Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.07 KB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-----------------

TRẦN HOÀNG LƯƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG
SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Hà Nội - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-----------------

TRẦN HOÀNG LƯƠNG
MHV: 18AM0410070
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG
SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN BÁCH KHOA



Hà Nội - 2019


1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là xác thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác trước đó.


2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Trường Đại học Thương
Mạit, dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, em đã nghiên cứu và tiếp
thu được nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào công việc hiện tại, nâng cao
trình độ năng lực của bản thân.
Luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Hà Nam” là kết quả của quá trình nghiên cứu trong những năm học
vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới GS.TS. Nguyễn Bách Khoa người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình thực
hiện luận văn.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn các chuyên viên phòng Công thương – Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh Hà Nam, phòng quản lý khoáng sản – nước và khí tượng thủy
văn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, bạn bè và gia đình đã giúp

đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành bản
luận văn này.


3

Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do giới hạn về trình độ nghiên cứu, giới
hạn về tài liệu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và những người quan tâm.


4

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................vii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............Error! Bookmark not defined.
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
6. Kết cấu của luận văn...........................................................................................9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
QLNN VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN MỘT TỈNH........10
1.1 Một số khái niệm cơ bản.................................................................................10

1.1.1 Khoáng sản và tài nguyên khoáng sản.........................................................10
1.1.2 Khai thác khoáng sản....................................................................................12
1.1.3 QLNN về kinh tế ...........................................................................................18
1.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá QLNN về khai thác khoáng sản ở một địa
phương.................................................................................................................... 22
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu và phân cấp QLNN về khai thác khoáng sản
................................................................................................................................. 22
1.2.2 Nội dung QLNN về khai thác khoáng sản ở một địa phương......................26
1.2.3 Tiêu chí đánh giá QLNN ở địa phương về khai thác khoáng sản ....................30
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về khai thác khoáng sản ở một địa
phương.................................................................................................................... 33


5

1.3 Kinh nghiệm thực tiễn QLNN về khai thác khoáng sản ở một số địa
phương điển hình và bài học rút ra với Hà Nam................................................35
1.3.1 Thực tiễn tỉnh Thái Nguyên trong QLNN về khai thác khoáng sản..................35
1.3.2 Thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh trong QLNN về khai thác khoáng sản...................36
1.3.3 Bài học rút ra với Hà Nam............................................................................38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QLNN VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢNTRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2016-2018...........................................40
2.1 Khái quát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam.........................................................40
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Hà Nam..........................................40
2.1.2 Khái quát kinh tế tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam................42
2.2 Thực trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam
2.2.1 Khái quát môi trường thể chế, chính sách quản lý nhà nước về khai thác
khoáng sản vĩ mô....................................................................................................43
2.2.2 Khái quát môi trường nghành công nghiệp khai khoáng tỉnh Hà Nam......49

2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Hà Nam giai đoạn 2016-2018................................................................................55
2.3.1 Thực trạng hoạch định khai thác khoáng sản..............................................55
2.3.2 Thực trạng thực thi quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản tỉnh Hà
Nam......................................................................................................................... 61
2.3.3 Thực trạng kiểm tra, kiểm soát nhà nước về khai thác khoáng sản tỉnh Hà
Nam......................................................................................................................... 69
2.4 Đánh giá chung về nguyên nhân, thực trạng QLNN về KTKS....................72
2.4.1 Những ưu điểm, điểm mạnh QLNN..............................................................72
2.4.2 Những hạn chế, điểm yếu QLNN..................................................................73
2.4.3 Những nguyên nhân hạn chế, yếu kém QLNN............................................76
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN VỀ KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN
NĂM 2025..............................................................................................................78


6

3.1 Định hướng, quan điểm hoàn thiện QLNN về KTKS nói chung và ở Hà
Nam nói riêng đến năm 2025................................................................................78
3.1.1 Định hướng quan điểm đổi mới QLNN nói chung và QLNN về KTKS nói
riêng........................................................................................................................ 78
3.1.2 Cơ hội, thách thức và định hướng hoàn thiện QLNN về khai thác khoáng
sản ở tỉnh Hà Nam đến năm 2025.........................................................................79
3.1.3 Quan điểm hoàn thiện QLNN giai đoạn về KTKS tỉnh Hà Nam giai đoạn
đến năm 2025..........................................................................................................83
3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình và nội dung QLNN về khai thác
khoáng sản ở tỉnh Hà Nam...................................................................................86
3.2.1 Hoàn thiện quy trình, nội dung hoạch định QLNN.....................................86
3.2.2 Hoàn thiện quy trình, nội dung thực thi QLNN...........................................87

