Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giải pháp sử dụng đồ dùng trực quan để tổ chức tốt giờ vận động cơ bản cho trẻ 24 đến 36 tháng trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.81 KB, 13 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Giải pháp sử dụng đồ dùng trực quan để tổ chức tốt giờ vận động cơ bản cho
trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng khi tổ chức hoạt động phát triển vận động cơ bản cho trẻ
24-36 tháng trong giờ hoạt động có chủ đích trong trường mầm non.
3. Tác giả:
Họ tên: Hoàng Thị Nga
Ngày / tháng /năm sinh: 06/08/1983
Chức vụ: Giáo viên
Điện thoại DĐ: 01638036778
4. Đồng tác giả: Không
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường mầm non Quốc Tuấn - Huyện An Dương
Địa chỉ: Thôn Kiều Hạ - Quốc Tuấn - Huyện An Dương - Hải Phòng
Điện thoại:
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Trước khi nghiên cứu áp dụng biện pháp của sáng kiến này tôi đã từng sử
dụng, tham khảo một số biện pháp của các đồng chí giáo viên trong trường và các
trường mầm non khác về việc sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển thể chất cho
trẻ trong trường mầm non:
- Một số biện pháp sử dụng đồ dùng thể chất để gây hứng thú cho trẻ 24-36
tháng tuổi của cô giáo Nguyễn Thị Hòa - Trường mầm non Quốc Tuấn - An
Dương - Hải Phòng.
- Nâng cao chất lượng thể chất cho trẻ 24- 36 tháng tuổi của cô giáo Phạm Thị
Thúy - Trường mầm non Quảng Thành.
1


- Phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi thông qua việc lồng ghép tổ chức trò chơi


dân gian của cô giáo Nguyễn Thị Hà - Trường mầm non Hoa Sen – Hà Nội.
* Một số ưu điểm
+ Giáo viên đã sử dụng đồ dùng trực quan để tổ chức giờ vận động cơ bản cho trẻ.
+ Đồ dùng trực quan phù hợp với độ tuổi, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
+ Các hoạt động với đồ dùng trực quan được trẻ hứng thú và tích cực tham gia.
* Những tồn tại và hạn chế
+ Biện pháp gây hứng thú khi tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 24- 36
tháng. Biện pháp này chỉ có nội dung gây hứng thú trong quá trình học mà chưa
chú ý đến việc cung cấp kiến thức và kỹ năng nhằm phát triển thể chất cho trẻ.
+ Đồ dùng trực quan sáng tạo của cô còn ít, đa số đồ dùng là đi mua, cách sử dụng
đồ dùng còn cồng kềnh, đa số đồ dùng chỉ dùng dạy một vận động cơ bản chính vì
vậy tổ chức các hoạt động chưa thực sự linh hoạt
+ Giáo viên chưa quan tâm đề cập đến việc tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, trải
nghiệm với đồ dùng trực quan, hợp tác với bạn..., hay cũng chỉ cho trẻ hoạt động
một cách gò ép. Kết quả là trẻ chưa thực sự hứng thú, sự chú ý của trẻ vào hoạt
động của cô còn hạn chế. Vì vậy mà yêu cầu của cô đưa ra trong mỗi bài dạy một
số trẻ còn chưa thực hiện được.
* Giải pháp cần khắc phục:
Từ những bất cập trên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp “Giải pháp sử
dụng đồ dùng trực quan để tổ chức tốt giờ vận động cơ bản cho trẻ 24-36 tháng
trong trường mầm non”.
Với các đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn, sáng tạo, phù hợp, đa dạng phong phú,
một đồ dùng có thể dạy các bài vận động cơ bản khác nhau nhằm mục đích khắc
phục được các tồn tại hạn chế đã nêu nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực, tạo cơ
hội cho trẻ được trải nghiệm với đồ dùng trực quan nhằm phát triển thể chất đạt
hiệu quả.

