Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TÁC HẠI CỦA VIỆC sử DỤNG BAO NILON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.2 KB, 4 trang )

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang
- Trường: THPT Mậu Duệ
- Địa chỉ: xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
- Điện thoại: 02193502586
- Email:

BÀI DỰ THI
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn cho học sinh trung học

Họ và tên: TẨN A NHÃ
Ngày sinh:

04/02/1988

Lớp: 11B4

Mậu Duệ, tháng 12 năm 2015
1. TÊN TÌNH HUỐNG:


“TÁC HẠI CỦA VIÊC SỬ DỤNG BAO BÌ NYLON?”
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
- Để giải quyết được vấn đề: “Tác hai của việc sử dụng bao bì nylon” thì
chúng ta cần phải:
Nắm được tính chất hóa học của nylon chúng ta có thể biết được điều này nhờ môn
hóa học
Biết được ảnh hưởng của bao bì nylon đối với môi trường, động thực vật và cả con
người.
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:


Theo kiến thức hóa học và sinh học mà tôi biết nylon là một loại như tơ kết
hợp hóa học với đặc tính khó phân hủy trong tự nhiên. Theo các nhà khoa học, các
loại túi nylon phải mất từ 500 - 1.000 năm mới tự phân hủy. Nếu bao bì nylon bị
lẫn vào đất thì sẽ làm cản trở quá trình sinh trưởng của cá loài thực vật bị nó bao
quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở vùng đồi núi.
Còn trên các dòng kênh, con rạch đều bắt gặp những chiếc túi nylon đang dập
dềnh trôi nổi trên mặt nước. Từ đây, túi nylon sẽ gây tắc nghẽn các hệ thống thoát
nước, tạo điều kiện cho muỗi và dịch bệnh phát sinh. Còn nếu bao bì nylon bị trôi
ra biển sẽ làm các sinh vật chết khi nuốt phải. Còn theo các chuyên gia trong lĩnh
vực hóa học, trong một số loại túi nylon có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất,
khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit
có hại cho người và động vật. Tệ hơn nữa, túi nylon làm bằng nhựa PVC khi cháy
sẽ tạo ra chất điôxin gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng
miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ... Đặc biệt, dùng
túi nylon màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì,
clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Việc này không
chỉ có ở nước ta mà nhiều nước trên thế giới, rác thải túi nylon đã được gọi là “ô
nhiễm trắng”.
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Sau đây sẽ là một số biện pháp để giải quyết vấn đề trên:
- Chúng ta hãy hạn chế sử dụng bao bì nylon, giảm thiểu lượng bao nylon bằng
cách giặt phơi để có thể dùng lại chúng
- Sử dụng các túi đựng bằng giấy, lá thay vì bằng nylon nhất là để gói thức ăn.
- Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì nylon cho gia
đình, bạn bè và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau đưa ra những giải pháp
tốt hơn cho vấn đề sử dụng bao bì nylon trước khi vứt bỏ chúng dến mức gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Trung tâm công nghệ môi trường, cho biết để giảm thiểu túi nilon chúng ta
cần đẩy mạnh tuyên truyền tái sử dụng nhiều lần, hạn chế cấp phép các cơ sở sản

xuất mới, khuyến khích tái chế, tái sử dụng. Mặt khác, cần trợ giá đối với các sản
phẩm nilon tự hủy hoặc các sản phẩm sinh học.
Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe cộng
đồng, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều giải pháp để
giải quyết vấn đề này. Để hiện thực hóa chủ trương kiểm soát ô nhiễm môi trường


do các loại bao bì khó phân hủy, Bộ Tài Nguyên & Môi Trường đã triển khai thực
hiện Dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì khó phân hủy
(còn gọi là túi nylon)” với mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các đối
tượng có liên quan về tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe. Đồng
thời, đề xuất những giải pháp cần thiết, hiệu quả trong Đề án quốc gia về “Khắc
phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do các loại bao bì khó phân hủy" trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2012.
Việc hạn chế sử dụng túi nylon trong thời gian qua ở ở nơi sinh sống cũng
chỉ dừng lại ở sự vận động là chính, như thông qua hoạt động của Ngày hội tái chế;
Tháng sử dụng túi thân thiện... Để đạt được mục tiêu trên, đã có người đề xuất giải
pháp: “Việc giải quyết vấn đề chất thải túi nilon khó phân hủy cần được tiến hành
với nhiều giải pháp đồng bộ. Chúng ta đang có nhiều điều kiện và giải pháp hứa
hẹn khả năng thay thế túi nylon bằng các loại bao bì thân thiện môi trường. Việc
nghiên cứu và đưa bao bì phân hủy sinh học vào ứng dụng thay thế túi nylon cần
nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước về những quy định, chính sách khích lệ thay đổi
thói quen sử dụng túi nylon, định hướng chiến lược trong công tác bảo vệ môi
trường và xử lý chất thải phù hợp để giảm tác động xấu đến môi trường.” Và có
môt số tác hại cụ thể như sau:
- Nguy hai đến sức khỏe con người
Những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, vàng ngoài đang dùng đựng thực
phẩm đã chế biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do chứa kim loại như chì, cadimi
(những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư). Nếu xử
lý túi nilon bằng phương pháp đốt thì cũng không ổn vì túi nilon chứa 2 chất PE và

PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí dioxin cực độc.
Theo phân tích của các chuyên gia Viện Công nghệ hóa học, thì túi nilon được làm
từ nhựa PTE không độc hại nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi nilon
mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng ở nhiệt độ từ 70-80 độ C thì
những chất phụ gia sẽ có phản ứng phụ và khó mà biết được nó độc hại tới đâu.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: theo quy định các
loại túi giấy, giấy, bao bì dùng để đựng, gói thực phẩm phải đạt chuẩn vệ sinh
không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, không gây độc cho con người.
Một số túi nilon làm từ chất dẻo không độc hại nhưng phân tử đơn lẻ của chất này
lại có khả năng gây ung thư. Đấy là chưa kể đến khả năng các loại túi này bị nhiễm
vi sinh vật do không qua quá trình khử trùng và bảo quản khoa học.
- Làm xấu cảnh quan
Hình ảnh túi nylon bay lung tung khắp nơi, mắc vào cây cối hay hàng rào quả là
chướng mắt và đáng buồn khi đây là thực tế ở rất rất nhiều nơi.
- Đem lại hiểm nguy với đời sống tự nhiên
Nhiều loài động vật tự nhiên nhầm túi nylon là thức ăn và điều đó cực kỳ
nguy hiểm. Đặc biệt là ở các khu vực gần biển, túi nylon dễ dàng khiến các sinh
vật dưới nước và các loài chim biển mắc lừa.
- Lâu phân hủy


Nhiều nghiên cứu nói rằng phải mất tới 500, thậm chí 1000 năm để túi nylon
tự phân rã hết. Nhưng chúng cũng chỉ mới được phát minh và chưa ai kiểm chứng
được điều này.
- Khó khăn khi tái chế
Dù tái chế túi nylon tốn ít năng lượng hơn túi giấy nhưng nó lại có nhiều rắc
rối hơn. Một việc rất nhỏ là túi nhựa dễ khiến các bộ phận máy móc thu gom rác bị
mắc cũng làm người ta bực mình
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Mục tiêu giáo dục hiện nay nhằm tạo ra những con người toàn diện, có đầy

đủ kiến thức về nhiều lĩnh vực trong đời sống nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của
xã hội. Việc giải quyết tình huống có ý nghĩa giúp chúng ta rèn luyện việc vận
dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết một hiện tượng, một vấn đề nào
đó trong đời sống. Đồng thời việc giải quyết thành công tình huống “Tại sao không
nên dùng bao bì ni lông” một lần nữa khẳng định lợi thế về việc hiểu biết kiến thức
liên môn của người học. trong thực tiễn học tập chúng ta còn gặp rất nhiều tình
huống khác nhau từ tình huống đơn giản đến tình huống phức tạp cần phải giải
quyết, mà muốn giải quyết được các tình huống đó chúng ta phải sử dụng kiến thức
của nhiều môn học khác nhau như: Để có thể giải được một bài toán phối hợp phức
tạp, thì cần có sự kết hợp kiến thức của các môn khoa học tự nhiên Toán- Lý- HóaSinh hay muốn giải được các bài tập tiếng Anh? Làm sao để học giỏi môn tiếng
Anh? Và ứng dụng chúng như thế nào trong đời sống? của bộ môn tiếng anh thì
cần sự dụng kiến thức mình về mọi môn học có để có thể giao tiếp, tranh luận với
bạn bè quốc tế. Tóm lại, ý nghĩa thật sự của việc hiểu biết kiến thức liên môn là
vận dụng kiến thức của nhiều môn học để có thể giải quyết những vấn đề thực tiễn
trong đời sống, có thể giải thích được các hiện tượng thiên nhiên mà mình thường
gặp.
Mậu Duệ, ngày 30 tháng 12 năm 2015
Người viết

Tẩn A Nhã



×