TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------------------------
BÀI TIỂU LUẬN
BỘ MÔN: MARKETING
Đề tài:
Các nguyên nhân tác động tới sự quay trở lại của khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam
Lớp tín chỉ: MKT301(2-1516).2_LT
Giáo viên hướng dẫn: Cô Trần Hải Ly
Nhóm 2:
Đỗ Trần Đông
1411110107
Ngô Duy Dương
1411110130
Trịnh Thị Thùy
1411110127
Dương
Hoàng Thùy Dương
1411110125
Trịnh Thị Hoài Giang 1411110148
Hàn Thị Huệ Giang
1411110141
Lê Hải Hà
1411110158
Nguyễn Thị Hà
1411110164
Trần Thị Hà
1411110153
Võ Ngọc Hải
1411110186
Hà Nội, 2016
3
LỜI MỞ ĐẦU
Với những lợi thế sẵn có về tự nhiên và văn hóa - lịch sử, du lịch được
Việt Nam xem như một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp một
phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của quốc gia. Theo đánh giá của Tổ chức du
lịch thế giới, hiện Việt Nam đang là một trong số những quốc gia có tốc độ tăng
trưởng du lịch cao nhất trên khu vực và thế giới, ước tính số lượng khách du
lịch gia tăng khoảng 17% hàng năm. Điều này đã giúp phát triển các ngành
nghề địa phương và tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Nước ta có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch: điều kiện thiên
nhiên phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, truyền thống văn hoá lâu
đời với nhiều lễ hội độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật
đặc sắc, giàu bản sắc dân tộc... Trong những năm gần đây, ngành du lịch đã có
những đổi mới, từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện bước
đầu thu hút khách nước ngoài và kiều bào về thăm Tổ quốc, giới thiệu đất nước,
con người và tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Song, bên cạnh những con số tăng trưởng hàng năm về doanh thu ngành
du lịch, về số lượt khách đến thăm, ngành du lịch còn vấp phải không ít những
tồn tại hạn chế mà đáng phải kể đến là thực trạng du khách quốc tế không muốn
quay trở lại Việt Nam. Theo những con số thống kê năm 2012, có tới 80 đến
85% du khách khi được hỏi thì không muốn quay trở lại Việt Nam. Vậy đâu se
là một lời giải thích hợp lí cho con số ấy ?
Xuất phát từ những trăn trở ấy, các thành viên nhóm 2 quyết định nghiên
cứu đề tài: “Các nguyên nhân tác động tới sự quay trở lại của khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam.”. Tiểu luận được nhóm thực hiện với hai mục đích
chính. Thứ nhất, chỉ rõ những nguyên nhân gây ra tình trạng du khách quốc tế
‘một đi không trở lại’ trên cả mức độ vĩ mô và vi mô. Sau đó, dựa trên khả năng
và hiểu biết của mình, nhóm se xây dựng một số giải pháp để cải thiện thực
trạng trên cho du lịch Việt Nam.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức, bài tiểu luận của nhóm không tránh
khỏi những sự thiếu sót nhưng trên hết đó là sự cố gắng cùng làm việc của tất cả
thành viên. Chúng em rất mong nhận được những lời góp ý từ giảng viên hướng
dẫn cô Trần Hải Ly để hoàn thiện thêm tiểu luận cũng như tốt hơn ở những lần
sau. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ, gợi mở đề tài để chúng em
hoàn thành bài tiểu luận này.
4
Mục lục
Mục lục........................................................................5
NỘI DUNG..................................................................5
I.TÌNH HÌNH DU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.................................................................................5
II.NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ QUAY TRỞ LẠI CỦA..............7
KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM.............................................................7
1.Nguyên nhân vĩ mô..........................................................................................7
1.1.Thiếu sự đổi mới, khác biệt hóa trong sản phẩm du lịch................................7
1.2.Yếu kém trong quảng bá và xúc tiến du lịch................................................10
2.Nguyên nhân vi mô........................................................................................18
2.1.Tệ nạn chặt chém khách du lịch....................................................................18
2.2.Dịch vụ cung cấp kém chất lượng................................................................20
2.3.Cơ sở hạ tầng du lịch chưa phát triển...........................................................20
2.4.An ninh du lịch chưa được đảm bảo.............................................................21
2.5.Nguồn nhân lực du lịch trình độ thấp...........................................................22
III.GIẢI PHÁP, ĐỊNH HƯỚNG CHO DU LỊCH VIỆT NAM...................23
KẾT LUẬN................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................27
NỘI DUNG
I.
TÌNH HÌNH DU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
5
Với tiềm năng du lịch Việt Nam rất lớn, Việt Nam đang trở thành một trong
những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á. Dựa trên số lượng khách quốc
tế đến và thời gian ở lại từng địa điểm du lịch, có thể liệt kê những địa điểm du
lịch Việt Nam được du khách quốc tế yêu thích nhất như: Nha Trang, Vịnh Hạ
Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Sa Pa, Mũi Né, quần thể danh thắng Tràng An, Phong
Nha - Kẻ Bàng, Hội An, Huế, Đà Nẵng,...
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến
Việt Nam trong 5 năm gần đây:
• Năm 2011 ước đạt 6.014.032 lượt, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2010.
• Năm 2012 ước đạt 6.847.678 lượt, tăng 13,86% so với cùng kỳ năm
2011.
• Năm 2013 ước đạt 7.572.352 lượt, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2012.
• Năm 2014 ướt đạt 7.874.312 lượt, tăng 4,0% so với cùng kỳ năm 2013.
• Năm 2015 ước đạt 7.943.651 lượt, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo biểu đồ trên, giai đoạn từ giữa năm 2014 đến giữa năm 2015, lượng khách
tăng trưởng chậm lại là do du lịch Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn
chưa từng có, gây ra tác động bất lợi kéo dài. Khách quốc tế đến Việt Nam liên
tục sụt giảm do tác động từ bối cảnh chính trị bất ổn và khó khăn về kinh tế
trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, đã có những tín hiệu khởi sắc và đáng mừng trong 6 tháng cuối năm
2015, khách quốc tế đến Việt Nam đang phục hồi và tăng trưởng về chất, liên
tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2014. Từ tháng 7, 8, 9 đã tăng trưởng trở
lại, tăng lần lượt 5,1%, 7,5% và 8,3% so với cùng kỳ năm 2014, kết thúc 13
tháng sụt giảm liên tục tính từ giữa năm trước. Tính đến tháng 1/2016, lượng
khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 805.072 lượt, tăng 5,8% so với tháng
12/2015 và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2015.
