Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống lụa tơ tằm vạn phúc hà đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.99 KB, 79 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài.
Thực trạng dư thừa lao động và thiếu việc làm ở nông thôn đang là một
trong những lực cản chính trong sự nghiệp xố đói giảm nghèo, phát triển
giáo dục, nâng cao dân trí và là nguyên nhân sâu xa phát sinh các vấn đề tiêu
cực. Để giải quyết vấn đề này một nội dung quan trọng phải nói đến đó là
khơi phục, phát triển làng nghề truyền thống. Bởi vì, khơi phục và phát triển
ngành nghề truyền thống sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động
dư thừa trong nông nghiệp, trên địa bàn nông thôn, tránh được luồng di cư ồ
ạt từ nơng thơn vào thành phố, góp phần thực hiện chiến lược kinh tế mở, đẩy
mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, tránh xa các tệ nạn xã hội...
Nhìn vào thực trạng phát triển ngành nghề hiện nay của nước ta, chúng
ta có thể thấy có một số ngành nghề đã rất phát triển, đem lại thu nhập cao
cho người lao động (chủ yếu là những người nông dân) nhưng bên cạnh đó
cũng khơng ít những ngành nghề đã dần bị mai một. Giải pháp cho vấn đề
này, đó là chúng ta phải xây dựng một số làng nghề mới và phát triển làng
nghề truyền thống, đặc biệt là phải chú trọng tới các làng nghề truyền thống.
Vì những làng nghề truyền thống này đã có đầy đủ những điều kiện để phát
triển như tay nghề lao động cao, có kinh nghiệm lâu năm truyền từ đời nay
sang đời khác, đã có những cơng nghệ cơ bản cho sản xuất…Mà những làng
nghề mới khơng có được, có chăng cũng chỉ rất ít.
Mặt khác, khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người
dân ngày càng khấm khá thì nhu cầu sống của người dân khơng chỉ là ăn đủ
mặc đủ, mà "ăn ngon mặc đẹp" đã trở thành nếp sống mới. Để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao này, thì địi hỏi các loại hình sản xuất kinh doanh phải
nhanh nhạy nắm bắt, thích nghi thì mới có thể tồn tại được. Đây vừa là điều
kiện thuận lợi vừa là điều kiện khó khăn đối với tất cả các loại hình sản xuất


kinh doanh, đặc biệt là các làng nghề truyền thống. Do các làng nghề truyền
thống này sản xuất chủ yếu các sản phẩm mang tính cổ truyền ít mang tính


hiện đại, cho nên thường không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nếu các
sản phẩm này được các nghệ nhân tạo ra là sản phẩm kết hợp giữa tính truyền
thống và hiện đại thì lại được rất nhiều người ưa chuộng. Nắm bắt quy luật
phát triển này, biết dựa trên những tiềm năng sẵn có từ lâu, cùng với sự chỉ
đạo của các cấp một cách kịp thời, làng nghề truyền thống Vạn Phúc- Hà
Đông trong những năm qua kết quả sản xuất, kinh doanh Lụa tơ tằm của họ
đã có sự khởi sắc rất rõ nét như: sản phẩm của làng đã nhận được nhiều giải
cao về hàng chất lượng cao, mẫu mã đẹp ở trong và ngoài nước; khối lượng
xuất khẩu Lụa tơ tằm ngày càng tăng: năm 1990 đạt 220 ngàn mét, năm 1992
đạt 280 ngàn mét, năm 1998 đã đưa lên 600-650 ngàn mét nhưng vẫn chưa đủ
đáp ứng nhu cầu của thị trường...nhưng bên cạnh những cái đạt được, làng
cịn có một số vấn đề cần khắc phục như lượng nước thải ra trong quá trình
sản xuất chưa được xử lý kịp thời, làng có thị trường tiềm năng lớn chưa phát
huy hết...Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải làm gì để khai thác hết tiềm năng dồi
dào của làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm nơi đây, để có thể tồn tại và có thể
cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trong nước và nước ngoài?. Nhằm giải
quyết một cách tốt nhất vấn đề thiếu công ăn việc làm của người lao động
trong làng, tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình trong làng, bên cạnh đó có
khoản đầu tư thích đáng cho xử lý nước thải.
Trước thực tế đặt ra đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực
trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống Lụa tơ
tằm Vạn Phúc - Hà Đông"


1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Qua nghiên cứu đề tài này chúng tơi mong muốn tìm hiểu thực trạng
phát triển làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc, từ đó thấy được
những vấn đề cịn hạn chế, ngun nhân của vấn đề đó và tìm ra những giải
pháp. Cụ thể:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận làng nghề truyền thống, vị trí, vai trị của
làng nghề truyền thống đối với sự phát triển kinh tế xã hội của làng.
- Tìm hiểu thực trạng phát triển làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn
Phúc trong những năm gần đây và những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục,
nguyên nhân của vấn đề đó.
- Bước đầu đưa ra những phương hướng giải pháp nhằm phát triển mạnh
mẽ hơn nữa làng nghề làng nghề truyền thống Lụa tơ tằm Vạn Phúc.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Từ những mục tiêu chung trên, khi tìm hiểu thực trạng và giải pháp phát
triển làng nghề chúng tôi hy vọng rằng sẽ đưa ra những giải pháp nhằm góp
phần:
+ Tăng thu nhập cho các loại hình sản xuất.
+ Tăng khối lượng cơng việc, giải quyết tốt nhất nhu cầu lao động của
những người lao dộng.
+ Tăng đầu tư cho việc xử lý nước thải do sản xuất thải ra.
+ Tạo cho nơi đây không chỉ là trung tâm buôn bán các sản phẩm Lụa tơ
tằm mà còn là nơi thu hút được nhiều khách thăm quan, tạo ra nguồn thu mới,
góp phần phát triển kinh tế của làng…


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Các hình thức tổ chức sản xuất Lụa tơ tằm của làng Vạn Phúc - Hà
Đông.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung.
Tìm hiểu thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống Lụa
tơ tằm Vạn Phúc - Hà Đông.
1.3.2.2. Pham vi về không gian.
Tại làng Vạn Phúc- Hà Đông- Tỉnh Hà Tây.

