Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN NAM SÁCH TỈNH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.69 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***************

ĐỖ HỒNG THỊNH

TÁC ĐỘNG CỦA THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN
BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN
NAM SÁCH TỈNH HẢI DƢƠNG
( Nghiên cứu trƣờng hợp tại xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***************

ĐỖ HỒNG THỊNH

TÁC ĐỘNG CỦA THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN
BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN
NAM SÁCH TỈNH HẢI DƢƠNG
( Nghiên cứu trƣờng hợp tại xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
Mã số: 60 31 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Hào Quang



Hà Nội - 2014


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................... 1
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ........................................................ 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.................................................. 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 9
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ...................................... 10
6. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 11
7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết........................................... 11
8. Phương pháp nghiên cứu .......................Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG CHÍNH....................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNError!

Bookmark

not

defined.
1.1 Cơ sở lý luận .......................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm công cụ .......................Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Những lý thuyết xã hội học được vận dụngError! Bookmark not
defined.
1.1.3. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình và
ruộng đất...............................................Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu…………………………………...37

1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ở xã Ái Quốc và Đồng Lạc ..........Error!
Bookmark not defined.9
1.2.3. Đặc điểm về quá trình đơ thị hóa………………………………. 48
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG MẤT ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở
XÃ ÁI QUỐC VÀ XÃ ĐỒNG LẠC ............... Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng dân số, lao động, ngành nghềError!

Bookmark

not

defined.
2.1.1 Cơ cấu dân số, lao động ................Error! Bookmark not defined.


2.1.2 Cơ cấu ngành nghề........................Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng mất đất sản xuất nông nghiệp ở xã Ái Quốc và Đồng Lạc
............................................................... .Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Thực trạng mất đất nông nghiệp ở xã Ái QuốcError! Bookmark
not defined.
2.2.2 Thực trạng mất đất nông nghiệp ở xã Đồng LạcError! Bookmark
not defined.
Chƣơng 3: BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH
....................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1 Tác động của thu hồi đất nông nghiệp tới sự biến đổi nghề nghiệp, việc
làm của gia đình........................................Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Biến đổi cơ cấu nghề nghiệp .........Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Biến đổi vai trị giới trong gia đìnhError! Bookmark not defined.
3.1.3. Biến đổi lao động việc làm ...........Error! Bookmark not defined.
3.2. Biến đổi phương thức sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình .......Error!

Bookmark not defined.
3.2.1. Biến đổi phương thức sản xuất nông nghiệpError! Bookmark not
defined.
3.2.2. Biến đổi phương thức kinh doanh Error! Bookmark not defined.
3.3. Biến đổi mức sống của hộ gia đình......Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Biến đổi mức sống của hộ gia đìnhError! Bookmark not defined.
3.3.2. Biến đổi cơ cấu chi tiêu của hộ gia đìnhError!

Bookmark

not

defined.
3.4. Những tác động tích cực và tiêu cực của thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp đến biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đìnhError!

Bookmark

not defined.
3.4.1. Những tác động tích cực...............Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Những tác động tiêu cực...............Error! Bookmark not defined.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Biến đổi nghề nghiệp theo địa bàn nghiên cứuError!


Bookmark

not defined.
Bảng 3.2. Biến đổi sản xuất theo địa bàn nghiên cứuError! Bookmark not
defined.
Bảng 3.3. Tương quan về tuổi theo địa bàn khảo sátError! Bookmark not
defined.
Bảng 3.4. Tương quan mức độ thu hồi đất nông nghiệp khi xây dựng khu
công nghiệp theo tuổi ....................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.5. Tương quan về tình trạng việc làm theo giới tínhError! Bookmark
not defined.
Bảng 3.6.Tương quan tình trạng việc làm của người lao động sau khi bị thu
hồi đất nơng nghiệp theo giới tính .................Error! Bookmark not defined.


