Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2016 cực hay (Phần 6: Truyện ngắn giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.96 MB, 46 trang )

1


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI - NGUYỄN KHẢI (tiết 1)
Vào bài: Có người đã cho rằng, ai già rồi mới thích đọc Nguyễn Khải, điều đó quả cũng có lý bởi
hầu như tác phẩm nào của ông cũng bắt ta phải suy nghĩ rất nhiều. Ta không thể nhìn đời bằng con
mắt hồn nhiên vô tư được khi lạc bước vào thế giới nhân vật của ông. dù giọng văn Nguyễn Khải,
cũng có lúc đùa vui, hóm hỉnh thật thú vị. Có lẽ, đó là tạng riêng của mỗi người cầm bút ...Cho nên,
dù đã khá quen với kiểu nhân vật của ông, đọc lại truyện ngắn Một người Hà Nội ta vẫn không khỏi
ngỡ ngàng. Lễ kỉ niệm một ngàn năm Thăng Long đang đến gần, đọc lại tác phẩm này, ta không khỏi
giật mình, vì sao cách đây hơn chục năm, mà tác giả lại đặt ra được những vấn đề đến hôm nay vẫn
còn rất nóng.
I. Tìm hiểu chung
1. Vài nét về tác giả (1930-2008)
- Là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi 1945 đến nay. Nhà PBVH Vương Trí Nhàn
viết: “Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những hay dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của
họ, cuộc sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”.
- Nét phong cách nổi bật: Chất triết lí, chính luận. Hình tượng tác giả - một người trải nghiệm luôn
có nhu cầu bàn bạc, chia sẻ với bạn đọc những đúc kết của mình - thường để lại những ấn tượng sắc
nét và thú vị. Ông có khả năng tinh nhạy trong phát hiện và trình bày vấn đề, phân tích tâm lý sắc
sảo; luôn đưa ra những bài học nhận thức qua những hình tượng nghệ thuật có sức kích thích đối
thoại.
- Quá trình sáng tác: Trước 1978, quan tâm đến các vấn đề thời sự chính trị, con người được đánh giá
chủ yếu qua tiêu chí đạo đức và tiêu chí chính trị. Tác phẩm có khuynh hướng chính luận với sức
mạnh của lí trí tỉnh táo. (Tiểu thuyết “Xung đột” 1959, tập truyện ngắn “Mùa lạc” 1960, truyện “Tầm
nhìn xa” 1963…
Sau 1978, quan tâm nhiều hơn đến cái đời thường, tới số phận cá nhân. Tiêu chí đánh giá con người
mở rộng ở các góc độ văn hoá, lịch sử và triết học. Tác phẩm có khuynh hướng triết luận, giọng điệu
đôn hậu, trầm lắng, nhiêù chiêm nghiệm. ( tiểu thuyết “Cha và Con và…” 1979, tiểu thuyết “Thời


gian của người” 1985, tập truyện “HN trong mắt tôi” 1995, truyện ngắn “Sống ở đời” 2002, tiểu
thuyết “Thượng đế thì cười” 2004… Có thể nói, đời văn Nguyễn Khải phản ánh sinh động và khá
chân thực quá trình vận động của cả nền văn học từ quỹ đạo chiến tranh sang quỹ đạo hoà bình.
2. Tác phẩm: Một người Hà Nội
- Xuất xứ: Rút từ tập truyện: "Hà Nội trong mắt tôi".
- Vị trí: Ra đời năm 1995, gắn với công cuộc đổi mới của đất nước. Tác giả có ý dành tập truyện này
để trình bày những khám phá, kiến giải của ông về “đất kinh kì”. Nhu cầu khẳng định kinh nghiệm
cá nhân bộc lộ rõ qua cách đặt nhan đề và nhất là qua cái tôi mang tính tự truyện - biểu hiện cho xu
hướng dân chủ hoá trong thời kì đổi mới.
Nhân vật bà Hiền tiêu biểu cho những người “lớn nhanh hơn thời đại” khiến “miếng đất sinh ra họ
trở nên chật chội” mà Nguyễn Khải rất say mê. Nhân vật được xây dựng như một ngoại lệ so với VH
trước 1978: nổi bật với bản lĩnh cá nhân, khả năng tự ý thức, nhân cách đẹp…
II. Đọc - hiểu văn bản:
Trước đây, ở giai đoạn văn học 1945 – 1975, ta thương quen với những nữ nhân vật chính diện thuộc
thành phần công, nông, binh giỏi việc nước ,đảm việc nhà, hoặc sẵn sàng xông pha nơi hòn tên mũi
đạn, hoặc ở nhà hăng say LĐSX làm hậu phương vững chắc cho chồng con chiến đấu, còn sau 1975,
ta có thể gặp lại họ trong những thành tích hoặc những bi kịch đời thường ...Tóm lại là một Tuýp
người quen thuộc mà không cần đọc hết tác phẩm ta cũng có thể hình dung nhà văn sẽ nói gì.
Nhưng nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội thì lại khác.
Cô chỉ là một người dân bình thường của HN, không kì tích, không chiến công, không gặp bi kịch
đau đớn gì về số phận, không bị ai áp bức bóc lột đè nén, mọi việc của cuộc đời mình dường như cô
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
đều chủ động sắp xếp cả. Thế nhưng, qua một cuộc đời của một người bình thường giản dị như thế,
ta lại thấy được những biến động mạnh mẽ của đời sống, của lịch sử một dân tộc, một đất nước, qua
đó tác giả đã gợi cho ta bao ngẫm ngợi về những điều được, mất trong đời sống, và vẻ đẹp của “một

hạt bụi vàng” vẫn lấp lánh trong thời gian, và qua sự chạm khắc tài tình của người thợ bạc giàu tài
năng và tâm huyết - nhà văn Nguyễn Khải, đã trở thành một Bông hồng vàng quí giá của mảnh đất
văn hiến nghìn năm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để thấy rõ hơn những điều mà nhà văn muốn gửi
gắm cùng bạn đọc.
1. Hình tượng nhân vật bà Hiền trong mối quan hệ gia đình.
- Việc hôn nhân: Là phụ nữ có nhan sắc, yêu văn chương, thời con gái giao du với nhiều văn nhân
nghệ sĩ nhưng không chạy theo những tình cảm lãng mạn viển vông. Cô Hiền chọn bạn trăm năm
là ông giáo tiểu học hiền lành, chăm chỉ khiến cả HN phải kinh ngạc. Cô Hiền đã vượt qua thói
thường. Vì ông giáo thời ấy không thể đảm bảo danh lợi. Nhưng ông lại là người khiêm nhường, mô
phạm, phù hợp với quan niệm của cô về tổ ấm gia đình, gắn với thái độ nghiêm túc của cô đối với
hôn nhân (trách nhiệm làm vợ, làm mẹ… được đặt lên trên mọi thú vui khác).
- Việc sinh con: ở cái thời mà người VN thích đẻ nhiều con, thì bà Hiền quyết định chấm dứt sinh đẻ
vào năm 40 tuổi. Bà không tin “trời sinh voi, trời sinh cỏ”mà bà tin con cái phải được nuôi dạy chu
đáo để chúng “có thể sống tự lập”. Như vậy, trách nhiệm của cha mẹ là cho con một nhân cách,
chuẩn bị cho con khả năng sống không bị lệ thuộc. Đó là tình yêu sang suốt của người mẹ giàu tự
trọng, biết “nhìn xa trông rộng”.
- Việc quản lý gia đình: bà Hiền luôn là người chủ động, tự tin. Bà hiểu rõ vai trò của người mẹ,
người vợ. Khi phê bình thói “bắt nạt vợ” của người cháu, bà bảo: “Người đàn bà không biết nội
tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”. Quan niệm “bình đẳng nam nữ” của bà xuất phát từ
thiên chức của người phụ nữ - đấy là một chân lý tự nhiên, giản dị.
- Việc dạy con: bà Hiền dạy con khi chúng còn nhỏ và dạy từ những cái nhỏ nhất. Bà không coi
chuyện ngồi ăn, chuyện cầm bát, cầm đũa, múc canh… chỉ là chuyện sinh hoạt vặt vãnh. Bà coi đấy
là văn hoá sống, văn hoá người, hơn thế, đấy là văn hoá của người HN: “chúng mày là người HN thì
cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Cái chuẩn ở đây là
lòng tự trọng.
2. Hình tượng nhân vật bà Hiền trong mối quan hệ xã hội.
+ Trước 1955: cô Hiền sinh ra trong một gia đình gốc Hà Nội, giàu có nhưng lương thiện. Mẹ
buôn nước mắm, bố đậu tú tài, mê văn thơ, dạy con theo khuon phép nhà quan. Cô Hiền đẹp, thông
minh, con nhà gia giáo nề nếp, được bố mẹ cho mở phòng tiếp khách văn chương.
+ Trong kháng chiến chống Pháp: vẫn sống ở Hà Nội, vì không thể xa Hà Nội sinh cơ lập nghiệp

ở một vùng đất khác. Điều này khiến ta không khỏi nghi ngại, vì bao nhiêu người con Hà Nội vẫn
sẵn sàng ra đi vì ĐLTD của Tổ quốc. Nhưng đấy là cách cô thể hiện tình yêu, sự gắn bó của cô với
Hà Nội thiết thực, cụ thể, theo cách nghĩ của cô.
+ Trước niềm vui chiến thắng và cách cư xử của mọi người, cô gắt, cau mặt, thở dài quay đi, cô
không bằng lòng với cách bắt chước người cách mạng không phải lối, cô nhận ra niềm vui hơi thái
quá, và có phần thỏa mãn của mọi người sau chiến thắng “Phải lo mà làm ăn chứ ?”
+ Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô vẫn có hai dinh cơ, nhưng cô đã khôn ngoan bán ngôi nhà ở hàng
Bún cho một người mới ở kháng chiến về, không đồng ý cho chông mua máy, rồi mở cửa hàng lưu
niệm lam hoa giấy, bán rất đắt nhưng chịu thuế thấp,... Tóm lại, cô là một người nhạy bén và thích
ứng rất nhanh với thời cuộc. Dường như người đàn bà khôn ngoan đó đã lường trước hết mọi việc,
nhưng không thực dụng, vị kỉ. Tự nguyện bỏ ý định làm giàu để thực hiện chủ trương của nhà nước,
nhưng cũng vẫn chua chát nhận thấy mặt trái trong căn bệnh xã hội của một thời. Đó là tâm lý kì thị
với kinh doanh “Thiếu ăn là vinh chứ không là nhục...chế độ này không thích cá nhân làm giàu..các
em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dầu họ có đủ tài để không phải sống ăn bám”
- Cô đối xử rất tình nghĩa với người ở, nhưng luôn bị để ý, căn bệnh ấu trĩ của mọt thời, đến bây giờ
chúng ta có thể trả lời được, nhưng cô Hiền đã nhìn thấy trước “Chính phủ can thiệp vào việc của
dân nhiều quá” người đàn bà lịch lãm, từng trải, bản lĩnh đầy mình đó vẫn giữ nếp sinh hoạt khác
hẳn mọi người, mà không sợ lời đàm tiếu của dư luận. Thấy đúng thì làm, đã làm không sợ. Đó quả
là một tay nội tướng giỏi
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHểA CHUYấN LTH Cụ NGUYN THANH MAI
Tuy nhiờn, cỏch qun lý gia ỡnh thỏo vỏt ca cụ Hin khin ta khụng khi bn khon, tõm lý vn cú
gỡ vng vng nh ta phi gp li mt Hong trong ụi mt c Nam Cao. Nhng khụng, hóy xem
cụ Hin ó dy bo con nh th no khi t quc lõm nguy, hóy xột t cỏch cụng dõn ca mt ngi
nh cụ Hin. trong gi phỳt nc sụi la bng ca dõn tc.
+ Miền Bắc b-ớc vào thời kì -ơng đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ. Cô Hiền

dạy con cách sống biết tự trọng, biết xấu hổ, biết sống đúng với bản chất ng-ời Hà Nội. Đó cũng là
lí do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống
bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng... Con ngi ỏnh mt lũng t trng thỡ
cng coi nh cht v nhõn cỏch. Cú lũng t trng s cú lũng yờu nc, cú ý thc trỏch nhim vi
cng ng. Cú th núi, vi nhng ngi nh b Hin, lũng yờu nc cng l mt nhu cu t nhiờn,
mun c sng bỡnh ng vi nhng b m khỏc, mun con ngi c sng vi lũng t trng...Cụ
khụng mỡnh b iu gỡ cỏm d nhng trỏi tim li t nguyn gn bú vi s phn ca t nc, thao
thc cựng HN.
+ Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất n-ớc trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh
tế thị tr-ờng, cô Hiền vẫn là một ng-ời Hà nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn.
Ngi k chuyn thỡ khụng giu ni tht vng, hoi nghi, lo õu khi thy HN ang giu lờn, vui hn,
nhng ch l phn xỏc. ễng khụng tin lp ngi ang hm h lm giu cũn bit yờu cỏi p, cũn
gi c nột ho hoa, thanh lch ca t kinh kỡ (bit gt ta v thng thc hoa thy tiờn). ễng
tc v au khi gp nhng ngi HN thiu l , thiu vn hoỏ mt cỏch trng trn (ngi hi
ng, anh chng i xe p, cụ con gỏi anh bn). Nhng b Hin, ngi m ụng mt mc quý
trng li khụng bỡnh lun mt li no v nhng nhn xột khụng my vui v ca ngi chỏu. Trc
nhng mng ti, nhng gúc khut cua HN hụm nay, B ch k cho ngi chỏu chuyn cõy si sng li
nh n lc ca thnh ph. y l bng chng cho thy ngi HN hụm nay khụng ch trng vt cht
m cũn quan tõm n vn hoa tinh thn. B vn tin HN thi no cng p. => Thỏi ung dung t
ti trc nhng bin ng bờn ngoi, trc nhng nhn xột hi nghit ca ngi chỏu. Khụng cú
mt thỏi sng sõu sc m ch dng li mt cỏi nhỡn hi ht hay cm tớnh thỡ khụng th cú mt
nim tin nh vy. Xó hi no cng cú mt giai tng thng lu ca nú lm chun cho mi giỏ
tr- Mt quan nim khin ta lnh ngi, vỡ nú cú th b coi l phn ng thi kỡ lỳc no ta cng
nghe thy khu hiu: Khỏng chin húa sinh hot, qun chỳng húa t tng, v chỳng ta cng
ang phn u vỡ mt xó hi cụng bng, dõn ch, vn minh...nhng ngm ngh li mt cỏch sõu xa,
nú khụng phi l khụng cú c s. H Ni l chun mc vn hoỏ ca ngi Vit. Mi cụng dõn HN
cng t ho v iu ú cng phi cú ý thc gi gỡn v phỏt huy chun mc ú.
+ Thỏi ca cụ Hin trc li sng ca ngi HN trong c ch th trng hụm nay cng lý gii...
3. Vỡ sao nh vn t tờn truyn Mt ngi HN?
Cú l tỏc gi mun khc m ct cỏch, bn lnh ca ngi HN. H luụn l mỡnh vi ct cỏch, bn

