Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đánh giá sơ bộ tác động môi trườngDự án đầu tư xây dựng công trìnhKhách sạn SAPA AMAZING HOTEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 25 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HN
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên chuyên đề: Đánh giá sơ bộ tác động môi trường
Dự án đầu tư xây dựng công trình
Khách sạn SAPA AMAZING HOTEL

GV hướng dẫn: BÙI THỊ THANH THỦY
Giảng viên khoa môi trường, trường Đại học tài
nguyên và môi trường Hà Nội
Sinh viên:

Lương Đắc An

Trang 5:

Lớp: CĐ10CM3

Mục lục

Thời gian thực tập: 8 tuần
Từ ngày 17/02/2013 đến 14/04/2014

Ghi đầy đủ:
- Số đề mục: Ghi theo trình tự của báo cáo
- Tên đề mục: Ghi đúng tên đề mục trong báo cáo
- Số thứ tự trang:Hà
GhiNội,


theo
số trang
trong báo cáo bắt đầu từ trang
tháng
4 - 2014
nội dung
1

Tên đề mục báo cáo

Tran
g


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

MỤC LỤC
LỜI CẢM
ƠN.....................................................................................................................3
Phần mở
đầu........................................................................................................................4
Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập............................................................................5
2.Vị trí, chức năng............................................................................................................5
2.1.Vị trí.........................................................................................................................5
2.2.Chức năng................................................................................................................5
Chương II: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI CÔNG TY
1.Tóm tắt nội dung của dự án.........................................................................................7
1.1.Tên dự án.................................................................................................................7
1.2.Chủ dự án.................................................................................................................7

1.3.Vị trí xây dựng..........................................................................................................7
1.4.Tóm tắt nội dung của dự án.....................................................................................8
1.4.1.Mục tiêu và quy mô đầu tư...............................................................................8
1.4.2. Phương án quy hoạch và phối cảnh công trình................................................8
1.4.2.1.Phương án quy hoạch............................................................................8
1.4.2.2.Phối cảnh công trình...........................................................................11
1.4.3.Giải pháp cho hệ thống kỹ thuật.....................................................................12
1.4.3.1.Hệ thống cấp điện...............................................................................12
1.4.3.2.Hệ thống cấp nước..............................................................................12
1.4.3.3.Hệ thống thoát nước thải.....................................................................12
1.4.3.4.Hệ thống thoát nước mưa....................................................................13
1.4.4.Tổng mức đầu tư, nguồn vốn thực hiện..........................................................13
2.Hiện trạng môi trường khu vực dự án......................................................................13
2.1.Hiện trạng môi trường không khí...........................................................................13
SVTH: Lương Đắc An – Lớp CĐ10CM3

1


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

2.2.Hiện trạng môi trường nước..................................................................................16
2.2.1.Nước mặt........................................................................................................16
2.2.2.Nước ngầm.....................................................................................................17
2.3.Hiện trạng môi trường đất.....................................................................................19
3. Đánh giá tác động môi trường.....................................................................................19
3.1.Giai đoạn chuẩn bị.................................................................................................19
3.2.Giai đoạn thi công xây dựng..................................................................................19
3.3.Giai đoạn vận hành................................................................................................21
3.3.1.Tác động đến môi trường không khí..............................................................21

3.3.2.Tác động đến môi trường nước......................................................................21
3.3.3.Rác thải...........................................................................................................21
4. Phương pháp áp dụng trong quá trình báo cáo ĐTM.............................................22
4.1. Phương pháp đánh giá tác động môi trường.......................................................22
4.1.1. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm................................22
4.1.2. Phương pháp chỉ số môi trường....................................................................22
4.2. Một số phương pháp khác....................................................................................22
5.Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

SVTH: Lương Đắc An – Lớp CĐ10CM3

1


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

SVTH: Lương Đắc An – Lớp CĐ10CM3

1


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của
trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Và em cũng xin chân thành
cám ơn cô Bùi Thị Thanh Thủy đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành
tốt khóa thực tập.
Trong suốt quá trình thực tập tại phòng tài nguyên môi trường huyện Sa Pa em
cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các anh, chị ở phòng Môi

trường cùng toàn thể nhân viên thuộc phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Sa Pa
đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp số liệu giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt
nghiệp này
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, khó tránh
khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như
kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được
nhiều kinh nghiệm hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 3


