Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai Xem nội dun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.9 KB, 29 trang )

Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đến năm 2010 đã cơ bản thoát khỏi
nước nghèo (GDP đạt trên 1.200 USD/người/năm) nhờ đó mà bộ mặt nông thôn đã có
nhiều thay đổi tích cực, nhiều “làng hoá phố”, nhiều làng nghề phát triển, ... Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển gặp nhiều bất cập, thiếu đồng bộ như: thiếu đất để xây
dựng các công trình công cộng; môi trường bị ô nhiễm; nhiều vị trí dân cư có nguy cơ
sạt lở; .... đang là những thách thức cho công tác quản lý. Công tác quy hoạch nông
thôn mới được kỳ vọng là sẽ xây dựng lên một không gian kiến trúc của một vùng quê
hài hoà giữa việc xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật với cảnh quan môi
trường và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc.
Mặt khác nước ta là nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trên
70% dân số sống tại nông thôn nên việc Đảng và Nhà nước ta đã ban hành bộ tiêu chí
quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhằm xây dựng một nông thôn hiện đại nhưng
vẫn giữ được dáng dấp truyền thống của một nông thôn Việt Nam, đáp ứng được yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới CNH - HĐH nông nghiệp nông
thôn là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án quy hoạch nông thôn mới.
Quan Thần Sán nằm cách trung tâm huyện lỵ Si Ma Cai 10 km về phía nam,
cách trung tâm thành phố Lào Cai 105 km về phía đông, có tuyến tỉnh lộ đi qua. Điều
kiện đất đai, khí hậu tương đối thuận lợi để phát triển nông - lâm nghiệp mang tính sản
xuất hàng hóa cao như: Ngô hàng hóa, đậu tương hàng hóa; phát triển chăn nuôi đại
gia súc, cây dược liệu (Thảo quả, Astiso) ...
Công tác Quy hoạch xây dựng xã Quan Thần Sán nhằm đánh giá rõ các điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đưa ra định hướng phát triển về không gian, về mạng
lưới dân cư, về hạ tầng kỹ thuật, xã hội nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh về sản
xuất nông nghiệp như: trồng sản xuất thuốc lá, ngô hàng hoá, đậu tương hàng hoá,
rừng; công nghiệp – TTCN và thương mại dịch vụ của địa phương. Quy hoạch này
cũng tính đến nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của lũ lụt, lũ quét trên địa bàn


toàn xã để chủ động quản lý xây dựng, quản lý đất đai tại địa phương đảm bảo kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội đề ra.
Xuất phát từ tình hình thực tế, được sự chỉ đạo của tỉnh, huyện, sự đồng thuận,
hưởng ứng của Đảng uỷ, HĐND - UBND xã, cán bộ và nhân dân các dân tộc xã Quan
Thần Sán quyết tâm xây dựng và phát triển toàn diện để Quan Thần Sán trở thành một
xã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới.
2. Các căn cứ pháp lý để lập đề án quy hoạch.
Căn cứ Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban
Chấp hành TW khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ Ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện thực hiện Ngị quyết Hội nghị lần
thứ 7 BCH Trung ương (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;

1


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh lào Cai đến năm
2020;
Căn cứ Thông tư số 07/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu

chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 05/8/2010 của Bộ Xây dựng quy
định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới;
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT - BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 16/3/2010 của UBND tỉnh Lào Cai về
phê duyệt kế hoạch triển khai Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào
Cai;
Căn cứ Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 05/8/2010 của UBND tỉnh Lào Cai về
triển khai Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010
– 2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Căn cứ Hướng dẫn số 01/HD-SXD ngày 07/4/2010 của Sở xây dựng Lào Cai
về quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Thông báo 238 - TB/TƯ ngày 07/4/2009 của Ban Bí thư về chương
trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH.
Căn cứ Quyết định số 800/2010/QĐ - TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Công văn số 2543/BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc hướng dẫn đánh giá và lập báo cáo xây dựng nông thôn mới cấp xã giai
đoạn 2010 - 2010 định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Văn bản số 752/BCĐ - SNN ngày 29/6/2010 của BCĐ nông thôn mới
tỉnh Lào Cai về việc hướng dẫn đề cương và xây dựng đề án tổng thể xây dựng nông
thôn mới;
Căn cứ Quyết định số: 3563/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 của UBND tỉnh Lào
Cai về việc ban hành Quy định trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý
quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Quyết định số: 2226/QĐ-UBND ngày 09/8/2010 của UBND tỉnh Lào
Cai về việc hỗ trợ kinh phí xây dựng quy hoạch các xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới năm 2010 tỉnh Lào Cai;
Căn cứ Kế hoạch số 43/KH - UBND ngày 22/4/2010 của UBND huyện Si Ma
Cai về việc triển khai Quyết định số: 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;

2


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

Căn cứ báo cáo điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của
xã Quan Thần Sán;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Quan Thần Sán nhiệm kỳ 2010 - 2015;
3. Đối tượng và phạm vi lập đề án quy hoạch.
- Đối tượng: Nghiên cứu điều tra, khảo sát lập quy hoạch theo 19 tiêu chí được
tóm tắt thành 11 lĩnh vực sau:
+ Công tác quy hoạch;
+ Chuyển dịch hạ tầng kinh tế – xã hội;
+ Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập;
+ Giảm nghèo và anh ninh xã hội;
+ Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở địa phương;
+ Phát triển giáo dục, đào tạo ở địa phương;
+ Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân ở địa phương;
+ Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông ở địa phương;
+ Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở địa phương;
+ Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, chính trị, chính trị
xã hội trên địa bàn;
+ Công tác an ninh, trật tự xã hội ở địa phương;

- Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch:
+ Toàn bộ 5/5 thôn bản trong xã;
+ Thời kỳ quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
4. Mục tiêu quy hoạch.
Hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Quan Thần Sán giai đoạn
2015 - 2020.
5. Phương pháp thực hiện.
- Phương pháp tổng hợp các tài liệu đã có: Điều tra thu thập thông tin, tư liệu,
tài liệu đã có, liên quan đến những nội dung quy hoạch.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát và đánh giá bổ sung
các số liệu có liên quan về tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thực địa.
- Phương pháp phân tích thống kê: Đánh giá các diễn biến, động thái của các
yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đã được theo dõi thống kê trong nhiều năm.
- Phương pháp chồng ghép bản đồ: Chồng ghép các loại bản đồ nhằm thể hiện
các đặc điểm tình hình, thổ nhưỡng..., hiện trạng kinh tế - xã hội của vùng.
- Phương pháp chuyên gia hội thảo: Tập hợp các ý kiến của các chuyên gia về
lĩnh vực có liên quan.
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng
bằng phỏng vấn trực tiếp hoặc bằng các phiếu điều tra in sẵn. Có sự phối hợp của các
cơ quan đơn vị, địa phương, người dân tham gia vào xây dựng đề án.
6. Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng.
- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2010 của Bộ Xây dựng ban hành về
tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- QCXDVN số 01/2008/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về QHXD;

3


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai


- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn (QCVN
14/2009/BXD);
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/6/2008 của Bộ Xây dựng Ban hành
nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ đồ án xây dựng quy hoạch;
- Thông tư số 07/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 05/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định
việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
- Thông tư số 54/2009/TT - BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Phần thứ hai
KHÁI QUÁT CÁC TIỀN NĂNG VÀ NGUỒN LỰC CỦA XÃ
QUAN THẦN SÁN KHI TRIỂN KHAI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội và thực trạng môi trường.
1. Điều kiện tự nhiên.
1.1. Vị trí địa lý và mối liên hệ vùng.
Quan Thần Sán nằm cách trung tâm huyện lỵ Si Ma Cai 10 km về phía nam,
cách trung tâm thành phố Lào Cai 105 km về phía đông, có tuyến tỉnh lộ đi qua, toàn
xã có diện tích tự nhiên là 1.001ha với 5 thôn, dân số 1.665 nhân khẩu.
- Phía Bắc giáp xã Cán Hồ.
- Phía Nam giáp xã Tả Văn Chư (Bắc Hà).
- Phía Tây giáp xã Mản Thẩn, Nàn Sín.
- Phía Đông giáp xã Cán Cấu.
1.2. Địa hình, địa mạo.
Xã Quan Thần Sán là vùng đồi núi, có độ cao từ 1200 - 1.800m, địa hình có độ
dốc lớn trên 25% chiếm tỉ lệ cao, được tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam và thấp dần về phía Bắc, mức độ chia cắt mạnh xen kẽ những dải núi
cao là các thung lũng sâu và nhỏ, nhiều nơi tạo thành vách đứng. Mặt khác do có độ
che phủ rừng thấp nên trong mùa mưa rất dễ xảy ra quá trình rửa trôi, bào mòn tầng

đất mặt và sạt lở diễn ra khá phổ biến. Hơn nữa sông suối của xã có bề rộng nhỏ và
dốc nên cũng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.
1.3 Khí hậu.
Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Lào Cai, xã Quan Thần Sán
mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi vùng cao phía Bắc, được chia thành 2 mùa
rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm hơn 80% lượng mưa của cả năm, thời
tiết nắng nóng, mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thời tiết hanh
khô và lạnh, lượng mưa ít, có tháng hầu như không mưa. Mưa đá thường hay xảy ra
vào các tháng 2, 3 và tháng 4. Lượng mưa trung bình của năm khoảng từ 1.200 - 2.000
mm. Nhiệt độ trung bình của năm thường từ 17 - 20 0c, nhiệt độ thấp xảy ra vào các
tháng 1, 2 và tháng 12, nhiệt độ trung bình tháng từ 10- 12 0c và nhiệt độ cao vào các
tháng 6, 7, 8. Độ ẩm trung bình năm từ 85- 88%. Mặt khác, do chịu ảnh hưởng của hai

4


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

hướng gió chính Đông Bắc và Tây Tây Bắc nên diễn biến thời tiết khí hậu có phần
thay đổi khác biệt theo thời gian và không gian. Một số nơi có năm đã xảy ra hiện
tượng đột biến dị thường với các biểu hiện đặc trưng của hai yếu tố là nền nhiệt độ và
lượng mưa.
1.4. Thuỷ văn:
Trên địa bàn xã không có sông suối lớn, mạng lưới thuỷ văn của xã chủ yếu là
các khe suối nhỏ dày đặc phân thành ranh giới giữa các dãy núi. Tuy nhiên chế độ
nước của các con suối cũng ảnh hưởng theo mùa và nhiều nước về mùa mưa, cạn kiệt
về mùa khô nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của xã.
2. Các nguồn tài nguyên.
2.1. Tài nguyên đất.
Quan Thần Sán là vùng núi cổ có cấu tạo địa hình phức tạp, độ chia cắt mạnh.

