Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Phân tích môi trường marketing của ngành hàng săm lốp xe đối với thị trường myanmar của công ty CASUMINA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 31 trang )

MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

MỤC LỤC

I.

Môi trường marketing của Myanmar
1. Môi trường kinh tế - tài chính:
Vị trí địa lý:
Myanmar nằm ở Đông Nam Á, có biên giới chung với Trung Quốc (2.185

km), Lào (235 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km ), Băng-la-đét (193 km)
và bờ biển dài 2.276 km (gồm biển Andaman và vịnh Bengal)

1


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

Xét về vị trí địa lý chiến lược, Myanmar là nước Đông Nam Á lục địa có diện
tích lớn nhất và nằm ở cửa ngõ chiến lược kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương, kẹp giữa bởi hai cường quốc là Trung Quốc và Ấn Độ. Cả hai nước này đều
muốn thâm nhập thị trường và phát huy ảnh hưởng tại Myanmar, và qua đó là cả khu
vực Đông Nam Á.
Mỹ gần đây cũng điều chỉnh chính sách tăng cường sự hiện diện của mình tại
khu vực châu Á - Thái Bình Dương và can dự tích cực hơn với Myanmar. Đối với
các nước thành viên Asean, Myanmar cũng là một “bài toán” mà những chuyển biến


tích cực gần đây ở Myanmar đã khiến cho “miền đất vàng - Golden Land” này trở
nên hấp dẫn hơn, màu mỡ hơn.
Điều kiện tự nhiên
Về điều kiện tự nhiên, Myanmar có diện tích gần 676.000 ki lô mét vuông,
gấp đôi Việt Nam, với đường bờ biển dài gần 3.000 cây số. Diện tích đất nông
2


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

nghiệp lên đến 23 triệu héc ta, mới khai thác hơn 10 triệu héc ta. Tài nguyên thiên
nhiên tại Myanmar rất phong phú bao gồm: gỗ các loại, đặc biệt là gỗ teak với trữ
lượng đứng đầu thế giới (có thể khai thác trong hơn 70 năm, hàng năm xuất khẩu
khoảng 30.000 tấn), trữ lượng dầu khí xếp thứ 11 thế giới, khoáng sản, đá quý trong
đó hồng ngọc và thạch ngọc nổi tiếng thế giới, thủy hải sản...
Điều kiện tự nhiên thuận lợi, Myanmar có tiềm năng kinh tế rất lớn trong lĩnh
vực nông nghiệp, khai thác khoáng sản và kinh tế biển.
Với khoảng 60 triệu dân nhưng có tổng diện tích hơn 678 ngàn km 2 (lớn hơn
2 lần Việt Nam), tổng chiều dài bờ biển 2.965km cùng hơn 8 triệu km 2 mặt nước.
Myanmar có đường bờ biển dài, có khả năng phát triển du lịch biển, các ngành đánh
bắt thuỷ hải sản, khai thác cát… Ngoài ra, Myanmar có thể phát triển dịch vụ cảng
biển, vận tải biển…
Không chỉ có tiềm năng về kinh tế biển, Myanmar còn có đất nông nghiệp
rộng lớn; Diện tích đất nông nghiệp lên đến 23 triệu héc ta, mới khai thác hơn 10
triệu héc ta. Myanmar có khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiệu tự nhiên tương tự Việt
Nam. Myanmar hoàn toàn có khả năng phát triển nông sản và trái cây vùng nhiệt đới
và Myanmar có thể là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam và Thái Lan trong lĩnh vực
nông sản, đặc biệt là gạo.Tiềm năng của Myanmar trong việc gia tăng sản lượng lúa

là rất lớn. Mục tiêu năng suất của họ là 5 tấn/héc ta. Với năng suất này và chỉ với 8
triệu héc ta, chưa cần tăng vụ hoặc mở rộng diện tích đất canh tác, thì họ sẽ có 40
triệu tấn lúa, mức độ thặng dư trên 10 triệu tấn gạo sẽ là nguồn cung lớn trên thị
trường. Giá gạo xuất khẩu của Myanmar (năm 2008) thấp hơn Việt Nam từ 20-30%
và 30-40% so với Thái Lan. Rõ ràng đây là đối thủ của Việt Nam ở phân khúc giá
thấp, đối thủ tiềm tàng của Thái Lan ở phân khúc giá cao bởi Myanmar cũng không
thiếu loại lúa có chất lượng cao, trồng dài ngày. (Sản xuất lúa gạo của Việt Nam
đang đạt đến ngưỡng 40 triệu tấn/năm và rất khó vượt qua nếu không có sự cải thiện
mạnh về năng suất. Chỉ cần vài ba năm liên tiếp giá lúa suy giảm thì diện tích sẽ
giảm rất nhanh và sau đó sẽ rất khó hồi phục. Vấn đề Việt Nam phải đối mặt sau 15
năm nữa không phải là xuất khẩu bao nhiêu gạo mà có bao nhiêu gạo để dự trữ, đảm
bảo cho trên 100 triệu dân trong tình hình biến đổi khí hậu và tác động của các con

3


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

đập trên thượng nguồn ĐBSCL. Xuất khẩu vào lúc đó có thể chỉ còn là câu chuyện
thứ yếu.)
Tài nguyên khoáng sản:
Đồi núi và rừng già bao phủ hơn 50% diện tích của nước này nên trở thành
một trong số rất ít quốc gia trên thế giới khai thác và xuất khẩu gỗ nhiều nhất. Đặc
biệt, Myanmar còn sở hữu trữ lượng gỗ quý: gỗ tếch (cây giá tỵ) chiếm tới 3/4 của
thế giới.
Ở khu vực tam giác vàng thuộc bang Shan (biên giới giáp ranh với Thái Lan,
Lào) có rất nhiều khoáng sản quý, nổi tiếng thế giới về đá quý như ruby (hồng
ngọc), sapphire… Quà lưu niệm trong xách tay của người nước ngoài du lịch đến

Myanmar thường là các sản phẩm trang sức được chế tác từ các loại đá, từ mặt hàng
phổ thông đến đá quý rất đắt tiền. trữ lượng dầu khí xếp thứ 11 thế giới
Dân số:
Số liệu mới nhất mà Bộ Nhập cư và Dân số Myanmar đưa ra cho thấy, dân số
nước này đã lên tới con số 59,12 triệu người (tính đến hết năm 2009), tăng đáng kể
so với con số 57,37 triệu người vào tháng 5/2008 và 39,3 triệu người vào năm 1998.
Như vậy, mức tăng dân số trung bình hàng năm của Myanmar là
2,02%.Trong đó, dân số ở độ tuổi từ 18 trở lên là trên 30 triệu người.Nam giới là
29,39 triệu người và nữ giới là 29,73 triệu người.

