Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và hiệu quả điều trị sán lá gan lớn triclabendazole tại hai xã Tịnh Kỳ và Nghĩa Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (2008-2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.95 KB, 24 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bệnh sán lá gan lớn
(SLGL) là một trong những vấn đề y tế quan trọng và được phát
hiện ngày càng nhiều ở người và động vật. Bệnh SLGL ở người do
hai loài Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây ra. Các nghiên
cứu bệnh sán lá gan lớn trong những năm vừa qua đã chứng minh
bệnh này nằm trong danh sách các bệnh ký sinh trùng quan trọng ở
người.
Tại Việt Nam trong những năm qua bệnh sán lá gan lớn nổi lên
như một bệnh ký sinh trùng phổ biến và trầm trọng. Trong khi biểu
hiện lâm sàng của nhóm bệnh này thường không rõ ràng. Xét
nghiệm tìm trứng sán lá gan lớn trong phân là chẩn đoán vàng,
nhưng tỷ lệ thấp do sán không đến được ống mật hoặc không đẻ
trứng. Vì vậy, chẩn đoán bệnh cần phối hợp nhiều dấu hiệu bệnh lý
về cả lâm sàng và cận lâm sàng, đặc biệt cả dịch tễ sán lá gan lớn.
Quảng Ngãi là một tỉnh miền Trung có đầy đủ các điều kiện
của vùng dịch tễ bệnh sán lá gan lớn. Do vậy, việc nghiên cứu một
số đặc điểm dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn và hiệu quả điều trị
bằng triclabendazole tại cộng đồng rất có ý nghĩa và cần thiết, góp
phần trong chẩn đoán và phòng chống bệnh có hiệu quả hơn. Để kế
thừa và tiếp nối các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm
dịch tễ học và hiệu quả điều trị sán lá gan lớn triclabendazole tại
hai xã Tịnh Kỳ và Nghĩa Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (2008-2011)”, với
các mục tiêu sau:


1.

2


Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học sán lá gan lớn tại hai xã

tỉnh Quảng Ngãi năm 2008-2011
2.

Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh sán lá gan lớn bằng

triclabendazole tại cộng đồng điểm nghiên cứu
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Luận án là một công trình nghiên cứu về dịch tễ học ở vùng có
nhiều đặc điểm cho lưu hành bệnh SLGL nhưng chưa có nhiều
nghiên cứu sâu. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có những đóng
góp mới cho khoa học và công tác phòng bệnh SLGL tại địa phương
đó là: Lần đầu nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học SLGL rất đầy đủ
tại Quảng Ngãi, bao gồm nghiên cứu ổ chứa mầm bệnh là trên trâu
bò và vật trung gian truyền bệnh như ốc, rau, xác định các yếu tố
nguy cơ lây nhiễm SLGL. Đề tài nghiên cứu đã sử dụng các phương
pháp chẩn đoán đơn giản là xét nghiệm phân, ELISA để xác định tỷ
lệ nhiễm SLGL tại cộng đồng (0,35% và 10,2%). Đồng thời, NC
ứng dụng kỹ thuật hiện đại như PCR và PCR kết hợp RFLP để thẩm
định loài SLGL.
Cấu trúc của luận văn
Luận án dày 126 trang, bao gồm các phần sau: Đặt vấn đề: 1,5
trang; Tổng quan: 33 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
23 trang; Kết quả nghiên cứu: 36 trang; Bàn luận: 29 trang; Kết
luận: 1,5 trang; Kiến nghị: 0,5 trang. Danh mục công trình nghiên
cứu 1 trang. Có 166 tài liệu tham khảo trong đó 47 tài liệu tiếng
Việt, 119 tài liệu nước ngoài; 33 bảng; 19 hình; 10 phụ lục



3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bệnh sán lá gan lớn là một trong bệnh ký sinh trùng quan trọng
ở cả động vật ăn cỏ và người. Loài sán lá này được ghi nhận gây
bệnh ở người từ thời kỳ đồ đá đến thời kỳ đồ sắt La mã, khoảng từ
3.500 trước công nguyên đến 200 sau công nguyên, bằng sự phát
hiện ra trứng SLGL trong các xác ướp Ai Cập thời các Pharaon.
Năm 1758, Carl von Linaeus, ông tổ của ngành phân loại học đặt tên
cho loài sán cừu này là F. hepatica. Cuối thế kỷ 19 vòng đời của F.
hepatica mới được làm sáng tỏ, và cho đến lúc này vai trò của nó
tham gia vào gây bệnh cho người mới được khẳng định. Năm 1856,
F. gigantica được Cobbol tìm ra tại Nhật Bản. Loài này ít khi gây
bệnh cho người hơn. Một số trường hợp được báo cáo ở Châu Phi,
Châu Á. Vòng đời, sự truyền bệnh, hình thái học, diến biến lâm
sàng, và điều trị của F. gigantica và sự truyền nhiễm của nó tương
tự như F. hepatica.
Tại Việt Nam: Hai trường hợp đầu tiên của bệnh sán lá gan của
con người, tại Việt Nam, chẩn đoán khám nghiệm tử thi, đã được
báo cáo vào năm 1978. Năm 1998, tác giả Trần Vinh Hiển báo cáo
có 125 trường hợp nhiễm sán lá gan Fasciola hepatica trên người tại
các tỉnh miền Nam Việt Nam. Đến những năm 2000, bệnh sán lá
gan lớn trên người mới bắt đầu được quan tâm và nghiên cứu. Tính
đến nay, bệnh sán lá gan đã phát hiện có hàng ngàn ca bệnh từ 47
tỉnh trong cả nước. Các ca bệnh tập trung nhiều ở miền Trung Tây
Nguyên, như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Gia
Lai. Vật chủ trung gian là ốc Lymneae (L. viridis và L. swinhoei).
Nguy cơ mắc bệnh SLGL ở tất cả các độ tuổi, và ở nữ nhiều hơn
nam. Các nghiên cứu về tình hình nhiễm bệnh sán lá gan lớn trên
người cho thấy sự lưu hành bệnh ở mức độ nhẹ. Việc nghiên cứu
dịch tễ học của sán lá gan lớn trên phạm vị toàn quốc là cần thiết.



