Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 200 trang )

MỤC LỤC
DẪN NHẬP.......................................................................................................... 5
1. Sự tăng trưởng hệ thống đô thị Việt Nam và những vấn đề nảy sinh ..................... 5
2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................... 9
2.1 Mục tiêu tổng quát................................................................................................... 9
2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 10
3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.............................................................. 10
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 13
4.1 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 14
4.2 Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 14
4.3 Phương pháp cụ thể .............................................................................................. 15

CHƯƠNG MỘT ................................................................................................ 19
NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở
TP. CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH..................... 19
I. VỊ TRÍ CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
HIỆN ĐẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .................................................. 19
II. NHỮNG ĐIỂM NHẤN TRONG TIẾN TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI CẦN THƠ.... 32
1. Đô thị hóa, dịch chuyển dân cư và sự chuyển biến cơ cấu dân cư đô thị – Các hệ
quả kinh tế - xã hội ......................................................................................................... 32
2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa đến việc chuyển
đổi quy mô về mục đích sử dụng đất ............................................................................ 36
3. Nội thành mở rộng - Thành tựu và vấn đề............................................................... 38
III. VÙNG ĐÔ THỊ HÓA TẠI TP. CẦN THƠ ............................................................... 40
IV. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU DÂN CƯ VÙNG ĐÔ THỊ HÓA TẠI CẦN
THƠ ..................................................................................................................................... 45
1. Đặc điểm dân số .......................................................................................................... 45
1.1 Giới tính ................................................................................................................. 45
1.2 Độ tuổi.................................................................................................................... 45
1.3 Trình độ học vấn.................................................................................................... 46
2. Quy mô và cơ cấu hộ gia đình ................................................................................... 48


2.1 Quy mô hộ gia đình ............................................................................................... 48
2.2 Cơ cấu hộ gia đình ................................................................................................ 49
3. Thu nhập hộ gia đình ................................................................................................. 51

CHƯƠNG HAI .................................................................................................. 55
CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CƯ DÂN VÙNG
ĐÔ THỊ HÓA .................................................................................................... 55
I. CHUYỂN BIẾN TRONG QUI MÔ VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG ĐANG
ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỐ PHẬN NGHỀ NÔNG, VIỆC LÀM NÔNG NGHIỆP .............. 55
1. Chuyển biến ruộng đất vùng đang đô thị hóa.......................................................... 55
2. Chuyển biến về ruộng đất nhìn từ cấp độ hộ gia đình ở các điểm khảo sát ......... 56
2.1 Tình hình biến động diện tích ruộng đất ở các hộ nông dân sau 6 năm............ 56
2.2 Lý do sụt giảm diện tích đất của các hộ nông dân ............................................... 58
3. Đô thị hóa và vị trí của nghề nông trong hoàn cảnh mới........................................ 58
3.1 Tình trạng sút giảm của nghề nông ..................................................................... 59
3.2 Khuynh hướng làm nông hiện đại........................................................................ 61
3.3 Khuynh hướng chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi .......................................... 61
3.4 Khuynh hướng mua ruộng để tiếp tục làm nông ở vùng lân cận ....................... 62
3.5 Khuynh hướng sử dụng tiền đền bù, sang nhượng cho các hoạt động đa dạng
trong bối cảnh đô thị hóa ............................................................................................ 62
II. DÂN VÙNG VEN VÀ VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP ........................................ 65
1


1. Số liệu chung về việc làm phi nông nghiệp (chính/phụ) trong 6 năm ở Cần Thơ
(2000 - 2006) .................................................................................................................... 65
1.1 Số liệu chung về sự chuyển dịch việc làm phi nông nghiệp................................ 65
1.2 Việc làm phi nông nghiệp ..................................................................................... 67
2. Những khó khăn trong quá trình chuyển đổi việc làm ........................................... 76
2.1 Những khó khăn trong chuyển đổi hiện tại ......................................................... 76

2.2 Những khó khăn trong chuyển đổi việc làm nhìn từ góc độ thời gian .............. 79
3. Đội ngũ những người làm công nhân........................................................................ 81
3.1 Bản thân người công nhân ................................................................................... 82
3.2 Quá trình trở thành công nhân............................................................................. 85
3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm công nhân.................... 87
3.4 Xu hướng phát triển công nhân tại những vùng đang đô thị hóa ...................... 88
3.5 Công nhân xuất thân là người tại chỗ nhìn từ phía người sử dụng lao động ... 88
4. Về các tổ chức giúp đỡ người dân chuyển đổi việc làm .......................................... 89
4.1 Trung tâm dạy nghề .............................................................................................. 89
4.2 Trung tâm giới thiệu việc làm ............................................................................... 92
4.3 Việc đào tạo nghề của các đơn vị sử dụng lao động ........................................... 93
4.4 Vai trò của chính quyền địa phương .................................................................... 95
4.5 Mạng lưới xã hội và cơ chế dân gian tự tạo việc làm .......................................... 96
5. Vai trò của các yếu tố chủ quan trong việc chuyển đổi nghề nghiệp ..................... 98
5.1 Độ tuổi.................................................................................................................... 98
5.2 Học vấn ................................................................................................................ 100
5.3 Thu nhập hộ gia đình.......................................................................................... 102
6. Vai trò việc làm phi nông nghiệp nhìn từ cơ cấu thu nhập hộ gia đình .............. 104
6.1 Việc làm phi nông nghiệp trong cơ cấu lao động .............................................. 104
6.2 Tỉ trọng thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu của hộ gia đình/khu vực/địa
bàn .............................................................................................................................. 106
7. Phân hóa về mức sống .............................................................................................. 107
8. Phụ nữ nông thôn đối diện với đô thị hóa .............................................................. 109
8.1 Hành trang của phụ nữ vùng đang đô thị hóa................................................... 109
8.2 Chuyển việc làm................................................................................................... 112
III. TÁI ĐỊNH CƯ VÀ CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ ............... 121
1. Các lý thuyết về tái định cư ..................................................................................... 121
1.1 Vấn đề phát triển đô thị bền vững và người nghèo............................................ 121
1.2 Yêu cầu tái định cư trong quá trình phát triển đô thị........................................ 121
1.3 Các loại hình tái định cư..................................................................................... 122

1.4 Kinh nghiệm của thế giới trong việc tái định cư................................................ 123
1.5 Khung lý thuyết về tái định cư của Ngân hàng Thế giới................................... 125
1.6 Tình hình công tác tái định cư tại TP. Cần Thơ................................................ 128
2. Nhận diện thành phần xã hội của bộ phận dân cư tái định cư ............................ 129
3. Nguyên nhân của việc theo được chương trình tái định cư.................................. 132
3.1 Cách tuyên truyền, phổ biến thông tin về chương trình tái định cư................. 132
3.2 Tiền đền bù thỏa đáng......................................................................................... 134
3.3 Thủ tục dễ dàng ................................................................................................... 135
4. Những khó khăn, những lo ngại của chính người bị di dời .................................. 135
5. Vấn đề việc làm của người dân tái định cư ............................................................ 136
5.1 Việc làm trước và sau giải tỏa............................................................................. 136
5.2 Ảnh hưởng của tái định cư đến việc làm sau giải tỏa ....................................... 139
5.3 Độ ổn định công việc trước và sau giải tỏa ........................................................ 140
6. Thực trạng môi trường vật chất người dân tái định cư........................................ 142
6.1 Điều kiện về nhà ở............................................................................................... 142
6.2 Vệ sinh môi trường và cơ sở hạ tầng .................................................................. 143
2


7. Đời sống xã hội người dân tái định cư .................................................................... 146
7.1 Cơ sở văn hóa - y tế - giáo dục ............................................................................ 146
7.2 Quan hệ cộng đồng.............................................................................................. 149
7.3 Về tính bền vững của cuộc sống người dân tái định cư .................................... 151

CHƯƠNG BA .................................................................................................. 155
NHỮNG THAY ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, TRONG ĐỊNH
HƯỚNG GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ SẴN SÀNG ĐI SÂU VÀO TIẾN TRÌNH ĐÔ
THỊ HÓA, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ................................. 155
I. KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
............................................................................................................................................ 155