1.3.23. Phạm vi về thời gian.
- Thời gian nghiên cứu : Từ năm 2001-2003.
- Thời gian thực tập

: Từ 12 - 1 -2004 đến 6- 2004.


II . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan.
2.1.1.1. Khái niệm làng nghề.
Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thơn (làng) có một số
nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Có số hộ
từ 35% trở lên trong làng tham gia hoạt động sản xuất trong các ngành nghề,
thu nhập của họ từ các ngành nghề này chiếm trên 50% tổng thu nhập của họ
và thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng giá trị sản
phẩm của tồn làng. Chính vì thế, làng nghề thường có đặc điểm chung như
sau:
- Là nơi quy tụ nhiều nghệ nhân và hộ gia đình chuyên tâm làm nghề lâu
đời ...
- Tên gọi của làng nghề thường kèm với tên của các nghề thủ công như:
gốm sứ, đúc đồng ...
- Có tỉ trọng lao động hay số hộ làm ở nghề nào đó so với toàn bộ lao
động và hộ ở làng từ 35% trở lên hay tỉ trọng thu nhập từ ngành nghề đó so
với tổng thu nhập của thôn trên 50%.
2.1.1.2. Khái niệm ngành nghề truyền thống.
Ngành nghề truyền thống là những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế nước ta (có tuổi đời trên
100 năm), còn tồn tại đến ngày nay, bao gồm cả ngành nghề mà phương pháp
sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất,

nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống. Vì thế, những ngành nghề được
gọi là ngành nghề thủ cơng truyền thống thường phải có yếu tố sau:


- Đã hình thành, tồn tại và phát triển từ lâu đời ở nước ta (có tuổi đời trên
100 năm).
- Sản xuất tập trung tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề đông đảo.
- Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt.
- Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước là chủ yếu.
- Sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của Việt Nam, có giá trị
và chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hố, nghệ thuật,
thậm chí trở thành các di sản văn hoá Việt Nam.
- Là nghề nghiệp ni sống bộ phận dân của cộng đồng, đóng góp đáng
kể vào ngân sách của Nhà nước (2).
2.1.1.3. Khái niệm làng nghề truyền thống.
Làng nghề truyền thống là làng có chứa đựng cả hai khái niệm trên, đó là
những thơn (làng) có một hay nhiều nghề thủ cơng truyền thống được tách ra
khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chiếm
phần chủ yếu (trên 50%) trong năm. Những nghề thủ cơng đó được truyền từ
đời này qua đời khác (có tuổi đời trên 100 năm) và các nghề này hết sức tinh
xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp
(bằng 1/3 tổng số hộ hay lao động cùng làm một nghề truyền thống) đã
chuyên tâm sản xuất, có quy trình cơng nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng
nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ, được nhiều người biết đến và đã
trở thành hàng hoá trên thị trường. Cụ thể là:
- Sản xuất có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này
đến thế hệ khác (có tuổi đời trên 100 năm).
- Số hộ và số lao động làm một nghề truyền thống ở làng nghề đạt trên
1/3 so với tổng số hộ và lao động của làng trở lên.



- Giá trị sản xuất và thu nhập từ ngành nghề truyền thống ở làng đạt trên
50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm.
- Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét yếu tố văn hoá và bản
sắc dân tộc Việt Nam và được nhiều người biết đến.
2.1.1.4. Khái niệm phát triển làng nghề truyền thống.
* Khái niệm phát triển .
Phát triển có thể hiểu là một q trình tăng lên cả về lượng lẫn về chất
trong một thời kỳ nhất định, hay chính là bao gồm cả sự tăng lên về quy mô,
sản lượng và sự tiến bộ về cả cơ cấu kinh tế xã hội (3).
Với sự phát triển làng nghề truyền thống thì được hiểu là sự tăng lên về
quy mơ của các loại hình tham gia sản xuất ngành nghề truyền thống, sự tăng
lên về số lượng các cơ sở sản xuất, các hộ sản xuất nghề, đồng thời là sự tăng
lên về giá trị sản lượng, về thu nhập của người lao động, sự tăng lên về thu
nhập của địa phương cũng như sự tăng lên tổng thu nhập của các cơ sở và hộ
sản xuất ngành nghề truyền thống. Hay cũng chính là sự thay đổi về GDP của
địa phương theo hướng tiến bộ là tăng dần tỷ trọng CN và DV, và cũng được
biểu hiện thông qua sự tăng trưởng kinh tế của địa phương
2.1.2. Đặc điểm chung về làng nghề truyền thống.
Làng nghề truyền thống ở nước ta có lịch sử lâu đời, phát triển đa dạng
và phong phú và thể hiện ở đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, làng nghề truyền thống phát triển đa dang về quy mô, cơ cấu
ngành nghề và gắn chặt với sản xuất nông nghiệp.
- Về cơ cấu, đã có sự thay đổi thích ứng với cơ chế thị trường. Khi nền
kinh tế phát triển, thì nhu cầu tiêu dùng một số sản phẩm của một số nghề thủ
cơng cũng có sự thay đổi nhất định, điển hình là mẫu mã sản xuất, những mẫu
mã mang đậm nét truyền thống khơng thể tồn tại được, thay vào đó là những


mẫu mã vừa mang nét truyền thống nhưng cũng mang những nét của hiện đại

…Chính vì thế, cơ cấu ngành nghề đã có sự thay đổi, những ngành nghề sản
xuất ra sản phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng thì có xu hướng phát triển, những
ngành nghề khơng theo kịp thị dần bị mai một. Cho nên, cơ cấu ngành nghề
đã có thay đổi thích ứng với cơ chế thị trường.
- Về quy mô, đại bộ phận các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề
truyền thống có quy mơ nhỏ, các hình thức tổ chức của các đơn vị sản xuất
cũng mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn như các hộ, tổ hợp tác, hợp
tác xã... ngày nay, thì đã có xuất hiện các hình thức tổ chức mới như công ty,
các doang nghiệp…Do nhu cầu thị trường đã xuất hiện những ngành nghề
mới như chế biến nơng sản, thực phẩm…
- Về trình độ kĩ thuật cơng nghệ đã có sự đan xen giữa yếu tố truyền
thống và yếu tố hiện đại trên cơ sở tận dụng tiềm năng và lợi thế lao động của
mỗi địa phương, đồng thời kết hợp tay nghề cao với công cụ cơ giới hố, hiện
đại hố và áp dụng cơng nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Thứ hai, sản phẩm của các làng nghề truyền thống mang đậm tính đơn
chiếc, có tính mỹ thuật cao và mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật. Vì
vậy, quá trình sản xuất tuân theo những công nghệ truyền thống và thường
nhạy bén với thị trường trong việc đổi mới mẫu mã, chất lượng và có điều
kiện linh hoạt thay đổi hướng sản xuất. Nhơ bám sát thị trường, am hiểu thị
hiếu nên các mặt hàng của làng nghề truyền thống được cải tiến nhanh chóng
và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Đây là nét nổi trội mang tính cách tân của
làng nghề truyền thống.
Thứ ba, làng nghề truyền thống có khả năng giải quyết tốt việc làm cho
người lao động, lao động trong làng nghề thường có trình độ kỹ thuật cao, tay
nghề tinh xảo, khéo léo, có đầu óc thẩm mỹ và đầy tính sáng tạo. Nhất là


