Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

CÔNG NGHỆ SINH HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.56 KB, 19 trang )

CÔNG NGHỆ SINH HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015
PGS.TS. Phan Minh Tân
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM

1. Dẫn nhập
Công nghệ sinh học (CNSH) là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học
về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các
hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp
các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường.
Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, CNSH trên thế giới bắt đầu khẳng định vị trí quan
trọng không những trong nền khoa học, công nghệ mà còn trong sự phát triển kinh tế, xã hội loài
người. Từ đó đến nay, CNSH trên toàn thế giới phát triển rất mạnh không chỉ ở những nước phát
triển mà ở cả những nước đang phát triển. Người ta kỳ vọng nhiều ở những thành tựu của Công
nghệ Sinh học làm thay đổi xã hội và thay đổi mức sống của loài người. Bên cạnh đó, người ta
cũng lo ngại về những tác động tiêu cực của CNSH đối với hệ sinh thái và đạo đức của xã hội.
Chính vì thế, các nhà khoa học về CNSH đã thống nhất mục tiêu phát triển trong nghiên cứu và
ứng dụng CNSH vào ba lĩnh vực cơ bản:
- CNSH phục vụ cho sức khoẻ con người.
- CNSH phục vụ cho việc cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn tuyệt đối.
- CNSH phục vụ cho việc cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Với những thành tựu khoa học và công nghệ vượt bậc của nhân loại, từ cuối thế kỷ XX,
CNSH từ một ngành khoa học đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao của nhiều
quốc gia trên thế giới. Tại các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật, CNSH đã trở
thành ngành công nghiệp mang lại giá trị hàng tỷ USD/năm. Công nghiệp sinh học đang thu hút
sự quan tâm của các nhà đầu tư thế giới vào nghiên cứu và thử nghiệm các sản phẩm CNSH.
Hàng năm có hàng trăm patents mới trong lĩnh vực CNSH. Các nước đều đã xây dựng những
định hướng chiến lược phát triển CNSH dài hạn, thành lập Hội Công nghiệp Sinh học. Tại
Singapore, Biopolis - tổ hợp của các viện nghiên cứu hàn lâm và công nghiệp được cả Nhà nước
và các công ty tư nhân đầu tư xây dựng với mục tiêu là đưa công nghệ sinh học mang lại cho đất


nước Singapore nhiều giá trị như Công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, phát triển CNSH là một bài toán khó, đặc biệt đối với các nước đang phát
triển như Việt Nam. Không chỉ vì CNSH là ngành công nghệ cao cần có đội ngũ kể cả cán bộ
nghiên cứu và người trực tiếp sản xuất đều được đào tạo về khoa học – công nghệ sinh học; trang
thiết bị hiện đại; vốn lớn; thời gian nghiên cứu/ thử nghiệm dài; rủi ro cao; mà còn vì vòng đời
sản phẩm, mức độ bảo hộ bản quyền phát minh lại tương đối ngắn, những phát minh, sáng chế
mới không được đưa vào ứng dụng sẽ nhanh chóng bi sao chép và mất giá trị.
Đối với nước ta, một nước nhiệt đới đi lên từ nông nghiệp, CNSH có vai trò đặc biệt
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một nhân tố quan trọng góp
phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp,
nông thôn; cung cấp những sản phẩm cơ bản và thiết yếu cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng; bảo
vệ môi trường sống và phục vụ phát triển nhiều ngành công nghiệp.
1


Trong những năm qua, CNSH nước ta đã có những tiến bộ nhanh chóng. Nhận thức về
vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ sinh học của các cấp, các ngành và nhân dân đã
được nâng lên một bước. Việc xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ
sinh học đã được quan tâm đầu tư. Trình độ nghiên cứu và phát triển công nghệ đã được nâng
cao rõ rệt. Việc ứng dụng công nghệ sinh học truyền thống trong sản xuất đã trở nên phổ biến,
góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông – lâm - thuỷ sản; sản xuất vaccin và
một số chế phẩm phục vụ bảo vệ sức khỏe nhân dân và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Với vai trò là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cũng là vùng động lực
phát triển khoa học và công nghệ ở khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung phục vụ
chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã
xác định vị trí ưu tiên cho ngành CNSH, là một trong bốn ngành mũi nhọn: công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và cơ khí - tự động hóa. Sự ra đời của Khu Công nghệ
cao TP.HCM, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và
chương trình hợp tác giữa thành phố với các tổ chức KH&CN trong và ngoài nước (Viện
KH&CN, Đại học Quốc gia TP.HCM, Trung tâm Kỹ thuật Di truyền - Cuba, Đại học Tsukuba Nhật bản…) cùng các đề tài, dự án công nghệ sinh học được thực hiện từ nguồn ngân sách thành phố

đã thu được những kết quả nhất định và bước đầu đã tạo ra một số sản phẩm CNSH có hàm lượng
công nghệ cao phục các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản, y tế, dược phẩm, thực phẩm, môi trường,…
Tuy nhiên, CNSH hiện đại của nước ta nói chung vẫn đang ở tình trạng lạc hậu so với một
số nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao mức sống của người người dân. Công
nghiệp sinh học chậm phát triển, chưa tạo ra được các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế quốc dân.
2. Phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học tại thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố HCM là thành phố đầu tiên trong cả nước xác định vị trí ưu tiên cho phát triển
CNSH. Từ sau khi đất nước được thống nhất, các nghiên cứu sinh học ứng dụng đã từng bước
được triển khai tại các viện nghiên cứu, trường đại học đóng trên địa bàn thành phố. Từ 1986,
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, tiền thân Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM ngày
nay, đã xây dựng chương trình CNSH là một trong các chương trình trọng điểm của thành phố
để tập hợp lực lượng cán bộ khoa học về sinh học và CNSH trên địa bàn tham gia nghiên cứu và
ứng dụng CNSH phục vụ phát triển KT-XH của thành phố.
2.1 Hình thành tiềm lực KHCN trong lĩnh vực CNSH trên địa bàn thành phố
Về số lượng tổ chức KHCN thuộc lĩnh vực CNSH thành phố có trên 20 đơn vị có tiềm
lực nghiên cứu, triển khai về CNSH. Hầu hết các đơn vị này đều là các đơn vị đào tạo, nghiên
cứu triển khai mạnh của các cơ quan trung ương. Ngoài ra, một số trường đại học dân lập, một số
đơn vị sản xuất nhà nước và tư nhân cũng có tiềm lực nghiên cứu, triển khai về CNSH. Lĩnh vực
chuyên môn của các đơn vị này bao trùm hầu hết các lĩnh vực chính của CNSH như nông
nghiệp, y dược, môi trường, công nghiệp.
- Thành phố có nhiều đơn vị đào tạo, nghiên cứu triển khai về hầu hết các lĩnh vực về CNSH.
Mặc dù phần lớn các đơn vị này không do thành phố trực tiếp quản lý nhưng đây là tiềm lực cực kỳ
quan trọng mà thành phố cần khai thác.
- Về lực lượng cán bộ: tất cả các đơn vị nêu trên đều có các cán bộ đầu ngành có trình độ cao
về chuyên môn, làm chủ các công nghệ nền của CNSH hiện đại, có khả năng tổ chức nhóm
2


nghiên cứu và lãnh đạo nghiên cứu, triển khai có kết quả. Trung tâm Công nghệ sinh học

TP.HCM đã xây dựng Chương trình đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ sinh học đến năm
2015 với số lượng cán bộ khoa học đào tạo sau đại học là 100 người. Trong 4 năm 2007- 2010,
Trung tâm đã cử09 cán bộ tham gia đào tạo thạc,sĩtiến sĩtrong nước và21 lượt cán bộ đi đào tạo tại các
nước: Nhật, Hàn Quốc, Hà Lan, Canada và Cuba. Ngoaì ra, trong khuôn khổ hợp tác với trường Đại học
Tsukuba - Nhật Bản, từ năm 2006 đến nay đã có 113 sinh viên, nghiên cứu viên Việt Nam được sang học
tập và nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ sinh học tại trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản.
Theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước của TP.HCM năm 2011,
trong năm nay, thành phố tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
Chương trình đào tạo 500 tiến sĩ, thạc sĩ cho cán bộ, công chức trẻ, có triển vọng và năng lực
thực tiễn theo các chuyên ngành khoa học, kỹ thuật. Đặc biệt chương trình đào tạo 100 thạc sĩ,
tiến sĩ chuyên ngành công nghệ sinh học ở nước ngoài, gồm các chuyên ngành: Sinh học phân tử
động, thực vật; di truyền chọn tạo giống cây trồng; vaccin, protein tái tổ hợp; công nghệ sinh học môi
trường; công nghệ vi sinh; công nghệ sinh học thủy sản… ở các nước có trình độ chuyên môn cao về
lĩnh vực công nghệ sinh học, như: Cuba, Úc, Canada, Anh, Nhật, Pháp, Mỹ, Israel, Singapore…
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: thành phố đã và đang có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ, hiện
đại hóa trang thiết bịphục vụ đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và triển khai về CNSH. Trung
tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM hoạt động theo mô hình đồng bộ từ nghiên cứu đến thử
nghiệm, sản xuất, thương mại hóa sản phẩm CNSH phục vụ phát triển TP.HCMvà khu vực các
tỉnh phía Nam. Được thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực với vốn đầu tư
khoảng 100 triệu USD để có điều kiện làm việc tương đương với các nước phát triển trong khu
vực. Ngoài ra, Thành phố đầu tư Trung tâm nghiên cứu R&D của Khu Công nghệ cao, Khu
Nông nghiệp công nghệ cao thành phố tạo môi trường làm việc tốt để thu hút các nhà khoa học,
nhất là trí thức kiều bào về nước tham gia phát triển KH&CN; Phòng thí nghiệm trọng điểm ở
phía Nam về Công nghệ tế bào thực vật với kinh phí lớn hàng chục tỷ đồng dùng nâng cấp kết
cấu hạ tầng và đầu tư mua sắm trang thiết bị dùng nghiên cứu; Phòng Thí nghiệm Tế bào gốc, …
của Đại học Quốc gia Tp.HCM đã và đang hoàn thành sẽ là tiền đề rất cần thiết và quan trọng
cho sự phát triển KH&CN, đặc biệt là phát triển các ngành công nghệ cao trong giai đoạn tới.
Ngoài phòng thí nghiệm được trang bị hiện đại, một số đơn vị có cơ sở hạ tầng khá tốt để triển khai
các kết quả nghiên cứu ở quy mô sản xuất thử nghiệm. Một số đơn vị sản xuất kinh doanh có cơ sở
hạ tầng và tiềm lực vừa nghiên cứu, vừa phát triển sản phẩm, vừa sản xuất các sản phẩm CNSH.

