Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Phân tích hiện trạng sử dụng đất của huyện tại thời điểm 2005, 2010, quá trình sử dụng đất trong thời kỳ 2005 – 2010,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 134 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng; có ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đất đai còn là loại tài nguyên không tái
tạo và thuộc loại tài nguyên có nguồn cung cố định.
Sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý là nhiệm vụ mang tính cấp
bách và lâu dài của nước ta, đây là vấn đề liên quan đến toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Đất đai chỉ thực sự phát huy vai trò vốn có của mình dưới sự quản lý
chặt chẽ, thống nhất, phù hợp của Nhà nước.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và đã
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH-10 ngày 25/12/2001 của
Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai
theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả”.
Luật Đất đai năm 2003 đã quy định công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất là nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đồng thời
cũng quy định rõ trách nhiệm, nội dung, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất. Đây là cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,
cân đối và điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, giữa các cấp tránh sự
chồng chéo. Điều đó chứng tỏ vị trí, vai trò quan trọng của công tác này trong
giai đoạn đổi mới và phát triển của huyện ta hiện nay. Để sử dụng triệt để, hợp
lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh
thái đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện
đại hoá thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giữ một vai trò rất quan trọng.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và đảm bảo cơ sở để thực hiện các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đến năm 2020 trên địa bàn
huyện; Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền tiến hành lập Quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015).
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
(2011 - 2015) huyện Phong Điền được xây dựng trên cơ sở:


- Luật Đất đai;
- Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai năm 2003;

1


- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất
phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 cho 3 cấp tỉnh, huyện, xã;
- Công văn số 42/HD-TNMT-QLĐĐ ngày 7 tháng 7 năm 2010 của Sở tài
nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Hướng dẫn công tác lập quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện, xã;
- Quyết định số 2461/QĐ - UBND v/v phê duyệt đề cương và dự toán lập
quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến 2015 huyện Phong
Điền;
- Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/4/2013 của Chính phủ về Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) tỉnh

Thừa Thiên Huế;
- Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế khóa VI, kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất về quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Công văn số 2623/UBND - ĐC ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh đến năm 2020;
- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16 tháng 4 năm 2012 của
Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về tiêu chí xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 2164/QĐ - TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở giai
2


đoạn 2013-2020 định hướng đến 2030;
- Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 15/11/2010 của UBND Tỉnh về
việc phê duyệt đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phong Điền nhiệm kỳ 2010-2015;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phong Điền giai
đoạn 2020;
- Quyết định số 2020/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2009 của UBND
Tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2015;
- Quyết định số 770/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2012 của UBND
Tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch khai thác cát sỏi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 936/QĐ-UBND ngày 29 tháng 05 năm 2012 của UBND

Tỉnh về việc quy định các bến bãi tập kết cát sỏi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế;
- Quyết định số 629/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2013 của UBND
Tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển thông trạm thu phát sóng di động
đến năm 2020;
- Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2013 của UBND
Tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phân vùng sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui
chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm
2025;
- Quyết định số 20/2013 QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2013 của
UBND Tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch thiết chế văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2013 của UBND
Tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới xăng dầu của
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;
- Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2013 của UBND
Tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 20132030;
- Quyết định số 2298/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2013 của UBND
Tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống thu gom chất thải rắn của tỉnh Thừa
Thiên Huế đến năm 2010 định hướng đến năm 2020;

3


- Quyết định số 38/2013 QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2013 của
UBND Tỉnh về việc phê duyệt đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2013-2015 định hướng đến năm 2020;
- Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện đến năm 2020.
* Phương pháp thực hiện:

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011
- 2015 huyện Phong Điền được xây dựng theo trình tự từ trên xuống và từ dưới
lên; vừa dựa trên nhu cầu chung của tỉnh về sử dụng đất vừa dựa trên đề xuất về
sử dụng đất của các ban ngành và các xã, thị trấn; đặt huyện Phong Điền trong
bối cảnh chung của tỉnh và cả nước để dự báo biến động về quỹ đất gắn liền với
tốc độ tăng trưởng kinh tế, dân số và nhu cầu bảo vệ môi trường giai đoạn 2020.
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất của huyện tại thời điểm 2005, 2010,
quá trình sử dụng đất trong thời kỳ 2005 – 2010, từ đó xác định xu hướng biến
động sử dụng đất và khả năng thực hiện chuyển đổi quỹ đất đối với một số loại
đất cần quan tâm như đất lúa, đất rừng, đất giao thông, đất phục vụ phát triển
công nghiệp, du lịch, dịch vụ,…
- Phân tích nhu cầu sử dụng đất theo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, quy hoạch phát triển các ngành, các dự án của tỉnh, huyện từ đó tổng hợp
chỉ tiêu phát triển của từng ngành, yêu cầu bảo vệ môi trường, dự báo dân số và
nhu cầu về quỹ đất cần phải bố trí.
- Bố trí quỹ đất đối với từng loại đất để thực hiện các chỉ tiêu phát triển
bền vững của từng ngành phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, khả năng thực
hiện chuyển đổi quỹ đất…

4


Phần thứ nhất
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Phong Điền nằm phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tọa độ địa
lý 16 35’41’’ - 16057’ vĩ độ Bắc, 107021’41’’ kinh độ Đông.
0


- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.
- Phía Đông Bắc giáp biển Đông.
- Phía Đông Nam giáp huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà.
- Phía Nam giáp huyện A Lưới.
Huyện Phong Điền bao gồm 16 đơn vị hành chính, trong đó gồm 1 thị
trấn Phong Điền và 15 xã, với tổng diện tích đất tự nhiên là 95.081,28 ha, chiếm
18,89% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A, quốc lộ 49 B và tuyến đường sắt xuyên
Việt chạy qua với chiều dài khoảng 17 km là điều kiện thuận lợi giao lưu hội
nhập, trao đổi hàng hoá, thông tin khoa học kỹ thuật, khả năng thu hút vốn đầu
tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện cho mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội.
Huyện Phong Điền được thiên nhiên phú cho nguồn tài nguyên phong phú
ở đất liền và ngoài biển khơi, tiềm năng to lớn để phát triển một nền kinh tế đa
dạng kể cả nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Phong Điền được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Ô Lâu ở phía
Bắc và sông Bồ ở phía Nam với chiều dài 17 km, chiều rộng trung bình 48 km
với đầy đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng và ven biển - đầm phá.
Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, đơn giản ít bị chia cắt, phần phía
Tây của huyện là núi đồi, tiếp đến là các lưu vực sông Bồ, sông Ô Lâu tạo nên
các bồn đại trũng với vùng đồng bằng và các dải cát nội đồng khá bằng phẳng.
Căn cứ vào các đặc điểm địa hình có thể phân huyện Phong Điền thành 3
vùng chủ yếu sau:
- Vùng đồi núi: là vùng đất phía Tây Nam của huyện thuộc địa phận các
xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An, một phần xã Phong Thu và
thị trấn Phong Điền, gồm những dãy núi cao, độ dốc bình quân 350, nhiều nơi
5



