Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.58 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

HOÀNG THỊ DUNG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

HOÀNG THỊ DUNG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo

Hà Nội – 2014


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số
liệu, kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực, bảo đảm tính khách
quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách
nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Hoàng Thị Dung

iii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn của các
thầy, cô trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội; bạn bè, đồng nghiệp,
người thân trong gia đình cùng với sự giúp đỡ của các anh chị Thành Đoàn Hà Nội
và cán bộ cơ quan UBND quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội và cán bộ cơ quan UBND quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội đã quan tâm động viên, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện Luận văn; qua đó giúp tôi tập dượt với công tác nghiên cứu về
lĩnh vực mà tôi tâm huyết.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo - Giảng viên
khoa Triết học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, người đã tận
tâm chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành Luận văn.
Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam là
một vấn đề rất khó, từ lý luận đi vào thực tiễn đã nảy sinh nhiều vấn đề nan giải, do

vậy chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong
nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy, cô, các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng
nghiệp để tôi hoàn thiện, nâng cao chất lượng luận văn, tiếp tục nghiên cứu nâng cao
hiệu quả công tác đóng góp cho thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả

Hoàng Thị Dung

iv


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................3
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................ 11
1.1. Giáo dục đạo đức cho sinh viên ................................................................................ 11
1.1.1. Một số quan niệm về đạo đức ............................................................................. 11
1.1.2. Một số quan niệm về giáo dục đạo đức ............................................................ 14
1.1.3. Sinh viên - đối tượng của giáo dục đạo đức hiện nay ................................... 17
1.1.4. Chủ thể và phương thức giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay ............ 21
1.2. Khái niệm "Hội nhập" và các hình thức hội nhập hiện nay.............................. 26
1.2.1. Khái niệm "Hội nhập"........................................................................................ 26
1.2.2. Các hình thức hội nhập hiện nay...................................................................... 29
1.3. Bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay: những tác động tích cực,
thách thức và những yêu cầu đối với đạo đức sinh viên............................................. 30
1.3.1. Những tác động tích cực đối với đạo đức sinh viên trong bối cảnh
hội nhập ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 31
1.3.2. Những thách thức được đặt ra cho đạo đức sinh viên t rong bối cảnh

hội nhập ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 34
1.3.3. Những yêu cầu đối với đạo đức sinh viên trong bối cảnh hội nhập ở
Việt Nam hiện nay ................................................................................................................ 38
1.4. Mục đích và nội dung của giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh
hội nhập ở Việt Nam hiện nay .......................................................................................... 43
1.4.1. Mục đích của giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập
ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................................ 43
1.4.2. Nội dung của giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập
ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................................ 44

1


Chương 2: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ................ 58
2.1. Thực trạng của giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập ở
Việt Nam hiện nay ............................................................................................................... 58
2.1.1. Những thành tựu của giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối c ảnh
hội nhập hiện nay................................................................................................................. 58
2.1.2. Những hạn chế trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trong
bối cảnh hội nhập hiện nay ................................................................................................ 77
2.2. Những giải pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập
ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................................... 85
2.2.1. Đổi mới nhận thức, nâng cao sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước
thông qua các chính sách phát triển giáo dục hiện nay ................................................ 85
2.2.2. Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố của giáo dục đạo đức cho
sinh viên trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay theo hướng phát triển
nhân cách, năng lực của người học ................................................................................. 88
2.2.3. Kết hợp chặt chẽ gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục
đạo đức cho sinh viên .......................................................................................................... 91

2.2.4. Thúc đẩy ý thức tự giác tự rèn luyện đạo đức cho sinh viên hiện nay ....... 95
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 101