Tóm lại, có thể nói tiềm lực khoa học công nghệ lĩnh vực CNSH của thành phố xét ở khía
cạnh nguồn lực và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học là khá đầy
đủ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phát triển trong tương lai gần. Tuy nhiên, cần có
chiến lược, chính sách và cách tổ chức hợp lý trong việc sử dụng tiềm lực khoa học công nghệ để
phát triển các sản phẩm và qui trình CNSH.
2.2. Tình hình triển khai và kết quả nghiên cứu, ứng dụng của Chương trình CNSH
TP.HCM từ 2006 đến nay
2.2.1. Tình hình triển khai các đề tài, dự án
Trong giai đoạn 2006 – 2010 và trong năm 2011, chương trình CNSH TP.HCM đã tổ
chức thực hiện với những kết quả cụ thể như sau:

3


Năm
Xét duyệt
Giám định
Nghiệm thu
Đề tài trễ hạn
Tổng kinh phí
NCKH
Tỷ lệ đề tài, dự án
KHCN áp dụng
sau nghiệm thu
(A1+A2)

2008

2009


2010

2011
(tính đến
T10/2011)

Tổng
số

2006

2007

14
03
12
03
2.522tr

14
07
05
01
3.012tr

04
06
05
02
3.809tr


10
10
08
03
3.894tr

12
05
11
05
4.035tr

03
07
05
05
1.659tr(*)

57
38
46
19
18.931

83%

60%

75%


100%

90%

80%

81%

(*) Chưa tính kinh phí 03 đề tài xét duyệt
Ghi chú:
- A1: Kết quả sau khi nghiệm thu được tham khảo, in kỷ yếu hội thảo, trích đăng trên các tạp chí
chuyên ngành, triển khai trong phòng thí nghiệm, là tiền đề cho việc triển khai nghiên cứu ứng
dụng, ứng dụng dụng thử nghiệm tại 1 đơn vị, chuyển giao cho đơn vị đặt hàng triển khai v...v...
- A2: Kết quả sau nghiệm thu được in thành sách, giáo trình giảng dạy, ứng dụng thực tế tại 1
đơn vị, triển khai sản xuất đại trà hoặc xây dựng thành quy trình trong quản lý.
2.2.2. Kết quả tiêu biểu của các đề tài
a. Lĩnh vực y tế
- Phục vụ chẩn đoán
Đã tạo được các bộ kit sinh học phân tử dùng phát hiện HBV, HCV, HPV đã được triển
khai sản xuất thử nghiệm, đánh giá chất lượng và ổn định quy trình sản xuất; chất lượng tương
đương kit nhập ngoại, giá thành cạnh tranh và đã cung cấp cho Công ty TNHH CNSH Khoa
Thương, các BV ĐH Y Dược, BV Hùng Vương, Medic, DIAG Center...; tạo và ứng dụng kháng
thể đơn dòng nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung; hoàn chỉnh bộ sinh phẩm ELISA dùng
trong chẩn đoán bệnh viêm màng não do Angiostrongylus cantonensis, tạokháng thể thỏ kháng
Fcγ người dùng trong các bộ kít được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, giúp chẩn đoán các
bệnh virút, các dấu ấn ung thư, nấm, ký sinh trùng… cũng như trong chuẩn đoán các bệnh của
súc vật và cả trong lĩnh vực nông lâm. Các sản phẩm của đề tài hiện đang được phòng xét
nghiệm Y Sinh-Bệnh viện Đại học Y dược sử dụng để tiến hành xét nghiệm thay thế cho Kit
thuốc thử mua của hãng DAKO.

-Phục vụ chế tạo vắc xin
Đã tạo được virus cúm H5N1 giảm độc lực bằng kỹ thuật di truyền ngược hướng tới việc
chế tạo vaccin cúm đặc hiệu cho người và cho gia cầm; chế tạo hạt nano chitosan làm tá chất
miễn dịch cho vaccin cúm H5N1 (ĐH Tây Nguyên, Viện Vaccin và Sinh phẩm Nha Trang); tạo
tế bào nấm men mang kháng nguyên virus H5N1, tạo kháng nguyên tái tổ hợp của virus H5N1
(Viện Pasteur TP.HCM, ĐH KHTN, TT CNSH TP.HCM); Ngoài ra, công nghệ sản xuất vắcxin dại dùng cho thú y sử dụng dòng tế bào thường trực có thể đáp ứng nhu cầu cấp thiết về vắcxin dại của nước ta, thay thế sản phẩm ngoại nhập.
- Phục vụ sản xuất thuốc điều trị
4


Đã tạo được huyết thanh kháng đa độc tố hại loại rắn Hổ đất và Hổ chúa hướng tới sản xuất
huyết thanh kháng độc tố để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân bị rắn cắn (Viện Pasteur TP.HCM);
nghiên cứu nuôi Spirulina giàu selen hữu cơ, hướng đến sản xuất thuốc (Công ty Tảo Việt); Nghiên
cứu phối hợp Chitinase với thuốc kháng nấm ứng dụng trong điều trị điều trị nấm da và niêm mạc
- Phục vụ điều trị
Đã bước đầu ứng dụng công nghệ tế bào gốc phục vụ công tác điều trị như: nuôi cấy tế
bào vùng rìa giác mạc và cấy ghép cho các bệnh nhân bị bệnh lý giác mạc (ĐH Y khoa Phạm
Ngọc Thạch, BV Mắt TP.HCM); Ứng dụng tế bào gốc tủy xương hướng đến ghép điều trị bệnh
lý tổn thương xương; chế tạo và đánh giá hiệu quả mỹ phẩm từ tế bào gốc dây rốn. Ngoài ra, tạo
dòng ruồi giấm chuyển gene nhằm knock-down gene uch của ruồi giấm với mục đích sử dụng
kết quả đề tài trong nghiên cứu vai trò của UCH-L1 trong bệnh Parkinson cũng như hướng tới
việc xây dựng mô hình sàng lọc thuốc trị bệnh Parkinson bằng mô hình ruồi giấm chuyển gen. Mô
hình ruồi chuyển gene uch-l1 chưa được công bố trên thế giới nên sự thành công của đề tài sẽ có ý
nghĩa khoa học rất lớn.
b. Lĩnh vực nông nghiệp
- Phục vụ công tác cây trồng
Đã ứng dụng hệ thống ngập chìm tạm thời trong nhân giống cây lan, hệ thống này cho
phép tăng số lượng cây con nhân ra (tốc độ nhân nhanh 10 lần ở giai đọan nhân cụm chồi so với
phương pháp nuôi trong môi trường thạch ) và rút ngắn thời gian nhân giống từ 2 - 4 tuần lễ. Cây
giống lan cấy mô từ hệ thống này có tỷ lệ sống cao : trên 95%.(Trung tâm Công nghệ Sinh học

TP.HCM); tạo cây hoa lan Hồ điệp in vitro sạch bệnh virus khảm vàng và đốm vòng (Viện
KHKT Nông nghiệp Miền Nam); chuyển gen ipt tạo cytokinin làm tăng tuổi thọ hoa Cúc (Viện Sinh
học Nhiệt đới); nhân giống Dâu tây sạch bệnh số lượng lớn (Viện Sinh học Tây Nguyên); phát triển
sản xuất và ứng dụng các vật liệu canh tác rau theo hướng hữu cơ sinh học trong đô thị như các loại
multi cho rau mầm, rau ăn lá, rau ăn quả, hoa, cây ăn trái, kiểng-cỏ… (Công ty Nguyên Nông);
- Phục vụ công tác chăn nuôi
Đã sản xuất thử thịt heo an toàn (Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam, triển khai tại
HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong - Củ Chi); tạo sản phẩm beta-glusamin bổ sung thức ăn
nuôi tôm sú nhằm tăng cường miễn dịch, hạn chế dịch bệnh tôm sú (Viện N/c Nuôi trồng Thuỷ
sản 2); Sử dụng nhóm hoạt chất diterpen lacton từ cây Xuyên tâm liên (Andrographis
paniculata) bổ sung trong thức ăn chăn nuôi heo, gà công nghiệp giúp cải thiện tăng trọng, nâng
cao hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm tỷ lệ chết. Nhóm nghiên cưú phối hợp với Xí nghiệp
TAGS An Phú sản xuất thử nghiệm chế phẩm và xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm thay thế
kháng sinh trong chăn nuôi heo, gà. Tạo phôi bò giai đoạn blastocyst bằng công nghệ thụ tinh
trong ống nghiệm từ nguồn giao tử nội và ngoại nhập. Kết quả nghiên cứu là tiền đề cho việc
ứng dụng các kỹ thuật công nghệ vào lĩnh vực chăn nuôi ở nước ta, cụ thể là nhân giống bò bằng
công nghệ phôi hiện đại;
c. Lĩnh vực chế biến và VSAT thực phẩm
- Phục vụ chế biến thực phẩm
Đã nghiên cứu thành công quy trình công nghệ sản xuất nước tương bằng phương pháp
lên men cải tiến quy mô 1000 lít/mẻ tại Công ty Nosafood, sản phẩm nước tương có hàm lượng
đạm cao hơn phương pháp lên men truyền thống, không chứa chất độc hại như 3-MCPD, 1,3DCP, rút ngắn thời gian sản xuất so với phương pháp lên men bình thường, mùi vị được người
tiêu dùng ưa chuộng và giá cả phù hợp. Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất maltodextrin từ
5


