ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------
NGUYỄN THỊ KHÁNH THIỆM
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------
NGUYỄN THỊ KHÁNH THIỆM
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ ANH VÂN
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ
HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. Lê Thị Anh Vân
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là xác thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nào khác trƣớc đó.
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Trƣờng Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội, dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy cô, em đã
nghiên cứu và tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào công việc
hiện tại, nâng cao trình độ năng lực của bản thân.
Luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Hà Nam” là kết quả của quá trình nghiên cứu trong những năm học
vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS. Lê Thị Anh Vân ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình thực
hiện luận văn.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn các chuyên viên phòng Công thƣơng – Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh Hà Nam, phòng quản lý khoáng sản – nƣớc và khí tƣợng thủy
văn, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hà Nam, bạn bè và gia đình đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành bản
luận văn này.
Dù đã có nhiều cố gắng nhƣng do giới hạn về trình độ nghiên cứu, giới
hạn về tài liệu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và những ngƣời quan tâm.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... iv
Phần mở đầu: GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG
SẢN ................................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.............. 5
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản 10
1.2.1. Khai thác khoáng sản ..................................................................... 10
1.2.2. Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ................................... 16
1.2.3. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản
của một số địa phương ............................................................................. 29
Chƣơng 2: THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 33
2.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 33
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 33
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................ 33
2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................. 35
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM ..................................... 38
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về
khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam .......................................... 38
3.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................... 38
3.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên ................................................................ 38
3.1.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội .............................................................. 40
3.2. Thực trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam ................ 41
3.2.1. Thực trạng khai thác khoáng sản VLXD thông thường ................. 41
3.2.2. Thực trạng khai thác khoáng sản sét, đá vôi xi măng.................... 45
3.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Hà Nam thời gian qua .................................................................................. 46
3.3.1. Thực hiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về khai
thác khoáng sản ........................................................................................ 46
3.3.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản ................... 52
3.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ......... 54
3.3.4. Ban hành chính sách, quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai
thác khoáng sản ........................................................................................ 57
3.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác
khoáng sản ................................................................................................. 65
3.4. Đánh giá quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Hà Nam ........................................................................................................ 68
3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................. 68
3.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ......................................... 74
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM .......................... 78
4.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Hà Nam .................................................................................... 78
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian tới ............................................................ 79
4.2.1. Hoàn thiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về khai
thác khoáng sản và việc thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam ................. 79
4.2.2. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản trên địa bàn
tỉnh ............................................................................................................ 84
4.2.3. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý khai thác khoáng sản ............. 86
4.2.4. Hoàn thiện chính sách, quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch
khai thác khoáng sản ................................................................................ 87
4.2.5. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác
khoáng sản ................................................................................................ 89
4.3. Một số kiến nghị ................................................................................... 91
4.3.1. Kiến nghị với Quốc hội .................................................................. 91
4.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường ................................. 91
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 94
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
2
UBND
Ủy ban nhân dân
3
VLXD
Vật liệu xây dựng
STT
i
DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
Trang
Lƣợng khí thải trung bình do khai thác 300.000 m3
1
Bảng 1.1
13
đá xây dựng
Lƣợng khí thải trung bình do vận tải 300.000 m3
2
Bảng 1.2
3
Bảng 1.3
4
Bảng 3.1
Số lƣợng mỏ và công suất khai thác
40
5
Bảng 3.2
Sản lƣợng đá khai thác so với kế hoạch
42
6
Bảng 3.3
đá xây dựng
Lƣợng bụi thải trung bình do khai thác 300.000
m3 đá xây dựng
Danh sách mỏ đá vôi xi măng, sét xi măng đƣợc cấp
phép khai thác
13
13
44
Sản lƣợng đá vôi xi măng và sản lƣợng sét xi
7
Bảng 3.4
8
Bảng 3.5
9
Bảng 3.6
Số lƣợng giấy phép khai thác theo loại khoáng sản
46
10
Bảng 3.7
Số lƣợng giấy phép khai thác theo năm cấp phép
46
11
Bảng 3.8
12
Bảng 3.9
măng khai thác (2011-2014)
Sản lƣợng và tốc độ tăng trƣởng ngành xi măng
trên địa bàn tỉnh (2011-2014)
Sản lƣợng và số tiền phải nộp đối với sản lƣợng
chênh lệch qua đo mỏ
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (2014-6/2015)
45
45
48
49
Nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phân theo
13
Bảng 3.10
50
đơn vị thu
ii
14
Bảng 3.11 Quy hoạch khai thác khoáng sản tỉnh Hà Nam
15
Bảng 3.12
16
Bảng 3.13
17
Bảng 3.14
18
Bảng 3.15
19
Bảng 3.16.