4
Từ đó có thể giúp công tác dự phòng bệnh sán lá gan lớn cho cộng
đồng hiệu quả.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
2.1.1. Nghiên cứu dịch tễ học
Trên người: Những người dân (từ 6 tuổi), không phân biệt dân
tộc, giới tính, nghề nghiệp sinh sống tại các địa điểm nghiên cứu
được lựa chọn. Trên động vật: Trâu, bò nuôi tại các hộ có các thành
viên tham gia nghiên cứu. Ở ốc bắt tại các cánh đồng lúa, ruộng rau
nước, kênh mương tại các điểm nghiên cứu.
Ở trứng và SLGL trưởng thành: Con sán trưởng thành thu được ở
bệnh nhân, và động vật trong các điểm nghiên cứu trong suốt 2 năm.
Thực vật thuỷ sinh. Các loại rau ăn sống trồng tại điểm nghiên
cứu và có bán tại các chợ trong vùng.
Bảng 3.1.Đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu
TT
1.

Đặc điểm

Tịnh Kỳ

Chung

Tuổi trung bình + 28,4 + 16,7 37,0 + 19,5 (5- 33,3 + 18,9
sd (min-max)


2.

Nghĩa Sơn

Tỷ lệ (Nữ/nam)

(5-90)

85)

(5- 90)

1,78

1,43

1,57

(316/178)

(391/273)

(707/451)

100% Hre’

100% Kinh

3.


Dân tộc

4.

Số hộ gia đình

227

419

646

5.

Số tham gia nc

494

664

1.158

6.

Số người/01 hộ

2,2

1,6


1,8

7.

Dân số

987

9.938

10.925

8.

Tham gia/1xã

50,0%

6,0%

10,0%


5
Tổng số có 1.158 người đã tham gia khám và xét nghiệm từ lần đầu
năm 2009. Chiếm 10,0% tổng dân số 2 xã.
2.1.2 Nghiên cứu hiệu quả điều trị SLGL bằng TCZ
Đối tượng là người nhiễm SLGL lựa chọn từ nhóm nghiên cứu
dịch tễ, đạt các tiêu chuẩn sau: Xét nghiệm ELISA dương tính và
hoặc xét nghiệm phân có trứng SLGL. Không mắc các bệnh cấp tính

Tiêu chuẩn loại mẫu: Không đủ các tiêu chuẩn trên, phụ nữ có
thai hoặc đang cho con bú, mẫn cảm với triclabendazole
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Chọn 2 xã Nghĩa Sơn huyện Tư Nghĩa, và xã Tịnh Kỳ huyện Sơn
Tịnh. Hai xã này được chọn ngẫu nhiên từ 5 huyện có bệnh nhân
SLGL theo báo cáo của Viện Sốt rét-KST-CT.TƯ năm 2006-2007.
2.3 Thời gian nghiên cứu: Từ 12/2008 – 12/2011
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu
Theo tiến cứu mô tả cắt ngang: nghiên cứu hiệu quả điều trị
triclabendazole tại cộng đồng.
- Điều tra ngang: Tiến hành 2 lần: trước can thiệp và sau điều
trị 1 năm (phỏng vấn bộ câu hỏi, quan sát, khám lâm sàng, xét
nghiệm phân, huyết thanh, xét nghiệm ốc, rau).
- Điều tra theo bộ câu hỏi: Kiến thức, thái độ, hành vi và các
yếu tố nguy cơ (phỏng vấn trực tiếp và quan sát). Tiến hành 2 lần
cùng với điều tra chỉ số hiện mắc (điều tra ngang); Trước nghiên
cứu và sau điều trị 1 năm.


6
- Can thiệp cộng đồng không đối chứng: Điều trị đặc hiệu và
đánh giá hiệu lực phác đồ. Điều trị tất cả các trường hợp dương tính
theo các tiêu chẩn chẩn đoán xác định. Phác đồ điều trị lựa chọn:
TCZ 10mg/kg liều duy nhất.
2.4.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học:
Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm SLGL ở người tại hai xã
Tịnh Kỳ và xã Nghĩa Sơn; Xác định loài ốc truyền bệnh SLGL tại
hai xã Tịnh Kỳ và xã Nghĩa Sơn; Xác định tỷ lệ nhiễm cercaria