6
Mục tiêu ngành Du lịch Việt Nam đặt ra trong năm 2016 là 8,5 triệu lượt khách,
tức tăng gần 1 triệu khách so với năm 2015. Để thực hiện hóa mục tiêu này,
trong năm 2016, ngành Du lịch tiếp tục chiến lược Marketing du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tập trung vào các hoạt động E-Marketing. Thực hiện các nhiệm
vụ thuộc Chương trình Hành động Quốc gia về du lịch và chương trình xúc tiến
du lịch quốc gia, truyền thông, quảng bá tới các thị trường được cho là trọng
điểm của du lịch Việt như Tây Âu, Bắc Mỹ, ASEAN, Trung Đông,..
Dù lượng khách quốc tế đến Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng, đóng
góp một phần quan trọng trong tổng thu của ngành này, nhưng tốc độ tăng lại
giảm dần. Du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng "du khách một đi
không trở lại". Cụ thể :
- Trong năm 2013, 66,1% khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu; 20,1%
khách quốc tế đến lần 2 và 13,8% khách quốc tế đến lần 3. Như vậy tỷ lệ
khách quốc tế quay lại Việt Nam là khoảng 34%.
- Năm 2014:. Có đến 90% du khách lần đầu tiên tới mảnh đất hình chữ S,
nhưng số quay lại các điểm du lịch rất thấp, chỉ chiếm khoảng 6% quay
lại lần 2, quay lại lần 3 là 2%, từ 4 lần trở lên là 3,2%. Như vậy tổng số
khách quốc tế quay lại một trong năm điểm đến lên tới 11,2%.
Như vậy, mặc dù những con số tăng trưởng dương về lượt khách quốc tế đến
Việt Nam là một tin hiệu đáng mừng nhưng đó mới chỉ là một khía cạnh về
lượng. Khi xét về chất, đó đa phần là những du khách ghé thăm lần đầu, sự trở
lại của du khách đang giảm xuống một cách rõ rệt và đáng quan ngại. Thiết nghĩ
để du lịch phát triển lâu dài và bền vững ta cần tìm ra gốc rễ của vấn đề trên.
II.
NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ QUAY TRỞ LẠI
CỦA
KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM
1. Nguyên nhân vĩ mô
1.1.
Thiếu sự đổi mới, khác biệt hóa trong sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự hấp dẫn
của điểm đến trong mắt khách du lịch, đồng thời cũng quyết định năng lực cạnh
7
tranh của điểm đến, nhất là khi nhìn nhận du lịch là một ngành kinh tế và trong
môi trường cạnh tranh du lịch ngày cảng khốc liệt.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 10 sản phẩm du lịch thuộc ba nhóm:
- Nhóm các sản phẩm du lịch tự nhiên bao gồm du lịch sinh thái, du lịch
bãi tắm và du lịch biển...
- Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa bao gồm du lịch văn hóa vật thể, du lịch
văn hóa phi vật thể, du lịch bảo tàng, du lịch ẩm thực…
- Nhóm du lịch đô thị bao gồm du lịch đô thị cổ, du lịch đô thị hiện đại…
Tính đến nay, với 23 di sản Thế giới được UNESCO công nhân, Việt Nam đang
ưu tiên 3 sản phẩm du lịch chủ lực là du lịch biển, du lịch núi và du lịch tham
quan các di sản văn hóa thế giới. Nhằm tạo những giá trị khác biệt sáng tạo cho
các tài nguyên tiềm năng này, Việt Nam đã đề ra những chiến lược phát triển du
lịch dài hạn như:
- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 và tầm nhìn đến năm
2020 đã xác định “Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng du lịch sinh
thái và du lịch văn hóa - lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, góp phần
tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc
văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, có
khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới”.
- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 cũng xác định “Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du
lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du
lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội.” Tuy nhiên trên thực tế, sản
phẩm du lịch Việt Nam tồn tại những hạn chế nhất định ảnh hưởng không
nhỏ đến sự trở lại của khách du lịch quốc tế.
Mặc dù vậy, có một thực tế đang tồn tại là sản phẩm du lịch tuy đa dạng,
phong phú, vẫn nghèo nàn và đơn điệu. Việc đầu tư cho các sản phẩm du lịch
còn hạn chế, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa khai thác, phát huy được thế
mạnh đặc trưng độc đáo vốn có của mỗi điểm đến.
Chẳng hạn, sản phẩm du lịch biển đảo Việt Nam dù có nhiều lợi thế nhưng đang
đối mặt với tình trạng trùng lắp và giẫm chân lên nhau, thiếu sự liên kết cùng
phát triển giữa các địa phương, không phát huy dựa trên các khác biệt về địa lý,
cảnh quan và văn hóa, các sản phẩm dịch vụ đi kèm còn manh mún, chưa tạo
được sản phẩm du lịch biển đặc sắc có tính cạnh tranh cao trong khu vực và
quốc tế.
Bằng minh chứng cụ thể, Vịnh Hạ Long là một điểm đến quan trọng nhất thu
hút khách quốc tế hàng đầu Việt Nam nhưng lại chưa có sản phẩm du lịch đặc
8
trưng rõ nét. Hoạt động tham quan vịnh Hạ Long và một số hang động điển
hình với mục đích khám phá các giá trị thẩm mỹ của vịnh Hạ Long được coi là
sản phẩm du lịch lớn nhất, điển hình nhất tại di sản vịnh Hạ Long. Cùng với đó
là các dịch vụ du lịch lưu trú nghỉ đêm trên vịnh. Đây là loại hình dịch vụ du
lịch đặc trưng thu hút được nhiều khách tham quan vịnh, đặc biệt là khách du
lịch quốc tế. Ngoài ra, trên vịnh Hạ Long còn có dịch vụ vui chơi giải trí, chèo
thuyền kayak, đi xuồng cao tốc, dù kéo, dù lượn; dịch vụ du lịch ăn uống, tham
quan mua bán hải sản, lưu niệm; dịch vụ chèo đò, du lịch sinh thái, văn hoá...