Bảng 3.7: Tương quan lý do người lao động không được nhận vào xí nghiệp
làm việc theo giới tính ..................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.8. Sự chuyển đổi đất nông nghiệp theo địa bàn nghiên cứu........Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.9. Tương quan Mức độ biến đổi quy mô trồng Lúa sau khi thu hồi đất
nông nghiệp theo tuổi....................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.10. Mục đích sử dụng tiền đền bù theo địa bàn nghiên cứu........Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.11: Tương quan mục đích sử dụng tiền đền bù từ đất nơng nghiệp theo
giới tính........................................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.12. Thu nhập từ các nguồn khác nhau theo địa bàn nghiên cứu..Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.13. Các khoản chi tiêu hiện nay so với trước đây theo địa bàn nghiên
cứu...............................................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.14: Chi tiêu bình quân theo đầu người/ tháng của các hộ gia đình theo

địa bàn nghiên cứu ........................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.15. Đồ dùng trong gia đình theo địa bàn nghiên cứu .................Error!
Bookmark not defined.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đóng góp chính vào thu nhập hộ gia đình theo địa bàn nghiên
cứu...............................................................Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.2. Sự thay đổi việc làm theo địa bàn nghiên cứuError! Bookmark
not defined.
Biểu đồ 3.3. Thực trạng việc làm theo địa bàn nghiên cứuError! Bookmark
not defined.
Biểu đồ 3.4. Biến đổi mức sống theo địa bàn nghiên cứuError!
not defined.

Bookmark


Biểu đồ 3.5. Loại nhà ở theo địa bàn nghiên cứuError!
defined.

Bookmark

not


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo đó là q
trình đơ thị hóa đang diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước với tốc
độ ngày càng cao. Theo quy luật chung, quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa và đơ thị hóa sẽ dẫn đến việc hình thành nên các khu cơng nghiệp, khu đô

thị và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Để có tiền đề về vị trí,
đất đai xây dựng các khu cơng nghiệp, khu đơ thị và các cơng trình cơng cộng,
Nhà nước đã tiến hành thu hồi nhiều khu đất trong đó phần lớn là đất nông
nghiệp giao cho các chủ đầu tư để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh và
phát triển cơ sở hạ tầng… Điều đó đã gây ảnh hưởng lớn đến việc làm và đời
sống hộ gia đình bị thu hồi đất.
Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sơng Hồng đang trong
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa. Thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế đến năm 2020 phấn đấu trở thành tỉnh có tỷ trọng cơng
nghiệp và dịch vụ là chủ yếu, trong những năm qua Hải Dương đã triển khai
thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội như: chỉnh trang đô thi; xây
dựng mới công sở; mở rộng hạ tầng giao thông; xây dựng khu dân cư, khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất… Điều đó đã giúp cho Hải
Dương đạt được những thành công nhất định trong việc thu hút các nguồn đầu
tư trong nước và nước ngồi, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống cho người lao động, phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Hải Dương tiến hành thu
hồi đất trong đó phần lớn là đất nông nghiệp để xây dựng các khu công
nghiệp, khu đô thị và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Việc thu hồi đất
làm cho người nơng dân mất tồn bộ hoặc một phần đất sản xuất khơng có
khả năng chuyển đổi nghề nghiệp hoặc thiếu việc làm dẫn đến giảm thu nhập,


đời sống hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Từ đó đã nảy sinh nhiều vấn đề xã
hội phức tạp: khiếu kiện đông người, thất nghiệp tăng, dư thừa lao động,
khơng có việc làm, lao động di cư tự do tới các thành phố lớn, tệ nạn xã
hội…và tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định xã hội.
Việc nghiên cứu những thay đổi trong cuộc sống của người nông dân cùng
những khó khăn mà họ phải đương đầu trong q trình chuyển đổi sử dụng đất
nông nghiệp như phải chuyển đổi việc làm, thay đổi thu nhập, lối sống, phương

thức đầu tư sản xuất kinh doanh, định hướng nghề cho con cái, chiến lược
sống ... là vấn đề cần thiết và cấp bách trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện
đại hố nền kinh tế - xã hội, nhằm tìm hiểu khả năng thích ứng với những thay
đổi trong cuộc sống của người nông dân, cũng như việc đền bù đất đai sau khi
thu hồi sẽ gây nên những hậu quả không tốt đến người nơng dân, từ đó góp
phần tìm ra hướng đi và cách giải quyết đúng đắn cho vấn đề này.
Thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện công nghiệp hóa trong những năm
gần đây đã mang lại những thay đổi lớn ở các vùng nông thôn. Các nhà máy,
khu cơng nghiệp được hình thành đã tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo
ra nhiều nguồn thu nhập, nâng cấp cơ sở hạ tầng và góp phần rất lớn trong
việc xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn.
Tuy nhiên, việc thu hồi đất nông nghiệp cho cơng nghiệp hóa đã tác động
đến việc làm và đời sống của các hộ nông dân trước mắt cũng như lâu dài.
Việc mất đất sẽ dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, dư thừa một bộ
phận lao động, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tình hình trật tự an ninh trở
nên ngày càng phức tạp, không tự chủ về lương thực là tình trạng phổ biến
của người nơng dân vùng cơng nghiệp hóa. Vì một phần lớn diện tích đất
nơng nghiệp bị thu hồi cho việc xây dựng các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng, số hộ nông dân mất đất phải
chuyển đổi việc làm tăng lên nhanh chóng. Ngồi việc đền bù cho nơng dân