những làng nghề lâu đời như Gốm sứ Bát Tràng, nghề trạm khảm trai Chuyên
Mỹ (Hà Tây)….
Một đặc điểm nổi bật ở đây, lao động ở những làng nghề truyền thống

chủ yếu là lao động hộ gia đình, chỉ có một số ít là từ nơi khác tới. Ngồi ra,
do làng nghề truyền thống có lao động với trình độ kỹ thuật cao, tay nghề
giỏi,…sản phẩm do họ làm ra dễ được chấp nhận, cho nên quy mô sản xuất
ngày càng được mở rộng, giải quyết thêm số lao động dư thừa.
Thứ tư, về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền
thống theo các giai đoạn khác nhau.
Trong thời kì tập chung quan liêu bao cấp, làng nghề truyền thống
thường được gọi là "Đội nghành nghề" của hợp tác xã, nơi có đơng người thì
thành lập HTX.
Từ khi bước vào cơ chế mới, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi đa
dạng hố các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, thì quy mơ sản xuất trở
về với mơ hình truyền thống là hộ gia đình, bên cạnh sự xuất hiện các doanh
nghiệp tư nhân, công ty cổ phần…Cịn ngày nay, trong q trình đi lên sản
xuất cơ giới hoá, kế thừa và phát huy kinh nghiệm chuyển lên trình độ HTX
tiểu thủ cơng nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề vẫn tiếp tục
đẩy mạnh, đẩy nhanh trang thiết bị cơ sở vật chất cho sản xuất như dệt lụa
Vạn Phúc (Hà Tây).
Thứ năm, làng nghề truyền thống là một sự kết tinh giá trị văn hóa, văn
minh lâu đời của dân tộc. Đặc điểm này được thể hiện trong các sản phẩm của
các làng nghề truyền thống, những sản phẩm mang đậm nét văn hoá dân tộc
như trống đồng Ngọc Lũ, những nét văn hoa trên những bộ áo dài duyên dáng
của người con gái Việt Nam…


2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển làng nghề truyền thống.
Thứ nhất, làng nghề truyền thống đã tạo ra một khối lượng hàng hoá đa
dạng phục vụ cho tiêu dùng và cho xuất khẩu.
Phát triển làng nghề truyền thống là giải pháp hết sức quan trọng nhằm
phát huy tối đa nguồn nhân lực sẵn có ở nơng thôn như: tài nguyên thiên
nhiên, nguồn nhiên liệu, phế phẩm của nơng nghiệp được huy động vào q

trình sản xuất kinh doanh, cũng như khai thác có hiệu quả nguồn vốn trong
nhân dân, cơ sở vật chất kỹ thụât và những kỹ năng, kỹ xảo của người lao
động. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh sản xuất nhằm tạo ra ngày càng nhiều hàng
hố có chất lượng tốt, phục vụ đắc lực cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Tuy khối lượng hàng hoá do làng nghề truyền thống làm ra cịn nhỏ bé, nhưng
nó đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy kinh tế hàng hố ở nơng thơn phát
triển.
Hiện nay, sản xuất của làng nghề truyền thống phát triển theo hướng
chun mơn hố, đa dạng hố sản phẩm đã làm cho các làng nghề năng động
hơn. Trong khi chưa có điều kiện để phát triển kinh tế trang trại thì việc làng
nghề truyền thống đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng may mặc, gốm sứ, đồ
gỗ mỹ nghệ,…phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là rất quan
trọng.Và quan trọng hơn cả là thời gian qua ở làng nghề truyền thống đã có
hàng trăm hộ nơng dân chuyển sang phát triển ngành nghề truyền thống hoặc
vừa sản xuất nơng nghiệp, vừa sản xuất làm ngành nghề. Vì thế, đã tăng
cường cơ sở vật chất cho kinh tế nông thôn.
Thứ hai, phát triển làng nghề truyền thống là biện pháp hữu hiệu giải
quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp để giải
quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn như: đưa dân đi xây dựng
vùng kinh tế mới, thâm canh tăng vụ… Những biện pháp này ít nhiều đã có


tác động tích cực giải quyết một phần cơng ăn viẹc làm cho người lao động ở
nông thôn. Song sản xuất nơng nghiệp, bản thân nó khơng thể có khả năng
giải quyết số lao động ở nông thôn. Cho nên, trong điều kiện đất đai canh tác
ít, nguồn vốn hạn hẹp, lao động dư thừa, việc tìm ra biện pháp hữu hiệu để
giải quyết việc làm cho người lao động là địi hỏi hết sức cấp bách có ý nghĩa
cấp bách có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn hiện nay.
Sự phát triển của làng nghề truyền thống ở nông thôn đã không chỉ thu

