Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Luận văn thạc sỹ Nâng cao năng lực cạnh tranh nhóm sản phẩm đồ gỗ nội thất của các cơ sở sản xuất thuộc làng nghề hữu bằng – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.33 KB, 83 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu học hỏi của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nào.
TP. Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Học viên
Phan Thị Trang


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn với đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh nhóm sản
phẩm đồ gỗ nội thất của các cơ sở sản xuất thuộc làng nghề Hữu Bằng – Hà Nội ”,
tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Hoàng
Long và các quý thầy cô khoa Sau Đại Học trường Đại Học Thương Mại.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các quý thầy cô đã dành thời gian và tâm
huyết hướng dẫn nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng tiến hành nghiên cứu một cách hoàn thiện nhất
nhưng luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được
những đóng góp quý báu của quý thầy cô.


iii

MỤC LỤC


iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Việt
CL

Chất lượng

DN

Doanh nghiệp

DV

Dịch vụ

ĐTCT

Đối thủ cạnh tranh

GTGT

Gía trị gia tăng

NTD

Người tiêu dùng

NLCT

Năng lực cạnh tranh


SD – KD Sản xuất kinh doanh
SP

Sản phẩm

DV

Dịch vụ

ĐGNT

Đồ gỗ nội thất

VN

Việt Nam


v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 2.1 ( Nguồn : Phòng Lao Động TBXH – Huyện Thạch Thất )...................................33
Hình 2.2 Tình hình lao động................................................................................................34
Hình 2.3 Tỷ lệ thiết bị công nghệ.........................................................................................37
Hình 2.5 Đánh giá về độ bền sản phẩm ĐGNT của làng nghề Hữu Bằng................45
Rất thấp
Thấp
Trung bình
Cao

Rất cao Hình 2.6
Đánh giá về độ chắc chắn sản phẩm ĐGNT của làng nghề Hữu Bằng................................46
Hình 2.7 Biểu đồ so sánh ...................................................................................48
Hình 2.8 Đánh giá về chất lượng dịch vụ khách hàng của DN, cơ sở sản xuất làng nghề
Hữu Bằng.............................................................................................................................49
Hình 2.9 Đánh giá về mức độ hài lòng tổng quát với sản phẩm ĐGNT..................50


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hội nhập kinh tế đã trở thành một xu hướng tất yếu. Đặc biệt khi
nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nó tạo ra cho các Doanh nghiệp
Việt Nam nói chung, Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm ĐGNT nói riêng
có nhiều cơ hội phát triển như: thị trường của các doanh nghiệp được mở rộng,
Doanh nghiệp có điều kiện được tiếp cận với những công nghệ mới, cách thức quản
lý và tổ chức kinh doanh mới. Tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều thách thức mới
không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn thị trường trong nước, các Doanh nghiệp
phải cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, công bằng hơn với các đối thủ cạnh tranh.
Nó không chỉ là vấn đề mang tính chất vĩ mô của bất kỳ quốc gia nào, mà đó chính
là yêu cầu cần thiết mang tính tất yếu của mỗi doanh nghiệp trong từng quốc gia.
Đứng trước bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt
Nam nói riêng đang có những cơ hội đầu tư và phát triển vô cùng to lớn. Nhưng
điều đó có nghĩa là sự khó khăn và thách thức đặt ra với mỗi doanh nghiệp Việt
Nam không phải là nhỏ và còn bởi lẽ các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu thuộc
loại vừa và nhỏ, nguy cơ phá sản trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh
nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế và trước các doanh nghiệp nước ngoài đã, đang và
sẽ xâm nhập vào. Nhìn một cách tổng thể về các doanh nghiệp Việt Nam thì không
thể thừa nhận rằng các donh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến bộ vô cùng to

lớn về chất cũng như lượng, chúng ta đã xuất hiện những tập đoàn kinh tế lớn đầu
tư ở nước ngoài, . . . nhưng khách quan mà nói, so với mặt bằng chung của khu vực
cũng như trên thế giới thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn
còn thấp. Vấn đề đặt ra ở đây cho các doanh nghiệp Việt Nam bây giờ là: cần phải
làm gì? Làm như thế nào? Để họ không những có thể tồn tại và đứng vững trên thị
trường nội địa mà còn vươn ra thị trường thế giới.
Hiện nay, thị trường đồ gỗ tại Việt Nam là một thị trường mới đầy tiềm
năng. Việt Nam là một nước nhiệt đới, với sản lượng gỗ được đánh giá là khá phát
triển, do đó kinh doanh đồ gỗ nội thất trên thị trường là khá phát triển. Trên thị