bằng tiền mặt, những nỗ lực của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp
lấy đất nhằm giúp đỡ nông dân tìm kiếm việc làm sau khi thu hồi đất là rất ít.
Chính sách thu hồi đất để phát triển cơng nghiệp do đó đã để lại những mặt
tích cực và hạn chế trên cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và mơi trường.
Q trình thu hồi đất nơng nghiệp có tác động rất lớn đến sự biến đổi các
chức năng cơ bản trong gia đình hiện nay, đặc biệt là chức năng kinh tế của
hộ gia đình. Sự biến đổi chức năng kinh tế tất yếu sẽ ảnh hưởng đến các chức
năng khác của gia đình như ảnh hưởng đến giáo dục gia đình, phân cơng lao

động theo giới. Mặt khác sự biến đổi chức năng kinh tế gia đình cịn thể hiện
ở việc gia đình với tư cách là đơn vị kinh tế tự cung tự cấp, sản xuất khép kín,
thành một đơn vị kinh tế độc lập phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường... đồng
thời nó cũng làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, việc làm, lao động theo trình
độ, độ tuổi và giới tính; các mối quan hệ trong gia đình; văn hóa gia đình, và
đây như là một hệ quả tất yếu của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn hiện nay, tác giả lựa chọn đề tài “Tác
động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến biến đổi chức năng kinh tế của
hộ gia đình ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương” (nghiên cứu trường hợp tại
Xã Ái Quốc và Xã Đồng Lạc). Với đề tài trên tác giả mong muốn được góp
phần nào đó nhằm làm rõ hơn chính sách thu hồi đất sản xuất nơng nghiệp
của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đối với vấn đề này, đồng thời
đảm bảo quyền lợi chính đáng cho những hộ gia đình bị thu hồi đất.
2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Trong lịch sử phát triển của gia đình, gia đình vừa là một đơn vị kinh tế, vừa
là cái nôi đầu tiên và suốt đời nuôi dưỡng, giáo dục con người duy trì và phát
triển ở họ những quan hệ tình cảm đặc biệt từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Dưới tác động của q trình đơ thị hóa thì chức năng của gia đình đang có
nhiều biến đổi, thiết chế gia đình cũng đang cần có những thay đổi phù hợp với


giá trị về sự bình đẳng và an sinh cho mỗi thành viên của gia đình trong những
điều kiện mới. Sự biến đổi chức năng kinh tế của gia đình đã có tác động rất
lớn đến cơ cấu nghề nghiệp, việc làm, chiến lược sống, phong tục tập quán,
thói quen ứng xử, việc quản lý giáo dục con cái trong gia đình Việt Nam truyền
thống, các giá trị mới xuất hiện đã phá vỡ những hệ giá trị truyền thống.
Vì lẽ đó gia đình đang trở thành một vấn đề của tồn cầu, có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển chung của tồn bộ nhân loại. Gia đình đang trở
thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mọi chiến lược
phát triển của các quốc gia, cũng như của Liên Hợp Quốc.