SLGL ở ốc truyền bệnh theo 2 mùa cuối mùa khô (tháng 5-7) và
cuối mùa mưa (tháng 12-1); Xác định tỷ lệ nhiễm SLGL ở trâu bò
tại điểm nghiên cứu; Định loại loài sán lá gan lớn (con trưởng thành
và trứng sán thu được ở người (nếu có) và trâu bò; Phân tích vai trò
của tập quán ăn rau sống trong lây nhiễm SLGL.
- Nghiên cứu hiệu quả điều trị TCZ tại cộng đồng:
Xác định tỷ lệ sạch trứng sán sau điều trị đặc hiệu bằng
triclabendazole. Theo dõi biến đổi hiệu giá kháng thể trước, sau
điều trị 3, 6 và 12 tháng. Tác dụng phụ của thuốc sau điều trị.
2.5 Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu
- Phương pháp xét nghiệm phân lặng cặn. Phương pháp xét nghiệm
phân Kato-Katz do WHO (1996).
- Áp dụng kỹ thuật Ether-Formalin cải tiến để tăng khả năng phát
hiện trứng SLGL. Những trường hợp Kato-Katz dương tính trứng
trong phân hoặc dương tính ELISA sẽ được lấy phân xét nghiệm
theo lắng cặn và Ether-Formalin.
- Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng Fasciola gigantica
trong huyết thanh người; Đếm công thức bạch cầu ái toan trong tiêu
bản giọt đàn; Xét nghiệm nước rửa rau tìm ấu trùng SLGL và kỹ
thuật sử dụng kinh hiển vi, kính lúp soi tươi mặt dưới lá rau; Kỹ


7
thuật làm tiêu bản cố định mẫu SLGL trưởng thành; Kỹ thuật định
loại hình thể con sán trưởng thành và trứng; Định loài bằng kỹ thuật
sinh học phân tử PCR và PCR- RFLP.
- Kỹ thuật làm tiêu bản ốc và ép tụy ốc soi trên kính lúp: Ốc
Lymnea thu được từ thực địa được bảo quản vẩn chuyển về phòng
xét nghiệm.
- Kỹ thuật điều tra phỏng vấn: Kiến thức – Thái độ – Thực hành

phòng chông bệnh SLGL theo bộ câu hỏi soạn sẵn (phụ lục 07).
2.6 Các biến số/chỉ số/nghiên cứu: được thu thập và lập bảng số
liệu cho mỗi kỹ thuật.
2.7 Sai số và cách khắc phục
-Tỷ lệ người có trứng trong phân ít và số lượng trứng trong phân
cũng ít, việc phát hiện có thể sai sót vì vậy nghiên cứu sử dụng sự
tham gia các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm.
- Đối tượng phỏng vấn có nhiều trình độ khác nhau, có nhiều người
sẽ không hiểu và không muốn trả lời. Trước khi tiến hành tập huấn
và phỏng vấn thử.
2.8 Xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu thu thập được trong nghiên cứu, được xử lý theo
phương pháp thống kê Y, Sinh học và sử dụng phần mềm Stata 12.0.
Xác định tỷ lệ nhiễm SLGL, tỷ lệ yếu tố nguy cơ có liên quan
và không có liên quan đến nhiễm SLGL, tỷ lệ sạch, giảm trứng.
2.9 Đạo đức nghiên cứu: Tuân thủ nghiêm ngặt các qui định trong
nghiên cứu Y, Sinh học.
Đề tài đã được thông qua Hội đồng Y đức và Hội đồng Khoa
học của Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương


8
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm dịch tễ của sán lá gan lớn tại điểm nghiên cứu
3.1.1. Tình hình nhiễm sán lá gan lớn trên người
3.1.1.1.Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn trên người
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở người qua điều tra cắt ngang
TT

Phương pháp


Tịnh Kỳ
N=664

Nghĩa Sơn
N=494

Chung
N=1.158

Số
(+)

TL
(%)

Số
(+)

TL
(%)

Số
(+)

TL
(%)

3


0,45

1

0,20

4

0,35

ELISA

67

10,10

51

10,32

118

10,20

Cả 3 phương pháp

68

10,24


52

10,52

120

10,36

1
2

XN phân (KK
và EF)

Giá trị p

< 0,001

< 0,001

< 0,001

Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn trong phân 0,35%. Tỷ lệ nhiễm
bằng ELISA là 10,36%. Sự khác biệt giữa này có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001. Trong 4 trường hợp dương tính trứng sán lá gan lớn
có 2 trẻ nam 9 tuổi và 10 tuổi, một trường hợp nữ 32 tuổi và nam 61
tuổi. Các trường hợp nhiễm nhẹ (<50 EPG).


9

Bảng 3.2. Kết quả xét nghiệm ELISA và xét nghiệm phân
Xét nghiệm

Số dương tính

Tỷ lệ (%)

ELISA(+) và Phân(-)

116

96,6

ELISA(-) và Phân(+)

2

1,7

ELISA(+) và Phân(+)

2

1,7

120

100

Tổng


Nhận xét: Trong số 120 bệnh nhân SLGL phát hiện được, 96,6% có
kết quả ELISA dương tính đơn thuần, 1,7% có xét nghiệm phân
dương tính đơn thuần và 1,7% vừa có kết quả xét nghiệm phân và
ELISA dương tính.
3.1.1.2. Tỷ lệ bạch cầu ái toan
Bảng 3.4. Tỷ lệ bạch cầu ái toan trên những người nhiễm SLGL.
Các chỉ số

Tinh Kỳ

Nghĩa Sơn

Chung

Tỷ lệ BCAT từ 8% trở lên

47/70,1%

51/100%

98/83,1%

Tỷ lệ BCAT trung bình

9,0 + 7,1

13,1 + 5,9

13,1 + 5,9


Giá trị nhỏ nhất

0

8

0

Giá trị lớn nhất

44

44

44

Số nhiễm SLGL

67

51

118

Khoảng tin cậy, với CI 95%

7,3-10,7

11,4-14,7


9,5-12,0

Nhận xét: Tỷ lệ bạch cầu ái toan là 13,1 + 5,9(%).