Thu nhập:

GDP

Tăng trưởng

2004

2009

2010

2011

74,3 tỷ USD

74,36 tỷ

78,34 tỷ


82,72 tỷ

USD

USD

USD

5,1%

5,5%

5,5%

-1,3%

GDP

4


MARKETING QUỐC TẾ
GDP/bình

NHÓM: 12

1700 USD

1200 USD


1300 USD

1300 USD

quân đầu
người
Cơ cấu

Công nghiệp:

Công nghiệp: Công nghiệp: Công nghiệp:

ngành trong

8,8%
Nông nghiệp:

20,5%

GDP

56,6%
Dịch vụ:
34,5%

20,5%

20,5%

Nông nghiệp: Nông nghiệp: Nông nghiệp:

43%

43%

43%

Dịch vụ:

Dịch vụ:

Dịch vụ:

36,6%

36,6%

36,6%

(Nguồn VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp VN)
Nhìn chung thu nhập bình quân đầu người của người dân Myanmar vẫn thuộc
loại thấp (< 2000 USD). Mức độ tăng trưởng GDP tăng hàng năm nhưng chưa cao.
Cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao xấp xỉ gần 50% so với ngành
công nghiệp và dịch vụ. Cho đến ngày nay Myanmar được xếp vào nhóm quốc gia
đang phát triển giống như Việt Nam.
Cơ hội đầu tư nhiều ngành hàng đến Myanmar như: thực phẩm nông sản,
viễn thông, nguyên vật liệu xây dựng (sắt thép, xi măng), cây công nghiệp và những
sản phẩm từ cây công nghiệp,.....
Tỷ giá hối đoái:
Đơn vị tiền tệ: kyat Myanma. Tỉ giá hối đoái: 1USD = 6,25 kyat (10/2000)
Trước kia chế độ tỷ giá của Myanmar đã kìm hãm kinh tế Myanmar và bóp

méo các yếu tố kinh tế căn bản. Theo chế độ 2 tỷ giá, tỷ giá chính thức 5 đến 6
kyat/USD thế nhưng tỷ giá trên thị trường “chợ đen” lên tới 800 kyat/USD.
Myanmar đang tiến gần đến quyết định bỏ đi chế độ tỷ giá cố định, chế độ
này đe dọa ảnh hưởng xấu đến thương mại và đầu tư trong bối cảnh chính phủ
Myanmar đang cố gắng tăng cường củng cố các mối quan hệ kinh tế với chính phủ
các quốc gia phương Tây.

5


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

Hiện nay, Myanmar đã bắt đầu thả nổi đồng tiền của mình và phát triển thị
trường tiền tệ liên ngân hàng. Động thái này sẽ chấm dứt hệ thống tiền tệ neo giữ tỷ
giá cố định đã ngăn cản đầu tư và thúc đẩy phát triển thị trường chợ đen. Theo đó
ngân hàng trung ương sẽ can thiệp để tác động tới giá trị của đồng kyat.
Hệ thống ngân hàng, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng chưa phát triển toàn
diện ở Myanmar gây nhiều khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp khi muốn đầu
tư vào Myanmar.Có thể nói hệ thống ngân hàng của Myanmar vẫn ở tình trạng kém
phát triển, gần như Myanmar chưa có một thị trường liên ngân hàng, giao dịch điện
tử giữa các ngân hàng rất hiếm và người dân sử dụng chủ yếu vẫn là tiền mặt.
Tình hình lạm phát:
Lạm phát ở Myanmar ở mức 8,9% (2011). Chính phủ Myanmar cũng đang
hết sức nỗ lực để kìm chế lạm phát, cải cách và phát triển kinh tế thu hút đầu tư
nước ngoài.
Tình hình sản xuất và sản lượng:
Các chỉ tiêu về công nghiệp
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp


10,8% (1993-2003)
Chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thêu

Các ngành công nghiệp chính

đan, gỗ và các sản phảm về gỗ, đồng,
thiếc, vonfram, sắt, vật liêu xây dựng,
dược phẩm, phân bón, xi măng.

Các chỉ tiêu về nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
Các sản phẩm nông nghiệ pchính

6,2% (1993 -2003)
Gạo, đậu, gỗ cứng, cá và các sản phẩm
cá…

Chỉ tiêu về dịch vụ
Tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ 7,8 % (1993 -2003)
(Nguồn Tổng lãnh sự quán Myanmar)

6


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

Nền kinh tế Myanmar vẫn trong tình trạng gặp nhiều khó khăn. Công nghiệp

sản xuất hàng tiêu dùng còn yếu kém, mới đáp ứng được 10% nhu cầu trong nước,
90% hàng công nghiệp tiêu dùng phải nhập khẩu. Dịch vụ của Myanmar chưa phát
triển do trình độ yếu kém và bị cấm vận nhiều năm của Mỹ và EU. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào nước này còn rất nhỏ bé, mới đạt 15 tỷ USD.
Hiện nay các ngành nông nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, thủy sản và lâm sản
chiếm 50% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Myanmar và 35% nguồn thu ngoại
tệ của đất nước, đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế quốc dân.
Kim ngạch xuất nhập khẩu còn rất khiêm tốn. Năm 2008, tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của Myanmar chỉ đạt 6,6 tỷ USD và nhập khẩu hàng hóa đạt 3,8
tỷ USD. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của Myanmar chỉ đạt 6,3 tỷ USD và nhập khẩu hàng hóa
đạt 3,8 tỷ USD. Myanmar xuất khẩu hàng hóa tới 85 thị trường và nhập khẩu hàng
hóa từ 115 thị trường trên thế giới.
Bạn hàng Xuất khẩu chính: Thái Lan (38,3%), Ấn Độ (20,8%), Trung Quốc
(12.9%), Nhật Bản (5,2%).
Bạn hàng nhập khẩu chính: Trung Quốc (33.1%), Thái Lan (26.28%),
Singapore (15.18%).
Thị trường Myanmar vốn là thị trường mới nổi và nhiều tiềm năng đem lại
nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp công ty Việt Nam ở nhiều lĩnh
vực: kinh doanh bất động sản, sản xuất đồ dùng tiêu dùng, sản xuất khai thác thuỷ
hải sản, sản xuất chế biến sản phẩm gỗ, xuất khẩu vật liệu xây dựng, hoá chất, hàng
dệt may, sản phẩm thực phẩm từ truyền thống đến công nghiệp,...... Song song đó
cũng mang lại nhiều thách thức cho các công ty: sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hoá
của hai quốc gia bán buôn có tên tuổi trong khu vực ( Thái Lan, Trung Quốc) và
những rủi ro cao về thủ tục hành chính không thuận lợi, thanh toán qua ngân hàng
trung gian ở nước thứ ba (Singapore).
Cơ sở hạ tầng:

7



MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

Ngày nay, Myanma thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Trao đổi hàng hóa chủ yếu
qua biên giới với Thái Lan. Đường sắt cũ kỹ và mới ở mức kỹ thuật sơ khai, hiếm
khi được sửa chữa từ khi được xây dựng trong thập niên 1800. Hệ thống sân bay,
đường hàng không của Myanmar chưa phát triển mạnh. Đường giao thông thường
không được trải nhựa, trừ tại các thành phố lớn. Thiếu hụt năng lượng nhất là năng
lượng điện là điều thường thấy ở Myanmar.
Hệ thống thông tin liên lạc ( điện thoại, internet, giao dịch thanh toán,...)
Myanmar còn lạc hậu, truy cập điện thoại quốc tế và internet vẫn chưa thuận tiện.
Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông tới nay vào Myanmar vẫn còn
khá khiêm tốn và hiện mới chỉ có một vài công ty liên doanh với Trung Quốc, Thái
Lan và doanh nghiệp nhà nước Myanmar hoạt động trong lĩnh vực này.
Cơ sở hạ tầng truyển thông
Số điện thoại cố định