địa hình hiểm trở. Địa hình thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, với vị trí là
khu vực đầu nguồn sông Bồ, sông Ô Lâu nên thảm thực vật ở đây có ảnh hưởng
lớn đến khu vực hạ lưu. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển các vùng
chuyên canh, cây công nghiệp dài ngày...
- Vùng đồng bằng: bao gồm các xã Phong Hoà, Phong Bình, Phong
Chương, Phong Hiền, một phần xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền. Đây là
dải đất hẹp, bằng phẳng chạy dài theo quốc lộ 1A và phần lớn là đất phù sa do
sông Bồ và sông Ô Lâu bồi đắp hàng năm nên thích hợp cho sản xuất nông
nghiệp như lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày. Là vùng đất tương đối
bằng phẳng và lượn theo các trằm nước có độ cao trung bình 7,8 m so với mặt
nước biển và phân bố theo 3 kiểu địa hình: vùng vòm cao trên 8,5m, vùng tiếp
giáp với các trằm nước gần 8m và vùng lòng trằm 4 - 5m. Vùng đất này có
nhiều khả năng đưa vào sản xuất các loại cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu
đỗ và các vùng nguyên liệu.
- Vùng ven biển, đầm phá: bao gồm các xã vùng Ngũ điền với những bãi
cát bằng phẳng ven biển tuỳ theo độ xâm thực của biển mà có chiều rộng khác
nhau tạo nên những vùng cát nội đồng. Bên cạnh việc khai thác phát triển lâm
nghiệp đặc biệt là rừng phòng hộ nhằm chống cát bay, cát lấp thì vùng đất này
còn có khả năng nuôi tôm cao triều ven biển, đây là một khả năng mới đang
được tỉnh và huyện quan tâm, có hướng đầu tư phát triển.
1.1.3. Điều kiện khí hậu
Huyện Phong Điền nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng
của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Do địa hình của dải
Trường Sơn có ảnh hưởng mạnh đến hoán lưu khí quyển tạo nên sự khác biệt
lớn trong phân hoá khí hậu của huyện.
Chế độ nhiệt: huyện Phong Điền có 2 mùa rõ rệt, mùa khô nóng và mùa
mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình năm từ 24 0C-250C tương đương với tổng
nhiệt năm khoảng 9000 - 92000C, số giờ nắng trung bình 5 - 6giờ/ngày. Biên độ
nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch 170C - 190C.

Mùa nóng: Từ tháng 3 đến tháng 8 do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam
nên khô nóng, nhiệt độ cao trung bình lớn hơn 250C, tháng nóng nhất thường là
tháng 6 hoặc tháng 7 nhiệt độ trung bình 290C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 39-400C.
Mùa lạnh: Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng
đồng bằng từ 200C - 220C, ở miền núi từ 170C - 190C, tháng có nhiệt độ thấp
nhất (tháng 1) xuống dưới 150C.

6


Chế độ mưa ẩm: huyện Phong Điền có lượng mưa rất lớn, lượng mưa
trung bình hàng năm đạt 2800 - 3000 mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu
trong mùa mưa, hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và 11 chiếm tới
45% tổng lượng mưa toàn năm nên thường có lũ lụt xảy ra vào thời gian này. Độ
ẩm không khí trong vùng trung bình đạt 84%, trong mùa mưa độ ẩm lên tới 90%.
Gió, bão: huyện Phong Điền chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
- Gió mùa Tây Nam: bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 tốc độ gió bình quân
từ 2 - 3m/s có khi lên tới 7 - 8m/s. Gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.
- Gió mùa Đông Bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tốc độ gió
đạt 4 - 6m/s, trong mùa mưa bão có thể lên tới 30-40m/s. Gió kèm theo mưa lớn
dễ gây ra lũ lụt ngập úng ở nhiều vùng.
Đây cũng là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của bão thường tập trung vào các
tháng 8,9,10; bão có cường suất lớn tạo ra lũ quét nên ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống của người dân.
Nhìn chung huyện Phong Điền có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt
thường xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa do đó việc xây dựng
các công trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ nước, chống lũ lụt có ý
nghĩa to lớn, cần được quan tâm, chú trọng.
1.1.4. Thủy văn

Do địa hình dốc nghiêng ra biển nên sông ngòi có đặc điểm là ngắn, dốc,
lắm thác ghềnh, cửa sông hẹp. Vào mùa mưa lưu lượng nước lên cao, lưu lượng
nước trung bình khoảng 3.000m/s, mùa khô lòng sông nước khô cạn, lưu lượng
nước xuống thấp 3 - 4m/s. Huyện Phong Điền có các hệ thống sông chính sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc có hệ thống sông Ô Lâu. Đây là con sông có lưu
vực thượng lưu nằm toàn bộ trong xã Phong Mỹ và có vai trò hết sức quan trọng
trong việc đi lại cũng như cung cấp nước cho khu vực vùng hạ lưu.
- Phần ranh giới phía Nam có sông Bồ với các nhánh suối của thượng
nguồn là Khe Quao, Rào Trăng.
Ngoài ra trong vùng còn có các hệ thống khe rạch, sông cụt chỉ hoạt động
vào mùa mưa, cạn kiệt vào mùa khô.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Được chia các loại đất chính như sau :
- Đất cát: được hình thành ở vùng ven biển và các cửa sông gồm: đất cát
ven biển và cồn cát trắng vàng. Mác ma hoạt động của biển và sông đã tạo thành
7


những dòng chảy mạnh, các hạt cát lắng đọng tạo thành những dải có mức độ
dài ngắn khác nhau, sự tác động của gió đã làm những cồn cát di động. Đặc
điểm nhóm đất này là sự phân hoá phẫu diện không rõ, thành phần cơ giới rời
rạc, hạt khô, khả năng giữ nước và độ phì kém.
Trong nhóm này, diện tích đất cát phân bố dọc bờ sông Ô Lâu, ven phá
Tam Giang và vùng cát nội đồng là có giá trị trong sản xuất nông nghiệp nhưng
đất có thành phần cơ giới nhẹ, không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp, các chất
dinh dưỡng (mùn, đạm, lân…) đều nghèo, Kali tổng số cao nhưng Kali trao đổi
thấp. Loại đất này thích hợp cho trồng các loại hoa màu, cây công nghiệp ngắn
ngày như: mía, lạc, đậu đỏ, cây ăn quả, cam, chanh….
Hiện nay, đất cát và cồn cát biển đang được sử dụng vào mục đích nông

