Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.99 MB, 118 trang )

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
Hà Giang là tỉnh núi cao, biên giới nằm ở cực Bắc Việt Nam. Theo Chiến
lược và Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030, Hà Giang thuộc vùng Du lịch Trung du, miền núi Bắc Bộ (TDMNBB). Hà
Giang được nhìn nhận là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng và lợi
thế phát triển du lịch và giữ vị trí quan trọng đối với phát triển du lịch vùng và cả
nước.
Hà Giang có nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn với các di
tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc, thành phố Hà Giang.v.v…Đây cũng là nơi
có 19 dân tộc cùng sinh sống, với nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống
và những lễ hội sinh động, hấp dẫn du khách đến tham quan, tìm hiểu. Bên cạnh
đó, Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan hùng vĩ, độc đáo của những
dãy núi cao đá tai mèo ở phía Bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía Nam.
Nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi đôi Quản
Bạ, cổng Trời, cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng, thác Tiên - Đèo gió, suối khoáng
Quảng Ngần, khu Nậm Má, khu chum Vàng - chum Bạc, bãi đá cổ Nấm Dẩn và di
tích kiến trúc nghệ thuật nhà họ Vương…từ lâu đã rất hấp dẫn khách du lịch đến
tham quan, nghiên cứu.
Đặc biệt, năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn được
UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới CVĐC toàn cầu; năm 2012,
ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận là di tích danh thắng Quốc gia đã
trở thành những tài nguyên du lịch giá trị.
Trên cơ sở những lợi thế đó, năm 2003, Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch
Hà Giang giai đoạn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh
phê duyệt với các nội dung quan trọng làm cơ sở để triển khai chỉ đạo, quản lý các
hoạt động của ngành du lịch trên phạm vi toàn tỉnh.
Nội dung quy hoạch đã có những định hướng quan trọng phát triển du lịch
tỉnh thời gian qua. Cùng với tiến trình phát triển của du lịch cả nước, du lịch tỉnh
Hà Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể, có những đóng góp nhất định
trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đối với sự phát triển du lịch cả nước.


Du lịch Hà Giang đang từng bước trở thành một trong những ngành kinh tế có vị
trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập đã
khẳng định vai trò của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ngành du lịch
Hà Giang đã có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo
an sinh, xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững
quốc phòng, an ninh.
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

1


Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, đánh giá qua hơn 10 năm
thực hiện quy hoạch cho thấy Du lịch Hà Giang phát triển còn nhiều hạn chế và bất
cập; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa có giải pháp thoả đáng; chưa có bước phát
triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; kết quả chưa tương
xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy
cơ, yếu tố thiếu bền vững.
Những năm gần đây, xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao
lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri
thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối
với phát triển du lịch cả nước trong đó có du lịch Hà Giang.
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Việt Nam với việc gia nhập các
tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh
tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển.
Để nắm bắt những vận hội mới, hòa nhập với du lịch khu vực Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 làm tiền đề cho các địa phương quy hoạch phát
triển ngành đáp ứng tình hình và nhiệm vụ mới.

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn
tạo và phát huy các giá trị di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng
Văn giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến 2030.
Đây là những cơ sở quan trọng cho tỉnh Hà Giang lập quy hoạch phát triển
ngành trên quy mô toàn tỉnh phù hợp với tiến trình phát triển chung.
Trước bối cảnh và xu hướng đó, ngành Du lịch Hà Giang cần thiết phải được
định hướng quy hoạch phát triển với tầm nhìn dài hạn và mang tính đột phá để làm cơ
sở xây dựng các chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch tỉnh phù hợp
với giai đoạn phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Do đó, việc
lập Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Hà Giang đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030 là cần thiết và cấp bách.
2. Căn cứ lập quy hoạch
Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hà Giang đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030 được nghiên cứu dựa trên các căn cứ chủ yếu sau:
- Luật Du lịch Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/ 2009;
- Luật Biên giới Quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số2 9/20 04 /Q H 11 ngày 03/12/2004;
- Luật Bảo vệ môi trường số 5 2 /2 0 05 /QH 1 1 ngày 29 /1 1 /2 00 5 ;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH 12 ngày 17/6/2009;
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

2


- Luật 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về sửa đổi bổ sung một số điều của các
luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
- Nghị quyết 37 ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội,

đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010;
- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2008 về Chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
- Nghị định 92/CP ngày 11/11/2002 về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một
số điều tại Luật Di sản văn hoá;
- Nghị định 92/2006/NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Nghị định 92/2007/NĐ - CP ngày 01/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị định 04/2008//NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Quyết định 1151/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ V/v
Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Trung đến năm 2020;
- Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020.
- Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ V/v
Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030;
- Quyết định 310/QĐ-TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ V/v
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản Công
viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012- 2020, tầm nhìn
2030;
- Quyết định 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng

Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;
- Thông tư 01/2007/TT-BKH ngày 7/2/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
- Thông tư 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP;
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

3


- Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 10/4/2006 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà
Giang về đẩy mạnh phát triển du lịch đến năm 2015;
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV;
- Quyết định 2421/QĐ - UB ngày 11/9/2003 của ỦY ban nhân dân tỉnh Hà
Giang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020;
- Chương trình hành động số 36/Ctr - UBND ngày 07/02/2013 của UBND
tỉnh Hà Giang V/v thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân
sách nhà nước năm 2013;
- Chương trình số 62 - CTr/TU ngày 29/3/2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về
phát triển Văn hóa gắn với Du lịch giai đoạn 2013 – 2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang, các huyện,
thành phố Hà Giang và quy hoạch của các ngành có liên quan tại địa phương;
- Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang các năm 2010, 2011 và 2012;
- Thực tế và tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang;
- Quyết định 1313/QĐ-UBND ngày 05/7/2013 của UBND tỉnh Hà Giang V/v
phê duyệt đề cương, dự toán Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Hà Giang
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Một số văn bản và tài liệu khác có liên quan.

3. Quan điểm, mục tiêu lập quy hoạch
3.1.Quan điểm quy hoạch
Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Hà Giang đến 2020, định hướng
đến 2030 được lập tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Du lịch Việt Nam, định hướng
phát triển Du lịch vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ; định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang.
- Đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Bảo vệ, phát triển các giá trị tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bảo đảm tính khả thi cân đối cung và cầu du lịch.
- Phát huy lợi thế địa phương; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; đáp ứng
nhu cầu du lịch.
- Bảo đảm công bố công khai quy hoạch.
3.2. Mục tiêu quy hoạch
Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Hà Giang đến 2020 và định hướng
đến năm 2030 là bước cụ thể hoá Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam, các định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Hà
Giang nhiệm kỳ 2010 - 2015, nhằm:
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
4
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377


1. Xây dựng được hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh
Hà Giang một cách toàn diện về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và
môi trường, phù hợp yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới;
2. Đề xuất các chỉ tiêu cụ thể, các định hướng và giải pháp phát triển du lịch
làm cơ sở để lập các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn, các quy hoạch chi tiết và các
dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ nay đến năm 2020, 2030 đảm
bảo tính khả thi, cân đối cung - cầu, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, phát

huy thế mạnh, tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù góp phần đưa Du lịch Hà Giang phát
triển ngang tầm khu vực.
4. Giới hạn, phạm vi lập quy hoạch
4.1. Giới hạn về không gian: Theo địa giới hành chính tỉnh Hà Giang với
diện tích tự nhiên 7.914,8892 km2, dân số 763.503 người, mật độ dân số 96,5
người/km2 (Số liệu Niên giám thống kê Hà Giang năm 2012).
4.2. Giới hạn về thời gian: Số liệu đánh giá hiện trạng giai đoạn 2000 - 2012,
trong đó tập trung đánh giá giai đoạn 2006 - 2012; Dự báo và Quy hoạch giai đoạn
2013 - 2020, định hướng đến năm 2030.
5. Nhiệm vụ và nội dung quy hoạch
Căn cứ điều 19, Luật Du lịch, nhiệm vụ và nội dung Quy hoạch Tổng thể phát
triển Du lịch tỉnh Hà Giang bao gồm:
5.1. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch Du lịch tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2001 - 2012 (chủ yếu 2006 – 2012);
5.2. Xác định vị trí, vai trò và lợi thế phát triển Du lịch Hà Giang trong phát triển
kinh tế - xã hội địa phương, vùng và quốc gia;
5.3. Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, thị trường du
lịch và các nguồn lực phát triển du lịch;
5.4. Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch, dự báo các chỉ tiêu và
luận chứng các phương án phát triển du lịch;
5.5. Tổ chức không gian du lịch; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch;
5.6. Xác định các khu vực ưu tiên đầu tư, đề xuất danh mục các dự án ưu tiên
đầu tư (về quy mô, nhu cầu vốn…) ; nhu cầu sử dụng đất làm cơ sở xây dựng các
quy hoạch chi tiết và các dự án nhằm thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước về
phát triển du lịch;
5.7. Đánh giá tác động môi trường và đề xuất xuất một số giải pháp bảo vệ tài
nguyên và môi trường du lịch;
5.8. Đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo
quy hoạch.