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

Phần mở đầu
Xuất xứ của dự án:
Lào Cai là tỉnh biên giới miền núi, nằm phía Bắc Việt Nam, là nơi ngã ba hợp
thủy của hai con sông Hồng và sông Nậm Thi, có hệ thống đường bộ, đường sắt,
đường thùy và trong tương lai không xa còn có hệ thống đường hàng không. Mặt
khác, Lào Cai lại ở vị trí cửa ngõ và “cầu nối” giữa Việt Nam vùng tây nam Trung
Quốc. Với nhiều lợi thế và có hệ sinh thái phong phú, khí hậu trong lành mát mẻ đã
tạo cho Lào Cai nhiều cảnh thiên nhiên hấp dẫn. Cùng với tài nguyên nhân văn, các
di tích văn hóa thì Lào Cai còn là nơi tập trung của 27 dân tộc anh em là những lợi
thế để Lào Cai phát triển trở thành một trung tâm du lịch và trong đó Sa Pa là một
sự lựa chọn của các du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ mát.
Nhận thấy tiềm năng to lớn về du lịch của tỉnh, trong thời gian qua Tỉnh ủy,
HĐND, UBND và các cấp, các ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm đến dịch vụ du

lịch ở Sa Pa. Qua nghiên cứu, đánh giá thì du lịch Lào Cai nói riêng và Sa Pa nói
chung còn nhiều hạn chế. Sự phát triển mang tính tự phát, thiếu đồng bộ, cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch còn yêu kém, nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng… Dẫn đến việc
hạn chế khách du lịch trong và ngoài nước đến với Sa Pa, không lưu giữ được
khách dài ngày và mức chi tiêu của khác thấp.
Công ty cổ phần xây dựng số 2 – Bắc Nam hoạt động trong lĩnh vực xây dựng,
đầu tư và kinh doanh các ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn… có khả năng cạnh
tranh, hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả và góp phần vào sự phát triển trong lĩnh
vực du lịch, dịch vụ của đất nước. Bên cạnh đó dự án sẽ đáp dứng được nhu cầu
nội tại của Công ty CP xây dựng số 2 – Bắc Nam cùng các đói tác thân thiết phục
vụ nhu cầu phát triển nhu cầu kinh doanh du lịch trên địa bàn Sa Pa nói riêng và
Lào Cai nói chung. Vì vậy dự án Khách sạn Sa Pa Amazing Hotel sẽ có nhiều thuận
lợi về thị trường, về khả năng cạnh tranh và phù hợp với định hướng phát triển
Theo luật bảo vệ môi trường và nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 thì dự
án đầu tư “Khách sạn Sa Pa Amazing Hotel” phải lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường. Trình UBND tỉnh Lào Cai thẩm định và phê duyệt
Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 3


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập
Phòng tài nguyên môi trường huyện Sa Pa – Thành phố Lào Cai
Địa chỉ: Đường Lê Hồng Phong, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, thành phố Lào Cai
Điện thoại: 0203.872322
2. Vị trí, chức năng
1.1. Vị trí

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân huyện Sa Pa, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân
dân huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở
Tài nguyên và Môi trường thành phố Lào Cai.
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để hoạt động.
2.1. Chức năng
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện
thực hiện quản lý nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoán sản, môi
trường, đo đạc, bản đồ.
Nhiệm vụ
Phòng Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ như sau:
1. Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện
các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên
và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân huyện ban hành.
2. Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng và tổ chức
thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
xã, thị trấn không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.
3. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở
hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân huyện.
4. Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất
đai; quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện;
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công
chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã, thị trấn; thực hiện việc lập và
quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai của huyện.
5. Tham gia cùng Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan trong
việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; tham
gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật;

tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc phối hợp các cơ quan có
liên quan xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo
quy định của pháp luật.

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 4


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

6. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân
huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản (nếu
có).
7. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và
đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định
kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công
nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, thị trấn quy định
về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có
hiệu quả.
8. Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực
hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
9. Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy ban nhân dân
huyện.
10. Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính
phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
11.Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và
môi trường, các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định

của pháp luật.
12. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công
tác được giao cho Ủy ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.
13. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về tài nguyên và môi trường đối với công
chức chuyên môn của xã, thị trấn.
14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán
bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật
và phân công của Ủy ban nhân dân huyện.
15. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân
công của Ủy ban nhân dân huyện.
16. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại
địa phương theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao và theo quy định của
pháp luật.

