Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sáng tạo bộ đồ dùng thể chất bằng ống nước nhằm phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.7 MB, 16 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên đề tài: “Sáng tạo bộ đồ dùng thể chất bằng ống nước nhằm phát triển kỹ
năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi
trong trường mầm non.
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Anh
Ngày tháng năm sinh: 18/09/1983
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Quốc Tuấn - Huyện An
Dương
Điện thoại: 0913065139
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường mầm non Quốc Tuấn - Huyện An Dương
Địa chỉ: Xã Quốc Tuấn- Huyện An Dương - Hải Phòng
Điện thoại: 0313929396.
I. Mô tả giải pháp đã biết:
Trước khi nghiên cứu áp dụng biện pháp của sáng kiến này tôi đã từng sử
dụng, tham khảo một số biện pháp của các đồng chí giáo viên trong trường và các
trường mầm non khác về việc sử dụng bài tập, trò chơi, đồ chơi vận động nhằm
phát triển thể chất cho trẻ như:
- Phát triển thể chất cho trẻ 4-5 tuổi thông qua việc lồng ghép tổ chức các trò
chơi dân gian - Nguyễn Thị Hoạt - Trường Mầm Non Quốc Tuấn.
- Một số biện pháp dạy vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo của cô Nguyễn Thị
Lê Huyền – trường mầm non Mai Dịch.
- Sáng tạo một số bài tập, trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo
của cô giáo Tống Kim Chung - Trường mầm non 20/10 - Quận Hoàn Kiếm - Hà
Nội.
* Ưu điểm:
- Giáo viên biết vận dụng các trò chơi dân gian, sáng tạo được các bài tập, trò
chơi đạt hiệu quả khi tổ chức thực hiện trên trẻ.
1




- Các bài tập, trò chơi mới lạ hấp dẫn trẻ tạo được trẻ hứng thú cho trẻ và giúp
trẻ tích cực tham gia hoạt động.
- Các bài tập, trò chơi phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của trẻ nhằm phát triển
được thể chất cho trẻ.
* Hạn chế:
- Các trò chơi, bài tập khi nêu ra trẻ chỉ việc thực hiện theo ý tưởng có sẵn của
cô không phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.
- Các đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi thì cồng kềnh, cố định hoặc được mua sẵn
không đa năng, số lượng nhiều vì mỗi một vận động lại cần một loại dụng cụ riêng
biệt dẫn đến giáo viên rất vất vả khó khăn cho việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phát
triển vận động cho trẻ.
- Giáo viên phải làm rất nhiều những đồ dùng nhưng mỗi đồ dùng chỉ sử dụng
được cho 1-2 vận động cơ bản, hoặc 1 trò chơi cho trẻ chơi phát triển vận động.
- Việc tổ chức được các tiết học hoặc giờ chơi còn hạn chế, chưa chú trọng
đến phát triển vận động tinh cho trẻ.
- Những bộ đồ dùng dụng cụ thể chất thường có giá thành rất cao nên nhà
trường tốn rất nhiều kinh phí để mua.
* Giải pháp cần khắc phục:
Từ những bất cập trên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp: “Sáng tạo bộ đồ
dùng thể chất bằng ống nước nhằm phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo
5- 6 tuổi”.
Bộ đồ dùng thể chất bằng ống nước với tính năng gọn nhẹ, dễ lắp dễ tháo, tạo
dáng dễ dàng, đa năng kích thích được tính tích cực chủ động sánh tạo của trẻ
nhằm mục đích khắc phục được các tồn tại hạn chế đã nêu. Mục đích áp dụng bao
hàm cả trong hoạt động học, thể dục sáng, các trò chơi để phát triển vận động thô
cùng như vận động tinh cho trẻ tạo được hứng thú tích cực cho trẻ khi tham gia các
hoạt động nhằm phát triển thể chất cho trẻ.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