6. Phương pháp lập quy hoạch
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

5


Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Hà Giang được xây dựng dựa trên việc
sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
6.1. Phương pháp thực địa: Bao gồm các khảo sát, thu thập thông tin tư liệu
để đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai
đoạn 2001 - 2012, trong đó chủ yếu đánh giá cho giai đoạn phát triển 2005 - 2012.
6.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp và phân tích những kết quả
đạt được, những tồn tại yếu kém và nguyên nhân, các xu hướng phát triển du lịch
của khu vực và thế giới trong hoàn cảnh mới từ đó đề xuất các định hướng và giải
pháp phát triển du lịch tỉnh Hà Giang trong giai đoạn tiếp theo phù hợp tình hình,
nhiệm vụ của giai đoạn phát triển mới.
6.3. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đánh giá của chuyên gia ở Trung
ương và địa phương trong lĩnh vực du lịch cũng như các lĩnh vực liên quan dưới
các hình thức hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm.
6.4. Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề án có
liên quan trên địa bàn và mô hình phát triển du lịch của một số địa phương có điều
kiện tự nhiên tương tự.
6.5. Phương pháp sơ đồ, bản đồ: Sử dụng phần mềm hệ thống thông tin địa
lý xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch.
7. Kết cấu của báo cáo quy hoạch
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, kết cấu quy hoạch bao gồm ba nội
dung chính sau:
7.1. Đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang;
7.2. Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030;
7.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

6


PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG
I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG
1. Tài nguyên du lịch
1.1. Điều kiện tự nhiên và tà nguyên du lịch tự nhiên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý: Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới ở cực Bắc của Tổ quốc, có
vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh.
Tỉnh Hà Giang có ranh giới phía Bắc và Tây Bắc giáp hai tỉnh Vân Nam và Quảng
Tây nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài hơn 277,556 km;
phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây và Tây
Nam giáp các tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.914,8892 km2, trong đó theo đường chim
bay, chỗ rộng nhất từ Tây sang Đông dài 115 km và từ Bắc xuống Nam dài 137
km. Tại điểm cực Bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực Bắc của Tổ quốc,
cách Lũng Cú chừng 3 km về phía Đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực Tây cách
Xín Mần khoảng 10 km về phía Tây Nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực Đông
cách Mèo Vạc 16 km về phía Đông - Đông Nam có kinh độ l05030'04". Thành phố
tỉnh lỵ Hà Giang cách thủ đô Hà Nội theo Quốc lộ 2 khoảng 318 km.
Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi để Hà Giang nhiều khả năng liên kết

vùng và quốc tế phát triển du lịch.
b) Địa hình: Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt
Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung
bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều
ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, Hà Giang có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m 2.500 m (10 ngọn cao 500 m - 1.000 m, 24 ngọn cao 1.000 m - 1.500 m, 10 ngọn
cao trên 1.500 m - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 m - 2.500 m). Tuy vậy, địa hình
Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng:
- Vùng cao phía Bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản
Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho
địa hình karst. Ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và
hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng Văn đã gia
nhập thành viên mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu với tên gọi CVĐC
Cao nguyên đá Đồng Văn.
- Vùng cao phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình là
một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ
cao từ 1.000 m đến trên 2.000 m. Địa hình ở đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa
vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

7


chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp. Điển hình của địa hình khu vực
là các đỉnh núi cao như Tây Côn Lĩnh (2.419 m), Chiêu Lầu Thi (2.402 m).
- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, qua
thành phố Hà Giang, Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng
già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.
Núi đá vôi là nét đặc thù tạo nên địa hình của Hà Giang và phân bố gần như
song song với nhau kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, điển hình nhất là

Đồng Văn tới Vị Xuyên. Nhưng ở khu vòm nâng sông Chảy các núi đá vôi lại
phân bố hơi khác, theo hành lang Đông Bắc - Tây Nam và dường như theo đường
thẳng. Nét chung đáng chú ý trong quần thể núi non ở Hà Giang đều có hướng
Đông Bắc - Tây Nam, tạo ra đường phân thuỷ chính của toàn tỉnh Hà Giang. Về
hai phía Tây Bắc và Đông Nam của hành lang, các dãy núi giảm dần độ cao. Một
số sông suối lớn của tỉnh đều bắt nguồn từ đường phân thuỷ này rồi chảy về hai
phía Tây Bắc và Đông Nam.
Địa hình hùng vĩ, đa dạng và hiểm trở đã tạo cho Hà Giang nét độc đáo và
nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, có giá trị.
c) Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà
Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn,
nhưng cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc,
ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc.
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm
có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 60C - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao
tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là
2,20C (tháng l).
Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa
hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong
số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm
và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang
là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm... Tháng
mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng
mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm.
Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và dao động cũng không
lớn. Thời điểm cao nhất (các tháng 6,7,8) khoảng 87% - 88%, thời điểm thấp nhất
(các tháng l,2,3) khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa
không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10,
cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng,
tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít có 74 giờ).

Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng
sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió Đông Nam với tần suất vượt
quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1m/s - l,5 m/s. Đây cũng
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

8


là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù
nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm
trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến
sản xuất và đời sống.
Điều kiện khí hậu thời tiết đem lại những thuận lợi nhất định cho hoạt động
du lịch nghỉ dưỡng.
d) Thuỷ văn: Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có
mật độ sông, suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, độ
dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông đường thuỷ.
Sông Lô là sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân Nam, Trung
Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực cửa khẩu Thanh Thuỷ), qua thành
phố Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính
cho vùng trung tâm tỉnh.
Sông Chảy bắt nguồn từ sườn Tây Nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn Đông
Bắc đỉnh Chiêu Lầu Thi, mật độ các dòng nhánh cao (1,1 km/km2), hệ số tập trung
nước đạt 2,0 km/km2. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là
nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía Tây Hà Giang.
Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng
Cú, Mèo Vạc về gần thành phố Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn
cung cấp nước chính cho phần Đông của tỉnh Hà Giang.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như

sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung
cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.
Các sông ở Hà Giang kết hợp địa hình đa dạng tạo nên nhiều điểm cảnh quan
đẹp thích hợp với loại hình du lịch thể thao mạo hiểm.
e) Tài nguyên đất: Trong 791.488,92 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông
nghiệp có 152.606,92 ha, chiếm 18,28% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có
548.173,9 ha, chiếm 69,26%, đất chuyên dùng có 12.723,81 ha, chiếm 1,61%, còn
lại là đất ở có 6.761,41 ha, chiếm 0,95% (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà
Giang năm 2012). Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất
chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công
nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả.
g) Tài nguyên rừng: Hà Giang là một trong những địa phương có diện tích
rừng tương đối lớn với diện tích đất lâm nghiệp là 566.723,4 ha, trong đó rừng đặc
dụng có 50.994 ha, rừng phòng hộ 255.053,9 ha, rừng sản xuất 260.675,5 ha.
Trong diện tích rừng sản xuất thì đất có rừng chiếm 196.848,9 ha, đất chưa có rừng
63.826,6 ha.
Rừng đặc dụng Hà Giang gồm 6 khu bảo tồn thiên nhiên là Tây Côn Lĩnh,
Phong Quang, Du Già, Bát Đại Sơn, Bắc Mê, Khau Ca.
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

