Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận môn thanh toán quốc tế các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.56 KB, 23 trang )

1

MỤC LỤC
Lời mở đầu.............................................................................................2
I.

Giới

thiệu

về

các

phương

thức

thanh

toán

quốc

tế................................................4
II.

Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay và những ưu, nhược

điểm, biện pháp ngăn chặn rủi ro của các phương thức.............................................4
1.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)......................................................5


1.2. Những ưu, nhược điểm và biện pháp ngăn chặn rủi ro của phương thức chuyển
tiền..............................................................................................................6
2.1. Phương thức ghi sổ (open account)……………………………………………7
3.1. Phương thức nhờ thu (Collections)……………………………………………9
3.2.Những ưu, nhược điểm và biện pháp ngăn chặn rủi ro của phương thức nhờ
thu...............................................................................................................12
4.1. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)……………………13
4.2. Những ưu, nhược điểm và biện pháp ngăn chặn rủi ro của phương thức tín dụng chứng
từ..........................................................................................................................................22


2

LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động Thanh toán quốc tế (TTQT) đóng một vai trò quan trọng trong việc
phát triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng
cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp
giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. trong bối cảnh hiện nay khi
các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là
con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò hoạt động của
TTQT ngày càng được khẳng định. Đối với nước ta, phát triển kinh tế đối ngoại là 1 tất
yếu khách quan nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Kể từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đã chứng
kiến những chuyển biến tích cực và mạnh mẽ. Hoạt động giao thương mở rộng khiến
nhu cầu làm ăn với các công ty nước ngoài của doanh nghiệp trong nước tăng vọt.
Thanh toán quốc tế từ đó phát triển như 1 tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu
thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước. TTQT là mắt xích không thể
thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT là khâu quan trọng trong
giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác
nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của

quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu
hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông
hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn.Trong thời
đại toàn cầu hóa như hiện nay, khi hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra ngày càng nhiều
và các phương thức thanh toán quốc tế cũng ngày càng trở nên phổ biến, việc thanh
toán giữa người bán và người mua ở những vị trí địa lý cách xa nhau, với những rào
cản về ngôn ngữ, thói quen mua bán, luật lệ… không hề đơn giản. Dẫn đến nhu cầu
cần thiết phải có các phương tiện để thanh toán tiện lợi, ít rủi ro. Do đó các phương
thức thanh toán quốc tế cũng ngày càng đa dạng và phổ biến. Những phương thức


3

thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức
thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Bạn thử hình dung nếu bạn có quan hệ đối
tác làm ăn với các thương nhân nước ngoài mà bạn không có các phương thức thanh
toán quốc tế thì sẽ như thế nào? Hẳn là không thể kinh doanh được rồi. Những phương
thức thanh toán quốc tế ngày nay ngày càng nhiều. Các doanh nhân sử dụng chúng
cũng một cách thông dụng hơn trong hoạt động giao thương của mình. Nhưng do tính
chất đặc biệt của nó nên rất dễ gặp rủi ro. Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là
cần có kiến thức vững chắc về phương thức thanh toán quốc tế nhất định được áp dụng
trong từng lần giao thương. Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu điểm và nhược
điểm riêng, mỗi doanh nghiệp sẽ dựa vào khả năng của mình mà áp dụng loại phương
thức thanh toán phù hợp.
Bố cục của bài gồm có 2 phần:
I.

Giới thiệu về các phương thức thanh toán quốc tế

II. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay và những ưu, nhược

điểm, biện pháp ngăn chặn rủi ro của các phương thức
Do còn nhiều hạn chế trong kiến thức chuyên môn cũng như trong thời gian nghiên
cứu nên bài viết không thể tránh khỏi có những sai sót. Nhóm em rất mong nhận được
sự góp ý của thầy và các bạn để bài luận được hoàn thiện hơn.


4

III.