2

trường đã xuất hiện nhiều công ty kinh doanh sản phẩm này với nhiều mẫu mã,
chủng loại và chất lượng khác nhau, bên cạnh những thương hiệu uy tín, đảm bảo
về chất lượng thì có khá nhiều nhà sản xuất chuyên nhái lại các chủng loại, mẫu mã
của sản phẩm chính hãng với chất lượng không cao và mức giá thấp hơn so với sản
phẩm chính hãng, nhưng kiểu dáng lại tương tự khách hàng khó có thể phân biệt
được. Mặt khác dù sản phẩm ĐGNT lại có giá thành khá cao, nguồn sản phẩm cung
ứng lại là các loại gỗ quý thì lại rất thấp do yếu tố môi trường nên đại bộ phận
khách hàng vẫn quyết định lựa chọn sản phẩm chất lượng kém hơn. Những vẫn đề
này càng đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu, đưa ra các giải
pháp để cải tiến chất lượng, hạ giá thành, nâng cao NLCT cho sản phẩm của mình
thì mới có thể tồn tại và phát triển trên thị trường.
Trên cơ sở tìm giải pháp cho bài toán đó, em đã tiến hành nghiên cứu thực
tiễn thực trạng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam từ đó đưa ra
một số ý kiến của mình thông qua đề tài:
“Nâng cao năng lực cạnh tranh nhóm sản phẩm đồ gỗ nội thất của các cơ sở sản
xuất thuộc làng nghề Hữu Bằng - Hà Nội’’
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

● Ở nước ngoài: Đã có tài liệu nghiên cứu về cạnh tranh, NLCT:
- M.Porter, “Lợi thế cạnh tranh’’ đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị - là khung
mẫu cơ sở để suy luận một cách chiến lược về các hoạt động trong Doanh nghiệp,
đồng thời đánh giá chi phí và vai trò tương đối của chúng trong việc khác biệt hóa.
Chuỗ giá trị đã phân tích nguồn gốc của giá trị cho người mua đảm bảo một mức
giá cao hơn cho sản phẩm, cũng như lý do tại sao sản phẩm này có thể thay thế cho
sản phẩm khác. Chiến lược là một cách sắp xếp và kết hợp nội tại các hoạt động
một cách nhất quán, cách thức này phân biệt rõ ràng Doanh nghiệp này với Doanh
nghiệp khác.
- M.Porter cuốn “Chiến lược cạnh tranh’’ tài liệu này đã lập ra một khung mẫu
phân tích nghành kinh doanh và đối thủ cạnh tranh, đồng thời liệt kê các chiến lược
tổng quát để đạt lợi thế cạnh tranh: Chiến lược tìm kiếm lợi thế về chi phí, chiến


3

lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung, cách thức đưa chiến lược đó vào thực
hành.
● Ở trong nước : Tính đến hiện tại ở trong nước đã có một số bài viết trên các
tạp chí, các đề tài nghiên cứu cấp bộ, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu
NLCT của Doanh nghiệp, của các loại sản phẩm.
- Nguyễn Thị Thanh Loan: Đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm cửa
lưới chống muối của công ty cổ phần An Đạt” Luận văn thạc sỹ 2013
- Nguyễn Thị Hải Anh và nghiên cứu sinh Nguyễn Quốc Nghi – Đại Học Cần
Thơ - Đề tài “Giải pháp nâng cao cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam”.
Hội thảo khoa học quốc tế - hội nhập: hợp tác và cạnh tranh – tập 2. NXB Thống
kê, tháng 12/2011 đề cập đến những điểm mạnh và điểm yếu đối với hàng nông
sản Việt Nam xuất khẩu đề từ đó đưa ra những giải pháp tháo gỡ những khó
khăn, nâng cáo NLCT cho mặt hàng nông sản của Việt Nam.
- Chu khánh tường – Đề tài “Nâng cao NLCT của sản phẩm xe máy mang

thương hiệu Việt Nam” – Luận văn thạc sỹ năm 2011 đưa ra các giải pháp nâng cao
NLCT của sản phẩm xe máy mang thương hiệu Việt Nam.
Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu về NLCT sản phẩm đồ gỗ nội
thất của các cơ sở sản xuất thuộc làng nghề Hữu Bằng – Hà nội trên thị trường.
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh nhóm sản phẩm nói chung, nhóm
sản phẩm đồ gỗ nội thất của các cơ sở sản xuất thuộc làng nghề truyền thống.
3.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa nhưng cơ sở lý luận cơ bản về NLCT sản phẩm của các cơ sở
SX, thuộc làng nghề Viêt Nam
Xác định NLCT và đánh giá NLCT sản phẩm ĐGNT của các cơ sở sản xuất
thuộc làng nghề Hữu Bằng - Hà Nội
Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao NLCT sản phẩm ĐGNT thuộc làng
nghề Hữu Bằng giai đoạn đến 2015 – 2020


4

4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: các nghiên cứu tập trung nâng cao NLCT sản phẩm
ĐGNT của làng nghề Hữu Bằng trên thị trường Việt Nam
Phạm vi về thời gian: Các nghiên cứu chủ yếu về tình hình thực tiễn SXKD
sản phẩm ĐGNT của các cơ sở SX thuộc làng nghề Hữu Bằng trong giai đoạn từ
năm 2008 đến hiện nay để từ đó đề xuất giải pháp đề xuất nâng cao NLCT của
nhóm sản phẩm này đến 2015 - 2020
Phạm vi về nội dung: tập trung nghiên cứu xác định năng lực canh tranh và
giải pháp nâng cao NLCT sản phẩm ĐGNT của các cơ sở sản xuất thuộc lang nghề
Hữu Bằng và có đối sánh với một số làng nghề, doanh nghiệp trên thị trường Việt