lnh riờng (i din cho tinh hoa mt dõn tc, mt t nc: Chng thm cng th hoa li, du khụng
thanh lch cng ngi Trng An)
+ Nột vn hoỏ lch lóm, sang trng: Phũng khỏch nh b nh lu gi cỏi hn ct HN: c kớnh, quý
phỏi v tinh t sut my chc nm khụng h thay i.
+ Qua s khụn ngoan, sõu sc, trớ tu: B núi v t nhiờn, v nim tin Thi no nú cng p, mt v
p riờng cho mt la tui
+ B khiờm tn v rng lng, hũa mỡnh vo cỏi ma rõy l lt ch lm m ỏo ch khụng lm
t ỏo, b lau chựi cỏi bỏt c cm hoa thu tiờn.. Tt c lm nờn cỏi duyờn riờng ca HN, khin
ngi HN xa x phi kờu thm Thy Tt quỏ, HN quỏ, mun thờm ớt ngy n li mt cỏi Tt HN.
Nhng phm cht ú c nho nn t truyn thng gia ỡnh, t nng lc t ý thc, t kinh nghim
sng m b ỳc rỳt c trong chớnh cuc sng i thng ca mt ngi v, ngi m, v ú l
mt ngi HN.
=> Nh võy, s i lp gia H Ni xa v nay ch l nht thi, khi con ngi quan quan tõm n v
p vn hoỏ, ta s cũn gp li cỏc giỏ tr truyn thng.
Cú th coi chuyn cõy si c th b bóo ỏnh bt r vn sng li l quy lut bt dit ca s sng. Quy
lut ny c khng nh bng nim tin bt dit ca con ngi: thnh ph ó kiờn trỡ cu sng cõy si.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp HN: HN có thể bị tàn phá, bị
nhiễm bệnh, nhưng Hn vẫn là HN với truyền thống văn hoá được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử.
Còn điều gì khiến cần nói thêm về thái độ, quan điểm sống hoặc tính cách của bà Hiền?
+ Con người luôn tỉnh táo sáng suốt như vậy thật đáng quí, thời nào cũng quí và càng trong thời hội
nhập càng đáng quí. Nhưng ta vẫn thèm một chút thái quá , một chút sứt mẻ, yếu đuối, hoặc khiếm
khuyết trong tính cách để con người thực sự là người hơn trong nỗi buồn và cả nỗi đau. Cô Hiền thật
đáng khâm phục trong mọi mặt, nhưng ta vẫn băn khoăn tự hỏi, mọi người có thực sự hạnh phúc
không khi đều phai tuân theo sự sắp đặt, tính toán như thần của cô? Một người giỏi giang sẽ luôn

không bằng lòng khi thấy mọi người không được như mình, và trong cách nói, cách nghĩ của cô, ta
cảm thấy thoáng có chút coi thường người chồng nhút nhát do chính cô chọn để sống yên phận...
- Ta có thể chưa đồng ý với nhân vật ở điểm này điểm khác, nhưng rõ ràng, qua tâm trạng và tính
cách được khám phá, khắc họa sinh động bằng ngôn ngữ nhân vật, ta thấy hiện lên một chân dung
người phụ nữ đầy nghị lực, giàu tình thương con, yêu Hà Nội, yêu nước, và luôn muốn sống đẹp cho
đúng nghĩa là người con của đất kinh kỳ. Khi năm 2014 đã qua đi, 2015 sắp đến gần, lại nghĩ đến lời
nhân vật bà Hiền mà cảm thấy cần phải làm được gì để giữ lấy cái phần hồn Hà Nội…
* Nhận xét: Như vậy, qua lời nói, việc làm và suy nghĩ của bà Hiền, có thể thấy bản lĩnh của một
con người luôn luôn dám là mình, trong gia đình, chuyện hôn nhân, sinh con đẻ cái, nuôi dạy con
thành người có lòng tự trọng, không được phép sống hèn nhát, ích kỉ; là mình trong quan hệ với
cộng đồng, đất nước, là mình trong những chiêm nghiệm lẽ đời.

MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI - NGUYỄN KHẢI (tiết 2)
3. Các nhân vật khác trong truyện
3.1. Nhân vật Dũng, Tuất, bà mẹ Tuất
- Với dung lượng một truyện ngắn, và trong dụng ý nghệ thuật của nhà văn, những nhân vật này chỉ
được nhắc đến như những nét phác họa thoáng qua, nhưng ấn tượng về họ không thể phai mờ.
- Dũng đã sống đúng với những lời mẹ dạy, anh cùng với 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường
hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước. Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội đã góp
phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam. Ấn
tượng về Dũng được thể hiện chủ yếu ở thái độ của anh trong bữa tiệc gia đình mừng anh trở về.
Trong lúc mọi người vui vẻ, háo hức hỏi chuyện người lính mới trở về, trong lúc anh có thể được
quyền lên ngôi, say sưa trong ánh hào quang chiến thắng thì Dũng lại trầm lắng bộc bạch: rằng trong

nửa năm nay, anh không ngớt nghĩ về những người Hà Nội ra đi cách đây đúng 10 năm, trong số 660
người ra đi, trở về chưa đầy 40, trong đó có Tuất, bạn anh. Người bạn đã hi sinh ở trận đánh vào
Xuân Lộc, hi sinh trước ngày toàn thắng có mấy ngày...
- Tuất cũng được khắc họa trong gương mặt chung, nhưng có một chi tiết khiến người đọc không thể
không rơi lệ. Vừa tốt nghiệp trung học, họ đăng kí xin đi đánh Mĩ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái
Nguyên huấn luyện, tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam. Khi đoàn tàu từ TN tiến vào HN đã gần nửa
đêm. Vừa mưa to xong, ánh đèn còn lòa nhòa trên lá cây, trên những mặt đường vắng hun hút...Tàu
vừa dừng lại thì ở đâu đó bật lên tiếng loa rất sâu, rất vang: “Quý khách chú ý! Quý khách chú ý!
Chuyến tàu từ Thái Nguyên...”. Tuất ngồi cạnh Dũng, chợt nhoài người qua mặt bạn, gần như đưa cả
nửa người qua khuôn cửa sổ, hất mặt lên phía có tiếng loa, kêu lên nho nhỏ: “Dũng ơi, Dũng, tiếng
của mẹ mình đấy! Tiếng của mẹ đấy!”. Ai có ngờ, đó là âm thanh cuối cùng của Hà Nội, của người
mẹ rứt ruột sinh thành mà anh được nghe.
- Bà mẹ Tuất:
+ Bên cạnh sự thật về những người Hà Nội có phẩm cách cao đẹp, còn có những người tạo nên
“nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội. Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã
làm xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi “Tiên sư cái anh già”..., là
những người mà nhân vật tôi quên đường phải hỏi thăm... Đó là những “hạt sạn của Hà Nội”, làm mờ
đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An. Cuộc sống của người Hà Nội nay cần phải làm rất
nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.
3.2. Nhân vật “tôi”
- Thấp thoáng sau những dòng chữ là hình ảnh nhân vật “tôi” - Nhân vật mang hình bóng Nguyễn
Khải, là người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét đem đến cho tác phẩm một điểm nhìn trần
thuật chân thật khách quan và đúng đắn, sâu sắc.
- Đó là một người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc. Với tư
cách là một anh bộ đội cụ Hồ từ chiến khu VB trở vể tiếp quản Thủ đô, cảm nhận những việc được
và chưa đựoc trong thời kì cải tạo tư sản, khôi phục kinh tế ở miền Bắc; sống những năm tháng đầy
gian khổ, hy sinh nhưng cũng rất hào hung cuả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vui sướng và
xúc động với chiến thắng mùa xuân 1975 của dân tộc, có biết bao chiêm nghiệm, suy tư về lẽ đời
trong thời kỳ đổi mới…
- Cũng trên những chặng đường ấy, nhân vật tôi đã có những quan sát nhạy bén, sắc sảo, có bao

cảm nghĩ rất tinh tế, sâu sắc về cô Hiền, về người HN và về HN. Ẩn sâu trong giọng điệu vừa
khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh một con người gắn bó thiết tha với vận mệnh của đất
nước, trân trọng những giá trị văn hoá của DT “Dân HN nhảy tàu lên LS buôn bán đủ thứ mà không
buôn bán được và nghìn củ thuỷ tiên nhỉ”, cảm phục dân mình sống một đời binh dị mà toả sang một
nhân cách cao cả: “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố HN hãy mượn gió mà bay lên
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
cho đất kinh kì choí sáng những ánh vàng”. Với nhân vật tôi, tác phẩm đã có một điểm nhìn trần
thuật chân thật, khách quan mà đúng đắn, sâu sắc.
- Khi trần thuật, nhân vật tôi thường đặt một sự việc, một hiện tượng trước nhiều cách đánh giá,
nhiều cách nhìn (việc hôn nhân, đón mừng độc lập, việc dạy con cái, cách xưng hô, chuyện ứng xử
thiếu văn hoá của thanh niên thời kinh tế thị trường…). Biện pháp này có tác dụng dân chủ hoá văn
học, tạo sự bình đẳng trong quan hệ nhà văn - bạn đọc, đưa đời sống vào cái nhìn nhiều chiều để
khuyến khích bạn đọc tham gia đối thoại, khước từ lối áp đặt chân lí một chiều của nhà văn. kể bằng
đối thoại, bằng phân tích, bình luận nhiều hơn là miêu tả và trần thuật khách quan. Người kể chuyện
như đang nghĩ về câu chuyện và chính suy nghĩ của anh ta hấp dẫn bạn đọc
* Tóm lại: Người kể chuyện là một người rất yêu HN, hiểu HN, say mê nét đẹp văn hoá của HN.
Anh ta có cái nhìn lịch lãm, sâu sắc. Cách kể chuyện vừa thân tình, vừa hóm hỉnh, luôn tạo được
quan hệ bình đẳng, cởi mở với bạn đọc nhưng vẫn khẳng định được giá trị của kinh nghiệm cá nhân.
Anh ta biết đặt một sự việc dưới nhiều cách đánh giá, đồng thời dung những phân tích, bình luận,
ngẫm nghĩ của mình đê định hướng giá trị. Giọng kể thường là chiêm nghiệm triết lý có pha đối
thoại, tranh biện, tự trào. Ngôn ngữ vừa kết hợp được sắc thái giản dị đời thường vừa giàu ngụ ý và
triết lý.
4. Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ"
+ Hình ảnh ... nói lên qui luật bất diệt của sự sống. Quy luật này được khẳng định bằng niềm tin của
con người thành phố đã kiên trì cứu sống được cây si.

+ Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội có thể
bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi
dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn đất nước.
4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Giọng điệu trần thuật: Người kể chuyện xưng Tôi là một kiểu để cho người kể chuyện được nhân
vât hóa. Đây là một đặc điểm của văn Nguyễn Khải. Nhân vật "Tôi" mang nhiều nét của tác giả, góp
phần tạo một không khí tin cậy cởi mở với người đọc (yêu, hiểu Hà Nội, khẳng định kinh nghiệm cá
nhân, giỏi quan sát, ưa triết luận, có hài hước và cả cái nhìn đằm thắm nhân hậu). Một giọng điệu rất
trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa
thanh. Cái tự nhiên, dân dã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng kể của nhân vật “tôi”;
tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào...
Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và các nhân vật khác.
- Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm
nghiệm, lại pha chút hài hước, tự trào; ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát ...).
- Những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịch sử: Là
một con người, bà Hiền luôn giữ gìn phẩm giá người. Là một công dân, bà Hiền chỉ làm những gì có
lợi cho đất nước. Là một người Hà Nội, bà đã góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốt cách, cái truyền
thống của một Hà Nội anh hùng và hào hoa- tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch quyến rũ của “người Tràng
An”.
Chất nhân văn sâu sắc của ngòi bút Nguyễn Khải chính là ở đó.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: Qua nhân vật trung tâm của truyện là cô Hiền, một người Hà Nội bình thường nhưng
đã góp phần làm rạng rỡ thêm cái cốt cách của một HN hào hùng và hào hoa, cảm nhận được lối
sống, bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội, từ đó thấy rõ vẻ đẹp giản dị, chân thực của những con
người bình thường mà cuộc đời họ song hành cùng những chặng đường gian lao của đất nước và
chính họ đã góp phần làm nên lịch sử dân tộc.
2. Một vài nét đặc sắc về nghệ thuật
- Thấy được thành công đáng chú ý về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của
Nguyễn Khải. “Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay, cái dở của họ, nhất là muốn

hiểu cách nghĩ của họ, cuộc sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”. Nhận xét này của nhà
nghiên cứu Vương Trí Nhàn thật xác đáng, nhất là đối với truyện ngắn Một người Hà Nội.
III. Luyện tập
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô
than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già
nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn
mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tàn cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chỏng ngược lên
trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời.
Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng
son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Cô nói
với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt
bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại
sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm
củi, mà lại sống. Cô nói thêm : "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước
được".
( Trích Một người Hà Nội-Nguyễn Khải)
1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của ai ?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Nêu ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là
cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống.
4. Từ văn bản trên , viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của em về Hà Nội.
Trả lời:
1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của bà Hiền (nhân vật) và tác giả (xưng tôi)

2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là: kể về hình ảnh cây si ở Hà Nội bị bão đánh bật rễ rồi lại
hồi sinh.
3. Hình ảnh cây si qua câu văn: Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của
nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống.
- Cây si: biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến.
- Cây si hồi sinh: lại sống. lại trổ ra lá non gợi niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh
thần của Hà Nội.
- Câu chuyện bà Hiền kể về cây si cổ thụ vừa là lời cảnh báo về sự mất mát gia tài văn hóa, lại vừa
như khẳng định niềm tin vào sự sáng suốt của lương tri con người.
4. Đoạn văn đảm bảo các ý chính:
- Về địa lí: Hà Nội là thủ đô, là trái tim của Tổ quốc.
- Về lịch sử, văn hoá: Hà Nội trải qua hơn nghìn năm văn hoá. Dù chịu biến động của lịch
sử như Hà Nội vẫn giữ được nét văn hoá cổ kính
- Về con người Hà Nội: như hình ảnh bà Hiền, vừa giữ được nếp nhà, vừa giữ được nếp
người.
- Cảm xúc chân thành, thể hiện tình yêu Hà Nội cũng là tình yêu đất nước
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – NGUYỄN THI (tiết

1)

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Thi tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, quê tại tỉnh. Ông sớm mồ côi cha, mẹ đi bước nữa,

sống nhờ họ hàng nên sớm vất vả. Năm 1943, theo anh vào Sài Gòn vừa kiếm sống vừa tự học. Năm
1945, ông tham gia cách mạng rồi gia nhập lực lượng vũ trang, vừa chiến đấu vừa hoạt động văn
nghệ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1962, tình nguyện trở lại chiến trường miền Nam và hi
sinh trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân năm 1968. Một số tác phẩm tiêu biểu: “Trăng sáng”, “Đôi
bạn”, “NĐCTGĐ”,..
- Đây là một cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam trong KCCM. Quê ông ở
miền Bắc nhưng lại gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và thực sự xứng đáng với danh hiệu: Nhà
văn của người dân Nam Bộ. Nhân vật của Nguyễn Thi có cá tính riêng nhưng tất cả đều có những
đặc điểm chung "rất Nguyễn Thi". Đó là: Yêu nước mãnh liệt, thủy chung đến cùng với Tổ quốc,
căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược và tay sai của chúng, vô cùng gan góc và tinh thần chiến đấu rất
cao- những con người dường như sinh ra để đánh giặc ; Tính chất Nam bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc
quan, yêu đời, giàu tình nghĩa. Tác phẩm tiêu biểu của ông là : Người mẹ cầm súng , Những đứa con
trong gia đình , …
- Là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, văn Nguyễn Thi vừa giàu chất hiện thực, đầy
những chi tiết dữ dội, ác liệt của chiến tranh vừa đằm thắm chất trữ tình với một ngôn ngữ phong
phú, góc cạnh, đậm chất Nam Bộ có khả năng tạo nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ.
2. Tác phẩm
2.1. Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi Nguyễn Thi công tác với tư cách là
một nhà văn- chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng năm 1966. Sau được in trong Truyện và
kí NXB Văn học Giải phóng, 1978.
2.2. Ý nghĩa nhan đề
- Truyện viết về những đứa con Việt, Chiến,... của một gia đình có truyền thống yêu nước, cách
mạng. Đó là những con người được nuôi dưỡng và trưởng thành trong gia đình có truyền thống tốt
đẹp, đáng tự hào và đã tiếp nối xứng đáng truyền thống cách mạng của gia đình.
- Gia đình ở đây là hình ảnh thu nhỏ của cả miền Nam đau thương và anh dũng trong thời chống Mĩ.
Họ đã gánh chịu bao tang tóc do kẻ thù gây ra, đồng thời cũng lập được những chiến công lừng lẫy.
Tất cả đều được ghi rõ trong cuốn sổ gia đình do chú Năm cất giữ .
- Mặt khác, qua truyền thống gia đình và những đau thương mà gia đình chịu đựng, có thể thấy đó
cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của cả dân tộc Việt Nam, muôn người như một, đoàn kết chiến đấu

để giải phóng quê hương, xây dựng đất nước .
- Tên truyện thâu tóm chủ đề tác phẩm.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tóm tắt
Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mối thù sâu nặng với
Mĩ-Nguỵ: ông nội và bố Việt đều bị giặc giết hại; mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con vừa phải đương
đầu với những đe doạ, hạch sách của bọn giặc, cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Gia đình chỉ còn lại
Việt, chị Chiến, thằng Út em, chú Năm, và một người chị nuôi đi lấy chồng xa. Truyền thống gia
đình Việt đều được chú Năm ghi chép vào một cuốn sổ của gia đình. Việt và Chiến hăng hái tòng
quân đi giết giặc. Việt nhỏ tuổi, đồng đội gọi thân mật là câu Tư. Anh rất gắn bó với đơn vị . Trong
trận chiến đấu ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của địch nhưng bị
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức lại đưa anh
trở về với những kỉ niệm thân thiết đã qua: kỉ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh
Tánh,... Tánh cùng tiểu đội đi suốt ba ngày mới tìm được Việt trong một lùm cây rậm và suýt nữa thì
bị ăn đạn của “câu Tư” . Việt được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến. Anh Tánh giục Việt
viết thư cho chị Chiến kể lại chiến công của mình. Việt nhớ chị Chiến, muốn viết thư nhưng không
biết viết sao vì tự thấy chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và những ước mong của má.
2. Chủ đề: Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu
nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm
gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh
tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. Tình huống và cách kể chuyện
- Tình huống truyện: Việt- một chiến sĩ quân giải phóng- bị thương phải nằm lại chiến trường.
Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch ( lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của người

“trong cuộc) làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian,
đan xen tự sự và trữ tình.
- Cách thức trần thuật:
+ Truyện Những đứa con trong gia đình được trần thuật theo phương thức thứ 3. Nghĩa là của người
trần thuật tự giấu mình nhưng cách nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật.
+ Lối trần thuật này có hai tác dụng về mặt nghệ thuật: Câu chuyện vừa được thuật, kể cùng một lúc
tính cách nhân vật cũng được khắc họa; Câu chuyện dù không có gì đặc sắc cũng trở nên mới mẻ,
hấp dẫn vì được kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng của nhân vật.
3. Phân tích nhân vật
3.1. Nhân vật chú Năm
Những đứa con trong gia đình đã khắc họa cụ thể và sinh động hình tượng những thế hệ khác nhau
trong một gia đình cách mạng. Các thành viên trong gia đình này, từ ba, má, chú Năm, hai chị em
Chiến, Việt đều gan góc, kiên cường, giàu lòng yêu thương anh em, làng xóm nhưng cũng sục sôi ý
chí căm thù quân giặc. Họ tự hào về truyền thống gia đình, khát khao chiến đấu và sẵn sàng chiến
đấu, hi sinh vì Tổ quốc, vì cách mạng. Tuy nhiên, mỗi người một cá tính.Trước hết là nhân vật mà
Việt gọi là chú Năm, người con của đồng đất quê hương gắn vơi nghề đò giang sông nước, một nhân
vật mang đậm hơi thở nồng nàn và khí chất Nam Bộ.
3.1.1. Xét về phương diện gia đình, chú là người thân lớn tuổi duy nhất còn lại. Chú là người đùm
bọc, cưu mang các cháu khi cha mẹ Việt hi sinh, chăm lo từng li từng tí cho các cháu như con đẻ của
mình. Trong trích đoạn, chú Năm chỉ xuất hiện trong hai khoảnh khắc, trực tiếp nói hai câu, nhưng
hình bóng của chú in rất đậm nét trong tâm trí bạn đọc. Trong câu chuyện của chị em Chiến, Việt
đêm trước lúc lên đường, không mấy câu không nhắc đến chú Năm. Chỉ qua một câu của chú Năm,
qua đó thấy cả nỗi lo lắng, tình yêu thương, sự động viên, lời cảnh bao nghiêm khắc...
- Chú luôn gắn bó với truyền thống gia đình, dòng họ, có ý thức lưu giữ truyền thống để giáo dục con
cháu. “Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẻ chia cho mỗi người
một khúc mà ghi vào đó”. Nếu coi truyền thống gia đình là một dòng sông thì chú Năm là khúc
thượng nguồn, kết tinh những vẻ đẹp truyền thống ấy.
- Dù “chữ viết lòng còng” chú vẫn ghi chép tỉ mỉ truyền thống gia đình trong một cuốn sổ thiêng
liêng- có thể coi đó là cuốn gia phả trứ danh - lịch sử bi hùng của dòng họ. Trước, chú ghi tên tuổi,
công trạng, ngày giỗ kị, nay để ghi tội ác kẻ thù và những chiến công của các thành viên trong gia

đình. Cuốn sổ được ghi chép bởi một ngòi bút thực sự bình dân, với tất cả sự mộc mạc, dông dài, thô
tháp nhưng nóng hổi cảm xúc mãnh liệt.“Thím Năm bơi xuồng đi dọc lá chuối bị ca nông bắn bể
xuồng, chết còn mặc cái quần mới, trong túi còn hai đồng bạc, giỗ nhằm ngày...ngày ba mươi tháng
sáu âm nhằm trời tối, tía của Việt ôm đệm đi ngủ ngoài bờ bị lính Tây bót Kinh Ngang bắt chặt đầu,
má Việt ôm rổ đi đòi đầu... chiến công của hai chị em Việt trên sông Định Thủy”. Cuốn sổ ấy vùa là
cuốn nhật kí ghi lại từng sự việc thỏn mỏn hàng ngày, vùa là bản quyết tâm thư bằng máu, vừa là tấm
bảng vàng ghi công, là tấm bia căm thù, là lịch sử gia đình, là truyền thống và sự tiếp nối và là hình
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
thức giáo dục các thế hệ cháu con: không bao giờ được quên thù nhà nợ nước, phải làm sao xứng
đáng với dòng máu anh hùng của tổ tiên. Không phải ngẫu nhiên chú giao lại cuốn sổ cho hai chị em
trước khi lên đường. Phải chăng đó là sự bàn giao thế hệ, mong muốn các cháu sẽ viết tiếp những
trang sử của gia đình, dòng họ?
3.1.2. Xét về phương diện công dân, chú Năm còn là một người dân yêu nước, sẵn sàng đóng góp
sức người sức của cho cách mạng.
Ba má mất sớm, chú Năm trở thành người cha tinh thần, chăm lo cho hai chị em Chiến Việt
như cho những đứa con của mình. Khi hai cháu trưởng thành, tranh giành nhau việc nhập ngũ, bất
phân thắng bại, đến nỗi phải nhờ đến chú phân xử, rồi anh cán bộ tuyển quân can thiệp vẫn không
xong, chú quyết định đồng ý cho cả hai chị em đi bộ đội, còn mình tự nguyện gánh vác việc nhà:
“...hai đứa cháu tôi nó một lòng theo Đảng như vậy, tôi cũng mừng. Vậy xin trên cứ ghi tên cho cả
hai. Việc lớn ta tính theo việc lớn, còn việc thỏn mỏn trong nhà tôi thu xếp khắc xong”. Câu nói
không chỉ thể hiện tính cách mộc mạc, thuần phác của ông già nông dân, mà còn nói lên thái độ tự
nguyện, hết lòng góp sức người, sức của cho cách mạng của người dân Nam Bộ. Người lão nông
Nam Bộ rất chất phác, hồn nhiên thẳng thắn và bộc trực ấy đã căn dặn các cháu mình trước lúc lên
đường “Thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về thì chú chặt đầu”. Phảng phất ở nhân vật này là tinh thần
trượng nghĩa, sự ngoan cường trước kẻ thù của cụ Đồ Chiểu khi xưa (Liên hệ Lục Vân Tiên)…

