp nước chưa đáp ứng được yêu
cầu khắt khe về tính ổn định, độ tin cậy cũng như cá yêu cầu về với lưu lượng, áp lực và
chất lượng nước cung cấp cho người dân để có thể công bố nước uống trực tiếp tại vòi.
Mặc dù chất lượng nước, áp lực và lưu lượng nước nhiều khu vực đã được cải thiện đáng
kể và thỏa mãn các quy định hiện hành, nhưng để có thể công bố nước uống tại vòi đòi
hỏi hệ thống phải có sự ổn định và độ tin cậy cao. Trong đó, phải thỏa mãn được nguyên
tắc đa rào cản đối với mỗi mối nguy cơ có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và đặc
biệt là sức khỏe của người sử dụng nước.
3.1.4 Công tác Quản lý chất lượng nước:
Nhìn chung, công tác quản lý, giám sát chất lượng nước của hệ thống dần đi vào
chiều sâu nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn. Quy trình quản lý chất lượng nước hiện hữu:
- Chất lượng nước được kiểm soát khá chặt chẽ trên toàn bộ hệ thống cấp nước (từ

nguồn tới mạng). Trước đây, việc kiểm tra, phân tích, đánh giá chất lượng nước
được thực hiện thông qua các phòng thí nghiệm đặt tại các nhà máy nước. Kết
quả kiểm tra được báo cáo cho bộ phận quản lý chất lượng nước thuộc Phòng Kỹ
thuật Công nghệ và lãnh đạo Tổng Công ty. Tháng 01/2014, Tổng Công ty đã
thành lập Phòng Quản lý Chất lượng nước trên cơ sở tách và hợp nhất bộ phận
Trang 9


quản lý chất lượng nước tại Phòng Kỹ thuật Công nghệ với các phòng thí nghiệm.
Qua đó, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực quản lý chất lượng nước cho hệ
thống.
- Chất lượng nước thô: nguồn nước mặt được quan trắc online một số chỉ tiêu tại
các vị trí khai thác nước thô và kiểm tra định kỳ xung quanh khu vực khai thác
nước thô hàng tháng. Kết quả cho thấy nước thô đang ngày xấu đi. Bên cạnh đó,
ngoại trừ các chỉ tiêu quan trắc online, các chỉ tiêu được kiểm tra với tần suất
hàng tháng không phản ánh hết diễn biến chất lượng nước thô với đặc thù nguồn
nước sông thay đổi liên tục hằng ngày và mỗi giờ trong ngày theo chế độ thủy
triều.
- Chất lượng nước sản xuất: ở hầu hết các nhà máy, các chỉ tiêu được theo dõi chặt
chẽ qua từng công đoạn xử lý, trong đó một số chỉ tiêu đã được giám sát online.
Tuy nhiên, kết quả giám sát chưa được truyền về Phòng quản lý Chất lượng nước
và chưa có phần mềm hỗ trợ đánh giá, cảnh báo chất lượng nước.
Chất lượng nước sau xử lý của tất cả các nhà máy nước đều được kiểm soát chặt
chẽ, đảm bảo đạt quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT. Đối với các nhà máy nước
trực thuộc Tổng Công ty, một số chỉ tiêu đã được nâng cao (giá trị giới hạn khắt
khe hơn, tần suất giám sát cao hơn) như độ đục, sắt, mangan, pH, v.v. Tuy nhiên,
nước sau xử lý của nhà máy nước Thủ Đức, Tân Hiệp có chỉ số ổn định chưa cao
(có xu hướng xâm thực, ăn mòn). Ngoài ra về mùa khô từ tháng 2 đến tháng năm
xâm nhập mặn cũng trên hệ thống sông Đồng Nai cũng làm gia tăng hàm lượng
chloride trong nước sau xử lý.