Năm học 2015 – 2016 Sở GD & ĐT Hải Phòng chỉ đạo chuyên đề: “ Nâng
cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ” tiếp tục là chuyên đề trọng
2


tâm của năm học. Phát triển thể chất là một lĩnh vực rất quan trọng , bởi trẻ có
khỏe mạnh thì mới có thể phát triển toàn diện. Qua các hoạt động phát triển thể
chất, giúp trẻ rèn luyện thể lực, sức khỏe đồng thời giúp trẻ phát triển sự khéo léo
của bàn tay, bàn chân và toàn bộ cơ thể, hình thành ở trẻ tính mạnh dạn, nhanh
nhẹn, kỉ luật, sáng tạo. Đồ dùng dụng cụ thể chất là phương tiện không thể thiếu để
giúp trẻ phát triển thể chất một cách tốt nhất, song đồ dùng thể chất thường được
nhà trường mua sắm đặt đóng cố định chưa đa năng vừa tốn nhiều kinh phí nhưng
hiệu quả sử dụng chưa cao trẻ vẫn còn bị hạn chế để phát triển vận động.
Nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng dụng cụ thể chất cho việc tổ
chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ và làm sao để những đồ dùng dụng cụ
đó trở nên thú vị, đa năng, phát triển được các tố chất vận động cho trẻ cả vận động
thô cũng như vận động tinh, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.
Từ những vấn đề nêu trên, tôi đã suy nghĩ và quyết định lựa chọn đề tài : Sáng tạo
bộ đồ dùng thể chất bằng ống nước nhằm phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi.
* Giải pháp thực hiện sáng kiến:
1. Xây dựng ý tưởng thiết kế bộ đồ chơi thế chất.
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non: “Học bằng chơi, chơi mà học”. Hoạt
động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo nhằm phát triển toàn diện về
nhân cách con người trẻ, thông qua hoạt động vui chơi còn hình thành ở trẻ những
chức năng tâm lý những cơ sở ban đầu của nhân cách. Đối với trẻ mầm non thì đồ
dùng đồ chơi có vai trò quan trọng trong các hoạt động phát triển các kĩ năng vận
động cho trẻ. Việc chuẩn bị các đồ dùng đồ chơi vận động phong phú sẽ tạo nên sự
thành công của hoạt động phát triển vận động cho trẻ, kích thích trẻ vận động một
cách tích cực, chủ động hơn .

Là giáo viên có nhiều năm công tác trong ngành giáo dục mầm non, tôi nhận
thấy đồ dùng đồ chơi là món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ mầm non, song
thực tế đồ dùng đồ chơi tuy số lượng nhiều nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, đặc
biệt đối với đồ dùng đồ chơi thể chất số lượng nhiều, nhưng đa số cồng kềnh, chưa
đa năng, giáo viên thường ngại khi sử dụng hoặc có sử dụng nhưng rất ít. Thực
trạng khi dạy trẻ vận động: “ Bật chụm tách chân, đi trong đường hẹp, đi trong
3


đường dích dắc..” giáo viên thường chỉ vẽ hoặc lấy đề can dán lên nền sân để tạo
lên những ô vuông để trẻ bật, những đường hẹp, đường dắc,.. xong vận động này
lại xóa đi để dạy trẻ vận động khác. Hay vận động bò chui qua cổng, nén trúng
đích thẳng đứng... mỗi một vận động lại sử dụng đồ dùng riêng rất cồng kềnh bất
tiện.
Chính vì vậy bản thân tôi nhận thấy cần phải có một bộ đồ dùng sáng tạo, đa
năng, để có thể dạy trẻ nhiều vận động khác nhau với nhiều chủ đề, mà sau đó trẻ
có thể sử dụng đồ chơi đó để rèn luyện vận động trong góc chơi vận động, phải
làm sao để trẻ thao tác dễ dàng phát triển vận động tinh cho trẻ đồng thời kích
thích sự tò mò, lòng ham muốn, tính tích cực chủ động sáng tạo khi trẻ hoạt động
với đồ dùng đó. Đồ chơi đa năng ở đây cần phải có độ bền, đảm bảo an toàn cho
trẻ với tính thẩm mĩ cao, tiết kiệm chi phí cho lớp cũng như của Nhà trường.
Để thực hiện được ý tưởng của mình bản thân tôi luôn có ý thức tìm tòi nghiên
cứ các tài liệu chuyên san các trang website điện tử có liên quan đến phát triển
vận động cho trẻ. Đặc biệt tôi đã nghiên cứu sâu, và nắm chắc các mục tiêu cũng
như nội dung, hình thức phát triển vận động cho trẻ ở từng độ tuổi. Ngoài ra tôi
còn tham khảo thêm ý tưởng của chị em đồng nghiệp và đã quyết định thực hiện ý
tưởng: “ Sáng tạo bộ đồ dùng thể chất bằng ống nước nhằm phát triển kỹ năng vận
động cho trẻ 5-6 tuổi”.
2. Lựa chọn nguyên vật liệu, tiến hành thiết kế bộ đồ dùng thể chất bằng ống
nước.