2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Là một trong những hình thái ý thức xã hội, đạo đức được xem như một tấm
gương phản ánh khá trung thực điều kiện sinh hoạt vật chất của x ã hội và bị qui
định bởi những điều kiện sinh hoạt vật chất ấy. Tuy nhiên, trong chừng mực nhất
định, đạo đức cũng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của đời sống kinh tế
xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng kiến sự suy vong của các vương triều hay chế
độ xã hội bởi chính từ sự suy thoái, băng hoại về đạo đức và lối sống của những
người cầm quyền.
Là những người con đất Việt, chúng ta cảm thấy tự hào về những trang sử
hào hùng và vẻ vang của dân tộc Việt Nam, về truyền thống kiên cường, bất khuất
của người Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử. Ở một dân tộc phải trải qua biết
bao cuộc chiến tranh khốc liệt, hòa bình có những lúc chỉ được tính bằng ngày bằng
tháng, tự do phải đổi bằng biết bao xương máu, thì hạnh phúc càng trở nên thiêng
liêng và vô giá. Chính những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đã làm nên những trang sử
hào hùng và kỳ diệu của người dân Việt Nam để hôm nay nước ta có thể vững vàng
phát triển kinh tế, từng bước hội nhập với các quốc gia trên thế giới.
Quá trình hội nhập với thế giới tạo điều kiện cho các cá nhân phát huy khả
năng và thế mạnh của mình, trong đó có lực lượng sinh viên là lớp người có trình
độ, có tri thức, đầy nhiệt huyết, nhạy bén trong việc tiếp thu cái mới. Song quá trình
hội nhập cũng đặt ra những thách thức không nhỏ về nguồn nhân lực chất lượng cao
để đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại. Tuy nhiên, sinh viên không chỉ là lớp

người chịu nhiều ảnh hưởng tích cực mà còn cả những tác động tiêu cực của đời
sống xã hội, của cơ chế thị trường và việc mở rộng hội nhập quốc tế. Trước những
thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế, thang giá trị đạo đức của con người Việt Nam cũng có nhiều biến đổi. Điều đó
đặt ra vấn đề làm thế nào để sinh viên, những người “chủ tương lai của đất nước”

3


được giáo dục và định hướng theo những giá trị đạo đức đúng đắn để có thể thực
hiện được vai trò, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
Việt Nam sao cho có thể sớm “sánh vai các cường quốc năm châu” như Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng mong ước.
Là một tầng lớp xã hội đặc thù, năng động, sáng tạo trong học tập, có ý chí
vươn lên, thích tìm tòi cái mới và dễ thích nghi với cái mới.., đại bộ phận sinh viên
say mê trong học tập, chịu khó trong trau dồi, rèn luyện đạo đức, phẩm chất , nhân
cách để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn một
bộ phận không nhỏ sinh viên sống thực dụng, xa hoa, lãng phí, thậm chí có lối sống
xa rời truyền thống đạo lý của dân tộc, bởi vì kinh nghiệm và vốn sống còn hạn chế,
sự trải nghiệm ở họ chưa nhiều.
Thực tế cũng cho thấy, quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên trong những
năm qua có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp, chương trình của một số môn
học, hình thức dạy và học cũng từng bước được cải tiến, hình thức đào tạo cũng
ngày càng da dạng. Tuy nhiên Văn kiện Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam cũng
chỉ rõ: “Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới
chậm…Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập, xu hướng thương mại hóa và sa
sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở hành nỗi
bức xúc của xã hội” [13, tr.167-168].
Để khắc phục sự suy thoái về đạo đức trong một bộ phận sinh viên, không
ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, đào tạo các thế hệ sinh viên Việt Nam kế tục và

phát huy nguyên khí quốc gia với tính cách là lực lượng bổ sung quan trọng cho đội
ngũ trí thức trong tương lai - nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp
phát triển đất nước trong thời kỳ mới, thì việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt
Nam trong quá trình hội nhập là hết sức hệ trọng và cần thiết hiện nay đang đă ̣t ra
nhiề u vấ n đề lý luâ ̣n và thực tiễn cho giáo du ̣c và toàn xã hội

. Vì vậy tôi chọn “Giáo

dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay” làm đề
tài luận văn thạc sỹ triết học của mình.