Tuy nhiên, khách đến Hạ Long chỉ loanh quanh tắm biển, đi tàu thăm vịnh,
thăm hang động. Khách sạn chủ yếu là cao tầng, không có khuôn viên. Hàng
lưu niệm lặt vặt, không đặc trưng và chủ yếu hàng Trung Quốc. Hải sản, đồ ăn
bị đánh giá là rất đắt so với các điểm du lịch khác. Tính mùa vụ trong kinh
doanh du lịch ở Hạ Long rất rõ rệt, chưa được cải thiện, thích ứng. Các dịch vụ
vui chơi giải trí đơn điệu không đủ đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách đến
đây. Nhìn chung, các sản phẩm du lịch trên vịnh vẫn chưa thu hút được đối
tượng khách chi trả cao, số lượng khách tuy tăng nhưng lượng chi tiêu vẫn thấp
và thời gian lưu trú ngắn. Điều này tác động không nhỏ đến hành vi muốn quay
trở lại du lịch của khách quốc tế. Vịnh Hạ Long đang bỏ lỡ những cơ hội phát
triển du lịch đặc trưng mà những nơi khác không có được.
Vịnh Hạ Long thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng rõ nét
Không chỉ thiếu tính đặc thù, sản phẩm du lịch Việt Nam còn chậm đổi
mới, đây là hệ quả của sự chậm chạp trong đổi mới tư duy và hành động cụ thể.
Các doanh nghiệp nghiệp phần lớn vừa và nhỏ, thiếu vốn và công nghệ nên khai
thác dựa trên tài nguyên có sẵn hoặc sao chép lại các mô hình một cách thụ
động. Sản phẩm không được nghiên cứu bài bản nên hàm lượng gia tăng thấp,
chất lượng không nổi bật. Điều này làm giảm rất nhiều sự hấp dẫn với khách
nước ngoài.
Thừa Thiên – Huế là một ví dụ. Sản phẩm du lịch chủ lực ở đây là văn hóa với
nhiều di tích lịch sử, lăng tẩm, đền đài…; tuy nhiên mới chỉ được khai thác trên
9
cơ sở di tích cũ, không tu bổ tôn tạo những điểm di tích mới để mở rộng và
hoàn chỉnh thành điểm du lịch hấp dẫn. Du lịch tâm linh ở đây mang tiềm năng
rất lớn, đồng thời có thể phát triển “dấu ấn Huế, bản sắc Việt trong sản phẩm
thủ công truyền thống” nhưng không được khai thác hiệu quả, sản phẩm lưu
niệm không có quầy giới thiệu, tẻ nhạt không cạnh tranh được hàng lưu niệm đa
dạng giá rẻ củ Trung Quốc. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng bão hòa
trong du lịch Huế năm 2015, lượng khách lưu trú ở đây giảm.
Các quầy hàng lưu niệm thiếu đi dấu ấn Huế
Khách nước ngoài thường lên kế hoạch du lịch từ sớm và tìm kiếm những điểm
đến thực sự thu hút và khác biệt. Một du khách từ Mỹ trở lại Việt Nam lần thứ
hai đã nhận xét: "Việt Nam là một đất nước đẹp, thú vị,… Qua tìm hiểu tôi biết
các bạn có rất nhiều thứ thu hút khách du lịch. Nhưng cách đây 4 năm tôi đã đi
tham quan miền Tây, khi trở lại tham quan lần này tôi vẫn thấy chuyến đi ít có
sự thay đổi". Khách du lịch se thất vọng khi họ nhận lại được những sản phẩm
không tương xứng với điều họ mong đợi và thời gian công sức họ bỏ ra, đồng
thời làm giảm vẻ đẹp cuốn hút của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Tóm lại, sản phẩm du lịch thiếu tính sáng tạo, độc đáo và chậm đổi mới là một
nguyên nhân làm giảm sự trở lại của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam,
không phát huy được những lợi thế tiềm ẩn của Việt Nam trên trường quốc tế.
1.2.
Yếu kém trong quảng bá và xúc tiến du lịch
Ngày nay, thương hiệu du lịch quốc gia trở thành một trong những tài sản giá trị
nhất của mỗi quốc gia, nhằm xác lập hình ảnh du lịch của đất nước một cách
rộng rãi đến với khách du lịch trên toàn cầu. Do đó, việc xây dựng và quảng bá
10
thương hiệu là một nhiệm vụ rất quan trọng để khẳng định vị thế cạnh tranh của
Việt Nam với tư cách là một điểm đến du lịch ấn tượng trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên hiện nay, việc xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế,
nguyên nhân trực tiếp tác động đến nhận thức của du khách nước ngoài về đất
nước ta.
Du lịch Việt Nam chưa có thông điệp chung và rõ ràng
Trong những năm qua, dù đã có rất nhiều nỗ lực để khuyếch trương hình ảnh
của mình đến với thế giới nhưng du lịch Việt Nam vẫn chưa có thông điệp
chung và rõ ràng. Hình ảnh về điểm đến Việt Nam chưa nổi bật và chưa rõ ràng
trong tâm trí của du khách, vì vậy chúng ta gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh
với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Dạo quanh một vòng thế giới, ta có thể bắt gặp:
New Zealand. Hoàn toàn tinh khiết (100% Pure New Zealand)
Tây Ban nha. Tất cả đều dưới ánh nắng mặt trời (Spain. Everything under the
sun)
Malaysia. Châu Á đích thực (Malaysia. Truly Asia)
Hong Kong. Thế giới của châu Á (Hong Kong. Asia’s world city)
Các slogan du lịch của các quốc gia trên đều mang lại sự tin cậy cho mỗi du
khách đến đây, vì những gì New Zealand, Tây Ban Nha, Malaysia và Hong
Kong nói về bản thân đều đúng như những gì khách du lịch nghĩ về họ. Du
khách đều biết rằng Malaysia là đất nước có nhiều dân tộc châu Á sinh sống:
người Trung Quốc, người Ấn độ, người Mã Lai. Bạn chỉ cần đến Malaysia là đã
có thể nhìn thấy một châu Á thực sự rồi và “Truly Asia” thực sự có ý nghĩa.
Trở lại với định vị thương hiệu du lịch Việt Nam qua nhiều giai đoạn:
2001 – 2004: Việt Nam – Điểm đến của thiên niên kỷ mới (Vietnam – A
destination for the new millennium)
2004 – 2005: Hãy đến với Việt Nam (Welcome to Vietnam)
2006 – 2011: Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn (Vietnam – The hidden charm)
2012 – 2015: Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận (Vietnam – Timeless Charm)
Chúng ta thực sự không “rao” cụ thể chúng ta có gì, tất cả còn rất chung chung.
Là một quốc gia lịch sử gắn với những cuộc chiến tranh dài liên miên đã gắn
trong tâm trí nhiều khách quốc tế, để tái định vị, Việt Nam cần nghiên cứu bài
bản và có một chiến lược rõ ràng. Việt Nam không được biết đến như một đất
nước thiên nhiên đẹp hùng vĩ hay tiềm ẩn so với nhiều quốc gia khác, khách du
lịch se mất thời gian bối rối tự hỏi “Đẹp tiềm ẩn là gì?”, “Đẹp bất tận là gì?”.