3.1.3. Là người lao động chất phác và mộng mơ, chú thường gửi hồn mình qua những câu hò
điệu hát. Ở đó ta thấy có “tấm áo vá quàng, hay “con sông dài cá lội”, có lúc là “người nghĩa quân
Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công hoặc ngôi sao sáng Tháp Mười”… ẩn chứa bao trân trọng,
yêu thương. Không phải là điệu hò Trương Chi mà chỉ là giọng hò “đục và tức như tiếng gà gáy”
...chú đặt tay lên vai Việt, “đôi mắt mở to, đọng nước”, lúc đó, dường như mọi nhọc nhằn, gian nan,
cay đắng đều tan biến, chỉ còn lại một tâm hồn bay bổng mộng mơ, dạt dào cảm xúc. Ngày chị em
Chiến lên đường, chú cũng cất tiếng hò “không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên
bờ sông” mà nó cất lên giữa ban ngày và “như một hiệu lệnh ...rồi kéo dài từng tiếng một vỡ ra,
nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội”. Tiếng hò của chú chất chứa sự ấm ức
và hi vọng, tức tối và thiết tha, gửi gắm niềm tâm sự, nhắn gửi một lời nguyền... Tiếng hò ấy vừa dữ
dội, vừa trang nghiêm, lại vừa tha thiết. Dường như đó là lúc hồn thiêng của đất nước, cha ông đang
hiện về: "Truyền con cháu phải ngẩng cao mà bước...", truyền cho con cháu ý chí chiến đấu và khát
vọng chiến thắng của gia đình, dòng tộc. Tiếng hò đã nối liền con sông gia đình với biển cả, đại
dương mênh mông của đất nước, dân tộc.
3.1.4. Nhận xét: Là con người của một gia đình, chú Năm mang cốt cách người nông dân Nam Bộ :
khẳng khái, bất khuất, kiên trung. Chú Năm có dáng dấp của ông Tư Đờn, ông Năm Hạng, ông Tư
Vườn chim, ông Tám Xẻo Đước...những nhân vật tiêu biểu cho người nông dân Nam Bộ trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Chú Năm cũng là một hình tượng đậm chất sử thi, gơi liên tưởng
đến hình tượng cụ Mết trong “Rùng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, bởi sự gắn bó với lịch sử oai
hùng của cộng đồng, như là kết tinh vẻ đẹp của truyền thống. Nhưng nếu cụ Mết đại diện cho một
buôn làng, gây ấn tượng bằng một câu chuyện trầm hùng, bi tráng bên bếp lửa xà nu, thì chú Năm
đại diện cho một dòng họ, đọng trong trí nhớ bạn đọc cùng với cuốn gia phả trứ danh và điệu hò
khàn đục giữa ban ngày. Chú Năm là một thành công trong xây dựng nhân vật của Nguyền Thi trong
tác phẩm.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI


NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – NGUYỄN THI (tiết

2)

3.3. Nhân vật Chiến
Như nhan đề tác phẩm: Những đứa con trong gia đình, Chiến và Việt là nhân vật chính của truyện
ngắn – hai hình tượng nghệ thuật được nhà văn dụng công khắc họa. Nguyễn Thi đã dành cho họ tất
cả tình cảm mến thương sâu đậm của mình, hình ảnh họ hiện lên trong tác phẩm thật sinh động, đáng
mến đáng yêu qua nghệ thuật miêu tả hết sức tinh tế, sắc sảo của tác giả.
3.3.1. Những nét phẩm chất chung của hai chị em Chiến Việt:
+ Đó là sự trẻ trung, hồn nhiên: Hai chị em ruột suýt soát tuổi nhau và họ còn rất trẻ: năm ghi tên
tòng quân, chị 19 còn em mới 18. Họ là biểu tượng cho lớp người vừa tới tuổi thanh xuân, mới bước
đi những bước đầu tiên trên con đường cách mạng. Họ rất đỗi hồn nhiên, trong sáng và còn cả tính
ngây thơ của trẻ nhỏ: rất hay giành nhau: tranh công bắt được nhiều ếch, giành thành tích tiêu diệt
tàu Mỹ và vào bộ đội cũng giành nhau đi trước...Lần nào chú Năm cũng phải đứng ra phân xử.
Nhưng chị là chị, em là em, bao giờ chị cũng nhường em.
Chiến, Việt và lớp trẻ miền Nam đã đi vào cuộc chiến đấu của dân tộc với tất cả sự trẻ trung,
hồn nhiên. Nhưng họ cũng nhập cuộc với cả lòng căm giận sục sôi đối với quân xâm lược, gan góc
vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt nhất của chiến tranh, quyết hi sinh đến cùng cho cách mạng cùng
tình yêu thương tha thiết với gia đình, chòm xóm, quê hương, đất nước.
+ Giàu lòng yêu thương: Lớn lên trong một gia đình có truyền thống ân nghĩa thủy chung,
những đứa con trong gia đình ấy đã gắn bó với nhau bằng một tình yêu máu thịt. Từ nhỏ, hai chị em
đã quấn quýt không chịu rời nhau nửa bước. Ba má mất sớm, họ đùm bọc nương tựa vào nhau. Em
yêu thương chị, chị chăm lo, săn sóc, yêu chiều nhường nhịn em. Lớn lên, mỗi người một ngả đường
chiến đấu, họ luôn nhớ về nhau, động viên, cổ vũ nhau. Mặt khác, mặc dù má mất đã lâu, nhưng hình
bóng má luôn ở trong trái tim hai chị em. Không phải ngẫu nhiên mà Chiến giống má, từ vóc dáng,
hình hài đến phẩm chất, tính cách. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Việt nhận ra từng biểu hiện của
má ở người chị của mình. nếu như Chiến bày tỏ lòng hiếu thảo bằng cách càng ngày càng giống tạc
má, thì Việt bộc lộ tình cảm ấy bằng cách nhất nhất nghe theo sự sắp xếp, tính toán của chị mình.

Cảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm đã thể hiện cô đọng và cảm
động những tình cảm yêu thương chân thành ấy: “Nào đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi
đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”.
+ Sục sôi căm thù: Càng yêu thương ba má, gia đình, càng gắn bó với quê hương xứ sở, họ càng
căm thù quân xâm lược. Hai chị em ghi xương khắc cốt mối căm giận không đội trời chung với kẻ
thù dân tộc – kẻ đã tàn phá quê hương, đã cướp đi sự bình yên hạnh phúc trong gia đình họ: ông bà,
ba má đã bị sát hại một cách dã man. Mang nặng thù nhà, nợ nước, chị em Việt đều chung một ước
nguyện được cầm súng giết giặc, trả thù cho ba má và quê hương. Bước vào tuổi thanh niên, cả hai
đều náo nức tòng quân. Nguyễn Thi đã miêu tả một cách cụ thể, sinh động cảnh tượng hai chị em
giành nhau trong cái đêm tòng quân ấy
“... anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên:
- Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.
Chị Chiến đứng sau Việt thở:
- Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành...”.
Đoạn văn làm sống lại cái không khí lên đường tòng quân đánh Mỹ sôi nổi ở cả hai miền
Nam Bắc trong những năm tháng quyết liệt của dân tộc. Chiến có thể nhường em trong mọi chuyện
nhưng kiên quyết không nhường Việt trong chuyện này. Còn Việt đã phải khai tăng tuổi để trở thành
chiến sĩ. Và họ đã toại nguyện. Hai chị em đã lên đường với ý chí quyết tâm sắt đá. Ta hãy lắng nghe
một đoạn đối thoại của họ trong cái đêm trước ngày lên đường:
“Chú Năm nói mày với ta đi kỳ này là ra chân trời mặt biển, xa nhà ráng học chúng học bạn,
thù nhà chưa trả mà bỏ về thì chú chặt đầu.
Việt lăn kềnh ra ván cười khì khì:
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
- Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị.
- Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu. Nếu giặc

còn thì tao mất”.
+ Hăng say chiến đấu: Thật giản dị, hồn nhiên mà lại rất kiến quyết, dứt khoát. Trở thành
người lính, họ đã chiến đấu dũng cảm và đều đã trưởng thành: Chiến là tiểu đội trưởng đơn vị bộ đội
nữ địa phương quân Bến Tre, còn Việt – trong trận đánh đầu tiên trong đời người chiến sĩ trẻ ấy – đã
lập công xuất sắc: diệt gọn một xe bọc thép chở đầy Mỹ và sáu thằng Mỹ lẻ.
Yêu thương và căm thù – đó chính là hai nguồn sức mạnh tạo nên tính cách đặc biệt dũng
cảm, ngoan cường trong các nhân vật của Nguyễn Thi. Một nhà phê bình đã có nhận xét đúng: hầu
hết các nhân vật của Nguyễn Thi đều có ít nhiều trong máu mình cái “chất Út Tịch”: say chiến đấu,
mọi suy nghĩ, tình cảm đều hướng về cuộc chiến đấu của dân tộc, trả nợ nước, thù nhà.
3.3.2. Tuy nhiên, mỗi hình tượng nghệ thuật đều phải là một chỉnh thể sinh động có đời
sống riêng, có quy luật tâm lý riêng. Tài năng của Nguyễn Thi bộc lộ ở sự phản ánh một cách tinh
tế, sắc sảo những nét cá tính riêng biệt của hai chị em. Nhà văn đã tỏ rõ biệt tài phân tích tâm lý nhân
vật, dẫn bạn đọc đi sâu vào cái thế giới vốn mông mênh, thăm thẳm là tâm hồn, là cuộc sống bên
trong của con người. Chiến và Việt hiện lên trong tác phẩm vừa có những nét giống nhau về bản chất
những mỗi người một cá tính không ai giống ai... Sự khác biệt ấy chủ yếu do giới tính và vị trí của họ
trong gia đình: sự khác nhau của một người là chị, một người là em, một là gái, một là trai.
* Nét nổi bật ở Chiến là sự kiên trì, gan góc, đảm đang, nhường nhịn và nữ tính
Chiến có cái gan góc riêng của người phụ nữ. Việt dũng cảm trong chiến đấu nhưng chắc
chắn không thể kiên trì ngồi hàng giờ đánh vần quyển sổ- cuốn gia phả thiêng liêng mà chú Năm đã
ghi lại một cách cụ thể, tỉ mỉ những mối thù và những chiến công của các thành viên trong gia đình
như người chị gái.
Là chị nên tuy chưa hết tính trẻ con, có lúc còn giành nhau với em nhưng bao giờ cuối cùng
Chiến cũng nhường nhịn: nhường công bắt ếch, nhường chiến công bắn tàu Mỹ... Duy chỉ có việc
ghi tên tòng quân đánh Mỹ thì Chiến nhất quyết không nhường. Ở đây, lẫn giữa tính trẻ con và niềm
khát khao chiến đấu có lẽ còn là tấm lòng thương em của người chị: lo cho em còn trẻ, muốn giành
phần nguy hiểm về mình. Là chị của một đàn em nhỏ trong hoàn cảnh ba má mất sớm, Chiến tỏ ra
khôn ngoan, già dặn trước tuổi. Cô không chỉ nói in như má, mà còn học được cách nói “trọng trọng”
của chú Năm. Cô đảm đang, tháo vát, lo toan việc nhà trong cương vị người chủ gia đình. Chỉ hơn
Việt một tuổi, nhưng cô thấy trách nhiệm phải dặn dò em: “xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù
cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu”. Cái đêm trước ngày lên đường, Chiến không ngủ được

bởi “sắp tới đây còn bao nhiêu chuyện phải lo, ngay bây giờ cũng còn bao nhiêu việc phải nhớ”. Cô
lo lắng việc gửi thằng út cho chú Năm, gửi nhà cửa cho xã làm trường học, ruộng vườn chia cho cô
bác, và lo cả việc gửi bàn thờ má sang nhà chú năm. Chiến sắp xếp việc nhà đâu vào đấy khiến cả
chú Năm phải kinh ngạc khen “Khôn! Việc nhà nó thu xếp được gọn thì việc nước nó mở được rộng
gọn bề gia thế, đặng bề nước non”. Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất về Chiến vẫn là quyết tâm sắt đá ở
trong câu nói “nếu giặc còn thì tao mất”, là sự vững vàng, khoẻ khoắn trong hình ảnh “dang cả thân
người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên”. Trong hình ảnh Chiến như có sự
âm vang, cộng hưởng của ý chí chiến đấu của chị Út Tịch trong “Người mẹ cầm súng”. Phải chăng vì
những phẩm chất ấy mà Việt luôn yêu quý, tự hào, tin tưởng chị, coi chị như báu vật của riêng mình!
Xây dựng nhân vật Chiến, nhà văn có ý thức tô đậm đức tính gan góc, đảm đang, tháo vát mà
cô được kế thừa từ người mẹ. Vận hội mới của cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp
cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề chắc nịch như dao chém đá của mình. Nguyễn
Thi đã xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá tính, lại vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Dù chỉ hiện
lên qua sự hồi tưởng của Việt, nhưng Chiến đã để lại ấn tượng cho người đọc như là sự tiếp nối đáng
tự hào của truyền thống gia đình, đất nước.
3.4. Nhân vật Việt
*Trong tác phẩm, Việt là nhân vật xuất hiện nhiều lần nhất. Dường như tác giả đã “trao
quyền” cho người lính trẻ này để anh tự viết về mình bằng một ngôn ngữ và giọng điệu riêng.
Bằng cách ấy, Việt đã hiện lên cụ thể sinh động trước mắt bạn đọc, vừa có dáng vẻ của cậu con
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
trai mới lớn vừa gan góc tuyệt vời, rất bình dị, hồn nhiên mà anh dũng vô song của người chiến sĩ
giải phóng quân – con người đẹp nhất thời đại.
- Đêm trước ngày nhập ngũ: Là em,Việt có nét dễ mến của cậu con trai lộc ngộc, hồn
nhiên, vô tư, hiếu động và rất trẻ con. Người lính trẻ ấy mới hôm nào còn giành phần hơn với chị
khi đi bắt ếch, lúc đánh tàu giặc trên sông Định Thủy và khi ghi tên tòng quân còn phải khai tăng