357.500 (2003)

Số thuê bao di động

66.500 triệu (2003)

Số máy tính cá nhân/1000 dân

5,6 (2003)

Sản lượng điện




Đường sắt

3.955 km (2003)

Đường quốc lộ

12.800 km (ướctính 1996)
(Nguồn Tổng lãnh sự quán Myanmar)

Cơ sở hạ tầng kém phát triển, lạc hậu mở ra nhiều hướng cơ hội đầu tư vào
lĩnh vực điện tử - viễn thông, phương tiện giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ,..), thuỷ điện, xuất khâu vật liệu xây dựng ( đất, cát, xi măng, gạch,...),
xuất khẩu thiết bị điện máy, gia dung,.... Tuy nhiên sẽ phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thử thách trong việc hoạt động, vận hành.
Mức độ đô thị hoá:
Tốc độ đô thị hoá ở Myanmar cũng đang phát triển nhanh do Myanmar đang
trong tiến trình cải cách công nghiệp hoá và hiện nay đang mở cửa hội nhập mạnh

8


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

mẽ tiến gần đến nền kinh tế thị trường. Điều này tạo ra nhiều thuận lợi cho các nhà
đầu tư nước ngoài khi muốn khai thác thị trường nhiều tiềm năng về dự trữ nguồn

nguyên liệu dồi dào, phong phú ( nguồn tài nguyên gỗ quý thuộc hàng nhất thế giới.
Bên cạnh đó, Myanmar sở hữu trữ lượng dầu khí lớn (trữ lượng đã thăm dò đứng thứ
11 thế giới), tài nguyên khoáng sản (ngọc, đá quý, đồng, niken, vonfram, granit,
vàng, bạc...) cũng thuộc hàng lớn nhất trên thế giới.
Các ngành kinh doanh sản phẩm từ gỗ, sản xuất kinh doanh trang sức, khai
thác dầu khí, khoáng sản, lĩnh vực bất động sản, dịch vụ, thực phẩm chế biến,..... thu
hút hấp dẫn rất mạnh các nhà đầu tư. Mặc khác nó cũng mở ra nhiều thách thức như:
Myanmar vốn dĩ là thị trường mới nên sự am hiểu về thị trường này còn nhiều hạn
chế, phát sinh nhiều khó khăn trong việc hoạt động, vận hành kinh doanh sản
xuất,....
Mức độ hội nhập
Về chính trị



Năm 2011 đã chứng kiến những chuyển biến sâu sắc có ý nghĩa đột phá trong
đời sống kinh tế chính trị ở xứ sở chùa Vàng. Những thay đổi dù diễn ra nhanh
chóng song đây là các bước đi của một kế hoạch cải cách lâu dài, thể hiện Chính
quyền Myanmar chủ động trong thực hiện Lộ trình dân chủ 7 bước, cũng như tạo đột
phá để cải thiện và bình thường hóa quan hệ với Mỹ và phương Tây, từ đó mở rộng
quan hệ đối ngoại.
Trước tiên là cuộc Tổng tuyển cử ngày 7/11/2010 bầu Quốc hội Myanmar.
Về thực chất, đây là việc triển khai bước 5 của “Lộ trình dân chủ” 7 bước” (công bố
và thực hiện từ đầu năm 2003) của chính phủ quân sự của Thống tướng Than Shwe,
đó là: Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội
theo quy định của Hiến pháp 2008. Cuộc bầu cử đã diễn ra trong không khí hòa
bình, ổn định, dân chủ và tự do, với hơn 3.000 ứng cử viên từ 37 đảng chính trị
khắp cả nước đua nhau tranh cử 1.159 ghế Quốc hội.
Tiếp đó, ngày 31/1/2011, Quốc hội Myanmar (Thượng viện và Hạ viện) cùng
Nghị viện 14 Bang, Vùng trong cả nước họp phiên đầu tiên thống nhất quy tắc, lề


9


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

lối làm việc và bầu người đứng đầu Nghị viện các cấp. Ngày 4/2/2011, Quốc hội
Myanmar bỏ phiếu bầu ông Thein Sein (do Hạ viện giới thiệu) làm Tổng thống
CHLB Myanmar. Quốc hội cũng bỏ phiếu thông qua kiến nghị của Tổng thống
Thein Sein về việc thành lập Chính phủ dân sự mới.
Hai tháng sau, ngày 31/3/2011, Tổng thống Thein Sein cùng 30 bộ trưởng và 14 thủ
hiến các bang, vùng thực hiện Lễ tuyên thệ nhậm chức. Tổng thống Thein Sein
tuyên bố tư tưởng và phương châm của chính phủ mới là “xây dựng Chính phủ
hành chính làm việc hiệu quả và trong sạch”. Đến đây, "Lộ trình dân chủ 7 bước"
của chính phủ Myanmar hoàn thành bước thứ 6, chuyển sang bước thứ 7 và cũng là
bước cuối cùng: xây dựng đất nước phát triển, hiện đại và dân chủ.
Chính phủ dân sự mới ở Myanmar cũng trả tự do cho hàng nghìn tù nhân
chính trị, ký thỏa thuận hòa bình sơ bộ với các nhóm sắc tộc, nới lỏng kiểm soát
truyền thông, thông qua luật lao động mới, giảm thuế đầu tư nước ngoài, tạo bầu
không khí mới trong đời sống chính trị trong nước và quan hệ với các nước.
Về hòa hợp dân tộc, ngày 12/8/2011, Bộ trưởng Tuyên truyền và Văn hóa
thay mặt chính phủ Myanmar lần đầu tiên họp báo tại Thủ đô Nay Pyi Taw tuyên bố
chính sách mới của chính phủ mong muốn ngừng bắn, đàm phán hòa bình với các
nhóm sắc tộc vũ trang ly khai trong cả nước. Đến cuối năm 2011, chính phủ
Myanmar đã ký Thỏa thuận ngừng bắn với hầu hết các lực lượng vũ trang ly khai
đồn trú ở vùng biên giới giáp Trung Quốc và Thái Lan. Ngày 19/8/2011, Tổng thống
Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi – Lãnh tụ đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ
(NLD), đạt thỏa thuận gác bỏ bất đồng, cùng hợp tác vì lợi ích của quốc gia và nhân

dân, mở đường cho bà Aung San Suu Kyi và NLD tham gia các cuộc bầu cử QH bổ
sung. Ngày 4/11/2011, Tổng thống Thein Sein ký sắc lệnh “Sửa đổi Luật đăng ký
đảng phái” và ngày 25/11/2011, đảng NLD đăng ký và được khôi phục vị trí hợp
pháp.
Về đối ngoại, ngày 17/11/2011, Tổng thống Thein Sein tham dự Hội nghị
Cấp cao ASEAN lần thứ 19 tại Balia Indonesia. Nguyên thủ 10 nước ASEAN nhất
trí trao nhiệm vụ vinh dự cho Myanmar làm Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014.

