Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Giảm nghèo bền vững và quản lý rủi ro do thảm họa thiên nhiên ở khu vực Duyên hải miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 50 trang )

LI
ÊNHỢPQUỐCTẠIVI
ỆTNAM
Đị
achỉ
:2529PhanBộiChâu,HàNội
,Vi
ệtNam
ĐT: (
+844)39421495
Fax:(
+844)39423304
Emai
l
:r
co.
vn@one.
un.
or
g
Websi
t
e:www.
un.
or
g.
vn

Tháng6năm 2012



Giảm nghèo bền vững và quản lý rủi ro do thảm họa
thiên nhiên ở khu vực Duyên hải miền Trung:
Bài học rút ra và các gợi ý chính sách
TÀI LIỆU CHUẨN BỊ CHO CUỘC HỌP NHÓM TƯ VẤN GIỮA NĂM, QUẢNG TRỊ,
THÁNG 6 NĂM 2012

“Nỗ lực đưa các khu vực ra khỏi tình trạng kém phát triển và giảm thiểu những
phản ứng thụ động trước thảm họa thiên nhiên. Đẩy nhanh xóa đói giảm
nghèo, đặc biệt ở các khu vực miền núi phía Tây và vùng liên quan”
Định hướng phát triển vùng: Phía Bắc và vùng Duyên hải miền Trung.
Kế hoạch Phát triển KT-XH (SEDP) 2011-2015

“Chủ động trong phòng chống thảm họa và thích ứng vì phát triển”
Cách tiếp cận cần áp dụng với vùng Duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ và vùng hải đảo
Chiến lược quốc gia về phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai tới năm 2020 (2007)

1


TÓM TẮT
Việt Nam là một trong những nước trên thế giới có nguy cơ thiên tai cao nhất và đã được xác
định là một trong 30 quốc gia có nguy cơ cực đoan do biến đổi khí hậu. Đồng thời, những thành
quả quan trọng của Việt Nam về giảm nghèo và nâng cao mức sống người dân hiện nay dường
như đang tiến đến giới hạn và các nỗ lực xóa đói giảm nghèo dường như ít mang lại tác dụng
đối với nghèo kinh niên và các hình thức nghèo đói và bất bình đẳng mới đang nổi lên. Nghèo
đói là nguyên nhân và hậu quả của thiên tai và tính dễ bị tổn thương ngày càng tăng của Việt
Nam trước thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu vànhững thách thức kéo dài trong việc giảm
nghèo và đảm bảo phát triển bền vững khiến cho mối quan hệ này trở nên đặc biệt quan trọng
trong bối cảnh của Việt Nam.
Vùng duyên hải miền trung là một trong những vùng dễ bị tổn thương nhất trước thảm họa và

biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Trong bối cảnh cuộc họp Nhóm tư vấn giữa năm tại Quảng Trị,
nghiên cứu này tập trung vào mối liên hệ giữa giảm nghèo bền vững với quản lý rủi ro thảm họa
và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở vùng duyên hải miền trung Việt Nam. Nghiên cứu
nhấn mạnh những thông điệp chính sách chính, dựa trên kinh nghiệm của LHQ trong việc hỗ trợ
về chương trình và chính sách cho Chính phủ ở vùng duyên hải miền trung và gợi ý những tác
động chính sách chủ yếu. Dưới đây là những thông điệp chính được nhấn mạnh trong nghiên
cứu này.
Mặc dù cho đến nay Việt nam đã rất thành công về tăng trưởng và giảm nghèo, những đặc điểm
của nghèo đói và tính dễ bị tổn thương đang thay đổi, trong đó nghèo kinh niên trở nên ăn sâu
bám rễ hơn và các hình thức nghèo mới đang xuất hiện. Tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc
là mối quan tâm đặc biệt đối với Việt Nam do Việt Nam rất dễ chịu ảnh hưởng của rủi ro và biến
đổi khí hậu. Cần có những cách mới để đo lường nghèo đói và tính dễ bị tổn thương, gồm cả
các thước đo nghèo đói đa chiều, giám sát nhanh tác động, nghiên cứu về các yếu tố dẫn đến
nghèo đói nhằm phản ánh và ứng phó tốt hơn với những biến đổi này.
Biến động dân số gia tăng là một đặc điểm phát triển của Việt Nam, trong khi phần lớn người di
cư dịch chuyển vì các lý do kinh tế như kiếm việc làm và cải thiện sinh kế, các yếu tố thúc đẩy
khác như thiên tai và các sự kiện khí hậu cũng đóng vai trò quan trọng. Di cư có thể được coi là
một chiến lược thích ứng nhằm ứng phó với những cú sốc do bất cứ nguyên nhân nào, bao gồm
cả rủi ro và biến đổi khí hậu. Trong khi di cư đem lại những cơ hội đáng kể, nó cũng có thể làm
trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương cho cả những người di cư kiếm việc làm và những người
ở lại. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng góp phần vào tính dễ bị tổn thương, gồm cả tiếp
xúc với chất thải và ô nhiễm nguồn nước, lũ lụt và các nguy cơ khác cũng như rủi ro về các
bệnh truyền nhiễm. Các giải pháp chính sách ưu tiên bao gồm việc lồng ghép tốt hơn vấn đề di
cư trong quy hoạch và thiết kế đô thị, đồng thời loại bỏ các rào cản còn tồn tại đối với việc tiếp
cận bảo trợ xã hội và dịch vụ xã hội của người lao động di cư.
Mối liên hệ giữa nghèo đói, thảm họa và biến đổi khí hậu được ghi nhận trên toàn cầu. Thảm
họa và biến đổi khí hậu chắc chắn tác động lớn tới người nghèo và dễ bị tổn thương do bất
bình đẳng trong tiếp cận tài sản, nguồn lực và dịch vụ. Người nghèo và dễ bị tổn thương, bao
gồm phụ nữ, người già và trẻ em bị ảnh hưởng nhiều nhất. Mặc dù vậy, bằng chứng trong bối
cảnh của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Trong khi tác động kinh tế trung bình hàng năm của thảm

họa khá là lớn với mức 1,3-1,5% GDP; chi phí thực tế có thể cao hơn nhiều, đặc biệt đối với hộ
gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tác động đối với sức khỏe, dinh dưỡng và mức sống
cũng có thể bị đánh giá thấp. Các tỉnh với vùng duyên hải miền trung đặc biệt dễ bị tổn thương
trước tác động của rủi ro và biến đổi khí hậu, đồng thời cũng đang chịu đói nghèo dai dẳng, đặc
biệt là các nhóm dân tộc thiểu số. Phân tích trong nghiên cứu này cho thấy mối tương quan giữa
2


nguy cơ rủi ro như lũ lụt, bão, gió lốc, hạn hán và nghèo đói. Cũng có mối tương quan giữa nguy
cơ rủi ro cao với mức độ phát triển con người thấp.
Cải cách đầu tư công là một trong những ưu tiên chính để tái cơ cấu kinh tế vĩ mô. Cải cách đầu
tư công có vai trò quan trọng không chỉ nhằm đảm bảo hiệu quả cao hơn mà còn nhằm giải
phóng nguồn lực cho chi tiêu xã hội. Tuy nhiên, hiện nay một số quyết định về kế hoạch và đầu
tư dường như đang làm tăng thêm tính dễ bị tổn thương; các dự án thủy điện ở duyên hải miền
trung là một ví dụ. Đảm bảo cân bằng hơn giữa tác động về môi trường và xã hội trong tăng
trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng công bằng và phát triển bền vững. Để đạt
được điều này, đòi hỏi quản trị kinh tế mạnh mẽ hơn, quản lý công hiệu quả hơn và giám sát tốt
hơn các quyết định đầu tư. Về vấn đề này, một dấu hiệu tích cực là nhiều tỉnh trong khu vực đạt
điểm cao về Chỉ số hiệu quả quản lý công cấp tỉnh, mặc dù có mức độ nguy cơ rủi ro cao và vẫn
còn những thách thức về nghèo đói dai dẳng.
Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong việc ứng phó hiệu quả với thảm họa và biến
đổi khí hậu, đặc biệt là trong việc chuẩn bị ứng phó với thảm họa và cứu trợ ngay sau thảm họa.
Tuy nhiên, nguồn vốn cho phục hồi và tái thiết lâu dài vẫn bị thiếu hụt, do đó cần đầu tư nhiều
hơn về tài chính cho rủi ro thảm họa. Các cách tiếp cận quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng
đồng, mặc dù hiện nay đang được Chính phủ cấp vốn dài hạn và bền vững hơn, nhưng vẫn cần
tăng cường điều phối và thực hiện trong mối quan hệ hợp tác với các chủ thể phi chính phủ.
Ngoài ra, cần lồng ghép tốt hơn quản lý rủi ro thảm họa vào các chính sách và chương trình bảo
trợ xã hội, nhằm tăng khả năng chống chọi và giảm tính dễ bị tổn thương, bảo vệ sinh kế cũng
như sinh mạng của người dân. Cần một cách tiếp cận toàn diện, tổng thể và có điều phối về
bảo trợ xã hội nhằm giảm tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc, bảo vệ người dân trong suốt

chu kỳ sống và cải thiện những bất bình đẳng và bất lợi về kinh tế-xã hội. Điều này càng trở nên
quan trọng trong bối cảnh Việt Nam có thể vẫn tiếp tục dễ bị tổn thương trước các cú sốc về
kinh tế và môi trường.
Cuối cùng, mặc dù đã có các chính sách và chương trình về giảm nghèo, bảo trợ xã hội và ứng
phó với thảm họa và biến đổi khí hậu, vẫn còn đó những thách thức trong việc đảm bảo ứng phó
tổng thể và có điều phối trong thiết kế và thực hiện chương trình. Điều này làm giảm hiệu quả và
hiệu suất của các giải pháp ứng phó cấp quốc gia và địa phương. Cần đầu tư nhiều hơn vào
giảm rủi ro thảm họa, giảm nghèo và bảo trợ xã hội; cần sắp xếp lại các ưu tiên của chính phủ
và đạt hiệu suất đầu tư công cao hơn. Cần có một cách tiếp cận toàn diện và tổng thể nhằm mở
rộng độ bao phủ của bảo hiểm và tăng mức trợ cấp cũng như mở rộng hỗ trợ và trợ cấp cho các
nhóm dễ bị tổn thương chưa được tiếp cận như người di cư, người cận nghèo và người lao
động không chính thức. Ngoài ra, để tăng hiệu quả, các chính sách và chương trình cần phù
hợp hơn với nhu cầu cụ thể của các địa phương và các nhóm kinh tế-xã hội.
Mới trở thành nước có mức thu nhập trung bình, Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng và đang
trải qua những thách thức mới như các hình thức nghèo và bất bình đẳng mới nổi lên, thảm họa
và biến đổi khí hậu. Mức độ tác động tối đa của những rủi ro và biến đổi khí hậu trong tương lai
là chưa rõ ràng. Để Việt Nam có thể đáp ứng và quản lý sự bất trắc này một cách hiệu quả hơn
trong khi tiếp tục cải thiện cuộc sống và mức sống của tất cả người dân Việt Nam, cần lập kế
hoạch và thực hiện một cách tổng thể và hiệu quả, điều phối hơn nữa nỗ lực của các thủ thể
khác nhau ở cấp quốc gia và địa phương, có một hệ thống bảo trợ xã hội phổ cập hiện đại có
thể bảo vệ người dân trước các cú sốc do bất cứ nguyên nhân nào và tăng cường sự ứng phó
và tham gia dựa vào cộng đồng.

