Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Tri Tôn, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.86 KB, 38 trang )

Ủ Y B A N N HÂ N D Â N T Ỉ NH AN G I A N G
T R Ư Ờ N G C HÍ N H T R Ị T Ô N Đ Ứ C T H Ắ N G
__________________________

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH

Đề tài: “ Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự trên địa bàn
huyện Tri Tôn, thực trạng và giải pháp”

Học viên: Nguyễn Thị Hồng Giàu
Lớp: B69 - Năm học 2012 - 2013
Người hướng dẫn: Ths Lê Bích Chi

Long Xuyên, tháng 08/2013
1


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THẮNG
__________________________

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH

Đề tài: “ Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự trên địa bàn
huyện Tri Tôn, thực trạng và giải pháp”

Học viên: Nguyễn Thị Hồng Giàu
Lớp: B69 - Năm học 2012 - 2013
Người hướng dẫn: Ths Lê Bích Chi



Long Xuyên, tháng 08/2013

2


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Giảng viên hƣớng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ths: Lê Bích Chi
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM TIỂU LUẬN
I.Nhận xét:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

II. Kết quả: Điểm bằng số ...........................bằng chữ ...........................................
GV chấm thứ 1

GV chấm thứ 2

3



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM ..................................... 3
1.1. Khái niệm tội phạm và các loại tội phạm .................................................. 3
1.1.1. Khái niệm tội phạm ................................................................................. 3
1.1.2. Các loại tội phạm .................................................................................... 3
1.2 Các yếu tố cấu thành tội phạm .................................................................... 4
1.3. Tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội ................................................ 4
1.3.1. Những vấn đề chung về trật tự an toàn xã hội ........................................ 4
1.3.2. Quy định của pháp luật về tội phạm hình sự .......................................... 5
1.4. Quan điểm của Đảng về phòng, chống tội phạm… ................................... 6
1.5. Cơ sở pháp lý về phòng, chống tội phạm................................................... 6
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG,
CHỐNG TỘI PHẠM HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRI TÔN .... 9
2.1. Đặc điểm tình hình huyện Tri Tôn ............................................................. 9
2.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................... 9
2.1.2 Đặc điểm kinh tế- văn hóa- xã hội có liên quan đến tội phạm hình sự .. .9
2.2. Kết quả đạt được ..................................................................................... .10
2.2.1. Công tác triển khai… ............................................................................ 10
2.2.2 Kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Tri
Tôn................................................................................................................... 11
4


2.2.3 Những mặt hạn chế trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm .. 15
2.2.4. Bài học rút ra từ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự . 17
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỒNG
TỘI PHẠM HÌNH SỰ .................................................................................. 19

3.1. Mục tiêu, phương hướng thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm ................................................................................................................ 19
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm .................................................................................... 20
3.2.1. Công tác triển khai thực hiện các kế hoạch, các Cuộc vận động của
Đảng, Nhà nước và của Ngành ....................................................................... 20
3.2.2. Công tác tuyên truyền ........................................................................... 22
3.2.3. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.. 24
3.2.4. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc......... 25
3.2.5. Công tác củng cố lực lượng Công an xã, thị trấn và tổ chức nồng cốt
bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở .......................................................................... 26
3.2.6. Công tác hợp tác quốc tế trong thực hiện phòng, chống tội phạm ....... 27
3.2.7. Thực hiện các đề án Phòng, chống tội phạm của Ngành ...................... 27
3.2.8. Công tác phối hợp với các ngành chức năng ........................................ 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 33

5


LỜI NÓI ĐẦU
Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm
vụ cơ bản của ngành Công an nhằm làm ổn định tình hình an ninh trật tự trên
địa bàn. Tuy nhiên, trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
không chỉ là trách nhiệm của lực lượng Công an, của các cơ quan, tổ chức,
các cán bộ công chức, viên chức mà trách nhiệm này là của toàn dân.
Thực hiện Nghị quyết 09/1999/CP và Chương trình quốc gia phòng,
chống tội phạm của Chính phủ, nhằm đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an
toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cả nước nói chung,
trên địa bàn huyện Tri Tôn nói riêng, trong đó việc đấu tranh phòng, chống tội

