Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 120 trang )

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ
THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC
CHƯƠNG TRÌNH GOPA
Trong khuôn khổ Chương trình Quản trị Nhà nước và Cải cách Hành chính
Giai đoạn II (GOPA II, 2012-2015) do Đan Mạch tài trợ

Nhà xuất bản Lao Động
Hà Nội -2015


LỜI NÓI ĐẦU
Giai đoạn I của Chương trình “Quản trị Nhà nước và Cải cách Hành chính” (GOPA
I) do Đan Mạch tài trợ với ngân sách 70 triệu Cu ron được thực hiện từ năm 2008
đến 2011. GOPA I bao gồm (1) Trụ cột Cải cách hành chính (CCHC) hỗ trợ các
sáng kiến CCHC tại 5 tỉnh vùng xa là Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk và
Đắk Nông, và (2) Trụ cột Quản trị Nhà nước hỗ trợ tăng cường cho Quốc hội cũng
như nghiên cứu và giáo dục về quyền con người tại các trường đại học ở Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau hơn bốn năm thực hiện chương trình (giai đoạn I), tất cả năm tỉnh đã đạt
được những tiến bộ đáng kể trong cải cách hành chính, bám sát chương trình
tổng thể của Chính phủ (giai đoạn 2001-2010 trước đây, và giai đoạn 2011-2020
hiện nay), góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn, qua đó có tác động
tích cực đối với xóa đói, giảm nghèo, nhất là cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bên
cạnh những thành tựu này, các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi
tiếp tục hỗ trợ cải cách hành chính để phát triển hơn nữa.
Hợp phần CCHC giai đoạn này tập trung hỗ trợ năm tỉnh thực hiện kế hoạch
CCHC hàng năm, bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật về xây dựng và triển khai kế hoạch.
Các bài học kinh nghiệm thu được đăng trong cuốn sách “Kinh nghiệm xây dựng
và triển khai kế hoạch CCHC ở cấp tỉnh” vào năm 2013. Giai đoạn II (GOPA II)
thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015 với ngân sách 60 triệu Cu ron. Ngoài các


Hợp phần CCHC và Giáo dục về quyền con người tiếp nối từ Giai đoạn I, Giai
đoạn II có thêm Hợp phần về Sự tham gia của người dân và Trách nhiệm giải
trình.
Theo tài liệu chương trình Quản trị nhà nước và Cải cách hành chính, hợp phần
CHCC có các mục tiêu phát triển sau:
•Hỗ trợ các tỉnh tham gia đặt mục tiêu phù hợp và sử dụng các nguồn lực hiệu
quả hơn để đạt được kết quả CCHCC giúp tỉnh phát triển kinh tế xã hội bền
vững và cân đối hơn.
Hợp phần CCHCC có các mục tiêu ngắn hạn sau:
•Các tỉnh thực hiện các quy trình lập kế hoạch, giám sát và đánh giá mở và có
sự tham gia của người dân đối với CCHCC để thu hút người dân, các doanh
nghiệp và tập đoàn phi quốc doanh.
•Các tỉnh có năng lực đảm bảo các kết quả CCHCC đóng góp tích cực vào
công tác giảm nghèo, giới và phát triển dân tộc thiểu số cũng như môi trường
bền vững;
•Các tỉnh thực hiện các sáng kiến CCHCC quan trọng trong Chương trình
CCHCC quốc gia 2011 - 2020 mang lại các bài học và cách làm tốt.

2

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA


Hợp phần CCHCC có mục tiêu nhằm tới 5 tỉnh nghèo vùng sâu ở miền Bắc, Trung
và Nam của Việt Nam; cả 5 tỉnh này đều đã tham gia giai đoạn 1. Các kết quả đầu
ra được trông đợi là quy trình CCHCC ở các tỉnh trở nên mở và thu hút nhiều đối
tượng tham gia hơn, đồng thời các kết quả CCHCC đóng góp tích cực vào công
tác giảm nghèo, bình đẳng giới và phát triển dân tộc thiểu số cũng như môi trường
bền vững ở tỉnh nhà.

Qua hơn ba năm thực hiện chương trình giai đoạn II, cả năm tỉnh tiếp tục được hỗ
trợ tăng cường năng lực quản lý, thực hiện và theo dõi, đánh giá cải cách hành
chính; triển khai thí điểm Hệ thống quản lý thực thi công việc theo kết quả (PMS –
HTQLTKQ); thực hiện một số chủ trương mới của nhà nước về công vụ (như xây
dựng cơ cấu công chức theo vị trí việc làm); bước đầu xã hội hóa1 và cải tiến chất
lượng cung ứng dịch vụ công trên địa bàn.
Hợp phần CCHC trong chương trình GOPA giai đoạn I và II nhằm hỗ trợ thực hiện
CCHC ở cấp tỉnh. Trong quá trình này, Vụ Cải cách hành chính của Bộ Nội vụ có
vai trò chỉ đạo qua các hội nghị chia sẻ kinh nghiệm hàng năm của các tỉnh. Trong
giai đoạn II, vai trò của Bộ Nội vụ còn tăng cường hơn nữa qua các hội nghị chính
sách hàng năm với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Đại sứ Đan Mạch và
lãnh đạo của năm tỉnh để thảo luận về tiến trình và ưu tiên trong CCHC.
Tài liệu này giới thiệu các bài học kinh nghiệm về thí điểm triển khai Hệ thống
quản lý thực thi công việc theo kết quả tại Hợp phần CCHC trong cả Giai đoạn I
và II của Chương trình.

1

Tại Việt Nam, thuật ngữ “xã hội hóa” dùng để chỉ việc thu hút sự tham gia của các thành
phần ngoài nhà nước vào cung ứng dịch vụ công. Nó còn bao hàm một số phương diện tư
nhân hóa.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA

3


Các quan điểm và ý kiến nêu trong cuốn sách là của các tác giả và không thể hiện
ý kiến hay quan điểm chính thức của chính quyền 5 tỉnh tham gia Chương trình,

của Chính phủ Việt Nam hay của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam.

4

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA


MỤC LỤC

Danh mục các sơ đồ.......................................................................................... 6
Danh mục các bảng........................................................................................... 6
Danh mục từ viết tắt........................................................................................... 7
Lời nói đầu.......................................................................................................... 2
1. GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ................................................. 9
1.1 Quản lý theo kết quả và cải cách hành chính nhà nước.............................. 9
1.2 Khuôn khổ quản lý theo kết quả..................................................................11
1.3 Tổng quan về quản lý theo kết quả tại Việt Nam........................................ 13
2. TỈNH ĐẮK LẮK............................................................................................ 21
2.1 Áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả tại Đắk Lắk................................... 21
2.2 Sở Xây dựng.............................................................................................. 24
2.3 Trường Mầm non Hoa Mai, thị xã Buôn Hồ................................................ 27
3. TỈNH ĐẮK NÔNG......................................................................................... 47
3.1 Hệ thống quản lý theo kết quả tại Đắk Nông.............................................. 47
3.2 Trung tâm Xúc tiến Đầu tư......................................................................... 48
4. TỈNH LÀO CAI............................................................................................. 57
4.1 Hệ thống quản lý theo kết quả tại Lào Cai................................................. 57
4.2 Sở xây dựng Lào Cai................................................................................. 58
4.3 Sở Tài nguyên và Môi trường ................................................................... 65
5. TỈNH LAI CHÂU........................................................................................... 75

