Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Báo cáo thực tập ứng dụng phần mềm microstation thành lập bản đồ địa chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 44 trang )

GVHD: Nguyễn Danh Cần

Báo cáo thực tập

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TP.HCM
KHOA TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ


BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS
BIÊN TẬP DỮ LIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH”
GVHD :

NGUYỄN

DANH CẦN
SINH VIÊN : TẠ THỊ
HUYỀN
MSHS
LỚP
KHÓA
NGÀNH

: 0210030155
: 02CĐTĐ3
: 2008-2011
: KỸ THUẬT


TRẮC ĐỊA

1
SVTT: Tạ Thị Huyền

1


GVHD: Nguyễn Danh Cần

Báo cáo thực tập

Đồng Nai , tháng 5 năm 2011

Lời cảm ơn !
Để hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến :
 Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy Cô Trường Cao Đẳng Tài Nguyên Và Môi

Trường Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt những kiến
thức chuyên môn cho em trong suốt thời gian học tập . Nhà trường cũng đã
tạo điều kiện cho em tiếp xúc thực tế qua các đợt thực tập tại trường và nhất
là đợt thực tập lần này giúp em bổ sung thêm kiến thức mà em đã được học ,
chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.
 Sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị hiện đang công tác tại Văn

phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất tỉnh Đồng Nai, đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em được áp dụng những kiến thức mà em đã được học ở trường vào thực
tế , giúp em nâng cao tay nghề và học hỏi được kinh nghiệm trong suốt thời
gian thực tập tại cơ quan.
 Bên cạnh đó do còn chưa có đủ kinh nghiệm về tay nghề vì vậy không tránh


khỏi những thiếu sót trong đợt thực tập vừa qua . Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, góp ý của qúy Thầy Cô và các cô chú , anh chị trong Văn phòng

2
SVTT: Tạ Thị Huyền

2


GVHD: Nguyễn Danh Cần

Báo cáo thực tập

Đăng Ký Quyền sử dụng đất tỉnh Đồng Nai để bài báo cáo của em được hoàn
chỉnh hơn .
Em xin chân thành cảm ơn!

Biên Hòa , tháng 5 năm 2011
Học sinh

Tạ Thị Huyền

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG TPHCM
(CƠ SỞ 2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

BÁO CÁO THỰC TẬP
Kính gửi :
 Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Tài Nguyên Và Môi
Trường TP. Hồ Chí Minh (Cơ sở 2)
 Khoa : Trắc Địa Bản Đồ
Đồng kính gửi : Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất tỉnh Đồng Nai
Em tên là
: Tạ Thị Huyền
Địa chỉ
:
Sinh viên lớp : 02CĐTĐ3
MSHS
: 0210030155
Khóa
: 2008 - 2011
Ngành
: Kỹ thuật trắc địa
Sau khi hoàn thành chương trình học lý thuyết và thực hành ở trường để bổ sung
thêm kiến thức chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Theo quyết định của nhà
trường , sự chấp thuận của lãnh đạo Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất tỉnh
Đồng Nai .Em đã được tiếp nhận và thực tập tại Đội đo đạc của Văn phòng từ ngày
03/04/2011 đến ngày 27/05/2011.

3
SVTT: Tạ Thị Huyền

3



Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần

A.KHÁI QUÁT
I. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG NAI
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng Hòa Xã Hội chũ
nghĩa Việt Nam,có diện tích 5.903,940 km2 , chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước
và chiếm 25.5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số
liệu thống kê đến đầu năm 2010 là 2.559.673 người, mật độ dân số: 386,511
người/km2. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa – là
trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; Thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long
Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu;XuânLộc; Định
Quán; Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai
tiếp giáp với các vùng sau:
- Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
- Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
- Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.
- Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết
mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có
vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm tài nguyên
khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông;
tài nguyên rừng và nguồn nước...
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót

rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam .
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn
hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có
hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).
Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. . Có 10 nhóm đất chính.
Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:
+ Các loại đất hình thành trên đá bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ
phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía bắc và
4
SVTT: Tạ Thị Huyền

4


Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần

đông bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài
ngày như: cao su, cà phê, tiêu…
+ Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám, nâu
xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phí nam,
đông nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn
Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây
ngắn ngày như đậu, đỗ…một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây
điều…
+ Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ
yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với
nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…
- Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng

đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ.