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy QLNN................................................89
3.2.4 Hoàn thiện quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát QLNN.........................91
3.3 Nhóm giải pháp tăng cường nguồn lực QLNN về khai thác khoáng sản tỉnh
Hà Nam..................................................................................................................93
3.3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức QLNN..............................93
3.3.2 Tăng cường hệ thống công nghệ thông tin và truyền thống QLNN về khai
thác khoáng sản......................................................................................................94
3.3.3 Hoàn thiện chính sách và quy hoạch KTKS tỉnh Hà Nam..........................95
3.4. Một số kiến nghị vĩ mô................................................................................... 96
3.4.1. Kiến nghị với Quốc hội................................................................................96
3.4.2. Kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường...............................................96
3.4.3. Kiến nghị với Bộ Tài chính..........................................................................97
3.4.4 Kiến nghị với tỉnh Hà Nam...…………………………......…………………98
KẾT LUẬN..........................................................................................................999
TÀI LIỆU THAM KHẢO


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6

Ký hiệu

QLNN
UBND
VLXD
KTKS
BĐKH
TTHC

Nguyên nghĩa
Quản lý nhà nước
Ủy ban nhân dân
Vật liệu xây dựng
Khai thác khoáng sản
Biến đổi khí hậu
Thủ tục hành chính


8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Lượng khí thải trung bình do khai thác 300.000 m3 đá xây dựng...................15
Bảng 1.2 Lượng khí thải trung bình do vận tải 300.000 m3 đá xây dựng .....................15
Bảng 1.3 Lượng bụi thải trung bình do khai thác 300.000 m3 đá xây dựng..................15
Bảng 2.1. Số lượng giấy phép khai thác theo loại khoáng sản.................................44
Bảng 2.2. Số lượng giấy phép khai thác theo năm cấp phép....................................44
Bảng 2.3. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (2016-2018)...........................47
Bảng 2.4. Nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phân theo đơn vị thu................48
Bảng 2.5. Số lượng mỏ và công suất khai thác........................................................49
Bảng 2.6. Kết quả khai thác khoáng sản giai đoạn 2016-2018 cụ thể như sau:..............50
Bảng 2.7. Danh sách mỏ đá vôi xi măng, sét xi măng được cấp phép khai thác.............52
Bảng 2.8. Sản lượng đá vôi xi măng và sản lượng sét xi măng khai thác (2016-2018)...54

Bảng 2.9. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng ngành xi măng trên địa bàn tỉnh (20162018)....................................................................................................................... 54
Hình 2.10. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Hà Nam...................................................................................................................56
Bảng 2.11. Đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về khai thác khoáng sản..................................................................................57
Bảng 2.12. Quy hoạch khai thác khoáng sản tỉnh Hà Nam......................................59
Bảng 2.13. Quy hoạch các khu vực không đấu giá hoạt động khoáng sản...............60
Bảng 2.14. Kế hoạch khai thác đá VLXD, sản xuất xi măng và sản xuất gạch nung
(2016-2018).............................................................................................................61
Bảng 2.15. Danh sách khu vực cấm hoạt động khoáng sản để đảm bảo cảnh quan
môi trường............................................................................................................... 62
Bảng 2.16. Điều kiện của chủ thể khai thác và chuyển nhượng quyền khai thác
khoáng sản............................................................................................................... 64
Bảng 2.17. Các văn bản của UBND tỉnh Hà Nam về khai thác khoáng sản (20162018)....................................................................................................................... 67