5.1 Bối cảnh. ............................................................................... 75
5.2 Trường tiểu học Kim Đồng, thành phố Lai Châu........................................ 77
5.3 Huyện Tam Đường..................................................................................... 81

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA

5


6. HTQLTKQ TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN........................................................................ 89
6.1 Bối cảnh chung.................................................................................................. 89
6.2 Quản lý rừng tại huyện Điện Biên Đông............................................................ 89
7. CÁC BÀI HỌC VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................... 97
7.1 Áp dụng thí điểm hệ thống quản lý theo kết quả............................................... 97
7.2 Nhân rộng hệ thống quản lý theo kết quả......................................................... 98
7.3 Kết luận........................................................................................................... 100
Tài liệu tham khảo............................................................................................... 101
Phụ lục................................................................................................................. 103
Phụ lục 1: Đánh giá thí điểm HTQLTKQ tại TP Hồ Chí Minh................................ 103
Phụ lục 2: Các bài học rút ra từ thí điểm HTQLTKQ tại tỉnh Đắk Lắk năm 2007..... 106

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: 4 bộ phận chủ yếu của HTQLTKQ......................................................11
Sơ đồ 2: Quá trình lập kế hoạch căn cứ theo kết quả.......................................12
Sơ đồ 3: Thay đổi về văn hóa qua thực hiện HTQLTKQ...................................13
Sơ đồ 4: Kế hoạch báo cáo về thí điểm HTQLTKQ tại SXD Lào Cai................62
Sơ đồ 5: Các bước để thể chế hóa HTQLTKQ.................................................99

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Thí điểm HTQLTKQ tại Thành phố Hồ Chí Minh................................14
Bảng 2: Thí điểm HTQLTKQ tại tỉnh Đắk Lắk năm 2007.................................16
Bảng 3: Áp dụng HTQLTKQ tại các tỉnh GOPA.......................................................17
Bảng 4: Năm đơn vị thí điểm HTQLTKQ tại Đắk Lắk trong năm 2007.............21
Bảng 5: Mục tiêu và các chỉ số thực thi HTQLTKQ tại SXD Đắk Lắk năm 2008...25
Bảng 6: Kết quả thực hiện HTQLTKQ tại SXD .......................................................25
Bảng 7: Kế hoạch ngân sách cho HTQLTKQ tại trường mầm non Hoa Mai...30
Bảng 8: Các kết quả đầu ra và chỉ số theo HTQLTKQ tại SXD tỉnh Lào Cai...60
Bảng 9: Các hoạt động thuộc kết quả đầu ra 5................................................62
Bảng 10: PCI của tỉnh Lào Cai và Chỉ số tiếp cận đất đai.................................66
Bảng 11: .Mục tiêu, các kết quả và chỉ số của HTQLTKQ tại STN-MT tỉnh Lào Cai........67
Bảng 12: Số lượng bài kiểm tra nhà trường đã xây dựng trong giai đoạn thí điểm
HTQLTKQ...........................................................................................79
Bảng 13: Mục tiêu cụ thể, kết quả đầu ra và chỉ số thực hiện HTQLTKQ tại huyện
Tam Đường.........................................................................................81
Bảng 14: Tình trạng rừng tại xã Na Son năm 2013...........................................90

6

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BNV
CCHC
CP
CT GOPA
Danida
ĐSQĐM

HTCLQT
KHPT KT-XH
NNL
PAPI
PAR INDEX
PCI
PTNNL
QLNNL
SNV
SKH-CN
SKH-ĐT
STC
STP
STN-MT
SXD
SYT
TD-ĐG
TCTT
TP
TP BMT
TP HCM
TTXTĐT
UBND
UNDP
VP UBND
VND
WB

Bộ Nội vụ
Cải cách hành chính

Chính phủ
Chương trình Quản trị Nhà nước và Cải cách hành chính
Cơ quan Phát triển Quốc tế của Đan Mạch
Đại sứ quán Đan Mạch
Hệ thống Chất lượng Quốc tế (ISO)
Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội
Nguồn nhân lực
Chỉ số thực thi cải cách hành chính
Chỉ số cải cách hành chính
Chỉ số Cạnh tranh cấp tỉnh
Phát triển nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực
Sở Nội vụ
Sở Khoa học – Công nghệ
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Tài chính
Sở Tư pháp
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Xây dựng
Sở Y tế
Theo dõi, đánh giá
Trường Chính trị tỉnh
Thành phố
Thành phố Buôn Ma Thuật
Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư
Ủy ban Nhân dân
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc
Văn phòng Ủy ban Nhân dân
Đồng Việt Nam

Ngân hàng Thế giới

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA

7


LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Bộ Nội vụ Việt Nam và Đại sứ quán Đan Mạch tại
Việt Nam đã chỉ đạo và hướng dẫn chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện
Chương trình.
Chúng tôi rất biết ơn TS. Mel Blunt, chuyên gia cấp cao về cải cách hành chính,
đã có những góp ý quý báu cho cuốn sách này.
Đặc biệt, cảm ơn lãnh đạo và các công chức thực hiện cải cách hành chính các
tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Đắk Lắk và Đắk Nông đã phối hợp và tham gia
tích cực trong suốt chương trình, cũng như các thí điểm áp dụng hệ thống quản
lý theo kết quả. Chúng tôi cũng cảm tạ lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức
các cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm áp dụng hệ thống quản lý theo kết quả đã
nỗ lực tham gia và đóng góp các bài học kinh nghiệm.

8

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA




01


GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ
THEO KẾT QUẢ

1.1QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC
Nói chung, cải cách hành chính (CCHC) chính là sự đáp ứng cho những yêu cầu
cải thiện trách nhiệm của nhà nước và các dịch vụ công nhằm bảo đảm phát triển
kinh tế - xã hội bền vững và đáp ứng nhu cầu của tổ chức và công dân. Mặc dù
các nước trên thế giới có phương thức tiếp cận khác nhau đối với CCHC, phần
lớn nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, tinh giản các quy định và thủ tục, tăng
cường trách nhiệm giải trình của nhà nước và cải thiện việc cung ứng dịch vụ.
Một hệ thống công vụ hiện đại và chuyên nghiệp phải bảo đảm thực hiện thành
công ba lĩnh vực cụ thể là:
• T
 hứ nhất, xây dựng nên môi trường pháp quy tạo điều kiện hỗ trợ cho tăng
trưởng bền vững và công bằng;
•Thứ hai, cung cấp các dịch vụ tạo điều kiện cho tổ chức và công dân tham gia
và được thụ hưởng sự phát triển kinh tế - xã hội một cách công bằng;
•Thứ ba, thiết lập các cơ chế trách nhiệm giải trình để công dân biết, giám sát
và tham gia vào các quá trình quản trị nhà nước.
Trong nhiều năm qua, hàng loạt công cụ quản lý đã được xây dựng nên để tạo
điều kiện cho các cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp trở nên
có hiệu lực và hiệu quả hơn. Từ đầu thập kỷ 1980, các công cụ như “quản lý theo
mục tiêu” (MBO) đã được sử dụng để giúp các nhà quản lý tập trung hoạt động
công vụ và dịch vụ công vào việc xác định và đạt được các mục tiêu đề ra. Theo
thời gian, các công cụ này được cải tiến và trở thành phương pháp quản lý theo
kết quả (QLTKQ) hay quản lý thực thi công việc (PMS). Công tác báo cáo gần đây
chú trọng hơn vào các kết quả đạt được thay vì chỉ trình bày việc hoàn thành các
hoạt động nào.