3


GIỚI THIỆU
Các ưu tiên của Việt Nam về giảm nghèo, bảo trợ xã hội và giảm rủi ro thiên tai và biến đổi khí
hậu đã được nêu ra trong SEDP 2011-2015. SEDP ghi nhận “các thảm họa thiên tai và bệnh
dịch được dự báo sẽ thay đổi theo chiều hướng phức tạp và biến đổi khí hậu, ô nhiễm và thảm

họa thiên nhiên sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đất nước” và đặt ra mục tiêu “tiếp tục
các chương trình giảm nghèo theo mục tiêu phát triển bền vững”; “xây dựng hệ thống bảo trợ xã
hộ có khả năng bảo vệ tất cả các thành viên trong xã hội đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn
thương và yếu ớt trước những hạn chế do những rủi ro liên quan tới nền kinh tế thị trường mang
lại hoặc những rủi ro về xã hội khác”; và “có những sáng kiến nhằm ứng phó hiệu quả với biến
đổi khí hậu”.1
Hiện nay, cách giải quyết của Chính phủ đối với các vấn đề này là thông qua các chính sách và
chương trình cụ thể cho từng lĩnh vực và các chính sách chương trình này do các Bộ ngành, cơ
quan thuộc chính phủ xây dựng và thực hiện. Vì vậy giảm nghèo, bảo trợ xã hội và các rủi ro
thiên tai và khí hậu thường được xem xét và thảo luận riêng biệt. Song những chính sách riêng
biệt thường không phản ánh thực tế rằng trong đời sống của người Việt Nam thảm họa thiên tai
và biến đổi khí hậu, nghèo đói và thiếu được tiếp cận với các hệ thống bảo trợ xã hội có liên
quan chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Phân tích này nhằm đóng góp cho cuộc thảo
luận về những vấn đề này, thông qua việc tập trung vào môi liên hệ giữa giảm nghèo bền vững,
bảo trợ xã hội và ứng phó hiệu quả với thiên tai và biến đổi khí hậu.
Phân tích này được chuẩn bị làm thông tin đầu vào cho Tham vấn giữa kỳ với các nhà tài trợ tổ
chức tại Quảng Trị vào tháng 6 năm 2012. Phân tích thảo luận về mối quan hệ giữa giảm nghèo
bền vững và quản trị rủi ro thiên tai2 và tập trung vào kinh nghiệm của khu vực Duyên hải miền
Trung Việt Nam với 14 tỉnh từ Thanh Hóa ở miền Bắc tới Bình Thuận ở miền Nam. Phân tích
này đưa ra những thông điệp về chính sách của LHQ, dựa trên những bằng chứng và nghiên
cứu sẵn có ở Việt Nam và ở khu vực Duyên hải miền Trung và các bài học rút ra từ những sáng
kiến do LHQ hỗ trợ ở khu vực này đồng thời nhấn mạnh những gợi ý chính sách.
Phân tích không dự tính sẽ bao quát song sẽ nhấn mạnh những chủ đề chính và những vấn đề
nổi lên từ phân tích và các can thiệp do LHQ hỗ trợ trong lĩnh vực giảm nghèo, bảo trợ xã hội và
quản lý rủi ro thiên tai.
Những thông điệp chính dưới đây được nhấn mạnh trong phân tích này:
1. Trong bối cảnh Việt Nam hiện đang thay đổi nhanh chóng, các hình thức dễ bị tổn thương và
đói nghèo mới đang nổi lên, đòi hỏi phải có các cách tiếp cận mới để hiểu và ứng phó với
tình hình cũng như đo lường đói nghèo và tính dễ bị tổn thương.


1
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm năm 2011-2015, bản dịch không chính thức
tháng 10 năm 2011, Bộ KHĐT, Hà nội
2
Trong khi thuật ngữ ‘thiên tai’ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, trong toàn bộ bài viết này, chúng tôi sẽ chủ yếu sử
dụng thuật ngữ ‘thảm họa’để nói về những thiên tai xảy ra ở những cộng đồng dễ bị tổn thương nhưng lại chưa có đủ
khả năng đối phó và hồi phục sau thiên tai, và vì thế chịu tác động mạnh bởi thiên tai. Tính dễ bị tổn thương và năng
lực yếu không thuộc các yếu tố ‘tự nhiên’ nhưng có cội rễ từ tình trạng KT-XH, văn hóa và dân tộc của các cá nhân và
cộng đồng liên quan. Tuy nhiên ‘thiên tai là tự nhiên”. Điểm chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là có nhiều việc có thể
làm được để giảm thiểu nguy cơ thiên tai, tính dễ bị tổn thương, nhằm ngăn chặn thiên tai xảy ra. ‘Không có thảm họa
tự nhiên mà chỉ có các nguy cơ tự nhiên như bão lũ và động đất. Thảm họa xảy ra khi cộng đồng bị ảnh hưởng nghiêm
trọng do thiên tai. Ảnh hưởng này phụ thuộc vào mức độ dễ bị tổn thương của cộng đồng.’ Twigg, J., 2004 Đánh giá
những thực hành tốt, Mạng lưới nhân đạo, Giảm nguy cơ thiên tai: Sự ứng phó sẵn sàng và lập kế hoạch trong với các
trường hợp khẩn cấp, Viện Phát triển Quốc tế, Anh.

4


2. Việt Nam có đặc điểm số lượng dân di cư đang tăng nhanh, một phần do biến đổi khí hậu và
các thảm họa và vấn đề này cũng khiến tính dễ bị tổn thương tăng cao và đòi hỏi cần có các
dịch vụ và hỗ trợ mới.
3. Nghèo đói là nguyên nhân và cũng là hậu quả của thảm họa. Tuy nhiên, cần hiểu rõ hơn về
mối quan hệ giữa nghèo đói và thảm họa thiên nhiên bao gồm tác động của thảm họa tới
sinh kế, sức khỏe, mức sống và cơ hội của người dân.
4. Hiện nay, một số kế hoạch và khoản đầu tư dường như làm tăng thêm tính dễ bị tổn thương
bao gồm ở khu vực duyên hải Bắc trung bộ và Nam trung bộ, đòi hỏi cần tăng cường quản
trị công liên quan tới các quyết định đầu tư.
5. Hiện nay, Việt Nam hoạt động khá tốt xét về hồi phục sau thảm họa song cách tiếp cận hệ
thống hơn về quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu chưa được lồng ghép
vào các chương trình, sáng kiến về bảo trợ xã hội và môi trường ở Việt Nam. Việt Nam hiện

nay cần ưu tiên thúc đẩy khả năng ứng phó và giảm bớt tính dễ bị tổn thương với các cú sốc
bên cạnh việc tăng cường dự phòng cứu trợ thảm họa.
6. Cần đầu tư nhiều hơn vào các chính sách và hệ thống tổng thể dựa trên nhu cầu của quốc
gia và địa phương với đủ nguồn tài chính nhằm phát triển bền vững, giảm đói nghèo, bảo trợ
xã hội, quản lý rủi ro thiên tai.
Một số định nghĩa
Bảo trợ xã hội: tất cả các sáng kiến theo đó chuyển giao thu nhập hoặc tài sản cho người nghèo,
bảo vệ người dễ bị tổn thương trước những rủi ro về sinh kế và tăng cường địa vị xã hội cũng như
quyền lợi của người bị gạt ra ngoài lề. Mục tiêu chung của bảo trợ xã hội nhằm mở rộng lợi ích của
tăng trưởng kinh tế và giảm tính dễ bị tổn thương về xã hội, kinh tế và môi trường tới cho người
nghèo và người bị gạt ra ngoài lề.3
Tính dễ bị tổn thương: là các đặc tính và hoàn cảnh của một cộng đồng, hệ thống hay tài sản khiến
nó dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động phá hoại do các rủi ro gây ra.4 Tính dễ bị tổn thương tổng
hợp các yếu tố khiến con người dễ trở nên nghèo khó hoặc nghèo hơn qua thời gian. Nghèo đói và
tính dễ bị tổn thương có liên quan tới nhau song không phải giống nhau hoàn toàn. Đói nghèo phản
ánh các tài sản và khả năng hiện thời, trong khi tính dễ bị tổn thương là một khái niệm năng động
hơn và có liên quan tới các yếu tố quyết định tới tình trạng nghèo có thể xảy ra trong tương lai. Tính
dễ bị tổn thương xem xét tới khả năng hiện tại của cá nhân cũng như các yếu tố bên ngoài mà cá
nhân phải đối mặt và việc kết hợp các yếu tố này sẽ mang lại thay đổi về tình trạng của họ trong
tương lai.
Nghèo đói: sự thiếu hoàn toàn cơ hội, đi kèm với mức độ cao của nghèo đói, suy dinh dưỡng, mù
chữ, thiếu giáo dục, các bệnh về thể chất và tinh thần, bất ổn về tình cảm và xã hội, bất hạnh, đau
khổ và tuyệt vọng cho tương lai. Một trong những đặc trưng của nghèo đói là thiếu hụt lâu dài sự
tham gia kinh tế, xã hội và chính trị, đẩy các cá nhân đến chỗ bị loại ra khỏi xã hội, ngăn cản tiếp cận
với những lợi ích của phát triển kinh tế và xã hội và do đó hạn chế sự phát triển văn hóa của họ.5
Khả năng chống chọi: là khả năng một hệ thống, một cộng đồng hay một xã hội bị sốc hoặc rủi ro
cần chống chọi, thích nghi và hồi phục từ những tác động của các cú sốc hoặc các rủi ro một cách
3

Davies, M. [et al] 2009 ‘Thích nghi với biến đổi khí hậu, giảm rủi ro và bảo trợ xã hội’ trang 201-217 trong ấn phẩm

OECD thúc đẩy tăng trưởng hướng nghèo: Bảo trợ xã hội, OECD, Pari
4
UNISDR 2009 Thuật ngữ về giảm rủi ro thiên tai của UNISDR, UNISDR, Geneva
5
Blanco, R.O. 2002 ‘Chúng ta định nghĩa nghèo đói như thế nào. (Xóa bỏ nghèo đói cùng cực). Biên niên sử LHQ ngày
1/12/ 2002. Xin lưu ý có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nghèo đói. Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa này vì định
nghĩa này nói về cả sự thiếu vốn về vật chất và thiếu thốn phi tiền tệ.

5


nhanh chóng và hiệu quả thông qua việc bảo tồn và khôi phục những cơ cấu và chức năng cơ bản
quan trọng.6
Quản lý rủi ro do thiên tai: là quá trình hệ thống sử dụng những mệnh lệnh hành chính, các tổ chức
và kỹ năng vận hành cũng như khả năng để thực hiện các chiến lược, chính sách và cải thiện năng
lực ứng phó nhằm làm giảm các tác động tiêu cực của rủi ro và khả năng xảy ra thảm họa.7
Thích ứng với biến đổi khí hậu: Việc thích ứng về các hệ thống tự nhiên và con người nhằm ứng
phó với những biến đổi hoặc tác động của khí hậu qua đó trung hòa tác hại và khai thác các cơ hội
mang lại lợi ích.8

NHỮNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH SÁCH CHÍNH
1. Nghèo đói vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của thảm họa. Thảm họa và biến đổi khí hậu
có tác động không cân xứng đối với người nghèo và dễ bị tổn thương do họ không được tiếp
cận bình đẳng với tài sản, nguồn lực và dịch vụ. Nghèo đói cũng góp phần vào tác động của
rủi ro và biến đổi khí hậu thông qua tăng tính dễ bị tổn thương của người dân trước các cú
sốc và giảm năng lực của họ trong ứng phó và đương đầu với rủi ro. Việt Nam ngày càng dễ
bị tổn thương hơn trước thảm họa và biến đổi khí hậu. Những thách thức kéo dài trong giảm
nghèo và đảm bảo phát triển bền vững khiến cho mối quan hệ này trở nên đặc biệt quan
trọng trong bối cảnh của Việt Nam.
2. Vùng Duyên hải miền Trung là một trong những vùng của đất nước9 chịu tác động nhiều

nhất của những của thiên tai về khí tượng-thủy văn.10 Tính dễ bị tổn thương về môi trường
cụ thể của vùng này gồm lượng mưa ngày càng thay đổi, bão và hạn hán xuất hiện ngày
càng nhiều. Tính dễ bị tổn thương về kinh tế-xã hội ở vùng này gồm các vấn đề như nhiều
người dân phụ thuộc vào mưa trong nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng hải sản ven biển.
Tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số cao và sự thiếu thốn trong đời sống của người
dân vẫn kéo dài dai dẳng tại đa số các tỉnh trong vùng. Cả vùng hạ du, duyên hải và cao
nguyên đều bị lũ lụt và hạn hán định kỳ trong những năm gần đây. Hạn hán và lũ lụt có nhiều
tác động đối với cộng đồng, gồm cả phá vỡ sản xuất nông nghiệp, mùa màng và chăn nuôi
gia súc, thất nghiệp và mất thu nhập, đồng thời khiến cho trẻ em không được tới trường và
gây ra những vấn đề về sức khỏe tại một số địa phương. Do điều kiện khí hậu khô hạn và
khan kiếm nguồn nước ngầm, tình trạng nước nhiễm mặn là vấn đề lớn ảnh hưởng đến
nguồn nước cho sinh hoạt và nông nghiệp ở các vùng hạ du.
3. Bối cảnh cụ thể của vùng Duyên hải miền Trung càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
phải xem xét những mối liên hệ giữa giảm nghèo và quản lý rủi ro thảm họa trong các chính
sách và chương trình. Nghiên cứu này nhấn mạnh những thông điệp chính dưới đây.

