Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

QUẢN lý NHÀ nước về KHAI THÁC KHOÁNG sản TRÊN địa bàn HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

Thừa Thiên Huế - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN,


TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM ĐỨC CHÍNH

Thừa Thiên Huế - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn với đề tài: “Quản lý nhà nước về khai thác
khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” là
công trình nghiên cứu độc lập do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS. Phạm Đức Chính - Trường Học viện Hành chính Quốc Gia. Các
số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc, xuất
xứ rõ ràng và được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên.
Thừa Thiên Huế , ngày

tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh



Lời Cảm Ơn
Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Học viện Hành chính
Quốc gia phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế dưới sự
hướng dẫn tận tình của các thầy cô, em đã nghiên cứu và tiếp thu được nhiều
kiến thức bổ ích của bản thân. Luận văn Quản lý nhà nước về khai thác
khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế là kết quả
của quá trình nghiên cứu trong những năm học vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới thầy PGS.TS. Phạm Đức
Chính, công tác tại Học viện Hành chính Quốc gia – người đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình thực hiện luận văn.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn các chuyên viên văn phòng HĐND-UBND huyện Phong
Điền, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên
Huế, bạn bè và gia đình đã giúp đở, động viên, tạo điều kiện cho em trong
quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn này.
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do giới hạn về trình độ nghiên cứu, giới
hạn về tài liệu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và những người quan tâm.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh


MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn ........................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn ........................................... 2
3. Mục tiêu phương hướng và nhiệm vụ nghiên cứu .................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4

5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................. 7
7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 7
Phần 2: NỘI DUNG ........................................................................................ 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ................................................................. 8
1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 8
1.1.1. Khoáng sản ..................................................................................... 8
1.1.2. Khai thác khoáng sản ...................................................................... 8
1.2. Đặc điểm và hình thức khai thác khoáng sản ........................................ 9
1.2.1. Đặc điểm ......................................................................................... 9
1.2.2. Hình thức khai thác khoáng sản .................................................... 13
1.3. Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ......................................... 14
1.3.1. Khái niệm QLNN về khai thác khoáng sản .................................. 18
1.3.2. Vai trò QLNN về khai thác khoáng sản ........................................ 20
1.3.3. Hệ thống các cơ quan QLNN về khai thác khoáng sản ................ 26
1.3.4. Mục tiêu QLNN về khai thác khoáng sản……………………….18
1.3.5. Nguyên tắc QLNN về khai thác khoáng sản…………………….20
1.3.6. Yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về khai thác khoáng sản…………21
1.3.7. Nội dung QLNN về khai thác khoáng………………………… 26
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn QLNN về khai thác khoáng sản ...................... 26
1.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn QLNN về khai thác khoáng sản của một số
địa phương ............................................................................................... 26


1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho công tác QLNN về khai thác khoáng sản
trên địa bàn huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế ............................ 28
Tiểu kết Chương 1.................................................................................... 29
Chương 2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN.................................................. 31

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến QLNN về khai thác
khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền ................................................ 31
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 31
2.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên ............................................................... 31
2.1.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội ............................................................ 32
2.2. Thực trạng khoáng sản và khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện
Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................... 32
2.2.1. Thực trạng khoáng sản .................................................................. 32
2.2.2. Thực trạng khai thác khoáng sản .................................................. 38
2.3. Thực trạng QLNN về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền .. 40
2.3.1. Tình hình thực hiện các quy định của Nhà nước về khoáng sản .. 40
2.3.2. Thực hiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về khai
thác khoáng sản ....................................................................................... 41
2.3.3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản .................. 57
2.3.4. Ban hành chính sách, quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai
thác khoáng sản ....................................................................................... 65
2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác
khoáng sản ............................................................................................... 76
2.4. Đánh giá QLNN về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền ..... 80
2.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 80
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ................................ 83
Tiểu kết Chương 2.................................................................................... 87
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHONG ĐIỀN ................................................................................ 89


3.1. Mục tiêu và phương hướng QLNN về khai thác khoáng sản ở huyện
Phong Điền .................................................................................................. 89
3.1.1. Mục tiêu QLNN về khai thác khoáng sản ..................................... 89