1. Biến đổi trong văn hóa qua cách bài trí nhà cửa................................................... 156
2. Biến đổi văn hóa qua cách thức tổ chức đám cưới, đám tang.............................. 159
3. Biến đổi văn hóa qua vai trò người chủ gia đình trong hoạt động sản xuất.............. 161
4. Biến đổi văn hóa qua thái độ đối với văn hóa làng xã........................................... 163
5. Biến đổi lối sống trong môi trường đô thị hóa ....................................................... 165
5.1 Qua việc nắm thông tin ....................................................................................... 165
5.2 Qua cách giải trí, thưởng thức văn nghệ ........................................................... 166
5.3 Qua việc sử dụng thời gian nhàn rỗi.................................................................. 167
5.4 Qua việc tiếp xúc giữa các thành viên trong gia đình ....................................... 167
II. NHỮNG CHUYỂN ĐỔI TRONG CÁC GIÁ TRỊ ................................................... 169
1. Tán thành định hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa ......................................... 169
2. Khuynh hướng mới đối với nghề nông – xa rời và đổi mới .................................. 171
3. Thân phận các ngành nghề thủ công truyền thống ............................................... 172
4. Khuynh hướng làm việc công nhân ........................................................................ 172
5. Những nguyện vọng tha thiết nhất của người trong cuộc..................................... 173

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................... 175
I. TỔNG HỢP CÁC KHÁM PHÁ CHỦ YẾU............................................................... 175
1. Những đặc điểm nhân khẩu vùng đang đô thị hóa................................................ 175
2. Thay đổi về mục đích sử dụng ruộng đất trong vùng đang đô thị hóa - Vai trò
Nhà nước, các hộ gia đình và các tác nhân khác ....................................................... 176
3. Phát triển số người làm việc phi nông nghiệp: kết quả của sự thích ứng của cư
dân trước những biến đổi ruộng đất và kinh tế trong vùng đang đô thị hóa nhanh
........................................................................................................................................ 177
4. Tái định cư và cuộc sống người dân tái định cư .................................................... 182
4.1 Việc làm - sự hội nhập bước đầu của người dân tái định cư ............................ 182
4.2 Thực trạng môi trường vật chất người dân tái định cư..................................... 183
4.3 Thực trạng đời sống xã hội người dân tái định cư ............................................ 184
II. NHÌN LẠI CÁC GIẢ THUYẾT CỦA CUỘC NGHIÊN CỨU............................... 184
III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH............................................................. 188

1. Khuyến nghị thứ nhất: Giảm bớt sự lan tràn của tính tự phát trong vùng đang đô
thị hóa ............................................................................................................................ 188
2. Khuyến nghị thứ hai: Tăng cường tính bền vững cho các nghề và việc làm phi
nông nghiệp tự tạo ........................................................................................................ 188
3. Khuyến nghị thứ ba: Sớm xóa bỏ dạng “công nhân nhảy việc”; gây dựng thế hệ
công nhân công nghiệp thực thụ, xuất thân từ các vùng đang đô thị hóa............... 189
4. Khuyến nghị thứ tư: Có chính sách và cơ chế nâng đỡ nông nghiệp chất lượng cao
........................................................................................................................................ 190
5. Khuyến nghị thứ năm: Quan tâm đến tính đặc thù của ba loại hộ gia đình trong
vùng đang chuyển đổi nhanh....................................................................................... 190
6. Khuyến nghị thứ sáu: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế giúp đỡ
người dân trong chuyển đổi việc làm.......................................................................... 191
3


7. Khuyến nghị thứ bảy: Đẩy lùi và phòng ngừa hiện tượng thất nghiệp và thất
nghiệp trá hình tăng lên ............................................................................................... 192
8. Khuyến nghị thứ tám: Quan tâm đầy đủ hơn đến tính dễ bị tổn thương của phụ
nữ trong một vùng đang chuyển đổi nhanh và có sự cạnh tranh không khoan
nhượng về việc làm ....................................................................................................... 193
9. Khuyến nghị thứ chín: Tìm lối ra cho nghề thủ công ............................................ 193
10. Khuyến nghị thứ mười: Giải pháp đồng bộ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói
giảm nghèo. ................................................................................................................... 193
11. Khuyến nghị thứ mười một: Phát huy truyền thống gắn kết, tương trợ, chung tay
nhau chăm lo việc chung trong cộng đồng dân cư .................................................... 194
12. Khuyến nghị thứ mười hai: Nâng cao mặt bằng dân trí...................................... 195
13. Khuyến nghị thứ mười ba: Xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hóa
........................................................................................................................................ 196
14. Khuyến nghị thứ mười bốn: Những vấn đề tái định cư ....................................... 197
15. Khuyến nghị thứ mười lăm: Các nhà khoa học xã hội phải đóng góp có hệ thống

hơn vào quá trình giám sát và hướng dẫn phát triển vùng đang đô thị hóa nhanh,
thông qua các công trình nghiên cứu và các dạng tư vấn chính sách ở nhiều cấp bậc
........................................................................................................................................ 200

4


DẪN NHẬP
1. Sự tăng trưởng hệ thống đô thị Việt Nam và những vấn đề nảy sinh
Sau năm 1986, hệ thống đô thị của Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển
mới và mạnh mẽ hơn so với các thời kỳ trước. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.
Vào năm 1990 tỉ lệ đô thị hóa của Việt Nam chỉ là 20,3%, nhưng đến 2008 - 2009 đã
lên đến khoảng 27%.
Bảng 1: Dân số đô thị và mức độ đô thị hóa của Việt Nam từ năm 1950
và dự kiến đến năm 2050
Năm

Dân số đô thị
(1000 người)

Tỉ lệ dân số đô thị
(%)

1950

3 186

11.6

1955


3 935

13.1

1960

4 946

14.7

1965

6 256

16.4

1970

7 850

18.3

1975

9 011

18.8

1980


10 202

19.2

1985

11 564

19.6

1990

13 403

20.3

1995

16 284

22.2

2000

19 204

24.3

2005


22 454

26.4

2010

26 191

28.8

2015

30 458

31.6

2020

35 230

34.7

2025

40 505

38.1

2030


46 123

41.8

2035

51 868

45.5

2040

57 607

49.4

2045

63 171

53.2

2050

68 393

57.0

Nguồn: World Urbanization Prospects: The 2007 Revision Population Database


5


Số liệu của Chương trình UNDP (United Nations Development Programme)
thuộc Liên Hiệp Quốc của bảng 1 cho ta thấy chặng đường đã đi qua cũng như tương
lai của quá trình đô thị hóa Việt Nam. Đường biểu diễn của biểu đồ 1 thể hiện sức bật
lên đáng kể của đô thị hóa Việt Nam từ năm 1990 và đồng thời cũng cho ta thấy phải
đến năm 2040 thì chỉ số đô thị của Việt Nam mới đạt đến xấp xỉ 50%.
Biểu đồ 1: Dân số đô thị và mức độ đô thị hóa của Việt Nam từ năm 1950
và dự kiến đến năm 2050

Nguồn: World Urbanization Prospects: The 2007 Revision Population Database

Xuất hiện các yếu tố mới trong hệ thống đô thị của cả nước. Đó là:
- Quy mô dân số đô thị và diện tích đô thị ngày càng tăng lên. Sự tăng dân số đô
thị chủ yếu là tăng cơ học do người ở nông thôn di chuyển vào đô thị và diện tích đô
thị ngày càng nới rộng ra.
- Tỉ lệ dân cư sống ở đô thị ngày càng tăng lên so với nông thôn trong tổng số
dân của cả nước.
- Số lượng các đô thị trong mạng lưới đô thị của cả nước tăng. Bên cạnh đó phải
kể đến sự xuất hiện những điểm dân cư kiểu đô thị do kết quả của quá trình công
nghiệp hóa.
- Sự phát triển và lan truyền ảnh hưởng của đô thị ra các vùng xung quanh,
trong lối sống, quan hệ giao tiếp, kiến trúc, thị hiếu thẩm mỹ, văn hóa …
Trên thực tế, mô hình phát triển đô thị của Việt Nam không khác mấy so với
các nước Đông Nam Á. Điểm đặc biệt trong quá trình đô thị hóa của khu vực này là sự
hình thành các vùng đại đô thị (VĐĐT), là hệ thống quần cư bằng cách đô thị hóa rải
ra trên toàn vùng rộng lớn, là một sự pha trộn, đan xen chặt chẽ giữa các hoạt động
nông nghiệp và phi nông nghiệp được bố trí bên nhau, trên một mặt bằng kinh tế và xã

hội duy nhất. Ba nhân tố quan trọng cho việc xuất hiện VĐĐT mở rộng là:
- Việc đưa các khu công nghiệp quan trọng về vùng nông thôn, thu hút nguồn
lao động nông thôn thành lao động công nghiệp.
6