Nam
4.2 Câu hỏi nghiên cứu
Với đề tài đã được chọn “Nâng cao NLCT nhóm sản phẩm đồ gỗ nội thất
của các cơ sở sản xuất thuộc làng nghề Hữu Bằng – Hà Nội”. Những câu hỏi được
đặt ra trong quá trình nghiên cứu:
- Các yếu tố cấu thành tiêu chí đánh giá NLCT sản phẩm ĐGNT?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT sản phẩm ĐGNT?
- Đánh giá những thành công và hạn chế về NLCT sản phẩm ĐGNT của các
cơ sở sản xuất làng nghề Hữu Bằng, những nguyên nhân cơ bản và những hạn chế?
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT sản phẩm ĐGNT của các cơ sở
sản xuất thuộc làng nghê Hữu Bằng?
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu của tác giả dựa trên các thông tin thu được từ tài liệu hướng dẫn
quản trị chiến lược kinh doanh, tài liệu dự báo nhu cầu sản phẩm gỗ thu thập trên
internet, thông tin nội bộ từ các báo cáo hoạt động kinh doanh sản phẩm đồ gỗ của
các cơ sở sản xuất.
Là một đề tài ứng dụng nghiên cứu khoa học kinh tế vào doanh nghiệp, vì
vậy phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm: phương pháp phân


5

tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình hóa, sơ đồ
hóa.
6. Những đóng góp khoa học:
Qua thực tế nghiên cứu, những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần
bổ sung và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm, xác định những
nội dung của NLCT sản phẩm, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách
thức đồng thời đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao NLCT của sản phẩm
ĐGNT thuộc làng nghề truyền thống.

7. Kết cấu của luận văn:
Đề tài của tôi được chia thành 3 chương
Chương 1: Những cơ sở lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh sản phẩm của
làng nghề truyền thống
Chương 2: Thực trạng NLCT sản phẩm đồ gỗ nội thất của các cơ sở sản xuất
thuộc làng nghề Hữu Bằng – Hà Nội
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp nâng cao NLCT sản phẩm đồ gỗ
của làng nghề Hữu Bằng – Hà Nội giai đoạn 2020


6

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1 Một số khái niệm cơ bản và lý thuyết cơ sở về năng lực cạnh tranh sản
phẩm của làng nghề truyền thống
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm và sự phát triển của làng nghề truyền thồng
Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về “làng nghề”. theo giáo sư
trần quốc vượng thì “làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông
và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm
tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công
chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm,
ông cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất
định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được
bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có
tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường
là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi
có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài”.
Đặc điểm của các làng nghề

Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với
nông nghiệp. các làng nghề xuất hiện trong từng làng- xã ở nông thôn sau đó các
ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản
xuất nông nghiệp và sản xuất- kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan
xen lẫn nhau. người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân.
Hai là, công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là
các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là
chủ yếu. công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ
sản xuất mang tính đơn chiếc. nhiều loại sản phẩm có công nghệ- kỹ thuật hoàn
toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ
khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không


7

nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất sản
phẩm.
Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ. hầu
hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn
nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. cũng có thể có một số nguyên
liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc
nhuộm... song không nhiều.
Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ
vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của
người thợ, của các nghệ nhân. trước kia, do trình độ khoa học và công nghệ chưa
phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công, giản
đơn. ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ, việc ứng dụng khoa
học- công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt
được lượng lao động thủ công, giản đơn. tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có
một số công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ

công tinh xảo. việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong
các gia đinh từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. sau hoà bình
lập lại, nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra
đời, làm cho phương thức truyền nghề và dậy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính
đa dạng và phong phú hơn.
Năm là, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có
tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. các sản phẩm làng nghề
truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản
phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công
sở nhà nước... các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo
với sự sáng tạo nghệ thuật. cùng là đồ gốm sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt
được đâu là gốm sứ bát tràng (hà nội), thổ hà (bắc ninh), đông triều (quảng ninh). từ
những con rồng chạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên các trống đồng và các hoạ
tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá trên các bức thêu... tất cả đều mang vóc


8

dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về
nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc.
Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa
phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các làng
nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ
của các địa phương. ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ
dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. cho đến nay,
thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hay liên
tỉnh và một phần cho xuất khẩu.
Hiện nay, Tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghề
thủ công được lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành
quy mô gia đình. Dần dà, các nghề thủ công được truyền bá giữa các gia đình thợ

thủ công, dần được truyền ra lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần
nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ
công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều
thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp
với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề
chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng
chạm gỗ, làng đồ đồng...
1.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm sản phẩm của làng nghề truyền thống
Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay
ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua
sắm, sử dụng hay tiêu dùng. Theo quan niệm này, sản phẩm bao hàm cả những vật
thể hữu hình và vô hình (các dịch vụ), bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật
chất. Ngay cả những hàng hóa hữu hình thì cũng bao hàm cả các yếu tố vô hình.
Trong thực tế hàng hóa được xác định bằng các đơn vị hàng hóa. Đơn vị là một
chỉnh thể riêng biệt được đặc trưng bằng kích thước, giá cả, hình thức bên ngoài và
các đặc tính khác.