Để có nguyên liệu làm các bộ đồ chơi trên, tôi đã tuyên truyền tới phụ huynh
về vai trò, tầm quan trọng về giáo dục thể chất đối với sự phát triển toàn diện của
trẻ và nêu ý tưởng về bộ đồ chơi của mình với phụ huynh. Tôi vận động phụ huynh
ủng hộ các nguyên phế liệu cho lớp để giáo viên và trẻ tận dụng tái sử dụng vào
việc làm đồ dùng, đồ chơi. Kết quả là 100% phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ, đóng
góp nguyên phế liệu cho cô ( các loại ống nhựa, cút ren nhựa, đinh ốc vít, chun
cúc, len vải vun, vỏ hộp sữa, sách, báo...). Từ nguồn ủng hộ phong phú đó, tôi đã
lựa chọn được một số nguyên liệu để làm ra bộ đồ dùng thể chất bằng ống nước
đáp ứng được tất cả các ý tưởng trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình.
4


- Cách làm: Các nguyên vật liệu : Ống nước tôi đã cưa ngắn thành từng đoạn
ngắn (2cm, 20cm), dài (40 – 50 cm) và bọc đề can màu sắc xanh, đỏ, vàng, hồng…
bắt mắt; các khuỷu nối thẳng, nối xiên, nối vuông góc, nối chữ T, đầu bịt...Từ các
nguyên vật liệu này chúng ta có thể lắp ghép để tạo thành những bộ đồ dùng cho
trẻ vận động say mê, hứng thú, tích cực. Mục đích của trò chơi : phát triển các kĩ
năng vận động cho trẻ như tập luyện các vận động cơ ngón tay ( khi tham gia quá
trình lắp ghép) tập luyện các vận động cơ bản ( đi, bò, trườn, ném, bật…). Rèn
luyện cho trẻ tính cẩn thận, khéo léo, sáng tạo tự tin khi tham gia vào các hoạt
động. Giáo dục trẻ tính kiên trì, kỉ luật và phát huy tinh thần tập thể và cùng với
bạn hoàn thành công việc.
3. Thiết kế, xây dựng nội dung phát triển vận động, nội dung chơi cho bộ đồ
dùng thể chất bằng ống nước
- ND1: Với những chiếc gậy dài chúng ta đã có được những chiếc gậy thể
dục cho trẻ tập bài tập phát triển chung.

5



- ND2: Trẻ sử dụng các ống nước dài và các cút thẳng, cút vuông để xếp
thành đường hẹp và đường dích dắc để đi và bò trong đường hẹp, và đường dích
dắc.

6


- ND3: Trẻ có thể tự lắp ghép thành đích nằm ngang, đích thẳng đứng để
thực hiện vận động cơ bản: Ném trúng đích nằm ngang, ném trúng đích thẳng
đứng.

7


- ND4: Trẻ có thể lắp ghép thành đồ dùng thực hiện vận động cơ bản: bật
chụm tách chân, bật liên tục vào các ô vòng, bật qua vật cản, bật xa...

8


9


- ND5: Trẻ cũng có thể lắp ghép thành những trò chơi mà trẻ yêu thích như :
trò chơi Bò chui qua cổng, qua ống dài trẻ sẽ phải lắp ghép cổng, ống dài và cùng
nhau tham gia chơi.