nghiệp và lâm nghiệp (chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng sản xuất để bảo vệ vùng
đất nội đồng, chống cát bay, cát di động và giữ nguồn nước ngọt).
- Đất phù sa: gồm 3 loại là đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), đất phù sa
ít được bồi (Pi) và đất phù sa không được bồi (Pk); thành phần cơ giới chủ yếu
là thịt nhẹ, thịt trung bình. Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp
đặc biệt là lúa, màu….phân bố chủ yếu ở Phong Chương, Phong Bình, Phong
Hoà, Phong Hiền.
- Đất đỏ vàng trên đá sét biến chất (Fs): diện tích điều tra được phát triển
trên sản phẩm phong hoá của đá mcma bazơ và trung tính, đá vôi…. phân bố ở
địa hình tương đối cao đến bằng thoải lượn sóng. Đất có thành phần cơ giới
nặng đến trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng đất trung bình đến dày,
thoát nước tốt. Nhóm đất này rất thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, nông lâm
kết hợp (cao su, hồ tiêu, mía, thông, keo, màu...).
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): diện tích điều tra được phát triển trên
nhiều loại đá mẹ khác nhau như granit, mác ma axit, trầm tích và biến chất. Đất
có màu vàng nhạt do giàu Silic, thành phần cơ giới nhẹ. Độ dày tầng đất mặt
trung bình, độ phì tự nhiên nghèo, khả năng thấm nước khá nhưng giữ nước kém.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): diện tích điều tra phân bố trên đất dốc, tầng
mặt bị xói mòn rửa trôi. Đất này chỉ có khả năng sử dụng cho việc khai thác vật
liệu xây dựng hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng. Diện tích này cần được phủ xanh
sớm bằng các chương trình phát triển lâm nghiệp.
Ngoài ra, còn có một số diện tích đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu
vàng trên sản phẩm dốc tụ ... nhưng với diện tích không đáng kể.
Tài nguyên đất ở Phong Điền khá đa dạng trên cả 3 vùng sinh thái nên
thích hợp với nhiều loại cây trồng, song việc canh tác hiện nay còn phân tán
manh mún, điều kiện cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá còn gặp nhiều khó khăn.
8


1.2.2. Tài nguyên nước

Huyện Phong Điền có nguồn nước mặt khá phong phú được cung cấp bởi
2 con sông lớn Ô Lâu và sông Bồ. Ngoài ra còn có các sông nhánh, các ao, hồ,
trằm, bàu… cùng với hệ thống đập phân bố khá dày đặc, đảm bảo đủ lượng
nước phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước ngầm dồi
dào đáp ứng được nhu cầu của nhân dân tuy nhiên cần có biện pháp đảm bảo vệ
sinh, tránh bị nhiễm mặn, phèn và chất thải.
1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê năm 2012, tổng diện tích có rừng trên địa bàn
huyện là 61.735,15 ha chiếm 64,93% diện tích đất tự nhiên bao gồm đất rừng
sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Trữ lượng gỗ lớn với nhiều
loại gỗ quý như: lim, kiền kiền, sến… và nhiều loại lâm sản khác như: mây, tre,
nứa, lồ ô… Rừng trồng sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng đồi núi thấp gần
khu dân.
1.2.4. Tài nguyên biển và đầm phá
Với chiều dài bờ biển khoảng 16 km, Phong Điền có nhiều chủng loại hải
sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá thu, ... trữ lượng khai thác bình quân
1000 tấn/năm. Phong Điền có ưu thế về phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: biển,
đầm phá và nước ngọt. Vùng ven biển và vùng đầm phá có những đặc thù của hệ
sinh thái ven bờ nên có khả năng nuôi tôm trên cát cho hiệu quả cao. Đặc biệt
phá Tam Giang có thể nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thuỷ sản có giá trị như:
tôm sú, cua…Vùng nước ngọt hiện đang triển khai nuôi cá bằng cách khoanh
nuôi, sử dụng các hồ đập tự nhiên.
1.2.5. Tài nguyên khoáng sản
Huyện Phong Điền có nhiều mỏ đá vôi lớn tập trung ở Phong Xuân với
trữ lượng đạt 240 triệu m3 thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp sản
xuất xi măng các loại. Các mỏ titan, cát thuỷ tinh, than bùn đã đưa vào khai thác
công nghiệp nhưng quy mô còn nhỏ; đây là một trong những nguồn lực góp
phần cho phát triển nền kinh tế về lâu dài của huyện, tỉnh. Ngoài ra huyện còn
có mỏ nước khoáng lớn ở Phong Sơn có khả năng sản xuất nước giải khát và
phục vụ chữa bệnh.

1.2.6. Tài nguyên du lịch
Với những nét văn hóa truyền thống lâu đời, những di tích đấu tranh cách
mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kết hợp với những
cảnh quan đẹp như: Phá Tam Giang, Tràng Chiêu, Hồ Quao, động A Đon, khe
Me, suối nước khoáng Thanh Tân…đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch
của huyện phát triển. Bên cạnh đó khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền là một
9


nơi bảo tồn các loài động thực, vật quý hiếm có giá trị lớn trong lĩnh vực nghiên
cứu khoa học kết hợp với du lịch sinh thái tham quan. Huyện có nhiều bãi biển
đẹp cần khai thác để phục vụ du lịch.
1.2.7. Tài nguyên nhân văn
Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số huyện Phong Điền có 100.730
người. Nhân dân Phong Điền cần cù, yêu lao động, không ngừng sáng tạo… nên
đời sống ngày một khá hơn. Sự kết hợp khéo léo giữa thiên nhiên và tài năng lao
động, sức sáng tạo của con người; phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo cũng
là những thành tố góp phần làm phong phú nguồn tài nguyên nhân văn của
huyện.
Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống nhưng chủ yếu là dân tộc
Kinh và các dân tộc ít người như Pa Hi, Pa Cô, Vân Kiều. Một số dân tộc có
những tập quán, trình độ sản xuất khác nhau, các dân tộc ít người có trình độ sản
xuất còn hạn chế. Lao động nông nghiệp chủ yếu là sản xuất theo tập tục, thói
quen kinh nghiệm và khả năng áp dụng biện pháp kỹ thuật còn hạn chế.
1.3. Thực trạng môi trường
Được đánh giá là huyện có tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ du
lịch, vấn đề môi trường đã được tỉnh và huyện quan tâm và có nhiều biện pháp
tích cực nhằm bảo vệ và cải thiện theo hướng có lợi. Theo kết quả báo cáo hàng
năm của các ngành, nhìn chung điều kiện môi trường của Phong Điền còn khá
tốt. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại cần phải được quan tâm giải quyết trên

nhiều lĩnh vực bao gồm:
- Môi trường nông thôn:
+ Suy giảm về số lượng và chất lượng đất canh tác do lũ lụt và hạn hán,
do sự xâm thực của nước biển. Đây là một thực tế kéo dài trong nhiều năm qua
và diễn ra với quy mô ngày càng lớn do ảnh hưởng của thiên tai (lũ lụt, hạn
hán,...) hằng năm hàng chục ha đất bị bồi lấp, bị nước mặn xâm nhập làm giảm
diện tích đất canh tác.
+ Các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân đã và đang làm ô
nhiễm môi trường như: lợi dụng quá mức phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.
Việc ứng dụng kỹ thuật canh tác thiếu hợp lý, đặc biệt ở các vùng đất cát và một
số bộ phận dân cư đang sinh sống phụ thuộc vào đầm phá. Bên cạnh đó việc
thiếu ý thức cũng như chưa có biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi và hoạt
động sản xuất công nghiệp nhỏ ở khu vực nông thôn cũng có tác động xấu đến
môi trường.
- Môi trường biển, ven bờ và đầm phá: môi trường biển, ven bờ và khu
vực đầm phá đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều hoạt động có khả
10


