Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

tản văn hiện đại trung quốc qua hai trường hợp tản văn giả bình ao và tản văn mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.91 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV

BỘ MÔN NGỮ VĂN

TRẦN THỊ TUYẾT MAI

TẢN VĂN HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC
QUA HAI TRƯỜNG HỢP
TẢN VĂN GIẢ BÌNH AO VÀ TẢN VĂN MẠC NGÔN

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành cử nhân Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: PHẠM HOÀNG NGHĨA

Cần Thơ, 5- 2011
1


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Mỗi quốc gia có một nền văn hoá riêng mang lại tính đặc trưng cho quốc gia
đó. Văn hoá bao gồm nhiều lĩnh vực như phong tục tập quán, thể chế, triết sử, văn học
nghệ thuật… Quá trình tìm hiểu văn hoá của một nước có thể thực hiện bằng nhiều
cách khác nhau. Hoặc là đi du lịch đến quốc gia đó, hoặc là xem trên phim ảnh, hoặc
có thể chọn cách truyền thống là tìm hiểu qua văn học của đất nước đó.
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn về diện tích, đông đúc về dân số và có
một bề dày lịch sử văn hoá lâu đời. Trong nền văn hoá Trung Hoa, lĩnh vực văn học
chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Vì văn học, theo một nghĩa nào đó được xem là


nơi lưu giữ các giá trị văn hoá của dân tộc, là nơi chứa đựng linh hồn của dân tộc. Cho
nên từ thời cổ đại thì sáng tác văn chương đã trở thành nhu cầu của người Trung Hoa.
Đất nước này cũng sinh ra nhiều bậc văn nhân tài tử mà đến ngày nay ta vẫn còn tìm
hiểu và học tập họ.
Nền văn học Trung Quốc có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Có
những lúc cực thịnh nhưng cũng có lúc suy yếu do ảnh hưởng trực tiếp từ đời sống
kinh tế chính trị. Đặc biệt bước vào giai đoạn hiện đại thì văn học đã có sự thay da đổi
thịt. Sự hiện đại hoá đã đưa văn học Trung Quốc hoà vào dòng chảy chung của văn
học thế giới. Những sáng tác của thời kỳ này mang cả hơi thở của thời đại và tinh thần
dân tộc. Trên văn đàn Trung Quốc xuất hiện nhiều cây bút trẻ với nhiều phong cách
cũng như tài năng nổi bật. Số lượng tác phẩm văn học được xuất bản ngày một nhiều,
nội dung của các sáng tác này cũng đa dạng và phong phú hơn trước. Một cục diện
“trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” thật sự đã xuất hiện trong thời kỳ này.
Đồng thời, từ trong bản thân mỗi thể loại văn học cũng có những biến đổi nhất
định. Trong các thể loại của văn học Trung Quốc như thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn,…
thì tản văn cũng là một thể loại quan trọng không kém. Nhiều tác gia đã thành danh
nhờ tản văn. Vì ở Trung Quốc tản văn sớm được sử dụng để ghi chép lịch sử cùng với
việc chuyển tải những tư tưởng của các bậc vĩ nhân, tài nhân xa xưa. Tản văn chép sử
đầu tiên xuất hiện từ hơn 2000 năm trước, các tác phẩm tiêu biểu từ Thượng Thư, Tả
2


Thị Xuân Thu, Quốc Ngữ, Chiến Quốc Sách,…đến Hoài Nam Tử, Hán Thư của Ban
Cố, Sử Ký của Tư Mã Thiên. Bên cạnh thể tản văn chép sử còn có loại tản văn luận
thuyết như Luận Ngữ - Mạnh Tử, Mặc Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử,… Điều này chứng
tỏ vị trí cũng như tầm quan trọng của thể tản văn đã được khẳng định trong chiều dài
văn học Trung Hoa.
Đặc biệt, đến thời hiện đại thì tản văn đã có sự biến đổi cho phù hợp với xu
hướng của đại cuộc. Từ nội dung đến hình thức biểu hiện của tản văn hiện đại đều thay
đổi khác tản văn xưa. Tác giả cùng với tác phẩm tản văn xuất hiện ngày một đông đúc

trên văn đàn. Báo chí đăng tải tác phẩm tản văn mỗi ngày cũng như việc xuất bản cũng
rộn rịp không kém. Trần Độc Tú, Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân,… là những tác giả hiện đại
có nhiều tác phẩm được đăng báo. Ngày nay, càng có nhiều cây bút tản văn với những
phong cách riêng, mang vào tác phẩm của mình những ý tưởng mới cho tản văn như
Đinh Linh, Từ Trì, Viên Ưng, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn,…
So với các thể loại khác thì tản văn hiện đại gần gũi với cuộc sống hơn và tác
giả dễ dàng bộc lộ ý kiến của mình hơn. Tác động của tản văn đối với nhận thức của
người đọc cũng mạnh mẽ và tích cực vô cùng. Tản văn được độc giả yêu thích ngày
càng nhiều. Vì vậy số nhà văn viết tản văn cũng ngày một tăng trên văn đàn Trung
Hoa.
Tuy nhiên, ở Việt Nam tản văn gia còn rất “khiêm tốn” và số lượng tác phẩm
cũng rất hạn chế. Một thực tế khác là người đọc chưa chú ý nhiều đến thể loại này.
Còn số lượng tác phẩm thuộc thể loại này được dịch và giới thiệu với độc giả Việt
Nam không nhiều. Các công trình nghiên cứu về tản văn cũng ít ỏi. Cho nên vị trí của
tản văn trong tổng thể văn học nước ta vẫn chưa được khẳng định.
Chính điều đó mà người viết đã chọn đề tài “tản văn hiện đại Trung Quốc qua
hai trường hợp tản văn Giả Bình Ao và tản văn Mạc Ngôn” để nghiên cứu. Vì trong
quá trình học tập ngành Ngữ Văn chính người viết cũng chưa có dịp tìm hiểu về thể
loại này nhiều. Đặc biệt lại là tản văn hiện đại của Trung Quốc với hai đại diện là hai
nhà văn đương đại Giả Bình Ao và Mạc Ngôn. Hy vọng sau quá trình tìm hiểu, nghiên
cứu người viết có được hiểu biết về thể loại tản văn và có thể góp chút sức lực nhỏ
trong việc giới thiệu một thể loại khá mới mẻ đến với độc giả Việt Nam.

3


2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nhà văn Giả Bình Ao đã nổi tiếng từ tác phẩm Phế Đô. Tiểu thuyết này đã gây
nhiều luồng ý kiến xung quanh nội dung của nó và tạo nên không khí phê bình sôi nổi
trên văn đàn Trung Quốc. Còn nhà văn Mạc Ngôn cũng thành danh từ khi tiểu thuyết

Cao Lương Đỏ ra đời. Tác phẩm của ông còn được dựng thành phim điện ảnh. Không
chỉ viết tiểu thuyết hay, mà cả hai tác giả đều có những bài tản văn đặc sắc. Từ nội
dung cho đến phong cách viết thì tản văn đã tạo nên nét riêng cho tản văn hiện đại
Trung Quốc.
Về thể loại tản văn thì trong Từ điển thuật ngữ văn học (NXB văn học, 1992),
các tác giả đã giới thiệu về khái niệm của tản văn theo quan điểm phương Tây. “Tản
văn là thể văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong
cảnh, khắc hoạ nhân vật” [8; 197]. Còn ở quyển Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn
học Trung Quốc (NXB Văn học, 2008), tác giả Phạm Thị Hảo cũng đề cập đến khái
niệm của tản văn theo thuật ngữ của văn học Trung Quốc. “Tản văn trỏ tất cả các loại
văn ngoài thơ ca…Tản văn theo nghĩa rộng bao gồm tạp văn, tiểu phẩm, tuỳ bút, văn
báo cáo. Tản văn theo nghĩa hẹp chuyên trỏ loại tiểu phẩm tự sự hoặc trữ tình biểu
hiện những tư tưởng tình cảm đối với cuộc sống” [10; 124].
Trong Văn học Trung Quốc – tủ sách văn hoá nghệ thuật Trung Quốc (NXB
Thế giới, 2002, Lê Hải Yến dịch), thì hai tác giả Trịnh Ân Ba và Trịnh Thu Lôi đã
khái quát cả quá trình hình thành và phát triển của tản văn. Ra đời từ thời Ân Thương,
tản văn đã trải qua một giai đoạn dài phát triển và khẳng định vị trí của mình trong văn
học. Cho đến thời hiện đại thì tản văn thực sự trở thành một thể loại độc lập hoàn toàn.
Hai tác giả cũng kết hợp giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu cùng với việc phân tích
những thành tựu của tản văn ở mỗi giai đoạn. Chi tiết hơn là quyển Khái yếu lịch sử
văn học Trung Quốc – tập 2 (NXB Thế giới, 2000, Bùi Hữu Hồng dịch), do tập thể 74
tác giả biên soạn về quá trình ra đời và phát triển của tản văn. Diễn biến của tản văn
trong từng thời đại được trình bày rất tỉ mỉ, chi tiết. Bên cạnh đó, ở Giáo trình văn học
Trung Quốc – phần Tản văn và Tiểu thuyết (Trường Đại học Cần Thơ), giảng viên
Phạm Hoàng Nghĩa biên soạn và giới thiệu về khái niệm tản văn cùng với những tác
phẩm đã được tuyển dịch sang tiếng Việt qua từng giai đoạn phát triển của tản văn.
Đồng thời, bổ sung thêm những tiểu loại phát sinh từ thể loại này.
4



Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Tản văn hiện đại Trung Quốc qua hai
trường hợp tản văn Giả Bình Ao và tản văn Mạc Ngôn”, người viết cũng tìm đọc các
tác phẩm của hai nhà văn này. Dịch giả Vũ Công Hoan ở hai quyển Giả Bình Ao – Tản
văn và truyện ngắn (NXB Văn học, 1998) và Giả Bình Ao – Truyện ngắn (NXB Công
an nhân dân, 2003), cũng giới thiệu khá đầy đủ tác phẩm của nhà văn Giả Bình Ao.
Còn ở quyển Mạc Ngôn – Người tỉnh nói chuyện mộng du (NXB Văn học, 2008), dịch
giả Trần Trung Hỷ dịch và trích dẫn cả lời giới thiệu của nhà văn Mạc Ngôn về tập tản
văn của mình.
Tuy vậy, những tài liệu trên chỉ giới thiệu sơ lược qua những tác phẩm chứ
chưa xác định rõ đặc điểm cũng như tính chất nội hàm của tản văn. Đây là thách thức
và mục tiêu mà người viết nhận thấy và tìm cách vượt qua. Cho nên bên cạnh việc kết
hợp với các tài liệu như sách, giáo trình, tạp chí, người viết cũng tìm hiểu các tài liệu,
những bài viết hay giáo trình điện tử trên mạng internet và kiến thức sẵn có của bản
thân để hoàn thành đề tài này.

3. Mục đích, yêu cầu
Người viết nghiên cứu đề tài này nhằm giới thiệu với người đọc về thể loại tản
văn hiện đại Trung Quốc – một thể loại văn học có thể xem là khá mới mẻ ở Việt
Nam. Để người đọc hiện đại có cơ hội tiếp xúc với một thể loại văn học mới cũng như
hiểu thêm về đặc điểm của tản văn hiện đại. Trong quá trình nghiên cứu người viết
luôn đứng trên góc độ thể loại để liên hệ so sánh và đưa ra những đánh giá về đặc
trưng của thể loại này.
Bên cạnh đó, người viết cũng nhận thấy những nét độc đáo trong phong cách
viết tản văn của hai tác giả Giả Bình Ao và Mạc Ngôn. Cũng như việc qua tác phẩm
có thể hiểu được phần nào tính cách và suy nghĩ của hai tác giả này. Mặt khác, từ ý
nghĩa của các tác phẩm người viết thu thập được nhiều triết lý về cuộc sống bổ sung
vào vốn hiểu biết cũng như kinh nghiệm trong cuộc sống.

5



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “tản văn hiện đại Trung Quốc qua hai trường hợp tản văn Giả Bình
Ao và tản văn Mạc Ngôn”, đối tượng chính người viết hướng đến là thể loại tản văn
nói chung và tản văn Trung Quốc hiện đại nói riêng, mà điển hình là các bài tản văn
của hai tác giả trên.
Vấn đề cần làm rõ trong các tác phẩm của hai nhà văn là:
-

Biểu hiện của tản văn hiện đại Trung Quốc

-

Cách thức thể hiện của tản văn

-

Phong cách viết tản văn của hai tác giả tiêu biểu
Từ đó người viết tập hợp, so sánh để khái quát lại những đặc điểm chính của

thể loại tản văn hiện đại Trung Quốc.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết, người viết tìm đọc các bài tản văn của hai tác giả cùng với những tài
liệu nghiên cứu, sách báo từ các nguồn có liên quan đến đề tài. Sau đó, ghi chép, chắt
lọc lại và sắp xếp thành những vấn đề chính và tiếp tục triển khai những luận điểm để
hoàn thành đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã kết hợp các thao tác khái quát hoá, cụ
thể hoá, kết hợp thống kê,… Đồng thời, tuỳ theo yêu cầu cụ thể trong các chương,
mục chính mà người viết sẽ vận dụng kết hợp các phương pháp so sánh, phương pháp

văn hoá lịch sử, phương pháp tiểu sử học,… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề
tài.

6


PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1: KHÁI QUÁT TẢN VĂN TRUNG QUỐC
TỪ GÓC NHÌN LỊCH SỬ THỂ LOẠI

1.1 Thuật ngữ tản văn
Đối với một thể loại văn học để đưa ra một khái niệm chính xác và hoàn toàn
tuyệt đối là điều rất khó khăn. Thể loại văn học được xem là hình thức chỉnh thể của
tác phẩm. Nó mang theo đặc điểm cũng như tính chất của loại hình văn học đó. Vả lại,
khái niệm thể loại còn phản ánh lịch sử văn học với một chuỗi các sự xuất hiện, biến
đổi và sự phát triển của các thể loại văn học đó.
Trong tiến trình phát triển, ở từng giai đoạn thì nhận thức về ý nghĩa của thể
loại văn học lại không giống nhau ở góc độ nào đó. Trong quá trình đó từng thể loại lại
có sự thay đổi tự thân dẫn đến sự thay đổi về nội hàm khái niệm của nó so với ban
đầu.
Lí luận văn học Trung Quốc thời kỳ sơ khai chia văn học thành hai loại chính là
“thơ và văn xuôi (tản văn)” [11; 349]. Ở đây, riêng tản văn được gọi tên để phân biệt
với vận văn (văn vần: thơ). Như vậy, tản văn được hiểu là văn xuôi nói chung, ý nghĩa
cũng như phạm vi bao hàm tất cả các sáng tác không phải là thơ ca. Nhưng giá trị sử
dụng của tản văn thời kỳ này chỉ là “một thể loại dùng chữ Hán để ghi vắn tắt vài
dòng về công lao, sự nghiệp của ai đó hoặc lời răn dạy, sự ban ơn, huấn thị,…; chép
ngắn gọn những lý lẽ muôn màu, muôn vẻ của những người khai sáng tư tưởng, làm
nền cho các hệ tư tưởng, cội rễ của văn hoá Trung Hoa” [9; 1]. Cho nên “phàm
những bài viết không phải thơ, từ, ca, phú, khúc,… thì đều gọi là tản văn” [3; 10].