9


Thực vật rừng ở Hà Giang mang đặc trưng của thực vật đặc hữu khu hệ đệ
tam Nam Trung Hoa - Bắc Việt Nam. Kết quả thống kê gần đây cho thấy khu hệ
thực vật tỉnh Hà Giang có 175 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch gồm các
họ Dâu tằm, Dẻ, Đậu, Long não…Ngoài ra còn một số loài cây thuộc dòng đặc
hữu Malaysia, Indonexia di cư đến như Chò chỉ, Chò nâu, Táu…Hệ động vật có
xương sống đã thống kê được 76 loài thú thuộc 24 họ, 8 bộ; 241 loài chim thuộc 50

họ, 16 bộ; 75 loài bò sát thuộc 20 họ, 5 bộ. Hệ động vật có nhiều loài được ghi
trong sách đỏ Việt Nam (2007) như Cu ly nhỏ, Voọc mũi hếch, Voọc đen má
trắng, Sóc bay lông tai…
Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu
nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục
vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái
lý tưởng của tỉnh.
h) Tài nguyên khoáng sản: Qua khảo sát, thăm dò, bước đầu tỉnh Hà Giang đã
phát hiện được 28 loại khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ
lượng lớn trên một triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như: ăngtimon ở các
mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên Minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì, kẽm ở Na Sơn,
Tả Ván, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như:
pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng,
đất làm gạch, than non, than bùn…Hiện nay một số mỏ đang được khai thác có
hiệu quả. Tài nguyên khoáng sản ít được khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên,
trong quy hoạch khai thác cần nghiên cứu kỹ để tránh ảnh hưởng đến hoạt động du
lịch.
1.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
a) Tổng quan chung: Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Hà Giang được đánh
giá dựa trên các yếu tố tự nhiên như địa hình, thủy văn, tài nguyên rừng, khí hậu…
Tài nguyên địa hình: Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình
hiểm trở với các dạng địa hình đan xen nhau khá phong phú.
Địa hình có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc vì thế tạo nên
nhiều nhiều đèo cao, vực thẳm kết hợp với các thung lũng mở rộng và thác nước
tạo nên nhiều điểm cảnh quan đẹp.v.v...Bên cạnh đó là các thửa ruộng bậc thang
như những bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của thiên nhiên. Đây là
điều kiện lý tưởng để phát triển các khu, điểm du lịch.
Các di tích danh thắng nổi tiếng như cổng Trời Sà Phìn, núi Đôi Quản Bạ
(huyện Quản Bạ); đỉnh đèo Mã Pì Lèng và sông Nho Quế (huyện Mèo Vạc); ruộng
bậc thang Hoàng Su Phì, cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Tổ quốc (huyện Đồng

Văn), thác Thuý (huyện Bắc Quang), thác Tiên (huyện Xín Mần), v.v…là nguồn tài
nguyên du lịch tự nhiên có giá trị.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

10


Các đỉnh núi cao như Tây Côn Lĩnh cao 2.419 m, Chiêu Lầu Thi cao 2.402 m
so với mặt nước biển là những mục tiêu để khách du lịch chinh phục, khám phá,
thể thao mạo hiểm.
Đặc biệt, Hà Giang có Cao nguyên đá Đồng Văn được tổ chức GGN công
nhận là thành viên mạng lưới “Công viên địa chất Toàn cầu” năm 2010, được
Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030 định hướng phát triển thành Khu du lịch Quốc gia đang trở thành điểm
đến hấp dẫn của khách du lịch và trở thành tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt.
Tài nguyên hồ, sông, suối: Các sông như sông Lô, sông Chảy, sông Gâm,
sông Nho Quế, sông Miện, sông Chừng.v.v… có cảnh quan đẹp, mang lại giá trị về
du lịch tham quan và thể thao mạo hiểm. Các hồ tự nhiên và nhân tạo như hồ
Quang Minh (huyện Bắc Quang), hồ thủy điện Na Hang (huyện Bắc Mê), hồ thủy
điện Nậm An (huyện Bắc Quang) đều có giá trị khai thác du lịch sinh thái hồ.
Tài nguyên hang động: Hang động cũng là dạng tài nguyên đặc biệt của Hà
Giang. Hệ thống hang động ở Hà Giang được phân bố hầu hết các huyện trên địa
bàn tạo tiền đề tổ chức các tuyến du lịch tham quan hang động.
Tài nguyên về đa dạng sinh học: Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn,
với nhiều sản vật quý hiếm nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi
trường sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các khu bảo tồn
như Tây Côn Lĩnh, Phong Quang, Du Già, Bát Đại Sơn, Bắc Mê, Khau Ca, rừng
nguyên sinh đèo Gió - thác Tiên; các danh thắng như núi Cô Tiên, cổng Trời là

những điểm tài nguyên du lịch sinh thái lý tưởng.
Tài nguyên khí hậu: Từ những đánh giá về đặc điểm khí hậu trên cho thấy
đây cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch.
Tài nguyên nước khoáng nóng: Địa hình núi đá vôi cũng tạo nên ở Hà Giang
nhiều suối nước khoáng nóng phục vụ du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh như có giá trị
như suối nước nóng Thanh Hà, suối khoáng Thượng Sơn, suối nước nóng Quảng
Ngần (huyện Vị Xuyên), suối nước nóng Quảng Nguyên (huyện Xín Mần), suối
nước nóng thôn Làng Giang (xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì).v.v...
Tài nguyên cảnh quan: Hà Giang có nhiều khu vực có giá trị về cảnh quan
đẹp có thể khai thác du lịch, những khu vực có giá trị về cảnh quan thường được
phân bố tập trung ở các huyện vùng cao và một số ở vùng thấp. Các điểm cảnh
quan thích hợp hoạt động du lịch tham quan, thưởng ngoạn và chụp ảnh nghệ thuật
của du khách. Những khu vực cảnh quan điển hình thuận lợi phát triển du lịch
gồm:
- Khu vực cảnh quan quần thể Ruộng bậc thang.
- Khu vực cảnh quan cánh đồng lúa gắn với làng, bản dân tộc.
- Khu vực cảnh quan cao nguyên, rừng đá thuộc CVĐCTCCNĐ.
- Khu vực cảnh quan rừng nguyên sinh, núi cao.
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

11


- Khu vực cảnh quan toàn cảnh khu dân cư.
- Khu vực cảnh quan sông, suối, thác, hồ gắn với thảm thực vật ven bờ và
những nếp sinh hoạt truyền thống.
Tài nguyên du lịch thương mại cửa khẩu biên giới: Tỉnh Hà Giang có đường
biên giới quốc gia dài 275,556 km và hệ thống cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc
trong đó cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang) - Thiên Bảo (Trung Quốc) là

cửa khẩu chính nối giữa tỉnh Hà Giang (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung
Quốc) và một số cặp cửa khẩu đường bộ khác như Phó Bảng, Bạch Đích, Xín Mần,
Săm Pun, Sơn Vĩ… Đây là tiềm năng phát triển du lịch biên giới của du lịch Hà
Giang nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
b) Các điểm tài nguyên du lịch nổi bật: Các yếu tố tự nhiên Hà Giang được
thể hiện tại những điểm tài nguyên du lịch nổi bật gồm:
* Danh thắng Cột cờ Lũng Cú (huyện Đồng Văn)
+ Vị trí: Thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn là điểm Cực Bắc của Tổ quốc
(22 13 ' vĩ độ Bắc) cách trung tâm huyện lỵ Đồng Văn 24 km. Nằm trong không
gian CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.
0

+ Đặc điểm chung: Cột cờ Lũng Cú nằm ở độ cao trung bình 1.600m so với
mặt biển, đứng trên đỉnh có thể nhìn bao quát quang cảnh với một vùng cảnh quan
rất đẹp và hùng vĩ. Ngoài ra đây còn là điểm tâm linh đối với du khách lần đầu lên
đến được điểm đầu Cực bắc tổ quốc lòng tự hào của dân tộc Việt Nam.
+ Khả năng khai thác: Điểm tham quan du lịch, dừng chân, vọng cảnh, xây
dựng hệ thống lưu lại dấu ấn vân tay của khách tại cột cờ thiêng liêng nhằm tăng
cảm hứng cho du khách.
* Cổng trời Quản Bạ (huyện Quản Bạ)
+ Vị trí: Thuộc huyện Quản Bạ, cách thành phố Hà Giang 43 km. Nằm trong
không gian CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.
+ Đặc điểm: Là cửa ngõ của Cao nguyên đá Đồng Văn. Với độ cao từ 900 m 1.200 m có thể quan sát toàn bộ vùng lân cận.
+ Khả năng khai thác: Điểm dừng chân, vọng cảnh.
* Núi đôi Quản Bạ (huyện Quản Bạ)
+ Vị trí: Thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, cách thành phố Hà Giang
khoảng 47 km, trên quốc lộ 4C. Nằm trong không gian CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.
+ Đặc điểm: "Núi đôi","Núi cô tiên" hay còn gọi là "Thạch nhũ đôi” là kiệt
tác của thiên nhiên về cảnh quan.
+ Khả năng khai thác: Điểm tham quan du lịch, vọng cảnh.