10


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

Kể từ khi Myanmar gia nhập tổ chức ASEAN (tháng 7/1997), đây là lần đầu tiên
Myanmar được tín nhiệm nhận trọng trách vinh dự này.
Từ 30/11 đến 2/12/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm chính thức
Myanmar, đánh dấu quan hệ Myanmar – Mỹ đã chuyển từ giai đoạn đối đầu sang
đối thoại, cải thiện và tiến tới bình thường hóa. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ
đã mở đầu một loạt các chuyến thăm khác sau đó của đại diện ngoại giao cấp cao từ
nhiều nước Phương Tây như Anh, Pháp, Đức, Nauy, Úc, Nhật bản, New Zealan…
tới quốc gia Đông Nam Á này, đem lại nhiều kết quả đối ngoại quan trọng cho
Myanmar trong nỗ lực đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị bao vây cô lập, cụ thể là
Mỹ quyết định trong năm 2012 sẽ nâng quan hệ ngoại giao với Myanmar từ cấp Đại
biện lên cấp Đại sứ; Liên minh châu Âu (EU) bãi bỏ lệnh cấm đi lại từng áp dụng
với các lãnh đạo cấp cao của Myanmar, quyết định từ tháng 4/2012 chính thức mở
Văn phòng đại diện tại Myanmar.



Về kinh tế
Tiến trình cải cách chính trị và mở cửa xã hội của Myanmar đã đồng thời tạo

ra nhiều cơ hội mới cho giới kinh doanh và đầu tư nước ngoài. Từ chỗ nằm trong
danh sách những nước nghèo nhất thế giới sau hơn hai thập kỷ bị bao vây cấm vận,
giờ đây tiến trình cải cách mở ra nhiều cơ hội để Nay Pyi Taw vực dậy nền kinh tế
trì trệ. Báo cáo gần đây của IMF về Myanmar dự báo, Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của nước này tăng 5,5% trong tài khóa 2011 (tính đến tháng 3/2012), và có
thể đạt 6% cùng kỳ năm tới. Các chuyên gia của IMF cho rằng Myanmar, sở hữu
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động trẻ và vị trí kinh tế
chiến lược, Myanmar có thuận lợi để phát triển thành một trung tâm năng lượng và
tài nguyên, kết nối Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.
Nằm tại Đông Nam Á, thuộc Tây Bắc bán đảo Trung-Ấn, Myanmar là quốc
gia có diện tích lớn ở Đông Nam Á với địa hình có núi bao quanh, tạo thành các
vùng thảo nguyên rộng lớn, rất tốt cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên
cạnh đó Mianma rất giàu tài nguyên thiên nhiên như: gỗ, cao su, đá quý, vàng… đặc
biệt là trữ lượng dầu và khí tự nhiên rất lớn, đứng thứ 10 trên thế giới. Myanmar

11


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

cũng là một cánh cửa mở vào hai thị trường đông dân nhất, Trung Quốc và Ấn Độ,
đồng thời là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN năng động.
Nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển sau một thời gian dài chững lại, Chính phủ
Myanmar đã tập trung nhiều nỗ lực phát triển kinh tế, ban hành nhiều chính sách
mới nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong và ngoài nước như kế hoạch miễn

thuế 8 năm cho các doanh nghiệp nước ngoài, ban hành 6 đạo luật về doanh thu,
miễn thuế xuất khẩu cho các sản phẩm chất lượng cao làm từ gỗ, tre, mây, xem xét
cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước... Kinh tế Myanmar trong năm 2011
tăng trưởng nhanh, tổng kim ngạch thương mại tăng 102,5% so với cùng kỳ năm
2010; tổng giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Myanmar đạt 20 tỷ USD (tổng
FDI từ trước đến nay là 36 tỷ USD). Kể từ khi Chính phủ Myanmar bắt đầu đổi mới,
nhiều tập đoàn nước ngoài, đặc biệt là từ các nước ASEAN, ngày càng chú ý đến cơ
hội đầu tư tại Myanmar, nhất là trong các lĩnh vực dầu khí, du lịch. Tới đây, chính
quyền Myanmar dự kiến sẽ thay đổi luật đầu tư, cho phép người nước ngoài vào
thành lập công ty mà không cần phải liên kết với một đối tác trong nước. Không
những thế, họ còn được chính quyền miễn thuế trong 5 năm. Đây là bước cải tổ kinh
tế được xem là ngoạn mục nhất và cũng cho thấy quyết tâm thu hút đầu tư nước
ngoài của Myanmar.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê Myanmar, trong số 31 quốc gia và vùng
lãnh thổ hiện đang đầu tư tại Myanmar, Trung Quốc đang chiếm tới 35% tổng vốn
đầu tư với số vốn gần 14 tỷ USD (năm tài chính 2010-2011) và là nhà đầu tư số một
tại nước này. Điều này được lý giải bởi vị trí chiến lược của Myanmar đối với Trung
Quốc, đặc biệt trong vấn đề an ninh quốc gia và giao lưu kinh tế thương mại, với
đường biên giới chung trải dài hơn 2.000 km.
Qua đó, ta có thể thấy mức độ hội nhập của Myanmar ngày càng tăng, mở ra
triển vọng phát triển kinh tế trong nước, tăng cường hợp tác quốc tế. Trong tương
lai, Nay Pyi Taw vẫn còn nhiều việc phải làm để duy trì những kết quả bước đầu của
cải cách, biến chúng thành những thành tựu bền vững.
Trước năm 2011, Myanmar bị Mỹ và Châu Âu cấm vận, gây sức ép về kinh
tế nên các thị trường như dịch vụ (du lịch, ăn uống, vui chơi,…), viễn thông, sản

12


MARKETING QUỐC TẾ


NHÓM: 12

xuất thiết bị công nghệ cao, hàng tiêu dùng,…rất kém phát triển. Ngoài ra, cơ sở hạ
tầng ở Myanmar cũng rất kém (hệ thống dường bộ, đường sắt cũ kỹ,…), trong tương
lai nhiều nước sẽ đầu tư vào Myanmar để phát triển cơ sở hạ tầng kèm theo đó cũng
mở ra cơ hội cho một số ngành khác như xe máy, xe ô tô, thiết bị linh kiện của xe,
….đây là những ngành nghề có tiềm năng phát triển ở Myanmar.
2. Môi trường văn hóa – xã hội
Ngôn ngữ
Tiếng Myanma, tiếng mẹ đẻ của người Bamar và là ngôn ngữ chính thức của
Myanma, về mặt ngôn ngữ học có liên quan tới tiếng Tây Tạng và tiếng Trung
Quốc. Nó được viết bằng ký tự gồm các chữ hình tròn và nửa hình tròn, có nguồn
gốc từ ký tự Mon. Bảng chữ cái này được phỏng theo ký tự Mon, ký tự Mon được
phát triển từ ký tự nam Ấn Độ trong thập niên 700. Những văn bản sớm nhất sử
dụng ký tự được biết tới từ thập niên 1000. Ký tự này cũng được sử dụng để viết chữ
Pali, ngôn ngữ thiêng liêng của Phật giáo Tiểu thừa. Ký tự Miến Điện cũng được
dùng để viết nhiều ngôn ngữ thiểu số khác, gồm Shan, nhiều thổ ngữ Karen và
Kayah (Karenni); ngoài ra mỗi ngôn ngữ còn có thêm nhiều ký tự và dấu phụ đặc
biệt khác. Tiếng Mayanma sử dụng nhiều từ thể hiện sự kính trọng và phân biệt tuổi
tác. Xã hội Myanma truyền thống rất nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục. Bên
trong các ngôi làng, giáo dục do các giáo sĩ truyền dạy thường diễn ra trong các ngôi
chùa. Giáo dục trung học và giáo dục cao đẳng/đại học thuộc các trường của chính
phủ.
Dân tộc
Myanma rất đa dạng về chủng tộc dân cư. Dù chính phủ công nhận 135 dân
tộc khác nhau, con số thực thấp hơn nhiều: Người Burman (tức Miến Điện 68%),
người Shan (9%), người Karen (7%), người Rakhine (4 %), người Hoa (3 %), người
Ấn (2 %), người Mon (2 %) và các dân tộc khác chiếm 5%.
Tôn giáo

