Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Quan hệ liên cá nhân chi phối hành động xin lỗi, cảm ơn trong một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.27 KB, 125 trang )

Mục lục
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
Chương 3: Yếu tố quyền lực và khoảng cách xã hội chi phối đến việc sử dụng
các yếu tố ngôn ngữ trong hành động cảm ơn....................................................7
NỘI DUNG..........................................................................................................8
CHƯƠNG 1.....................................................................................................8
CƠ SỞ LÍ THUYẾT........................................................................................8
1.1 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI
VIỆT TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP................................................8
1.2 LÍ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NÓI.......................................................17
1.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM NỀN TẢNG CỦA LÍ THUYẾT HỘI THOẠI
....................................................................................................................19
1.4 QUAN HỆ LIÊN CÁ NHÂN CHI PHỐI ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN
CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG PHÁT NGÔN, DIỄN NGÔN.....25
CHƯƠNG 2...................................................................................................39
QUAN HỆ QUYỀN LỰC VÀ KHOẢNG CÁCH XÃ HỘI CHI PHỐI ĐẾN
VIỆC LỰA CHỌN CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG
XIN LỖI.........................................................................................................39
2.1 QUAN HỆ QUYỀN LỰC CHI PHỐI ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC
YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG XIN LỖI......................39
2.2 QUAN HỆ KHOẢNG CÁCH XÃ HỘI CHI PHỐI ĐẾN VIỆC SỬ
DỤNG CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG XIN LỖI65
CHƯƠNG 3...................................................................................................78
QUAN HỆ QUYỀN LỰC VÀ KHOẢNG CÁCH XÃ HỘI CHI PHỐI ĐẾN
VIỆC LỰA CHỌN CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG
CẢM ƠN........................................................................................................78
3.1 QUAN HỆ QUYỀN LỰC CHI PHỐI ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC
YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG CẢM ƠN.....................79
3.2 QUAN HỆ KHOẢNG CÁCH XÃ HỘI CHI PHỐI ĐẾN VIỆC SỬ
DỤNG CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG HÀNH ĐỘNG CẢM ƠN
....................................................................................................................98


1


KẾT LUẬN...............................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................114
PHỤ LỤC.........................................................................................................121

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Trong hội thoại, yếu tố nhân vật giao tiếp (thoại nhân) là một
yếu tố quan trọng để hình thành nên ngữ cảnh (context).
Nhân vật giao tiếp bao gồm vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân.
Quan hệ liên cá nhân theo R.Brown và A.Gilman, đó là quan hệ quyền
lực (power) và khoảng cách (distance) xã hội hay còn gọi là quan hệ thân
hữu (solidarity). Quan hệ liên cá nhân sẽ chi phối đến việc lựa chọn ngôn
ngữ (từ ngữ, câu) của mỗi cá nhân trong hoạt động giao tiếp.
1.2 Các nghiên cứu về ngữ dụng học đang quan tâm một cách
đáng kể về quan hệ liên cá nhân trong hoạt động giao tiếp. Ở đó mỗi con
người tham gia vào hoạt động giao tiếp bộc lộ những kinh nghiệm ứng
xử, khả năng ứng xử để góp phần tạo dựng nên sự thành công (hay thất
bại) của mỗi cuộc giao tiếp.
1.3 Nghiên cứu hành động xin lỗi, cảm ơn trong tiếng Việt cũng
đã được một số công trình nghiên cứu đề cập và đã có những kết luận
khoa học với những cách thức tiếp cận khác nhau. Nhưng nghiên cứu
quan hệ liên cá nhân chi phối đến các yếu tố ngôn ngữ trong phát ngôn
của các nhân vật giao tiếp mà hẹp hơm là hành động xin lỗi, cảm ơn
trong các tác phẩm văn chương vẫn còn những khoảng trống nhất định.
Đó chính là lý do để tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Quan hệ liên cá
nhân chi phối hành động xin lỗi, cảm ơn trong một số tác phẩm văn
học Việt Nam hiện đại”.

2


2. Lịch sử vấn đề
Quan hệ liên cá nhân đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới
và trong nước quan tâm nghiên cứu. R.Brown và A.Gilman đã nghiên
cứu quan hệ liên cá nhân chi phối đến việc sử dụng đại từ xưng hô trong
một số ngôn ngữ phương Tây như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha,...
Theo hai nhà nghiên cứu này, ở đâu người ta tôn trọng quyền lực thì ở đó
người ta xưng hô theo đại từ V (vos), còn ở đâu quan hệ thân hữu nổi lên
thì người ta xưng hô theo đại từ T (tu).
Ở trong nước, các giáo trình nghiên cứu về ngữ dụng học đều viết
khá rõ về quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp. Đỗ Hữu Châu cho rằng
trong giao tiếp, mỗi cá nhân chúng ta đều chịu ảnh hưởng của quan hệ
quyền uy và quan hệ thân cận (hay còn gọi là quan hệ dọc và quan hệ
ngang). Các quan hệ này sẽ tác động đến lời ăn tiếng nói của mỗi cá
nhân khi tham gia hoạt động giao tiếp.
Các nghiên cứu trước đây về quan hệ liên cá nhân mới dừng lại ở
tính lý luận hoặc vận dụng những lí luận đó vào giải thích một vài hiện
tượng sử dụng ngôn ngữ của cá nhân khi tham gia vào hoạt động giao
tiếp. Các nghiên cứu chuyên biệt về quan hệ liên cá nhân chi phối đến
các yếu tố ngôn ngữ trong một hành động ngôn ngữ cụ thể vẫn còn bỏ
ngỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn hướng tới mục đích là hệ thống hóa lí luận về quan hệ
liên cá nhân và quan hệ liên cá nhân có tác động như thế nào đến việc sử
dụng các yếu tố ngôn ngữ của hành động xin lỗi, cảm ơn trong tương tác
của người Việt.
3.2 Nhiệm vụ