 Đỉnh Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

12


+ Vị trí: Thuộc huyện Mào Vạc, là đoạn đường nằm trên trục quốc lộ 4C, nối
trung tâm huyện lỵ Đồng Văn và trung tâm huyện lỵ Mèo Vạc. Nằm trong
không gian CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.
+ Đặc điểm: Là nơi hẻm vực sâu, núi cao, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ,
hiểm trở và huyền ảo, thơ mộng.
+ Khả năng khai thác: Hệ thống điểm dừng chân, tham quan nhắm cảnh, vọng
cảnh, du lịch thể thao mạo hiểm.
* Sông Nho Quế (huyện Đồng Văn, Mèo Vạc)
+ Vị trí: Nằm trên địa phận 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc với chiều dài là
trên 30 km. Nằm trong không gian CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.
+ Đặc điểm: Sông Nho Quế bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam,
Trung Quốc) có độ cao 1.500 m, chảy qua các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc đoạn
chảy qua đèo Mã Pì Lèng đã kết hợp thành cụm cảnh quan hùng vĩ. kết hợp với
đèo Mã Pì Lèng rất thơ mộng.
+ Khả năng khai thác: Điểm tham quan du lịch, vọng cảnh, thể thao mạo
hiểm.
* Danh thắng Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
+ Vị trí: Thuộc huyện Hoàng Su Phì.
+ Đặc điểm: Là hệ thống ruộng bậc thang gồm các điểm xã Bản Luốc, xã Sán
Sả Hồ, xã Bản Phùng, xã Hồ Thầu, xã Nậm Ty, xã Thông Nguyên được công nhận
di tích cấp quốc gia năm 2012.
+ Khả năng khai thác: Phát triển du lịch tham quan, tìm hiểu giá trị tự nhiên

và văn hóa bản địa mang dấu ấn đặc trưng của du lịch Hà Giang.
* Thác Tiên - Đèo Gió (huyện Xín Mần)
+ Vị trí: Nằm trong trung tâm rừng nguyên sinh Đèo Gió, cách trung tâm xã
Nấm Dẩn, huyện Xín Mần 10 km.
+ Đặc điểm: Là hệ thống thác nước lớn nhất của tỉnh Hà Giang, có lưu lượng
nước khá ổn định, độ cao lớn và dòng chảy xối xả tạo nên khung cảnh hấp dẫn
giữa rừng già tự nhiên. Thác Tiên gắn với Đèo Gió là di tích danh thắng cấp quốc
gia.
+ Khả năng khai thác: Điểm dừng chân, tham quan du lịch, dã ngoại, thể thao
mạo hiểm, cắm trại, nghỉ dưỡng.
* Núi Cấm (thành phố Hà Giang)
+ Vị trí: Thuộc phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang.
+ Đặc điểm: Là quần thể điểm cảnh quan đẹp với chùa Cấm Sơn.
+ Khả năng khai thác: Điểm du lịch sinh thái, tâm linh.
* Thác Thúy (huyện Bắc Quang)
+ Vị trí: Thuộc thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang.
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

13


+ Đặc điểm: Là thác nước có cảnh quan đẹp với độ cao trên 150 m và chiều
rộng trên 50 m và vị trí dễ tiếp cận.
+ Khả năng khai thác: Điểm tham quan du lịch, dã ngoại, cắm trại.
* Hồ thủy điện Na Hang
+ Vị trí: Thuộc huyện Bắc Mê của Hà Giang, huyện Na Hang tỉnh Tuyên
Quang và huyện Ba Bể của Bắc Kạn.
+ Đặc điểm: Hồ rộng từ 6.000 ha – 8.000 ha. Lòng hồ có các ốc đảo lớn, nhỏ
với những vách đá dựng đứng, dưới chân núi là những hang động với những nhũ

đá hình thú kỳ ảo...
+ Khả năng khai thác: Điểm tham quan du lịch sinh thái, dã ngoại, cắm trại,
nghỉ dưỡng, thể thao kết hợp khai thác các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.
* Hệ thống hang, động
Hang Bản Mào: Tại xã Tùng Bá, Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang 12 km
về phía Đông Bắc, cách trung tâm thị trấn Vị Xuyên 32 km.
Hang Đán Pioóng (Hang Thủng): Tại xã Bạch Ngọc huyện Vị Xuyên, cách
trung tâm thị trấn Vị Xuyên 25 km.
Hang Nà Luông: Tại xã Mậu Long, huyện Yên Minh, cách trung tâm thị trấn
Yên Minh khoảng 25 km, nằm trong CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.
Hang Sùng Dũng Lù: Thuộc địa phận xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, thuộc
không gian CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.
Hang Pắc Thẳm: Tại xã Yên Thành, huyện Quang Bình, cách quốc lộ 279
khoảng 3 km).
Hang Bó Lỷ: Nằm trên địa bàn xã Yên Phú huyện Bắc Mê, cách huyện lỵ
Bắc Mê khoảng 3 km.
Hang Khố Mỷ: Nằm trên địa phận xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, cách trung
tâm huyện lỵ Quản Bạ khoảng 24 km, thuộc không gian CVĐCTCCNĐ Đồng
Văn.
Hang Động Nguyệt: Nằm trên địa phận thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn,
cách trung tâm huyện khoảng 1,5 km, thuộc CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.
Hang Đán Cúm: Thuộc địa phận xã Yên Cường, huyện Bắc Mê.
Hệ thống hang động đều có khả năng khai thác phát triển du lịch tham quan,
tìm hiểu, khám phá, du lịch theo chuyên đề.
* Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên)
+ Vị trí: Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy thuộc địa phận xã Thanh
Thủy, huyện Vị Xuyên.
+ Đặc điểm: Cửa khẩu Thanh Thủy là cửa khẩu quan trọng nhất và là cửa
khẩu quốc tế duy nhất tại Hà Giang hiện nay. Tháng 2/2014 cặp cửa khẩu Thanh
Thuỷ - Thiên Bảo được nâng cấp lên Cửa khẩu quốc tế trên cơ sở ban đầu là một

cửa khẩu Quốc gia.
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

14


+ Khả năng khai thác: là điểm khai thác tham quan, du lịch thương mại, du
lịch quá cảnh.
Ngoài ra có thể đánh giá các điểm tài nguyên tự nhiên như hồ Quang Minh,
suối Sảo (huyện Bắc Quang); núi Gia Long, suối nước nóng Quảng Nguyên (huyện
Xín Mần); các đỉnh cao Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi (huyện Hoàng Su
Phì).v.v…đều có giá trị phục vụ du lịch.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
1.2.1. Điều kiện kinh - tế xã hội
a) Lịch sử hình thành: Vào thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một
trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu
Lạc, Hà Giang thuộc bộ lạc Tây Vu.
Trong thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài nghìn năm, khu vực
Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ.
Từ đời Lý (1075) miền đất Hà Giang thuộc về châu Bình Nguyên.
Vào đầu đời Trần, khu vực Hà Giang, Tuyên Quang lúc đó gọi là châu Tuyên
Quang thuộc lộ Quốc Oai. Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang.
Địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trên
chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tu
chùa vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông, năm Ất Dậu 1707.
Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), nhà Nguyễn bỏ châu Bảo Lạc, chia làm hai
huyện: Vĩnh Điện (khoảng Bắc Mê, Yên Minh và một phần Quản Bạ ngày nay và
huyện Để Định (khoảng huyện Bảo Lạc, Cao Bằng và một phần Đồng Văn, Mèo
Vạc ngày nay). Lấy sông Lô phân giới để chia châu Vị Xuyên thành hai đơn vị

hành chính mới: Khu vực phía hữu ngạn sông Lô được gọi là huyện Vĩnh Tuy, còn
phía tả ngạn sông Lô là huyện Vị Xuyên.
Năm Thiệu Trị thứ hai (1842), triều đình nhà Nguyễn chia Tuyên Quang làm
ba hạt: Hà Giang, Bắc Quang, Tuyên Quang. Hạt Hà Giang có một phủ là Tương
Yên với bốn huyện là Vị Xuyên, Vĩnh Tuy, Vĩnh Điện, Để Định.
Năm Thiệu Trị thứ tư (1844), nhà Vua lại phê chuẩn cho các huyện châu
thuộc tỉnh hạt biên giới phía Bắc, Tây Bắc, trong đó có Hà Giang, “vẫn theo như
cũ đặt chức thổ quan”. Đến đời Tự Đức thì chế độ “thổ quan” bị bãi bỏ trên phạm
vi cả nước.
Năm 1858, sau khi đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ, năm 1887,
thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cách thiết lập
các đạo quan binh.
Ngày 20/8/1891, tỉnh Hà Giang được thành lập, bao gồm phủ Tương Yên và
huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang).

