Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

XÂY DỰNG một số TRÒ CHƠI làm QUEN với CHỮ VIẾT CHO TRẺ 5 6 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.66 KB, 14 trang )

Trang 1

CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
PHẦN I: PHẦN CHUNG
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
II/ Ý NGHĨA LÝ LUẬN
III/ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1. Thuận lợi.
2. Khó khăn.
IV/ TÊN ĐỀ TÀI.
V/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
VI/ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu.
2. Phạm vi nghiên cứu.
VII/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
VIII/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
I/ QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC XÂY DỰNG TRÒ CHƠI.
II/ HỆ THỐNG CÁC BÀI THỰC NGHIỆM
1. TRÒ CHƠI 1: Sắp xếp cho đúng mẫu
2. TRÒ CHƠI 2: Nghe sự thay đổi trong tiếng và trong các âm thanh
3. TRÒ CHƠI 3: Những con vật trốn tìm
4. TRÒ CHƠI 4: Tạo chữ cái
5.TRÒ CHƠI 5: Tìm các chữ cái trong các đoạn thơ
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1
2. Biện pháp 2

PHẦN III: KẾT LUẬN
I/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


1. Đối với giáo viên
2. Đối với trẻ
II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
III/ KẾT LUẬN
IV/ Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ


Trang 2

LIỆT KÊ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách tâm lý học đại cương
2. Sách giáo dục học đại cương
3. Sách hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi chương trình mới.
4. Sách tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết
5. Sách những trò chơi theo chủ đề chương trình mầm non mới


Trang 3

ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO
TRẺ 5-6 TUỔI
PHẦN I: PHẦN CHUNG
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mục tiêu nội dung chăm sóc giáo dục Mầm Non hiện nay là đổi mới
phương pháp giáo dục Mầm non. Đây là vấn đề cấp bách trong xu thế đổi mới
phương pháp giáo dục ở tất cả các bậc học. Phương pháp giáo dục mầm non
theo hướng đổi mới căn cứ vào nhu cầu khả năng phát triển của trẻ. Trẻ là chủ
thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội hướng dẫn, gợi ý các hoạt động tìm

tòi, khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động giáo dục để phát
triển khả năng và năng lực của cá nhân. Đổi mới phương pháp giáo dục không
phải là xóa bổ hoàn toàn phương pháp giáo dục của mà phải biết khắc phục
những hạn chế và kế thừa phát huy những mặt mạnh của phương pháp giáo dục
cũ. Tuy nhiên đổi mới phương pháp giáo dục có thể bắt đầu bằng cách đổi mới
hình thức tổ chức cùng với việc cấu trúc lại nội dung, đổi mới môi trường học
tập.
Đổi mới hình thức chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non nhằm thực hiện tốt
hơn mục tiêu giáo dục Mầm non là hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý,
những cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người của trẻ và chuẩn bị cho
trẻ bước vào phổ thông có hiệu quả. Cụ thể hơn là hình thành phát triển trẻ trên
các lĩnh vực như: Tình cảm xã hội, nhận thức, ngôn ngữ, thể chất và thẩm
mĩ.Trong đó lĩnh vực phát triển ngôn ngữ đặc biệt là hoạt động làm quen chữ
viết là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc
giáo dục trẻ mầm non.
Cho trẻ làm quen với chữ viết là chuẩn bị các kỹ năng tiền biết đọc, biết
viết cho trẻ. Đây chính là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị
cho trẻ trước khi vào lớp một.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ học tập thông qua vui chơi, nên trò chơi là yếu tố
tích cực để hình thành và phát triển tâm lý của trẻ. Trò chơi làm quen với chữ
viết là hình thức giáo dục tổng hợp nhằm phát triển ở trẻ hứng thú sự say mê
“đọc” sách, truyện,.. tô “viết”.
Cùng với sự đổi mới của giáo dục Mầm Non nói chung, hoạt động làm
quen chữ viết cũng có những đổi mới đáng kể. Để dạy tốt hoạt động này theo
hướng đổi mới hiện nay đòi hỏi người giáo viên Mầm Non phải tự suy nghĩ để
tìm tòi ra biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu
giáo 5 tuổi. Chính vì lẽ đó tôi xin đưa ra đề tài “xây dựng một số trò chơi làm
quen với chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi” mời các bạn tham khảo và đóng góp ý kiến.
II/ Ý NGHĨA LÝ LUẬN
Trước đây việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái còn biệt lập và mang tính