- Xu hướng phi tập trung hóa các hoạt động đô thị như nhà ở, khu vui chơi, khu
du lịch đã kết nối các hạt nhân đô thị với các vùng chung quanh.
- Các phương tiện và hoạt động giao thông được cải tạo mạnh mẽ, nối kết được
các vùng chung quanh với hạt nhân đô thị, tạo hành lang phát triển nối liền các trung
tâm đô thị khác nhau1.
Các vùng đại đô thị đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của quốc gia. TP. Hồ Chí
Minh ở Việt Nam có vai trò là cửa ngõ và là điểm nối kết trong nền kinh tế ngày càng
hội nhập của khu vực Đông Nam Á và của kinh tế toàn cầu, đã giữ vị trí then chốt
trong hoạt động kinh tế Việt Nam, nhưng đồng thời có nhiều vấn đề về môi trường và
xã hội, cùng việc làm gia tăng sự chênh lệch trong phạm vi quốc gia. Vì vậy, việc đề ra
các hệ thống quản lý, điều hành, và quy hoạch đô thị hữu hiệu để có được những vùng
đô thị bền vững, duy trì hoạt động kinh tế, an sinh xã hội và điều kiện sống tốt, cần
được chú ý.
Là một sự biến đổi xã hội, đô thị hóa là một hiện tượng chi phối sâu sắc đến cội
rễ của cấu trúc xã hội, là một quá trình chuyển biến kinh tế xã hội phức hợp, chứa
đựng nhiều mâu thuẫn nội tại. Những tác động to lớn và có tính quyết định của nó đòi
hỏi con người phải có chiến lược ứng xử chủ động mỗi khi nó xuất hiện. Đó là tình thế
không đảo ngược được tại nơi mà đô thị hóa xuất hiện. Một nơi nào đã có hiện tượng
đô thị hóa, thì xã hội, cảnh quan nơi ấy không thể nào trở lại được trạng thái trước đó.
Đó là thách thức của sự kết hợp giữa tính liên tục và sự đứt đoạn mà đô thị hóa tạo ra
trong quá trình chuyển động của nó. Nhiều mô hình và cơ chế mới xuất hiện, khác hẳn
với những gì đã ngự trị trước đây, là con người bị cắt đứt với hành vi quen thuộc đã
có, phải học cách suy nghĩ mới, hành động mới. Một điểm quan trọng khác của đô thị
hóa là sự tăng tốc (accélération) của nó. Tốc độ đô thị hóa tăng lên hàng ngày, tăng

nhanh đến mức là có những vấn đề xuất hiện, rồi biến đổi bản chất trước khi con người
kịp nắm bắt được chúng.
Đô thị hóa đã đem đến cho xã hội Việt Nam nhiều kết quả tích cực. Hạ tầng cơ
sở được nâng cấp dù chưa theo kịp với đà của đô thị hóa, các khu công nghiệp xuất
hiện, nhiều công trình xây dựng hiện đại được tiến hành, công việc quy hoạch được
thúc đẩy. Các dịch vụ đô thị được phát triển phục vụ cho người đô thị. Nông thôn xích
lại gần hơn với thành thị. Lối sống thành phố du nhập vào nông thôn rất nhanh, tác
động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quán thôn quê Việt Nam và những giá trị văn
1

Terry Mc Gee, tham luận “Revisiting the urban fringe: reassessing the challenges of the mega-urbanization
process in Southeast Asia”, trong hội thảo quốc tế Trends of Urbanization and Suburbanization in Southeast
Asia, do Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển (CEFURDS) tổ chức vào ngày 9 - 11/12/2008 tại TP. Hồ
Chí Minh.

7


hóa truyền thống lâu đời. Trình độ học vấn được nâng cao hơn trước, trình độ tri thức
đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Việt Nam dần dần gia nhập vào quá trình toàn cầu
hóa.
Do sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội giữa thành thị và nông
thôn, các dòng nhập cư đổ về các đô thị lớn. Những chênh lệch về thu nhập và cơ hội
việc làm là những động lực chủ yếu dẫn đến sự di chuyển dân cư. Hiện tượng di dân tự
do nông thôn - đô thị tại hai thành phố lớn ở Việt Nam đã diễn ra với tốc độ rất cao, cả
về quy mô và tính chất. Một mặt, di dân tự do đã góp phần làm tăng trưởng, biến đổi
mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội tại các đô thị theo hướng tích cực.
Mặt khác, quá trình này cũng là vấn đề xã hội tạo nên sức ép rất lớn trong việc phát
triển bền vững các lĩnh vực hạ tầng, giáo dục, việc làm, môi trường tại các đô thị này.
Tăng dân số cơ học đột biến dẫn đến tình trạng quá tải khả năng phục vụ của các công

trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật và giảm vẻ mỹ quan đô thị. Điều kiện nhà ở thiếu hụt, tình
trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng lan rộng... Khối
lượng các công trình mới xây dựng không đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị, như
trường học, chợ, trạm y tế, công viên rất thiếu và phân bố không đều.
Đã xuất hiện những xáo trộn về đời sống và dân cư. Đấy là những vùng nông
thôn mà tính đô thị có xuất phát điểm rất thấp, với hoạt động kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp, ngoài ra còn có những hoạt động phi nông nghiệp như các nghề thủ công, dịch
vụ, buôn bán nhỏ. Do có sự đầu tư mạnh, các khu công nghiệp xuất hiện, hạ tầng cơ sở
được nâng cấp, chế độ sử dụng ruộng đất thay đổi, đất nông nghiệp biến thành đất đô
thị, nền kinh tế cơ bản nông nghiệp dịch chuyển sang phi nông nghiệp, nhiều cơ hội
việc làm xuất hiện kéo theo sự nhập cư từ các nơi đổ về, lối sống nông thôn chuyển
đổi sang lối sống đô thị, văn hóa đô thị thay thế văn hóa nông thôn. Đô thị hóa tại
những vùng này biểu lộ ở cường độ cao tính đứt đoạn và tính tăng tốc của nó. Một xã
hội mới với những cơ chế mới, những giá trị mới xuất hiện, đòi hỏi con người phải
thích nghi nhanh chóng, đòi hỏi các cơ quan hữu quan phải có định hướng và có trình
độ giải quyết những vấn đề mới xuất hiện. Các quan sát sơ bộ cho thấy, các đòi hỏi
thích nghi nói trên được đáp ứng khá chậm chạp và khó khăn.
Quá trình đô thị hóa là kết quả của công nghiệp hóa, trong đó hình thành sự tích
tụ tư bản ngày càng lớn. Sự mở rộng diện tích của đô thị, sự gia tăng số lượng các đô
thị, sự gia tăng thị trường địa ốc, sự phát triển cơ sở hạ tầng vật chất tạo nhiều cơ hội
cho người giàu càng giàu thêm, khoảng cách giàu nghèo trong đô thị ngày càng tăng.
Dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là rất ấn tượng, nhưng vẫn tồn tại một
khoảng cách ngày càng gia tăng giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và
thành thị, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác và sử dụng một cách không
hợp lý và không bền vững.
8


Bên cạnh đó, di sản kiến trúc đô thị bị đe dọa, do người dân muốn “hiện đại
hóa” và do tham vọng của các nhà đầu tư trong lĩnh vực nhà đất. Khu trung tâm của