Giới thiệu về các phương thức thanh toán quốc tế

Phương thức thanh toán quốc tế là việc tổ chức quá trình trả tiền hàng trong giao dịch
mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Thực chất phương
thức thanh toán là cách thức người bán thu tiền còn người mua trả tiền. Trong buôn bán
quốc tế có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Tuy vậy, việc lựa
chọn các phương thức đều phải xuất phát từ nhu cầu của người bán, thu tiền nhanh, đầy
đủ và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng thời
gian đã ghi trong hợp đồng. Trong ngoại thương có 4 phương thức thanh toán quốc tế
sau thường được áp dụng:


Phương thức chuyển tiền( remittance)



Phương thức ghi sổ( open account)




Phương thức nhờ thu( collection of payment)



Phương thức tín dụng chứng từ( documentary credit)

Hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được áp dụng phổ biến nhất
trong thanh toán quốc tế.
II. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay và những ưu, nhược
điểm, biện pháp ngăn chặn rủi ro của các phương thức
Trong quan hệ ngoại thương có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như
chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ...Mỗi phương thức thanh toán đều có
ưu điểm và nhược điểm, phù hợp với những quan hệ XNK khác nhau. Vì vậy việc lựa
chọn phương thức thanh toán thích hợp phải được hai bên bàn bạc thống nhất, ghi
trong hợp đồng mua bán ngoại thương.
Đến nay, các phương thức thanh toán cơ bản và phổ biến thường được các
NHTM sử dụng là:


5

1.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó một khách hàng của ngân hàng
(người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất
định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian
nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Phương thức thanh toán chuyển tiền có thể được thực hiện bằng hai hình thức
chủ yếu sau:
- Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer, M/T): là hình thức chuyển tiền trong đó
lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư

mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua bưu điện.
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer, T/T): là hình thức trong đó lệnh
thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà
ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua fax, telex hoặc thông qua mạng liên
lạc viễn thông SWIFT.
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền
(4)
Ngân hàng trả tiền
(Paying Bank)

Ngân hàng chuyển tiền
(Remitting Bank)

(5)

Người hưởng lợi
(Beneficiary)

Chú thích:

(3)
(1)

(2)

Người chuyển tiền
(Remitter)


6


(1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng theo hợp đồng, lập bộ chứng từ hàng
hoá gửi cho người nhập khẩu để đi nhận hàng.
(2) Người nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hoá và bộ chứng từ hàng
hoá, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, lập giấy đề nghị
chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
(3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu
thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển
tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.
(4) Ngân hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền gửi qua ngân hàng đại lý hoặc
chi nhánh của mình đến ngân hàng trả tiền.
(5) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi đồng thời
gửi báo có cho người hưởng lợi
1.2. Những ưu, nhược điểm và biện pháp ngăn chặn rủi ro của phương thức
chuyển tiền
Ưu điểm đối với các bên
- Với khách hàng: thủ tục chuyển tiền đơn giản, thuận lợi cho người chuyển
tiền; thời gian chuyển tiền ngắn nên người thụ hưởng có thể nhanh chóng nhận được
tiền.
- Với ngân hàng: ngân hàng chỉ tham gia với vai trò là trung gian thanh toán
thuần tuý để hưởng phí, không có trách nhiệm kiểm tra về sự hợp lý của thời gian
thanh toán và lượng tiền chuyển đi.
Nhược điểm
- Trong thanh toán chuyển tiền, chu chuyển hàng hoá dịch vụ có thể tách rời
khỏi chu chuyển tài chính trong thời gian tạo nên rủi ro cho cả hai bên (người chuyển
tiền và người thụ hưởng). Khi chuyển tiền trước (down payment), nhà nhập khẩu cứ lo
sợ mất tiền nếu nhà xuất khẩu không giao hàng hay giao hàng không đúng yêu cầu về
số lượng, chủng loại, chất lượng và thời gian làm vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của



7

nhà nhập khẩu. Ngược lại, trong trường hợp trả tiền sau nhà xuất khẩu hoàn toàn bị lệ
thuộc vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà nhập khẩu.
- Có khi rủi ro lại hoàn toàn khách quan như biến cố chính trị, xã hội, kinh tế
hay một tai nạn bất ngờ khiến cho một bên kết ước bất đắc dĩ bội tín làm ảnh hưởng
đến đối tác làm ăn.
- Do việc thanh toán chủ yếu được thực hiện bằng điện nên thời gian thanh toán
nhanh, nếu phát hiện ra sai sót (có thể từ phía người chuyển hoặc ngân hàng chuyển)
sau khi đã chuyển tiền thì sẽ khó khăn trong việc thông báo, điều chỉnh nhất là khi
người thụ hưởng đã nhận tiền.
- Ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian thanh toán quá thụ động, chờ khách hàng
ra lệnh rồi mới thực hiện.
Chính vì vậy, người ta thường sử dụng phương thức chuyển tiền để thanh toán
các khoản chi tiêu phi thương mại và các chi phí liên quan đến XNK hàng hóa trị giá
hợp đồng nhỏ; Chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư; Chuyển tiền kiều hối; thanh toán
hàng hoá XNK (khi hai bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hoặc khi
trị giá hợp đồng không lớn) vì khâu thanh toán này dễ làm nảy sinh việc chiếm dụng
vốn của người bán, nếu bên mua cố tình dây dưa, kéo dài việc thanh toán.
Như vậy, thanh toán chuyển tiền là hình thức thanh toán trực tiếp giữa người
chuyển tiền và người nhận tiền. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo
uỷ nhiệm để được hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc gì cả đối với cả người mua
lẫn người bán.
2.1. Phương thức ghi sổ( open account)
Khái niệm:
Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán trong đó người bán mở 1 tài
khoản ( hoặc 1 quyển sổ) để ghi nợ người mua. Sau khi người bán đã hoàn thành việc
giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo đó, đến thời hạn quy định người mua sẽ trả tiền
cho người bán.