Đạo phật (89%), Hồi giáo (4 %), Thiên chúa giáo (4%), và các tôn giáo khác
3%. Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanma, nền văn hóa chiếm vị trí

13


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

trọng yếu là Phật giáo và Bamar. Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn
hóa các nước xung quanh. Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy
múa và sân khấu. Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng
bởi phong cách Phật giáo tiểu thừa Miến Điện. Nếu coi thiên sử thi quốc gia của
Myanma, Yama Zatdaw, là một sự phóng tác theo Ramayana, thì nó đã mang nhiều
nét ảnh hưởng lớn từ các văn bản Thái, Mon và Ấn Độ của vở kịch này. Phật giáo
cùng sự thờ phụng nat liên quan tới những nghi lễ phức tạp hay đơn giản từ một đền
bách thần gồm 37 nat.
Những người đi tu được kính trọng trên khắp Myanma, đây là một trong
những quốc gia có đa số Phật giáo tiểu thừa trên thế giới
Trong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống
văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn
trọng họ. Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng
nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn. Các cô bé
cũng có lễ xuyên lỗ tai (

) khi đến tuổi trưởng thành. Văn hóa Myanma được

thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong
suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa. Nhiều làng xã ở Myanma có quy ước,

các phong tục mê tín và những điều cấm kị riêng.
Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương
Tây trong văn hóa Myanma. Hệ thống giáo dục Myanma theo khuôn mẫu hệ thống
giáo dục Anh Quốc. Những ảnh hưởng kiến trúc thuộc địa là điều dễ nhận thấy nhất
tại các thành phố lớn như Yangon. Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở
phía đông nam và người Kachin, người Chin sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên
chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo.
Giáo dục
Hệ thống giáo dục của Myanmar dựa trên hệ thống giáo dục của Vương quốc
Anh áp dụng tại Myanmar gần một thế kỷ. Tiếng Anh được dạy như ngôn ngữ thứ
hai từ cấp mẫu giáo.

14


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

Năm 1948 sau khi giành lại độc lập, chính phủ Myanmar rất coi trọng phát
triển ngành giáo dục và tin tưởng kết quả đào tạo của ngành giáo dục sẽ góp phần
đưa sớm Myanmar trở thành con rồng Châu Á như quốc gia này đã đề ra. Cuối thập
kỷ 50 của thế kỷ XX, chất lượng đào tạo của các trường đại học Myanmar thuộc
nhóm đầu thế giới.(Năm 1958, Đại học Yangon được quốc tế xếp thứ 19 thế giới về
quy mô và chất lượng đào tạo. Nguồn: Bộ Giáo dục Myanmar)

Tuy nhiên, cuộc đảo chính quân sự năm 1962 đã làm đứt gãy sự phát triển
của ngành giáo dục Myanmar. Tất cả các trường học bị quốc hữu hóa khiến chất
lượng giáo dục đi xuống. Năm 1965, Luật Giáo dục Đại học mới được ban hành,
tiếng Anh không còn được dùng làm phương tiện giảng dạy tại các trường đại học

mà thay bằng tiếng Miến Điện, khiến trình độ tiếng Anh của sinh viên Myanmar bị
giảm sút. Mãi đến năm 1982 tiếng Anh mới lại được dùng làm phương tiện giảng
dạy tại các trường học.
Nhưng chỉ 6 năm sau, “sự kiện 8888” khiến tất cả các trường đại học tại
Myanmar lại bị đóng cửa trong 2 năm. Đến năm 1990, chính phủ quân sự áp dụng
hệ thống giáo dục mới và quyết định các trường đại học, cao đẳng khai giảng vào
thời gian khác nhau, nhưng bị sinh viên phản đối. Những cuộc biểu tình liên tục của
sinh viên khiến các trường đại học và cao đẳng tiếp tục bị đóng cửa trong 3 năm từ
1996-1998.
Năm 1999, chính phủ Myanmar cho phép các trường đại học, cao đẳng mở
cửa trở lại, nhưng phân tán các trường đại học về các Bang, Vùng khác nhau. Hệ
15


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

thống giáo dục có một số điều chỉnh mới, chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng
được cải thiện Năm 2005, Bộ Ngoại giao Myanmar chính thức thông báo chất
lượng giáo dục của 156 trường đại học và cao đẳng Myanmar đã đạt chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, do kinh tế kém phát triển, ngân sách giáo dục hạn chế 2], cộng với
chính trị xã hội không ổn định suốt thời gian dài; các trường đại học cách nhau quá
xa, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, thiếu thông tin kết nối với quốc tế …khiến chất lượng
giáo dục của Myanmar đã tụt hậu nhiều so với chuẩn quốc tế. Ngoài ra, chất lượng
đào tạo của sinh viên Myanmar bị giảm sút còn do họ bị hạn chế trong việc nói, viết
và trình bày quan điểm một cách tự do.
Vì vậy, theo đánh giá của Văn phòng UNDP của Liên Hợp Quốc tại Yangon,
chất lượng giáo dục của Myanmar hiện tại tuy chưa đạt chuẩn quốc tế, nhưng vẫn
được xếp vào loại trung bình ở Châu Á, đặc biệt trình độ tiếng Anh của sinh viên

Myanmar sau khi tốt nghiệp đại học tốt hơn nhiều so với sinh viên nhiều nước Châu
Á khác.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục Myanmar, tỷ lệ biết chữ năm 2010 của cả
nước là 94,95%. Trong khi đó theo thống kê của CIA Factbook Hoa Kỳ thì tỷ lệ biết
chữ của Myanmar năm 2006 là 89.9% (nam: 93,9%, nữ: 86,4%).