phạm cần phải phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, lực lượng Công
an phải giữ vai trò nòng cốt, đẩy mạnh và tuyên truyền các chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước vào trong cơ quan cho
cán bộ công chức, viên chức và từng người dân, đẩy lùi các loại tội phạm. Vì
vậy, việc đầu tiên là phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật để cho mọi người hiểu và có ý thức tự giác chấp hành pháp luật là
điều cấp thiết, có ý nghĩa rất quan trọng, để mỗi người dân ý thức đấu tranh
và tham gia tố giác tội phạm.
Với vai trò quan trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
hình sự và tình hình tội phạm hàng ngày đang diễn ra, nên tôi chọn đề tài:
“Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Tri
Tôn - thực trạng và giải pháp” làm tiểu luận tốt nghiệp với suy nghĩ rằng
phải vận dụng những kiến thức đã học được ở trường để đưa vào thực tế
nhằm phát huy hiệu quả cao của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
hình sự với mục tiêu giải pháp phải làm sao đẩy lùi và giảm thiểu tội phạm
xảy ra, nhằm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn

1


huyện Tri Tôn. Trong quá trình viết rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô
và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!

2


CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM
1.1. Khái niệm tội phạm và các loại tội phạm
1.1.1 Khái niệm tội phạm

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố
ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích
hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Các loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội
phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đói với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao

3


nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy
hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý
bằng các biện pháp khác.
1.2 Các yếu tố cấu thành tội phạm

* Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại.
Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho một số quan hệ xã hội nhất định được luật Hình sự bảo vệ.
* Chủ thể của tội phạm: là con người cụ thể có năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi luật định đã thực hiện hành vi phạm tội. Không có chủ
thể của tội phạm thì không có tội phạm.
* Mặt khách quan của tội phạm: là những biểu hiện bên ngoài của
tội phạm, bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã
hội.
* Mặt chủ quan của tội phạm: là những biểu hiện tâm lý bên trong
của tội phạm, bao gồm: Lỗi, mục đích và động cơ phạm tội.
Đây là bốn yếu tố cấu thành tội phạm được quy định theo luật Hình sự
của Việt Nam. Thiếu bất kỳ yếu tố nào cũng không có tội phạm.
1.3 Tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội
1.3.1. Những vấn đề chung về trật tự an toàn xã hội

4


Trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau... An
toàn là yên ổn trọn vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn (xem Từ điển từ và ngữ
Hán - Việt của Giáo sư Nguyễn Lân - NXB Văn học, Hà Nội 2003, trang 16,
704). Nói đến trật tự, an toàn xã hội là nói đến tình trạng (trạng thái) ổn định,
có trật tự, kỷ cương của xã hội. Trật tự, kỷ cương đó được xác lập trên cơ sở
các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (được gọi là những quy phạm
pháp luật) và những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức truyền thống được mọi
người trong xã hội thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ và nhờ đó mà mọi người có
được cuộc sống yên ổn.
Nói cách khác, trật tự, an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ
cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm

pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định.
Trật tự, an toàn xã hội cùng với an ninh quốc gia tạo nên sự ổn định,
phát triển bền vững của đất nước, là hàng rào an toàn trước những nguy cơ tấn
công từ mọi phía, bằng mọi thủ đoạn của các thế lực thù địch với Việt Nam,
đồng thời góp phần củng cố vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Giữ cho xã
hội được an toàn, có trật tự, kỷ cương cũng có nghĩa là tạo được môi trường
sống yên ổn, góp phần đảm bảo cuộc sống vui vẻ, lành mạnh, hạnh phúc cho
mọi người. Để làm được điều đó, chúng ta phải áp dụng các biện pháp theo
quy định của pháp luật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống
tội phạm và các vi phạm pháp luật khác xâm hại đến cuộc sống an toàn của
mọi người dân, đến trật tự, kỷ cương của đất nước. Vì vậy, giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội cũng là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân ta.
Tóm lại, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là giữ cho xã hội được an toàn,
có trật tư, kỷ cương, là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống
tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.
1.3.2. Quy định của pháp luật về tội phạm hình sự
5