6

UNISDR 2009 Thuật ngữ củaUNISDR về Giảm nhẹ rủi ro thảm họa, UNISDR, Geneva
Như trên
8
IPCC 2007 Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Hội đồng liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, NXB Đại học Cambridge,
Cambridge và New York
9
Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các thiên tai khí tượng-thủy văn gây nên những tổn thất to lớn về nhân mạng,
thương tật và các nguy hại đến sức khỏe khác, tổn thất về tài sản, vật nuôi cây trồng và dịch vụ, gián đoạn phát triển xã
hội và kinh tế, hủy hoại thiên nhiên. Các thiên tai khí tượng-thủy văn ở Việt Nam bao gồm bão, lụt, lũ quét, hạn hán,
sét, lốc xoáy, nước biển dâng, các đợt nóng hạn hoặc rét bất thường. Các thiên tai khí tượng-thủy văn cũng là yếu tố
gây nên các hậu họa khác như lở đất, cháy rừng và dịch bệnh.
10

Ngân hàng Thế giới 2010 Những phương diện xã hội của thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Ngân hàng Thế
giới, Hà Nội
7

6


I. BỐI CẢNH ĐANG THAY ĐỔI Ở VIỆT NAM: CÁC HÌNH THỨC NGHÈO
VÀ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG MỚI ĐANG NỔI LÊN
Việt Nam đã thành công trong việc giảm nghèo nhanh chóng và tạo ra tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và đã trở thành nước có thu nhập trung bình
4. Câu chuyện giảm nghèo ở Việt Nam rất nổi tiếng. Quốc gia đã đạt được tăng trưởng kinh tế
cao, ngay cả trong giai đoạn ngay sau khủng hoảng kinh tế với tốc độ tăng dự tính khoảng
5,6 % năm 2012 và năm 2012 sẽ tăng lên 6,3 %11. Việt Nam trở thành nước có thu nhập
trung bình vào năm 2009 với chỉ số thu nhập bình quân quốc gia/ đầu người (GNI) là
US$1.020 năm 2009 và $1.160 năm 2010.12
5. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam đã giảm nghèo nhanh chóng và trên
toàn cầu xếp thứ 6 xét về những tiến bộ tương đối và tuyệt đối trong việc đạt được Mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ (MDG) số 1 vào năm 2010.13 Tỷ lệ nghèo chính thức đã giảm từ
18,1% năm 2004 xuống 10,7% năm 2010.14 Tỷ lệ nghèo theo tiêu dùng giảm từ 37,4 % năm
1998 xuống 14,5 năm 2008.15 Tuy nhiên tỷ lệ nghèo thực sự ước tính cao hơn do chuẩn
nghèo rât thấp. Theo Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010 của Việt Nam, tỷ lệ nghèo
mới là 14,2 % năm 2010: 6,9 % ở khu vực thành thị và 17,4 % ở khu vực nông thôn.16 Tổng
cục Thống kê Việt Nam (GSO) và Ngân hàng thế giới đã xây dựng một chuẩn nghèo mới
được thiết kế để phản ánh đúng hơn mức sống hiện thời, ước tính tỷ lệ nghèo quốc gia là
20,7% năm 2010: 27% đối với các gia đình ở nông thôn và 6% với các gia đình ở thành thị.
Các đặc điểm của đói nghèo và tính dễ bị tổn thương đang thay đổi
6. Mặc dù bức tranh tổng thể có tính tích cực, song Việt Nam hiện gặp những thách thức có thể
phá hủy những thành tựu rất khó mới đạt được trong việc giảm nghèo bền vững và tiếp tục
phát triển. Những thách thức này bao gồm những giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát

cao lặp lại do những yếu kém trong mô hình tăng trưởng hiện nay, những thay đổi nhanh
chóng về kinh tế và xã hội bao gồm dân số già trong tương lai, sức ép đối với thị trường lao
động do quá độ dân số, tỷ lệ di cư và đô thị hóa gia tăng và tỷ lệ các rủi ro thiên tai tăng
nhanh đồng thời không mang tính báo trước. Theo Đại hội đồng liên chính phủ về biến đổi
khí hậu (IPCC), Việt Nam được dự báo là một trong những nước bị ảnh hưởng tiêu cực nhất
bởi biến đổi khí hậu, và ảnh hưởng tới một tỷ lệ lớn dân số, cơ sở hạ tầng và điều kiện sản
xuất bao gồm cả nông nghiệp lúa nước hiện ở vùng đồng bằng và vùng duyên hải thấp.
7. Những bất ổn về kinh tế vĩ mô vẫn là một vấn đề quan ngại và ổn định nền kinh tế là một ưu
tiên của Chính phủ. Cần cải cách cơ cấu để thúc đẩy tăng trưởng công bằng và bền vững,
tạo khoảng trống tài khóa lớn hơn trong tương lai. Thâm hụt tài khóa xảy ra nhiều lần cũng
như nợ tương đối cao đã làm giảm khả năng tài khóa của chính phủ trong việc giảm thiểu
những cú sốc về kinh tế và môi trường trong tương lai. Khoảng trống tài khóa hạn chế cũng
đang khiến khó có thể bắt đầu những cải cách cơ cấu lâu dài hơn nhằm tăng cường khả
năng chịu đựng của nền kinh tế và hạn chế các lựa chọn của Chính phủ trong việc tạo điều
kiện điều chỉnh chi phí để chuyển nền kinh tế theo con đường phát triển xanh hơn và bền
vững hơn và phân bổ nguồn lực phù hợp cho hệ thống bảo trợ xã hội toàn diện.
11

IMF, Dữ liệu toàn cảnh kinh tế thế giới, tháng 4 năm 2012, xem tại: www.imf.org
Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, truy cập tại:
13
Viện phát triển quốc tế (ODI) 2010 Báo cáo thực hiện MDG năm 2010: Đo lường tiến bộ ở các nước, London ODI: 9
14
Tổng cục Thống kê (GSO) Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình ở Việt Nam năm 2010, Hanoi GSO: 20
15
VASS 2011 Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức.VASS, Hà Nội: 1
16
Như trên. Tỷ lệ đói nghèo (mức đói nghèo chính thức sửa đổi 2010) được sử dụng trong toàn bộ bài viết này.
12


7


8. Trong bối cảnh này, các đặc điểm của đói nghèo và tính dễ bị tổn thương đang thay đổi.17
Đói nghèo dai dẳng dường như đang trở nên bắt rễ sâu hơn, với mức chênh lệch lớn giữa
các khu vực và các nhóm kinh tế xã hội, đặc biệt cao hơn ở khu vực dân tộc thiểu số, miền
núi xa xôi. Năm 2008, tỷ lệ nghèo của người Kinh là 9,0% so với 50,3% của cộng đồng dân
tộc thiểu số. Tỷ lệ giảm nghèo ở khu vực dân tộc thiểu số chậm hơn nhiều so với người
Kinh: tỷ lệ nghèo giảm từ 53,9 % ở người Kinh năm 1993 xuống 9,0% năm 2008; song đối
với khu vực dân tộc thiểu số thì tỷ lệ nghèo chỉ giảm từ 86,4% xuống 50,3%.
9. Tỷ lệ nghèo giữa các khu vực cũng rất khác nhau, trong khoảng từ 2,3% ở vùng Đông Nam
tới 29,4% ở vùng miền núi và trung du phía Bắc dựa theo chuẩn nghèo mới năm 2010. Tỷ lệ
nghèo giữa các tỉnh cũng rất khác nhau, ở thành phố Hồ Chí Minh là 0,3% và 50,8% ở Điện
Biên.
10. Các nhóm dân số cụ thể như người góa bụa, người già và người sống chung với HIV cũng
dễ bị tổng thương hơn với nghèo đói. Ở ngũ phân vị nghèo nhất, số lượng hộ gia đình do
phụ nữ là chủ và nghèo nhiều hơn số lượng hộ gia đình do đàn ông làm chủ và nghèo, trong
khi 15,7% số người từ 80% tuổi và 14,4% phụ nữ ngoài 60 tuổi là nghèo đói tính theo chuẩn
nghèo mới.18 Ngoài ra, phụ nữ có xu hướng nghèo về tài sản nhiều hơn nam giới: chỉ một
phần tư phụ nữ tuổi từ 31-45 sống trong các hộ gia đình có tên trong giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, hạn chế khả năng tiếp cận các khoản vay của phụ nữ.19 Nghèo đói và HIV có
quan hệ chặt chẽ với nhau và gia đình không có người bị HIV thu nhập cao hơn 1,3 lần so
với thu nhập của hộ gia đình có người bị nhiễm HIV.20 Một phần ba số gia đình có một người
bị tật nguyền sống trong cảnh nghèo đói.
11. Các hình thức đói nghèo mới nổi lên, bao gồm đói nghèo ở người nhập cư và người dân đô
thị. Điều tra đói nghèo đô thị năm 2009 cho thấy trong khi người dân sống ở Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh không bị đói nghèo về thu nhập song họ gặp phải khó khăn trong tiếp cận
bảo trợ xã hội, nhà cửa và giáo dục. Ở cả hai thành phố, người nhập cư gặp phải khó khăn
hơn người dân bản địa đặc biệt là bị tách biệt về xã hội.21 Tương tự, phân tích từ số liệu của
Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy chỉ có 44% con em của những người di cư giữa

các tỉnh trong độ tuổi 11-18 được đi học so với tỷ lệ 75% là con em những người bản địa.
12. Tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam đang gia tăng. Hệ số GINI22 là 0,433 năm 2010 và
khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người hàng tháng giữa ngũ phân vị giàu nhất và
nghèo nhất tăng từ 8,1 năm 2002 lên 9,2 năm 2010.23 Trong khi thu nhập đang tăng lên, và
tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang gia tăng, GNI trên đầu người vẫn thấp hơn mức chung
của châu Á và dưới mức trung bình của các nước có thu nhập trung bình ở hạng giữa.24
Theo ADB, 49,3 triệu người đã chuyển vào nhóm ‘trung lưu’ trong giai đoạn 1990-2008. Tuy

17

Ngân hàng Thế giới và VASS Cập nhật đánh giá nghèo đói ở Việt Nam năm 2012, Đề cương số 1.
Ngân hàng thế giới Đánh giá về vấn đề giới ở Việt Nam năm 2011. Ngân hàng Thế giới, Hà Nội; UNFPA 2011 Dân
số già ở Việt Nam: Hiện tại, dự báo và những chính sách cần thiết. UNFPA, Hà Nội.Xin lưu ý dữ liệu nghèo hộ gia đình
không tính đến nghèo trong hộ gia đình và phân bổ nguồn lực; với kết quả là nghèo ở phụ nữ, gồm cả các hộ gia đình
do nam giới làm chủ hộ, bị bỏ sót.
19
Ngân hàng Thế giới 2011 Đánh giá giới tại Việt Nam
20
Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và UNDP 2009 Tác động của HIV/AIDS tới nghèo đói và tính dễ bị tổn
thương của hộ gia đình ở Việt Nam, Hà Nội UNDP: 55
21
UNDP, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ chí Minh Khảo sát đói nghèo đô thị
năm 2010: UNDP, Hà Nội: 28
22
Hệ số GINI về bất bình đẳng là thước đo phổ biến về bất bình đẳng. Hệ số trong khoảng từ 0 – hoàn toàn bình đẳng
tới 1 – hoàn toàn bất bình đẳng (một người có thể có tất cả thu nhập và có thể tiêu dùng song người khác lại không có
gì).
23
Tổng cục Thống kê (GSO) Kết quả điều tra của Mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010, Hà Nội GSO: 21
24