Tổ chức xã hội
Cho đến nay, Myanmar có quan hệ ngoại giao với 84 nước trên thế giới. Có
cơ quan đại diện thường trực tại 31 nước; tiếp nhận 33 Đại sứ quán nước ngoài tại
Yangon, 3 Tổng lãnh sự quán của Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh tại Thành phố
Mandalay.
Tại Thành phố Yangon hiện có 6 cơ quan đại diện của Liên Hợp Quốc là:
UNDP, UNICEF, FAO, WHO, UNDCP, UNHCR.
Myanmar cũng là thành viên của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế và
khu vực như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ thức thương mại thế giới (WTO), Phong
trào không liên kết (NAM) và là Hội viên chính thức của Hiệp hội ASEAN…
Myanma được chia thành 7 bang và 7 vùng hành chính. Vùng lớn nhất là
16


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

Bamar. Các bang , thực chất, là các vùng sinh sống của một số sắc tộc đặc biệt. Các
vùng hành chính được chia nhỏ tiếp thành các thành phố, khu vực và các làng. Các
thành phố lớn được chia thành các quận.
Tên
Vùng hành chính
Vùng Ayeyarwady

Vùng Bago
Vùng Magway
Vùng Mandalay
Vùng Sagaing
Vùng Tanintharyi
Vùng Yangon
Bang
Bang Chin
Bang Kachin
Bang Kayin
Bang Kayah
Bang Mon
Bang Rakhine
Bang Shan

Thủ phủ
Pathein
Bago
Magwe
Mandalay
Sagaing
Dawei
Yangon
Hakha
Myitkyina
Pa-an
Loikaw
Mawlamyaing
Sittwe
Taunggyi


Các vùng và bang của Myanma lại được chia thành các huyện (kayaing).
Bang Shan là bang có nhiều (11) huyện nhất. Các bang Chin, bang Mon và bang
Kayah chỉ có hai huyện mỗi bang.
Qua các thông tin về môi trường văn hóa ta có thể thấy một số ngành có tiềm
năng phát triển ở Myanmar như là lĩnh vực giáo dục (mở thêm nhiều trường đại
học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, ....), du lịch (Myanmar có nhiều dân tộc khác
nhau, phong tục tập quán và văn hóa đa dạng phong phú rất thích hợp để phát triển
du lịch). Hơn nữa, để phát triển các ngành nghề trên Myanmar cần nâng cấp cơ sở
hạ tầng như xây dựng thêm nhiều trường học, hệ thống giao thông để di chuyển
giữa các vùng được dễ dàng hơn, do đó ngành xây dựng cũng có tiềm năng phát
triển mạnh ở Myanmar. Ngoài ra, các ngành sản xuất công nghiệp cần nhiều nhân
công lao động như khai thác khoáng sản, lâm sản, chế biến nông, lâm, thủy sản, chế
biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây
ăn trái, nuôi trồng thủy sản, đóng tàu, viễn thông, nhà hàng, thủy sản, nhiệt điện...thì

17


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

Myanmar là nơi có thể phát triển mạnh các ngành nghề đó vì giá nhân công lao
động ở đây rẻ nhất khu vực cộng thêm 98% người dân theo đạo Phật nên con người
ở đây thật thà hiền lành và rất thân thiện, thị trường mới mẻ, yếu tố cạnh tranh
không nhiều, tiềm năng kinh tế lớn, tài nguyên thiên nhiêu nhiều nhưng chưa khai
thác rộng rãi, mức sống của người dân thấp, người dân hiền hòa...
3. Môi trường chính trị - pháp luật
Các đảng chính trị lớn ở Myanma gồm Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ và

Liên đoàn Dân tộc Shan vì Dân chủ, dù các hoạt động của họ bị chế độ quản lý chặt
chẽ. Nhiều đàng khác, thường đại diện cho lợi ích của các dân tộc thiểu số thực sự
có tồn tại. Tại Myanma ít có khoan dung chính trị cho phe đối lập và nhiều đảng đã
bị đặt ngoài vòng pháp luật. Đảng Thống nhất Quốc gia đại diện cho quân đội, và
được sự ủng hộ của một tổ chức to lớn tên gọi Hiệp hội Liên đoàn Đoàn kết và Phát
triển. Theo nhiều tổ chức, gồm cả Human Rights Watch và Amnesty International,
chính quyền này có bản thành tích nhân quyền kém cỏi. Không có tòa án độc lập
tại Myanma và đối lập chính trị với chính phủ quân sự không hề được khoan dung.
Truy cập Internet tại Myanma bị hạn chế chặt chẽ thông qua các phần mềm lọc các
trang web có thể truy cập đối với công dân, hạn chế đa số các trang đối lập chính trị
và ủng hộ dân chủ. Lao động cưỡng bức, buôn người và lao động trẻ em là điều
thông thường, và bất đồng chính trị không được khoan dung
Thể chế chính trị:
Nhà nước Liên bang, theo chế độ dân chủ đại nghị.
Cơ quan hành pháp: Đứng đầu Nhà nước là Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và
Phát triển Quốc gia (SPDC). Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng.
Cơ quan lập pháp: Quốc hội nhân dân, nhiệm kỳ 4 năm.
Chế độ bầu cử: Phổ thông đầu phiếu, cử tri từ 18 tuổi trở lên.
Các đảng phái lớn: Liên đoàn Dân chủ Quốc gia (NLD); Đảng Thống nhất
Quốc gia (NUP).
Quan hệ đối ngoại và Quân đội

18


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

Quan hệ nước ngoài của Myanma, đặc biệt với các nước phương Tây, đã rơi

vào tình trạng căng thẳng. Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt rộng lớn với
Myanma vì sự đàn áp quân sự năm 1988 và vì sự từ chối thừa nhận các kết quả cuộc
bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990 của chế độ quân sự. Tương tự, Liên minh
châu Âu đã áp đặt lệnh cấm vận lên Myanma, gồm cả cấm vận vũ khí, ngừng ưu
tiên thương mại và hoãn toàn bộ viện trợ ngoại trừ viện trợ nhân đạo. Những biện
pháp cấm vận của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu chống lại chính phủ quân sự, cộng
với sự tẩy chay và những sức ép trực tiếp khác từ người dân ở các nước phương Tây
ủng hộ phong trào dân chủ Myanma, khiến đa số các công ty Hoa Kỳ và châu Âu
phải rời khỏi nước này. Tuy nhiên, nhiều công ty khác vẫn còn ở lại nhờ các kẽ hở
của biện pháp cấm vận. Nói chung các tập đoàn ở châu Á vẫn muốn đầu tư vào
Myanma và tiến hành thực hiện các dự án đầu tư mới, đặc biệt trong lĩnh vực khai
thác tài nguyên thiên nhiên.
Công ty dầu mỏ Pháp Total S.A. hiện đang điều hành đường ống dẫn khí
Yadana từ Myanma tới Thái Lan dù có lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu. Total
hiện là bị đơn của nhiều vụ khiếu kiện tại Pháp liên quan tới cái gọi là mối quan hệ
với những vụ vi phạm nhân quyền liên quan tới đường ống dẫn khí họ đang đồng sở
hữu với các công ty Hoa Kỳ Chevron và Tatmadaw.
Trước khi bị Chevron thâu tóm, Unocal đã giải quyết một vụ kiện tụng liên
quan tới nhân quyền với phí tổn được thông báo lên tới nhiều triệu dollar. Vẫn còn
những cuộc tranh cãi sôi nổi về việc liệu các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ có
mang lại kết quả trái ngược trên cuộc sống của người dân chứ không phải với
những nhà cầm quyền quân sự.
Các lực lượng vũ trang Myanma được gọi là Tatmadaw, với số lượng
488.000 người. Tatmadaw gồm các lực lượng vũ trang, hải quân và không quân.
Myanmar được xếp hạng thứ 10 trên thế giới theo số lượng binh lính của
mình. Quân đội có nhiều ảnh hưởng trong nước, các vị trí chủ chốt trong chính phủ
và trong quân đội đều do các sĩ quan quân sự nắm giữ. Dù những con số chính thức
về chi tiêu quân sự của Myanma không được công bố, Viện nghiên cứu Hòa bình
Quốc tế Stockholm, trong bảng xếp hạng hàng năm của mình đã đặt Myanma trong