Quy định của pháp luật về tội phạm hình sự được quy định tại Bộ luật
Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Các điều khoản cơ bản
của Bộ luật Hình sự là những điều khoản quy định nhiệm vụ, cơ sở trách
nhiệm hình sự, nguyên tắc xử lý và trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm.
Đấu tranh phòng, chống tội phạm là việc tiến hành các biện pháp loại trừ
nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành vi
phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã
hội; điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lý trước pháp luật
đảm bảo đúng người, đúng tội; giáo dục, cải tạo người phạm tội giúp họ nhận thức
được lỗi lầm và cố gắng cải tạo tốt, có thể tái hòa nhập cộng đồng xã hội, trở thành

người lương thiện, sống có ích cho xã hội.
1.4. Quan điểm của Đảng về phòng, chống tội phạm
Văn kiện Đại hội Đảng Khóa XI đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta
xác định:
“ Tăng cường quốc phòng giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân,
trong đó Quân đội nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.”
Chỉ Thị 48 của Bộ Chính trị, ngày 22 tháng 10 năm 2010 về “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong
tình hình mới”. Thể hiện rõ quan điểm của Đảng đối với công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm, nêu cao vai trò, trách nhiệm của đảng viên đối với
công tác này.
1.5. Cơ sở pháp lý về phòng, chống tội phạm
6


H thng Vn bn quy phm phỏp lut lm c s phỏp lý cho cụng tỏc
u tranh phũng, chng ti phm gm cỏc Vn bn quan trng sau:
Hin phỏp Nc cng hũa xó hi ch ngha Vit Nam nm 1992 ó
c sa i b sung mt s iu theo Ngh quyt s 51/2001/QH10 ti iu
47 quy nh:
Nhà nớc xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bớc hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào
nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn
định chính trị và các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng,
tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và
chống các loại tội phạm.
B lut Hỡnh s ó c Quc hi nc Cng ho xó hi ch ngha
Vit Nam khoỏ X, k hp th 6 thụng qua ngy 21 thỏng 12 nm 1999.

Lut sa i b sung mt s iu ca B lut hỡnh s c Quc hi
nc Cng hũa xó hi ch ngha Vit Nam khoỏ XII, k hp th 5 thụng qua
ngy 19 thỏng 6 nm 2009.
Ngh quyt 09/CP Chng trỡnh quc gia phũng, chng ti phm ca
Chớnh ph.
Quyt nh thnh lp BC 138 v phũng, chng ti phm cp huyn
v cỏc xó, th trn ó y mnh trin khai, thc hin.
Chng trỡnh hnh ng s 08-Ctr/HU ngy 11/04/2011 ca Huyn y
huyn Tri Tụn v K hoch s 16/KH UBND ngy 04/5/2011 ca UBND
huyn Tri Tụn v vic thc hin Ch th s 48-CT/TW ca B chớnh trv

7


“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm
trong tình hình mới”.
Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống mua bán người và Ban
chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, tệ nạn ma
túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 03/07/2012 Kế hoạch thực hiện
Chương trình hành động phòng chống tội phạm, phòng chống HIV/AIDS;
phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm và các tệ nạn xã hội khác giai đoạn
2011-2015.

8


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG
TỘI PHẠM HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRI TÔN

2.1. Đặc điểm tình hình huyện Tri Tôn
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tri Tôn là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh An Giang,
gồm có 13 xã và 02 thị trấn. Huớng Đông giáp Huyện Châu Phú và Huyện
Châu Thành, Tỉnh An giang; Hướng Tây giáp Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên
Giang; Hướng Nam giáp huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang; Hướng Bắc giáp
Nước bạn Campuchia và huyện Tịnh Biên, Tỉnh An giang.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội có liên quan đến tội phạm
hình sự:
Là một huyện vùng sâu của tỉnh An Giang, có nhiều đồi núi thích hợp
cho việc sản xuất nông nghiệp, chịu ảnh hưởng bởi dân tộc, tôn giáo, trình độ
dân trí thấp, ít am hiểu về pháp luật, nhân dân lao động chủ yếu sống bằng
nghề nông, một số ít làm nghề tiểu thủ công nghiệp và làm thuê, có đường
biên giới dài 17km, dân tộc Khmer chiếm 47% dân số, toàn huyện có 35.947
hộ, 156.071 khẩu, 80.942 nữ, 113.078 tuổi 14 trở lên, mật độ dân số trung
bình: 9.391 người/ Km2. Là vùng nông thôn, đông đồng bào dân tộc Khmer
sinh sống nên trình độ nhận thức pháp luật chưa cao và không đồng đều cũng
là điều kiện dễ phát sinh tội phạm. Mặt khác, đây là địa bàn giáp ranh với
nước bạn Campuchia, có đường biên giới dài khoảng 17 km không có cửa
khẩu chính là điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm lợi dụng hoạt động. Đồng
thời, trên địa bàn huyện có nhiều công ty, xí nghiệp khai thác chế biến đá, thu
hút hàng ngàn lao động từ các nơi trong và ngoài tỉnh đến đây lập nghiệp. Từ