năng gây ô nhiễm như: nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch được phê
duyệt, quá trình khai thác bừa bãi tài nguyên biển, đầm phá bằng các phương
pháp mang tính chất huỷ diệt môi trường biển như đánh mìn, xung điện làm ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái vùng đới bờ.
Hàng năm hiện tượng ngập lụt kéo theo ngọt hóa về mùa mưa và nhiễm
mặn về mùa khô đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đầm phá. Ngoài ra môi
trường này còn đứng trước nguy cơ ô nhiễm do nước thải và các chất thải rắn
chưa được xử lý từ các nơi thuộc lưu vực sông Bồ và sông Ô Lâu đổ về với số
lượng lớn trước khi đổ ra biển.
- Vùng núi địa hình dốc, các sông suối ngắn nên về mùa mưa hay xảy ra
xói lở.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Nền kinh tế của huyện trong những năm qua nhìn chung có bước tăng
trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng đã tạo ra được những tiền đề
quan trọng để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. Tỷ
trọng Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp trong GDP năm 2005 là 24,1% 24,7% - 51,2%, năm 2010 là 22,8% - 39,3% - 37,9%. Đến năm 2012, tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt 21,15%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng
21,33%,; nông nghiệp chiếm 18,94% và dịch vụ 24,31%.
Năm 2012, tổng thu ngân sách nhà nước 69,00 tỷ đồng. Công tác quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản có chuyển biến, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, góp phần tạo
động lực tăng trưởng nền kinh tế. Tích cực huy động nguồn vốn đầu tư hạ tầng cơ
sở và triển khai thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm. Hệ thống hạ tầng
giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hoá không ngừng được tăng cường, thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp –
xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư
nghiệp. Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá và
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế. Nhiều cơ sở công nghiệp
đang phát triển như: nhà máy Scavi Huế, nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh,
nhà máy sản xuất phân bón NPK Bông Lúa… Nhiều ngành nghề được mở rộng,
một số sản phẩm được quảng bá và đang từng bước tiếp cận thị trường như:
nước mắm Phong Hải, tương măng Phong Mỹ, gốm Phước Tích…Nông lâm
ngư nghiệp thu được kết quả cao. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây
11


trồng ổn định và phát triển; các mô hình trồng ném, kiệu, trồng hoa và nhiều mô
hình đạt kết quả tốt. Tổng đàn gia súc, gia cầm tuy chưa đạt về mặt số lượng

nhưng chất lượng đàn được cải thiện. Huyện đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất; từng bước đẩy mạnh sản xuất các loại
nông sản, hàng hóa theo nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Kinh tế
rừng đã trở thành một nghề đưa lại thu nhập khá, nhiều trang trại kinh tế đạt hiệu
quả cao. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2012 đạt 690 ha, đã mạnh dạn
chuyển đổi một số vùng nuôi tôm hạ triều, nuôi chắn sao bị dịch bệnh và thua lỗ
sang nuôi xen ghép nhiều đối tượng. Mô hình nuôi tôm trên cát hiện nay đang
phát triển.
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
2.2.1 Khu vực kinh tế công nghiệp
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có bước phát triển
khá: nhà máy xi măng Đồng Lâm đang triển khai theo tiến độ; tập đoàn Scavi
Huế đã hoạt động thu hút lực lượng lao động khá lớn, nhà máy sản xuất gạch
Tuynen của Công ty 1-5, nhà máy phân vi sinh Sông Hương, các doanh nghiệp
chế biến, khai thác cát đang tiếp tục ổn định sản xuất; công ty C&N Vina, tập
đoàn Primer, Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đang tổ chức đầu tư ở
khu công nghiệp.
Các ngành nghề truyền thống và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được
chú trọng đầu tư phát triển. Làng nghề Mỹ Xuyên với thương hiệu nhà rường,
mộc dân dụng và mộc mỹ nghệ, nghề gốm Phước Tích phát triển gắn với du lịch
cộng đồng; phát triển diện tích trồng bàng để tiếp tục mở rộng nghề đệm bàng
Phong Bình. Ngoài ra, các ngành nghề khác như rượu (Phong Chương), Tây Phú
(Phong Bình) tương măng (Phong Mỹ), nước mắm (Phong Hải), đan lưới
(Phong Bình), nón lá (Phong Sơn)… đang tiếp tục duy trì, giải quyết được công
ăn việc làm cho một bộ phận nhân dân, góp phần tăng thu nhập.
2.2.2 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp năm 2012 chiếm 18,94%.
Đầu tư trong nông nghiệp được quan tâm nên đã tạo động lực cho sự tăng
trưởng và phát triển cả trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,
trồng rừng.

- Trồng trọt:
Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy năm 2012 là 9.886,85 ha, đạt 100% so với
kế hoạch đề ra. Năng suất bình quân đạt: 54,40 tạ/ha, giảm 1,27 tạ/ha so năm
2011. Sản lượng lượng thực có hạt 54.340 tấn, giảm 632 tấn so với năm 2011.
Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 95%.
12


Trong đó: vụ Đông Xuân: diện tích 4.974,80 ha, năng suất bình quân 55,90
tạ/ha, sản lượng đạt 27.809 tấn; vụ Hè Thu: diện tích 4.912,00 ha, năng suất
bình quân 52,80 tạ/ha, sản lượng 25.935 tấn.
Cây sắn: Năm 2012, diện tích trồng được là 1.595,48 ha, giảm 154,00 ha so
năm trước.
Cây lạc: Năm 2012, diện tích trồng 1.164,60 ha (vụ Đông Xuân: 1.151,80
ha; vụ Hè Thu 12,80 ha), tăng 27,00 ha so với năm trước, đạt 97% so với kế
hoạch. Tỷ lệ sử dụng các loại giống có chất lượng cao chiếm trên 60% tổng diện
tích, năng suất bình quân đạt 22,5 tạ/ha.
Cây cao su: Toàn huyện hiện có 1.725,00 ha cao su, trong đó diện tích đưa
vào khai thác năm 2012 là 970,00 ha, sản lượng dự ước khoảng 3.500 tấn mủ
đông. Diện tích cao su tập trung chủ yếu ở xã Phong Mỹ, Phong Sơn.
Cây ăn quả: Diện tích hiện có 310,00 ha, trong đó bưởi thanh trà 259,00
ha, diện tích cho thu hoạch là 70,00 ha tập trung chủ yếu ở Thị trấn và Phong Thu.
- Chăn nuôi:
Tổng đàn hiện có: 4.987 con trâu, 2.462 con bò, 30.169 con lợn và 370.970
con gia cầm. So với kế hoạch đề ra, số lượng đàn bò mới chỉ đạt 70,34%, đàn
lợn đạt 86,19%.
Phát triển chăn nuôi lợn giống có tỷ lệ nạc đạt kết quả khá: 100% lợn nái
ngoại và 99% lợn nái lai F1 sinh sản lứa thứ nhất.
Công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm được quan tâm; công tác kiểm dịch,
kiểm soát giết mổ triển khai thường xuyên đã ngăn chặn kịp thời dịch bệnh,