9

Sản phẩm là bất cứ gì có thể đưa vào một thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm,
sử dụng hay tiêu thụ nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có theer là
những vật thểm những dịch vụ, những con người, những tổ chức và những ý nghĩa.
[Principles of marketing II – Philip Kotler – NXB Thống kê – 1994 – tr.09]
● Cấu trúc 3 lớp sản phẩm
Theo các quan niệm về sản phẩm thì sản phẩm bao hàm cả những vật thể hữu
hình và vô hình ( các dịch vụ ), bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất.
Ngay cả những sản phẩm hữu hình thì cung bao hàm cả yếu tố vô hình. Phối thức
sản phẩm hỗn hợp : được hiểu là một tổ hợp hữu cơ ba lớp thuộc tính hỗn hợp của
một sản phẩm marketing. Ba lớp thuộc tính đó là ; sản phẩm cốt lõi, sản phẩm hiện

hữu và sản phẩm gia tăng
1.1.1.3 Khái niệm cạnh tranh và NLCT sản phẩm của làng nghề truyền thống
● Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác
nhau nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh, đặc điểm là phạm vi của thuật
ngữ này.
Một vài quan điểm về cạnh tranh như sau:
Theo C.Mác “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
để thu được những lợi nhuận siêu ngạch”.
Cuốn từ điển rút gọn về kinh doanh định nghĩa “Cạnh tranh là sưh ganh đua,
sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài
nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
Theo từ điển bách khóa của Việt Nam thì “Cạnh tranh là hoạt động ganh đua giữa
những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các là kinh dianh trong nền
kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất,
tiêu thụ thị trường có lợi nhất”.
Theo cuốn kinh tế học của P.Samuelson thì “Cạnh tranh là sự kình địch giữa
các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành lấy khách hàng, thị trường”.


10

Với cách tiếp cận trên, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau: Cạnh tranh là
quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường
là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị
trường có lợi, mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh
là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người
tiêu dùng là lợi ích và sự tiện lợi.
● Vai trò của cạnh tranh

Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và
trong lình vực kinh tế nói chung. Cạnh tranh bên cạnh việc tác động tích cực thì
cũng có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Về mặt tích cực: Ở tầm vĩ mô, cạnh tranh mang lại động lực thúc đẩy nền sản
xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế, giúp đất nước hội nhập tốt vào
nên kinh tế toàn cầu. Ở tầm vi mô, đối với một doanh nghiệp cạnh tranh được xem
như công cụ hữu dụng để người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có
chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ
trong đó cao hơn, để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng, người tiêu dùng
được hưởng những sản phẩm hay dịch vụ tố hơn với giá thành hợp lý.
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong
muốn về mặt xã hội cũng như kinh tế, làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện
hữu của cái, gây ra hiện tượng độc quyền, làm phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, dẫn
đến cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật gây ảnh
hưởng đến uy tín cũng như thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
● Các cấp độ cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh quốc gia:
Theo Lương Gia Cường (Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, 2003,NXB
Giao thông vận tải): ‘’Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực
của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo
ổn định được kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân.”
Năng lực canh tranh của doanh nghiệp:


11

Là sử dụng, liên kết các nguồn lực hữu hình và vô hình của DN nhằm duy trì
và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng l]ới tiêu
thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao
và bền vững. NLCT của DN thể hiện thực lực của DN và lợi thế so với ĐTCT trong

việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ:
Là tất cả các đặc trưng, yếu tố cấu thành và tiềm năng và sản phẩm dịch vụ
đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thị trường cạnh tranh một cách lâu
dài. NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của SP/DV thể hiện trên thị trường.
khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của nó.
Nó dựa vào chất lượng, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố công nghệ chứa
trong SP/DV đó.
Giữa ba cấp độ NLCT có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo điều
kiện cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Một nền kinh NLCT cao phải có nhiều doanh
nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh. Ngược lại, để tạo điều kiện cho DN có khả
năng cạnh tranh, môi trường KD của nền kinh tế thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ
mô phải rõ ràng, có thể đưa ra nhiều dự báo được, nền kinh tế phải ổn định, bộ máy
quản lý nhà nước phải có tính chuyên nghiệp phù hợp, hoạt động có hiệu quả.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu quả KD của
DN.NLCT của mỗi DN là cơ sở cho NLCT của ngành và quốc gia. Đồng thời,
NLCT của DN thể hiện qua NLCT của các SP/DV mà DN kinh doanh. DN có thể
kinh doanh một hay một số sản phẩm, mỗi SP/DV này lại có NLCT khác nhau.
NLCT của sản phẩm phụ thuộc vào chính sách quốc gia, vào năng lực hoạt động
của DN.
1.1.1.4 Khái niệm và thực chất năng lực cạnh tranh sản phẩm
Theo M.Porter: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần, bản chất của cạnh tranh là
tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh
nghiệp đang có, kết quả của quá trình canh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận
trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.


