Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

TÍN HIỆU THẨM MỸ MƯA TRONG THƠ HOÀNG CẦM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.18 KB, 108 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
ThS. Đặng Thị Thu Hiền, người đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn và giúp
đỡ em suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ bộ môn Lý
luận ngôn ngữ, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn động
viên, khích lệ, giúp đỡ trong thời gian tôi học tập và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Trịnh Thị Huế

1


MỤC LỤC

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mặc dù được xem là một trường phái khá non trẻ và vẫn còn có
những quan niệm, hướng tiếp cận nghiên cứu chưa thống nhất, nhưng hiện nay,
Ngôn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics) là một trong những khuynh hướng
thu hút được sự quan tâm nhất của giới ngôn ngữ học. Đối tượng cụ thể của
ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ với tư cách là một trong những ứng dụng tri
nhận của con người. Ngôn ngữ học tri nhận, một mặt xem xét lại những vấn đề
ngôn ngữ của Ngôn ngữ học truyền thống (chẳng hạn như: phạm trù, ý niệm, ẩn


dụ, hoán dụ,…); mặt khác, đặt ra những vấn đề mới chưa từng được nói đến
trong ngôn ngữ học truyền thống (ví dụ như: khung tri nhận, hình – nền, ẩn dụ ý
niệm – tri nhận,…). Nghiên cứu lí thuyết, lí luận của Ngôn ngữ học tri nhận sẽ
giúp ta có nhiều khám phá mới mẻ trong nghiên cứu ngôn ngữ của loài ngườinói
chung và ngôn ngữ nghệ thuật nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu Ngôn ngữ học tri
nhận giúp chúng ta nắm bắt rõ hơn về quá trình tư duy, khám phá thế giới của
con người phản chiếu qua ngôn ngữ; và ngược lại, sự tri nhận cũng sẽ là cơ sở
giúp giải mã các tầng bậc ý nghĩa của ngôn ngữ.
1.2. Có thể nói, nếu ngôn ngữ là cửa sổ mở ra các vùng tri nhận khác
nhau với cấu trúc tri nhận và quy luật tri nhận trong thế giới tinh thần của con
người thì tín hiệu thẩm mỹ chính là phương tiện thể hiện bằng ngôn ngữ các ý
niệm và phạm trù tri nhận của con người. Do vậy, bên cạnh việc tiếp cận đối
tượng nghiên cứu là tín hiệu thẩm mỹ theo phương pháp luận của ngữ pháp chức
năng, chúng tôi bắt đầu ứng dụng phương pháp luận của Ngôn ngữ học tri nhận
bằng việc tìm hiểu quá trình tri nhận và quá trình mã hóa các ý niệm bằng ngôn
ngữ mà kết quả đâu tiên, cụ thể của quá trình này chính là các tín hiệu thẩm mỹ
trong tác phẩm văn chương. Đến lượt mình, các phương tiện, biểu thức ngôn
ngữ này lại trở thành điểm khởi đầu cho một quá trình tri nhận tiếp theo nảy sinh

3


do sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm. Qua đó, cùng với thế giới tinh thần
của tác giả, người đọc hình thành nên những ý niệm và những phạm trù tri nhận
về chính những ý niệm đã được mã hóa trong tác phẩm.
1.3. Trong văn học Việt Nam, “mưa” được xem như là một biểu tượng,
một tín hiệu thẩm mỹ hay một ẩn dụ cho một ý niệm nào đó. Với Hoàng Cầm,
“mưa” trở thành nỗi ám ảnh. “Mưa” chuyên chở trong đó những cảm xúc tinh
tế của một tâm hồn thơ đa tình. Có thể nói, Hoàng Cầm là “người góp tiếng
nói nhiệm màu cho những cơn mưa” [35].

Dựa vào hệ thống tín hiệu thẩm mỹ “mưa” và việc vận dụng lí thuyết
của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi đi tìm hiểu tín hiệu thẩm mỹ “mưa”
trong thơ Hoàng Cầm trong sự tương quan với các ý niệm khác để từ đó cung
cấp thêm một cái nhìn về thơ ông trên các phương diện: năng lực tư duy, sáng
tạo ngôn ngữ nghệ thuật, đặc biệt là dấu ấn tư duy – văn hóa dân tộc phản
chiếu trong thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả.
Khảo sát các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chưa có một
công trình nào thực sự lấy tín hiệu“mưa” trong thơ Hoàng Cầm làm đối tượng
nghiên cứu từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận. Xuất phát từ những lí do trên,
chúng tôi lựa chọn “Tín hiệu thẩm mỹ “mưa” trong thơ Hoàng Cầm nhìn từ
góc độ ngôn ngữ học tri nhận” làm đề tài cho khóa luận của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận
2.1.1. Trên thế giới
Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive linguistics) là một phương hướng
nghiên cứu liên ngành phát triển vào cuối những năm 1950 của TK XX. Nó là
sự kết hợp của ngôn ngữ học với khoa học tri nhận. Ngôn ngữ học tri nhận
liên quan đến sự khảo sát các quá trình tâm trí trong việc thụ đắc và sử dụng
tri thức và ngôn ngữ. Ngôn ngữ học tri nhận là một cách tiếp cận ngôn ngữ

4


dựa trên kinh nghiệm của chúng ta về thế giới và cách thức chúng ta tri giác
và ý niệm hóa thế giới. Bản thân hoạt động tri nhận khó có thể quan sát được
cho nên ngôn ngữ trở thành cửa sổ quan sát và nghiên cứu tri nhận.
Những vấn đề của ngôn ngữ học tri nhận đã được nghiên cứu từ những
năm 50 của thế kỉ trước, nhưng các thuật ngữ ngôn ngữ học tri nhận
(cognitive linguistics), ngữ nghĩa học tri nhận (cognitive semantics), và ngữ
pháp tri nhận (cognitive grammar) thì mới xuất hiện lần đầu trong tác phẩm

Cơ sở của ngữ pháp tri nhận của R.W.Langacker. Có thể nói những tác phẩm
sau đây đã đặt nền tảng vững chắc cho ngôn ngữ học tri nhận: Metaphors we
live by của G. Lakoff và M. Johnson, Chicago – London, University of
Chicago Press, 1980; The Body in the Mind: The bodily of Meaning,
Imagination and Reason của M. Johnson, 1987, Chicago, University of
Chicago Press, 1987; Women, fire, and dangerous things của G.Lakoff,
Chicago - London, University of Chicago Press, 1987; Foundation of
Cognitive Grammar của R.W, Langacker, Stanford University Chicago Press,
1987,… [41; 208].
Hai hướng nghiên cứu chính của ngôn ngữ học tri nhận là ngữ nghĩa
học tri nhận (cognitive semantics) với các tên tuổi lớn như Lakoff, Johnson,
Rosch, Fillmore, Tunner,… và ngữ pháp học tri nhận (cognitive grammar) với
các học giả tiêu biểu như Talmy, Langacker, Goldberg,…
Phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận ngày càng được mở
rộng, từ đối tượng ban đầu là tiếng Anh, các nhà ngôn ngữ học đã áp dụng lí
thuyết, quan điểm tri nhận vào nghiên cứu nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới
như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung,… đặt chúng
trong mối tương quan so sánh, đối chiếu với nhau và đã đạt được nhiều thành
tựu đáng ghi nhận.
2.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những vấn đề liên quan đến tri nhận đã được đề cập tới
trong Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng việt hiện đại của Nguyễn Lai
5