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên thiên nhiên là những vật phẩm của tự nhiên mà con người
có thể khai thác, chế biến, sử dụng cho mục đích tồn tại, phát triển của mình.
Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều về mặt địa lý và đại bộ phận
nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều được hình
thành qua quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài của lịch sử. Các đặc điểm trên
cho thấy tài nguyên thiên nhiên là rất quý hiếm, cần được bảo vệ, sử dụng một
cách hiệu quả, tiết kiệm. Khoáng sản là một bộ phận trong nguồn tài nguyên
thiên nhiên quý hiếm đó.
Khoáng sản đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -xã

hội, an ninh quốc phòng và môi trường ở Việt Nam. Để đảm bảo tiết kiệm,
hiệu quả và bền vững trong khai thác khoáng sảnthì việc tăng cường và hoàn
thiện quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản là rất cần thiết.
Thực hiện quan điểm chỉ đạo: Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo,
thuộc tài sản quan trọng quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử
dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt, lâu dài;
những năm gần đây, hoạt động quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh đã được tăng cường, dần đi vào nề nếp, đạt một số kết quả tích
cực, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế như để xảy ra hiện tượng khai
thác khoáng sản trái phép (khai thác không phép, khai thác vượt mốc giới,
khai thác quá thời gian quy định), khai thác không đúng thiết kế cơ sở được


2

duyệt, không thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường trong khai thác, chưa
quản lý hiệu quả khối lượng cát, sét gạch ngói khai thác ..., do vậy cần nghiên
cứu để đưa ra được giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả quản lý.
Hà Nam là một địa phương nằm ở cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà
Nội, có nhiều tài nguyên khoáng sản nên việc cấp mỏ, cho phép khai thác dài
hạn và ngắn hạn, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khá sôi
động. Công tác quản lý nhà nước đối với việc khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định,
bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, vướng mắc, bất cập...
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước
về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam” trong bối cảnh hiện nay
là cần thiết và ý nghĩa.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tìm các giải pháp nhằm hoàn thiện quản

lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam, góp phần thúc
đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.
Để đạt mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về khai thác
khoáng sản.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam.


3

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra luận cứ để trả lời câu hỏi: Quản lý nhà
nước về khai thác khoáng sản như thế nào để việc khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của
quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tiếp cận
theo quá trình quản lý (thực hiện pháp luật, chính sách, quy định của nhà nước
về khai thác khoáng sản; xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản;
tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản; ban hành chính
sách, quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản; thanh tra,
kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản).
+ Về không gian: Địa bàn tỉnh Hà Nam.
+ Về thời gian: Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2016 –

2018 và 6 tháng đầu năm 2019, những giải pháp được đề xuất đến năm 2025.


4

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, khoáng sản là một
nguồn lực quan trọng để phát triển, do vậy quản lý nhà nước về khoáng sản
luôn được Chính phủ xác định là một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển
kinh tế - xã hội hàng năm.
Hiện nay ở nước ta, khai thác khoáng sản và quản lý nhà nước về khai
thác khoáng sản đang được quan tâm và chú trọng nghiên cứu bởi nhiều cấp,
nhiều ngành, nhiều tác giả, dưới nhiều góc độ khác nhau.
Cụ thể một số công trình và tài liệu chủ yếu sau:
- Tổng cục địa chất Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật
Việt Nam, Viện Tư vấn Phát triển, 2010, Báo cáo nghiên cứu đánh giá Thực
trạng về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
Nghiên cứu đã nêu được tiềm năng tài nguyên khoáng sản Việt Nam, thực
trạng, kết quả quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản, bất cập và nguyên
nhân, từ đó đề xuất các kiến nghị.
- Phạm Chung Thủy, 2012, Pháp luật về hoạt động khai thác và chế
biến khoáng sản ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ ngành Luật kinh tế, Đại học
Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ khái niệm, phân loại
khoáng sản, một vài nét về vai trò, ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế
biến khoáng sản và điều chỉnh pháp luật về hoạt động khai thác, chế biến
khoáng sản ở Việt Nam; phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động
khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm,