4


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho sinh viên trong
bối cảnh hội nhập ở nước ta nói riêng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học. Cho đến nay đã có nhiều công trình được công bố với những mức độ,
cách tiếp cận khác nhau. Đã có một số đánh giá về cơ sở cơ sở lý luận và thực tiễn,
quan điểm và giải pháp đổi mới công tác giáo dục đạo đức của Đảng hiện nay. Tuy
nhiên có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
* Sách chuyên khảo tham khảo
Liên quan đến vấn đề giáo dục, cuốn sách “Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ
đổi mới, chủ trương, thực hiện, đánh giá”, Ban Khoa giáo Trung ương, NXB Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nôi, 2002 bao gồm các văn kiện của Đảng, một số bài
phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tập trung đánh giá những
thành tựu cũng như những hạn chế của ngành giáo dục, đồng thời chỉ ra phương
hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới giúp chúng ta nắm vững đường lối, c hủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta
trong thời kỳ đổi mới.

Cuốn sách “Những vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm và giải pháp”
(2008) của nhiều tác giả, Nhà Xuất bản Tri thức bao gồm một số bài viết quan t rọng
về các vấn đề mấu chốt và cấp bách của giáo dục do các tác giả trong và ngoài nước
viết đã hoặc chưa được công bố trên các phương tiện truyền thông.
Sinh viên là một bộ phận của thanh niên, cũng có không ít công trình lớn
nghiên cứu tới vấn đề thanh niên hiện nay. Cuốn sách “Thanh niên và lối sống của
thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế ” do PGS.TS
Phạm Hồng Tung chủ trì. Cuốn sách là kết quả của việc nghiên cứu đề tài cấp Nhà
nước được xuất bản năm 2011 tại Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia. Cuốn sách tập
trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về thanh niên và lối sống của thanh niên;
khảo sát và phân tích tình hình thanh niên Việt Nam và lối sống của thanh niên
trong hơn hai thập kỷ đổi mới đất nước, thông qua đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản
của thanh niên và đặc trưng lối sống của thanh niên; xu hướng biến đổi của thanh

5


niên trong hội nhập quốc tế, chỉ ra những yếu tố tác động cơ bản và đưa ra các giải
pháp nhằm xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam phù hợp với tiến trình đổi
mới của đất nước.
Cuốn sách “Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu niên giai đoạn 2007-2012” do PGS.TS Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Dự
khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Bí thư thứ
nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm chủ biên được xuất
bản năm 2012. Cuốn sách tiếp cận các vấn đề liên quan đến thanh niên và đặt nó
trong tương quan chung của xã hội, so sánh với các giai đoạn trước để chỉ ra những
biến đổi, chiều hướng biến đổi của các vấn đề; những yếu tố tác động đến sự biến
đổi đó; tổng kết xác định những vấn đề nổi bật về tình hình thanh niên trong giai
đoạn 5 năm qua; đã đánh giá hiệu quả công tác, tác động của hoạt động Đoàn đến
thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Đồng thời nghiên cứu những cơ sở lý

luận, thực tiễn từ đó đề xuất mục tiêu, phương hướng, giải pháp công tác Đoàn
trong nhiệm kỳ tới, khuyến nghị một số vấn đề với Đảng, Nhà nước và tổ chức
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Cuốn sách là kết quả của việc nghiên cứu
Đề tài cấp bộ cùng tên.
Các công trình trên là bức tranh khái quát về vấn đề giáo dục và lối sống của
thanh thiếu niên trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên do chủ đích của các tác giả, mà
các cuốn sách đều chưa đi sâu phân tích, nghiên cứu một cách chi tiết và có hệ
thống về vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
* Luận văn, luận án
Dưới một góc độ khác Luận án tiến sĩ triết học “Giáo dục đạo đức đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
của tác giả Trần Sỹ Phán (1996) tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đi
sâu phân tích đặc điểm nhân cách sinh viên, trong đó khẳng định “nhân cách sinh
viên là nhân cách chưa hoàn chỉnh, đang trong giai đoạn định hình”, vì vậy, sự biến
đổi đạo đức diễn ra ở tầng lớp xã hội đặc thù này là một tất yếu. Trên cơ sở đó tác
giả tập trung phân tích vai trò của giáo dục - nhất là giáo dục đạo đức - đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