3


Từ mục đích như trên, luận văn hướng tới các nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa lý luận về quan hệ liên cá nhân dựa trên những kết
quả nghiên cứu khoa học đáng tin cậy đã được công bố.
- Xây dựng được các mô thức tiêu biểu về hành động xin lỗi, cảm
ơn (nghi thức xin lỗi, cảm ơn) trong giao tiếp tiếng Việt.
- Chỉ ra sự tác động của quan hệ liên cá nhân đến việc sử dụng các
yếu tố ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếp trong một số tác phẩm văn
học Việt Nam hiện đại.
- Phân tích được các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính lịch sự của
hành động xin lỗi, cảm ơn trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các lời thoại mà hẹp hơn là nghiên cứu lời xin lỗi,
cảm ơn của các nhân vật giao tiếp trong một số truyện văn học Việt Nam
hiện đại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quan hệ liên cá nhân được thể hiện qua quan
hệ quyền lực (vai hàng trên, vai hàng ngang, vai hàng dưới) và quan hệ
khoảng cách (quan hệ thân sơ) sẽ tác động như thế nào đến việc lựa chọn
sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động xin lỗi, cảm ơn của các
nhân vật giao tiếp trong một số tác phẩm Văn học Việt Nam hiện đại.
5. Ý nghĩa của luận văn
5.1. Ý nghĩa lí luận
Phân tích một cách có hệ thống các yếu tố chi phối đến việc lựa
chọn các yếu tố ngôn ngữ trong phát ngôn của hoạt động giao tiếp tiếng
Việt.
4



Xác định một cách có căn cứ quan hệ quyền lực và khoảng cách
xã hội sẽ chi phối đến việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ của hành động
xin lỗi, hành động cảm ơn trong hoạt động giao tiếp Tiếng Việt.
Xây dựng được những tiêu chí khác biệt trong việc tạo lập và lĩnh
hội hành động xin lỗi, hành động cảm ơn giữa tiếng Việt với một số
ngôn ngữ khác như tiếng Thái, tiếng Anh, tiếng Pháp,...
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nếu kết quả nghiên cứu của luận văn công bố được chấp nhận thì
đây sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa khoa học, bổ sung vào việc giảng
dạy Ngữ dụng học trong nhà trường.
Kết quả nghiên cứu giúp cho mọi người, nhất là nam nữ thanh
niên trong cách ứng xử, đặc biệt là ứng xử bằng ngôn ngữ sẽ tinh tế, lịch
sự hơn, góp phần giúp họ thành công trong mỗi cuộc giao tiếp.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
6.1 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, để giải quyết được một số
nhiệm vụ cũng như công việc đã đề ra, luận văn đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
6.1.1 Phương pháp phân tích
Phương pháp này được người viết sử dụng trong quá trình tìm
hiểu nghiên cứu các tài liệu về hành động xin lỗi, cảm ơn; phân tích mổ
xẻ vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau để thấy rõ được những biểu
hiện của quan hệ liên cá nhân chi phối hành động xin lỗi, cảm ơn trong
một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại.
6.1.2 Phương pháp quy nạp

5



Qua việc phân tích các tài liệu nghiên cứu, người viết đi đến tổng
hợp và khái quát hóa, rút ra những kết luận cần thiết về các vấn đề đã
được nghiên cứu.
6.1.3 Phương pháp hệ thống
Vận dụng phương pháp hệ thống nghiên cứu quan hệ liên cá nhân
chi phối hành động xin lỗi, cảm ơn.
6.1.4 Phương pháp khảo sát, thống kê
Phương pháp này được sử dụng để tiến hành khảo sát một số tác
phẩm Văn học Việt Nam hiện đại liên quan đến đề tài và sau đó thống kê
lại toàn bộ nội dung đã được khảo sát. Việc sử dụng phương pháp này
giúp cho chúng ta thống kê được nhiều nguồn dữ liệu một cách chính
xác và có hiệu quả; giúp ta nắm bắt được những vấn đề nào còn khuyết
thiếu để từ đó chúng ta tiến hành bổ sung hoàn chỉnh lại vấn đề.
6.2 Nguồn ngữ liệu
- Nguồn ngữ liệu chủ yếu là các lời thoại xin lỗi, cảm ơn trong các
tác phẩm truyện văn học Việt Nam hiện đại.
- Sử dụng thêm các hành động xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp đời
thường để so sánh, đối chiếu và làm rõ được nghi thức xin lỗi, cảm ơn
trong giao tiếp tiếng Việt.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc luận
văn gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Yếu tố quyền lực và khoảng cách xã hội chi phối đến
việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động xin lỗi

6



Chương 3: Yếu tố quyền lực và khoảng cách xã hội chi phối đến việc sử
dụng các yếu tố ngôn ngữ trong hành động cảm ơn