TP. Hồ Chí Minh đã bị xây lại gần như hoàn toàn, để dành chỗ cho các khu nhà cao
tầng phục vụ quá trình phát triển dịch vụ và cao ốc văn phòng. Hà Nội quyết tâm bảo
vệ trung tâm lịch sử với nhiều di sản phong phú, nhưng thiếu phương tiện để biến
quyết tâm đó trở thành hiện thực.
Một vấn đề quan trọng là năng lực quản lý đô thị phải theo kịp với đà phát triển
của đô thị. Ta biết rằng quy mô dân số và mật độ dân số là hai yếu tố cơ bản quyết
định bản chất của một đô thị1. Bản chất của một đô thị triệu dân (million city) luôn
luôn khác với một đô thị siêu hạng 4 triệu dân (super city), khác với đô thị cực lớn 8
triệu dân (mega city), và càng rất khác với mô hình phát triển VĐĐT như ở trên đã đề
cập. Sự phát triển đô thị diễn ra quá nhanh, đến mức các hệ thống quản lý và điều hành
hiện hữu thường không đủ khả năng xử lý các vấn đề vì sự phân công phân nhiệm
chưa đồng bộ và khả năng còn hạn chế. Bộ máy quản lý đô thị không nhanh nhạy để
có thể hiểu ra bản chất của sự thay đổi để có đối sách tương thích. Do phát triển như
vậy, vùng đại đô thị này cũng ra những thách thức cho phát triển. Theo Terry Mc Gee,
các chính sách chủ yếu cần có cho VĐĐT là:
(1) Thiết lập những hệ thống quản lý và điều hành hữu hiệu cho các VĐĐT.
(2) Làm cho các VĐĐT phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường đang
suy thoái và cạnh tranh kinh tế toàn cầu gay gắt.
(3) Mang lại cho các VĐĐT những điều kiện sống tốt về mặt công ăn việc làm,
dịch vụ, cơ sở hạ tầng, và chính sách xã hội.
(4) Làm sao cho người nghèo và người kém may mắn sống tốt trong các VĐĐT
để họ có công ăn việc làm và được hưởng các dịch vụ như y tế và giáo dục2.
Đô thị hóa đã đem đến cho Việt Nam nhiều thay đổi tích cực đồng thời đã đặt ra
cho Việt Nam một số thách thức. Đó cũng là sự thách thức ở những cấp độ khác nhau
mà Cần Thơ phải đối mặt khi muốn tìm sự cân bằng giữa phát triển hạ tầng cơ sở với
việc nâng cao chất lượng sống của người dân.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Thành phố Cần Thơ là một địa bàn đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa cũng đã làm
nảy sinh tại đây những chuyển dịch về kinh tế, về đời sống, về dân cư, về văn hóa.

Trong những chuyển dịch do đô thị hóa, việc biến đổi cơ cấu nghề nghiệp là một trong
những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu vì những tác động trực tiếp của nó lên đời sống
1
2

Theo lý thuyết của Louis Wirth trong “Urbanism is a way of life”, 1936.
Theo Terry Mc Gee, trong tham luận đã dẫn ở trên.

9


của những con người đang sống trong vùng đô thị hóa. Đề tài có mục tiêu tổng quát là
làm rõ sự biến đổi trong đời sống cư dân, mà nhất là trong lĩnh vực nghề nghiệp tại
vùng đô thị hóa của Cần Thơ và trên kết quả nghiên cứu, đưa ra một số định hướng
nhằm góp phần vào việc xây dựng đô thị phát triển bền vững của Cần Thơ.
2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Đưa ra toàn cảnh về tình hình đô thị hóa vùng ven của Cần Thơ - những mặt
mạnh và yếu, những thách thức và cơ hội.
(2) Dự báo chiều hướng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, sự phân hóa giàu
nghèo, chất lượng sống của các vùng đô thị hóa nhanh, có lưu ý đến các yếu tố về giới.
(3) Đưa ra những giải pháp về chính sách và định chế nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp của cư dân vùng đô thị hóa.
(4) Đưa ra những giải pháp hướng nghiệp thích hợp cho cư dân chuyển đổi
nghề nghiệp.
(5) Đưa ra những khuyến nghị nhằm sử dụng tốt nguồn nhân lực này.
(6) Đưa ra những giải pháp về chính sách và định chế nhằm giảm thiểu sự phân
hóa giàu nghèo.
(7) Đưa ra các biện pháp tăng cường năng lực tiếp cận của người dân vào các
lĩnh vực y tế, giáo dục, nhà ở.
3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Có nhiều công trình nước ngoài đi sâu vào lý thuyết về đô thị, đô thị hóa, đô thị
hóa vùng ven. Ngoài những công trình mang tính chất cơ bản về Xã hội học đô thị như
cuốn The Sociology of Urban Life của Harry Gold (1973), Urban Sociology của Robert
Wilson (1978), hay Urban Sociology của William G. Flanagan (1990) … còn có nhiều
công trình đi sâu vào từng khía cạnh, lĩnh vực chuyên biệt, những tác động tích cực
cũng như tiêu cực của đô thị hóa như Landscapes in Towns do Jean Forbes và James
Ross xuất bản tại London and Edinburgh (1976), công trình “Livre Vert” sur
l’Environnement Urbain do Cộng đồng châu Âu xuất bản tại Luxembourg (1990) viết
về tác động của đô thị hóa lên trên môi trường, hoặc cuốn Urbanisation et tradition
của Gerald Breese (Paris, 1969) viết về tình hình đô thị hóa tại các nước đang phát
triển và tại Đông Nam Á.
Trước sự cấp thiết của vấn đề phát triển đô thị, Nhà nước Việt Nam đã tổ chức
nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội thảo quan trọng như Chương trình cấp Nhà
nước KC-11: Đô thị Việt Nam do GS. Đàm Trung Phường làm chủ nhiệm (1991-1995)
chú ý đến chiến lược phát triển đô thị, quản lý hạ tầng cơ sở, hoặc Hội thảo Đô thị
toàn quốc thứ nhất thúc đẩy sự ra đời của nhiều quy chế, văn bản nhằm tăng cường

10


việc quản lý đô thị và nêu ra việc cần thiết phải có chiến lược phát triển đô thị. Hội
nghị chuyên đề Tài chính đô thị tại Vinh năm 1993 giải quyết vấn đề phân cấp tài
chính của đô thị Việt Nam. Hội nghị Đô thị toàn quốc thứ hai (7/1995) nhấn mạnh đến
định hướng phát triển các đô thị Việt Nam. Hội thảo Về sự hình thành và hoàn thiện
chiến lược đô thị quốc gia (10/1995) đưa ra những chiến lược và các chương trình
hành động trước mắt nhằm bảo đảm sự phát triển đô thị bền vững.
Các công trình lý luận về đô thị hóa của các tác giả trong nước cũng vô cùng
phong phú như công trình Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới
(1979 – 1989 và 1989 - 1999) của Lê Thanh Sang, Hà Nội, 2008. Trong công trình
này, tác giả đưa ra bức tranh chung về cấu trúc đô thị trên cơ sở tập trung phân tích

vào 3 chủ đề sau: Thứ nhất phân tích các thành tố tăng tưởng dân số đô thị Việt Nam
trước và sau Đổi mới. Thứ hai là phân tích các khuôn mẫu về mặt không gian và các
nhân tố tác động đến nhập cư đô thị trong thời kỳ Đổi mới. Cuối cùng tác giả phân tích
sự phân bố của các đô thị theo quy mô dân số, sự chuyên môn hóa các chức năng đô
thị và ảnh hưởng của sự chuyên môn hóa này đối với tăng tưởng của các đô thị.
Công trình Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam của Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chữ (đồng chủ biên), Hà Nội,
1998, hay các tập sách về đô thị hóa của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam như Đô thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á (TP. Hồ Chí
Minh, 1995), Môi trường nhân văn và đô thị hóa tại Đông Nam Á và Nhật Bản (TP.
Hồ Chí Minh, 1997) đưa ra toàn cảnh của hiện tượng đô thị hóa, tập sách Phát triển đô
thị bền vững - vai trò của nghiên cứu giáo dục (Tôn Nữ Quỳnh Trân và Nguyễn Thế
Nghĩa đồng chủ biên, TP. Hồ Chí Minh, 2002) đề cập đến lý thuyết phát triển đô thị
bền vững và những vấn đề về chiến lược phát triển đô thị. Trung tâm Nghiên cứu Đô
thị và Phát triển (CEFURDS) đã đưa ra một loạt nghiên cứu về vấn đề đô thị hóa và
các khía cạnh của vấn đề này. Đó là các công trình Văn hóa làng xã trước sự thách
thức của đô thị hóa tại TP. Hồ Chí Minh (Tôn Nữ Quỳnh Trân chủ biên - 2001) đề cập
đến sự lan truyền của lối sống đô thị, văn hóa vào các vùng đô thị hóa của TP. Hồ Chí
Minh, công trình Vấn đề phát triển đô thị bền vững tại TP. Hồ Chí Minh - Đối chiếu
kinh nghiệm từ một số thành phố lớn ở Đông Nam Á (Tôn Nữ Quỳnh Trân chủ nhiệm,
đề tài thuộc Sở Khoa học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh - 2003) xét đến con đường phát
triển đô thị của TP. Hồ Chí Minh và đưa ra những kinh nghiệm mà các thành phố
Đông Nam Á đã đạt được, công trình Thu hẹp dần khoảng cách mất cân đối giữa tốc
độ đô thị hóa với quá trình thị dân hóa của nông dân ngoại thành TP. Hồ Chí Minh
(Lê Văn Năm - 2006) viết về những thách thức của nông dân TP. Hồ Chí Minh trước
những biến động của đô thị hóa.