(NXB Khoa học Xã hội, HN, 2001) [50]; Tìm hiều đặc trưng văn hóa dân tộc
của ngôn ngữ và tư duy người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác)
của Nguyễn Đức Tồn (NXB ĐHQG HN, 2002) [36]; nhưng một cách chính
danh, ngôn ngữ học tri nhận mới được đề cập tới trong công trình của Lý
Toàn Thắng: Ngôn ngữ học tri nhận – từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn

tiếng Việt(NXB KHXH, HN, 2005) [30]. Đây có thể coi là công trình tiên
phong về lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận ở nước ta. Ngay chương đầu cuốn
sách, tác giả giới thiệu về sự ra đời và phát triển, những vấn đề cơ bản nhất
của ngôn ngữ học tri nhận: các nguyên lí cơ bản, sự ý niệm hóa và các quá
trình ý niệm, điển dạng và các phạm trù tri nhận,… Các chương tiếp theo
trình bày các đặc điểm tri nhận không gian của người Việt – kết quả ứng dụng
lí thuyết tri nhận vào nghiên cứu thực tiễn tiếng Việt của tác giả.
Nối tiếp thành tựu nghiên cứu của Lý Toàn Thắng, Trần Văn Cơ cho
xuất bản cuốn Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ) (NXB KHXH,
2007) [64] trình bày kĩ lưỡng về các khái niệm, thuật ngữ của ngôn ngữ học
tri nhận cùng những cảm nhận, suy ngẫm của mình cũng như định hướng, gợi
mở các vấn đề nghiên cứu tiếng Việt theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận.
Năm 2008, ông xuất bản cuốn Khảo luận ẩn dụ tri nhận [68], trong đó trọng
tâm là vấn đề ẩn dụ ý niệm, có trích dịch, giới thiệu công trình Metaphor we
live by [15] của G. Lakoff và M. Johnson. Mới đây, trong bài viết Việt ngữ
học tri nhận (Phác thảo một hướng nghiên cứu tiếng Việt) đăng tải trên tạp
chí Ngôn ngữ, số 11/2010, Trần Văn Cơ cũng đã khái quát quá trình phát triển
của ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam và đề xuất thành lập bộ môn Việt ngữ
học tri nhận như một sự ghi nhận đóng góp của ngôn ngữ học tri nhận với
việc nghiên cứu tiếng Việt cũng như các định cụ thể hơn đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, hướng phát triển của bộ môn này.

6


Nguyễn Văn Hiệp với bản dịch: Nhập môn ngôn ngữ học (Sematics –
An introduction) [22] của John Lyons cũng có đề cập đến một số vấn đề của
tri nhận luận. Ở một công trình khác, Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp
(2008) [53], Nguyễn Văn Hiệp dành chương đầu tiên để trình bày “những
quan điểm về vai trò của nghĩa trong phân tích và miêu tả cú pháp” – trong đó

có “cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận” và nhấn mạnh: “theo ngôn ngữ
học tri nhận, các dạng thức ngôn ngữ (các biểu thức, các kết cấu) thì mang
tính biểu trưng hay tính có lí do ở mức độ cao hơn rất nhiều so với quan niệm
truyền thống. Ngoài ý nghĩa của các từ tham gia vào cấu trúc thì bản thân
cấu trúc cũng đã có nghĩa. Đây cũng là điểm khác biệt quan trọng giữa ngôn
ngữ học tri nhận và ngữ pháp tạo sinh” [53; 29].
Với những công trình khoa học trên, nhiều trường đại học đã đưa ngôn
ngữ học tri nhận vào giảng dạy và nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh
viên đã, đang say mê nghiên cứu theo ứng dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri
nhận vào thực tiễn tiếng Việt. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu: Ẩn dụ
từ góc nhìn tri nhận trên ngữ liệu phạm trù chỉ thực vật trong tiếng Việt (2008)
[61] của Trần Thị Phương Lý, Đặc điểm tri nhận của người Việt qua trường từ
vựng chỉ chim chóc (2009) [26]của Lê Thị Thanh Huyền, Ẩn dụ dưới góc độ
ngôn ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng Việtvà tiếng Anh)(2009) [57] của Phan
Thế Hưng và gần đây nhất Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn (2014)
[42] của Nguyễn Thị Bích Hạnh,… cùng rất nhiều bài báo, tạp chí. Các công
trình này tập trung chủ yếu vào một số ẩn dụ ý niệm gắn với các phạm trù cơ
bản: phạm trù tình cảm, không gian, thực vật, bộ phận cơ thể người,…
Nhìn chung, hiện nay tiếp cận các vấn đề ngôn ngữ dưới ánh sáng của
ngôn ngữ học tri nhận đang được hưởng ứng và đã đạt được những thành tựu
ban đầu ấn tượng và hứa hẹn mở ra nhiều hướng đi mới trong tương lai.

7


2.2. Lịch sử nghiên cứu thơ Hoàng Cầm
Chính thức bước vào làng Văn từ năm 1939, có thể nói thơ là lĩnh vực
Hoàng Cầm thử bút sớm nhất. Cậu bé ấy năm lên tám tuổi đã thổi hồn mình vào
trang thư tình trên nền thơ lục bát trao cho người Chị yêu dấu của mình. Tuy vậy,
sự nghiệp thơ Hoàng Cầm chỉ thực sự được khẳng định khi Bên kia sông Đuống