20
Bảng 3.17. Quy định về giá tính thuế tài nguyên
21
Bảng 3.18
22
Bảng 3.19.
23
Bảng 3.20.
24
Bảng 3.21.
25
Bảng 3.22
Quy hoạch các khu vực không đấu giá hoạt động
khoáng sản
51
52
Kế hoạch khai thác đá VLXD, sản xuất xi măng và
sản xuất gạch nung (2011-2015)
Đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp thực hiện nhiệm
vụ quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản
53
56
Các văn bản của UBND tỉnh Hà Nam về khai thác
khoáng sản (2011-6/2015)
57
Điều kiện của chủ thể khai thác và chuyển nhƣợng
quyền khai thác khoáng sản
Danh sách khu vực cấm hoạt động khoáng sản để
đảm bảo cảnh quan môi trƣờng
Kết quả xử lý doanh nghiệp, cá nhân vi phạm
trong khai thác khoáng sản
59
61
62
65
Số lƣợt đơn vị bị xử phạt theo nguyên nhân vi
phạm (2011-6/2015)
Chỉ số phát triển tổng sản phẩm và chỉ số phát
triển ngành khai khoáng (2011-2014)
Thu ngân sách trong hoạt động khoáng sản tỉnh Hà
Nam (2011-2014)
iii
66
68
71
DANH MỤC HÌNH VẼ
STT
Hình
1
Hình 3.1
2
Hình 3.2
3
Hình 3.3
4
Hình 3.4
5
Hình 3.5
Nội dung
Giá trị sản xuất ngành khai khoáng (2010-2014)
Sản lƣợng đá vôi làm VLXD thông thƣờng, sản
lƣợng đá xây dựng (2011-2014)
Sản lƣợng sét gạch ngói khai thác (2012-2014)
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Tỷ trọng ngành khai khoáng trong tổng GDP (20112014)
Trang
41
42
43
55
69
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng và
6
Hình 3.6
sản xuất sản phẩm từ khoáng sản phi kim loại (2011-
70
2014)
7
Hình 3.7
8
Hình 3.8
Tổng lao động trong các doanh nghiệp ngành khai
khoáng (2011-2014)
Tổng thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp
ngành khai khoáng (2011-2014)
iv
70
70
Phần mở đầu
GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên thiên nhiên là những vật phẩm của tự nhiên mà con ngƣời
có thể khai thác, chế biến, sử dụng cho mục đích tồn tại, phát triển của mình.
Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều về mặt địa lý và đại bộ phận
nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều đƣợc hình
thành qua quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài của lịch sử. Các đặc điểm trên
cho thấy tài nguyên thiên nhiên là rất quý hiếm, cần đƣợc bảo vệ, sử dụng một
cách hiệu quả, tiết kiệm. Khoáng sản là một bộ phận trong nguồn tài nguyên
thiên nhiên quý hiếm đó.
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản. Với chủ
trƣơng kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trƣờng, khai thác khoáng sản thực
sự đƣợc coi là một hoạt động kinh tế với thƣớc đo là tiết kiệm, hiệu quả và
mục tiêu là lợi ích.