11



Riêng về vấn đề đô thị hóa của TP. Cần Thơ cũng đã có một số công trình, bài
báo, bài tổng kết đề cập đến, trong đó tập trung vấn đề nghèo đô thị, di dân nông thôn
đô thị, việc làm và một số vấn đề xã hội khác. Báo cáo “Chiến lược phát triển đô thị ở
TP. Cần Thơ với việc giảm nghèo đô thị” của ông Nguyễn Thanh Sơn (Cần Thơ,
2004) đề cập đến những đặc điểm cơ bản của TP. Cần Thơ và những bất cập trong đời
sống của dân đô thị, những thiếu thốn về điều kiện cơ sở vật chất, nhất là đối với
những khu dân cư tự phát, người dân từ nông thôn ra đô thị tìm việc làm... Báo cáo
nêu lên một số thành tựu đã đạt được trong chính sách giảm nghèo của thành phố
thông qua các chương trình, dự án... đồng thời nêu lên những định hướng cho chiến
lược phát triển đô thị của TP. Cần Thơ trong việc xóa đói giảm nghèo.
Bài “Xây dựng TP. Cần Thơ thành trung tâm động lực là nhu cầu bước phát
triển mới của vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của ông Trần Văn Tư (Tạp chí Khoa
học Cần Thơ - 2006) cũng nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của thành phố.
Môi trường và việc bảo vệ môi trường đô thị Cần Thơ cũng được các dự án, các
học giả đề cập đến, điển hình là Tiểu dự án Final Environmental Impact Assessment
Can Tho City Sub – Project (Vietnam Urban Upgrading Project, 2003). Dự án có mục
tiêu đánh giá tác động của môi trường trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
Bài viết “Vì Cần Thơ là thành phố sinh thái, có bản sắc” của KTS. Nguyễn
Trực Luyện, bài “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững TP. Cần Thơ” của GS.
Lâm Minh Triết (Tạp chí Khoa học Cần Thơ, 2004) cũng đề cập đến vấn đề môi
trường trong quá trình phát triển của thành phố.
Tác giả Trung Dân đề cập đến một số thực trạng khó khăn về cây xanh công
cộng qua bài viết “Lá phổi xanh” cho đô thị Cần Thơ” (Cần Thơ 28/07/2006). Theo
tác giả tỉ lệ cây xanh đô thị rất thấp1, quỹ đất hạn chế nên diện tích dành cho cây xanh
chưa đạt tỉ lệ quy định, chưa có quy hoạch tổng thể nên cây xanh được trồng tự phát,
nhiều địa phương không có kế hoạch trồng cây xanh… Tác giả cũng đã đề xuất thành
phố cần có nguồn kinh phí trồng thay thế và trồng thêm nhiều cây xanh duy trì “lá phổi
xanh” của đô thị. Bên cạnh đó, cần có cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế,
người dân tham gia chăm sóc, duy tu bảo dưỡng cây xanh.
Cùng với việc bảo vệ môi trường, đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực

nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển của thành phố cũng được các tác giả lưu tâm. TS.
Phạm Ngọc Đỉnh trong bài “Vấn đề xây dựng nguồn nhân lực cho TP. Cần Thơ” của

Tỷ lệ cây xanh đô thị đạt gần 1,1m2/người (chỉ tính riêng quận Ninh Kiều) còn toàn thành phố thì rất thấp. Tại
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh diện tích cây xanh bình quân đầu người 1,5 – 2m2/người. Trong khi đó, diện tích
cây xanh bình quân của một số đô thị trên thế giới khá cao: Berlin 50m2/người, Mockba (Nga) 44m2/người, Paris
25m2/người (Thời báo Kinh tế Việt Nam).

1

12


(Tạp chí Khoa hoc Cần Thơ, 2004) nêu ra tính cấp thiết trong việc xây dựng nguồn
nhân lực để đáp ứng cho sự phát triển của Cần Thơ.
Đô thị hóa và “vấn nạn đô thị” ở thành phố Cần Thơ cũng được một số tác giả
quan tâm. Chiến lược giảm nghèo cũng được đề ra qua bài “Cần Thơ năm 2009 phấn
đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo còn 6%” (Báo Cần Thơ, 09/01/2009) đưa ra những giải pháp
hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, trợ cấp, giới thiệu và giải quyết việc làm cho
người nghèo.
Vấn đề tăng giá đất ở đô thị được đề cập qua một số bài viết như “Giá đất mới
tại TP. Cần Thơ” của Thanh Niên online ngày 23/02/2002; “Giá đất tăng vọt, dự án
khó chen” trong Báo Điện tử Cần Thơ ngày 15/04/2004; “Cần Thơ: đất tăng giá, nhiều
người mua chờ thời”. Các bài viết cho thấy sự nóng lên của giá đất tại TP. Cần Thơ
khi quá trình đô thị hóa ở đây diễn ra. Đó là một khó khăn cho việc phát triển các dự
án cũng như việc tái định cư cho người dân sau giải tỏa.
Như vậy, nhiều vấn đề khác nhau của quá trình đô thị hóa TP. Cần Thơ đã được
nêu ra và cũng có những giải pháp nhất định vì sự phát triển bền vững cho thành phố.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một công trình đề cập đến tác động của đô thị hóa đối
với đời sống của cư dân, làm cơ sở để đưa ra những định hướng tương thích, nhằm đưa

phát triển của Cần Thơ đến bền vững, giúp cho Cần Thơ tránh được cái giá phải trả
hậu quả của tính tự phát trong đô thị hóa mà một số đô thị khác đã không tránh được.
Những công trình, bài viết đi trước là nền tảng khoa học quý giá, cung cấp lý
luận cũng như thực tiễn giúp cho nhóm tập thể tác giả đề tài “Các vấn đề về đời sống
của cư dân vùng đô thị hóa tại TP. Cần Thơ - Thực trạng và giải pháp tương thích”
tiến hành công việc nghiên cứu của mình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và vấn đề chính của đề tài này là những vấn đề nảy sinh
trong đời sống cư dân vùng đô thị hóa ở các vùng ven TP. Cần Thơ. Do đó, cách tiếp
cận và các phương pháp nghiên cứu chủ yếu đề tài này là cách tiếp cận và phương
pháp xã hội học.
Bên cạnh đó cách tiếp cận lịch sử và kinh tế cũng được áp dụng để hỗ trợ nhằm
cung cấp một cái nhìn theo chiều sâu lịch sử và xem xét khía cạnh kinh tế của vấn đề
nghiên cứu.
Chúng tôi tiếp cận các vấn đề nghiên cứu trong tiến trình chuyển động của
chúng. Tiến trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở những khu vực ven TP. Cần Thơ.
Do đó địa bàn được nghiên cứu là những vùng quá độ giữa nông thôn và đô thị, là nơi
mà tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng. Nơi đây đời sống của cư dân đang chịu nhiều

