Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

PP trình bày Thông Điệp Quảng Cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.99 KB, 3 trang )

CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY THÔNG ĐIỆP QUẢNG CÁO
1. Phương pháp thông tin

Trong phương pháp thông tin, đối tượng sẽ nhận được một trình bày khách quan về các
đặc trưng hay bằng chứng hiển nhiên của sản phẩm. Không một lời đánh giá nào tô màu
thêm cho các đặc trưng. Nội dung là các đặc điểm của sản phẩm hay dịch vụ
Phương pháp sẽ thành công nếu đối tượng tích cực tìm kiếm thông tin từ người quảng
cáo, viết đánh giá sự thật về sản phẩm tương đối đơn giản đối với đối tượng, và sự đánh
giá sẽ có lợi cho người quảng cáo
Ví dụ: các mẫu quảng cáo trong siêu thị, trung tâm giáo dục và dạy nghề, quảng cáo cho
các chương trình công ích...
2. Phương pháp lý lẽ

Phương pháp này không chỉ trình bày các dặc trưng mà cả các ý kiến đánh giá các đặc
trung của sản phẩm. Thay vì trình bày các đặc trưng cơ bản của sản phẩm và hy vọng
nhận được sự đánh giá thuận lợi, nó dẫn dắt đối tượng tham gia vào một quá trình xây
dựng tốt để nhận thức các đặc điểm và hiểu được các giá trị của các đặc điểm này của sản
phẩm.
Phương pháp lý lẽ sử dụng trong tình huống khi các lợi ích của các đặc trưng của sản
phẩm không hiển nhiên với người đọc và người quảng cáo không thể tự tin cho rằng
người nhận thông điệp sẽ có khả năng suy luận và hiểu ra lợi ích mà không cần sự trợ
giúp.
Ví dụ: Quảng cáo comfort một lần xả, Downy hương nước hoa, nước rửa chén Sunlight,
bột giặt Omo, Bột giặt Tide...
3. Phương pháp lôi cuốn tâm lý

Lôi cuốn tâm lý là nói đến xúc cảm, được phân biệt ở sự ít nhấn mạnh ở các thuộc tính
sản phẩm mà ỏ sự nhấn mạnh chủ yếu ở trạng thái, ở bối cảnh của quảng cáo. Sử dụng
cách lôi cuốn tâm lý dựa vào cơ sở cho rằng ảnh hưởng của quảng cáo đến đối tượng rất
có thể thông qua sự lôi cuốn mang tính xúc cảm hơn là thông qua việc nhấn mạnh và làm
nổi bật một cách hợp lý và khách quan các đặc tính sản phẩm


Phương pháp này có thể thích hợp cho những sản phẩm ít được quan tâm.


Ví Dụ: Bảo hiểm Prudential với thông điệp: “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”,
quảng cáo bột nêm Knorr với thông điệp: “Ngon từ thịt, ngọt từ xương”...
4. Phương pháp khẳng định lặp đi lặp lại

Một thông điệp cơ bản thì thường rất đơn giản và được lặp đi lặp lại trong suốt mẫu
quảng cáo, phương pháp gồm một ý tưởng được lặp liên tục bằng từng lời, hình ảnh hay
âm thanh
Ví dụ: Quảng cáo trà Dr. Thanh, quảng cáo gói cước Big Zero của mạng viễn thông
Beeline...
5. Phương pháp mệnh lệnh:

Phương pháp mệnh lệnh tuyên bố thẳng chuổ hành động hợp lý của đối tượng được cho
là chỉ có hành động và không thắc mắc gì hết.
Phương pháp này dùng để khuyến mãi cho các sản phẩm hay dịch vụ quen thuộc.
Ví dụ: Quảng cáo thuốc trị cảm cúm Tiffy với thông điệp: “ngay khi có dấu hiệu bị cảm
cúm, hãy dùng Tiffy, quảng cáo giấy về sinh Sài Gòn: “Khi cần giấy nhớ lấy Sài Gòn”,
quảng cáo sữa tăng cân: “Bạn muốn tăng cân ư? Hãy dùng Apentant Weight gain...”
6. Phương pháp liên tưởng biểu tượng:

Ý nghĩa của thông điệp quảng cáo từ sự liên tưởng với một biểu tượng. Mục tiêu của
phương pháp liên tưởng biểu tượng là làm cho người tiêu dùng phát sinh các ý tưởng
thông qua việc sự dụng biểu tượng. Khi đối tượng bắt gặp biểu tượng- một từ ngữ, hình
ảnh minh họa, một con người, một đoạn nhạc hay bất cứ thứ gì có thể nhận thức đượcsản phẩm hay đặc tính liên quan đến sản phẩm sẽ ghi vào tâm trí của đối tượng.
Ví dụ: Hình ảnh hoa sen gợi cho khahcs hàng liên tưởng đến Việt Nam Airline, chữ M
hình cánh cổng màu vàng của Mc Donal, hình ảnh con báo vồ gợi nhớ sản phẩm Puma...
7. Phương pháp nêu gương


Cho rằng động cơ chủ yếu của một hình vi là sự ước muốn kết giao với hoặc theo gương
một người hay một nhóm
Thường được dùng trong các quảng cáo cho thấy các nhân vật nổi tiếng được nhiều
người ái mộ đang chứng thực cho sản phẩm của nhà quảng cáo.


Ví dụ: mẫu quảng cáo dao cạo râu Gillette với hình ảnh David Beckham, C.Ronaldo
trong mẫu quảng cáo Nike, Messi trong quảng cáo Adidas...



×