8

Nhận xét: Phương thức thanh toán ghi sổ là phương thức thanh toán có lợi cho
nhà nhập khẩu được áp dụng khi nhà xuất khẩu muốn cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu
(bán hàng trả chậm) và thường sử dụng trong các trường hợp sau:
- Hai bên có quan hệ mua bán thường xuyên với số lượng không lớn và có sự tin
cậy lẫn nhau
- Nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu/đại lý phân phối ở nước ngoài bán
- Thanh toán phí dịch vụ như cước phí vận tải, bảo hiểm, bưu điện, tiền hoa hồng, phí
ủy thác, lãi cho vay hoặc lợi tức đầu tư.
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán ghi sổ

Giải thích quy trình:
(1)
(2)
(3)

Người bán giao hàng/ dịch vụ và gửi bộ chứng từ cho người mua.
Người bán ghi nợ vào tài khoản và gửi giấy báo nợ cho người mua.
Định kỳ thanh toán( tháng, quý , năm) người mua đến ngân hàng làm thủ

tục chuyển tiền trả cho người bán.
(4)
Ngân hàng nhập khẩu chuyển tiền trả cho người xuất khẩu thông qua
ngân hàng dịch vụ người xuất khẩu.
(5)
Ngân hàng báo có cho người xuất khẩu



9

Phương thức này hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu (người được ghi sổ). Nhà
xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ
thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
3.1. Phương thức nhờ thu (Collections)
Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó, người bán (nhà xuất khẩu)
sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷ
thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ
cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận
các điều kiện và điều khoản khác..
Trong mối quan hệ này, ngân hàng ở cả hai bên nước nhà nhập khẩu và nhà xuất
khẩu chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ, ngân hàng không cam kết,
không bảo lãnh thanh toán đối với người bán cũng như người mua.
Các loại nhờ thu và qui trình nghiệp vụ
Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người ta
chia phương thức thanh toán này ra thành hai loại:
- Nhờ thu phiếu trơn (Clean collections): Là phương thức thanh toán, trong đó
chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận
nợ hay công cụ thanh toán khác), còn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hoá
đơn, bảo hiểm..) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu, không thông qua ngân hàng.


10

Sơ đồ 1.3: Quy trình nhờ thu phiếu trơn
NHNT
(Remitting Bank)

(3)


NHTH
(Collecting Bank)

(6)
(2)

(7)

(5)

(4)

(0)
Người uỷ thác
(Pricipal)

(1)

Người trả tiền
(Drawee)

Chú thích:
(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng
phương thức “Nhờ thu phiếu trơn”
(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp
đồng.
(2) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng chứng từ tài chính tới
ngân hàng phục vụ mình.
(3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính đến ngân

hàng thu hộ.
(4) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu tới người nhập khẩu.
(5) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi hối
phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ.
(6) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ
phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhận nhờ thu.


11

(7) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận,
hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu.
- Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi
nhờ thu bao gồm: (i) hoặc chứng từ thương mại cùng với chứng từ tài chính, hoặc (ii)
chỉ chứng từ thương mại mà không có chứng từ tài chính gửi cùng. Ngân hàng thu hộ
chỉ trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi người này đáp ứng được yêu cầu của
lệnh nhờ thu.
Sơ đồ 1.4: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ
NHNT
(Remitting Bank)

(3)

NHTH
(Collecting Bank)

(7)
(2)

(8)


Người uỷ thác
(Exporter)

(6)

(0)

(5)

(4)

Người trả tiền
(Importer)

(1)

Chú thích:
(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng
phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”
(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp
đồng.
(2) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm
chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng phục vụ mình.


12

(3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ thanh
toán đến ngân hàng thu hộ.