2



II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Như chúng ta đã biết nhu cầu vận động của trẻ là rất lớn. Các nhà khoa học đã
ước tính rằng, một đứa trẻ tuổi mầm non có khả năng di chuyển, chạy và nhảy
khoảng 23km trong ngày. Do đó, nhiệm vụ của người lớn là phải tạo ra các điều
kiện cần thiết cho sự phát triển cơ thể bình thường của trẻ. Mỗi bài tập vận động
giúp trẻ phát triển những khả năng khác nhau. Bài tập tung bắt bóng với cô giúp
luyện tập chân tay, mắt, tăng cường sự khéo léo, nhanh nhẹn. Bài tập đi, chạy,bò,
bật giúp phát triển ở trẻ khả năng giữ thăng bằng. Các trò chơi vận động còn mang
đến cho trẻ sự thích thú không bị nhàm chán ở các giờ học sau.
Chúng ta biết rằng tất cả trẻ đều yêu thích vận động: Chúng muốn chạy nhảy, nô
đùa, bò trườn, leo trèo, đi thăng bằng trên đường ghồ ghề…Những hoạt động đó
làm cho trẻ cảm thấy thỏa mãn và kích thích sự phát triển sức khỏe cũng như sự tò
mò, thích khám phá của trẻ.
Các bài tập vận động có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực, sức khoẻ giúp
trẻ phát triển toàn diện. Rèn luyện thể lực đều đặn và có hệ thống sẽ giúp cơ thể
nâng cao khả năng đề kháng. Việc rèn các cơ bắp sẽ giúp duy trì sự cân bằng bền
vững hơn trong nội tạng cơ thể, làm cho việc trao đổi chất được tốt hơn, củng cố hệ
tuần hoàn và hô hấp, nhờ vậy mà thể lực cũng như sức khoẻ của trẻ được nâng cao.
Trẻ khoẻ mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi
hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua các
trải nghiệm trong hoạt động..., trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng, nhờ đó
trẻ phát triển về mọi mặt.
Vì vậy, sử dụng đồ dùng trực quan trong các bài tập rèn luyện phát triển vận động
cơ bản cho trẻ là một nội dung quan trọng, cần thiết trong chương trình giáo dục
Mầm non. Giáo dục phát triển thể chất là cực kỳ quan trọng với sự phát triển toàn
diện của trẻ. Theo chương trình kế hoạch và sự hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp trẻ
phát triển tốt các tố chất vận động và là tiền đề góp phần giúp trẻ phát triển các mặt
nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mĩ.
3



Tổ chức vận động cơ bản cho trẻ mầm non đã có nhiều bài viết được trình bày.
Tuy nhiên các bài viết này đều đề cập đến vấn đề chung của phát triển vận động.
Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn để đánh giá khách quan được chất
lượng, giải pháp sử dụng đồ dùng trực quan để tổ chức tốt giờ vận động cơ bản cho
trẻ nhà trẻ trong giờ hoạt động có chủ đích. Qua đó trẻ có cơ hội được trải nghiệm,
tích cực chủ động thực hiện bài tập một cách tốt nhất. Nhận thức được tầm quan
trọng của việc sử dụng đồ dùng trực quan để tổ chức tốt giờ vận động cơ bản cho
trẻ 24-36 tháng và làm sao để những giờ học đó trở nên thú vị, không khô khan với
trẻ nên tôi đã đưa ra một số giải pháp sau:
Giải pháp 1: Nghiên cứu tài liệu kết hợp thực tiễn để nắm chắc đặc điểm tâm
sinh lý, khả năng vận động của trẻ 24-36 tháng tuổi
Như chúng ta đã biết lứa tuổi nhà trẻ đồ dùng càng đẹp, màu sắc sặc sỡ bao nhiêu
thì càng hấp dẫn, kích thích trẻ hoạt động với đồ vật đó bấy nhiêu. Bên cạnh đó
giáo viên phải đặc biệt chú ý đến kích cỡ đồ dùng phải phù hợp với độ tuổi: VD
cổng chui của trẻ 24-36 tháng thì chiều cao 50cm, rộng 40cm....
Đối với mỗi một giáo viên đứng lớp, việc nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
nói chung cũng như với mỗi mặt phát triển của lứa tuổi trẻ mà mình phụ trách, sẽ
lựa chọn được đồ dùng trực quan cũng như nội dung, phương pháp truyền tải phù
hợp với độ tuổi, từ đó có kế hoạch sáng tạo đồ dùng trực quan sao cho phù hợp với
thực trạng trẻ của lớp mình.
Nắm chắc đặc điểm, khả năng vận động của trẻ 24-36 tháng tuổi, từ đó lựa chọn
đồ dùng trực quan, bài tập, xác định mục tiêu cần đạt với mỗi bài tập, mỗi giờ vận
động phù hợp với khả năng của trẻ mà vẫn đảm bảo tính vừa sức, hứng thú. Khi tổ
chức cho trẻ tham gia các vận động, tôi luôn chú ý quan sát, theo dõi đánh giá trẻ.
Bên cạnh đó, tôi cũng đã nghiên cứu, đọc một số sách, tài liệu như:
- Chương trình giáo dục Mầm non.
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ 3-36
tháng tuổi.
4