ra đời. Bài thơ đã nâng tên tuổi Hoàng Cầm lên trên đài thơ, đứng cạnh các bậc
liền anh như Thế Lữ, Nguyễn Bính, Xuân Diệu,… và cùng với Lá diêu bông,
Quả vườn ổi,... thơ Hoàng Cầm làm say lòng độc giả bằng cách riêng của nó, thu
hút mạnh mẽ sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Khi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu thơ Hoàng Cầm, chúng tôi nhận thấy
rất khá nhiều công trình nghiên cứu thơ Hoàng Cầm. Dưới hình thức luận án
tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, tiểu luận, những bài viết ngắn,… giới nghiên cứu, phê
bình, người giảng dạy và độc giả yêu mến thơ Hoàng Cầm đã xuất phát từ
nhiều góc độ khác nhau khám phá ra được những giá trị nhất định của thế giới
thơ ông, khẳng định sự cống hiến to lớn của thi nhân trong nền văn học hiện
đại. Tuy nhiên, nghiên cứu thơ Hoàng Cầm dưới ánh sáng của ngôn ngữ học
tri nhận thì rất ít và hầu như chưa có.
Nghiên cứu thơ Hoàng Cầm, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một
số khuynh hướng chính như sau:
2.2.1. Hướng nghiên cứu từ góc độ thi pháp học
Dưới góc nhìn thi pháp học, Đỗ Đức Hiểu trong bài viết Thơ mới – cuộc
nổi loạn của ngôn từ thơ[9] đã nhận thấy Hoàng Cầm là người kế tục (xa, rất
xa) thơ Mới, thế giới thơ Hoàng Cầm là một “thế giới ảo” tràn ngập những hình
ảnh siêu thực. Ở một phương diện cụ thể, từ việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật
Mưa Thuận Thành, tác giả khẳng định: “Mưa Thuận Thành” là một thế giới
siêu Thuận Thành, siêu Kinh Bắc, siêu mưa” [9; 30] và rút ra nhiều nhận xét độc
đáo về thi pháp thơ Hoàng Cầm. Đó là một loại hình thơ có nhiều “cái lặng”,

8


“nhiều xót xa, nhiều bi kịch, không nói”, nó “âm u, lóe sáng, rồi mịt mù, xa tắp,
như những huyền thoại thuở hoang sơ” [9; 116].
Đọc thơ Hoàng Cầm, nhà nghiên cứu Thụy Khê có một số cảm nhận riêng
trên phương diện thi pháp học lịch sử. Chị gọi thế giới thơ Hoàng Cầm bằng một

cách gọi tên ước lệ, đó là “sa mạc Hoàng Cầm”, “sa mạc trần gian”. Độc đáo
hơn, trong khi tiếp cận tập thơ Về Kinh Bắc và tập kịch thơ Kiều Loan, Thụy
Khê đã lí giải thế giới thơ Hoàng Cầm mang nhiều dấu ấn của thi pháp huyền
thoại. Đó là một cõi “lung linh giữa mơ và thực, là cõi lên đồng âm thanh, là
phường bát âm chữ nghĩa, là cơn cuồng phong lịch sử loạn mầu trong từ trường
đồng thiếp, những dân ca, phong tục, truyền thuyết,… Hiện tại nhập hồn quá
khứ gọi nhau trong những vũ điệu bất thường hoang dại[23; 365].
Đỗ Lai Thúy trong bài Hoàng Cầm, Nguyễn Bính và…[12] có nhận xét:
“Thơ Hoàng Cầm là thơ ẩn dụ. Hệ thống ẩn dụ của ông, một phần lấy nguyên từ
cái “kho trời chung” của văn hóa dân gian, phần khác lấy có cải biến, còn lại là
cá nhân ông sáng tạo. Thơ Hoàng Cầm tràn ngập ẩn dụ đêm, mưa, trăng, gió…”
[12] và so sánh giữa hai phong cách thơ Nguyễn Bính và Hoàng Cầm: “Thơ
Nguyễn Bính dân dã và chân quê hơn. Còn thơ Hoàng Cầm hiện đại và bác học
hơn: cùng viết về nông thôn nhưng thơ Nguyễn Bính là sự thương nhớ lo âu, khắc
khoải về sự phôi pha của quê hương, còn Hoàng Cầm không tả thực một vùng
quê KinhBắc trong thực tế mà còn thể hiện một Kinh Bắc bất tử trong thơ
ông”[12].
Nhận xét về ngôn ngữ trong thơ Hoàng Cầm, Đỗ Lai Thúy cho rằng:
“Không ai bắt nhà thơ phải có tuyên ngôn, phải viết những bài lí luận, nhưng
nhà thơ cần phải tự giác được thế mạnh sáng tạo của mình, để đẩy tác phẩm
vượt qua giới hạn mà thiên nhiên trong con người mình quy định. Sự dừng
chân ở bước chót này khiến thơ Hoàng Cầm chưa có sự đổi mới về ngôn ngữ,
chưa có một ngôn ngữ thơ hiện đại như trường phái siêu thực… Hồn thơ

9


Hoàng Cầm đã khác xa với hồn thơ Mới nhưng ngôn ngữ thơ ông vẫn chưa
hẳn đã thoát xác thơ Mới” [12; 59]. Mặc dù vậy, ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm
vẫn có cái lạ riêng như là một trong những dấu hiệu đổi mới văn học: “Tôi

không khẳng định ngay ở đây rằng thơ Hoàng Cầm là hay, là tuyệt tác, hình
thức thơ Hoàng Cầm ở đây là tân kì, sáng tạo, song tôi biết rằng dù thích hay
không nhiều người vẫn thấy thơ Hoàng Cầm là lạ, là một cái gì khang khác
trong giọng điệu trong hình thức” [12; 60].
Hoài Việt trong bài viết Đến với Hoàng Cầm [18] có đưa ra một so sánh
rất hay: “Con chữ trong tay anh như âm binh trong tay phù thủy” và có những
nhận xét khá tinh về sự sáng tạo ngôn ngữ trong thơ Hoàng Cầm: “… cũng là ở
con người mái tóc bụi tro này là việc mày mò tìm ra cái lần đằng sau chữ, tầng
tầng lớp lớp chồng lên nhau tạo nên bề dày chữ nghĩa không chỉ nổi mà chìm do
đó sẽ dễ gây những cách hiểu khác nhau trong vùng mờ. Chữ nghĩa anh dắt díu
nhau vào cuộc đời không là trò rồng rắn mà cứ quay vòng xoắn xuýt lấy nhau
để rồi bật lên sức gợi cảm lay động cả tâm thức người đọc” [18; 38].
Một số bài viết có đề cập đến thi pháp thơ Hoàng Cầm và đều thống
nhất một nhận xét về thơ ông là lối thơ siêu thực, phạm trù siêu thực: “Tính
hiện đại ở thơ Hoàng Cầm không phải là như ở thơ Vũ Hoàng Chương, mà là
một vùng cây cỏ, sông hồ nhẹ bay của thôn quê Kinh Bắc, được siêu thực hóa
thành Cỏ Bồng Thi, cầu Bà Sấm, bến Cô Mưa và Lá diêu bông, hay những
người con gái mờ ảo, những mối tình hư ảo xứ Kinh Bắc, xóa nhòa trong
mưa bụi bay” [23; 30].
Tiếp tục ý kiến bàn về chất siêu thực trong thơ Hoàng Cầm, Nguyễn Đăng
Điệp trong bài Hoàng Cầm – người dệt từ những giấc mơ [35] có viết: “chính
hồn vía Kinh Bắc, chính niềm khát khao cháy bỏng về một tình yêu lớn dành cho
quê hương, cho cái đẹp một khi sâu sắc đến tràn bờ liền cất cành thành thơ. Đó
là tiếng vọng của cõi mơ, là sự siêu thăng của vô thức”[35; 52]. Đúng vậy, hiện