II. KHÁI QUÁT VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỈNH ĐỒNG NAI.

5
SVTT: Tạ Thị Huyền

5


Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần

Địa chỉ trụ sở: Đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai.
Vi trí địa lý:
Phía bắc : Giáp phường Trảng Dài.
Phía Đông Bắc: Giáp phường Hố Nai.
Phía Đông Nam : Giáp phường Long Bình.
Phía Nam và Tây Nam: Giáp phường Tam Hiệp.
Phía Tây : Giáp phường Tân Tiến và Tân Mai.
II.1. VỊ TRÍ CHỨC NĂNG :
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh Đông Nai (sau đây viết tắt là UBND tỉnh), tham mưu và giúp
UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, bao
gồm: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí
tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ (sau đây gọi chung là tài nguyên và môi trường);
thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.

Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND
tỉnh về tổ chức, hoạt động và biên chế, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được
mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh theo đúng quy định hiện hành.
II.2. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN :
 Trình UBND tỉnh Đồng Nai:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban
hành của UBND tỉnh về lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
b) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức bộ máy của các Chi cụ thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
6
SVTT: Tạ Thị Huyền

6


Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần

c) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự
án về lĩnh vực tài nguyên và môi trương và các giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên
và môi trường trên địa bàn.
 Trình Chủ tịch UBND tỉnh:
a) Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh
về lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
b) Dự thảo các văn bản quy định cụ thể về quan hệ công tác giữa Sở Tài
nguyên và Môi trường với các Sở có liên quan và UBND huyện, thị xã Long Khánh,
thành phố Biên Hòa (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện).

c) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các phòng
nghiệp vụ, chi cục và các đơn vị sự thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
 Hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định
mức kinh tế-kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được cơ quan nhà
nước cấp trên có thẩm quyền ban hành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.
 Về đất đai :
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của địa phương để trình UBND tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
2. Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử đất do UBND cấp huyện trình
UBND tỉnh phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
cấp huyện đã được phê duyệt.
3. Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
quyền sử dụng đất, chuyển mục địch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất.
4. Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu,
sử dụng tài sản gắn liền với đất theo ủy quyền của UBND tỉnh; ký hợp đồng thuê
đất, thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền
với đất theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất;
việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính; việc thực hiện
quyền sử dụng và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
6. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc,
đánh giá, phân hạng đất; lập và chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, bản hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
hệ thống thông tin đất đai cấp tỉnh.

7. Chủ trì xác định giá đất, gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình UBND
tỉnh quy định giá đất định kỳ hàng năm tại địa phương phù hợp với khung giá đất do
chính phủ ban hành; đề xuất việc giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất; tổ
chức thực hiện điều tra, tổng hợp và cung cấp thông tin, dữ liệu về giá đất.
7
SVTT: Tạ Thị Huyền

7


GVHD: Nguyễn Danh Cần

Báo cáo thực tập

8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ
chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi
đất theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
10. Tổ chức, quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất
cấp tỉnh và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng
đất cấp huyện.
 Về đo đạc và bản đồ :
1. Xác nhận đăng ký; thẩm định hồ sơ và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp, bổ sung, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo
quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, quản lý việc triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy
hoạch, kế hoạch; quản lý chất lượng các công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ;
thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ tại địa phương; quản lý
việc bảo mật, lưu trữ, cung cấp khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và

bản đồ; quản lý việc bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc và bản đồ.
3. Quản lý và tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống
cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ, bao gồm: hệ thống điểm đo đạc cơ sở, cơ sở
dữ liệu nền thông tin đại lý, hệ thống địa danh trên bản đồ, hệ thống bản đồ địa
chính, hệ thống bản đồ hành chính, bản đồ nền, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục
đích chuyên dụng, bản đồ địa hình.
4. Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về thể
hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương; ấn phẩm
bản đồ có sai sót về kỹ thuật.
II.3.TỔ CHỨC BỘ MÁY :
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