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1 HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA
NGƯỜI VIỆT TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
1.1.1 Hoạt động giao tiếp
1.1.1.1. Khái niệm
Giao tiếp là hoạt động liên cá nhân nhằm trao đổi tư tưởng, tình
cảm, nhận thức và thể hiện thái độ, tâm trạng của mỗi cá nhân giữa
người này với người khác. Nó là “một hoạt động diễn ra khi ít nhất có
hai nhân vật cùng luân phiên sử dụng cùng một hệ thống tín hiệu ngôn
ngữ để trao đổi với nhau những nhận thức, những tình cảm và những ý
muốn của mình nhằm đạt đến một mục đích nào đó”. [21;10]. Tâm lí học
cũng định nghĩa, giao tiếp là “sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người,
thông qua đó con người trao đổi thông tin, biểu cảm, kích thích hành
động và định hướng giá trị” [20;97]. Nói cách khác, giao tiếp là quá trình
xác lập mối quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội
giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Hoạt động giao tiếp có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện
khác nhau như: ngôn ngữ, nét mặt, dáng điệu, cử chỉ… trong đó, giao
tiếp bằng ngôn ngữ là phổ biến và tiện lợi hơn cả. Không chỉ thế, ngôn
ngữ còn là phương tiện giao tiếp có hiệu quả nó giúp cho con người bộc


8


lộ và truyền đạt được mọi điều trong khi các phương tiện giao tiếp khác
có sự hạn chế hơn.
Giao tiếp mang tính chất xã hội. Nó được thể hiện ở việc hình
thành và phát triển trong xã hội và được sử dụng các phương tiện do con
người làm ra, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngoài ra, giao
tiếp còn mang tính cá nhân. Tính cá nhân thể hiện ở nội dung, phạm vi,
nhu cầu, phong cách, kỹ năng,…giao tiếp của mỗi người là khác nhau.
Giao tiếp có chức năng trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm
với nhau. Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con
người bởi vì không ai có thể sống cô độc, lẻ loi mà không cần giao tiếp
với người khác. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp
nhận thông tin. Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những
ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Trong giao tiếp, mỗi chủ
thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen,…của mình, do đó
các chủ thể có thể nhận thức được về nhau làm cơ sở đánh gí lẫn nhau.
Nó còn có chức năng điều điều hành vi, giúp nhận thức lẫn nhau, đánh
giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân trong giao tiếp. Cuối cùng nó
có chức năng phối hợp hoạt động. Nhờ có quá trình giao tiếp, con người
có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó
nhằm đạt tới mục tiêu chung.
1.1.1.2. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp đó chịu sự chi phối, tác động của những nhân
tố nhất định mà Đỗ Hữu Châu gọi là nhân tố giao tiếp. Khi giao tiếp với
một người nào đó, ta thường nảy sinh những câu hỏi như: Người giao
tiếp với mình nói cái gì? Họ nói như thế nào? Tại sao lại nói như vậy mà
không nói khác đi?…luôn đặt ra trong những suy nghĩ của ta. Đây là
những vấn đề thuộc về nhân tố giao tiếp mà ngữ dụng học quan tâm và

9


tìm cách giải quyết. Nó được xem là một trong ba khái niệm nền tảng
của ngữ dụng học.. Chúng luôn có mặt trong các cuộc giao tiếp và chi
phối cuộc giao tiếp đó về nội dung và hình thức. Vì vậy mà cuộc giao
tiếp thành công hay thất bại là tùy thuộc người giao tiếp có ứng xử phù
hợp với các nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp ấy không. Cũng như khi
xem xét một phát ngôn nào đó ta cũng cần phải biết được phát ngôn đó
do ai nói, nói trong hoàn cảnh nào, nói cái gì và nói để làm gì. Nếu trả
lời được những câu hỏi trên là ta đã có thể hiểu được điều mà người phát
ngôn muốn nói. Các nhân tố giao tiếp được hiểu là các nhân tố có mặt
trong một cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn
ngôn về hình thức cũng như nội dung. Có thể thấy điều này trong các
công trình nghiên cứu về ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu và Nguyễn
Đức Dân. Các ông đều xem ngữ cảnh là một trong những khái niệm nền
tảng không thể thiếu trong một công trình nghiên cứu về ngữ dụng học.
Vì vậy khi xem xét bất cứ một phát ngôn nào ta cũng cần phải chú ý tới
các nhân tố chi phối phát ngôn đó.
Các nhân tố giao tiếp bao gồm: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao
tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện giao tiếp, cách
thức giao tiếp.
- Hoàn cảnh giao tiếp là nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp
mang tính động, thay đổi trong quá trình diễn ra cuộc giao tiếp. Bất kì
cái gì muốn trở thành hoàn cảnh của một cuộc giao tiếp cần phải được
nhân vật giao tiếp ý thức. Nó gồm: hoàn cảnh giao tiếp rộng (hay còn gọi
là tri thức văn hoá nền) bao gồm toàn bộ những hiểu biết về lịch sử, văn
hoá, chính trị, kinh tế, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật,... ở thời điểm và
không gian trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp. Tất cả những hiểu biết
trên tạo thành tiền giả định bách khoa và nó được huy động một cách

