Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai - Giai đoạn 2 (2010 - 2015) Nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 156 trang )

Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

UBND TỈNH LÀO CAI - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ - NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai - Giai đoạn 2 (2010 - 2015)
Nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB)
–––––––––––––––––

Lào Cai, tháng 10/2009

1


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

UBND Tỉnh Lào Cai

Ngân hàng Thế giới (WB)

Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía Bắc
giai đoạn 2 (2010 - 2015)

Báo cáo nghiên cứu khả thi
Dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai - Giai đoạn 2010 - 2015
Nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB)
–––––––––––––––––



Lào Cai, tháng 10/2009
2


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

MỞ ĐẦU
Lào Cai, là một tỉnh nằm ở biên giới phía Bắc của Việt Nam, trong những năm
vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc của tỉnh đã có nhiều cố gắng,
phấn đấu vươn lên phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng
sản; khắc phục những hạn chế, khó khăn phát triển toàn diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trường sinh thái.
Kinh tế Lào Cai có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Trình độ phát triển xã hội ngày một nâng cao
ở hầu hết các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa, công tác xoá đói giảm nghèo. Đời sống
nhân dân được cải thiện đáng kể, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định. Tuy
nhiên, Lào Cai vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Để Lào Cai nhanh chóng
thoát khỏi danh sách tỉnh nghèo, có trình độ phát triển của vùng trung du miền núi Bắc Bộ
là thách thức và đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Lào Cai phải phấn đấu vươn lên.
Lào Cai vẫn còn là một tỉnh nghèo, nguồn lực đầu tư cho phát triển còn hạn chế.
Chính vì vậy mặc dù kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa vững chắc. Thu nhập bình quân
đầu người còn thấp, năm 2007 đạt 9,62 triệu đồng/người/năm tương đương 549
USD/người/năm, bằng 47% mức bình quân cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, còn tới
26,33% cao hơn tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực. Đời sống một bộ phận dân cư vùng cao,
vùng đặc biệt khó khăn còn rất nhiều khó khăn. Số hộ cận nghèo và có nguy cơ tái nghèo
còn nhiều và luôn là vấn đề bức xúc do "ranh giới" giữa nghèo và thoát nghèo rất mong
manh.
Thu ngân sách hạn hẹp, chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng chi, tỷ lệ huy động GDP vào
ngân sách thấp. Quy mô sản xuất của các ngành nhỏ bé, chi phí sản xuất cao, chất lượng

sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường đặt ra những thách thức lớn đối với các
doanh nghiệp của tỉnh khi hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã được
đầu tư, song vẫn còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
Do ở miền núi, địa hình bị chia cắt phức tạp, hay xảy ra thiên tai, lũ quét nên các
công trình cơ sở hạ tầng nhanh xuống cấp. Mặt khác, do địa hình phức tạp, giao thông đi
lại khó khăn, dân cư không tập trung, do đó hiệu quả đầu tư bị hạn chế.
Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, trong quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2015 và đến năm 2020 đã chỉ rõ
việc tăng trưởng kinh tế phải gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Phát triển sản xuất
phải gắn với thị trường tiêu thụ, tạo ra được các khâu đột phá để đưa nền kinh tế phát
triển nhanh hơn, từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu so với cả nước.
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực.
Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận
lợi, đảm bảo yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm
cho người lao động. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) cũng đã xác
định một trong những nguyên nhân của đói nghèo đó là việc khó tiếp cận được với các
dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác do kết cấu hạ tầng ở các vùng sâu, vùng
3


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

xa, vùng đói nghèo còn thiếu và yếu kém. Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó
khăn. Vốn đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp nguồn lực của
nhân dân còn hạn chế, chủ yếu là bằng lao động.
Chính vì vậy, một trong những
giải pháp chủ yếu thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo
(CPRGS) để phát triển các ngành, lĩnh vực đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và xóa đói

giảm nghèo và tạo cơ hội cho người nghèo tăng thu nhập, đó là việc phát triển cơ sở hạ
tầng để tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo tiếp cận với các dịch vụ
công.
Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) được xây dựng dựa trên
cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả và thành tựu đã đạt được của Dự án Giảm nghèo
tỉnh Lào Cai giai đoạn 1 (2002 - 2007) sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hang Thế giới
(WB); đồng thời việc xây dựng Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào
Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) được tiến hành xây dựng dựa trên các cơ sở pháp lý sau:
- Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc
Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
- Căn cứ Văn bản số 1096/TTTg-QHQT ngày 03/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc chủ trương tiếp nhận dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.
- Căn cứ Công văn số 3205/BKH-KTNN ngày 07/5/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc hướng dẫn xây dựng Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo các tỉnh
Miền núi phía Bắc giai đoạn 2 (2010- 2015).
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 2015) được xây dựng với các nội dung chủ yếu sau:

4


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

CHƢƠNG I
BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH LÀO CAI
GIAI ĐOẠN 2 (2010 - 2015).
I. MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN, CƠ QUAN ĐỀ XUẤT, CƠ QUAN THỰC HIỆN, CƠ QUAN
VẬN HÀNH DỰ ÁN.
I.1- THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN.

1. Tên dự án: Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2 (2010 - 2015).

2. Mã ngành:
3. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng thế giới (WB)
4. Cơ quan đề xuất dự án: Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lào Cai.
5. Tên các cơ quan chủ quản dự án
1. UBND tỉnh Lào Cai
Địa chỉ liên lạc: Số 268 Đường Hoàng Liên TP Lào Cai - tỉnh Lào Cai.

Số điện thoại / Fax: .............

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai
Địa chỉ liên lạc: Số 266 Đường Hoàng Liên P. Kim Lân - TP Lào Cai - tỉnh Lào Cai

Số điện thoại / Fax:
020.3840430/ 020.3841567

6. Chủ dự án dự kiến:
1. UBND tỉnh Lào Cai
Địa chỉ liên lạc: Số 268 Đường Hoàng Liên TP Lào Cai - tỉnh Lào Cai.

Số điện thoại /Fax:

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai
Địa chỉ liên lạc: Số 266 Đường Hoàng Liên P. Kim Lân - TP Lào Cai - tỉnh Lào Cai

Số điện thoại / Fax:
020.3840430/ 020.3841567

3. UBND các huyện Bát Xát, Sa Pa, Mường
Khương, Văn Bàn
4. UBND 45 xã thuộc dự án

7. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 2010-2015

5


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

8. Địa điểm thực hiện dự án: 45 xã thuộc 04 huyện: Bát Xát, Sa Pa, Mường
Khương, Văn Bàn của tỉnh Lào Cai.
9. Tổng vốn dự án: 22,6 triệu USD (tương đương với 384,21 triệu VND).
Trong đó: Vốn vay ODA: 20 triệu USD, vốn đối ứng: 2,6 triệu USD.
10. Hình thức cung cấp ODA: Vay ưu đãi
I.2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:

1- Mục tiêu tổng quát:
Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) trước hết nhằm kế thừa
và phát huy những thành tựu và kết quả đạt được của quá trình thực hiên Dự án Giảm
nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 1 (2002 -2007). Các hoạt động của Dự án Giảm nghèo tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) được tập vào các lĩnh vực đầu tư: Cơ sở hạ tầng phát
triển kinh tế huyện, phát triển sản xuất, liên kết thị trường sản xuất; đầu tư các tiểu dự án
nhỏ cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản, cải thiện sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ, đào tạo
tập huấn tăng cường năng lực, nâng cao kiến thức cho cán bộ, kiến thức khoa học kỹ
thuật, ngành nghề nhân dân vùng dự án.
Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 (2010 - 2015) với mục tiêu tổng quát là Nhằm giúp
cải thiện đời sống, tăng thêm các cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập và đa dạng hoá sản
phẩm nông - lâm nghiệp, ngành nghề và thị trường sản phẩm cho nhân dân các dân tộc và
đồng bào nghèo, người dân tộc thiểu số ở các xã và huyện khó khăn của 04 huyện, 45 xã
trong vùng dự án của tỉnh Lào Cai; Góp phần phát triển sinh kế cho người dân trong
vùng, tạo thêm các dịch vụ thị trường, y tế, văn hoá, giáo dục và điều quan trọng nhất là
giúp cho người dân trong vùng dự án thoát nghèo, giảm nghèo một cách bền vững.