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 5


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

Chương II : NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI CÔNG TY
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tạo nên sức ép lớn cho môi
trường. Trong sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh
thì nền du lịch là một trong những mục tiêu quan trọng trong sự phát triển của đất
nước, nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó thì ảnh hưởng tiêu cực của du lịch tới
môi trường cũng không hề nhỏ, vì vậy mỗi dự án du lịch đều phải thực hiện đánh
giá tác động môi trường. Theo luật bảo vệ môi trường và nghị định 29/2011/NĐ-CP

ngày 18/4/2011 thì dự án đầu tư “Khách sạn Sa Pa Amazing Hotel” phải lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường. Trình UBND tỉnh Lào Cai thẩm định và phê
duyệt.
Mục tiêu của đề tài: Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng
công trình “Khách Sạn Sa Pa Amazing Hotel”
1. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
1.1.

Tên dự án
Dự án đầu tư xây dựng Khách sạn Sa Pa Amazing Hotel

1.2.

Chủ dự án

-

Chủ đầu tư

:Công ty CP Xây dựng số 2 – Bắc Nam

-

Đại diện

:Bà Đỗ Thị Quyên

-

Địa chỉ liên hệ


Chức vụ: Giám đốc

:Số 368B, phố Quang Trung, phường La Khê,

quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
1.3. Vị trí xây dựng
Khu đất xây dựng Khách sạn Sa Pa Amazing Hotel nằm tại tổ 7a, phố
Đồng Lợi, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Tổng diện tích của
khu đất là 1.735,43 m2 , trong đó diện tích xấy dựng Khách sạn chỉ là
816,38 m2 , phần diện tích còn lại là dành cho cây xanh, sân vườn, công
trình phụ trợ… Ranh giới của khu đất xây dựng khác sạn như sau:
-Phía Bắc:

Giáp đường Đồng Lợi

-Phía Nam:

Giáo đường Violet

-Phía Đông: Giáp khu dân cư hiện hữu
-Phía Tây:

Giáp khách sạn Châu Long

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 6



Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

1.4.

Tóm tắt nội dung của dự án

1.4.1. Mực tiêu và quy mô đầu tư
Dự án sẽ đầu tư và xây dựng mới hoàn toàn một Khách sạn cao 10
tầng (bao gồm 7 tầng nổi + 3 tầng hầm), đạt tiêu chuẩn 4 sao, 81 phòng.
Các sản phẩm của dự án là các sản phẩm của hoạt động đầu tư kinh doanh
dịch vụ lưu trú khách sạn du lịch, các dịch vụ đi kèm, bao gồm các đặc
điểm và công dụng như sau:
-Kinh doanh dịch vụ lưu trú khách sạn.
-Tổ chức hội nghị, hội thảo, khai thác các dịch vụ với tiêu chuẩn và
chất lượng cao về tiện nghi, an ninh, an toàn và dịch vụ.
-Dịch vụ cho thuê văn phòng hội trường, hội nghị, hội thảo tiêu chuẩn
và chất lượng về tiện nghi, an ninh, an toàn và dịch vụ.
1.4.2. Phương án quy hoạch và phối cảnh công trình
1.4.2.1.Phương án quy hoạch
Công trình Khách sạn bao gồm 10 tầng cao (bao gồm 7 tầng nổi + 3
tầng âm). Cấp công trình là cấp 2. Giao thông trục đứng của công trình bao
gồm: có 2 thang máy tốc độ cao, 1 thang bộ (thang thoát hiểm) và hệ thống
thang nội bộ (gồm 1 thang máy tốc độ trung bình, 1 thang bộ phục vụ).
Việc phân bố hệ thống thang chia đều hai bên công trình đã tạo ra sự linh
hoạt trong quá trình sử dụng cho các phòng ngủ cũng như việc sử dụng các
dịch vụ của khách sạn sau này.
Công trình Khách sạn cao 10 tầng với kiến trúc hiện đại, phản ánh
hình ảnh sang trọng của một khách sạn cao cấp 4 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế,
vì vậy giải pháp hình khối kiến trúc phải mang tính thời đại. Ngôn ngữ kiến
trúc mạnh mẽ nhưng đơn giản, tỷ lệ đặc rỗng rõ ràng. Công trình hướng

chính ra phía núi Phanxipang, các mặt còn lại xung quanh đều có không
gian lưu thông thoáng nên khả năng khai thác yếu tố “làm đẹp” cho các mặt
này là rất cần thiết. Mặt đứng chính của công trình chủ yếu là các ô cửa
kính to kết hợp với các mảng đặc theo phân vị thẳng đứng từ trên xuống
dưới. Hai bên vách về cơ bản được tạo hình là hai mảng tường đặc chắc đầu
Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 7