(4) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho
người nhập khẩu.
(5) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi hối
phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ.
(6) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hoá để người nhập khẩu đi nhận
hàng.
(7) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ
phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhận nhờ thu.
(8) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận,
hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu.
3.2.Những ưu, nhược điểm và biện pháp ngăn chặn rủi ro của phương thức nhờ
thu
Ưu điểm đối với các bên
Đối với nhà xuất khẩu:
- Nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà nhập khẩu
sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
- Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra toà nếu người này không trả
tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán.
- Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình để giải
quyết trường hợp nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán.
Thẩm quyền của người đại diện phải được xác định rõ ràng.
Đối với nhà nhập khẩu:
- Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước khi
thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
- Đối với D/A, nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hoá mà chưa phải
thanh toán cho đến khi hối phiếu đến hạn thanh toán.


13


Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng xuất trình:
- Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và từ các giao
dịch khác có liên quan.
- Mở rộng được tín dụng tài trợ thương mại.
- Tăng cường được mối 0071uan hệ với ngân hàng đại lý, do đó tạo ra tiềm năng
về các giao dịch đối ứng.
Phương thức nhờ thu được tiến hành trên cơ sở văn bản pháp lý quốc tế thông
dụng của nhờ thu. Đó là “Quy tắc thống nhất về nhờ thu" số 522 của Phòng Thương
mại quốc tế, bản sửa đổi 1995.
4.1. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó, theo yêu cầu của
khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) một ngân hàng (ngân hàng phát hành thư
tín dụng) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of credit), theo đó, ngân hàng
phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ
hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành một bộ chứng từ thanh
toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C.
Theo điều 2 UCP600: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù
được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ
ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.
Thư tín dụng (L/C) hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau khi ra
đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Trong nghiệp vụ L/C, các ngân hàng
chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, không liên quan đến hàng hoá. Ngân hàng ngoài vai
trò là người trung gian còn là người cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu, là người
cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.


14

Sơ đồ 1.5: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ


(3)

Ngân hàng
phát hành

(8)
(9)

(11) (12) (2)

Người mở
(Nhà NK)

Ngân hàng
thông báo

(7)
(1)
(5)

(6)

(4)

Người hưởng
(Nhà XK)

Chú thích:
(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán
theo phương thức L/C

(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ
mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
(3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người xuất
khẩu hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.
(4) Ngân hàng thông báo thực hiện chỉ thị của ngân hàng phát hành, thông báo
L/C bằng văn bản cho người xuất khẩu.


15

(5) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C, người xuất khẩu
tiến hành giao hàng.
(6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, chứng từ
thanh toán gửi về ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thông báo) để yêu cầu thanh
toán.
(7) Ngân hàng thông báo xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được phù hợp
theo đúng điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân
hàng phát hành L/C yêu cầu thanh toán.
(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu thấy phù hợp
với các điều kiện và điều khoản ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán cho người xuất
khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
(9) Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ cho
người nhập khẩu nếu được chấp nhập
(10) Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền
Các loại L/C:
Theo ủy ban kỹ thuật và Nghiệp vụ ngân hàng thuộc ICC (Commission on
Banking Technique and pratice) L/C được phân loại theo các cách sau:

Phân theo loại hình (hay căn cứ vào tính chất cam kết của NH mở)
+ Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): L/C có thể hủy ngang, ít

được sử dụng do không đảm bảo quyền lợi của người hưởng lợi L/C.
+ Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): không thể hủy ngang là
loại L/c được sử dụng phổ biến nhất.

Phân loại theo cách thực hiện L/C
+ L/C có giá trị trực tiếp (streight L/C): là loại L/C yêu cầu chứng từ xuất trình
trực tiếp tại NH mở, do vậy địa điểm hết hạn hiệu lực là NH mở (tại quầy giao dịch),
trong L/C thường ghi …presentation is made at our counter on or before expiry date.
Cam kết trả tiền của NH mở chỉ có giá trị duy nhất đối với người hưởng
+ L/C có giá trị chiết khấu (negotiation L/C): là loại L/c cho phép người hưởng
có thể chiết khấu bộ chứng từ tại một NH được chỉ định ( nominated bank) hay tại bất