8
SVTT: Tạ Thị Huyền

8


Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần

III.GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH ĐỒNG NAI
III.1 Vị trí, chức năng:
Văn phòng Đăng ký QSDĐ tỉnh Đồng Nai thuộc sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Đồng Nai được thành lập ngày 24/2/2005, Chủ tịch UBND tỉnh ban
hành Quyết định số 872/QĐ.CT.UBT thành lập Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng
đất trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường và các

chức năng theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.
Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công,trực thuộc
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai họat động theo lọai hình đơn vị sự
nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo Nghị
định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ, là đơn vị dự toán cấp I, có

9
SVTT: Tạ Thị Huyền

9


Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần

tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và
các Ngân hàng theo quy định.
Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất tỉnh Đồng Nai có chức năng như sau:
1. Tổ chức thực hiện đăng ký đất đai, chỉnh lý thống nhất về biến động sử
dụng đất; lập và quản lý hồ sơ địa chính gốc.
2. Tổ chức thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về sử dụng đất, nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính theo quy định
của pháp luật.
3. Thực hiện các hoạt động thông tin, lưu trữ về tài nguyên và môi trường
(tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, đo đạc và bản
đồ)
III.2 Nhiệm vụ
1. Giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối thực hiện các

thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đối
với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp
mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước
ngoài.
2. Đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định
của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn
giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp mua nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.
3. Lập và quản lý toàn bộ hồ sơ địa chính gốc đối với tất cả các thửa đất
thuộc phạm vị địa giới hành chính tỉnh; cấp bản sao hồ sơ địa chính từ hồ sơ địa
chính gốc cho Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất cấp và Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn.
4. Chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc khi có biến động về sử dụng đất theo thông
báo của cơ quan Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất
cấp huyện; chuyển trích sao hồ sơ địa chính gốc đã chỉnh lý cho Văn phòng Đăng ký
Quyền sử dụng đất cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để chỉnh lý
bản sao hồ sơ địa chính.
5. Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng xác định mức thu
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai đối với người
sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ
trường hợp mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở), tổ chức nước ngoài, cá
nhân nước ngoài.
6. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất cấp tỉnh.

10
SVTT: Tạ Thị Huyền

10



Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần

7. Xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống thông tin tài nguyên và môi
trường; cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích đo địa chính khu
đất, trích sao hồ sơ địa chính; cung cấp các thông tin về tài nguyên và môi trường
phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng.
8. Lưu trữ, quản lý bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các loại
giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính nêu tại điểm 1
mục này. Thu thập, biên mục, chỉnh lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu về tài nguyên và môi
trường.
9. Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ về lĩnh vực thông tin lưu
trữ tài nguyên và môi trường.
10. Theo quy định của pháp luật, thực hiện việc thu phí, lệ phí trong thực
hiện các thủ tục về đất đai. Thực hiện các nhiệm vụ có thu do Nhà nước giao; thực
hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin tài nguyên và môi trường, về trích đo
địa chính, về biên mục, chỉnh lý tài liệu hồ sơ lưu trữ và các hoạt động cung ứng
dịch vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng
đất.
11. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện
nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
12. Đo đạc lập bản đồ địa chính và các loại bản đồ chuyên đề về tài nguyên
và môi trường.
III.3 Quyền hạn
- Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng
Đăng ký Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; sắp xếp tổ chức bộ máy, bố
trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao; thực hiện việc
khen thưởng, kỷ luật viên chức và người lao động theo đúng quy định.

- Được quyền yêu cầu các Phòng, đơn vị trực thuộc Sở; Phòng Tài nguyên
và Môi trường cấp huyện, giao nộp hồ sơ, tài liệu, dữ liệu về tài nguyên và môi
trường để lưu trữ theo quy định.
- Được quyền ký kết hợp đồng với các tổ chức, cá nhân, thuê mướn lao động
để thực hiện nhiệm vụ được giao.
III.4 Tổ chức bộ máy :
1. Lãnh đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất:
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có 01 Giám đốc và không quá 03 Phó
Giám đốc.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
11
SVTT: Tạ Thị Huyền