5


đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt
động khai thác, chế biến khoáng sản.
- Nguyễn Đình Dũng, 2012, Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải
pháp quản lý môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ sắt
Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ ngành khoa
học môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Luận văn đã nghiên cứu
một số nội dung về khai thác quặng sắt, hoạt động khai thác khoáng sản tại
mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, đánh giá hiện trạng môi
trường khu vực mỏ và dự báo các tác động đến môi trường do hoạt động của
mỏ, đề xuất các giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nhằm cải thiện môi
trường khu vực mỏ.
- Nguyễn Thị Hương, 2013, Hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo
huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên và tác động của nó đến môi trường, Luận văn
thạc sĩ khoa học địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
Luận văn đã nêu được một số nội dung liên quan đến khoáng sản, hiện trạng
khai thác khoáng sản Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên, hiện trạng khai thác và
tác động của hoạt động khai thác khoáng sản Núi Pháo đến sự phát triển kinh
tế - xã hội và môi trường của địa phương, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác.
- Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2013, Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng
hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0 – 30m nước) tỉnh
Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý tài nguyên môi trường,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Luận văn đã đánh giá nguồn tài nguyên


6

khoáng sản rắn khu vực biển nông ven bờ của tỉnh Sóc Trăng và đề xuất được
các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ phát triển kinh tế biển bền vững.

- Phạm Thị Khánh Ly, 2013, Quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng
sản từ thực tiễn áp dụng tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ ngành Luật dân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận
văn đã nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về quyền sở hữu của
Nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản; phân tích các quy định pháp luật
hiện hành trong lĩnh vực quyền sở hữu tài nguyên khoáng sản; tìm hiểu và
đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài
nguyên khoáng sản trong thực tế hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam; đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền sở
hữu đối với tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam và các biện pháp tăng cường
hiệu quả áp dụng pháp luật trong quá trình hoạt động khoáng sản của Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
- Bùi Thị Thùy Linh, 2013, Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý
thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam,
Luận văn thạc sĩ ngành Luật kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã
nghiên cứu tình hình triển khai các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
hoạt động khai thác khoáng sản và thu thuế đối với hoạt động trên tại tỉnh Hà
Nam; thực trạng khai thác tài nguyên đá của các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh, kê khai và nộp thuế của các doanh nghiệp, đánh giá, tìm ra nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng thất thu thuế, đề xuất các giải pháp để tăng nguồn thu
ngân sách và đưa các doanh nghiệp khai thác đá hoạt động theo quy định của
pháp luật, tự giác thực hiện trách nhiệm của mình với cơ quan chức năng.


7

- Trung tâm con người và thiên nhiên đã tiến hành nghiên cứu và có các
công trình nghiên cứu về khai thác khoáng sản như:
Nguyễn Đức Anh và cộng sự, 2015, Bộ tiêu chuẩn EITI (Extractive
Industries Transparency Initiative) 2013 và khả năng đáp ứng chính sách của
Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội. Báo cáo đã làm rõ khả năng Việt Nam thực

thi Bộ tiêu chuẩn EITI 2013 theo chuỗi giá trị, bao gồm: Cấp phép, Dẫn liệu
sản xuất, Các doanh nghiệp nhà nước, Nguồn thu và Quản lý nguồn thu từ
hoạt động khai khoáng; đồng thời tìm hiểu những thuận lợi, thách thức và lợi
ích cho Việt Nam khi thực thi EITI 2013.
Lê Quang Thuận và cộng sự, 2015, Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu
quả quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại Việt Nam, Nhà xuất bản Hà
Nội. Nghiên cứu rà soát các chính sách thu hiện hành, đánh giá công tác quản
lý thu liên quan đến lĩnh vực tài nguyên tại Việt Nam và nghiên cứu kinh
nghiệm quốc tế nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trong việc quản
lý thu ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị hoàn thiện
chính sách thu và công tác quản lý thu.
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Giang phối hợp cùng tổ
chức Trung tâm Con người và Thiên nhiên, 2015, Tham vấn địa phương
về ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến rừng và đa dạng sinh
học tại địa bàn xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, Nhà xuất bản
Hồng Đức. Báo cáo tập trung vào các nội dung sau: Các tác động của hoạt
động khai thác khoáng sản đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở xã
Minh Sơn; Sự chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp khai thác khoáng sản và cộng