gò bó, buộc trẻ phải đi theo một ba rem sẵn có, làm cho trẻ mệt mỏi và nhàm
chán, dấn đến việc nắm bắt các chữ cái chưa hiệu quả.


Trang 4
Đổi mới phương pháp giáo dục mầm non làm quen chữ viết theo quan
điểm tích hợp trong được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt
động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ viết, cần có
sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ viết và ngôn ngữ
nói một cách phong phú.
Được sự chỉ đạo và tập huấn của phòng giáo dục và tham khảo tài liệu
hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mầm Non 5 tuổi theo
hướng đổi mới. Cùng với các tiết dạy mẫu do phòng giáo dục và nhà trường tổ
chức. Tôi càng thấy rõ hoạt động làm quen chữ viết có vị trí quan trọng trong
việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Do đó, để dạy tốt hoạt động này giáo viên
phải nắm được các nguyên tắc như:
- Sử dụng những hoạt động giáo dục thích hợp với sự phát triển của trẻ.
- Tổ chức các hoạt động làm quen với chữ viết thông qua các giác quan.
- Dạy trẻ làm quen với chữ trên những gì trẻ đã biết.
- Không dạy trẻ làm quen với chữ một cách tách biệt, phải tích hợp các
hoạt động hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua
nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mẫu giáo 5 tuổi.
- Dạy trẻ làm quen với chữ viết để mỗi trẻ đều cảm thấy mình thành công
và tự tin.
- Nhận ra cách học và tốc độ học khác nhau ở mỗi cá nhân trẻ để đưa ra
cách tổ chức đa dạng các hoạt động và hình thành nhiều kỹ năng cần thiết cho
trẻ trong việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học.
- Giúp trẻ hiểu được đọc và viết chữ là hoạt động hữu ích và rất thú vị.
- Tạo môi trường phong phú có nhiều nguyên liệu để trẻ tự làm thành
những cuốn sách theo các chủ điểm, thể hiện hình vẽ, tranh, chữ in, chữ viết.

- Phối hợp với các bậc cha mẹ, tuyên truyền về nội dung phương pháp dạy
trẻ làm quen với chữ viết nhằm chuẩn bị một cách toàn diện cho trẻ vào lớp 1.
Gợi ý một số hoạt động để các bậc cha mẹ có thể giúp trẻ làm quen với chữ viết
bằng cách đọc cho trẻ nghe, viết ra những câu chuyện của trẻ, chơi những trò
chơi phát triển những kỹ năng về thị giác, thính giác …cho trẻ.
III/ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Được sự phân công của nhà trường năm nay tôi được phân công giảng
dạy lớp lá 5 (lớp thí điểm thực hiện chương trình mầm non mới) Tôi nhận thấy
lớp mình có những thuận lợi và khó khăn sau đây:
1/ Thuận lợi:
Được BGH nhà trường mua sắm cho trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho
hoạt động tương đối đầy đủ, phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng cho
trẻ hoạt động.
Được tổ chuyên môn nhà trường giúp đỡ rất nhiều trong hoạt động dạy và
học.
Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn. Biết sử
dụng vi tính.
Các cháu có cùng độ tuổi.
2/ Khó khăn:


Trang 5
Bên cạnh những thuận lợi của trường lớp và sự cố gắng nổ lực của bản
thân thì tôi cũng thấy có một số khó khăn nhất định:
- Lớp tôi dạy có hơn 50% là các cháu đồng bào dân tộc thiểu số tiếng phổ
thông của các cháu còn yếu. Trình độ nhận thức của các cháu trong lớp không
đồng đều.
- Sự bất đồng ngôn ngữ của cô và trẻ vẫn còn tiếp diễn.
- Vì đa số là con em đồng bào, và phụ huynh làm nghề nông nên ít quan
tâm đến việc học tập của con em mình. Tất cả nhiệm vụ giáo dục các cháu đều

giao phó cho cô giáo.
- Trong lớp có một cháu khuyết tật, khả năng tự phục vụ của cháu yếu nên
việc phục vụ ăn uống của trẻ đều cần đến cô giáo, đôi khi cũng làm mất thời
gian và hiệu quả học tập chưa cao.
- Đa số các cháu đồng bào chưa được họa qua các lớp bé và nhỡ nên các
kỹ năng cơ bản cho việc đọc và viết của trẻ chưa có.
- Ngoài điều kiện khó khăn ra phụ huynh cứ nghĩ đến lớp chủ yếu là múa
hát rồi ghi vài chữ là xong. Bởi họ chưa hiểu được sự khác nhau giữa làm quen
chữ cái trước đây và làm quen chữ viết bây giờ. Do vậy nên việc đóng góp kinh
phí để đầu tư cho hoạt động này rất hạn chế dẫn đến không đủ điều kiện hổ trợ
cho việc học của trẻ. Từ đó tiết dạy không hấp dẫn, không lôi cuốn trẻ.
Từ những nguyên nhân trên tôi bắt đầu khảo sát chất lượng trên trẻ, kết
quả đạt như sau:
Nội dung
Tỷ lệ
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
50%
làm quen chữ viết
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng
55%
- Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế.
65%
- Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy
58%
trình đọc.
- Trẻ tô viết đúng chữ cái
60%
Đứng trước tình hình như vậy, bản thân tôi băn khoăn lo lắng và suy nghĩ,
tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ viết. Bản thân
tôi nghĩ rằng nếu trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động học tập thì

hiệu quả cho các môn học sẽ cao. Chính vì lẽ đó tôi tìm tòi và nghiên cứu một số
trò chơi giúp trẻ hào hứng trong hoạt động làm quen với chữ viết nhằm nâng cao
hiệu quả môn học này.
IV/ TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng một số trò chơi làm quen với chữ viết
cho trẻ 5-6 tuổi
V/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Những trò chơi giúp trẻ hào hứng hơn trong hoạt động học tập, trẻ vừa
được học vừa được chơi làm cho trẻ không bị mệt mỏi và nhàm chán, lôi cuốn
sự tham gia nhiệt tình của tất cả các trẻ, đòi hỏi trẻ phải nổ lực tự mình tìm ra
cách giải quyết trong các trò chơi, phát huy được tính tích cực của trẻ. Từ đó sẽ
đạt được hiệu quả cao trong môn học, đáp ứng được mục tiêu giáo dục.


Trang 6
VI/ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu: Các cháu trong lớp lá 5 (tổng số 22 cháu)
chương trình Mầm non mới.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm: Lớp lá 5. Trường Mẫu giáo EaSol, Huyện EaH’leo, Đăklăk
- Thời gian nghiên cứu:
+ Từ ngày 18/8 – 15/9/2010 đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến
đề tài.
+ Từ ngày 16/9 – 20/10/2010 khảo sát trên lớp.
+ Từ ngày 20/10 – 05/11/2010 xây dựng trò chơi
+ Từ ngày 06/11/2010 – 10/01/2011 làm thực nghiệm trên lớp.
VII/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục môn làm quen với chữ viết trước đây.
- Nghiên cứu luật chơi, cách chơi, và đồ chơi một số trò chơi để đưa vào
thực tế.

- Sau thực nghiệm đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm.
VIII/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp quan sát: quan sát giờ học làm quen với chữ viết ở lớp.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm dạy thí điểm các trò chơi.
- Phương pháp thống kê phân loại: Sau khi thực nghiệm xong thống kê
chất lượng của trẻ và phân loại mức độ cụ thể.

PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG
I/ QUAN ĐIỂM VỀ VIỆC XÂY DỰNG TRÒ CHƠI:
- Nói đến trò chơi là phải nhắc đến đồ chơi vì vậy muốn xây dựng được
trò chơi ta phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, dựa vào tình hình của địa
phương của trường lớp, sau đó dựa vào đồ chơi được làm từ nghuyên vật liệu dễ
kiếm, đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ, đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ.
- Từ những đặc điểm trên tôi đã xây đựng 5 trò chơi mang tính rèn luyện
khả năg nhận biết các chữ cái và vừa sức với trẻ.
+ Trò chơi 1: Sắp xếp cho đúng với mẫu
+ Trò chơi 2: Nghe sự thay đổi trong tiếng và trong các âm thanh
+ Trò chơi 3: Những con vật trốn tìm
+ Trò chơi 4: Tạo chữ cái
+ Trò chơi 5: Tìm các chữ cái trong đoạn thơ
( Các trò chơi này có thể thay đổi tên và đồ dùng để phù hợp cho tất cả
các chủ điểm)
* Ý nghĩa của việc sử dụng các trò chơi: Khi trẻ tham gia chơi trẻ được
thể hiện hết mình vào trò chơi, trẻ mở mang kiến thức. Biết hòa mình vào tập
thể từ đó trẻ mạnh dạn tự tin hơn, đặc biệt trẻ được phát triển quá trình tâm lý,
và trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình nhận thức từ đó mang lại hiệu quả
cao hơn trong học tập.


Trang 7

II/ HỆ THỐNG CÁC BÀI THỰC NGHIỆM:
1. Trò chơi 1: Sắp xếp cho đúng với mẫu
*Luật chơi: Trẻ phải sắp xếp các chữ cái lộn xộn sao cho đúng với mẫu cô
treo phía trên. Và phát âm đúng những chữ cái chúng ta đã học.
* Cách chơi: Cô treo các bảng
- Cô cho trẻ đọc tên các từ cô treo trên bảng tròn. Sau đó yêu cầu trẻ lên đọc
tên các từ ở thẻ chữ rời. Muốn đọc được trẻ phải sắp xếp lại các chữ cái cho
đúng với mẫu ở bảng tròn cho hoàn chỉnh mới đọc được.
- Cô yêu cầu trẻ tìm những chữ cái đã học trong các từ và phát âm lại các chữ
cái đó.

cam

ngựa

m c

a



g

cua
c

a

p


b

n

p

ì


u

á

bìm bịp
ì

a

báo

m ị

hoa

c

o

bướm
b


ư



b

b

a

h

giỏ
m

i



g

2. Trò chơi 2: Nghe sự thay đổi trong tiếng và trong các âm thanh.
* Luật chơi: Trẻ phải lặp lại theo đúng tiếng cô vừ nói sau đó thêm dấu thanh
đọc to lên theo yêu cầu của cô.
* Cách chơi: Cô nói “Hãy lắng nghe và lặp lại những từ cô nói”
Ví dụ:

Trẻ
Hè - Hề

Hè - Hề
Xe - Xê
Xe - Xê
Bép - Bếp
Bép - Bếp
Be - Bê
Be - Bê


Trang 8

- Cô tăng dần số lượng sau mỗi lần chơi và cho trẻ so sánh sự khác nhau khi
phát âm các từ.
* Cho trẻ đọc tiếng có dấu thanh theo yêu cầu của cô.

Ca
Thư
Nga
Câu

Trẻ
Cà, cá, cả
Thừ, thứ, thử
Ngà, ngá, ngả, ngã
Cầu, cẩu, cấu

- Các nhóm sẽ tự kiểm tra nhau (Ví dụ: nhóm bạn trai nói, nhóm bạn gái kiểm
tra và ngược lại)
3. Trò chơi 3: Những con vật trốn tìm.
* Chuẩn bị: Một bảng gồm các chữ cái, bút lông, thẻ chữ cái có tên các con