11


Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần

2.1. Phòng Hành chính - Tổng hợp:
Thực hiện công tác về tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương; hành chính,
quản trị, văn thư lưu trữ, thủ quỹ, thủ kho, bảo vệ và các công việc khác.
2.2. Phòng Thông tin - Lưu trữ:
- Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, thông tin tài
nguyên và môi trường; nghiên cứu, ứng dụng, tư vấn, chuyển giao công nghệ về lĩnh
vực thông tin lưu trữ tài nguyên và môi trường.
- Lưu trữ, quản lý bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các loại
giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính về đất đai thuộc
thẩm quyền cấp tỉnh; thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu và lưu trữ tài liệu về tài

nguyên và môi trường; biên mục, chỉnh lý hồ sơ. Quản lý dữ liệu lưu trữ, kho lưu trữ
hồ sơ, tài liệu.
- Biên tập bản đồ chuyên đề các loại; trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ
sơ địa chính; khai thác, cung cấp thông tin về tài nguyên và môi trường phục vụ yêu
cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng.
- Quản trị hệ thống mạng máy tính của Văn phòng Đăng ký và hệ thống
mạng kết nối với Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Đăng ký Quyền sử
dụng đất cấp huyện.
- Quản trị hệ thống dữ liệu hồ sơ địa chính gốc và hệ thống cơ sở dữ liệu
thông tin tài nguyên và môi trường.
2.3. Phòng Kỹ thuật:
Kiểm tra sản phẩm do Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất thực hiện,
sản phẩm giao nộp vào lưu trữ và các sản phẩm khác khi được cấp có thẩm quyền
giao nhiệm vụ. Giúp Giám đốc tham mưu cho Sở soạn thảo các qui định, hướng dẫn

thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến nhiệm vụ của Văn phòng Đăng
ký Quyền sử dụng đất.
3. Các đội sản xuất:
3.1. Đội Đăng ký đất đai:
- Thực hiện nhiệm vụ đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính gốc
trên phạm vi toàn tỉnh, cấp bản sao hồ sơ địa chính từ hồ sơ địa chính gốc cho Văn
phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn.
- Thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
cấp tỉnh.
3.2. Đội Đo đạc:

12
SVTT: Tạ Thị Huyền


12


GVHD: Nguyễn Danh Cần

Báo cáo thực tập

- Trích đo địa chính khu đất, đo đạc chỉnh lý biến động đất đai, biên tập bản
đồ địa chính; thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính theo nhiệm vụ được cơ quan có
thẩm quyền giao, thực hiện các hợp đồng đo đạc dịch vụ theo yêu cầu của người sử
dụng đất.
- Đo đạc lập bản đồ các loại theo giấy phép hành nghề đo đạc - bản đồ đã
được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động.
4. Các Tổ chuyên trách:
4.1. Tổ tiếp nhận hồ sơ:
- Tiếp nhận theo dõi việc giải quyết và trả kết quả hồ sơ đo đạc dịch vụ, cung
cấp thông tin tài nguyên và môi trường.
- Chuyển thông tin địa chính cho cơ quan có chức năng xác định mức thu
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai.
4.2. Tổ cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên:
Chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính gốc khi có biến động sử dụng đất; chuyển
trích sao hồ sơ địa chính gốc đã chỉnh lý cho Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất
cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để chỉnh lý bản sao.
Giám đốc

Các phó Giám đốc

Đội đăng ký
Đất đai


Đội đo đạc

P.Thông tin
lưu trữ

P.Hành chính
tổng hợp

Tổ tiếp nhận
Hồ s ơ

Phòng
Kỹ thuật

 Giới thiệu về Đội đo đạc :
Đội đo đạc có 28 người gồm : Đội trưởng, Đội phó và 26 nhân viên.Đội đo
đạc được Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất giao nhiệm vụ:
+ Đo đạc, biên vẽ theo hợp đồng của tổ chức và cá nhân phục vụ cho công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền
với đất.

13
SVTT: Tạ Thị Huyền

13


Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần


+ Đo đạc Bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, cắm mốc, chuyển thiết kế lên bản đồ
địa chính các thửa đất, khu đất theo hợp đồng của tổ chức và cá nhân phục công tác
thu hồi đất và công tác xây dựng các công trình.
+ Đo chỉnh lý Bản đồ địa chính xã.

B. NỘI DUNG THỰC TẬP
I.
MỤC ĐÍCH :
Giúp sinh viên bổ sung hoàn thiện các kiến thức đã học ở trường, vận dụng
các kiến thức đã học vào công việc thực tế tại nơi thực tập. Để các sinh viên khi ra
trường khỏi bở ngỡ khi làm việc tại các công ty, xí nghiệp hoặc một đơn vị nhà nước
nào đó, từ đó làm tăng thêm cơ hội xin việc sau khi ra trường.
II.