8

đồng địa phương; Nhận thức của các bên liên quan về tài nguyên rừng, đa
dạng sinh học và khai thác khoáng sản.
- Liên minh khoáng sản và các tổ chức thành viên đã tổ chức hoặc phối
hợp với các cơ quan (Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội, Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Sở Công thương tỉnh Bình Định) tổ chức một số hội thảo khoa
học về quản lý khoáng sản, khai thác khoáng sản như: “Tăng hiệu quả thu
ngân sách từ khai thác khoáng sản - Giải pháp nào cho Việt Nam?”, Hà Nội,
tháng 10 năm 2014; “Phân cấp và các sáng kiến quản trị tốt tài nguyên

khoáng sản ở cấp địa phương”, Bình Định, tháng 11 năm 2014; “Quản trị
ngành công nghiệp khai thác ở Việt Nam: Thách thức và nhu cầu cải cách”,
Hà Nội, tháng 12 năm 2015. Tại Hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý,
các chuyên gia đã có các báo cáo về thực trạng quản trị ngành công nghiệp
khai thác, thu ngân sách từ khai thác khoáng sản ở Việt Nam, quy định về
phân cấp quản lý nhà nước về khoáng sản, những bất cập, các sáng kiến, kinh
nghiệm về quản trị tài nguyên khoáng sản ở cấp địa phương, kinh nghiệm
quốc tế trong tăng cường hiệu quả thu ngân sách và quản lý nguồn thu từ khai
thác tài nguyên, giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị, tăng thu ngân sách từ
khai thác khoáng sản cho Việt Nam, trong đó EITI được khẳng định như một
giải pháp tổng thể thúc đẩy cải cách lĩnh vực khoáng sản và nâng cao hiệu quả
thu, nhằm góp phần giải quyết khó khăn về thu ngân sách và quản lý hiệu quả
hơn nguồn tài nguyên không tái tạo của quốc gia.
Bên cạnh luận văn, các công trình nghiên cứu, các báo cáo trong các
hội thảo khoa học nêu trên còn có nhiều bài báo viết về lĩnh vực khai thác
khoáng sản và quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, chủ yếu phản ánh
những bất cập trong thực tiễn.


9

Các công trình nghiên cứu, các bài báo đã đề cập đến quản lý nhà nước
về khoáng sản nói chung, quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản nói riêng
trên cả góc độ lý luận và thực tiễn, tuy nhiên chỉ ở một hoặc một vài khía
cạnh khác nhau. Trong giới hạn tài liệu tác giả luận văn tìm được, chưa có
một luận văn, công trình nào nghiên cứu và xây dựng một cách đầy đủ khung
lý thuyết quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, cũng chưa có đề tài nào
nghiên cứu một cách toàn diện quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Hà Nam. Đây chính là khoảng trống để tác giả luận văn nghiên
cứu và có đóng góp ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Với đề tài “Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Hà Nam”, luận văn định hướng nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận và thực
tiễn quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, đối chiếu để đánh giá thực
trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam, từ
đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn sử
dụng một số phương pháp như phương pháp thu thập- nghiên cứu tài liệu,
phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp thống kê – so sánh...
6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Trong luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp
thu thập dữ liệu thứ cấp là các báo cáo, các số liệu thống kê đã công bố, các số liệu
do Sở Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng UBND tỉnh Hà Nam cung cấp.


10

Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua Phiếu điều
tra được thiết kế để hỏi ngẫu nhiên một số tổ chức, người dân sống tại địa bàn
tỉnh Hà Nam. Nội dung điều tra bao gồm 14 câu hỏi có nội dung câu hỏi và câu trả
lời sẵn. Phương thức điều tra là sử dụng phiếu điều tra trực tiếp dành cho tổ
chức, người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
Nội dung điều tra tập trung vào 3 vấn đề chính đó là công tác: Hoạch
định; thực thi và kiểm tra, kiểm soát. Tác giả đã chọn 6 đơn vị hành chính
huyện tỉnh Hà Nam, trung bình mỗi huyện thành phố 22 phiếu điều tra.
6.2.Phương pháp xử lý dữ liệu
Đối với dữ liệu thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp,
tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của
thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì
tiến hành lập nên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

Đối với dữ liệu sơ cấp:Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm
tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.
6.3. Phương pháp tổng hợp
Căn cứ vào kết quả phiếu điều tra để tổng hợp các ý kiến đánh giá về
các nội dung cần hỏi.
7. Kết cấu của luận văn


11

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn QLNN về
khai thác khoáng sản trên địa bàn một tỉnh
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2018
Chương 3.Quan điểm và Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn đến năm 2025