16

kỳ NH nào (free negotiation, available at any bank). Trong L/C NH mở cam kết hoàn
trả tiền cho NH chiết khấu đã được chỉ định hay bất kỳ NH chiết khấu nào theo quy
định của L/C.
Người hưởng lợi L/C này có thể xuất trình chứng từ tại NH được chỉ định hoặc
bất kỳ NH nào hoặc tại NH mở nếu họ không muốn qua NH thứ hai. Trên thực tế
người hưởng luôn xuất trình chứng từ tại NH thông báo (NH của người hưởng).
NH được xuất trình chứng từ để xin chiết khấu có thể đồng ý chiết khấu nhưng
cũng có thể từ chối mà chỉ kiểm tra chứng từ rồi gửi đi thanh toán tại NH mở vì họ
không muốn ứng tiền trước cho người hưởng. NH chiết khấu (được chỉ định hoặc do
người hưởng chọn ) luôn có quyền bảo lưu khi thực hiện việc chiết khấu, trừ khi nó ghi
thêm từ không bảo lưu vào hối phiếu hoặc chứng từ chiết khấu và trừ khi nó là NH xác
nhận.

Phân loại theo thời hạn trả tiền
+ L/C trả ngay (L/C at sight): ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền ngay cho

người hưởng lợi khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Trong L/C có thể yêu cầu người
hưởng lợi ký phát hối phiếu trả ngay để đòi tiền.
+ Deferred L/C - L/C trả chậm: là loại L/C trong đó quy định việc trả tiền cho
người bán sẽ được thực hiên sau một thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of
B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ. Theo L/C này, người bán giao hàng và xuất trình
chứng từ như L/C quy định. Khi bộ chứng từ được ngân hàng xác định là hợp lệ , ngân
hàng sẽ chấp nhận thanh toán và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy
định, có thể một lần và cũng có thể nhiều lần theo thỏa thuận. Người hưởng không bắt
buộc phải ký phát hối phiếu trả sau để yêu cầu ngân hàng chấp nhận. Nếu cần thiết
phải sử dụng hối phiếu, người hưởng có thể ký phát hối phiếu trả sau và xuất trình
cùng với bộ chứng từ hoặc trả ngay xuất trình vào ngày đến hạn trả tiền do L/C quy
định. Ở các nước khu vực châu Á, L/C thường quy định sử dụng hối phiếu và ngân
hàng sẽ chấp nhận hối phiếu khi bộ chứng từ của người hưởng được xuất trình hợp lệ,
việc trả tiền sẽ được thực hiện vào ngày hối phiếu đáo hạn.

Phân loại theo việc xác nhận L/C


17

+ L/C có xác nhận (confirmed L/C): là loại L/C không hủy ngang do một NH
mở và được một NH khác xác nhận, tức là đảm bảo trả tiền theo yêu cầu hoặc theo sự
ủy nhiệm của NH mở. Sự xác nhận của NH này là một cam kết chắc chắn cộng thêm
vào cam kết chắc chắn của NH mở. Việc xác nhận L/C thường do người hưởng lợi đề
nghị khi họ lkhông tin tưởng vào khả năng trả tiền của ngân hàng mở hoặc không đánh
giá được khả năng tài chính của ngân hàng mở L/C hoặc không chấp nhận những rủi ro
chính trị tồn tại hay tiềm ẩn ở nước của ngân hàng mở. Việc xác nhận L/C được thể
hiện ngay trên L/C hoặc bằng một văn thư riêng. NH xác nhận có nghĩa vụ trả tiền,
chấp nhận hoặc chiết khấu không bảo lưu khi người hưởng xuất trình bộ chứng từ hợp
lệ. Trách nhiệm của NH xác nhận cũng tương tự như trách nhiệm của NH phát hành.

NH xác nhận L/C có thể xác nhận một L/C mà không xác nhận mọi tu chỉnh sau đó (ví
dụ tăng tiền, gia hạn hiệu lực hoặc các tu chỉnh khác…) nếu họ thấy có thể phát sinh
rủi ro trong thanh toán. Trong trường hợp này, trách nhiệm của NH xác nhận chỉ giới
hạn trong phạm vi mà họ xác nhận.
Trong thực tế, NH được yêu cầu xác nhận cũng thường là NH thông báo. Khi
NH mở yêu cầu một NH đại lý của mình ở nước người hưởng thông báo L/C, họ có thể
đề nghị NH này thêm vào đó hoặc không sự xác nhận đối với L/C (with or without
confirmation- field 49 điện SWIFT). Khi NH thông báo đồng ý xác nhận, họ sẽ thông
báo sự xác nhận của mình cho người hưởng bằng văn bản. Khi được ngân hàng thông
báo ở nước mình xác nhận L/C, người hưởng sẽ thu tiền về nhanh hơn.
NH mở thường không muốn L/C mà mình mở ra lại phải có một NH khác xác
nhận vì điều này chứng tỏ uy tín của NH mở bị giảm sút. Do vậy, nhiều NH khi được
yêu cầu mở L/C xác nhận thường tìm cách né tránh việc yêu cầu NH khác xác nhận
L/C của mình bằng cách yêu cầu NH khác mở L/C thay mình. Trong L/C này,NH mở
trở thành người xin mở L/C
Phí xác nhận thường cao hơn cả phí mở L/C và về nguyên tắc là do người mua
trả. Song nếu hai bên thỏa thuận phân chia chi phí đều cho cả hai, người hưởng chịu
mọi chi phí bên ngoài nước người mở L/C thì phí xác nhận sẽ do người hưởng gánh
chịu.