10


thực trong thơ Hoàng Cầm không phải là hiện thực thông thường mà là hiện
thực vô thức, hiện thực tâm linh. Như thế, đi theo con đường của thơ siêu thực,

Hoàng Cầm đã tạo được chỗ đứng bên cạnh các tên tuổi như Lê Đạt, Dương
Tường,…
Xoay quanh ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm, các nhà nghiên cứu, phê bình có
những lời khen chê khác nhau. Ở các bài nghiên cứu về một số bài thơ cụ thể,
các tác giả Chu Văn Sơn, Đặng Tiến cũng có những phân tích về Cây tam cúc
của Hoàng Cầm và chỉ ra được giá trị nghệ thuật của bài thơ, đặc biệt là thành
tựu về phương diện ngôn ngữ, đó là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tính truyền
thống và hiện đại, giữa đặc trưng trữ tĩnh và phẩm chất bác học trong ngôn ngữ
thơ: “Thơ Hoàng Cầm giàu âm điệu… Có những câu thơ dìu dặt, luyến láy do
sắp xếp; nhưng giọng điệu bài thơ có thể xuất thần, vượt khỏi sự dụng công”.
Các cây bút đó đã khẳng định Hoàng Cầm đó là một thứ ngôn ngữ của thơ mới,
trẻ trung và có sức hấp dẫn lạ kì…
Năm 2001, Trần Thị Huyền Phương trong Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn
có tên Sự kết hợp giữa yếu tố thực và hư trong thơ Hoàng Cầm [62] đã lí giải
hai phạm trù đối lập “thực” – “hư” và xem đó là bản chất của cấu trúc hình
tượng và tư duy nghệ thuật. Tác giả xem sự kết hợp giữa yếu tố thực và hư là
nét đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng và thể hiện được một số nét tiêu
biểu của phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Cầm.
Có thể thấy rằng, các bài viết, bài nghiên cứu, các ý kiến trên đây đều
thống nhất chỉ ra: Trong thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm có một thế giới ảo,
có những hình tượng thơ siêu thực, có những yếu tố tiềm thức, vô thức, tâm linh,
… Đồng thời, khẳng định những nét độc đáo của thế giới nghệ thuật thơ Hoàng
Cầm.
2.2.2. Hướng nghiên cứu thơ Hoàng Cầm từ góc độ văn hóa học

11


Khi phát hiện ra văn hóa Kinh Bắc chính là những ảnh hưởng quan
trọng làm nên cội nguồn thơ Hoàng Cầm, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng:

“Hình như có một không gian Kinh Bắc, một thời gian Kinh Bắc rất đỗi cổ
kính trong thơ anh. Và trên cái nền thời gian, không gian ấy, cứ thấp thoáng
một cô gái quê Kinh Bắc của một thuở nào, có vẻ duyên dáng, tình tứ…”
Nguyễn Xuân Lạc khi nói về cảm hứng thơ Hoàng Cầm có viết: “Người
thơ mang tên vị thuốc đắng ấy lại sinh ra và lớn lên trong một vùng đất thơ ngọt
ngào. Đó là xứ Kinh Bắc – một trong ba cái nôi lớn của dân tộc Việt Nam… Xứ
Kinh Bắc thơ mộng hữu tình… Vùng đất thơ ấy bồi đắp cho Hoàng Cầm, từ
nhiều phía, nhiều nguồn”,ra đi kháng chiến, Hoàng Cầm “đem theo cả một
hành trang Kinh Bắc trong hồn thơ Thanh niên của mình” [55; 14-15].
Năm 2007, cuốn sách Thơ Hoàng Cầm với văn hóa Kinh Bắc của
Nguyễn Thị Minh Bắc có đề cập đến góc độ văn hóa, nhưng chưa thực sự chỉ
ra được những biểu tượng văn hóa trong thơ ông – điều cốt lõi làm nên những
thành công về bản sắc, phong cách nghệ thuật và tài năng thơ Hoàng Cầm.
Năm 2012, Luận án Tiến sĩ của Lương Minh Chung với đề tài Thơ
Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hóa [27] đã xác định điểm nhìn văn hóa trong
việc nghiên cứu thơ Hoàng Cầm. Tác giả đã đi sâu vào các vấn đề lý thuyết, lí
luận chung về mối quan hệ giữa môi trường văn hóa và con người, dưới góc
nhìn văn học như một công cụ để khai thác.
Tiếp cận và phát triển hướng nghiên cứu trên, Trần Đức Hoàn trong
Luận án Tiến sĩ với đề tài Văn hóa Kinh Bắc – vùng thẩm mỹ trong thơ Hoàng
Cầm [60] đã giải mã một cách khoa học, tương đối thấu đáo về thơ Hoàng Cầm
từ góc độ văn hóa học trong mối liên hệ với vùng thẩm mỹ Kinh Bắc dưới góc
độ biểu tượng văn hóa và hệ thống ngôn ngữ. Từ đó khẳng định: “Văn hóa
Kinh Bắc”chính là“vùng thẩm mỹ độc đáo trong thơ Hoàng Cầm”.
2.2.3. Hướng nghiên cứu thơ Hoàng Cầm từ góc độ phân tâm học