Hà Nam nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội. Theo Báo
cáo Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thƣờng đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, tỉnh có cấu trúc
địa chất trầm lục nguyên và trầm tích hóa học gần bờ (đá vôi), nguồn tài
nguyên khoáng sản chủ yếu là đá vôi xi măng, đá xây dựng, sét xi măng và
sét gạch ngói, đất đá san lấp với trữ lƣợng phong phú và chất lƣợng tốt. Trên
địa bàn tỉnh có gần 4.200 triệu tấn đá vôi sử dụng cho công nghiệp sản xuất xi
măng, trên 537 triệu tấn sét xi măng, khoảng 13-15 triệu m3 sét làm gạch
ngói, 1.089 triệu m3 đá xây dựng thông thƣờng, gần 300 triệu m3 đất, đá san
lấp...; đây là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế - xã
hội, đặc biệt là ngành công nghiệp VLXD. Với hơn 100 điểm mỏ đƣợc cấp
1
phép khai thác dài hạn và ngắn hạn, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh khá sôi động.
Thực hiện quan điểm chỉ đạo: Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo,
thuộc tài sản quan trọng quốc gia, phải đƣợc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử
dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trƣớc mắt, lâu dài;
những năm gần đây, hoạt động quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh đã đƣợc tăng cƣờng, dần đi vào nề nếp, đạt một số kết quả tích
cực, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhƣ để xảy ra hiện tƣợng khai
thác khoáng sản trái phép (khai thác không phép, khai thác vƣợt mốc giới,
khai thác quá thời gian quy định), khai thác không đúng thiết kế cơ sở đƣợc
duyệt, không thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trƣờng trong khai thác, chƣa
quản lý hiệu quả khối lƣợng cát, sét gạch ngói khai thác ..., do vậy cần nghiên
cứu để đƣa ra đƣợc giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả quản lý.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước
về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam” là cần thiết.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tìm các giải pháp nhằm hoàn thiện quản
lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam, góp phần thúc
đẩy kinh tế - xã hội của địa phƣơng phát triển.
Để đạt mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc về khai thác
khoáng sản.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nƣớc về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
2
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra luận cứ để trả lời câu hỏi: Quản lý nhà
nƣớc về khai thác khoáng sản nhƣ thế nào để việc khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của
quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tiếp cận
theo quá trình quản lý (thực hiện pháp luật, chính sách, quy định của nhà nước
về khai thác khoáng sản; xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản;
tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản; ban hành chính sách,
quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản; thanh tra, kiểm
tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản).
+ Về không gian: Địa bàn tỉnh Hà Nam.
+ Về thời gian: Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2011 –
2014 và 6 tháng đầu năm 2015, những giải pháp đƣợc đề xuất đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn sử
dụng một số phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, phƣơng
pháp phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp thống kê – so sánh...
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 4 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản
3
Chương 2. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Hà Nam
Chương 4. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Ở Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới, khoáng sản là một
nguồn lực quan trọng để phát triển, do vậy quản lý nhà nƣớc về khoáng sản
luôn đƣợc Chính phủ xác định là một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển
kinh tế - xã hội hàng năm.
Hiện nay ở nƣớc ta, khai thác khoáng sản và quản lý nhà nƣớc về khai
thác khoáng sản đang đƣợc quan tâm và chú trọng nghiên cứu bởi nhiều cấp,
nhiều ngành, nhiều tác giả, dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Cụ thể một số công trình và tài liệu chủ yếu sau:
- Tổng cục địa chất Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật
Việt Nam, Viện Tƣ vấn Phát triển, 2010, Báo cáo nghiên cứu đánh giá Thực
trạng về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
Nghiên cứu đã nêu đƣợc tiềm năng tài nguyên khoáng sản Việt Nam, thực
trạng, kết quả quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản, bất cập và nguyên
nhân, từ đó đề xuất các kiến nghị.