Ngân hàng thế giới tại
18

8


nhiên, phần đông những người được gọi là trung lưu chỉ sống với mức thu nhập từ 24USD/người/ngày, khiến họ dễ bị tái nghèo.25
13. Nghèo đói đang hiện càng đa dạng. Nhiều người sống gần chuẩn nghèo và một tỷ lệ lớn
người rất dễ rơi lại vào nghèo đói. Các cú sốc kinh tế và môi trường vì vậy có khả năng làm
đảo ngược những thành tựu rất khó mới đạt được về tăng trưởng và giảm nghèo.
Cần các cách tiếp cận đa chiều về đói nghèo và tính dễ bị tổn thương để hiểu rõ và phản
ánh những thay đổi này.
14. Đói nghèo không chỉ là vấn đề về thu nhập mà là kết quả cũng như phản ánh về những thiếu
hụt liên quan tới nhau về mức sống, cơ hội và các kết quả. Đói nghèo đa chiều giúp phản
ánh tổng hợp khái niệm rộng về nghèo đói. Ví dụ, tỷ lệ đói nghèo ở trẻ em do UNICEF và Bộ
LĐ-TB-XH (MoLISA) xây dựng bao gồm đo lường đói nghèo đa chiều ở trẻ em dựa theo bảy
khía cạnh thiếu hụt và theo cách đo lường này 29,6% trẻ em sống trong đói nghèo đa chiều
năm 2010: 22,6% trẻ em người Kinh và 60,3% trẻ em người dân tộc và 15,9% ở khu vực
thành thị và 34,5% ở nông thôn.26 Chỉ số đói nghèo đa chiều được giới thiệu trong Báo cáo
phát triển con người năm 2011 cho thấy tỷ lệ đói nghèo đa chiều là 23,3 % năm 2008, do với
tỷ lệ đói nghèo tiền tệ là 13,4%.27 Tỷ lệ đói nghèo đa chiều ở khu vực nông thôn và khu vực
dân tộc thiểu số cao hơn rất nhiều: 30% người ở khu vực thành thị là người nghèo đa chiều
so với 6% ở khu vực thành thị trong khi tỷ lệ 61.9% người dân tộc thiểu số chịu đói nghèo đa
chiều và con số này ở người Kinh là 17,4 %.
15. Một cách tiếp cận đa chiều về đói nghèo đã nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau và có
liên quan của những thiếu hụt và bất lợi thế về mức sống, tiếp cận các dịch vụ xã hội và các
cơ hội. Một số những thiếu hụt là rất lớn. Ví dụ tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi còi xương chiếm
29,3 %; 38,7 % ở ngũ phân vị nghèo nhất và 12,9 % ở ngũ phân vị giàu nhất. Tỷ lệ còi
xương của trẻ em người Kinh là 23,2% so với 55,1% ở trẻ em người H’mong và 52,6% ở trẻ
em người Bana.28 Một tỷ lệ lớn trẻ em người dân tộc tiếp tục thiếu nước sạch đểdùng:

68,4% so với 95,3% ở trẻ em ngườiKinh trong năm 2011. 23,1% trẻ em người dân tộc trong
độ tuổi 5-14 phải làm việc, so với tỷ lệ 7,1% ở trẻ em người Kinh. Năm 2011, tỷ lệ trẻ chết ở
trẻ em dưới 5 tuổi là 39 trên 1.000 với trẻ em người dân tộc so với trẻ em người Kinh là 12
trên 1.000.29 Ngoài ra những thành tựu của MDGs vẫn chưa bình đẳng và dân tộc thiểu số
vùng sâu vùng xa vẫn tụt hậu ở phía sau.
16. Hầu hết các cách đo lường về đói nghèo như MDGs, đói nghèo đa chiều hay chỉ số phát
triển con người đều chỉ đánh giá về tình trạng nghèo hiện tại của hộ gia đình mà không xem
xét tới tính dễ bị tổn thương tức là các hộ gia đình có thể trở thành hộ nghèo trong tương lai.
Rất nhiều hộ gia đình Việt Nam trong tình trạng thu nhập bất ổn định do những khủng hoảng
kinh tế hiện thời, thảm họa và biến đổi khí hậu và tình trạng nghèo của các gia đinh hiện nay,
trong rất nhiều trường hợp, không phải là chỉ báo đáng tin cậy về tính dễ bị tổn thương đối
với nghèo đói. Với số lượng lớn các hộ gia đình cung quanh chuẩn nghèo quốc gia, tỷ lệ các
25

ADB ước tính 52% dân số Việt Nam thuộc nhóm trung lưu trong năm 2006, tức là sống với mức 220USD/người/ngày. 68% sống với mức 2-4USD/người/ngày. Nói cách khác, họ sống thấp hơn dưới mức trung lưu và
rất gần với chuẩn nghèo. Xem ADB 2010 Những chỉ số chính cho Châu Á và Thái Bình Dương, 2010. ADB, Manila.
Chuẩn nghèo chính thức của Việt Nam ước tính là 1,10USD/ngày (2005 PPP). Xem World Bank và VASS 2012, Cập
nhật đánh giá nghèo đói Việt Nam, Đề cương số 1.
26
Tổng cục Thống kê (GSO) 2012 Kết quả của Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010, Hà Nội GSO: 438
27
UNDP 2011 Dịch vụ xã hội vì sự phát triển của con người: Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2011 UNDP,
Hà Nội: 61
28
Viện Dinh dưỡng quốc gia – Bộ Y tế và UNICEF (2012) Báo cáo tóm tắt: khảo sát dinh dưỡng quốc gia 2009-2010,
BYT, Hà Nội: 2
29
GSO, MoH và MoLISA 2011 Khảo sát đa chỉ số 2010-2011. TCTK, HN

9



hộ gia đình tái nghèo là rất cao. Để có thể đo lường tính dễ bị tổng thương với nghèo đói và
tác động của các cú sốc, cần chuyển sang thu thập dữ liệu thường xuyên hơn cũng như
đánh giá nhanh các tác động của các cú sốc và khủng hoảng.
17. Các chương trình bảo trợ xã hội hiện thời chủ yếu tập trung giúp đỡ các vùng có hạ tầng yếu
kém và những người nghèo trước khi xảy ra khủng hoảng hay thảm họa thiên tai. Người cận
nghèo, là những người mới thoát nghèo thường ít có khả năng chống đỡ nếu có thêm một
cuộc khủng hoảng hoặc khủng hoảng kéo dài và họ lại tái nghèo. Các chương trình bảo trợ
xã hội cần giúp đỡ thoát nghèo dai dẳng và đảm bảo không tái nghèo. Hiểu rõ về tính dễ bị
tổn thương đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế các chương trình bảo trợ xã hội và
giảm thiểu khủng hoảng bất kể bản chất của các cú sốc này.
Kinh nghiệm của LHQ: Giám sát tác động nhanh về các cú sốc
Từ năm 2009, UNICEF và UNDP, với sự tham gia của nhiều đối tác phát triển khác như (Irish Aid,
Quỹ Ford, Oxfam), đã hỗ trợ Trung tâm nghiên cứu và dự báo (CAF) của Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam để thực hiện một hệ thống đánh giá các tác động xã hội của các cuộc khủng hoảng một kịp thời.
Phương pháp này được gọi là Đánh giá tác động nhanh (RIM) nhằm xác định và hiểu rõ xu hướng,
cơ chế, nhận thức và các chiến lược chứ không tập trung lượng hóa mức độ và phạm vi tác động
của các cú sốc kinh tế khác nhau. Cùng với mục tiêu đưa thông tin sát thực với thời gian thực hơn,
phương pháp này giải thích phương pháp định tính trong việc thu thập số liệu tại một số địa điểm
chính và có thể chỉnh sửa dựa theo bản chất của các cú sốc và tập trung vào các nhóm dân cư có
khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất và dễ bị tổn thương nhất.
Những vòng đầu tiên của RIM được tiến hành vào tháng 3 và tháng 8 năm 2009. Đánh giá được thực
hiện ở 5 tỉnh, bao gồm 11 địa điểm đánh giá. Mẫu bao gồm hai nơi ở khu vực nông thôn và ba nơi ở
khu vực thành thị và bán thành thị. Mặc dù nhiều địa điểm vẫn được giữ nguyên song một số địa
điểm ban đầu cũng được thay thế bằng các địa điểm mới trong năm 2010 và 2011 do bản chất cuộc
khủng hoảng thay đổi – từ do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu sang do yếu kém về cơ cấu
trong nội tại nền kinh tế trong nước. Vì vậy năm 2010 và 2011 đã chú ý hơn tới khu vực miền núi và
nông thôn – với tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao và có liên quan chủ yếu tới các hoạt động sản xuất
nông nghiệp song không xuất khẩu.

Các đợt đánh giá RIM trong năm 2010 và 2011 cho thấy trong khi đã có những hồi phục bước đầu từ
khủng hoảng tài chính nhất là trong năm 2010, các hộ gia đình và người lao động nhập cư tiếp tục
chịu các áp lực do lạm phát cao và tình hình kinh tế không ổn định và điều này đã thử thách khả năng
chịu đựng của họ. Các chiến lược ứng phó với tác động tiêu cực như thắt lưng buộc bụng, làm việc
thêm giờ, bán tháo các tài sản hoặc vay mượn không bền vững đã xảy ra gần đây. Hơn nữa, ứng
phó của chính phủ xét về khía cạnh bảo trợ xã hội nhằm giảm thiểu tác động tới các hộ gia đình
nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất và con cái của họ đã không được các quan chức và các nhà
hoạch định chính sách địa phương hiểu rõ và vì vậy đã thực hiện rất phân tán.
Mặc dù thiết kế ban đầu là một hệ thống để theo dõi các tác động xã hội của các cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu, song một trong những điểm nổi bật chính của RIM là tính linh hoạt. Điều này được
minh chứng khi phương pháp này đã được sửa đổi để giám sát tác động của tình hình kinh tế trong
nước bất ổn năm 2010 và tác động của Nghị quyết 11 trong năm 2011 trong năm 2011. Giám sát
nhanh tác động cũng có thể được sử dụng để đưa ra các thông tin theo thời gian thực nhằm đánh giá
tác động của thảm họa thiên tai và biến đổi khí hậu. Những thay đổi về địa bàn nghiên cứu và bao
gồm những đối tượng dễ bị tổn thương nhất với thiên tai và bao gồm những chỉ số mới và phù hợp
hơn trong bối cảnh này để có thể đảm bảo theo dõi.