không xảy ra dịch bệnh trên diện rộng.
- Thuỷ sản:
Ngành thuỷ sản đã phát triển cả về đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ,
hải sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ đầu năm đến nay 690,00 ha, trong đó:
nuôi tôm trên cát 270,00 ha, nuôi cá nước ngọt 420,00 ha. Sản lượng khai thác
năm 2012 ước đạt 1.500 tấn các loại thuỷ hải sản; trong đó khai thác sông đầm
250 tấn, khai thác biển 1.250 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh năm
2010) năm 2012 đạt 235.536 triệu đồng tăng 101,96% so với năm 2011 trong
đó: nuôi trồng đạt 191.661 triệu đồng, đánh bắt đạt 43.646 triệu đồng, dịch vụ
đạt 229 triệu đồng, góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
vùng biển và đầm phá.
- Lâm nghiệp:
Công tác trồng mới, chăm sóc, tu bổ rừng được chú trọng; cơ cấu rừng
trồng đã bố trí hợp lý giữa diện tích rừng phòng hộ và rừng kinh tế nhằm phát
13


triển bền vừng môi trường sinh thái vừa bảo đảm thu nhập cho người lao động
sinh sống bằng nghề rừng. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 64,9% tổng diện tích
đất tự nhiên toàn huyện.
Kinh tế rừng đã mang lại thu nhập cho người dân trên vùng gò đồi, miền
núi. Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2012 (giá so sánh năm 2000) đạt
81.060,5 triệu đồng, trong đó khai thác rừng trồng và khoanh nuôi là 8.335,5
triệu đồng; khai thác lâm sản đạt 64.795 triệu đồng; dịch vụ và các hoạt động
khác đạt 7.930 triệu đồng. Sản lượng gỗ khai thác năm 2010 là 14.500 m3, năm
2011 tăng lên 18.615 m3, năm 2012 tăng lên 29.500 m3.
Diện tích đất trồng rừng mới đã có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi
trọc, hạn chế xói mòn rửa trôi và phát triển kinh tế vùng gò đồi. Kinh tế rừng đã
mang lại thu nhập cho người dân trên vùng gò đồi, miền núi.
Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đã góp

phần làm cho bộ mặt nông thôn khởi sắc. Đã hình thành nhiều mô hình kinh tế
làm ăn có hiệu quả. Một số địa phương đã khẳng định được thế mạnh vật nuôi
và cây trồng với giá trị kinh tế cao.
2.2.3. Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ du lịch
Từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế, xây dựng mạng lưới rộng khắp và
đa dạng, năm 2012 chiếm tỷ trọng 24,31 % GDP. Cơ sở vật chất một số ngành
được mở rộng về quy mô, hiện đại về công nghệ như bưu chính - viễn thông,
ngân hàng, du lịch, thương mại, giao thông vận tải,… xuất hiện nhiều loại hình
dịch vụ mới. Dịch vụ du lịch là ngành phát triển cả quy mô và chất lượng gồm
các loại hình du lịch sinh thái, lễ hội,... gắn du lịch với khôi phục các ngành
nghề thủ công truyền thống.
Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển, đáp ứng yêu cầu xã hội. Đầu tư
xây dựng các siêu thị, kế hoạch phát triển dịch vụ tại khu vực ngoài khu du lịch
Thanh Tân, An Lỗ và trung tâm thị trấn Phong Điền.
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Năm 2012, dân số trung bình toàn huyện là 100.730 người, trong đó dân
số đô thị là 6.452 người và số dân nông thôn là 94.278 ha. Dân cư phân bố
không đều, tập trung chủ yếu ở thị trấn, các xã đồng bằng ven thị trấn, ven biển.
Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 106 người/km2.
Theo số liệu thống kê 2012, nguồn lao động trên địa bàn huyện có khoảng
50.063 người, chiếm 49,7% dân số của huyện. Lực lượng lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật, lao động lành nghề thấp và số lao động có trình độ đại học
trở lên chỉ chiếm số ít. Như vậy có thể nói nguồn lực lao động của huyện rất dồi
dào song phần lớn là lao động phổ thông, năng suất lao động thấp. Trong tương
14


lai cần làm tốt công tác giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời đào
tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Một số cụm dân cư nông thôn đã có diện mạo đô thị hóa như: Điền Môn,
Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Hải, Phong Hải, Phong Hòa, Phong An, Phong Hiền
phát triển mạnh các dịch vụ, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, sản xuất các
sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và phát triển kinh tế nông thôn.
Khu vực trung tâm huyện lỵ được ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển theo
quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển dịch vụ
và xúc tiến mời gọi đầu tư vào khu công nghiệp Phong Điền, từng bước xây
dựng trung tâm huyện lỵ trở thành hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của các xã.
Hình thái phân bố dân cư theo thôn, dân cư chủ yếu tập trung hai bên các
trục đường quốc lộ, liên xã, liên thôn. Nhìn chung trong những năm qua cơ sở
hạ tầng khu vực nông thôn đã được cải thiện và phát triển thông qua các chương
trình, dự án phát triển kinh tế xã hội. Vùng các xã nông nghiệp đã tập trung xây
dựng hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, xây dựng trạm bơm và kiên cố hoá kênh
mương, đê bao.
2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.5.1. Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện phát triển khá đồng bộ và toàn
diện, một phần do được chính quyền các cấp hết sức quan tâm và ưu tiên đầu tư,
một phần do nhân dân nỗ lực đóng góp. Hệ thống giao thông gồm các tuyến:
quốc lộ, đường sắt, tỉnh lộ, huyện lộ đã tương đối đáp ứng được nhu cầu về giao
thông vận tải của huyện. Các tuyến giao thông nông thôn gồm: đường liên thôn
liên xã, đường nội đồng từng bước được nhựa hoá, bê tông hoá. Hệ thống đường
thuỷ gồm: Sông Bồ, sông Ô Lâu và phá Tam Giang tất cả đều được đầu tư và
khai thác tốt.
* Hệ thống giao thông đường bộ:
Các tuyến giao thông đường bộ đã được kết nối thành mạng lưới giao
thông liên hoàn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Các tuyến quốc lộ
Bao gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 49B chạy qua địa phận huyện với tổng

chiều dài là 43,92 km. Đây là 02 tuyến huyết mạch của huyện Phong Điền.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là vào mùa mưa lũ, các tuyến đường này đã