QLTKQ là quá trình tách mục đích chung thành các mục tiêu, các kết quả đầu ra
và các chỉ số gắn với từng đơn vị công tác và cá nhân trong một tổ chức, tiếp theo
là việc theo dõi triển khai nhằm đạt được các kết quả và điều chỉnh hoạt động khi
cần. Một hệ thống quản lý thực thi công việc theo kết quả (HTQLTKQ) mô tả cấu
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA

9


trúc chính thức và các quá trình mà một tổ chức lên kế hoạch, thực hiện, theo dõi
và đánh giá, quản lý thực thi công việc và báo cáo kết quả theo các chứng cứ.
Ít nhất thì một HTQLTKQ cần có các đặc tính sau:
a)Thống nhất theo chiều dọc – các mục đích và mục tiêu của tổ chức được thông
tin tới tất cả nhân viên của tổ chức và kết nối với các mục tiêu của cá nhân,
đơn vị.
b)Phối hợp theo chiều ngang – nơi mục tiêu chiến lược được truyền tải tới mọi
đơn vị trong tổ chức, các hệ thống và quy trình được chính thức hóa để kết nối
các cơ quan lại với nhau để chúng làm việc nhất quán.
c)Kết nối ngân sách – phân bổ các nguồn tài chính theo các kết quả đầu ra và tác
động.
d)Theo dõi và đánh giá (M&E) – có quy trình đánh giá chính thức và rút ra các
bài học để cải tiến việc xây dựng chính sách và các kế hoạch chiến lược.
e)Cơ chế quản lý – có quá trình quản lý theo dõi công việc và tiến triển hàng ngày
nhằm sớm xác định ra vấn đề ngay khi phát sinh và thực hiện hành động điều
chỉnh.
f)Cải thiện nguồn nhân lực – bảo đảm là các đơn vị, nhóm và cá nhân công
chức có năng lực cần thiết (mô tả công việc) và khả năng đạt được các mục
tiêu của tổ chức.
g)Củng cố việc đánh giá cán bộ, công chức và viên chức – các đơn vị, nhóm và

cá nhân thực hiện các chỉ số thực thi theo mục tiêu tổ chức đã định, và kết quả
đánh giá công chức dùng để chỉ ra xem cần tiếp tục cải tiến việc thực thi của
tổ chức như thế nào.
Một HTQLTKQ sẽ tạo điều kiện để các nhà quản lý và nhân viên biết được:
• Mục tiêu của họ là gì;
• Họ cần làm gì để đạt được mục tiêu của mình;
• Làm thế nào để đo lường được tiến triển nhằm đạt được mục tiêu;
•Làm thế nào để phát hiện được vấn đề trong quá trình thực thi công việc và
chỉnh sửa chúng;
• Cần có thay đổi gì để cải tiến hiệu quả làm việc;
• Cần tiếp tục đào tạo và phát triển gì để cải thiện năng lực và việc thực thi công tác.
Mục đích của HTQLTKQ cũng bao hàm việc thiết lập nên một văn hóa theo định
hướng kết quả trong đó cả các nhà quản lý và nhân viên đều có sự thấu hiểu
chung về điều cần đạt được và đạt được như thế nào. Quan trọng hơn nữa là liên
tục cải tiến năng lực cũng như các quy trình làm việc của họ như thế nào để tạo
ra được kết quả cao hơn. Vì vậy, QLTKQ cũng chính là quá trình quản lý kết quả
một cách tích cực và chủ động.

10

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA


Một mặt, QLTKQ là công cụ để các nhà lãnh đạo sử dụng. Ở cấp độ chiến lược,
Ủy ban Nhân dân (UBND) các cấp có thể sử dụng các quá trình QLTKQ để làm rõ
chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, theo dõi tiến triển và đánh giá các kết quả
mang tính phát triển của mục đích chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn. Ở cấp tác nghiệp, các nhà quản lý có thể theo dõi công việc hàng
ngày và bảo đảm rằng công việc của các cơ quan hành chính đều hướng tới việc

đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

1.2KHUÔN KHỔ QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ
Một hệ thống QLTKQ (PMS) thường bao gồm 4 bộ phận chủ yếu.
Sơ đồ 1: 4 bộ phận chủ yếu của HTQLTKQ

Lập kế hoạch căn
cứ theo kết quả

Quản lý nguồn
nhân lực

Thực thi công việc

Lập ngân sách theo
định hướng đầu ra

Các cơ cấu tổ chức
và hệ thống quản lý

Thứ nhất, là quá trình lập kế hoạch hai chiều căn cứ theo kết quả qua đó các mục
tiêu được chuyển xuống cho các nhóm và cá nhân, và quá trình đo lường kết quả,
góp ý phản hồi, và tham gia vào quá trình lập kế hoạch từ bên dưới lên. Quá trình
lập kế hoạch căn cứ theo kết quả bao gồm các hoạt động sau:







Thiết lập mục tiêu, xây dựng chỉ số và kết quả;
Kết nối các nguồn lực tổ chức và con người nhằm đạt được kết quả;
Theo dõi sự tiến triển so với kết quả và mục tiêu;
Chỉ ra các cơ hội cải tiến;
Thực hiện các hành động nhằm cải tiến việc thực thi.

Thứ hai, vì QLTKQ chính là nhằm đạt được kết quả vì vậy cần phân bổ ngân sách
cho các kết quả đầu ra. Nếu không làm như vậy thì các mục tiêu và kết quả đầu
ra chỉ đơn thuần là danh mục những điều mong ước khó mà đạt được.
Thứ ba, sau khi phân công trách nhiệm cho các nhóm và cá nhân, điều cần làm
là bảo đảm có các quy trình quản lý nguồn nhân lực thỏa đáng để nhân viên có
năng lực cần thiết và điều kiện làm việc tốt nhất nhằm thực thi công việc có hiệu
quả cao.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA

11


Thứ tư, cần tinh giản các cơ cấu tổ chức, các hệ thống quản lý và thể thức làm
việc để hỗ trợ tốt nhất cho việc đạt được kết quả.
Một yếu tố quyết định thành công của QLTKQ là hệ thống đánh giá cán bộ, công
chức, viên chức có hiệu lực. Hệ thống này cần hợp nhất với quá trình lập kế
hoạch căn cứ theo kết quả như mô tả tại sơ đồ dưới đây.
Sơ đồ 2: Quá trình lập kế hoạch căn cứ theo kết quả

Lập kế hoạch

Quản lý và phát triển NNL


Sứ mệnh và mục
đích của tổ chức

Các quá trình
lập kế hoạch, lập
ngân sách và
quản lý

Khung năng lực và
mô tả công việc
Các mục tiêu, kết quả
đầu ra, chỉ số và các
đích thực thi công việc
phân bổ cho các đơn
vị làm việc và cá nhân

Theo dõi và
đánh giá

Đánh giá công tác
của nhân viên

Các hụt hẫng về
năng lực. Nhu cầu
đào tạo

Hệ thống đánh giá thực thi công tác của cán bộ, công chức, viên chức phải có hai yếu tố.