3.1.2. Phương hướng QLNN về khai thác khoáng sản huyện Phong Điền
................................................................................................................. 92
3.2. Giải pháp hoàn thiện QLNN về khai thác khoáng sản trên địa bàn
huyện Phong Điền ....................................................................................... 92
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về khai
thác khoáng sản ....................................................................................... 92
3.2.2. Xây dựng chính sách và các quy định về tổ chức thực thi QLNN
về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền ....................... 94
3.2.3. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản trên địa bàn
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................... 97
3.2.4. Hoàn thiện chính sách, quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch
khai thác khoáng sản ............................................................................... 98
3.2.5 Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng
sản.......................................................................................................... 100
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về khai
thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền ...................................... 103
3.3.1. Về tổ chức thực hiện……………………………………………103
3.3.2.Công tác phối hợp trong QLNN về khai thác khoáng sản……...105
3.4. Một số kiến nghị................................................................................. 107
Tiểu kết Chương 3.................................................................................... 109
Phần 3: KẾT LUẬN .................................................................................... 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 112


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Lượng khí thải trung bình do khai thác 300.000 m3 đá xây dựng .. 11
Bảng 1.2 Lượng khí thải trung bình do vận tải 300.000 m3 đá xây dựng ...... 12
Bảng 1.3 Lượng bụi thải trung bình do khai thác 300.000 m3 đá xây dựng .. 12
Bảng 2.1. Thống kê kết quả nghiên cứu ......................................................... 34
Bảng 2.2. 02 mỏ than bùn ............................................................................... 42

Bảng 2.3. Các mỏ phân tán nhỏ lẻ .................................................................. 44
Bảng 2.4. Các mỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác ..... 45
Bảng 2.5. Khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản ................................ 49
Bảng 2.6. Thu tiền khai thác khoáng sản than bùn ......................................... 52
Bảng 2.7. Công ty Xi măng Đồng Lâm thực hiện nghĩa vụ tài chính ............ 53
Bảng 2.8. Thu tiền khai thác cát thạch anh và cát thủy tinh ........................... 54
Bảng 2.9. Thu tiền khai thác đất làm VLSL và cát, sỏi .................................. 55
Bảng 2.10: Quy hoạch khai thác khoáng sản than bùn, đá làm VLXD thông
thường, đất sét huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế ............................... 58
Bảng 2.11: Quy hoạch khai thác khoáng sản đất làm VLSL .......................... 59
huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................ 59
Bảng 2.12. Bổ sung 10 địa điểm quy hoạch đất làm VLSL ........................... 60
Bảng 2.13. Quy hoạch khai thác cát, sỏi trên địa bàn huyện: ......................... 63
Bảng 2.14. Văn bản chỉ đạo, điều hành khai thác khoáng sản ........................ 66
Bảng 2.15. Các điểm mỏ nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản trên địa
bàn huyện Phong ............................................................................................. 71
Bảng 2.16. Các điểm mỏ được điều chỉnh giảm. bãi bỏ so với quy hoạch cũ ...... 72