12


Năm 2003, PGS.TS. Đỗ Lai Thúy biên soạn, giới thiệu cuốn sách Phân

tâm học và tình yêu. Ông đã lấy bài viết Đi tìm ẩn ngữ trong thơ Hoàng Cầm
để thay lời đề bạt cho cuốn sách này. Đỗ Lai Thúy cho rằng: “Về Kinh Bắc là
một giấc mơ”và là“một galerie những bức ảnh ấu thời, ảnh hội hè đình đám
xứ Bắc, ảnh con người của đời thường và của huyền thoại, ảnh động vật, cậy
cối,…”.Chúng đứng ngẫu nhiên bên cạnh nhau, vừa chồng chất vừa rời rạc.
Trong giấc mơ, bao giờ cũng“ẩn chứa những ham muốn vô thức”,
những“khát khao bản năng”của tuổi ấu thơ bị đẩy vào tiềm thức và bị nhốt
vào quên lãng. Những dồn nén đó chờ những lúc “có vấn đề”, sự kiểm soát bị
lơi lỏng sẽ “bung ra” thăng hoa thành những giấc mơ, thành sáng tạo nghệ
thuật. Nói cách khác đây là “một tình yêu kiểu Oediep”và“Hoàng Cầm đã
sáng tác để giải tỏa mặc cảm Oediep”.
Có thể nói, những nghiên cứu của Đỗ Lai Thúy đêm lại rất nhiều gợi ý
cho người viết trong ý tưởng và cả cách thức tiếp cận thơ Hoàng Cầm theo
hướng phân tâm học. Mà yếu tố vô thức là đối tượng chính yếu của người viết
theo hướng nghiên cứu này.
Những công trình, bài nghiên cứu của Nguyễn Xuân Lạc, Hoàng Việt,
Chu Văn Sơn, Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Lai Thúy,… cùng những luận án, luận
văn, khóa luận, báo cáo ở trên cho thấy thơ Hoàng Cầm là một đối tượng
nghiên cứu đầy say mê và hứng thú ở nhiều góc độ khác nhau. Ở mỗi bình
diện, người viết lại khơi sâu và khám phá để làm dày hơn hiểu biết về thế giới
thơ ca Hoàng Cầm. Điều khiến chúng tôi quan tâm và thực sự thu hút ở thơ
Hoàng Cầm có lẽ là sự độc đáo của thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, đặc
biệt là ngôn ngữ thơ.Trong công trình nghiên cứu Hệ thống biểu tượng trong
thơ Hoàng Cầm [32], tác giả Mai Thị Nhiên có thống kê và phân loại hệ
thống các biểu tượng trong thơ Hoàng Cầm như: mưa, gió, mây, đêm,…; tiếp
cận thơ ông từ góc độ biểu tượng, giải mã nhưng biểu tượng, qua đó cho thấy
tư duy thơ độc đáo của thi sĩ, đồng thời khám phá nét đẹp mang bản sắc văn
13



hóa truyền thống của quê hương Kinh Bắc. Trong đó, tác giả có thống kê và
phân loại “mưa”, ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng “mưa”.
Chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu đã tiếp cận thơ Hoàng
Cầm từ góc độthi pháp học, nghiên cứu thơ Hoàng Cầm từ góc độ văn hóa,
một số khác theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ. Tuy nhiên, chưa có một công
trình nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể “mưa” trong thơ Hoàng Cầm; ngay cả
Hệ thống biểu tượng trong thơ Hoàng Cầm (2009) [32] của Mai Thị Nhiên có
nghiên cứu đến “mưa” nhưng dưới lí thuyết biểu tượng và cũng chưa có công
trình nghiên cứu nào về “Tín hiệu thẩm mỹ “mưa” trong thơ Hoàng Cầmnhìn
từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận”. Thêm nữa, kể từ khi công trình kinh điển
Metaphors We Live by (Ẩn dụ chúng ta đang sống) [15] của G. Lakoff và
Johnson (1980s) ra đời đến nay, lí thuyết về Ngôn ngữ học tri nhận trong
khoảng thời gian mấy mười năm qua đã không ngừng được phát triển trên
nhiều phương diện từ mở rộng phạm vi ngữ liệu khảo sát đến việc bổ sung
thêm những luận điểm học thuật mới. Tiếp thu hệ lí thuyết này, khi tìm hiểu
các sáng tác thơ Hoàng Cầm, chúng tôi lựa chọn đề tài Tín hiệu thẩm mỹ
“mưa” trong thơ Hoàng Cầmnhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhậnvới
mong muốn góp phần vào việc giới thiệu lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận ở
Việt Nam (đang là một vấn đề mới mẻ, thu hút nhiều sự chú ý), đồng thời ứng
dụng vào nghiên cứu thực tiễn tiếng Việt tìm ra những chứng cứ củng cố cho
quan điểm tri nhận, ý niệm và ý niệm hóa của Ngôn ngữ học tri nhận hiện
nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn đề tài này, chúng tôi đặt mục tiêu áp dụng lí thuyết của ngôn
ngữ học tri nhận vào thực tiễn ngôn ngữ tiếng Việt, cụ thể là“Tín hiệu thẩm
mỹ “mưa” trong thơ Hoàng Cầm nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận”,
nhằm chỉ ra sự tương quan giữa ý niệm “mưa” với các ý niệm khác; từ đó có

14



cái nhìn rộng mở hơn về thế giới tư duy – nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, góp
phần nhận diện về phong cách và cá tính sáng tạo của nhà thơ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
(i) Tìm hiểu một số vấn đề lí thuyết có liên quan đến đối tượng nghiên
cứu của đề tài: tín hiệu thẩm mỹ, ý niệm, ý niệm hóa, cấu trúc ý niệm, miền
đích, miền nguồn,…
(ii) Khảo sát sự xuất hiện của tín hiệu thẩm mỹ “mưa” trong thơ Hoàng
Cầm. Sau đó, thống kê, phân loại và miêu tả sự tương đồng trong quan hệ
giữa ý niệm “mưa” và các ý niệm khác; từ đó là cơ sở giải mã dấu ấn tư duy –
văn hóa trong thơ Hoàng Cầm.
(iii) Đưa ra nhận định khoa học về vai trò của ý niệm “mưa” trong việc
xây dựng thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tín hiệu thẩm mỹ “mưa” trong
các biểu thức ngôn ngữ có từ “mưa” trong thơ Hoàng Cầm trên một số
phương diện: sự thể hiện ý niệm “mưa” trong mối tương quan giữa ý niệm
“mưa” với các ý niệm khác và vai trò của ý niệm “mưa” trong việc xây dựng
thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm.
Đối tượng khảo sát là tất cả các biểu thức ngôn ngữ có sự xuất hiện của
tín hiệu thẩm mỹ “mưa” trong thơ Hoàng Cầm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, chúng
tôi tìm hiểu tất cả các biểu thức ngôn ngữ có sự xuất hiện của tín hiệu
“mưa”thể hiện được sự liên tưởng với các ý niệm khác. Còn những biểu thức