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

hồi, tạo sự cân bằng ổn định cho công trình như ng vẫn thanh thoát nhẹ
nhàng.
ST

Thông số

Đơn vị

Diện tích

T
1
2
3
3.1
3.2
3.3
3.4

3.5
3.6
3.7
3.8
a

Diện tích khu đất xây dựng
Diện tích xây dựng
Tổng diện tích sàn
Diện tích tầng 1
Diện tích tầng 2 – 6
Diện tích ầng 7 (tầng bể bơi)
Mái và tầng kỹ thuật
Diện tích tầng hầm 1
Diện tích tầng hầm 2
Diện tích tầng hầm 3
Các diện tích khác
Công trình phụ trợ (kỹ thuật điện, nước, bảo vệ,

m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

m2

1.735,43
816,38
6.876
726
680
630
518
630
630
342

b
c
d
4
4.1
4.2
4.3
5
5.1
5.2
6
6.1
6.2
6.3
7
ST


để xe nhân viên….)
Bãi đỗ xe
Cây xanh, thảm cỏ
Sân đường nội bộ
Khu vực phòng khách sạn
Phòng Standard (S = 22,5 m2, số 32 phòng)
Phòng Suit (S = 24 m2, số 45 phòng)
Phòng Luxury (S = 57 m2, số 04 phòng)
Khu vực công cộng
Sảnh đón tiếp chính, sảnh đợi
Shop lưu niệm (bố trí cạnh sảnh đợi)
Khu vực dịch vụ, nhà hàng
Khu ăn uống tầng 1
Khu ăn uống tầng âm 1
Khu ăn uống tầng âm 2
Bể bơi
Thông số

m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

m2
m2
m2
Đơn vị

400
300
109,43
1.956
720
1008
228
190
150
40
900
150
250
500
65
Diện tích

T
7.1
8
8.1
9
9.1
9.2
9.3

10

Bể bơi (tầng 7)
Khu vực hành chính, nhân viên khách sạn
Khu vực quản lý khách sạn tầng âm 4
Khu vực Bếp, chuẩn bị
Bếp chính tầng âm 2
Bếp tầng 1
Phòng soạn. chuẩn bị tầng âm 1
Khu kho, để hành lý

m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

65
342
342
120
70
20
30
114

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An


200

Page 8


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

10.1 Kho bếp tầng âm 2
11 Khu hội họp, hội nghị
11.1 Phòng hội trường lớn hơn 350 chỗ

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

m2
m2
m2

114
410
410

Page 9


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

1.4.2.2. Phối cảnh công trình

1.4.3. Giải pháp cho hệ thống kỹ thuật

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 10


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

1.4.3.1.Hệ thống cấp điện
- Toàn bộ hệ thống điện cho tòa nhà được lấy từ trạm biến áp khu vực.
- Điện hạ thế cấp cho công trình là hê thống điện 3 pha 4 dây 380V/220V từ trạm
biến áp đến toàn bộ tòa nhà.
-Cáp điện cho các phụ tải ưu tiên bằng ột máy phát điện dự phòng với công suất
125KVA đóng cắt tự động khi mất điên lưới bằng ATS.
-Cáp điện từ tủ điện tổng phân phối tới tủ điện tầng từ tủ tầng đến các phòng
chức năng theo sơ đồ hình dây dẫn trục chính luồn trong ống nhựa cứng đi ngầm
trong tường.
-Toàn bộ dây dẫn đến đèn và các thiết bị đều luồn trong ống nhựa PVC đi ngầm
trong tường hoặc trần nhà. Dây dẫn từ bảng điện tới các ổ cắm dùng dây CuPVC2x2,5, từ công tắc tới bóng đền là dây Cu-PVC2x1,5.
-Đấu nối điện được thực hiện bằng hộp nối điện, tuyệt đối không được đấu ngầm
trong tường.
-Công tắc, ổ cắm, và các tủ điện đặt âm tường.
1.4.3.2.Hệ thống cấp nước
-Nguồn nước cấp cho công trình được nối từ mạng lưới nước cấp của thị trấn.
Đường kính ống cấp nước vào công trình DN80.
-Tổng nhu cầu dùng nước cho khách sạn là Q = 250 m3/ngày đêm
1.4.3.3.Hệ thống thoát nước thải
Phương án chung
-Hệ thống thoát nước cho Khách sạn là hệ thống thoát nước riêng. Nước bẩn sinh
hoạt, kể cả nước thải từ 2 tầng hầm, sau khi được xử lý bằng bể phốt tự hoại 3 ngăn
sẽ được tiếp tục xử lý bằng hệ thống Xử lý nước thải tập trung, đặt nổi sàn tầng hầm

1. Nước thải sau khi xử lý sẽ đạt QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải sinh hoạt, sau đó mới thoát ra hệ thống thu gom nước thải của
thị trấn.
-Trên đường ống đứng thoát nước đều được bố trí các thiết bị giảm áp. Hệ thống
thông hơi chính thoát kết hợp với ống đứng vượt mái 700mm, bịt lưới chắn côn
trùng tại miệng ống.
Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 11