Trải qua quá trình sử dụng lâu dài, các yếu tố này ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình
hình thành đất đai. Nguồn tài nguyên đất của xã được hình thành bởi các quá trình cơ
bản sau:
- Quá trình Feralit.
- Quá trình bào mòn, rửa trôi.
- Quá trình bồi tụ.
- Quá trình hình thành mùn.
Các quá trình hình thành đất xẩy ra đồng thời với nhau, các quá trình này thay
đổi theo thời gian, quá trình sử dụng đất, quá trình rửa trôi, quá trình Feralit ngày càng
có nhiều tác động mạnh tới đất của xã hơn quá trình hình thành mùn và bồi tụ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Quan Thần Sán có các loại đất sau:
- Đất mùn đỏ vàng trên đất đá biến chất, loại đá mẹ Firit (Hs): Tầng dầy 50
-120cm, thành phần trung bình, loại đất này có tổng diện tích khoảng 60% phân bố
rộng trên khắp lãnh thổ.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs): Có khoảng 20% ha phân bố phần thấp ven
sông Chảy, loại đất này có tầng dày từ 50 -100cm, thành phần cơ giới thịt trung bình.
- Đất đỏ mùn trên đá sét (Hs): Phát triển trên đá phiến sét, diện tích khoảng
10%, thành phần cơ giới thịt nặng.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): Loại đất này chiếm tỷ lệ không đáng
kể, được hình thành qua quá trình sử dụng lâu đời làm biến đổi cơ, lý, hoá tính của đất.
- Đất thung lũng dốc tụ trồng lúa (Dl): Loại đất này chịu ảnh hưởng mãnh liệt
của quá trình bào mòn, rửa trôi và bồi tụ. Đất này phân bố rộng khắp trên lãnh thổ và
thường ở phần bằng, trũng, độ dốc vừa phải ở các thung lũng.
- Đất phù sa, sông suối (Py): Loại đất này chiếm tỷ lệ không đáng kể, chủ yếu là
các bãi nhỏ dọc sông Chảy, được hình thành trong quá trình lắng đọng phù sa sông
Chảy.
- Đất mòn, trơ sỏi đá: Đây là sản phẩm chủ yếu được hình thành qua quá trình
sử dụng đất lâu đời và chịu tác động mãnh liệt của quá trình bào mòn, rửa trôi. Loại
đất này phân bố rải rác trên địa bàn xã.


5


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010

1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.1.1
1.1.1.1.2
1.1.1.1.3
1.1.1.2
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.1.1
1.2.1.2
1.2.2
1.2.2.1
1.2.2.2
1.3
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1

2.2.2
2.2.3
2.2.3.1
2.2.3.2
2.2.3.3
2.2.3.4
2.2.4
2.2.4.1
2.2.4.2

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất chuyên trồng lúa nước
Đất trồng lúa nước còn lại
Đất trồng lúa nương
Đất trồng cây hàng năm còn lại
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất có rừng tự nhiên sản xuất
Đất có rừng trồng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất có rừng tự nhiên phòng hộ
Đất có rừng trồng phòng hộ
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất phi nông nghiệp
Đất ở

Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp
Đất quốc phòng, an ninh
Đất sản xuất , KD phi nông nghiệp
Đất khu công nghiệp
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
Đất cho hoạt động khoáng sản
Đất sản xuất VL xây dựng, gốm sứ
Đất có mục đích công cộng
Đất giao thông
Đất thủy lợi

6

NNP
SXN
CHN
LUA
LUC
LUK
LUN
HNC
CLN
LNP
RSX
RSN
RST
RPH

RPN
RPT
NTS
PNN
OTN
ONT
ODT
CDG
CTS
CQA
CSK
SKK
SKC
SKS
SKX
CCC
DGT
DTL

1.001,00
754,95
415,45
383,45
72,65
62,05
10,60
310,80
32,00
339,50
163,80


100,00
75,42
41,50
38,31
7,26
6,20
1,06
31,05
3,20
33,92
16,36

163,80
175,70
175,70

16,36
17,55
17,55
6,88
0,93
-

68,89
9,26

45,52
0,33


4,55
0,03

-

-

45,19
30,19
7,68

4,51
3,02
0,77


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

2.2.4.3
Đất để chuyền dẫn NL, TT, truyền thông DNT
2.2.4.4
Đất công trình bưu chính, viễn thông
DBĐ
2.2.4.5
Đất cơ sở văn hóa
DVH
2.2.4.6
Đất cơ sở y tế
DYT
2.2.4.7

Đất cơ sở giáo dục, đào tạo
DGD
7,32
0,73
2.2.4.8
Đất cơ sở thể dục, thể thao
DTT
2.2.4.9
Đất chợ
DCH
2.2.4.10 Đất có di tích, danh thắng
LDT
2.2.4.11 Đất bãi thải, sử lý chất thải
RAC
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
1,00
0,10
2.5
Đất sông suối, mặt nước
SMN
13,11
1,31
2.5.1
Đất sông suối.
SON

13,11
1,31
2.5.2
Đất có mặt nước
MNC
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
3
Đất chưa sử dụng
CSD
177,16
17,70
2.2. Tài nguyên nước.
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước mưa được
lưu giữ. Nguồn nước mặt của xã tuy phân bố đều khắp trên lãnh thổ, không bị ô nhiễm
song đang trong tình trạng cạn kiệt, đặc biệt là vào mùa khô; Địa hình chia cắt mạnh,
hậu quả của canh tác bất hợp lý là tác nhân chính làm cho nguồn nước mặt của xã
đang trong tình trạng suy kiệt gây bất lợi cho sản xuất và đời sống dân sinh các đồng
bào dân tộc vùng cao.
- Nguồn nước ngầm: Ảnh hưởng của hiện tượng Castơ tạo ra các hố thoát nước
mặt và độ che phủ rừng thấp là nguyên nhân gây ra tình trạng mực nước ngầm thấp,
trữ lượng nước cạn kiệt, hiện tượng này gây nên tình trạng khô, nứt bề mặt phá huỷ
đất, thảm thực vật có nguy cơ bị suy thoái.
- Nước sinh hoạt: Bắt đầu xảy ra tình trạng khan hiếm trong mùa khô, trong
những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng cùng với các dự án như chương trình
135, định canh, định cư…đã đầu tư xây dựng các bể nước nhằm cung cấp nước sinh
hoạt cho nhân dân trong huyện. Các dự án này góp phần tháo gỡ sự khó khăn về thiếu
nước sinh hoạt của nhân dân trong thời gian qua. Tuy nhiên để giải quyết tình trạng
thiếu nước triệt để và bền vững thì trong những năm tới cần đẩy mạnh việc trông rừng,

phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm khôi phục nguồn tài nguyên nước.
2.5. Tài nguyên rừng.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 339,5ha chiếm 33,91 % tổng diện tích
tự nhiên, trong đó:
- Rừng sản xuất 163,8 ha
- Rừng phòng hộ 175,7 ha
Rừng tự nhiên của xã Quan Thần Sán phần lớn là rừng phục hồi sau nương rẫy,
rừng sau khai thác nghèo kiệt trữ lượng rất thấp; rừng trồng chủ yếu là Sa mộc, Tống
quá sủ phần lớn đều mới trồng những năm gần đây. Trong thời gian tới cần tăng cường

7


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

bảo vệ và phát triển rừng để tăng độ che phủ nhằm bảo vệ tài nguyên nước, đất và môi
trường sinh thái.
3. Điều kiện kinh tế - xã hội.
3.1. Tài nguyên nhân lực, mức sống của cộng đồng dân cư.
- Tài nguyên nhân lực.
Xã Quan Thần Sán hiện có nguồn nhân lực tương đối dồi dào, toàn xã có 284
hộ, 1.711 khẩu, quy mô trung bình 6 khẩu/hộ; mật độ dân số 171 người/km 2, tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên khoảng 2%. Nhìn chung Quan Thần Sán là xã có mật độ dân số cao so
với trung bình toàn huyện song phân bố không đồng đều.
Toàn xã có 836 lao động trong độ tuổi, chiếm 52,99% dân số. Chia ra: lao động
làm nông nghiệp là 493 người, chiếm 83,61%; lao động làm dịch vụ, thương mại và
trong ngành khác là 343 người, chiếm 16,39%. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cần
được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu lao động trong thời
gian tới.
- Mức sống của cộng đồng dân cư: Nhân dân các dân tộc trong xã hiện có