•
Thứ nhất, từ quá trình lập kế hoạch căn cứ theo kết quả, phân công thực hiện đầu

ra, chỉ số và tiêu chuẩn cho mỗi vị trí trong tổ chức;

•
Thứ hai, từ khung năng lực, xác định những năng lực cần thiết để làm ra được kết
quả đầu ra và ghi vào bản mô tả công việc cho mỗi vị trí.

Trong HTQLTKQ, người quản lý trực tiếp có một vai trò quan trọng, không chỉ phân
công nhiệm vụ, theo dõi quá trình thực hiện, mà còn đánh giá cán bộ, công chức, viên
chức và phản hồi, góp ý cho việc thực thi công tác của người nhân viên. Để đánh giá
cán bộ, công chức, viên chức, người quản lý trực tiếp cần trao đổi và thống nhất với
người nhân viên những điều sau đây:

• Đánh giá kết quả đã đạt được và thống nhất những hành động điều chỉnh cần thiết.
•Đánh giá các ưu, nhược điểm trong thực thi công tác của cán bộ, công chức, viên
chức và chỉ ra bất kỳ hẫng hụt nào về năng lực.

•Thống nhất kế hoạch hành động về đào tạo và học tập để giúp cán bộ, công chức,
viên chức cải thiện thực thi công tác.

12

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA


•Đánh giá những đóng góp chung của người cán bộ, công chức, viên chức đối với

tổ chức và thống nhất hình thức khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc, cho nghỉ việc hay
luôn chuyển.


Trọng tâm của quá trình đánh giá thực thi công tác của cán bộ, công chức, viên chức
dựa trên cơ sở cùng xác định mục đích và phát triển năng lực của người nhân viên đó
nhằm đáp ứng những yêu cầu của tương lai chứ không phải để khen thưởng hay kỷ
luật. Vì vậy, hợp nhất QLTKQ và đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trong một hệ
thống cũng bao hàm sự thay đổi về văn hóa làm việc của cơ quan nhà nước.
Sơ đồ3: Thay đổi về văn hóa qua thực hiện HTQLTKQ
Từ

Đến

Kiểm soát và tuân thủ:
- Cai trị
- Ít linh hoạt
- Chú trọng vào nguồn lực đầu vào
- Nhân viên đáp ứng yêu cầu của cấp trên
- Tĩnh
- Thụ động
- Kiểm soát các cá nhân

Căn cứ theo kết quả và trách nhiệm
giải trình:
- Theo định hướng sứ mệnh
- Hướng tới khách hàng
- Chú trọng vào kết quả
- Nhân viên chịu trách nhiệm
- Linh hoạt
- Có tính tiên liệu trước
- Chú trọng vào làm việc nhóm

1.3 TỔNG QUAN VỀ ÁP DỤNG QLTKQ TẠI VIỆT NAM

HTQLTKQ là công cụ quản lý hướng tới kết quả đã triển khai tại nhiều nước trên
thế giới vài thập kỷ qua, sáng kiến này vào Việt Nam chưa lâu. Cũng giống như
nhiều nỗ lực cải cách khác, trong bối cảnh “dần chuyển đổi quản lý công2” tại Việt
Nam, ban đầu, HTQLTKQ được thí điểm tại một thành phố, sau đó nhân rộng ra
một số tỉnh.

1. Thành phố Hồ Chí Minh:
Là địa phương năng động nhất về CCHC tại Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
(TP HCM) đã tiếp thu nhiều sáng kiến mới và vận dụng vào chính quyền thành
phố (ví dụ mô hình “Một cửa, một dấu”, Chính phủ điện tử trong thập kỷ 1990, và
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO trong đầu thập kỳ 2000). Nhiều bài học kinh
nghiệm thành công đã được Chính phủ chấp thuận, phê duyệt và nhân rộng trong
cả nước.

2Nguyễn Khắc Hùng sử dụng khái niệm này trong luận án tiến sỹ năm 2002, Vương quốc Anh:
Đại học tổng hợp Manchester.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA

13


HTQLTKQ đầu tiên được thí điểm tại TP HCM vào thập kỷ đầu của Thiên niên kỷ
mới, khi một đồng chí Phó Chủ tịch đặt ra câu hỏi làm thế nào để Ủy ban Nhân
dân (UBND) TP có thể theo dõi và biết là đã đạt được mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội của TP. Một đợt rà soát đã xác định được nhiều thiếu sót trong hệ thống
hành chính của TP như: (1) các cơ quan/đơn vị không phải lúc nào cũng biết cách
phải làm gì để đạt được các chỉ tiêu được giao; (2) phối hợp liên ngành còn yếu
và giao trách nhiệm chưa rõ ràng; và (iii) thực hiện mục tiêu còn chậm và manh

mún, chưa có cơ chế đánh giá kết quả đã đạt được.
Vì vậy, từ năm 2003 TP đã cân nhắc kỹ, và triển khai thí điểm HTQLTKQ vào năm
2005 nhằm hỗ trợ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 20062010. Mục tiêu chiến lược là lựa chọn 3 sở, ngành của TP (Sở Tài nguyên và Môi
trường – STN-MT, Sở Kế hoạch và Đầu tư - SKH-ĐT, và Sở Y tế - SYT), và 2 đơn
vị cấp huyện là huyện Bình Chánh và quận I. Tổng số đã chọn ra 7 nội dung đề
án để thí điểm HTQLTKQ.
Bảng 1: Thí điểm HTQLTKQ tại TP HCM
SKH-ĐT

Tăng nguồn dự trữ đất để phục vụ các yêu cầu phát triển và
đầu tư tại TP HCM

SKH-ĐT

Tăng cường quản lý nhà nước sau cấp phép đối với doanh
nghiệp thực hiện luật doanh nghiệp

SYT

Nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà nước về dịch vụ chăm sóc
sức khỏe

Huyện Bình
Chánh

Tăng nguồn dự trữ đất để phục vụ các yêu cầu dự án đầu tư
và phát triển của thành phố

Quận 1


Quản lý có hiệu lực và sử dụng hiệu quả đất đai công cộng tại
quận 1 trong năm 2006
Nâng cao sự kiểm soát sau khi cấp phép kinh doanh của
chính quyền đối với các doanh nghiệp tại quận 1

Mỗi đề án HTQLTKQ gồm các tài liệu mô tả:
• Thực trạng vấn đề cần giải quyết.
• Hệ thống mục tiêu, kết quả, chỉ số thực thi để giải quyết vấn đề.
• Cơ chế theo dõi và đánh giá.
Nội dung tài liệu gồm: các dữ liệu cơ bản, mục đích phát triển, những trở ngại chủ
yếu, các mục tiêu cụ thể, các kết quả đầu ra, các chỉ số thực thi, chi phí, các kế
hoạch hành động và kế hoạch thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ việc theo dõi và
đánh giá.
Để triển khai các đề án thí điểm, UBND TP đã xây dựng nên một cơ cấu tổ chức
để quản lý, điều phối và thực hiện. UBND TP xác định mục đích và mục tiêu chiến
lược và thực hiện việc quản lý chiến lược. TP thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện
HTQLTKQ do một Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng ban, và giám đốc các sở,
ngành liên quan là thành viên. Ban Chỉ đạo quản lý và giám sát chung quá trình