2- Mục tiêu cụ thể của dự án:
- Hỗ trợ các hoạt động sinh kế, hỗ trợ cơ sở hạ tầng trực tiếp cho người nghèo, hộ
nghèo, thôn bản nghèo, xã nghèo thuộc vùng dự án. Phấn đấu đến năm 2015 số hộ nghèo
trong vùng dự án giảm xuống còn khoảng 10% theo tiêu chí hiện nay; góp phần giảm tỷ lệ
hộ nghèo chung của toàn tỉnh xuống dưới 10% vào năm 2015 theo quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Góp phần tăng thu nhập bình quân cho các hộ thuộc vùng dự án và của tỉnh từ
10,6 triệu đồng/năm lên 15 triệu đồng/năm vào năm 2015.
- Trong giai đoạn đầu (18 tháng) của dự án sẽ đầu tư nâng cấp 06 công trình đường
giao thông nông thôn với qui mô là 23,3 km, tạo điều kiện giao thông đi lại thuận lợi và
trao đổi hàng hoá cho nhân dân của các xã dự án.
- Nâng cấp 08 công trình thuỷ lợi, phục vụ tưới tiêu cho 214 ha ruộng nước canh
tác của người dân các xã thực hiện dự án.

6


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

- Nâng cấp, sửa chữa và làm mới 03 công trình cấp nước sinh hoạt, cung cấp nước
sinh hoạt cho 124 hộ dân của các xã thực hiện dự án.
- Hoạt động khác của dự án được lồng ghép hoàn toàn vào kế hoạch 5 năm (2010 2015) của các xã, các huyện vùng dự án, qua đó cùng với các nguồn vốn đầu tư trên địa
bàn góp phần giảm nghèo bền vững cho nhân dân trong vùng.
* Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai được thiết kế xây dựng theo hướng rất mở đó
là: Các hoạt động của dự án chỉ lập cho kế hoạch 18 tháng đầu, các hoạt động của
những năm tiếp theo được lập theo kế hoạch hàng năm; đây là lần đầu tiên có một dự án
với mục tiêu giảm nghèo được áp dụng hướng tiếp cận mới này. Chính điều này sẽ giúp
cho các hoạt động đề xuất của người dân vùng dự án được cụ thể hơn, sát thực với thực
tế nhu cầu về sinh kế, hạ tầng và đời sống của nhân dân.
* Dự án hướng tới các mục tiêu cụ thể khác như:

- Đầu tư làm mới các công trình hạ tầng tại thôn bản, tại xã theo nguyện vọng đề
xuất và thực tế tại địa phương để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần
giảm nghèo bền vững.
- Hỗ trợ các thông tin về thị trường, liên kết thị trường, hỗ trợ sản xuất dịch vụ cho
nhân dân vùng dự án. Tạo môi trường phát triển kinh tế đa dạng và cạnh tranh hơn để đáp
ứng nhu cầu thiết yếu trong sản xuất, nông - lâm, tiểu thủ công nghiệp của các xã, huyện
thuộc vùng dự án.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động là người địa phương để họ vừa có thu
nhập vừa nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc vận hành, duy tu bảo dưỡng các
công trình trên địa bàn thôn xã dự án.
- ưu tiên hướng các hoạt động của dự án theo đề xuất của phụ nữ, hướng tới việc
phụ nữ được tham gia nhiều hơn, được hưởng lợi trực tiếp nhiều hơn đối với các hoạt
động dự án. Các hoạt động tập trung vào sinh kế cho phụ nữ, ưu tiên đầu tư các tiểu dự án
do phụ nữ đề xuất đã giúp cho chị em phụ nữ (hầu hết là người dân tộc thiểu số) được
hưởng lợi, được trực tiếp tham gia các nhóm mô hình sản xuất, các hoạt động đào tậo, tập
huấn kỹ năng sống, kỹ thuật canh tác, nâng cao tay nghề, xoá mù chữ,....
- Các hoạt động và cách dự án tiếp cận các hoạt động sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn
cho nhóm cộng đồng các dân tộc thiểu số trong nhóm người người, hộ nghèo, vùng nghèo
của dự án.
- Các hoạt động đào tạo được thực hiện trên cơ sở nhu cầu đào tạo của người dân
địa phương là chủ yếu; được tập trung từ việc đào tạo lập kế hoạch, tiếp cận với kiến thức
khoa học kỹ thuật, sản xuất, đời sống, phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
- Số thôn bản được cải thiện điều kiện sống từ những đầu tư của dự án: Với 03 hợp
phần của dự án, đặc biệt là hợp phần Ngân sách Phát triển xã với các tiểu dự án được đầu
tư phù hợp với quy mô thôn, bản theo đề xuất của người dân; có tổng số 432/432 thôn bản
7


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)


thuộc 45 xã của 04 huyện: Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương, Văn Bàn (chiếm 100% số
thôn bản) được hưởng lợi từ các hoạt đồng đầu tư của dự án.
- Các hoạt động đầu tư trong Hợp phần Ngân sách Phát triển xã được phân cấp cho
xã làm chủ đầu tư, qua quá trình thực hiện giai đoạn 1 của dự án cũng như 5 năm tiếp theo
thực hiện Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) có thể khẳng định
100% số xã (45/45 xã) của 04 huyện dự án sẽ làm chủ đầu tư hiệu quả hợp phần Ngân
sách Phát triển xã.
3. Các hợp phần của Dự án:
Nội dung các hợp phần của Dự án Giản nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 2015) gồm các hợp phần sau:
* Hợp phần 1: Phát triển kinh tế huyện.
Nguồn vốn phân bổ cho hợp phần này trên nguyên tắc là 50% tổng nguồn vốn vay
của Ngân hàng Thế giới (WB) của toàn dự án.
Mục tiêu của hợp phần này là cung cấp vốn đầu tư hỗ trợ cho việc lập và thực hiện
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, xã; cải thiện sinh kế người dân thông
qua xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế nhằm phục vụ sản xuất và phát
triển kinh tế đa dạng, tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập; đảm bảo thành quả xây
dựng được vận hành tốt và bền vững; đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại
các xã, huyện vùng cao.
Hợp phần này sẽ tập trung đầu tư vào các hoạt động sinh kế, lồng ghép để giảm
thiểu rủi ro/thiên tai, giúp các huyện/xã dự án nhận ra tiềm năng sản xuất của họ và tạo
thuận lợi cho việc định hướng thị trường và kết nối với thị trường.
Hợp phần này gồm 2 tiểu hợp phần:
Tiểu hợp phần 1.1: Đầu tư phát triển kinh tế huyện, và
Tiểu hợp phần 1.2: Đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sáng kiến
kinh doanh.
* Hợp phần 2: Ngân sách Phát triển xã.
Nguồn vốn phân bổ cho hợp phần này trên nguyên tắc là 35% tổng nguồn vốn vay
của Ngân hàng Thế giới (WB) của toàn dự án. Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ 100%
vốn cho thực hiện hợp phần này (gồm chi phí quản lý, chi phí khảo sát thiết kế, chi phí
trực tiếp cho các tiểu dự án).

Hợp phần Ngân sách phát triển xã này sẽ tiếp tục cho sự thành công của Dự án
giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 1 (2002 - 2007). Một trong những đặc điểm đặc trưng
8


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

và đổi mới của dự án là sẽ chú trọng nhiều hơn đến các hoạt động cải thiện sinh kế và ưu
tiên hơn cho nhu cầu đề xuất của phụ nữ.
Hợp phần Ngân sách phát triển xã sẽ thực hiện phân cấp triệt để cho cấp Xã làm
chủ đầu tư các hoạt động trên địa bàn, bao gồm: xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp
thôn bản, các hoạt động hỗ trợ sinh kế và hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp,...nhằm cải thiện mức sống một cách bền vững. Người dân địa phương được trực
tiếp tham gia vào các quá trình từ việc đề xuất hoạt động, ra quyết định, tổ chức triển
khai thực hiện (đấu thầu, thi công/thực thi, thanh quyết toán,...), giám sát, quản lý và sử
dụng một cách công khai và dân chủ.
Hợp phần này bao gồm những tiểu hợp phần sau:
Tiểu hợp phần 2.1: Cải thiện cơ sở hạ tầng thôn bản,
Tiểu hợp phần 2.2: Hỗ trợ Sinh kế và Dịch vụ sản xuất và
Tiểu hợp phần 2.3: Hỗ trợ các hoạt động phát triển KTXH của phụ nữ.
* Hợp phần 3: Tăng cường năng lực.
Nguồn vốn phân bổ cho hợp phần này trên nguyên tắc là 7,5% tổng nguồn vốn vay
của Ngân hàng Thế giới (WB) của toàn dự án. Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ 100%
vốn cho thực hiện hợp phần này.
Mục tiêu của hợp phần này là nâng cao năng lực của chính quyền địa phương, các
bên liên quan và cộng đồng trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa
phương, quản lý, triển khai, giám sát và duy trì các chương trình cải thiện sinh kế tại địa
phương, kế hoạch đối phó với rủi ro thiên tai và đào tạo nghề cho người dân của vùng dự
án.
Hợp phần này bao gồm những tiểu hợp phần sau:

Tiểu hợp phần 3.1: Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Tiểu hợp phần 3.2: Đào tạo cán bộ cấp huyện.
Tiểu hợp phần 3.3: Đào tạo cán bộ xã và thôn bản.
Tiểu hợp phần 3.4: Đào tạo kỹ năng nghề.
Tiểu hợp phần 3.5: Bảo vệ tài sản hộ gia đình và tài sản công.
*Hợp phần 4: Quản lý dự án - Giám sát và đánh giá.
Nguồn vốn phân bổ cho hợp phần này trên nguyên tắc là 7,5% tổng nguồn vốn vay
của Ngân hàng Thế giới (WB) của toàn dự án.