Xác định được những giá trị khác biệt nổi bật cụ thể, Việt Nam se mang lại trải
nghiệm ấn tượng cho du khách khi đến nơi đây.
Công tác xúc tiến quảng bá thiếu chuyên nghiệp và dàn trải
11
Ở nước ta, trong hoạt động du lịch, với tâm lý e ngại và thắt chặt chi tiêu đang
là rào cản cho tốc độ tăng trưởng của toàn ngành. Công tác xúc tiến quảng bá
còn nhiều hạn chế, kinh phí nhà nước đầu tư còn hạn chế cho nên chưa tạo được
hiệu ứng kích cầu đi du lịch Việt Nam tại các thị trường mục tiêu. Kinh phí
dành cho xúc tiến du lịch còn nhỏ bé và cơ chế tài chính còn nhiều vướng mắc,
bất cập, thiếu chính sách ưu tiên, cơ chế cấp kinh phí hàng năm chưa linh hoạt
để có thể xây dựng và triển khai những kế hoạch xúc tiến du lịch chủ động
nhằm ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực, bất thường của những biến động
trong và ngoài nước đối với lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Không những thế, tổ chức bộ máy và lực lượng thực hiện hoạt động xúc tiến
quảng bá du lịch còn có nhiều hạn chế, thiếu thống nhất. Du lịch Việt Nam hiện
có 3 hình thức xúc tiến là xúc tiến điểm đến của Chính phủ, xúc tiến điểm đến
của địa phương và xúc tiến sản phẩm của DN. Chính một lãnh đạo của Tổng
cục Du lịch phải than rằng có quá nhiều nơi, nhiều đơn vị cùng xúc tiến du lịch,
thành ra cuối cùng hiệu quả không cao, cứ người nọ đổ cho người kia, cuối cùng
là không ai làm. DN thì cho rằng nhà nước không hỗ trợ, vì vậy rất nhiều DN
không tham gia công tác xúc tiến. Ngược lại, cơ quan quản lý nói việc kinh
doanh là của DN, chính họ phải tự đi quảng bá để bán sản phẩm...
Để chứng minh cho điều này, một sự kiện gây sốt trong dự luận vừa qua là nhà
Việt Nam tại Triển lãm Expo Milan 2015 tại Ý, sự kiện được tổ chức 5 năm một
lần, với gần 200 quốc gia tham dự se là cơ hội tuyệt vời để quảng bá đất nước
trước du khách quốc tế và tạo bước đà cho du lịch Việt Nam. Thế nhưng, những
“biểu hiện bất ngờ” của đoàn Việt Nam tại Ý lần này lại trở thành điểm trừ đối
với Việt Nam trước bạn bè quốc tế. Trong khi các quốc gia khác chăm chút giới
thiệu những nét đặc trưng văn hóa, tinh hoa ẩm thực nước nhà, thì những gì
đoàn Việt Nam thể hiện lại quá đơn điệu, sơ xài và chưa đáp ứng được kỳ vọng.
Theo phản ánh của một du khách Việt tham quan Expo 2015, bên trong khuôn
viên Ngôi nhà Việt Nam được trang trí hết sức sơ sài và nhếch nhác. Quầy trái
cây được trưng bày lèo tèo vài loại quả như dứa (thơm), thanh long nhưng đã
héo và đen xì. Khu ẩm thực không đại diện được nét đặc sắc của ẩm thực Việt
Nam, các món ăn như phở xào, miến xào, gỏi cuốn, bún thịt bò xào Nam bộ, gà
chiên tẩm bột lạnh tanh, kém hấp dẫn với hương vị thì như kiểu của các suất ăn
công nghiệp; vắng bóng những tinh hoa ẩm thực của dân tộc Việt - món phở trứ
danh khắp bốn bể, món bánh cuốn, bánh xèo, chả lụa, chè ba miền…
12
Trái cây trưng bày chỉ vài loại như thanh long, dứa (thơm) và không còn tươi
ngon
Tầng 1 tập trung bày bán các sản phẩm được xem là đặc trưng của Việt Nam, đa
dạng từ các mẫu quần áo, thiệp xếp tay, sản phẩm sơn mài, nón lá, túi xách…
Chưa nói đến độ phong phú và tinh xảo của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
này, những bộ quần áo, được giới thiệu là gắn liền với dân tộc Việt Nam, lại là
những mẫu mang đậm phong cách Trung Quốc. Bộ áo dài duy nhất cũng được
“biến tấu” theo kiểu sườn xám.
Trưng bày trang phục phụ nữ Việt Nam rất đơn điệu dễ nhầm lẫn là sản phẩm
Trung Quốc.
Trong khi đó, gian hàng các nước khác đều được chăm chút tỉ mỉ trong sự kiện
này. Không chỉ các nước lớn và giàu có khu trưng bày hoành tráng, lộng lẫy mà
ngay cả những nước trong khu vực ASEAN như Lào, Myanmar, Campuchia,
Indonesia, Thái Lan cũng thể hiện cực kỳ trang trọng và kiêu hãnh về bản sắc
13
văn hoá, cũng như các thế mạnh riêng của đất nước thông qua các gian trưng
bày. Các nước đều tập trung quảng bá và giới thiệu hình ảnh của đất nước, họ
chỉ bán đồ ăn để giới thiệu đặc trưng ẩm thực của đất nước đối với các du
khách, và một số đồ lưu niệm, nhưng là những mặt hàng áo, mũ, huy hiệu… có
in logo và khẩu hiệu của Expo Milan 2015, chủ yếu để khách làm kỷ niệm.
Gian hàng triển lãm của Brunei treo thúng, mủng, nong, nia rất ấn tượng
14
Cách trình bày ẩm thực, món ăn của Lào rất tinh tế, đầy thi vị
nhưng không kém phần hấp dẫn
Với Triển lãm Milan lần này, ngoài kiến trúc độc đáo, Việt Nam chưa thực sự
tạo được ấn tượng sâu sắc đối với bạn bè quốc tế, chưa giới thiệu được những
nét tinh túy văn hóa và hồn dân tộc trong những sản phẩm trưng bày. Bạn bè
quốc tế se ấn tượng thế nào về Việt Nam, họ se tới Việt Nam không hay có liệu
họ có quay trở lại Việt Nam lần nữa.