10
3.1.1.3. Nhiễm sán lá gan lớn theo giới
Bảng 3.5. Phân bố nhiễm sán lá gan lớn theo giới
Tịnh Kỳ

Nghĩa Sơn

Chung

Nữ

Số
XN
391

Số
(+)
49

TL Số Số
(%) XN (+)
12,5 316 40

TL

(%)
12,7

Số
XN
707

Số TL
(+) (%)
89 12,6

Nam

273

19

7,0

178 12

6,7

451

31

Tổng

664


68

10,2 494 52

10,5

Giới

Giá trị p

< 0,05

< 0,05

6,9

1.158 120 10,4
< 0,05

Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm sán lá gan chung là 10,4%, trong đó nữ
nhiễm 12,6% và nam nhiễm 6,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với CI 95%, χ2 = 10,1043 và p < 0,01. Tình hình nhiễm
theo giới tương tự tại cả hai xã.
3.1.1.4. Nhiễm sán lá gan lớn theo dân tộc
Bảng 3.6. Phân bố nhiễm sán lá gan lớn theo dân tộc
Dân tộc

Số xét nghiệm


Số (+)

Tỷ lệ (%)

Kinh

664

68

10,1

H’re

494

52

10,3

Tổng

1.158

120

10,4

Giá trị p


>0,05

Nhận xét: Tại hai xã, Nghĩa Sơn là xã 100% người dân tộc Hre’ và
Tịnh Kỳ là xã 100% người Kinh sinh sống. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan
lớn ở người dân tộc Hre là 10,3% và người Kinh là 10,1%. Sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê với p<0,05.


11
3.1.1.4. Nhiễm sán lá gan lớn theo tuổi
Bảng 3.5. Tuổi trung bình của người nhiễm sán gan lớn
Giới

Số (+)

Tỷ lệ (%)

Tuổi TB+SD

Min-max

Nam

31

25,8

32,38+19,68

6-74


Nữ

89

74,2

38,12+17,05

7-80

Cổng

120

100

36,76+17,82

6-80

Nhận xét: Tuổi trung bình của người nhiễm sán lá gan là 36,76 +
17,82. Tuổi thấp nhất là 6 tuổi và cao nhất là 80 tuổi. Tuổi trung
bình của nam giới (32,38 + 19,68) nhiễm bệnh thấp hơn nữ giới
(38,12 + 17,05). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với t test một phía
cho hai phương sai đồng nhất t = 3,61, p<0,01.
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn theo nhóm tuổi trong cộng đồng
Lứa tuổi

Số XN


Số (+)

Tỷ lệ (%)

Giá trị p

Từ 6-14 tuổi (a)

253

21

1,8

ab<0,05

Từ 15-59 tuổi (b)

788

84

7,3

bc<0,05

Từ 60 tuổi trở lên (c)

117


15

1,3

ac>0,05

1.158

120

10,4

Tổng

Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi
cao nhất là 7,3%. Nhóm từ 6-14 tuổi và nhóm trên 60 tuổi nhiễm sán
lá gan lớn thấp hơn là 1,8% và 1,3%. Sự khác biệt giữa này có ý
nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% và giá trị pab và pbc<0,05.
3.1.1.5. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn theo yếu tố gia đình
Kết quả điều tra cắt ngang cho thấy trong số 120 người nhiễm
sán lá gan lớn (theo ELISA và theo XN phân), sống tại 109 hộ gia
đình (xã Nghĩa Sơn 46 hộ và Tịnh Kỳ 63 hộ gia đình). Tổng số có
10 gia đình có từ 2 đến 3 người cùng mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 9,2%.


12
3.1.1.9. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn theo nghề nghiệp
Nông dân nhiễm cao nhất với tỷ lệ 29,2%. Thấp nhất là cán bộ và bộ
đội với tỷ lệ 0,8%.

3.1.2. Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ và nhiễm sán lá gan lớn
3.1.2.1. Nuôi trâu bò và nhiễm sán lá gan
Bảng 3.10. Tỷ lệ hộ gia đình nuôi trâu bò có người nhiễm SLGL
Gia đình nuôi trâu bò

Tình trạng nhiễm SLGL
Số XN

Số (+)

TL (%)

Có nuôi

152

43

28,3

Không nuôi

250

77

30,8

Cộng


402

120

29,9

Giá trị p

0,594

Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm SLGL do gia đình có nuôi trâu bò và không
nuôi trâu bò khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p(x>
χ2)=0,594 > 0,05 và OR=0,88.
3.1.2.2. Mối liên quan giữa ăn rau sống và nhiễm sán lá gan
Bảng 3.12. Mối liên quan thói quen ăn rau sống và nhiễm sán lá gan
Thói quen ăn rau sống

Nhiễm SLGL

Tổng

Nhiễm

Không



53

121


174

Không

67

161

228

Tổng

120

282

402

Giá trị p

0,815

Nhận xét: Người nhiễm SLGL có 13,2% có thói quen ăn rau sống và
16,7% không có thói quen ăn rau sống. Khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05.