10


khác nhau tùy theo các nhân vật giao tiếp và tùy theo từng cuộc giao tiếp
cụ thể. Và hoàn cảnh giao tiếp hẹp là không gian, thời gian cụ thể mà
cuộc giao tiếp diễn ra. Không gian, thời gian thoại trường có những đặc
trưng chung đòi hỏi các nhân vật giao tiếp phải có những ứng xử phù
hợp với nó.
- Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao
tiếp (xin nói kĩ ở dưới)
- Nội dung giao tiếp là tất cả những yếu tố vật chất, xã hội, văn
hoá,... được nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp; hay có thể
là những sản phẩm tinh thần của tư duy con người, có thể là cả những
tình cảm, cảm xúc và thái độ của con người đối với điều được nói đến.
Xem xét một phát ngôn/diễn ngôn là đúng hay sai, có nghĩa hay vô nghĩa
là phụ thuộc vào thế giới khả hữu mà diễn ngôn được quy chiếu vào.
Theo Đỗ Hữu Châu thì “về nội dung, diễn ngôn có hai thành tố: nội dung
thông tin, bị quyết định bởi tính đúng – sai logic, cũng là nội dung trí
tuệ, hình thành do quan hệ giữa diễn ngôn và hiện thực được nói tới. Thứ
hai là nội dung liên cá nhân bao gồm tất cả các nội dung của diễn ngôn
không bị qui định bởi tính đúng – sai logic. Hai thành tố nội dung này có
thể hiện diện một cách tường minh trong diễn ngôn, qua câu chữ của
diễn ngôn, nó cũng có thể tồn tại một cách hàm ẩn, những người giao
tiếp phải suy từ nội dung tường minh của diễn ngôn mới nắm bắt được
nó” [17;37]
- Mục đích giao tiếp là cái mà người nói hướng tới trong quá trình
giao tiếp. Mục đích của các hoạt động giao tiếp có thể khác nhau trong
từng hoàn cảnh khác nhau và “ý định hay mục đích giao tiếp sẽ cụ thể
hóa thành đích của diễn ngôn thông qua các thành tố nội dung của diễn
ngôn. Nói một cách tổng quát, diễn ngôn có đích tác động. Người nói nói

11


ra một diễn ngôn là nhằm tác động đến người nghe của mình qua các
thành tố nội dung của diễn ngôn” [17;37]. Mục đích tác động có thể chia
làm ba loại: tác động về mặt nhận thức: giao tiếp nhằm mục đích thể
hiện những hiểu biết, những nhận thức của người nói (viết) và truyền đạt
nó đến người nghe (đọc), làm thay đổi trạng thái nhận thức của nhau.
Thứ ha, tác động về mặt tình cảm: giao tiếp nhằm mục đích bộc lộ những
cảm xúc, thái độ, tình cảm của con người xác lập hay củng cố những mối
quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp. Thứ ba là tác động về mặt hành
động: giao tiếp nhằm tác động đến người nghe (đọc) làm cho người đó
phải thực hiện những hành động cần thiết.
- Phương tiện giao tiếp và cách thức giao tiếp là tất cả những yếu tố
mà chúng ta dùng để thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ và những
tâm lý khác của mình trong một cuộc giao tiếp. Ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp chủ yếu của con người, bằng ngôn ngữ con người có thể truyền
đi bất cứ một loại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự
vật. Ngoài ra còn có yếu tố phi ngôn ngữ như: nét mặt giúp biểu lộ thái
độ cảm xúc của con người; nụ cười để biểu lộ tình cảm, thái độ của
mình. Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính; áh mắt
giúp phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước
nguyện của con người. Trong giao tiếp, nó phụ thuộc vào vị trí xã hội
của mỗi bên;….
Ví dụ 1: Chẳng hạn cuộc giao tiếp trong bài viết ca dao sau:
“- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
– Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng”?


12


Nhân vật giao tiếp là cô gái và chàng trai đang ở độ tuổi lập gia
đình. Hoàn cảnh giao tiếp rộng là văn hóa, nếp nghĩ của người dân Việt
ở làng quê Việt từ xưa tới nay: trai gái tới độ tuổi trưởng thành cần tìm
hiểu nhau và lập gia đình. Bối cảnh giao tiếp hẹp là một đêm trăng
thanh. Các nhân tố này biến bài ca dao giống như lời tỏ tình, cầu hôn và
lời chấp thuận. Các nhân tố ấy làm lời chàng trai và cô gái thân mật,
trang nhã, đầy ẩn ý, vừa kín đáo, tế nhị nhất là trong cách bày tỏ tình
cảm vừa nhanh nhạy đáp lại một cách hết sức khôn khéo, thông minh.
Ở đây lại xin đi sâu tiếp vào nhân tố nhân vật giao tiếp. Nhân vật
giao tiếp là nhân tố đóng vai trò chủ động, tích cực trong hoạt động giao
tiếp. Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa về nhân vật giao tiếp như sau: “Nhân
vật giao tiếp là người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ,
dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động
vào nhau. Đó là tương tác bằng ngôn ngữ” [17;15]. Giữa các nhân vật
giao tiếp có mối quan hệ liên cá nhân và quan hệ vai giao tiếp. :
- Quan hệ vai giao tiếp là sự phân vai trong cuộc giao tiếp đối với
chính sự phát hay nhận tin. Trong giao tiếp hội thoại các nhân vật cùng
có mặt và thường xuyên chuyển đổi vai cho nhau: mỗi người lúc đóng
vai người nói (viết), lúc đóng vai người nghe (đọc). Nó thường phân
thành “vai phát ngôn – Sp1 (nói/viết) và vai nhận ngôn – Sp2
(nghe/đọc)” [32].Vai phát ngôn là vai mà nhiệm vụ các nhân vật phải
làm là sử dụng ngôn ngữ (ở hai dạng nói và viết) để truyền tin gọi là
người nói hay chúng tôi tùy theo hình thức ngôn ngữ sử dụng. Vai nhận
ngôn có nhiệm vụ sử dụng ngôn ngữ để tiếp nhận các thông tin được
truyền đến qua ngôn bản. Khi tham gia giao tiếp, các vai giao tiếp đều có
ý định hay còn gọi là đích giao tiếp và niềm tin (tin điều mình nói ra là
đúng, tin điều mình nói ra người nghe chưa biết, tin người nghe sẵn sàng