Trong cuốn “Gia đình học” của hai tác giả là GS.TS Đặng Cảnh Khanh và
PGS.TS Lê Thị Quý, NXB Lý luận chính trị, HN. 2007: Trong cuốn sách này
đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu lý luận về gia đình,
phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam từ xã hội nông nghiệp truyền
thống sang xã hội công nghiệp hóa. Những thách thức của gia đình Việt Nam
trước q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã phản ánh sâu sắc những biến
đổi của gia đình. Trong đó tập trung vào nghiên cứu vị trí vai trị cũng như
chức năng của gia đình đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của
con người. Trong cuốn sách này tác giả đã đề cập đến chức năng kinh tế của
gia đình, coi gia đình như là một đơn vị kinh tế. Vai trò và tầm quan trọng
trong phát triển kinh tế của gia đình trong sự phát triển của đất nước.
Trong cuốn “Gia đình và biến đổi gia đình Việt Nam” của PGS. TS Lê
Ngọc Văn, NXB Khoa học xã hội, HN. 2011: Trong cuốn sách này tác giả đã
làm rõ những biến đổi về chức năng, mối quan hệ trong gia đình hiện nay
dưới tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời cũng
làm rõ những xu hướng biến đổi mối quan hệ gia đình trong điều kiện kinh tế
xã hội mới, đó là sự biến đổi mối quan hệ của gia đình từ gia đình truyền
thống đến sự phát triển của gia đình hiện đại.


Những nghiên cứu trên đã phản ánh những biến đổi các chức năng, mối
quan hệ gia đình trong điều kiện CNH, HĐH đất nước. Ngồi ra cịn có rất
nhiều những nghiên cứu về sự tác động của q trình đơ thị hóa đến sự biến
đổi của gia đình.
Hồng Bá Thịnh, Cơng nghiệp hóa nơng thơn và những biến đổi trong
gia đình nơng thơn hiện nay. (Nghiên cứu trường hợp xã Ái Quốc, Nam Sách
- Hải Dương). Nghiên cứu phản ánh những biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội của người nơng dân khi bị thu hồi đất, ngồi những biến đổi trong đời
sống kinh tế, thu nhập, vấn đề việc làm, nghề nghiệp của hộ gia đình. Mặt
khác đó là những biến đổi về gia đình ở nơng thơn hiện nay, đó là sự biến đổi
về quy mơ gia đình, nghề nghiệp, vai trị của giới trong gia đình, định hướng

học tập của cha mẹ đối với con, sự biến đổi trong quan hệ gia đình do quá
trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa mang lại. Đánh giá những tác động tích cực
và những tác động tiêu cực của q trình đó đối với gia đình ở nơng thôn hiện
nay. [16]
Phan Mai Hương, Vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người nông
dân vùng ven đô dưới tác động của đơ thị hóa, Tạp chí Xã hội học số 1(101),
2008. Bài viết phản ánh những tác động của đơ thị hóa khơng chỉ làm thay đổi
những yếu tố vật chất, mà cịn làm chuyển biến những khn mẫu xã hội. Q
trình đó đã tác động mạnh mẽ tới nông thôn và tạo ra nhiều hệ quả xã hội như:
thiếu việc làm, phân hóa giàu nghèo, làm gia tăng các tệ nạn xã hội, biến đổi
lối sống và phong tục tập quán, biến đổi trong quan hệ xã hội, nhận thức và
thái độ đối với các giá trị truyền thống trong gia đình. Từ sự biến đổi đó ảnh
hưởng đến phương thức kiếm sống, và chiến lược sống của gia đình. Mặt
khác đó là những biến đổi liên quan đến giao tiếp, quan hệ xã hội, quan hệ gia
đình, phản ánh những thay đổi về tâm lý liên quan đến động thái trong chiến


lược sống của hộ gia đình vùng ven đơ từ góc độ nghề nghiệp, việc làm dưới
tác động của đơ thị hóa. [8, tr. 21].
"Giải quyết việc làm cho lao động nơng nghiệp trong q trình đơ thị
hố" (2010) - cuốn sách do tác giả Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị Hằng làm
đồng chủ biên. Cuốn sách đã được các tác giả đã bàn về những vấn đề nảy
sinh do q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đơ thị hố, các khu cơng
nghiệp, cụm cơng nghiệp mọc lên khắp nơi đã làm cho đất đai sản xuất nông
nghiệp bị thu hẹp, người nông dân mất tư liệu sản xuất chủ yếu đồng nghĩa
với việc mất hoặc thiếu việc làm, gây nên nhiều vấn đề xã hội khác nảy sinh.
Từ việc chỉ ra thực trạng của Hải Dương - một tỉnh trọng điểm vùng đồng
bằng sơng Hồng, nhóm tác giả đã đưa ra một số dự báo và giải pháp trong
việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong q trình đơ thị hố:
Nâng cao hiệu quả quy hoạch, mở rộng cầu lao động, nâng cao chất lượng