Việc nguồn nước thô thay đổi xấu đi (đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ và ammonia)
cũng dẫn đến nguy cơ tác động đến chất lượng nước trong và sau xử lý, trong đó
cần quan tâm đến nguy cơ hình thành các sản phẩm phụ khử trùng của quá trình
chlorine hóa.
- Chất lượng nước trên mạng lưới cấp nước: được kiểm tra định kỳ hàng tháng tại
nhiều điểm lấy mẫu trên từng khu vực mạng lưới phân phối. Ngoài ra, ở một số vị
trí trọng yếu, chất lượng nước đã được theo dõi online bởi các chỉ tiêu như: pH,
độ đục, chlorine dư.
Hầu hết các vị trí giám sát chất lượng nước đều đáp ứng chất lượng nước theo
tiêu chuẩn về nước sạch dùng cho ăn uống và sinh hoạt của Việt Nam (QCVN
01:2009/BYT), nhưng còn một số thời điểm và tại một vài vị trí hàm lượng chất
khử trùng chưa đảm bảo theo yêu cầu (Chiếm khoảng 5% trên tổng số mẫu kiểm
tra định kỳ). Khi xảy ra sự cố về chất lượng nước trên hệ thống mạng lưới cấp
nước: đơn vị quản lý mạng lưới cấp nước sẽ đến hiện trường kiểm tra các chỉ tiêu
cơ bản: Clor dư, độ đục, pH. Nếu các chỉ tiêu kiểm tra không đạt quy định, thì
đơn vị quản lý mạng lưới cấp nước sẽ tiến hành cho súc xả mạng lưới và lấy mẫu
kiểm tra lại hoặc gửi cho các phòng thí nghiệm khác kiểm tra.
Do quy mô mạng lưới lớn, đường ống dài, thời gian lưu nước lâu nên nồng độ
chlorine dư tồn tại trong mạng lưới phân phối cũng chưa đồng đều. Ở các khu vực
gần nhà máy nước, chlorine dư thường cao (trên 0.5 mg/L) gây mùi khó chịu đối
Trang 10


với người sử dụng. Đối với một số khu vực xa nhà máy (cuối nguồn) hàm lượng
chlorine thường thấp.
- Nguồn nước sạch từ các đơn vị mua bán sỉ nước sạch cũng được giám sát chặt
chẽ về chất lượng trước khi bơm vào mạng lưới phân phối. Tuy nhiên, một số
điểm giao nhận nước chưa có hệ thống giám sát online chất lượng nước sạch.
3.1.5 Nguồn nhân lực:
- Nhân sự cơ bản được đào tạo chuyên môn và có kinh nghiệm tốt. Tuy nhiên, lực

lượng cán bộ, nhân viên kỹ thuật có năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết còn
thiếu hụt so với yêu cầu công việc.
3.2 Tiêu chuẩn chất lượng nước
3.2.1 Tiêu chuẩn áp dụng cho hệ thống cấp nước TP.Hồ Chí Minh hiện nay:
- Hệ thống cấp nước TP.Hồ Chí Minh tuân thủ chặt chẽ theo Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT.
- Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm nước sạch, Tổng Công ty cũng đã ban
hành tiêu chuẩn nội bộ áp dụng cho các sản phẩm nước sạch hòa mạng của Tổng
Công ty Cấp nước Sài Gòn quản lý theo Quyết định 59/QĐ-TCT-KTCN. So với
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn của Tổng Công ty quy định tần suất
phân tích khắt khe hơn ở hầu hết các chỉ tiêu và nâng cao giá trị giới hạn đối với
các chỉ tiêu quan trọng như: pH, độ đục, hàm lượng Mangan, hàm lượng sắt, v.v.
(Chi tiết theo bản phụ lục đính kèm).
- Bên cạnh đó, đối với các thành phần hệ thống cấp nước nông thôn vừa được sáp
nhập từ Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn, trước đây
được thiết kế và quản lý vận hành trên cơ sở Quy chuẩn chất lượng nước sinh
hoạt QCVN 02:2009/BYT có mức độ khắt khe thấp hơn.
3.2.2 Tham khảo một số tiêu chuẩn chất lượng nước khác:
3.2.2.1 Quy chuẩn về chất lượng nước đóng chai (QCVN 6-1/2010/BYT).
- Phạm vi quy chuẩn: Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và
các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống
đóng chai được sử dụng với mục đích giải khát.
- Đối tượng áp dụng: Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước
đóng chai tại Việt Nam.
Nước đóng chai: Sản phẩm nước đóng chai được sử dụng uống trực tiếp, có thể
chứa khoáng chất và cacbon dioxyd (CO2) tự nhiên hoặc bổ sung nhưng không
phải là nước khoáng thiên nhiên đóng chai và không chứa đường, các chất tạo
ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ chất nào khác.