tinh bột sắn và ứng dụng maltodextrin trong bảo quản thịt, chế biến xúc xích, bia đen, bột trái
cây (Công ty Pháp Quốc, XN Chế biến TP Nam Phong,...); thu nhận isomalto-oligosaccharide và
polydextrose từ dịch thủy phân tinh bột sắn chất lượng tương đương với sản phẩm ngoại nhập
đang lưu hành trên thị trường. Nhóm nghiên cứu đang phối hợp với doanh nghiệp để triển khai

dự án sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa 5 tấn sản phẩm PD (độ tinh khiết >90%), 3 tấn sản
phẩm IMO 500 (tỷ lệ đường phân nhánh >50%) và 2,5 tấn IMO 900 (tỷ lệ đường phân nhánh
>90%) đạt các tiêu chuẩn về cảm quan, hóa lý, vi sinh thực phẩm; sản xuất thử và ứng dụng dịch
chiết xuất tảo Spirulina qui mô 200 l /ngày, xây dựng công thức và công nghệ phối trộn sirô tảo đi từ
dịch chiết xuất. Kết quả đã tạo được sản phẩm sirô tảo Spirulina - Tắc và phân phối sản phẩm theo kênh
phân phối công ty K-Tina; sản xuất gel và aloin từ cây Lô hội (Công ty Việt - Mỹ - Úc),…
- Phục vụ công tác quản lý VSATTP và chăn nuôi
Đã tiến hành khảo sát sự có mặt của GMO trong nông sản nguyên liệu và một số sản
phẩm chế biến khác tại thị trường Tp. HCM và có những kiến nghị trong công tác quản lý các
sản phẩm GMO; Bệnh heo tai xanh bùng phát ở Việt nam trong thời gian gần đây đã gây thiệt
hại lớn cho ngành chăn nuôi, tuy nhiên thông tin về sự phân bố các type virus trên đàn heo tại
TPHCM và các tỉnh còn nhiều hạn chế. Với kết quả đánh giá tình trạng nhiễm vi-rút PRRS trên
đàn heo sinh sản của Tp. HCM, thiết lập qui trình phân biệt chủng vi-rút PRRS thực địa và
chủng vắc-xinthu, tác giả đã cung cấp số liệu hữu ích về tỉ lệ nhiễm virus PRRS, và đặc biệt là cụ
thể hóa sự phân bố đa dạng các type gen của virus gây bệnh heo tai xanh tại khu vực TPHCM
nói riêng và khu vực phía Nam nói chung, giúp tối ưu hóa công tác chẩn đoán và phòng chống dịch
hiệu quả. Ngoaì ra, chế tạo cột sắc ký ái lực miễn dịch dùng phân tích kháng sinh chloramphenicol
trong một số nền mẫu thực phẩm phức tạp(mẫu mật ong , thủy sản, thức ăn gia súc) có giới hạn phát
hiện đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và đã ứng dụng phân tích thực tế tại Trung tâm Chất lượng, An toàn
vệ sinh và Thú y Thủy sản vùng 4.
d. Lĩnh vực sản xuất vât liệu sinh học
Đã nghiên cứu chế tạo một số loại ván ép bằng chất kết dính cellulose vi khuẩn (BC) thay
cho keo hóa học ; nghiên cứu qui trình thu nhận PHB từ vi khuẩn Methylobacterium sp. hướng
đến việc chế tạo vật liệu phân hủy sinh học
e. Lĩnh vực bảo vệ môi trường
Đã nghiên cứu ứng dụng nhóm vi khuẩn Ana mmox trong xử lý nước thải có nồng độ
ammonium cao với mô hình 100lit/ngày(áp dụng tại XN Lợn giống Đông Á, các cơ sở sản xuất
nước tương); tạo chế phẩm vi sinh dạng viên nén xử lý ao nuôi cá tra qui mô công nghiệp đã
được trại nuôi cá tra sử dụng thử nghiệm và đánh giá chất lượng không kém sản phẩm Ecotab
(Thái Lan); dùng vi nấm xử lý một số hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước rỉ rác

(áp dụng tại BCL Gò Cát, Hiệp Phước); xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp bằng tảo
Tetraselmis và sò huyết (áp dụng tại hộ nuôi tôm Nhà Bè, Cần Giờ)
2.2.3. Các dự án sản xuất thử nghiệm đã và đang triển khai
Các dự án sản xuất thử nghiệm trong lĩnh vực CNSH tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng có
khả năng thương mại hoá cao:
a. Lĩnh vực Y dược
- Hoàn thiện và phát triển các bộ kit sinh học phân tử chẩn đoán các bệnh do HBV (Hepatitis B
Virus), HCV (Hepatitis C Virus) và HPV (Human Papillomavirus) ở người, triển khai ứng dụng và
sản xuất thử nghiệm khoảng 15.000 phản ứng tại Cty TNHH CNSH Khoa Thương và kiểm tra
tại BV ĐH Y Dược, DIAG Center (HBV, HCV), BV Hùng Vương, BV Ung Bướu (HPV);
6


- Sản xuất thử 24 tấn dầu Mù u theo tiêu chuẩn Organic quốc tế (tiêu chuẩn an toàn MSDS và
tiêu chuẩn chất lượng TDS), được thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Organic
quốc tế bởi tổ chức IMO (Thụy Sĩ) để xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật…
b. Lĩnh vực Nông nghiệp
- Triển khai 02 dự án sản xuất thử nghiệm về hoa lan: “Triển khai quy trình nhân nhanh các
giống lan Mokara, Renanthera và Phaleanopsis bằng phương pháp ngập chìm tạm thời” và dự
án Xây dựng mô hình sản xuất hoa cắt cành và nhân giống hoa lan Mokara” đã góp phần tích cực
và hiệu quả vào chương trình phát triển hoa cây kiểng của thành phố (Trung tâm CNSH TP.HCM).
- Sản xuất thử 16 tấn nấm Hầu thủ tươi (giống chịu nhiệt), lãi trên giá thành là 30% và lãi trên
giá bán là 23% trong một chu kỳ sản xuất. Đã cung cấp 650kg nấm Hầu thủ khô cho Trung tâm
bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười (Imexpharm), Công ty Domesco để sản xuất viên thực phẩm
dinh dưỡng Hầu thủ; đã xuất khẩu sơ bộ qua Mỹ (Công ty Teaco) 200kg nấm khô;
- Hoàn thiện quy trình nhân giống và cung cấp cây giống Dâu tây (Fragaria vesca L.) đuợc
triển khai trong khuôn khổ hợp tác giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng và thành phố
Hồ Chí Minh. Dự án đã cung cấp cho thi trường 299.600 cây giống dâu tây sạch bệnh, với giá
bán dao động từ 2.500-3.000 đồng/cây, thu được 749.000.000 triệu đồng.Năng suất trung bình
cho 1 sào (1000 m2) canh tác tại đà lạt là 4800kg/năm. Với giá bán hiện tại là 50.000 đồng/kg.

Lợi nhuận có thể thu nhập đến 240 triệu/năm, chưa trừ chi phí. Dự đã cung cấp một số lượng lớn
giống Dâu Tây sạch bệnh, bước đầu mang lại những tín hiệu tốt cho bà con nông dân sau một
thời gian không có biện pháp nào khắc phục cụ thể về bệnh virus trên Dâu Tây. Dự án có ý nghĩa
rất lớn trong công tác cải tạo giống.
- Xây dựng dây chuyền sản xuất các chế phẩm có dẫn xuất salicylic acid phòng trừ bệnh cho
lúa và rau màu với quy mô 15-20 tấn/năm;
- Đang sản xuất thử nghiệm loài nấm Hypsizygus marmoreus (Bunashimeji) qui mô 10kg/ngày.
Dự án đã cung cấp cho thị trường khoảng 2000kg với giá trung bình khoảng 70.000 đồng/kg.
c Lĩnh vực Công nghiệp thực phẩm
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất maltodextrin từ tinh bột sắn; bán ra thị trường 15
tấn xi-rô glucose, 10 tấn maltodextrin dạng dịch DE 10-12 và 10 tấn maltodextrin dạng bột DE
15-17; ứng dụng maltodextrin dạng dịch trong sản xuất bia đen và dạng bột trong sản xuất xúc
xích, bột trái cây và trà hoà tan, cụ thể liên kết với Cty Thanh Thanh Phát sản xuất và bán ra thị
trường trên 10 tấn bột chanh dây và bột trái cây các loại; sản xuất và thử nghiệm sử dụng xi-rô
glucose trong một số sản phẩm như rượu vang, nước yến.
- Hoàn thiện công thức và công nghệ sản xuất quy mô nhỏ sản phẩm sirô sử dụng dịch chiết
xuất tảo Spirulina với sản lượng khoảng 120.000 chai dùng cải thiện tình trạng sinh dưỡng trên
đối tượng bệnh nhi suy dinh dưỡng và một số đối tượng khác;
+ Hoàn thiện quy trình sản xuất thịt heo an toàn theo các mô hình phù hợp với địa bàn
TP.HCM (HTX chăn nuôi heo an toàn; giết mổ an toàn; vận chuyển thịt heo an toàn; bán buôn,
bán lẻ thịt heo an toàn). Dự kiến sản xuất được hơn 1.200 tấn thịt heo an toàn…
2.3. Một số kết quả triển khai công tác nghiên cứu ứng dụng của Trung Tâm CNSH
TP.HCM
Giai đoạn 2006- 2010, do Trung tâm CNSH TP.HCM mới thành lập nên cơ sở vật chất
kỹ thuật , máy móc , thiết bị phục vụ c ông tác nghiên cứu còn thiếu thốn , hạn chế . Tuy nhiên ,
Trung tâm đã cố gắng triển khai đồng bộ nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao phục vụ các
Chương trình trọng điểm của thành phố và khu vực (hoa, cây kiểng; rau an toàn; nuôi trồng thủy sản:
7