9


đó, các loại đối tượng về hình sự cũng tập trung về đây hoạt động gây ảnh
hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự ở cơ sở.
2.2. Kết quả đạt đƣợc
2.2.1. Công tác triển khai

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng đa dạng, năng động
song song với tình hình đó các loại tội phạm xuất hiện ngày càng gia tăng và
hoạt động ngày càng manh động, tinh vi hơn và liều lĩnh hơn, với nhiều
phương thức, thủ đoạn, có tổ chức thành băng nhóm hoạt động gây mất an
ninh trật tự. Trước tình hình đó, được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng uỷ Ban lãnh đạo Công an huyện trực tiếp chỉ đạo và sử dụng nhiều biện pháp
nghiệp vụ đồng bộ, linh hoạt tấn công trấn áp triệt phá nhiều tụ điểm và xác
lập nhiều chuyên án, kế hoạch nhằm triệt phá các nhóm tội phạm manh động
nhằm ổn định tình hình trên địa bàn và đảm bảo an ninh chính trị- trật tự an
toàn xã hội trong toàn huyện.
Công tác xây dựng, củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc phối hợp với các đơn vị, đội nghiệp vụ và các ban ngành, đoàn thể phát
động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tuyên truyền đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các quy định của địa
phương, tổ chức thực hiện Nghị quyết liên tịch, mô hình điểm, các đề án
phòng chống các loại tội phạm, thực hiện nghị quyết 09 chương trình quốc gia
phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở, trong quá trình thực
hiện được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, các ngành và sự
đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, phát huy được sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị ở cơ sở nên công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm mang lại hiệu quả cao.

10


2.2.2. Kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự trên địa
bàn huyện Tri Tôn thời gian qua
Tính riêng trong năm 2012 thực hiện nhiều cao điểm tấn công quyết
liệt các loại tội phạm như: Cao điểm tấn công tội phạm bảo vệ tết nguyên đán
Nhâm Thìn và các ngày lễ lớn 30/4 – 1/5 cũng như các ngày lễ hội tại địa
phương theo kế hoạch số 899/KH-CAH ngày 25/11/2011; Tấn công tội phạm

chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập lực lượng Cảnh sát theo kế hoạch
số 351/KH-CAH ngày 15/5/2012; Đấu tranh phòng chống tội phạm thực hiện
tiêu chí 20 chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 – 2020 theo kế hoạch số 20/KH-CAH ngày 12/01/2012; Song song đó
chọn địa bàn điểm trong đấu tranh phòng chống tội phạm, trên địa bàn thị trấn
Tri Tôn, ngoài ra còn có tổ đặc nhiệm tuần tra ban đêm từ 22 giờ đêm đến 5
giờ sáng, từ đó tình hình an ninh trật tự được đảm bảo.
Phạm pháp hình sự giảm so với năm 2011 (44/50 - giảm 06 vụ, 56/59
– giảm 03 đối tượng), làm chết 03 người, bị thương 11 người, thiệt hại tài sản
ước tính trên 600 triệu đồng, thu hồi tang vật, công cụ phương tiện gồm; 01
cây búa, 01 cây quéo, 02 lưỡi hái, 02 dao bấm, 02 dao mác vót, 01 dây xích,
18 kg dây đồng, 04 xe mô tô, 25 cạc điện thoại, 01 ghe máy. Đã điều tra khám
phá 40/44 vụ đạt tỷ lệ 90,4 %.
* Trọng án xảy ra 11 vụ liên quan 17 đối tượng, so với cùng kỳ năm
2011 tăng 04 vụ 10 đối tượng (năm 2011 xảy ra 07 vụ 07 đối tượng), đã điều
tra làm rõ 11 vụ liên quan 17 đối tượng đạt tỷ lệ điều tra khám phá 100 %.
Giết người: 05 vụ 05 bị can; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 01 vụ 03 bị can;
Hiếp dâm: 02 vụ 02 bị can; Hiếp dâm trẻ em: 01 vụ 01 bị can; Cướp tài sản:
02 vụ 06 bị can.