19


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

số 15 nước chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới.
Chính sách đối ngoại
Hơn nửa thế kỷ kể từ khi được Anh trao trả độc lập, Myanmar đã trải qua 3
chế độ chính trị khác nhau. Các chính quyền tại Myanmar dù là dân sự hay quân sự
đều luôn chủ trương nêu cao 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, theo đuổi chính
sách đối ngoại độc lập, không liên kết, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng trên nguyên tắc tôn
trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược lẫn nhau,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi; ủng hộ
quyền tự quyết của các dân tộc, không biến nước mình thành căn cứ quân sự của
nước khác, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Tư tưởng xuyên suốt này đã được ghi trong Hiến pháp Miến Điện năm 1947
và 1974. Hiến pháp Myanmar năm 2008 cũng ghi rõ: “Liên bang Myanmar thực
hiện chính sách đối ngoại độc lập, tích cực và không liên kết vì hoà bình thế giới,
quan hệ tốt với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình giữa các quốc
gia” (điều 41- Hiến pháp 2008). Liên bang Myanmar sẽ không tiến hành xâm lược
bất cứ quốc gia nào và cũng không cho phép quân đội nước ngoài đóng quân trên
lãnh thổ Myanmar (điều 42 – Hiến pháp 2008).
Chính sách đối ngoại độc lập đó của Myanmar được thực thi trên 8 nguyên
tắc cơ bản sau:
- Nghiêm chỉnh quán triệt 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình giữa các quốc
gia
- Tránh sự không công bằng trong các vấn đề quốc tế, nhìn nhận sự thật một

cách độc lập.
- Duy trì quan hệ thân thiện với tất cả các nước, đặc biệt là quan hệ thân
thiện với các nước láng giềng.
- Ủng hộ Liên Hợp Quốc, các tổ chức của Liên Hợp Quốc và tham gia tích
cực vào các hoạt động của các tổ chức này.
- Tiến hành hợp tác song phương và đa phương trên cơ sở cùng có lợi trong
20


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

khuôn khổ chính sách đối ngoại độc lập.
- Phối hợp và hợp tác với các nước khu vực trong các vấn đề kinh tế và xã
hội tại khu vực.
- Phấn đấu cho một thế giới hoà bình, an ninh, chống chủ nghĩa đế quốc,
thực dân kiểu cũ và mới, không can thiệp hay áp đặt các vấn đề của nước này với
nước khác.
- Chấp thuận các tài trợ quốc tế giành cho phát triển đất nước mà không kèm
điều kiện.
Cho đến nay, Myanmar có quan hệ ngoại giao với 84 nước trên thế giới. Có
cơ quan đại diện thường trực tại 31 nước; tiếp nhận 33 Đại sứ quán nước ngoài tại
Yangon, 3 Tổng lãnh sự quán của Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh tại Thành phố
Mandalay.
Tại Thành phố Yangon hiện có 6 cơ quan đại diện của Liên Hợp Quốc là:
UNDP, UNICEF, FAO, WHO, UNDCP, UNHCR.
Myanmar cũng là thành viên của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế và
khu vực như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ thức thương mại thế giới (WTO), Phong
trào không liên kết (NAM) và là Hội viên chính thức của Hiệp hội ASEAN…

4. Môi trường cạnh tranh
Sự vươn lên của nền kinh tế Myanmar có thể thúc đẩy tăng trưởng khu vực,
cũng như thương mại và đầu tư trong lòng ASEAN. Theo ước tính của IHS Global
Insight, tăng trưởng GDP của Myanmar dự báo đạt khoảng 6%/năm cho tới năm
2020, với tổng GDP tăng gấp đôi lên mức 124 tỷ USD vào năm 2020.
Thị trường tiêu dùng nội địa cũng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh, tạo một thị
trường tăng trưởng nhanh cho xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của các nước khác
trong ASEAN. Cuối cùng, dân số Myanmar đông thứ tư trong ASEAN, đạt khoảng
50 triệu người, cũng là một tiềm năng không thể bỏ qua.
Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Myanmar sẽ còn nhanh hơn nữa nếu
được thúc đẩy bởi các cuộc cải cách kinh tế mạnh mẽ hơn. Một nguy cơ chính đối

21


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

với tăng trưởng nhanh này là làm tăng sức ép lạm phát. Lạm phát đã được dự báo ở
mức trung bình 9% vào năm 2011, và sẽ lên tới 10% trong năm nay.
Giống như các quốc gia khác trong ASEAN, Myanmar đã nhất trí thời gian
biểu tự do hoá thuế quan theo Thoả thuận Khu vực Tự do Thương mại ASEAN. Dự
kiến, các cuộc cải cách kinh tế và tự do hoá thuế quan của Myanmar sẽ rất quan
trọng đối với mục tiêu của ASEAN tạo một thị trường chung duy nhất cho thương
mại hàng hoá vào năm 2015. Tuy nhiên, Myanmar vẫn còn nhiều việc phải làm ở
phía trước.
Dự luật đầu tư của Myanmar sẽ thúc đẩy đầu tư, theo đó miễn thuế trong 5
năm cho các nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm không quốc hữu hoá, và nới lỏng
kiểm soát tư hữu đất đai. Ngoài ra, người nước ngoài được quyền thuê đất, được lập

doanh nghiệp mà không cần liên kết với doanh nghiệp địa phương, các công ty liên
doanh có thể được thành lập với ít nhất 35% vốn nước ngoài. Các lao động không
có tay nghề cao được các công ty nước ngoài tuyển dụng phải là 100% người bản
địa, trong khi các công nhân lành nghề bản địa phải chiếm ít nhất 25% các hoạt
động của một công ty sau 5 năm đầu tiên, 50% sau 10 năm và 75% sau 15 năm.
Kinh Tế
Myanmar có nền kinh tế hỗn hợp, trong đó Nhà nước kiểm soát phần lớn các
hoạt động kinh tế, chủ yếu trong các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp nặng và
buôn bán gạo; kinh tế tư nhân giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp, công
nghiệp nhẹ và giao thông vận tải.
Từ năm 1988, Myanmar tiến hành cải cách nền kinh tế từ hành chính bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, ban hành luật đầu tư nước ngoài, cho phép thành lập lại
các doanh nghiệp tư nhân.
Trong cải cách kinh tế, Myanmar đã thu được một số kết quả nhất định. Tăng
trưởng GDP từ 1989 đến 1996 liên tục được cải thiện.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 1996-2001, GDP tăng trung bình
6%/năm. Năm 2009, GDP tăng 1%; tỷ lệ thất nghiệp 4,9%.
Về công nghiệp
22