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu

STT

Nguyên nghĩa

1

BTNMT


Bộ Tài nguyên Môi trường

2

CP

Cổ phần

3

HĐND

Hội đồng nhân dân

4

HTX

Hợp tác xã

5

QLNN

Quản lý nhà nước

6

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

7

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

8

UBND

Ủy ban nhân dân

9

VLXD

Vật liệu xây dựng

10

VLSL

Vật liệu san lấp


Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn

Tài nguyên thiên nhiên là những vật phẩm của tự nhiên mà con người có
thể khai thác, chế biến, sử dụng cho mục đích tồn tại, phát triển của mình.
Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều về mặt địa lý và đại bộ
phận nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều được
hình thành qua quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài của lịch sử. Các đặc điểm
trên cho thấy tài nguyên thiên nhiên là rất quý hiếm, cần được bảo vệ, sử dụng
một cách hiệu quả, tiết kiệm. Khoáng sản là một bộ phận trong nguồn tài
nguyên thiên nhiên quý hiếm đó.
Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phong Điền có các khoáng sản hình thành trong các thành tạo địa chất khác
nhau từ Trung cổ đến Tân sinh và phân bố cả ở vùng đồi núi và đồng bằng.
Tuy chưa có thời gian và điều kiện để nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, nhưng
những gì đã biết được cho thấy tiềm năng khoáng sản trong huyện khá phong
phú và nói chung là thuận lợi cho khai thác sử dụng. Nguồn tài nguyên
khoáng sản chủ yếu là than bùn, cát, sỏi, đá vôi xi măng và sét gạch ngói,
nước khoáng Thanh Tân với trữ lượng phong phú và chất lượng tốt.
Theo số liệu thăm dò trữ lượng than bùn Phong Điền khoảng 1.537.723
tấn. Than bùn có chất lượng, trữ lượng đảm bảo, điều kiện khai thác khá
thuận lợi nên dễ dàng khai thác và chế biến dùng làm phân bón, chất đốt..,
Trữ lượng mỏ đá vôi khoảng 151,456 triệu tấn, mỏ đá sét khoảng 63,028 triệu
tấn. Nước khoáng Thanh Tân thuộc loại nước khoáng silic, rất nóng (nhiệt độ
cao nhất 690C), trữ lượng nước tự chảy ở nguồn lộ lớn nhất là 165m3/ngày,
lượng cát trắng chiếm khoảng 103,595,686m2….đây là nguồn tài nguyên có
vai trò quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành công nghiệp
VLXD. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện khá sôi động.

1


Những năm gần đây, hoạt động quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản

trên địa bàn huyện đã được tăng cường, dần đi vào nề nếp, đạt một số kết quả
tích cực, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế như để xảy ra hiện tượng
khai thác khoáng sản trái phép (khai thác không phép, khai thác vượt mốc giới,
khai thác quá thời gian quy định), khai thác không đúng thiết kế cơ sở được
duyệt, không thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường trong khai thác, chưa
quản lý hiệu quả khối lượng cát, sét gạch ngói khai thác ..., do vậy cần nghiên
cứu để đưa ra được giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả quản lý. Xuất phát
từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về khai thác
khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” là cần
thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, khoáng sản là một nguồn
lực quan trọng để phát triển, do vậy quản lý nhà nước về khoáng sản luôn
được Chính phủ xác định là một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh
tế - xã hội hàng năm. Hiện nay ở nước ta, khai thác khoáng sản và quản lý nhà
nước về khai thác khoáng sản được quan tâm và chú trọng nghiên cứu bởi
nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tác giả, dưới nhiều góc độ khác nhau.
Cụ thể một số công trình và tài liệu chủ yếu sau:
- Nguyễn Đình Dũng, 2012, Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải
pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ sắt
Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ ngành khoa
học môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Luận văn đã nghiên cứu
một số nội dung về khai thác quặng sắt, hoạt động khai thác khoáng sản tại
mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, đánh giá hiện trạng môi
trường khu vực mỏ và dự báo các tác động đến môi trường do hoạt động của

2


mỏ, đề xuất các giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nhằm cải thiện môi

trường khu vực mỏ.
- Nguyễn Thị Hương, 2013, Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo
huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường, Luận văn
thạc sĩ khoa học địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Luận văn đã nêu được một số nội dung liên quan đến khoáng sản, hiện trạng
khai thác khoáng sản Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên, hiện trạng khai thác và
tác động của hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo đến sự phát triển kinh
tế - xã hội và môi trường của địa phương, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác
- Lê Quang Thuận và cộng sự, 2015, Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu
quả quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại Việt Nam, Nhà xuất bản
Hà Nội. Nghiên cứu rà soát các chính sách thu hiện hành, đánh giá công tác
quản lý thu liên quan đến lĩnh vực tài nguyên tại Việt Nam và nghiên
cứu kinh nghiệm quốc tế nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trong
việc quản lý thu ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị
hoàn thiện chính sách thu và công tác quản lý thu.
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Giang phối hợp cùng tổ
chức Trung tâm Con người và Thiên nhiên, 2015, Tham vấn địa phương
về ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến rừng và đa dạng sinh
học tại địa bàn xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, Nhà xuất bản
Hồng Đức. Báo cáo tập trung vào các nội dung sau: Các tác động của hoạt
động khai thác khoáng sản đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở xã
Minh Sơn; Sự chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp khai thác khoáng sản và cộng
đồng địa phương; Nhận thức các bên liên quan về tài nguyên rừng, đa dạng
sinh học và khai thác khoáng sản.