- Phạm Chung Thủy, 2012, Pháp luật về hoạt động khai thác và chế
biến khoáng sản ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ ngành Luật kinh tế, Đại học
Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ khái niệm, phân loại
khoáng sản, một vài nét về vai trò, ảnh hƣởng của hoạt động khai thác, chế
biến khoáng sản và điều chỉnh pháp luật về hoạt động khai thác, chế biến
khoáng sản ở Việt Nam; phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt
động khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó đánh giá những ƣu điểm và nhƣợc
điểm,đƣa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về
hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
5
- Nguyễn Đình Dũng, 2012, Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải
pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ sắt
Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ ngành khoa
học môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên. Luận văn đã nghiên cứu
một số nội dung về khai thác quặng sắt, hoạt động khai thác khoáng sản tại
mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, đánh giá hiện trạng môi
trƣờng khu vực mỏ và dự báo các tác động đến môi trƣờng do hoạt động của
mỏ, đề xuất các giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nhằm cải thiện môi
trƣờng khu vực mỏ.
- Nguyễn Thị Hƣơng, 2013, Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo
huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường, Luận văn
thạc sĩ khoa học địa lý, Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Thái Nguyên.
Luận văn đã nêu đƣợc một số nội dung liên quan đến khoáng sản, hiện trạng
khai thác khoáng sản Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên, hiện trạng khai thác và
tác động của hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo đến sự phát triển kinh
tế - xã hội và môi trƣờng của địa phƣơng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm bảo vệ môi trƣờng trong quá trình khai thác.
- Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2013, Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng
hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0 – 30m nước) tỉnh
Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý tài nguyên môi trƣờng,
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên. Luận văn đã đánh giá nguồn tài nguyên
khoáng sản rắn khu vực biển nông ven bờ của tỉnh Sóc Trăng và đề xuất đƣợc
các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ phát triển kinh tế biển bền vững.
- Phạm Thị Khánh Ly, 2013, Quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng
sản từ thực tiễn áp dụng tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ ngành Luật dân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận
văn đã nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về quyền sở hữu của
6
Nhà nƣớc đối với tài nguyên khoáng sản; phân tích các quy định pháp luật
hiện hành trong lĩnh vực quyền sở hữu tài nguyên khoáng sản; tìm hiểu và
đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài
nguyên khoáng sản trong thực tế hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam; đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền sở
hữu đối với tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam và các biện pháp tăng cƣờng
hiệu quả áp dụng pháp luật trong quá trình hoạt động khoáng sản của Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
- Bùi Thị Thùy Linh, 2013, Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý
thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam,
Luận văn thạc sĩ ngành Luật kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã
nghiên cứu tình hình triển khai các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
hoạt động khai thác khoáng sản và thu thuế đối với hoạt động trên tại tỉnh Hà
Nam; thực trạng khai thác tài nguyên đá của các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh, kê khai và nộp thuế của các doanh nghiệp, đánh giá, tìm ra nguyên nhân
dẫn đến hiện tƣợng thất thu thuế, đề xuất các giải pháp để tăng nguồn thu
ngân sách và đƣa các doanh nghiệp khai thác đá hoạt động theo quy định của
pháp luật, tự giác thực hiện trách nhiệm của mình với cơ quan chức năng.
- Trung tâm con ngƣời và thiên nhiên đã tiến hành nghiên cứu và có các
công trình nghiên cứu về khai thác khoáng sản nhƣ:
Trần Thanh Thủy và cộng sự, 2012, Khoáng sản – Phát triển – Môi
trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản Mỹ thuật. Báo cáo
cho thấy, bên cạnh những tác động tích cực lên phát triển kinh tế – xã hội của đất
nƣớc, hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản còn có những mặt trái, ảnh
hƣởng tiêu cực lên con ngƣời, môi trƣờng, các hệ sinh thái tự nhiên. Báo cáo
cũng đƣa ra các khuyến nghị chính sách cho ngành khai thác khoáng sản.
Nguyễn Đức Anh và cộng sự, 2015, Bộ tiêu chuẩn EITI (Extractive
7
Industries Transparency Initiative) 2013 và khả năng đáp ứng chính sách của
Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội. Báo cáo đã làm rõ khả năng Việt Nam thực
thi Bộ tiêu chuẩn EITI 2013 theo chuỗi giá trị, bao gồm: Cấp phép, Dẫn liệu
sản xuất, Các doanh nghiệp nhà nƣớc, Nguồn thu và Quản lý nguồn thu từ
hoạt động khai khoáng; đồng thời tìm hiểu những thuận lợi, thách thức và lợi
ích cho Việt Nam khi thực thi EITI 2013.