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

15


Năm 1893, trong dịp cải tổ trong các quân khu, Hà Giang trở thành trung tâm
của một quân khu và cùng với Tuyên Quang hợp thành Đạo quan binh thứ ba
(Quân khu 3).
Ngày 17/9/1895, Toàn quyền Đông Dương ra Quyết định số 1432 chia khu
quân sự thứ ba thành ba tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Quang và Hà Giang. Trong đó,
Hà Giang bao gồm huyện Vị Xuyên (trừ tổng Phú Loan và Bằng Hành), cộng thêm
các tổng Phương Độ và Tương Yên.
Ngày 28/4/1904, Toàn quyền Đông Dương quyết định sáp nhập tỉnh Bắc
Quang và tỉnh Hà Giang thành Đạo quan binh Hà Giang. Thời điểm này, Đạo quan

binh thứ ba Hà Giang đã được xác định ranh giới rõ ràng và ổn định.
Trước cách mạng tháng tám năm 1945, Hà Giang có 4 châu và 1 thị xã (Bắc
Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, thị xã Hà Giang).
Ngày 23/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán Khu Lao - Hà Yên, sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc.
Đầu tháng 4/1976, tỉnh Hà Tuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh
Hà Giang và Tuyên Quang.
Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, khoá VIII, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang và
Tuyên Quang. Tỉnh Hà Giang được tái lập gồm 10 đơn vị hành chính là thị xã Hà
Giang và 9 huyện, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Giang.
Ngày 01/12/2003, Chính phủ ra nghị định số 146/NĐ-CP về việc thành lập
huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Ngày 27/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP
về việc thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang.
Đến nay, Hà Giang có 10 huyện và một thành phố, với 195 xã, phường, thị
trấn. Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh. Trong
số 11 huyện, thành phố, hiện vẫn còn 6 huyện trong đó có 4 huyện vùng cao núi
đá phía Bắc (bao gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ) thuộc khu vực
CVĐCTCCNĐ Đồng Văn nằm trong diện các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a
của Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2008.
b) Dân cư, dân tộc:
- Dân cư: Dân số Hà Giang đến năm 2012 có gần 76,4 vạn người. Dân cư
phân bố không đều. Nơi tập trung đông nhất là thành phố Hà Giang với 382,1
người/km2, thấp nhất là huyện Bắc Mê với 60 người/km2. Dân cư chủ yếu tập trung
ở các đô thị và các thị trấn (Xem phụ lục 1).
- Dân tộc: Hà Giang có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống với các nhóm ngôn
ngữ khác nhau: Tày - Thái, Mông - Dao, Việt - Mường, Hoa, Tạng - Miến...Mỗi
dân tộc đều có nét văn hoá đặc trưng riêng. Trong số 19 dân tộc đông nhất là các

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030

Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

16


dân tộc Mông chiếm 31%, Tày 25%, Dao 15%...Một số dân tộc đặc trưng khác có
dân số chỉ trên dưới 1.000 người như Bố Y, Phù Lá, La Chí, Pu Péo....
Các dân tộc ở Hà Giang, dù đông người hay ít người vẫn giữ được những nét
văn hóa truyền thống riêng, độc đáo của mình. Mỗi dân tộc đều có một di sản văn
hóa riêng, làm nên tính độc đáo, đặc sắc của vùng đất. Không những thế, một số
dân tộc như La Chí, Pu Péo, Cờ Lao... được coi là có duy nhất ở Hà Giang với
những sắc thái riêng biệt. Chính sự tồn tại của đông đảo cộng đồng các dân tộc đã
tạo nên cho Hà Giang một diện mạo văn hóa vừa độc đáo vừa phong phú là nguồn
tài nguyên du lịch quan trọng.
Các dân tộc ít người ở Hà Giang đều quan niệm về thế giới xung quanh mình
một cách thô phác, hồn nhiên. Qua hệ thống các câu chuyện cổ tích, thần thoại...
họ lý giải sự ra đời của vũ trụ, con người và các loài vật một cách sinh động, gần
gũi. Người Mông cho rằng vạn vật do ông Chày, bà Chày tạo nên, còn với đồng
bào Tày thì sông suối, vạn vật là do ông Then, bà Then lấy đất nặn nên. Trong
nhận thức tự nhiên của đồng bào mọi vật xung quanh đều có linh hồn. Trong nhận
thức thế giới, nhận thức của con người về chính bản thân con người là nhận thức
tinh vi, tế nhị và đầy huyền ảo...
Có thể nói văn hoá truyền thống của các dân tộc Hà Giang thể hiện đậm nét
trong việc cưới xin. Mỗi dân tộc lại có cách thức tổ chức khác nhau tạo nên nét đặc
sắc riêng. Lễ cưới thể hiện sinh động vốn văn hoá truyền thống của dân tộc trong
nhận thức về thế giới, về xã hội, gia đình đến những biểu hiện quan hệ trong giao
tiếp, ứng xử, những bộ trang phục truyền thống đến những làn điệu dân ca, văn hoá
ẩm thực đặc trưng vùng, miền.
Tang ma cũng là nghi lễ quan trọng của đời người được các dân tộc ở Hà
Giang tuân thủ một cách nghiêm túc. Dù các nghi lễ có khác nhau, liên quan chặt

chẽ đến nguồn gốc của từng dân tộc nhưng nhìn chung trong nghi lễ tang ma của
đồng bào còn sử dụng rất nhiều nhạc cụ và các lời ca, điệu múa để tiễn đưa người
chết về thế giới bên kia...
Cuộc sống đang từng ngày đổi thay trên mảnh đất Hà Giang. Các làng bản,
thôn xóm của đồng bào ở đây đã có một diện mạo tươi mới hơn. Vẫn là những
ngôi nhà sàn, nhà trình tường truyền thống của đồng bào nhưng đường làng, ngõ
xóm đã được xây lát sạch sẽ, khang trang. Lưu giữ và phát huy những giá trị truyền
thống của dân tộc trong một cuộc sống mới tiến bộ hơn chính là nội dung xuyên
suốt trong các bản hương ước, quy ước của mỗi thôn xóm, làng bản các dân tộc ở
Hà Giang.
Những giá trị văn hóa truyền thống chính là mạch nguồn nuôi sống dân tộc
đó. Bởi vậy, dù trải qua không ít gian khó, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng
đồng bào các dân tộc ở Hà Giang vẫn trân trọng và lưu giữ những phong tục tập
quán tốt đẹp của dân tộc mình. Chính điều đó đã tạo nên bản sắc độc đáo cho vùng
đất này, tạo nên sự cuốn hút đối với du khách mỗi lần đến với Hà Giang.
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

17


c) Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội: Trong giai đoạn 5 năm từ 2006 - 2010,
mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế tỉnh Hà Giang đã phát triển ổn định
với tốc độ tăng trưởng cao, qua đó dần thu hẹp khoảng cách so với mức trung bình
của cả nước. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng
GDP đạt bình quân 12,45%. Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ, thương mại chiếm 39% (tăng
4%); Công nghiệp xây dựng chiếm 29% (tăng 4,4%); Nông, lâm nghiệp chiếm
32% (giảm 9,1%). Thu nhập bình quân đầu người 7,5 triệu đồng; Giá trị sản xuất
công nghiệp đạt khoảng 1.005,8 tỷ đồng (tăng 3,2 lần so với 2005); Tổng mức lưu
chuyển hàng hóa đạt khoảng 2.530 tỷ đồng (tăng 2,3 lần so với 2005); Giá trị hàng

hóa xuất nhập khẩu đạt 280 triệu USD; Thu ngân sách trên địa bàn đạt khoảng 758
tỷ đồng; Bình quân lương thực đạt 460 kg/người/năm; Huy động trẻ từ 06 - 14 tuổi
đến trường đạt 97,6%; Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%; Giảm tỷ lệ dân số tự
nhiên xuống còn 1,86%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 15,8%. Tỷ lệ phủ sóng
phát thanh 98%, phủ sóng truyền hình 92%, số hộ được dùng điện 90%; Tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt 30% (năm 2005 là 14%).
Đánh giá khái quát về tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế: Thời kỳ 1996 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tương đối cao, đạt 10,4% (cả nước
7,2%), trong đó giai đoạn 1996 - 2000 đạt 10,4 %/năm (cả nước 6,9%); giai
đoạn 2001 - 2005 đạt 10,6%/năm (cả nước 7,5%); riêng giai đoạn 2006 - 2010 đạt
12,7% (cả nước trên 7%). Như vậy, trong suốt 15 năm qua, nền kinh tế của tỉnh Hà
Giang đã đạt được những thành tựu lớn, quy mô nền kinh tế ngày càng tăng mạnh,
tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.
Năm 2012, mặc dầu kinh tế chung gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng
vẫn đạt 10,6%. Tổng sản phẩm theo giá so sánh năm 2010 đạt hơn 8.058 tỷ đồng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người theo giá thực tế đạt 12,98 triệu
đồng/người/tháng. Cơ cấu kinh tế với các ngành Dịch vụ chiếm 36,07%; Công
nghiệp - Xây dựng chiếm 25,18%; Nông, lâm nghiệp chiếm 38,75% trong cơ cấu
kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên, sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh và yêu cầu
đặt ra của tỉnh. Những khó khăn thách thức lớn nhất, hiện nay tỉnh Hà Giang đang
phải đối mặt đó là:
(1) Kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo bề rộng. Hàm lượng khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới trong các giá trị gia tăng còn thấp, vì vậy khả năng cạnh tranh của
từng sản phẩm cũng như toàn bộ nền kinh tế không cao.
(2) Do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, việc kêu gọi, thu hút
các nguồn lực để khai thác, phát huy các tiềm năng, thế mạnh, đáp ứng yêu cầu
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn hạn chế.
(3) Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ lao động qua
đào tạo mới đạt 30%. Đây là trở ngại lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội bền vững ở địa phương.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