vật
* Luật chơi: Trẻ phải tìm những con vật theo một đường thẳng, không được
nhảy cóc các chữ cái.
- Trẻ phải tìm từ trên xuống dưới, từ dưới lên hoặc sang phải, sang trái.
- Các chữ cái nối với nhau phải liền nhau không được cách.
* Cách chơi: Cô có một bảng tổng hợp các chữ cái có tên nhiều con vật khác
nhau như: Chim én, cóc, chuột, bọ rầy.
- Cho trẻ lên dùng bút nối các chữ cái thành con vật.
c
h
u

t
c
h
ũ
i
Chim én
n
o
b
t
u
ê
q
h
p
Cóc
g
d

h
b
ô

m
l
c
Chuột
m b
s
c
h
i
m
é
n
Bọ rầy
v
đ
e
ó
c
c
b
c
h
x
r
n
c

i
t
y
g
k
b
ê
g
c
b

r

y
4. Trò chơi 4: Tạo chữ cái
* Chuẩn bị: Các chữ cái cô cắt bằng giấy xốp cứng. Các nét chữ cái rời.
* Luật chơi: Trẻ không được chơi một mình phải cùng chơi với bạn. Không
tranh giành nhau.
* Cách chơi: Ví dụ trong tiết làm quen chữ cái a-ă-â.
Cô có một số chữ cái rời bằng xốp to treo phía trên. Chia trẻ ra làm 3 nhóm.
Cho trẻ lấy các nét chữ cái rời gắn thành chữ cái cô yêu cầu.
+ Nhóm 1: Tìm và xếp chữ cái a
+ Nhóm 2: Tìm và xếp chữ cái ă
+ Nhóm 3: Tìm và xếp chữ cái â
5. Trò chơi 5: Tìm các chữ cái trong đoạn thơ.
*Chuẩn bị: Các đoạn thơ, bút lông cho trẻ.


Trang 9
* Luật chơi: Phải tìm đúng các chữ cái theo yêu cầu của cô.

* Cách chơi: Cô có các đoạn thơ, yêu cầu trẻ lên tìm các chữ cái theo yêu cầu
của cô có trong đoạn thơ đó.
Bên bè bạn
sên sển sền sên
Bé bình bơi
sên bò lên chuối
Bạn bảo bơi
sên múa tôi xem
Bên bờ bể
sên sển sền sên
Ba bốn bạn
(Tìm chữ cái “s” trong đoạn thơ.)
Bình bảo bạn
Bắt ba ba
(Tìm chữ cái “b” trong đoạn thơ)
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1. Biện pháp 1:
- Làm đồ dùng đồ chơi: Sau khi xây dựng xong trò chơi tôi tiến hành làm
đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho các trò chơi.
- Trực tiếp đứng lớp và nghiên cứu thực nghiệm đã xây dựng.
2. Biện pháp 2:
- Các bạn có thể tổ chức các trò chơi như sau:
*Trò chơi 1: Sắp xếp cho đúng với mẫu
*Luật chơi: Trẻ phải sắp xếp các chữ cái lộn xộn sao cho đúng với mẫu cô
treo phía trên. Và phát âm đúng những chữ cái chúng ta đã học.
* Cách chơi: Cô treo các bảng. Chia trẻ ra làm 3 nhóm
- Cô cho trẻ đọc tên các từ cô treo trên bảng tròn. Sau đó yêu cầu trẻ chạy theo
đường zích zắc lên sắp xếp các chữ cái rời sao cho đúng với mẫu ở bảng tròn.
- Cô yêu cầu trẻ tìm những chữ cái đã học trong các từ và phát âm lại các chữ
cái đó. Nhóm nào làm nhanh nhất là thắng cuộc.

cam

ngựa

m c

a



g

cua
c

a

p

b

n

p

ì


u


á

bìm bịp
ì

a

báo

m ị

hoa

c

o

bướm
b

ư



b

b

a


h

giỏ
m

i



g


Trang 10
* Trò chơi 2: Nghe sự thay đổi trong tiếng và trong các âm thanh.
* Luật chơi: Trẻ phải lặp lại theo đúng tiếng cô vừ nói sau đó thêm dấu thanh
đọc to lên theo yêu cầu của cô.
* Cách chơi: Cô nói “Hãy lắng nghe và lặp lại những từ cô nói”
Ví dụ:

Trẻ
Hè - Hề
Hè - Hề
Xe - Xê
Xe - Xê
Bép - Bếp
Bép - Bếp
Be - Bê
Be - Bê
- Cô tăng dần số lượng sau mỗi lần chơi và cho trẻ so sánh sự khác nhau khi
phát âm các từ.