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

-Nước mưa mái cho thoát riêng ra hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà theo chế
độ tự chảy sau đó thoát ra theo hệ thống thoát nước mưa của thị trấn.
1.4.3.4.Hệ thống thoát nước mưa
-Nước mưa mái và nước mưa ban công được thu gom qua các phễu thu DN150,
DN125, DN100 cho thoát về các ống đứng (bằng hệ thống đường ống riêng) cho
thoát thẳng ra hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà
-Nước mưa ngoài nhà thoát kết hợp với nước mưa mái trong nhà. Sau đó cho
thoát ra cống nước thị trấn có sẵn bằng hệ thống ống BTCT D300mm.
1.4.4. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn thực hiện
Tổng mức đầu tư và nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khách sạn Sa
Pa Amazing Hotel được trình bày trong bảng sau:
STT
1
2
3
4
5

6

Nội dung
Chi phí xây dựng
Chi phí thiết bị
Chi phí QLDA và CP khác
Chi phí dự phòng
Lãi vay trong thời gian xây dựng
Tổng

Đơn vị
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng
Đồng

Giá trị (Sau thuế)
42,000,000,000
10,000,000,000
3,000,000,000
5,500,000,000
8,425,000,000
68,925,000,000

2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN
2.1.

Hiện trạng môi trường không khí


-Tại thời điểm khảo sát, khu vực dự án có nhiều mây, độ ẩm cao và thời tiết
tương đối lạnh. Nhiệt độ không khí trung bình trong ngày khảo sát đại 100c
-10,20c, độ không khí trung bình là 91% - 93%. Tốc độ gió trung bình đạt 1,8
– 3,2 m/s, hướng gió chủ đạo theo hướng Đông (35%) và Đông Bắc (65%)
trong ngày theo khảo sát. Nói chung điều kiện thời tiết bình thường, không có
các biểu hiện bất thường so với các số liệu được thống kê nhiều năm trên địa
bàn thị trấn Sa Pa nói chung.
-Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí:
+Theo kết quả trên cho thấy nồng độ CO dao động từ 10.500µg/m 3 ÷
13.000µg/m3 . Điểm có nồng độ khí CO cao nhất tại điểm KK7 là ngã 3 giao
giữa đường Đồng Lợi và chợ. Nồng độ CO thấp nhất tại điểm KK6: Khu vực
Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 12


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

vườn rau. Chuỗi số liệu này đã phản ánh tương đối chính xác hiện trạng tại
khu vực dự án, do ít bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giao thông, công
nghiệp…
+Nồng độ khí NO2 dao động từ 13 µg/m3 ÷ 31 µg/m3 . Điểm cao nhất tại điểm
KK7. Điểm có nồng độ thấp nhất tại điểm KK6.
+Nồng độ SO2 dao động từ 53 µg/m3 ÷ 132 µg/m3. Điểm có nồng độ khí SO2
cao nhất tại điểm KK6. Nhìn chung, nồng độ SO2 tại khu vực dự án là tương
đối thấp.
+Nồng độ bị tại các điểm khảo sát dao động từ 107 µg/m3 – 156 µg/m3 , cao
nhất tại điển KK6 và thấp nhất tại điểm KK7.
-Tiếng ồn trong khu vực dự án dao động từ 58 – 70 dBA, thấp hơn mức ồn

cho phép là 70dBA. Khu vực xây dựng Khác sạn nhìn chung là xa các đường
giao thông và khu vực xung quanh không có các nguồn gây ồn đáng kể.
Như vậy chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn tại khu vực thực hiện
Dự án đều thấp hơn GHCP theo các QCVN tương ứng. Có thể kết luận môi
trường không khí và tiếng ồn chưa bị ô nhiễm tại thời điểm khảo sát.

Bảng: Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn tại khu vực xung
quanh dự án
STT
1
2
3
4
5
6

Tên chỉ tiêu

Đơn

Nhiệt độ
Độ ẩm
Tốc độ gió
Mức ồn trung bình
Mức ồn cực đại
Bụi lơ lửng

vị
0C
%

m/s
dBA
dBA
µg/m3

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Kết quả (TB 1 giờ)
KK6
KK7
10
10,1
91
92
3,8
4,2
70
60
85
68
156
107

QCVN 05:2009
70
300
Page 13


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014


7
SO2
µg/m3
123
110
350
3
8
NO2
µg/m
31
12
200
9
CO
µg/m3 10.500
13.000
30.000
Ghi chú: QCVN 05:2009/BTNMT, TB 1 giờ: Quy chuẩn quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về tiếng ồn

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 14


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014


2.2.