13


nghe lời mình,...). Trong một cuộc giao tiếp hội thoại, hai vai phát tin và
nhận tin sẽ có sự chuyển đổi vai theo một quy tắc nhất định để duy trì
cuộc hội thoại.
Ví dụ 2: trong bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa”, khi biết
tin cô gái đã lấy chồng, chàng trai đau khổ nên đã giải bày tâm sự luyến
tiếc qua vai phát tin mở đầu. Chàng nhắc lại những kỉ niệm gắn bó với
tình yêu của hai người đầy nuối tiếc khôn nguôi. Sau khi thực hiện xong
vai nhận tin thì cô gái lại đóng vai phát tin nói lên tình cảnh của mình.
Cô gái đồng cảm với tình yêu và sự nuối tiếc muộn màng của chàng trai
nhưng tỏ ý phàn nàn, trách móc về sự thiếu chủ động của chàng trai
đồng thời nàng cũng bày tỏ cảnh ngộ của mình đầy thống thiết, xót xa.
Khi chàng trai đóng vai người phát tin thì cô gái đóng vai người nhận
tin và ngược lại khi cô gái đóng vai người phát tin thì chàng trai đóng
vai người nhận tin. Như vậy trong cuộc giao tiếp này các nhân vật giao
tiếp có sự chuyển đổi vai giao tiếp cho nhau. Nhờ đó mà cuộc thoại
được diễn ra theo một trình tự logic và cả hai nhân vật đều đạt được
đích giao tiếp.
- Quan hệ liên cá nhân: chúng ta có thể xem ở phần 1.4 của luận
văn.
1.1.2 Văn hóa ứng xử trong tương tác của người Việt
1.1.2.1 Người Việt tôn trọng tôn ti, thứ bậc trong giao tiếp
Người Việt có cách cư xử theo những chuẩn mực nhất định, quy
ước và yêu cầu về tôn ti, thứ bậc đã được mọi người coi là thích hợp
nhất. Những chuẩn mực, quy ước đó chính là nội dung của cách xử thế
được thể hiện qua phép lịch sự trong đối xử hàng ngày.
Ví dụ 3: khi thấy người già người trên, hơn mình về tuổi tác về địa
vị xã hội, về thứ bậc trong gia đình, dòng họ... thì chúng ta thường cúi

14


chào nói: "cháu chào ông, chào bà...". Đó là chuẩn mực mới được xã
hội chấp nhận.
Kính trọng người trên là thể hiện sự hiểu biết, sự kính trọng và
nhìn nhận những điều họ được hưởng: kính trọng người có tuổi kính nể
địa vị xã hội của họ… Kính trọng ai là giúp đỡ người ấy được giới thiệu
theo một hình ảnh tốt và đầy đủ về bản thân họ. Ví dụ giới thiệu người
có lòng nhân ái hay giúp đỡ người nghèo, người thương binh đã hy sinh
thân mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tỏ lòng kính trọng giới thiệu
một nhân viên cấp dưới đã hết lòng tận tuỵ với công việc... Mỗi người
chú ý đến trật tự xã hội và tự giới thiệu một hình ảnh đúng đắn về bản
thân.
1.1.2.2 Người Việt luôn tìm cách ứng xử khéo léo, khiêm nhường,
đúng mực, lễ phép
Để đạt được mong muốn trong mỗi cuộc giao tiếp, người Việt luôn
tìm cách ứng xử khéo léo, khiêm nhường. Đó là phép lịch sự được biểu
hiện ra trong cách giao tiếp với người xung quanh. Những nghi thức lịch
sự đó không phải là những ứng xử máy móc mà những hành động linh
hoạt, nhiều vẻ, gắn với hoàn cảnh, môi trường cụ thể, tuỳ theo đối tác
gặp gỡ. Nó nói lên cách xử thế của mỗi cá nhân trong các trường hợp
giao tiếp khác nhau. Khi giao tiếp với người khác, người Việt thường
“xưng khiêm hô tôn”, chú ý tới mặt tốt của đối tượng, tránh cách nói và
hành động kì thị, phân biệt. Ngay cả người cấp trên, người tài giỏi cũng
tỏ ra khiêm tốn với người chung quanh, với người cấp dưới, chủ động
chào hỏi, chuyện trò với họ, chứng tỏ mình đánh giá cao đối tác có giáo
dục.
Ví dụ 4: Trong hầu hết những bài viết ca dao biểu hiện quan hệ
giàu nghèo thì phần lớn là chàng trai có gia cảnh nghèo hơn cô gái tức