tuổi. Mọi việc trong nhà, Việt đều phó thác cho chị. Cái đêm trước ngày lên đường nhập ngũ, trong
lúc chị bàn bạc, lo toan thu xếp chu đáo công việc gia đình thì cậu vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì
khì”, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay” rồi “ngủ quên lúc nào không
biết”.
- Bị thương nặng, cái chết kề bên, điều mà Việt ao ước là được trở lại tuổi thơ, gặp lại má,
được má xoa đầu, đánh thức dậy và lấy xoong cơm đi làm đồng ở dưới xuồng lên cho Việt ăn. Việt
muốn gặp lại anh Tánh, níu chặt lấy anh mà khóc như thằng Út em vẫn níu chân chị Chiến. Việt
không sợ chết nhưng lại rất sợ ma. Trong bóng đêm lạnh lẽo, vắng lặng nơi chiến trường, Việt hình
dung ra cái “con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi hay nhảy nhót
trong những đêm mưa ngoài vòm sông... Việt nằm thở dốc...”.
Bằng những chi tiết chọn lọc một cách tinh tế, Nguyễn Thi đã khắc họa đậm nét chất hồn
nhiên, đáng yêu của anh chiến sĩ trẻ. Đó cũng là đặc điểm của lớp người cầm súng thời đánh Mỹ. Họ
ra trận với tất cả sự trẻ trung, hồn nhiên của lứa tuổi mới trưởng thành, đang bước những bước đầu
tiên trên con đường cách mạng. Và họ cũng đã bước vào văn học thời ấy với tất cả vẻ đẹp đáng yêu
đó.
- Nhưng hồn nhiên, tươi trẻ mà anh dũng vô song. Ở Việt, tính gan góc đã hình thành từ
khi còn nhỏ. Lần cùng má và chị Chiến đi đòi đầu ba, Việt cứ “nhè cái thằng vừa liệng mà đá”. Lớn
lên, Việt cùng chị bắn cháy tàu địch trên sông Định Thủy. Trận chiến đấu tiên trong cuộc đời chiến
sĩ, Việt đã lập chiến công xuất sắc: dùng thủ pháo diệt một xe bọc thép chở đầy lính và sáu thằng Mỹ
lẻ. Trận đánh kết thúc, Việt bị thương nặng và lạc đồng đội, phải nằm lại một mình trên chiến trường
còn khét mùi khói súng và ngổn ngang xác giặc. Nhà văn đã miêu tả trung thực cái cảm giác trống
vắng, đơn độc, lo lắng của anh chiến sĩ trẻ. Nhưng khi nghe thấy một loạt đạn súng lớn dội đến, Việt
lập tức thoát khỏi những cảm giác ấy. Anh chiến sĩ trẻ đã có thể phân biệt được đâu là tiếng pháo của
giặc, đâu là tiếng súng của ta. Nghe tiếng đạn nổ, Việt có thể hình dung diễn biến của trận đánh. Việt
không thể nào chấp nhận thực tế là mình đang ở bên ngoài trận đánh ấy. Anh không còn nghĩ đến
tình cảnh thực tại của mình, chỉ còn khao khát được hướng về phía trước, nơi đồng đội anh đang đổ
lửa lên đầu thù….Mặc dù bị trọng thương, nhưng Việt không rời xa tiếng súng. Ngược lại, “trận
đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đem lại sự sống cho đêm vắng lặng. Ở đó có
các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ”
Khao khát ấy đã tiếp cho anh sức mạnh tinh thần vô giá, để giữ vững tư thế sẵn sàng chiến

đấu: chỉ còn một ngón tay nhúc nhích được, Việt đặt vào cò súng: một viên đạn đã lên nòng. Và bằng
một nghị lực phi thường, một niềm tin sắt đá “Việt đã bò được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai
cùi tay lôi người theo...”. Bởi vì, Việt đã có thể xác định phương hướng cho mình. ở nơi ấy, có
những đồng đội thân yêu của anh, ở nơi ấy, anh có thể góp phần mình vào chiến thắng.
Có thể nói: trẻ trung, hồn nhiên, mà chiến đấu vô cùng dũng cảm... là những phẩm chất đẹp
đẽ của Việt cũng là phẩm chất chung của người lính những năm đánh Mỹ. Và hành động giết giặc để
trả thù nhà, đền nợ nước đã trở thành một trong những thước đo quan trong nhất về phẩm cách con
người trong sáng tác của Nguyễn Thi. Họ chính là “hoa mùa xuân Nam Bộ” – một bài thơ viết như
để dành riêng cho Việt và cả một thế hệ của anh: Họ như hoa mùa xuân thắm ngọt trên cành/ Hoa
nở đầu môi ánh sáng cười trong mắt/ Tuổi mười chín áo chưa sờn đã chật/ Bước vụng về nhưng
rắn chắc hăng say/ Đánh giặc chưa quen chỉ biết cuốc cày/ Ra trận lần đầu đã xung phong đuổi
giặc...Vậy thì đâu là cội nguồn cho những phẩm chất anh hùng ấy?
- Không chỉ gan góc kiên cường, Việt còn có một trái tim giàu tình cảm yêu thương. Bị
trọng thương, nằm lại giưa chiến trườg khói lửa, hình ảnh quê hương, gia đình trở đi trở lại trong nỗi
nhớ tình thương của Việt. Đặc biệt là cảnh hai chị em khiêng bàn thờ má gửi bên nhà chú Năm. Việt
đã thầm hứa trước vong linh má “Nào, con đưa má sang ở tạm nhà chú. Chúng con đi đánh giặc trả
thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập, con lại đưa má về”. Việt trò chuyện, tâm tình với má
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
như với người đang sống. Má vẫn sát cánh cùng hai chị em trong ngày ra trận, và vẫn sống trong
niềm tin của hai chị em vào ngày toàn thắng trở về. Phải chăng, con người VN đang chiến đấu với cả
sức mạnh của những người đang sống và cả những người đã khuất? Có phải ngẫu nhiên khi trong
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, NĐC viết: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp
cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia”, thì trong “Đất nước”, nhà thơ NĐT viết: “Đêm đềm rì
rầm trong tiếng đất, những buổi ngày xưa vọng nói về”, còn trong “Lá thư Bến Tre”, nhà thơ Tố
Hữu viết: “Người chết đi cùng người sống đây, thuỷ chung một dạ trả thù này”….

- Con người, khi ở những bước ngoặt trọng đại, thường ngỡ ngàng vì những thức ngộ trong
lòng mình, vì những nhận thức mà trước đó mới chỉ tồn tại hồn nhiên, tự nhiên trong tâm thức, chưa
có sự định hình của lí trí. Nếu như đêm hôm trước, Việt còn như một chú bé, vô tư đến vô tâm trước
những lo toan bộn bề của người chị, thì lúc này đây, trong tâm hồn người chiến sĩ ấy đã có những
chuyển biến mạnh mẽ. Nghe tiếng bước chân bịch bịch của chị Chiến, tiếng bước chân mạnh mẽ của
người chị dường như sinh ra là để chống chọi, để gánh vác, lần đầu tiên, Việt nhận thấy rõ ràng tình
cảm yêu thương của mình dành cho chị. Càng yêu thương chị, Việt càng thấm thía mối thù với thằng
Mĩ. Cảm xúc ấy dường như đã chuyển hoá từ lĩnh vực tinh thần sang lĩnh vực vật chất, từ vô hình
thành hữu hình. Nó không còn chung chung, trừu tượng mà đã hiện thành hình, thành khối, có trọng
lượng cụ thể, có thể rờ thấy được vì nó đang đè nặng ở trên vai. Phải chăng đó cũng là cảm giác mà
nhà thơ Tố Hữu viết trong bài thơ “Việt Bắc”: “Mình về rừng núi nhớ ai... Miếng cơm chấm muối,
mối thù nặng vai”? Đoạn văn diễn tả thành công sự trưởng thành về nhận thức của Việt trước khi đi
chiến đấu.
- Con đường sang nhà chú Năm là con đường quen thuộc, men theo chân vườn, nhưng hôm
nay để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng Việt. Nó thoang thoảng mùi hoa cam hay chính là hương
thơm của tình người, hương thơm của đất đai vườn tược quê hương. Con đường này má từng đi. Con
đường này hôm nay Việt và Chiến đưa bàn thờ má sang nhà chú Năm để đi ra trận. Hình ảnh con
đường đã góp phần thể hiện một chân lí của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam: Đó là sự
chuyển giao giữa các thế hệ:“Ta lại viết bài thơ trên báng súng/ Con lớn lên đang viết tiếp thay cha /
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống/ Người hôm nay viết tiếp người hôm qua”. Và như thế,
phải chăng, nhà văn muốn nói với chúng ta: mỗi nẻo đường ra trận đều bắt nguồn từ mỗi mái nhà với
bao yêu thương, với những tình cảm gia đình tốt đẹp? Những câu văn xúc động, thiêng liêng đã khái
quát về cuộc chiến đấu của dân tộc ta: có yêu thương và căm thù, có mất mát và vĩnh hằng, có yếu tố
hành động và yếu tố tâm linh, có quá khứ và hiện tại. Cũng như chị, Việt đã nêu cao truyền thống
cách mạng của gia đình. Việt là hiện thân cho tinh thần tranh đấu quả cảm, cho khí phách anh hùng,
cho sức trẻ tiến công của thời đại.
3.3.3. Kết bài: Qua những điểm giống và khác nhau của các nhân vật ta thấy rõ tài năng
nghệ thuật của Nguyễn Thi. Trang viết của ông đầy những điều kì thú, bất ngờ, nhiều chi tiết cụ thể
có sức nặng chứ không sa vào vụn vặt, dài dòng, kể lể. Tác giả đã khéo lồng hiện tại với quá khứ tạo
nên sức hấp dẫn cho thiên truyện. Đặc biệt là việc sử dụng lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm và

đối thoại trong diễn tả tâm lí, khắc họa tính cách, cá tính nhân vật. Điều này được thể hiện rất rõ ở
nhân vật Việt. Qua những dòng hồi tưởng đứt đoạn làm hiện lên hình ảnh rõ nét cả một gia đình cách
mạng, đặc biệt là hình ảnh hai chị em. Mỗi người một vẻ, họ bổ sung và gắn bó với nhau, tạo thành
vẻ đẹp lấp lánh trong tâm hồn và tính cách.
Từ hai nhân vật này, Nguyễn Thi ca ngợi và khẳng định những phẩm chất cao đẹp của một
lớp người mới được sinh ra và lớn lên trong khói lửa của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Anh dũng
vô song mà lại hồn nhiên, bình dị, nhà văn ca ngợi nhưng không thần thánh hóa nhân vật. Chiến và
Việt vừa tươi mới những phẩm chất thời đại lại vừa ẩn chứa trong mình những giá trị vững bền của
truyền thống cha anh. Như nhà thơ Tố hữu đã có lần khẳng định: Lớp cha trước lớp con sau- Đã
thành đồng chí chung câu quân hành. Họ đã kế tục xứng đáng sự nghiệp giải phóng dân tộc của
lớp người đi trước và đã thúc đẩy sự nghiệp đó bằng chính sự gan góc quả cảm, sự thông minh, sung
sức của thế hệ mình.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – NGUYỄN THI (tiết 3)
4. Tính sử thi
4.1. Giới thiệu chung
4.2. Khái niệm
- Một trong những đặc điểm của văn học Việt Nam 1945- 1975 là có khuynh hướng sử thi,
NĐCTGĐ không ngoài đặc điểm đó.
- Sử thi vốn là một thuật ngữ chỉ một thể loại xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học nhân loại. Có
người gọi nó là anh hùng ca. Chúng ta từng biết đến những sử thi nổi tiếng như…còn khi nói một tác
phẩm hiện đại có tính sử thi nghĩa là nói đến việc tác phẩm đó có những đặc điểm thường thấy trong
sử thi. Cụ thể là:
+ Tác phẩm viết về những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao, gắn với lợi ích sống còn

của cộng đồng, dân tộc.
+ Nhân vật chính tiêu biểu cho cộng đồng, dân tộc, mang lí tưởng chung của cộng đồng và kết tinh
những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng.
+ Nhà văn đứng ở tầm bao quát lịch sử dân tộc để miêu tả.
+ Lời văn mang tính chất ca ngợi, trang trọng và sôi nổi, hào hùng.
+ Hình ảnh, hình tượng chói lọi, hoành tráng.
4.3. Chất sử thi trong “Những đứa con trong gia đình”
- Tuy âm hưởng sử thi tron truyện không dễ nhận ra như trong tác phẩm Rừng xà nu, nhưng nếu suy
ngẫm kĩ, ta vẫn thấy rõ tính sử thi đậm nét
4.3.1. Thứ nhất là đề tài, chủ đề, sự kiện, vấn đề nêu ra qua NĐCTGĐ có ý nghĩa lịch sử, gắn với
vận mệnh cộng đồng, với vận mệnh dân tộc Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Bao trùm lên toàn
bộ tác phẩm là không khí chiến trận, không khí đấu tranh giữa nhân dân Nam Bộ với bọn xâm lược
cùng bè lũ tay sai của chúng. Những con người dường như sinh ra để đấu tranh với bọn xâm lược,
giành lại tự do cho quê hương đất nước. Đấu tranh như cơm ăn nước uống, như công việc hàng ngày.
Những nhân vật chính là con một gia đình, nhưng tất cả hành động của họ đều là chiến đấu vì độc lập
dân tộc, họ hi sinh vì độc lập dân tộc.
4.3.2. Thứ hai, các nhân vật mang lí tưởng chung của dân tộc, kết tinh những phẩm chất chung
của dân tộc, đại diện cho dân tộc, con người mang bổn phệt, anh ận công dân (ba, má, Chiến, Việt,
anh Tánh, đồng đội, chú Năm...). Đặc biệt là ở Việt. Ở chàng trai này, tuy tính trẻ con song ý thức
công dân, trách nhiệm với cộng đồng rất rõ ràng. Việt tranh đi tòng quân với lí lẽ rất gọn và chắc: bộ
mình chị biết đi trả thù à? Cảm động thay lời thì thầm của Việt với má...Ngay lúc ấy, Việt cảm thấy
mối thù thằng Mĩ có thể rờ thấy được”. Chính lòng căm thù ấy khiến Việt không sợ chết. Ngay lúc bị
thương, mắt không nhìn thấy, Việt vẫn sẵn sàng nổ súng vào quân thù. Niềm vui của Việt là niềm vui
chiến thắng. Gặp đồng đội, Việt không than thở kêu đau mà phấn khởi hỏi dồn: “Mình diệt nó hết rồi
hả anh?”. Lập công lớn và muốn viết thư cho chị, nhưng lại thấy công lao của mình chưa thấm gì với
đồng đội và chưa chắc đã đáp ứng nguyện vọng của.
4.3.3. Thứ ba, nhà văn miêu tả tầm bao quát lịch sử dân tộc, thời đại, nghĩa vụ công dân, ý
thức chính trị. Thời đại chống xâm lược, cả nước hành quân ra tuyến lửa, lớp cha trước lớp con sau,
chồng hi sinh, vợ tiếp bước; mẹ bị giặc giết, các con lên đường đánh giặc; tụ nguyện nhập ngũ khi
chưa đủ tuổi, chú bảo lãnh cháu để cháu ra chiến trường, trốn nhà đi bộ đội, không hề có cái cá nhân