14

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA


thực hiện thí điểm HTQLTKQ. Tại cấp độ thực hiện, mỗi đề án có Tổ công tác triển
khai HTQLTKQ tại mỗi sở, ngành, quận, huyện đã lựa chọn để biến kế hoạch và
nguồn lực thành kết quả và báo cáo tình hình kết quả. Một nhóm chuyên gia hỗ
trợ tập huấn ban đầu và hướng dẫn các tổ công tác.
Sau gần 2 năm triển khai thí điểm, đợt đánh giá vào năm 20093 cho thấy có cả

những thành công và thách thức. Một số đề án thí điểm thành công và đạt mục
tiêu đề ra, một số đề án khác thì thành công một phần và số còn lại thì gặp phải
những thách thức lớn.
Thí điểm đã thành công phần nào tại huyện Bình Chánh, quận 1 và STN-MT.
Huyện Bình Chánh đạt được một số thành tựu trong thí điểm hai mục tiêu thuộc
thẩm quyền là tăng nguồn cung và giải phóng mặt bằng đất đai, và cải thiện y tế
cơ sở. Quận 1 cũng đạt được một số kết quả đáng khích lệ qua việc tăng đáng
kể số lượng đất đai công cộng và nguồn thu trong năm 2006, và sau đó thực hiện
đăng ký kinh doanh qua mạng cho hộ kinh doanh cá thể. Tại Trung tâm Phát triển
Đất đai của STN-MT, năm 2006 đã giải phóng mặt bằng được 30 ha đất công,
phục vụ mục tiêu tăng nguồn đất dự trữ cho các nhu cầu đầu tư và phát triển.
Các đề án thí điểm tại SYT và SKH-ĐT thì vấp phải những thách thức lớn. Tại
SYT, đề án thí điểm mang lại kết quả rất hạn chế do thiếu nguồn lực, phối hợp
kém và khó xác định được chỉ số thực thi phù hợp. Mục tiêu cải thiện hiệu quả
đầu tư y tế là quá rộng và khó đo lường. Đề án HTQLTKQ tại SKH-ĐT không hoàn
thành do dự kiến xây dựng một hệ thống đăng ký kinh doanh mới gồm Phòng
đăng ký kinh doanh của SKH-ĐT và 12 sở, ngành, quận, huyện của TP, đặt ra yêu
cầu phải có rất nhiều thủ tục mới nằm ngoài thẩm quyền của cơ quan thực hiện.
Các đề án thí điểm HTQLTKQ tại TP HCM là theo đúng các yêu cầu đặt ra của
UBND TP tại thời điểm đó, song các quyết định đưa ra lại không được thực hiện
thỏa đáng và kết quả thì chưa bền vững. Khi đó, các đề án thí điểm này đã không
chú trọng đầy đủ tới hai yếu tố thiết yếu là việc quản lý nguồn nhân lực và các hệ
thống tổ chức/quản lý. Do vậy, cho dù các công chức tại các cơ quan/đơn vị thí
điểm cho biết rằng việc phân công nhiệm vụ là rõ ràng, song các chỉ số thực thi
công tác lại không gắn với hệ thống đánh giá cán bộ, công chức. Vì thế, không có
công cụ chính thức để đánh giá và thống nhất về các biện pháp cải tiến thực thi
công tác của cán bộ, công chức.
Ba bài học rút ra được từ kinh nghiệm áp dụng HTQLTKQ tại TP Hồ Chí Minh.
Thứ nhất là việc chú trọng quá mức vào việc lựa chọn mục tiêu phát triển, trong
khi ít chú ý tới các công việc hàng ngày. Thứ hai là dù đã cố gắng để lựa chọn các

mục tiêu phát triển trực tiếp và các chỉ tiêu phù hợp, song các chỉ tiêu thường quá
tham vọng và ngoài khả năng nguồn lực. Thứ ba là một số mục tiêu cần thời gian
dài hơn một năm mới đạt được.
(Xem Phụ lục 1 về đánh giá chi tiết các thí điểm HTQLTKQ tại TP HCM).
3UNDP: Báo cáo Đánh giá thực hiện thí điểm HTQLTKQ và Xây dựng bản điều khoản tham
chiếu nhằm tiếp tục triển khai hệ thống này, hỗ trợ quá trình CCHC tại TP HCM giai đoạn
2007-2011. UNDP: tháng 10 năm 2009.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA

15


2. 5 tỉnh thuộc Chương trình Quản trị công và Cải cách hành
chính (GOPA)
Đắk Lắk là tỉnh đầu tiên trong số 5 tỉnh GOPA thí điểm HTQLTKQ với sự hỗ trợ
của dự án do Danida tài trợ4 trước khi tỉnh này tham gia vào chương trình GOPA
vào năm 2010. Thí điểm HTQLTKQ bắt đầu triển khai năm 2007 với mục đích là
thay đổi cách thức một cơ quan nhà nước xây dựng và thực hiện kế hoạch từ lối
căn cứ theo hoạt động sang phương thức tiếp cận căn cứ theo kết quả. Qua bài
học kinh nghiệm của TP HCM, tỉnh quyết định chỉ nên chọn mục tiêu để thí điểm
HTQLTKQ gắn với thẩm quyền của một sở, ngành, huyện, thị để giảm bớt yêu cầu
về phối hợp với các cơ quan không tham gia thí điểm.
UBND tỉnh đã thống nhất với Danida lựa chọn các sở, ngành để thí điểm HTQLTKQ với các lĩnh vực cụ thể sau:
Bảng 2: Thí điểm HTQLTKQ tại tỉnh Đắk Lắk năm 2007
STN-MT

Mở rộng diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tại Đắk Lắk


Sở Xây dựng
(SXD)

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý xây dựng tại TP
Buôn Ma Thuật (BMT)

Sở Tư pháp (STP) Tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đăng
ký dân sự tại các đơn vị cấp huyện lựa chọn (TP BMT, huyện
Ea Sup và Krông Bông)
Sở Khoa học –
Công nghệ
(SKH-CN)

Tăng cường năng lực quản lý an toàn phóng xạ tại
tỉnh Đắk Lắk

Trường Chính trị
tỉnh (TCTT)

Cải tiến chất lượng giảng dạy và nâng cao hoạt động nghiên
cứu khoa học của trường trong năm 2009 và các năm sau

Nhiều cơ quan/đơn vị cùng tham gia hỗ trợ thực hiện các đề án thí điểm HTQLTKQ này. Các cơ quan này đều phải thông hiểu chung về các quy trình HTQLTKQ
để hỗ trợ các cơ quan/đơn vị thực hiện, như quản lý và phát triển nguồn nhân lực
(Sở Nội vụ), lập kế hoạch ngân sách theo kết quả (Sở Tài chính), văn bản pháp
lý (Sở Tư pháp), và các phương diện báo cáo (Văn phòng UBND tỉnh). Các cơ
quan thực hiện và cơ quan hỗ trợ cùng làm việc trong một Tổ Điều phối công tác
do Ban Chỉ đạo CCHC thành lập.
Cùng như tại TP HCM, các thí điểm HTQLTKQ tại tỉnh Đắk Lắk đến cuối năm 2008

là vừa có thành công, vừa có thách thức. Hai sở, ngành đặc biệt thành công trong
việc sử dụng phương thức tiếp cận QLTKQ để đạt được mục tiêu, 2 đơn vị khác
thì ở mức độ trung bình, 1 đơn vị thì ít thành công. Đợt rà soát đánh giá vào năm
2010 cho thấy có nhiều ích lợi. Ví dụ, các sở, ngành đã có thể xác định mục tiêu
4Danida: Dự án hỗ trợ CCHC tỉnh Đắk Lắk (Giai đoạn II) năm 2004-2009.