15


là theo lẽ thường thì chàng trai có vị thế giao tiếp thấp hơn nhưng cũng
phần nhiều các chàng trai là người mở lời trước:
“- Gặp em giữa chốn vườn đào
Kẻ giàu người khó làm sao nên tình.
– Thế gian chuộng của chuộng tài
Em đây chuộng nghĩa chẳng nài giàu sang”.
Thông thường những người giàu thường có vị thế giao tiếp cao và có
quyền chủ động nêu lên đề tài của diễn ngôn, lái cuộc thoại theo hướng
của mình, điều hành việc nói năng của những người cùng giao tiếp với
mình. Ở đây tuy chàng trai có vị thế giao tiếp thấp hơn nhưng lại là
người mở lời trước. Điều này cũng đúng và dễ hiểu thôi, vì theo lẽ
thường thì người con trai sẽ là người chủ động trước. Trong hoàn cảnh
này mặc dù chàng trai có vị thế giao tiếp thấp hơn nhưng lẽ thường đó
không hề thay đổi. Điều này chứng tỏ trong tình yêu của họ không hề có
sự phân biệt giàu nghèo.
1.1.2.3 Người Việt giao tiếp theo phương châm “hòa đồng”, lấy sự
“dĩ hòa vi quý” làm mục tiêu chủ yếu trong mỗi cuộc giao tiếp
Điều này thể hiện qua việc mỗi cá nhân thừa nhận và tôn trọng
những quy tắc và giá trị chung của các mối giao tiếp và liên hệ xã hội.
Mỗi cá nhân tham gia, hoà đồng vào xã hội và thích ứng được với cuộc
sống cộng đồng. Mỗi người thừa nhận mình là một thành viên của một
tập thể, một cộng đồng nhất định, mà không phải là một cá nhân duy
nhất vượt trội, sống tách biệt với người khác. Biết thích ứng, đó là yêu
cầu cơ bản đảm bảo cho cá nhân tham gia và hoà đồng vào xã hội. Để có
thể sống với người khác và sống thoải mái với họ, cần thiết phải thích
ứng với những luật tục thông thường đang diễn ra chung quanh mình.


16


Ví dụ 5: Khi đến dự một cuộc họp, một buổi kỷ niệm, ta cần ăn
mặc chỉnh tề, nói năng lịch sự, trong khi đến gia đình gặp người quen có
thể chuyện trò vui vẻ, gọi nhau anh chị, mày tao ... Đến dự đám tang,
không ăn mặc loè loẹt, không nói chuyện ồn ào, cần nói khẽ, nói ít, tỏ
thái độ kính trọng, thương tiếc người đã mất...
Hơn nữa, người Việt thường có sự trao đổi và sự quan tâm lẫn
nhau trong đối xử xã hội. Người ta không nhận gì hết nếu không cho lại
cái gì, dù là tượng trưng (thái độ kính nể, trò chuyện bình đẳng ...).
Người ta cảm ơn cô bán hàng đã tiếp đón mình, trả lời thư khi nhận
được...Sự cân bằng đem lại cho người ta cảm giác về sự công bằng, sự
bền vững và sự thoải mái trong giao tiếp xã hội. Sự hài hoà giúp cho việc
thực hiện được sự cân bằng và thích ứng.
Ví dụ 6: như thích ứng với một môi trường mới, đến nơi ở mới và
thiết lập được những quan hệ láng giềng tết. Chú ý tạo sự cân bằng
trong quan hệ với người khác (người ta giúp mình, mình quan tâm giúp
đỡ họ lại ...) đó là sông hài hoà với họ.
1.2 LÍ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NÓI
1.2.1 Thế nào là hành động nói?
Hành động nói là “hành động được thực hiện bằng cách nói ra một
điều gì đó, trong trường hợp này là nói ra một yêu cầu” [23;125]. Ví dụ:
câu nói “Đóng giúp tôi cửa sổ” để thực hiện hành động sai khiến. Lí
thuyết về hành động nói đã khởi xướng bởi J.L. Austin. Ông đã phát hiện
ra bản chất hành động của ngôn ngữ. Nói cũng là làm – nói năng cũng là
một dạng hành động. Khi nói năng là ta cũng thực hiện một hành động
như thực hiện các hành động vật lí khác. Hỏi, sai khiến, cầu xin, hứa
hẹn, cam kết, tuyên bố, xin lỗi, cảm ơn,… cũng là những hành động,
được thực hiện bằng lời nói. Từ đó, ta sẽ có một số kiểu hành động nói

17


thường gặp như: trình bày, đe doạ, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc, tuyên bố,
báo tin,….
Ví dụ 7:
+ Bác trai đã đỡ rồi chứ ? (để hỏi).
+ Bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn (để điều khiển).
+ Phải giục anh ấy ăn mau đi (để điều khiển).
Theo Austin, có ba loại hành động nói, đó là hành động tạo lời,
hành động mượn lời và hành động tại lời.
- Hành động tạo lời chính là việc tạo ra một phát ngôn (tức phátngôn-thành-phẩm) với một dạng thức cụ thể và một ý nghĩa ít nhiều xác
định. người ta có thể phát ngôn ra cùng một câu mà không nhất thiết phải
nói cùng một nội dung, và họ có thể nói cùng một nội dung mà không
nhất thiết phải phát ngôn ra cùng một câu.
- Hành động mượn lời là những hành vi ngôn ngữ được thực hiện
bởi việc mượn lời người khác làm lời nói của mình.
- Hành động tại lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi
nói năng. Hiệu quả của chúng là gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương
ứng ở người nhận. Nó được chia ra hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở
lời gián tiếp.
+ Hành động ở lời trực tiếp là những hành vi ngôn ngữ được thực
hiện đúng với đích ở lời và đúng với điều kiện sử dụng chúng.
+ Hành động ở lời gián tiếp là hành vi ngôn ngữ trong đó người nói
thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa
vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ suy ra hiệu lực ở lời
của một hành vi khác.
1.2.2 Điều kiện của một hành động tại lời
18