hút klao động ở gia đình, làng xã mình mà cịn thu hút lao động từ các địa
phương khác đến làm th. Chính vì thế, sự phát triển làng nghề truyền thống
được coi là biện pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho người lao động ở
nông thôn.
Thứ ba, phát triển làng nghề truyền thống góp phần gia tăng thu nhập,
cải thiện đời sống dân cư ở nơng thơn và tăng tích luỹ.
Qua thực tế có thể cho thấy, khơng ít làng nghề truyền thống cịn tồn tại
đến ngày nay có nền kinh tế khá phát triển, thu nhập bình quân đầu người
trong làng khoảng trên 400 nghìn đồng/ 1tháng như làng gốm sứ bát tràng là
570.000 đồng, như làng lụa tơ tằm Vạn Phúc xấp xỉ 70% hộ khá giầu…Kết
quả này một phần cho thấy, làng nghề truyền thống đã đem lại thu nhập cao
cho nguời nông dân hơn là việc chỉ đơn thuần làm nông nghiệp. Do:
Thứ nhất, làng nghề thủ công truyền thống thường đa số sản xuất thủ
cơng, chính vì thế, họ có thể tranh thủ vừa làm cơng việc chính như sản xuất
nơng nghiệp vừa có thể tham gia sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống
của làng mình, có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
Thứ hai, làng nghề thủ công truyền thống phát huy được những kinh
nghiêm quý đã được đúc kết từ lâu của cha ông, lại tận dụng được các trang
thiết có sẵn từ các thế hệ trước, thì tại sao chúng ta lại không sản xuất để lắm
các thuận lợi này trong khi làm các nghề khác đối với làng này khơng có?.


Chính vì thế, làng nghề thủ cơng truyền thống là việc phát huy các thế mạnh
sẵn có để tăng thu nhập cho người dân, giải quyết được nhiều việc làm cho
người ở độ tuổi lao động trong độ tuổi lao động trong làng. Từ đó có khả năng
tăng tích luỹ, đầu tư lớn mở rộng sản xuất.
Thứ ba, phát triển làng nghề truyền thống, đưa làng nghề trở thành làng
văn hố. Qua đó, chúng ta có chúng ta có thể khai thác phát triển thành điểm
du lịch văn hoá cho khách thập phương và nước ngồi, khơng chỉ khuyến
khích việc tiêu thụ các sản phẩm, mà cịn khuyến khích các ngành nghề khác

phát triển như dịch vụ …Từ đó, có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn, tạo
điều kiện tăng thu nhập cho các hộ trong làng, khả năng tích luỹ cao.
Thứ tư, phát triển làng nghề truyền thống sẽ chuẩn bị đội ngũ lao động
có khả năng thích ứng với lĩnh vực cơng nghiệp.
Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn đã tác
động rất lớn đến sự phát triển làng nghề truyền thống. Đây là nhân tố thúc đẩy
việc huy động các nguồn lực trong nhân dân để đưa vào sản xuất kinh doanh
làm cho nền kinh tế ở nông thôn tăng trưởng mạnh mẽ, tạo điều kiện để phát
huy cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ đời sống dân cư nông thôn.
Khi làng nghề truyền thống ở nông thôn phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra
một đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Chính thơng qua
lực lượng này để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp
dụng vào sản xuất, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả
năng cạnh tranh trên thị trường lớn. Khi làng nghề truyền thống phát triển
mạnh mẽ, thì cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường và hiện đại, chính là tạo
điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong cơng nghiệp,
nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật. Qua đó, trình độ người lao động ngày càng
nâng cao, lại là cơ sở thuận lợi đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
vào lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ trong làng nghề.


Thứ năm, phát triển làng nghề truyền thống tạo điều kiện phân bố lại và
sử dụng hợp lý lao động. Bởi, phát triển làng nghề truyền thống tạo cho người
lao động có thu nhập cao hơn. Từ đó sẽ thu hút lao động chuyển sang làm các
ngành nghề thủ công truyền thống hoặc làm các nghề có liên quan khác như
thương mại, dịch vụ…Khi đó, lao động nơng nghiệp sẽ giảm và lao động
trong các ngành phi nông nghiệp sẽ tăng, tạo điều ra động lực cho q trình
phân cơng lại lao động theo hướng CNH- HĐH. Qua đó, phát triển làng nghề
truyền thống cũng góp phần chuyển dịch lao cơ cấu động và cơ cấu kinh tế
NNNT theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp tăng dần tỷ trọng Công

Nghiệp và Dịch Vụ.
Thứ sáu, phát triển làng nghề truyền thống góp phần gìn giữ bản sắc văn
hố dân tộc.
Chính các sản phẩm làng nghề truyền thống làm ra là sự kết tinh, sự
giao lưu và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc. Cho
nên, người nước ngồi biết đến Việt Nam cũng chính thông qua các mặt hàng
thủ công truyền thống. Các sản phẩm đó mang lại những nét đặc sắc riêng biệt
nhưng cũng mang lại những nét tương đồng với các dân tộc khác trên thế giới.
Trong q trình cơng nghiệp hố ý thức bảo tồn nghề thủ công truyền thống
không được coi trọng nữa, thì những nét văn hố độc đáo đó sẽ bị mai một.
Cho nên, việc duy trì ngành nghề truyền thống, bảo tồn bản sắc văn hoá dân
tộc là rất cần thiết vì: các sản phẩm thủ cơng truyền thống có giá trị trường
tồn đặc biệt, nó mang trong mình bản sắc văn hố dân tộc mà các dân tộc
khác khơng có được. Mặt khác, các sản phẩm thủ công truyền thống là bức
thông điệp bền vững của dân tộc được lưu truyền cho thế hệ sau.
2.1.4. Quy trình cơng nghệ dệt.
Dệt lụa bao gồm nhiều bước, cũng gọi các công đoạng hay các khâu
công việc:


- Khâu tơ
- KHâu hồ sợi
- Khâu dệt
- Khâu nhuộm
Mỗi khâu sản xuất ấy đều phải tiến hành theo những quy định khá
nghiêm ngặt. Ngay từ khâu tơ, người thợ không chỉ quấn sợi vào ống đơn
thuần như quay sợi để dệt vải (sợi bơng, sợi gai…). Tơ lụa địi hỏi phải chọn
sợi, đẽo sợi, mắc sợi, để lựa chọn riêng sợi dọc, sợi ngang. Công việc tỷ mỷ,
công phu nên các cụ xưa có câu:
Quay tơ ra mắt, ra mành,