mức sống thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh (mặc dù đã được cải thiện đáng kể từ
khi huyện được tái lập), tỷ lệ đói, nghèo còn cao (chiếm trên 64,78% so với tiêu chí
mới), thu nhập bình quân đầu người đạt 6,2 triệu đồng/người/năm.
3.2. Cơ sở hạ tầng.
- Trụ sở UBND xã, Tổng diện tích chiếm đất 4.295 m 2 trong đó diện tích xây
dựng 2.071 m2, trụ sở UBND xã có kết cấu xây dựng 02 tầng, mái bằng, lợp chống
nóng bằng tôn múi gồm có 9 phòng làm việc, 01 hội trường 3 gian, trang thiết bị công
trình phụ trợ đầy đủ.
3.3. Các yếu tố về văn hóa, nhân văn.
- Về văn hóa: Nhìn chung trình độ văn hoá của lao động nông thôn còn tương
đối thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh và cả nước. Lao động trong xã phần lớn chưa
được đào tạo. Sản xuất trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với tập quán
lạc hậu, việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế.
- Về nhân văn: Trên địa bàn xã có 06 dân tộc sinh sống gồm dân tộc Mông,
Kinh, Nùng, Tày, Dao, Mường mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng trong lễ
hội truyền thống như lễ hội xuống đồng của người Nùng, lễ hội gầu tào, say sán của
người mông... đã tạo ra các hoạt động văn hoá phong phú, đa dạng giàu bản sắc văn
hoá dân tộc, ngày nay những giá trị văn hoá đó cần duy trì, tôn vinh và phát triển.
3.4. Khả năng thu hút vốn đầu tư: Cũng như các xã vùng sâu, vùng xa khác,
Quan Thần Sán có nhiều lĩnh vực có khả năng thu hút đầu tư trong các lĩnh vực đó là:
sơ chế, chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp; phát triển một số sản phẩm đặc sản
của địa phương như: Lợn địa phương, gà đen ....; nấu rượu; du lịch văn hóa gắn với
sinh thái, cộng đồng... Tuy nhiên, là xã vùng sâu, vùng xa nên chưa có cơ hội phát
triển.
3.5. Tiềm năng phát triển du lịch: Quan Thần Sán là xã nằm trên vùng núi cổ,
có địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh, độ dốc tương đối lớn, có vẻ đẹp hùng vĩ, khí hậu
trong lành, mát mẻ, nhân dân các dân tộc trong xã vẫn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc
mình. Mặt khác xã Quan Thần Sán tiếp giáp với xã Tả Van Chư huyện Bác Hà là khu
du lịch của huyện Bắc Hà sẽ tạo lợi thế không nhỏ cho du lịch phát triển.


8


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

3.6. Các chính sách phát triển: Quan Thần Sán hiện đang là xã vùng III –
vùng đặc biệt khó khăn, là xã nằm trong 62 huyện nghèo nhất cả nước (Nghị quyết
30a) nên trong thời gian qua xã đang được hưởng các chính sách đầu tư, phát triển,
xóa đói, giảm nghèo như: chương trình 30a, 135, 102, 112, chương trình hỗ trợ ngành
nông nghiệp & PTNT do Đan Mạch tài trợ (ARD-SPS), Quyết định 33/QĐ-TTg,
Quyết định 1592/QĐ-TTg ... và các chính sách khác.
II. Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của xã đối
chiếu với 19 chỉ tiêu trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.1. Nông nghiệp.
- Trồng trọt: Giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng tưởng qua các
năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh và đúng hướng, trong những năm gần đây đã có
nhiều mô hình, nhiều loại giống được nhân rộng như: cây ngô lai có năng suất cao
(trên 50% diện tích gieo trồng), cây ngô tăng vụ trên đất nương tăng lên nhanh
chóng ...
- Chăn nuôi, thú y: Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định trong năm năm qua
không có dịch bệnh lớn xảy ra; công tác tiêm phòng định kỳ, phòng chống rét cho gia
súc được quan tâm chỉ đạo nên tuy có bị ảnh hưởng do đợt rét đậm, rét hại vụ xuân
năm 2008 nhưng số lượng đàn gia súc đã được khắc phục nhanh, các chỉ tiêu giảm nhẹ
so năm 2005 và mục tiêu năm 2010.
- Hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ khuyến nông hiện tại xã đã có 01 cán bộ
khuyến nông được hưởng phụ cấp chuyên trách, đủ năng lực đảm nhận công tác.
1.2. Lâm nghiệp: Diện tích rừng là 339,5 ha chiếm 33,91 % tổng diện tích tự
nhiên. Hàng năm thường xuyên chăm sóc tốt diện tích rừng hiện có, hàng năm trồng
mới từ 2-3 nghìn cây lâm nghiệp xã hội (khoảng 100ha). Trong những năm qua không

có vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chưa
cháy rừng; công tác cắm mốc 03 loại rừng. Đến nay độ che phủ đạt 30,2%.
1.3. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Duy trì và phát triển các
ngành nghề truyền thống như: gia công may mặc, nấu rượu, rèn đúc nông cụ cơ bản
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, trong đó nghề gia công may mặc
phát triển mạnh tạo việc làm và dần tạo sản phẩm hàng hoá.
1.4. Thương mại, dịch vụ: Do đặc thù là huyện vùng cao, vùng đặc biệt khó
khăn nên hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương trên
lĩnh vực thương mại - dịch vụ còn rất hạn chế chủ yếu là các mặt hàng nông sản của
địa phương nhưng chỉ ở mức độ trao đổi mang tính chất thuần tuý chưa mang tính chất
hàng hoá song có một số hộ kinh doanh buôn bán các mặt hàng yếu phẩm và xăng dầu.
(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)
2. Các hình thức tổ chức sản xuất ở địa phương.
2.1. Tổ hợp tác: Các tổ hợp tác chủ yếu là các tổ phụ nữ vay vốn ngân hàng
chính sách xã hội; tổ nông dân vay vốn ngân hàng chính sách xã hội; câu lạc bộ
khuyến nông; ngoài ra chưa có các tổ hợp tác xã tham gia sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp – TTCN, dịch vụ.
2.2. Hợp tác xã: Quan Thần Sán chưa có hợp tác xã
3. Phát triển hạ tầng kinh tế.

9


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

3.1. Giao thông: Đường liên xã (01 tuyến) được rải cấp phối theo cấp A nông
thôn; đường giao thông liên thôn xe ô tô tải nhỏ có thể đến trung tâm thôn về mùa khô.
Tính đến nay có 5/5 thôn, bản có hệ thống đường giao thông để ô tô và xe máy đến
được thôn vào mùa khô.
3.2. Thủy lợi: Tổng số có 6 tuyến kênh mương thủy lợi, năng lực tưới tiêu đảm

bảo cho 75% diện tích đất lúa nước, hiên trạng hệ thống thủy lợi như sau: Tổng chiều
dài các tuyến thủy lợi là 9.38 km, cơ bản đáp ứng công tác tưới về mùa gieo trồng.
3.3. Cấp điện sản xuất và sinh hoạt: Hiện toàn xã có 02 trạm biến áp với tổng
dung lượng 81,5 KVA, cơ bản điện sinh hoạt đã cung cấp cho 72% số hộ gia đình,
đường dây hạ thế dài 6.382 m, đường dây trung thế 3.771m. Tuy nhiên hiện trạng hệ
thống lưới và trạm biến áp có công suất nhỏ chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của
nghành điện và nhu cầu sử dụng của nhân dân.
4.4. Cấp nước: Tỷ lệ số hộ được dung nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90,14%,
hiện trang có 5 công trình cấp nước sinh hoạt, cung cấp cho 256 hộ gia đình, số hộ còn
lại chủ yếu sử dụng sử dụng chung, tự xây dựng hệ thống dẫn nước, tuy nhiên các
công trình cấp nước sinh hoạt hiện đã xuống cấp cần sửa chữa và yêu cầu.
3.5. Vệ sinh môi trường.
- Đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa đã được quy hoạch song chưa được tuân thủ
nghiêm ngặt mà hình thành những nghĩa địa theo dòng họ, theo gia đình, trong thời
gian tới cần chú trọng xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa để đảm bảo công tác vệ sinh
môi trường nông thôn.
- Đối với bãi rác hiện trên địa bàn xã chưa được quy hoạch và xây dựng nên ở
một số thôn bản dân cư đông đúc, trong thời gian tới cần dành quỹ đất cho việc xây
dựng các bãi rác tập trung để xử lý theo quy trình nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Nhà vệ sinh: hiện trên địa bàn xã mới có khoảng 37% số hộ có nhà vệ sinh,
tập trung tại các thôn đông dân cư, gần đường giao thông, trung tâm xã còn phần lớn
các hộ gia đình ở các thôn khác chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, đây cũng là vấn đề cần
quan tâm trong thời gian tới nhằm giảm ô nhiễm môi trường.
- Chuồng trại: phần lớn các hộ gia đình trong xã đều có chuồng trại nhưng là
chuồng trại chưa hợp vệ sinh (phân,chất thải chăn nuôi chưa được thu gom và xử lý
theo quy định), trong thời gian tới cần vận động nhân dân, kêu gọi các nguồn tài trợ để
xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh.
- Hệ thống nước thải: trên địa bàn xã chưa có hệ thống dẫn nước thải, phần lớn
nước thải dân cư đều chảy vào hệ thống Castơ, nhiều điểm dân cư do đông dân đã bắt
đầu bức xúc về nước thải và ô nhiễm môi trường, đặc biệt về mùa mưa.