15



ngôn ngữ có từ “mưa” nhưng không thể hiện ý niệm không thuộc phạm vi
nghiên cứu của khóa luận.
Phạm vi tư liệu khảo sát: Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi tiến hành
khảo sát tư liệu Hoàng Cầm thơ, NXB Hội Nhà văn – Trung tâm Văn hóa
Đông Tây, 2003 của Lại Nguyên Ân (sưu tầm và biên soạn) gồm 267 bài thơ
[1]. Đây có thể coi là công trình tập hợp một cách hệ thống và đầy đủ nhất
những sáng tác thơ của Hoàng Cầm. Chọn cách sắp xếp theo trật tự thời gian
sáng tác, tác giả giữ nguyên những tập hợp hoàn toàn độc lập (Tiếng hát quan
họ, Về Kinh Bắc, Lá diêu bông,…), đồng thời tập hợp những sáng tác khác
thành những cụm nhất định, hoặc gần nhau về thời gian sáng tác hoặc trong
cùng một ấn phẩm; bao gồm:
- Tiếng hát quan họ (1956)
- Về Kinh Bắc (1959 – 1960)
- Những niềm tin (thơ dịch, 1965)
- Men đá vàng (1989)
- Mưa Thuận Thành (1991)
- Lá diêu bông (1993)
- 99 Tình khúc (1995)
- Đến từ hư không (1995 – 2000)
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khác nhau:
5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Chúng tôi tiến hành khảo sát sự xuất hiện của tín hiệu thẩm mỹ “mưa” trong
thơ Hoàng Cầm. Tín hiệu thẩm mỹ “mưa” cho thấy trong mô hình tri nhận của
Hoàng Cầm, ý niệm về “mưa” gắn liền với các ý niệm “người phụ nữ”, “thời gian”,

16



“cuộc đời”, “sự chìa lìa, tan vỡ”,… Từ khảo sát và phân loại trên, chúng tôi thống
kê được quan hệ giữa ý niệm “mưa” và các ý niệm khác trong thơ Hoàng Cầm.
5.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Chúng tôi tiến hành phân tích nghĩa của các biểu thức ngôn ngữ có từ
“mưa” nhằm chỉ ra những nét nghĩa khu biệt của ý niệm “mưa”. Từ đó, tìm
hiểu cấu trúc ý niệm thể hiện qua cácbiểu thức có từ“mưa” trong thơ Hoàng
Cầm. Phương pháp này giúp tìm ra điểm chung của các đơn vị được nghiên
cứu trong việc thể hiện đặc trưng tri nhận của tác giả.
5.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Chúng tôi kết hợp tri thức ngôn ngữ học với các tri thức các ngành
khoa học khác như văn hóa học, xã hội học, tâm lí học,… để tìm hiểu thấu
đáo về năng lực tư duy, sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật, đặc biệt là dấu ấn tư
duy – văn hóa dân tộc và lí tưởng của con người thời đại phản chiếu trong thế
giới quan, nhân sinh quan của tác giả.
6. Ý nghĩa khóa luận
6.1. Về mặt lí luận
Về mặt lí luận, khóa luận củng cố và làm rõ hơn đường hướng tiếp cận
một vấn đề ngôn ngữ dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận. Đặc biệt cho thấy
sự mở rộng và mới mẻ trong việc nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ dưới ánh sáng
của lý thuyết Ngôn ngữ học tri nhận.
6.2. Về mặt thực tiễn
Mặc dù ngôn ngữ học tri nhận mà cụ thể là nghiên cứu lí thuyết về ý
niệm, ẩn dụ ý niệm đã được quan tâm trong một vài năm gần đây ở Việt Nam,
song cho đến nay số lượng các công trình nghiên cứu vẫn chưa thực sự có
nhiều và vẫn còn đang để ngỏ đối với các nhà ngôn ngữ học Việt Nam. Từ các
kết quả thu được khi tìm hiểu“Tín hiệu thẩm mỹ “mưa” trong thơ Hoàng
Cầm nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận”, chúng tôi thấy được ý niệm
chính là cơ sở cho việc lựa chọn, xây dựng tín hiệu thẩm mỹ “mưa”, thể hiện

chủ yếu qua sự kết hợp từ ngữ “mưa + từ ngữ khác”. Từ đó, cho thấy những
17


mối liên tưởng mà tác giả Hoàng Cầm đã thể hiện khi tri nhận “mưa” và ý
niệm hóa chúng thành ý niệm “mưa” trong thơ. Như vậy, khóa luận có ý
nghĩa thực tiễn đó là thông qua việc cung cấp một hệ thống ngữ liệu và những
phân tích, luận giải liên quan đến sự tri nhận và ý niệm hóa trên cơ sở đi sâu
vào lựa chọn ngữ liệu cụ thể - sáng tác thơ Hoàng Cầm, khóa luận có thể có
những đóng góp tích cực cho việc phát triển nghiên cứu và ứng dụng theo
đường hướng ngôn ngữ học tri nhận tại Việt Nam, đồng thời tạo cơ sở cho
việc đưa vào ứng dụng những kết quả nghiên cứu được vào chương trình đào
tạo hoặc được sử dụng như tài liệu tham khảo cho ngành Ngữ văn và các
ngành liên quan như Văn hóa học, Tâm lí học,…
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận
triển khai thành 3 chương:
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chương 2. Ý NIỆM “MƯA” VÀ SỰ THỂ HIỆN Ý NIỆM “MƯA”
TRONG THƠ HOÀNG CẦM
Chương 3. VAI TRÒ CỦA Ý NIỆM “MƯA” TRONG VIỆC XÂY
DỰNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG CẦM

18


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong chương này chúng tôi trình bày khái quát những cơ sở ngôn ngữ
làm nền tảng cho việc ứng dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào giải quyết

vấn đề được đặt ra:Tín hiệu thẩm mỹ “mưa” trong thơ Hoàng Cầm nhìn từ góc
độ ngôn ngữ học tri nhận. Với định hướng triển khai đề tài trên, chúng tôi lựa
chọn hai lí thuyết cơ bản và là công cụ quan trọng nhất để trình bày ở chương
này, đó là: Lí thuyết về tín hiệu thẩm mỹ và Lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận.
1.1. Lí thuyết về tín hiệu thẩm mỹ
Tín hiệu thẩm mỹ trước hết về mặt bản chất là một loại tín hiệu, bởi
vậy để nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ phải xem xét nó trong phạm trù chung –
tức phạm trù tín hiệu. Đồng thời, các tín hiệu thẩm mỹ còn phải được xem xét
trong mối quan hệ hữu cơ với hệ thống tín hiệu ngôn ngữ được sử dụng làm
phương tiện trong tác phẩm văn học.
1.1.1. Tín hiệu
Tín hiệu thẩm mỹ là một loại tín hiệu cho nên nó cũng mang những đặc
trưng của tín hiệu nói chung. Vậy tín hiệu là gì?
Theo P. Guiraud: “một tín hiệu là một kích thích mà tác động của nó
đén cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác”[11]. Theo cách hiểu
như vậy thì mọi hình thức vật chất có khả năng gợi ra trong kí ức của con
người một hình ảnh nào đó đều được coi là tín hiệu, không phân biệt nguồn
gốc của nó là tự nhiên hay nhân tạo, có chức năng giao tiếp hay không,…
Chẳng hạn, một đám mây đen trên bầu trời với khả năng gợi ra một hình ảnh
về một cơn mưa trong nhận thức của con người. Các nhà nghiên cứu về lí
thuyết thông tin gọi đó là những yếu tố mang tin (thông tin), còn các nhà
nghiên cứu nghĩa học gọi đó là những yếu tố mang nghĩa.