9


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

Hợp phần này nhằm đảm bảo việc quản lý dự án được năng suất và hiệu quả thông
qua thúc đẩy việc triển khai, điều phối, trao đổi kinh nghiệm và các nỗ lực nâng cao chất
lượng. Hợp phần này sẽ bao gồm việc giám sát và đánh giá, truyền thông và thông tin và
kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập, điều phối và hướng dẫn chung, cung cấp các thiết
bị cần thiết và quản lý thực hiện cho Ban QLDA các cấp.
4. Các cơ quan chịu trách nhiệm.
- Chủ quản đầu tư: UBND tỉnh Lào Cai.
- Chủ đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, UBND các huyện Bát Xát, Sa
Pa, Mường Khương, Văn Bàn và UBND 45 xã vùng dự án.
- Cơ quan thực hiện: BQLDA tỉnh Lào Cai (PPMU) trực thuộc Sở Kế hoạch và
Đầu tư; BQLDA huyện (DPMU) trực thuộc UBND các huyện và Ban Phát triển các xã
(CDB) thuộc UBND xã.
5. Các thông tin tóm tắt về dân tộc thiểu số, tình trạng đói nghèo trong vùng
dự án.
Tại vùng dự án thuộc Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015),
với tổng dân số là khoảng 121.461 người, trong đó dân tộc Kinh chỉ chiếm khoảng 3,52%

còn lại là 96,48% là người các dân tộc thiểu số (số liệu tổng hợp từ các xã, huyện vùng
dự án), các nhóm dân tộc thiểu số chủ yếu là: Dân tộc Mông chiếm 47,47%, dân tộc Dao
chiếm 24,64%, dân tộc Tày chiếm 11% và các dân tộc khác.
Mỗi dân tộc thiểu số trong vùng dự án của tỉnh Lào Cai đều có những phong tục,
tập quán trong sản xuất, trong sinh hoạt đặc trưng riêng. Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai
giai đoạn 1 (2010 - 2015) cũng đã có tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về nội dung này
và chỉ ra sự phong phú và đa dạng trong các nét văn hóa của từng dân tộc sinh sống ở các
địa phương thuộc vùng dự án.
Đây cũng là một đặc điểm rất quan trọng cần lưu ý trong quá trình thiết kế dự án
và thực hiện các hoạt động đầu tư, nhằm xóa đói giảm nghèo cho vùng mà các cấp, các
ngành và bên liên quan cần đặc biệt quan tâm. Thiết kế Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2
(2010 - 2015) cũng xem xét và đưa vào các yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự tham gia có
hiệu quả của các nhóm dân tộc thiểu số trong vùng dự án, đúc rút các bài học và khuyến
nghị từ nghiên cứu chuyên sâu của Ngân hàng Thế giới (WB) và từ Báo cáo Phân tích xã
hội Quốc gia về Dân tộc và Phát triển.
* Tình trạng đói nghèo và các nguyên nhân đói nghèo:
Có thể khẳng định các dân tộc vùng miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai
nói riêng thuộc vào những cộng đồng nghèo nhất trong cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo tại vùng
dự án rất cao. Nhiều xã có tỷ lệ đói nghèo lên đến trên 60% (ví dụ như xã Tả Thàng, xã
10


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

Tả Ngải Chồ, xã Tả Gia Khâu huyện Mường Khương; xã Y tý, xã Dền Thàng, xã Ngải
Thầu huyện Bát Xát; xã Nậm Tha, xã Nậm Chày, xã Nậm Xé huyện Văn Bàn; xã Hầu
Thào, xã Tả Phìn huyện Sa Pa.
Tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm 100% số hộ nghèo tại các xã. Đời
sống của đồng bào, đặc biệt là tại các xã biên giới xa xôi và rẻo cao còn rất khó khăn và
có mức độ cải thiện cuộc sống chậm hơn nhiều so với người Kinh sinh sống trong cùng

khu vực. Mặc dù trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Nhà nước đầu tư về
lĩnh vực xoá đói giảm nghèo đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên nhóm cộng
đồng các dân tộc thiểu số vẫn là nhóm có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.
* Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đói nghèo được tóm tắt như dưới đây:
Người dân tộc thiểu số có sự hạn chế về vốn vật chất (đất đai, tiền vốn, tín dụng)
hơn người Kinh; có ít vốn kiến thức về xã hội như y tế, giáo dục và việc tiếp cận với các
dịch vụ xã hội còn hạn chế, do chủ yếu sinh sống tại các vùng núi xa xôi, hẻo lánh, cách
trở cho nên khả năng tiếp cận với môi trường bên ngoài còn nhiều hạn chế và yếu tố này
được xác định như một trong những nguyên nhân chính của đói nghèo.
Người dân tộc thiểu số có thể gặp nhiều rảo cản do ngôn ngữ khác biệt với tiếng
phổ thông cho nên rất bị hạn chế trong việc nghe, đọc, hiểu các chính sách của Chính
phủ, đặc biệt là các chương trình giảm nghèo do đó hưởng lợi của họ có thể thấp hơn so
với người Kinh.
Khả năng tiếp cận bình đẳng các loại hình dịch vụ xã hội và thị trường đa dạng của
người dân tộc thiểu số cũng phần nào kém hơn so với các nhóm dân tộc đa số. Một số
định kiến của người Kinh về người dân tộc thiểu số tuy không quá phổ biến hiện nay
nhưng cũng đã trở thành các định kiến tiêu cực và phần nào làm ảnh hưởng tiêu cực tới nỗ
lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, do đặc điểm địa hình phức tạp, độ
dốc lớn cho nên các tác động của thời tiết (như lũ quét, lũ ống, rét đậm, rét hại, hạn hán,
v.v...) đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của đồng bào và rất dễ làm tái
nghèo nhiều hộ gia đình, thậm chí cả một thôn bản hoặc một vài xã sau thiên tai.
Báo cáo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) của Ngân hàng Thế giới (WB) đã
chỉ ra một số phát hiện quan trọng được tóm tắt, chọn lọc như sau:
- Giáo dục: Tỷ lệ trẻ bỏ học ở người dân tộc thiểu số còn cao, người dân tộc thiểu
số có xu hướng đi học muộn hơn; Giáo dục mầm mon ở những vùng dân tộc thiểu số còn
chưa được quan tâm đúng mức; thiếu giáo dục song ngữ cho đồng bào là người dân tộc
thiểu số. Các loại phí trong giáo dục là một trở ngại lớn đối với tiếp cận giáo dục ở người
dân tộc thiểu số; có ít giáo viên người dân tộc và điều kiện giao thông tới trường của trẻ
nhỏ có nhiều khó khăn.
11



Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

- Giao thông, đi lại: Người dân tộc ít khi ra khỏi địa bàn họ sinh sống hơn so với
người Kinh, ít khi đi tới các thị trấn của huyện nơi họ sinh sống và dĩ nhiên là càng ít tới
các thị xã, thành phố lân cận, do ít di chuyển hơn nên đã ảnh hưởng tới khả năng quan sát
và học hỏi ý tưởng mới của họ.
- Tín dụng và dịch vụ tài chính: chưa có một chính sách tín dụng ưu đãi riêng cho
người dân tộc thiểu số và họ dễ bị tổn thương về tài chính hơn đối với những khoản vay
nặng lãi từ thị trường không chính thức.
- Tiếp cận với đất đai, nông nghiệp và lâm nghiệp: Người dân tộc thiểu số tiếp tục
bị phụ thuộc vào việc canh tác nương rẫy; có tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp thấp hơn do đó
có năng suất canh tác thấp hơn; vùng dân tộc thiểu số có diện tích rừng lớn nhưng lại có ít
hộ gia đình dân tộc thiểu số có sinh kế ổn định từ lâm nghiệp; công tác giao đất, giao rừng
nói chung dường như chưa thực sự mang lại tác động lớn tới thu nhập của người dân tộc
thiểu số; tình trạng thiếu đất đang có phần gia tăng tại một số vùng dân tộc thiểu số.
- Tiếp cận thị trường, thương mại và hoạt động phi nông nghiệp: Phụ nữ dân tộc
thiểu số ít tham gia thị trường hơn so với người Kinh; người dân tộc thiểu số bán nhiều
mặt hàng có giá trị thấp hơn so với ngoài chợ; người dân tộc thiểu số thiếu quy trình chế
biến tạo nên giá trị gia tăng lớn hơn và thiếu các mối liên kết chuỗi giá trị cho sản phẩm
của họ; buôn bán nhỏ lẻ, kể cả ở cấp thôn bản cũng do các nhóm người không phải là
người dân tộc thiểu số chiếm ưu thế và tỷ lệ của người dân tộc thiểu số đại diện trong lĩnh
vực phi nông nghiệp thấp.
- Quan niệm, định kiến chưa đúng về người dân tộc thiểu số: Có một số lượng
người Kinh còn có quan niệm, định kiến chưa đúng về người dân tộc thiểu số và điều này
đã góp phần làm tăng mối mặc cảm của họ và phần nào làm giảm đi nỗ lực vươn lên của
họ.
* Vấn đề giới và phụ nữ: Thông tin từ báo cáo đánh giá của Ngân hàng Thế giới
(WB) và các tài liệu khác cho thấy rằng bên cạnh những lợi ích mà phụ nữ và nam giới

cùng được hưởng từ thành quả về phát triển kinh tế và xã hội, hạ tầng và sản xuất nông
nghiệp, vẫn còn bằng chứng cho thấy có sự tồn tại dai dẳng về bất bình đẳng giới tại
vùng Miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng.
Quy tắc văn hóa tại vùng này tiếp tục đặt phụ nữ người dân tộc thiểu số vào vị trí
thứ yếu trong gia đình, trong cộng đồng và tiếng nói của họ trong gia đình, cộng đồng
nhiều khi chưa được xem trọng. Theo đó, phụ nữ tiếp tục phải chịu thiệt thòi trong mọi
lĩnh vực, từ tiếp cận các dịch vụ khuyến nông cho tới y tế, giáo dục, nguồn lực để sản
xuất....

12


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

Tình trạng thất học trong phụ nữ dân tộc thiểu số đã và đang cản trở họ tham gia
vào các hoạt động xã hội nói chung cũng như các hoạt động phát triển kinh tế xã hội do
Chính phủ/ các nhà tài trợ đầu tư. Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số không có cơ hội đi học
và không biết đọc, biết viết tiếng Kinh, điều này cản trở họ tham gia tích cực hơn nữa vào
các cơ hội phát triển kinh tế mới có từ nền kinh tế thị trường.
Phụ nữ người dân tộc thiểu số, đặc biệt là tại các thôn bản xa xôi ít có cơ hội tham
gia vào các cuộc họp của cộng đồng và điều này cản trở họ tiếp xúc với xã hội và các cơ
hội được nói lên tiếng nói, nói lên các nhu cầu của chính mình. Tuy nhiên, Báo cáo đánh
giá của Ngân hàng Thế giới (WB) và rất nhiều thông tin từ thực tiễn khác cũng cho thấy
đã có nhiều bằng chứng cho thấy nếu trao cơ hội, vốn và hỗ trợ về kiến thức, phụ nữ dân
tộc thiểu số có thể cải thiện được cuộc sống của mình thông qua các hoạt động sinh kế.
Đây cũng là vấn đề mà Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)
sẽ phải quan tâm trong quá trình thiết kế dự án. Thêm nữa, kinh nghiệm từ Dự án Giảm
nghèo giai đoạn 1 (2002 - 2007) cũng cho thấy, các nhu cầu và ưu tiên của phụ nữ chưa
được quan tâm một cách đầy đủ, đặc biệt là trong các mô hình nông nghiệp là các hoạt
động dễ thu hút sự tham gia của phụ nữ nhất. Xuất phát từ thực tế này, Dự án Giảm nghèo

tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) sẽ được thiết kế dựa trên cơ sở cần phải có sự ưu
tiên nhiều hơn nữa, có sự hỗ trợ đặc biệt hơn đối với phụ nữ trong vùng dự án, đưa họ
„vào cuộc‟ mạnh hơn nữa thông qua các hoạt động dự án (về tổ chức, thể chế thì Phó
Ban phát triển xã phải là Hội trưởng Hội Phụ nữ xã, dành hẳn một tiểu hợp phần trong
Hợp phần Ngân sách Phát triển xã để đáp ứng những ưu tiên đề xuất của phụ nữ, có ít
nhất một đại diện của thôn bản là nữ trong Ban Phát triển xã và việc tham vấn đối với phụ
nữ phải được chú trọng, quan tâm hơn...) nhằm góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ
và cải thiện cuộc sống vật chất, văn hóa, tinh thần của họ.
* Kết luận chung:
Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2007 của các nhà tài trợ, nghèo đói ngày càng
tập trung vào các nhóm dân tộc thiểu số. Với các thông tin cơ bản trên đây có thể cho
thấy đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng Miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói
riêng hiện vẫn đang rất khó khăn trong phát triển sinh kế và đời sống; khó khăn trong
việc tiếp cận kỹ thuật mới, tín dụng, bị ảnh hưởng rất lớn từ hậu quả của thiên tai, khả
năng tiếp cận tới thị trường thấp, bên cạch việc có rào cản về ngôn ngữ, chữ viết, định
kiến, v.v...
Chính phủ và các nhà tài trợ sẽ phải tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt cho các
cộng đồng DTTS trong vùng dự án để nhanh chóng giúp họ thoát nghèo, cải thiện đời
sống và tình trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ dân tộc thiểu số. Căn cứ vào các
đánh giá nêu trên, Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai 2 (2010 - 2015) đã xác định cách thức
13


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

tiếp cận và phân bổ nguồn lực đầu tư phù hợp để góp phần quan trọng vào giải quyết đói
nghèo tại vùng dự án (mà chủ yếu là người dân tộc thiểu số). Tinh thần chung để thiết kế
dự án là phải đảm bảo rằng các hoạt động của dự án phù hợp với tập quán canh tác, nếp
sống văn hóa của địa phương, các tài liệu bằng chữ viết cần giảm tới mức tối thiểu và
thay vào đó là các hình ảnh và sách âm thanh, các cán bộ dự án, cán bộ Hướng dẫn viên

Cộng đồng (CF) người Kinh phải được đào tạo để xóa bỏ đi các định kiến về người dân
tộc thiểu số.
Tóm lại: Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) sẽ áp dụng một
cách tiếp cận mở hơn trong đó đặc biệt chú trọng nhiều hơn tới vai trò, sự tham gia của
cộng đồng người dân tộc thiểu số, của phụ nữ, tiếp tục phát huy các thành công, các bài
học của Dự án Giảm nghèo giai đoạn 1; đặc biệt trong việc thực hiện hợp phần Ngân sách
Phát triển xã với sự tham gia rất hiệu quả của cộng đồng tại 434 thôn bản thuộc 45 xã của
vùng dự án.
II- LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN.