Nhân dân các dân tộc trong xã bước đầu đã nhận thức được vấn đề vệ sinh môi
trường song do thiếu nguồn vốn đầu tư, sự quan tâm của các cấp, các ngành nên đây là
vấn đề cần được nghiên cứu, xem xét, tính toán và tổ chức thực hiện một cách nghiêm
túc.
4. Phát triển giáo dục và đào tạo: Hiện nay trên địa bàn xã có đầy đủ các cấp
học từ MN - THPT 483 học sinh. Làm tốt công tác PCGDTH - CMC và PCTHCS, duy
trì trường đạt chuẩn Quốc gia cấp độ I. Các hoạt động dạy và học không ngừng đựơc
nâng cao. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực duy trì tỷ lệ học sinh
chuyên cần từ 95 - 98%. Thực hiện tốt cuộc vận động hai không do Bộ GD&ĐT phát
động. Ngoài ra, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, duy trì và phát huy mô hình nội

10


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

trú và bán trú dân nuôi; xây dựng xã hội học tập, gia đình hiếu học, dòng họ khuyến
học, khuyến tài.
5. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
-Xã có 01 trạm y tế được xây dựng tại thôn Lao Chải, diện tích đất 0,14 ha; diện
tích xây dựng 250 m2, 05 giường bệnh, 06 nhân viên y sỹ phục vụ công tác khám và
chữa bệnh cho nhân dân số lượng các loại bảo hiểm y tế trên địa bàn xã đạt 76,1%
6. Xây dựng đời sống văn hóa, thể thao: Vận động nhân dân không di cư tự
do, không theo đạo trái phép, tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa. Hàng năm
có trên 60% gia đình đạt gia đình văn hoá, 20% thôn văn hoá, 40% cơ quan, đơn vị
văn hoá. Ngoài ra, vận động nhân dân thực hiện tốt các chính sách DS-KHHGĐ,
không tổ chức cưới tảo hôn, sinh con thứ 3. Tuy nhiên tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy
ra.
7. Thông tin truyền thông.
- Bưu điện văn hóa xã: diện tích xây dựng 152,7 m 2, kết cấu xây dựng nhà cấp

4, mái lợp bằng tôn múi. Số hộ dùng điện thoại cố định không dây là 244 người đạt
14,26%, số máy điện thoại trên 100 người là 14 máy, số người dùng điện thoại di động
toàn xã 210 máy chiếm 12,3%, tất cả các thôn bản không có đường truyền Internet.
8. Dân số, giảm nghèo, an sinh xã hội.
8.1. Dân số, dân tộc, lao động và việc làm.
- Dân số: Tính đến tháng 6/2010, tổng số hộ trên địa bàn xã là 282 hộ và 1.711
nhân khẩu.
- Dân tộc: kinh 71 nhân khẩu; Mông 1.628 nhân khẩu; Nùng 4 nhân khẩu; Dân
tộc Tày 05 nhân khẩu; Dân tộc Dao 01 nhân khẩu; Dân tộc Mường 02 nhân khẩu .
- Lao động: Tổng số lao động 836 lao động trong độ tuổi, chiếm 52,99% dân
số. Chia ra: lao động làm nông nghiệp là 493 người, chiếm 83,61%; lao động làm dịch
vụ, thương mại và trong ngành khác là 343 người, chiếm 16,39%.
Với đặc điểm về dân số, cơ cấu và chất lượng lao động như trên, việc phát triển
kinh tế của xã còn gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt là trong việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các nghành thương mại - dịch vụ, công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp, đây là một vấn đề cấp thiết cần các cấp các nghành quan tâm
đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nguồn lao động thông qua các hình thức tập huấn và đào
tạo nghề.
8.2. Thực trạng khu dân cư nông thôn.
- Hiện trạng địa bàn xã có 5 thôn, bản như sau:
1. Thôn Bản Phìn.
2. Thôn Lao Chải.
3. Thôn Sín Chải.
4. Thôn Sừ Pà Phìn.
5. Thôn Hố Sáo Chải.
- Các cụm dân cư chủ yếu tập trung theo tuyến đường liên xã, liên thôn, nơi tập
trung chủ yếu đất canh tác nông nghiệp nên rất thuân lợi cho việc sản xuất nông lâm
nghiệp và trao đổi hàng hoá.
- Khu trung tâm xã: Nằm trên địa bàn thôn Lao Chải Các công trình gồm có:
Trụ sở HĐND – UBND xã, trường mầm non , Trường THCS, Trường tiểu học bưu


11


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

điện văn hóa xã, Trạm y tế xã. Khu trung tâm xã chưa được phê duyệt quy hoạch chi
tiết và đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản.
8.3. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo.
Theo kết quả điều tra đến cuối năm 2010 (theo tiêu chí mới) trên địa bà xã còn
184 hộ nghèo số hộ nghèo còn chưa thoát nghèo là do các nguyên nhân sau:
- Thiếu lao động: 34 hộ.
- Do đông khẩu ăn theo và thiếu kinh nghiệm sản xuất 32 hộ.
- Thiếu phương tiện sản xuất: 23 hộ.
- Thiếu đất canh tác: 18 hộ
- Thiếu vốn sản xuất: 15 hộ.
- Không biết cách làm ăn: 20 hộ.
- Không có việc làm: 20hộ.
- Nguyên nhân khác: 22 hộ.
9. Các vấn đề xã hội khác.
- Chợ nông thôn: Hiện nay không có chợ, Cần đầu tư quy hoạch 01 điểm dịch
vụ (2.000m2)
10. Hệ thống chính trị và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã.
- Tổng số cán bộ cơ sở cấp xã có 18 người, tỷ lệ cán bộ đạt chuẩn 72,2% Trong
đó có 01 người có trình độ ĐH, có 12 người có trình độ trung cấp chuyên môn, sơ cấp
05 người. Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở đầy đủ theo quy định.
- Tình hình hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị xã có 01 đảng
bộ, chi bộ xã có 4 chi bộ với tổng số đảng viên 38 đảng viên. Năm 2010, tỷ lệ Đảng
bộ, chi bộ xã đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Số đảng viên đạt danh
hiệu đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 10%, hoàn thành tốt nhiệm vụ

30% và đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ 60%
11. Công tác an ninh quốc phòng.
- Công tác quốc phòng: Công tác huấn luyện được quan tâm đúng mức vào đi
vào chiều sâu. Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu, kế hoạch giao.
Các cuộc tập luyện, diễn tập đều đạt loại khá trở lên, khu vực phòng thủ được củng cố
vững chắc.
- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
+ An ninh chính trị: Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nắm
chắc địa bàn, ổn định dân cư, hạn chế tình trạng di cư tự do, phụ nữ bỏ đi nơi khác.
III. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở xã.
1. Thuân lợi.
- Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã có nhiều kinh nghiêm lãnh, chỉ đạo công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Sự đồng thuận hưởng ứng của nhân dân các dân tộc Quan Thần Sán là động
lực cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.
- Tiềm năng của đất đai tương đối lớn, các loại đất đa dạng phù hợp với nhiều
loại cây trồng (chủ yếu là cây lâm nghiệp) và phát chăn nuôi đại gia súc, phát triển
dịch vụ du lịch gắn với làng nghề truyền thống.

12


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

- Là xã cách trung tâm huyện lỵ Si Ma Cai 10 km và có đường tỉnh lộ đi qua,
nối liền với xã Tả Văn Chư huyện Bắc Hà.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí phù hợp với nhiều loại cây nông
nghiệp, cây công nghiệp ngắn và dài ngày.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã làm thay đổi dần tính

chất của nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường.
- Cơ sở hạ tầng về văn hóa, giáo dục, y tế … đã được đầu tư cơ bản, đời sống
nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
- Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cho năng xuất cao, các mô hình
sản xuất được đẩy mạnh.
- Hiện nay nhiều chương trình dự án đang được đầu tư, triển khai trên địa bàn
xã, đây là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.
2. Khó khăn.
- Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu nằm trên các khu vực núi đá cao, ảnh
hưởng lớn đến việc khai thác loại đất này vào sử dụng cho các mục đích, mưa lớn tập
trung theo mùa thường gây ra hiện tượng lũ lụt cục bộ, xói mòn, rửa trôi đất, ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân sinh.
- Các nghành kinh tế chưa phát huy được hết khả năng và thế mạnh của địa
phương như công nghiệp – TTCN, thương mại du lịch – dịch vụ.
- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên ngành nông
nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, tiềm năng đất đai và lao
động chưa được khai thác triệt để.
- Trình độ cán bộ cơ sở chưa đồng đều về năng lực quản lý kinh tế, cần có kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.
- Trong những năm tới việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ gây áp lực không nhỏ
đến tình hình sử dụng đất, đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm trong việc bố trí sử dụng
các loại đất trên điạ bàn.
3. Nguyên nhân tồn tại và bài học kinh nghiệm.
3.1. Tồn tại.
- Phát triển kinh tế: Cơ cấu kinh tế đã có bước phát triển khá nhưng chưa bền
vững, tỷ trọng ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn
chậm; một số mô hình phát triển sản xuất chưa được nhân rộng; việc đưa một số loại
cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất gặp nhiều những khó khăn như: Cây ngô
lai..., hoạt động thương mại dịch vụ còn nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã
được đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển

kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Giao thông, thủy lợi: Tuy đã định hướng đầu tư hoặc đã và đang được đầu tư
xây dựng nhưng có những công trình chưa được triển khai hoặc đã được triển khai
nhưng tiến độ chậm; đối với những công trình đã được xây dựng xong nhưng quy mô
còn nhỏ hoặc đã bị xuống cấp nghiêm trọng chưa đáp ứng đầy đủ cho sự nghiệp kinh
tế của địa phương, nguyên nhân chính là:
+ Do địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn. Diện tích tự nhiên có độ dốc trên
0
15 , khí hậu biến đổi thất thường (xảy ra mưa lốc, gió lớn về mùa mưa) nên ảnh hưởng
lớn đến tiến độ thi công và chất lượng công trình.
+ Thiếu hoặc chậm vốn đầu tư.