13
3.1.2.3. Mối liên quan giữa tình hình nhiễm và yếu tố ăn thịt trâu bò

Bảng 3.13.Thói quen ăn thịt và gan trâu bò chưa nấu chín ở người
nhiễm sán lá gan
Thói quen thịt và gan trâu bò chưa chín


Không
Tổng

Nhiễm SLGL
Giá
Tổng
trị p
Nhiễm Không
54
121
175
66
161
227 0,699
120
282
402

Nhận xét: Tỷ lệ người nhiễm sán lá gan có thói quen ăn gan và thịt
trâu bò chưa nấu chín và không ăn là 45% và 55%. Khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với kiểm định p (X> χ2) = 0,699 > 0,05
và OR = 1,09.
3.1.2.4. Hiểu biết về phòng chống bệnh sán lá gan
Điều tra lần đầu chỉ có hiểu biết về bệnh SLGL của người dân thấp
(34,1%). Sau một năm, tỷ lệ này đã tăng hơn (65,3%). Sự khác biệt

về các tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.1.3. Tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở trâu bò
3.1.3.1. Tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu bò qua xét nghiệm phân
Bảng 3.16. Tỷ lệ trâu bò nhiễm sán lá gan ở điểm nghiên cứu


Số XN

Số (+)

Tỷ lệ (%)

Tịnh Kỳ
53
31
58,9
Nghĩa Sơn
64
41
64,1
Cộng
117
72
61,5
Nhận xét: Trâu bò nhiễm SLGL tại cộng đồng là 61,5%. Xã Tịnh
Kỳ trâu bò nhiễm SLGL tỷ lệ 58,9% và xã Nghĩa Sơn tỷ lệ 64,1%.
Sự khác biệt về các tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với giá trị p>0,05.
3.1.3.2. Nhiễm sán lá gan lớn ở trâu bò tại lò mổ
Bảng 3.18. Kết quả khám mổ không toàn diện gan trâu bò tại lò mổ



14
Chỉ số
Số trâu bò khám gan mật (con)
Số con nhiễm SLGL (con)
Tỷ lệ trâu bò nhiễm (%)
Số con sán lá gan lớn thu được
Tuổi của trâu bò (năm)
Số con sán TB + SD
(Min-Max)

Tịnh Kỳ

Nghĩa Sơn

Chung

47
34
72,3
245
2,5 - 6
13,1 + 15,3
(2-81)

32
24
75
138
1,5 - 3,5

11,0 + 7,6
(2-24)

79
58
73,4
383
1,5-6
(2-81)

Nhận xét: Tại xã Nghĩa Sơn khám mổ không toàn diện 32 bộ gan và
túi mật tại lò mổ gần nhất. Tổng số sán lá gan thu được là 138 con.
Tuổi trâu bò có gan nhiễm sán từ 1,5 đến 3,5 năm tuổi. Mỗi con thu
được trung bình là 11,0 + 7,6 (dao động từ 2 đến 24) con sán trưởng
thành trong một buồng gan.
Tại xã Sơn Tịnh khám mổ không toàn diện 47 bộ gan và túi mật tại
các lò mổ xã Tịnh Kỳ. Tổng số sán lá gan thu được là 245 con. Tuổi
trâu bò có gan nhiễm sán từ 2,5 đến 6 năm tuổi. Mỗi buồng gan thu
được trung bình là 13,1 + 15,3 (dao động từ 2 - 81) con sán trưởng
thành trong một buồng gan.
Tổng số cả 2 xã khám 79 bộ gan và túi mật có 58 bộ có sán, chiếm
tỷ lệ 73,4%.
3.1.4.Tình hình ô nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn ở các loại rau
Nhận xét: Tổng số 120 mẫu rau thu mua tại điểm nghiên cứu, chưa
tìm thấy nang ấu trùng sán lá gan lớn trong các mẫu rau này.
3.1.5. Kết quả định loại ốc và tỷ lệ nhiễm cercaria SLGL
Hầu hết quần thể ốc tại điểm nghiên cứu có đặc điểm lỗ miệng vỏ loe
rộng hình tai, chóp ốc rất nhỏ so với vòng xoắn cuối, còn số rất ít có
đặc điểm lỗ miệng vỏ hình bầu dục, chóp to so với vòng xoắn cuối.



15
Bảng 3.20. Kết quả đo kích thước ốc Lymnea.
Chỉ số
Cao (AH)
Rộng (W)
Cao miệng(AH)
Rộng miệng(AW)
Tháp ốc(AH-AW)
Tỷ số(AH/SH)

Tổng

TB

527
527
527
527
527
527

SD

8,92
5,82
6,34
3,73
2,7
2,6


Min

1,77
1,15
1,67
0,99
0,76
0,94

5,6
3,6
3,5
2,0
0,6
1,1

Max
15,5
10,1
11,9
7
7,42
9

Nhận xét: Chiều cao thân ốc là 8,92 + 1,77 mm, chiều rộng TB là
5,82 + 1,15 mm. Miệng ốc có chiều cao là 6,34 + 1,67mm và rộng
miệng là 3,73 + 0,99mm. Tháp ốc trung bình là 2,67 + 0,76 mm và
tỷ số AH/SH là 2,55 + 0,94 mm.
Bảng 3.13 Kết quả các loại cercaria SLGL trong ốc xét nghiệm

Loại cercaria
Số cecaria
Gymnocephala
12

% ốc nhiễm
0,61

% cec.aria
85,7

Echinostomata

2

0,10

14,3

Tổng cộng

14

0,72

100

Nhận xét: Trong số 1.955 ốc xét nghiệm có 12 ốc nhiễm ấu trùng
sán lá gan lớn (0,61%), dạng redia và cecaria của loài
Gymnocephala.