13


biến đổi và đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết mà trọng tâm của đề
tài là sự chuyển đổi nghề nghiệp của người dân tại vùng đô thị hóa nhanh.
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Các biến đổi trong đời sống của cư dân vùng đô thị hóa - trọng tâm của đề tài được xem xét như là một tiến trình chuyển đổi trong khoảng thời gian từ khi quá trình
đô thị hóa diễn ra với một tốc độ tương đối nhanh cho đến nay, ước độ trong khoảng
thời gian 5 năm trở lại đây.
Các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra như sau:
- Quá trình đô thị hóa ở ngoại thành TP. Cần Thơ phải chăng đang buộc các hộ

gia đình cư dân tại chỗ chuyển đổi lối sống, cơ cấu nghề nghiệp, đời sống văn hóa của
họ như một sự thích nghi để sinh tồn và phát triển?
- Các nhân tố kinh tế, xã hội, chính sách chủ yếu nào đang thúc đẩy hoặc cản
trở tiến trình chuyển đổi đó?
- Trong tiến trình đô thị hóa và tiến trình chuyển đổi đời sống cư dân, phải
chăng sẽ có sự thay thế các giá trị? Các giá trị văn hóa truyền thống sẽ thay đổi như
thế nào trước các giá trị đô thị, hiện đại?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:
(1) Tiến trình đô thị hóa đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong đời sống
kinh tế của cư dân vùng ven. Trong đó, việc mở rộng địa bàn công nghiệp và khu vực
đô thị đã đem đến việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị và đây là nguyên
nhân chủ yếu gây xáo trộn cho cuộc mưu sinh và phát triển của cư dân ở các khu vực
đô thị hóa.
(2) Sự phát triển công nghiệp, các hoạt động kinh tế đô thị, sự hình thành các
khu đô thị cũng dẫn đến những thay đổi trong sinh kế của cộng đồng cư dân. Sự phát
triển của các nghề phi nông nghiệp mới là một cách thích ứng của cư dân với những
biến đổi kinh tế trong vùng. Việc này diễn ra theo những chiều hướng không đồng đều
ở các loại hình hộ gia đình và ở các cá nhân có trình độ học vấn, nghề nghiệp, lứa tuổi,
giới tính khác nhau.
(3) Học vấn, lứa tuổi và quan điểm hướng nghiệp là ba nhân tố chi phối việc cư
dân trong tuổi lao động đi vào các xí nghiệp, công nghiệp tọa lạc trong vùng.
(4) Việc chậm phát triển các thiết chế dạy nghề và giới thiệu việc làm trong
vùng đô thị hóa nhanh là trở ngại cho thanh niên phát triển một cơ cấu nghề nghiệp đa
dạng, lâu bền, góp thêm phần buộc quá trình chuyển đổi phải kéo dài, thậm chí nhiều
thế hệ.
14


- Các chính sách của nhà nước (cấp quốc gia và cấp thành phố) trong việc phát

triển đô thị, phát triển kinh tế, trong việc hỗ trợ cho người dân vùng đô thị hóa về mọi
mặt… có nhiều tác động đến chiều hướng phát triển của các vấn đề về đời sống của cư
dân vùng đô thị hóa (những khó khăn cũng như những thuận lợi).
- Các định chế đã tạo điều kiện hỗ trợ cho cư dân trong việc chuyển đổi việc
làm tuy vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong việc cư dân nắm bắt các cơ hội mà các định
chế ấy đem đến. Phải chăng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực song hành với đầu tư xây
dựng các khu chế xuất, các khu công nghiệp là một tiếp cận đồng bộ khiến cư dân tại
chỗ có thể được phát huy khả năng của mình một cách bền vững chứ không chỉ giải
quyết tạm bợ.
(5) Đã có những chuyển đổi trong các giá trị truyền thống. Trước hoàn cảnh
mới, các nguyện vọng trong đời sống của người dân đã chuyển sang một hướng khác
với trước đây. Bám lấy đất, bám lấy ruộng không còn là khuôn mẫu lý tưởng nữa mà
đã xuất hiện những khuôn mẫu mới, tương thích với bối cảnh đô thị hóa.
4.3 Phương pháp cụ thể
Trong khung những giả thuyết cùng với lối tiếp cận vấn đề đã đặt ra ở trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các cấp độ khác nhau:
(1) Cấp độ thành phố, quận huyện: Cấp độ mang tính chất tổng thể này sẽ giúp
nắm bắt tình hình đô thị hóa của thành phố. Ở cấp độ này, phương pháp sưu tầm tài
liệu được áp dụng để thu thập các tư liệu, số liệu liên quan đến quá trình đô thị hóa,
liên quan đến đời sống của cư dân vùng nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành
những cuộc khảo sát thực địa tại các vùng đô thị hóa để nắm bắt tình hình và nhận diện
những thực tế xảy ra trên cơ sở khung giả thuyết đã được thiết lập.
(2) Cấp độ trung gian (phường, khu vực): Với cấp độ này, một số phường được
chọn đại diện để điều tra. Các phường được chọn đáp ứng các yêu cầu của đề tài về
một vùng đô thị hóa (đô thị hóa là tiêu chí chung) với các tiêu chí cụ thể:
- Sự chuyển dịch trong việc sử dụng đất: Diện tích đất nông nghiệp giảm trong
khi diện tích sử dụng đất theo hướng phi nông nghiệp (công nghiệp, thương mại, dịch
vụ…) tăng.
- Sự chuyển dịch về kinh tế: Các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ
trọng đáng kể, trong đó chú trọng đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của dân cư.

- Vấn đề gia tăng dân số, trong đó, sự gia tăng dân số cơ học ngày càng cao.
- Kết cấu hạ tầng vật chất phát triển thể hiện qua nhà ở, giao thông, hệ thống
cấp điện nước, thông tin liên lạc…

15


- Về văn hóa xã hội: Hạ tầng xã hội phát triển thể hiện qua việc hình thành hoặc
nâng cấp các bệnh viện, trường học, các trung tâm giải trí… Đồng thời, xuất hiện các
thiết chế và giá trị văn hóa mới mang đặc tính đô thị.
Về việc chọn mẫu để điều tra định lượng, chúng tôi chọn phường Phú Thứ
thuộc quận Cái Răng, phường Phước Thới thuộc quận Ô Môn, phường An Bình thuộc
quận Ninh Kiều và hai khu tái định cư (Phú Thứ và Phước Thới) vì 3 phường này đáp
ứng được các tiêu chí ở những mức độ khác nhau.
- Phường Phú Thứ chịu tác động của đô thị hóa do việc triển khai các quy
hoạch của TP. Cần Thơ. Chúng tôi điều tra ở phường này 100 phiếu.
- Phường Phước Thới có ba khu quy hoạch là Khu công nghiệp Trà Nóc 2, chợ
Bến Đò Đu Đủ và Khu Thương mại Phường, trong đó đáng chú ý là Khu công nghiệp
Trà Nóc 2. Khu này là phần mở rộng của khu Trà Nóc 1, có diện tích là 165ha, thu hút
được nhiều dự án đầu tư. Đã có một số dự án đi vào hoạt động. Ngoài ra trên địa bàn
phường còn có nhà máy Nhiệt điện Ô Môn, cụm công nghiệp nghiền xi măng và nhiều
cơ quan doanh nghiệp. Chúng tôi điều tra ở phường này 100 phiếu.
- Điểm điều tra thứ ba là phường An Bình thuộc quận Ninh Kiều, quận trung
tâm của TP. Cần Thơ. Có thể đánh giá sơ bộ nguyên nhân của quá trình đô thị hóa diễn
ra mạnh mẽ ở đây là 1/ do vị trí nằm gần khu trung tâm của thành phố, 2/ do nằm kề
trục giao thông chính (quốc lộ 1), một khuynh hướng phát triển đô thị theo các trục
giao thông, 3/ do có sự chuyển dịch dân cư từ nội thành ra. Chúng tôi cũng điều tra ở
phường này 100 phiếu.
- Điểm điều tra thứ tư là 2 khu vực tái định cư (khu tái định cư 586 phường Phú
Thứ và khu tái định cư ở phường Phước Thới) có đối tượng là những hộ thuộc chương

trình tái định cư (100 phiếu).
Bốn địa điểm trên thuộc 3 phường và 2 khu vực tái định cư được chọn để thực
hiện cuộc điều tra sâu nhằm phân tích các tình huống của sự biến đổi đời sống của cư
dân.
(3) Cấp độ vi mô (thứ ba) là cấp độ hộ gia đình: Chúng tôi cố gắng nắm bắt các
chiều hướng biến đổi các mặt trong hoạt động kinh tế mưu sinh, đời sống xã hội và
sinh hoạt văn hóa của người dân; khảo sát ảnh hưởng của các chính sách và những
định chế tới việc đáp ứng các nhu cầu của người dân. Phương pháp điều tra chọn mẫu,
dùng bản câu hỏi định lượng để thu thập thông tin từ các hộ gia đình. (Riêng đối với
dân nhập cư, chúng tôi chỉ tập trung đưa vào mẫu khảo sát những gia đình di dân đã
bước đầu hội nhập với cộng đồng khoảng đầu năm 2000, chứ không phải tất cả các
nhóm di dân).