Hiện trạng môi trường nước

2.2.1. Nước mặt
Trong 01 mẫu nước mặt (W1 và W2) khảo sát tại khu vực dự án, các
thông số xác định so với QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 cho thất các chỉ
tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. Nhìn chung, môi trường nước mặt
tại khu vực dự án và khu vực xung quanh chưa bị ô nhiễm tại thời điểm
khảo sát.
STT Thông số xác định

Đơn vị

Mẫu W1

Mẫu W2

QCVN 08:2008/
BTNMT,B1

-

7,3

6,6

5,5-9

1


Độ pH

2

DO

mg/l

4,2

5,3

≥4

3

SS

mg/l

11

8

50

4

COD


mg/l

36

12

50

5

BOD5

mg/l

16

7

15

6

NH4+

mg/l

0,15

0,22


0,5

7

PO34-

mg/l

0,08

0,09

0,3

8

Fe

mg/l

0,16

0,34

1,5

9

Cd


mg/l

0,001

0,002

0,01

10

Pb

mg/l

0,001

0,001

0,05

11

Cu

mg/l

0,003

0,005


0,5

12

Mn

mg/l

0,046

0,15

-

13

Coliform

2600

4500

7500

14

E.coli

MPN/

100ml

20

25

100

Ghi chú: QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt

2.2.2. Nước ngầm
Các thông số phân tích chất lượng môi trường trong 2 mẫu nước dưới
đất (W3 và W4) trước khi xử lý lấy tại giếng hiện nay tại các hộ gia đình
Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 15


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

xung quanh dự án đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN
08:2008/BTNMT. Nhìn chung môi trường nước ngầm tại khu vực dự án
và khu vực xung quanh chưa bị ô nhiễm tại thời điểm khảo sát.
STT Thông số xác định

Đơn vị

Mẫu W1


Mẫu W2

QCVN 08:2008/
BTNMT,B1

-

6,6

6,5

5,5-8,5

1

Độ pH

2

Chất rắn tổng số

mg/l

854

721

1500

3


SS

mg/l

23

12

-

4

Cl-

mg/l

59,4

56,6

250

5

SO42-

mg/l

37,5


36,7

400

6

Fe

mg/l

2,7

2,8

5

7

Mn

mg/l

0,116

0,162

0,5

8


Zn

mg/l

0,376

0,388

3,0

9

Cd

mg/l

0,001

0,002

0,005

10

Pb

mg/l

0,003


0,001

0,01

11

Cu

mg/l

0,158

0,152

1,0

12

As

mg/l

0,01

0,03

0,05

13


Coliform

2

1

3

14

Fecal colo

MPN/
100ml

0

0

0

Ghi chú: QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.

2.3.

Hiện trạng môi trường đất
Nhìn chung theo kết quả phân tích 02 mẫu đất (mẫu D1 và D2) cho


thấy lấy tại khu vực dự án, môi trường đất chưa bị ô nhiễm bới các loại
hóa chất và thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng như các thành phần kim loại
nặng khác và đều nằm trong giới hạn cho phép.
STT Chỉ tiêu

Đơn vị

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Kết quả phân tích
Mẫu Đ1
Mẫu Đ2

QCVN
03:2008/
Page 16


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12

Pb
Cd
Ni
Mn
Fe
Cu
pHKCL
OC%
N (nito tổng số)
P2O5
K2O%
Al+3

mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/100g
mg/kg
%
%
%
%
mg/100g

0,9
0,13

0,12
56,30
98,3
6,48
4,6
0,97
0,100
0,361
1,00
2,69

1,2
0,36
0,62
64,6
120,3
7,38
5,0
1,67
0,165
1,263
1,64
0,45

10
100
-

Ghi chú: QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nồng độ kim
loại nặng trong đất


Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 17


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1.

Giai đoạn chuẩn bị
Toàn bộ khu đất trên diện tích 1.735,43 m2 đã thuộc sở hữu của Chủ

đầu tư là công ty CP xây dựng số 2 – Bắc Nam nên không phải tiến hành đền
bù và GPMB nên tác động trong giai đoạn này là không có. Trong phạm vi
khu đất chỉ có một công trình xây dựng cần phải phá dỡ khoảng 4 công trình,
đa số là nhà cấp IV.
Nhìn chung, công trình Khách sạn Sa Pa Amazing Hotel có ngôn ngữ
kiến trúc đồng nhất, tỷ lệ giữa các khối công trình phù hợp, tạo một công
trinh đẹp, hài hòa với các công trình đã có tại khu vực xung quanh, đồng thời
đóng góp cảnh quan kiến trúc trục đường và khu vực thị trấn Sa Pa
3.2.