Đến thời nhà Thanh thì lí luận văn học Trung Quốc kết hợp với các tiêu chí
phân loại phương Tây, xem văn xuôi (tức tản văn) bao gồm toàn bộ các sáng tác ngoài
thơ ca, tiểu thuyết, kịch. Tản văn được xem là một loại hình văn học ngang hàng với
các thể loại trên. Nhưng “phạm vi của tản văn là rất rộng, bao gồm cả văn xuôi trữ
7


tình, văn xuôi có cốt truyện như du kí, tạp kí, phóng sự, truyện kí kết hợp trần thuật và
bình luận như tạp văn và tiểu phẩm” [11; 350].
Theo quan niệm của người Trung Quốc hiện đại thì khái niệm tản văn chỉ là
một loại văn xuôi nghệ thuật nói chung gồm nhiều thể như: tạp văn, tạp bút, tiểu luận,
tiểu phẩm. Từ đó lại có các tiểu thể được định danh ngẫu hứng, tự do như: nhàn đàm,
phiếm đàm, thời đàm, phiếm luận,… Có thể thấy phạm vi của tản văn ngày một rõ
ràng về nội dung ý nghĩa và đặc trưng thể loại. Điều này đã làm cho thuật ngữ tản văn
trở nên đắc dụng khi mà chính tác giả cũng không ý thức được hoặc không cần quan
tâm tới việc sắp xếp tác phẩm của mình theo thể loại nào.
Nói như vậy không có nghĩa bất cứ sáng tác nào cũng là tản văn. Bởi trong
nhận thức hiện đại, loại trừ các thể thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn thì những sáng tác tự
do, phóng túng, không gò bó mới được gọi là tản văn. Đồng thời, để được xếp vào thể
loại này thì tác phẩm văn chương phải có những đặc điểm về nội dung cũng như đặc
điểm về hình thức nhất định.
Tản văn là thuật ngữ chỉ “một loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình,
tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc hoạ nhân vật” [8; 197]. Lối thể hiện đời
sống, hay sự việc, sự tình của tản văn chỉ mang tính chấm phá, mà không đòi hỏi một
cốt truyện hoàn chỉnh với đầy đủ sự kiện mở đầu, phát triển đến cao trào và kết thúc sự
kiện. Bởi trong sáng tác tản văn luôn xen kẽ những yếu tố trữ tình phi cốt truyện. Đó là
những đoạn nghị luận nêu lên suy nghĩ, ý kiến của bản thân người trần thuật hay tác
giả. Thêm vào đó, nhân vật của tản văn không phải là một hình tượng hoàn chỉnh có
đủ ngoại hình, tính cách, hành động và diễn biến tâm lý như trong tiểu thuyết hay
truyện ngắn.

Ngoài ra, đặc điểm phổ quát của tản văn là sự hiện diện trực tiếp của cái tôi tác
giả. Trong tác phẩm, cách nhìn, cách cảm cũng như quan điểm cá nhân tác giả được
bộc lộ rõ ràng mà không phải vay mượn một phương tiện hình ảnh nào khác. Vì tâm
thế của tản văn là sự tự do, tự tại của tâm trí tác giả cùng với tự do trong cấu tứ. Nhà
văn không bị gò bó vào một khuôn khổ hay cách luật nào. Cho nên tản văn là tác phẩm
mà người đọc dễ dàng thấy được tính tình, bản sắc của nhà văn nhất.
Tản văn hiện đại được phân loại khái quát có “Tản văn nghị luận (chính luận,
thời đàm, tạp văn, tuỳ bút),Tản văn tự sự (thông tấn văn nghệ đặc tả, tốc tả, văn học
8


báo cáo, phỏng vấn, ghi chép điều tai nghe mắt thấy), Tản văn trữ tình (tiểu phẩm, ghi
chép chuyến đi, ghi chép phong thổ cảnh vật, thơ văn xuôi,...)” [3; 10].
Tuy nhiên, tản văn trong văn học Việt Nam không được “ưu ái” như ở Trung
Quốc. Trong lí luận văn học Việt Nam thì có bốn thể loại văn học chính: thơ trữ tình,
kịch, tiểu thuyết và kí. Khái niệm tản văn được xem là một tiểu loại thuộc thể kí. Cho
nên, khái niệm và vị trí của tản văn trong văn chương nước ta chưa được khái quát và
xác định một cách khoa học.
Chỉ đến những năm gần đây, một số tác phẩm tản văn được đăng báo hay in
thành tập như: Tản mạn trước đèn (Đỗ Chu), Nghiêng tai dưới gió (Lê Giang), tạp bút
Mạc Can (Mạc Can), Mùi của ngày xưa (nhiều tác giả), Giăng lưới bắt chim (Nguyễn
Huy Thiệp), Tháng giêng tháng giêng một vòng dao quắm (Y Phương), Biển của mỗi
người, Ngày mai của những ngày mai, Yêu người ngóng núi (Nguyễn Ngọc Tư),… thì
tản văn mới gây được tiếng vang và người đọc bắt đầu chú ý đến thể loại này. Có lẽ,
sự xuất hiện hàng loạt tác phẩm tản văn sẽ tạo được xu hướng nghiên cứu và lí luận về
những đặc trưng của thể loại mới mẻ này trong văn học nước nhà.

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của tản văn Trung Quốc
1.2.1 Tản văn truyền thống
Tản văn hình thành ở Trung Quốc từ hơn 2000 năm trước, vào thời Ân –

Thương, khi chữ viết bắt đầu ra đời cũng là lúc tản văn chép sử xuất hiện. Đến đời nhà
Chu, quan sử các nước chư hầu đã dùng tản văn ghi chép lại truyện chính sử giữa các
nước bằng ngôn ngữ mộc mạc và chữ viết đơn giản như Xuân Thu. Về sau, theo nhu
cầu của thời đại văn học sử ghi chép, thuật lại hiện thực lịch sử ra đời với một loạt các
tác phẩm lịch sử như Tả truyện, Quốc ngữ, Chiến quốc sách,…Tản văn lịch sử thời
Tiên Tần đã đặt nền móng cho nền văn học sử Trung Quốc, có ảnh hưởng vô cùng sâu
rộng đối với các nhà lịch sử và cổ văn đời sau.
Giao thời giữa Xuân Thu và Chiến Quốc là thời đại của những biến đổi xã hội
lớn lao, các dòng phái học thuật đua nhau viết sách, lập thuyết, tranh luận mãi không
thôi. Từ đó tạo nên cục diện trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng. Tác phẩm của các
nhà tư tưởng đại diện cho những giai cấp xã hội khác nhau đã thúc đẩy tản văn thuyết
9


lý phát triển. Những dòng phái tư tưởng này là Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia,…
với những tác phẩm ghi lại lời nói của họ được truyền lại cho đến nay có Luận ngữ,
Mạnh tử, Mặc tử, Trang tử, Hàn Phi tử,…
Đầu thời Hán, tản văn chính luận phát triển với nhà văn học kiệt xuất thời Tây
Hán đó là Giả Nghị (200- 168 trước CN) với tác phẩm Quá Tần Luận. Ngoài ra, còn
có nhiều nhà tản văn khác, văn chương của họ hoặc luận bàn về chuyện được mất của
nhà Tần, hoặc đưa ra chủ trương nhằm thẳng vào các tệ nạn đương thời. Trong đó,
Triều Thác và Trâu Dương là những văn nhân có thành tựu cao nhất.
Thời Hán Vũ Đế đã đưa ra chủ trương bãi bỏ bách gia, độc tôn Nho học, nhằm
phục vụ cho nhu cầu bức thiết của vương triều phong kiến là phải tổng kết lại văn học
cổ, giải thích một cách triết học và có căn cứ lịch sử cho cục diện thống trị đại thống
nhất. Vì thế Sử ký của Tư Mã Thiên ra đời thúc đẩy tản văn lịch sử thời Tiên Tần phát
triển mạnh mẽ hơn.
Thời kỳ Nguỵ Tấn Nam Bắc triều, văn biền ngẫu phát triển mạnh còn tản văn
lại trở nên suy yếu. Nhưng vẫn có những tác phẩm mang tính chất tự sự mộc mạc, lời
văn trữ tình đẹp đẽ như: Thuỷ Kinh Chú của Lệ Đạo Nguyên, Lạc Dương già lam ký

của Dương Huyền Chi, …
Thời nhà Đường, Hàn Dụ phản đối mạnh mẽ thể văn đối ngẫu phù hoa, đề
xướng trở lại với cổ văn (tức là trở lại với lối viết mộc mạc, chất phát của thời kỳ đầu)
được nhiều người hưởng ứng. Sau lại được Liễu Tông Nguyên ra sức ủng hộ nên các
sáng tác cổ văn ngày càng gặt hái được nhiều thành tích, có ảnh hưởng càng lớn, và trở
thành trào lưu chính trên văn đàn. Đây chính là “phong trào cổ văn” trong văn học.
Sau thời Trung Đường, một dạo “phong trào cổ văn” bị xuống dốc. Nhưng đến
thời Tống, một lần nữa phong trào này lại được Âu Dương Tu vực dậy nên các nhà
văn sau này chịu ảnh hưởng của phong trào cổ văn như Vương An Thạch, Tăng Củng,
Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triết đều đạt những thành tựu riêng cho mình. Và người đời
sau gọi chung tám nhà văn trên là “Đường Tống bát đại gia”. Những tác phẩm của họ
được Mao Khôn tuyển chọn và in trong tập Đường Tống bát đại gia văn sao.
Thành công của phong trào cổ văn đã khiến tản văn có lại giá trị thiết thực của
nó trong văn học. Minh chứng là hàng loạt tác phẩm đã ra đời sau phong trào này.
10