19


Kế thừa thành quả của những người đi trước, Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra
những đặc tính cơ bản là dấu hiệu nhận biết một tín hiệu, gồm các nhân tố sau:
-


Nó phải có một hình thức cảm tính: cảm nhận được bằng giác quan.
Nó phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó (phải mang một
nội dung ý nghĩa), “một tín hiệu là một khái niệm về quan hệ giữa cái biểu

-

đạt và cái được biểu đạt (ý nghĩa)”.
Phải được nhận thức bởi một chủ thể nào đó.
Phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định.
Các nhà nghiên cứu Tín hiệu học đã phân các tín hiệu thành những
phạm trù khác nhau. Đỗ Hữu Châu cũng đưa ra bảng phân loại tín hiệu theo
quan điểm riêng của mình. Theo ông, tín hiệu là một thực thể đa diện cho nên
căn cứ vào các phương diện khác nhau có thể định ra các tiêu chí phân loại
khác nhau. Mỗi lần vận dụng một tiêu chí phân loại là có một kết quả phân
loại.Những tiêu chí phân loại mà Đỗ Hữu Châu đưa ra là:
1/ Dựa vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện
2/ Dựa vào nguồn gốc của tín hiệu
3/ Dựa vào mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện
4/ Căn cứ vào chức năng xã hội của tín hiệu
Dựa vào mặt thể chất của tín hiệu có thể phân chia ra được các loại tín
hiệu như: tín hiệu màu sắc, tín hiệu âm thanh,… trong đó tín hiệu ngôn ngữ
được coi là một loại tín hiệu đặc biệt.
1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ
Trên cơ sở lí thuyết Tín hiệu học, mỗi tín hiệu gồm có hai mặt là: cái
biểu đạt (hình thức vật chất cảm tính) và cái được biểu đạt (nội dung ý nghĩa).
F. de Saussure xác định tín hiệu ngôn ngữ như sau: “tín hiệu ngôn ngữ kết
liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với
một hình ảnh âm thanh”. Hai yếu tố này gắn bó khăng khít với nhau, trong đó
khái niệm là cái biểu đạt và hình ảnh âm thanh là cái được biểu đạt.


20


Theo Ch.W. Morris, tất cả các tín hiệu đều nằm trong quan hệ với các
tín hiệu khác và quy định lẫn nhau. Do đó, các tín hiệu luôn nằm trong một hệ
thống nhất định. Ngôn ngữ là một loại tín hiệu đặc biệt nên nó cũng lập thành
một hệ thống. Chính F. de Saussure cũng đã khẳng định điều này và cho rằng
giá trị của mỗi yếu tố là do các yếu tố khác trong hệ thống quy định. Tuy
nhiên, Đỗ Hữu Châu đã chỉ rõ: mặc dù F. de Saussure có khẳng định vai trò
của hệ thống đối với tín hiệu ngôn ngữ nhưng do xác định một cách riêng rẽ
từng tín hiệu một nên ông chỉ thấy hai mặt (cái biểu đạt, cái được biểu đạt)
quy định lẫn nhau [10; 695].
Theo Đỗ Hữu Châu trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng [11], ông
coi hệ thống ngôn ngữ với những thể chất tinh thần và vật chất, đó là những
âm thanh do bộ máy cấu âm của con người làm ra. Tác giả đặc biệt lưu ý vấn
đề chức năng và đặc tính đa chức năng của các tín hiệu ngôn ngữ so với các
hệ thống tín hiệu nói chung và tín hiệu mang chức năng giao tiếp nói riêng:
ngôn ngữ không chỉ thuần túy mang chức năng giao tiếp mà đồng thời còn là
công cụ để tư duy, để tổ chức xã hội, để duy trì sự sống của con người,…
Từ các phương diện chức năng khác nhau của ngôn ngữ có thể xác định
ý nghĩa tín hiệu của chúng trên tất cả những đơn vị mang nghĩa (tức các đơn
vị có hai mặt): từ, cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản. Do đó, mối quan hệ giữa
hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ đặt trong chức năng xã hội của ngôn ngữ. Sự
hiện thực hóa chức năng xã hội của ngôn ngữ được biểu hiện trong hoạt động
của toàn bộ hệ thống; qua những mối quan hệ ngang (tuyến tính, ngữ đoạn, cú
đoạn: khả năng kết hợp các yếu tố ngôn ngữ với nhau để tạo thành một đơn vị
cao hơn) và mối quan hệ dọc giữa các cấp độ của hệ thống ngôn ngôn ngữ.
Trong các trường hợp cụ thể, mối quan hệ giữa hình thức ngôn ngữ (cái biểu
đạt) và nội dung (cái được biểu đạt) rất khác nhau. Chẳng hạn, tín hiệu
“thuyền” trong hai trường hợp sau:


21


Thuyền về có nhớ bến chăng

(1)

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ca dao)
(2)

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
(Tràng giang – Huy Cận)

"Thuyền" chỉ người con trai khi đặt trong ngữ cảnh của câu ca dao với
các từ ngữ chỉ dẫn xung quanh: bến,về, nhớ, một dạ, khăng khăng, đợi chỉ
hoạt động, trạng thái tình cảm của con người.
"Thuyền" trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận lại được hiểu theo
một nghĩa khác. “Thuyền” ẩn dụ cho kiếp người nhỏ bé lênh đênh giữa dòng
đời phiêu bạt.
Như vậy, ý nghĩa của tín hiệu thẩm mỹ chỉ có được khi đặt chúng trong ngữ
cảnh cụ thể, khi tách ra khỏi ngữ cảnh hoặc đặt trong một ngữ cảnh khác thì ý
nghĩa của tín hiệu thẩm mỹ cũng thay đổi.
1.1.3. Tín hiệu thẩm mỹ
Khái niệm tín hiêu thẩm mỹ (hay kí hiệu thẩm mỹ) ra đời gắn với
khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mĩ học và nghệ thuật từ những năm
giữa thế kỉ XX với các công trình của Iu.Philipiep, M.B.Khrapchenco. Sau
đó, những công trình này được đưa vào sử dụng ở nước ta từ những năm 70

qua bản dịch, cùng với đó là các công trình, bài viết của Hoàng Trinh, Trần
Đình Sử, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai,… mở đầu cho lĩnh vực nghiên cứu tín
hiệu thẩm mỹ trong nền ngôn ngữ ở Việt Nam.
Trong các công trình nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu tuy chưa
đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh, thống nhất về tín hiệu thẩm mỹ, song họ đều
thừa nhận tín hiệu thẩm mỹ là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của
nghệ thuật. Đó là những phương tiện nghệ thuật được tập trung theo một hệ