- Cách sử dụng đồ dùng trực quan khi tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ
mầm non theo hướng tích hợp.
Tôi đã nhận thấy rằng:
Lứa tuổi 24-36 tháng thì hầu hết các vận động của trẻ đã được hình thành và đang
dần phát triển ở một mức độ nhất định, năng lực hoạt động độc lập của trẻ tăng lên,
trẻ đang rất hăng hái tập nói cũng như những vận động thể chất khác. Việc tổ chức
các hoạt động phát triển vận động nhằm củng cố và phát triển các kỹ năng của vận
động. Đặc biệt với trẻ 24-36 tháng các kỹ năng vận động của trẻ dần hoàn thiện
hơn đã giúp cho trẻ có sự chuẩn bị tốt cho việc sẵn sàng đi học ở độ tuổi mẫu giáo.
Trẻ có khả năng thực hiện tốt tất cả các vận động cơ bản dành cho lứa tuổi nhà trẻ,
trẻ đã hiểu những lời chỉ dẫn của cô, trẻ có khả năng quan sát tốt và bắt chước lại
các động tác, đồng thời trẻ cũng mạnh dạn hơn trong vận động. Trẻ còn có khả
năng giữ thăng bằng, thực hiện được các động tác khó đối với cuối tháng tuổi.
Ví dụ: Trẻ có thể đứng co một chân trong khoảng 2-3 giây, tung bắt bóng cùng cô,
biết lật mở từng trang sách, tập xâu, luồn dây,cài cúc, buộc dây.. Các cử động khéo
léo của đôi bàn tay cũng tiến bộ rõ rệt. Trẻ đã có thể bắt chước cầm bút vạch những
nét nguệch ngoạc lên giấy và xếp chồng được một số khối gỗ nhỏ.
Vì vậy, có thể cùng một dạng bài tập vận động nhưng yêu cầu kĩ năng với trẻ 24-36
tháng tuổi phải cao hơn so với độ tuổi 18-24 tháng.
Dựa trên đặc điểm, khả năng vận động của trẻ 24-36 tháng tuổi tôi lựa chọn những
bài tập phù hợp khả năng của trẻ, đặc biệt trú trọng khả năng phối kết hợp vận động
như :
- Đi trên đường ghồ ghề
- Ném bóng vào đích.
- Bật qua 3 vòng, bò thẳng hướng và có mang vật trên lưng, bò trườn qua vật cản,
bò chui qua cổng.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết rằng, sự hình thành và hoàn thiện dần những kỹ
năng vận động không chỉ ảnh hưởng bởi những yếu tố sinh lí mà còn có sự tham