Chẳng hạn, Tư trị thông giám của Tư Mã Quan (phần Châu kỷ đã được dịch sang tiếng
Việt) vừa có tính lịch sử vừa mang giá trị văn học to lớn; hay Dung trại tuỳ bút của
Hồng Mại, Huy chủ lục của Vương Minh Thanh cũng có những điểm nổi bật đáng kể.
Thời Minh có Tống Liêm (1310 – 1381) là người đứng đầu trong số “văn thần
khai quốc”, một số truyện ký của ông rất có giá trị như: Tần sĩ lục (Phan Khôi dịch),
Vương miên truyện, Lý nghi truyện,…Cuối thời Minh đầu thời Thanh, tản văn của Hầu
Phương Vực (1618 – 1654) đạt được thành tựu tương đối cao. Các tác phẩm tiêu biểu
của ông có Lý Cơ truyện, Mã Linh truyện, Nhiệm nguồn thuý truyện,…
Đầu thời Thanh không thiếu những nhà văn sáng tác tản văn có thành tích nổi
bật như Vương Du Định, Nguỵ Hi. Các bài viết theo thể truyền kỳ như Lý Nhất Túc
truyện, Thang tỳ bà ký, Nghĩa hổ ký của Vương Du Định đã phá vỡ lối viết của tản văn
truyền thống. Ngoài ra, các sáng tác của Nguỵ Hi cũng đạt thành tựu nổi bật trong việc
ghi chép người thật việc thật.

Cuối thời Thanh hai nhà văn Khang Hữu Vi (1858- 1927) và Lương Khải Siêu
(1873- 1929) là tiêu biểu cho phong trào cải lương. Các sáng tác tản văn của họ không
viết theo thể thức của cổ văn truyền thống, mà họ bày tỏ thẳng thắn những ý kiến của
bản thân, là công cụ hữu hiệu phục vụ cho đấu tranh chính trị. Sáng tác của Khang
Hữu Vi có tư tưởng giải phóng, trực tiếp nói lên suy nghĩ của bản thân. Ông để lại ba
bộ Tân học Nguy kinh khảo, Khổng Tử cải chế khảo và Đại đồng thư. Tác phẩm Thiếu
niên Trung Quốc thuyết của Lương Khải Siêu cũng có tầm công kích mạnh mẽ đối với
ý thức sáng tác của các nhà văn thời kỳ này và những thế hệ sau.
Song song với việc phê phán văn học phong kiến và văn văn ngôn thì một loạt
tác phẩm văn học mới hiện đại đã ra đời và trong số đó có tản văn nghị luận, khởi
nguồn của tản văn hiện đại.

1.2.2 Tản văn hiện đại
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, thập niên đầu tiên của việc sử dụng ngôn ngữ
bạch thoại thì tản văn đã giành được vị trí quan trọng.
Thời kỳ đầu khi nền văn học mới ra đời thì những sáng tác theo thể nghị luận
đăng tải trên báo chí gây tiếng vang lớn. Các nhà văn tiêu biểu như Trần Độc Tú, Lý
11


Đại Chiêu, Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân, Tiền Huyền Đồng, Lưu Bán Nông,… Các tác
phẩm của họ phần lớn viết theo thể tuỳ bút, nội dung bao hàm rộng khắp, nhằm vào
việc đổi mới tư tưởng và cải cách văn học.
Tản văn nghị luận vào thời kỳ mới ra đời đã đóng vai trò tiên phong trong việc
chống phong kiến. Đối tượng nghị luận của nó bám chặt cuộc sống, cụ thể và tỉ mỉ,
hình thức thể hiện tự do, không hạn chế độ dài ngắn của bài viết, ngôn ngữ mạnh mẽ,
bi tráng và cũng có thể châm chọc, dí dỏm. Các tác giả đều có những bài tản văn thu
hút người đọc mà phong cách sáng tác của nhà văn cũng rất phong phú và đa dạng tạo
nên cảnh tượng phồn vinh trong đời sống văn học.
Bên cạnh đó, tản văn tự sự cũng mang lại một phong thái riêng cho thể loại tản

văn. Tác phẩm Hoạ mộng lục của Hà Kỳ Phương là sự vận dụng cả phương pháp sáng
tác thơ ca và tản văn truyền thống.
Kháng chiến bùng nổ nhất là sau sự biến Hoàn Nam, tạp văn giàu tính chiến
đấu, truyền tải tiếng nói mạnh mẽ của thời đại. Các tác phẩm Tân Mậu tư cửu thần lễ
tán, Xích phản động văn nghệ của Quách Mạt Nhược hay Lần diễn thuyết cuối cùng
của Văn Nhất Đa là những tác phẩm có tác động mạnh đến tình cảm của người đọc.
Thời gian này, loại tản văn chuyên đề giáo huấn phát triển vì vừa có tính cách hư cấu
của tiểu thuyết vừa có tính cách phóng sự của báo chí và được gọi là báo cáo văn học.
Thời kỳ đầu dựng nước, các nhà văn chuyên nghiệp và nghiệp dư chiến đấu
trên mọi trận tuyến, đều sử dụng tản văn để sáng tác và đã cho ra đời các tác phẩm ca
ngợi thời đại mới, con người mới, sự vật mới, diện mạo mới của đất nước. Đặc điểm
lớn nhất của các sáng tác thời kỳ này là đều có nội dung phản ánh cuộc kháng Mỹ viện
Triều và xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa. Thể loại đa dạng là một trong những thu
hoạch trong sáng tác tản văn thời kỳ này. Các thể loại du ký, tiểu phẩm, tuỳ bút và tạp
văn đều phát huy vai trò của chúng trong thời đại mới. Hầu hết các tác giả như Ba
Kim, Lưu Bạch Vũ, Dương Sóc, Mao Thuẫn,… đều có những bài viết ở các thể loại và
nội dung cũng phong phú vô cùng.
Vào cuối thập niên 50, tản văn có được cơ sở phát triển tốt đẹp chưa từng có.
Bất luận về số lượng hay chất lượng đều vượt trội so với thời kỳ trước. Hàng loạt tác
phẩm tản văn rầm rộ xuất hiện. Dương Sóc với hai tập tản văn Ngọn gió đông đầu
12


tiên, Suối sinh mạng; Lưu Bạch Vũ với Ba ngày Trường Giang, Ghi chép, bình minh,
v.v…
Sự động loạn trong mười năm Cách mạng văn hoá đã trở thành tai hoạ lớn chưa
từng có đối với văn hoá Trung Quốc. Sự phát triển của văn học về cơ bản cũng ở trạng
thái ngưng trệ và tiêu điều.
Sau cách mạng văn hoá, trời quang mây tạnh những tình cảm bị dồn nén, kìm
hãm, giấu kín tận đáy sâu tâm hồn trong mười năm được bung ra, khiến sáng tác tản

văn thời kỳ này như khúc ca ai điếu, xót thương. Bởi đời sống chính trị - xã hội lúc
này mới thật sự được mở rộng. Con người được tự do về mọi quyền lợi. Còn trong văn
học thì nhà văn đã được tự do về sáng tác của mình. Từ lúc này các sáng tác không bị
chi phối bởi chính trị nữa mà được định hướng lại theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân
sinh”.
Theo các bước sửa sai và cải cách nhà nước, cuộc sống của đông đảo nhân dân
thành thị và nông thôn đều có những thay đổi mới. Đó trở thành đề tài cho tản văn thời
kỳ này thâm nhập và biểu hiện. Cảm hứng hiện thực trở lại dồi dào trong những sáng
tác bấy giờ. Cuộc sống mới được thể hiện từ mọi góc độ khác nhau, phản ánh diện
mạo của một thời đại mới đang trên đà phát triển.
Tản văn trữ tình thời kỳ này cũng được phục hưng rồi đi đến phồn thịnh. Những
hồi ức suy tư về những ngày tháng đã qua là nội dung chính của tản văn trữ tình. Tác
phẩm Nhớ Tiêu San của Ba Kim là một tác phẩm đánh dấu cho sự xuất hiện của cảm
hứng này. Đặc biệt sau năm 1978, việc giải phóng tư tưởng càng thúc đẩy tản văn phát
triển mạnh mẽ. Bên cạnh những tên tuổi lão thành như Ba Kim, Hạm Tử, Lưu Bạch
Vũ,… thì có sự xuất hiện của nhiều tác giả trẻ như măng mọc sau trận mưa xuân như
Đinh Linh, Từ Trì, Viên Ưng, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn… Số lượng tác phẩm được
đăng trên báo chí hay xuất bản mỗi ngày một nhiều tạo nên sinh khí mới cho tản văn
hiện đại tiếp tục tồn tại và phát triển.
Bước vào giai đoạn mới, văn học Trung Quốc tiếp tục trên con đường hiện đại
hoá. Văn nhân Trung Hoa được tiếp thu những tư tưởng, phong cách sáng tác mới từ
bên ngoài. Đồng thời trong đời sống văn học dân tộc cũng cởi mở nhiều cho sáng tác
văn chương. Các tác giả được tự do sáng tạo cả về nội dung và hình thức thể hiện cho
13


các tác phẩm của mình. Vì vậy có thể nói đây là thời đại của tản văn vì sự phong phú,
đa dạng ngay chính trong thể loại tản văn.