16

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA


thực tiễn gắn với mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Giữa các phòng, ban thuộc
sở, ngành đã có sự phân công, phân nhiệm và phối hợp trong thực hiện công tác.
Có thay đổi trong sự nhìn nhận và phương thức tiếp cận đối với công việc và các
lãnh đạo có thể quản lý tốt hơn việc phân bổ nguồn lực, theo dõi tiến trình và giám
sát việc thực thi công tác.
Thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện HTQLTKQ là việc tồn tại song
hành hai phương pháp lập kế hoạch theo lối truyền thống (theo các thể thức hiện
hành) và lập kế hoạch căn cứ theo kết quả trong cùng một đơn vị sở, ngành. Các
cơ quan/đơn vị đều bận rộn với các hoạt động thí điểm và các nhiệm vụ thường
xuyên của mình (thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao). Có hai loại báo
cáo viết ra – một loại dành cho thí điểm HTQLTKQ, còn loại kia thì theo các quy
định hiện hành của nhà nước. Mọi người cũng nhận thấy thời lượng 1 năm là quá
ngắn để áp dụng HTQLTKQ, và các đề án này cần triển khai trong nhiều năm mới
mang lại được các kết quả thực tế. Quy trình lập kế hoạch ngắn hạn thường kéo
dài khoảng 3 năm để cho phép đặt mục tiêu hợp lý và chia nhỏ thành các hoạt
động cho mỗi năm. Tóm lại, qua thí điểm đã rút ra kết luận là HTQLTKQ là một
công cụ quản lý mới, có tác dụng tốt trong việc lập kế hoạch và quản lý của nhà
lãnh đạo cũng như của nhân viên.

(Xem bài học rút ra tại Phụ lục 2).
Qua bài học kinh nghiệm các thí điểm tại TP HCM và tỉnh Đắk Lắk, 4 tỉnh còn lại
của chương trình cũng quyết định áp dụng thí điểm HTQLTKQ cho một số lĩnh
vực lựa chọn, trong khi tỉnh Đắk Lắk tiếp tục triển khai thí điểm tại các sở, ngành
đã chọn trước đó và nhân rộng ra các lĩnh vực khác. Các đề án thí điểm áp dụng
HTQLTKQ tại 5 tỉnh thuộc chương trình GOPA trình bày tại bảng dưới đây
Bảng 3: Áp dụng HTQLTKQ tại các tỉnh GOPA
Đắk Lắk
SXD

Nâng cao năng lực quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại tỉnh
Đắk Lắk

Trường Mầm non
Hoa Mai, Thị xã
Buôn Hồ

Xây dựng Trường Mầm non Hoa Mai (phường Thống
Nhất, thị xã Buôn Hồ) thành trường đạt chuẩn quốc gia
vào năm 2013

Đắk Nông
Trung tâm Xúc
tiến Đầu tư5

Nâng cao lòng tin của nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của
tỉnh

5Trung tâm này là đơn vị độc lập trực thuộc UBND tỉnh khi được chọn làm thí điểm HTQLTKQ
năm 2011. Đến năm 2013, Trung tâm nhập vào Sở KH-ĐT tỉnh Đắk Nông.


BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA

17


Lào Cai
Sở Xây dựng

Cải thiện hiệu quả dịch vụ cấp phép xây dựng và quản lý xây
dựng tỉnh Lào Cai trong năm 2013-2014

Sở Tài nguyên và
Môi trường

Duy trì và nâng cao tính minh bạch và tiếp cận đối với
thông tin về đất đai

Lai Châu
Trường tiểu học
Kim Đồng, thành
phố Lai Châu

Quản lý chất lượng đầu ra các khối lớp thuộc Trường tiểu học
Kim Đồng, thành phố Lai Châu, góp phần đổi mới phương
pháp quản lý dạy học đáp ứng các nhu cầu của học sinh và
người dân sở tại.

Huyện Tam

Đường

Nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị “Một cửa” huyện
Tam Đường

Điện Biên
Huyện Điện Biên
Đông

Nâng cao độ che phủ rừng tại xã Na Son

Tại cả 5 tỉnh đều vận dụng phương pháp luận cơ bản trong việc xây dựng và thực
hiện các đề án thí điểm HTQLTKQ gồm các bước sau:
1)Xác định lĩnh vực áp dụng QLTKQ căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của ngành hay địa phương. Mục tiêu lựa chọn phải là một phần kế hoạch công
tác và ngân sách năm của cơ quan thí điểm trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan này. Như vậy sẽ giúp cho cơ quan thí điểm dễ ra quyết định và
thực hiện việc áp dụng mà không phải lệ thuộc nhiều vào các thủ tục khác.
2)Tiến hành phân tích cây vấn đề nhằm chỉ ra các nguyên nhân và hệ quả của
vấn đề gắn với mục tiêu đã chọn. Đây là bước cực kỳ quan trọng do xác định
sai nguyên nhân sẽ dẫn đến các giải pháp sai để giải quyết vấn đề.
3)Các nguyên nhân chủ yếu của vấn đề sẽ được nêu lại thành các mục tiêu
trước mắt và các giải pháp hay kết quả đầu ra cho từng nguyên nhân, xác định
thành một sơ đồ kết quả để thực hiện trong vòng một năm hay lâu hơn nữa.
Sau đó xây dựng các chỉ số cho từng kết quả đầu ra, mục tiêu thành phần hay
mục tiêu chung.
4)Xác định những nhiệm vụ phải làm để ra được kết quả đầu ra và đưa thành
kế hoạch làm việc căn cứ theo kết quả. Bản kế hoạch này bao gồm các mục
tiêu thành phần, kết quả đầu ra, các chỉ số thực thi, phương tiện xác minh, các
nguy cơ và giả định có thể, cũng như các nhiệm vụ, ngân sách, cá nhân hay

đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện và thời lượng.

18

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA


5)Bước cuối cùng là xây dựng kế hoạch theo dõi đánh giá, bao gồm kế hoạch
thu thập thông tin, dữ liệu cần có, khi nào phải thu thập, cá nhân hay đơn vị
chịu trách nhiệm và ngân sách (nếu cần).