Mắt thì mắc dọc, màng thì dệt ngang.
Mốt soi thì đẹt đầu hàng,
Mốt cục thì đánh go ngang cho bền.
Sau đó, sợi tơ phải đem hồ. Việc hồ sợi chỉ thực hiện đối với sợi dọc. Kỹ
thuật hồ sợi đòi hỏi rất cao. Cả tỉnh Hà Tây, xưa và nay chưa làng dệt nào hồ
sợi giỏi bằng làng Vạn Phúc. ở đây người ta pha thêm sáp ong vào hồ để hồ
sợi, đồng thời sử dụng bí quyết gia truyền làm cho sợi hị vừa dẻo dai, vừa
bóng. Nhưng do nhu cầu của thị hiếu người tiêu dùng trong những năm qua,
họ thích các sản phẩm lụa tơ tằm nhưng lại muốn sản phẩm ở giá rẻ, khơng
nhăn, bóng sợi… thì như Vạn Phúc lại bỏ qua khâu hồ sợi này, chỉ có một số
nhà sản xuất các sản phẩm lụa cao cấp. Vì chi phí cho khâu này khá cao,
khơng thể tự các hộ gia đình có thể làm nếu như khơng có kinh nghiệm lâu
năm.
Tiếp theo người ta lấy các sản phẩm đã qua hai khâu trên về để dệt.
Trước kia, khung cửi dệt cổ truyền, người ta chỉ có thể dệt một trong hai
loại,dệt hoa và dệt trơn. Nhưng ngày nay, thì việc dệt hoa hay dệt trơn chỉ cần
thay đổi một số chi tiết trong máy thì có thể dệt được lụa mà người sản xuất


mong muốn. Cũng khác với các máy cổ truyền, thì máy cải tiến ngày nay có
thể dệt lụa hoa với một người một máy, khong như ngày trước hai người một
máy, một người dệt còn một người cài hoa (kéo hoa).
Dệt xong, chúng ta mới chỉ được tấm lĩnh mộc, cho nên chúng ta tiếp tục
chuội trắng, nhuộm màu. Lúc này chúng ta mới có một tấm vải lụa mềm mại,
bóng mịn, nhiều màu như chúng ta mong muốn. Nhưng chúng ta chú yư đối
với khâu cuối cùng này, không phải loại lụa nào cũng ăn màu, không loại màu
nhuộm nào cũng có thể nhuộm. Vì thế, các hộ gia đình kiêm khâu này đều là
những gia đình có kinh nghiệm rất lâu năm, có con mắt rất tinh đời.
2.2. Cơ sở thực tiễn.
2.2.1. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống của một số nước trên

thế giới.
Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống của các nước khác nhau,
tuỳ theo từng giai đoạn thì phát triển khác nhau. Nước ta là một nước giàu
truyền thống văn hoá, các sản phẩm từ làng nghề truyền thống cũng rất phong
phú và đa dạng. Nhưng trước những thay đổi của thế giới, đại đa số các sản
phẩm của chúng ta chưa đáp ứng được với nhu cầu đó, trong khi một số nước,
các sản phẩm thủ công truyền thống của họ lại ngày càng phát triển (họ cũng
có điều kiện về tự nhiên, về vị trí địa lý). Chính vì thế, việc tìm hiểu thực
trạng phát triển các làng nghề truyền thống có cùng nhiều điều kiện như nước
ta là hết sức cần thiết. Vì, một mặt chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất, một mặt rút ra được những khó khăn trước mắt để kịp thời sửa
chữa và dưa ra được những giải pháp tối ưu nhất. Cụ thể như sau:
2.2.1.1. Phát triển làng nghề truyền thống ở Nhật Bản.
Nhật Bản là một nước giàu truyền thống và là một nước có cùng dịng
máu da vàng như chúng ta. Tuy cơng nghiệp hố diễn ra nhanh và mạnh song
làng nghề vẫn tồn tại, các nghề thủ công truyền thống vẫn phát triển. Họ


khơng những duy trì và phát triển các ngành nghề cổ truyền mà còn mở ra
một số nghề mới. Đồng thời Nhật Bản rất chú trọng đến việc hình thành các
xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ làm vệ tinh cho các xí nghiệp lớn ở đơ
thị.
Ngành nghề tiểu thủ công truyền thống của họ bao gồm: Chế biến lương
thực, thực phẩm, đan nát, dệt chiếu, dệt lụa…Đầu thế kỷ XX, Nhật Bản có
867 nghề thủ cơng truyền thống vẫn cịn hoạt động. Năm 1992 đã có 2640
lượt người của 62 nước trong đó có Trung Quốc, Anh, Pháp… tới thăm các
làng nghề truyền thống của Nhật. Trong đó đáng chú ý, vào những năm 70 ở
tỉnh Ôita ( miền Tây nam Nhật Bản )đã có phong trào” mỗi thôn làng một sản
phẩm “ nhằm phát triển làng nghề cổ truyền trong nơng thơn, do đích thân
ơng tỉnh trưởng phát động và tổ chức. Kết quả cho thấy, ngay những năm đầu

tiên họ đã sản xuất được 143 loại sản phẩm, thu được 1,2 tỷ USD trong đó
114 triệu USD thu từ bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Phong trào” mỗi
thôn làng một sản phẩm “ đã nhanh chóng lan rộng khắp nước Nhật.
Đi đơi với với việc phát triển ngành nghề cổ truyền, Nhật Bản cịn
nghiên cứu các chủ trương chính sách, ban hành các luật lệ, thành lập nhiều
văn phòng cố vấn khác. Nhờ đó các hoạt động phi nơng nghiệp được phát
triển mạnh mẽ; thu nhập ngồi nơng nghiệp chiếm 85% tổng thu nhập của hộ.
Năm 1993 nghề thủ công và làng nghề đã đạt giá trị sản lượng tới 8,1 tỷ USD.
2.2.1.2. Phát triển làng nghề truyền thống ở Trung Quốc.
Trung Quốc là một nước liền kề với chúng ta, cũng có nghề thủ cơng
truyền thống nổi tiếng như đồ gốm sứ, dệt vải, dệt tơ lụa, nghề giấy…Đầu thế
kỷ XX, Trung Quốc có khoảng 10 triệu thợ thủ cơng, làm việc trong các hộ
gia đình, trong phường nghề và làng nghề. Đến 1954 số người làm nghề tiểu
thủ công nghiệp được tổ chức vào HTX . Sau này pháp triển thành xí nghiệp
Hương Trấn va cho đến nay vẫn cịn tồn tại ở một số địa phương.


Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung của các xí nghiệp cơng, thương,
xây dựng,… hoạt động ở khu vực nơng thơn. Nó bắt đầu xuất hiện vào năm
1978 khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa. Xí nghiệp Hương Trấn
phát triển mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn.
Những năm 80, các xí nghiệp cá thể và làng nghề phát triển nhanh, đóng góp
tích cực trong việc tạo ra 60% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn và
trong số 32% sản lượng cơng nghiệp nơng thơn do các xí nghiệp cá thể tạo ra
có phần đóng góp đáng kể từ làng nghề.
2.2.1.3. Phát triển làng nghề truyền thống ở philippin.
Philippin là một nước thuộc vùng Đông Nam á như chúng ta, ngay từ
đầu chính phủ của họ đã quan tâm đến cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng
thơn trên cơ sở phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp
nơng thơn. Từ những năm 1978-1982, Chính phủ đã đề ra chương trình và dự

án phát triển cơng nghiệp nơng thôn, mà trước hết tập trung vào ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đơn giản, chế biến thực phẩm và
chế tạo cơng nghiệp. Chương trình của Chính phủ chủ yếu tập trung giúp tiểu
thủ cơng nghiệp về tài chính, cơng nghệ và tiếp thị. Cụ thể là miễn thuế cho
các xí nghiệp có quy mơ dưới 20 lao động và ưu tiên vốn tín dụng với lãi suất
thấp cho xí nghiệp nhỏ để hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật công nghệ và thông tin
thị trường giá cả. Đến năm 1993 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm rất lớn như
sản phẩm nước dừa tinh khiết NATA đạt được 14 triệu USD trong đó 85%
xuất khẩu sang Nhật Bản.
2.2.2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam.
Cũng như cũng nước khác trên thế giới, trải qua các giai đoạn, ngành
nghề truyền thống của chúng ta cũng có những bước thăng trầm khác nhau.
Để có những bước phát triển tiếp theo, chúng ta không thể làm theo những


nước phát triển đi trước mặc dù có một số đặc điểm giống chúng ta, mà chúng
ta phải nhìn vào cả thực tế của nước ta đã và đang tồn tại.
2.2.2.1. Sơ lược quá trình phát triển sản xuất trong các làng nghề truyền
thống ở nước ta trước cách mạng tháng 8-1945.
Thời kỳ này, ngành nghề truyền thống tương đối phát triển, ngoài một số
ngành nghề cũ trước kia, đã xuất hiện thêm một số ngành nghề mới nhằm đáp
ứng nhu cầu xã hội và tiêu dùng lúc bấy giờ. Sản phẩm của các làng nghề ở
nước ta không những chỉ dược tiêu dùng trong nước mà còn được đưa sang
Pháp và một số nước trên thế giới như Anh …
Từ những năm 1930, Thực dân Pháp đã chú trọng đầu tư phát triển sản
xuất trong các làng nghề, nhằm khai thác vơ vét của nước ta và ngăn cản sự di
dân ra thành phố làm công nghiệp và cách mạng vô sản.
Giai đoạn 1935-1945, Thực dân Pháp đã đưa ra một số chính sách đầu
tư đào tạo thợ học nghề, quảng cáo sản phẩm, ban cấp phẩm, tặng bội tinh cao
quý cho những thợ có tay nghề giỏi, tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất.

Với biện pháp như vậy, thời kỳ này các ngành nghề truyền thống phát triển
mạnh mẽ.
Theo tài liệu của học giả Pháp, năm 1935 ở nước ta đã có tới 108 nghề
thủ cơng khác nhau, đến năm 1943 các nghề thủ công nghiệp ở các địa
phương đã thu hút 277.400 thợ vào làm việc và giá trị sản lượng tiểu thủ công
nghiệp đạt tới 45 triệu đồng (tiền đông Dương).
2.2.2.2. Thời kỳ trước đổi mới (1986).
* Sự biến dộng ngành nghề trong các làng nghề truyền thống.
Trước ngày miền Bắc nước ta được giải phóng, quan hệ sản xuất trong
nghề truyền thống là quan hệ sản xuất tiểu chủ. Từ năm 1957, chúng ta tiến
hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, xây dựng quan hệ sản xuất


mới, chúng ta bắt đầu đẩy mạnh xây dựng các nhà máy, xí nghiệp cơng
nghiệp, nơng lâm trường…đồng thời cũng xây dựng các xí nghiệp, thành lập
các HTX và tổ hợp làm nghề truyền thông mà trước hết ở địa phương (làng,
xã) có nghề thủ cơng truyền thống phát triển.
Khi cơng nghiệp chưa được phát triển thì phần lớn các loại sản phẩm tiêu
dùng trong dân chủ yếu là sản phẩm của nghề thủ công. Sự phát triển của
hàng loạt các xí nghiệp cơng nghiệp nhỏ như: Dệt, nhuộm, mía đường…đã
làm cho nhiều nghề chuyên sản xuất các mặt hàng đó khơng cạnh tranh nổi,
do vậy nhiều làng nghề khơng thể phát triển được, thợ thủ công trong các làng
nghề phải chuyển sang làm nông nghịêp và những nghề khác. Sự phát triển
của công nghiệp đã tác động vào một số nghề làm cho quá trình sản xuất của
các làng nghề truyền thống được cải tiến, góp phần nâng cao năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm nhưng vẫn giữ được công nghệ thủ công truyền
thống. Do vậy, một số nghề khơng những khơng bị mất đi mà cịn phát triển
tốt (gốm sứ, trạm khắc gỗ, sơn mài…).
Một số nghề do nhu cầu, thị hiếu của xã hội thay đổi, ít được ưa chuộng
(chõng tre, khăn xếp…) hầu như không được tiếp tục sản xuất. Một số làng

nghề chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường nội
địa(dệt chiếu, đan rổ rá, hương…) ít bị biết động mà vẫn được phát triển tốt.
Mặc dù vậy, trong những năm trước thời kỳ đổi mới đất nước, sản xuất
tiểu thủ công nghiệp truyển thống của nước ta đã có những bước phát triển
khá tốt cả về mặt sản phẩm cũng như tạo công ăn việc làm cho người lao
động.
* Một số kết quả và hiệu quả sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Qua kết quả điều tra hàng năm của Tổng Cục Thống kê ta thấy, trong
giai đoạn này giá trị sản lượng ngành tiểu thủ công nghiệp ở nước ta tăng
nhanh, năm 1981 chỉ đạt 27.713 triệu đồng, tới năm 1986 đã đạt tới 48.530