12

Từ điển kinh doanh của Anh định nghĩa như sau: “ Cạnh tranh trong cơ chế

thị trường được định nghĩa là sự ganh đua kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm
cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. Là
hoạt động tranh đua giữa nhiều người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các
nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường bị chi phối bởi quan hệ Cung - Cầu
nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất
Khi nói đến cạnh tranh là nói đến ganh đua với sự tham gia của nhiều chủ
thể. Mục địch trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đo mà các bên
đều muốn giành lấy một thị trường, một sản phẩm, một dự án, . . . mục đích cuối
cùng là tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể có các
ràng buộc chung mà các bên them gia buộc phải tuân theo: thị trường, điều kiện
pháp lý, . . . các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều biện pháp, công
cụ khác nhau: sự khác biệt về sản phẩm, giá bán sản phẩm, các dịch vụ bán hàng . . .
Bản chất của canh tranh không phải là tiêu diệt đối thủ của mình mà phải
mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới hơn. Khách hàng
sẽ chỉ lựa chon và mua những sản phẩm/dịch vụ nào đó mà họ nghĩ có khả năng
mang đến những giá trị gia tăng cao nhất. Mục tiêu của doanh nghiệp vì thế mà phải
sáng tạo và cung ứng giá trị gia tăng từ ý muốn của khách hàng và cho khách hàng.
Những giá trị gia tăng của doanh nghiệp phải có tính chất và nội dung tầm cỡ được
khách hàng đánh giá cao hơn những giá trị mang đến bởi đối thủ.
Thuật ngữ “ Năng lực cạnh tranh ” ngày càng được sử dụng rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, . . . tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có
sự nhất trí cao trong việc đưa ra khái niệm NLCT.
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học: “ Năng lực cạnh tranh ” hay còn gọi là
sức cạnh tranh là khả năng dành được thị phần lớn trước đối thủ cạnh tranh trên thị
trường, kể cả khả năng dành lại một phần hay toàn bộ thị trường, như vậy trong
cuốn từ điển này người ta sử dụng hai thuật ngữ là NLCT và sức cạnh tranh là như
nhau.


13


Theo WEF (1997) báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu: “NLCT” được
hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu
dài và có ý trí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít
nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu doanh nghiệp, đồng thời đạt được
những mục tiêu đề ra.
NLCT của sản phẩm: Là tất cả các đặc trưng, yếu tố cấu thành và tiềm năng
mà sản phẩm đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thị trường cạnh
tranh một cách lâu dài. NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm
thể hiện trên thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào lợi thế
cạnh tranh của nó, nó dựa vào chất lương, tính độc đáo của sản phẩm, yếu tố công
nghệ chứa trong sản phẩm đó
Ủy ban Quốc Gia về hợp tác kinh tế quốc tế cho rằng: NLCT là năng lực của
một doanh

nghiệp là “Không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”.

Quan niệm về NLCT như vậy mang tính chất định hình, khó có thể định lượng
- Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) NLCT của doanh
nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố có
hiệu quả làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc
tế. Theo M.Porter (1990), năng suất lao động là thước đo duy nhất về NLCT, tuy
nhiên những quan niệm này gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của tổ
chức.
- Theo GS.TS Nguyễn Bách Khoa “NLCT của doanh nghiệp được hiểu là
tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì và phat triển thị phần, lợi nhuận
và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong mối quan hệ với đối thủ
cạnh tranh trực tiếp và tiềm năng trên thị trường mục tiêu xác định
- NLCT của doanh nghiệp: Là sử dụng, liên kết các nguồn lực hữu hình và
vô hình của doanh nghiệp nhằm duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc

tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các
yếu tố sản xuất nhằm đạt được lợi ích kinh tế cao và bền vững. NLCT của doanh