len lỏi vào những con người này, chỉ thấy họ là đất nước, là dân tộc, là thời đại đánh Mĩ. Nếu có tình
cảm riêng tư thì gác lại, như hai chị em mang bàn thờ ba má sang gửi nhà chú. Không ai nghĩ đến
hạnh phúc cá nhân, vì còn thằng Mĩ thì không ai có hạnh phúc nổi cả.
4.3.4. Thứ tư, lời văn trong tác phẩm trang trọng hào hùng, hình ảnh kĩ vĩ, giọng điệu ngợi ca.
Nếu Rừng xà nu có âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên làm nền cho tác phẩm thì ở NĐCTGĐ lại là
cái dài rộng của dòng sông đất nước. Việt là một thiếu niên bình dị, nhưng chiến công thì được miêu
tả hào hùng, theo những dòng suy nghĩ của Việt, ta thấy hình ảnh Việt thật lớn lao, phi thường, gan
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
góc từ nhỏ, bị thương khắp người đang rỉ máu, ngất đi tỉnh lại nhiều lần, hai mắt không nhìn được,
vẫn bò trong bãi chiến trường. Một loạt súng văng vẳng...Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn
đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ sugs. Thật là một ý chí thép, một tư tưởng lớn lao phi
thường, không khác nào tinh thần của những nhân vật sử thi xưa.
4.3.5. Hình ảnh, hình tượng chói lọi: Thể hiện qua cuốn sổ của gia đình với truyền thống yêu nước,
căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương.
+ Cuốn sổ là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến
chống Mĩ.
+ Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền
Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt. Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền
thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tổ quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ
đại.
+ Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối tiếp. "Trăm dòng sông đổ vào một biển, con
sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm…, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả
nước ta…". Truyện kể về một dòng sông nhưng nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả. Truyện về mọt
gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra
từ những đau thương.

4.3.6. Đánh giá khái quát
- Miêu tả con người theo khuynh hướng sử thi là một đặc điểm nghệ thuật nổi bật của các tác phẩm
thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Những tác phẩm đó đã bồi dưỡng cho con người Việt Nam thời
kì ấy chủ nghĩa anh hùng cách mạng cũng như giúp các thế hệ tương lai hiểu hơn về giá trị của hòa
bình, độc lập, tự do.
- Nếu như Nguyễn Trung Thành xây dựng “Rừng xà nu” trên chất nền Tây Nguyên hùng tráng và có
phần gân guốc thì Nguyễn Thi lại mang đến một không khí Nam Bộ gần gũi, chân chất, bộc trực đến
từng lời nói qua tác phẩm. Ở đó, nhà văn khắc họa hình ảnh những con người bình dị của quê hương
sông nước mà chất anh hùng hòa lẫn với vẻ thuần phác, tự nhiên. Tất cả xuất phát từ sự kế thừa và
phát huy truyền thống anh hùng của cha ông. Trên dòng sông gia đình ấy, họ đã ghi tên mình ở mỗi
chặng và ra sức bồi đắp cho dòng sông những chiến tích đầy tự hào. Họ là những khúc sông trong
trẻo góp nên dòng chảy con sông gia đình đồng thời hòa vào dòng chảy của dân tộc để cùng chiến
đấu. Có lẽ chính sự gắn bó giữa tình cảm gia đình và tình yêu Tổ quốc, giữa truyền thống gia đình
với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh to lớn, vĩ đại của con người Việt Nam và cả dân tộc
Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tính hiện thực và trữ tình trong tác phẩm, vì vậy
càng hài hòa, gắn bó hơn. Không chỉ dừng lại ở đó mà qua ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ trong tác
phẩm, âm điệu huyền thoại sử thi trở nên phóng khoáng và đa dạng hơn.
III. Đặc sắc nghệ thuật
1. Tình huống truyện dẫn đến nghệ thuật trần thuật theo điểm nhìn nhân vật.
2. Khắc họa tính cách nhân vật (Chất Nam Bộ, những nét chung, riêng).
3. Trần thuật hấp dẫn với những chi tiết được chọn lọc một cách nghiêm ngặt.
4. Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.
IV. Kết luận: “Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi là một tâm hồn nghệ sĩ hiểu theo nghĩa đẹp nhất của
từ đó. Nhưng trước hết trong anh là một chiến sĩ và phải chăng đó cũng là đặc điểm của một lớp
người cầm bút thế hệ Nguyễn Thi” (Nguyên Ngọc). Nguyễn Thi có mặt tại Nam Bộ khi cuộc kháng
chiến chống Mỹ bước vào thời kỳ quyết liệt nhất. Vốn sống phong phú cùng với sự quan sát công
phu, tinh tế, tài năng phân tích sắc sảo và tấm lòng của một nghệ sĩ sâu nặng tình đời đã giúp nhà văn
thành công trong những trang viết của mình mà “Những đứa con trong gia đình” là một trong những
đỉnh cao nghệ thuật của văn học chống Mĩ.
MOON.V N


- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – NGUYỄN THI (tiết 4)
DẠNG ĐỀ 1: Phân tích nhân vật
1. Phân tích nhân vật Việt
Ý 1: Việt là một chàng trai có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và trẻ con:
- Hay tranh giành với chị : từ việc soi ếch đến việc ghi tên tòng quân.
- Là một chiến sĩ giải phóng quân, cầm súng tự động, đánh Mĩ bằng lê mà cái ná thun vẫn nằm gọn
trong túi.
- Bị thương nặng đến ngày thứ hai, trong bóng đêm vắng và lạnh lẽo, Việt không sợ chết mà sợ bóng
đêm và sợ ma.
Ý 2: Tình thương yêu gia đình sâu nặng:
- Việt rất thương chị: lúc khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm, Việt thấy thương chị lạ. Vào bộ
đội, Việt giấu chị như giấu của riêng.
- Rất thương chú Năm: nhớ câu hò của chú…
- Lúc bị thương, hình ảnh ba má hiện về chập chờn trong hồi ức Việt.
Ý 3: Tính cách người anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm:
- Dòng máu trong người Việt là dòng máu anh hùng: Dòng máu ấy chảy qua nhiều thế hệ từ ông bà,
cha mẹ đến thế hệ Việt và Chiến. Chính truyền thống gia đình là động lực tình cảm, tinh thần thúc
đẩy Việt chiến đấu.
- Bị thương ở trận địa, lạc đồng đội, người đầy thương tích, lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư thế sẵn
sàng chiến đấu.
- Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng đồng đội, Việt vẫn cố bò về hướng đó
“Chính trận đánh đang gọi Việt đến”
Ý 3: Đánh giá:
- Nguyễn Thi đã miêu tả nhân vật một cách sắc nét từ tính tình, tình cảm đến tinh thần chiến đấu

bằng những hình ảnh chân thực, hồn nhiên đầy cảm động.
- Ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ, phát huy tối đa lời đôc thoại nội tâm, những hồi ức khi đứt nối
tưởng chừng rời rạc nhưng thật chặt chẽ, truyện đã khắc hoạ hình tượng của một nhân vật anh hùng,
đại diện cho thế hệ trẻ miền nam thời kì chống Mĩ. Tác phẩm dạt dào cảm hứng sử thi.
2. Phân tích nhân vật Chiến
Ý 1: Vẻ đẹp của một cô gái đời thường:
- Cô 18 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (Tranh công bắt ếch, vết đạn bắn tàu giặc) song có cái duyên
dáng của thiếu nữ mới lớn (Bịt miệng cười khí chú Năm cất giọng hò, chéo khăn hờ ngang miệng,
thích soi gương
- đi đánh giặc còn cái gương trong túi, ...). - Thương em, biết nhường nhịn em; biết tính toán việc
nhà.
- Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi khiên bàn thờ má gửi trước ngày tòng quân...).
- Chăm chỉ: đọc chưa thạo nhưng chăm chỉ đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến là hình ảnh sinh động
của cô gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm chiến tranh chống Mỹ.
Ý 2 : Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng:
- Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm. - Dũng
cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.
- Quyết tâm lên đường trả thù cho ba má: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi
thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à".
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
- Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được nghệ thuật miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng
người mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một "dòng sông" thì Chiến là khúc sông sau
- cô giống mẹ nhưng cũng rất khác mẹ ở hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi
trả thù cho gia đình, quê hương.
Ý 3: Đánh giá: Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung,

duyên dáng nhưng cũng rất mực anh hùng. Cô tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu
nước của gia đình và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật thành công trong việc
xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng thời chống Mỹ.
3. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, học sinh
biết cách chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật điểm giống và khác nhau của hai
nhân vật Việt và Chiến. Bài viết có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật những ý
chính sau:
Ý1/ Những điểm giống nhau của nhân vật Chiến và Việt: - Là con của một gia đình cách mạng, giàu
truyền thống anh hùng: Ông bà, ba má đều bị giặc sát hại. - Cả hai đều rất yêu thương, kính trọng và
tự hào về cha mẹ mình: hai chị em cùng ước nguyện lên đường đánh giặc trả thù cho ông bà, ba má
“giành nhau đi bộ đội”. - Tuổi đời còn rất trẻ, cái hồn nhiên, ngây thơ vẫn còn in đậm trong mỗi nhân
vật: Tranh nhau việc bắt ếch, tranh nhau thành tích bắn tàu chiến trên sông Định Thuỷ, tranh nhau
ghi tên tòng quân. - Dũng cảm, gan góc và từng lập nhiều chiến công: nhận thức về thù nhà nợ nước,
về nghĩa vụ đánh giặc để giải phóng miền Nam vô cùng sâu sắc.
Ý2/ Những điểm khác nhau của nhân vật Chiến và Việt:
- Cơ bản nhất là hai nhân vật khác nhau về giới tính, Chiến lại là chị của Việt nên tính cách, cư xử
cũng khác nhau:
+ Chiến giống má ở tính gan góc, tháo vác, biết lo toan thu xếp việc nhà đâu vào đấy. Là gái, Chiến
cần mẫn, chăm chỉ, kiên nhẫn trong mọi việc còn Việt thì nôn nóng, hiếu động.
+ Là chị, Chiến rất thương em, hầu như mọi chuyện tranh giành cuối cùng chị đều nhường nhịn (trừ
việc ghi tên tòng quân).
+ Chiến hầu như đã trưởng thành còn Việt thì vẫn còn tính trẻ con: Việt hiếu thắng, hay tranh giành
với chị, việc nhà phó mặc cho chị. Việt thích đánh giặc, dũng cảm trong chiến trận nhưng rất trẻ con:
Bị thương không sợ chết mà sợ ma, là anh giải phóng quân bắn súng tự động mà trong túi vẫn mang
theo cái ná thun.
Ý 3: Đánh giá :
- Miêu tả nhân vật tự nhiên, ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ phù hợp với hoàn cảnh, tính cách
nhân vật. - Vận dụng nhuần nhuyễn nghệ thuật liên tưởng, hồi ức đã phản ánh chân thực tính cách,
hành động của Việt và Chiến – người dân Nam Bộ, đã góp phần lí giải mối tương quan giữa cái bình

thường và cái phi thường của họ trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Ý 4: Truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau trong tác phẩm “Những
đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi).
- Họ là những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ gắn bó với nhau bởi có chung truyền
thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng.
- Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền
thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước.
- Truyền thống ấy được thể hiện qua cuốn sổ gia đình được chú Năm giữ gìn và phát huy.
Ý 5: Ý nghĩa biểu tượng của chi tiết hai chị em Việt khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm.
- Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm: Có tình cảm ruột thịt thiêng liêng
(lần đầu tiên Việt nhận rõ lòng mình là thương chị lạ), có linh hồn má, có mối thù thằng Mĩ đang đè
nặng trên vai, có niềm tin ngày chiến thắng sẽ đưa má trở về.
- Ý nghĩa : Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác
việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa,
thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn thế hệ trước.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
DẠNG 2: Phân tích đoạn văn
Đề: Cảm nhận của anh (chị) khi đọc đoạn kể hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má sang
gửi bên chú Năm trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. Trên cơ
sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, học sinh biết
cách phân tích đoạn kể hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi bên chú Năm.
Bài viết có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật những ý chính sau:
Ý 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Thi là nhà văn có biệt tài phân tích tâm lí sắc sảo. Ngôn ngữ của ông góc cạnh và đậm chất

Nam Bộ.
- “Những đứa con trong gia đình” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Thi.
- Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ
- những con người giàu lòng yêu nước, gắn bó với quê hương mà tiêu biểu nhất là Việt và Chiến. Ý
2. Cảm nhận về đoạn kể hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ mà sang gửi bên chú Năm Lối kể
chuyện tự nhiên làm nổi bật tính cách nhân vật:
- Chị Chiến: Vừa giống má vừa tỏ ra mạnh mẽ, cứng cỏi, trưởng thành: hai bắp tay tròn vo, thân
người to và chắc nịch, nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên.
- Nhân vật Việt:
+ Có quyết tâm đánh giặc trả thù cho ba má và có niềm tin “chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba
má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”
+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc: từ nhỏ đã nung nấu lòng căm thù, lúc này khi khiêng bàn thờ má.
Việt càng cảm nhận rõ: “mối thù thằng giặc Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai”
+ Sắp xa chị Chiến, Việt thấy thương chị nhiều hơn: Việt thấy chị giống y như má, nhất là khi nghe
tiếng chân chị “bịch bịch phía sau”. Lúc này Việt thấy rõ lòng mình và ý thức được mục đích đi bộ
đội của mình. Lối kể chuyện lôi cuốn có sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ qua hình ảnh hai chị em
khiêng bàn thờ má trên “con đường hồi trước má vẫn đi”. Đó là con đường thân quen “men theo
chân vườn thoảng mùi hoa cam”, gợi hình ảnh má đã tần tảo “ lội hết đồng này sang bưng khác”.
Trong tâm hồn Việt và Chiến, tình cảm đối với gia đình và quê hương là động lực để họ ra đi chiến
đấu.
Ý 3: Đánh giá:
- Đoạn văn đã khắc hoạ được vẻ đẹp trong tâm hồn, tình cảm của Việt và Chiến – những con người
giàu lòng yêu quê hương đất nước. Chính sự hoà quyện giữa tình cảm gia đình và đất nước đã tạo
nên sức mạnh tinh thần to lớn cho con người Việt Nam.
- Nhà văn đã chọn lọc chi tiết tiêu biểu, giọng văn tự nhiên giàu cảm xúc.
DẠNG 3: So sánh
1. So sánh sự giống nhau và khác nhau cơ bản của hai tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung
Thành và "Những đứa con trong gia đình"của Nguyễn Thi.
2. Chất sử thi qua hai tác phẩm: Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia
đình – Nguyễn Thi.