Điều kiện của một hành động tại lời bao gồm:
1.2.2.1. Điều kiện ban đầu
Bao gồm tất cả những sự tình nào đó được xem là cần phải có để
nếu muốn chúng ta có thể sẵn sàng thực hiện được. Như vậy là có thể có
đủ điều kiện nhưng vẫn không thực hiện hành vi.
Ví dụ 8:
Ra lệnh: - Hành động chưa được thực hiện
- Người nói: có cương vị, vị thế cho phép điều khiển, chi phối hành
vi của người nghe.
- Người nói cho rằng người nghe có khẳ năng thực hiện
- Nếu không ra lệnh thì không chắc chắn người nghe sẽ tự động
thực hiện hành động.
1.2.2.2. Điều kiện hiện thực (điều kiện chân thành)
Gắn với trạng thái tâm lí đặc trưng. Khác với điều kiện chân thực
về mặt logic: tính đúng – sai của mệnh đề được nói ra.
1.2.2.3. Điều kiện cơ bản
Mục đích chính mà hành vi nhằm đạt tới
1.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM NỀN TẢNG CỦA LÍ THUYẾT HỘI
THOẠI
1.3.1 Hội thoại và các nguyên tắc của hội thoại
1.3.1.1 Hội thoại và một số khái niệm cơ bản
Giao tiếp có thể diễn ra ở dạng nói hoặc dạng viết, tuy nhiên dạng
nói là phổ biến và chủ yếu. Trong giao tiếp dạng nói thì hội thoại là hình
thức giao tiếp phổ biến. Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên,
căn bản phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt

19



động ngôn ngữ khác. Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều
được giải thích dựa vào hình thức căn bản này.
Đơn vị cơ sở của hội thoại gồm:
- Ngôn bản hội thoại: là đơn vị lớn nhất của hội thoại bao gồm
nhiều cuộc thoại có nội dung hoàn chỉnh xoay quanh một chủ đề nhất
định.
- Cuộc thoại là đơn vị lớn thứ hai của hội thoại, là toàn bộ cuộc đối
đáp giữa các nhân vật từ khi khởi động cho đến khi kết thúc hội thoại.
- Đoạn thoại: là một bộ phận của cuộc thoại, là một mảng diễn ngôn
do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa và ngữ
dụng.
- Cặp thoại: là lượt lời có quan hệ với nhau về chức năng, nội dung
va có thể liền kề hoặc dãn cách.
- Sự trao lời: là vận động mà người nói nói lượt lời của mình ra và
hướng lượt lời của mình về phía người nghe nhằm làm cho người nghe
nhận biết được lượt lời đó dành cho người nghe.
Nó tạo thành cấu trúc hội thoại gồm: cấu trúc tĩnh và cấu trúc
động. Ta có thể thấy qua bảng sau [41]
Cấu trúc tĩnh của hội thoại

Cấu trúc động của hội thoại

Đặc điểm
- Ngôn bản hội thoại:

- Sự trao lời: là vận

là đơn vị lớn nhất của

động mà người nói nói


hội thoại bao gồm

lượt lời của mình ra và

nhiều cuộc thoại có

hướng lượt lời của

nội dung hoàn chỉnh

mình về phía người

xoay quanh một chủ

nghe nhằm làm cho

20


đề nhất định.

người nghe nhận biết
được lượt lời đó dành

Vd: Một cuộc thảo luận

cho người nghe.

xoay quanh vấn đề bảo

Đơn vị cơ
sở

vệ môi trường.

Vd: An đã nằm xuống gối

- Cuộc thoại là đơn vị
lớn thứ hai của hội
thoại, là toàn bộ cuộc
đối đáp giữa các nhân

đầu lên đùi chị, mi mắt sắp
sửa rơi xuống, còn dặn
với:
-

vật từ khi khởi động
cho đến khi kết thúc
hội thoại.
- Đoạn thoại: là một bộ
phận của cuộc thoại,

Tàu đến chị đánh
thức em dậy nhé

-

Ừ. Em cứ ngủ đi


( Thạch Lam_ Hai đứa
trẻ )

là một mảng diễn

- Sự hồi đáp: là sự đáp

ngôn do một số cặp

ứng của người nghe

trao đáp liên kết chặt

ứng với một lượt lời

chẽ với nhau về ngữ

mà người nói trao cho.

nghĩa và ngữ dụng.

- Sự tranh lời: là sự ngắt

- Cặp thoại: là lượt lời

lời của người đối thoại

có quan hệ với nhau

khi người đối thoại


về chức năng, nội

chưa kết thúc lượt lời

dung va có thể liền kề

của họ.

hoặc dãn cách.

Vd: cậu con rón rén đi ra cửa
không may bắt gặp bố, liền
nói:

21


- Con: dạ….dạ….bố cho
con….
- Bố: ở nhà! Không đi
- Lượt lời: là sản phẩm

đâu hết.
- Sự tương tác: thể hiện

ngôn ngữ mà người

ở chỗ các nhân vật ảnh


giao tiếp nói trong

hưởng lẫn nhau, tác

Đơn vị tạo

một lần nói liên tục,

động qua lại lẫn nhau

cơ sở

mỗi lượt lời có thể có

làm cho hội thoại biến

một hay nhiều phát

đổi.

ngôn có mối quan hệ

- Sự tự hòa phối: là sự

với nhau về chức năng

phối hợp sự tự hòa phối

và nội dung.


của từng nhân vật. Nói

- Phát ngôn là đơn vị
nhỏ

nhất

của

cách khác, sự liên hòa

hội

phối là sự phối hợp của

thoại. là một câu cụ

người nói người nghe

thể trong thực tiễn

trong quá trình trao đáp

giao tiếp

sao cho phù hợp với
tình hình diễn biến của
cuộc thoại.
Vd: Nhiều bạn bè cũng tỏ
ý ngờ vực:

- trông bà như tư sản mà
không bị học tập cũng
lạ nhỉ?