16


Như thế, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi áp dụng các phương pháp điều
tra xã hội học như phương pháp điều tra định lượng dùng bản câu hỏi, điều tra định
tính và phương pháp đồng tham gia của người dân.
- Các thao tác của điều tra định lượng
(1) Khách thể điều tra là các hộ gia đình cư trú liên tục trên địa bàn từ trước
năm 2000 (không khảo sát dân mới nhập cư sau 2000 và số KT2) và các hộ gia đình
tái định cư. Nội dung khảo sát là hiện trạng các vấn đề về đời sống của cư dân vùng đô
thị hóa năm 2006 so với tình trạng của năm 2000.
(2) Cách chọn mẫu
- Quy mô chọn mẫu: Có tất cả là 400 mẫu tổng hợp của 3 phường nêu trên và
khu tái định cư. Mỗi địa điểm có 100 mẫu tổng hợp. Như vậy ta có 400 hộ. Có thể thay
đổi mẫu nếu các phường dự kiến trên không đáp ứng các yêu cầu.
- Ở 3 phường được chọn (mà đối tượng là dân tại chỗ), nhóm nghiên cứu chọn
ra khu vực có những đặc tính dân số học và kinh tế xã hội đại diện cho đặc tính chung

của phường.
- Lập danh sách toàn bộ các hộ dân cư hiện sống trên địa bàn từ trước năm 2000
tại ba khu vực được chọn, có tên, tuổi của chủ hộ chính thức.
Lập danh sách toàn bộ các hộ tái định cư trong phường.
Dùng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống (theo bước nhảy k) để chọn ra ở mỗi
khu vực 100 hộ, đưa vào danh sách mẫu chính thức. Kết quả là ở mỗi phường điểm
chọn được 100 hộ trong mẫu khảo sát.
- Thay mẫu: Khi gặp trường hợp không thể tiếp cận phỏng vấn được do đối
tượng đi làm ăn xa dài ngày, ốm đau, hoặc hộ không đáp ứng được các tiêu chí chọn
mẫu (do sơ xuất trong các khâu lấy danh sách khi chọn mẫu)… thì đổi mẫu theo
nguyên tắc sử dụng hộ kế tiếp sau (của hộ cần đổi) theo thứ tự trong danh sách nền để
chọn mẫu. Nếu hộ này cũng trục trặc thì chọn hộ có số thứ tự trước kế bên của hộ
trong mẫu chính thức cần đổi.
- Tất cả dữ liệu điều tra xã hội học (định lượng) được xử lý và kiểm định bằng
phần mềm SPSS1.
- Các thao tác của điều tra định tính
Cuộc điều tra định tính gồm hai phần là phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm.
1

SPSS (Statistical Package for Social Sciences) là phần mềm chuyên dụng, xử lý thống kê trong các ngành khoa
học xã hội và nhân văn.

17


Những cuộc phỏng vấn sâu đã được thực hiện dựa trên đề cương bán cấu trúc
đối với các đối tượng liên quan. Đó là các doanh nghiệp đang sử dụng lao động tại
chỗ, người lãnh đạo các trung tâm dạy nghề, người lãnh đạo trung tâm giới thiệu việc
làm, người lãnh đạo chính quyền địa phương, người còn làm nghề nông, người làm
nghề thủ công, người buôn bán nhỏ, người đang làm công nhân và đã nghỉ làm công

nhân ở công ty, xí nghiệp trong các khu chế xuất – công nghiệp. Bên cạnh đó, phương
pháp điều tra định tính còn có mục đích đối chứng khu vực nội thành và khu vực nông
thôn để làm rõ tác động qua lại của hai khu vực này đối với vùng đang đô thị hóa.
Các cuộc thảo luận nhóm cũng đã được tiến hành, đối tượng của những cuộc
thảo luận nhóm tập trung này là người địa phương được chọn theo tiêu chí: am hiểu
vấn đề, nam nữ, tuổi (lớn tuổi, trung niên, trẻ), làm nông nghiệp, thợ thủ công, làm
dịch vụ, công nhân mới, công nhân đã có thâm niên trên 3 năm, người đã chuyển đổi
nghề …
Hai công cụ khoa học phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm tập trung nhằm đi sâu
tìm hiểu các vấn đề nghiên cứu.
Khi tiến hành điều tra xã hội học, chúng tôi đã kết hợp với lực lượng cộng tác
viên tại địa phương, cụ thể là sinh viên Đại học Cần Thơ. Họ đã được huấn luyện các
kỹ năng điều tra trước khi tiến hành cuộc điều tra.
Các phương pháp phân tích các nhân tố tạo thành chỉ số HDI, phương pháp sưu
tầm tài liệu, phương pháp thống kê cũng đã được áp dụng.
Phương pháp “chuyên gia” cũng được áp dụng. Những giả thuyết được đưa ra
qua các cuộc tọa đàm, hội thảo để thâu thập ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm
trong lĩnh vực đô thị hóa, việc làm và biến đổi văn hóa.
Cuối cùng là tổng hợp các kết quả để hình thành bản báo cáo tổng hợp và đưa
ra các giải pháp kiến nghị.

18


CHƯƠNG MỘT
NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ
THỊ HÓA Ở TP. CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ
NẢY SINH
I. VỊ TRÍ CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN HIỆN ĐẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thành phố Cần Thơ (TP. Cần Thơ) được thành lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh
Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội
Việt Nam, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Vùng đồng bằng
sông Cửu Long (VĐBSCL) dù mới chỉ là thành phố loại II. Hiện nay (2009) TP. Cần
Thơ có 9 quận, huyện (5 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và
4 huyện: Vĩnh Thạnh, Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ); 85 xã, phường, thị trấn.
So với các địa phương khác tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), TP. Cần
Thơ có mức phát triển cao hơn về kinh tế, xã hội, văn hóa. Tăng trưởng GDP của TP.
Cần Thơ so với các đơn vị khác tại ĐBSCL có vượt trội (bảng 1.1.1).
Bảng 1.1.1: Tốc độ tăng GDP một số địa phương tại ĐBSCL năm 2006 (%)

Đơn vị

GDP

TP. Cần Thơ

16,27%

Đồng Tháp

14,27%

Trà Vinh

12,56%

Bạc Liêu

11,43%


Cà Mau

11,9%

Sóc Trăng

11,5%

Long An

11,2%

Kiên Giang

11,0%

Bến Tre

9,61%

Nguồn: Tổng hợp từ các website của các tỉnh thành trên và từ website của
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ĐBSCL (MDEC)

Bên cạnh tốc độ GDP cao, thu nhập bình quân đầu người của người dân TP.
Cần Thơ cũng cao nhất so với VĐBSCL (biểu đồ 1.1.1).

19



Biểu đồ 1.1.1: Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2006
theo giá thực tế (nghìn đồng)
900
780

800
700

691
627

630

614

600

580

675

666

609

609

509

610

495

500
400
300
200
100
0
Long
An

Tiền
Giang

Bến
Tre

Trà
Vinh

Vĩnh
Long

Đồng
Tháp

An
Kiên
Giang Giang


Cần
Thơ

Hậu
Giang

Sóc
Trăng

Bạc
Liêu


Mau

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2007

Những thành tựu đó của TP. Cần Thơ có chỗ dựa vững chắc là tiềm năng về địa
lý, kinh tế, xã hội của thành phố. Một trong những ưu thế nổi trội nhất của Cần Thơ là
vị trí địa lý của thành phố này. Nhờ vị trí này, từ TP. Cần Thơ ta có thể tiếp cận dễ
dàng đến các vùng khác trong ĐBSCL, ngay cả với TP. Hồ Chí Minh và thậm chí đến
nước Campuchia lân cận.
Do nằm bên bờ sông Hậu, một bộ phận của sông Cửu Long chảy qua 6 quốc
gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia, ưu thế về
đường thủy của Cần Thơ nổi bật. Ngoài ra, còn có một mạng lưới sông rạch và kênh
đào tạo nên hệ thống đường thủy rất thuận tiện nối liền TP. Cần Thơ với các tỉnh thuộc
VĐBSCL và với thương cảng Sài Gòn.
Về đường bộ, quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch nối TP. Cần Thơ với
TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước; quốc lộ 91 dài 30km nối
cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc, Khu công nghiệp Trà Nóc với quốc lộ 1A. Cùng với

đó, thành phố cũng đang xúc tiến xây dựng cầu Cần Thơ (TP. Cần Thơ với TP. Hồ Chí
Minh và các tỉnh, thành phố thuộc VĐBSCL), dự kiến hoàn thành vào năm 20101.
Biểu đồ 1.1.2 sau đây cho thấy sự vượt trội của TP. Cần Thơ trên phương diện
vận chuyển. Khối lượng khổng lồ về vận chuyển hành khách chứng tỏ Cần Thơ là
điểm đi và điểm đến từ nhiều nơi, trong đó hẳn nhiên quan trọng nhất là VĐBSCL.