22


thống tác động thẩm mỹ, được chúng ta tiếp nhận như là những tín hiệu đặc biệt,
có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần của chúng ta [72; 17].
Ở Việt Nam, người đặt cơ sở nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ là Đỗ Hữu
Châu. Tác giả cho rằng: “Tín hiệu thẩm mỹ là phương tiện sơ cấp của văn
học. Ngôn ngữ thực sự của văn học là ngôn ngữ - tín hiệu thẩm mỹ, cú pháp tín hiệu thầm mỹ. Rồi các tín hiệu thẩm mỹ đó mới được thể hiện bằng các tín
hiệu ngôn ngữ thông thường và cú pháp thông thường”[10; 576]. Để trả lời
cho câu hỏi: thế nào là tín hiệu thẩm mỹ, tác giả chủ trương căn cứ vào sự
tương ứng của tín hiệu thẩm mỹ với các vật quy chiếu thuộc thế giới hiện
thực. Từ đó, tín hiệu thẩm mỹ có thể hiểu chính là toàn bộ những yếu tố hiện
thực, những chi tiết, những sự vật, hiện tượng của đời sống được đưa vào tác
phẩm vì mục đích biểu hiện ý nghĩa thẩm mỹ nhất định.
Khi đi vào thế giới nghệ thuật, các tín hiệu thông thường sẽ chuyển hóa
thành tín hiệu thẩm mỹ, mang những nét đặc thù của nghệ thuật. Có thể hiểu
một cách chung nhất, tín hiệu thẩm mỹ là yếu tố thuộc hệ thống các phương
tiện biểu hiện của nghệ thuật. Nói đến phương tiện nghệ thuật là nói đến hai
mặt: thể chất và tinh thần.
Từ những điều đã trình bày ở trên, để hiểu rõ mối quan hệ giữa tín hiệu
ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mỹ, có thể hình dung như sau:
Cái biểu đạt: âm thanh ngôn ngữ

Tín hiệu ngôn ngữ
Cái được biểu đạt: ý nghĩa ngôn ngữ
Tín hiệu thẩm mỹ
Cái được biểu đạt: ý nghĩa thẩm mỹ
Sơ đồ trên cho thấy cái biểu đạt và cái được biểu đạt tạo thành tín hiệu
ngôn ngữ đã trở thành cái biểu đạt cho một cái được biểu đạt mới là ý nghĩa
thẩm mỹ của tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học. Tín hiệu ngôn ngữ tự

23


nhiên muốn trở thành tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm nghệ thuật thì phải trải
qua một quá trình khái quát hóa nghệ thuật mang tính biểu trưng để đạt đến ý
nghĩa thẩm mỹ nhất định.
Trong các tác phẩm nghệ thuật, tín hiệu thẩm mỹ được biểu hiện rất đa
dạng đối với từng ngành nghệ thuật, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mang
những đặc trưng cụ thể của tín hiệu thẩm mỹ.
1.1.4. Mưa – từ tín hiệu đến tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mỹ trong
thơ Hoàng Cầm
Trong tư duy, nhận thức của chúng ta, mưa là một hiện tượng tự nhiên, là
một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, hơi nước bay lên cao
gặp lạnh ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển. Khi
các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại trái đất, tạo thành mưa.
Mưa đi vào ca dao Việt Nam: Con cò đi đón cơn mưa/ Tối tăm mù mịt
ai đưa cò về. Khi chỉ nỗi đau đớn chia lìa tan vỡ: Trời mưa bóng bóng bập
bùng/ Mẹ đi lấy chồng con ở với ai. Khi mưa được dùng với nét nghĩa vật
chất: Ơn trời mưa nắng phải thì, Lạy trời mưa xuống/ Lấy nước tôi uống…
Trong tư duy văn hóa người Việt, mưa là một hiện tượng thời tiết quan trọng.
Vì văn hóa người Việt là văn hóa nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Thiếu mưa gây hạn hán, mưa xuống làm cho mùa màng bội thu, nhưng mưa

nhiều thì lũ lụt, mất mùa. Vì thế, ca dao cũng có câu nói về sự phụ thuộc của
trồng trọt, sản xuất vào thời tiết:
(3)
Trông trời, trông nắng, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng ta mới yên tấm lòng
(Ca dao)

24


Các nhà thơ Mới (1932-1945) như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc
Tử, Huy Cận… đều xây dựng hình ảnh “mưa” như những tín hiệu thẩm mĩ
chuyên chở cảm xúc của tác giả đạt hiệu quả nghệ thuật cao:
(4)
Lòng anh là một cơn mưa lũ
Đã gặp lòng em là lá khoai
(Xuân Diệu)
(5)
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
(Nguyễn Bính)
Với Hoàng Cầm, mưa trở thành nỗi ám ảnh, thành “siêu mưa”. Mưa
chuyên chở những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn thơ đa tình đa tài. Có thể
nói, Hoàng Cầm là “người góp tiếng nói nhiệm màu cho những cơn mưa”.
Mưa là một một tín hiệuđược hình thành trong tư duy (ý niệm) “mưa”. Ý
niệm “mưa” này lại được thể hiện bằng tín hiệu ngôn ngữ “mưa”. Những tín
hiệu ngôn ngữ này mang những đặc biệt, độc đáo trong tư duy nghệ thuật của
Hoàng Cầm nên khi đi vào thơ, “mưa”trở thành một tín hiệu thẩm mỹ. Vì thế,
“mưa” xuất hiện với tần số tương đối dày đặc, trở đi trở lại trong từng tập thơ,

từng bài thơ, từng khổ thơ.
Bản thân nguồn gốc, ý nghĩa của tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu
thẩm mỹ “mưa” chính là ý niệm “mưa” trong nhận thức, tri nhận của Hoàng
Cầm. Vì thế, chúng tôi nghiên cứu “mưa” dưới góc độ ý niệm (Ngôn ngữ học tri
nhận) mà không phải là nghĩa của từ (tín hiệu thẩm mỹ) bởi vì ý niệm là cơ sở,
xuất phát điểm để sử dụng từ ngữ và sử dụng “mưa” như một tín hiệu nghệ thuật
trong tác phẩm. Tức tín hiệu thẩm mỹ “mưa” trong thơ Hoàng Cầm chỉ là đối
tượng, là phương tiện để soi rọi ánh sáng của lí thuyết Ngôn ngữ học tri nhận của
vấn đề“Tín hiệu thẩm mỹ “mưa” trong thơ Hoàng Cầm nhìn từ góc độ ngôn

25


×