1.3 Sự thay đổi từ tản văn truyền thống sang tản văn hiện đại

Con đường đi từ truyền thống đến hiện đại của văn học Trung Quốc là sự
chuyển mình với nhiều trăn trở chứ không đơn giản là động tác vứt bỏ lớp áo cũ để
khoát một lớp áo mới. Quá trình hiện đại hoá văn học Trung Quốc là do có đầy đủ
những yếu tố cần và đủ trong bản thân nền văn học và cả sự tác động của xu hướng
hiện đại hoá của các nền văn học khác. Đặc biệt là chịu ảnh hưởng của văn học
phương Tây.
Sau cuộc vận động Ngũ Tứ văn học thật sự được hiện đại hoá từ cả nội dung và
hình thức biểu hiện của nó. Trong tổng thể đời sống văn học thì tản văn là một thể loại
ngang hàng với thơ, kịch, tiểu thuyết. Vì vậy, sự thay đổi của văn học cũng kéo theo
những chuyển biến trong từng thể loại văn học, trong đó có tản văn.

1.3.1 Sự chuyển đổi từ văn văn ngôn sang bạch thoại
Văn học Trung Quốc gắn liền với văn văn ngôn hơn 2000 năm. Các sáng tác
văn học chuẩn mực đều phải viết bằng thể văn này. Xét về phạm vi sử dụng thì thể văn
này chỉ dùng trong giới trí thức gồm quan lại và những người được đi học. Loại văn
này gây khó khăn cho người bình dân rất nhiều vì họ không đủ vốn kiến thức để hiểu
được nó.
Cuối đời Thanh, nhiều trí thức Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến sự trong sáng
dễ hiểu của văn bạch thoại cũng như tác dụng của nó trong việc truyền bá tư tưởng
mới đến với đông đảo quần chúng nhân dân.
Tháng 11 năm 1897, tờ báo đầu tiên viết bằng văn bạch thoại Diễn nghĩa bạch
thoại báo ra đời tại Thượng Hải do hai anh em Chương Bá Hoà và Chương Trọng Hoà
sáng lập. Tiếp đó nhiều tờ báo tiến bộ khác như Vô Tích bạch thoại báo, Hàng Châu
bạch thoại báo, Tô Châu bạch thoại báo, Trung Quốc bạch thoại báo, An Huy tục

14


thoại báo,… lần lượt xuất hiện, hoà giọng vào bản đồng ca bạch thoại càng lúc càng
vang dội lúc bấy giờ.

Tháng 9 năm 1915, Trần Độc Tú sáng lập báo Tân thanh niên, là một mốc quan
trọng trong sự khởi đầu cuộc cách mạng tư tưởng Ngũ tứ. Trên những tờ báo tiến bộ
này, các nhà tư tưởng cùng với các nhà văn đều có những bài viết cổ động cho việc sử
dụng văn bạch thoại trong sáng tác văn chương. Cùng với việc chú trọng hình thức
ngôn ngữ sáng tác nhiều học giả cũng đề xuất việc thay đổi nội dung tư tưởng trong
sáng tác – đó mới là cốt lõi của văn học. Việc này nhằm đưa văn học đến được với
những độc giả bình dân. Đồng thời văn bạch thoại sẽ giúp truyền bá tư tưởng mới vào
sâu trong mọi tầng lớp nhân dân.

1.3.2 Ảnh hưởng nước ngoài trong hiện đại hoá văn học Trung Quốc nói
chung và tản văn Trung Quốc nói riêng
Văn bạch thoại từ thời Ngũ tứ có thể được xem như một hình thức văn học mới,
bắt đầu hình thành trên cơ sở ngôn ngữ bạch thoại Âu hoá và cách biểu đạt của
phương Tây. Tuy vậy, ảnh hưởng thật sự sâu rộng của thế giới bên ngoài đối với việc
hiện đại hoá văn học Trung Quốc không phải chỉ trên phương diện ngôn ngữ, mà
chính trên các phương diện thể loại, tư tưởng và nội dung văn học.
Lương Khải Siêu từng đề cao sức mạnh của thể loại tiểu thuyết trong việc tác
động đến tư tưởng của con người là rất lớn. Ông đã phát động cuộc cách mạng tiểu
thuyết và cách mạng thơ ca mạnh mẽ trên văn đàn. Mặc dù, phong trào này không tồn
tại được bao lâu nhưng cũng là một mồi lửa manh nha cho sự cải cách trong sáng tác
sau này.
Phương pháp dùng văn học để cải tạo con người của Lương Khải Siêu sau này
được lớp trí thức sau cách mạng Tân Hợi như Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Tiền Huyền
Đồng, Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân, Hồ Thích,… ủng hộ và tiếp tục phát triển rộng rãi. Lúc
này phương pháp này mang tính thực tiễn và được tiến hành trên thực tế sáng tác.
Công tác dịch thuật và phổ biến các tác phẩm văn học nước ngoài đã góp phần
vào công cuộc hiện đại hoá văn học Trung Quốc. Có thể nói, so với thời đại trước các
nhà tư tưởng thời kỳ này đã có cái nhìn mang tính quốc tế đối với việc đổi mới văn
15



học. Họ không quá kỳ vọng vào sự vận động tự thân để đổi mới văn học truyền thống,
mà quyết định dùng văn học nước ngoài để nhanh chóng “thay máu” cho văn học nước
nhà. Lỗ Tấn, Lưu Bán Nông, Thẩm Nhạn Băng, Trịnh Chấn Đạc, Cù Thu Bạch, Cánh
Tế Chi, Điền Hán, Chu Tác Nhân,… là những dịch giả có công trong việc giới thiệu
văn học thế giới đến với đông đảo bạn đọc trong nước. Quy mô và sự ảnh hưởng của
phong trào dịch thuật trong đợt vận động này lớn hơn bất cứ thời kỳ nào trước đó, giúp
văn học Trung Quốc có thêm sức mạnh thoát khỏi sự trói buộc của văn học truyền
thống, hướng tới cải cách phát triển.
Từ việc học hỏi bắt chước văn học phương Tây của văn học Trung Quốc là điều
kiện ra đời của thể loại truyện ngắn theo định nghĩa của văn học Âu tây. Đến sau cuộc
vận động Ngũ tứ thì truyện ngắn Trung Quốc dần định hình. Truyện ngắn không còn
là một bản thu nhỏ của tiểu thuyết chương hồi với một trật tự thời gian cố định, có đầu
có đuôi, với một kết thúc đại đoàn viên nữa, mà đã dần áp dụng phương pháp lát cắt
ngang cả về không gian lẫn thời gian.
Bên cạnh đó, dưới sự ảnh hưởng của phương thức lý luận tiểu thuyết phương
Tây, tiểu thuyết thời kỳ Ngũ tứ đã dần từ bỏ mô thức tình tiết quen thuộc xưa kia. Tiểu
thuyết phương Tây đã trở thành hình mẫu tham khảo, giúp các nhà văn Trung Quốc đi
sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, chú trọng phân tích diễn biến tâm lý của con người.
Ý thức về cá tính, tinh thần hiện thực và ý thức văn học thuần túy học hỏi từ văn
học phương Tây cũng là một trong những điểm nhấn trong phong trào hiện đại hóa văn
học Trung Quốc, được thể hiện rõ nét nhất trong thể loại tản văn mới. Tản văn hiện đại
chú trọng thể hiện cá tính của tác giả trong tác phẩm. Trên tinh thần đó các tác giả đã
giải thoát tản văn khỏi nhiệm vụ “tải đạo” nặng nề trong văn học truyền thống, đưa nội
dung tản văn đến gần với cuộc sống hơn, đồng thời nâng giá trị nghệ thuật của thể loại
này lên một tầm cao hơn.
Ảnh hưởng thơ ca phương Tây đối với thơ mới Trung Quốc cũng rất đáng ghi
nhận. Sự hình thành trường phái thơ tự do Trung Quốc dựa trên những đóng góp
không thể phủ nhận từ các yếu tố nước ngoài, như thơ Quách Mạt Nhược chịu ảnh
hưởng rất lớn từ Walt Whitman – nhà thơ chủ nghĩa lãng mạn kiệt xuất ở Mỹ thế kỷ