18


Chính vì vậy, đến nay, đời sống của đại bộ phận nhân dân vẫn hết sức khó
khăn, thu nhập bình quân đầu người về lương thực mới đạt 487 kg/người/năm và
thu nhập về tiền mới đạt 12,98 triệu đồng/người/năm (khoảng 600 USD, mới xấp
xỉ 1/2 so với bình quân chung của cả nước). Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí giai đoạn
2011 - 2015) vẫn còn rất cao, trên 30,13%.
Với việc một phần ba lãnh thổ của tỉnh được UNESCO công nhận là Công
viên địa chất toàn cầu, đòi hỏi một mô hình phát triển mới không chỉ đối với khu
vực CVĐCTCCNĐ Đồng Văn mà còn đối với cả tỉnh Hà Giang.
1.2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn Hà Giang
gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử,
cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và
các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác trên mảnh đất Hà Giang có thể được sử
dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn được đánh giá chủ yếu thông qua hệ thống các di
tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng nghề, ẩm thực.v.v…
a) Các di tích lịch sử, văn hoá: Hà Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch
sử. Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, Hà Giang luôn là "phên dậu", là "trấn
biên" bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở biên giới phía Bắc. Quá trình lịch sử đó đã để lại
trên mảnh đất này nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị như:
- Di tích lịch sử Căng Bắc Mê, xã Yên Phú, huyện Bắc Mê được xếp hạng
quốc gia năm 1992.
- Kỳ đài Quảng trường 26/3, thành phố Hà Giang được xếp hạng quốc gia
năm 1993.
- Di tích kiến trúc nghệ thuật khu nhà dòng họ Vương, xã Xà Phìn, huyện

Đồng Văn được xếp hạng quốc gia năm 1993.
- Di tích Bia và Chuông chùa Sùng Khánh, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên
được xếp hạng quốc gia năm 1993.
- Di tích lịch sử cách mạng Tiểu khu Trọng Con, xã Bằng Hành, huyện Bắc
Quang được xếp hạng quốc gia năm 1996.
- Di tích khảo cổ học hang Đán Cúm, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê được
xếp hạng quốc gia năm 2001.
- Di tích khảo cổ học hang Nà Chảo, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê được xếp
hạng quốc gia năm 2001.
- Di tích lịch sử văn hoá chuông chùa Bình Lâm, xã Phú Lịnh, huyện Vị
Xuyên được xếp hạng quốc gia năm 2005.
- Di tích khảo cổ Chùa Nậm Dầu, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang, được xếp hạng cấp quốc gia năm 2009.
Ngoài các di tích trên, Hà Giang còn có nhiều di tích khảo cổ đã được phát
hiện, với nhiều di vật còn lại cách đây vài vạn năm như: Di tích Đồi Thông, địa
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

19


điểm Lò Gạch II, di chỉ Lò Gạch (thành phố Hà Giang)... Đây là những di tích
quan trọng chứng minh người tiền sử đã tồn tại ở đây từ rất lâu và trở thành điểm
tham quan du lịch.
Danh mục hệ thống di tích xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh (thành phố) trên
địa bàn tỉnh Hà Giang xem phụ lục 2.
Đánh giá các di tích lịch sử - văn hóa có giá trị du lịch nổi bật:
* Di tích kiến trúc nghệ thuật Dinh thự họ Vương
+ Vị trí: Dinh thự họ Vương thuộc địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, cách
thành phố Hà Giang 130 km, cách trung tâm huyện Đồng Văn 14 km. Nằm trong

không gian CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.
+ Đặc điểm: Là công trình kiến trúc nghệ thuật hiếm có và rất độc đáo gắn
với lịch sử vùng đất cao nguyên đá.
+ Khả năng và hướng khai thác: Điểm tham quan du lịch trong lòng Công
viên địa chất Toàn cầu.
* Phố cổ Đồng Văn
+ Vị trí: Thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Nằm trong không gian
CVĐCTCCNĐ Đồng Văn.
+ Đặc điểm: Khu phố cổ được hình thành và xây dựng từ đầu thế kỷ XX là hệ
thống công trình kiến trúc nghệ thuật kết hợp với các sinh hoạt văn hóa vùng cao
như đêm phố cổ, chợ phiên…được xếp hạng quốc gia năm 1993
+ Khả năng và hướng khai thác: Điểm tham quan du lịch, vui chơi giải trí, ẩm
thực trong lòng Công viên địa chất Toàn cầu.
* Chùa Nậm Dầu
+ Vị trí: Chùa Nậm Dầu thuộc địa phận thôn Ngọc Thanh, xã Ngọc Linh, huyện
Vị Xuyên.
+ Đặc điểm: Là ngôi chùa cổ thời nhà Trần, di tích khảo cổ được công nhận di
tích cấp quốc gia năm 2009.
+ Khả năng và hướng khai thác: là điểm du lịch văn hóa, tâm linh.
Ngoài ra có thể đánh giá các di tích như đền Mẫu (thành phố Hà Giang); Tiểu
khu Trọng Con (huyện Bắc Quang); di tích lịch sử Kỳ Đài, bia và chuông chùa
Sùng Khánh, chuông chùa Bình Lâm (huyện Vị Xuyên); miếu Ông, miếu Bà
(huyện Mèo Vạc); di tích lịch sử Nàn Ma, di tích khảo cổ học Bãi Đá cổ Nấm Dẩn
(huyện Xín Mần).v.v… đều có giá trị phục vụ tham quan và du lịch tâm linh.
b) Lễ hội (văn hoá phi vật thể): 19 dân tộc ở Hà Giang đều có nếp sinh hoạt
và tập tục lễ hội riêng góp phần làm nên bản sắc văn hóa đa sắc tộc của Hà Giang.
Có thể nhận thấy các lễ hội của đồng bào vùng cao tỉnh Hà Giang không có quy
mô rộng lớn như những lễ hội vùng xuôi nhưng với những giá trị nguyên bản đã
tạo nên nét đặc sắc riêng, độc đáo. Các lễ hội đặc sắc được đánh giá là tài nguyên
du lịch gồm lễ hội Lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng; lễ hội Cấp sắc của đồng

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

20


bào Dao; lễ hội Gầu tào của đồng bào Mông hay lễ hội Nhảy lửa của đồng bào Pà
Thẻn, chợ tình Khau Vai…(Xem phụ lục 3).
* Lễ hội Gầu tào (Hội chơi đồi hay chơi núi mùa xuân)
Là lễ hội của đồng bào dân tộc Mông được tổ chức sau ngày mùng 2 tết, kéo
dài 1 đến 3 ngày trên những khu đồi tương đối bằng, thuận đường đi lại. Ngoài
phần lễ có các trò chơi dân gian: bắn nỏ, quay cù, đánh yến, ném quả pao, hát gầu
plềnh và đặc biệt là thi múa khèn trên cọc…Lễ hội Gầu tào thể hiện gần như đầy
đủ các loại hình văn hoá dân gian của dân tộc Mông.
* Lễ hội Cấp sắc
Đây là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong đời một người đàn ông
Dao để thừa nhận là người đàn ông trưởng thành. Lễ Cấp sắc có nhiều nghi lễ như:
đội đèn, giữ đèn, hạ đèn, giao binh mã, trình diện Ngọc Hoàng, cấp bản sắc, tạ ơn
ma tổ tiên và thần thánh…Xen lẫn giữa các nghi lễ là rất nhiều điệu múa cổ truyền
của dân tộc Dao.
* Lễ hội Nhảy lửa
Người Pà Thẻn tập trung sinh sống tại các huyện Quang Bình, Bắc Quang. Lễ
hội nhảy lửa của người Pà Thẻn thường được tổ chức vào tháng 10 âm lịch hàng
năm sau khi người dân đã thu hoạch xong. Lễ hội với nhiều nghi thức mang màu
sắc thần bí, hấp dẫn…Nhảy lửa là một tục lệ mang tính chất cộng đồng, là dịp để
mọi người cùng nhau vui vẻ, thư giãn.
* Lễ hội Lồng tồng (Lễ hội xuống đồng)
Là lễ hội quan trọng và là lễ hội lớn của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Lễ
hội được tổ chức hàng năm vào mùa xuân cầu cho mưa thuận gió hoà để cho dân
làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu. Sau phần lễ, diễn ra nhiều trò chơi như: Tung