12

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QLNN
VỀ“KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN MỘT TỈNH”

1.1”Một số”khái niệm cơ bản


13


1.1.1”Khoáng sản và tài nguyên khoáng sản
- Khoáng sản là những”dạng vật chất rất”gần gũi và đóng vai trò to lớn
trong đời”sống con người như sắt, than đá, kẽm, vàng, dầu khí, nước”khoáng
thiên nhiên… Giá”trị to lớn của khoáng”sản cũng như tính phức tạp của các
quan”hệ xã hội phát sinh trong quá”trình khảo sát, thăm dò, khai thác,
chế”biến khoáng sản”tất yếu dẫn tới Nhà nước quản lý”khoáng sản”bằng
pháp luật. Vậy dưới góc”độ pháp luật, Khoáng”sản là gì?
Khoáng”sản được”hiểu bao gồm các tài nguyên trong lòng”đất, trên
mặt đất dưới”dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở
thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể khai thác. Khoáng”vật,
khoáng chất ở”bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là
khoáng sản (khoản 1 Điều 3 Luật”khoáng sản 1996; Luật”sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật khoáng sản 2005).
Luật”khoáng”sản 2010 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm
2010 có quy định về “khái niệm Khoáng sản là gì?” như sau: “Khoáng sản là
khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí
tồn tại trong lòng đất, trên mặt, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải
của mỏ”.
- Tài nguyên”khoáng”sản: Tài”nguyên khoáng sản là tích”tụ vật chất
dưới dạng hợp chất hoặc đơn”chất“trong vỏ Trái đất. Là các thành tạo hóa lý
tự nhiên được sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể lấy chúng từ
kim”loại và khoáng”vật dùng cho các ngành công nghiệp.
Tài nguyên”khoáng”sản được phân ra :
• Theo dạng”tồn”tại: rắn, lỏng, khí


14

• Theo”nguồn”gốc:”nội”sinh và ngoại”sinh”

• Theo thành phần hoá học: khoáng sản”kim”loại, phi”kim”loại và
khoáng”sản”cháy
-Nhận biết (phân loại): Theo”tính chất của công”dụng, Khoáng”sản
được chia ra”làm bốn nhóm: Khoáng”sản kim loại, khoáng sản phi kim,
khoáng sản nhiên liệu và khoáng sản”nước.
- Khoáng”sản kim loại là những quặng, qua quá trình chế luyện, lấy ra
kim loại hoặc hợp chất của chúng, thuộc nhóm này gồm: Nhóm khoáng sản
sắt và hợp kim sắt (sắt, Mangan, Crôm…); Nhóm kim loại cơ bản (Thiếc,
Đồng, Chì, Kẽm…); Nhóm kim loại nhẹ (Nhôm, Titan, Magiê…); Nhóm kim
loại phóng xạ (Uran, thori, rađi) và nhóm kim”loại hiếm và đất hiếm.
- Khoáng”sản phi kim là những quặng được sử dụng trực tiếp hoặc qua
chế biến để lấy ra đơn chất hoặc hợp chất không kim loại: nhóm khoáng sản
hóa chất và phân bón (lưu huỳnh, apatit, phôtphorit…); Nhóm nguyên liệu
gốm sứ - chịu lửa (sét, kaolin…) và”nhóm nguyên liệu kiến trúc xây dựng
(cát, đá vôi, đá hoa…).
- Khoáng”sản nhiên liệu gồm”các đá có nguồn gốc sinh vật (than bùn,
than đá, dầu…). Loại”khoáng”sản này ngoài việc làm chất”đốt, khoáng sản
nhiên liệu còn để sản xuất ra hóa phẩm,”dược phẩm và các thành phần khác
(sợi nhân tạo, vật liệu khuôn đúc.v.v…).
- Khoáng”sản”nước: Là các loại”nước được dùng”cho sinh hoạt và
công nghiệp như”nước khoáng, bùn khoáng”sử dụng trong y tế và sinh hoạt.
- Các khía cạnh pháp luật về khoáng sản: Pháp luật khoáng sản là
một”lĩnh vực pháp luật”tương đối mới”không chỉ đối”với hệ thống pháp luật
Việt Nam mà còn cả đối với hệ thống pháp luật của nhiều nước đang phát


×