18

+ L/C không có xác nhận (unconfirmed L/C): là L/C không huỷ ngang do một
ngân hàng mở và ngân hàng này chịu trách nhiệm trả tiền, họ không yêu cầu hoặc
không uỷ quyền cho bất kỳ ngân hàng nào khác đảm bảo việc trả tiền. Khi người
hưởng lợi tin tưởng vào khả năng trả tiền của ngân hàng mở L/C cũng như tình hình
chính trị ổn định ở quốc gia mà ngân hàng mở đóng trụ sở, L/C được sử dụng trong
TTQT là L/C không thể hủy ngang, không xác nhận.


Phân loại theo đặc điểm sử dụng
+ L/C có thể chuyển nhượng (transferable L/c): là một L/C mà theo đó, người
hưởng lợi đầu tiên (First beneficiary) có quyền chuyển nhượng toàn bộ hay từng phần
L/C đó cho một hay nhiều người hưởng lợi thứ hai (second ben).
Trừ khi L/C có quy định khác (ví dụ: transferable without restritive), một L/C
chuyển nhượng chỉ có thể chuyển nhượng một lần từ người hưởng đầu tiên tới một hay
nhiều người hưởng thứ hai. Tuy nhiên việc người hưởng thứ hai tái chuyển nhượng cho
người hưởng đầu lại không bị cấm và người hưởng đầu vẫn có thể tiếp tục chuyển
nhượng L/C cho một người khác. Những phần của L/C chuyển nhượng cho nhiều
người không được vượt quá tổng số tiền của L/C và có thể chuyển nhượng riêng rẽ
miễn là trong L/C không ngăn cấm giao hàng và thanh toán từng phần.
L/C được chuyển nhượng theo các điều khoản, điều kiện đã quy định trong L/C,
ngoại trừ:
*Số tiền (thường ít hơn)
*Đơn giá (thấp hơn)
*Thời hạn hiệu lực (ngắn hơn).
*Thời hạn xuất trình chứng từ (sớm hơn).
*Thời hạn gửi hàng (có thể sớm hơn).
Ngoài ra tên của người hưởng lợi thứ nhất có thể thay thế cho tên của người yêu
cầu mở L/C.
+ L/C giáp lưng back to back L/C: là loại L/C không thể hủy ngang được mở
trên cơ sở một L/C khác. L/C giáp lưng là một L/C biệt lập được mở trên cơ sở của và
cùng với điều kiện như của một L/C gốc đã co (còn gọi là L/C thứ hai trên cơ sở một
L/C thứ nhất).
L/C giáp lưng cũng được dùng trong mua bán qua trung gian như L/C chuyển
nhượng. Điều khác nhau cơ bản và quan trọng nhất của hai loại L/C này là ngân hàng