Giai đoạn thi công xây dựng
Xây dựng Khách sạn Sa Pa Amazing Hotel là một dự án có quy mô

tương đối lớn trên địa bàn thị trấn Sa Pa. Tiến độ thi công xây dựng được dự
kiến là 22 tháng.
Với khối lượng VLXD và phương tiện xe – máy thi công cần thiết thì

dự án sẽ tập trung một số lượng thiết bị, máy móc thi công và nhân công xây
dựng (khoảng 100 người). Tất cả các yếu tố này có thể gây tác động tiêu cực
tới môi trường không chỉ cho khu vực xây dựng mà cả cho khu vực dân cư
và cơ quan xung quanh.
Các tác động gây ảnh hưởng xấu cho con người và môi trường trong
quá trình xây dựng bao gồm: tác động do ô nhiễm môi trường không khí,
tiếng ồn, rung động, tác động do ô nhiễm môi trường nước, tác động do ô
nhiễm môi trường đất, tai nạn lao động, nguy cơ sự cố và rủi ro môi trường
(đặc biệt là nguy cơ gây lún, nứt, đổ… các công trình dân cư xung quanh).
Nguồn gây tác dộng đến môi trường chính trong giai đoạn thi công
xây dựng Khách sạn Sa Pa Amazing Hotel được trình bày trong bảng sau:

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 18


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

ST

Các hoạt động

Nguồn gây tác động

T
Vận chuyển nguyên vật
1

liệu xây dựng ra và vào

công trường

-Ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn từ xe
tải vận chuyển đất, cát, đá, xi măng…
-Tăng nguy cơ gây tắc nghẽn và tai nạn giao
thông
-Gây ô nhiễm môi trường không khi, tiếng ồn: từ
hoạt động xây dựng phát sinh bụi, khí thải từ hoạt
động của các phương tiện, máy móc thi công xây
dựng, quá trình hàn, sơn, đánh bóng, lắp đặt thiết
bị.

Thi công xây dựng các
2

công trình hạ tầng, kiến
trúc của Khách sạn

-Gây ô nhiễm do rung động từ quá trình đóng
cọc, hoạt động của các máy móc, phương tiện.
-Gây ô nhiễm môi trường nước: nước mưa chảy
tràn, nước sinh hoạt của công nhân, nước thải từ
quá trình thi công, nước rửa xe tại công trường.
-Gây ô nhiễm do chất thải rắn: chất thải rắn sinh
hoạt, chất thải rắn từ quá trình thi công xây
dựng… đặc biệt là chất thải nguy hại phát sinh
trong hoạt động thi công.

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An


Page 19


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

3.3.

Giai đoạn vận hành

3.3.1. Tác động đến môi trường không khí
-Khí thải giao thông: Kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm được trình bày trong bảng
sau:
Tải lượng ô nhiễm
SO2
NOX
CO
VOC
Xe hơi 4 thì (g/s)
0,194
1,534
102,256
15,338
Xe máy 4 thì (g/s)
0,139
3,287
34,468
4,886
-Khí thải do việc sử dụng nhiên liệu: Khí thải từ nhiên liệu sử dụng trong hoạt
động nấu nướng cũng là một nguồn phát thải có thể gây ô nhiễm môi trường không
khí. Hoạt động của khách sạn khi đun nấu sẽ sử dụng nguồn nhiên liệu chính là gas,

điện sẽ sử dụng cho lò hơi để cấp nước nóng. Khí thải phát sinh ra từ quá trình đốt
gas phục vụ cho nấu nướng sẽ phát sinh ra các loại khí độc là NO2, CO2, CO… và
trong quá trình chế biến thức ăn sẽ phát sinh ra hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC)
-Mùi thức ăn: Trong quá trình nấu ăn phát sinh mùi như nấu mắm kho cá,
chiên thịt… khi sử dụng dầu mỡ lại nhiều lần hoặc không thường xuyên thay dầu
nấu ăn. Những mùi này ở một giới hạn nào đó làm cho con người cảm giác rất khó
chịu. Đặc biệt tại khu vự xung quanh khách sạn có các khu dân cư, kết cấu xây
dựng sát nhau không thông thoáng được. Do đó trong quá trình nấu ăn phải có biện
pháp xử lý mùi thích hợp. Mùi thức ăn từ các hoạt động nấu nướng sẽ được Dự án
sử dụng hệ thống hút mùi có ống khói tán cao nên sẽ hạn chế được khả năng gây ô
nhiễm sang các phân khu chức năng hoặc khu vực xung quanh.
3.3.2. Tác động đến môi trường nước
Trong nước thải khách sạn, chất hữu cơ chiếm khoảng 50 – 60% bao gồm chất hữu
cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy… và các chất hữu cơ động vật: chất
thải bài tiết của người… Các chất hữu cơ trong nước thải theo đặc tính hóa học gồm
chủ yếu là protein (chiếm 40 -60%), hydratcacbon (25 – 50%), các chất béo dầu mỡ
(10%). Ure cũng là chất hữu cơ quan trọng trong nước thải. Các chất vô cơ trong
nước thải chiếm 40 – 42% gồm chủ yếu: cát, đất sét, các axit, bazo vô cơ… Nước
thải chứa các hợp chất hóa học dạng vô cơ như sắt, magie, canxi, silic, nhiều chất
hữu cơ sinh hoạt như phân, nước tiểu và các chất thải khác.
STT
Chỉ tiêu
1
pH

