Tải bản đầy đủ (.pptx) (11 trang)

PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG BÀI TOÁN HÌNH GIẢI TÍCH PHẲNG TỪ NHỮNG MỐI QUAN HỆ BA ĐIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.83 KB, 11 trang )

Phạm Công Hoan

PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG BÀI TOÁN HÌNH GIẢI TÍCH PHẲNG

TỪ NHỮNG MỐI QUAN HỆ BA ĐIỂM


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong quá trình công tác, trải qua nhiều phƣơng pháp dạy học tích cực tôi nhận
thấy phƣơng pháp dạy học “Phát hiện và giải quyết vấn đề” có nhiều ƣu điểm
cũng nhƣ phù hợp với công tác giảng dạy bộ môn Toán ở trƣờng phổ thông nói
chung và dạy học giải bài tập toán nói riêng. Tuy nhiên để có thể thành công
trong phƣơng pháp dạy học “Phát hiện và giải quyết vấn đề” ngoài năng lực
chuyên môn và năng lực sư phạm của mỗi giáo viên còn đòi hỏi ở ngƣời giáo
viên nhiều thời gian và tâm huyết.

Phát hiện và giải quyết vấn đề trong bài toán hình giải tích phẳng từ những
mối quan hệ ba điểm”


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của học

sinh khi tiếp cận bài toán hình giải tích trong mặt phẳng thông qua phƣơng

pháp dạy học “Phát hiện và giải quyết vấn đề”. Phát triển tƣ duy khái quát

hóa, tƣơng tự hóa, lật ngƣợc vấn đề, tƣ duy sáng tạo của học sinh…


III. ĐỐI TỰỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Học sinh khối 10 THPT - Đội tuyển HSG



khối 11 THPT - Học sinh khối 12 THPT ôn thi vào các trƣờng Đại học - Giáo viên giảng dạy

môn Toán bậc THPT


. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tìm kiếm tài liệu tham khảo từ các nguồn khác nhau

liên quan đến hình học phẳng, hình học giải tích trong mặt phẳng, phƣơng pháp dạy

học môn toán và những sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên khác thuộc bộ môn

Toán THPT. - Trao đổi với các đồng nghiệp để đề xuất biện pháp thực hiện. - Giảng dạy

các tiết bài tập toán tại các lớp 10A, 11C1, 12C1, 12C2, 12C4 trƣờng THPT Đặng Thúc

Hứa để thu thập thông tin thực tế


I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƢỚC KHI ÁP DỤNG Trƣờng THPT Đặng Thúc Hứa đóng trên địa bàn có
nhiều xã khó khăn về kinh tế, việc học tập và phấn đấu của các em học sinh chƣa thực sự đƣợc
quan tâm từ các bậc học dƣới THPT vì vậy kiến thức cơ sở về môn Toán của các em hầu hết tập
trung ở mức độ trung bình. Khi chƣa áp dụng những nghiên cứu trong đề tài để dạy học giải bài
tập hình giải tích trong mặt phẳng, các em thƣờng thụ động trong việc tiếp cận bài toán và phụ
thuộc nhiều vào những kiến thức đƣợc giáo viên cung cấp chứ chƣa ý thức tìm tòi, sáng tạo cũng
nhƣ tạo đƣợc niềm vui, sự hƣng phấn khi làm toán. Kết quả khảo sát ở một số lớp trong phần
giải bài tập toán về phần hình giải tích trong mặt phẳng cũng nhƣ qua tìm hiểu ở các giáo viên
dạy bộ môn Toán, chỉ có khoảng 10% học sinh hứng thú với bài toán hình giải tích trong mặt
phẳng.



. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA Sau khi áp dụng những kết quả nghiên cứu trong đề tài,

qua khảo sát cho thấy: Có trên 80% các em học sinh có hứng thú với bài học và 50% trong số đó biết

cách tìm tòi và xây dựng những bài toán mới từ những bài toán gốc đƣợc giáo viên gợi ý hoặc đƣợc các

em tự tìm tòi. Trong các kỳ thi thử ĐH trên toàn tỉnh cũng nhƣ khảo sát với các đề thi thử ĐH trong cả

nƣớc, có 90% học sinh ở các lớp trên có thể giải quyết bài toán hình giải tích trong mặt phẳng ở các đề

thi đó.


KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI KẾT QUẢ - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho
các em học sinh đang học khối 10 THPT cũng nhƣ các em học sinh khối 12 THPT đang ôn
thi vào các trƣờng ĐH-CĐ. - Đề tài có thể đƣợc phát triển thêm ở những lớp bài toán
khác trong phần hình giải tích phẳng để trở thành tài liệu cho các giáo viên giảng dạy
môn ở các trƣờng THPT. - Đề tài có thể ứng dụng để phát triển thành mô hình sách tham
khảo cho học sinh và giáo viên phục vụ học tập và giảng dạy môn toán.


C. KẾT LUẬN

I.

NHỮNG KẾT LUẬN

- Trong dạy học giải bài tập toán nói chung và dạy học giải bài tập toán hình giải tích
trong mặt phẳng nói riêng, việc xây dựng các bài toán riêng lẻ thành một hệ

thống theo một trình tự logic có sự sắp đặt của phƣơng pháp và quy trình giải
toán sẽ giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với nội dung bài học, đồng thời có thể
phát triển tƣ duy học toán cũng nhƣ tạo ra niềm vui và sự hứng thú trong học
toán.


- Để tiếp tục phát triển đề tài, chúng ta có thể tiếp tục xây dựng dựa trên những mối
quan hệ khác giữa ba điểm hoặc những mối quan hệ đã nêu trong đề tài giữa nhiều
điểm. - Đề tài có thể vận dụng để dạy học các bài tập về hình giải tích trong mặt phẳng
cho các học sinh thuộc khối 10 THPT, ôn tập cho HSG khối 11 THPT, ôn tập cho học sinh
thi vào các trƣờng ĐH cũng nhƣ làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên toán khối THPT. Đề tài có thể phát triển và xây dựng thành hệ thống các bài toán hình giải tích trong
mặt phẳng giải quyết đƣợc nhờ bản chất hình phẳng của nó đề thành sách tham khảo
cho học sinh và giáo viên


II. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Trong dạy học giải bài tập toán, giáo viên cần xây dựng bài giảng thành hệ thống những bài tập

có phƣơng pháp và quy trình giải toán. Khuyến khích học sinh xây dựng bài tập toán liên quan

đến những dạng bài tập toán trong bài giảng. Phát triển và nhân rộng những đề tài có ứng dụng

thực tiễn cao, đồng thời viết thành những bộ sách tham khảo cho học sinh và giáo viên.



×