Lê Quang Thuận và cộng sự, 2015, Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu
quả quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại Việt Nam, Nhà xuất bản
Hà Nội. Nghiên cứu rà soát các chính sách thu hiện hành, đánh giá công tác
quản lý thu liên quan đến lĩnh vực tài nguyên tại Việt Nam và nghiên
cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trong
việc quản lý thu ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị
hoàn thiện chính sách thu và công tác quản lý thu.
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Giang phối hợp cùng tổ
chức Trung tâm Con ngƣời và Thiên nhiên, 2015, Tham vấn địa phương
về ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến rừng và đa dạng sinh
học tại địa bàn xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, Nhà xuất bản
Hồng Đức. Báo cáo tập trung vào các nội dung sau: Các tác động của hoạt
động khai thác khoáng sản đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở xã
Minh Sơn; Sự chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp khai thác khoáng sản và cộng
đồng địa phƣơng; Nhận thức của các bên liên quan về tài nguyên rừng, đa
dạng sinh học và khai thác khoáng sản.
- Liên minh khoáng sản và các tổ chức thành viên đã tổ chức hoặc phối
hợp với các cơ quan (Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội, Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng, Sở Công thƣơng tỉnh Bình Định) tổ chức một số hội thảo khoa
học về quản lý khoáng sản, khai thác khoáng sản nhƣ: “Tăng hiệu quả thu
ngân sách từ khai thác khoáng sản - Giải pháp nào cho Việt Nam?”, Hà Nội,
8
tháng 10 năm 2014; “Phân cấp và các sáng kiến quản trị tốt tài nguyên
khoáng sản ở cấp địa phƣơng”, Bình Định, tháng 11 năm 2014; “Quản trị
ngành công nghiệp khai thác ở Việt Nam: Thách thức và nhu cầu cải cách”,
Hà Nội, tháng 12 năm 2015. Tại Hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý,
các chuyên gia đã có các báo cáo về thực trạng quản trị ngành công nghiệp
khai thác, thu ngân sách từ khai thác khoáng sản ở Việt Nam, quy định về
phân cấp quản lý nhà nƣớc về khoáng sản, những bất cập, các sáng kiến, kinh
nghiệm về quản trị tài nguyên khoáng sản ở cấp địa phƣơng, kinh nghiệm
quốc tế trong tăng cƣờng hiệu quả thu ngân sách và quản lý nguồn thu từ khai
thác tài nguyên, giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị, tăng thu ngân sách từ
khai thác khoáng sản cho Việt Nam, trong đó EITI đƣợc khẳng định nhƣ một
giải pháp tổng thể thúc đẩy cải cách lĩnh vực khoáng sản và nâng cao hiệu quả
thu, nhằm góp phần giải quyết khó khăn về thu ngân sách và quản lý hiệu quả
hơn nguồn tài nguyên không tái tạo của quốc gia.
Bên cạnh luận văn, các công trình nghiên cứu, các báo cáo trong các
hội thảo khoa học nêu trên còn có nhiều bài báo viết về lĩnh vực khai thác
khoáng sản và quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản, chủ yếu phản ánh
những bất cập trong thực tiễn.