11


Qua đó cho thấy, tội phạm giết người gia tăng, chủ yếu là tội phạm
giết người do nguyên nhân xã hội, cha giết con, vợ giết chồng, …đôi khi chỉ
vì mâu thuẫn trong gia đình không được giải quyết thỏa đáng hoặc vì tức giận
nhất thời mà cướp đi sinh mạng của người khác, thậm chí là người thân của
mình. Cho thấy giá trị đạo đức xã hội đang bị xuống cấp do những người
thiếu hiểu biết gây ra, giá như họ am hiểu về pháp luật thì đâu phải trở thành
tội phạm.

Bên cạnh đó, tội phạm hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em thời gian gần đây
nổi lên đáng chú ý, gây nhức nhối trong dư luận, ảnh hưởng đến tâm sinh lý
của trẻ em và nguy cơ cho xã hội. Các vụ việc xảy ra chủ yếu ở vùng nông
thôn, đối tượng phạm tội lợi dụng nơi hẻo lánh, vắng người để thực hiện hành
vi phạm tội. Đa số đối tượng phạm tội có trình độ học vấn thấp, am hiểu pháp
luật hạn chế, bên cạnh đó còn do sử dụng rượu, bia, tác động của fim ảnh có
nội dung đồi trụy ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của thanh thiếu niên, mặt
khác do sự lơ là của một số bậc cha mẹ trong việc coi giữ trẻ, hoặc chưa quan
tâm đúng mức đến các em nhỏ trong gia đình cũng tạo điều kiện thuận lợi để
đối tượng thực hiện hành vi phạm tội.
* Thƣờng án xảy ra 33 vụ liên quan 39 đối tượng, so với cùng kỳ
2011 giảm 10 vụ 13 đối tượng ( năm 2011 xảy ra 43 vụ 52 đối tượng), đã điều
tra làm rõ 29 vụ 39 đối tượng đạt tỷ lệ điều tra khám phá 87,8 %. Trộm cắp tài
sản: 11 vụ 13 bị can; Cố ý gây thương tích: 09 vụ 11 bị can; đánh bạc: 03 vụ
07 bị can; Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ:
03 vụ 03 bị can; Gây rối trật tự công cộng và cố ý làm hủy hoại tài sản: 01 vụ
03 bị can; cướp giật tài sản: 02 vụ 02 bị can.
Thời gian gần đây, tình hình tội trộm cắp tài sản và cố ý gây thương
tích gia tăng đáng kể. Đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản thường có mối
quan hệ với đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích vì đối tượng phạm tội cố
12


ý gây thương tích là do mâu thuẫn phát sinh trong các mối quan hệ xã hội
hoặc do mâu thuẫn các nhóm đối tượng tụ tập đánh nhau gây mất trật tự công
cộng. Thường thì chúng tụ tập để vui chơi, ăn nhậu kéo bè kết cánh, do không
có tiền tiêu xài rủ nhau trộm cắp tài sản để đáp ứng nhu cá nhân, chúng lợi
dụng sự lơ là, mất cảnh giác trong việc trông coi tài sản của người dân để thực
hiện hành vi phạm tội. Thời gian gần đây tình trạng băng nhóm thanh thiếu
niên đánh nhau theo kiểu “xã hội đen” có chiều hướng gia tăng, do ảnh hưởng