cung lao động, phát triển thị trường lao động và giải pháp hồn thiện cơ chế
chính sách đối với lao động nông nghiệp bị thu hồi đất [68].
"Việc làm của nông dân trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố
vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010" (2010) do tác giả Trần Thị Minh
Ngọc làm chủ biên. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn
cũng như những thành tựu, hạn chế trong quá trình giải quyết việc làm cho
nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong q trình cơng nghiệp hố, hiện
đại hố, từ đó nhóm tác giả đề ra phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm
thực hiện có hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân: điều chỉnh cơ
cấu đầu tư, phát riển các ngành kinh tế nhằm giải quyết việc làm; đồng thời
tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cho người lao động
để tăng cơ hội tìm kiếm được việc làm và các giải pháp hồn thiện các chính
sách của Nhà nước về việc làm cho người lao động [41].
Trong các công trń h nghiên c ứu, cịn có "Gia đình Việt Nam với chức


năng xã hội hóa" của PGS.TS Lê Ngọc Văn, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996.
Đặc biệt gần đây, có đề tài cấp Nhà nước KX - 07- 09: "Vai trò gia đình trong
sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam", của Trung tâm
Nghiên cứu về gia đình và phụ nữ, mà Giáo sư Lê Thi làm chủ biên, do Nhà
xuất bản Phụ nữ phát hành năm 1997. Tập thể các tác giả cho rằng, những
thành tựu to lớn của cách mạng khoa học và công nghệ trong những năm cuối
thế kỷ XX đang đưa lại những khả năng sáng tạo, trí thơng minh tuyệt vời cho
con người và hứa hẹn đem lại những tiến bộ vượt bậc cho cuộc sống của cá
nhân, gia đình, xã hội cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh những tiến bộ
vượt bậc do con người tạo ra, thì hàng loạt những sai lầm, hành vi lệch chuẩn,
thiếu hụt, những tệ nạn xã hội, nguy hiểm đang tồn tại trên khắp thế giới...
cũng lại do con người gây ra. Hậu quả đó đang làm cho những mối quan hệ
trong gia đình bị dạn nứt, xấu đi. Tác giả khẳng định, bàn về sự phát triển ổn
định của xã hội, không thể tách rời sự phát triển của con người và vai trị của

gia đình trong việc bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhân cách
con người.
Lê Thái Thị Băng Tâm, Một vài đặc điểm của hộ gia đình sau khi bị thu
hồi quyền sử dụng đất canh tác, Tạp chí Xã hội học số 3 (115), 2001. Nghiên
cứu này chỉ ra một số đặc điểm của hộ gia đình nơng thơn bị thu hồi quyền sử
dụng đất nơng nghiệp cũng như một số thay đổi của những gia đình này từ
trước và sau khi bị thu hồi đất, một số khác biệt giữa các hộ gia đình bị thu
hồi đất và không bị thu hồi đất. Đồng thời phản ánh những tác động của đơ thị
hóa đến sự thay đổi chiến lược sinh kế của hộ gia đình, mặt khác cũng phản
ánh sự thiếu bền vững, đe dọa đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình trong
những điều kiện cụ thể. [21, tr. 47].
Ngồi ra cịn một số nghiên cứu về chức năng kinh tế của gia đình như
Bài viết của Vũ Hào Quang trên tạp chí xã hội học. Bài viết của Nguyễn Thị


Kim Hoa trên tạp chí xã hội học. Vũ Hào Quang, “Biến đổi xã hội nơng thơn
trong q trình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất và đơ thị hóa” (Nghiên
cứu trường hợp Hải Dương).
Như vậy, những cơng trình nghiên cứu trên đã đánh giá về những tác động
của đơ thị hóa đến sự biến đổi các chức năng của gia đình như sự biến đổi về
nghề nghiệp, việc làm, thu nhập của gia đình. Cung cấp những luận cứ khoa
học để đưa ra những chính sách phù hợp cho sự ổn định và phát triển của gia
đình trong điều kiện mới. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu
về sự biến đổi các chức năng cơ bản của gia đình trước tác động của thu hồi đất.
Đề tài nghiên cứu “Tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sự
biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình ở huyện Nam Sách tỉnh Hải
Dương hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại Xã Ái Quốc và Xã Đồng Lạc)
mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ vào xu hướng nghiên cứu sự biến
đổi các chức năng cơ bản của hộ gia đình trong đó có chức năng kinh tế dưới
tác động của q trình thu hồi đất.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Qua nghiên cứu đề tài “Tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến
biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình ở huyện Nam Sách tỉnh Hải
Dương hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại Xã Ái Quốc và Xã Đồng Lạc) qua
đây vận dụng một số lý luận, lý thuyết xã hội học để nghiên cứu về sự tác
động của việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đối với sự biến đổi các chức
năng trong gia đình nơng thơn hiện nay, trong đó có chức năng kinh tế. Đánh
giá và phân tích để đưa ra những luận cứ khoa học nhằm phản ánh đúng thực
tiễn vấn đề. Qua nghiên cứu góp phần đem lại cơ sở khoa học cho việc hoạch
định chính sách của Đảng và nhà nước về gia đình. Đồng thời vận dụng một