6


Luận án “Ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay” của tác giả Võ Minh
Tuấn tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn năm 2004 và Luận án “Vấn đề xây
dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay ” của tác giả
Trịnh Duy Huy năm 2007 tại Viện Triết học - Viện khoa học Xã hội Việt Nam lại
làm sáng tỏ sự biến đổi nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị
trường, và tính cần thiết phải xây dựng, giáo dục nhân cách đạo đức sinh viên trong
điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay.
Bên cạnh những công trình trên, những công trình đi sâu phân tích về đạo
đức truyền thống Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng tạo ra một cái nhìn toàn

diện và sâu sắc trong quá trình giáo dục đạo đức nói chung cho sinh viên . Trong đó
phải kể đến các luận án: Luận án “Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong
xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay” của tác giả Cao Thu Hằng năm
2011 tại Học viện khoa học Xã hội - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Luận án
“Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt
Nam hiện nay” của tác giả Ngô Thị Thu Ngà năm 2011 tại Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một cách nhìn khái quát về vai trò của các giá trị
đạo đức truyền thống trong đời sống con người, trong quá trình xây dựng đạo đức
mới, trên cơ sở đó khẳng định sự cần thiết phải giáo dục tình cảm đạo đức cho mọi
đối tượng xã hội.
* Bài báo khoa học
Liên quan đến đề tài luận văn, có thể kể đến một số bài báo của các tác giả:
Bài báo “Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức ở
nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Ngọc Hà đăng tại Tạp chí Triết học, số 3
(2002); Bái báo“Tác động của toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên Việt Nam hiện
nay” của tác giả Võ Minh Tuấn đăng tại Tạp chí Triết học, số 4 (2004); Bài báo
“Hội nhập quốc tế: cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện
toàn cầu hóa” của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn đăng tại Tạp chí Triết học, số 8
(2004); Bài báo “Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống cho con
người Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền đăng tại Tạp chí
Triết học, số 2 (2007).

7


Trong các bài viết này, các tác giả tập trung phân tích sự chuyển dịch thang
giá trị đạo đức xã hội Việt Nam những năm gần đây dưới tác động của điều kiện
kinh tế xã hội, nhất là xu thế hội nhập và toàn cầu hoá; phân tích ảnh hưởng của hội
nhập quốc tế tới nhiều phương diện như: lối sống, văn hóa, đạo đức, tư duy… đặc
biệt là đối với thế hệ trẻ và đề ra một số giải pháp phát huy những mặt tích cực và

hạn chế mặt tiêu cực.
Nhìn chung, các công trình trên đã có đóng góp nhất định trong việc nêu rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn về yêu cầu của việc giáo dục đạo đức trong bối
cảnh hội nhập ở nước ta hiện nay. Đã làm sáng tỏ ở mức độ nhất định tác động của
bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tới sự biến đổi của đạo đức xã hội ở nước
ta trong quá trình đổi mới, đề ra một số phương hướng để đẩy mạnh quá trình giáo
dục đạo đức trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập. Những đề tài trên đã cung cấp cơ sở khoa học lý luận và
thực tiễn quan trọng để tác giả đi sâu nghiên cứu những vấn đề mà đề tài của tác giả
đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là: phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực
trạng việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện
nay, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường việc giáo dục đạo đức
cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối
cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục đạo đức
cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giáo dục đạo đức cho
viên trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay.

8

sinh



4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh hội
nhập ở Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Đây là một đề tài khá rộng, vì vậy trong khuôn khổ
hạn hẹp của một luận văn thạc sỹ, nghiên cứu này có thể coi là bước đầu tìm hiểu
việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam trong thập
kỷ gần đây. Đặc biệt, chủ yếu đi sâu phân tích quá trình giáo dục đạo đức cho sinh
viên tại các nhà trường Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức, có kế
thừa những giá trị của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử - lôgíc, phân tích và tổng hợp, thống
kê, so sánh, khảo sát thực tế, điều tra xã hội học và phương pháp liên ngành khác.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh
viên trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy việc giáo đạo đức cho sinh
viên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về
giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay; phân
tích đánh giá những tác động của bối cảnh hội nhập với việc giáo dục đạo đức cho
sinh viên; nội dung của giáo dục đạo đức cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ở Việt Nam hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho
sinh viên.