Các công trình nghiên cứu, các bài báo đã đề cập đến quản lý nhà nƣớc
về khoáng sản nói chung, quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản nói riêng
trên cả góc độ lý luận và thực tiễn, tuy nhiên chỉ ở một hoặc một vài khía
cạnh khác nhau. Trong giới hạn tài liệu tác giả luận văn tìm đƣợc, chƣa có
một luận văn, công trình nào nghiên cứu và xây dựng một cách đầy đủ khung
lý thuyết quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản, cũng chƣa có đề tài nào
nghiên cứu một cách toàn diện quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Hà Nam. Đây chính là khoảng trống để tác giả luận văn nghiên
cứu và có đóng góp ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
9
Với đề tài “Quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Hà Nam”, luận văn định hƣớng nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận và thực
tiễn quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản, đối chiếu để đánh giá thực
trạng quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam, từ
đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản
1.2.1. Khai thác khoáng sản
1.2.1.1. Khái niệm khai thác khoáng sản
Tra cứu trên từ điển Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, ta có thể tìm
đƣợc khái niệm gần với khái niệm khai thác khoáng sản, đó là khái niệm khai
thác mỏ. Khai thác mỏ là hoạt động khai thác khoáng sản hoặc các vật liệu
địa chất từ lòng đất, thƣờng là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật
liệu đƣợc khai thác từ mỏ nhƣ kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim
cƣơng, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối và kali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào không
phải từ trồng trọt hoặc đƣợc tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều
đƣợc khai thác từ mỏ. Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác
các nguồn tài nguyên không tái tạo (nhƣ dầu mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm
chí là nƣớc).
Ở Việt Nam, khai thác khoáng sản là một khái niệm đã đƣợc luật hóa.
Theo Luật khoáng sản năm 2010, khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm
thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm
giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Khai thác khoáng sản là hoạt động đƣợc tiến hành sau khi đã có giấy
phép khai thác của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và đƣợc tính từ khi mỏ
bắt đầu xây dựng cơ bản (hay còn gọi là mở mỏ) cho đến khi mỏ kết thúc khai
thác (đóng của mỏ - phục hồi môi trƣờng).
10
1.2.1.2. Đặc điểm hoạt động khai thác khoáng sản
(1). Chủ thể khai thác
Không phải bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể trở thành chủ thể
khai thác khoáng sản. Luật Khoáng sản 2010 và Nghị định hƣớng dẫn thi
hành quy định các điều kiện tƣơng đối chặt chẽ về tổ chức, cá nhân khai thác
khoáng sản.
Theo quy định tại Điều 51 Luật Khoáng sản 2010, điều kiện cần để có
thể trở thành chủ thể khai thác khoáng sản gồm hai yêu cầu sau:
- Là tổ chức (doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã) hoặc hộ
kinh doanh.
- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản
Trong đó hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác
khoáng sản chỉ đƣợc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông
thƣờng, khai thác tận thu khoáng sản.
Theo quy định của Luật Khoáng sản và Nghị định 15/2012/NĐ-CP
ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Khoáng sản, điều kiện đủ để trở thành chủ thể khai thác khoáng sản cụ thể
nhƣ sau:
- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đăng ký
kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản:
+ Có dự án đầu tƣ khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê
duyệt trữ lƣợng phù hợp với quy hoạch. Dự án đầu tƣ khai thác khoáng sản
phải có phƣơng án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công
nghệ, phƣơng pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại
còn phải đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
11
+ Có báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng hoặc bản cam kết bảo vệ
môi trƣờng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng;
+ Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tƣ của dự án
đầu tƣ khai thác khoáng sản.
- Đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác
khoáng sản:
+ Có dự án đầu tƣ khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê
duyệt trữ lƣợng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng
sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Dự án đầu tƣ khai thác khoáng sản
phải có phƣơng án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ,
phƣơng pháp khai thác phù hợp.
+ Có bản cam kết bảo vệ môi trƣờng đƣợc xác nhận theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
+ Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tƣ của dự án
đầu tƣ khai thác khoáng sản.
+ Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng
sản nguyên khai/năm.
(2). Đối tượng khai thác
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản nên hoạt
động này có đối tƣợng khai thác là khoáng sản.
Dƣới góc độ pháp luật, Luật Khoáng sản 2010 có quy định: Khoáng
sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể
lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật,
khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Tài nguyên khoáng sản đƣợc phân loại theo nhiều cách:
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh
(sinh ra trên bề mặt trái đất).