tôm, cá tra.. ). Trung tâm đã triển khai 30 đề tài nghiên cứu khoa học các lĩnh vực: cây trồng, thuỷ
sản và y dược, trong đó có 01 đề tài cấp Bộ, 05 đề tài cấp Thành phố.
2.3.1. Lĩnh vực nông nghiệp
Trong lĩ nh vực nông nghiệ p, tập trung cho lĩnh vực hoa , cây kiểng , trong đó có một số
kết quả tiêu biểu như sau:
- Triển khai Dự án: “Sưu tập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống các giống hoa lan” để
phục vụ Chương trình phát triển hoa, cây kiểng của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010.
+ Đã sưu tập được hơn 300 giống hoa lan thuộc 12 nhóm giống khác nhau (Mokara;
Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium…) để phục vụ cho công tác sưu tập nguồn gen và lai tạo
giống. Đặc biệt đã sưu tập và đị nh danh được trên 100 giống lan rừng quý của Việt Nam phục vụ
công tác lai tạo giống.
+ Đã hòan thiện quy trình nhân giống cho 7 nhóm hoa lan, tiến hành nhân giống và cung
cấp cho sản xuất hơn 450.000 cây giống hoa lan cấy mô các loại.
+ Bước đầu đã đi vào ứng dụng CNSH trong công tác lai tạo giống hoa lan: đến nay đã
thực hiện thành công và vô mẫu hạt của 136 tổ hợp lai, trong đó có 28 tổ hợp lai đã nảy mầm và
15 tổ hợp lai có cây ra vườn ươm.
- Lần đầu tiên trong cả nước, đã nghiên cứu ứng dụng “ Hệ thống ngập chìm tạm thời ( TIS )
trong nhân giống cấy mô thực vật ” . Hệ thống này cho phép tăng số lượng cây con nhân ra (tốc
độ nhân nhanh 10 lần ở giai đọan nhân cụm chồi so với phương pháp nuôi trong môi trường
thạch) và rút ngắn thời gian nhân giống từ 2 - 4 tuần lễ. Cây giống lan cấy mô từ hệ thống này có
tỷ lệ sống cao : trên 95%. Công trình nghiên cứu này được Giải khuyến khích VIFOTEC năm
2008. Trung tâm cũng đã chuyển giao công nghệ này cho một số đơn vị ở Đồng Tháp, Bình
Thuận, Bình Định.
- Đã nghiên cứu thành công bộ Kit PCR phát hiện bệnh virus trên hoa lan. Công trình nghiên cứu đoạt
giải Ba – Hội thi sáng tạo kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh năm 2010.
- Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học:
+ Đã nghiên cứu và sản xuất chế phẩm sinh học BIMA (có chứa nấm đối kháng
Trichoderma) phục vụ cho ủ phân chuồng , sản xuất phân bón hữu cơ sinh học , góp phần giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi heo, bò sữa cũng như phòng trị bệnh cây trồng.
+ Nghiên cứu thành công quy trì nh thuỷ phân trùn quế làm phâ n bón lá hữu cơ sinh học

phục vụ cho chương trình hoa kiểng và sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ sinh học.
b. Lĩnh vực thuỷ sản
Hiện nay, Trung tâm CNSH TP.HCM đang tập trung nghiên cứu về dịch bệnh trên tôm sú,
cá tra - là những sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu của khu vực Đồng Bằng sông Cửu long.
- Đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất các bộ Kí t PCR phát hiện
4 loại bệnh trên
tôm ( đốm trắng, hoại tử vỏ, còi, viêm gan tụy). Bộ Kit này giúp các đơn vị quản lý dịch bệnh
trên tôm phân tích mẫu bệnh nhanh với giá thành rẻ bằng 50% so với bộ kit ngoại nhập.
- Đã nghiên phát triển bộ kit LAMP phát hiện bệnh đốm trắng trên tôm .- đây là một kỹ thuật
mới, có ưu điểm là dễ sử dụng và không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền. Công trình nghiên cứu này
đạt giải Ba – Hội thi sáng tạo kỹ thuật TP. HCM năm 2010.
- Đang tập trung nghiên cứu các loại vacxin ngừa bệnh gan thận mủ trên cá tra ( công nghệ tái
tổ hợp gen, gây đột biến .. ) và tiến hành thử nghiệm hiệu lực vacxin tại các trại cá giống ở An
Giang, Vĩnh Long với kết quả bước đầu đáng khích lệ.
c. Các lĩnh vực khác
8


- Công nghệ tế bào động vật: đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật trợ giúp thoát
màng trên phôi bò nhằm tăng khả năng đậu thai của bò sữa”. Kết quả đã hoàn thiện quy trình tạo
phôi bò bằng phương pháp thụ tinh in vitro. Tỷ lệ trứng thụ tinh tạo phôi thành công là 41%, với
khoảng 15% phôi phát triển tới giai đoạn blastocyst và 40% blastocyst thoát màng tự nhiên.
- Công nghệ sinh học Y dược: đã nghiên cứu thành công : Tạo dòng và biểu hiện gene mã hoá
cho Insulin và Interferon (IFN) alpha 2b của người trên hệ thống tế bào nấm men Pichia
pastoris”; hiện nay đang tiến hành Xây dựng quy trì nh sản xuất t hử nghiệm Interferon alpha 2b.
2.4. Tình hình đầu tư các dự án sản xuất và nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực CNSH tại
Khu Công nghệ cao TP.HCM
2.4.1. Các dự án nghiên cứu, sản xuất CNSH đã đầu tư
Đến tháng 11/2011, Khu Công nghệ cao TP.HCM (Khu CNC TP.HCM) đã có 05 công ty
hoạt động trong lĩnh vực CNSH, chủ yếu là y sinh, dược phẩm. Tổng số vốn đăng ký đầu tư là 25,5

triệu USD, tuy nhiên đến năm 2011 chỉ mới triển khai thực hiện khoảng 40 % số vốn đăng ký.
Đặc điểm chính của các dự án đầu tư và các sản phẩm tại Khu CNC TP.HCM như sau:
- Công ty TNHH Sinh học dược Nanogen: vốn đăng ký 5 triệu USD, số lao động 120, trong
đó trên 60% trình độ đại học; 30% kinh phí hoạt động được dành cho các hoạt động R&D; sản
phẩm đã sản xuất bao gồm thuốc điều trị viêm gan (Pegnano), Feronsure (Interferon), Nanokine,
Fibricine.
- Công ty Nam Khoa: vốn đăng ký 1,56 triệu USD, số lao động 20; các hoạt động R&D tập
trung ứng dụng, sản xuất các bộ kit chẩn đoán PCR, RT-PCR, ELISA...
- Công ty Bioland Nam Khoa: vốn đăng ký 1 triệu USD; lĩnh vực đầu tư là CNSH phục vụ
nông nghiệp, y - dược và môi trường (đang xây nhà xưởng).
- Công ty CTCBIO: vốn đăng ký 7 triệu USD; sản xuất các chất chẩn đoán bằng kỹ thuật sinh
học phân tử và công nghệ nano (đang xây nhà xưởng).
- Công ty Geneworld (trước là Mamprotech): vốn đăng ký 11 triệu USD; nghiên cứu, sản xuất
và kinh doanh các sản phẩm y sinh, thực phẩm chức năng từ công nghệ tế bào và tế bào gốc
(đang xây nhà xưởng).
2.4.2. Các nghiên cứu về CNSH đang tiến hành
- Phòng nghiên cưú triển khai CNSH của Trung tâm Nghiên cứu triển khai thuộc Khu CNC
TP.HCM mới được thành lập và hoạt động từ tháng 3/2011, hiện đang trong giai đoạn đầu tư trang
thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực; đang triển khai đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ kit ELISA phát hiện
nhanh melamine trong thực phẩm” từ nguồn kinh phí của Sở KH&CN TP.HCM.
- Công ty Nanogen được được Bộ KH&CN tài trợ dự án nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị
viêm gan với kinh phí 5 tỷ đồng.
- Cty Geneworld: chuẩn bị triển khai kế hoạch nghiên cứu phát triển một số sản phẩm bổ trợ
sức khỏe sinh học, điều trị bệnh từ tế bào gốc.
2.5. Tình hình ứng dụng và đầu tư các dự án sản xuất và nghiên cứu triển khai trong lĩnh
vực CNSH tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM
2.5.1. Tình hình đầu tư
Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM(Khu NNCNC TP.HCM) có 56,53 ha dành
cho các nhà đầu tư. Đến nay 100% diện tích này đã được đăng ký đầu tư trong đó 11 dự án
(chiếm 46,61 ha) đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và 03 dự án đang được thẩm định. Tổng

giá trị đầu tư là trên 452 tỷ đồng, suất đầu tư bình quân > 8 tỷ đồng/ha.
2.5.2. Tình hình nghiên cứu triển khai và sản xuất
9