9


- Kết quả nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình
khoa học, công tác nghiên cứu, giảng dạy, tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận liên
quan đến giáo dục đạo đức trong đời sống xã hội của con người.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương, 6 tiết.

10


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Giáo dục đạo đức cho sinh viên
1.1.1. Một số quan niệm về đạo đức
Trước khi nghiên cứu về đa ̣o đức sinh viên và giáo du ̣c đa ̣o đức cho sinh
viên, chúng ta cần phải nghiên cứu thật kỹ

những khái niệm cơ bản như đa ̣o đức

,

giáo dục đạo đức mới làm tiền đề quan trọng để chúng ta có thể nhận thức được lý
do ta ̣i sao cầ n phải giáo du ̣c đa ̣o đức cho sinh viên đă ̣c biê ̣t trong bố i cảnh hô ̣i nhâ ̣p
hiê ̣n nay .

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện từ khi con người thoát thai
từ động vật và có những biến chuyển trong quá trình phát triển xã hội loài người.
Đạo đức thuộc về ý thức xã hội thể hiện sự phản ánh của con người trong mối quan
hệ với tự nhiên - xã hội và ngay chính bản thân con người với nhau, thể hiện trình
độ phát triển của con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Xét về yếu tố
cá nhân, đạo đức là nhân tố quan trọng bậc nhất trong nhân cách của mỗi một con
người, nó thể hiện mối quan hệ giữa bản thân cá nhân với cộng đồng xã hội và giới
tự nhiên. Đây cũng là lý do tại sao trong tác phẩm Luận cương về Phoi-ơ-bắc,
C.Mác lại khẳng định: Trong tính hiện thực của mình, bản chất con người là tổng
hòa các mối quan hệ xã hội [47, tr.11]. Con người là động vật cao cấp, nhưng khác
biệt với tự nhiên, con người có các mối quan hệ xã hội. Và chính đạo đức của con
người được hình thành từ các mối quan hệ xã hội đó, hay nói cách khác, đạo đức xã
hội chính là thành tố quan trọng của bản chất “xã hội” của con người.
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos, moris, nghĩa là lề thói
“moralis”, nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa. Còn có một danh từ thường
được xem như đồng nghĩa với đạo đức là luân lý học, có gốc từ chữ Hy Lạp là
ethicos, cũng có nghĩa là lề thói, tập tục. Như vậy, khi ta nói đến đạo đức là nói đến
những lề thói, tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong
giao tiếp với nhau hàng ngày.

11


12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.


Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Hội
nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

2.

Cổng Thông tin Điện tử Thanh tra Chính phủ, Luật giáo dục Đại học năm
2012.

3.

Nguyễn Trọng Chuẩn (2004), Hội nhập quốc tế: cơ hội và thách thức đối với
giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa, Tạp chí Triết học, số 8.

4.

Vũ Trọng Dung (2006), Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

5.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7.


Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp
hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Hội nghị Trung ương bảy Ban Chấp hành
Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ
đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X) phần II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13


14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp

hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng.

15. Phạm Văn Đồng (1989), Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa dân tộc, lương tâm
của thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội.

16. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Định hướng giá trị cho sinh
viên trong giai đoạn hiện nay, Báo cáo khoa học chuyên đề, Hà Nội.

17. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Đổi mới nội dung, phương
thức giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ hội nhập, Kỷ
yếu khoa học, Hà Nội.

18. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Lịch sử phong trào sinh viên,
học sinh và hội sinh viên Việt Nam(1925-2008), Nxb Thanh niên, Hà Nội.

19. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, “Những truyền thống vẻ vang của
Đoàn và tuổi trẻ Việt Nam”, www.doanthanhnien.vn, cập nhật 29/02/2008

20. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Tổng quan tình hình sinh
viên, công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII (2003 - 2008), Hà Nội.

21. Lê Quý Đức - Hoàng Chí Bảo (2007), Văn hoá đạo đức nước ta hiện nay vấn
đề và giải pháp, Nxb Văn hoá - Thông tin & Viện văn hoá, Hà Nội.

22. Nguyễn Tĩnh Gia (1997), “Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với
đạo đức người quản lý”, Nghiên cứu lý luận, (2), tr. 24-31.