* Cho trẻ đọc tiếng có dấu thanh theo yêu cầu của cô.

Ca
Thư
Nga
Câu

Trẻ
Cà, cá, cả
Thừ, thứ, thử
Ngà, ngá, ngả, ngã
Cầu, cẩu, cấu

- Các nhóm sẽ tự kiểm tra nhau (Ví dụ: nhóm bạn trai nói, nhóm bạn gái kiểm
tra và ngược lại)
3. Trò chơi 3: Những con vật trốn tìm.
* Chuẩn bị: Một bảng gồm các chữ cái, bút lông, thẻ chữ cái có tên các con
vật
* Luật chơi: Trẻ phải tìm những con vật theo một đường thẳng, không được
nhảy cóc các chữ cái.
- Trẻ phải tìm từ trên xuống dưới, từ dưới lên hoặc sang phải, sang trái.
- Các chữ cái nối với nhau phải liền nhau không được cách.
* Cách chơi: Cô có một bảng tổng hợp các chữ cái có tên nhiều con vật khác
nhau như: Chim én, cóc, chuột, bọ rầy.
- Cho trẻ bật qua vòng thể dục lên dùng bút nối các chữ cái thành con vật. Trẻ
có thể nối theo đường ngang, đường dọc, theo đường chéo, những không được
nhảy cóc mà phải nối liên tiếp từng ô một. Đây là trò chơi cá nhân, cô hướng
dẫn cho trẻ chơi và nhận xét mtrò chơi.
c
h

u

t
c
h
ũ
i
Chim én
n
o
b
t
u
ê
q
h
p
Cóc
g
d
h
b
ô

m
l
c
Chuột
m b
s

c
h
i
m
é
n
Bọ rầy
v
đ
e
ó
c
c
b
c
h
x
r
n
c
i
t
y
g
k
b
ê
g
c
b


r

y


Trang 11
* Trò chơi 4: Tạo chữ cái
* Chuẩn bị: Các chữ cái a, ă, â cô cắt bằng giấy xốp cứng. Các nét chữ cái a, ă,
â rời.
* Luật chơi: Trẻ không được chơi một mình phải cùng chơi với bạn. Không
tranh giành nhau.
* Cách chơi: Ví dụ trong tiết làm quen chữ cái a-ă-â.
Cô có một số chữ cái a, ă, â rời bằng xốp to treo phía trên bảng. Chia trẻ ra làm
3 nhóm. Cho các nhóm thi đua vơi nhau đi trong đường hẹp lên lấy các nét chữ
cái rời gắn thành chữ cái cô yêu cầu.
+ Nhóm 1: Tìm và xếp chữ cái a
+ Nhóm 2: Tìm và xếp chữ cái ă
+ Nhóm 3: Tìm và xếp chữ cái â
- Nhóm nào xong trước và đúng nhất thì nhóm đó thắng cuộc
- Sau khi trẻ chơi xong cô nhận xét quá trình chơi và kết thúc trò chơi.
* Trò chơi 5: Tìm các chữ cái trong đoạn thơ.
*Chuẩn bị: Các đoạn thơ, bút lông cho trẻ.
* Luật chơi: Phải tìm đúng các chữ cái theo yêu cầu của cô.
* Cách chơi: Cô có các đoạn thơ, yêu cầu trẻ lên tìm các chữ cái theo yêu cầu
của cô có trong đoạn thơ đó. Và đếm xem con tìm được bao nhiêu chữ cái
Bên bè bạn
sên sển sền sên
Bé bình bơi
sên bò lên chuối

Bạn bảo bơi
sên múa tôi xem
Bên bờ bể
sên sển sền sên
Ba bốn bạn
(Tìm chữ cái “s” trong đoạn thơ.)
Bình bảo bạn
Bắt ba ba
(Tìm chữ cái “b” trong đoạn thơ)
- Sau khi trẻ chơi xong cô nhận xét quá trình chơi và kết thúc trò chơi.