13


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

+ Công tác quy hoạch các công trình còn manh mún, thiếu đồng bộ.
+ Trình độ, năng lực quản lý của một số cán bộ còn nhiều hạn chế.
+ Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên việc bảo vệ các công
trình công cộng còn yếu.
- Văn hóa – xã hội: Cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y
tế bước đầu đã được đầu tư cơ bản nhưng chưa đồng bộ. Trang thiết bị y tế, dụng cụ
học tập còn thiếu. Tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt thấp. Cơ sở vật chất cho lĩnh vực văn hóa
còn thiếu như: nhà văn hóa trung tâm xã, sân vận động xã, nhà văn hóa thôn bản. Các
hình thức hoạt động văn hóa thể thao như: lễ hội, văn nghệ quần chúng, thi đấu thể
thao ... tuy đã được quan tâm nhưng hiệu quả còn thấp, chất lượng không cao. Đối với
cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, việc thu hút các loại hình
thương mại, dịch vụ, sản xuất chế biến ... phát triển còn chậm.
- Về nhà ở và môi trường khu dân cư: do phong tục tập quán của đồng bào dân

tộc đa phần định cư trên khu vực núi cao, địa hình phức tạp nên việc chú trọng đến nhà
ở và vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại. Những nhà tạm hoặc đã xuống cấp, nước và
chất thải sinh hoạt khu dân cư được xả trực tiếp ra môi trường, việc mai táng của đồng
bào còn rải rác không tập trung, gần nơi ở vì vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường nước, môi trường không khí. Công tác bảo vệ môi trường của các tổ chức kinh
tế, các cơ sở sản xuất chưa được quan tâm đúng mức. Từ những nguyên nhân trên, vấn
đề an sinh xã hội xã Quan Thần Sán có nguy cơ bị giảm sút, ô nhiễm cần được các
cấp, các ngành quan tâm khắc phục.
3.2. Nguyên nhân tồn tại.
- Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất
nông nghiệp, tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng và đời sống dân sinh.
- Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước đôi lúc
chưa nghiêm túc. Một số cán bộ, đảng viên chưa thể hiện tính tiên phong trong việc tổ
chức thực hiện. Trình độ, năng lực của cán bộ chưa đồng đều về quản lý kinh tế. Một
bộ phận nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước.
- Công tác tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng tuy đã thường xuyên
nhưng chưa sâu rộng nhất là trong lĩnh vực sản xuất, phát triển kinh tế.
3.3. Bài học kinh nghiệm.
- Thường xuyên bám sát chương trình, kế hoạch của cấp trên để vận dụng, xây
dựng và tổ chức thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh
quốc phòng trên địa bàn xã.
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính
quyền địa phương. Đổi mới phương thức lãnh đạo, phát huy trí tuệ tập thể, đoàn kết
thống nhất xây dựng chương trình, kế hoạch sát với thực tế và nguyện vọng của nhân
dân.
- Thực hiện tập trung dân chủ, phát huy vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân
trong sự nghiệp phát triển chung của địa phương, chú trọng phát triển nguồn nhân lực
kế cận là người địa phương. Nâng cao nhận thức chính trị, nắm bắt thời cơ, tổ chức
điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết kịp thời những vấn đề phát
sinh.

- Làm công tác tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp, sức mạnh toàn dân,
tận dụng tối đa các nguồn ngoại lực để đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế.

14


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc của cấp ủy đảng, HĐND,
UBND xã trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an
ninh của địa phương.
IV. Một số dự báo liên quan đến đề án quy hoạch xây dựng nông.
1. Dự báo về kinh tế.
- Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới sẽ chịu sự tác động sâu sắc mạnh mẽ của
sự phát triển khoa học công nghệ; các nước phát triển đang có xu hướng đầu tư vốn
vào các nước đang và chậm phát triển. Xã Quan Thần Sán cũng như các địa phương
khác thuộc tỉnh Lào Cai cần tranh thủ thời cơ để thu hút đầu tư bằng sự thông thoáng
môi trường đầu tư, đồng thời đề cao việc lựa chọn những công nghệ thích hợp cho
những lĩnh vực có điều kiện sớm đi nhanh vào công nghệ tiên tiến, gắn với việc sử
dụng có hiệu quả nội lực.
- Tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng được xây dựng sẽ có
tác động mạnh mẽ đến các tỉnh, thành phố bắc bộ, trong đó có Lào Cai. Nước ta đang
bước vào hội nhập kinh tế thế giới, đứng trước rất nhiều cơ hội lớn, nhưng cũng phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức; trong khi đó nguồn nhân lực của Si Ma
Cai còn ở trình độ rất thấp, phong tục tập quán còn có những cản trở cho quá trình tiếp
nhận các thành tựu của khoa học và công nghệ, đây không những là thời cơ mà là
thách thức đối với Si Ma Cai nói chung và Quan Thần Sán nói riêng; giai đoạn tới cần
có biện pháp đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn lao động để hạn chế nguy cơ tụt
hậu.
2. Dự báo về dân số.

- Tổng số hộ dân theo hiện trạng là 284 hộ, số khẩu hiện trang 1.711 người, tỷ
lệ tăng dân số 1.8%, giai đoạn từ 2011- 2020 dự báo dân số tăng như sau:
+ Năm 2020 tổng số hộ 482, dân số 2.023 người.
3. Dự báo về thị trường.
- Đối với thị trường trong nước: là một địa phương thuộc tỉnh Lào Cai, tỉnh đang
trở thành phát huy là vị trí đầu mối trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc
về giao lưu hàng hoá cho nhu cầu thị trường trong nước, trước hết là thị trường nông,
lâm sản.
- Đối với thị trường ngoài nước: với xu hướng tăng cường hội nhập kinh tế của
nước ta với các nước trên thế giới, tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh giao lưu
xuất nhập khẩu hàng hoá, lưu thông nhanh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản.
- Thị trường trong tỉnh, huyện: hiện nay trên địa bàn huyện thiếu nhiều mặt hàng
thiết yếu như: các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao (gạo, thịt gia súc, gia cầm,
rau an toàn …), các sản phẩm thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng, lao động có chất
lượng … trong thời gian tới cần chú trọng.
Như vậy đối với Quan Thần Sán, nếu được tổ chức lại sản xuất, các sản phẩm như
nông, lâm sản (nguồn nguyên liệu tại chỗ, nguồn nhân lực dồi dào), được tiếp thị đầy đủ
sẽ có lợi thế cạnh tranh trong tiêu dùng nội địa và hướng đến xuất khẩu.
4. Dự báo về hình thức tổ chức sản xuất.
Xu thế tất yếu của hình thức tổ chức sản xuất trong thời gian tới là các hộ sản
xuất kinh doanh nhỏ, các hộ nông dân phải liên kết với nhau để tăng sản lượng hàng
hóa, quản lý chất lượng sản sản phẩm, đổi công lao động ... nên trong thời gian tới, với
sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trên địa bàn xã sẽ hình thành nhiều tổ hợp tác,

15


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

trang trại và hợp tác xã hoạt động kinh doanh có hiệu quả (dự kiến năm 2014 có 01

hợp tác xã được thành lập).
Phần thứ ba
QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
I. Quan điểm và mục tiêu.
1. Quan điểm.
Một là: Xây dựng nông thôn mới có vai trò quan trọng, có ý nghĩa trong việc
xây dựng xã theo hướng văn minh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc ... vì vậy xác định
là nhiệm vụ của toàn đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã.
Hai là: Tuân thủ quy hoạch và định hướng phát triển của địa phương, phù hợp
với quy hoạch chung về xây dựng nông thôn mới của huyện, tỉnh.
Ba là: Nông thôn mới phải đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo
tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Bốn là: Kết hợp sức mạnh toàn đảng, toàn dân để xây dựng thành công nông
thôn mới.
Năm là: Xây dựng nông thôn mới mang tính đồng bộ, toàn diện có tính kế thừa,
phát huy nội lực là chủ yếu, người dân đóng vai trò trung tâm, hạt nhân để xây dựng
nông thôn mới.
Sáu là, Tiến hành đồng loạt thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới trên địa
bàn huyện, đồng thời tập trung đầu tư thực hiện theo nguyên tắc:
- Những tiêu chí có tính chất làm động lực để thực hiện các tiêu chí khác.
- Những tiêu chí có tính lan tỏa ảnh hưởng đến việc thực hiện các tiêu chí khác.
- Những tiêu chí gần hoàn thành và có mức đầu tư phù hợp với nguồn lực của
huyện đồng thời củng cố các tiêu chí đã hoàn thành để tạo tính bền vững cho phát
triển.
Bảy là, phấn đấu đến năm 2015 có 17/19 tiêu chí đạt là tiêu chí: thủy lợi; chợ
nông thôn; giáo dục; hệ thống chính trị; an ninh trật tự và an toàn xã hội; y tế; thực
hiện quy hoạch; giao thông nông thôn; cơ sở vật chất văn hoá – thể thao; nhà ở khu
dân cư nông thôn; môi trường; điện sinh hoạt; cơ sở vật chất trường học; bưu điện văn
hóa xã; hình thức sản xuất; văn hóa; thu nhập bình quân của người dân. Phấn đấu cơ

bản đạt 02 tiêu chí đó là: cơ cấu lao động; hộ nghèo.
2. Mục tiêu.
2.1. Mục tiêu tổng quát.
- Tạo sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân các
dân tộc, đảm bảo giai đoạn 2015 – 2020 mức thu nhập bình quân chung của người dân
địa phương ngang bằng và vượt mức thu nhập bình quân toàn tỉnh.
- Ổn định dân cư, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo
hướng nông lâm kết hợp bền vững, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng
các vùng chuyên canh, khai thác triệt để các thế mạnh của cây trồng và vật nuôi có giá
trị kinh tế cao của địa phương như: cây lúa, cây ngô, cây thảo quả, cây dược liệu, cây
cỏ VA 06, chăn nuôi đại gia súc…..