14

nghiệp thể hiện thực lực của doanh nghiệp và lợi thế so với đối thủ cạnh tranh trong
việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao.
1.1.2 Một số lý thuyết cơ sở về NLCT sản phẩm của làng nghề truyền thống
1.1.2.1 Lý thuyết giá trị cung ứng cho khách hàng
Một kết luận có ý nghĩa quan trọng được Peter Druker đưa ra như sau:
Nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệp là “tạo ra khách hàng”. Nhưng
khách hàng ngày nay đang đứng trước rất nhiểu chủng loại sản phẩm, kiểu mốt,
mẫu mã, màu sắc, giá cả và thương hiệu của chúng. Do đó, vấn đề quan trọng là:
Khách hàng lựa chọn như thế nào? Khi lựa chọn, khách hàng được lựa chọn hay
quyết định mua không chỉ là những sản phẩm vật lý thuần túy mà họ quyết định, tin
trưởng, họ trung thành với một sản phẩm hay một thương hiệu bởi với nó doanh
nghiệp cung ứng được giá trị cung ứng cho khách hàng cùng với một mức thỏa mãn
nhu cầu tương đương.
Theo Philip Kotler, giá trị dành cho khách hàng là chênh lệch giữa tổng giá
trị mà khách hàng nhận được và tổng chi phí mà khách hàng trả cho một SP/DV nào
đó. Tổng giá trị của khách hàng là toàn bộ những lợi ích mà khách hàng trông đợi ở
một sản phẩm/dịch vụ nhất định.
Tổng giá trị mà khách hàng nhận được là toàn bộ những lợi ích mà họ trông
đợi ở một SP/DV. Thông thường, nó bao gồm một tập giá trị thu từ chính bản thân
SP/DV, các DV kèm theo, nguồn nhân lực và hình ảnh của công ty.
Tổng chi phí mà khách hàng phải trả là toàn bộ những phí tổn mà khách
hàng phải bỏ ra để nhận được nhưng lợi ích mong muốn. Trong tổng chi phí này,
những bộ phận chủ chốt thường bao gồm: Gía tiền của SP/DV, phí tốn thời gian,
phí tổn công sức và phí tổn tinh thần mà khách hàng đã bỏ ra trong quá trình mua

hàng.
Theo đó trước khi quyết định mua sản phẩm ĐGNT, người mua sẽ tìm hiểu
về những ứng dụng cụ thể của sản phẩm, độ tin cậy, độ bền vững, những tính năng
nhất định cũng như những dịch vụ kèm theo, sự hiểu biết và nhiệt tình của nhân
viên tư vấn. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào đạt được những yếu tố trên tốt


15

nhất cũng được lựa chọn mua. Người mua còn xem xét tổng chi phí phải bỏ ra để
thực hiện giao dịch với doanh nghiệp. Tổng chi phí mà khách hàng phải trả còn lớn
hơn chi phí tiền bạc, nó bao gồm cả những phí tổn thời gian, sức lực và tinh thần
người mua bỏ ra. Người mua đánh giá những phí tổn này cùng với chi phí tiền bạc
để có được một ý niệm về tổng chi phí của khách hàng.
Hình 1.2: Các yếu tố cầu quyết định giá trị cung ứng cho khách hàng
[Philip Kotler, Quản trị kinh doanh]
Như vậy giá trị cung ứng cho khách hàng không chỉ đơn thuần là những giá trị/lợi
ích nằm trong bản thân SP/DV. Nó bao gồm tất thảy những giá trị hữu hình và vô
hình, giá trị được sáng tạo ra trong sản xuất, miễn là những giá trị này mang lại lợi
ích cho khách hàng.
1.1.2.2 Mô hình quản trị QTC và sự vận dụng trong nâng cao NLCT sản phẩm
- Q trong QTC là quanlity – chất lượng, cần có quan điểm đổi mới và hỗn hợp về
chất lượng marketing sản phẩm. Về bản chất, chất lượng marketing sản phẩm là hệ
chỉ tiêu đánh giá mức tương thích và thỏa mãn các yếu tố cơ bản và hỗn hợp của
nhu cầu và tiêu dùng sản phẩm qua con đường thị trường
- Chữ T trong QTC là tính hợp thời của sản phẩm trên thị trường (Just in Time). Ở
đây tính hợp thời được hiểu là “độ chín tới đầy đủ”, “độ chuẩn bị sẵn sàng”, “sự có
mặt đúng lúc” của sản phẩm được chào hàng, có khách hàng, cường độ mua hàng
cao nhất. Như vậy tính hợp thời của sản phẩm tương ứng với điểm cực trị của thời
cơ thị trường, tính phổ biến thực hiện chức năng tối đa của thái độ chung của tập

khách hàng đối với sản phẩm.
- Chữ C trong QTC là Cost – giá phí. Trong kinh doanh hiện đại, điều cốt tử của bất
kỳ doanh nghiệp nào cũng là vấn đề mục tiêu tài chính và phương tiện đạt được
thông qua sự thỏa mãn nhu cầu mà biểu hiện chủ yếu của nó là sự chấp nhận mua
sau chọn lựa của khách hàng, và đối với kinh doanh ở các doanh nghiệp đó là giá
phí (Costs). Là một trong những mục tiêu hoặc tạo lập lợi thế cạnh tranh trực tiếp:
lợi thế giá, hoặc gián tiếp (nếu hạ được giá phí mà vẫn theo giá thị trường, doanh