22


Cô tôi trả lời thật nhẹ
nhàng:
- Các



không

biết

nhưng nhà nước lại rất
biết
( Nguyễn Khải _ Một người
Hà Nội)
1.3.1.2 Các nguyên tắc hội thoại
Nguyên tắc đầu tiên là tôn trọng thể diện của người đối thoại. Ông
cha ta thường nói: “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa
lòng nhau” hay “nói ngọt lọt đên xương”. Khi nói năng hành động phải
cân nhắc lựa chọn cho phù hợp “ uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, đặc
biệt phải chú ý đến ngôi thứ, địa vị của người đối thoại để xưng hô cho
phù hợp. Nguyên tắc chung là: quan hệ trên dưới tôn kính, quan hệ cha
con chí hiếu, quan hệ vợ chồng ân tình, quan hệ anh em thuận hoà, quan
hệ bạn bè tinh nghĩa. Trong giao tiếp hằng ngày, người lịch sự bao giờ

cũng nói năng nhẹ nhàng, từ tốn. Một người đã phát ngôn những lời nói
đúng mực, hoà nhã thì sẽ được đáp lại bởi sự tôn trọng của người khác.
Trong giao tiếp tránh tình trạng nói không tôn trọng người khác, có thể
gây nên hậu quả xấu.
Nguyên tắc cộng tác cũng rất quan trọng. Nguyên tắc cộng tác hội
thoại do Grice đề ra năm1967. Nguyên tắc được phát biểu tổng quát như
sau: “ Hãy làm cho phần đóng góp của anh (vào cuộc thoại) đúng như nó
được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp
23


đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp nhận tham
gia vào.” [41]. Nguyên tắc cộng tác hội thoại bao gồm:
- Phương châm về lượng: Hãy làm cho phần đóng góp của anh có
lượng tin đúng như đòi hỏi của đích của hội thoại.
- Phương châm về chất: Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của
anh là đúng.
- Phương châm cách thức: Hãy tránh lối nói tối nghĩa, mập mờ,mơ
hồ về nghĩa. Hãy nói ngắn gọn, có trật tự.
Nguyên tắc khiêm tốn cũng trở thành thói quen đẹp trong hội thoại
của người Việt. Khi hội thoại, người nói và người nghe đều không bao
giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo
được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao
tiếp,nên kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn thể hiện khả năng tự
chủ cao, kiểm soát bản thân tốt, chiến thắng “cái tôi”. Khiêm tốn giúp ta
nhìn nhận bản thân đúng đắn, ý thức được “Nhân vô thập toàn”, không
ảo tưởng để bị cuốn theo những tham vọng cá nhân. Khiêm tốn là
phương thức tốt nhất giúp ta tránh xa thói kiêu căng, tự mãn.
Ví dụ 9: Không ít những trường hợp khi yêu nhau các chàng trai
thường dùng mọi cách để có được người mình yêu, kể cả việc che dấu

thân phận, nói dối đối phương…còn sau khi đạt được mục đích rồi thì
hậu quả ra sao cũng được. Chàng trai trong bài ca dao dưới đây không
phải là người như vậy. Mở đầu cuộc giao tiếp, chàng trai đã thành thật
bày tỏ cùng cô gái hoàn cảnh khó khăn của mình. Điều này cho thấy
chàng trai không chỉ là người thành thật, khiêm tốn:
“- Anh đây thật khó không giàu
24


Có lời nói trước kẻo sau em phàn nàn”
Trước lời nói chân thật của chàng trai, cô gái đã nói những lời chí tình
chí lí, thể hiện sự tôn trọng thể diện chàng trai cũng như sự thấu hiểu
tình cảnh của chàng. Cô gái nói nhiều là vì muốn chàng trai hiểu được
lòng mình chứ nàng đâu có ý muốn lên lớp chàng trai hay muốn thể hiện
vị thế giao tiếp của mình:
“– Khó khăn ta kiếm ta ăn
Giàu người cửa ván, ngỏ ngăn mặc người
Khó khăn đắp đổi lần hồi
Giàu người đâu dễ được ngồi mà ăn”.
1.4 QUAN HỆ LIÊN CÁ NHÂN CHI PHỐI ĐẾN VIỆC LỰA
CHỌN CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ TRONG PHÁT NGÔN,
DIỄN NGÔN
1.4.1. Khái niệm quan hệ liên cá nhân
Trong cuộc giao tiếp, các nhân vật giao tiếp ngoài quan hệ vai giao
tiếp ra còn có một quan hệ khác cũng không kém phần quan trọng là
quan hệ liên cá nhân. Quan hệ này sẽ giúp cho cuộc giao tiếp được tiến
hành thuận lợi theo chiều hướng tốt hay xấu, thậm chí thất bại. Quan hệ
liên cá nhân là “quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết,
tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau” [30]. Khi giao tiếp, các
nhân vật giao tiếp sẽ xác lập vị thế giao tiếp cao thấp khác nhau tùy vào

địa vị xã hội. Địa vị xã hội có thể do nhiều yếu tố quyết định như: tuổi
tác, chức quyền, nghề nghiệp, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm sống, giai
cấp, đồng hoặc khác cảnh ngộ, giàu hoặc nghèo, xa hay gần thân hoặc
sơ,…
Để giao tiếp có hiệu quả thì các nhân vật giao tiếp phải hiểu biết lẫn
nhau về các mặt sau:
25


×