23. Diệp Minh Giang (2011), Xây dựng đạo đức của thanh niên Việt Nam trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án tiến sỹ triết học,
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.


24. Nguyễn Ngọc Hà (2002), “Những nguyên nhân chủ quan của tình trạng suy
thoái đạo đức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (3).

25. Cao Thu Hằng (2011), Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây
dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa
học Xã hội Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

26. Nguyễn Vũ Hảo và Đỗ Minh Hợp (2009), Giáo trình Triết học phương Tây
hiện đại, Đại học khoa học xã hội và nhân văn.

14


27. Nguyễn Vũ Hảo (2006), Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa:
Một số vấn đề triết học, Tạp chí triết học, số 7 .

28. Hội sinh viên Việt Nam (2013), Lịch sử phong trào học sinh, sinh viên Việt
Nam và Hội sinh viên Việt Nam (1925-2013).

29. Đỗ Huy (2002), “Cơ chế chuẩn mực đạo đức xã hội và những hành vi đạo đức
cá nhân”, Tạp chí Triết học, số 2.

30. Trịnh Duy Huy (2007), Vấn đề xây dựng đạo đức mới trong điều kiện nền kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Viện Triết học, Viện
Khoa học Xã hội Việt Nams.

31. Nguyễn Văn Huyên (2003), “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn
cầu hoá”, Tạp chí Triết học, , số 12.


32. Bùi Thị Thanh Huyền (2011), Sự biến đổi đạo đức của sinh viên hiện nay,
Luận văn thạc sỹ triết học, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng Giảng viên Lý luận
chính trị Đại học Quốc Gia Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), “Toàn cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo
đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 2.

34. Đoàn Văn Khiêm (2001), “Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo
đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Triết học số 2.

35. Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hô ̣i , Hà Nội.
36. Vũ Khiêu (2003), “Sự suy thoái đạo đức và những giải pháp của chúng ta”,
Tạp chí Tâm lý học, số 9.

37. Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên) (2003), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và xu
hướng biến động, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.

38. Nguyễn Thế Kiệt (1996), “Quan hệ đạo đức và kinh tế trong việc định hướng
các giá trị đạo đức hiện nay”, Tạp chí Triết học, (6).

39. Nguyễn Thị Khuyên (2010), “Giáo dục tình cảm đạo đức cho sinh viên Việt
Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.

15


40. Lê Lan (2009), Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên cần sự liên kết gia
đình-nhà trường-xã hội, trang )


41. V.I.Lênin toàn tập (1978), NXB Tiến bộ, M t37.
42. V.I Lênin (1995), Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị QG, Hà Nội.
43. V.I Lênin (1961), Toàn tập, tập 31, Nxb Sự thật.
44. Nguyễn Ngọc Long chủ biên (2006), Giáo trình Đạo đức học, NXB Chính trị
quốc gia.

45. Trần Tuấn Lộ (2002), Lịch sử tư tưởng đạo đức học, đề cương bài giảng, khoa
Triết học, Tp. Hồ Chí Minh.

46. C.Mác - Ph.Ăngghen (1992), Bàn về thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

47. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Toàn tập, tập 12, Nxb Sự thật, Hà Nội.
49. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Hồ Chí Minh (1976), Về đạo đức cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
53. Hồ Chí Minh (1985), Về công tác tư tưởng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
54. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị QG, Hà Nội.
55. Hồ Chí Minh (2000, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị QG, Hà Nội.
56. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị QG, Hà Nội.
57. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị QG, Hà Nội.
58. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị QG, Hà Nội.
59. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị QG, Hà Nội.
60. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị QG, Hà Nội.
61. Trần Văn Miều (2007), “Bồi dưỡng đạo đức cách m ạng cho thế hệ trẻ”, Tạp
chí Xây dựng Đảng, (5).


62. Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất
nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16


63. Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên) (1998), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong
nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

64. Nguyễn Chí Mỳ, Nguyễn Thế Kiệt (1998), “Sự biến đổi thang giá trị đạo đức
trong xã hội ta hiện nay và việc nâng cao phẩm chất của cán bộ”, Tạp chí Cộng
sản, (15).