10


Tính dễ bị tổn thương và khả năng xảy ra rủi ro về khí tượng thủy văn và tác động của
biến đổi khí hậu và thiên tai đang tăng lên
18. Tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc là mối quan ngại đặc biệt đối với Việt Nam. Do vị trí
địa lý năm trong khu vực nhiệt đới gió mùa của Đông Nam Á và cũng do vị trí địa lý và thổ
nhưỡng, quốc gia thường xuyên bị những thảm họa thiên nhiên trong khu vực châu Á Thái
Bình Dương và hứng chịu hầu hết mọi thảm họa trong đó các rủi ro về khí tượng thủy văn là
phổ biến nhất30. Ước tính, quốc gia hứng chịu 6,5 trận bão nhiệt đới và mưa lớn hàng năm,
và trong giai đoạn từ 1990 tới 2010, có 74 trận lụt. Rất nhiều đợt hạn hán, xâm nhập mặn,
sạt lở đất và cháy rừng xảy ra cũng ảnh hưởng tới quốc gia.31
19. Do hầu hết dân số sống ở những khu vực lưu vực sông thấp và vùng duyên hải, khoảng

70% dân số ước tính chịu tác động bởi những rủi ro do thiên tai liên tiếp. Trong giai đoạn
1990-2011, Việt Nam thiệt hại về con người khoản 441 người/năm.32 Theo chỉ số rủi ro về
khí hậu Germanwatch của các nước trên thế giới, trong đó có bao gồm thất thoát về GDP
(tính theo ngang giá sức mua PPP) và số lượng tử vong do các hiện tượng cực đoan như
bão lũ, mưa và hạn hán gây ra, Việt Nam hàng năm thất thoát khoảng 1,9 tỷ USD GDP
(PPP)33 hay (1,3% GDP).34
20. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MoNRE)35 khẳng định rằng tính khó dự báo trước và cường
độ các cơn báo sẽ ra tăng, lượng mưa, nhiệt độ, lũ lụt và hạn hán cũng sẽ gia tăng do biến
đổi khí hậu ở Đông Nam Á, điều này có thể khiến các mối đe dọa về sinh kế của con người
tăng nhiều hơn. Theo một chỉ số mới về tính dễ bị tổn thương trước các tác động của biến
đổi khí hậu trong vòng 30 năm tới, Việt Nam xếp thứ 23 trong số 193 quốc gia và được xếp
là 1 trong 30 quốc gia “đặc biệt bị ảnh hưởng”.36 Phát triển kinh tế nhanh, tăng dân số, đô thị
hóa và di cư gây áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và các tác động của biến đổi khí hậu
càng gia tăng tính dễ bị tổn thương và khả năng dễ bị ảnh hưởng trước những rủi ro đa
chiều và rủi ro do thiên tai. Kết quả là ngày càng chịu ảnh hưởng của nhiều cú sốc về kinh
tế, môi trường và bản chất.
21. Xâm nhập mặn là thách thức cụ thể ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nơi nước mặn
xâm nhập sâu tới 30-40 km trong đất liền. Các kịch bản biết đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và
Môi trường (MoNRE) chuẩn bị ước tính rằng nếu không có các hoạt động cụ thể như gia kè
đê, cải thiện hệ thống thoát nước, thì nước biển trung bình tăng 1m sẽ làm ngập 30% diện
tích đất ở đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí làm ngập tới 97% diện tích đất trong mùa lũ
và trong mùa khô thì xâm nhập mặn có thể ảnh hưởng tới 70% diện tích trừ khi hàng loạt
30

Oanh Long Nhu, Nguyen Thi Thu Thuy, Ian Wilderspin, Miguel Coulier, Việt Nam, tháng Ba 2011 Phân tích ban đầu
các số liệu về thiên tai bão lũ ở Việt Nam />Dữ liệu của Ủy ban phòng chống lụt bão năm 2012
32
Như trên
33
Lưu ý: GDP của Việt Nam năm (PPP) 2011 là 300 tỷ USD: Xem Quỹ tiền tệ quốc tế - Dữ liệu kinh tế toàn cảnh thế

giới tháng 4 năm 2012 tại www.imf.org Dữ liệu cho năm 2011.
34
Sven Harmeling (2010) Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2011. Ai chịu thiệt hại nhất từ các hiện tượng khí hậu cực
đoan?Những thiệt hại liên quan tới thời tiết trong năm 2009 và giai đoạn từ 1990 tới 2009. Bonn/Berlin: Germanwatch
35
Xem MoNRE (2009) Biến đổi khí hậu và các kịch bản nước biển dâng đối với Việt Nam, Bộ Tài nguyên và môi
trường, Hà Nội, Việt Nam
36
Chỉ số về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (CCVI) đánh giá 42 yếu tố về xã hội, kinh tế và môi trường để
đánh giá tính dễ bị tổn thương của quốc gia trên ba lĩnh vực chính (1) trực tiếp đối mặt với những thảm họa thiên tai
liên quan tới khí hậu và nước biển dâng; (2) khả năng nhạy cảm của con người, xét theo xu hướng dân số, phát triển,
nguồn tài nguôn, sự phụ thuộc vào nông nghiệp và các xung đột và (3) tính dễ bị tổn thương trong tương lai có xem xét
tới khả năng thích ứng của chính phủ và hạ tầng để giải quyết những tác động của biến đổi khí hậu. Các nước rủi ro
nhất có các đặc điểm tỷ lệ nghèo đói cao, dân số đông, trực tiếp chịu ảnh hưởng của các sự kiện liên quan tới khí hậu
và phụ thuộc vào lũ và đất nông nghiệp dễ bị hạn hán. Những khu vực dân số tăng nhanh nhất trên thế giới càng trở
nên dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu– báo cáo atlas toàn cầu lần thứ 4th. Thông cáo báo chí
của Maplecroft ngày 26/10/2011 />31

11


biện pháp được triển khai, gồm cả xây dựng cơ sở hạ tầng và tính đến biến đổi khí hậu khi
xây dựng.37
22. Sự xói mòn bờ biển đang ở Việt Nam là một trong những quan ngại hay được nhắc tới liên
qua tới mực nước biển dâng, phá hủy phần nhiều bờ biển dài 3.200 km của quốc gia. Xâm
mặn vẫn là vấn đề lâu nay nhưng với mực nước biển dâng cao, vấn đề này sẽ càng trở nên
trầm trọng. Các xu hướng hiện nay về sự xâm nhập của nước mặn gia tăng vào các cửa
sông cũng như tình trạng ngập mặn ở các cửa sông đã gây áp lực lớn về nguồn nước sinh
hoạt và sinh kế dựa trên nông nghiệp ở khu vực ven biển, ảnh hưởng đến trồng lúa và các
vụ mùa khác. Tình trạng thiếu nước sạch để uống, nấu nướng và tắm giặt và cho nông

nghiệp là vấn đề nghiêm trọng ở một số tỉnh phía Nam như Bến Tre. Tuy nhiên, đa dạng hóa
các nghề như lồng ghép trồng lúa và nuôi tôm với trồng đước có thể đem lại lợi ích để ứng
phó với những thách thức đang ngày càng tăng này, mặc dù nuôi tôm và nông nghiệp cũng
rất dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và bão.
Các gợi ý chính sách để ứng phó:
 Đảm bảo các chương trình và chính sách dựa trên bằng chứng và bắt kịp tốc độ cũng
như kịp thời ứng phó với bối cảnh thay đổi và tình hình nghèo đói cũng như tính dễ bị tổn
thương ở Việt Nam.
 Thể chế hóa theo dõi tác động nhanh và sử dụng các phương pháp đo lường đói nghèo
đa chiều để phản ánh tốt hơn những tác động của các cú sốc về kinh tế và môi trường
cũng như những thiếu hụt phi tiền tệ.
 Hiểu rõ hơn về các khía cạnh của đói nghèo, việc thoát nghèo và tái nghèo cũng như các
yếu tốt chính khiến các hộ gia đình lại tái nghèo.

37
Sáu kịch bản kinh tế xã hội có liên quan tới các mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong tương lai và do vậy kéo
theo nhiều những biến đổi khí hậu như đề cập chi tiết trong Đánh giá lần thứ tư của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi
khí hậu (IPCC 2007). Trong số này, MONRE đã chọn ba kịch bản để sử dụng trong nước; kịch bản khí thải ở mức
trung bình B2 được chính thức đề xuất là cơ sở chính cho việc dự báo và lập kế hoạch liên quan tới biến đổi khí hậu ở
Việt Nam. Xem MoNRE (2009) Biến đổi khí hậu, các kịch bản nước biển dâng đối với Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

12


II. TÍNH DỊCH CHUYỂN CỦA DÂN SỐ, BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU VÀ THẢM
HỌA VÀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Việt Nam đang trải qua giai đoạn đô thị hóa và di cư với tốc độ nhanh
23. Dân số Việt Nam đang thay đổi. Dữ liệu từ tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy tỷ lệ
người nhập cư đã tăng từ 4,5 triệu người năm 1999 lên 6,6 triệu người năm 2009 và tỷ lệ di
cư từ đô thị sang đô thị và từ nông thôn ra thành thị đều tăng gấp 2 trong thời gian này.38 Di

cư là yếu tố quan trọng nhất liên quan tới đô thị hóa nhanh và đóng góp tới 57% vào tốc độ
tăng trưởng ở đô thị. Dân số thành thị ở Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên 35,5 triệu người
vào năm 2019.39 Ngày càng nhiều nữ giới di cư ở Việt Nam với tỷ lệ nữ chiếm hơn một nửa
số dân di cư trong nước. Tỷ lệ người di cư là nữ đã tăng đều trong giai đoạn 1989 và 2009.
Hầu hết người di cư là người trẻ tuổi với tuổi trung bình khoảng 25 tuổi – 23 tuổi đối với
người di cư từ nông thôn ra thành thị. Ước tính khoảng 12% dân số Việt Nam sẽ là người di
cư nội địa tính tới năm 2019.40
24. Theo Tổng điều tra dân số năm 2009, khu vực duyên hải miền trung có tỷ lệ người di cư ra
khỏi khu vực lớn nhất trong các khu vực trong thời gian 2004 và 2009. Trong khi tỷ lệ người
di cư vào khu vực này khá ổn định trong khoảng thời gian giữa hai lần điều tra năm 1999 và
2009, tỷ lệ người di cư ra khỏi khu vực này tăng đáng kể. Dân số ở khu vực nông thôn giảm
nhiều so với khu vực thành phối. Một số khu vực là điểm đến chính là Đông Nam Bộ. Không
ngạc nhiên khi Đà Nẵng là nơi có tỷ lệ dân nhập cư lớn nhất trong khu vực với tỷ lệ 10%
trong khi với các tỉnh như Thanh Hóa và Quảng Ngãi, tỷ lệ người nhập cư vào dưới 1%. Việc
chuyển trong cùng một huyện ở trong cùng tỉnh có tỷ lệ cao nhất ở Đà Nẵng và Nghệ An
trong khi tỷ lệ chuyển giữa các huyện cao nhất ở Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế và
Bình Định. Tỷ lệ di cư ở phụ nữ cao hơn ở nam giới, nhất là giữa các huyện.41
25. Số người di cư quốc tế từ 14 tỉnh thuộc khu vực khu vực trung bộ chiếm 40% trong tổng số
88.298 người di cư quốc tế trong năm 2011. Chỉ có ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh
chiếm 32% tổng số di cư quốc tế. Riêng Nghệ An có 13.364 người ra nước ngoài làm việc
trong năm 2011. Các tỉnh như Ninh Thuận và Bình Thuận có lượng người di cư quốc tế ít
hơn như trong Bảng 1 dưới đây.

38

GSO 2011a Tổng điều tra dân số và nhà ở ở Việt Nam năm 2009. Nhập cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Xu hướng, hình
thức và những khác biệt. Hà Nội
39
GSO 2011b Dự báo dân số Việt Nam 2009-2049: 27
40

GSO 2011a Tổng điều tra dân số và nhà ở ở Việt Nam năm 2009. Nhập cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Xu hướng, hình
thức và những khác biệt. Hà Nội
41
Như trên

13


Bảng 1: Xu hướng di cư trong nước và quốc tế ở khu vực Duyên hải Trung bộ
(năm 2009 và 2011)
Di
cưđến20042009

Di cưđi
2004-2009

Lao động di
cư ra nước
ngoài2011

Lao động
nam di cư
ra nước
ngoài2011

Lao động nữ
di cư ra
nước ngoài
2011


Bình Định

18.527

71.765

489

387

102

Bình Thuận

15.826

39.746

40

30

10

Đà Nẵng

81.323

18.226


387

351

36

Hà Tĩnh

13.111

83.333

5.648

2.989

2.659

Khánh Hoà

21.903

28.891

420

328

92


Nghệ An

28.353

146.206

13.364

8.018

5.346

Ninh Thuận

5.684

22.148

38

26

12

Phú Yên

7.980

29.434


367

278

89

Quảng Bình

7.546

43.390

1.712

840

872

Quảng Nam

15.503

66.002

400

265

135


Quảng Ngãi

8.343

62.788

1.556

753

803

Quảng Trị

6.447

26.952

756

498

258

Thanh Hoá

19.993

218.272


9.920

6.952

2.968

Thừa Thiên Huế

26.974

47.977

250

194

56

Duyên hảiBắc và
Nam Trung Bộ

277.514

905.132

35.347

21.909

13.438


88.298

57.108

31.190

Tỉnh

Toàn quốc

Nguồn: GSO 2011. Dicư và đô thị hóa ở Việt Nam: Xu hướng, hình thức và những khác biệt;
MoLISA và UN Women