Tóm lại, ngoài sản phẩm du lịch, các hoạt động xúc tiến quảng bá cũng là một
yếu tố tác động không nhỏ đến sự trở lại của khách quốc tế du lịch đến Việt
Nam.
1.3.
Cơ chế tạo điều kiện cho du khách còn hạn chế
Mặc dù đứng thứ 16 trong 184 quốc gia có tiềm năng lâu dài trong phát triển du
lịch lâu dài, nhưng thực tế cho thấy Việt Nam không phát huy được lợi thế này
để phát triển
15
Các báo cáo cho thấy Việt Nam vẫn hạn chế việc miễn thị thực cho một số thị
trường lớn và còn nhiều bất cập trong việc cấp thị thực trực tuyến gây nhiều
phiền hà cho khách trong việc xin cấp thị thực tại sân bay. Việc này ảnh hưởng
không nhỏ tới việc thu hút khách lần đầu đến Việt Nam hay có ý định quay trở
lại.
Bằng chứng là năm 2014, Thái Lan đón 24,8 triệu lượt khách quốc tế, Thái Lan
đã miễn thị thực và lệ phí thị thực cho công dân đến từ 61 quốc gia (trong đó 49
nước là đơn phương), Malaysia đón 27,4 triệu lượt khách quốc tế và đã miễn lệ
phí thị thực cho 155 quốc gia (trong đó 85 quốc gia là đơn phương).
Tương tự, Singapore đón 15,1 triệu lượt khách quốc tế và miễn thị thực nhập
cảnh cho công dân 150 quốc gia (trong đó 82 quốc gia là đơn phương). Trong
khi đó Việt Nam đón gần 8 triệu lượt khách quốc tế và miễn visa cho 22 quốc
gia trong đó bao gồm miễn song phương với 9 nước ASEAN, và đơn phương 13
nước có lượng khách du lịch lớn tại Việt Nam gồm Anh, Pháp, Đức, Tây Ban
Nha, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Nga,
Belarus.
Việt Nam đã đàm phán thành công Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương TPP và tham gia và cộng đồng kinh tế Asean – AEC, thiết nghĩ việc mở
cửa hơn nữa để gia nhập vào các sân chơi lớn, tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng
thu hút thêm các du khách quốc tế đến du lịch cần được đẩy mạnh hơn nữa.
1.4. Cạnh tranh gay gắt từ các nước khác
Ngoài vấn đề nhập cảnh, sự cạnh tranh về dịch vụ du lịch của các nước trong
khu vực cũng là một nguyên nhân khiến du khách không muốn quay trở lại. Đặc
biệt là Thái Lan, Singapore, thậm chí các nước láng giềng Lào, Campuchia - các
nước bạn ngày càng tỏ ra là một nền du lịch chuyên nghiệp và tiến bộ.
Singapore thể hiện sự tươi mới, tiện nghi trong dịch vụ.
Là quốc gia sạch thứ 5 thế giới, Singapore là biểu tượng của sự hiện đại và sạch
se. Điều này đã giúp mang lại thiện cảm cho khách du lịch. Ví dụ như cống
thoát nước ở Singapore: Không thiết kế hình tròn mà thiết kế hình chữ V (như
cái phễu) càng xuống càng nhỏ, nhưng vì không có rác nên không bao giờ bị
tắc, người dân ý thức cao trong giữ gìn vệ sinh. Từ đó hình thành ý thức giữ gìn
vệ sinh chung cho khách du lịch. Hơn nữa giao thông ở đây rất thuận lợi và an
toàn với hệ thống tàu điện ngầm đi khắp thành phố Singapore. Các sản phẩm du
lịch ở Singapore cũng rất thu hút ví dụ như: Gadern by the bay, phim trường
universal, Disney land,..
16
Garden by the bay độc đáo với những cây nhân tạo khổng lồ
thu năng lượng mặt trời ban ngày để phát sáng ban đêm.
Thái Lan thể hiện văn hóa trong các sản phẩm du lịch
Ở Thái Lan giá ngày càng rẻ, du lịch Thái Lan còn rẻ hơn nội địa Việt Nam.
Hơn nữa, sản phẩm du lịch của họ rất đa dạng. Từ cưỡi voi, đua thuyền kayak ở
các đảo, thám hiểm rừng, tìm đến các bộ lạc trên núi, lặn biển,… tất cả đều có ở
Thái Lan. Bản sắc văn hóa được đề cao trong ẩm thực, trang phục truyền thống
và triết lý “sanuk” – triết lý niềm vui khiến bạn dễ dàng tìm thấy những nụ cười
rạng ngời ngay cả trên khuôn mặt của những người lao động vất vả nhất. Ở Thái
Lan bạn dễ dàng đi du lịch sang các nước khác vì hệ thống giao thông rất tiện
lợi và giá cũng rất rẻ.
17
Đua thuyền Kayak ở Thái Lan rất thu hút du khách
Còn Việt Nam, phải chăng chúng ta vẫn đang loay hoay không tìm được điểm
nhấn để khiến khách du lịch ấn tượng và mong muốn trở lại?
2. Nguyên nhân vi mô
2.1. Tệ nạn chặt chém khách du lịch
Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều
danh lam thắng cảnh, nhiều Di sản văn hóa, Di sản thiên nhiên nổi tiếng, người
Việt Nam thân thiện, mến khách. Tuy nhiên đi kèm với những hình ảnh Di sản
đẹp lại là chất lượng dịch vụ kém – điểm trừ lớn trong lòng mỗi du khách đến
Việt Nam.
Trước tiên, đó là việc "chặt chém" khách du lịch – một thực tế đầy bất cập và
khó quản lý với các cơ quan Nhà nước hay "căn bệnh" mãn tính của một bộ
phận không nhỏ người làm du lịch – đã để lại một hình ảnh Việt Nam không
mấy đẹp đe, thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế.
Ví dụ giá vé lặn biển (tại Hòn Mun, Nha Trang) cho người Việt Nam là 600.000
đồng một lần và 950.000 đồng hai lần. Nhưng vé cho người nước ngoài lại là
800.000 đồng một lần và 1,15 triệu đồng 2 lần.