của fim ảnh bạo lực và thâm nhập thị trường các loại vũ khí chết người như:
dao, mát, mã tấu các loại gây ra nhiều tác hại ghê gớm cho lứa tuổi thanh
thiếu niên và sự bất an trong quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, trong công
tác quản lý nhà nước của các đơn vị chức năng đôi lúc chưa được thực hiện
thường xuyên, chặt chẽ như việc rà soát, kiểm tra các loại vũ khí chỉ theo từng
đợt cao điểm lễ, tết,…Mặt khác, công tác xử lý đối tượng vi phạm pháp luật
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các Nghị định xử phạt hành
chính còn nhẹ chưa mang tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa xã hội.
Bên cạnh công tác phát hiện đấu tranh, chống tội phạm hình sự, Ban
lãnh đạo Công an huyện Tri Tôn không ngừng chỉ đạo lực lượng chuyên trách
thực hiện tốt các mặt công tác phòng ngừa, như:
Đấu tranh triệt xóa các loại tệ nạn xã hội: Đã phát hiện đấu tranh
triệt xóa nhiều tụ điểm phức tạp, nhất là các vụ đánh bạc gây bức xúc dư luận,
đấu tranh 10 vụ liên quan 79 đối tượng, tang vật thu giữ 23 con gà đá, 10 lố
bài tứ sắc, 11 bộ bài 52 lá, 02 con bông vu, phơi đề và tiền tang 31.851.500 đ,
qua đó khởi tố 02 vụ 06 bị can có hành vi đánh bạc (đánh bài, số đề), số còn
lại xử lý hành chính.
Thực hiện công tác lập hồ sơ đưa đối tượng áp dụng các biện pháp
xử lý hành chính khác. Việc lập hồ sơ đưa Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo
dục, quản lý theo NĐ 163/CP luôn được quan tâm, đưa 07 đối tượng vào cơ
13
13


sở giáo dục,, 06 đối tượng vào Trường giáo dưỡng; Tổ chức được 57 cuộc
họp dân công khai hoá 126 đối tượng chủ yếu là thanh thiếu niên thường
xuyên tụ tập, nhậu say đánh nhau gây rối trật tự công cộng, trộm cắp vặt, sử
dụng trái phép chất ma túy, ghi đề thuê lập hồ sơ đưa vào quản lý theo Nghị
định 163/NĐ-CP là 37 đối tượng, mời gọi hỏi răn đe giáo dục 1.393 lượt đối
tượng nổi cho làm cam kết không tái phạm.

Hoạt động của tổ đặc nhiệm: Công an huyện phân công lực lượng
tuần tra kiểm soát về đêm góp phần giữ gìn trật tự công công và trật tự an
toàn giao thông. Đã tổ chức 272 ca tuần tra kiểm soát, Phát hiện và lập biên
bản tạp giữ 830 phương tiện các loại. Đề xuất ra quyết định xử phạt hành
chính đối với 1500 trường hợp. Quá trình tuần tra phát hiện và giải tán 45
nhóm thanh thiếu niên tụ tập uống rượu đêm khuya gây rối trật tự công cộng,
phát hiện, thu giữ 05 dao tự chế, 01 kiếm, 01 ống tiếp inox, 01 gậy sắt, 01 gậy
gỗ, ….
Phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền vận
động quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao ý thức phòng ngừa, đấu tranh ngăn
chặn, tố giác các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn,
theo tinh thần Chỉ thị 09/CT-TW của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình
mới" và Chỉ thị số 48/CT-TW của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình
mới".
* Nguyên nhân đạt đƣợc:
Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân
huyện, sự chỉ đạo hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm huyện
14


đã tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch, các đề án trọng tâm,
các ngành thành viên Ban chỉ đạo đã phối hợp tham mưu đề xuất thực hiện
nhiều giải pháp đồng bộ, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính
trị và quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm và các
tệ nạn xã hội trên địa bàn.
Thực hiện theo chương trình hành động của Đảng ủy Công an huyện,
kế hoạch công tác hàng năm và các mệnh lệnh tấn công tội phạm. Đồng thời

phối hợp với các đơn vị chức năng giải quyết các vụ việc đúng theo trình tự
thủ tục tố tụng hình sự và quy định của pháp luật trong điều tra, khám phá án
không bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội. Thông qua công tác
giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện các Cuộc vận động “Học tập, làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Công an nhân dân vì nước quên thân, vì
dân phục vụ” và “Công an nhân dân, chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng
nếp sống văn hóa, vì nhân dân phục vụ” đã làm chuyển biến sâu sắc từ nhận
thức đến hành động của từng cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị và càng toi luyện
tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong thực hiện công tác, nhất là đấu
tranh phòng, chống tội phạm giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
Với sự đoàn kết thống nhất cao từ lãnh đạo đến cán bộ, chiến sỹ trong
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nên đã gặt hái nhiều thắng lợi trong
công tác, khi xảy ra vụ việc đều được điều tra, khám phá kịp thời không để
diễn biến phức tạp, do đó nhiều năm qua, tình hình trật tự an toàn xã hội trong
huyện luôn được giữ vững, nhất là đảm bảo an toàn cho các hoạt động lễ, hội,
Tết nguyên đán…
2.2.3. Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm còn một số hạn chế:
15