15


được sữa chữa nâng cấp chất lượng, nên các tuyến này đã cải thiện năng lực
thông hành cho các phương tiện tham gia giao thông.
Các tuyến tỉnh lộ
Toàn huyện hiện có 7 tuyến tỉnh lộ phục vụ hoạt động giao thông vận tải
trên địa bàn gồm: Tỉnh lộ 11A, 11B, 11C, 17, 4, 6 và 9 với tổng chiều dài là
78,27 km.
Hiện tại, các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn đều được bê tông hoá, nhựa hoá và
có năng lực thông hành cao. Hệ thống tỉnh lộ đạt cấp đường từ cấp VI – V đồng
bằng.
Các tuyến đường huyện lộ
Trên địa bàn huyện hiện có 134 km đường huyện. Hệ thống đường huyện
hầu hết đều được bê tông hóa. Hiện nay có nhiều đoạn bị hư hỏng và đang tiến
hành sửa chữa các tuyến đường trọng yếu để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Các tuyến đường nội thị
Hệ thống giao thông trong khu vực thị trấn Phong Điền hiện đang được
xây dựng và đang tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Giao thông nông thôn:
Cùng với sự phát triển đồng bộ hệ thống giao thông chính: quốc lộ, tỉnh
lộ, huyện lộ trên địa bàn, hệ thống giao thông nông thôn đã được đầu tư bê tông
hóa tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong sinh hoạt, trao đổi hàng hóa.
Hệ thống cầu cống:
Cầu cống: Nhìn chung hệ thống cầu cống trên địa bàn huyện Phong Điền
tương đối ổn định. Ngoài hai cầu lớn là: cầu An Lỗ ranh giới giữa thị xã Hương
Trà và huyện Phong Điền còn có thêm cầu Phò Trạch, cả hai cầu này đều nằm

trên tuyến đường quốc lộ 1A. Tuy nhiên đến nay có một số cầu, cống đang
xuống cấp cần được sửa chữa để đáp ứng nhu cầu thông thương.
Hệ thống giao thông đường sắt:
Hiện nay trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt dài 17 km chạy qua với
hai điểm dừng chính là ga Hiền Sĩ và ga Phò Trạch.
Hệ thống giao thông đường thuỷ:
Hệ thống giao thông đường thuỷ bao gồm:
- Đường sông: Các tuyến đường sông chủ yếu phục vụ vận tải nhỏ,
chuyên chở hàng hoá tới các chợ quê. Chất lượng luồng lạch còn rất kém, cần
phải nạo vét, khơi thông dòng chảy mới đảm bảo chuyên chở hàng hoá.
16


- Đường biển: Với gần 16 km chiều dài bờ biển, đây là điều kiện thuận lợi
cho các xã bãi ngang làm nghề đánh bắt hải sản. Đồng thời xây dựng các bãi
tắm, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái phục vụ du khách trong và ngoài
nước.
- Đầm phá: hệ thống đầm phá qua huyện Phong Điền tương đối lớn là lợi
thế về nhiều mặt của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phong Điền nói
riêng. Ngoài việc cung cấp nguồn lợi thuỷ sản, đầm phá còn là tuyến giao thông
thuỷ rất thuận tiện, nối liền các huyện trong khu vực; giúp các huyện giao lưu,
trao đổi các loại sản phẩm hàng hoá như: lương thực, thực phẩm, công nghệ
phẩm, hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, phân
bón, hoá chất, vật liệu xây dựng...
Đặc biệt, đối với khu vực đầm phá, huyện cần tập trung xây dựng và phát
triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trở thành vùng phát
triển kinh tế năng động toàn diện bao gồm: du lịch, thuỷ sản, nông lâm, dịch vụ,
chế biến... Mở rộng các loại hình kinh tế trang trại, kinh tế vườn rừng, phát triển
mô hình kinh tế trang trại trên vùng cát nội đồng, góp phần phát triển chung nền
kinh tế toàn tỉnh và của huyện Phong Điền.

2.5.2 Thủy lợi
Huyện luôn chú trọng đến việc đầu tư cải tạo, nâng cấp năng lực tưới tiêu
của các hệ thống thuỷ nông, toàn huyện đã xây dựng nhiều hồ chứa nước loại
vừa và nhỏ, hệ thống kênh mương được kiên cố hoá, nhiều trạm bơm mới được
xây dựng, ... đã nâng diện tích tưới chủ động đạt 72,78% và tiêu chủ động đạt
55% diện tích gieo trồng, đồng thời giải quyết thoát lũ, ngăn mặn,... góp phần ổn
định sản xuất và đời sống dân cư.
2.5.3. Năng lượng
Phong Điền là một trong những huyện của tỉnh hoàn thành sớm chương
trình phủ điện nông thôn. Mạng lưới điện quốc gia đã phủ tất cả các xã, 100% số
xã có điện. Ngoài mục tiêu phục vụ sinh họat, điện cũng đã đến được nâng cao
qua nhiều cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn huyện.
Nguồn cung cấp điện hiện tại của huyện chủ yếu là qua đường dây 35KV.
2.5.4. Bưu chính viễn thông
Mạng bưu chính viễn thông và Internet của huyện phát triển nhanh, đảm
bảo thông tin đến tất cả các xã, thị trấn và liên lạc vô tuyến, hữu tuyến với cả
nước và quốc tế. Theo số liệu thống kê năm 2012, toàn huyện có 5 bưu cục
trung tâm và 15 bưu cục khu vực; có 15.470 máy điện thoại cố định.

17


2.5.5. Cơ sở văn hóa
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát
triển và là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội, ngành văn hóa thông tin huyện
Phong Điền đã không ngừng củng cố và phát triển. Nhằm tiếp tục củng cố
phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn
hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân.
Các thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống truyền
thanh, nhà sinh hoạt cộng đồng ở các thôn, bản. Toàn huyện có 93/147 nhà sinh

hoạt cộng đồng (đạt tỷ lệ 63,26%).
Trên địa bàn huyện đã lập hồ sơ và được công nhận 14 di tích (trong đó
có 07 di tích cấp quốc gia và 07 di tích cấp tỉnh).
2.5.6. Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục đào tạo có những bước phát triển vững chắc cả về quy
mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục đã đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Mạng lưới trường lớp ổn định và từng bước hoàn thiện; đội ngũ giáo viên hầu
hết đạt chuẩn và trên chuẩn. Tỷ lệ huy động trẻ em đúng độ tuổi đến nhà trẻ đạt
18,6%, mẫu giáo 84,05%, tiểu học 99,7%, trung học cơ sở 95,1%, trung học phổ
thông 75%. Theo số liệu thống kê năm 2012, trên địa bàn huyện có 18 trường
mẫu giáo, 27 trường Tiểu học, 15 trường THCS, 04 trường THPT, 02 Trung tâm
giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp hướng nghiệp. Chất
lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng học sinh giỏi có nhiều chuyển biến
qua từng năm học.
Các điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường học không
ngừng được tăng cường, bổ sung hàng năm. Đến nay, cơ bản đảm bảo đủ về số
lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên; 100% xã, thị trấn có trường học cao tầng.
2.5.7. Y tế, dân số
Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, chất lượng
được nâng lên, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ y tế và từng
bước tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật cao. Chủ động kiểm soát và khống chế các
dịch bệnh nguy hiểm, hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong. Hoàn
chỉnh mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở; trên địa bàn huyện có Bệnh viện Đa
khoa Tỉnh, 01 bệnh viện Trung tâm huyện, 02 phòng khám khu vực, 16 trạm y
tế xã. Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực y tế được quan tâm, đã nâng cấp
toàn diện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế. Năng lực đội ngũ cán
bộ y tế được nâng lên.