Hay tại một số địa điểm du lịch nổi tiếng… thường xuất hiện một số người bán
hàng rong, mát-xa dạo có hiện tượng bắt chẹt du khách. Theo sự phản ánh của
những người dân địa phương, họ thường nhắm đến khách ngoại quốc để chào
mời, bán hàng với giá cắt cổ. Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe câu chuyện một
18
du khách Nga giận dữ vì bị một người bán hàng rong bán một trái dừa với giá
500.000 đồng ở Mũi Né (Vũng Tàu) hay câu chuyện xảy ra ở Hà Nội, khi hai vợ
chồng Việt kiều bị tính tiền đến 800.000 đồng cho hai tô phở thắc mắc với chủ
quán thì được chủ quán đáp lại bằng cách dùng con dao thái thịt chém xuống
mặt bàn và quát “không nói nhiều”. Hay gần đây nhất là câu chuyện chị Avy –
du khách người Úc phải trả tới 900.000 cho việc sửa một đôi dép cho người
đánh giày dạo trên phố cổ – cái giá thậm chí còn gấp nhiều lần so với giá mua
ban đầu của đôi dép.
Một số đối tượng bán hàng rong thường chặt chém du khách
Theo một cuộc khảo sát với 70 người dân và du khách ở TP.HCM đã từng bị
"chặt chém" khi đi du lịch vào do báo Tuổi Trẻ thực hiện đã cho thấy, hơn 90%
nói rằng họ đành "ngậm đắng nuốt cay" móc tiền ra trả cho những khoản tiền
quá vô lý dù lòng đầy bức xúc.
Sự thiếu văn minh trong cách cư xử và việc thét giá cao lên trời trong chi phí
phục vụ, trong khi chất lượng phục vụ không có sự khác nhau đã gây một sự
bức xúc, mất thiện cảm đối với khách quốc tế khi đến Việt Nam.
Phí vé tăng tại các điểm du lịch
Vé vào cửa và các phương tiện phục vụ di chuyển tại các điểm đến du lịch trong
những năm gần đây luôn tăng cao. Ví dụ vé tắm bùn ở Nha Trang trước đây là
1,2 triệu đồng một người, hiện nay tăng lên 1,6 triệu đồng, vé đi tàu ra các đảo ở
Hạ Long tăng từ 140.000 đồng lên 170.000 đồng…
19
Vé tăng, cơ sở vật chất phục vụ không tăng, gây nên tâm lý khó chịu. Đồng
thời, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn sự đối nghịch về sự phát
triển bền vững trong du lịch.
2.2. Dịch vụ cung cấp kém chất lượng
Khách quốc tế khi đến Việt Nam luôn có những đòi hỏi cao hơn về dịch vụ so
với khách nội địa nhưng đáp lại kỳ vọng của du khách, du lịch Việt Nam – một
ngành dịch vụ mũi nhọn nhưng chất lượng thì còn thấp hơn nhiều so với mặt
bằng chung của thế giới.
Tổ chức tour không trung thực
Nhiều du khách và ngay cả những hãng lữ hành có tên tuổi đang “kêu trời” về
tình trạng hàng loạt công ty lữ hành không phép, hoạt động chui... đã dẫn đến
chất lượng tour bị giảm sút. Hiện nay, trong Luật Du lịch, các quy định xử phạt
công ty du lịch về hành vi kinh doanh lữ hành cắt xén hoặc thay đổi hành trình
du lịch, phương tiện du lịch và các chế độ phục vụ trái với hợp đồng đã ký còn
quá nhẹ. Nhiều công ty thường xuyên dùng chiêu quảng cáo ở khách sạn 3 sao
nhưng đưa khách đến 1 sao, 2 sao…
Một số công ty bán tour 5 ngày 4 đêm nhưng khởi hành vào buổi chiều ngày
đầu và đi về vào sáng sớm của ngày cuối nên thực chất chương trình tham quan
chỉ có 3 ngày... như vậy thực chất là "chặt chém" giá tour.
Thái độ phục vụ kém
Tình trạng chèo kéo khách, ứng xử kém văn minh… là những yếu tố gây mất
thiện cảm trong mắt du khách quốc tế. Đó có thể là những nhân viên bán hàng
kém thân thiện, hay tỏ thái độ khi khách không có ý định mua hàng, hay đánh
giá du khách bằng vẻ bề ngoài của họ và đối xử tùy theo họ “trông có vẻ” giàu
hay bình dân.
Khi du khách có thắc mắc về giá cả các dịch vụ chênh lệch giữa các nơi, một số
còn có thái độ nạt nộ, quát mắng mà thiếu đi một lời giải thích hợp lí.
Hay tình cảnh một dàn hùng hậu các nhân vật có tên “vẫy khách” đứng trước
cửa các quán ăn, nhà hàng, khách sạn,… khiến du khách sợ hãi, cảnh giác với
sự mời chào quá mức nhiệt tình.
2.3. Cơ sở hạ tầng du lịch chưa phát triển
Trong hoạt động du lịch, cơ sở vật chất đóng một vai trò hết sức quan trọng . Sự
phát triển của ngành du lịch gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật
chất kỹ thuật.
20
Tuy nhiên, điều này ở nước ta hiện nay vẫn còn rất kém. Rất nhiều cơ sở bị
xuống cấp nặng nề, nhiều điểm du lịch cơ sở vật chất không đáp ứng đu nhu cầu
của khách.
Ví dụ, du lịch Sa Pa rất hút khách Việt và quốc tế. Con đường cao tốc Nội Bài Lào Cai được đưa vào sử dụng càng làm cho lượng khách đến đây đông hơn.
Nhưng số lượng khách sạn nhà nghỉ ở đây tăng chưa kịp nhu cầu, dẫn đến việc
“cháy phòng” ở các thời điểm vào mùa cao điểm.
2.4. An ninh du lịch chưa được đảm bảo
Tệ nạn trộm cắp, móc túi chính là trải nghiệm khó quên nhất ở Việt Nam của rất
nhiều du khách. Và nó khiến họ nói lời từ biệt Việt Nam, dù rất bị cuốn hút bởi
những vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên Việt Nam. Bên cạnh nạn trộm cắp móc
túi, là tệ nạn côn đồ, trấn lột hoành hành ở các tụ điểm du lịch.
Lợi dụng sơ hở của du khách nước ngoài và rào cản ngôn ngữ, đối tượng xấu đã
móc túi, lấy đi tài sản lớn, đặc biệt là cả giấy tờ tùy thân khiến không ít du
khách khổ sở.
Từ lâu, khu vực hồ Gươm luôn là điểm thu hút du khách trong nước và ngoài
nước. Tuy nhiên, nơi đây đã và đang xảy ra những vụ trộm cắp tài sản của du
khách gây bức xúc dư luận. Một trong những thủ đoạn của những đối tượng
móc túi là giả dạng bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch. Thậm chí, tờ TTR
Weekly của Thái Lan đã đăng tải một bài viết có tiêu đề: “Những bàn tay tàng
hình ở phố cổ Hà Nội”, phản ánh tình trạng du khách bị những người hàng rong
móc túi ở Việt Nam.