Bảng 3.14. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn trên ốc
Nơi bắt ốc
Nghĩa Sơn(suối)
Tịnh Kỳ
(ruộng lúa)
Cộng

Số ốc (+) ấu trùng Fasciol(SL/TL%) Pearson
test χ2, Pr
Âm tính
Dương tính Chung
1,943/99,39
640/100

12/0,61
0/0

1,955/100 χ2=10,882
640/100 Pr=0,001

2,583/99,54

12/0,46

2.595/100


16
Nhận xét: Tỷ lệ ốc nhiễm SLGL chung là 0,46%.
3.1.6. Kết quả định loại sán lá gan lớn

- Định loại bằng hình thái học trứng sán lá gan lớn: Trứng sau khi
phát hiện được đếm, đo và chụp ảnh bằng vật kính 10 kính hiển vi
Nikon. Kích thước độ dài trung bình là 152,5  1,75 m, dài nhất là
180,0 m và ngắn nhất 100,0 m. Chiều rộng trung bình là 79,39 
1,43 m. Rộng nhất là 110,0 m và nhỏ nhất là 50,0m. Tỷ lệ
dài/rộng cũng được tính toán đối với từng quả trứng. Trung
bình chỉ số này là 1,95  0,22 (range 1,4 - 2,6). Trứng Fasciolid
sp trong nghiên cứu này có các giá trị CV (SD/Mean) của chiều dài,
chiều rộng và tỷ số dài/rộng là 0,011; 0,018 và 0,114. Một số hình
ảnh trứng sán lá lớn được chụp khi xét nghiệm lắng cặn.
- Kết quả hình thể con sán lá gan lớn trưởng thành: Trong số 93
con sán lá gan lớn đo các kích thước hình thái học cho các kết quả
như bảng trên. Chiều dài thân sán là 30,9 + 5,42 mm. Chiều rộng
thân là 8,78 + 1,75 mm (2,8-11,6). Các số đo giác miệng và giác
bụng về chiều dài và chiều rộng là 1,41 + 0,16 x 1,49 + 0,21 (µm)
và 0,92 + 0,18 x 0,67 + 0,13 (µm). Bằng công thức tính chu vi hình
elip để tính chu vi giác miệng và giác bụng. Chi vi giác bụng lớn
hơn giác miệng 9,57 + 0,95 (7,04-11,47) µm và 5,15 + 0,07 (3,616,81) µm. Bằng kiểm định ghép cặp (Pair T-test) xác định sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê CI 95%, giá trị p <0,001. Về sự phân
nhánh tinh hoàn của tất cả 91 mẫu đều cho thấy tinh hoàn phân
nhánh hình cành cây. Chỉ có 63 mẫu đo được kích thước của
buồng trứng với chiều dài và chiều rộng tương ứng là 2,77 + 0,49
(µm) và 3,5 + 0,54 (µm).
- Định loại bằng chỉ thị gen PCR: Chúng tôi đã tiến hành phân
tích 37 mẫu vật sán trưởng thành thu thập trên các vật chủ trâu bò


17
tại Quảng Ngãi và 4 mẫu trứng sán đãi từ phân người. Có 5 mẫu
F. gigantica, 11 mẫu F. hepatica và 21 mẫu có 5 băng là 102bp,

171bp, 213bp, 343bp và 427bp tức là có tất cả các băng đặc trưng
cho cả F. gigantica và F. hepatica.
3.2 Hiệu quả điều trị bằng TCZ
3.2.1. Nhóm tuổi của người nhiễm sán lá gan lớn
Bảng 3.15. Phân bố nhóm tuổi của người nhiễm sán lá gan lớn
Nghiã Sơn
Tịnh Kỳ
Chung
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Nhóm tuổi
(+)
(%)
(+)
(%)
(+)
(%)
Tới 15 tuổi
14
25,9
7
10,6
21
17,5
Từ
16-35

tuổi
24
44,4
18
27,3
42
35,0
Từ
36-45
tuổi
5
9,3
16
24,2
21
17,5
Từ
46-55
tuổi
6
11,1
14
21,2
20
16,7
Trên 55 tuổi
5
9,3
11
16,7

16
13,3
Cộng
54
100,0
66
100
120
100
Nhận xét: Nhóm tuổi từ 16 đến 35 tuổi nhiễm sán lá gan lớn cao nhất,
35%. tếp theo là nhóm trẻ từ 6 đên 15 tuổi, nhóm từ 36-45 tuổi và từ 4655 tuổi, tỷ lệ tương ứng là 17,5%, 17,5% và 16,7%.
Bảng 3.16. Các triệu chứng lâm sàng giảm sau 3, 6 và 12 tháng điều trị
Triệu chứng LS
Số BN theo dõi
Đau bụng (%)
Buồnnôn,chán ăn(%)
Tứcngực,khó thở(%)
Mệt mỏi (%)
Rối loại tiêu hoá(%)
Sốt-ớn lạnh (%)