18



2.6. Đánh giá các chính sách mới về phát triển kinh tế xã hội gây áp
lực đối với việc sử dụng đất
Ảnh hưởng của các chính sách về phát triển kinh tế xã hội đến việc sử
dụng đất được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên
quan đến lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất đai. Trong
điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất được
dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng đều được dựa vào nguyên tắc hạch toán kinh tế
thông qua việc tính toán hiệu quả kinh doanh sản xuất. Bên cạnh đó, sự quan
tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa dẫn đến tình trạng đất đai bị sử dụng không
hợp lý.
Chính sách thu hút vốn, kêu gọi đầu tư, để thúc đẩy tốc độ phát triển kinh
tế, giải quyết việc làm cho nhân dân, trong đó có chính sách giao đất để sản xuất
kinh doanh; xây dựng các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp tập trung.
Chính chính sách này đã làm tăng kết quả thực hiện phương án quy hoạch diện
tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần phải cân
nhắc, xem xét kỹ khả năng đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp vì hiện nay
có nhiều diện tích bị bỏ trống, không có chủ đầu tư hoặc ngay cả những khu đất
đã được tỉnh giao để sử dụng nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa đầu tư hoặc đầu
tư nhưng không sử dụng hết đất, gây nên tình trạng lãng phí đất đai.
Việc gia tăng các khu đô thị có thể sẽ đem lại lợi ích lớn cho những người
kinh doanh bất động sản, chủ doanh nghiệp… Nhưng sự phân bố đất đai không
hợp lý, không chú ý đến việc xử lý nước thải, chất thải và khí thải đô thị sẽ làm
mất đi vĩnh viễn diện tích lớn đất canh tác, cùng với việc gây ô nhiễm đất đai,
nguồn nước, hủy hoại chất lượng môi trường đất.
2.7. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội tác động đến việc sử
dụng đất
Nhân tố kinh tế xã hội bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số và
lao động, mức độ phát triển và sự trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh
tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, khả

năng áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất,…Đất đai là một trong những
vấn đề được chú trọng giải quyết trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
- Với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế như hiện nay sẽ tạo ra áp lực
rất lớn đến quy mô và tốc độ đưa đất vào sử dụng.
- Do yêu cầu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ
trọng ngành phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tiếp tục diễn ra
trong giai đoạn tới nên sẽ dẫn đến việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Điều này
đòi hỏi việc phân bổ, bố trí lại cơ cấu đất đai cần phải được tính toán, cân nhắc
19


trên cơ sở hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu
đất đai và cơ cấu kinh tế.
- Hiện nay, các cụm dân cư phân bố tập trung ở một số khu vực, việc giao
đất sử dụng vào mục đích đất ở và xây dựng các công trình trình phục vụ đời
sống ở các khu vực này đòi hỏi phải tính toán, cân nhắc thận trọng nhằm vừa
đảm bảo sự phù hợp đối với phong tục tập quán vừa phải đảm bảo cho sự phát
triển kinh tế xã hội lâu dài và ổn định.
- Để đạt được mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện
đặt ra thì các cơ sở kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch
vụ cần phải có quỹ đất để xây dựng.
Tuy nhiên, hiện nay quỹ đất có khả năng bố trí cho các nhu cầu này hầu
hết đã có mục đích sử dụng do vậy việc xây dựng các công trình này sẽ tạo nên
áp lực rất lớn đối với công tác đền bù, giải tỏa và bố trí tái định cư trên địa bàn.
- Do hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu sử
dụng do vậy cần được tiến hành đầu tư nâng cấp và làm mới. Cụ thể, huyện cần
bố trí đất để mở rộng và xây dựng mới một số tuyến đường phục vụ dân sinh,
xây dựng nhà văn hóa cho các thôn, xây dựng mới và mở rộng hệ thống kênh
mương thủy lợi...Việc xây dựng và nâng cấp các công trình này đòi hỏi phải bố
trí một diện tích rất lớn về đất đai.

- Huyện chuyển đổi cơ cấu đất đai nhằm đáp ứng quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng
ngành nông nghiệp, mặt khác phải đảm bảo an ninh lương thực, ổn định sản xuất
do vậy áp lực đối với việc sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất sản xuất
nông nghiệp) của huyện là rất lớn.
- Để cải thiện và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
dân nên rất nhiều công trình phục vụ đời sống, văn hóa, giáo dục, thể thao, gải
trí, nghỉ ngơi cũng đòi hỏi phải được cải tạo, mở rộng và xây dựng mới với tổng
quỹ đất dành cho các mục đích này tương đối lớn. Tuy nhiên, do đặc thù về vị trí
nên việc phân bố đất đai cho các công trình này xảy ra hầu hết ở các khu dân cư
trên địa bàn các xã do vậy sẽ tạo nên áp lực lớn cho việc lựa chọn vị trí phân bố
cụ thể cũng như công tác thu hồi đất và bố trí tái định cư.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ
HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên
a. Thuận lợi:
Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt và các tuyến
trục ngang nối các tỉnh lộ với quốc lộ tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu
20


thông, trao đổi hàng hóa nông sản, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và các
ngành kinh tế khác cũng như việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và
thông tin thị trường.
Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn để
phát triển du lịch, có những điểm du lịch triển vọng với những di tích lịch sử
được xếp hạng. Nhìn chung có lợi thế để phát triển ngành du lịch đặc biệt là du
lịch sinh thái.
Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng một số khoáng sản lớn đủ để
đầu tư khai thác công nghiệp như: đá vôi, than bùn, nước khoáng…tạo điều kiện

đẩy mạnh nền kinh tế của huyện.
Địa hình phân bố không đồng đều thấp dần từ Tây sang Đông, nguồn
nước mặt, nước ngầm và nước mưa phong phú, cung cấp đủ nước tưới cho sản
xuất nông nghiệp một cách khá chủ động, cũng như việc cấp nước cho công
nghiệp và cho sinh hoạt của người dân.
Với lượng bức xạ dồi dào, lượng mưa trung bình năm cao là điều kiện
tương đối thuận lợi cho phát triển đa dạng nông lâm nghiệp nhiệt đới.
Đất đai của huyện rất đa dạng với đầy đủ các loại đất, đây là điểm thuận
lợi cho phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đặc biệt là tiềm năng phát triển
lúa năng suất cao, thủy sản,...
b. Khó khăn
Phong Điền nằm trong dải đất miền Trung nên cũng chịu ảnh hưởng rất
lớn của khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa hạ nắng hạn kéo dài kèm theo gió Tây
Nam khô nóng, còn vào mùa mưa khí hậu lạnh, lượng mưa tập trung vào một số
tháng gây ra lũ lụt, ngập úng làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống dân
sinh.
Ô nhiễm môi trường cảnh quan đang là vấn đề tồn tại trong nhiều năm
nay, đặc biệt là ô nhiễm môi trường biển, ven bờ, đầm phá bởi các hoạt động
khai thác thủy sản và hiện tượng xói mòn, rửa trôi xảy ra ở vùng gò đồi.
3.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội
a. Những kết quả đạt được:
Trong thời gian qua kinh tế huyện đã đạt những thành tựu quan trọng trên
tất cả các mặt, một số ngành và lĩnh vực đạt mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhiều năm liền tăng cao, năm 2012 đạt 21,15%. Thu ngân sách
chuyển biến tích cực năm 2012 đạt 69 tỷ đồng. Hạ tầng kinh tế xã hội được đầu
tư đồng bộ, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 đạt 2.383 tỷ đồng. Sản lượng
lương thực có hạt ước đạt 54.340 tấn năm 2012. Nét nổi bật là đã tập trung
21



chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năng suất cây trồng và sản lượng lương
thực ổn định, đảm bảo an ninh lương thực; các hoạt động giáo dục, y tế và chăm
sóc sức khoẻ, văn hoá thông tin, bảo đảm an sinh xã hội đạt nhiều kết quả thiết
thực; kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, trường,
trạm, cơ sở neo đậu tàu thuyền,… được đầu tư và hoàn thiện đồng bộ, tạo điều
kiện thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sản xuất
và đời sống của các tầng lớp nhân dân.
b. Những hạn chế :
Cùng với những lợi thế, bước vào thời kỳ mới, huyện còn có những hạn
chế và đang đứng trước những thách thức lớn:
- Quy mô của nền kinh tế nói chung và của từng ngành kinh tế, từng
doanh nghiệp còn nhỏ, trình độ phát triển, chất lượng tăng trưởng chưa cao,
năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế, của từng doanh nghiệp và sản phẩm
còn thấp so với địa bàn toàn tỉnh. Sức mua bán, giao dịch còn thấp, sản xuất
kinh doanh mang tính nhỏ lẻ, tính chất tự cung tự cấp còn cao, thị trường hàng
hoá phát triển chưa đủ mạnh.
- Kinh tế phát triển chưa đều, thiếu bền vững, vốn đầu tư còn thấp, sản
xuất hàng hoá quy mô nhỏ, công nghệ chưa cao, chưa tạo được bước đột phá để
tăng trưởng nhanh. Khu vực dịch vụ - du lịch đang còn ở dạng tiềm năng, chưa
khai thác được nhiều, hoạt động dịch vụ mang tính nhỏ lẻ, phân tán, tự phát.
- Chưa khơi dậy ý thức tự giác và chủ động của cộng đồng dân cư tham
gia vào hoạt động văn hoá, bảo tồn, môi trường, trật tự đô thị; thiết chế văn hoá
chưa đủ và đồng bộ.

22


Phần thứ hai
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1.1. Tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai
1.1.1. Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất và tổ chức chỉ đạo thực hiện các văn bản đã được ban hành
Sau khi Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
Đất đai có hiệu lực, Uỷ ban nhân dân huyện đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ
chủ chốt từ cấp huyện đến cấp xã. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tìm hiểu về
Luật Đất đai giúp người dân hiểu và thực hiện tốt quy định của pháp luật về đất
đai. Việc ban hành các văn bản cụ thể hoá các nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai đồng thời tổ chức đôn đốc các cơ quan chức năng thực hiện các văn bản trên
địa bàn theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai năm 2003, bao gồm:
- Các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng và mục đích phát triển kinh tế.
+ Quyết định số 2689/2006/QĐ-UBND ngày 23/11/2006 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều và đơn giá bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Quyết định số 3721/2005/QĐ-UBND
ngày 01/11/2005 của UBND tỉnh.
+ Quyết định số 928/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 quy định về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế.
+ Quyết định số 1067/QĐ-UBND ngày 05/6/2008 điều chỉnh bổ sung quy
định bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế ban hành tại Quyết định số
928/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 10/4/2010 quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để thay thế Quyết định số 928/2008/QĐ-


23


UBND ngày 16/4/2008 về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND ngày 18/5/2010 về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 10/4/2010 của Ủy
ban Nhân dân tỉnh ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình
tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các quy định hướng dẫn, giải quyết vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Chỉ thị số 40/2005/CT-UBND ngày 9/7/2005 về việc đẩy nhanh tiến độ
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 10/2006/QĐ-UBND ngày 01/5/2006 về việc ghi nợ tiền
sử dụng đất để cấp Giấy CNQSD đất ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 1616/2006/QĐ-UBND ngày 30/6/2006 về việc uỷ quyền
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 708/2006/QĐ-UBND ngày 03/10/2006 về việc ban hành
quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 2059/UBND-NĐ ngày 23/4/2008 về việc giải quyết
vướng mắc liên quan việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 762/QĐ-UBND ngày 11/4/2009 quy định về việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 46/2010/QĐ-UBND ngày 30/11/2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành Quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh.

- Các quy định về quản lý tài chính đất đai như chuyển nhượng, chuyển
mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất…
+ Quyết định số 1778/2006/QĐ-UBND ngày 28/7/2006 quy định đơn giá
cho thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 638/2007/QĐ-UBND ngày 03/01/2007 quy định đơn giá
cho thuê đất, thuê mặt nước đối với các dự án xây dựng khu du lịch sinh thái, du
lịch đầm phá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 3592/QĐ -UBND ngày 18/10/2005 về việc ban hành kế
hoạch tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê, báo cáo giá chuyển nhượng quyền sử
24


dụng đất hàng năm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 2768/2006/QĐ-UBND ngày 12/4/2006 về việc ban hành
quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho
thuê đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 1830/2008/QĐ-UBND ngày 13/8/2008 ban hành Quy
chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê
đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 2662/2007/QĐ-UBND ngày 12/3/2007 về việc ban hành
quy định về thủ tục thừa kế để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên
địa bàn tỉnh thay thế Quyết định số 1108/2006/QĐ-UBND của Uỷ ban Nhân dân
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các văn bản quy định về hạn mức giao đất, định mức sử dụng đất cho
các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức gồm:
+ Quyết định 3626/2005/QĐ-UBND ngày 20/10/2005 về việc ban hành
quy định hạn mức giao đất ở; hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa
đất có vườn ao cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 3753/2005/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2005 về
việc sửa đổi bổ sung quy định hạn mức giao đất ở; hạn mức công nhận đất ở đối

với trường hợp thửa đất ở có vườn ao cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 1104/2006/QĐ-UBND ngày 25/4/2006 về việc ban hành
Định mức sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Quyết định số 51/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về ban hành Quy định hạn mức giao đất ở; hạn mức công nhận đất ở
đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các quy định lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các
cấp; quy hoạch các chuyên ngành gồm:
+ Công văn số 1354/UBND-NĐ ngày 23 tháng 5 năm 2005 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế về việc lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010).
+ Công văn số 2073/UBND-NĐ ngày 18 tháng 7 năm 2005 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tiếp tục thực hiện chỉ đạo thực hiện quy hoạch sử
dụng đất trên các lĩnh vực.
25


×