NỘI DUNG
_ Thực hiện công tác đo đạc ngoại nghiệp : đo hiện trạng thửa đất , khu đất.
_ Thực hiện công tác nội nghiệp : xử lý số liệu , xuất hồ sơ kỹ thuật thửa đất,
khu đất.

II.1.NỘI DUNG CHI TIẾT THỰC HIỆN
Công tác thành lập hồ sơ kỹ thuật gồm các bước:







Đo ngoại nghiệp, cập nhật chỉnh lý bản đồ địa chính.

Chọn tờ bản đồ địa chính.
Chọn thửa, xuất hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
Chọn khung bản đồ (scale), tỉ lệ khung đúng với tỷ lệ xuất hồ sơ
Chỉnh sửa.
In hồ sơ kỹ thuật thửa đất.

• Khi nhận hồ sơ đo đạc, xem hồ sơ là hồ sơ đo vẽ hay biên vẽ. Nếu hồ sơ là đo
vẽ thì tiến hành công tác ngoại nghiệp và nội nghiệp, còn hồ sơ biên vẽ thì tiến
hành công tác nội nghiệp.
 Quy trình biên vẽ :

14
SVTT: Tạ Thị Huyền

14


GVHD: Nguyễn Danh Cần

Báo cáo thực tập

Lưu đồ giải quyết biên vẽ, chuyển thiết kế QH lên BĐĐC
HS biên vẽ
-Từ 01-07 ngày đối với HS ≤5ha
-Từ 07-09 ngày đối với HS 5-10ha
-Từ 09-11 ngày đối với HS 10-30ha
-Từ 11-14 ngày đối với HS >30ha
Lưu đồ hợp đồng đo đạc dịch vụ
- Tiếp nhận và trả kết quả.
- Lập hợp đồng vào sổ theo dõi.

Kiểm tra tính
pháp lý của hợp đồng.
Trình ký hợp đồng

HS chuyển trình ký
-Từ 01-07 ngày đối với HS ≤5ha
-Từ 08-10ngày đối với HS 5-10ha
-Từ 11-14 ngày đối với HS 10-30ha
-Từ 14-20 ngày đối với HS >30ha
Thời gian
Trách nhiệm
Tổ tiếp nhận hồ sơ
Phòng HC-TH

Tổ tiếp nhận hồ sơ

01 ngày

HS biên vẽ

-Từ 01-03 ngày đối với HS ≤5ha
Lập biên vẽ BĐĐC khu đất.
Chuyển thiết kế QH lên BĐĐC
khu đất.
Kiểm tra biên vẽ BĐĐC.

- Tiếp nhận lại bản vẽ từ
Phòng Kỹ thuật đã kiểm tra.
- Lập thanh lý, trình ký thanh
lý hợp đồng, ký bản vẽ.


Đội Đo đạc
thực hiện

Phòng Kỹ thuật

-Từ 03-05 ngày đối với HS 5-10ha
-Từ 05-07 ngày đối với HS 10-30ha
-Từ 07-10 ngà
đối vể
ớni HS
HSy chuy
TK >30ha

-Từ 01-04 ngày đối với HS ≤5ha
-Từ 04-06ngày đối với HS 5-10ha
-Từ 07-10 ngày đối với HS 10-30ha
-Từ 10-16 ngày đối với HS >30ha
01 ngày

Tổ tiếp nhận hồ sơ

01 ngày

Pho to bản vẽ, đóng đấu

Phòng HC-TH

01 ngày


Lưu hồ sơ theo quy định

Tổ tiếp nhận hồ sơ

 Quy trình đo vẽ :
15
SVTT: Tạ Thị Huyền

15


GVHD: Nguyễn Danh Cần

Báo cáo thực tập

Lưu đồ giải quyết hợp đồng Đo đạc
- Từ 01 – 10 ngày đối với HS≤10ha.
- Từ 10-14 ngày đối với HS 10-20ha .
- Từ 14-19 ngày đối với HS 20-30ha
- Từ 19-24 ngày đối với HS 30-50ha
- Từ 24-30 ngày đối với HS >50ha
Lưu đồ hợp đồng đo đạc dịch vụ
- Tiếp nhận và trả kết quả.
- Lập hợp đồng vào sổ theo dõi.
Kiểm tra tính
pháp lý của hợp đồng.
Trình ký hợp đồng

Đo vẽ lập BĐĐH,
BĐĐC trích đo.