3


Bên cạnh luận văn, các công trình nghiên cứu, các báo cáo trong các

hội thảo khoa học nêu trên còn có nhiều bài báo viết về lĩnh vực khai thác
khoáng sản và quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, chủ yếu phản ánh
những bất cập trong thực tiễn. Các công trình nghiên cứu, các bài báo đã đề
cập đến quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung, quản lý nhà nước về khai
thác khoáng sản nói riêng trên cả góc độ lý luận và thực tiễn, tuy nhiên chỉ ở
một hoặc vài khía cạnh khác nhau. Trong giới hạn tài liệu tác giả luận văn tìm
được chưa có một luận văn, công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách
toàn diện quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong
Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây chính là khoảng trống để tác giả luận văn
nghiên cứu và có đóng góp ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
3. Mục tiêu phương hướng và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu phương hướng nghiên cứu đề tài là tìm kiếm và đề xuất các
giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa
bàn huyện Phong Điền, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương
phát triển.
Để đạt mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về khai thác
khoáng sản.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về khai
thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền.
- Trên cơ cở mục tiêu phương hướng đề xuất những giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa
bàn huyện Phong Điền.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên
địa bàn huyện Phong Điền.

4



- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Về thời gian: Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2015 –
2020, những giải pháp được đề xuất đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng về
khai thác khoáng sản kết hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường, chính sách
phát triển nền kinh tế bền vững của nhà nước và địa phương.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng
một số phương pháp như phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý
dữ liệu ….
a. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu này được thu thập chủ yếu từ các quy định, báo cáo của cơ quan
Nhà nước ở Trung ương, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện Phong
Điền và cơ quan chuyên môn về quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản,
gồm: Các văn bản luật, nghị định, thông tư quy định, hướng dẫn về khai thác
khoáng sản, quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản và quy hoạch, các quy
định, báo cáo (định kỳ hoặc đột xuất) của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế,
UBND huyện Phong Điền, các cơ quan chuyên môn trong giai đoạn 2015 –
2020; Niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế và Chi cục
Thống kê huyện Phong Điền; sách giáo khoa; công trình, đề tài nghiên cứu
khoa học có liên quan đến khai thác khoáng sản và quản lý nhà nước về khai
thác khoáng sản của một số nhà khoa học, những nhà chuyên môn, các luận
văn thạc sỹ, các bài báo, các bài viết được đăng tải trên Internet, các bài tham
luận tại các hội thảo khoa học, tài liệu tại thư viện Học viên Hành chính Quốc

5



gia phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế... Việc thu
thập dữ liệu được tiến hành khi tác giả bắt đầu có ý tưởng nghiên cứu và đăng
ký đề tài quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong
Điền và duy trì thường xuyên trong quá trình viết luận văn.
b. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Phân loại và hệ thống hóa dữ liệu: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu
thập được, tiến hành phân loại (phân loại dữ liệu phù hợp với từng chương.
Tài liệu cung cấp cơ sở lý thuyết, tài liệu cung cấp cơ sở để phân tích, đánh
giá thực trạng, tài liệu gợi ý cho giải pháp; trên cơ sở tài liệu cho từng chương
lại phân loại tài liệu theo mục), đánh giá, tính toán và lựa chọn các nội dung,
số liệu để đưa vào nghiên cứu. Sắp xếp các tài liệu phù hợp theo chương,
mục, thời gian.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích là chia vấn đề ra thành
từng phần, tiếp cận chúng ở những góc độ khác nhau, tài liệu khác nhau, sau
đó tổng hợp chung lại để có nhận thức chung nhất, đúng đắn và đầy đủ về vấn
đề, từ đó tìm ra được bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê - so sánh: Các số liệu được thống kê từ các Báo
cáo của UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường …nhằm cung cấp tư
liệu cho việc đánh giá kết quả quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản của
huyện. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh hiệu quả quản lý (đặc
biệt thông qua chỉ tiêu thu nộp ngân sách) theo thời gian.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các công trình nghiên cứu
của một số nhà khoa học, những nhà chuyên môn, các tài liệu giảng dạy của
các thầy, cô, các luận văn thạc sỹ, các bài báo, tạp chí, các bài viết được in
trên Internet...
- Các công cụ sử dụng: Sử dụng phần mềm word để soạn thảo, vẽ các
các bảng số liệu.