10



- ND6: Với các bạn thích chơi các trò chơi với bóng thì có thể lắp ghép cầu
môn để đá bóng, hay sân gôn để đánh bóng vào lưới, ném bóng vào vòng, kéo
dây.... Trẻ sử dụng các ống nước, dây chun có cúc để ghép thành mô hình ném
bóng vào vòng, gôn, và gậy đánh gôn, dây kéo. Hoặc trẻ ghép thành các ô để đi

11


khéo léo không chạm vào dây và còn có thể tích hợp giúp trẻ ôn luyện các kiến
thức đã học thông qua trò chơi.

12


- ND7: Lắp ghép thành bàn tính để trẻ ôn luyện màu sắc, đếm, số lượng, thêm
bớt, chia nhóm đối tượng thành 2 phần...

- ND8 : Trẻ có thể dùng các ống nước, cút nối, nối thành các đường ống nước
thẳng và ống nước ngoằn ngèo để đo dòng chảy của nước.
Và với những trẻ thông minh, trẻ có thể tự lắp ghép ra những đồ dùng, đồ chơi
mà trẻ yêu thích theo ý tưởng của trẻ. Với bộ đồ này tôi có thể áp dụng nhiều bài
dạy với nhiều độ tuổi khác nhau, sử dụng được trong các giờ học, góc chơi vận
động, hoạt động ngoài trời. Chi phí thấp lại bền đẹp, đa năng, tính thẩm mĩ cao.

13


Sau khi đưa bộ đồ dùng đồ chơi thể chất bằng ống nước vào sử dụng, tôi thấy
trẻ trong lớp tôi đã tham gia các hoạt động một cách tích cực, kĩ năng chơi của trẻ
đã tiến bộ rõ rệt và hơn hết trẻ tự nguyện chơi vì trẻ được thao tác trược tiếp với

chính đồ dùng đồ chơi này tạo hứng thú của trẻ trong suốt quá trình tham gia hoạt
động.
II.1. Tính mới, tính sáng tạo:
- Qua giải pháp của tôi trẻ được trực tiếp thao tác sáng tạo lắp ghép ra các đồ
dùng đồ chơi theo ý tưởng của trẻ, tạo được sự hứng thú, cơ hội cho trẻ tích cực
chủ động tham gia các hoạt động phát triển vận động cho trẻ cả vận động thô lẫn
vận động tinh.
- Với bộ đồ dùng thể chất bằng ống nước nhỏ gọn bền đẹp, an toàn, dễ tháo
lắp, đa năng sẽ giúp cho giáo viên chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi để phát triển vận
động cho trẻ một cách dễ dàng hơn.
- Khi trẻ được chơi tập với các đồ dùng đồ chơi, trò chơi đa dạng phong phú
theo ý tưởng của trẻ giúp cho trẻ trải nghiệm nhiều hơn.
- Bản thân giáo viên sẽ tận dụng được nhiều cơ hội để phát triển vận động
cho trẻ ở nhiều thời điểm khác nhau
- Tiết kiệm được kinh phí cho nhà trường trong việc mua sắm trang thiết bị
dạy học.
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Biện pháp tôi nghiên cứu trong đề tài đã được áp dụng tại lớp 5 tuổi A1
trường mầm non Quốc Tuấn. Có khả năng nhân rộng trong toàn trường và các
trường bạn. Ngoài ra còn được áp dụng trong các hoạt động của trẻ.
II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
a. Hiệu quả kinh tế:
Qua áp dụng các giải pháp của sáng kiến đã nâng cao được chất lượng tổ chức
các hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Tiết kiệm được
thời gian chuẩn bị đồ dùng của giáo viên, tiết kiệm được việc đầu tư về kinh tế của
nhà trường để đặt, đóng các đồ dùng thể chất cố định nhưng vẫn có hiệu quả.Trẻ