Trong Khu NNCNC TP.HCM có các đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Quản lý và các doanh
nghiệp, là những nhà đầu tư vào Khu. Tất cả các đơn vị đều tập trung nghiên cứu – thực nghiệm
- trình diễn trên cơ sở ứng dụng những công nghệ, trong đó, ứng dụng công nghệ sinh học trong
nông nghiệp bao gồm: nhân giống in vitro cây hoa lan, cây chuối và các cây loại trồng khác;
nhân giống cây con trong nhà màng; sản xuất hạt giống trong nhà màng, trồng trên giá thể, tưới
bón theo hệ thống nhỏ giọt và sản xuất hạt giống ngoài đồng ruộng, phủ màng PE, tưới bón theo
hệ thống nhỏ giọt; ứng dụng sinh học phân tử trong giám định bệnh hại cây trồng; ứng dụng sinh
học công nghệ sinh học trong sản xuất các chế phẩm sinh học: phân bón lá sinh học, chế phẩm
Trichoderma, vi khuẩn cố định đạm, phân giải lân và công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường: vi sinh vật phân hủy xác bã động-thực vật, vi sinh vật xử lý nước thải,…
Một số kết quả trong 6 tháng đầu năm 2011:
- Trung tâm Nghiên Cứu thuộc Ban Quản lý Khu đã xây dựng cơ sở vật chất để thực hiện các
mô hình hoa lan, các loại rau (Đối tượng: rau cải, rau muống, dưa lê, dưa leo, cà chua….) nhưng
chưa đánh giá về mặt hiệu quả kinh tế. Thực hiện chương trình cây giống, con giống theo chủ
trương của thành phố với các giống lan, giống chuối, giống cá,.. Một số giống đang đi vào hoạt
động sản xuất và cung cấp thành phẩm ra ngoài thị trường.
- Khu thực nghiệm đã xây dựng các mô hình trồng lan như Mokara, Dendrobium, Lan rừng,
Vũ nữ hoàng hậu... Sản xuất được 11.700 hoa lan Mokara cắt cành đạt số lượng cao hơn kế
hoạch là 10.000 cành trong năm 2011, doanh thu trên 50 triệu đồng; bên cạnh đó, sản xuất được
1.150 cây hoa lan Dendrobium và 2.750 cây hoa lan hậu nuôi cấy mô.
- Sản phẩm của các nhà đầu tư thứ cấp cung cấp cho thị trường trong 6 tháng đầu năm 2011 là
18,5/36,883 tấn hạt giống các loại, 655 lít chế phẩm sinh học và 29/800 tấn thành phẩm doanh
thu đạt hơn 17,4 tỷ đồng/33,359 tỷ đồng, thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước là 739 triệu
đồng/2,3 tỷ đồng.
2.6. Tổng hợp các nghiên cứu và ứng dụng CNSH dựa trên các báo cáo tham gia Hội nghị

CNSH toàn quốc khu vực phía Nam lần 2 – năm 2011
Hội nghị Công nghệ Sinh học Toàn quốc khu vực phía Nam lần II năm 2011 đã thu hút được
sự quan của nhiều nhà khoa học không chỉ ở khu vực miền Nam mà cả các nhà khoa học ở miền Bắc
với hơn 230 báo cáo được gửi về tham gia Hội nghị. Dựa trên nội dung khoa học, các báo cáo được
phân chia thành 9 tiểu ban thể hiện 9 lĩnh vực công nghệ sinh học đang được quan tâm nghiên cứu:
- Sinh học Phân tử Thực vật
- Công nghệ Mô và Tế bào Thực vật
- Công nghệ Vi sinh
- Công nghệ Sinh học Y dược
- Công nghệ Sinh hóa – Hợp chất thứ cấp
- CNSH Động vật
- Công nghệ Môi trường – Năng lượng Sinh học – Vật liệu Sinh học
- CNSH Thủy sản
- CNSH Thực phẩm
Trong đó, lĩnh vực CNSH Thực vật là lĩnh vực đang được quan tâm nghiên cứu nhiều
nhất hiện nay với 75 báo cáo tham gia. Các báo cáo thuộc lĩnh vực này được chia thành 2 tiểu
ban là tiểu ban Sinh học Phân tử Thực vật và tiểu ban Công nghệ Mô và Tế bào Thực vật.
2.6.1. Tiểu ban sinh học phân tử thực vật
10


Tiểu ban này có 36 báo cáo. Lần này số báo cáo về công nghệ tế bào giảm và thay vào bằng
nhiều báo cáo có liên quan đến lĩnh vực genomics và chức năng genomics (functional genomics). Đây
là tín hiệu đáng mừng về sự phát triển của công nghệ sinh học trong lĩnh vực thực vật.
Những hoạt động biểu thị rõ nhất trong bảo tồn quỹ gen và phân tích đa dạng di truyền như một
nội dung mang tính quyết định trong sinh học. Nhiều mô phỏng toán đã được áp dụng tiếp cận với trình
độ thế giới. Gen mục tiêu từ loài lúa hoang được du nhập thành công vào lúa trồng thông qua kỹ thuật
cứu sống phôi mầm (embryo rescue) tạo ra giống lúa chống chịu stress phi sinh học và sinh học.
Dòng hóa gen mục tiêu nhờ BAC clone được thực hiện trên các gen điều khiển tính
kháng (chống chịu) với stress: đã cho thấy có sự phát triển cao hơn thay vì chỉ dừng lại ở mức độ

MAS (chọn giống bằng chỉ thị phân tử). Chọn giống nhờ chỉ thị phân tử đã được ứng dụng kể từ
1995 với chỉ thị dựa trên PCR như RAPD, AFLP, STS, microsatellite nhằm xét nghiệm sự có
mặt của gen mục tiêu trong bố mẹ và con lai đang phân ly. Kỹ thuật "fine mapping" là chìa khóa
trong chiến lược chọn lọc một cách thận trọng các kiểu gen mong muốn chính xác.
Phân tích QTL (quantitative trait loci) các tính trạng số lượng như chống chịu stress phi sinh học
đã được vận dụng khá thành công. Tuy nhiên, tương tác GxE được tính toán trong phân tích QTL
các tính trạng chống chịu với stress phi sinh học, vẫn còn là thách thức lớn cho nhà chọn giống.
Điều đáng mừng là rất nhiều nghiên cứu về chuyển nạp gen, tạo ra được cây transgenic
(12 báo cáo, chiếm hơn 30% số đề tài khoa học) trong điều kiện thí nghiệm tại Việt Nam. Việc
chuyển nạp gen mục tiêu vào cây trồng thông qua Agrobacterium đã được tiếp cận rất sớm. Tuy
nhiên nhiều báo cáo chỉ dừng ở mức thiết kế thành công vector hoặc thể hiện gen ở mức tin cậy thấp
và thiếu hẳn nội dung khảo nghiệm ngoài đồng và các nghiên cứu về dòng chảy của gen (gene flow).
Các kết quả nghiên cứu này chứng tỏ rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng tiếp cận với
genome học hiện đại, trên cơ sở hợp tác thật sự và được đầu tư đúng mức. Cái thiếu lớn nhất của
Việt Nam hiện nay không phải là chiến lược mà là chính sách khuyến khích và thời biểu hành
động (agenda). Các tính trạng chống chịu sâu bệnh với gen kháng bền vững, các tính trạng chống
chịu stress phi sinh học như khô hạn, vốn rất phức tạp khi đánh giá kiểu hình, người ta vẫn có thể
tìm được giải pháp tốt, khi biết sử dụng thông thạo kho dữ liệu các chuỗi trình tự loài sinh vật
của thế giới thông qua phương tiện tin sinh học.
2.6.2. Tiểu ban Công nghệ Mô và Tế bào Thực vật
Tiểu ban này có 39 báo cáo với các chủ đề nghiên cứu theo các hướng:
- Kỹ thuật nuôi cấy mô phôi kết hợp đột biến cho tạo giống thực vật: mặc dù còn ít nghiên
cứu và kết quả còn khiêm tốn, việc kết hợp kỹ thuật nuôi cấy mô – phôi và tạo đột biết qua chiếu
xạ cho phép tạo được nguồn vật liệu mới cho chọn lọc giống cây trồng có đặc tính mới.
- Kỹ thuật nuôi cấy mô phôi, mô đỉnh sinh trưởng cho nhân giống cây trồng nông nghiệp và
cây hoa kiểng:đây là hướng đang được tâp trung nghiên cứu và phát triển tại các phòng thí
nghiệm sinh học.
- Kỹ thuật nuôi cấy mô phôi, mô đỉnh sinh trưởng cho nhân giống cây dược liệu:quy trình
nhân giống in vitro cây dược liệu bản địa và nuôi cấy tạo sinh khối cho ly trích các hoạt chất sinh
học đã được chú ý.

- Kỹ thuật nuôi cấy sinh khối tế bào nhằm thu nhận hoặc kích hoạt các hợp chất thứ cấp có
hoạt tính sinh học: công nghệ nuôi cấy tạo sinh khối tế bào cho sản xuất số lượng lớn hợp chất
sinh học được chú ý nghiên cứu.
Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào hoàn thành quy trình nuôi cấy tạo cây hoàn chỉnh
trong ống nghiệm, thiết lập quy trình nuôi sinh khối và xác định hợp chất thứ cấp hình thành.
11


Chưa đánh giá kết quả sau ống nghiệm hay trong thực tế đồng ruộng của các nguồn cây giống
được tạo ra qua công nghệ nuôi cấy mô-phôi, vì vậy chưa chứng minh được hiệu quả kinh tế do
kỹ thuật mang lại cho người trồng trọt. Công nghệ sinh khối tế bào cho sản xuất các hợp chất
sinh học có dược tính cũng mới ở quy mô thí nghiệm chưa đi sâu vào thực nghiệm sản
xuất.Công nghệ nuôi cấy mô cho tạo nguồn vật liệu mới trong tạo giống chưa được chú trọng
ngoại trừ một số ít nghiên cứu liên quan đột biến.
2.6.3. Tiểu ban Công nghệ Vi sinh
Tiểu ban này có45 báo cáo, tập trung nghiên cứu các vấn đề chính như sau
:
- Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp : các nghiên cứu có xu hướng tìm kiếm và tạo ra các
dòng vi sinh vật hữu ích cho cây trồng trong việc bảo vệ cây trồng khỏi sự tấn công của
nấm
bệnh và đồng thời làm hạn chế sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật góp phần giảm
chi phí sản xuất cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng
nền nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam.
- Tạo ra và ứng dụng các dòng vi sinh vật để sản xuất các protein
, enzyme, các chất biến
dưỡng thứ cấp: dây là một hướng nghiên cứu nổi bật khác trong lĩ nh vực công nghệ vi sinh nhằm
tạo ra các chủng giống vi sinh vật được tăng cường khả năng sản xuất các protein , enzyme, các
chất biến dưỡng thứ cấp khác hoặc cải thiện các đặc tí nh mong muốn khác . Mặc dù số lượng báo
cáo chưa nhiều , những kết quả đạt được hiện nay cho thấy một xu hướng nghiên cứu đang đ ịnh
hình đó là ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử , kỹ thuật gây đột biến gene để tạo ra các dòng vi