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

Tổng giá trị các sản phẩm công nghiệp chiếm 19,8% GDP.
Sản phẩm công nghiệp chính: Nông sản chế biến, gỗ và đồ gỗ, đồng, thiếc,
tungsten, sắt, ximăng, vật liệu xây dựng, dược phẩm, phân hóa học, khí tự nhiên,
hàng may mặc, ngọc bích và đá quý.
Về nông nghiệp

Tổng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiếm 42,9% GDP.
Sản phẩm nông nghiệp chính: Gạo, đậu, vừng, lạc, mía, gỗ cứng, cá và các
sản phẩm từ cá.
Về dịch vụ-du lịch
Tổng giá trị lĩnh vực dịch vụ, du lịch chiếm 37,3% GDP.
Về xuất khẩu: 6,504 tỷ USD (năm 2009).
Các mặt hàng xuất khẩu chính: Khí ga, đồ gỗ, đậu, cá, gạo, hàng may mặc,
ngọc bích và đá quý khác.
Bạn hàng xuất khẩu chủ yếu: Thái Lan (52%), Ấn Độ (12,3%), Trung Quốc
(8,8 %), Nhật Bản (4,3%).
Về nhập khẩu: 3,555 tỷ USD ( năm 2009).
Các mặt hàng nhập khẩu chính: Hàng dệt, dầu mỏ, phân hóa học, máy móc,
thiết bị vận tải, ximăng, vật liệu xây dựng, dầu thô, thực phẩm, dầu ăn.
Bạn hàng nhập khẩu chủ yếu: Trung Quốc (31,3%), Thái Lan (20,8%), Singapore
(20,4%), Malaysia (5%).
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP tính theo sức mua (PPP): 56,49 tỷ USD (năm 2009).
GDP bình quân đầu người/năm theo PPP: 1.200 USD (năm 2009)
5. Môi trường công nghệ
Nguồn tài nguyên dầu và khí tự nhiên của Myanmar là tiềm năng lớn cho sự
phát triển tương lai. Chính phủ nước này gần đây ước tính trữ lượng khí tự nhiên
vào khoảng 22.500 tỷ mét khối, nhấn mạnh đến tiềm năng phát triển có thật trong
23


MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

tương lai. Myanmar hiện đang thăm dò và khai thác cả trên đất liền và ở ngoài khơi,

các đường ống dẫn dầu và dẫn khí tự nhiên đang được xây dựng từ bờ biển Arakan
đến miền Nam Trung Quốc với tổng chi phí 2,5 triệu USD. Một số công ty dầu từ
các nước châu Á đang khai thác các mỏ dầu và khí ở Myanmar.
Lĩnh vực nông nghiệp cũng có tiềm năng lớn đối với sự phát triển trong
tương lai. Myanmar có thể cải thiện đáng kể thu nhập từ xuất khẩu gạo trong trung
hạn, thông qua các công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp như cải thiện năng suất
lúa, công nghệ thu hoạch hiệu quả hơn, cũng như tác động của các biện pháp tư
nhân hoá thị trường. Trong khi đó, du lịch cũng đang bật nảy, khi giới doanh nhân
nước ngoài đến thăm Myanmar gia tăng mạnh nhằm tìm hiểu các cơ hội đầu tư vào
đây.
Myanmar vẫn phụ thuộc mạnh vào hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc,
nhưng các cuộc cải cách kinh tế, nhu cầu nội địa tăng nhanh và đầu tư nước ngoài
gia tăng cộng thêm chi phí nhân công tương đối thấp sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh
trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá có giá trị gia tăng thấp.
Sự chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra nhiều thách thức.
Trong đó, một số thách thức chính là Myanmar cần cải thiện môi trường kinh
doanh, cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển lĩnh vực tài chính, và chống tham
nhũng.
Một trong những ưu tiên trước mắt là cần thúc đẩy phát triển lĩnh vực tài
chính, nhằm tạo bước đệm cho phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi tự do hoá mạnh
mẽ lĩnh vực tài chính, để cho phép các thể chế tài chính nước ngoài tham gia cung
cấp các dịch vụ tài chính cho sự phát triển kinh tế ở Myanmar. Bên cạnh đó,
Myanmar cũng cần hợp tác chặt chẽ với IMF, WB và ADB trong hoạch định phát
triển kinh tế của Myanmar. Đến nay đã có nhiều dấu hiệu tích cực về điểm này, sau
khi Myanmar hợp tác với IMF trong quá trình cải cách tỷ giá hối đoái.
Nền kinh tế Myanmar có thể nổi lên như một nền kinh tế con Hổ ASEAN
tiếp theo, bất chấp nhiều thách thức về chính trị và kinh tế, nếu Chính phủ Myanmar
tiếp tục thúc đẩy lịch trình cải cách. Đây sẽ là lực đẩy mạnh và tích cực đối với khu
vực ASEAN, giúp thực hiện mục tiêu dài hạn là thành lập Cộng đồng Kinh tế
24



MARKETING QUỐC TẾ

NHÓM: 12

ASEAN.
Sau nhiều thập kỷ bị cô lập về kinh tế, các cuộc cải cách đang được áp dụng
sẽ đem lại những tiến bộ đáng kể giúp tăng mức sống của người dân Myanmar, vì
vậy, chính phủ chỉ cần chắc chắn rằng họ có thể giữ vững tốc độ cải cách nhanh
chóng hiện nay./.

II. Phân tích môi trường Marketing của ngành hàng săm lốp xe đối với thị

trường Myanmar của công ty CASUMINA
1. Môi trường kinh doanh (lợi thế, cạnh tranh, nhu cầu thị trường tại
Myanmar,…)
Lợi thế:
Nền kinh tế Myanma đang ở giai đoạn sơ khai, sau một thời gian dài bị cấm
vận. Mọi mặt của nền kinh tế đều đang ở dạng tiềm năng. Myanmar có 19,39 triệu
hecta đất đai nông nghiệp mầu mỡ, nhưng hiện mới khai thác được 13,15 triệu
hecta, diện tích đất còn bỏ hoang hóa tới 6,24 triệu hecta. Myanmar hiện có 18,9
triệu lao động nông nghiệp, chiếm 70% lao động cả nước. Lực lượng lao động dồi
dào này chưa được sử dụng hết năng lực.
Đất nước Myanmar cũng hội tụ đủ các điều kiện lý tưởng để phát triển ngành
thủy, hải sản. Đó là 2.965 km (có số liệu là 3.200 km) bờ biển nhiệt đới với nhiều
vùng đánh cá chưa được khai thác; 8,2 triệu hec ta diện tích mặt nước tự nhiên
(sông, suối, hồ…); 1,8 triệu hec ta diện tích mặt nước nhân tạo (hồ, đập thủy điện)
và 6 triệu hec ta diện tích ruộng thường xuyên ngập nước.
Myanmar là quốc gia rất giàu có về nguồn tài nguyên rừng với diện tích rừng

bao phủ 50,81% diện tích đất toàn quốc – khoảng 34 triệu hecta.
Myanmar là xuất phát điểm của những viên hồng ngọc, bích ngọc có chất
25


×