Lịch trình thời gian thực hiện dự án là 5 năm 2010 - 2015, được phân kỳ đầu tư
như sau:
- Năm 2010: Thực hiện các hoạt động đào tạo về lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương, đào tạo về quản lý dự án cho cán bộ quản lý dự án các cấp; triển khai
công tác chỉ định thầu tư vấn khảo sát thiết kế các công trình thuộc hợp phần 1.1 Phát
triển kinh tế huyện trong kế hoạch thực hiện 18 tháng của dự án; các hoạt động về công
tác quản lý dự án.
- Năm 2011: Thực hiện các hoạt động đào tạo, đấu thầu tư vấn, xây lắp các công
trình thuộc kế hoạch 18 tháng của hợp phần Phát triển kinh tế huyện. Chuẩn bị triển khai
việc lập kế hoạch chi tiết cho năm tiếp theo của tiểu hợp phần Đa dạng hoá các cơ hội liên
kết thị trường, sáng kiến kinh doanh; lập kế hoạch cho hợp phần Ngân sách Phát triển xã
năm 2012, lập kế hoạch cho các hoạt động đào tạo của hợp phần Đào tạo, tăng cường
năng lực; các hoạt động về công tác quản lý dự án.
- Năm 2012: Tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, đấu thầu tư vấn, xây lắp,
hàng hoá, đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trường; thực hiện hợp phần NSPTX, QLDA;
đánh giá giữa kỳ .....
- Năm 2013: Tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, đấu thầu tư vấn, xây lắp,
hàng hoá, đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trường; thực hiện hợp phần NSPTX, QLDA;
công tác thanh quyết toán, kiểm toán, giám sát, đánh giá các hoạt động dự án .....
- Năm 2014: Tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, đấu thầu tư vấn, xây lắp,
hàng hoá, đa dạng hoá các cơ hội liên kết thị trường; thực hiện hợp phần NSPTX, QLDA;

công tác thanh quyết toán, kiểm toán, giám sát, đánh giá các hoạt động dự án .....
14


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

- Năm 2015: Chủ yếu tập trung vào việc thanh, quyết toán toàn bộ các hợp phần dự
án, quyết toán dự án, đánh giá cuối kỳ và tổng kết dự án.
III- ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN.

Dự án giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015) được đầu tư trên địa bàn
434 thôn bản, 45 xã thuộc 04 huyện:
- Huyện Bát Xát, 14 xã: Nậm Chạc, Ngải Thầu, Pa Cheo, Nậm Pung, Bản Xèo,
Trung Lèng Hồ, Tòng Sành, Y Tý, Phìn Ngan, Trịnh Tường, Dền Thàng, Sảng Ma Sáo, A
Lù, Dền Sáng.
- Huyện Sa Pa 09 xã: Lao Chải, Nậm Sài, Tả Phìn, Thanh Kim, Tả Van, Hầu Thào,
Trung Trải, Sử Pán, Bản Phùng.
- Huyện Mường Khương 12 xã: Tung Chung Phố, Tả Ngải Chồ, Pha Long, Dìn
Chin, Tả Gia Khâu, Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, La Pán Tẩn, Tả Thàng, Thanh
Bình, Nậm Chảy.
- Huyện Văn Bàn 10 xã: Nậm Xé, Nậm Xây, Nậm Chày, Làng Giàng, Chiềng Ken,
Nậm Tha, Liêm Phú, Tân Thượng, Sơn Thuỷ, Dương Quỳ.
IV. NGUỒN TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN.

Tổng vốn đầu tư cho toàn Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 2015) là 383.931 triệu VND, tương đương với 22,60 triệu USD. (tỷ giá quy đổi tạm tính
1 USD = 17.000 VND).
Trong đó nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là 340.000 triệu đồng,
tương đương 20 triệu USD; vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước là 43.931 triệu đồng,
tương đương 2,60 triệu USD.
- Đối với vốn ODA vay của Ngân hàng Thế giới (WB): Thực hiện theo cơ chế Nhà

nước cấp phát từ ngân sách trung ương, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
- Đối với vốn đối ứng: vốn đối ứng bằng tiền (thực hiện theo cơ chế ngân sách
Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho các tỉnh theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày
12/9/2006 và Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính
phủ) và đối ứng bằng hiện vật (đóng góp của cộng đồng bằng nguyên vật liệu địa phương
và công lao động, không dùng hình thức đóng góp bằng tiền đối với vùng nghèo, hộ
nghèo).

15


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

CHƢƠNG II
BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN.
I. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH CẤP BÁCH CỦA DỰ ÁN.

I.1. Môi trƣờng vĩ mô và chính sách phát triển kinh tế của tỉnh.
1 - Bối cảnh chung của tỉnh Lào Cai.
1.1- Điều kiện tự nhiên:
* Về vị trí địa lý:
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc,
cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345km theo đường bộ. Phía Đông giáp tỉnh Hà
Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân
Nam - Trung Quốc (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới. Diện tích tự nhiên của tỉnh
là 638.389,59 ha, chiếm 1,93% diện tích cả nước, đứng thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước
về diện tích. Trong điều kiện liên kết kinh tế phát triển mạnh và trở thành xu thế phát triển
không thể đảo ngược được của thế giới, đặc biệt ở khu vực Đông Á, vị thế Lào Cai trở
nên vô cùng quan trọng, tạo cho tỉnh những tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội
và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Là một nút giao thông quan trọng, một bàn đạp cho Hai hành lang, một vành đai
kinh tế trên cơ sở phát triển giao thương với các tỉnh phía Tây Nam ổcung Quốc), các
tỉnh, thành phố trong cả nước theo tuyến hành lang. Hơn nữa, khi hành lang kinh tế Côn
Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động thì Trung Quốc sẽ thâm nhập vào
ASEAN qua tuyến hành lang này.
Từ Côn Minh - Thủ phủ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nếu đi bằng đường sắt qua
Lào Cai ra cảng biển Hải Phòng chỉ dài 854 km, trong khi tuyến đường sắt nội địa ngắn
nhất đi ra cảng Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) cũng dài hơn 1.800 km.
Tuyến đường Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng cũng là tuyến ngắn nhất trong
vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu quá cảnh từ Vân Nam (Trung Quốc) đi Việt Nam tới
các nước thứ ba. Do đó, Trung Quốc hết sức coi trọng tuyến huyết mạch của vùng Tây
Nam (Trung Quốc) qua cửa khẩu Lào Cai và cảng Hải Phòng. Đây là cửa ngõ gần nhất để
miền Tây (Trung Quốc) mở rộng trao đổi thương mại với khu vực và các nước khác.
- Là một cửa ngõ quan trọng nối dài thị trường Việt Nam với thị trường Tây Nam
(Trung Quốc), hiện đang phát triển rầm rộ trong chiến lược Đại khai phá miền Tây (Trung
Quốc); với cả Tiểu vùng Mê Kông mở rộng mà hệ thống đường xuyên Á đang hình thành
cùng với nhiều kế hoạch hợp tác phát triển Tiểu vùng mới đã được Hội nghị cấp cao Lần
thứ hai của Chương trình hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) ngày 5/7/2005 tại
Côn Minh khẳng định. Nói cách khác, Lào Cai trở thành cửa khẩu trung chuyển trên hành
lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, nơi hội tụ hay một trung tâm kinh tế mở hoặc thành
một cầu nối kinh tế Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Tiểu vùng Mê Kông mở
rộng, Việt Nam với thị trường tự do ASEAN - Trung Quốc.
- Phát triển thành phố cửa khẩu quốc tế để phát triển Lào Cai trở thành “đầu tầu”
kinh tế của vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ (TDMNBB), kết nối hiệu quả với vùng kinh
16


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

tế trọng điểm Bắc Bộ (KTTĐBB). Nói cách khác, Lào Cai trở thành cầu nối kinh tế quan

trọng giữa vùng KTTĐBB với vùng kinh tế Tây Nam (Trung Quốc) nói chung, tỉnh Vân
Nam (Trung Quốc) nói riêng.
- Lào Cai có điều kiện thuận lợi, dễ dàng liên kết với các tỉnh trong vùng
TDMNBB và vùng KTTĐBB trong tuyến hợp tác với Trung Quốc thông qua việc khai
thác vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, hợp tác kinh tế với Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế
Lào Cai, cùng tham gia khai thác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải
Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hải Phòng.
Như vậy, vị trí địa lý của Lào Cai không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho tỉnh mà nó còn có vai trò rất quan trọng
đối với cả vùng TDMNBB và cả nước. Lào Cai hoàn toàn có khả năng trở thành nơi hội
tụ, là đầu mối kinh tế quan trọng của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; vai
trò đầu tầu, thúc đẩy kinh tế các tỉnh lân cận, và các tỉnh lân cận này tạo thành vùng kinh
tế vành đai, có tác động bổ trợ cho vùng kinh tế động lực, hình thành thể chế kinh tế liên
hoàn toàn vùng.
* Về địa hình:
Lào Cai có địa hình phức tạp, địa hình chia cắt mạnh, độ phân tầng lớn hình thành
giữa hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy núi Con Voi cùng có hướng Tây
Bắc - Đông Nam nằm phía Đông và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp trung bình giữa hai
dãy núi. Ngoài ra, địa bàn tỉnh còn có nhiều núi nhỏ phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra
những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Địa hình chia cắt, độ phân tầng lớn nên phân đai cao
thấp khá rõ rệt, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh.
Đặc điểm địa hình trên tạo lợi thế cho Lào Cai trong phát triển các loại hình du lịch
như thám hiểm, leo núi, du lịch sinh thái. Địa hình dốc kết hợp với mạng lưới sông, suối
dày đặc sẽ là tiềm năng của Lào Cai trong phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa. Tuy nhiên, địa
hình phân tầng lớn, chia cắt cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với tỉnh trong phát triển
cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập
trung...
* Về tài nguyên đất đai:
Tổng diện tÝch tự nhiªn 638.389,59 ha, trong ®ã:
+ Đất n«ng - l©m nghiệp 375.030,63 ha, chiếm 58,74 % diện tÝch tự nhiªn, trong ®ã:

- §Êt n«ng nghiÖp: 78.855,69 ha
- §Êt l©m nghiÖp: 296.174,94 ha
+ §Êt phi n«ng nghiÖp lµ 30.677,37 ha, chiÕm 4,81% diÖn tÝch tù nhiªn.
+ §Êt ch-a sö dông lµ 232.681,59 ha chiÕm 36,44% diÖn tÝch tù nhiªn.
* Tài nguyên nước:
Lào Cai có hệ thống sông suối được phân bố khá đều với 2 con sông lớn chảy qua
là sông Hồng (130 km chảy qua tỉnh) và sông Chảy. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có
hàng nghìn sông, suối, trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên.

17


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

Sông Hồng không những có vai trò quan trọng trong phát triển giao thương bằng
đường thuỷ giữa Lào Cai - đầu mối của Việt Nam với Vân Nam - đầu mối quan trọng của
miền Tây (Trung Quốc), mà nó còn tạo ra tiềm năng phát triển du lịch đường sông. Với
lợi thế có cửa khẩu trên sông Hồng cho phép Lào Cai đảm nhận các hoạt động dịch vụ
xuất nhập cảnh khách du lịch sông Hồng. Tuy nhiên, trong những năm qua sự phối hợp
giữa các tỉnh, thành phố nằm trong lưu vực với Lào Cai chưa chặt chẽ và hiệu quả nên
tiềm năng du lịch trên sông Hồng trong tuyến hành lang kinh tế Đông Tây của các nước
trong Tiểu vùng sông Mê Kông chưa được khai thác, phát triển.
Hệ thống sông, suối dày với địa hình dốc tạo ra lợi thế cho Lào Cai trong phát triển
thuỷ điện nhỏ và vừa. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp, đến năm 2020, Lào Cai có
trên 110 điểm có thể xây dựng thuỷ điện với tổng công suất lên đến 1.100 MW.
Nguồn nước ngầm của tỉnh khá dồi dào, trữ lượng ước tính 30 triệu m3, trữ lượng
động khoảng 4.448 triệu m3 với chất lượng khá tốt. Ngoài ra, Lào Cai còn có bốn nguồn
nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt (Sa Pa), hiện
chưa được khai thác, sử dụng. Đây sẽ là tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
* Tài nguyên rừng:

Lào Cai có diện tích rừng là 286.044,35 ha, chiếm 44,97% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh và chiếm 2,36% diện tích rừng cả nước; trong đó, diện tích rừng tự nhiên: 235.170,35
ha và 50.847 ha rừng trồng.
Thực vật rừng phong phú cả về số lượng loài và tính đa dạng, điển hình của thực
vật. Riêng khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên đã thống kê có 2.847 loài thực vật thuộc
1.064 chi, 229 họ, 6 ngành, trong đó có nhiều loại quý hiếm như: Lát Hoa, Thiết Sam,
Đinh, Nghiến, Pơ Mu...Động vật rừng có 442 loài chim, thú, bò sát,.... trong đó, thú có 84
loài thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò sát có 73 loài thuộc 12 họ.
Diện tích rừng lớn, thảm thực vật phong phú và sự đa dạng các loại động vật là lợi
thế của tỉnh trong phát triển công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản; du lịch.
* Tài nguyên khoáng sản:
Lào Cai là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, trữ lượng lớn và có tính
đại diện về chủng loại của cả nước. Đến nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với
trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ
lượng, chất lượng, cụ thể:
- Quặng sắt: Phân bố ở Quý Xa bên bờ phải sông Hồng (xã Sơn Thuỷ, Văn Bàn) có
trữ lượng địa chất: 120 triệu tấn, trữ lượng khai thác: 98 triệu tấn, hàm lượng sắt trong
quặng là 53%.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng ngoài mỏ không thuận lợi đòi hỏi vốn đầu tư lớn, mặt
khác năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai còn hạn chế (không quá
500 ngàn tấn/ngày mỗi chiều) làm hạn chế hiệu quả và quy mô khai thác mỏ. Nếu sử dụng
quặng trong nước mỏ nằm quá xa khu gang thép Thái Nguyên thì chi phí vận chuyển lớn.

18


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

- Quặng đồng: Lào Cai có 2 mỏ đồng Sinh Quyền và Tả Phời. Mỏ đồng Sinh
Quyền (dài 60 km từ suối Lũng Pô tới TP Lào Cai) có trữ lượng địa chất: 53,5 triệu tấn,

hàm lượng đồng trong quặng trung bình 1,03%. Đây là mỏ đa kim, ngoài đồng còn thu
hồi được: vàng (trữ lượng: 34,7 tấn); đất hiếm (trữ lượng: 333.134 tấn); lưu huỳnh (trữ
lượng: 843.100 tấn); bạc (trữ lượng: 25 tấn). Đây là mỏ đồng lớn nhất ở Việt Nam, có thể
khai thác lộ thiên.
- Apatit: Nguồn cung cấp nguyên liệu duy nhất cho công nghiệp sản xuất phân
lân. Hiện tại, giá thành quặng còn cao do chi phí trong tuyển quặng cao, đòi hỏi công
nghiệp khai thác, tuyển quặng apatit của tỉnh cần đổi mới thiết bị như: sử dụng thuốc
tuyển có tính năng tuyển chọn lọc cao.
- Đá vôi và sét xi măng: Trữ lượng khoảng 2 triệu tấn dùng làm nguyên liệu sản
xuất xi măng. Sản phẩm xi măng này chất lượng không cao.
- Sét gạch, ngói: Mỏ sét (Giang Đông) với trữ lượng 1,5 triệu tấn đáp ứng nhu cầu
nguyên liệu cho các nhà máy gạch, ngói. Các mỏ sét đều nằm lộ thiên, khai thác dễ dàng.
- Cao lin: Mỏ cao lin (Sơn Mãn) trữ lượng khoảng 400 ngàn tấn, dùng cho công
nghiệp sản xuất sứ dân dụng. Trong những năm tới cần đưa công nghệ tuyển hiện đại để
tận dụng phụ gia cho công nghiệp giấy.
- Fenspat: Đã phát hiện một số mỏ nhỏ cách thành phố Lào Cai khoảng 8 km
(huyện Văn Bàn), trữ lượng: 5 triệu tấn, dùng làm men sứ, thuỷ tinh.
Ngoài ra, Lào Cai còn có một số mỏ quặng có giá trị kinh tế cao như quặng
Đôlomit (mỏ Cốc San) dùng làm vật liệu chịu lửa mác thấp, làm phụ gia cho luyện kim
đen; quặng Grafit: mỏ Nậm Thi có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, hàm lượng các bon
nghèo 8-20%, dùng làm bôi trơn, đúc, làm ruột bút chì.
Như vậy, Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, quý hiếm với trữ
lượng lớn. Đây là sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Lào Cai
phát triển các ngành công nghiệp như: Luyện kim, hoá chất, phân bón, vật liệu xây
dựng….Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của tỉnh còn chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ nên
năng suất và hiệu quả trong khai thác, chế biến khoáng sản chưa cao. Mặt khác, sự phát
triển ngành công nghiệp này có giới hạn và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh
thái, trong khi Lào Cai có lợi thế rất lớn về phát triển du lịch (Sa Pa). Điều này đặt ra cho
tỉnh cần có cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu tác động của công nghiệp khai thác, chế
biến khoáng sản đến môi trường sinh thái.