16

nghiệp có cơ sở tăng trưởng thế lực cạnh tranh hoặc cải thiện điều kiện mua bán,
hoặc tăng dịch vụ sản phẩm, tăng quỹ xúc tiến bán sản phẩm...)
+ Giá phí doanh nghiệp thương mại bao gồm (giá mua + giá phí phân phối vận
động + giá phí hỗ trợ marketing) và có liên quan đến các phạm trù chi phí cận biên
thương mại, ảnh hưởng đến tuần hoàn vốn, phân tích hòa và hòa vốn tài chính và
cực đại hóa lợi nhuận theo doanh số và khối lượng bán.
+ Giá kinh doanh thương mại không chỉ có nghĩa dẫn xuất, thụ động mà quan trọng
là ứng xử giá năng động để chủ động tạo chấp nhận mua của khách hàng. Đây cũng
là một quan điểm hiện đại về chất lượng với nghĩa phạm trù đánh giá sự chấp nhận
mua với khối lượng trị số điểm hòa vốn tương ứng với một giá trị trao đổi xác định
của một loại sản phẩm bán. Rõ ràng là tồn tại khách quan một tương quan chất
lượng – mẫu mã – giá bán. Vì vậy thay cho quan niện chất lượng tốt nhất trước đây,
xuất hiện một số quan niệm chất lượng tương quan và tạo lập một dải chất lượng
cho một gam sản phẩm xác định
- Tư duy marketing hiện đại là tư duy hệ thống hỗn hợp, để đảm bảo thành công của
doanh nghiệp thương mại trên thương trường không chỉ xử lý đổi mới cá biệt, cô
lập các yếu tố Q-T-C mà là hỗn hợp các yếu tố này trong một chỉnh hợp mô hình và
ứng xử đồng bộ. Đó cũng chính là thực chất và tư tưởng cơ bản của mô hình Q-T-C
trong doanh nghiệp thương mại hiện đại mà bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào tổ

chức và vận hành theo cơ chế thị trường ở nước ta nói chung đều cần thiết nhận
thức và vận dụng phù hợp.
1.2 Phương pháp luận nghiên cứu và xác định NLCT sản phẩm của làng nghề
truyền thống
Khi nghiên cứu về NLCT thì người ta có thể phân biệt năng lực cạnh tranh
thành 3 cấp độ:
● Năng lực cạnh tranh quốc gia:
- Theo Lương Gia Cường ( Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, 2003, NXB
Giao thông vận tải): “Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực


17

cạnh tranh của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư,
đảm bảo ổn định được kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân”
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sử dụng, liên kết các nguồn lực hữu
hình và vô hình của DN nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản
phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất
nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. NLCT của doanh nghiệp thể hiện thực lực
của doanh nghiệp và lợi thế so với ĐTCT trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi
của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ là tất cả các đặc trưng, yếu tố cấu
thành và tiềm năng mà sản phẩm, dịch vụ đó có thể duy trì phát triển vị trí của mình
trên thị trường cạnh tranh một cách lâu dài, NLCT sản phẩm được đo bằng thì phần
SP/DV thể hiện trên thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ thuộc
vào lợi thế cạnh tranh của nó. Nó dựa vào chất lượng, tính độc đáo của sản phẩm,
dịch vụ, yếu tố công nghệ.
Giữa 3 cấp độ NLCT có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo điều kiện
cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Một nền kinh tế có NLCT cao phải có nhiều doanh
nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh. Ngược lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp

có khả năng cạnh tranh, môi trường kinh tế thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô
phải rõ ràng, có thể đưa ra nhiều dự báo trước, nền kinh tế phải ổn định.
Năng lực cạnh tranh của DN được thể hiện qua hiệu quả KD cuả DN được đo
lường thông qua lợi nhuận, thị phần của DN, hiệu quả chiến lược kinh doanh của
DN. NLCT của mỗi DN là cơ sở cho NLCT của ngành và quốc gia.
● Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Hiện nay, quan niệm về NLCT của doanh nghiệp vẫn chưa thống nhất, có nhiều
cách tiếp cận cụ thể về NLCT sản phẩm như:
-

NLCT của DN là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của DN,

đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó NLCT là khả năng tiêu thụ
hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng thu lợi của các DN. Hạn chế trong


18

cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao
quát năng lực kinh doanh của DN.
-

NLCT là khả năng chống chịu trước sự tấn công của DN khác, chẳng hạn như

Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế (CIEM) cho rằng: NLCT là năng lực của một
DN “ không bị DN khác đánh bại về kinh tế”. Quan niệm về NLCT như vậy mang
tính chất định tính, khó có thể định hướng.
-

NLCT đống nghĩa với năng suất lao động. Theo tổ chức hợp tác và phát triển


kinh tế (OECD) NLCT của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao
trên cơ sở sử dụng các yếu tố có hiệu quả làm cho DN phát triển bền vững trong
điều kiện cạnh tranh quốc tế.
-

NLCT đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, tác giả

Vũ Trọng Lâm cho rằng năng lực cạnh tranh của DN là khả năng tạo dựng, duy trì,
sử dụng và sáng tạo với các lợi thế cạnh tranh của DN.
Cho đến nay quan niệm về NLCT của DN vẫn chưa thống nhất, để có thể đưa ra
về quan niêm NLCT của DN phù hợp, cần lưu ý thêm một số vấn đề, bối cảnh và
trình độ phát triển của từng thời kỳ. Như trước đây, NLCT thường đồng nghĩa với
việc bán được nhiều hàng hơn đối thủ, hay như NLCT được thể hiện ở thị phần
chiêm giữ của DN về một loại sản phẩm nào đó. Ngày nay, hoạt động kinh doanh
được mở rộng không chỉ ở những lĩnh vực thương mại hàng hóa/dịch vụ mà còn
trên các lĩnh vực thương mại các hoạt động đầu tư sở hữu trí tuệ
Theo GS.TS. Nguyễn Bách Khoa cho rằng “Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp được hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nôi lực để duy trì và phát triển
thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong mối
quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trường mục tiêu
xác định”.
● Năng lực cạnh tranh Marketing
Mỗi DN đều dựa trên nguồn lực hữu hình, vô hình của mình và sự liên kết của
các nguồn lực này để xây dựng và tạo lập nên nhiều NLCT khác nhau. Nhưng
không phải tất cả các NLCT đều đảm bảo cho DN được lợi thế cạnh tranh. Điều