1
Nguồn: Theo tính toán
của các nhà thầu thi công Nhật Bản, cầu Cần Thơ sẽ được hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/3/2010, trễ hơn kế
hoạch ban đầu 1 năm 3 tháng.(tin đăng lúc 20:56 ngày 25/11/2008).

20


Biểu đồ 1.1.2: Khối lượng vận chuyển hành khách (triệu lượt người)
100.0
90.0
80.0
Năm 2000

70.0

Năm 2002

60.0

Năm 2003

50.0


Năm 2004

40.0

Năm 2005
Năm 2006

30.0

Năm 2007

20.0
10.0
0.0
Long An

Tiền
Giang

Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long

Đồng
Tháp

An Giang

Kiên
Giang

Cần Thơ


Hậu
Giang

Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2007 và 2008

Về đường hàng không, TP. Cần Thơ đã có sân bay Trà Nóc từ trước năm 1975
với tên gọi là “Căn cứ không quân Bình Thủy”. Sau năm 1975, sân bay này hoạt động
một thời gian nhưng hiệu quả thấp nên đã tạm ngừng. Đến năm 2006, sân bay được
trùng tu, nâng cấp và đã đi vào hoạt động vào năm 2009. Trong tương lai, sân bay Trà
Nóc sẽ mở rộng đường bay đến các nước trong khu vực ASEAN và trở thành cảng
hàng không quốc tế1. Đây là tiềm năng góp phần vào việc phát triển hệ thống giao
thông vận tải của TP. Cần Thơ.
Về giáo dục, trong quá trình phát triển, Cần Thơ đã tạo cho mình một ưu thế về
giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ vượt trội đối với cả VĐBSCL.

Ngày 4/1/2009, cảng hàng không Cần Thơ, sân bay Trà Nóc đã chính thức khai trương, Dự kiến từ quý IV năm
2010, theo sự phát triển của thị trường hàng không, Cần Thơ sẽ có đường bay trực tiếp tới các nước Đông Nam
Á như Singapore, Thái Lan, Campuchia, đi các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hồng
Kong, Đài Loan...
1

21


Hình 1.1.1: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ tham dự buổi lễ khánh thành
Cảng hàng không Cần Thơ vào ngày 4/1/2009 - Ảnh: Thanh Hải - Nguồn:www.mt.gov.vn


Đại học Cần Thơ, cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà
nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không
ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng
cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Trường có 76 chuyên ngành đào
tạo đại học và 1 chuyên ngành cao đẳng, 28 chuyên ngành cao học và 8 chuyên ngành
nghiên cứu sinh1. Hàng năm, trường còn tiếp nhận sinh viên từ các trường đại học
nước ngoài (Hoa Kỳ, Bỉ, Nhật Bản...). Ngoài nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học,
trường còn chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng những
thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ, kinh
tế, văn hóa và xã hội của vùng. Trường đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm, quy trình công
nghệ phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo được uy tín trên thị trường trong
nước và quốc tế.
Ngoài ra, TP. Cần Thơ còn có Trường Đại học Y Dược, thành lập ngày
22/12/2002 trên cơ sở tách từ Khoa Y - Nha - Dược Trường Đại học Cần Thơ. Trường
có 5 khoa và 2 bộ môn trực thuộc, 1 đơn vị trực thuộc và 1 Trung tâm. Trường có quan
hệ chặt chẽ với hệ thống bệnh viện của thành phố trong đào tạo và khám chữa bệnh.
Biểu đồ so sánh số giáo viên và sinh viên của các địa phương trong VĐBSCL
sau đây cho thấy sự vượt trội về giáo dục đại học của Cần Thơ so với các địa phương
khác tại VĐBSCL. Cần Thơ đã thu hút về đây một số lượng lớn sinh viên và giáo viên
bậc đại học của cả vùng. Với hệ thống đại học như trên, TP. Cần Thơ là trung tâm giáo
dục và đào tạo của VĐBSCL. Và đây cũng là điểm đặc sắc nổi bật của TP. Cần Thơ.
1

Số liệu của đầu năm 2009, lấy từ website của Trường Đại học Cần Thơ .

22


Biểu đồ 1.1.3: Số giáo viên và sinh viên đại học, cao đẳng ĐBSCL năm 2008 (người)


Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2008

Về y tế, TP. Cần Thơ có bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, là trung tâm
y tế chuyên sâu của khu vực ĐBSCL, phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh không những
của nhân dân thành phố mà còn của VĐBSCL. Qua nhiều năm phục vụ, bệnh viện cũ
đã quá tải và xuống cấp trầm trọng. Vì vậy, bệnh viện đã được đầu tư xây dựng mới và
đến tháng 9 năm 2007 bệnh viện có trụ sở mới, khang trang với 30 khoa, phòng điều
trị, được trang bị các phương tiện chữa bệnh hiện đại.
Trong hoạt động doanh nghiệp, TP. Cần Thơ cũng có những thành tựu đáng kể.
Xét về số lượng, thì số lượng doanh nghiệp hoạt động tại TP. Cần Thơ không phải là
cao nhất VĐBSCL. Số lượng doanh nghiệp hoạt động tại TP. Cần Thơ là 2078 vào
thời điểm năm 2007, thấp hơn so với Kiên Giang (2472 doanh nghiệp), chỉ hơn so với
Tiền Giang (2001) và Long An (1988) (biểu đồ 1.1.4).
Biểu đồ 1.1.4: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
tại thời điểm 31 tháng 12 hàng năm (doanh nghiệp)

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2008
23


Số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp cũng thế, không cao nhất
vùng, có 68.225 người, đứng sau Long An, 93.693 người (2006) (biểu đồ 1.1.5).
Biểu đồ 1.1.5: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp
tại thời điểm 31/12 (người)

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2007

Tuy số lượng thấp, nhưng số vốn sản xuất kinh doanh hàng năm cũng như số
doanh thu của TP. Cần Thơ lại vượt hơn hẳn các địa phương trên và được xếp vào một
trong những đơn vị hàng đầu của VĐBSCL (hai biểu đồ 1.1.6 và 1.1.7). Số vốn sản

xuất kinh doanh của TP. Cần Thơ là 23.147 tỷ đồng, còn số doanh thu là 45.884 tỷ
đồng (2007). Trong khi ấy, đơn vị đứng hàng thứ nhất về vốn sản xuất kinh doanh là
Long An, 23.192 tỷ đồng. Số doanh thu của TP. Cần Thơ cũng vượt trội với 45.884 tỷ
đồng, cao hơn hẳn đơn vị đứng thứ hai là Cà Mau (32.958 tỷ đồng), đơn vị thứ ba là
Long An (32.757 tỷ đồng, năm 2006). Vốn lớn, doanh thu lớn chứng tỏ hiệu quả trong
sản xuất kinh doanh của TP. Cần Thơ khá cao.

Biểu đồ: 1.1.6: Vốn sản xuất kinh doanh hàng năm của các doanh nghiệp (tỷ đồng)

24


Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2008
Biểu đồ 1.1.7: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (tỷ đồng)

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2008

Về sản xuất công nghiệp, TP. Cần Thơ có giá trị sản xuất đứng vào hàng cao
nhất VĐBSCL. Kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (2003), TP. Cần
Thơ có điểm xuất phát của giá trị sản xuất công nghiệp là 6.834,7 tỷ đồng, thua giá trị
của Cà Mau lúc bấy giờ là 8.421,1 tỷ đồng, cao hơn Long An (5.898,1 tỷ đồng) không
nhiều. Nhưng, qua 5 năm, từ năm 2003 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của
TP. Cần Thơ phát triển nhanh từ năm này qua năm khác, đạt 21.839,5 tỷ đồng vào năm
2007. Trong khi đó, Cà Mau xuống hạng ba với 16.534,4 tỷ đồng, Long An lên hạng
hai với 20.280 tỉ đồng (biểu đồ 1.1.8).
Biểu đồ 1.1.8: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế (tỷ đồng)

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2008

25



×