sinh vật có khả năng sản xuất các chất biến dưỡng thứ cấp có hoạt tính sinh học với năng suất cao
.
2.6.4. Tiểu ban Công nghệ Sinh học Y Dược
Tiểu ban này có 30 báo cáo các tác giả Việt Nam và một số đồng tác giả nước ngoài, có
thể được chia thành 4 hướng chính:
- Nghiên cứu cơ chế và hỗ trợ điều trị ung thư;
- Biểu hiện và thử nghiệm sản xuất protein tái tổ hợp có dược tính;
- Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong xét nghiệm các tác nhân gây bệnh;
- Khảo sát hoạt tính và hiệu quả điều trị của một số protein tổng hợp hoặc dược phẩm trên mô
hình tế bào hay động vật.
Các báo cáo này phản ánh mối quan tâm lớn và tiềm năng của các nhóm nghiên cứu
trong ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra những công cụ chẩn đoán bệnh và sản xuất các chế
phẩm điều trị thay thế thuốc ngoại nhập.
2.6.5. Tiểu ban Công nghệ Sinh hóa và Hợp chất thứ cấp
Tiểu ban này có 23 báo cáo, giới thiệu kết quả nghiên cứu thực nghiệm về chiết tách, tinh
sạch và khảo sát hoạt tính sinh học của 3 loại hợp chất: enzym, tinh dầu và các hợp chất thứ cấp khác
từ phụ phế phẩm công nghiệp giết mổ động vật, vi sinh vật, thực vật nuôi cấy mô và rong biển.
Kết quả các báo cáo cho thấy:
- Các nghiên cứu đã định hướng vào các đối tượng có thể trở thành nguồn nguyên liệu có thể khai thác
tốt ở nước ta như: gan cá basa, tụy heo, rong biển v.v…
- Phát hiện được các hợp chất sinh học có khả năng ứng dụng trong điều trị, trong sản xuất
thực phẩm chức năng, mỹ phẩm … nhờ chúng có hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxy.
- Đáng chú ý là loại lectin mới từ rong biển có phân tử lượng nhỏ, bền nhiệt và có ái lực mạnh
đối với các glycoprotein bề mặt tế bào, đặc biệt là các tế bào ung thư và vỏ virút; chất
phlorotanin từ rong nâu có phổ kháng khuẩn rộng đối với các vi khuẩn kiểm định gam (-) và gam
(+); chitooligosaccharid (COS) và chất bán tổng hợp từ nó là 4-Methyl- benzylchitooligosaccharid
12


(MBCOS) có khả năng kháng oxy hoá mạnh, đặc biệt là kháng gốc hydroxyl tự do. Do đó có khả năng

ứng dụng tốt trong bảo quản thực phẩm.
2.6.6. Tiểu ban CNSH Động vật
Tiểu ban này có 21 báo cáo với các hướng nghiên cứu chính như sau:
- Nghiên cứu cải thiện quy trình thụ tinh ống nghiệm nhằm tăng hiệu quả tạo phôi in vitro trên
các đối tượng bò, chó, heo.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, sinh học phân tử để phát hiện các tác nhân gây
bệnh ở vật nuôi. Đáng chú ý là có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc phát hiện và định tuýp
virus gây hội chứng heo tai xanh (PRRSV).
- Nghiên cứu phát hiện và điều tra dịch tễ về các tác nhân gây bệnh có thể lây lan từ động vật
sang người như sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski lankester) và vi khuẩn gây bệnh viêm màng
não mủ Streptoccocus suis.
- Bước đầu nghiên cứu về công nghệ tế bào gốc trên đối tượng động vật, tạo chuột khảm và
tiếp cận kỹ thuật nhân bản vô tính ở heo.
- Dùng kỹ thuật sinh học phân tử để xác định phát sinh loài (heo rừng Lâm đồng), định danh
ong mật phục vụ lai tạo giống và xác định bệnh di truyền ở bò (gene blad trên bò sữa).
2.6.7. Tiểu ban Công nghệ Môi trường – Năng lượng Sinh học – Vật liệu Sinh học
Tiểu ban này có 17 báo cáo. Trong đó, phát triển năng lượng sinh học là vấn đề đang
được quan tâm lớn trên thế giới. Lĩnh vực Năng lượng sinh học có 8 bài báo cáo, bước đầu thể
hiện sự quan tâm phát triển hướng nghiên cứu quan trọng này ở Việt Nam: có 6/8 bài báo cáo
liên quan đến sản xuất cồn sinh học: phát triển các quy trình tạo cồn sinh học từ các nguồn
nguyên liệu khác nhau như rong lục, rong biển, bã mía; bước đầu biểu hiện các enzyme sử dụng
trong thủy phân cellulose hướng đến tạo cồn sinh học; tạo butanol sinh học từ bã mía. Trong lĩnh
vực Vật liệu Sinh học, các báo cáo quan tâm đến việc cố định enzyme, protein trên các vật mang vô
cơ/alginate, nano, cố định nấm men trên vật liệu rễ bần, sử dụng tia xạ để tạo oligopectin và hydrogel
ứng dụng trong nông nghiệp.
2.6.8. Tiểu ban CNSH Thủy sản
Tiểu ban này có 10 báo cáo liên quan đến các nghiên cứu phát triển vaccine phòng bệnh
ở thủy sản (vaccine ngừa bệnh gan thận mủ, vaccine ngừa bệnh nhiễm khuẩn huyết cho cá tra,
vaccine ngừa bệnh do Vibrio trên cá mú chấm cam), các loại kit chẩn đoán bệnh thủy sản, các
nghiên cứu cơ bản liên quan đến biến động di truyền quần thể cá ngựa đen phục vụ cho công tác

bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nghiên cứu đặc điểm sinh học của Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan
thận mủ trên cá tra.
Mặc dù số lượng bài báo cáo trong tiểu ban Công nghệ sinh học Thủy sản không nhiều
nhưng các kết quả đạt được đã cho thấy sự ứng dụng mạnh mẽ và rộng khắp của kỹ thuật công nghệ
sinh học trong nghiên cứu thủy sản và sự phát triển không ngừng của ngành Thủy sản Việt Nam.
2.6.9. Tiểu ban CNSH Thực phẩm
Tiểu ban này có 15 báo cáo có thể được chia thành 2 hướng chính: nghiên cứu quy trình sản
xuất thức uống từ trái cây và nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất thực phẩm lên men truyền.
Các báo cáo tham gia Hội nghị Công nghệ Sinh học Toàn quốc khu vực phía Nam lần II
năm 2011 cho thấy Việt Nam đã hoàn toàn tiếp cận với CNSH học hiện đại và đã thu được
những kết quả có giá trị khoa học và tiềm năng ứng dụng tốt, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp
- thủy sản. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều các nghiên cưú mới chỉ dừng ở quy mô thí nghiệm, chưa
đánh giá kết quả sau ống nghiệm hay trong thực tế, vì vậy chưa chứng minh được hiệu quả kinh
13


tế - xã hội. Cần phải nhìn nhận một thực tế là so với các nước trong khu vực và trên thế giới,
CNSH Việt Nam còn đi sau một khoảng cách khá xa trong việc tạo các sản phẩm CNSH có giá
trị thực tiễn và đem lại nguồn doanh thu lớn.
3. Đánh giá
3.1. Thành tựu
Ngành CNSH thành phố trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay đã có những tiến bộ đáng kể,
được đầu tư phát triển, nâng cao tiềm lực về KH&CN, đặc biệt về cơ sở vật chất, đã có các đơn vị
nghiên cưú được trang bị những phương tiện hiện đại không kém các phòng thí nghiệm ở nước ngoài;
Các đề tài nghiên cứu, các dự án thử nghiệm đã tiếp cận được các công nghệ nền của CNSH
(công nghệ gen, công nghệ enzym-protein, công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ nano sinh
học), đồng thời ứng dụng và phát triển các công nghệ nền của CNSH tạo ra các sản phẩm phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài. Đặc biệt đối với lĩnh vực
nông nghiệp, nhiều đề tài nghiên cứu có tí nh ứng dụng cao phục vụ các Chương trình trọng điểm của
thành phố và khu vực (hoa, cây kiểng; rau an toàn; nuôi trồng thủy sản: tôm, cá tra.. ). Một số sản phẩm

của công nghệ vi sinh, công nghệ gen đã và đang xúc tiến thương mại hóa.
Bước đầu tạo ra một số sản phẩm CNSH có hàm lượng công nghệ khá cao như vắc xin
cho thú y, các bộ kit xét nghiệm đặc hiệu vi khuẩn, virút gây bệnh trên người, vật nuôi, trên cơ
sở này góp phần hình thành một số công ty CNSH tại thành phố.
3.2. Hạn chế
Trong giai đoạn vừa qua, ngành CNSH thành phố cũng bắt đầu chịu tác động của hội
nhập quốc tế, nhưng thành quả của nó còn ở mức sơ khai, chưa tạo giá trị kinh tế thực thụ. Nằm
trong các chương trình trọng điểm đã được thành phố xác định nhưng việc triển khai ứng dụng
CNSH đến các thành phần kinh tế - xã hội chưa được coi trọng. Rào cản lớn nhất chính là năng
lực quản lý, năng lực tổ chức sản xuất, thương mại hóa còn nhiều hạn chế; khả năng đầu tư còn
rất khiêm tốn và dàn trải.
Số lượng đề tài nghiên cưú xuất phát từ nhu cầu xã hội đặt hàng và đầu tư còn rất ít,
phần lớn là do các nhà khoa học tự đề xuất và đăng ký thực hiện. Do đó tỷ lệ đề tài sau nghiệm
thu được ứng thực tế sản xuất thấp.
Bên cạnh đó, chưa có chính sách khuyến khích hoạt động triển khai ứng dụng, các đơn vị
nghiên cứu triển khai khá phân tán, chưa gắn kết nên chưa phát huy thế mạnh hợp tác nghiên
cứu. Năng lực nghiên cứu triển khai còn hạn chế cả về mức độ và quy mô của các công trình nghiên
cứu thử nghiệm, các nghiên cưú mới chỉ dừng ở quy mô thí nghiệm, rất ít các hướng nghiên cứu
Nghiên cưú CNSH cần sự đầu tư lớn và đồng bộ cho các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên,
phần lớn các phòng thí nghiệm đang trong giai đoạn đầu tư trang thiết bị. Hơn nữa, vật tư
nguyên liệu cho CNSH hầu như không có sẵn trong nước, phải đặt mua ở nước ngoài cũng là
những hạn chế trong công tác nghiên cưú.
4. Định hướng nghiên cứu và ứng dụng CNSH trong giai đoạn 2011-2015
4.1. Chương trình CNSH thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM
4.1.1. Quan điểm xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2015
- Với vị trí là trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước và vùng Đông Nam Á, hoạt động
khoa học và công nghệ tại Tp.HCM trong giai đoạn 2011 – 2015 và các năm tiếp theo phải thực
sự trở thành động lực trực tiếp, đóng góp quan trọng vào chất lượng tăng trưởng và phát triển bền
vững, đạt trình độ trung bình tiên tiến, rút ngắn khoảng cách với các thành phố lớn trong khu vực.
14