16


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông
nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ, du lịch và công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp, áp dụng các tiến bộ KHKT và sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng
cao hiệu quả kinh tế, phát triển sản xuất gắn với sắp xếp, ổn định dân cư, ổn định
chính trị đảm bảo an ninh quốc phòng và giữ vững trật tự an toàn xã hội.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn gắn với gìn giữ bản sắc văn hóa dân
tộc, nâng cao dân trí và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
- Nâng cao năng lực, sức chiến đấu của hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ cơ sở
đảm bảo đáp ứng được nhu cầu công việc, đồng thời tăng cường năng lực, nhận thức
cho người dân, cộng đồng trong việc quản lý sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng,
công trình phúc lợi công cộng, từng bước phát huy về lợi thế địa lý, khai thác hiệu quả
tài nguyên thiên nhiên để xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới vào giai đoạn 2015 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể.

(1) Cơ cấu kinh tế và tỷ trọng các ngành kinh tế là: Nông lâm nghiệp 40% Thương mại, dịch vụ, du lịch 40% - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 20%.
(2) Tổng sản lượng lương thực bình quân đầu người 500 kg/người/năm; thu
nhập bình quân 22-24 triệu đồng/người/năm.
(3) Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 40 triệu đồng.
(4) Tỷ lệ che phủ rừng đạt 35%.
* Thứ tự ưu tiên trong giai đoạn 2011 – 2015 là:
- Các tiêu chí có tính động lực và lan tỏa lớn: Quy hoạch cấp xã; giao thông;
điện; giáo dục và kết cấu hạ tầng cho giáo dục, đào tạo; văn hóa và cơ sở vật chất cho
văn hóa; hệ thống chính trị; y tế.
- Các tiêu chí cần củng cố, nâng cao chất lượng và tính bền vững của các tiêu
chí sắp hoàn thành: thủy lợi; chợ nông thôn; bưu điện; hình thức tổ chức sản xuất; an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Các tiêu chí cần thực hiện thường xuyên, lâu dài: nhà ở dân cư; phát triển sản
xuất; giảm tỷ lệ nghèo đói; môi trường nông thôn; tỷ lệ lao động trong sản xuất nông
nghiệp.
* Mục tiêu ưu tiên thực hiện giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020:
1.1. Quy hoạch đất đai, quy hoạch sắp xếp dân cư và các ngành, lĩnh vực.
1.2. Giao thông: Nâng cấp các tuyến đường liên xã gồm 1 tuyến dài 5 km:
đường từ TT xã Quan Thần Sán – Cán Hồ (vốn AFD); Nâng cấp đường liên thôn gồm
9 tuyến dài 22,8 km; Làm mới các tuyến đường liên gia gồm 2 tuyến với chiều dài 2
km; Làm mới các tuyến đường ra nương rẫy gồm 3 tuyến với chiều dài 12 km.
1.3. Thủy lợi: Cải tạo nâng cấp 4 tuyến mương với chiều dài 7.38 km; Xây dựng
mới 02 tuyến kênh chiều dài 4.000 m, tưới cho 20 ha.
1.4. Hệ thống điện sinh hoạt: Nâng cấp 02 trạm biến áp hiện có; xây dựng mới
01 trạm biến áp nhằm cung ứng điện cho 95% hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia.
1.5. Hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn: nâng cấp các công trình cấp nước
5 công trình cấp nước sinh hoạt;
1.6. Cơ sở giáo dục đào tạo: Nâng cấp xây dựng hệ thống phòng học, nhà vệ
sinh, phòng tập đa năng, mua sắm trang thiết bị dạy và học; nhà công vụ cho giáo
viên ... cho các trường Mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở.


17


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

1.7. Cơ sở văn hóa, thể dục thể thao: cải tạo nâng cấp 5 nhà văn hóa thôn bản
chưa đạt tiêu chuẩn, xây dựng 01 nhà văn hóa trung tâm xã, sân vận động trung tâm,
cung cấp trang thiết bị cho nhà văn hóa ...
1.8. Xây dựng công trình phụ trợ, ngoại thất, mua sắm trang thiết bị cho trạm y
tế xã.
1.9. Xây dựng 01 điểm dịch vụ..
1.12. Hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh cho 284 hộ.
1.13. Hỗ trợ xử lý nước thải, rác thải, sinh hoạt, công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp và sản xuất chế biến: 5 điểm.
1.14. Xây dựng mới 5 nghĩa trang nhân dân.
1.15. Tập huấn đào tạo cho 750 người.
1.16. Chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất: kiện toàn 5 câu lạc bộ
khuyến nông; xây dựng 01 câu lạc bộ khuyến nông; hỗ trợ 750 hộ nông dân tiếp cận
khoa học kỹ thuật; xây dựng 20 mô hình trình diễn.
1.17. Hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp bao gồm: hỗ trợ giống, vật tư kỹ thuật
cho trồng cây thuốc lá, ngô hàng hóa, đậu tương hàng hóa, lúa đặc sản, sơ chế và chế
biến các sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, chuyển đổi giống
cây trồng, vật nuôi, trồng rừng thay thế nương rẫy ...
1.18. Khai hoang 53 ha ruộng bậc thang, phục hóa đất, tận dụng đất lâm nghiệp
để canh tác nông nghiệp ...
1.19. Đào tạo cán bộ nguồn người địa phương: 17 người.
II. Quy hoạch nông thôn mới xã Quan Thần Sán đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020.
1. Quy hoạch theo các ngành, lĩnh vực.

- Bổ sung quy hoạch đã có: Quy hoạch sử dụng đất đai; quy hoạch trung tâm cụm
xã.
- Xây dựng quy hoạch mới: quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; quy
hoạch phát triển làng nghề; quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội.
2. Quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
2.1. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
2.1.1. Kế hoạch sử dụng đất phân theo giai đoạn (KH 5 năm).
- Các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2015.
+ Đất nông nghiệp 850.9 ha (đất sản xuất nông nghiệp 421.3 ha; đất lâm nghiệp
có rừng 429.6 ha).
+ Đất phi nông nghiệp 84.14 ha (đất ở nông thôn 22,67 ha; đất chuyên dùng
46,86 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,5 ha; đất sông suối, mặt nước 13,11 ha).
+ Đất chưa sử dụng 65.96 ha
+ Thời gian hoàn thành: năm 2011.
(Chi tiết có phụ biểu 01/QH-a,b kèm theo)
- Các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020.
+ Đất nông nghiệp 860.02 ha (đất sản xuất nông nghiệp 415,75 ha; đất lâm
nghiệp có rừng 444,27 ha; đất nuôi trồng thủy sản 9 ha).

18


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

+ Đất phi nông nghiệp 88,41 ha (đất ở nông thôn 26,44 ha; đất chuyên dùng
45,86 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 3 ha; đất sông suối, mặt nước 13,11 ha).
+ Đất chưa sử dụng 52,57 ha.
(Chi tiết có phụ biểu 01/QH-a,b kèm theo)
+ Thời gian hoàn thành: năm 2015.

2.1.2. Quy hoạch sử dụng đất khu trung tâm xã (Dự kiến).
* Đất dự kiến quy hoạch trung tâm xã:
- Tổng diện tích: 19,48 ha. Chia ra:
+ Đất xây dựng công trình cơ quan: 0,49 ha.
+ Đất xây dựng công trình công cộng: 0,19 ha.
+ Đất xây dựng công trình Giáo dục: 0,89 ha.
+ Đất xây dựng trạm Y tế: 0,15 ha.
+ Đất TT – VH : 0,26 ha.
+ Đất Giao thông: 1,5 ha.
+ Đất ở: 3,2 ha.
+ Đất CN-TTCN: 0,56 ha.
+ Đất cây xanh: 6,69 ha.
+ Đất khác: 5,55 ha.
- Thời gian hoàn thành: năm 2011.
2.1.3. Quy hoạch sử dụng đất xây dựng hạ tầng xã hội.
- Trường học:
+ Trường Mầm non: 1,05 ha (đã có 0,585 ha, mở rộng 0,42 ha)
+ Trường Tiểu học số 1: 2.35 ha (đã có 2,154 ha, mở rộng 0,2 ha)
+ Trường Trung học cơ sở: 1,34 ha (đã có 0,542 ha, mở rộng 0,8 ha)
- Trạm y tế: 0,25 ha (trong đó: trạm y tế 0,1 ha;
- Nhà văn hóa, sân vận động: 4 ha.
2.1.4. Quy hoạch đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
- Đường giao thông: 122 ha (hiện có 48,5 ha, mở rộng 73,8 ha)
- Thủy lợi: 13,79 ha (hiện có 10,54ha, mở rộng 3,25 ha)
(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)
2.2. Quy hoạch phát triển nông nghiệp:
2.2.1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp hàng hóa, tập trung.
- Ngành trồng trọt: Tập trung sản xuất các cây trồng xã có thế mạnh, chú trọng
vào việc chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến nông dân như: giống mới, kỹ thuật
mới ...; chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng nhằm tăng năng suất, tăng hệ số sử dụng

đất ...
+ Cây lương thực: Chuyển toàn bộ diện tích đất trồng ngô địa phương sang
trồng ngô hàng hoá có năng suất cao tăng vụ trên đất nương bảo vệ tốt diện tích ruộng
trồng lúa hiện có nhằm cung cấp lương thực cho người dân, khai hoang tăng diện tích
trồng lúa nước để cung ứng cho thị trường.