12
- Theo mục đích, công dụng và thành phần hóa học: Khoáng sản nhiên
liệu (dầu mỏ, khí đốt, than, đá cháy); khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim
loại màu, kim loại quý hiếm); khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý,
vật liệu xây dựng).
- Dựa trên trạng thái vật lý: Khoáng sản rắn (kim loại, phi kim và đá
màu, đá quý); khoáng sản lỏng (dầu mỏ, nƣớc khoáng, nƣớc nóng…); khoáng
sản khí (khí đốt và khí trơ).
(3). Hoạt động khai thác khoáng sản có tác động xấu đến môi trường
- Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường đất
Khai thác mỏ ảnh hƣởng rất lớn đến tài nguyên đất, do chất thải hoà tan
đem lại cho đất chủ yếu các nguyên tố Fe, Ca, Mg dễ tạo ra kết vón laterit làm
mất độ màu mỡ cho cây trồng.
Hoạt động khai thác cát trên các triền sông có thể gây ra tai biến trƣợt
lở, sụt lở đƣờng bờ làm giảm diện tích đất canh tác và sinh hoạt.
- Sự ô nhiễm và suy thoái nguồn tài nguyên nước
Trong quá trình khai thác khoáng sản, những chất gây ô nhiễm nguồn
nƣớc cần phải tính đến là bùn, bụi đá, các chất có hại sinh ra trong quá trình
nổ mìn lẫn vào bùn bụi đá di chuyển xuống sông suối hoặc thấm xuống các
tầng nƣớc ngầm ở phía dƣới khu mỏ rồi di chuyển theo sông ngầm, theo khe
nứt của các tầng đá ra môi trƣờng xung quanh, v.v.
- Sự ô nhiễm môi trường không khí
Tác nhân gây ô nhiễm không khí trong công tác khai thác khoáng sản là
nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển, chế biến khoáng sản v.v..
Khí thải của các phƣơng tiện vận chuyển trong các khu mỏ cũng là
nguồn đáng kể gây ô nhiễm không khí. Mức độ tác động của các chất này phụ
thuộc nhiều vào điều kiện địa hình và điều kiện khí hậu trong khu vực.
13
Bảng 1.1 Lƣợng khí thải trung bình do khai thác 300.000 m3 đá xây dựng
TT
Loại chất thải
Đơn vị tính
Khối lƣợng thải
1
Muội khói
Kg/năm
354
2
Khí CO
Kg/năm
3.100
3
SO2
Kg/năm
797
4
Hợp chất carburhydro
Kg/năm
1.771
Bảng 1.2 Lƣợng khí thải trung bình do vận tải 300.000 m3 đá xây dựng
TT
Loại chất thải
Đơn vị tính
Khối lƣợng thải
1
Muội khói
Kg/năm
247
2
Khí CO
Kg/năm
1.296
3
SO2
Kg/năm
4.959
4
ΣNO
Kg/năm
2.806
5
Hợp chất carburhydro
Kg/năm
1.144
Bảng 1.3 Lƣợng bụi thải trung bình do khai thác 300.000 m3 đá xây dựng
TT
Nguồn gây bụi
Đơn vị tính
Khối lƣợng thải
1
Nổ mìn phá đá
Kg/năm
5.086
2
Nghiền sàng
Kg/năm
1.780
3
Bốc xếp, vận chuyển
Kg/năm
2.161
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu
xây dựng thông thường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã tính toán lƣợng khí thải, bụi thải trung
bình trong một năm để sản xuất và chuyên chở đá xây dựng với sản lƣợng
300.000 m3/năm. Kết quả tính toán đƣợc thống kê trong các bảng 1.1, bảng
1.2 và bảng 1.3.
- Sự suy giảm tài nguyên sinh vật
Có ba yếu tố quyết định sự phát triển của sinh vật, đó là vùng cƣ trú,
khí hậu và nguồn dinh dƣỡng. Việc ngày càng mở rộng các khu khai thác,
nghiền sàng đã thu hẹp dần diện tích cƣ trú của các loài sinh vật hoang dã,
14