- Đầu tư thỏa đáng, đáp ứng nhu cầu cho phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trên cơ sở
tăng cường đầu tư từ ngân sách thành phố kết hợp với huy động các nguồn lực đầu tư từ xã hội,
nhất là các doanh nghiệp. Chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất và phát triển nguồn nhân lực trình
độ cao nhằm tạo bước đột phá về năng lực nội sinh tiếp thu, sáng tạo và từng bước làm chủ công
nghệ mới trên một số lĩnh vực.
- Củng cố và hoàn thiện cơ chế liên kết hợp tác giữa nhà nước – nhà khoa học – doanh nghiệp
trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm cho hoạt động khoa học và công nghệ. Lấy đổi mới
công nghệ, ứng dụng và phát triển công nghệ mới làm đòn bẩy cho sự tăng trưởng nhanh và bền
vững, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý khoa học và công nghệ và chính sách đối với đội ngũ trí thức nhằm
khai thác hiệu quả nhất mọi tiềm năng trí tuệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá và từng
bước phát triển nền kinh tế tri thức.
4.1.2. Mục tiêu
- Nghiên cứu và tạo ra một số công nghệ mới trong các lĩnh vực: y dược, nông nghiệp, an
toàn vệ sinh thực phẩm, vật liệu, bảo vệ môi trường.
- Phát triển và ứng dụng các công nghệ nền của công nghệ sinh học để sản xuất ở qui mô công nghiệp các
sản phẩm công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tp. HCM nói riêng và cả nước nói chung.
- Góp phần nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học có
chất lượng cao, giàu năng lực sáng tạo và làm chủ công nghệ.
4.1.3. Nội dung
a. Nghiên cứu ứng dụng
Trong giai đoạn 2011-2015, Chương trình CNSH TP.HCM sẽ tập trung nghiên cứu và
tạo ra một số sản phẩm công nghệ cao như:
- Nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm protein tái tổ hợp, kháng thể đơn dòng
dùng để chẩn đoán, chủng ngừa và điều trị các bệnh khác nhau ở người.
- Nghiên cứu và sản xuất các loại vắc-xin thế hệ mới dùng cho người, gia súc, gia cầm và
thủy sản đáp ứng nhu cầu trong nước.
- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc tạo mô và các cơ quan thay thế

phục vụ điều trị bệnh ở người.
- Nghiên cứu tạo các giống cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp mới, sạch bệnh, có năng suất,
chất lượng cao.
- Nghiên cứu, phát triển kỹ thuật thao tác trên phôi, thụ tinh trong ống nghiệm, công nghệ
chuyển gen, trong việc chọn giống, nhân giống, cải thiện giống nhằm tăng năng suất và chất
lượng vật nuôi, thủy sản có tầm quan trọng về kinh tế.
- Nghiên cưú phát triển các sản phẩm vi sinh vật phục vụ sản xuất enzym, thuốc sâu, bệnh
sinh học, vắc – xin, bảo quản chế biến.
b. Các hướng nghiên cứu cơ bản
- Nghiên cứu các loại vật liệu sinh học dùng trong y khoa.
- Nghiên cứu cơ bản về biosensor.
- Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen bản địa (động vật, thực vật, vi sinh vật).
- Nghiên cứu bioinformatic (sinh tin học)
Dự kiến kinh phí hỗ trợ nghiên cứu, thiết kế, ứng dụng và sản xuất các sản phẩm công
nghệ cao tập trung vào 05 lĩnh vực ưu tiên: Cơ khí; Điện tử - Tin học; Hóa chất; Công nghệ sinh
học; Năng lượng giai đoạn 2011-2015 là 100 tỷ đồng
15


4.1.4. Giải pháp thực hiện
Sở KH&CN hỗ trợ đồng bộ và nhiều mặt trên cơ sở liên kết giữa 3 nhà: Nhà khoa học –
Doanh nghiệp - Nhà nước, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm cho hoạt động khoa học và
công nghệ. Các giải pháp gồm:
- Gắn cơ chế đặt hàng với việc triển khai các chương trình sản phẩm công nghệ cụ thể và đẩy
mạnh thương mại hoá kết quả nghiên cứu.
- Thực hiện cơ cấu đầu tư đề tài, dự án nghiên cứu :
+ Nhóm nghiên cứu cơ bản (R): ngân sách đầu tư 100% kinh phí cho mỗi đề tài; kinh phí
đầu tư hàng năm chiếm khoảng từ 20 - 25% tổng kinh phí đầu tư cho chương trình.
+ Nhóm nghiên cứu ứng dụng (R-D): ngân sách đầu tư tối đa 70% kinh phí cho mỗi đề
tài; kinh phí đầu tư hàng năm chiếm khoảng từ 30 – 35% tổng kinh phí đầu tư cho chương trình.

+ Nhóm sản xuất thử - thử nghiệm sản phẩm (P) và phát triển sản phẩm: ngân sách đầu tư
tối đa 30-50% kinh phí cho mỗi dự án; kinh phí đầu tư hàng năm chiếm khoảng từ 40 - 45% tổng
kinh phí đầu tư cho KH&CN. Sau khi kết thúc dự án sẽ thu hồi 50-100% kinh phí đã cấp trong 23 năm (trừ những dự án được nêu tại Quyết định 62/2010/QĐ-TTg ngày 10/5/2010).
- Xác định các đề tài, dự án có tính khả thi cao để đầu tư từ giai đoạn triển khai nghiên cứu
đến thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu.
- Xây dựng lộ trình phát triển mới cho công nghệ cao: “Tạo ra thị trường công nghệ cao® Nghiên
cứu ® Sáng tạo công nghệ” thay thế cho lộ trình cũ trước nay vẫn quen thuộc với các nhà nghiên cứu
KH-CN nước ta “Nghiên cứu (R&D) à Sản phẩm thử nghiệm (Pilot) à Thương mại hóa sản phẩm”.
- Hình thành các nhóm nghiên cứu đủ mạnh để thực hiện những đề tài, dự án nghiên cứu có tầm
quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các sản phẩm khoa học và công nghệ.
- Cơ quan quản lý nhà nước phải tạo điều kiện kết nối, hỗ trợ có hiệu quả quan hệ giữa cung và cầu;
hỗ trợ tư vấn, đánh giá thiết bị, công nghệ và định giá tài sản khi tiến hành chuyển giao công nghệ;
hướng dẫn thủ tục pháp lý về chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền SHTT và bảo vệ quyền
SHTT; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, các phòng thí nghiệm và các thiết bị kiểm định hàng hóa
và chịu trách nhiệm triển khai nhanh chóng các chính sách hỗ trợ đến đối tượng được hưởng.
- Hỗ trợ đăng ký Sở hữu trí tuệ.
- Đối với hoạt động ứng dụng/áp dụng công nghệ là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học
và công nghệ thành phố thì được hỗ trợ toàn bộ kinh phí chuyển giao công nghệ (nếu có) tuỳ
thuộc vào giá trị công nghệ của dự án được phê duyệt.
- Hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp và nhà khoa hoặc tiếp cận các nguồn vốn phục vụ cho hoạt
động nghiên cứu triển khai, ứng dụng KH&CN: Quỹ Phát triển KH&CN thành phố; Quỹ phát triển
Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp và Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ về tài chính khác.
- Tăng cường đầu tư từ mọi nguồn lực để phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ thành phố.
4.2. Chương trình ứng dụng và phát triển CNSH phục vụ nông nghiệp – nông thôn trên địa
bàn TP.HCM giai đoạn 2011-2015
4.2.1. Mục tiêu
a. Lĩnh vực trồng trọt
- Chọn tạo 20 - 30 giống rau, 4 - 5 giống hoa kiểng mới.
- Nhân nhanh 1 – 2 triệu cây giống cấy mô bằng công nghệ tế bào thực vật đối với một số
giống cây trồng có giá trị ( tập trung cho hoa, cây kiểng ). Xây dựng quy trình nhân nhanh một

số giống cây dược liệu quý.
16


- Xây dựng và phát triển 10 - 15 phòng nuôi cấy mô thực vật ở các hộ dân, kể cả đối với các
hộ sản xuất.
- Ứng dụng 3-4 chế phẩm sinh học (phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, …)
trên 50% diện tích canh tác rau, hoa, cây kiểng.
- Xây dựng 5 – 7 quy trình chẩn đoán virus gây bệnh chính trên rau, hoa, cây kiểng và một số
cây công nghiệp bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
- Hình thành bộ sưu tập nguồn gen giống lan rừng đặc hữu của khu vực phía Nam.
- Bước đầu nghiên cứu chuyển gen trên 2 – 4 giống hoa kiểng, 3 – 6 giống rau và 2 – 4 giống
cây dược liệu.
b. Lĩnh vực chăn nuôi
- Sử dụng phương pháp BLUP để ước tính giá trị giống phục vụ cho công tác chọn lọc di truyền.
- Sản xuất thử nghiệm sản phẩm phôi bò đông lạnh cung cấp cho thị trường trong nước, với
số lượng hàng năm đạt 200-300 phôi và 30-50 con bò được tạo ra từ phôi đông lạnh.
- Hình thành hệ thống các trại giống với nhiệm vụ là liên tục chọn dòng và cải thiện di truyền
để không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng giống.
- Lưu trữ nguồn gen của 6 – 8 giống bò và 6 – 8 giống heo thuần chủng (dưới dạng phôi trong
phòng thí nghiệm) nhằm phục vụ công tác nghiên cứu cải tạo giống và lai tạo giống mới.
- Tạo 3 – 5 bộ kit chẩn đoán và 2 – 3 vaccine đối với một số bệnh có tính nguy hại trên gia
súc, vật nuôi, gia cầm (lở mồm long móng, heo tai xanh, …).
c. Lĩnh vực thủy sản
- Sử dụng phương pháp BLUP để chọn tạo giống thủy sản (cá cảnh, nghêu …).
- Chọn tạo và nuôi cấy 03-05 loại tảo phổ biến làm thức ăn thủy sản; nghiên cứu 01-02 quy
trình bổ sung hoạt chất sinh học vào thức ăn thủy sản.
- Thương mại hóa 05-07 bộ kit chẩn đoán bệnh phổ biến trong thủy sản, 01 - 02 loại vacxin
phòng bệnh cá tra.
d. Lĩnh vực Vi sinh - Môi trường - Năng lượng