5


gia của những yếu tố tâm lí. Đặc biệt là sự tự tin mạnh dạn đã có ảnh hưởng lớn,
giúp trẻ có thể thực hiện được các vận động khó dần theo độ tuổi, thậm chí trẻ có
thể bắt chước một số hoạt động của người lớn. Trẻ có thể bò dưới một vật mà
không bị đụng đầu, biết bật qua 3 vòng, bắt chước các hành động của cô nhanh
nhẹn…Chính vì vậy, trong các giờ phát triển kĩ năng vận động cũng như những giờ
tổ chức vận động khác cho trẻ, tôi đã luôn chú ý cả yếu tố tâm lí và thể trạng của
trẻ, cũng như việc phối với phụ huynh chăm sóc nâng cao chất lượng sức khoẻ,
giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, thoải mái, sảng khoái tinh thần tham gia các hoạt
động mới có thể đạt kết quả tốt.
Tóm lại, trước khi thiết kế và tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ,
cô giáo phải nghiên cứu tìm hiểu nắm được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, khả
năng vận động của lứa tuổi và từng cá nhân trẻ để từ đó lựa chọn nội dung, phương
pháp hướng dẫn phù hợp với độ tuổi 24-36 tháng tuổi, đạt được mục tiêu đề ra.
Giải pháp 2: Lựa chọn, thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp với
trẻ, phù hợp với vận động cơ bản.
Dựa trên đặc điểm, khả năng vận động của trẻ 24-36 tháng tuổi tôi lựa chọn
thiết kế và sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp khả năng của trẻ, phù hợp với mỗi
vận động cơ bản:
Như chúng ta đã biết đối với trẻ nhà trẻ, đồ dùng đồ chơi là không thể thiếu trong
hoạt động học tập cũng như vui chơi của trẻ. Khi tổ chức bất cứ một giờ vận động
cơ bản nào tôi rất quan tâm sử dụng đồ dùng trực quan. Đồ dùng trực quan đẹp,
mới lạ, hấp dẫn bao nhiêu sẽ kích trẻ tích cực, hứng thú tham gia rèn luyện vận
động bấy nhiêu.
Ví dụ: Với bài tập đi trong đường hẹp hoặc đi trong đường ngoằn ngoèo. Tôi đã sử
dụng những tấm thảm màu sắc đẹp, gắn lên tấm bìa catong có khổ rộng hình vuông
25cm, cho trẻ tự gắn tạo thành con đường hẹpvà cắt cây cỏ bằng những mảnh xốp
vụn gắn hai bên thành những con đường cho trẻ đi vào thấy rất êm và thích thú. Tôi


6


còn vo viên giấy lại có thể sơn màu lên hoặc tận dụng cả những lõi giấy để làm
đường gồ ghề cho trẻ đi.
Với chủ đề “ Bé và gia đình thân yêu” thì tôi đã làm ngôi nhà và cổng chui bằng
những thùng giấy trang trí bắt mắt đẹp cho trẻ chui ra chui vào làm trẻ rất thích thú.
Hay như những hộp giấy nhỏ trang trí hoặc dán màu cho trẻ xếp thành cái cổng,
ngôi nhà, đoàn tàu. Một số đồ chơi kết hợp để lồng ghép các lĩnh vực phát triển
khác và tạo sự hấp dẫn cho các trò chơi trong hoạt động.
Với chủ đề phương tiện giao thông khi dạy trẻ nhảy vào vòng tôi cho trẻ chơi với
những chiếc vòng đi mua đắt tiền. tôi thấy trẻ không hứng thú bằng chiếc vòng mà
tôi tự tạo ra đó là chiếc vòng bằng vành nón cũ, tôi trang trí nên bằng những sợi
dây óng ánh, đẹp mắt hấp dẫn, trẻ còn có thể cầm những chiếc vòng chơi“ lái ô tô
”. Hay từ can dầu ăn tôi rửa sạch và trang trí lên đó những họa tiết ngộ nghĩnh làm
xe kéo xe đẩy cho trẻ chơi... Từ đó trẻ không những phát triển về thể chất mà còn
phát triển về ngôn ngữ, nhận thức....
Với cách làm trên, lớp tôi đã có được đầy đủ đồ dùng dụng cụ cả về số lượng và
chủng loại, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động góp phần đạt hiệu quả
cao trong việc rèn kĩ năng vận động, tổ chức tốt hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
nhà trẻ,
Giải pháp 4: Tổ chức, tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động với đồ dùng trực
quan.
Ngoài việc chủ động chuẩn bị đồ dùng trực quan đầy đủ, chu đáo. Một yếu tố
quan trọng quyết định hiệu quả của giờ tổ chức hoạt động phát triển vận động cho
trẻ, đó chính là hình thức tổ chức tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động với đồ dùng
trực quan một cách hài hoà, sáng tạo, nhẹ nhàng và linh hoạt.
Đối với trẻ nhà mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng nói riêng rất thích
hoạt động với đồ dùng do chính sản phẩm trẻ tạo ra, trong tất cả các giờ vận động