3. So sánh: Chiến và Việt
4. Cụ Mết và chú Năm
5. Chiến và Mai, Việt và Tnú
DẠNG 4 : Phân tích tác phẩm làm rõ một khía cạnh đặc sắc thuộc nội dung, nghệ thuật.
1. Qua đoạn trích Những đứa con trong gia đình, hãy chứng minh rằng Nguyễn Thi là nhà văn của
người nông dân Nam Bộ.
2. Hình tượng cuốn sổ gia đình trong Những đứa con trong gia đình.
3. Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi viết: “Chuyện gia đình ta nó cũng
dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”
Hãy phân tích và chứng minh rằng, trong truyện ngắn nói trên đã có một dòng sông truyền thống gia
đình liên tục chảy từ những thế hệ cha anh đến đời chị em Chiến Việt.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

RỪNG XÀ NU - NGUYỄN TRUNG THÀNH (tiết 1)

Lời mở: Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, có khá nhiều tác giả thành công về đề tài miền núi
trong đó có Nguyên Ngọc và Tô Hoài. Nếu mảnh đất miền Tây đã “để nhớ để thương” cho Tô Hoài
để suốt đời người nhà văn này như còn mang duyên nợ thì với Nguyên Ngọc, “Tây Nguyên với tôi là
một niềm tâm sự không bao giờ dứt”. Cái mảnh đất hoang sơ, nồng hậu mà anh hùng bất khuất đã để
lại bao tình cảm thắm thiết trong trái tim nhà văn để rồi sẽ làm nên một Nguyên Ngọc với những tác
phẩm viết về Tây Nguyên vào hàng xuất sắc nhất của văn đàn cách mạng Việt Nam, làm xúc động
nhiều thế hệ bạn đọc. Trong đó có truyện ngắn Rừng xà nu.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Là nhà văn có những đóng góp riêng và có vị trí khá nổi bật trong nền văn học Việt Nam.

- Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu (5/9/1932)
chàng trai quê ở một huyện Thăng Bình kề biển Quảng Nam, nhưng lại có duyên đặc biệt với núi
rừng. 1950, khi đang học trung học chuyên khoa trong vùng kháng chiến, gia nhập quân đội, lăn lộn
trong phong trào kháng chiến ở Liên khu 5. Sau Hiệp định Giơ ne vơ, tập kết ra Bắc, công tác tại Tạp
chí Văn nghệ quân đội. Năm 1962, lại trở lại chiến trường miền Nam, hoạt động ở Khu Năm. Hơn
chục năm ròng sống và chiến đấu hết sức kiên cường trên những chiến trường nóng bỏng, trực tiếp
chịu đựng và chứng kiến bao nhiêu gian khổ và hy sinh đã cho Nguyên Ngọc một vốn sống rất
phong phú về Tây Nguyên. Từ thuở thanh xuân cho tới khi đầu bạc, chưa bao giờ Nguyên Ngọc thôi
suy tư, tìm hiểu, sống sâu với văn hóa Tây Nguyên. Có thể nói, ông là người vinh dự cầm bó đuốc
mở đầu cho nền văn học hiện đại viết về Tây Nguyên và cho đến nay, dường như ông vẫn là nhà văn
viết hay nhất về mảnh đất này.
- Một vài tác phẩm tiêu biểu: tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” (1956), truyện ngắn “Rẻo cao” (1962),
truyện ngắn “Rừng xà nu” (1965), tiểu thuyết “Đất Quảng” (1971)…
2. Tác phẩm
2.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời truyện ngắn “Rừng xà nu”
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. Kẻ
thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát, lê máy chém đi khắp miền Nam. Cách mạng rơi vào thời
kì đen tối. Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc.
Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm
được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ, ra mắt lần đầu tiên trên tạp
chí “Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ” số 2/1965, sau đó in trong trong tập “Trên quê
hương những anh hùng Điện Ngọc”. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của
Nguyễn Trung Thành viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
2.2. Cốt truyện
- Ý chính: Sau ba năm đi lực lượng, Tnú trở về thăm làng Xô Man. Cụ Mết kể cho dân làng nghe về
cuộc đời, sự trưởng thành của Tnú cùng quá trình quật khởi của làng Xô Man: Tnú mồ côi từ nhỏ,
dân làng Xô Man nuôi dưỡng, được giác ngộ, tham gia cách mạng, Tnú chiến đấu gan góc, thông
minh, trở thành người chỉ huy cuộc đồng khởi của làng Xô Man. Sau đó, Tnú tham gia lực lượng
Giải phóng quân. Như vậy, tác phẩm có sự đan cài hai chiều: hiện tại- quá khứ - hiện tại, gắn với hai
câu chuyện lồng ghép: cuộc đời đau thương mà anh dũng của Tnú- tuyến chính, phần cốt lõi và sự

vùng lên của dân làng Xô man, qua đó, ta thấy sự gắn bó giữa số phận cá nhân và vận mệnh chung
của cộng đồng.
- Xung đột chia truyện thành hai phần rõ rệt: phần đau thương- khi dân làng và Tnú chỉ có tay
không và phần chiến thắng- khi Tnú và dân làng nổi dậy cầm vũ khí làm nên cuộc đồng khởi lay
trời chuyển đất. Qua đó, tư tưởng chủ đề của truyện được khắc ghi như một chân lí lịch sử : “Nhớ
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: chúng nó đã cầm súng,
mình phải cầm giáo”. Đó là điểm quy tụ cảm hứng nghệ thuật của tác giả và soi chiếu lên mọi chi
tiết nghệ thuật của tác phẩm.
2. 3. Chủ đề
- Là thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại, tác phẩm đã
tái hiện lại vẻ đẹp tráng lệ hào hùng của núi rừng, của con người và truyền thống văn hóa Tây
Nguyên trong những năm chống Mĩ cứu nước. Thông qua câu chuyện về những con người ở một
bản làng bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, tác giả đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao: để sự
sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không còn cách khác hơn là phải cùng
nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
II. Đọc hiểu văn bản (theo hệ thống hình tượng)
1.Hình tượng thiên nhiên: Rừng xà nu.
1.1. Vị trí của hình tượng: Đây là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Hình tượng cây xà
nu - rừng xà nu nổi bật, xuyên suốt tác phẩm, vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng.
1.2. Sự xuất hiện của xà nu
- Trong cấu trúc văn bản: Mở ra: đồi xà nu, khép lại: những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.
Tác dụng: câu chuyện về gươm đao bắn giết tàn khốc lại được gói trọn trong một điệp khúc xanh.
Không gian mở rộng thể hiện sức sinh sôi, sự sống mạnh hơn cái chết và sự huỷ diệt. Tạo cấu trúc
điệp vòng tròn, hình tượng xuyên suốt, mang tầm vóc sử thi.

- Ở hệ thống các tình tiết: xuất hiện rải rác trong thiên truyện: Trong đời sống sinh hoạt: khói xà nu
xông bảng nứa để Tnú và Mai học,…và gắn với các sự kiện quan trọng của dân làng Xô man: sự
vùng dậy, cả làng bí mật mài vũ khí, Tnú bị tra tấn…xà nu trở thành một bộ phận không thể thiếu
trong đời sống sinh hoạt và cuộc kháng chiến chống Mĩ của người Tây Nguyên.
1.3. Ý nghĩa tả thực: được miêu tả cụ thể như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất Tây
Nguyên, gắn bó thân thiết với cuộc sống người dân Tây Nguyên trong sinh hoạt hàng ngày, trong
đấu tranh chống giặc; trong kí ức của người Xô man...
1.4. Ý nghĩa biểu tượng:
- Rừng xà nu là biểu tượng của đau thương: đồi xà nu ở trong tầm đại bác… ngay từ những dòng
đầu tiên, xà nu đã được đặt trong cảnh liên quan đến sự huỷ diệt dữ dội, tàn bạo. Đây là thử thách
lớn, nghiệt ngã với rừng xà nu. Hàng vạn cây không có cây nào không bị thương như khi giặc kéo
đến làng Xô Man, ngọn roi của chúng không trừ một ai...tả ba cái chết của xà nu, hình ảnh những
cây non bị huỷ diệt tạo cảm giác xa xót.
- Rừng xà nu là biểu tượng của vẻ đẹp nên thơ và sức sống bất diệt: Ở chỗ vết thương: nhựa ứa
ra, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, tác giả đã huy động ấn tượng khứu giác (thơm ngào
ngạt) và ấn tượng thị giác (long lanh) để miêu tả chất nhựa xà nu với vẻ đẹp thi vị. Trong rừng ít loại
cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy- so sánh làm nổi bật sức sống hiếm có của xà nu.
- Rừng xà nu là biểu tượng cho sự nối tiếp các thế hệ: Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn
năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời- nguồn sống bền bỉ,
ngạo nghễ, ngang tàng, như cỏ dại, như suối nguồn ào ạt.
- Rừng xà nu là biểu tượng cho niềm khao khát tự do, sức mạnh kiên cường bất khuất: Ham
ánh sáng măt trời, phóng lên rất nhanh để đón lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên
cao xuống từng luồng thẳng tắp, long lanh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng.
Câu văn có sự thăng hoa của hai vẻ đẹp: vẻ nên thơ và sức mạnh cường tráng, bất khuất, sự khao
khát tự do. Ham ánh sáng mặt trời là bản năng tồn sinh dẻo dai, luôn hướng về phía ánh sáng, hướng
về sự sống. Những động từ mạnh: ham, phóng, đón- tư thế chủ động chiếm lĩnh- khao khát sống, khả
năng sống tiềm tàng mãnh liệt. Hương thơm của nhựa cây tiếp tục được đan chiếu ánh xạ trong hai
chiều cảm nhận: thị giác, khứu giác. Hạt bụi vàng: những hạt bụi dưới ánh sáng mặt trời từ trên cao
rọi xuống giống như những hạt bụi long lanh- tác giả đã thơ hoá một hình ảnh bình thường. Thơm mỡ
màng: không phải “thơm ngào ngạt” (cùng sắc độ đậm đặc, mạnh), không phải “thơm dìu dịu” (sắc