Tại nhiều thành phố du lịch của Việt Nam, tình trạng mất cắp cũng diễn biến
phức tạp. Không chỉ vậy, ngay cả những sự kiện lớn có lực lượng an ninh bảo
vệ, tình trạng móc túi vẫn xảy ra. Đơn cử vụ việc Đại sứ Argentina bị kẻ gian
móc túi lấy cắp điện thoại di động tại Festival Huế 2012. Kẻ móc túi đã lách vào
đứng giữa ngài đại sứ và phu nhân, một tay giả vờ chụp ảnh còn tay kia móc
điện thoại.
Có thể nói, nạn mất cắp tài sản của khách du lịch nước ngoài đã làm xấu đi hình
ảnh này, gây bức xúc và mất thiện cảm đối với du khách; và hơn thế nữa, những
hành động tiêu cực nêu trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới du lịch Việt Nam.
21
Hai du khách với tấm biển dòng chữ tiếng Anh: "Chúng tôi đến từ Hong
Kong. Xin hãy cẩn thận với những tên cướp chuyên chạy xe gắn máy".
2.5. Nguồn nhân lực du lịch trình độ thấp
Khi khách quốc tế đến Việt Nam, với mong muốn tìm hiểu về điểm đến cũng
như rào cản về ngôn ngữ làm nảy sinh nhu cầu về những hướng dẫn viên du lịch
- các “đại sứ” của chuyến đi. Thế nhưng do quá nhiều hướng dẫn viên hiện nay
yếu nghiệp vụ, kém kiến thức nên khách đi tour về bực bội trong lòng.
Hướng dẫn viên làm mất lòng du khách không phải chuyện hy hữu trong ngành
Du lịch Việt. Theo nhiều du khách phản ánh, mang tiếng là có HDV đi cùng
nhưng hỏi cái gì họ cũng trả lời qua loa, đại khái. Hay nhiều HDV không coi
trọng hình ảnh của mình cũng như ngành Du lịch. Có rất nhiều người bị đoàn
khách chê vì lý do HDV đó ăn mặc rất luộm thuộm, tóc tai bù xù, thậm chí
người có mùi hôi; hoặc HDV không lo hướng dẫn cho khách mà chỉ lo đi
shopping mua đồ cho mình.
Đáng buồn hơn, nhiều HDV thậm chí còn không hiểu rõ về những địa danh
mình dẫn khách đến. Có câu chuyện cười ra nước mắt là khi giới thiệu quần thể
di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một cậu HDV hùng hồn giới thiệu cho một
đoàn du khách đến từ Tây Ba Nha: “Văn Miếu gắn với tên Quốc Tử Giám bởi
đây là nơi chôn cất những quan thái giám triều đình”
Trình độ ngoại ngữ kém
Bên cạnh đó, thực trạng khoảng 50% hướng dẫn viên không thông thạo ngoại
ngữ cũng là một điều đáng buồn cho du lịch Việt Nam. Trong số những hướng
dẫn viên, nhân viên biết ngoại ngữ thì tiếng anh vẫn chiếm đa số, còn ở các thị
trường du lịch cung cấp khách hàng đầu cho du lịch Việt Nam như Nga, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Đức… vẫn còn rất thiếu nhân lực chuyên về ngoại ngữ. Cũng vì
sự "mất cân bằng" trong vốn ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên kia mà
không ít doanh nghiệp lữ hành "thở dài" vì phải từ chối những "mối" khách du
lịch Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ… Thậm chí có doanh nghiệp còn công
22
khai rằng họ thất thu vì không có đội ngũ hướng dẫn viên đáp ứng được yêu cầu
về ngoại ngữ để đón khách từ các quốc gia không sử dụng tiếng Anh, Pháp,
Trung.
Các chuyên gia du lịch cho rằng, hướng dẫn viên không đáp ứng được yêu cầu
về ngoại ngữ để đón khách du lịch là lý do không đáng có.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong số hơn 6.700 hướng dẫn
viên du lịch quốc tế của ta, có tới 3.699 người chuyên tiếng Anh, 995 người
chuyên tiếng Pháp, 961 người biết tiếng Trung. Trong khi đó chỉ có 431 người
sử dụng tiếng Nhật, 375 người rành tiếng Đức, 147 người nói được tiếng Tây
Ban Nha...
Trình độ chuyên môn thấp
Trong tình cảnh khó khăn ấy, rất nhiều doanh nghiệp "ló cái khôn" là tuyển
người biết ngoại ngữ mình cần, sau đó đào tạo, bồi dưỡng kiến thức du lịch và
kỹ năng làm hướng dẫn viên. Thế nên thị trường du lịch trong nước không ít
người "bỗng dưng" trở thành hướng dẫn viên du lịch sau một thời gian đi xuất
khẩu lao động tại Đức, Hàn Quốc, Nga… Tuy nhiên, thực trạng hướng dẫn viên
không đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch vẫn không được giải quyết, bởi
"được" ngoại ngữ, thì đội ngũ này lại "trống" hoàn toàn về nghiệp vụ. Đó là
chưa kể, đội ngũ này còn không có bằng cấp, không có thẻ hành nghề… - không
khác gì hành nghề "chui". Và "cái khôn" ló ra với hy vọng lấp chỗ trống về
hướng dẫn viên du lịch ở các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh, Pháp, Trung, vì thế,
cũng
không
thành
hiện
thực.
Rõ là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đang "vênh" giữa cung và cầu. Như nhiều
chuyên gia phân tích, là do ngành du lịch trong nước đang "mặc kệ" cho đội ngũ
hướng dẫn viên tự phát định hướng ngoại ngữ và tự phát phát triển. Điều dễ
nhìn thấy là sự khập khiễng trong trình độ của hướng dẫn viên: Người có
nghiệp vụ du lịch thì yếu về ngoại ngữ, người giỏi ngoại ngữ lại thiếu hụt về
kỹ năng nghề. Thế nên việc cần làm cho du lịch Việt Nam hiện nay là cân bằng
những khập khiễng trong trình độ đội ngũ hướng dẫn viên.
Thiết nghĩ trong thời kì hội nhập, để sẵn sàng mở cửa với thế giới, đón tiếp
thêm các du khách quốc tế, việc trau dồi ngoại ngữ cũng như chuyên môn cho
không chỉ các hướng dẫn viên mà những người làm trong du lịch là hết sức cấp
bách và cần thiết.
III.