Một số nơi có sự thay đổi về nhân sự từ đó công tác chỉ đạo của ngành
đối với công tác này chưa cao. Một số thành viên Ban chỉ đạo do bận nhiều
công tác chuyên môn nên ít kiểm tra đôn đốc hướng dẫn việc thực hiện cho
đơn vị mình, ngành mình; công tác phối hợp của các ngành thành viên có lúc
chưa chặt chẽ nên chưa phát huy hiệu quả cao trong công tác phòng chống tội
phạm và các tệ nạn xã hội.
Công tác nắm tình hình đôi lúc chưa kịp thời, hiệu quả công tác phòng
ngừa xã hội chưa cao, tội phạm xảy ra còn tăng (01 vụ 02 đối tượng) tình

trạng tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, một số mô hình phòng, chống tội
phạm chưa đem lại hiệu quả cao.
Việc thực hiện công tác hổ trợ giúp đỡ các đối tượng tái hòa nhập
cộng đồng chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên, thiếu cơ chế phối
hợp của các ngành.
Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc từng lúc, từng nơi còn thiếu cụ thể,
đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau, nhận thức của một số cán bộ trong ban ngành,
đoàn thể ở các cấp xem nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự là trách nhiệm của
lực lượng Công an. vì vậy viêc thực thi nhiệm vụ hiệu quả chưa cao.
Các đối tượng cần được quản lý, cảm hóa, giáo dục vi phạm pháp luật
chưa được sự quan tâm của chính quyền địa phương, còn ngán ngại gặp gỡ
trao đổi để nắm tâm tư nguyện vọng của các đối tượng, việc tạo điều kiện cho
các đối tượng hướng nghiệp tạo được công ăn, viêc làm ổn định còn hạn chế,
chưa thật sự sớm hòa nhập cộng đồng nên dễ tái phạm.
Các tổ chức quần chúng nồng cốt chưa thực sự được quan tâm củng cố
nâng chất, bồi dưỡng để phục vụ tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, hoạt
động, kinh phí rời rạc.
16


* Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân khách quan: Song song với quá trình phát triển kinh tế,
xã hội hoạt động của các loại tội phạm ngày càng có tổ chức và tinh vi hơn, vì
vậy tình hình về an ninh trật tự ngày càng phức tạp, hiện tượng thanh thiếu
niên sống buôn thả, thích tụ tập ăn chơi, gây rối trật tự, hoạt động theo kiểu xã
hội đen ngày càng phổ biến.
Công tác phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa đồng bộ,
thống nhất còn rời rạc. Cho nên việc quản lý đối tượng chưa chặt chẽ còn đùn
đẩy, do đó các loại đối tượng quản lý theo pháp luật hay các loại đối tượng
khác chưa có sự quan tâm đặc biệt của các ngành, các cấp nhằm hướng họ

hòa nhập với cộng đồng.
Nguyên nhân chủ quan: Hiện lực lượng làm công tác trực tiếp tham
gia đấu tranh phòng, chống tội phạm trong Công an nhân dân còn thiếu, chưa
đủ mạnh, trình độ chuyên môn còn hạn chế, mặt bằng về trình độ chưa đồng
đều, việc bổ sung lực lượng quản lý địa bàn còn thiếu nên việc nắm bắt tình
hình về an ninh trật tự còn hạn chế.
2.2.4. Bài học rút ra từ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
hình sự
Một là: Để thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hình
sự một cách có hiệu quả phải có sự chỉ đạo toàn diện trực tiếp của các Cấp ủy
đảng, Chính quyền, các ban ngành đoàn thể. Trong đó lực lượng Công an làm
nồng cốt đóng vai trò tham mưu, đề xuất xây dựng phương án phát huy sức
mạnh của cả hệ thống chính trị tổ chức thực hiện một cách đồng bộ.
Hai là: Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phải chuyển biến
được nhận thức của cán bộ, đảng viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan
17