14



có thể sáng tạo lắp ghép được nhiều đồ dùng đồ chơi phù hợp vận động, và nhu
cầu, khả năng của trẻ nhằm phát triển vận động cho trẻ một cách tốt nhất.
b – Hiệu quả về mặt xã hội
- Bộ đồ chơi của tôi đã được đưa vào sử dụng cho trẻ 5- 6 tuổi chơi trong
góc chơi động cũng như trong các giờ học phát triển kỹ năng vận động cho trẻ. rất
được trẻ đón nhận, trẻ rất hứng thú và hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, kỹ
năng vận động cũng như sự khéo léo của trẻ tăng lên rất nhiều.
- Nguyên vật liệu tạo ra bộ sản phẩm dễ kiếm, dễ tìm, chi phí thấp, làm cũng
đơn giản nên không chỉ giúp nhà trường tiết kiệm chi phí trong việc mua đồ dùng
đồ chơi cho các cháu mà còn có thể áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non.
- Qua việc tuyên truyền và nhờ phụ huynh quyên góp nguyên vật liệu làm phụ
huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của phát triển vận động cả về vận động thô
cũng như vận động tinh cho trẻ.
* Về giáo viên:
- Cô giáo không mất thời gian cho việc chuẩn bị đủ đồ dùng, đồ chơi để tổ
chức các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ. Và bộ đồ dùng rất đa năng,
bền đẹp, an toàn, dễ dàng tháo lắp nên thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động .
- Đồ dùng nhỏ gọn giúp giáo viên dễ vận chuyển, sử dụng, quản lý.
* Về trẻ:
- Trẻ sáng tạo, hứng thú, tích cực, chủ động khi tham gia các hoạt động.
- Kỹ năng vận động thô cũng như vận động tinh của trẻ tăng lên rõ rệt, đôi tay trẻ
thực sự rất khéo léo của khi thực hiện tháo lắp đồ dùng đồ chơi này.
Nội dung

Trước khi áp
dụng biện pháp

Sau khi áp dụng
biện pháp


Tăng (giảm) so
với trước khi áp
dụng biện pháp

Có kỹ năng thực hiện
các vận động cơ bản
theo yêu cầu của độ
tuổi

Đạt: 20/32 cháu

Đạt: 30/32 cháu

Tăng 10 cháu

= 62,5%

= 93, 75%

= 31,25%

Biết lắp ghép một số

Đạt: 18/32 cháu

Đạt: 31/32 cháu

Tăng 13 cháu
15



đồ dùng đồ chơi phát
triển vận động thô,
vận động tinh.

= 56,25%

= 96,875%

= 40,625%

Sáng tạo,
tích cực,
tham gia
động phát
động .

Đạt: 21/32 cháu

Đạt: 32/32 cháu

Tăng 11 cháu

= 65,625%

= 100%

= 34,375%

hứng thú,

chủ động
các hoạt
triển vận

c. Giá trị làm lợi khác:
Tạo ra được bộ đồ dùng với nhiều công dụng khác nhau vừa là đồ dùng dạy
học, vừa là đồ chơi cho trẻ, điều đặc biệt là trẻ phải sáng tạo lắp ráp để có được đồ
dùng đồ chơi theo ý tưởng của trẻ giúp cho trẻ tự tin, sáng tạo, chủ động tham gia
vào các hoạt động một cách tự nguyện.
Bổ sung vào thiết bị đồ dùng đồ chơi của nhà trường nguồn thiết bị phong phú
để giáo viên tham khảo và sử dụng vào các hoạt động giáo dục .
Trên đây là giải pháp của tôi trong việc: “Sáng tạo bộ đồ dùng thể chất bằng
ống nước nhằm phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi” mặc dù
các giải pháp đã được triển khai và thực hiện trên lớp học của tôi trong năm học
2015 - 2016 và cũng đã thu được một số kết quả khả quan, song không tránh được
những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và chị em đồng
nghiệp để tôi làm tốt hơn nữa trong việc tổ chức thực hiện phát triển vận động cho
trẻ.
Hải Phòng, ngày 28 tháng 1 năm 2016
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Vân Anh

16




×