Đơn vị

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Giá trị

6-7,5

QCVN 14:2008, cột B
5-9

Vượt (lần)
Page 20


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

2
3
4
5
6
7
8

SS
mg/l
350
100
3,5
BOD5
mgO2/l
300
50
6
COD

mg/l
500
100
5
∑P
mg/l
15
6
2,5
∑N
mg/l
60
30
2
Dầu mỡ
mg/l
150-200
20
7,5 – 10
6
Coloform
MPN/100ml 1,1×10
5000
22
Nước thải khách sạn có hàm lượng chất ô nhiễm cao, nhiều chỉ tiêu vượt giới

hạn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT, mức B, k = 1. Hơn nữa với lượng
nước thải Khách sạn nên có có khả năng gây ô nhiễm môi trường tiếp nhận. Do đó
để BVMT, nước thải sinh hoạt từ dự án sẽ được xử lý tại Trạm xử lý nước thải tập
trung, đạt QCVN 14:2008/BTNMT, mức B (k=1) trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là

hệ thống cống thoát trên phố Violet.
3.3.3. Rác thải
-Bùn thải từ trạm xử lý nước thải tập trung: Quá trình xử lý nước thải Khách sạn tại
trạm xử lý nước thải tập trung của khách sạn sẽ làm phát sinh một lượng bùn thải
đáng kể. Vì quá trình xử lý chủ yêu sử dụng biện pháp sinh học nên lượng bùn sinh
ra từ công trình bể thuộc dạng bùn sinh học, dễ phân hủy. Theo kinh nghiệm từ các
nhà thầu lắp đặt thiết bị xử lý nước thải thì với công suất là 250m 3/ngày đêm thì
lượng bùn thải (bùn khô) sẽ tạo ra là 10kg/ ngày đêm.
-Chất thải nguy hại khác: Trong chất thải rắn sinh hoạt sẽ có một lượng chất thải
nguy hại phát sinh như: bóng đèn, các thùng sơn, bình acquy, dầu nhớt dư và giẻ lau
dính dầu trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng công trình. Lượng chất thải này
không nhiều tuy nhiên chủ dự án sẽ có biện pháp quản lý và thu gom chặt chẽ để
không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường. Thành phần nguy hại của
khách sạn Sa Pa Amazing Hotel chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang, pin, acquy, dầu
nhớt thải, vỏ bình xịt kiến, muỗi

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 21


Báo thực tập tốt nghiệp năm 2014

4. Phương pháp áp dụng trong quá trình báo cáo DTM
4.1. Phương pháp đánh giá tác động môi trường
4.1.1. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm
Phương pháp này do tổ chức y tế thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân
hàng thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất
ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tùy theo
từng ngành sản xuất và các biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo, phương pháp

cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, CTR khi dự án triển
khai dự án đầu tư khách sạn Sa Pa Amazing Hotel. Đây là phương pháp chủ yếu
được sử dụng trong quá trình DTM.
4.1.2. Phương pháp chỉ số môi trường
Phân tích các chỉ thị môi trường nền (điều kiện vi khí, chất lượng không khí,
đất, nước ngầm, nước mặt....) trước khi thực hiện dự án. Trên cơ sở các số liệu nền
này, có thể đánh giá chất lượng môi trường hiện trạng tại khu vực thực hiện dự án,
làm cơ sở để so sánh với chất lượng môi trường sau này, khi dự án đi vào sản xuất
hoạt động sản xuất. Phương án này được thực hiện chủ yếu ở chương II
4.2. Một số phương pháp khác
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp mạng lưới
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong PTN
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp kế thừa

Sinh viên thực hiện: Lương Đắc An

Page 22


×