6



- Trình bày kết quả nghiên cứu: Trình bày dạng viết; trình bày bảng (thể
hiện số liệu, dữ liệu có tính hệ thống, rõ ràng, chính xác, giúp người đọc dễ
hiểu, nhanh chóng thấy được sự khác nhau, so sánh và rút ra kết luận);
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Góp phần bổ sung vào các lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về
khai thác khoáng sản.
- Góp phần làm sáng tỏ và cung cấp những luận cứ khoa học về thực
trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong
Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về khai thác
khoáng sản
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa
bàn huyện Phong Điền
Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền

7


Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khoáng sản
Khoáng sản là những dạng vật chất rất gần gũi và đóng vai trò to lớn

trong đời sống con người như sắt, than đá, kẽm, vàng, dầu khí, nước khoáng
thiên nhiên… Giá trị to lớn của khoáng sản cũng như tính phức tạp của các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản tất yếu dẫn tới Nhà nước quản lý khoáng sản bằng pháp luật.
Khoáng sản được hiểu bao gồm các tài nguyên trong lòng đất, trên mặt
đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn,
thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể khai thác. Khoáng vật, khoáng
chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng
sản (khoản 1 Điều 3 Luật khoáng sản 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật khoáng sản 2005).
Luật khoáng sản 2010 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm
2010 có quy định về “khái niệm Khoáng sản là gì?” như sau: “Khoáng sản là
khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể
khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi
thải của mỏ”.
1.1.2. Khai thác khoáng sản
Ở Việt Nam, khai thác khoáng sản là một khái niệm đã được luật hóa.
Theo Luật khoáng sản năm 2010, khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm
thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm
giàu và các hoạt động khác có liên quan.

8


Khai thác khoáng sản là hoạt động được tiến hành sau khi đã có giấy
phép khai thác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được tính từ khi mỏ
bắt đầu xây dựng cơ bản (hay còn gọi là mở mỏ) cho đến khi mỏ kết thúc khai
thác (đóng cửa mỏ - phục hồi môi trường).
1.2. Đặc điểm và hình thức khai thác khoáng sản
1.2.1. Đặc điểm

a. Chủ thể khai thác
Theo quy định tại Điều 51 Luật Khoáng sản 2010, điều kiện cần để có
thể trở thành chủ thể khai thác khoáng sản gồm hai yêu cầu sau:
- Là tổ chức (doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã) hoặc hộ
kinh doanh. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản. Trong
đó hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản chỉ
được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận
thu khoáng sản.
- Theo quy định của Luật Khoáng sản và Nghị định 15/2012/NĐ-CP
ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Khoáng sản, điều kiện đủ để trở thành chủ thể khai thác khoáng sản cụ thể
như sau:
- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đăng ký kinh
doanh ngành nghề khai thác khoáng sản:
+ Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt
trữ lượng phù hợp với quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có
phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp
khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ
tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản.

9


+ Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu
tư khai thác khoáng sản.
- Đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác
khoáng sản:

+ Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê
duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng
sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản
phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ,
phương pháp khai thác phù hợp.
+ Có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu
tư khai thác khoáng sản.
+ Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng
sản nguyên khai/năm.
b. Đối tượng khai thác
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản nên hoạt
động này có đối tượng khai thác là khoáng sản.
Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh
ra trên bề mặt trái đất).
- Theo mục đích, công dụng và thành phần hóa học: Khoáng sản nhiên
liệu ( dầu mỏ, khí đốt, than, đá cháy); khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim
loại màu, kim loại quý hiếm); khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý,
vật liệu xây dựng).

10


- Dựa trên trạng thái vật lý: Khoáng sản rắn (kim loại, phi kim và đá
màu, đá quý); khoáng sản lỏng (dầu mỏ, nước khoáng, nước nóng…); khoáng
sản khí (khí đốt và khí trơ).
c. Hoạt động khai thác khoáng sản có tác động xấu đến môi trường
- Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường đất