Trang 11


- Quy chuẩn quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai chú
trọng nhiều đến các chỉ tiêu về vi sinh và các chỉ tiêu kim loại nặng có hàm lượng
thấp có khả năng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe (chi tiết theo bản phụ lục đính
kèm về QCVN 6-1/2010/BYT).
So với Quy chuẩn QCVN 6-1/2010/BYT, các chỉ tiêu chất lượng nước theo tiêu
chuẩn nội bộ của Tổng Công ty đều thỏa mãn, bao gồm cả các chỉ tiêu về vi sinh và
kim loại nặng.
3.2.2.2 Tiêu chuẩn về chất lượng nước sạch của một số nước trên thế giới:
- So sánh với tiêu chuẩn cấp nước của một số nước có thể uống được trực tiếp tại
vòi như: Cục cấp nước OSAKA – Nhật Bản, tiêu chuẩn của Châu Âu (EU) đa
phần các chỉ tiêu gần tương đồng với quy định tại QCVN 6 -1:2010/BYT (Theo
bản phụ lục đính kèm).
3.2.3 Yêu cầu chất lượng nước uống được tại vòi đề xuất cho Hệ thống Cấp nước
Thành phố Hồ Chí Minh
- Trên cơ sở phân tích nêu trên, việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng nước uống trực
tiếp tại đồng hồ khách hàng theo quyết định số 59/QĐ-TCT-KTCN là phù hợp,
do được xây dựng trên cơ sở Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống
QCVN 01:2009/BYT (tốt hơn quy chuẩn này) và tương đương với Quy chuẩn
nước đóng chai QCVN 6 -1:2010/BYT của Bộ Y tế. Trong đó, một số chỉ tiêu
được nâng lên ở mức khắt khe hơn, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng nước
theo định hướng phát triển của Tổng Công ty.
- Tiêu chuẩn về chất lượng nước sạch sẽ được xem xét điều chỉnh trong tương lai
theo hướng khắt khe hơn với một lộ trình phù hợp. Trong đó, các chỉ tiêu liên
quan đến sức khỏe sẽ là ưu tiên hàng đầu đồng thời xem xét tới sự phù hợp, khả
thi về năng lực kỹ thuật, công nghệ và hài hòa với các yêu cầu về mặt kinh tế.

Trang 12



PHẦN 4

NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Trang 1


Phần 4. Nội dung và giải pháp thực hiện
Nội dung và các giải pháp thực hiện cấp nước tại vòi sẽ tập trung vào các yêu cầu:
- Nâng cao chất lượng nước;
- Nâng cao lưu lượng, áp lực nước cung cấp;
- Nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống.
- Nâng cao tính ổn định, độ tin cậy trong hoạt động của hệ thống, kiểm soát được
các nguy cơ rủi ro trên nguyên tắc đa rào cản.
4.1 Nâng cao năng lực kiểm soát và quản lý chất lượng nước trên hệ thống cấp
nước.
4.1.1 Xây dựng Trung tâm Quản lý Chất lượng nước tại Tổng Công ty cấp nước
Sài Gòn.
4.1.1.1 Mục đích:
- Hoàn thiện bộ máy kiểm tra, giám sát chất lượng nước trên toàn hệ thống cấp
nước. Đảm bảo chất lượng nước trên toàn hệ thống cấp nước của Tổng Công ty
được giám sát một cách chặt chẽ, đáp ứng đúng các yêu cầu về chất lượng nước
sạch.
- Tạo niềm tin nơi khách hàng sử dụng nước thông qua các kết quả giám sát chất
lượng nước được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của Trung tâm chất lượng
nước có độ tin cậy cao, được công nhận rộng rãi. (Các phòng thí nghiệm này đạt
tiêu chuẩn về phòng thí nghiệm của Việt Nam và quốc tế).
- Hỗ trợ các nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng nước, đảm bảo an toàn cấp