XIX; trào lưu thơ ngắn với các đại biểu như Băng Tâm và Tông Bạch Hoa chịu ảnh
hưởng từ thể thơ haiku Nhật Bả n và các tác phẩm thơ ngắn của
16


Rabindranath Tagore…. Cũng không thể không kể đến tác động của nghệ thuật thơ
chủ nghĩa tượng trưng Pháp đối với trường phái thơ Tân Nguyệt vào những năm giữa
và cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX. Nhờ tinh thần tự do mới mẻ du nhập từ nước ngoài
mà thơ mới Trung Quốc từng bước tiến sát gần hơn đến tư tưởng tình cảm của lớp
người mới trong xã hội, đồng thời cũng dần phản ánh được những giá trị tinh thần
mang màu sắc riêng của thời hiện đại.
Kịch sân khấu được người phương Tây đưa vào Trung Quốc từ những năm 70
của thế kỷ XIX. Từ sau cách mạng Tân Hợi, kịch mới Trung Quốc bắt đầu bước vào
giai đoạn phát triển, với những vở kịch được viết bằng kỹ thuật viết kịch phương Tây
mang nội dung bản địa. Trong thời gian vận động Ngũ Tứ, khoảng 170 vở kịch thuộc
hàng kinh điển trên thế giới của các tác giả Shakespeare, Henrik Johan
Ibsen, Goethe, Molière, Bernard

Shaw, Anton

Chekhov,

Hohn

Galsworthy,

Maeterlinck, August Strindberg, Hauptmann, v.v… đã được dịch và phổ biến rộng rãi,
tạo nền móng cho sự bật phá của kịch nói Trung Quốc sau này.

1.3.3 Thành tựu văn học hiện đại Trung Quốc đầu thế kỷ XX

Sau cuộc vận động Ngũ Tứ, văn học Trung Quốc thật sự bắt đầu bước vào thời
kỳ hiện đại. Văn học hiện đại Trung Quốc thể hiện một xã hội tân thời, một dáng dấp
tinh thần mới mẻ, với những phương pháp biểu đạt nghệ thuật hoàn toàn mới. Nhưng dù
giữ cho mình một khoảng cách lịch sử nhất định, nó vẫn không thể cắt đứt hoàn toàn với
quá khứ.
Các tác phẩm của các nhà văn lớn thời kỳ này tuy mang đậm hơi hướng phương
Tây, nhưng ở tầng sâu hơn, vẫn có thể thấy huyết mạch của văn học truyền thống đang
cuộn chảy. Lỗ Tấn đã từng dùng “vũ khí” của văn học phương Tây để “chiến đấu” với
văn học truyền thống: ông viết truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết,… như một nhu cầu
của thời đại, đồng thời cũng là sự ảnh hưởng từ nhân tố nước ngoài. Tuy nhiên, tinh thần
chủ đạo trong văn học của ông vẫn là tinh thần trong văn học truyền thống Trung Quốc.
Có thể thấy ông đã tiếp nối và thể hiện một cách quyết liệt hơn chủ nghĩa ái quốc, tư
tưởng vì nước vì dân, lo lắng cho vận mệnh dân tộc, ghét cái ác như kẻ thù… qua các
thời đại của Hàn Phi, Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Mao Thuẫn, Diệp Thánh Đào, Vương
Thống Chiếu, v.v…
17


Sự thành công rực rỡ của các vở kịch như Khuất Nguyên của Quách Mạt Nhược
hay Lôi vũ của Tào Ngu có thể coi là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh truyền thống
trong lòng những sáng tác hiện đại.
Ngay với những tác phẩm tản văn đạt đến độ tinh túy trong văn bạch thoại,
mang tư tưởng mới rõ nét như của Băng Tâm hay Chu Tự Thanh, độc giả vẫn dễ dàng
bắt gặp những hình ảnh và nội dung nặng tính cổ điển, mà chính những hình ảnh và nội
dung mang tính cổ điển ấy lại khiến cho tác phẩm trở nên lắng đọng hơn, rung động
lòng người hơn.
Thơ ca là một ví dụ khác về tính kế thừa và phát triển văn học truyền thống trong
tiến trình hiện đại hóa. Tuy học hỏi rất nhiều từ các trường phái thơ nước ngoài, nhưng
việc hiện đại hóa thơ thực sự là một thử thách đối với các tác giả, vì ảnh hưởng của thơ
cổ trong văn học Trung Quốc là quá lớn.

Thực tế đã chứng minh, muốn thật sự thành công trong việc hấp thụ các yếu tố
ngoại lai, sự vận dụng khéo léo nền tảng truyền thống là yếu tố then chốt. Có thể nói,
mảnh đất thơ truyền thống Trung Quốc vốn dĩ đã đầy đủ những yếu tố thích hợp với
giống cây đến từ phương Tây, nên việc trồng trọt canh tác diễn ra thuận lợi.
Trong quá trình hiện đại hóa văn học, sự tác động của “ngoại lực” và khả năng
dung nạp của “nội lực” thực chất không mâu thuẫn với nhau. Nội lực càng thâm hậu thì
khả năng tiếp nhận ngoại lực càng lớn. Sự nhận thức và cọ xát không ngừng của văn học
truyền thống với văn học thế giới giúp cho nền văn học có thể hoàn thiện chính mình, từ
đó không ngừng phát triển. Văn học Trung Quốc đã có sự thay da đổi thịt, nhưng xét
cho cùng, phần sâu thẳm và cốt lõi của văn học vẫn là từ truyền thống, giống như da thịt
có thể thay đổi, song xương cốt thì vẫn thế.

1.4 Ý nghĩa thể loại tản văn trong văn học hiện đại Trung Quốc
Khi chữ viết ra đời thì tản văn cũng bắt đầu xuất hiện. Hình thành từ hơn 2000
năm trước, qua mỗi thời kỳ và bao nhiêu triều đại tản văn vẫn tồn tại và phát triển cho
đến ngày nay. Có thể thấy sức sống của tản văn rất mạnh mẽ, mặc dù lúc ra đời vị trí
của nó chỉ là một thể văn dùng cho chính trị.

18


Trong văn học cổ Trung Quốc tản văn được xem như một tài liệu ghi chép lịch
sử hữu dụng nhất. Việc sử dụng tản văn để ghi lại công lao, sự nghiệp hay lời hay ý
đẹp của người xưa là việc làm vừa có ý nghĩa lịch sử vừa có ý nghĩa văn học.
Từ sau cuộc vận động Ngũ tứ, mọi mặt của đời sống xã hội đều thay đổi. Đặc
biệt trên phương diện văn hoá – văn học, cuộc vận động này đã có tác động to lớn.
Văn học đòi hỏi cải cách từ cả nội dung và hình thức. Mà chủ yếu là việc sử dụng bạch
thoại trong sáng tác văn chương. Bên cạnh đó, đời sống của mỗi thể loại cũng có sự
biến đổi nội tại. Trong đó, tản văn đã khẳng định được vị trí và tầm quan trọng của
mình trong thời đại mới. Từ việc ghi chép sử đơn thuần tản văn đã trở thành một thể