Ảnh: Chia sẻ kinh nghiệm triển khai HTQLTKQ giữa các tỉnh thuộc chương trình GOPA
Để thực hiện các bước nêu trên, nói chung, các lãnh đạo và cán bộ, công chức,
viên chức của tỉnh nhất thiết phải có sự thông hiểu chung về bản chất, mục đích
và tầm quan trọng của HTQLTKQ, và nói riêng, có các kỹ năng kỹ thuật cần thiết
để triển khai hệ thống này. Vì vậy, tỉnh thường tổ chức hội nghị trao đổi làm rõ và
nâng cao nhận thức về các khái niệm và ý tưởng về HTQLTKQ và lựa chọn lĩnh
vưc để áp dụng hệ thống này. Các chuyên gia quốc tế và trong nước của Danida
có vai trò quan trọng trong các hội nghị này và duy trì sự quan tâm với các đơn vị
được lựa chọn làm thí điểm. Sự tự tin của cán bộ, công chức, viên chức tăng lên
trong tiến trình thí điểm và tác động thấy được qua thực hiện và kết quả đạt được.
Năm bước mô tả trên đây sẽ được trình bày kỹ hơn trong các chương sau
của cuốn sách này về áp dụng thí điểm HTQLTKQ tại các tỉnh thuộc chương
trình GOPA.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA

19



20

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA


02



TỈNH ĐẮK LẮK

2.1 ÁP DỤNG HTQLTKQ TẠI ĐẮK LẮK
1. Lĩnh vực thí điểm HTQLTKQ
Tỉnh Đắk Lắk bắt đầu thí điểm áp dụng HTQLTKQ vào tháng 3 năm 2007 với việc
tổ chức hội nghị giới thiệu chung về hệ thống này và tác động tiềm năng của nó
đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cũng như chất lượng cung ứng
dịch vụ công trên địa bàn. Sau hội nghị, có 4 đơn vị sở, ngành đăng ký thí điểm,
và 1 đơn vị tham gia sau.
Các lĩnh vực thí điểm thuộc 5 đơn vị ghi tại bảng dưới đây.
Bảng 4: Năm đơn vị thí điểm HTQLTKQ tại Đắk Lắk trong năm 2007
Cơ quan

Mục tiêu thực hiện

Sở TN-MT

Mở rộng phạm vi đất được cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất tại tỉnh Đắk Lắk.

SXD

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý xây dựng đô
thị tại Đắk Lắk năm 2008

SYT

Tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về
đăng ký dân sự tại các huyện được chọn (TP Buôn Ma
Thuật, huyện Easup, huyện Krông Bông)

Sở KH-CN

Tăng cường năng lực quản lý an toàn phóng xã tại tỉnh
Đắk Lắk.

Trường Chính trị tỉnh

Cải tiến chất lượng giảng dạy và nâng cao hoạt động
nghiên cứu khóa học trong năm 2009 và những năm sau.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA

21


2. Những lợi ích mong đợi của HTQLTKQ

Thí điểm HTQLTKQ được xem là sáng kiến cải cách quan trọng, thu hút được sự
quan tâm sâu sắc của lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh do hệ
thống này có tiềm năng mang lại cơ sở trong những lĩnh vực sau:
•Đổi mới phương pháp quản lý (từ quản lý hoạt động trước kia) sang quản lý
theo hướng kết quả và tác động.
•Tạo cơ chế điều phối hiệu quả hơn trong quản lý công việc và các dịch vụ
công.
•Đặt nền móng cho những thay đổi về cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý đáp
ứng cho các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập.
Cụ thể, HTQLTKQ được kỳ vọng mang lại những lợi ích sau đây cho các cơ quan,
đơn vị trong tỉnh:
• Cung cấp mô hình quản lý có hiệu quả hơn.
•Giúp xác định các mục tiêu và kết quả đầu ra rõ ràng trong thực tiễn lập kế
hoạch công việc.
•Tạo cơ sở tốt hơn để lập kế hoạch và quản lý nguồn lực bằng cách gắn kết
giữa lập kế hoạch công tác với lập kế hoạch về ngân sách.
•Tạo cơ sở tốt hơn để quản lý việc thực thi công tác của cán bộ, công chức,
viên chức.
Về dịch vụ công, áp dụng HTQLTKQ được kỳ vọng là tạo điều kiện để các cơ
quan hành chính trong tỉnh có định hướng khách hàng hơn, nâng cao chất lượng
cung ứng dịch vụ công và mở rộng phạm vi dịch vụ.

3. Quản lý các đề án thí điểm HTQLTKQ
Để quản lý sáng kiến thí điểm này, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 817/
QĐ-UB ngày 19/4/2007 thành lập Ban quản lý các tiểu dự án HTQLTKQ do Sở
Xây dựng làm tổ trưởng để điều phối các đề án này. Quyết định cũng quy định về
phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng và quản lý các đề án
thí điểm.
Ban đầu các đề án thí điểm HTQLTKQ được tổ chức thành các tiểu dự án. Mỗi
tiểu dự án tập trung vào việc cải cách lập kế hoạch và quy hoạch, nghĩa là vận

dụng lập ngân sách theo kết quả, tổ chức thực hiện và báo cáo, đánh giá. Các
phương diện khác của HTQLTKQ như kết nối các mục tiêu của tổ chức với hệ
thống đánh giá thực thi công tác của nhân viên và việc cải tiến cơ cấu tổ chức và
các quy trình thì không thử nghiệm. Lý do là vì các đề án thí điểm HTQLTKQ được
coi là sự bắt đầu trong thực thi công việc và dịch vụ. Dự kiến là sau một thời gian
khi có kinh nghiệm thực tiễn và sự tự tin qua các bài học rút ra thì hệ thống này
có thể được nhân rộng thích đáng vào bối cảnh hệ thống hành chính Việt Nam.

4. Thể chế hóa HTQLTKQ
Thí điểm HTQLTKQ trong lĩnh vực quản lý xây dựng của Sở Xây dựng kéo dài
suốt năm 2009. Tiếp theo đề án thí điểm đầu tiên, Sở nhân rộng mô hình này ra
22

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA


các lĩnh vực khác gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Đắk Lắk, bao gồm6 :





Tăng cường lập kế hoạch quản lý xây dựng đô thị tại tỉnh Đắk Lắk năm 2009;
Nâng tỷ lệ cung cấp nước đô thị (2011 - 2015);
Nâng tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải đô thị (2012 - 2015);
Giảm tỷ lệ thất thoát nước tại đô thị (2012 - 2015).

Trong quá trình triển khai và nhân rộng các đề án thí điểm thì Ban Điều phối

HTQLTKQ của SXD do Giám đốc Sở làm trưởng Ban có vai trò đặc biệt quan
trọng trong quản lý về phương diện tổ chức và kỹ thuật.
Vào cuối năm 2013 – đầu năm 2014, SXD tiến hành đánh giá chung các đề án thí
điểm này, với sự tham gia của lãnh đạo và cán bộ, công chức các đơn vị thí điểm7.
Kết quả đánh giá cho thấy 4 trong số 6 cơ quan đã triển khai thí điểm HTQLTKQ
qua công việc lập kế hoạch và thực hiện công tác thường xuyên tại các đơn vị. 2
trong số 6 cơ quan (SXD và STP) đã nhân rộng hệ thống này ra các lĩnh vực khác
thuộc ngành. Kết quả đánh giá cho thấy có những lợi ích sau:











Mục tiêu đặt ra rõ ràng để đạt được;
Kế hoạch công tác rõ ràng và lô gich hơn;
Nguồn lực phân bổ theo các đầu ra và kết quả mong muốn;
Tuyến trách nhiệm và hợp tác rõ ràng;
Phối hợp giữa các cơ quan/đơn vị tốt hơn;
Theo dõi và đánh giá thường xuyên hơn;
Chất lượng báo cáo tốt hơn;
Theo dõi, quản lý hiệu quả hơn;
Chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ được giao;
Hợp tác tốt hơn với nhân viên các cơ quan khác.