số lý thuyết của xã hội học để nghiên cứu làm rõ sự biến đổi chức năng của
gia đình trước tác động của việc thu hồi đất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu những bất cập nảy sinh do việc thu
hồi đất nông nghiệp để xây dựng những KCN, KĐT và hệ thống hạ tầng cơ sở
tại các vùng nông thôn được nhiều tác giả thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đặc
biệt quan tâm thực hiện. Kết quả của những cơng trình nghiên cứu này cho
thấy, việc thu hồi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, đời
sống kinh tế - xã hội và môi trường sống của người dân bị thu hồi đất.
Tuy nhiên, với đề tài này tác giả muốn đi sâu tìm hiểu, phân tích và
nghiên cứu về khía cạnh tác động của việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
đến sự biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình bị thu hồi đất và làm sáng
tỏ những tác động việc thu hồi đất đến sự biến đổi chức năng của hộ gia đình
từ đó phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực…
nâng cao nhận thức của hộ gia đình, tạo mơi trường thích ứng cho người dân
khi họ mất đất.
Đưa ra những đề xuất kiến nghị và những giải pháp nhằm xây dựng gia

đình ổn định và bền vững trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu, phân tích, q trình thu hồi đất sản
xuất nông nghiệp và sự tác động của q trình đó đến sự biến đổi chức năng
kinh tế của hộ gia đình bị thu hồi đất tại 2 xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc, huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm ổn
định và nâng cao chất lượng sống cho các hộ gia đình sau việc thu hồi đất.


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái qt về q trình đơ thị hóa tại Huyện Nam Sách và khái quát về địa
bàn nghiên cứu ở 2 xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc.
Tìm hiểu về thực trạng đời sống của hộ gia đình( hoạt động sản xuất, kinh
doanh, tiêu dùng, thu nhập, điều kiện sinh hoạt…)
Phân tích, đánh giá tác động của việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
đến sự biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình.
Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của việc thu hồi đất nông
nghiệp đến sự biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình.
Biến đổi kinh tế: sự biến đổi về nghề nghiệp, thu nhập, việc làm, chiến lược
sống, phương tiện sinh hoạt, quá trình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ.
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến biến đổi chức năng
kinh tế của hộ gia đình ở Huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương
5.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là những hộ gia đình bị thu hồi đất trên địa bàn xã
Ái Quốc và xã Đồng Lạc; Cán bộ địa phương(xã).
5.3. Phạm vi nghiên cứu
5.3.1. Phạm vi không gian

Đề tài tiến hành khảo sát tại địa bàn 2 xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc, huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
5.3.2.Phạm vi thời gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014.
5.3.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu


Nghiên cứu về những tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến
biến đổi chức năng kinh tế của gia đình, đó là sự biến đổi về mức sống, thu
nhập, tiêu dùng và vấn đề lao động, việc làm của hộ gia đình.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp ở xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc diễn ra
như thế nào?
Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã tác động như thế nào đến sự biến
đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình hiện nay?
Làm gì để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn khi
mất đất sản xuất nông nghiệp?
7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
7.1. Giả thuyết nghiên cứu
Việc thu hồi đất nông nghiệp ở xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc đã diễn ra theo
đúng quy định của luật đất đai và được người dân chấp nhận. Chức năng kinh
tế đã thay đổi theo hướng tích cực hơn. Đã có sự thay đổi rất lớn trong đời
sống kinh tế, chính trị và văn hóa của hộ gia đình.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 26NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn", năm 2008.
2. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các năm:
2011, 2012 và 2013 của UBNN xã Ái Quốc.
3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ các năm: 2010, 2011,2012 và 2013

