Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.23 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG MÔN LÀM QUEN VỚI
CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Dạy trẻ làm quen với chữ viết là một trong những nội dung quan trọng cho
trẻ mẫu giáo lớn. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, làm quen với chữ viết giúp trẻ bước
đầu nhận biết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn,
phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh và phát triển ngôn ngữ khi trẻ đã thuộc
và phát âm chuẩn các chữ cái thì trẻ sẽ dễ dàng làm quen với cách tô và viết chữ để
chuẩn bị vào lớp 1. Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với chữ viết còn phát triển tư
duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng và đặc biệt là phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Khi trẻ làm quen với chữ viết, các cơ ngón tay, cơ bàn
tay của trẻ phải hoạt động nhiều hơn, qua đó cũng phát triển cơ thể trẻ.
Trên thực tế, việc dạy trẻ làm quen với chữ viết ở trường tôi còn bị hạn chế do
thiếu đồ dùng sáng tạo, do khả năng của giáo viên còn hạn chế nên chưa kích thích
được trẻ thích thú khi học. Chuyên đề Làm quen văn học - chữ viết đã được Sở
giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện trong nhiều năm qua đã chỉ rõ được tầm
quan trọng của chữ viết với trẻ. Trên cơ sở thực tiễn của lớp và qua những kinh
nghiệm đã tích luỹ được trong các măm dạy trẻ mẫu giáo lớn, tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo lớn
làm quen với chữ viết” với mục đích đem đến cho trẻ những giờ làm quen với chữ
viết thật hấp dẫn và phong phú. Tôi mong rằng, những kinh nghiệm của tôi sẽ đạt
được kết quả cao trên trẻ và góp phần góp giáo viên thực hiện tốt chuyên đề cho trẻ
làm quen chữ viết.




II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Đặc điểm tình hình
Trường mầm non Mai Dịch đi vào hoạt động được 5 học kì. Trường có 10 lớp
trong đó có 4 lớp Mẫu giáo lớn với số cháu 210 trẻ, Nhà trường luôn quan tâm đến
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo
lớn số 9 với 54 trẻ. Trong quá trình thực hiện đề tài này lớp, tôi đã gặp những
thuận lợi, khó khăn sau:
1.1 Thuận lợi
- Ban Giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật
chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo viên, khích lệ
chị em ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- Giáo viên nắm vững phương pháp, có trình độ trên chuẩn, sớm được tiếp cận với
các hoạt động giáo dục mầm non mới, được tham gia vào các lớp học bồi dưỡng
chuyên môn của Quận, của nhà trường, sang tạo trong cách dạy và làm đồ dùng, đồ
chơi. Cả hai giáo viên được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn nhiều năm, được tiếp
thu, tích luỹ nhiều kinh nghiệm nên việc cho trẻ làm quen chữ viết có hiệu quả.
- Trẻ ngoan, đa số cháu đều học qua lớp mẫu giáo nhỡ. Qua khảo sát trẻ, tôi thấy
trẻ đã nghe, nói, hiểu thông thường, biết trả lời một số câu hỏi của cô đưa ra.
- Lớp có góc chuyên đề chữ viết đẹp, phù hợp, sáng tạo, kích thích được tính tò mò
và khám phá của trẻ. Có đủ diện tích cho trẻ hoạt động, là lớp điểm toàn diện của
nhà trường.
- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận động, sưu tập đồ
dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề.


1.2 Khó khăn.
- Số cháu đông nên việc rèn luyện kỹ năng cá nhân làm ảnh hưởng đến việc tiếp
thu kiến thức.

- Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ diễn ra thường xuyên, liên tục, để bám sát vào
các hoạt động trên thì giáo viên có ít thời gian làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
- Một số trẻ còn nói ngọng, phát âm không chuẩn nên có ảnh hưởng đến sự tiếp thu
kiến thức của trẻ.
- Để thực hiện tốt chuyên đề làm quen chữ viết, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt,
sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức các hình thức giúp trẻ tích
cực hoạt động.
2. Các biện pháp
Dựa vào đặc điểm tình hình lớp, đặc điểm tâm lý nhận thức của lứa tuổi, tôi
mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo lớn
làm quen chữ viết
2.1 Khảo sát kỹ năng nghe – nói - đọc - viết của trẻ
- Đây là bước đầu tiên nhằm xác định tình trạng của trẻ để giáo viên nắm
được kỹ năng nghe, nói, đọc viết của trẻ để từ đó có biện pháp thay đổi phù hợp
- Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trẻ và thông qua các bài tập
để từ đó giáo viên đánh giá và có sự tác động đúng với từng trẻ.
- Công việc khảo sát trẻ, chúng tôi thường thực hiện vào tháng 10. Quá trình khảo
sát qua các hoạt động chung (kể chuyện, đọc thơ, hát, múa,…) và qua các hoạt
động hàng ngày (hoạt động góc, hoạt động chiều, …) để từ đó đánh giá từng trẻ
theo các kỹ năng.
+ Kĩ năng nghe: Trẻ nghe được các âm thanh, ngữ điệu, giọng nói khác nhau.
Độ to, nhỏ, nhanh, chậm của giọng nói, giọng đọc, các từ khái quát, từ trái nghĩa.


Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu ghép. Nghe hiểu thơ, ca dao, đồng dao, tục
ngũ phù hợp với trẻ. Nghe và làm theo từ 2 lời chỉ dẫn liên tiếp nhau trở lên…
+ Kỹ năng nói: Trẻ có nói lắp, nói ngọng không? Trẻ có nói đủ câu, nói có
mạch lạc không? Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm của bản thẩn rõ
ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau. Biết trả lời các câu hỏi về
nguyên nhân, so sánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau? Do đâu mà

có? Đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Làm gì? Sử dụng các từ biểu cảm, có
hình ảnh. Tự tin khi giao tiếp. Nói và thể hiện, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với
yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. Đọc thơ, ca dao, đồng dao. Kể lại sự việc một cách
mạch lạc, rõ ràng, diễn cảm. Kể lại truyện đã được nghe một cách rõ ràng, diễn
cảm. Kể chuyện sáng tạo theo đồ vật, theo tranh, theo chủ đề, theo kinh nghiệm
bản thân.
+ Kỹ năng đọc: trẻ có biết cách giở sách, có biết đọc từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới? Có biết kể lại chuyện không? Có biết đọc thuộc bài thơ không? Tư thế
ngồi đọc ngay ngắn, đọc ngắt nghỉ sau các dấu; phân biệt phần mở đầu, kết thúc
của sách; đọc truyện qua các tranh vẽ; giữ gìn, bảo quản sách cẩn thận.
+ Kỹ năng viết: Trẻ có biết cầm bút đúng cách không? Có biết tô trùng khớp
lên các nét không? Tư thế ngồi viết ngay ngắn. Làm quen với cách viết tiếng Việt:
hướng viết từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới, hướng viết của các nét
chữ.
Qua khảo sát tôi thấy:


Giai đoạn 1
Nội dung

Kỹ năng nghe và hiểu
người khác nói. Nghe
và làm theo từ 2 lời
chỉ dẫn liên tiếp nhau
trở lên. Nghe hiểu nội
dung truyện kể, truyện
đọc…phù hợp với
trẻ…Biết liên hệ với
bản thân.
Kỹ năng nói: Nói mạch

lạc rõ ràng, đủ câu,
không
nói
lắp,
ngọng.…Bày tỏ tình
cảm, nhu cầu, kinh
nghiệm bản thân rõ
ràng, dễ hiểu. Trả lời
các câu hỏi về nguyên
nhân, so sánh. Sử dụng
các từ biểu cảm, có
hình ảnh. Tự tin giao
tiếp. Kể lại sự việc 1
cách mạch lạc. Đọc
tho, ca dao…
Kỹ năng đọc: biết cách
giở sách, đọc từ trái
sang phải, từ trên
xuống
dưới…”Đọc”
sách qua các tranh vẽ.
Phân biệt phần mở đầu,
kết thúc của sách.
Kỹ năng viết: Trẻ biết
cách ngồi, cầm bút, để
vở, tô chữ đúng quy
trình…

Tốt


Khá

TB

Yếu

14/54

20/54

16/54

4/54

25,9%

37 %

29,6%

7,5%

13/54

15/54

15/54

11/54


24,1%

27,8%

27,8

20,3%

11/54

19/54

16/54

8/54

20,3%

35,1%

29,6%

15%

9/54

17/54

18/54


10/54

16,2%

32%

33,3%

18,5%


Sau khi khảo sát trẻ, tôi thấy, những cháu giỏi về mặt này nhưng lại yếu về
mặt khác, từ đó, tôi có phương pháp dạy khác nhau với từng đối tượng trẻ.
2.2 Tạo môi trường học chữ viết phong phú
Môi trường giáo dục trong lớp có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Để
trẻ được làm quen với chữ ở mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn cố gắng tạo môi
trường chữ viết thật đẹp để cuốn hút ở trẻ. Ở lớp tôi, trang trí các góc chơi bằng
chính các sản phẩm của cô và trẻ. Riêng góc học tập – sách tôi luôn dành các mảng
tường mở với các bài tập sáng tạo, tái tạo để cho trẻ được tự do làm các bài tập
theo khả năng, sở thích của mình, tự in, tô vẽ các chữ trẻ đã học, được tự ghi tên
mình, tự vẽ các câu chuyện theo trí tưởng tượng sáng tạo và kể cho các bạn nghe.
Việc trang trí được tôi thực hiện theo chủ đề:
Ví dụ: Ở chủ điểm thế giới động vật, tôi thường trang trí ở các góc chơi như
sau:
- Góc xây dựng: cho trẻ làm các con vật và ghi tên các con vật để khi trẻ xây
dựng, trẻ sẽ xếp được các nhóm con vật theo nhóm và giới thiệu các sản
phẩm do mình làm ra.
- Góc học tập:
+ Cho trẻ vẽ tranh dán theo các câu chuyện.
+ Cho trẻ in chữ và tô màu xếp theo chữ mẫu, tên các con vật v.v...

+ Trang trí tranh to và cho trẻ kể chuyện theo tranh.
+ Làm lịch hàng ngày
Ví dụ: Ở chủ điểm Thế giới thực vật:
+ Tôi cho trẻ viết chữ, xếp chữ hoặc gài chữ theo mẫu dưới các hình ảnh và
chữ mẫu của cô về các loại quả, cây, rau, hoa…



×