độ nhẹ) mà là thơm mỡ màng là mùi hương như ngậm một nguồn sống dồi dào. Có những cây: vượt
lên được, cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường
tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…
- Rừng xà nu là biểu tượng cho vẻ đẹp của tinh thần hào hiệp, khảng khái, giàu chịu đựng và
biết hi sinh: Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu đã ưỡn tấm ngực lớn ra, che chở cho làng- rào chắn,
điểm tựa, áo giáp che chở cho cuộc sống dân làng Tây Nguyên => thái độ trân trọng, hàm ơn (Liên
hệ: “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)
1.5. Nhận xét về nghệ thuật:
- Kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, khi dựng lên hình ảnh cả khu rừng, khi đặc tả cận cảnh một số
cây. Nhà văn xoay ống kính từ ngoài vào trong, từ nhìn ngắm tổng quát đồi xà nu hàng vạn cây đến
thâm nhập vào từng tế bào xà nu, khám phá chất nhựa thơm ngào ngạt – cái mùi thơm của sự sống
bất tử.
- Phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây xà nu với vóc dáng đầy sức
lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh nắng...
- Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, đối chiếu thường xuyên với con người. Các hình thức nhân hóa,
ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ, khoáng đạt của thiên
nhiên đồng thời gợi nhiều suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống. Xà nu không chỉ hiện lên ở
phương diện sinh vật học với đặc tính dẻo dai, sức chịu đựng tốt mà còn trở thành sinh thể sống,
đang chịu những đau đớn về thể xác nhưng bất khuất, kiên cường, gan dạ, bản lĩnh, ẩn tàng một sức
sống bất diệt, một tâm hồn giàu chất thơ. Hai cảm hứng: đau thương và bất tử đan xen nhưng âm
hưởng chủ đạo là bài ca bất tận về sự sống.
- Giọng văn đầy biểu cảm với những cụm từ được lặp đi lặp lại gây cảm tưởng đoạn văn giống như
một đoạn thơ trữ tình. Bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn, xây dựng rừng xà nu thành

biểu tượng nghệ thuật độc đáo, là “linh mộc” của người Tây Nguyên, mang tinh thần, sức mạnh, vẻ
đẹp Tây Nguyên.
- Tả con người trong quan hệ liên tưởng so sánh với xà nu: cụ Mết ngực căng như một cây xà nu lớn
(rừng xà nu uỡn tấm ngực lớn), Tnú bị chém ngang lưng, vết thương tím thẫm như nhựa xà nu
(những vết thương đen, đặc quyện thành cục máu lớn). Các thế hệ xà nu nối tiếp nhau- gợi sự liên
tưởng các thế hệ dân làng Xô man chống giặc bất khuất. Sự chuyển hoá nhuần nhuyễn giữa hình
tượng thiên nhiên và con người, hướng về tư tưởng nghệ thuật chủ đạo: sự vùng lên và sức sống bất
diệt của con người Tây Nguyên trong đau thương.
1.6. Kết luận: Cây xà nu tượng trưng cho số phận đau thương và phẩm chất anh hùng của dân làng
Xô man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Được xây dựng với cảm hứng sử thi hoành tráng, bút pháp lãng mạn.
- Kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
Qua hình tượng cây xà nu, người đọc hiểu biết thêm cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên và nhất là
thêm yêu quí, tự hào về những phẩm chất cao đẹp của họ.
Nhan đề mang tính hình tượng, vừa hiện thực, cụ thể (sức sống bất diệt của cây); vừa biểu
tượng, khái quát (tinh thần bất khuất của người), thâu tóm được chủ đề tác phẩm (sức sống của dân
tộc) và làm nên sức hấp dẫn riêng (không khí Tây Nguyên) của tác phẩm.
2. Hình tượng những con người Tây Nguyên tiêu biểu: cụ Mết, Tnú, Mai, Dít...
2.1. Cụ Mết: Từ một nhân vật có thật ngoài đời, cụ Mết bước vào văn học như một nhân vật trong
thần thoại mà vô cùng sống động.
2.1.1. Vị trí của nhân vật: một nhân vật rất lạ. Ông chính là linh hồn của làng Xô man, cũng là linh
hồn của truyện ngắn, nhân vật làm nên bản sắc Tây Nguyên đậm đà nhất trên trang viết, là nhân vật
tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần của Tây Nguyên.
2.1.2. Ngoại hình, diện mạo: Sau ba năm “đi lực lượng”, Tnú trở về thăm làng, được gặp lại cụ Mết.
Anh thấy ông cụ “vẫn quắc thước như xưa”, dù râu đã dài tới ngực nhưng vẫn đen bóng”, mắt “sáng
và “xếch ngược”. Ông ở trần, “ngực căng như một cây xà nu lớn” còn tiếng nói thì “ nặng trịch”, "ồ
ồ dội vang trong lồng ngực” tưởng như tiếng vọng của núi rừng. Bàn tay nặng trịch nắm chặt vai anh
như cái kìm sắt. Không bao giờ khen “Tốt! Giỏi!” Lúc ông nói, mọi người đều im bặt, nói như ra
lệnh…Bằng vài nét phác thảo về ngoại hình, diện mạo có phần ước lệ, cụ Mết hiện lên vững vàng,
mạnh mẽ, tráng kiện tựa như một cây xà nu cổ thụ trong đại ngàn Tây Nguyên.

MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
2.1.3. Tính cách
Không chỉ khoẻ khoắn về mặt thể chất, cụ Mết còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho dân làng Xô
Man những ngày chống Mĩ.
- Yêu nước, yêu làng, tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng.
+ Là người anh hùng từ thời chống Pháp, cuộc đời Cụ đã trải qua nhiều thăng trầm, chứng kiến
những đổi thay của đất trời Tây Nguyên, mang hình ảnh một xà nu cổ thụ…yêu làng, luôn tự hào về
làng: gạo người Strá mình làm ra ngon nhất núi rừng, bụng nó sạch như nước suối làng ta, năm nay
làng không đói, không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta...
+ Linh hồn của cuộc chiến đấu là anh Quyết, nhưng cụ là người tổ chức, điều khiển, cổ động, truyền
cho con cháu niềm tin vào Đảng, vào cách mạng: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn”,
tiếp thêm sức mạnh cho dân làng tin vào sức sống bất diệt của con người như tin vào sự bất diệt của
rừng xà nu “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên, đố nó giết
hết rừng xà nu này”
- Cụ là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa Đảng và dân, luôn có ý thức giáo dục truyền
thống cho cháu con: “Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hãy lắng
mà nghe, mà nhớ... Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu nghe”. Cụ “là cội
nguồn, là Tây Nguyên của thời Đất nước đứng lên, trường tồn tới hôm nay”, là hiện thân cho truyền
thống thiêng liêng và luôn có ý thức giữ gìn truyền thống. Qua câu chuyện kể về cuộc đời Tnú và sự
nổi dậy của dân làng, cụ đã nhắc nhở mọi người dân Stra “Ai có cái tai, cái bụng thương nước
thương nòi hãy nghe mà nhớ...” tạo nên màu sắc Tây Nguyên đậm đà trên từng trang viết. Lối kể sử
thi của cụ Mết đã mang lại cho khuynh hướng sử thi của tác phẩm một biểu hiện đặc sắc, rất riêng.
Cụ Mết đã kết nối tinh thần quật cường của người Xô man từ quá khứ đến hiện tại và cho đến mai
sau.
- Đại diện cho vẻ đẹp tinh thần của cha anh, một già làng sáng suốt, mưu trí, như còn in dấu

siêu phàm của các ông già trong thần thoại. Mang ý chí, lòng quả cảm và kinh nghiệm của con
người dày dạn trong đấu tranh, lựa thế để chiến đấu với kẻ thù. Những lời nói của cụ Mết giản
dị mà giống như những lời tổng kết thể hiện đường lối cách mạng“Năm nay làng không đói nhưng
phải để dành, dự trữ mỗi bếp cho đủ ba năm, đánh Mỹ phải đánh lâu dài”. Trong cuộc chiến đấu
quyết liệt với kẻ thù, cụ đã rút ra một chân lý đúng đắn: không thể tay không đương đầu với giặc.
“Tnú cũng không cứu được vợ con. Còn mày, chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay
trắng… Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không”. “Tay trắng”, “tay không”
làm sao có thể đương đầu với kẻ thù! …” Cụ Mết đã dặn dò tạc vào lòng con cháu một chân lí bất di
bất dịch: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Cụ đã dẫn đám thanh niên vào rừng tìm
giáo mác. Trong ánh đuốc xà nu, với giáo mác trong tay, cụ Mết cùng dân làng xông lên diệt gọn
tiểu đội lính địch, mở đầu cho cuộc nổi dậy vũ trang khởi nghĩa của làng. Dưới lưỡi mác của cụ,
thằng Dục tàn ác đã phải đền tội. Tiếng hô của cụ vang động khắp núi rừng: “Chém! Chém hết!”.
Sau hiệu lệnh ấy, bão táp đã nổi lên, xác quân thù ngổn ngang quanh đống lửa đỏ trong nhà ưng.
Tiếng cụ Mết như tiếng hịch vang rền sông núi:“Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già,
người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây
vụ, một cây rựa. Ai không có chông thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên!” …
2.1.4. Kết luận
Nhân vật cụ Mết trầm ngâm, lừng lững như cây cổ thụ, tiêu biểu cho sức mạnh tinh thần và
vật chất có tính truyền thống của dân tộc Tây Nguyên, vừa mang nét chung của những người dân
Tây Nguyên: yêu làng, yêu nước, tuyệt đối trung thành với cách mạng, mang trong tim dòng máu bất
khuất của một dân tộc anh hùng, căm thù giặc sâu sắc, hành động quyết liệt nhưng cũng khôn khéo
để trả thù, đời sống nội tâm sâu sắc, giàu tình cảm yêu thương; vừa mang nét riêng, khác nhân vật
chú Năm (Những đứa con trong gia đình- Nguyễn Thi); Bok Pak, Bok Sung (Đất nước đứng lênNguyên Ngọc), “Ông già Mết là nhân vật có thật. Nguyên Ngọc giữ nguyên tên. Và cũng y hệt như
trong truyện, ở ngoài đời, ông Mết là ngọn cờ tập hợp dân chúng. Ông thông minh, dũng cảm, chỉ
huy đánh giặc rất tài” (Trần Đăng Khoa)
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98



KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

RỪNG XÀ NU - NGUYỄN TRUNG THÀNH (tiết 2)

Mở: Câu chuyện mang tên một rừng cây, nhưng lại nhắc ta nhớ đến những cuộc đời, những con
người của đất Tây Nguyên anh hùng bất khuất. Giờ học trước, chúng ta đã tìm hiểu những nét khái
quát về tác phẩm, vẻ đẹp của hình tượng Xà nu và nhân vật cụ Mết- một cây xà nu đại thụ của núi
rừng. Tuy vậy, nhân vật trung tâm kết tinh vẻ đẹp, sức mạnh của con người Tây Nguyên và được nhà
văn khắc họa thật công phu nhằm gửi gắm tư tưởng chủ đề của tác phẩm phải là nhân vật mà cuộc
đời anh đã được kể lại bên bếp lửa nhà ưng, trong không khí thiêng liêng của một đêm sâu như nhân
vật trong truyện kể Khan ngày nào- một chàng trai Tây Nguyên từ cái tên: Tnú. (Tnú theo tiếng Ba
na có nghĩa là người dũng sĩ)
2.2. Nhân vật Tnú
2.2.1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vị trí, ý nghĩa hình tượng
Nếu cụ Mết tượng trưng cho truyền thống, là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, pho sử sống của
làng Xô Man thì Tnú là người tiêu biểu nhất cho thế hệ nối tiếp một cách tự giác và quyết liệt. Cuộc
đời Tnú gắn bó máu thịt với cuộc chiến đấu khốc liệt, anh hùng của dân làng Xô Man. Tnú là linh
hồn của khúc tráng ca trong những tháng ngày đau thương nhưng rất đỗi hào hùng. Và Tnú là sự kết
tinh vẻ đẹp của con người Tây Nguyên trong hiện tại. Qua lời kể của cụ Mết, quá khứ gắn với những
kỉ niệm ngọt ngào nhưng cũng hết sức đau thương của Tnú và dân làng Xô Man đã sống dậy.
2.2.2. Tình huống nhân vật xuất hiện
- Nhân vật xuất hiện trong bối cảnh hùng vĩ của rừng xà nu, gợi không khí sử thi hào hùng.
- Sau ba năm đi lực lượng, nghỉ phép về thăm làng một ngày, một đêm. Trên đường về thăm làng,
mỗi bước đi trên mảnh đất quê hương đều chạm vào kỉ niệm, này là một cái cây lớn bị đốn ngã, nơi
ngày xưa T nú đã gặp Mai, này là tiếng chày rộn rã của quê hương. “Bây giờ anh mới chợt hiểu ra
rằng hình như cái mà anh nhớ nhất ở làng, nỗi nhớ day dứt lòng anh suốt ba năm nay chính là tiếng
chày đó, tiếng chày chuyên cần, rộn rã của những người đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh
ngày xưa, của Mai, của Dít, từ ngày lọt lòng anh đã nghe thấy tiếng chày ấy rồi. Tnú cố giữ bình
tĩnh nhưng ngực anh vẫn đập liên hồi, chân cứ vấp mãi mấy cái rễ cây vả chỗ quẹo vào làngTnú nhớ
những kỉ niệm về Mai”. anh được dân làng đón tiếp nồng nhiệt…Từng con suối, gốc cây, ngọn cỏ,

con đường, cái máng nước đầu làng, dể cho vòi nước mát lạnh của làng mình giội lên khắp người
như ngày trước.
- Cụ Mết kể chuyện cuộc đời Tnú trước đông đủ dân làng và có mặt cả Tnú. Không gian: Nhà
ưng- thời gian: Đêm rừng, bên ngoài lấm tấm một trận mưa đêm. Giọng kể: trầm và nặng. Cách kể:
trang trọng, tôn nghiêm, kể “khan” cùng lời dặn dò: Sau này tau chết, chúng mày phải kể lại cho con
cháu nghe- câu chuyện về Tnú trở thành truyện thiêng của cộng đồng Strá, thành di huấn, báu vật
tinh thần truyền từ đời này sang đời khác.
- Tác dụng:
+ Vừa tạo màu sắc sử thi huyền thoại, giữa người nghe và người kể có khoảng cách không gian, thời
gian vời vợi, xa xăm, với thái độ chiêm ngưỡng thiêng liêng, thành kính, vừa có chất hiện đại: nhân
vật được kể hiện hữu, chứng kiến, chỉ im lặng ngồi nghe, không tham gia vào câu chuyệện lên thật rõ
ràng và đầy đủ qua lời kể của cụ Mết.
+ Kể một câu chuyện mang màu sắc huyền thoại về một nhân vật đang sống, biến câu chuyện của cá
nhân anh hùng thành câu chuyện của dân tộc anh hùng, Tnú là sự tiếp nối của Đăm san, Xinh Nhã…
thuở trước trong thời đại kháng chiến chống Mĩ, bao bọc nhân vật trong không khí sử thi, huyền
thoại “truyện kể một đêm, một đêm dài bằng cả đời người”.
2.2.3. Cuộc đời Tnú qua dòng hồi ức của cụ Mết
* Trước khi cầm vũ khí:
Dù sinh ra trong thân phận mồ côi, cuộc sống khổ nghèo, nhưng Tnú có tất cả:
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


×