Trách nhiệm
Tổ tiếp nhận hồ sơ
Phòng HC-TH

01 ngày

Tổ tiếp nhận hồ sơ
-Từ 01 – 6 ngày đối với HS≤10ha.
-Từ 6-10 ngày đối với HS 10-20ha .
Đội Đo đạc thực hiện -Từ 10-15 ngày đối với HS 20-30ha
-Từ 15-20 ngày đối với HS 30-50ha
- Từ 20-26 ngày đối với HS >50ha

Kiểm tra BĐĐC trích đo.

Phòng Kỹ thuật

- Tiếp nhận lại bản vẽ từ
Phòng Kỹ thuật đã kiểm tra.
- Lập thanh lý, trình ký thanh
lý hợp đồng, ký bản vẽ.

Tổ tiếp nhận hồ sơ

Pho to bản vẽ, đóng đấu

(các hồ sơ đo đạc phục vụ
công tác thu hồi đất thì phải
khai thác thông tin về thửa

đất ở cấp xã, huỵện thì
cộng thêm 10 ngày)
Thời gian

Phòng HC-TH

01 ngày

01 ngày

01 ngày

Tổ tiếp nhận hồ sơ
Lưu hồ sơ theo quy định

16
SVTT: Tạ Thị Huyền

16


GVHD: Nguyễn Danh Cần

Báo cáo thực tập

II.2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
II.2.1 CÔNG TÁC NGOẠI NGHIỆP
Sau khi lấy file bản đồ địa chính, nhóm được phân công đo đạc tiến hành in
cụm bản đồ và xác định các thửa đất, khu đất cần đo đạc, chỉnh lý để tiến hành đo
đạc ở ngoại nghiệp, lấy thông tin cần thiết để chỉnh lý và lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất.

Dụng cụ phục vụ công tác đo đạc ở ngoại nghiệp: thước dây, biên bản kiểm
tra thực địa và biên bản kiểm tra mốc ranh. Khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết
phục vụ cho công tác đo đạc, ta tiến hành ra thực địa đo đạc, khi đã xác định được
thửa đất cần đo trước tiên ta phải yêu cầu chủ đất xác định mốc ranh, tiến hành đo
đạc theo mốc ranh chủ xác định.
Các số liệu đo ngoài thực địa sẽ là cơ sở phục vụ cho công tác nội nghiệp:
chỉnh bản đồ, lập biên bản kiểm tra thực địa (vẽ sơ đồ thửa đất) lập hồ sơ kỹ thuật.

II.2.2. CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP
• Ứng dụng phần mềm trong công tác nội nghiệp:
Chủ yếu áp dụng phần mềm chuyên ngành đồ họa: Autocad, chương trình
Microstation SE, chương trình Mapinfo và phần mềm Famis được Bộ Tài Nguyên
và Môi trường ban hành.
- Microstation là phần mềm trợ giúp các thiết kế và là môi trường đồ họa rất
mạnh cho phép xây dựng , quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.
Microstation còn được sử dụng làm nền cho các ứng dụng khác.
Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền
ảnh , sửa chữa biên tập và trình bày bản đồ.
Microstation còn cung cấp các công cụ nhập xuất ( Import, Export ) dữ liệu đồ họa
từ các phần mềm khác.
Microstation dùng để chỉnh lý bản đồ địa chính, xuất hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
- Autocad và Mapinfo dùng để chồng ghép quy hoạch theo quy hoạch mới
nhất...
• Xuất hồ sơ kỹ thuật thửa đất, khu đất:
Mục đích để phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và quyền sở hữu nhà ở, biết thông tin thửa đất.
Trước tiên khởi động Microstation.
- Mở file bản đồ trong Microstation: bằng cách Click File => chọn tờ bản đồ có
thửa đất, khu đất
Ok.