1.2- Điều kiện kinh tế xã hội:
- Tổng số huyện, thành phố : 09 huyện, thành phố, 164 xã phường, thị trấn.
- Tổng số dân năm 2008 là 589.375 người, trong đó chia ra nam: 294.375 người,
nữ: 295.000 người; các dân tộc chính gồm:
+ Dân tộc Kinh chiếm 35.9%.
+ Dân tộc Mông chiếm khoảng 22%.
+ Dân tộc Tày chiếm 15,9%.
19


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

+ Dân tộc Dao chiếm 13,9%.
+ Dân tộc Dáy chiếm 4,9%.
+ Còn lại là các nhóm, ngành dân tộc khác.
- Tổng số hộ năm 2008 là 124.305, chia ra :
+ Số hộ sống ở vùng thành thị là 20.400 hộ.
+ Số hộ sống vùng nông thôn là 103.905 hộ.
- Tổng số hộ nghèo (số liệu năm 2008) là 29.000 hộ, chiếm 23,33% tổng số hộ
trong toàn tỉnh. Trong đó :
+ Hộ nghèo khu vực thành thị là 7.250 hộ chiếm 4,9% tổng số hộ nghèo trong toàn
tỉnh.
+ Hộ nghèo khu vực nông thôn là 21.750 hộ chiếm 18,4% tổng số hộ nghèo trong
toàn tỉnh.
- Số hộ nghèo là nhóm các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh chiếm 69,9% tổng số hộ
nghèo trong toàn tỉnh.
- Tổng số lao động trong độ tuổi là 332.000 người; chia ra :
+ Nam: 160.000 người.
+ Nữ : 172.000 người.
+ Lao động nông nghiệp là 249.000 người, chiếm 75% số lao động trong độ tuổi

toàn tỉnh. Lao động phi nông nghiệp là 83.000 người, chiếm 25% số lao động trong độ
tuổi.
- Tổng sản lượng lương thực qui thọc năm 2008 là 199.770 tấn ; bình quân lương
thực đầu người 332 kg/người/năm.
- Thu nhập GDP của toàn tỉnh Lào Cai năm 2008 là 6.362 tỷ đồng ; cơ cấu GDP
như sau :
+ Công nghiệp là 30,09%.
+ Dịch vụ là 35%.
+ Nông nghiệp là 34%.
- GDP bình quân đầu người năm 2007 của tỉnh là 9,62 triệu đồng/người, năm 2008
là 10,8 triệu đồng/người.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn:
+ Tổng số km đường giao thông nông thôn đến năm 2008 là 4.524 km (đường liên
xã, đường xã thôn và đường liên thôn bản.
+ Tổng số chợ nông thôn là 44 chợ với tổng diện tích khoảng 60.000 m2.

20


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

+ Tổng số công trình thuỷ lợi đến năm 2008 là 620 công trình, đảm bảo nước tuới
cho khoảng 75% diện tích tuới tiêu.
+ Tổng số hộ sử dụng nước sạch năm 2007 là 95.293 hộ, năm 2008 là 98.750 hộ,
chiếm 79% tổng số hộ trong toàn tỉnh.
+ Tổng số trường học phổ thông các cấp và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề: Trường cao đẳng : 01 trường, Trung cấp 03 trường, dạy nghề 11 trường.
Trường THPT là 27 trường, trung học cơ sở là 195 trường, tiểu học 237 trường, mầm non
là 181 trường. Tổng diện tích được xây dựng khoảng 460.171 m2 trường học; tỷ lệ huy
động học sinh trong độ tuổi đến trường 98,9%.

+ Trạm y tế được đầu tư xây dựng 164/164 trạm y tế xã, phường, thị trấn với diện
tích khoảng 41.000 m2 xây dựng ; tổng số 2.255 giường bệnh, số xã đạt chuẩn quốc gia
về y tế đạt 43% (71 xã); số bác sỹ đạt 5,8 người/vạn dân. Bình quân 1 xã có 05 cán bộ y
tế.
+ Tổng số trạm truyền hình là 89 trạm, tỷ lệ số hộ dân được xem truyền hình là
73%. Tổng số trạm phát thanh là 117 trạm, tỷ lệ số hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam
là 93%.
+ Tổng số điểm bưu điện huyện, thành phố là 09, số điểm bưu điện văn hoá xã là
112 điểm.
+ Tổng số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh traon các lĩnh vực của tỉnh
Lào Cai năm 2006 là 776 doanh nghiệp, năm 2007 là 929 doanh nghiệp và năm 2008 là
1.154 doanh nghiệp.
Số liệu thống kê: Tổng hợp số liệu chính kinh tế vĩ mô của tỉnh Lào Cai.
(Có kèm biểu chi tiết tại phụ biểu số 01)
Mục lục
Dân số
Trong đó: Dân tộc thiểu số
Tổng diện tích tự nhiên
Tổng số hộ
Trong đó hộ nông thôn
% hộ nghèo chung
% hộ nghèo nông thôn
Tổng sản lượng lương thực
Bình quân lương thực/đầu người
Tổng số lao động
Trong đó LĐ nông nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp
Lao động nữ
GDP


Đơn vị
1000 người
1000 người
1000 ha
1000 hộ
1000 hộ
%
%
1000 tấn
Kg/người
1000 người
1000 người
%
1000 người
Tỷ VND

2006
565,785
367,761
638,389
118,823
100,230
31,33
25,06
189,00
334
316
237
4,27
154,840

5.039

2007
576,945
375,015
638,389
121,205
101,857
26,33
21,06
200,00
346
324
243
4,35
171,962
5.662

2008
589,375
382,505
638,389
124,305
103,905
23,3
18,40
199,77
332
332
249

4,51
165,366
6.362
21


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

Trong đó: Công nghiệp
Dịch vụ
Nông nghiệp
GDP bình quân đầu người
Giao thông nông thôn
Chợ nông thôn
Thủy lợi nhỏ
Hộ sử dụng nước sạch
Trường học
Trạm y tế
Doanh nghiệp đang hoạt động

%

Triệu
đồng/người
km
Chợ
CT
Hộ
M2
M2

DN

29,4
37,8
32,7
8,56

30,1
37,4
32,5
9,62

30,09
35
34
10,8

3.383
41
609
92.244
406.561
41.000
776

3.845
43
617
95.293
427.959

41.000
929

4.524
44
620
98.750
460.171
41.000
1.154

1.3 - Bối cảnh và các vấn đề kinh tế vĩ mô:
* Vai trò, vị trí của Lào Cai đối với vùng núi phía Bắc và cả nước.
- Là “cửa ngõ”, “trung tâm” đối với vùng TDMNBB và cả nước trong hoạt động
giao lưu ngoại thương và phát triển kinh tế cửa khẩu. Vai trò này được minh chứng như
sau:
Thứ nhất, Lào Cai là cầu nối của hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải
Phòng. Không có cửa khẩu Lào Cai mở cửa thì không thể xây dựng tuyến hành lang kinh
tế đó, cũng không thể xây dựng hệ thống mở cửa lớn hơn.
Thứ hai, Lào Cai thắt chặt thị trường Việt Nam và Đông Nam Á với thị trường
Vân Nam (Trung Quốc) thành một tổ hợp hữu cơ gồm hai hệ thống thị trường lớn, thành
con đường nhanh nhất để trao đổi, phân bổ và phân bổ lại các yếu tố sản xuất và tài
nguyên.
- Vai trò “cửa ngõ” và nơi hợp tác buôn bán và chuyển giao khoa học, kỹ thuật, thu
hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc và các nước ASEAN, trở thành nơi tập
kết và phân tán hàng hoá xuất nhập khẩu, là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất - kinh
doanh, trao đổi hàng hoá.
- Vai trò trở thành “cực phát triển” du lịch, du lịch Sa Pa sẽ trở thành một điểm du
lịch không thể thiếu đối với du khách trong nước và quốc tế. Sự phát triển du lịch của Lào
Cai sẽ làm tăng sức hấp dẫn các tour du lịch của vùng trung du miền núi Bắc bộ và cả

nước. Hơn nữa, Lào Cai cũng là “điểm đầu” của tuyến du lịch sông Hồng hiện đang được
quan tâm đầu tư phát triển.
- Lợi thế về kinh tế cửa khẩu và có nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng, quý
hiếm sẽ tạo điều kiện cho Lào Cai trở thành “hạt nhân”, “trung tâm” chuyển giao khoa
học - công nghệ cho phát triển công nghiệp của vùng trung du miền núi Bắc bộ lan toả
phát triển công nghiệp với các tỉnh khác trong vùng trung du miền núi Bắc bộ và cả nước.
Tựu chung, Lào Cai có cùng một vị trí đặc thù để có thể trở thành “cực tăng
trưởng”, “hạt nhân tăng trưởng”, phát huy hiệu ứng tích tụ và lan toả, thúc đẩy các khu
22