Qua đợt đánh giá rút ra là phương pháp QLTKQ có ảnh hướng lớn đối với việc
nâng cao chất lượng công tác và cung ứng dịch vụ cho tổ chức và công dân, góp
phần cải cách và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Phần lớn (90%)
các nhà quản lý và cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thí điểm HTQLTKQ
đều thấy cần nhân rộng phương thức quản lý này ra các cơ quan, đơn vị khác
trong tỉnh. Sau kỳ đánh giá, tỉnh đã quyết định nhân rộng việc lập kế hoạch và
quản lý theo kết quả trong quy hoạch và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội. Hiện nay đang soạn thảo văn bản của UBND tỉnh về việc áp dụng hệ
thống này cho tất cả các cơ quan hành chính trong tỉnh.
Phần mục sau đây mô tả việc áp dụng HTQLTKQ tại Sở Xây dựng và Trường
Mầm non Hoa Mai, thị xã Buôn Hồ.

6Tỉnh Đắk Lắk cũng nhân rộng HTQLTKQ sang lĩnh vực giáo dục tại thị xã Buôn Hồ. Kinh
nghiệm cụ thể sẽ trình bày ở phần nội dung sau.
7Báo cáo số 401-BC/TG ngày 24/12/2013 về khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm
HTQLTKQ tại các đơn vị (giai đoạn 2007-2009).

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA

23


2.2 SỞ XÂY DỰNG
1. Phân tích tình hình
Sau hội thảo giới thiệu về HTQLTKQ năm 2007, SXD chọn mục tiêu “Nâng cao
năng lực quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tỉnh Đắk Lắk năm 2009” thuộc kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội (giai đoạn 2006 - 2010) để áp dụng hệ thống này.
Qua phân tích “Cây vấn đề”, sở đã xác định đầy đủ và có hệ thống các nguyên
nhân của vấn đề trong quy hoạch xây dựng đô thị sau:

Những vấn đề về nhân sự:
•30% số khách hàng ở đô thị biết về các quy định, song hiểu chưa đầy đủ hay
chính xác; hơn 50% khách hàng ở đô thị không tiếp cận được các quy định về
xây dựng.
•60% công chức phụ trách mảng xây dựng ở cấp xã không hiểu rõ về quy
hoạch xây dựng thuộc lĩnh vực trách nhiệm của họ.
•Các trường hợp vi phạm về xây dựng không phép gia tăng (khoảng 6% mỗi
năm) trong khi việc thanh tra xử lý không kịp thời.
Những vấn đề về chính sách và thủ tục:
•Chậm phát triển quy hoạch đô thị; tỷ lệ quy hoạch đô thị tại TP Buôn Ma Thuật
năm 2006 chỉ đạt 13.2% và chưa đáp ứng được các yêu cầu về quản lý và
phát triển quy hoạch đô thị.
•Chưa có cải tiến về thủ tục cấp phép xây dựng; tỷ lệ các trường hợp chậm trễ
là trên 20% tổng số các trường hợp và người dân không hài lòng với dịch vụ
xây dựng.
Những vấn đề về cơ cấu tổ chức:
•Phối hợp giữa cơ quan thanh tra tỉnh với các cơ quan quản lý ở cấp huyện và
xã còn yếu, có hơn 20% số vụ vi phạm không do các cơ quan chuyên trách
phát hiện.
•Thiếu nhân lực và đội ngũ công chức chuyên môn chưa đáp ứng được yêu
cầu về quản lý xây dựng.
Hệ quả những thiếu sót này trong quản lý xây dựng đã ảnh hưởng tới trật tự xã
hội, cảnh quan đô thị và môi trường, cũng như lợi ích chính đáng của người dân
tỉnh Đắk Lắk. Chúng cũng ảnh hưởng tới hiệu lực quản lý xây dựng và phát triển
đô thị, kìm hãm đầu tư cho đô thị, đặc biệt là các chương trình xây dựng cơ sở hạ
tầng đã lên kế hoạch, lãng phí tiền của nhân dân và chính quyền.

2. Đề án thí điểm:
Qua phân tích vấn đề, SXD đã xác định mục tiêu chính và các chỉ số thành công
cho năm 2008, xem bảng dưới đây.


24

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA


Bảng 5: Mục tiêu và các chỉ số thực thi HTQLTKQ tại SXD Đắk Lắk năm 2008
Mục tiêu

Chỉ số

Tăng cường trật tự và kỷ
cương trong quản lý xây
dựng đô thị tại tỉnh Đắk Lắk
trong năm 2008

1.Ít nhất 80% tổng số hộ dân có giấy phép xây
dựng
2.Ít nhất 60% hộ dân xây dựng theo các điều
kiện ghi trong giấy phép xây dựng
3.Ít nhất 10% công tình xây trái phép bị quyết
định xử phạt
4.Ít nhất 80% tổ chức và công dân hài lòng với
dịch vụ cấp phép xây dựng

Ban Điều phối HTQLTKQ đã xây dựng cơ chế theo dõi, đánh giá và phân công
trách nhiệm giữa các thành viên. Kế hoạch triển khai hoạt động được chuẩn bị
và phân công tới các đơn vị công tác với các mốc thời hạn hoàn thành. Kế hoạch
thực hiện hoạt động này được sử dụng làm công cụ để giám sát tiến triển và báo

cáo về việc hoàn thành hoạt động hay kết quả.

3. Kết quả thực hiện
A. Kết quả thực hiện thí điểm
Bảng dưới đây cho biết tổng hợp kết quả ở cấp độ mục tiêu. Một số chỉ tiêu chưa
đạt song tạo thành cơ sở để đạt được kết quả trong năm sau (2009).
Bảng 6: Kết quả thực hiện HTQLTKQ tại SXD
Mục tiêu

Tăng cường trật
tự và kỷ cương
trong quản lý
xây dựng đô thị
tại tỉnh Đắk Lắk
trong năm 2008

Chỉ số thành công

Dữ liệu
cơ bản

Chỉ tiêu
kế hoạch

Kết quả
đạt được

Tỷ lệ hộ xây dựng có
giấy phép xây dựng


6%

≥80%

18%

Tỷ lệ hộ xây dựng
theo các điều kiện
của giấy phép được
cấp

48%

≥60%

70%

Tỷ lệ các vụ vi phạm
được giải quyết triệt
để qua quyết định xử
phạt

1%

≥10%.

5%

Tỷ lệ tổ chức và công
dân hài lòng với dịch

vụ cấp giấy phép xây
dựng

≥80%.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THÍ ĐIỂM HỆ THỐNG QUẢN LÝ THỰC THI CÔNG TÁC
THEO KẾT QUẢ TẠI 5 TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GOPA

25


×