17
SVTT: Tạ Thị Huyền

17


Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần

- Dựa vào kết quả đo được ngoài thực địa nếu thửa đất nằm ngoài hạn sai cho
phép thì chỉnh ranh trên bản đồ địa chính rồi xuất hồ sơ kỹ thuật.
- Nếu nằm trong hạn sai cho phép thì lấy theo hình thể, diện tích theo bản đồ địa
chính, rồi tiến hành xuất hồ sơ kỹ thuật thửa đất, khu đất.
- Chọn thửa đất cần xuất. Chọn vào biểu tượng => (change element attributes)

18
SVTT: Tạ Thị Huyền

18


GVHD: Nguyễn Danh Cần

Báo cáo thực tập

Cạnh của thửa đất: level 10.
Số thửa: level 3.


- Nhấp vào biểu tượng NXH => Trích lục => Chọn tỷ lệ để xuất hồ sơ kỹ thuật.

19
SVTT: Tạ Thị Huyền

19


Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần

- Mở file hồ sơ kỹ thuật. Sau đó tiến hành chỉnh sửa. File hồ sơ kỹ thuật mới xuất
ra có dạng như sau :

- Chồng bản đồ địa chính và bản đồ quy hoạch theo đường dẫn : File => references
=> tools => attach => chọn đường dẫn tới file lưu trữ 2 loại bản đồ này => Ok .
Chồng quy hoạch theo quy hoạch mới nhất.
20
SVTT: Tạ Thị Huyền

20


Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần

Bản vẽ đang chồng tờ bản đồ địa chính có dạng :


21
SVTT: Tạ Thị Huyền

21


Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần

Bản vẽ đang chồng quy hoạch có dạng sau :
Mở quy hoạch dưới dạng phần mềm Mcrostation :

Mở quy hoạch dưới dạng phần mềm đồ họa Autocad :

22
SVTT: Tạ Thị Huyền

22


Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần

Mở quy hoạch dưới dạng chương trình Mapinfo :

Copy các cạnh, đường cần thể hiện (ví dụ: chỉ giới quy hoạch, ranh cấp giấy,
đường nhựa, tên đường, mương nước...),dùng lệnh coppy tại chỗ(dx=0).


23
SVTT: Tạ Thị Huyền

23


Báo cáo thực tập

GVHD: Nguyễn Danh Cần

- Thể hiện khoảng cách từ các mốc đến chỉ giới quy hoạch , thể hiện ranh cấp
giấy ( nếu có ). Tính diện tích theo đường chỉ giới quy hoạch.
- Chọn khung bản đồ theo đúng đường dẫn : File => references => tools => attach
=> chọn đường dẫn tới 1 hồ sơ mẫu => Ok.

-Khung bản đồ phải đúng với tỷ lệ của thửa đất, trong khung gồm có:
+ Tiêu đề (tỷ lệ, người hoặc đơn vị yêu cầu, địa điểm, diện tích, hợp đồng).
+ Khung để thửa đất.
+ Bảng kê tọa độ của thửa đất.
+ Trích lục bản đồ địa chính.
+ Sơ đồ chỉ dẫn vị trí thửa đất.
+ Ghi chú những gì có liên quan đến thửa đất theo yêu cầu của từng hợp đồng
khác nhau.
+ Cơ quan thực hiện.
 Dưới đây sẽ làm rõ hơn về sự khác biệt cơ bản giữa 2 loại hợp đồng biên vẽ
và hợp đồng đo chỉnh lý. Cụ thể như sau :
 Phần tiêu đề :
Bao gồm : Đơn vị yêu cầu, địa điểm, diện tích đất sử dụng, tỷ lệ xuất hồ sơ, hợp
đồng số.


24
SVTT: Tạ Thị Huyền

24


GVHD: Nguyễn Danh Cần

Báo cáo thực tập

 Khung để thửa đất :
- Hồ sơ kỹ thuật thửa đất phải thể hiện đúng hình dạng, diện tích của thửa đất .Tỷ
lệ chữ của cụm phụ thuộc vào tỷ lệ của hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
-Trong bản vẽ phải thể hiện được tên chủ tứ cận, tường nhà xây riêng ( nếu có ),
tường rào xây riêng ( nếu có ) dựa vào biên bản giáp ranh (nếu là đo chỉnh lí), hoặc
thể hiện được số thửa của tứ cận (nếu là biên vẽ)

25
SVTT: Tạ Thị Huyền

25


×