19


phát hành L/C giáp lưng hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ
theo L/C mà mình mở không ràng buộc bởi L/C gốc. Nghĩa vụ của hai ngân hàng phát
hành L/C gốc và L/C giáp lưng là hoàn toàn độc lập với nhau. Người hưởng L/C gốc
trở thành người mở L/C giáp lưng nên họ phải thực hiện nghiêm ngặt nghĩa vụ của
người mở L/C. Trong nghiệp vụ L/C giáp lưng người cung cấp hàng hóa hoàn toàn yên
tâm về thanh toán vì họ chỉ có nghĩa vụ thực hiện L/C thứ hai do người trung gian mở.
+ L/C đối ứng reciprocal L/C: là loại L/C chỉ có hiệu lực khi có một L/C khác
đối ứng với nó đã được phát hành. L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi
hàng và gia công hàng xuất khẩu. Cả hai bên đều là người mua, người bán của nhau.
Đặc điểm nổi bật của L/C này là điều khoản thanh toán. Trong L/C quy định:
việc chấp nhận và /hoặc thanh toán của L/C này chỉ có hiệu lực sau khi ngân hàng phát
hành nhận đủ số tiền theo L/C số…ngày… do ngân hàng… phát hành (the acceptance
and/or pay ment under this L/C is valid only after our receipt of full proceeds under
L/C no… dated…issued by…). Đơn giản hơn có thể trong hai L/C này đều ghi chỉ
được thanh toán khi một L/C khác đối ứng với nó được mở ra. L/C đối ứng xét về bản
chất chỉ là một nửa L/C do sự cam kết có điều kiện của ngân hàng. Ở các nước khác,
đã từ lâu người ta không còn sử dụng loại L/C này. Hơn nữa, ICC cũng không xếp L/C
đối ứng trong danh mục các loại L/C được sử dụng. Song ở Việt nam, loại L/C này vẫn
còn được sử dụng, đặc biệt trong quan hệ gia công tái xuất vì nó giúp các nhà kinh
doanh VN có thể gia công hàng xuất khẩu mà không cần vốn, tạo thuận lợi trong quá
trình tích luỹ vốn, tiến tới chủ động mua nguyên liệu và bán sản phẩm ra thị trường thế
giới theo chiến lược hoạt động của mình.
+ L/C tuần hoàn – Revolving L/C: là loại L/C mà sau khi sử dụng xong lại tiếp
tục có giá trị. L/C có thể tuần hoàn theo 3 cách:
+ Tự động (automatic): sau khi sử dụng xong L/C lại tự động có giá trị như cũ,
không cần sự thông báo của ngân hàng mở. Trong L/C ghi:we open irrevocable L/C
revolving monthly. The full amount again becomes available under the same terms and
condition, on the first day of each calendar month.



20

+ Bán tự động (part automatic): sau khi sử dụng L/C, trong một thời hạn nhất
định, nếu không có thông báo gì từ phía ngân hàng mở L/C thì một L/C mới với những
điều kiện tương tự lại tiếp tục có hiệu lực. Trong L/C ghi: this will be operative for the
second &third shipment unless otherwise noticed by us.
+ Hạn chế (restrictive): phải có thông báo của ngân hàng mở về hiệu lực của
một L/C mới được tái lập thì L/C đó mới có giá trị. L/C ghi: reinstatement by us by
way of amendment.
L/C có thể tuần hoàn theo số tiền hoặc theo thời gian. Khi tuần hoàn theo thời
gian, L/C phải ghi rõ ngày hết hiệu lực của mỗi lần tuần hoàn, đồng thời phải quy định
rõ L/C đó là tuần hoàn tích lũy hay không tích luỹ.
+ Red clause L/C (anticipatory )- L/C có điều khoản đỏ : là loại L/C có điều
kiện cho phép người hưởng được nhận một khoản tiền trước khi giao hàng trên cơ sở
hối phiếu trơn hoặc hối phiếu kèm theo chứng từ chứng minh rằng đã có hàng để giao
như biên lai kho hàng (warrant hay warehouse’receipt), biên lai của người giao nhận
(forwarder’receipt)…Thông thường khi nhận khoản tiền ứng trước này, người hưởng
lợi có thể viết cam kết cho ngân hàng là sẽ xuất trình một bộ chứng từ theo quy định
của L/C sau đó. Khoản ứng trước sẽ được khấu trừ vào tiền thanh toán bộ chứng từ.
+ Stand-by L/C – L/C dự phòng: là một L/C không thể hủy ngang trong đó ngân
hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu có sự vi phạm hợp đồng hay thỏa
thuận từ phía người xin mở L/C.
Trong L/C dự phòng, ngân hàng mở ghi rõ L/C này chỉ có giá trị thực hiện khi
có sự vi phạm nghĩa vụ của người xin mở L/C, ngược lại nếu không có sự vi phạm ấy,
L/C dự phòng sẽ không được thực hiện. L/C dự phòng được sử dụng như một hình
thức bảo lãnh trong một phạm vi rất rộng bao gồm các hoạt động thương mại, tài
chính…
Vai trò của ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ:
Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng đơn thuần chỉ thực hiện chức năng
chuyển tiền trên danh nghĩa người mua và nhận tiền trên danh nghĩa người bán .