GIẢI PHÁP, ĐỊNH HƯỚNG CHO DU LỊCH VIỆT NAM
Trước tình trạng du khách quốc tế không muốn quay trở lại với Việt Nam, từ
việc hiểu rõ những nguyên nhân gây ra thực trạng trên, nhóm xin đề xuất một số
23
giải pháp mà thiết nghĩ se là cần thiết để xây dựng lại thương hiệu du lịch Việt
Nam thu hút, hấp dẫn trong mắt du khách:
Một là, phải nghiên cứu xác định rõ và tìm ra những giá trị cốt lõi của thương
hiệu du lịch Việt Nam gắn với các thuộc tính và sản phẩm du lịch cụ thể. Đầu tư
xây dựng, nâng tầm sản phẩm, khẩu hiệu du lịch đặc trưng, khác biệt chỉ là của
Việt Nam, phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở phát triển thương
hiệu du lịch vùng, địa phương, chú trọng phát triển những thương hiệu du lịch
có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.
Hai là, hoàn thiện các quy hoạch vùng, khu, điểm du lịch quốc gia nhằm định
hướng tổng thể cho hệ thống sản phẩm và thương hiệu du lịch Việt Nam; kêu
gọi các nhà đầu tư chiến lược xây dựng các sản phẩm du lịch nổi trội, độc đáo
và mới lạ tại các địa phương, vùng du lịch trọng điểm. Tăng chi ngân sách xây
dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ ngành du lịch, khuyến khích tư nhân đầu
tư đóng góp vào hạ tầng du lịch.
Ba là, tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền trên các phương tiện
truyền thông – tivi, báo, đài, website, diễn đàn, mạng xã hội…về tầm quan
trọng của công tác xúc tiếng và quảng bá thương hiệu du lịch, nhằm nâng cao ý
thức của các cấp ủy, chính quyền, các doanh nghiệp và toàn dân; coi đó là một
nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của ngành du lịch mà của toàn xã hội. Đẩy mạnh
công tác marketing nội bộ, theo đó tất cả các bên liên quan, từ cơ quan quản lý
nhà nước, các bộ, ngành đến cách doanh nghiệp, cộng đồng, người dân với tư
cách là chủ thể của điểm đến du lịch Việt Nam, một đại sứ quảng bá cho hình
ảnh du lịch nước nhà - phải hiểu rõ và thống nhất về giá trị thương hiệu du lịch
Việt Nam để cùng góp phần giới thiệu và truyền tải đến bạn bè thế giới.
Bốn là, nâng cao, cải thiện chất lượng và đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ du
lịch, bảo đảm thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của du khách, vừa lòng khách hàng cả
24
về chất lượng và thái độ phục vụ. Đồng thời có sáng tạo, bổ sung riêng các dịch
vụ đối với từng thị trường và phân khúc thị trường mục tiêu.
Năm là, đào tạo thêm nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho du lịch – trình
độ chuyên môn sâu, ngoại ngữ đa dạng và thông thạo. Giải quyết triệt để các đối
tượng làm xấu đi hình ảnh du lịch Việt Nam như các cò mồi, cò vẫy khách, các
công ty kinh doanh du lịch kém chất lượng. Quản lí chặt che về giá cả tại các
địa điểm kinh doanh du lịch, đặc biệt không để xảy ra tình trạng thét giá, tăng
giá phi lý chèn ép du khách nước ngoài.
Sáu là, xây dựng nhiều hơn các kênh thông tin quảng bá cả online như các
website du lịch chất lượng cung cấp đủ thông tin với đa dạng ngôn ngữ, các tư
vấn viên có mặt trực tuyến trên các diễn đàn sẵn sàng giải đáp thắc mắc, ghi
nhận các phản hồi và ngay tại các địa điểm du lịch cũng cần có các phòng thông
tin cho du khách… Thiết lập các đường dây nóng, quầy hỗ trợ, cấp cứu… bằng
mọi biện pháp quan tâm và giúp đỡ du khách quốc tế giải quyết các khó khăn
trong khi du lịch ở Việt Nam, để ấn tượng lại trong họ – thực sự là một Việt
Nam thân thiện và mến khách ở thực tế chứ không chỉ trên khẩu hiệu.
KẾT LUẬN
Du lịch, hơn bất kì ngành nào khác khi được đầu tư và phát triển đúng
cách se tạo một nguồn lực kinh tế lớn góp phần vào sự tăng trưởng của quốc
gia. Với những thế mạnh cả về tự nhiên và lao động sẵn có, Việt Nam cần phải
25
biết nắm bắt những cơ hội, dẹp bỏ những hạn chế còn tồn tại để đưa ngành du
lịch của nước nhà thực sự trở thành một thương hiệu, một hình ảnh đẹp mỗi khi
nhắc tới trong mắt du khách quốc tế.
Học tập từ các bạn bè láng giềng như Thái Lan, điều đáng khâm phục là
họ không chỉ nỗ lực xây dựng hình ảnh “Đất nước của những nụ cười” mà còn
không ngừng gìn giữ và phát triển lên thành một thương hiệu riêng. Việc xây
dựng một thương hiệu, ví dụ như “Việt Nam - đất nước thân thiện” có le không
nằm ngoài khả năng của chúng ta nếu như các cơ quan, các sở Du lịch không
vội đưa ra chỉ tiêu đón khách mà nên cấp bách xây dựng những kế hoạch phát
triển ngành du lịch như tăng số phòng nghỉ; đào tạo bồi dưỡng cán bộ; nâng cao
kiến thức, tay nghề cho công nhân viên các ngành liên quan, tăng cường công
tác quản lý và bảo trì các di tích, điểm tham quan, bảo vệ du khách.
Qua bài tiểu luận, chúng em mong muốn đem lại cái nhìn cơ bản về thực
trạng du khách quốc tế đến Việt Nam, cũng như phân tích một số nguyên nhân
từ vi mô đến vĩ mô dẫn đến thực trạng trên. Từ đó, đưa ra một số giải pháp thích
hợp nhằm nâng cao sự phát triển ngành du lịch trong nước, đồng thời thu hút
khách du lịch nước ngoài quay trở lại Việt Nam. Do hạn chế về kiến thức và
thời gian, chúng em chưa nêu được hết các yếu tố có ảnh hưởng đến lượng
khách quốc tế quay lại Việt Nam và còn nhiều thiếu sót. Chúng em mong nhận
được sự đóng góp chỉ bảo của thầy cô giáo.
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2012.
2. Đại học Ngoại thương, Giáo trình Marketing lý thuyết, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 2000.
3. />4. />5. />6. />7. />8. />
27