D0
54
77,8
40,7
44,4
25,9
35,2
53,7


Nghĩa Sơn
D3 D6
52
50
36,5 38,0
1,9 2,0
1,9 0,0
1,9 2,0
3,8 2,0
3,8 0,0

D12
48
2,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0

D0
66
62,1
37,9
36,4
25,8
37,9
15,2

Tịnh Kỳ

D3 D6
56 51
35,7 39,2
14,3 11,8
8,9 5,9
7,1 5,9
3,6 3,9
3,6 2,0

D12
49
2,1
0,0
0,0
0,0
4,2
2,1


Dị ứng (%)
Gan to (%)
Sút cân (%)

22,2 3,8
3,7 1,9
3,7 0,0

18
0,0
0,0

0,0

0,0
0,0
0,0

21,2 8,9
7,6 5,4
9,1 1,8

3,9
2,0
0,0

2,1
0,0
0,0

Nhận xét: Sau điều trị đặc hiệu 3 tháng các triệu chứng lâm sàng ở
bệnh nhân tại 2 xã đều giảm rõ rệt.
3.2.2. Tỷ lệ sạch trứng trước và sau điều trị
Bảng 3.17 .Tỷ lệ sạch trứng trước và sau điều trị 3 tháng
Trứơc điều trị
Sau điều trị
Tình trạng
Số (+)
EPG
Số (+)
EPG
nhiễm

4
23,5
0
0
Nhận xét: Trước điều trị có 4 trường hợp có trứng trong phân sau
điều trị 3 tháng không còn trường hợp nào. Tỷ lệ giảm trứng SLGL
là 100%.
3.2.3. Bạch cầu ái toan trước và sau điều trị
Bảng 3.33. Bạch cầu ái toan thay đổi sau điều trị
Bạch cầu ái
toan

Cao trên 8%

Số theo
dõi

Mean

SD

Trước điều trị

120

11,0

6,78

1


sau 3 tháng

108

4,2

4,63

sau 6 tháng

101

3,56

sau 12 tháng

97

3,19

Min Max

Số
(+)

Tỷ lệ
(%)

44


116

96,7

0

45

6

5,0

4,02

1

40

3

2,5

5,4

0

50

2


2,1

Nhận xét: Theo dõi các ca bệnh chỉ số bạch cầu ái toan cao từ 8%
trở lên có tỷ lệ 96,7% các ca bệnh. Tỷ lệ trung bình là 11,02 + 6,78
(1-44)%. Sau 3 tháng điều trị thuốc đặc hiệu chỉ còn 6 (5,0%) người
bạch cầu ái toan còn cao trên 8%. Sau 6 tháng còn 3 (2,5%) người
và sau 12 tháng còn 2 người (2,1%). Một trong 2 người này tỷ lệ
BCAT con rất cao đến 50% và một người 13%


19
3.2.4. Diến biến cận lâm sàng của người nhiễm SLGL
Bảng 3.34. Triệu chứng cận lâm sàng trước và sau điều trị
Các dấu hiệu

Điều
trị

Sau ĐT Sau ĐT Sau ĐT Theo dõi
3 tháng 6 tháng 12 tháng đủ 3 đợt

Số tham gia

120

108

101


97

72

BCAT cao

116

6

3

2

2

-Tỷ lệ %

96,7

5,0

2,5

2,1

1,7

*<0,05


**<0,05 ***<0,05 ****<0,05

Giá trị p
Ab-ELISA

116

37

28

12

9

- Tỷ lệ %

96,7

34,3

27,7

12,4

12,5

Giá trị p

*<0,05


**<0,05 ***<0,05 ****<0,05

Phân có trứng 4
sán

0

0

- Tỷ lệ %

0

0

3,3

Nhận xét: Sau 3 tháng điều trị các xét nghiệm cận lâm sàng giảm đáng
kể. Tỷ lệ bạch cầu ái toan, tỷ lệ dương tính huyết thanh chẩn đoán AbELISA, xét nghiệm phân tìm trứng sán lá gan lớn trước điều trị, sau 3
tháng, 6 tháng và 12 tháng tương ứng là 96,7%, 5,0%, 2,5% và 2,1%;
96,7%, 34,7%, 27,7% và 12,4%; 3,3%, 0%, 0% và 0%.


20
3.2.5. Theo dõi diễn biến của kháng thể kháng sán gan lớn trên
các trường hợp theo dõi điều trị

Hình 3.19. Nồng độ kháng thể kháng SLGL giảm sau điều trị đặc
hiệu 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng

Nhận xét: Nồng độ kháng thể trong máu của người nhiễm sán lá gan
lớn giảm nhanh sau 3 tháng điều trị sau đó giảm chậm dần sau 3
tháng tiếp theo và trở về dưới 1 sau 12 tháng. Biểu đồ trên cho thấy
người xã Tịnh Kỳ nhiễm sán lá gan lớn với nồng động kháng thể
trong máu cao hơn người dân xã Nghĩa Sơn. Tuy nhiên ở cả 2 xã sau
12 tháng điều trị các ca bệnh đều có xu hướng giảm dần về âm tính


21
3.2.6.Tác dụng phụ của thuốc triclabendazole
Bảng 3.35. Bảng theo dõi các tác dụng phụ sau điều trị
TT Các triệu chứng