Khai thác mỏ ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên đất, do chất thải hoà tan
đem lại cho đất chủ yếu các nguyên tố Fe, Ca, Mg dễ tạo ra kết vón laterit làm
mất độ màu mỡ cho cây trồng
Hoạt động khai thác cát trên các triền sông có thể gây ra tai biến trượt
lở, sụt lở đường bờ làm giảm diện tích đất canh tác và sinh hoạt.
- Sự ô nhiễm và suy thoái nguồn tài nguyên nước
Trong quá trình khai thác khoáng sản, những chất gây ô nhiễm nguồn
nước cần phải tính đến là bùn, bụi đá, các chất có hại sinh ra trong quá trình
nổ mìn lẫn vào bùn bụi đá di chuyển xuống sông suối hoặc thấm xuống các
tầng nước ngầm ở phía dưới khu mỏ rồi di chuyển theo sông ngầm, theo khe
nứt của các tầng đá ra môi trường xung quanh, v.v.
- Sự ô nhiễm môi trường không khí
Tác nhân gây ô nhiễm không khí trong công tác khai thác khoáng sản là
nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển, chế biến khoáng sản …
Khí thải của các phương tiện vận chuyển trong các khu mỏ cũng là
nguồn đáng kể gây ô nhiễm không khí. Mức độ tác động của các chất này phụ
thuộc nhiều vào điều kiện địa hình và điều kiện khí hậu trong khu vực.
Bảng 1.1 Lượng khí thải trung bình do khai thác 300.000 m3 đá xây dựng
TT

Loại chất thải

Đơn vị tính

Khối lượng thải

1

Muội khói


Kg/năm

354

2

Khí CO

Kg/năm

3.100

3

SO2

Kg/năm

797

11


4

Hợp chất carburhydro

Kg/năm

1.771


Bảng 1.2 Lượng khí thải trung bình do vận tải 300.000 m3 đá xây dựng
Loại chất thải

TT

Đơn vị tính

Khối lượng thải

1

Muội khói

Kg/năm

247

2

Khí CO

Kg/năm

1.296

3

SO2


Kg/năm

4.959

4

Hợp chất carburhydro

Kg/năm

1.144

Bảng 1.3 Lượng bụi thải trung bình do khai thác 300.000 m3 đá xây dựng
Nguồn gây bụi

TT

Đơn vị tính

Khối lượng thải

1

Nổ mìn phá đá

Kg/năm

247

2


Nghiền sàng

Kg/năm

1.296

3

Bốc xếp, vận chuyển

Kg/năm

4.959

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản
làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã tính toán lượng khí thải, bụi thải trung
bình trong một năm để sản xuất và chuyên chở đá xây dựng với sản lượng
300.000 m3/năm. Kết qủa tính toán đượng thống kê trong bảng 1.1, bảng 1.2,
và bảng 1.3.
Có ba yếu tố quyết định sự phát triển của sinh vật, đó là vùng cư trú,
khí hậu và nguồn dinh dưỡng. Việc ngày càng mở rộng các khu khai thác,
nghiền sàng đã thu hẹp dần diện tích cư trú của các loài sinh vật hoang dã,
mất dần thảm thực vật, nghèo kiệt nguồn thức ăn của sinh vật, với hậu quả
cuối cùng là suy kiệt hệ sinh thái.

12



1.2.2. Hình thức khai thác khoáng sản
a. Theo cách thức khai thác
Có hai hình thức là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò
Khai thác lộ thiên là một hình thức khai thác mà theo đó cần phải bóc
lớp đất đá phủ trên loại khoáng sản cần khai thác.
Khai thác hầm lò là không có việc bóc lớp phủ mà người ta đào các hầm
bên dưới mặt đất để lấy quặng.
b. Theo quy mô, công nghệ khai thác
Tại quy định ban hành kèm theo Quyết định số 588-CNNg/QLTN ngày
1 tháng 8 năm 1992 của Bộ Công nghiệp nặng, khai thác khoáng sản bao gồm
các hình thức và quy mô sau:
- Khai thác thủ công cá thể, sử dụng công cụ thô sơ, cầm tay là chủ yếu, có
thể sử dụng công cụ cơ giới nhỏ cơ động, vận tải bằng sức người hoặc súc vật.
- Khai thác quy mô nhỏ với tổng khối lượng khoáng sản và đất đá dưới
30.000 m3 hoặc dưới 50.000 tấn/năm, vốn đầu tư cơ bản không quá 1 triệu đôla.
- Khai thác quy mô lớn có tổng khối lượng khoáng sản và đất đá, vốn
đầu tư cơ bản không phải là khai thác nhỏ.
Dựa trên quy mô và công nghệ khai thác, hiện nay, các tài liệu thường
nói đến khai thác theo quy mô công nghiệp và khai thác quy mô nhỏ, tận thu.
- Khai thác theo quy mô công nghiệp là hình thức khai thác với quy mô
lớn, thời gian khai thác dài, sử dụng máy móc trong hoạt động khai thác là
chủ yếu.
- Khai thác quy mô nhỏ, tận thu: Hình thức khai thác này đang diễn ra
nhiều địa phương trong cả nước và tập trung chủ yếu vào các loại khoáng sản
làm vật liệu xây dựng.
c. Theo tính pháp lý
Có khai thác theo giấy phép và khai thác trái phép