còn, đánh yến, đánh quay, kéo co, hát đối đáp… Với những nét văn hoá đặc sắc, lễ
hội Lồng tồng ngày càng thu hút đông du khách trong và ngoài tỉnh tham dự.
Những năm gần đây, lễ hội Lồng tồng ở xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên vào
Rằm tháng Giêng, sau lễ dâng hương chùa Sùng Khánh là địa điểm hấp dẫn khách
du lịch.
* Chợ tình Khau Vai
Khau Vai (theo tiếng Tày, Nùng có nghĩa là đèo gai) còn gọi là chợ Phong
Lưu, chợ tình Khau Vai, có từ gần 100 năm nay. Chợ diễn ra ở xã Khau Vai,
huyện Mèo Vạc (trong không gian CVĐCTCCNĐ Đồng Văn) và chỉ họp mỗi năm
một lần vào tối 26 và ngày 27 tháng 3 âm lịch. Chợ tình không chỉ dành riêng cho
những lứa tuổi biết yêu mà còn dành cho mọi lưá tuổi, mọi gia đình, của những
người yêu nhau nhưng chẳng lấy được nhau. Đây là một hoạt động văn hoá, phong
tục độc đáo hiếm có ở Việt Nam và trên thế giới và trở thành tài nguyên du lịch giá
trị.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

21


Có thể nhận thấy, với điều kiện sinh sống đặc trưng của đồng bào các dân tộc,
các lễ hội trên thường chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp ở làng bản của mình. Bên cạnh
đó, có những lễ hội vì nhiều nguyên nhân khách quan đã không được tổ chức từ
lâu. Chính vì vậy, để giữ gìn và bảo tồn giá trị truyền thống các dân tộc, những
năm gần đây, Chính quyền tỉnh Hà Giang đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên,
cứu, sưu tầm và khôi phục lễ hội ở một số dân tộc. Tuy nhiên kết quả vẫn còn khá
khiêm tốn. Thực tế là còn rất nhiều lễ hội đặc sắc của đồng bào cần được khôi
phục, gìn giữ và giới thiệu để phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc
phục vụ du lịch.

Ngoài các lễ hội đặc sắc có giá trị du lịch cao kể trên, ở Hà Giang còn có một
số lễ hội có thể khai thác phát triển du lịch như: Lễ hội đền Mẫu ở thành phố Hà
Giang; Lễ hội cầu mưa của đồng bào Lô Lô ở huyện Mèo Vạc; Lễ hội cầu mùa của
dân tộc Dao xã Cao Bồ huyện Vị Xuyên; Lễ cúng thần rừng của dân tộc Pu Péo
huyện Đồng Văn; chọi trâu ở Vị Xuyên, chọi bò ở Mèo Vạc, chọi dê ở Hoàng Su
Phì.v.v...
c) Làng nghề truyền thống: Ngành nghề truyền thống của các dân tộc Hà
Giang phong phú và đa dạng như nghề rèn (người Mông, Dao, Cờ Lao...), trồng
lanh, kéo sợi, dệt vải, in hoa trên vải bằng sáp ong, đan lát,... (người Dao), nghề
mộc của người Cờ Lao...Đây là tài nguyên du lịch cho khách tham quan, trải
nghiệm và bán hàng lưu niệm (Danh mục đầy đủ xem phụ lục 4).
* Nghề dệt lanh Hợp Tiến (Lùng Tám)
Làng nghề nổi tiếng sản phẩm dệt vải lanh truyền thống trong và ngoài nước
của đồng bào Mông thuộc xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ (trong không gian
CVĐCTCCNĐ Đồng Văn). Sản phẩm của làng nghề rất đa dạng như vải may mặc,
quần áo, túi sách tay, khăn, gối, ví các loại…được dệt, thêu từ chất liệu cây lanh
địa phương với những nét hoa văn truyền thống của đồng bào Mông có từ ngàn đời
trên Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là điểm tài
nguyên du lịch quan trọng.
* Nghề đan lát
Nghề đan lát của các dân tộc ở Hà Giang đã từng có sự phát triển rất mạnh.
Người dân từ xưa đã rất khéo léo và tài tình trong việc phối hợp các loại vật liệu để
tạo ra không chỉ sự đa dạng của sản phẩm mà còn mang nét tự nhiên hết sức quyến
rũ như mây để làm quai, cuốn cạp; cây guột, cây tế.v.v…
Hàng mây tre đan xuất khẩu ở Việt Quang (Bắc Quang), thị trấn Vị Xuyên
(huyện Vị Xuyên) cũng đã bước đầu gây sự chú ý của khách hàng. Nhiều đồ mỹ
nghệ được sản xuất từ gỗ địa phương cũng đã được chào hàng ở khắp mọi nơi
trong nước.
* Nghề chạm bạc
Nghề chạm bạc truyền thống của người Dao ở Hà Giang đã có từ cách đây

hàng trăm năm. Nhưng hiện nay chỉ còn tồn tại rải rác trong các hộ gia đình ở một
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

22


số xã vùng sâu, vùng xa của các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Yên
Minh, Mèo Vạc. Sản phẩm gồm các loại vòng bạc, hoa trang trí, xà tích, tăm, lắc,
xuyến, hoa tai, nhẫn, chuông...nghề không những chỉ có giá trị về kinh tế này mà
còn góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc cho đồng bào dân tộc Dao ở Hà Giang.
* Nghề chế tác khèn Mông
Sưu tầm, khai thác, bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật nhạc cụ khèn
Mông như: Chế tác khèn mông, múa khèn, thổi các bài khèn truyền thống, bài
khèn trong sinh họat văn hóa tín ngưỡng, truyền thống của đồng bào dân tộc
Mông. Thông qua các tiết mục biểu diễn và giới thiệu các hoạt động liên quan đến
cây khèn Mông như: Cúng xin Khèn, Nhảy khèn; Lễ hội Khèn Mông huyện Đồng
Văn tổ chức 1 năm một lần vào dịp 2.9 góp phần thúc đẩy ngành du tỉnh Hà Giang
phát triển.
Đầu tư kinh phí xây dựng thôn Tả Cồ Ván, xã Hố Quáng Phìn (Đồng Văn)
thành một làng nghề làm khèn truyền thống. Qua đó sẽ phát huy được một nghề
mang tính “vừa vật thể, vừa phi vật thể” trong vốn văn hóa của dân tộc Mông.
d) Các đặc sản và văn hoá ẩm thực: Hà Giang có nhiều sản vật tự nhiên và
món ăn độc đáo hấp dẫn du khách và trở thành tài nguyên du lịch nhân văn như
cháo đắng (hay cháo Ấu tẩu), thịt bò hun khói, thịt trâu gác bếp, lạp xường vùng
cao, thắng cố, mẻn mén, cơm lam, xôi ngũ sắc, thảo quả muối, nấm hương, măng
rừng khô, rượu thóc Nàng Đôn, Tùng Bá, rượu ngô Thanh Vân, Thiên Hương,
rượu Ngô Hạ Thổ, chè san tuyết, cam sành, mật ong hoa bạc hà.v.v…Hương vị của
những món ăn trên góp phần thu hút khách và kéo dài thời gian lưu lại trên đất Hà
Giang.

e) Chợ phiên vùng cao: Chợ phiên là một nét văn hóa khá độc đáo và không
thể thiếu ở Hà Giang. Chợ không chỉ là nơi mua bán hàng hóa mà còn là nơi giao
lưu, gặp gỡ, trao cho nhau ánh mắt, nụ cười, uống rượu ngô quây quần xung quang
chảo thắng cố. Trong phiên chợ có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa như thổi
khèn, đàn môi, hát giao duyên.v.v…Chợ phiên trở thành tài nguyên du lịch văn
hóa. Các chợ phiên ở Hà Giang có thể khai thác phục vụ du lịch như chợ Sà Phìn,
chợ Lũng Phìn (huyện Đồng Văn); Chợ cửa khẩu Bạch Đích - Giàng Vản, chợ Du
Tiến (huyện Yên Minh); Chợ cửa khẩu Nghĩa Thuận - Pả Pú; chợ cửa khẩu Phó
Bảng - Đổng Cán; Chợ Săm Pun - Điền Bồng; chợ Lũng Làn (Sơn Vĩ) - Pờ Tú;
chợ Thượng phùng - Thèn Pàng; Chợ trung tâm các huyện Đồng Văn, Quản Bạ;
Mèo Vạc, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xín Mần.v.v...
g) Tài nguyên du lịch cộng đồng: Các bản dân tộc thiểu số với bản sắc văn
hóa đặc trưng kết hợp môi trường cảnh quan, nghề thủ công truyền thống tạo thành
nguồn tài nguyên giá trị để phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang. Có thể
đánh giá các điểm tài nguyên du lịch cộng đồng điển hình như: Bản dân tộc Tày
thôn Hạ Thành (thành phố Hà Giang), bản dân tộc Tày thôn Thanh Sơn (huyện Vị
Xuyên), bản dân tộc Tày thôn Làng Giang và bản Dao đỏ Phìn Hồ (huyện Hoàng
Su Phì), bản dân tộc Tày thôn Nà Ràng (huyện Xín Mần), bản dân tộc Pà Thẻn
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