26. Di cư đã đóng góp đáng kể cho giảm nghèo ở Việt Nam. Ước tính 88,7% hộ gia đình nhận
được tiền chuyển về từ người lao động di cư trong và ngoài nước. Năm 2007 ước tính số
tiền này khoảng 5,5 tỷ USD.42 Những gia đình có thu nhập thấp hơn chủ yếu phụ thuộc vào
nguồn tiền chuyển về từ người di cư trong nước song cũng hỗ trợ giải quyết những cú sốc
về thu nhập và nâng cao tiêu dùng.43
Di cư là một chiến lược nhằm thích ứng với các cú sốc như biến đổi khí hậu và thảm họa
thiên tai
27. Phần lớn số người di cư trong nước của Việt Nam là vì lý do kinh tế: để có việc làm và nâng
cao chất lượng cuộc sống.44 Với số lượng dân số trẻ gia tăng, khó tìm việc ở nông thôn và
đây cũng là nhân tốt thúc đẩy dân số dịch chuyển cao do hàng năm có khoảng 900.000
người mới gia nhập lực lượng lao động.45 Ngoài các xu hướng kinh tế và dân số hiện đang
42

Như trên: 41
Abella, M. và Duncanes, G. 2011 Tiềm năng kinh tế của Việt Nam và ý nghĩa của nó với các chính sách di cư, ILO Hà
Nội

44
LHQ ở Việt Nam năm 2011 Di cư trong nước: Cơ hội và thách thức với phát triển kinh tế ở Việt Nam 23
45
UNFPA 2010 Tận dụng thời điểm dân số vàng ở Việt Nam 41
43

14


thúc đẩy các xu hướng di cư ở Việt Nam, thay đổi về môi trường tự nhiên cũng là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng tới di cư trong nước. Di cư cũng là chiến lược nhằm giải quyết các cú
sốc và là chiến lược để đa dạng hóa sinh kế. Trên thực tế, di cư có thể coi là chiến lược
thích ứng nhằm đối phó với các cú sốc các rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu.46 Trong khi
người di cư thường nêu ra lý do kinh tế khiến họ di cư chứ không phải rủi ro thiên tai và biến
đổi khí hậu song không dễ dàng tách rời yếu tố sốc và áp lực kinh tế và chỉ nêu lý do rằng do
ở đô thị có nhiều cơ hội việc làm. Di cư vì lý do thiên tai và biến đổi khí hậu cũng liên quan
tới các yếu tố khác khi người dân chuyển đi do sinh kế ở nơi họ đang ở không còn bền vững
nữa.47
28. Di cư theo mùa vụ, tạm thời và theo chu kỳ dường như chưa được thừa nhận đầy đủ.
Những nhóm người di cư này không được phản ánh trong những điều tra lớn của quốc gia
như Tổng điều tra dân số và Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam. Di cư không thường
trú là cách thức giải quyết phổ biến với sự suy giảm về môi trường và các yếu tố khác bao
gồm trồng cấy ở các địa điểm khác, các hoạt động phi nông nghiệp trong những giai đoạn
nông nhan hoặc tìm việc ở khu vực thành thị trong giai đoạn này.48 Ví dụ, trong một nghiên
cứu của UNDP và MONRE năm 200949 về những chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế cho thấy các hộ gia đình sử dụng việc di cư là cách để đa dạng
hóa nguồn thu nhập cũng như là một chiến lược để đối phó với các cú sốc. Nếu một nguồn
thu nhập nào đó bị trục trặc thì đây chính là lý do chính để thúc đẩy một thành viên trong gia
đình đi di cư.
29. Việc di cư (chủ yếu là ở thanh niên) của các thành viên trong gia đình này khiến những

người già và thành viên nữ khác trong gia đình ở nhà trở nên dễ bị tổn thương hơn trước
những thảm họa như báo lũ vì không còn người lao động nam trong nhà để hỗ trợ.50 Thực
vậy, trong nghiên cứu năm 2009 của LHQ và UN và Oxfam Việt Nam cho thấy di cư tạm thời
có vẻ là một xu hướng được nhiều nam giới lựa chọn và được các gia đình khá giả hơn lựa
chọn. Điều này ngược lại với dữ liệu từ Tổng điều tra dân số, theo đó cho thấy tỷ lệ di cư
cao nhất là ở phụ nữ, đặc biệt giữa các huyện trong cùng một tỉnh. Việc đàn ông di cư tăng
lên rõ ràng làm tăng thêm gánh nặng cho phụ nữ bao gồm đối phó với các rủi ro và thường
bị hạn chế hơn trong việc tiếp cận với các tư liệu sản xuất có quy mô lớn như đất đai hay tín
dụng.51
Di cư mang lại cơ hội song cũng có thể làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương
30. Như thế, bên cạnh những cơ hội di cư mang lại, di cư cũng làm tăng tính dễ bị tổn thương
cho người di cư và người ở lại. Tốc độ đô thị hóa nhanh ở Việt Nam đi kèm với mật độ dân
số cao ở các khu vực thành thị 259 người/km2 trên toàn quốc và ở Hà Nội là 1.926
người/km2 và thành phố Hồ Chí Minh là 3.399 người/km252. Chất lượng không khí và nước
ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội đang giảm dần với nồng độ ô nhiễm đang
tăng lên cao hơn mức có thể chấp nhận được.53 Một trong những quan ngại chính là tốc độ
46

Davies, M. [và đồng nghiệp] 2009 ‘Thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và bảo trợ xã hội’ trang
201-217 trong ấn phẩm của OECD Thúc đẩy tăng trưởng hướng nghèo: Bảo trợ xã hội, OECD: 2009
47
LHQ ở Việt Nam năm 2011: Di cư trong nước: Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. LHQ
tại Việt Nam, Hà Nội: 23
48
Nelson, V. 2010 Biến đổi khí hậu và giảm thiểu: Khung phân tích.
49
Parsons, M., Tran Viet Nga và Joanna White 2009 Xây dựng khả năng chống chọi: chiến lược thích ứng về sinh kế ở
vùng duyên hải dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nhất ở miền trung Việt Nam,UNDP và MONRE Hà Nội
50
UN ở Việt Nam 2009 Việt Nam và biến đổi khí hậu: Thảo luận về chính sách về phát triển con người bền vững: 12;

43-44
51
UN và Oxfam 2009 Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: cơ hội để cải thiện bình đẳng giới
52
GSO 2009 Tổng điều tra dân số và nhà ở: GSO, Hà Nội, 36
53
Dapice, D.J., Gomez-Ibanez và Nguyen Xuan Thanh 2010 Thành phố Hồ Chí Minh: Thách thức của tăng trưởng
Harvard Kennedy School và UNDP, Hà Nội

15


gia tăng của các khu nhà ổ chuột, đặc biệt dễ bị tổn thương với lũ lụt và các rủi ro khác cũng
như ô nhiễm nước và rác thải và rủi ro của việc bệnh dịch lan truyền.
31. Như lưu ý ở trên, người di cư cũng đặc biệt dễ bị tổn thương trước những thiếu hụt về kinh
tế xã hội bao gồm cả việc bị đứng ngoài về mặt xã hội cũng như thiếu tiếp cận với các dịch
vụ xã hội và bảo trợ xã hội. Những người di cư ngắn hạn và theo thời vụ thường không
được hưởng các dịch vụ y tế và giáo dục do tình trạng đăng ký hộ khẩu của họ. Nhiều nam
nữ thanh niên đặc biệt dễ bị tổn thương trước việc bị bóc lột về lao động và lạm dụng tình
dục và đặt họ trước rủi ro bị lây nhiễm HIV.54 Người lao động di cư quốc tế đặc biệt dễ bị tổn
thương với những rủi ro liên quan tới bóc lột và lạm dụng lao động khi ở nước ngoài. Số
lượng phụ nữ Việt Nam làm việc ở nước ngoài cho gia đình người chủ cũng như làm công
nhân đang tăng lên và những phụ nữ này đặc biệt dễ bị tổn thương do thiếu an toàn cá nhân
và bị cô lập.

Kinh nghiệm của LHQ: Sinh kế thích nghi cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương
ở thôn Hải Tiến, thị xã Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế
Hướng vào những hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là các hộ gia đình có trẻ em đã được
cứu trợ từ các thành phố lớn, dự án thủy sản của FAO-Blue Dragon “Nuôi cá nước lợ trong lồng quy
mô nhỏ dành cho những hộ gia đình dễ bị tổn thương” đã được thực hiện ở thôn Hải Tiến, thị xã biển

Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế. Do thu nhập thấp, nhiều gia đình đã phải để con cái tới các thành
phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh để bán sức lao động rẻ mạt nhằm kiếm thêm tiền cho gia đình.
Một nhóm phi lợi nhuận Blue Dragon đã đưa các trẻ em về với gia đình và hỗ trợ học tập. Tuy nhiên,
trừ khi tình trạng thu nhập thấp của gia đình các em được cải thiện, các trẻ em này vẫn có nguy cơ
phải quay trở lại thành phố làm việc. FAO đã xây dựng dự án “TeleFood”55 nhằm tăng thu nhập cho
các hộ gia đình nghèo này bằng cách cung cấp đầu vào để họ nuôi cá nước lợ trong lồng là cách để
tăng thu nhập cho các hộ gia đình nghèo, và có nguồn thu nhập ổn định.
Từ cuối năm 2009, 12 hộ gia đình tham gia dự án đã thành công. Năng suất bình quân năm là 145,7
kg/gia đình và tạo ra thu nhập thêm khoảng 584USD. Trung bình 451USD đã được tiết kiệm lại để chi
cho mùa nuôi sau, khấu hao về lồng nuôi cá và cung cấp nguồn tiền cho gia đình đồng thời tiết kiệm
được. Kết quả là các hộ gia đình đã tạo thêm được thu nhập đồng thời có thêm nguồn lương thực bổ
sung. Phụ nữ tham gia vào dự án được tôn trọng hơn trong gia đình, đặc biệt là được chồng tôn
trọng hơn vì tự phụ nữ này đã xây dựng hình ảnh của mình cao hơn, đồng thời có thể tạo ra môi
trường tốt hơn cho con cái mình. Dự án đã được các gia đình cũng như chính quyền địa phương
đánh giá cao và có thể được nhân rộng ở bất kỳ nơi nào ở Việt Nam.

Gợi ý chính sách:
 Việt Nam hiện cần hành động để đảm bảo có tình trạng bình đẳng dành cho người di cư
trong nước và xóa bỏ những rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội và dịch vụ bảo
trợ, bao gồm cả y tế và giáo dục. Các chính sách về di cư quốc tế cần giải quyết các nhu cầu
cụ thể của nam và nữ giới di cư ra nước ngoài để làm việc, bao gồm cả việc cung cấp các
dịch vụ di cư an toàn.
 Dân số di động cần được lồng ghép và giải quyết trong các chiến lược phát triển. Tăng
cường tiếp cận về giáo dục và cơ hội đào tạo nghề, đặc biệt cho thanh niên và phụ nữ ở
nông thôn là rất cần thiết để tạo điều kiện cho người di cư và cung cấp những cách thức về
sinh kế tốt.
54

UN tại Việt Nam 2011 Di cư trong nước: Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam:
Các dự án do TeleFood tài trợ cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho những cộng đồng còn thiếu lương thực. Những dự án

quy mô nhỏ này giúp người dân tăng thu nhập và lao động hiệu quả hơn và hoặc là trồng hoặc mua thực phẩm mà họ
cần cho cuộc sống khỏe mạnh hơn. Xem www.fao.org
55

16


 Tạo ưu tiên cao hơn cho việc thúc đẩy sinh kế bền vững, thích nghi và lâu dài cho bộ phận
dân số nông thôn dễ bị tổn thương bằng cách xây dựng ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản và đánh bắt cá chống chọi được với khí hậu và khả năng chống chọi tốt của các nguồn
sinh kế.