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

vực xung quanh phát triển. Để nhanh chóng phát huy vai trò, lợi thế, đóng góp vào sự
phát triển chung của vùng trung du miền núi Bắc bộ và cả nước thì Lào Cai cần phát huy
tối đa 4 vai trò chủ yếu: liên kết, trao đổi, dịch vụ và lan toả.
* Quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai giai
đoạn 2010 - 2015 và đến 2020.
+ Quan điểm chủ đạo đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi liền với chất lượng tăng trưởng và tiến
bộ công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư và
giữa các vùng trong tỉnh. Thực hiện tốt hơn các chính sách dân tộc, chính sách xoá đói
giảm nghèo, chính sách cho các vùng biên giới khó khăn trên địa bàn tỉnh.
- Đặt sự phát triển của Lào Cai trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế,
trong sự hợp tác chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong cả nước, gắn với vùng TDMNBB,
trong quá trình đổi mới của đất nước để phát triển kinh tế có chất lượng cao hơn.
- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; không làm tổn
hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố
hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

* Mục tiêu phát triển.
+ Mục tiêu tổng quát:
- Giai đoạn 2010-2015: Đây là giai đoạn mà tất cả thực lực cạnh tranh của nền kinh
tế tỉnh tăng lên một cách toàn diện, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao đi liền với nâng cao
chất lượng tăng trưởng. Các lĩnh vực kinh tế then chốt như công nghiệp khai thác, chế
biến khoáng sản, kinh tế cửa khẩu, du lịch trên đà phát triển với gia tốc lớn trở thành “đầu
tầu” để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, kinh tế. Đến năm 2015, Lào Cai sẽ hình
thành một kết cấu ngành nghề kết hợp hài hoà giữa các ngành truyền thống và hiện đại có
sức cạnh tranh mạnh và nền kinh tế “cất cánh”.
- Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng
TDMNBB và vào loại khá của cả nước; thành phố Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế
lớn, đô thị hiện đại của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng,
địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế và giao lưu kinh tế với Trung Quốc và quốc tế của
Vùng và cả nước; các vấn đề văn hoá - xã hội được giải quyết tốt, môi trường tự nhiên
được bảo vệ, trận tự, an toàn xã hội được bảo đảm, chính trị ổn định, bảo vệ vững chắc
chủ quyền quốc gia.
+ Mục tiêu phát triển cụ thể:
1 - Mục tiêu tăng trưởng kinh tế:
- Đến năm 2010, phấn đấu GDP/người đạt 13 triệu đồng, bằng 67,9% so với mức
trung bình của cả nước; đến năm 2015, GDP/người đạt 31,8 triệu đồng, bằng 103,8% so
với mức bình quân của cả nước; và đến 2020 GDP/người đạt 63,1 triệu đồng, bằng
119,9% mức bình quân của cả nước.
23


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

- Để đạt được mục tiêu về GDP/người, nhịp độ tăng trưởng bình quân GDP phải
đạt 13%/năm; 14,5%/năm; và 12,5%/năm ở từng giai đoạn phát triển.
- Để đạt mục tiêu tăng trưởng tổng GDP của nền kinh tế như trên thì tốc độ tăng

trưởng GDP của từng khu vực phải phấn đấu:
+ Tăng trưởng VA bình quân khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 6,2%/năm;
5,0%/năm; và 4,0%/năm ở từng giai đoạn phát triển;
+ Tốc độ tăng trưởng VA bình quân khu vực công nghiệp-xây dựng đạt
20,7%/năm; 16,5%năm; và 13,0%/năm ở từng giai đoạn phát triển;
+ Tốc độ tăng truởng VA bình quân khu vực dịch vụ đạt 13,0%/năm; 18,1%/năm;
và 14,8%%/năm ở từng giai đoạn phát triển.
- Với tốc độ tăng trưởng VA của từng khu vực như vậy thì cơ cấu của nền kinh tế:
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản - Công nghiệp-xây dựng - Dịch vụ sẽ là: Đến năm 2010:
27,9 - 34,1 - 38,0; đến năm 2015: 16,3 - 40,1 - 43,6; và đến năm 2020: 9,7 - 40,7 - 49,6.
2 - Mục tiêu xã hội:
- Giai đoạn 2006-2010, phấn đấu tỉ lệ giảm sinh mỗi năm 0,4%o; tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên đạt 1,4%/năm; giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân 1,3%/năm; đến năm 2020
dân số của tỉnh đạt 703,6 ngàn người.
- Tốc độ tăng tỷ lệ dân số đô thị bình quân 8,2%/năm; 8,4%/năm; và 8,0%/năm ở
từng giai đoạn phát triển. Tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 20% năm 2005 lên 27,5% năm 2010,
đạt 38,9% năm 2015 và đạt 53,6% năm 2020.
- Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ nghèo theo chuẩn mới còn dưới 20%; phấn
đấu đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%; đến năm 2020 cơ bản không còn tỷ lệ hộ
đói nghèo.
- Giai đoạn 2006-2010, phấn đấu tạo việc làm mới bình quân mỗi năm cho khoảng
9,5 ngàn người; giai đoạn 2011-2020 phấn đấu tạo việc làm mới bình quân mỗi năm cho
khoảng 5,5 ngàn người.
- Đến năm 2010, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 36%; đến năm 2015
tỷ lệ này đạt trên 55%; đến năm 2020 tỷ lệ này đạt trên 75%.
- Đến năm 2010, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 26%; đến năm 2015
giảm còn 20%; đến năm 2020 giảm còn 15%. Đến năm 2010 số lần khám bệnh bình quân
đạt trên 2 lần/người/năm.
- Công tác an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
3 – Mục tiêu về môi trường:

- Môi trường được giữ vững, không còn tình trạng ô nhiễm ở các khu (điểm) công
nghiệp, các khu kinh tế, đô thị.
- Đến năm 2010, phấn đấu tỷ lệ che phủ của rừng là 48%; đến năm 2015 và 2020,
tỷ lệ này là 55% và 60%.
24


Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2015)

- Đến năm 2010, phấn đấu 100% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch; trên
75% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; đến năm 2015 và 2020 phấn đấu 85% và
98% dân số nông thôn được dùng nước sạch.
- Đến năm 2010, 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung;
trên 75% chất thải rắn được thu gom xử lý; cơ bản chất thải y tế được xử lý; đến năm
2015 và 2020 phấn đấu 90% và 100% chất thải rắn được thu gom và xử lý.
- Bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh
học, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn và tôn tạo.
2 - Bối cảnh chung của vùng dự án:
2.1- Phạm vi vùng dự án:
Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2 (2010 - 2014) được thực hiện tại địa
bàn 45 xã, 432 thôn bản của 4 huyện là Bát Xát, Sa Pa, Mường Khương, Văn Bàn.
STT

Danh mục xã

Số thôn
bản

Dân số


Hộ đói ngèo
(2008)

Số hộ

Số hộ

%/TS

Vùng dự án

432

120.871

22.093

9.904

44,83

I

Huyện Bát Xát

128

34.162

6.406


2.671

41,7

1

Xã Nậm Chạc

11

2102

380

119

31

2

Xã Ngải thầu

6

1675

316

184


58

3

Xã Pa Cheo

7

2231

491

302

62

4

Xã Nậm Pung

5

1511

274

88

32


5

Xã Bản Xèo

7

1842

387

112

29

6

Xã Trung Lèng Hồ

5

1956

341

117

34,3

7


Xã Tòng Sành

7

1468

239

76

31,8

8

Xã Y Tý

15

4203

742

330

44,4

9

Xã Phìn Ngan


14

2056

416

157

38

10

Xã Trịnh Tường

21

5373

1049

361

34

11

Xã Dền Thàng

9


3303

470

250

53

12

Xã Sảng Ma Sáo

8

3298

634

311

49

13

Xã A Lù

8

1936


333

127

38

14

Xã Dền Sáng

5

1859

334

137

41

II

Huyện
Khương

1
2

Mường


148

33.039

6.178

3.353

54,27

Xã Tung Chung Phố

17

3900

840

419

49,8

Xã Tả Ngải Chồ

11

2426

448


240

53,6

Ghi
chú

25


×