của Đảng ủy xã Đồng Lạc.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Báo cáo tại Hội thảo Nông dân bị
thu hồi đất - Thực trạng và Giải pháp; Hà Nội, ngày 4/7/2007..
5. Nguyễn Sinh Cúc: Phát triển khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng
và vấn đề nông dân mất đất nơng nghiệp; Tạp chí Cộng sản điện tử, số 14
(158), năm 2008.
6. TS. Nguyễn Hữu Dũng. Nghiên cứu thực trạng thu nhập, đời sống và việc
làm của người dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị,
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu cộng đồng và lợi ích quốc
gia, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2006.
7. Nguyễn Minh Hịa, “Chức năng kinh tế hộ gia đình trước thách thức của
cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Xã hội
học, số 2/1998.
8. Nguyễn Thị Kim Hoa, “Tác động của quá trình đơ thị hóa tới kinh tế hộ gia
đình nơng thơn”, Tạp chí Xã hội học, số 1/2000.
9. Phan Mai Hương, Vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người nông dân
vùng ven đô dưới tác động của đô thị hóa, Tạp chí Xã hội học số 1(101), 2008.
10. Tơ Duy Hợp, Xã hội học nông thôn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997.
11. Trịnh Duy Luân, Xã hội học đô thị. NXB Khoa học xã hội , 2004.
12. Trịnh Duy Luân, “50 năm nhìn lại một chặng đường đơ thị hóa ở Việt
Nam”, Tạp chí Xã hội học, số 3/1995.


13. Trịnh Duy Luân. “Tác động xã hội của Đổi mới ở các thành phố Việt
Nam”, Tạp chí Xã hội học, số 1/1994.
14. Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc Đường , Nguyễn Quang Vinh (Đồng chủ biên),
“Vấn đề giảm nghèo trong quá trình đơ thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh”,
NXB Khoa học Xã hội, 2001.
15. Trần Thị Minh Ngọc (chủ biên), "Việc làm của nơng dân trong q trình
cơng nghiệp hố, hiện đại hố vùng đồng bằng sơng Hồng đến năm 2010"

(2010).
16. Vũ Hào Quang, “Biến đổi xã hội nông thơn trong q trình dồn điền đổi
thửa, tích tụ ruộng đất và đơ thị hóa”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
17. Lê Thanh Sang, Đơ thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau Đổi
mới, NXB Khoa học Xã hội 2008.
18. Đặng Kim Sơn: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và
mai sau; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2008.
19. Lê Hải Thanh, “Cộng đồng cư dân ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh
trong q trình đơ thị hóa”, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Thư viện Đại học
Quốc gia Hà Nội,2006.
20. Hồng Bá Thịnh, Cơng nghiệp hóa và những biến đổi đời sống gia đình
nơng thơn Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp xã Ái Quốc, huyện Nam Sách,
tỉnh Hải Dương).
21. Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị Hằng (đồng chủ biên), "Giải quyết việc làm
cho lao động nông nghiệp trong q trình đơ thị hố” (2010).
22. Hồng Bá Thịnh: Gia đình Việt Nam trong chuyển đổi, trong sách: Hình
ảnh người phụ nữ Việt Nam trên thềm thế kỷ XXI (Lê Thị Nhâm Tuyết, chủ
biên); Nxb Thế Giới, Hà Nội 2005.
23. Hồng Bá Thịnh (2000): Vai trị của phụ nữ trong đào tạo nguồn nhân lực
cho cơng nghiệp hố; Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 11/2000.


24. Lê Thái Thị Băng Tâm, Một vài đặc điểm của hộ gia đình sau khi bị thu
hồi quyền sử dụng đất canh tác, Tạp chí Xã hội học số 3 (115), 2001.
25. Lê Ngọc Văn, "Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa", NXB Giáo
dục, 1996.
26. Tạp chí Cộng sản điện tử: Tình hình thu hồi đất của nơng dân để thực hiện
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và các giải pháp phát triển; Số 12 (132) năm 2007.
27. Tổng cục Thống kê; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;Viện Gia đình và
Giới; UNICEF: Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006; Hà Nội 2008.





×