PHẦN III: KẾT LUẬN
I/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên đến nay tôi nhận thấy kết quả
đạt được như sau:
1. Đối với giáo viên
Tất cả giáo viên ở mẫu giáo lớn nói chung và tôi nói riêng đều được nhận
thức về tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ viết. Đặc biệt là đã nắm
vững nội dung phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt động này.
Khác hẳn với trước đây, giờ hoạt động làm quen chữ viết bây giờ là một
niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ năng lực của mình qua
một tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ.
2. Đối với trẻ
Kết quả học tập của trẻ được theo dõi và đánh giá như sau:


Trang 12

Nội dung
Tỷ lệ đầu năm

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia
50%
hoạt động làm quen chữ viết
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng
55%
- Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư
65%
thế.
- Biết cách cầm sách, mở sách ra
58%
xem và quy trình đọc.
- Trẻ tô viết đúng chữ cái
60%

Cuối học kỳ I
95%
99%
99%
85%
90%

Ngoài những kết quả nêu trên còn rất nhiều trẻ đến cuối học kỳ I trẻ biết
được rất nhiều từ. Điều đáng mừng là trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động này.
Với kết quả đạt được như vậy phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ
II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ kết quả nêu trên, tôi rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ như sau:
- Giáo viên phải có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng để dạy trẻ.
- Giáo viên nắm được nội dung các hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết
- Giáo viên biết thiết kế và tổ chức các hoạt động làm quen với chữ viết
theo chủ điểm.

- Giáo viên phải biết xây dựng được kế hoạch thực hiện một cách cụ thể,
toàn diện sát với kế hoạch chỉ đạo nhà trường và phù hợp với tình hình thực tế
của lớp.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra về chất lượng trên trẻ để có biện pháp
bồi dưỡng cho từng trẻ.
- Tạo môi trường chữ viết trong lớp đẹp mắt hấp dẫn cho trẻ.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các ban ngành trong xã
để giúp trẻ học tốt.
- Giáo viên luôn nghiên cứu sách báo, dự giờ để rút kinh nghiệm cho bản
thân.
III/ KẾT LUẬN
Cho trẻ làm quen chữ viết là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ
mẫu giáo lớn. Vì thế là một giáo viên cần phải nắm được nội dung và phương
pháp tổ chức hoạt động này. Qua việc áp dụng những trò chơi mới tôi nhận thấy:
Giờ học không còn nặng nề, nhàm chán như trước đây.
Với phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm” trẻ được khám phá, trải nghiệm
dễ dàng gây hứng thú cho trẻ.
Việc lồng ghép tích hợp, cho trẻ làm quen chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi
giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập.
IV/ ĐỀ NGHỊ
* Đối với Ban giám hiệu nhà trường


Trang 13
Tạo điều kiện trong việc làm đồ dùng dạy học cho trẻ, sắp xếp tạo điều
kiện cho giáo viên được thường xuyên dự giờ để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Cần tạo cho giáo viên có điều kiện tìm hiểu về tiếng đồng bào, để giao tiếp và
giảng dạy cho các em khi cần thiết.
* Trên đây là toàn bộ đề tài tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm ở tại lớp
mẫu giáo của mình. Mặc dù tôi đã cố gắng để xây dựng các trò chơi làm quen

với chữ viết, nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong
nhận được sự bổ sung đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học và của các bạn để
tôi có thể áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao hơn cho môn học làm
quen với chữ viết này.
TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
EaSol, ngày 13 tháng 01 năm 2011
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Phương Thảo


Trang 14

PH ÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO EAH’LEO
TRƯỜNG MẪU GIÁO EASOL

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

: XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ
CHƠI LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

TÊN ĐỀ TÀI

Người thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thảo
Chức vụ: Giáo viên

Tháng 1 năm 2011




×