trọng thế nào là phòng, chống tội phạm bằng các biện pháp phòng ngừa xã hội
và các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân, để
tuyên truyền sâu rộng đến quần chúng nhân dân, từ đó phải có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cấp, ban ngành đoàn thể với nhân dân và “lấy dân làm gốc”
trong việc thực thi nhiệm vụ chính trị phải sát với yều cầu thực tiễn.
Ba là: Cần có sự quan tâm chỉ đạo của Cấp ủy, Ủy ban nhân dân tại
cơ sở trong việc quản lý các đối tượng vi phạm pháp luật, các đối tượng áp
dụng giáo dục cảm hóa tại địa phương tạo điều kiện giúp đỡ họ có việc làm
ổn định để phát triển kinh tế. Đây là công trình, phần việc có tác dụng rất lớn
góp phần quan trọng trong công tác giáo dục, cảm hóa đối tượng giúp họ tái
hòa nhập cộng đồng, nhằm loại trừ nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Bốn là: Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải được gắn

kết với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Phong
trào “xóa đói giảm nghèo”, “đền ơn đáp nghĩa”. Kịp thời phổ biến các mô
hình, điển hình tiên tiến, phong trào phòng, chống tội phạm trên các phương
tiện thông tin đại chúng, thúc đẩy phát triển sâu rộng, từng bước xây dựng
chiến lược, mô hình nông thôn mới, thực hiện nhiệm vụ phụng sự tổ quốc,
phục vụ nhân dân.
Năm là: Các ban ngành đoàn thể và lực lượng Công an phải nghiên
cứu đổi mới nội dung, phương thức, đối tượng tuyên truyền, vận động sao cho
phù hợp với yêu cầu thực tiển nhiệm vụ chính trị của từng địa phương.

18


CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH
PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRI
TÔN
3.1. Mục tiêu phƣơng hƣớng thực hiện công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm hình sự
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho từng cán bộ đảng
viên, chiến sỹ trong đơn vị, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu, quán triệt sau sắc
tinh thần trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, thực
hiện tốt biện pháp nghiệp vụ của ngành và phong trào toàn dân tham gia tố
giác tội phạm.
Chủ động thực hiện công tác phòng ngừa nghiệp vụ và phòng ngừa xã
hội, kết hợp với Công an cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị, tích cực tham gia công tác phòng, chống tội phạm, không để phát
sinh tình hình phức tạp trên địa bàn.
Kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng chất hoạt động của Công an cơ sở đủ

mạnh ngang tầm với nhiệm vụ, đẩy lùi các loại tội phạm, giữ vững ổn định an
ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện có hiệu quả
về mục tiêu quốc gia xây dựng nông thông mới theo tiêu chí 20, tiếp tục cải
cách hành chính, thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, tự phê bình và phê
bình theo Nghị quyết TW4 (Khóa XI), nêu cao vai trò trách nhiệm của đảng
viên trong công tác phòng, chống tội phạm.
Thực hiện tốt công tác nắm tình hình đối tượng, quản lý chặt chẽ địa
bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm hình sự để kịp thời phát hiện, ngăn
19


ngừa, đấu tranh kiên quyết với tất cả các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các
hành vi vi phạm pháp luật khác.
Thường xuyên thực hiện các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trong
năm và tổ chức hội nghị chuyên đề phòng, chống tội phạm nhằm đánh giá kết
quả công tác và đưa ra biện pháp đấu tranh hiệu quả. Đồng thời phối hợp với
các lực lượng chức năng làm tốt công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ an toàn
tuyệt đối các ngày kỷ niệm, lễ lớn, Tết nguyên đán…để giữ gìn cuộc sống
bình yên cho nhân dân.
Tổ chức các cuộc họp biên giới, các cuộc họp định kỳ, đột xuất với
phía bạn Campuchia để thường xuyên trao đổi thông tin về tội phạm nhằm
tìm ra biện pháp thích hợp trong đấu tranh phòng, chống với các loại tội
phạm, nhất là tội phạm xuyên quốc gia.
Kịp thời tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm và đảm bảo các
bước tiến hành tố tụng hình sự trong điều tra, khám phá án nhằm răn đe đối
tượng phạm tội.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm hình sự
3.2.1. Công tác triển khai, thực hiện các kế hoạch, các Cuộc vận
động của Đảng, Nhà nước và của Ngành

Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, trong thời gian tới cán bộ chiến
sỹ lực lượng Công an huyện trong đấu tranh phòng chống tội phạm, phải luôn
thể hiện tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, gương mẫu, chấp hành
pháp luật, quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI gắn
với việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh – Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ” “Công
20


×