Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giới thiệu tác phẩm Lục Vân Tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.49 KB, 3 trang )

TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN
Nguyễn Đình Chiểu
I. Nhà thơ Nguyễn Đỡnh Chiểu:
- NĐC ( 1822- 1888) quê nội ở Thừa Thiên- Huế; quê ngoại ở Gia Định.
- Cuộc đời ông gặp nhiều trắc trở gian truân : mù loà, công danh không thành, tình
duyên trắc trở, gặp buổi loạn li.
- Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để
cống hiến cho đời. Bị mù mắt nhưng NĐC không chịu đầu hàng số phận, vẫn sống
làm việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là thầy giáo ông đặt việc
dạy người cao hơn dạy chữ. Là thầy thuốc ông xem trọng y đức lấy việc cứu người
làm trọng. Là nhà thơ ông quan tâm đến việc dùng văn chương giúp con người
hướng cái thiện, đúng đạo lý làm người.
+ Là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại
xâm. Khi Pháp xâm lược ông nêu cao lập trường kháng chiến, sáng tác thơ văn
khích lệ nghĩa sĩ. Khi triều đình đầu hàng ông nêu cao khí tiết, từ chối mọi sự cám
dỗ, giữ gìn lối sống trong sạch.
=> Một nhân cách lớn khiến “kẻ thù cũng phải kính nể”.
- Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị: Truyện Lục Vân Tiên; Dương Từ- Hà Mậu;
Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc….
II) Tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên ".
1) Hoàn cảnh ra đời: Đầu những năm 50 của thế kỉ 19.( Trước khi thực dân Pháp
xâm lược)
2) Đặc điểm: Là truyện thơ Nôm, gồm 2082 câu thơ lục bát kết cấu theo lối
chương hồi dùng để kể, xoay quanh cuộc đời các nhân vật chính.
3) Tóm tắt truyện:
4) Kết cấu:
* "Truyện LVT" gồm 4 phần:- Phần 1: LVT cứu KNN khỏi tay bọn cướp
- Phần 2: LVT gặp nạn được thần và dân cứu giúp.
- Phần 3: KNN gặp nạn vẫn chung thuỷ với LVT.
- Phần 4: LVT và KNN gặp lại nhau
5. Giá trị:


a.Nội dung:


* Giá trị hiện thực: Vạch trần cái ác, cái xấu trong XH. Chửi thói gian ác, bất
công, chửi những kẻ tráo trở, bội bạc, phản phúc như cha con Võ Công, chửi
những kẻ bất nghĩa, bất nhân như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, chửi bọn người làm ăn
bất lương chuyên nghề lừa bịp, bóp nặn nhân dân (bọn thầy bói, thầy pháp, bọn
lang băm).
* Giá trị nhân đạo: Đề cao đạo lý làm người: Mở đầu truyện, NĐC viết:
Ai ơi lẳng lặng mà nghe
Trước răn việc dữ, lành dè thân sau.
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.
Đạo lí làm người đó được thể hiện qua các điểm sau:
- Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người: Tình cha con, tình vợ chồng,
tình bạn bè, tình thương cưu mang giữa những ocn người gặp khoá khăn hoan
nạn.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy
- Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng trong cuộc đời: Cái
thiện thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà, người tốt được hưởng hạnh phúc,
kẻ ác bị trừng trị.
b.Nghệ thuật:
- Mang tính chất để kể nhiều hơn để đọc, để xem nên chú trọng đến hành động của
nhân vật hơn là miêu tả nội tâm, tính cách nhân vật cũng được bộc lộ chủ yếu qua
việc làm, lời nói, cử chỉ, ít khắc hoạ ngoại hình cũng ít miêu tả nội tâm.
- Ngôn ngữ thô mộc mang đậm tính địa phương Nam bộ và góp phần thể hiện rõ
nét tính cách nhân vật.
- Nghệ thuật k/c, miêu tả hấp dẫn, sinh động.
+ Đặt nhân vật vào tình huống cụ thể để bộc lộ tính cách qua lời nói, cử chỉ, hành
động ...

- Giọng thơ biến đổi linh hoạt, đặc biệt là theo lời thoại của nhân vật.
=> Dễ đi ssau vào quần chúng nhân dân và biến thành các hình thức sinh hoạt
văn hoá dân gian như Kể thơ, hát thơ…..=> Sức truyền bá rộng rãi nội dung, tư
tưởng t/p.
* Hạn chế: - Một số từ ngữ còn thô mộc. Còn ép vần.
………………………………………………………….




×