Kinh nghiệm của LHQ: Chương trình chung Thương mại xanh
Chương trình chung của LHQ ‘Sản xuất và thương mại xanh’ hoạt động nhằm tăng các cơ hội việc
làm và thu nhập cho khoảng 4.800 hộ nông dân nghèo và hộ sản xuất thủ công nghiệp ở Phú Thọ,
Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An. Các tỉnh này được lựa chọn vì (i) tỷ lệ đói nghèo cao, đặc biệt ở
khu vực dân tộc thiểu số; (ii) tập trung nguồn nguyên liệu và địa phương có ngành thủ công và (iii) cơ
hội để phối hợp với các hoạt động phát triển đang diễn ra hiện thời và trong quá khứ. Hơn 40% số
người được hưởng lợi là người nghèo, dựa theo chuẩn nghèo 400.000 VND/người/tháng (khoảng
0,6 USD/ngày). Chương trình cũng hỗ trợ 50 công ty thu mua nguồn nguyên liệu và sản phẩm thủ
công mỹ nghệ từ các hộ gia đình. Chương trình nhằm xây dựng các chuỗi giá trị xanh, bền vững về
môi trường và hướng nghèo, và tạo điều kiện cho người trồng nguyên liệu nghèo, người thu mua và
người sản xuất cải thiện sản phẩm của mình và liên kết với các thị trường có lợi nhuận cao hơn. Năm
cơ quan LHQ là UNIDO, FAO, ILO và hai cơ quan không thường trú UNCTAD và ITC đã tham gia
vào Chương trình chung.
Chương trình hỗ trợ trồng (và trồng lại) và chăm sóc cây nguyên liệu và hạn chế việc tận khai thác
hoặc làm kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị. Ví dụ thông qua việc quản lý bền vững hơn
vùng tre trồng ở Nghệ An đã đóng góp cho việc bảo tồn các giống tre và ngăn ngừa lở đất và đất mất
chất nhanh.
Chương trình cũng hỗ trợ trao đổi các sản phẩm thủ công truyền thống ví dụ như sản xuất thổ cẩm,

một tập tục phổ biến của người dân tộc thiểu số ở vùng Bắc Trung bộ. Sản xuất thổ cẩm chủ yếu là
công việc của phụ nữ và được truyền từ mẹ sang cho con gái qua các thế hệ. Ví dụ, thôn Hoa Tiên,
xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An nổi tiếng về truyền thống dệt các hoa văn phức tạp, kỹ
thuật thêu và các bức minh họa kể về các câu truyện.
Sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống của các dân tộc thiểu số hiện đang bị đe dọa vì phụ nữ trẻ ở
các thôn bản ngày càng quan tâm tới những cơ hội tạo thu nhập ở các thành phố lớn và các tỉnh, và
để lại các công việc truyền thống cho những người phụ nữ ở độ tuổi ngoài 40. Các sản phẩm dệt chủ
yếu theo truyền thống được làm từ nguyên liện tự nhiên (bông hay tơ tằm) và được sản xuất với cách
nhuộm và các mẫu mã truyền thống song hiện đã được thay thế bởi các sợi tổng hợp giá rẻ hơn.
Chương trình chung nhằm hỗ trợ phụ nữ trong cộng đồng nhằm tăng thu nhập và tính động lập.
Trồng dâu giúp cho các nhóm này nuôi được tằm trắng có giá trị cao hơn, và một cơ sở nhuộm tự
nhiên hiện đang được xây dựng với các mẫu mã của người Thái đang được tài liệu hóa lại. Phát triển
các sản phẩm mới và liên kết với thị trường đã giúp tăng lượng bán và khiến thu nhập hàng tháng
của hộ gia đình tăng 25%.

17


III. CẦN HIỂU RÕ HƠN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÓI NGHÈO VÀ
THIÊN TAI
Tính dễ bị tổn thương với đói nghèo và rủi ro có liên quan chặt chẽ với nhau.
32. Thiên tai thường xảy ra khi một cú sốc hoặc rủi ro vượt quá khả năng một cộng đồng hay
một xã hội có thể chống đỡ được với những nguồn lực hiện có của họ. Đó là kết quả tác
động chung của việc chịu các cú sốc hoặc rủi ro, các điều kiện dễ bị tổn thương (bao gồm cả
nghèo đói) hiện có và năng lực không đầy đủ để có thể giảm hoặc chống đỡ với những hậu
quả tiêu cực có thể xảy ra. Vì vậy đói nghèo vừa là nguyên nhân và vừa là kết quả của
những rủi ro và biến đổi khí hậu. Ước tính của LHQ cho biết trong thời gian từ 1975 - 2000
trên toàn cầu hơn 94% số người thiệt mạng bởi thiên tai đều có mức sống ở mức thấp hoặc
dưới trung bình trong đó 68% là những người nghèo nhất.56 Người nghèo dễ bị tổn thương
hơn trước các thiên tai như vậy do khả năng thích nghi thấp hơn bao gồm cả thu nhập và tài

sản ít hơn cũng như tiếp cận hạn chế đối với nguồn lực xã hội, chính trị và văn hóa. Phụ nữ,
trẻ em, người già và các hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo chịu rủi ro nhiều nhất. Nghèo đói
cũng làm tăng áp lực đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và qua đó lại gây áp lực hơn
đối với môi trường và các thảm họa thiên nhiên.
33. Đồng thời, tần suất và tính khó dự báo của các rủi ro và các vấn đề thời tiết làm trầm trọng
hóa thêm đói nghèo, ảnh hưởng tới sinh kế của người nghèo và làm tăng tính dễ bị tổn
thương của họ do làm giảm các nguồn lực và các tài sản cũng như làm hỏng những tài sản
chung như thủy sản, rừng và đất rừng. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng và mực
nước biển dâng làm tăng tính dễ bị tổn thương khi áp lực đối với nguồn nước, nông nghiệp
và hệ thống sinh thái tăng lên. Như ghi nhận ở trên, các rủi ro càng ngày càng là yếu tố thúc
đẩy di cư từ nông thôn ra thành thị và điều này lại gây áp lực lên khu vực thành thị và gây ra
đói nghèo thành thị. Các tác động về y tê của các thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu
cũng lớn trong đó tác động nhiều tới người ngèo, những người thiếu nước sạch và điều kiện
vệ sinh, không có khả năng chi trả đủ về y tế và không có nguồn lực để đầu tư vào chăm sóc
sức khỏe. Các cú sốc kết hợp về thiên tai và thương tật, bệnh tật và tử vong có thể đẩy các
gia đình vào hoàn cảnh nghèo khó do những mất mát về kinh tế đi kèm với chi tiêu cho y tế
gia tăng.
34. Mặc dù các hình thức thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu xảy ra trên toàn cầu và tác
động tới các nhóm dân số khác nhau, song phổ biến là trẻ em, phụ nữ và người già vẫn bị
ảnh hưởng nhiều hơn và phải chịu đựng nhiều hơn trong quá trình và sau khi xảy ra thiên
tai. Số lượng người chết do tác động trực tiếp hay gián tiếp của thiên tai57 là nữ thường cao
hơn nam, và nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn do thiếu nước cũng như nữ hay cắt giảm khẩu
phần chi tiêu cho ăn nhiều hơn so với nam. Phụ nữ, người đóng vai trò chính trong nông
nghiệp ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn và sớm nhất do tác động của biến đổi khí
hậu đối với nông nghiệp và buộc phải trồng lại các vụ lúa cũng như bổ sung bằng các vụ
mùa khác để nâng cao năng suất58
35. Trẻ em bị ảnh hưởng nhiều bởi các thảm họa và áp lực liên quan đến khí hậu do ảnh hưởng
trực tiếp và gián tiếp tới dinh dưỡng, sức khỏe và giáo dục của chúng59. Về mặt thể chất, trẻ
em khó thích nghi với nhiệt độ nóng và những hiện tượng thời tiết cực đoan khác hơn người
56


UNDP và UNISDR 2008 Mối liên kết giữa giảm rủi ro thiên tai và giảm nghèo
Ví dụ Oxfam International ước tính rằng số lượng nữ giới chết trong trận sóng thần ở biển Ấn Độ năm 2004 – khoảng
70-80%; 61% số người chết do bão Nargis là nữ và trong trận bão năm 1991 ở Bangladesh 91% số người chết là nữ.
58
UN và Oxfam 2009 Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: cơ hội để cải thiện bình đẳng giới
59
UNICEF 2011 Tính dễ bị tổn thương của trẻ em trước biến đổi khí hậu và tác động của thảm họa ở khu vực Đông Á
và Thái Bình Dương.
57

18


lớn và dễ bị nhiễm các bệnh dịch hơn cũng như dễ gặp phải những biến chứng do hệ thống
miễn dịch của chúng chưa phát triển đầy đủ. Gián đoạn trong học hành cũng là một rủi ro.
Trẻ em cũng dễ bị thương hoặc bị chết trong các thảm họa hơn người lớn60. Ngoài ra, biến
đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên ảnh hưởng tới đói nghèo tiền tệ và đói nghèo đa chiều
và cũng có thể làm trầm trọng thêm các hình thức bất bình đẳng và bất lợi khác.

Kinh nghiệm của LHQ: Ba lô nổi giúp trẻ em trở lại trường học
Khi trường học bị ngập nước do lũ lụt lên cao ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 10 và
11 năm 2011, học sinh trường tiểu học Thương Thới Hậu ở tỉnh Đồng Tháp không thể đi học. 391 gia
đình ở xóm Bình Hoa Trưng, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bị ảnh hưởng bởi lũ lụt với sức tàn
phá nặng nề. Nhà cửa, trường học, cánh đồng lúa, hoa quả và ao cá đều bị chìm trong nước và
nước không rút đi trong hai tháng liền. Nhiều con đường và cây cầu cũng ngập trong nước.
Khi trường học mở cửa trở lại, trẻ em phải đi thuyền đi học và điều này khiến chúng thấy mất an
toàn. Để bảo vệ trẻ em, tổ chức Cứu trợ trẻ em Save the Children với hỗ trợ từ UNDP đã phối hợp
chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp để cung cấp ba lô nổi cho học sinh. Ba lô nổi
này được thiết kế với hai nhiệm vụ là áo phao và là ba lô đựng sách của học sinh. Thiết kế dựa trên

thiết kế của một cậu bé 11 tuổi ở miền Bắc và theo đúng sở thích của trẻ em. Ba lô nổi có sử dụng
nguyên liệu để dễ nhận ra, dễ dùng và đáp ứng tiêu chuẩn của Cục an toàn và chất lượng của Việt
Nam.
Ba lô có vai trò quan trọng. Bằng cách sử dụng ba lô nổi trẻ em được bảo vệ khỏi chết đuối và đồ
dùng đi học không bị hỏng khi rơi xuống nước. Đây là một phần trong nỗ lực ứng phó khẩn cấp của
Save the Children với hỗ trợ của UNDP. Hơn 10.000 gia đình và trẻ em ở Đồng Tháp và An Giang
đã nhận được ba lô nổi, bình đựng nước và áo phao. Những nhu cầu cần thiết này đã được xác định
thông qua một đoàn đánh giá chung của UN và NGO vào tháng 10/2011.
Nhìn chung hơn 645.000 người đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở sông Mekông và 85% trường hợp bị
thương là trẻ em. Khoảng 156.000 nhà bị hư hại hoặc bị phá hủy. Thiệt hại kinh tế ước tính khoảng
193 triệu USD.