loại văn học ghi chép chuyện đời, chuyện người mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Sau cải cách mở cửa thì cuộc sống trở nên thông thoáng hơn, nhận thức của con
người cũng có nhiều đổi mới, và đó chính là cơ hội để tản văn phát triển. Vì “thời đại
bây giờ là thời đại thích hợp với thể loại tản văn. Tản văn dễ biểu hiện tâm tư nhất,
mà tâm tư bây giờ lại phong phú hơn bất cứ lúc nào, có phấn chấn, có trầm lắng, có
lành mạnh, có đồi bại, xúc động, lạnh lùng, hoan hô, phản đối,… mâu thuẫn mỗi ngày
một đan xen, nhiều tầng nhiều lớp, tâm tư càng phong phú, sinh động” [2; 11]. Thực
tế càng phức tạp thì con người càng cần có nhu cầu bộc bạch tâm trạng và suy nghĩ
của mình nhất. Và chỉ có tản văn mới có khả năng đáp ứng yêu cầu đó. Bởi người viết
tản văn “không hề trang điểm, trang sức mà cứ trần trụi ra mắt bạn đọc. Hễ điều gì
nói ra đều là những điều phát tự lòng mình, không chút giả dối, điểm tô,… Tác giả
dường như thủ thỉ nói một mình, tự thổ lộ nỗi niềm, hoặc như trút bầu tâm sự với
người quen cũ lâu ngày gặp lại… Qua tác phẩm của họ bạn đọc thấy ngay được con
người họ, thấy ngay được bản sắc bản tướng của họ” [3; 11].
Mặc dù xuất hiện khá sớm nhưng vị trí cũng như tầm quan trọng của tản văn
vẫn chưa được đánh giá đúng. Nguyên nhân chủ yếu là do yêu cầu của thời đại và
phạm vi sử dụng của tản văn thời kỳ đầu rất hạn chế. Như đã biết, tản văn trong văn
học cổ chỉ được dùng để chép sử cũng như tình hình chính trị của các triều đại. Ý
nghĩa của tản văn trong thời kỳ đó nằm trong phạm vi rất hạn hẹp. Việc ghi lại những
sự kiện lịch sử của triều đại là để phục vụ cho nhu cầu của giai cấp thống trị. Cho nên
công việc này cũng chịu sự giám sát của chính trị. Về nội hàm thì tản văn lúc này chỉ
là những trang văn xuôi mang tính lịch sử. Tuy nhiên, đến thời hiện đại thì tản văn đã
19


thật sự được thay da đổi thịt. Tản văn không còn mang trong mình nội dung của những
sự kiện lịch sử mà tản văn bắt đầu được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác. Người viết
tản văn có thể tự do trong sáng tác và không bị tiết chế bởi sự quản lí nào. Tản văn
phong phú hơn về đề tài và đa dạng về các tiểu loại của nó.
Tản văn mới thực sự trở thành “cơn sốt” vào khoảng năm 1993, năm 1994 vì

người đọc nhận thấy được tản văn có cá tính và gần gũi với cuộc sống, tình cảm của
con người. Lúc này tản văn đã được khẳng định và được xem là loại văn chương phù
hợp với cuộc sống hiện tại.
Khi ngôn ngữ bạch thoại được dùng trong sáng tác văn chương thì văn học hiện
đại đã có một bước chuyển mình to lớn. Với tản văn, ngôn ngữ bạch thoại đã có tác
động mạnh đến sự phát triển của nó. Việc bộc lộ cảm xúc, thái độ của tác giả trong tản
văn bạch thoại được thể hiện dễ dàng, mạch lạc không cao siêu đến nỗi khó hiểu. Điều
này góp phần mở rộng phạm vi đến với người đọc cho tản văn. Ngược lại tản văn cũng
có những đóng góp tích cực cho vốn ngôn ngữ bạch thoại dùng trong sáng tác. Tản
văn đem đến cho kho tàng ngôn ngữ sáng tác nhiều từ ngữ mới, nhiều cách thể hiện
mới,… Tản văn đã tác động đến cả những thể loại văn học khác như tiểu thuyết,
truyện ngắn, thơ…

20


Chương 2:
BIỂU HIỆN CỦA TẢN VĂN HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC QUA
TRƯỜNG HỢP TẢN VĂN GIẢ BÌNH AN VÀ MẠC NGÔN

2.1 Thời đại của Giả Bình Ao và Mạc Ngôn
2.1.1 Giai đoạn đầy biến động
Sau chiến tranh, đất nước Trung Quốc thống nhất nhưng nền kinh tế chưa được
phục hồi trọn vẹn. Loạn lạc, chia ly là điều không phải lo lắng nữa. Đất nước độc lập
là niềm hạnh phúc lớn lao của nhân dân. Nhiệm vụ trước mắt là khôi phục lại sức sống
của mảnh đất Trung Hoa rộng lớn và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
Thế nhưng thực tế cuộc sống chưa thể đạt được như mong muốn. Đời sống sau
chiến tranh vô cùng khó khăn mà vấn đề lớn nhất là lương thực. Thời gian này con
người luôn sống trong cảnh ăn bữa nay lo bữa mai. Cái đói là nỗi ám ảnh lớn nhất và
không bao giờ xóa mờ được trong tâm trí của những người sống trong thời kỳ đó.

Thêm vào đó, cuộc vận động Đại nhảy vọt thất bại gây tổn thất lớn cho đất
nước Trung Hoa cả về người và của. Người dân sống trong cảnh khốn khổ, nền kinh tế
trì trệ đến cùng cực.
Sau đó, Cách mạng văn hoá bùng nổ càng gây nhiều biến động trong cuộc sống
của nhân dân đặc biệt là ảnh hưởng đến giới trẻ. Những nhận thức và hành động sai
lầm trong 10 năm đó đã gây nhiều tổn thất cho kinh tế, chính trị và cả nền văn hoá tư
tưởng. Những cuộc thanh trừng, bạo động đã sát hại nhiều sinh mạng vô tội trong đó
có những tài năng của đất nước. Làn sóng hoảng sợ, phẫn nộ, mất lòng tin trào dâng
khắp cả nước. Thanh thiếu niên là thế hệ chịu tổn thất lớn nhất về cuộc sống vật chất
và tinh thần vì cuộc cách mạng gần như xoá bỏ phần lớn những văn hoá truyền thống
của đất nước.
Tuy nhiên, sau khi Trung Hoa thoát khỏi mười năm cầm cố tư tưởng và văn
hoá, sự nghiệp khôi phục và hiện đại hoá đất nước được tập trung tiến hành trên tất cả
các lĩnh vực đời sống. Cải cách mở cửa nhằm phát triển kinh tế – kỹ thuật, một mặt
21


cũng tạo điều kiện cho văn hoá Trung Quốc tiếp xúc với những tư tưởng – văn hoá
tiến bộ mới của thế giới. Từ đó đất nước được thúc đẩy phát triển toàn diện, nhanh
chóng hoà vào dòng chảy chung của nhân loại.
Cả hai nhà văn Giả Bình Ao và Mạc Ngôn đều sinh sau ngày thống nhất vài
năm. Mặc dù lúc này chưa có ý thức về hiện trạng xã hội nhưng những khó khăn đầu
đời là tìm kiếm cái ăn. Cho nên ký ức về tuổi thơ đều xoay quanh sự đói khát và cuộc
sống vô cùng cực khổ. Trải qua tuổi thiếu niên với những chuỗi ngày lao động ở nông
thôn. Con đường học vấn dừng lại khi chưa hết sơ trung vì Cách mạng văn hoá. Và từ
đó “trở thành cậu bé nông dân” [2; 324].
Hai nhà văn thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên trong những biến động của đất nước
thời kỳ đầu, nên ít nhiều cũng bị chi phối bởi hiện trạng bấy giờ. Việc hình thành tư
tưởng trong giai đoạn thiếu niên cũng gặp nhiều khó khăn để tìm ra nhận thức đúng
đắn.