Tịnh Kỳ
n=62
Số Tỷ lệ
(+) (%)
1
1,6

Nghĩa Sơn
n =54
Số Tỷ lệ
(+) (%)
1
1,9

Chung
n= 116
Số

Tỷ lệ
(+)
(%)
2
1,7

1

Đau bụng quặn cơn

2

Đau thượng vị

5

8,1

2

3,7

7

6,0

3

Tức ngực, khó thở


2

3,2

0

0,0

2

1,7

4

Dị ứng, mẩn ngứa

1

1,6

0

0,0

1

0,9

5


Rối loạn tiêu hoá

0

0,0

0

0,0

0

0,0

6

Nhức đầu, chóng

9

14,5

6

11,1

15

12,9


12

19,4

5

9,3

17

14,7

măt.
Tổng số người

Nhận xét: Với liều 10mg/kg cân nặng thuốc đã được dùng điều trị
cho người được chẩn đoán sán lá gan lớn tại cộng đồng 2 xã. Tổng
số có 116 người tham gia đợt điều trị, trong đó có 62 người xã Tịnh
Kỳ và 54 người xã Nghĩa Sơn. Các triệu chứng không mong muốn
sảy ra thấp. Có một số nhức đầu-chóng mặt (12,9%), đau thượng vị
(6,0%), đau bụng quặn cơn và tức ngực-khó thở (1,7%), dị ứng-mẩn
ngứa (0,9%), rối loại tiêu hóa (0%). Tuy nhiên, các triệu chứng này
không cần điều trị gì cũng tự khỏi trong vòng 24 giờ.


22
KẾT LUẬN
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học sán lá gan lớn tại Quảng Ngãi
- Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn bằng xét nghiệm phân là 0,4% và bằng
Ab-ELISA là 10,2%. Nhóm tuổi lao động từ 16-55 tuổi chiếm cao

nhất là 69,2%, nhóm từ 6-15 tuổi nhiễm từ 0,9%- 17,5%. Nữ giới
nhiễm sán lá gan cao gấp hai lần nam. Có 10 gia đình (9,2%) có từ
2- 3 người cùng mắc. Trong các nghề, nông dân chiếm tỷ lệ nhiễm
cao nhất với 29,2%. Trong nghiên cứu này chũng tôi chưa tìm thấy
có mối liên quan giữ ăn rau sống và thói quen ăn thịt tái sống (bao
gồm cả ăn gan trâu bò) với tình trạng nhiễm sán lá gan. Nhận thức
về phòng chống bệnh sán lá gan của người dân chưa cao (34,1%).
- Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn trâu bò bằng xét nghiệm phân là 61,5%
và tại lò mổ là 73,4%. Tuổi trâu bò nhiễm sán là từ 1,5 đến 6 năm
tuổi. Trâu bò nhiễm SLGL thấp (từ 2-81 con sán trong một buồng
gan).
- Vật chủ trung gian truyền bệnh SLGL tại điểm nghiên cứu là ốc
L.swinhoei (92%) và ốc L.viridis (8%). Ốc L.swinhoei nhiễm ấu
trùng sán lá gan lớn 0,61%.
- Về hình thể trứng SLGL (phân người) và con sán SLGL trưởng
thành thu được tại điểm nghiên cứu có hình thể và kích thước giống
F. gigantica. Bằng PCR và PCR-PLRF xác định được loài giống
F.gigantica, giống F.hepatica và mang cả 2 gen giống F.gigantica
và F.hepatica.


23
4.2. Hiệu quả điều trị triclabendazle tại cộng đồng
- Các triệu chứng lâm sàng của người bệnh SLGL giảm dần sau 3
tháng, 6 tháng và hết sau 12 tháng điều trị đặc hiệu liều 10mg/kg.
Đau bụng giảm từ 69,2% xuống 2,1%. Cảm giác buồn nôn, nôn và
chán ăn, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, vã mồ hôi, rối loại tiêu hóa
giảm từ 40,0%-36,7% xuống 0%. Triệu chứng sốt và dị ứng 32,5%21,7% xuống 1%. Gan to và sút cân giảm từ 6% về bình thường sau
12 tháng.
- Tỷ lệ sạch trứng trong phân đạt 100% sau 3 tháng điều trị. Kháng

thể kháng SLGL giảm nhanh sau 3 tháng điều trị sau đó giảm chậm
dần. Có trường hợp kháng thể tồn lưu sau đến 1 năm sau điều trị.
- Tác dụng không mong muốn của thuốc ít và không gây bất thường
gì cho người bệnh.
4.3. Hạn chế của nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài vẫn còn không tránh khỏi những hạn
chế nhất định. Đặc biệt, kỹ thuật ELISA chẩn đoán SLGL tại Việt
Nam hiện nay vẫn chưa có một bộ sinh phẩm nào được xác định là
chuẩn. Trong khi chủ yếu dựa vào kết quả này để định hướng chẩn
đoán. Với kỹ thuật sinh học phân tử để xác định chính xác loài SLGL
cần phải có giải trình từ gen sau kỹ thuật PCR và PCR-RFLP.


24
KIẾN NGHỊ
1. Cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về mầm bệnh và các vật
chủ sán lá gan lớn. Nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu có ảnh
hưởng đến vật chủ trung gian và nguy cơ lây nhiễm bệnh trong
môi trường và trong cộng đồng.
2. Áp dụng rộng rãi phác đồ điều trị liều 10mg/kg liều duy nhất
trong cộng đồng nơi có các đặc điểm dịch tễ lưu hành bệnh sán lá
gan lớn trên người. Có nên nghiên cứu thử nghiệm điều trị toàn
dân tại các vùng nguy cơ của bệnh hoặc có tỷ lệ nhiễm SLGL ở
người cao.



×