- Bước đầu nghiên cứu 03-04 công nghệ sản xuất năng lượng sinh học từ phế liệu nông nghiệp.
- Sản xuất 02-03 chế phẩm sinh học ứng dụng trong nông nghiệp , 03-04 chế phẩm sinh học
chuyên phòng trị một số loại bệnh phổ biến trên cây trồng
(tập trung trên rau, hoa kiểng, cây
công nghiệp).
- Nghiên cứu tạo 02-03 chế phẩm vi sinh vật cố định đạm , phân giải lân, vi sinh vật cộng sinh
với cây trồng.
e. Xây dựng cơ sở vật chất
- Hoàn thiện các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng Trung tâm CNSH TP.HCM: dự án
khu Hành chính Tổng hợp, dự án Khu Nghiên cứu, dự án Khu Nhà kính – Nhà lưới, dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng, dự án mua sắm thiết bị cho 12 phòng thí nghiệm CNSHc.
- Tăng cường năng lực trang thiết bị cho một số đơn vị liên quan đến CNSH như Trung tâm Quản lý
và Kiểm định giống, Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản.
f. Đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách để nhanh chóng phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
trong nông nghiệp, thu hút nhân tài và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực CNSH.
- Đến năm 2015, đào tạo ngắn hạn 100 lượt cán bộ; đào tạo 10 – 15 tiến sĩ, 25 – 30 thạc sĩ,
100 kỹ thuật viên về công nghệ sinh học nông nghiệp; và huấn luyện 1.000 - 1.500 lượt người
(nông dân, cán bộ kỹ thuật) về kiến thức và kỹ thuật cơ bản liên quan đến CNSH.
17


4.2.2. Nội dung thực hiện
a. Triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất thử sản phẩm, chuyển giao công
nghệ và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp
Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ (R-D); các dự án sản xuất thử sản phẩm; dự án sản xuất sản phẩm
hàng hóa chủ lực ở quy mô công nghiệp và các dự án hợp tác quốc tế về CNSH nông nghiệp.
- Sở Khoa học và Công nghệ: đầu tư kinh phí hàng năm theo đơn đặt hàng của chương trình
để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học về CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Trung tâm CNSH TP.HCM: tiến hành các đề tài nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, triển khai
công tác đào tạo huấn luyện kỹ thuật viên CNSH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực CNSH nông nghiệp để đạt được các mục tiêu cụ thể đã đề ra trong giai đoạn.
- Các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp,
Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ Thực vật, Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây
trồng – vật nuôi, Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, Chi cục Thú y):
tham gia thực hiện Chương trình theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị
- Các đơn vị khác đóng trên địa bàn thành phố (bao gồm: Tổng công ty Nông nghiệp Sài gòn;
Đại học Nông lâm, Đại học KH Tự nhiện, Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam, Viện nghiện
cứu nuôi trồng Thủy sản II và các đơn vị nghiên cứu có liên quan đến CNSH): khuyến khích
tham gia vào Chương trình bằng cách:
+ Tham gia các đề tài nghiên cứu ứng dụng về CNSH phục vụ nông nghiệp – nông thôn
+ Chuyển giao và triển khai các kết quả nghiên cứu, các quy trình công nghệ để tạo ra
sản phẩm năm trong danh mục của Chương trình
+ Phối hợp tham gia triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm đào tạo nguồn nhân lực về CNSH.
b. Xây dựng và phát triển cơ sở, vật chất kỹ thuật
Đến năm 2015, hoàn thành các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng Trung tâm
CNSH TP.HCM: dự án khu Hành chính Tổng hợp, dự án Khu Nghiên cứu, dự án Khu Nhà kính
– Nhà lưới, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án mua sắm thiết bị cho 12 phòng thí nghiệm CNSH.
c. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực về CNSH
- Trung tâm CNSH TP.HCM thực hiện có hiệu quả “Chương trình đào tạo nguồn nhân lực
CNSH 2008-2012”, đến năm 2015, đào tạo 10-15 tiến sĩ và 25-30 thạc sĩ thuộc lĩnh vực CNSH
Nông nghiệp tại các nước có nền CNSH phát triển.
- Trung bình mỗi năm gửi 15 - 20 lượt cán bộ kỹ thuật đến các nước có nền CNSH phát triển để
tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn (3 - 6 tháng) nhằm cập nhật và nâng cao năng lực chuyên môn.
- Phát triển và nâng cao năng lực chuyên môn CNSH của đội ngũ kỹ thuật viên tại các cơ
quan quản lý chuyên ngành, các đơn vị chuyển giao, các doanh nghiệp liên quan đến nông nghiệp,
CNSH nông nghiệp: trung bình mỗi năm huấn luyện 200 - 300 lượt người (nông dân, kỹ thuật viên) về
kiến thức và kỹ thuật cơ bản liên quan đến CNSH thông qua 04 - 06 lớp tập huấn, 08-10 cuộc tham quan.
d. Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò quan trọng của

CNSH đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp
- Hợp tác quốc tế: tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp,
trong đó vai trò chủ lực giao cho Trung tâm Công nghệ sinh học phối hợp với các Viện, Trường,
Trung tâm nghiên cứu trên địa bàn TP. HCM để đề xuất các chương trình, nội dung hợp tác.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục: Trung tâm Khuyến nông phối hợp với
Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ( đài truyền
18


hình, phát thanh, báo) để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi người dân về vai trò
quan trọng của công nghệ sinh học đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp;
e. Huy động các nguồn nhân lực để đầu tư, phát triển CNSH thành phố
Các Sở Khoa học Công nghệ, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên
cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để phát triển và ứng dụng CNSH trong nông nghiệp: cơ
chế nghiên cứu khoa học, chính sách thu hút nhân tài và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực
CNSH trình Thành phố.
4.2.3. Tổ chức thực hiện
- Ban Chỉ đạo Chương trình họp định kỳ 3 tháng để triển khai công tác chỉ đạo, thực hiện
nhiệm vụ của từng thành viên Ban chỉ đạo, cũng như các Sở-ngành, đơn vị có liên quan đến
Chương trình; đồng thời, kiểm tra, đôn đốc công việc được giao của từng đơn vị.
- Sở Nông nghiệp và PTNT, với vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo, phối hợp với các Sở, ngành
thành phố, các đơn vị có liên quan để triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
- Trung tâm CNSH TP.HCM học là Văn phòng thường trực theo dõi, tổng hợp, giúp Sở Nông
nghiệp và PTNT thực hiện chức năng cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.
- Văn phòng thường trực chủ trì phối hợp với các Sở-ngành, các đơn vị có liên quan báo cáo
kết quả thực hiện định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp
báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
4.2.4. Kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình được trích từ nguồn kinh phí nghiệp vụ chuyên
môn hàng năm của các đơn vị tham gia thực hiện; từ các chương trình, dự án, đề án liên quan

đến việc ứng dụng công nghệ cao của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; từ các doanh
nghiệp và các chương trình hợp tác quốc tế.
Trong giai đoạn 2010-2015, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho Chương trình khoảng 1.407 tỷ
đồng, Trong đó, vốn từ nguồn ngân sách nhà nước chiếm 88,8% (1.249 tỷ), từ nguồn đầu tư của
các doanh nghiệp là 8,4% (118 tỷ) và 2,8% (40 tỷ) còn lại là từ các nguồn khác./.
Tài liệu tham khảo
- Bùi Thị Minh Hằng và cộng sự (2006), Báo cáo nghiệm thu đề tài “Đánh giá thực trạng ứng dụng CNSH trong
nông nghiệp, y dược và đề xuất các giải pháp để phát triển ngành CNSH tại TP.HCM”, Đề tài cấp thành phố.
- Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển
và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- Ngô Kế Sương (2005), Báo cáo chuyên đề “Về các giải pháp phát triển công nghệ và công nghiệp công nghệ
sinh học”, Hội Sinh học TP.HCM
- Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”
- Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg 22 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc “Kế hoạch tổng thể
phát triển và ứng dụng CNSH ở Việt Nam đến năm 2020” nhằm đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Quyết định 49/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu
tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển
- Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 27/1/2011 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Chương trình ứng dụng và
phát triển CNSH phục vụ nông nghiệp – nông thôn trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025.
- Tổng kết kết quả hoạt động KHCN TP.HCM giai đoạn 2006-2010
- Chương trình phát triển KH&CN TP.HCM giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020
- Báo cáo kết quả hoạt động đầu tư, nghiên cứu khoa học công nghệ của Trung tâm CNSH trong 5 năm 2006 – 2010.
- Báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu và kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2011 của Ban quản lý Khu Nông
nghiệp Công nghệ cao.

(Nguồn:)


19



×