Quá trình trưởng thành gắn liền với đời sống kinh tế – chính trị của đất nước đã
phần nào tác động đến nhận thức về thực trạng xã hội đương thời. Vốn sống cũng như
vốn kiến thức cho những sáng tác sau này đã được đúc kết từ cuộc sống ở nông thôn
trong những ngày lao động vất vả. Trái lại với những cực khổ cũng như những thiếu
thốn thời gian đầu thì cuộc sống ở nông thôn đã mang đến cho nhà văn tiền đề sáng tác
phong phú mà sau này trở thành những tác phẩm tiếng tăm.
Tiền đề từ những năm đầu thế kỷ XX là những tư tưởng mới, những quan niệm
tiến bộ từ phương Tây du nhập vào Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến tầng lớp trí
thức phong kiến. Dần dần tầm ảnh hưởng lan rộng trong mọi giai tầng của xã hội.
Những biến động lớn trong lịch sử quốc gia càng chứng tỏ thời đại mới đang tiến gần.
Cho đến cuối thế kỷ XX thì những tiền đề đó thật sự phát huy tác dụng rõ nét. Bởi tư
tưởng cũng như quan điểm thời kỳ này đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá phương
Tây. Đặc biệt trong các sáng tác văn chương thì sự thay đổi từ đề tài, chủ đề cho đến
nhân vật, kết cấu đều mang dáng dấp của văn chương Tây phương. Cho nên, hai tác
giả này cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Tây học.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận hoàn toàn vốn văn hoá truyền thống trong sáng
tác văn chương. Vì thực tế đã chứng minh những tác phẩm hiện đại luôn ẩn chứa bên
trong đặc trưng văn học truyền thống. Bản sắc của dân tộc không thể xóa nhoà dù ở
22


bất kỳ hoàn cảnh nào. Sáng tác của hai nhà văn là sự tổng hoà giữa yếu tố dân tộc
truyền thống và yếu tố hiện đại được du nhập. Điều đáng nói là những sáng tác này
vẫn phù hợp với tâm thế của người đọc Trung Quốc lẫn người đọc nước ngoài.
Giả Bình Ao và Mạc Ngôn là hai nhà văn lớn của văn học đương đại Trung
Quốc. Họ là thế hệ nhà văn sau chiến tranh, mang trong mình những tiến bộ thừa
hưởng từ những tiền bối đi trước và tài năng thiên phú. Với tấm lòng yêu văn chương
và tài năng đa dạng cùng vốn kiến thức của bản thân, cả hai ông đều có những tác
phẩm danh tiếng. Ngoài những sáng tác tiểu thuyết, truyện ngắn, họ đều có những bài
tản văn, tuỳ bút đặc sắc, và cả ở lĩnh vực sân khấu điện ảnh. Cả hai tác giả là tấm

gương về sự phấn đấu cho ước mơ của bản thân. Đồng thời cũng là điển hình cho
những nhà văn sinh ra và lớn lên từ những năm tháng khó khăn gian khổ này. Họ là
những người trực tiếp sống trong sự thay da đổi thịt của đất nước. Đồng thời họ cũng
góp phần làm nên diện mạo cho văn học của đất nước trên con đường phát triển.

2.1.2 Nhà văn Giả Bình Ao
2.1.2.1 Cuộc đời
Tác giả Giả Bình Ao sinh ngày 21/02/1953 tại thôn Đệ Hoa, huyện Đan Phượng
miền Nam tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Bố ông là nhà giáo thôn quê. Trong Cách
mạng văn hoá bố ông bị vu tội phản cách mạng nên bị bắt và phải đi cải tạo. Gia đình
tan nát, ông phải nghỉ học giữa chừng. Năm 1972, ông vào học khoa Trung văn
Trường Đại học Thiểm Tây. Sau khi tốt nghiệp, ông đến công tác tại tạp chí Trường
An và làm chủ biên tờ Mỹ Văn.
Giả Bình Ao là nhà văn có tình cảm sâu đậm đối với quê hương, các sáng tác
của ông mặc dù có cách mô tả mới, cách nhìn mới về cuộc sống nhưng nó vẫn thể hiện
rõ tình cảm đặc biệt của nhà văn dành cho mảnh đất đã sinh ra và nuôi lớn ông.
Giả Bình Ao là một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng được dư luận
đánh giá cao và là nhà văn có số lượng tác phẩm được độc giả tìm đọc nhiều nhất.

23


2.1.2.2 Sự nghiệp sáng tác
Giả Bình Ao thành danh rất sớm, ngay từ năm 1978 ông đã nhận được giải
thưởng truyện ngắn ưu tú toàn quốc cho tác phẩm của mình.
Hành trình sáng tác của Giả Bình Ao được chia thành hai giai đoạn: từ tác
phẩm đầu cho đến hết những năm 80 và từ đầu những năm 90 cho đến nay.
Ở chặng đầu tiên, tiểu thuyết của Giả Bình Ao đậm đà sắc thái đồng quê và
phong tục dân gian, xoay quanh chủ đề cải cách xã hội ở nông thôn. Với hai cuốn tiểu
thuyết Thương Châu và Phù Táo (Nóng vội) cùng nhiều truyện ngắn khác, tên tuổi của

Giả Bình Ao đã được biết đến mặc dù chưa nhập hẳn vào một trào lưu sáng tác nào.
Ở chặng thứ hai, sáng tác của Giả Bình Ao thực sự ghi dấu ấn đậm nét trên văn
đàn. Bên cạnh tiểu thuyết và truyện ngắn, ông còn có sở trường về tản văn.
Tản văn của Giả Bình Ao không chỉ mang đặc trưng của tản văn truyền thống
mà còn mang tính hiện đại do chịu ảnh hưởng bởi thể văn cùng loại ở phương Tây.
Tản văn của ông đạt giá trị cao về nghệ thuật và cũng gần gũi với cuộc sống hiện đại,
dễ dàng có được sự đồng cảm cũng như sự ưa chuộng của bạn đọc.
Trong thời kỳ văn học mới kể từ năm 1977, tản văn của Giả Bình Ao được xếp
ngang hàng với tản văn của các bậc tiền bối như Ba Kim, Tôn Lê, Tông Phác,… Và
với những người cùng thời như Trương Khiết, Vương Anh Kì, Trương Thừa Chí, Sử
Thiết Sinh, Dư Thu Vũ,…
Giả Bình Ao là nhà văn đạt thành tựu xuất sắc ở hai lĩnh vực sáng tác tiểu
thuyết và tản văn. Ông xứng đáng được xem là một bậc “đại gia” của văn học Trung
Quốc đương đại. Ông được trao tặng nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Các tác
phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng để đến được với bạn đọc trong đó có Việt
Nam.
Các tác phẩm đã xuất bản như:
-

Dấu vết của tình yêu (tập tản văn) giải thưởng văn học toàn quốc

-

Mãn nguyệt nhi (truyện ngắn) giải thưởng văn học toàn quốc

-

Tháng chạp tháng giêng (truyện vừa) giải thưởng văn học toàn

quốc

24


-

Phù táo (truyện dài) giải thưởng Ngựa bay của Mỹ

-

Phế đô (tiểu thuyết) giải thưởng Femina của Pháp

-

Tần Xoang (tiểu thuyết) giải thưởng Hồng Lâu Mộng

Các tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt như:
-

Phế đô (tiểu thuyết) – Vũ Công Hoan dịch

-

Nôn nóng (truyện dài) – Vũ Công Hoan dịch

-

Hoài niệm sói – Vũ Công Hoan dịch

-


Giả Bình Ao - Tản văn và truyện ngắn – Vũ Công Hoan dịch

-

Giả Bình Ao - Truyện ngắn – Vũ Công Hoan dịch

2.1.3 Nhà văn Mạc Ngôn
2.1.3.1 Cuộc đời
Nhà văn Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp sinh ngày 17/2/1955 ở huyện
Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Mạc Ngôn xuất thân trong một gia đình nông dân. Ông phải nghỉ học tiểu học
giữa chừng vì Cách mạng văn hoá và tham gia lao động ở nông thôn nhiều năm. Trong
thời gian đó ông đã làm rất nhiều việc, từng làm công nhân hợp đồng ở nhà máy chế
biến bông.
Tháng 2 năm 1976 ông nhập ngũ, đến năm 1984 ông trúng tuyển vào khoa văn
học học viện nghệ thuật quân giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Năm 1988, ông lại
trúng tuyển vào lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện văn học Lỗ Tấn, trường
Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Năm 1991 ông tốt nghiệp với học vị thạc sĩ.
Tháng 10 năm 1997, ông chuyển sang làm báo và viết văn chuyên nghiệp. Từ
năm 1980, Mạc Ngôn đã bắt tay vào sáng tác và công bố những tác phẩm của mình.
Hiện nay ông là sáng tác viên bậc một của Cục chính trị - Bộ tổng tham mưu Quân
giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Mạc Ngôn là thế hệ nhà văn mới của văn học Trung Quốc đương đại. Ông là
nhà văn điển hình cho lớp nhà văn trẻ thành công thời kỳ “hậu Cách mạng văn hoá”.
25


×