Tuy nhiên các bằng chứng về mối quan hệ giữa đói nghèo và thảm họa thiên tai vẫn rất
hạn chế.
36. Trong khi tác động kinh tế của thiên tai là rất lớn, khoảng 1,3-1,5% GDP hàng năm, song có
thể con số này vẫn thấp hơn nhiều so với chi phí thực tế. Đặc biệt thiệt hại về kinh tế ở cấp
hộ gia đình, bao gồm thiệt hại do thiếu việc làm và thu nhập, thiếu tài sản và phải vay vốn
trong chiến lược đối phó không được phản ánh trong dữ liệu về thiệt hại kinh tế. Tác động
kinh tế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)61, vốn là một nguồn tăng trưởng kinh tế
và tạo việc làm quan trọng ở Việt Nam không được phản ánh đầy đủ vào số liệu. Ví dụ,
nghiên cứu năm 2011 đánh giá về quản lý rủi ro thiên tai ở các SMEs ở Nghệ An, Đà Nẵng
và Khánh Hòa cho biết 85% trong số 191 doanh nghiệp báo cáo bị ảnh hưởng bởi bão theo
mùa, 45% bởi lũ và 12% bởi bão lũ và thủy triều cao.62

60

Theo số liệu của CCFSC, trong trận lụt ở đồng bằng song Cửu Long từ tháng 8-11/2011, trong số 89 người chết thì
có 75 là trẻ em.
61
Theo dự án của Quỹ châu Á do Văn phòng hỗ trợ thảm họa thiên tai ở nước ngoài của Mỹ (OFDA) thuộc USAID tài

trợ. Dự án được thực hiện ở Nghệ An, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Xem />62
Như trên

19


Hình 1: Thiệt hại về kinh tế, sốngười chết và mất tích trong giai đoạn 1989-2011, Việt Nam
3500
3083
3000
2500
2000
1500

1243

1000

725 667

901
516

490 452 420 508
399
258
103
31 71 42 66

354


500
54

775

629

434 390 360
399
389
368
229
212
186
136
128 103
26

1159

1,228

612

831
808
716
605
495 538 468

378
295

0
-500
Economic
lossktế
$US (triệu
Million $)
Thiệt hại

Deaths
or missing
Số người
chếtpersons
hoặc (number)
mất tích

Nguồn: 1989-2008 Đối phó với bão: Các lựa chọn về tài chính cho kiểm soát rủi ro thiên tai ở Việt Nam,
dữ liệu của CCFSC 2009-2011

37. Tương tự, tác động về sinh kế, sức khỏe và dinh dưỡng và mức sống cũng như các cơ hội
dường như bị đánh giá thấp. Tỷ lệ người chết và người bị thương có vẻ đã giảm xuống song
chi phí kinh tế có vẻ đã gia tăng, như ở Hình 1. Con số này bao gồm phá hủy và tàn phá nhà
cửa và cơ sở hạ tầng, qua đó hạn chế tiếp cận với các dịch vụ xã hội bao gồm y tế và giáo
dục. Ở cấp quốc gia, các dữ liệu sẵn có về tác động đối với y tế và tỷ lệ tử vong không được
phân tách khiến khó đánh giá tác động đối với phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người già và
trẻ em. Các cộng đồng duyên hải – phụ thuộc vào đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản và trồng
lúa cũng đặc biệt dễ bị tổn thương vì sinh kế của họ chịu những rủi ro khí tượng thủy văn và
tác động của biến đổi khí hậu, nhất là xâm nhập mặn, biển lấn vào và nước biển dâng.

Các tỉnh miền Trung có những đặc điểm về nghèo và dễ bị tổn thương rõ ràng
38. Có sự khác biệt lớn giữa 14 tỉnh ở khu vực miền Trung xét về nghèo đói và tính dễ bị tổn
thương. Theo chuẩn nghèo chính thức mới, tỷ lệ nghèo ở Bắc Trung bộ và Duyên hải miền
Trung là 20,4% năm 2010, với tỷ lệ ở Bắc Trung bộ cao hơn Nam Trung bộ. Tỷ lệ nghèo
chính thức trong khoảng từ 5,1% ở Đà Nẵng tới 31,5% ở Hà Tĩnh. Khoảng cách thu nhập
giữa ngũ phân vị giàu nhất và nghèo nhất là 5,4 ở Bình Thuận, tới 8,9 ở Ninh Thuận năm
2010. Tương tự, tỷ lệ còi xương là 20% ở Đà Nẵng và 35% ở Quảng Bình và tiếp cận các
công trình vệ sinh cũng khác nhau đáng kể từ 95,7% ở Đà Nẵng tới 25% ở Hà Tĩnh. Bảng 2
đưa ra một số chỉ số ở 14 tỉnh này.

20


Bảng 1: Các chỉ báo kinh tế và xã hội của các tỉnh miền Trung giai đoạn 2008-2011
Tỉnh

Bình Định
Bình Thuận
Đà Nẵng
Hà Tĩnh
Khánh Hòa
Nghệ An
Ninh Thuận
Phú Yên
Quảng Bình
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Trị
Thanh Hóa
Thừa Thiên

Huế
Duyên
hải
miền Trung

Tỷ
lệ
nghèo
chính
thức
2010 (a)

Khoảng
cách thu
nhập
2010 (a)

Hệ số Gini
2010
(thu nhập)
(a)

16
20,1
5,1
26,1
9,5
24,8
19
19

25,2
24
22,8
25,1
25.4
12,8

6,4
5,4
6,6
6,9
7,5
7,5
8,9
6,6
7
6
6
6,8
6
6,8

0,309
0,295
0,298
0,337
0,328
0,370
0,313
0,324

0,354
0,318
0,329
0,350
0,354
0,321

20,4

7,2

0,385

Tỷ lệ
nghèo ở
người dân
tộc thiểu
số 2010
(a)
75,97
63,73
5,02
45,46
77,13
70,46
72,64
77,68
90,26
82,01
82,27

89,77
64,1
74,28
71,61

Tỷ lệ
nghèo ở
người
Kinh 2010
(a)

Nhẹ cân
(trẻ em < 5
tuổi) (b)

Thấp còi
(trẻ em < 5
tuổi) (b)

14,93
17,54
2,38
21,52
11,58
18,93
24,09
18,56
20,61
18,23
14,79

20,82
18,53
16,88

19,3
19,7
7,8
21,8
15,7
21,7
23,5
19,1
23,6
18,2
19,2
19,5
23,2
19,3

29,7
32,1
19,9
34,7
27,2
32,9
31,6
31,8
35,2
32,8
29,8

32,9
33,7
28,9

17,11

14,3

28,4

Thiếu cân
so với
chiều
cao(trẻ em
< 5 tuổi)
(b)
7,0
6,8
4,9
10,2
8,2
8,2
8,4
6,8
7,2
6,8
6,9
7,1
8,0
7,6

4,3

Nước
an toàn
(c)

Vệ sinh (c)

93,3
91,8
97,8
93,6
92,7
87,4
77,4
92,3
85,4
88,1
88,2
85,9
88,2
91,9

47,0
64,3
95,7
24,9
73,0
26,7
62,0

42,6
38,5
63,5
52,5
42,1
34,1
68,9

0,718
0,713
0,761
0,717
0,735
0,700
0,655
0,693
0,701
0,709
0,689
0,686
0,703
0,694

89,8

79,1

0,707

Nguồn: a)VHLSS 2010, b) Điều tra dinh dưỡng quốc gia 2010 c) Tổng điều tra dân số 2009 d) Báo cáo phát triển con người quốc gia 2011 (2008 data)


21

HDI
(2008)
(d)


39. Các tỉnh trong khu vực cũng có những khác biệt đáng kể về những thành tựu liên quan tới
tuổi thọ, giáo dục và thu nhập, như Chỉ số phát triển con người (HDI) đã chỉ ra.63 Năm 2008,
HDI của Việt Nam là 0,728; 0,707 đối với Bắc Trung bộ và duyên hải. Giá trị HDI của các tỉnh
trong khu vực dao động từ 0,761 ở Đà Nẵng tới 0,655 ở Ninh Thuận. Lý do chính cho giá trị
HDI thấp ở một số tỉnh là có ít tiến bộ về giáo dục.
40. Các tỉnh ở Bắc Trung bộ và miền Trung dễ bị tổn thương nhất trước các thảm họa tự nhiên.
Dữ liệu từ Ủy ban phòng chống lụt bão trung ương (CCFSC) cho biết 10 trong 14 tỉnh ở khu
vực này dễ bị tổn thương nhất trước những thiên tai bao gồm bão, lũ, lũ quét, mưa đá bao
gồm Huế, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Nam, Nghệ
An, Phú Yên và Bình Thuận. Dữ liệu từ Hệ thống quản lý thông tin thiên tai (DIMS) cho thấy
tổng số người chết trong khu vực trong giai đoạn 1989 – 2009 là 5.885 người và tổng số nhà
bị phá hủy hoặc hư hỏng là 971.837.64 Quảng Ngãi, Bình Định và Thừa Thiên Huế là những
bị ảnh hưởng nhiều nhất về số người chết và mất tích, trong khi Quảng Bình và Thanh Hóa
bị ảnh hưởng nhiều nhất do nhà cửa bị tàn phá. Bảng 3 cho thấy khả năng rủi ro65, tử vong
và mất tích và nhà bị tàn phá hoặc hư hỏng ở 14 tỉnh miền Trung trong thập kỷ từ 1999 –
2011 trong khi Bản đồ 1 và 2 phản ánh số người tử vong và nhà bị phá hủy trong giai
đoạn này.

63
Chỉ số phát triển con người (HDI) là phương pháp đo lường tổng hợp về y tế, giáo dục và thu nhập và được thiết kế
nhằm đánh giá mức độ tiến bộ trong phát triển con người theo nghĩa rộng không chỉ dựa vào thu nhập. Chỉ số bao gồm
4 chỉ báo chính: tuổi thọ, tỷ lệ nhập học, tỷ lệ người lớn biết chứ và GDP/ đầu người, có chỉnh sửa theo ngang giá sức

mua (PPP). Xem UNDP 2011 Báo cáo phát triển con người Việt Nam: Các dịch vụ xã hội vì phát triển con người.
64
Hệ thống quản lý thông tin thiên tai tại: www.desinventar.net
65
Khả năng rủi ro được phân tích từ dữ liệu lưu giữ của cơ quan khí tượng thủy văn Nhật bản về bão(khi gió >=35knot,
xác xuất 0 ≤ p ≤ 1), lượng mưa lớn theo MoNRE’s (theo đó lượng mưa ngày là >=51mm, xác suất 0 ≤ p ≤ 1) và hạn
hán (mưa hàng năm <250mm, xác suất 0 ≤ p ≤ 1) và dữ liệu của CCFSC về các thảm họa khác.

22


Bảng 2: Khả năng rủi ro, thiệt hại về người và số nhà bị phá hủy ở 14 tỉnh miền Trung
(1999 – 2009)
Province

Khả năng
rủi ro

Bình Định

0,363

622

11.318

Bình Thuận

0,308


176

25.425

Đà Nẵng

0,206

234

20.422

Hà Tĩnh

0,302

243

96.172

Khánh Hoà

0,260

382

2.635

Nghệ An


0,347

341

9.676

Ninh Thuận

0,241

112

4.002

Phú Yên

0,330

439

18.360

Quảng Bình

0,374

454

515.249


Quảng Nam

0,362

603

48.696

Quảng Ngãi

0,404

1.029

18.455

Quảng Trị

0,380

201

52.523

Thanh Hoá

0,367

435


108.646

Thừa Thiên Huế

0,435

614

40.258

-

5.885

971,.837

Duyên Hải miền Trung

Số người chết và
mất tích
1989-2009

Nguồn: CCFSC; Hệ thống quản lý thông tin thiên tai: www.desinventar.net

23

Số nhà bị hư hại và
phá hủy
1989-2009



Bản đồ 1: Số người chết và mất tích vùng biển miền Trung 1989-2009;
Bản đồ 2: Số nhà cửa bị hư hại và phá hủy vùng biển miền Trung 1989-2009

Nguồn: Hệ thống quản lý thông tin thiên tai. Xem tại: www.desinventar.net

Nghèo đói và thiên tai dường như có liên quan tới nhà
41. Phân tich trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ nghèo đói và thiên tai có liên quan tới nhau.
Như trong Hình 2, trên toàn quốc, các tỉnh có rủi ro cao hơn do bão, lũ, lũ quét và mưa đá
cũng có tỷ lệ nghèo cao hơn trong năm 2010. Mối quan hệ khá chặt chẽ: 1% tăng về các rủi
ro có liên quan tới 0,35% tăng về tỷ lệ nghèo đói.
42. Báo cáo Phát triển con người toàn cầu năm 2011 cho thấy cứ 10% tăng của số người ảnh
hưởng bởi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt sẽ làm giảm HDI khoảng 2%66. Ở Việt Nam,
tỷ lệ rủi ro cao hơn có liên quan với mức độ tiến bộ thấp hơn về HDI (Hình 3). Trong khi mối
quan hệ này khá nhỏ khi đánh giá các chỉ báo cấu tạo nên HDI bao gồm về y tế và giáo dục
cũng như thu nhập, song cũng khá có ý nghĩa. Không thể rút ra kết luận nào về mối quan hệ
nhân quả giữa các chỉ số này song rõ ràng là có mối liên hệ. Phân tích này là phân tích ban
đầu và rất cần tiếp tục nghiên cứu về quan hệ giữa nghèo đói, thiên tai và phát triển con
người ở Việt Nam.

66

UNDP 2011 Báo cáo Phát triển con người Bền vững và Bình đẳng: Một tương lai tốt hơn cho mọi người: 59

24


×