nước trong tình trạng chất lượng nguồn nước thô biến động.
4.1.1.2 Nội dung công việc:
- Triển khai thành lập Trung tâm Chất lượng nước (theo bản Đề án Thành lập
Trung tâm Chất lượng nước đã được Tổng Công ty thông qua).
+ Giai đoạn đầu: thành lập Phòng Quản lý Chất lượng nước dựa trên cơ sở vật
chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực hiện có của các bộ phận quản lý chất
lượng nước tại Tổng Công ty, các nhà máy nước.
+ Giai đoạn sau: phát triển Phòng Quản lý chất lượng nước thành Trung tâm
Quản lý chất lượng nước với quy mô hiện đại, và năng lực chuyên môn vững
mạnh:
 Xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại
 Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trang 14


 Đào tạo, phát triển nhân lực kỹ thuật cao.
- Các nhiệm vụ quan trọng là:
+ Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 cho Trung
tâm.
+ Đầu tư xây dựng mô hình pilot, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước, nâng cao chất lượng nước.
+ Triển khai xây dựng Tiêu chuẩn ISO 17025 cho phòng thí nghiệm theo các
chỉ tiêu.
 Tham gia các chương trình ngoại kiểm, đánh giá thử nghiệm thành thạo
đáp ứng yêu cầu của hệ thống quản lý phòng thí nghiệm theo ISO/IEC
17025-2005 giúp Phòng thí nghiệm tự xem xét, đánh giá năng lực, độ
chính xác, độ tin cậy của các kết quả thử nghiệm, đánh giá kỹ năng tay
nghề của kiểm nghiệm viên.
 Trang bị các trang thiết bị quan trắc, thiết bị phân tích sắc ký, thiết bị
giám sát chất lượng nước phù hợp (thiết bị phân tích kim loại nặng ở

ngưỡng thấp, phân tích các hợp chất hữu cơ, phân tích vi sinh, v.v.).
 Mở rộng phân tích thêm các chỉ tiêu phân tích vi sinh và tảo cũng như
các chỉ tiêu có độ khó cao.
+ Trang bị phương tiện, hỗ trợ giám sát chất lượng nước như: xe quan trắc chất
lượng nước lưu động.
+ Đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho cán bộ, chuyên viên, nhân viên phân
tích.
4.1.1.3 Triển khai thực hiện:
- Giai đoạn 1: Năm 2013 – 2014: Thành lập Phòng Quản lý chất lượng nước tạo
tiền đề phát triển thành Trung tâm chất lượng nước.
- Giai đoạn 2: 2014 – 2020 đưa Trung tâm chất lượng nước vào hoạt động (theo
tiến độ của bản đề án khi được thông qua).
- Giai đoạn sau 2020: Tiếp tục phát triển Trung tâm cả về quy mô và năng lực
chuyên môn.
4.1.2 Hoàn thiện hệ thống quan trắc, kiểm soát chất lượng nước trên hệ thống
4.1.2.1 Mục đích
- Đánh giá chính xác diễn biến chất lượng nước trên toàn hệ thống cấp nước.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu vững chắc về chất lượng nước trên toàn hệ thống.
- Nâng cao sự tin cậy của khách hàng đối với chất lượng nước cấp.

Trang 15


×