19


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

+ Cây ăn quả: Cải tạo vườn tạp nhằm tăng năng suất, sản lượng vườn cây ăn
quả hiện có; quan tâm đến một số loài cây ăn quả phù hợp với điều kiện địa phương
như: mận, lê, đào ...
+ Cây rau màu: phát triển rau an toàn, rau trái vụ nhằm cung ứng cho thị trường
trong và ngoài huyện như: đậu Hà lan, bắp cải, xu hào, cải trắng ...
- Ngành chăn nuôi: phát triển cây thức ăn gia súc với diện tích 20 ha (cỏ voi, cỏ
VA 06) nhằm phát triển chăn nuôi đại gia súc theo phương thức bán chăn thả (thả vào
vụ không sản xuất, chăn vào vụ sản xuất); phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm phục vụ
thị trường trong và ngoài huyện.
- Lâm nghiệp: Bảo vệ tốt các diện tích rừng hiện có đặc biệt là rừng phòng hộ;
công tác trồng rừng phòng hộ cần được chú trọng phát triển nhằm tăng độ che phủ
rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường, chống sa mạc hoá; trồng rừng sản xuất
nhằm cung ứng nhu cầu sử dụng lâm sản trên địa bàn; quan tâm lâm sản phụ như: trẩu,
thảo quả ... nhằm tăng thu nhập từ lâm nghiệp.
2.2.2. Quy hoạch phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
- Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp: Bảo tồn và phát huy các ngành nghề
truyền thống như: thêu dệt thổ cẩm, rèn đúc, nấu rượu ... nhằm tạo công ăn việc làm
cho người lao động nông nghiệp những lúc nông nhàn và tăng thu nhập cho hộ gia
đình. Phát triển một số nghề mới nhằm tận dụng sản phẩm nông nghiệp như: sản xuất

vật liệu xây dựng ...
- Dịch vụ: Quy hoạch các vùng ven đường giao thông liên xã, liên thôn chuyển
một số hộ gia đình sản xuất nông nghiệp sang sản xuất bán nông nghiệp (vừa sản xuất
nông nghiệp vừa làm dịch vụ) hoặc dịch vụ để làm đầu mối tiêu thụ nông sản cho nhân
dân, cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng, tham gia vào một
số khâu sản xuất như: Sơ chế nông sản và bảo quan nông sản.
2.2.3. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với địa chỉ,
mục đích rõ ràng nhằm tạo việc làm ổn định cho người được đào tạo như: đào tạo cho
xuất khẩu lao động; đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp; đào tạo cho lao động ở
các khu CN - Tiểu thủ công nghiệp trong và ngoài huyện ...
2.2.4. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công, chuyển giao và ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
- Tăng cường đào tạo, đạo tạo lại và đào tạo liên tục cho đội ngũ Khuyến nông
viên, Cộng tác viên khuyến nông để đội ngũ này cập nhật thường xuyên kỹ thuật mới
để hướng dẫn nhân dân tổ chức thực hiện tại cơ sở. Chú trọng vào công tác chuyển
giao khoa học kỹ thuật tại cơ sở.
- Xây dựng các mô hình hoàn chỉnh, có hiệu quả kinh tế cao để nhân dân học
tập và làm theo. Mặt khác, thử nghiệm các loại giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp
với điều kiện địa phương để nhân rộng.
2.3. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả tại địa phương.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tham gia vào
các tổ hợp tác, nhóm nông dân có cùng sở thích nhằm tập trung công cụ sản xuất, tạo
điều kiện để cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, tích tụ lượng hàng hóa lớn tham gia thị
trường nhằm hạn chế ép giá của tư thương, tiến tới thành lập các hợp tác xã nông
nghiệp, nông nghiệp tổng hợp để tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tham

20



Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

gia vào thị trường, tham gia vào các khâu, công đoạn hoặc cả quá trình sản xuất nhằm
tăng giá trị sản phẩm, nâng cao trình độ người lao động.
3. Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật – xã hội, môi trường theo chuẩn
nông thôn mới.
3.1. Giao thông.
- Nâng cấp đường liên xã 5 km. Gồm tuyến: đường từ Trung tâm xã – Cán Hồ.
- Nâng cấp đường cấp phối: dài 22,8 km: Trung tâm xã - Sừ Pa Phìn dài 3,6 km;
Lao Chải - Bản Phìn dài 1,8 km; Đường thôn Hố Sáo Chải dài 2 km; Lao Chải - Sín
Chải (đoạn 1 ) dài 1,5 km; Lao chải - Sín Chải (đoạn 2) dài 4km; Bản Phìn - Mù Tráng
Phìn dài 1,8 km; Sín Chải - Ngải Phóng Chồ dài 3 km; Sín Chải chín chư phìn dài 2,5
km; Sừ Pà Phìn - Nhìu Cồ Ván dài 2 km đường đất nền đường 2
- Làm mới đường ngõ xóm, liên gia: gồm 2 tuyến với chiều dài 2 km, cụ thể:
Thôn Hố Sáo Chải dài 0,5 km; Hố Sáo Chải - Sín Chải dài 1,5 km.
- Làm đường ra nương rẫy dài 12 km chủ yếu là đường mòn gồm các tuyến: Lao
Chải ra nương rẫy dài 8 km; Sín Chải ra nương rẫy dài 1,5 km; Bản Phìn dài 2,5 km
- Thời gian hoàn thành: năm 2015 - 2016.
3.2. Thủy lợi.
Cải tạo nâng cấp: Cải tạo nâng cấp 4 tuyến mương với chiều dài 7,38 km, gồm
các tuyến kênh: Lao Chải với chiều dài 1.600 m, năng lực tưới tiêu khoảng 19 ha;
Nhìu Cồ Ván với chiều dài 1.160 m, năng lực tưới tiêu khoảng 20 ha; Mù Tráng Phìn Bản Sỉn với chiều dài 1.516 m, năng lực tưới tiêu khoảng 14 ha, Bản Phìn II với chiều
dài 1.132 m, năng lực tưới tiêu khoảng 12 ha, Nhìu Cồ Ván II với chiều dài 1.970 m,
năng lực tưới tiêu khoảng 17 ha. Kinh phí ước tính 4.147 triệu đồng
- Xây dựng mới: 02 tuyến gồm các kênh Lao Chải II với chiều dài 1.000 m,
năng lực tưới tiêu khoảng 20 ha; kênh Sín Chải dài 2km. Kinh phí ước tính 5.400 triệu
đồng.
- Thời gian hoàn thành: năm 2015 - 2017.
3.3. Điện sinh hoạt và sản xuất.
- Nâng cấp: 02 trạm biến áp, 6.382m đường dây hạ thế. Kinh phí thực hiện 1.995

triệu đồng.
- Làm mới: 01 trạm biến áp, 3 km đường dây trung thế, 4km đường dây hạ thế.
Kinh phí thực hiện 5.400 triệu đồng.
Nhằm cung ứng điện lưới ổn định cho 95% hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc
gia.
- Thời gian hoàn thành: năm 2015.
3.4. Quy hoạch chợ nông thôn và khu dịch vụ.
Cần đầu tư quy hoạch 01 điểm dịch vụ ( 2.000m2)
- Thời gian hoàn thành: năm 2017.
3.5. Quy hoạch trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã.
Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã mới được xây dựng song do nguồn kinh phí
hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, công chức xã. Trong thời gian tới
cần xây mới Hội trường để phục vụ hội họp ước khoảng 300m2, nhà các cơ quan đoàn
thể diện tích ước tính khoảng 250 m2.

21


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

3.6. Quy hoạch phát triển lĩnh vực giáo dục, đào tạo của địa phương.
3.6.1. Các chỉ tiêu về giáo dục.
- Chỉ tiêu phấn đấu:
+ Phổ cập giáo dục trung học: đạt.
+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc,
học nghề) 95%.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo 50%
- Giải pháp chủ yếu:
Củng cố mạng lưới trường lớp, nâng cao chất lượng đào tạo của tất cả các bậc
học từ MN đến THCS. Làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài nhằm động viên kích

thích, thu hút các em học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, bổ túc hoặc học
nghề.
Đẩu tư phát triển tổng thể kinh tế, văn hóa, xã hội để nâng cao trình độ dân trí
cho nhân dân.
3.6.2. Củng cố và xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Trường mầm non, mẫu giáo (trường chính thôn Lao Chải): Xây dựng mới nhà
công vụ giáo viên: 5 gian; 4 gian bếp ăn. Xây mới 6 phòng học tại các điểm trường Sín
Chải: 2 phòng, Hồ Sáo Chải: 2 phòng, Sừ Pà Phìn: 2 phòng. Mở rộng diện tích sân
chơi bãi tập: 1200m2/3 điểm phân hiệu, mua sắm đồ chơi ngoài trời.
Khái toán vốn đầu tư 4.690 triệu đồng gồm: Xây dựng phòng học, chức năng,
đền bù đất đai mở rộng trường học (kinh phí GPMB: 10 triệu)...
- Trường tiểu học (trường chính thôn Lao Chải): Xây dựng mới 4 phòng học và
4 gian nhà chức năng; 4 gian bếp ăn. Xây dựng phòng học ở phân hiệu Sín Chải: 2
phòng học; Cải tạo, nâng cấp 6 phòng học tại 2 điểm phân hiêu (Sừ Pà Phìn: 3 phòng,
Hồ Sáo Chải: 3 phòng)
.
Khái toán vốn đầu tư 5.040 triệu đồng gồm: Xây dựng phòng học, phòng chức
năng, Cải tạo, nâng cấp phòng học...
- Trường THCS (trường chính (thôn Lao Chải): Xây dựng mới 6 phòng hành
chính quản trị, 6 phòng học thực hành bộ môn; Cải tạo, nâng cấp 8 phòng học, 5 gian
nhà công vụ, 3 gian bếp ăn và 800m2 diện tích sân chơi, bãi tập.
- Thời gian hoàn thành: năm 2015 - 2017.
3.7. Quy hoạch phát triển lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
3.7.1. Các chỉ tiêu về y tế.
- Chỉ tiêu phấn đấu:
+ Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 100%
+ Y tế xã đạt chuẩn quốc gia: đạt
- Giải pháp chủ yếu:
Tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, vận động nhân dân các dân
tộc trên địa bàn xã tham gia bảo hiểm y tế, thường xuyên tổ chức tuyên truyền chính

sách bảo hiểm y tế để nhân dân hiểu và tham gia.
3.7.2. Củng cố và xây dựng cơ sở y tế: Xây dựng công trình phụ trợ, ngoại thất.
Thời gian hoàn thành: năm 2015.