21

Trong nhờ thu, các ngân hàng tham gia xử lý chứng từ do bên bán gửi đến và
hành động với vai trò là đại lý của người bán.
Ngoại trừ vai trò là đại lý và chức năng giám sát, trong cả ba phương thức thanh
toán nêu trên, các ngân hàng không có bất kỳ cam kết, trách nhiệm hay nghĩa vụ nào.
Tuy nhiên, trong phương thức tín dụng chứng từ, các ngân hàng đã tham gia chủ động
và tích cực hơn nhiều, theo đó các ngân hàng thực hiện trả tiền theo cam kết của mình.
Thư tín dụng là công cụ giúp người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu thực
hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký kết thông qua việc quy định rõ trong thư tín dụng
các điều kiện về hàng hoá, thời hạn giao hàng, chứng từ xuất trình để thanh toán.
Người nhập khẩu sẽ thực hiện kiểm soát thông qua việc yêu cầu người xuất khẩu phải
xuất trình các chứng từ về chất lượng/số lượng hàng hoá do một cơ quan kiểm định độc
lập phát hành. Ngân hàng sẽ thực hiện việc kiểm tra các chứng từ này đảm bảo nội
dung của chúng phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của mỗi nước. Khi sử dụng
phương thức thanh toán này, khách hàng nhập khẩu còn được ngân hàng tư vấn để lựa
chọn các điều khoản thanh toán có lợi cho mình. Ngoài ra, trong trường hợp ký quỹ
dưới 100% trị giá L/C, khách hàng nhập khẩu đã được ngân hàng cấp cho một khoản
tín dụng. Đây là một trong những ưu việt mà chỉ có được khi áp dụng phương thức tín
dụng chứng từ. Ngay từ khi phát hành L/C, ngân hàng phát hành đã tạo ra một cam kết
thanh toán với người hưởng dựa trên uy tín của mình. Đối với những khách hàng có
quan hệ giao dịch lần đầu tiên hoặc những giao dịch mà giữa người mua và người bán
chưa có sự tin tưởng lẫn nhau, cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành sẽ củng cố
thêm cho khả năng thanh toán của người mua, tạo lòng tin cho người bán.
Do ngân hàng chỉ làm việc trên cơ sở chứng từ, người xuất khẩu có được một
đảm bảo chắc chắn trong trường hợp họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo, nghĩa là
họ đã thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình thì họ sẽ được thanh toán. Ngân hàng phát
hành phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi chứng từ xuất trình phù hợp

ngay cả trong trường hợp người mua gặp rủi ro và có dấu hiệu không thanh toán được.
Hơn hẳn các phương thức thanh toán khác như chuyển tiền (sau khi nhận hàng), ghi sổ,


22

nhờ thu việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của người mua thì ở phương
thức này, người xuất khẩu đã có được một đảm bảo từ phía ngân hàng. Khi sử dụng
phương thức thanh toán này, người xuất khẩu có thể được ngân hàng tài trợ bằng cách
xin chiết khấu bộ chứng từ (đối với L/C trả ngay) hoặc bán trước hạn các hối phiếu đã
được chấp nhận (đối với L/C trả chậm), do đó có thể nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư
tái sản xuất. Ngoài ra, khi sử dụng phương thức này, người xuất khẩu còn có thể tránh
rủi ro về quản lý ngoại hối của nước người nhập khẩu, vì khi L/C đã được mở thì người
nhập khẩu đã phải có giấy phép chuyển ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối. Đối
với các phương thức thanh toán chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tại thời điểm thanh toán
nếu nước người nhập khẩu có sự thay đổi về quản lý ngoại hối liên quan đến loại ngoại
tệ hai bên đã thoả thuận thanh toán thì rủi ro này sẽ hoàn toàn thuộc về phía người xuất
khẩu.
4.2. Những ưu, nhược điểm và biện pháp ngăn chặn rủi ro của phương thức tín
dụng chứng từ
Đây là một phương thức thanh toán khá an toàn, tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vẫn
có thể có một số rủi ro xảy ra. Chẳng hạn như một trong hai bên không xem xét kĩ nội
dung của L/C trong trường hợp nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng cơ sở
(Cơ sở để kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) hoặc
có một số điều trái pháp luật không được xem xét kĩ. Hoặc, Đặc biệt lưu ý đối với nhà
xuất khẩu (người thụ hưởng trong L/C), cần phải kiểm tra kỹ lưỡng thư tín dụng. Bởi
vì nếu có sự không phù hợp giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nhà
xuất khẩu không phát hiện ra được mà cứ tiếp tục giao hàng thì nhà xuất khẩu sẽ khó
đòi được tiền hoặc ngược lại nếu từ chối giao hàng thì vi phạm hợp đồng….



23



×