triệu đồng tăng 1,75 lần so với năm 1981. Năng suất lao động bình qn một
lao động tiểu thủ cơng nghiệp cũng được tăng dần từ 17.270 đồng (1981) lên
26.890 đồng (1986). Giá trị hàng tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu cũng đã tăng
một cách đáng kể luôn chiếm 30%- 40% trong tổng giá trị hàng hóa xuất
khẩu của nước ta. Thể hiện ở biểu1:
* Lao động trong ngành nghề TTCN.
Trong thời kỳ này, nước ta con nằm trong cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp, hầu hết chỉ mới chú trọng khuyến khích phát triển sản xuất trong các
HTX, tập đoàn sản xuất của Nhà nước, chưa coi trọng tới việc phát triển kinh
tế hộ gia đình, các khu kinh tế tập thể luôn chiếm số lao động khoảng 60%70% còn lại thuộc về cá thể, tư nhân.
Tuy vậy, trong thời kỳ này, các ngành nghề truyền thống và tiểu thủ
cơng nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân, tăng nguồn thu
cho người dân quanh vùng.
2.2.2.3. Thời kỳ từ năm 1986 đến nay.
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam(1986) Thực hiện cơ
chế quản lý kinh tế mới, xóa bỏ chế độ tập chung quan liêu bao cấp, đưa nền
kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng một nèn kinh tế thị trường có sự quản
lý vĩ mơ của Nhà nước. Từ đó đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của sự

phát triển kinh tế đất nước. Cũng chính nhờ vào sự đổi mới kinh tế này mà
hàng loạt các chính sách kinh tế- xã hội được Nhà nước ban hành, tạo động
lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong các hộ gia đình, trong các làng nghề,
phố nghề.
*Giai đoạn 1986- 1988: Đây là giai đoạn đầu tiên của thời kỳ chuyển đổi
nền kinh tế. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra một số chính sách khuyến khích
phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Từ đó, đã khuyến khích được


nhiều người dân trong các làng nghề tham gia khôi phục, phát triển ngành
nghề truyền thống của họ.
Mặt khác, trong thời kỳ này, tình hình các nước Đơng Âu và Liên Xô
(cũ) tương đối ổn định- Một thị trường tiềm năng tương đối lớn của nước ta.
Do vậy, trong những năm1986- 1987 sản phẩm của ngành nghề truyền thống
của nước ta xuất khẩu đạt tới mức cao nhất, năm 1986 kim ngạch xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ đạt tới 246 triệu USD. Điều đó cũng cho thấy rằng,
phát triển ngành nghề đã tạo khối lượng công việc lớn cho người lao động,
góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống kinh tế- xã hội cho người dân
trong làng nghề và các vùng lân cận.
* Giai đoạn 1990 đến 1992: Đây là giai đoạn trì trệ nhất từ trước tới giờ
của nhóm hàng tiểu thủ cơng nghiệp ở nước ta. Vì, thị trường tiêu thụ lớn nhất
của nước ta là các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đang rơi vào tình trạng
khủng hoảng, trong khi đó chúng ta chưa có điều kiện để mở rộng thị trường.
Vì vậy, vấn đề xuất khẩu sản phẩm truyền thống của nước ta đang đứng trước
khó khăn, kim ngạch xuất khẩu giảm dần và được phản ánh qua biểu 2.
* Giai đoạn 1992 tới nay: Sau thời gian dài trì trệ trong việc sản xuất
cùng với sự hụt hẫng các Công ty, đơn vị kinh doanh tìm tịi và mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần từng bước phục hồi và phát triển sản xuất,
tạo thêm nhiều việc làm, tăng cường thu hút lực lượng lao động vào làm nghề.
Chỉ sau một năm khôi phục mà số mặt hàng đã tăng lên một số lượng đáng

kể, cụ thể là hàng thảm cói xuất sang thị trường khu vực năm 1992 tăng 21,5
lần so với thời kỳ thịnhvượng năm 1988, hàng thêu mỹ nghệ khác tăng7,5 lần
(số liệu thống kê năm 1994).
Do thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, đã tác động mạnh tới
việc phát triển sản xuất của các làng nghề truyền thống, nhất là đối với các


mặt hàng thủ công mỹ nghệ, làm cho các làng nghề truyền thống của nước ta
dần được khôi phục và phát triển trở lại với đúng nghĩa của nó.
2.2.3. Một số nhận xét chung về tình hình phát triển làng nghề truyền
thống trong thời gian qua.
2.2.3.1. Về thị trường.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm vừa là mục tiêu của sản xuất, sản xuất ra
cái gì? sản xuất bao nhiêu? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? ở đâu?
đồng thời cũng là nơi cung cấp thông tin tới người sản xuất để họ bố trí sản
xuất sao cho hiệu quả cao nhất.
Do vậy, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường của nước ta hiện
nay, nhất là trong lĩnh vực ngành nghề truyền thống, yếu tố thị trường đã tác
động mạnh mẽ và làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của các làng
nghề truyền thống.
- Xuất khẩu: Trước đây, sản phẩm của các làng nghề truyền thống chủ
yếu được xuất sang các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô cũ
(chiếm 80%- 90% khối lượng xuất khẩu). Nhưng từ những năm 1990 đến
nay, với sự tan dã của khối các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô
(cũ) đã làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của nước ta bị mất đi trong khi
đó việc tiếp cận, khai thác và mở rộng thị trường các nước trong khu vực và
thế giới chưa được triển khai nghiên cứu, đây là thị trường rất khắt khe về
chất kượng, mẫu mã, thời gian… là cho các mặt hàng thủ công truyền thống
của nước ta không xuất được hoặc xuất với một lượng ít. Từ đó dẫn tới tình
trạng sản xuất trong nước bị đình đốn, đời sống của người làm nghề truyền

thống gặp khó khăn, lao động khơng có việc làm.
- Tiêu thụ trong nước: Một mặt do công nghiệp phát triển sản xuất ra
nhiều mặt hàng tiêu dùng có thể thay thế được một số mặt hàng truyền thống
với chất lượng cao, giá thành thấp hơn, dẫn tới tình trạng hàng hóa truyền