19


quan trọng ở đây là các nhà quản trị cần xác định được những năng lực nào để có
thể nhận dạng, tận dụng được những cơ hội, dự đoán và né tránh được những mối
đe dọa từ hoạt động kinh doanh.
Trong kinh doanh hiện đại, marketinh với các nội dung của nó như tổ chức
marketing, hệ thống thông tin marketing, hoạch định chiến lược marketing, các
chương trình marketing hỗn hợp, ngày càng trở nên quan trọng và trở thành một
hoạt động không thể thiếu góp phần đảm bảo thành công cho hoạt động kinh doanh
của DN.
Năng lực marketing là sự tích hợp các khả năng và nguồn lực marketing của DN
mà nhờ đó các DN đạt được mục tiêu marketing trong hoạt động kinh doanh góp
phần đảm bảo tạo lập sự cân bằng, thích ứng và có hiệu suất cao các quá trình hoạt
động marketing của DN phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh.
Như vậy, NLCT marketing có thể hiểu là bộ phận hợp thành NLCT của toàn DN,
bao gồm tổ hợp của năng lực hoạt động marketing như năng lực tổ chức marketing,
hệ thống thông tin marketing và các nội dung chương trình marketing hỗn hợp.
1.2.1 Chất lượng sản phẩm
Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập hiện nay, cạnh tranh trở thành một
yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
mỗi doanh nghiệp. Theo M.Porter thì NLCT của mỗi doanh nghiệp được thể hiện
thông qua hai chiến lược cơ bản là sự phân biệt hóa sản phẩm và chi phí thấp. Chất
lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng
NLCT của doanh nghiệp, xu thế toàn cầu hóa mở ra cho thị trường thêm rộng hơn
nhưng cũng làm tăng thêm lượng cung trên thị trường. Khách hàng có quyền lựa
chọn nhà sản xuất, yêu cầu về chất lượng sản phẩm của thị trường nước ngoài rất
khắt khe.
Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn, thu hút người mua và tạo lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Do mỗi sản phẩm đều có những
thuộc tính khác nhau, thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tao
nên NLCT của DN. Khách hàng hướng đến một thuộc tính nào đó mà họ cho là phù



20

hợp nhất với mình và có sự so sánh với các sản phẩm cùng loại. Bởi vậy, sản phẩm
có thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết định
lựa chọn mua hàng và nâng cao NLCT của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm làm tăng uy tín, danh tiếng và hình ảnh của DN trên thị
trường, điều này có tác động rất lớn tới quyết định lựa chon mua và dùng các sản
phẩm của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm cao là cơ sở cho hoạt động duy trì và mở rộng thị trường
tạo ra sự phát triển bền lâu, bền vững cho các DN.
Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp người tiêu dùng tiết kiệm được chi phí, sức lực,
còn là giải pháp quan trọng để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thua và
lợi nhuận.
Chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng cho việc đẩy mạnh quá trình hội nhập,
giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại của các DN.
Tóm lại, trong điều kiện ngày nay, chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng trong
việc thúc quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại quốc
tế của các DN Việt Nam, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến nâng cao
NLCT, khẳng định vị thế của sản phẩm và sức mạnh kinh tế của đất nước.
1.2.2 Gía bán sản phẩm
Gía cả sản phẩm là một yếu tố quan trọng tạo nên NLCT của sản phẩm. Ngày
nay, khoa học kỹ thuật đã phát triển với trình độ cao, chất lượng sản phẩm của các
DN tương đối giống nhau thì giá cả là yếu tố trở nên hấp dẫn, vì vậy các DN phải
tính toán, định ra làm sao khi sản phẩm đưa ra thị trường phải được khách hàng
chấp nhận và đạt được lợi thế hơn so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
Việc định giá là tổng hòa các tính toán về chi phí sẽ phải trả khi giao hàng và hỗ
trợ các hoạt động về giá, phụ thuộc vào vị thế của DN trên thị trường, sự độc đáo
của sản phẩm và số lượng các sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh.
Thông thường các DN mới thực hiện hoạt động áp dụng một phương pháp thiết lập

giá phổ biến nhất, đó là đối chiếu giá của DN với các mức giá mà đối thủ cạnh tranh
đang áp dụng hoặc dựa vào mức giá bán lẻ của sản phẩm tương đương.


×