22


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

3.8. Quy hoạch xây dựng đời sống văn hóa, thể thao, truyền thông.
3.8.1. Lĩnh vực văn hóa, thể thao: Cải tạo, nâng cấp 05 nhà văn hoá thôn, bản;
xây dựng 01 nhà văn hoá trung tâm xã; xây dựng 01 sân thể thao trung tâm thể thao
xã.
- Thời gian hoàn thành: năm 2015 - 2016.
3.8.2. Lĩnh vực bưu chính viễn thông: Cải tạo nâng cấp, mua trang thiết bị cho
bưu điện văn hoá xã nhằm cung cấp nhu cầu cho nhân dân (đường truyền Internet, ...)
- Thời gian hoàn thành: năm 2015.
3.8.3. Lĩnh vực phát thanh, truyền hình: Xây mới 01 trạm thu phát truyền hình
của xã, mở rộng diện phủ sóng cho nhân dân các dân tộc trong khu vực Quan Thân
Sán, Cán Hồ; sửa chữa, nâng cấp hệ thống truyền thanh của xã, thôn để đưa thông tin
về cơ sở.
- Thời gian hoàn thành: năm 2015.
3.9. Lĩnh vực dân số, giảm nghèo và an sinh xã hội.
3.9.1. Dự kiến, dự báo về dân số.
- Tổng số hộ dân theo hiện trạng là 284 hộ, số khẩu hiện trang 1.705 người, tỷ lệ
tăng dân số 1,80%, giai đoạn từ 2011- 2020 dự báo dân số tăng như sau:
+ Năm 2020 tổng số hộ 482, dân số 2023 người.
3.9.2. Vấn đề giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư nông
thôn và đảm bảo an sinh xã hội.
Duy trì tăng trưởng kinh tế trên 15%/năm trở lên; thu nhập từ kinh tế nông lâm

nghiệp đạt 50%, từ công nghiệp TTCN đạt ; Giá trị thu nhập/ha canh tác đạt 40 triệu
đông/ha/năm trở lên; thu nhập bình quân/người/năm đạt từ 22 – 24 triệu đồng; giảm tỷ
lệ nghèo xuống còn dưới 10% vào giai đoạn 2015 - 2020.
3.10. Cấp nước sinh hoạt (đảm bảo vệ sinh) và đảm bảo vệ sinh môi trường
nông thôn.
3.10.1. Các chỉ tiêu về môi trường.
- Chỉ tiêu phấn đấu:
+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 100%.
+ Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 100%.
+ Tỷ lệ hộ đủ 3 công trình (nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước) đạt chuẩn 50%.
+ Xây dựng cơ sở thu gom và xử lý rác tại 5/5 thôn bản, thành lập 05 tổ vệ sinh
thôn xóm.
+ Cải tạo, nâng cấp hệ thống rãnh thoát nước trong thôn xóm 4 km.
+ Số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường 100%.
+ Quy hoạch và xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang 5/5 thôn, bản.
- Giải pháp chủ yếu: Đối với các công trình xây dựng mới, nâng cấp cần quan
tâm đến tiêu chí bảo vệ và phát triển môi trường (khi phê duyệt các dự án đầu tư), lấy
phương châm xây dựng, nâng cấp công trình thì công trình đó phải đạt tiêu chí nông
thôn mới, tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả không cao.
- Thời gian hoàn thành: cơ bản đạt tiêu chí vào năm 2015.
3.10.2. Cấp nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh.

23


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

Tỷ lệ số hộ được dung nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 92%, hiện trang có 5 công
trình cấp nước cung cấp cho 284 hộ gia đình, số hộ còn lại chủ yếu sử dụng sử dụng
chung, tự xây dựng hệ thống dẫn nước, tuy nhiên các công trình cấp nước sinh hoạt

hiện đã xuống cấp cần sửa chữa và yêu cầu.
- Thời gian hoàn thành: năm 2015.
3.10.3. Hệ thống nước thải: Trên địa bàn xã hầu như chưa có hệ thống thoát
nước, một số tuyến đường có rãnh thoát bê tông song không đáng kể, nước sinh hoạt
chủ yếu chảy xuống các hố Castơ và chải vào các suối nhỏ. Hệ thống thoát nước sinh
hoạt, nước sinh hoạt phần lớn chủ yếu được thải trực tiếp một cách tùy tiện, điều này
ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh môi trường trong khu dân cư.
3.10.5. Quy hoạch mở rộng và xây dựng nghĩa trang nhân dân.
Đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa đã được quy hoạch song chưa được tuân thủ
nghiêm ngặt mà hình thành những nghĩa địa theo dòng họ, theo gia đình. Mặt khác do
phong tục chôn nông (đặt quan tài trên mặt đất sau đó mới đắp đất, đá) đã gây ảnh
hưởng đến môi trường, trong thời gian tới cần chú trọng xây dựng nghĩa trang, nghĩa
địa và vận động chôn sâu hơn để cải thiện môi trường. Cần quy hoạch và xây dựng
quy chế quản lý nghĩa trang 5/5 thôn, bản.
- Thời gian hoàn thành: năm 2015.
3.10.6. Quy hoạch khu vực trồng cây xanh, đảm bảo sinh thái cảnh quan.
- Bố trí cây xanh tại các trụ sở làm việc, các trường học ... để tạo cảnh quan, cải
thiện môi trường.
- Trồng cây hai bên đường giao thông nhằm tạo cảnh quan, bóng mát. Dành ít
nhất 10m mỗi bên để trồng cây xanh, diện tích 15 ha, các loài cây trồng là cây bản địa,
thường xanh.
3.11. Nâng cao chất lượng, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chính quyền,
các đoàn thể chính trị, xã hội trên địa bàn.
- Chỉ tiêu phấn đấu:
+ Tỷ lệ cán bộ xã đạt chuẩn: 100%
+ Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.
+ Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”.
+ Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
+ An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
- Giải pháp chủ yếu:

Rà soát đội ngũ cán bộ công chức, tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ trên các lĩnh vực nông lâm nghiệp, quản lý kinh tế, chính trị - xã hội; Chú
trọng công tác đào tạo cán bộ kế cận người địa phương; Mở rộng các hình thức đào tạo
nguồn lao động có chất lượng, thông qua các hình thức tham quan, tập huấn hoặc đào
tạo nghề.
3.12. Công tác quốc phòng, an ninh.
- Quốc phòng được giũ vững, thường xuyên kết hợp với ban công an xã, ban chỉ
huy quân sự huyện làm tốt công tác tuyển quân hàng năm, đảm bảo lực lượng dân
quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên.
- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, kết hợp với xã đội, ...
không để xảy ra các hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình công cộng, văn hóa,

24


Quy hoạch XDNTM xã Quan Thần Sán - huyên Si Ma Cai - tỉnh Lào Cai

an ninh ...; không để xảy ra các hoạt động chống đảng, chính quyền, phá hoại khối
đoàn kết toàn dân, các hoạt động gây rối an ninh trật tự ... trên địa bàn xã.
4. Quy hoạch các khu dân cư và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo
hướng văn minh, bảo tồn bản sắc văn hóa tốt đẹp.
4.1. Chỉnh trang các khu dân cư hiện có.
- Chỉnh trang khu dân cư: 5/5 thôn, bản hiện có cần phải chỉnh trang để xây dựng
đường liên thôn, đường liên gia, đường ra khu canh tác, bảo vệ môi trường ... đảm bảo
thuận tiện.
- Đối với nhà ở: phần lớn nhà ở của nhân dân các dân tộc đều có nhiều chỉ tiêu
đạt tiêu chí như: diện tích, mái, tường ... nhưng nền, sân, trần ... hầu như chưa “cứng”.
Số nhà cần nâng cấp để đạt tiêu chí nông thôn mới 482 nhà, kinh phí chỉnh trang (xây
nhà vệ sinh, láng nền, sân ...). Số nhà cần tháo dỡ đáp ứng yêu cầu quy hoạch 45 nhà.
- Đối với nhà vệ sinh, chuồng nuôi nhốt gia súc: do phong tục tập quán lạc hậu,

phần lớn các hộ gia đình đều chưa có nhà vệ sinh, chuồng trại có nhưng chưa hợp vệ
sinh.
- Phấn đấu giai đoạn 2015 – 2020 hoàn thành cơ bản.
4.3. Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân xây dựng nông thôn mới theo
hướng văn minh, hiện đại, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng phong trào
xây dựng nông thôn mới để người dân hiểu và tự giác tham gia, lấy phương châm “xây
dựng nông thôn mới cho dân, vì nhân dân và nhân dân làm là chính, nhà nước chỉ hỗ
trợ ...”
III. Khái toán vốn đầu tư.
1. Tổng vốn đầu tư.
Tổng vốn: 118.887 tỷ đồng.
(Chi tiết có các phụ biểu kèm theo)
Trong đó:
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 106.848 triệu đồng (chiếm 89,88%), chia ra
cho từng loại công trình:
+ Quy hoạch: 600 triệu đồng;
+ Giao thông: 53.384 triệu đồng;
+ Thủy lợi: 4.097 triệu đồng;
+ Điện: 5.852 triệu đồng;
+ Trường học: 17.390 triệu đồng;
+ Cơ sở vật chất văn hoá: 4.500 triệu đồng;
+ Chợ nông thôn: 2.516 triệu đồng;
+ Nhà ở dân cư: 8.180 triệu đồng;
+ Y tế: 2.500 triệu đồng;
+ Nước sinh hoạt: 2.380 triệu đồng;
+ Xử lý rác thải: 1.714 triệu đồng;
+ Xây dựng nghĩa trang: 5.000 triệu đồng;

25



×