thống không thể cạnh tranh nổi, mặt khác, do hàng ngoại được nhập vào một
cách tràn lan gây ra sự cạch tranh và ép gía các mặt hàng của nhóm ngành
nghề thủ công truyền thống, làm cho các sản phẩm làng nghề truyền thống
không tiêu thụ được. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng
các làng nghề truyền thống của nước ta gặp khó khăn trong phát triển
2.2.3.2. Vị trí của các làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
Trong những năm qua các nghề thủ công và làng nghề truyền thống đã
được quan tâm chú ý tới, nhưng chỉ dưới hình thức. Sự quan tâm đầu tư này
chưa thật tương xứng với lợi ích mà làng nghề truyền thống đem lại, có chăng
cũng chỉ với số ít làng nghề truyền thống có từ rất lâu đời đã được gìn giữ cho
tới ngày nay. Còn đối với một số làng nghề truyền thống đã bị mai một thì
mới được nhắc tới. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách
cụ thể hơn, đầu tư thiết thực hơn cho các làng nghề truyền thống vừa phát huy
được kinh nghiệm quý báu, vừa tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có và gìn
giữ được văn hóa truyền thống, một món ăn khơng thể thiếu được trong mỗi
người dân nơi đó….
2.2.3.3. Vốn đầu tư cho sản xuất.
Các làng nghề truyền thống, các nghề thủ công ở nước ta chủ yếu phát
triển theo hộ gia đình, với phương thức tự cung tự cấp nên đa số các hộ ở đây
đều thiếu vốn đầu tư trang thiết bị sản xuất dẫn tới tình trạng công nghệ chắp
vá, không đồng bộ, chủ yếu dựa vào lao động thủ cơng.
Những năm gần đây, có một số loại vốn đầu tư của các hiệp hội về phát
triển kinh tế và giải quyết việc làm như: Vốn vay từ quỹ quốc gia về xóa đói

giảm nghèo…nhưng số lượng và tỷ lệ các hộ được vay vốn trong các làng
nghề cịn q ít ỏi, trong khi đó nhu cầu vay vốn của các hộ lại rất lớn. Mặt
khác, các loại thủ tục vay vốn quá phiền hà, chậm trễ nên khi đồng vốn tới ta


người sản xuất thì thời cơ sử dụng đồng vốn khơng cịn hiệu quả cao, khơng
đảm bảo được đúng kế hoạch sản xuất của các cơ sở, của hộ.
2.2.3.4. Trang thiết bị, công nghệ và mẫu mã sản phẩm.
Các làng nghề truyền thống nhìn chung có các cơng cụ và trang thiết bị
quá đơn giản so với nhiều ngành nghề khác, đặc biệt là so với ngành công
nghiệp. Tuy vậy, trong điều kiện công nghệ kỹ thuật phát triển như hiện nay,
đời sống kinh tế xã hội ngày một nâng cao, nên nhu cầu về chất lượng sản
phẩm phải được nâng cao, mẫu mã đẹp đặc biệt đối với các sản phẩm như thủ
công mỹ nghệ, dệt… Nhưng trong những năm qua các làng nghề truyền thống
chậm có sự đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất do nhiều nguyên nhân
như: thiếu vốn đầu tư để đổi mới, thiếu kiến thức, chậm đào tạo…do đó năng
suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm, mẫu mã kém dẫn tới tình trạng khó
có thể cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Đây cũng là một
nguyên nhân quan trọng làm hạn chế việc khôi phục và phát triển các làng
nghề truyền thống của nước ta trong thời gian qua.
2.2.3.5. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Với cơ chế phát triển kinh tế như hiện nay, bên cạnh những tác dộng tích
cực của nó thì vấn đề cần quan tâm giải quyết hiện nay trong lĩnh vực các mặt
hàng truyền thống của ta là: trong suốt thời gian qua chưa có một cơ quan nào
đứng ra quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đã dẫn tới tình trạng quá nhiều
đơn vị, tổ chức cạnh tranh lẫn nhau, tự ý giảm giá để bán được sản phẩm của
mình, trong khi đó gía ngun liệu trong nước có xu hướng tăng lên. Điều đó
tất yếu làm cho thu nhập của người lao động bị giảm, làm cho các làng nghề
truyền thống của ta không phát triển được hoặc phát triển chậm.



2.2.3.6. Đào tạo kỹ thuật tay nghề cho người lao động.
Từ nhiều đời nay, việc đào tạo nghề trong các nghề truyền thống chủ yếu
theo phương thức truyền nghề trong phạm vi từng gia đình, từng dịng họ và
làng xóm. Với phương thức đào tạo như vậy khó đáp ứng được yêu cầu phát
triển sản xuất của các làng nghề hiện nay. Do đó, để góp phầm thúc đẩy và
mở rộng sản xuất của các làng nghề truyền thống đòi hỏi có các giải pháp
tồn diện cho vấn đề đào tạo chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, tăng số
lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, trên cơ sở đó mới đáp ứng
nhu cầu phát triển nhân lực cho từng làng nghề nói riêng và sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung.
2.2.3.7. Một số vấn đề về chính sách.
- Chính sách vay vốn: Thời gian qua, chính sách cho vay vốn mới áp
dụng cho các xí nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, hộ nơng nghiệp, cịn với các hộ
làng nghề thủ cơng chưa được giúp đỡ về mặt này. Tuy một số nghề đòi hỏi
nguồn vốn đầu tư không lớn (mây tre đan, thêu ren) nhưng trong một số nghề
đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn hơn (gốm sứ Bát Tràng, dệt Triều Khúc, dệt tơ
lụa Vạn Phúc…) đặc biệt là cơ sở muốn đầu tư mở rộng sản xuất, đưa công
nghệ mới vào sản xuất mà bản thân hộ, cơ sở không tự giải quyết được.
- Chính sách khuyến khích sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu cho các
cơ sở sản xuất ngành nghề truyền thống như: Trợ giá nguyên vật liệu, miễn
giảm thuế cho những hộ tham gia sản xuất…
- Ngoài ra cịn một số chính sách: Thuế, trợ giá sản phẩm, khuyến khích
hồn thiện cơng nghệ mới hay nhập mới công nghệ vào sản xuất, tặng các
danh hiệu cho những thợ giỏi, các nghệ nhân…


×