23


thôn My Bắc, bản Chì và bản Chang (huyện Quang Bình), bản dân tộc Dao thôn
Nậm An và bản Khiềm người Tày (huyện Bắc Quang), bản Lạn dân tộc Tày
(huyện Bắc Mê), bản dân tộc Dao Nặm Đăm (huyện Quản Bạ), bản dân tộc Giáy
thôn Bục Bản (huyện Yên Minh).v.v…(Danh mục đầy đủ tham khảo phụ lục 11).
2. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
2.1. Hệ thống giao thông

Mạng lưới giao thông Hà Giang chủ yếu là đường bộ liên kết các địa phương
trong tỉnh cũng như kết nối với các tỉnh lân cận. Giao thông đường thuỷ không
phát triển mặc dù mạng lưới sông suối nhiều nhưng do điều kiện địa hình phức tạp
bị chia cắt mạnh với nhiều núi cao hiểm trở, dộ dốc lớn, lòng sông hẹp và cạn,
nhiều ghềnh đá và đá ngầm, khan cạn vào mùa khô. Hiện tại chưa có giao thông
đường sắt và hàng không, mặc dù có sân bay Phong Quang là sân bay quân sự
nhưng đã không được sử dụng và bỏ hoang từ lâu; về giao thông nông thôn, 100%
xã có đường ô tô đến trung tâm, tuy nhiên điều kiện đi lại vẫn còn chênh lệch lớn
giữa các vùng trong tỉnh. Đánh giá hệ thống giao thông có ảnh hưởng đến hoạt
động du lịch như sau:
2.1.1. Hiện trạng
a) Giao thông đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ tỉnh Hà Giang hiện có
8.624,1 km, trong đó:
- Quốc lộ:
454 km chiếm 6,8%,
- Đường tỉnh:

264 km chiếm 3,1%,

- Đường huyện:

2139,4 km chiếm 24,7%,

- Đường xã:
- Đường đô thị:

5.457,7 km chiếm 63,3%,
180,4 km chiếm 2,1%.

Ngoài ra, còn có đường thôn bản, ngõ xóm, đường chuyên dùng tại các khu

cụm công nghiệp và đường nội đồng.
Quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có 4 tuyến quốc lộ là QL2, QL4C,
QL279 và QL34. Mạng quốc lộ hình thành theo các trục Đông Bắc - Tây Nam và
trục ngang Đông - Tây. Trục Đông Bắc - Tây Nam gồm: Quốc lộ 2 là tuyến đường
huyết mạch nối thủ đô Hà Nội với Hà Giang và Trung Quốc qua các tỉnh Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và thông qua cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ; quốc
lộ 4C từ TP.Hà Giang qua Mèo Vạc đến huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng;
trục ngang Đông - Tây gồm các QL34 từ Cao Bằng sang thành phố Hà Giang và
QL279 từ Quảng Ninh qua Lạng Sơn tới huyện Bắc Quang sang Lào Cai, Lai
Châu, Điện Biên. Nhìn chung các tuyến quốc lộ có thế độc đạo, quanh co, chạy
qua các địa hình phức tạp, cự ly tương đối dài. Các tuyến quốc lộ có tổng chiều dài
khoảng 454km trong đó mặt bê tông nhựa chiếm 20,53%, mặt đá dăm nhựa chiếm
71,7%, còn lại là mặt đất chiếm 7,7%.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

24


Đường tỉnh: Đường tỉnh ở Hà Giang hiện có các tuyến 176, 177, 178, 181,
182, 183, 183. Hệ thống đường tỉnh của Hà Giang phân bố không đều, hầu hết các
đường tỉnh tập trung ở khu vực TP.Hà Giang và các huyện Bắc Quang, Hoàng Su
Phì, Xín Mần và Quang Bình. Tuy nhiên, hệ thống đường tỉnh của tỉnh Hà Giang
cũng cơ bản đảm bảo chức năng kết nối từ hệ thống quốc lộ đến trung tâm các
huyện, các cửa khẩu biên giới Trung Quốc và các tỉnh lân cận và phục vụ du lịch.
Đường huyện: Hiện toàn tỉnh có 187 tuyến đường huyện, đây là các tuyến
đường đến trung tâm xã, các đường liên xã và đường ra các cửa khẩu với 100% xã
đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Phần lớn các tuyến đường mới chỉ đạt tiêu
chuẩn đường GTNT loại A hoặc B. Trong đó đó kết cấu mặt bê tông xi măng

182,7 km chiếm 8,56%, đá dăm nhựa 890,7 km chiếm 41,5%, cấp phối 179,7 km
chiếm 8,42% và đường đất 886,3 km chiếm 41,52%. Về tình trạng đường tính theo
tổng chiều dài có khoảng 18,4% là tốt, 31,9% là trung bình, còn lại 49,7% là
đường xấu và rất xấu.
Hệ thống cầu cống trên đường huyện chủ yếu vẫn có quy mô nhỏ, chất lượng
kém, hạn chế lưu thông, đặc biệt là cho các phương tiện vận tải lớn.
Còn một số xã, chủ yếu là các xã miền núi, vùng sâu vùng xa đường đến
trung tâm xã còn rất khó khăn vào mùa mưa, thậm chí còn bị gián đoạn giao thông
cục bộ.
Đường xã: Hệ thống đường xã có tổng chiều dài khoảng 5.457,7 km chủ yếu
là đường liên xã, liên thôn bản với tiêu chuẩn GTNT A và B. Về kết cấu mặt, mặt
láng nhựa 330,2 km, bê tông xi măng hóa được khoảng 327,9 km, đường đá dăm
36 km, đường cấp phối 939,1 km và đường đất khoảng 3.824,5 km.
Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường xã có chất lượng thấp, nhiều cầu
yếu, cầu treo hạn chế phương tiện lưu thông và mất an toàn giao thông.
Đường đô thị: Đường trong thành phố Hà Giang đạt tiêu chuẩn đường đô thị
và một số thị trấn huyện lỵ có các đoạn tuyến của quốc lộ, đường tỉnh đi qua đã
được mở rộng theo tiêu chuẩn đường đô thị. Tổng chiều dài đường đô thị của tỉnh
là 180,4km (không tính đường ngõ xóm), trong đó thành phố Hà Giang có tỉ lệ
đường đô thị cao nhất với tổng chiều dài 74,1km, các huyện khác có chiều dài
đường đô thị dao động trong khoảng từ 5 km đến 25 km. Kết cấu mặt của đường
đô thị: 40,2% mặt bê tông nhựa; 27,1% mặt láng nhựa; 13,7% bê tông xi măng;
5,7% cấp phối và 16,1% là đất.
Toàn tỉnh có 1 cửa khẩu Quốc tế và một số cửa khẩu tiểu ngạch đang hoạt
động. Cửa khẩu Thanh Thủy – Thiên Bảo là cửa khẩu Quốc tế nối Hà Giang (Việt
Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), tuyến QL2 ra cửa khẩu hiện đã được nâng
cấp. Các tuyến đường ra các cửa khẩu tiểu ngạch thông thương với Trung Quốc
như: Cửa khẩu Mốc 198 (huyện Xín Mần) – Đô Long ( Mã Quan); cửa khẩu Nghĩa
Thuận (huyện Quản Bạ) - Pà Pú (Ma Ly Pho); cửa khẩu Bạch Đích (huyện Yên
Minh) – Giàng Ván (MaLyPho) và cửa khẩu Phó Bảng (huyện Đồng văn) – Đồng

Cán đều đã được nâng cấp rải nhựa. Còn một số tuyến đường ra các lối mở biên
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 58 Kim Mã, Hà Nội, Tel. 043 73 43 131; FAX: 04 3 84 89 377

25


×