13



1.3. Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản
1.3.1. Khái niệm QLNN về khai thác khoáng sản
Từ các cách tiếp cận khác nhau, có nhiều khái niệm khác nhau về quản
lý như: Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua nỗ lực của người
khác; quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyết
định; quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của các cộng sự
trong cùng một tổ chức; quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt
được những mục tiêu của tổ chức… Theo cách tiếp cận hệ thống, quản lý là
sự tác động có tổ chức, có mục địch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được
mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật (giáo trình Khoa học quản lý,
2013, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội). Trong quá trình tồn tại và phát
triển của xã hội loài người, quản lý xuất hiện như một yếu tố khách quan.
Quản lý nhà nước ra đời cùng sự xuất hiện của Nhà nước, là sự quản lý Nhà
nước đối với xã hội và công dân. Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý
nhà nước. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai, Trường Đại học nông lâm –
Đại học Thái Nguyên đưa ra khái niệm: “Quản lý nhà nước là dạng quản lý
xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để
điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì,
phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức
năng và nhiệm vụ của Nhà nước”. Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế của
Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội định nghĩa quản lý nhà
nước như sau: “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ
thể, định hướng điều chỉnh, chi phối v. v… để đạt được mucuj tiêu kinh tế xã
hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định”. Hiện chưa có khái niệm cụ thể,
chính xác thế nào là quản lý nhà nước về khai thác khóang sản, song từ các
khái niệm nêu trên có thể định nghĩa quản lý nhà nước về khai thác khoáng


14


sản như sau: quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực để đạt được mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật
Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản là sự tác động có tổ chức, có mục
đích của nhà nước lên hoạt động khai thác khoáng sản để đảm bảo nguồn tài
nguyên khoáng sản được khai thác hợp lý.
Nói cách khác, quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản là hoạt động
nhà nước với việc sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý thích hợp tác
động đến hoạt động khai thác nhằm đạt được mục tiêu trong quá trình quản lý.
Để thực hiện vai trò quản lý của mình, Nhà nước sử dụng hệ thống các
công cụ cần thiết như công cụ định hướng (Quy hoạch, Chiến lược phát triển),
cộng cụ kinh tế (thuế…), công cụ pháp lý (hệ thống pháp luật, các văn bản
pháp quy…), công cụ tổ chức, giáo dục…
Điểm khác biệt giữa quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản với các
dạng quản lý khác chính là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản
lý cụ thể của nó, cùng với nó là các công cụ, phương tiện quản lý mà Nhà
nước sử dụng để tác động đến hoạt động khai thác khoáng sản.
1.3.2. Vai trò của QLNN về khai thác khoáng sản
- Đảm bảo tính ổn định và bền vững cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội của đất nước.
- Để việc thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đảm bảo an, ninh quốc phòng cho việc khai thác khoáng sản.
- Đảm bảo việc khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia hài hòa lợi ích
giữa các bên liên quan, tính kế thừa cho tương lai và vì mục tiêu môi trường
xã hội.


15


1.3.3. Hệ thống các cơ quan QLNN về khai thác khoáng sản
Theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010: Hệ thống các cơ quan
chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản bao gồm: Chính
phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân
các cấp.
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản;
ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất
về khoáng sản, thăm dò khoáng sản;
+ Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản; lập,
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quty hoạch khoáng sản theo phân công
của Chính phủ;
+Khoanh định và công bố các khu vực khoáng sản theo thẩm quyền;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và
hoạt động khoáng sản;
+ Cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai
thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực mỏ, khai thác khoáng sản;
tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;
+ Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản
địa chất về khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản;
+ Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tình hình
hoạt động khoáng sản; quản lý thông tin, mẫu vật địa chất khoáng sản;


16


×