65. Đào Thị Nga (2012), Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường Cao
đẳng nghề ở Hà Nội trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, Luận văn thạc sỹ
triết học, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Đại học
Quốc gia Hà Nội.

66. Ngô Thị Thu Ngà (2011), Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo
đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

67. Lê Hữu Nghĩa, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (2007), Xu thế toàn cầu hoá
trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

68. Trần Sỹ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay , Luận án Tiến sĩ Triết
học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.


69. Hoàng Phê chủ biên (2000), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB
Đà Nẵng.

70. Nguyễn Văn Phúc (2000), “Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức
trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Triết học, (6).

71. Nguyễn Văn Phúc (2007), “Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và
chuẩn mực đạo đức mới”, Tạp chí Triết học, (3).

72. Nguyễn Đình Quế (2000), Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo
đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

73. Nguyễn Duy Quý (chủ nhiệm) (2004), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề
tài: “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay-vấn đề và giải pháp, Viện Khoa học xã
hội Việt Nam, Hà Nội.

17


74. Lê Thị Hoài Thanh (2002), Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại
trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ
Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

75. Lê Sĩ Thắng (2002), “Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc
đổi mới ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (5), tr.15-19.

76. Võ Văn Thắng (2006), “Nhân ái - một giá trị truyền thống cần kế thừa và phát
huy trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (7).


77. Đặng Hữu Toàn (2001), Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn
giá trị chân - thiện - mỹ trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển kinh tế thị
trường, Báo cáo tại Hội thảo quốc tế “Giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn
cầu hóa”, Hà Nội.

78. Trần Tuấn (2009), Cảnh báo sự xuống cấp đạo đức, lối sống trong giới trẻ,
Báo công an nhân dân ngày 28/10.

79. Võ Minh Tuấn (2003), Ý thức đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận
án tiến sỹ triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

80. Võ Minh Tuấn (2004), “Tác động của toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện
nay”, Tạp chí Triết học, (4).

81. Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam
trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

82. Nguyễn Đình Tường (2002), “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục”, Tạp
chí Triết học, (6).

83. Nguyễn Đình Tường (2006), “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
ở Việt Nam trước tác động của toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học, (5).

84. Hà Huy Thông (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của người cán bộ
quân sự, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

85. Mạc Văn Tranh (chủ biên) (1995), Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và
những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên, Đề tài
nghiên cứu khoa học (mã số B94 - 38 - 32), Bộ Giáo dục và Đào tạo.


18


86. Phạm Thị Ngọc Trầm (2000), “Về hậu quả tiêu cực và những thách thức của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại”, Tạp chí Triết học, (6).

87. Phạm Quốc Trụ (2011), Hội nhập quốc tế- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nghiên cứu biển đông.vn.

88. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Báo cáo tóm tắt
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Hà Nội.

89. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2011), Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh 80 năm xây dựng cống hiến và trưởng thành, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.

90. Trung ương Hội sinh viên Việt Nam (2003), Văn kiện đại hội đại biểu toàn
quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VII (tháng 12/2003), Nxb Thanh niên,
Hà Nội.

91. Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam (2009), Tổng quan tình hình sinh viên,
công tác hội và phong trào sinh viên Việt Nam nhiệm kì 2004 - 2009, Hà Nội.

92. Viện nghiên cứu Thanh niên, kết quả điều tra Tình hình tư tưởng của thanh
niên sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, tháng 10/2010.

93. Viện Nghiên cứu Thanh niên, kết quả điều tra “Tổng quan tình hình thanh niên
2007-2012”..


94. Viện Nghiên cứu Thanh niên - đánh giá tình hình thanh niên năm 2009.
95. Hỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã
hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

96. Nguyễn Đắc Vinh (chủ biên, 2012), Tổng quan tình hình thanh niên, công tác
Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (2007-2012), Nxb Thanh niên, Hà Nội.

97. Trần Xuân Vinh (1995), “Sự biến đổi một số giá trị cơ bản của thanh niên hiện
nay”, Tạp chí Triết học, (3), tr.41-43.

98. Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự (2006), Chuẩn mực đạo đức con
người Việt Nam hiện nay, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

99. Http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/2009/05/3BAOF70B.

19



×