tôi tìm tòi, suy nghĩ cho trẻ hoạt động với đồ dùng trực quan

7


Tôi cũng thấy rằng, khi cho trẻ thực hiện vận động giáo viên tạo cơ hội cho trẻ
được trải nghiệm, thao tác với đồ dùng trực quan không những phát triển còn phát
triển cho trẻ vận động tinh mà kích thích trẻ thích thú, tích cực tham gia vào các
hoạt động.
Ví dụ: Trong giờ vận động cơ bản “ Bò chui qua cổng”
Từ những mảnh ghép bằng thảm, đầu có gắn gai dính cô hướng dẫn cho trẻ gắn các
mảnh ghép tạo thành cổng chui:

Ví dụ giờ VĐCB: Đi trong đường hẹp
Cũng từ miếng thảm có khổ rộng 25cm, tôi cho trẻ tự gắn các mảnh ghép với nhau.
Hai bên mép đường tôi hướng dẫn trẻ dán cây cỏ làm bằng xốp tạo thành đường
hẹp dài 3m, rộng 25cm. Do đó trẻ rất hứng thú thực hiện vận động.

8


Từ con đường hẹp tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động như làm chú thỏ con
kéo xe đi trong đường hẹp đến vườn thu hoạch cà rốt giúp thỏ mẹ, bò trong đường
hẹp, đi vào các ô...

9


VĐCB: Ném bóng trúng đích


Ví dụ trong giờ vận động cơ bản: Đi bước vào các ô vòng, tôi thấy trẻ rất hứng thú
bằng chiếc vòng mà tôi tự tạo ra đó là chiếc vòng bằng vành nón cũ có đường kính
25cm, tôi trang trí nên bằng những sợi dây óng ánh, đẹp mắt hấp dẫn, tôi hướng
dẫn trẻ xếp liên tiếp nhau. Hay trong giờ học khác tôi thay đổi hình thức dùng các
ống nước nhựa, cắt các đoạn dài khác nhau và được trang trí nhiều màu sắc để thu
hút trẻ, cô hướng dẫn trẻ gắn các đoạn với nhau thành 5-6 ô hình chữ nhật, mỗi ô
có kích thước 30x25cm. Qua những hoạt động trẻ được trải nghiệm, thao tác với đồ
dùng trẻ rất hào hứng tham gia.

10


Từ các ống nhựa trên tôi có thể lắp ghép thành các đồ dùng trực quan khác nhau
cho trẻ hoạt động như: Đường zíc zắc, cổng chui, ném trúng đích nằm ngang....
II.1. Tính mới tính sáng tạo
Sử dụng đồ dùng trực quan để tổ chức tốt giờ vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo
nói chung và cho trẻ nhà trẻ nói riêng là một nội dung quan trọng, cần thiết trong
chương trình giáo dục Mầm non. Giáo dục phát triển thể chất là vô cùng quan trọng
với sự phát triển toàn diện của trẻ. Theo chương trình kế hoạch và sự định hướng
của cô giáo sẽ giúp trẻ phát triển tốt các kĩ năng vận động và là tiền đề góp phần
giúp trẻ phát triển các mặt nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mĩ. Tính
mới tính sáng tạo của giải pháp là các đồ dùng trực quan được lựa chọn phù hợp
với độ tuổi và từng thời điểm, có chủ đề thống nhất lôgic với nhau, luôn thay đổi
hình thức tổ chức trong mỗi giờ học, sưu tầm những đồ dùng trực quan mới, làm
những đồ dùng cho trẻ vận động và cho trẻ được trải nghiệm theo sự hiểu biết của
trẻ, mọi hoạt động đều hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Từ đó sẽ tạo cho trẻ sự
mới mẻ, hấp dẫn thu hút hứng thú của trẻ trong giờ học.
Qua các giải pháp của tôi trẻ khắc sâu những kiến thức, kỹ năng về cách thao
tác với đồ dùng trực quan cũng như các bài vận động cơ bản.
Thông qua đồ dùng trực quan trẻ được thao tác, trải nghiệm nhiều hơn, do đó

hình thành cho trẻ kỹ năng vận động.
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng
Giải pháp này được áp dụng tại trường mầm non mang lại hiệu quả cao. Việc sử
dụng đồ dùng trực quan để tổ chức tốt giờ vận động cơ bản được áp dụng cho lứa
tuổi nhà trẻ trong trường mầm non nhằm nâng cao hoạt động giáo dục phát triển thể
chất cho trẻ. Với sự nhận xét đánh giá của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn các đồng
nghiệp, giải pháp này có thể áp dụng ở tất cả các trường mầm non mang lại hiệu
quả hoạt động cao. Bất kỳ giáo viên nào cũng có thể áp dụng giải pháp này, giáo
viên chỉ cần nghiên cứu những kỹ năng vận động cần hoàn thiện ở độ tuổi nhà trẻ,
sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phù hợp với trẻ, sau đó tổ chức hoạt động theo
11


một chủ đề xuyên suốt, tạo tình huống để trẻ được trải nghiệm. Cô tạo ra những trò
chơi hấp dẫn đưa yếu tố hình ảnh ngộ nghĩnh để thu hút trẻ.
II.3. Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
a. Hiệu quả kinh tế
+ Sử dụng đồ dùng trực quan để tổ chức tốt giờ vận động cơ bản cho trẻ không nhất
thiết là phải sử dụng đồ dùng đắt tiền. Có thể tận dụng những nguyên vật liệu, đồ
dùng phế thải như giấy, thùng cattong, vải vụn, hộp sữa, chiếu rách... mà hiệu quả
cao, giảm chi phí.
+ Không thể thống kê số liệu cụ thể về lợi ích kinh tế là bao nhiêu tiền song nó
cũng góp phần trong việc tiết kiệm một khoản kinh phí không nhỏ của nhà trường
trong việc mua sắm đồ dùng cho trẻ hoạt động.
b. Hiệu quả về mặt xã hội
+ Giải pháp sử dụng đồ dùng trực quan để tổ chức tốt giờ vận động cơ bản cho trẻ
24-36 tháng tuổi nói chung và cho trẻ Mầm non nói riêng sẽ góp phần vào việc
thực hiện hiệu quả chuyên đề " Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục thể chất
cho trẻ" trong các cơ sở giáo dục mầm non, chuyên đề " Nâng cao chất lượng giáo
dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non". Đây cũng là một hoạt

động thiết thực trong việc thực hiện cuộc vận động: " Mỗi thầy cô giáo là tấm
gương đạo đức , tự học và sáng tạo" góp phần thực hiện phong trào thi đua " Xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" góp phần bồi dưỡng cho giáo viên
mầm non về đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo
dục phát triển vận động cho trẻ trong các trường mầm non.
+ Khi thực hiện giải pháp này cùng với biện pháp tuyên truyền, phụ huynh nhận
thức được về tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong phát triển
thể chất của trẻ , chính vì vậy phụ huynh đã luôn quan tâm và nhiệt tình ủng hộ lớp
mỗi dịp phát động đóng góp các nguyên học liệu để làm đồ dùng đồ chơi.
c. Giá trị làm lợi khác

12


Trong nội dung đề tài này bản thân giáo viên cũng được nâng cao nhận thức, ý
thức trách nhiệm trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất
cho trẻ nhà trẻ nói riêng và các hoạt động giáo dục trong trường Mầm non nói
chung. Bản thân tôi sẽ không ngừng phấn đấu, học tập và sẽ tích cực hơn nữa việc
trau dồi kiến thức, sáng tạo hơn nữa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất cho trẻ nhà trẻ trong trường Mầm non.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong việc: “Sử dụng đồ dùng trực quan để
tổ chức tốt giờ vận động cơ bản cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non”.,
mặc dù kinh nghiệm đã được triển khai và thực hiện trên lớp học của tôi trong năm
học 2014 - 2015 và cũng đã thu được một số kết quả khả quan, song không tránh
được những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và chị em đồng
nghiệp để tôi làm tốt hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày19 tháng 1năm 2016
CƠ QUAN ĐƠN VỊ

Tác giả sáng kiến


ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Hoàng Thị Nga

13



×