Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới đến cán cân thương mại việt nam trong năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.27 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
Hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá tạo ra nhiều cơ hội phát
triển cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam,
song những quốc gia này vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn. Trong công
cuộc đổi mới của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu
quan trọng, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước góp phần thức đẩy kinh tế
nước ta ngày càng phát triển. Nhưng cũng đứng trước một thách thức vô cùng to
lớn đối với Việt Nam do phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nền kinh tế thế giới đến
cán cân thương mại của Việt Nam.
Với ý nghĩa to lớn về sự phát triển của nền kinh tế nước nhà và sự ảnh hưởng
to lớn của nền kinh tế thế giới khi Việt Nam là 1 nước hội nhập, chúng em đã chọn
đề tài “ Ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới đến cán cân thương mại Việt Nam
trong năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013” với mong muốn là rõ những lợi ích
cũng như thách thức mà nền kinh tế thế giới đối với cán cân thương mại Việt Nam
cũng như các nước trên thế giới. Trong quá trình làm bài không tránh khỏi sai xót
mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
1.1

Khái niệm:
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh

toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập
khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng
như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch
Trang 1


là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch


nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0,
cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương
mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư
thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại
1.2

Bản chất của cán cân thương mại:
Cán cân thương mại của một quốc gia phản ánh khối lượng xuất nhập khẩu

về hành hóa và dịch vụ của một quốc gia với các nước khác. Về mặt kinh tế cán cân
thương mại thể hiện mối quan hệ tương quan giữa việc tăng hay giảm lượng giá trị
của nền kinh tế nghĩa là nó phản ánh lượng tiền tăng lên hay giảm đi của một quốc
gia trong một thời gian nhất định.Trạng thái của cán cân thương mại thưởng rơi vào
3 trạng thái . Trạng thái của cán cân thương mại được dựa vào sự chênh lệch giữa
giá trị giao dịch xuất khẩu và nhập khẩu.
1.3

Vai trò của cán cân thương mại:

- Cung cấp thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ của một quốc gia cụ thể là sự
thay đổi tỷ giá hoái đoái của đồng nội tệ so với ngoại tệ
- Phản ánh khả năng cạch tranh trên thị trường quốc tế của một quốc gia
- Phản ánh tình trạng của cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài do
đó ảnh hưởng đến ổn định tình hình kinh tế vĩ mô.
- Để đánh giá khả năng chiệu đựng của cán cân tài khoản vãng lai thường sử dụng
các chỉ số như xuất khẩu /GPD, chỉ số nợ /xuất khẩu, tỉ lệ tăng trưởng nhập khẩu/
xuất khẩu, tỉ lệ mức lãi suất trên mức tăng xuất khẩu.


Trang 2


- Thể hiện mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế. Mối quan hệ giữa cán cân
thương mại với tiết kiệm và đầu tư thể hiện qua công thức :
X - M=( S – I ) + ( T – G ).
1.4

Những nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:

1.4.1 Xuất, nhập khẩu:
- Nhập khẩu:
Có xu hướng tăng khi GPD tăng thậm chí còn tăng tăng nhanh hơn .Sự gia
tăng của nhập khẩu khi GPD tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên MPZ. MPZ
là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ngoài ra nhập
khẩu còn phụ thuộc vào giá cả tương đối giữa hàng hóa
sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng
tương đối so với giá cả thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lạ.
- Xuất khẩu:
Chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất
khẩu của nước này là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó phụ thuộc vào sản
lượng và thu nhập của quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế
người ta coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
1.4.2 Tỷ giá hoái đoái:
Là nhân tố quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh đến
giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa trên thị trường quốc
tế. Khi tỷ giá đồng tiền của một quốc gia tăng thì giá cả hảng hóa nhập khẩu sẻ trở
nên rẻ hơn trong khi giá cả của hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn đối với người
nước ngoài. Vì thế tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận
lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả xuất

khẩu ròng giảm và ngược lại.
Trang 3


1.4.3 Kim ngạch xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu là số tiền thu về từ hoạt động xuất khẩu trong một
khoảng thời gian nào đó. VD: khi nói kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2006 của
VN là 2triệu USD có nghĩa là năm 2006 VN xuất khẩu cà phê và thu về được số
tiền 2 triệu USD.

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2012 VÀ 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2013
2.1 Tình hình kinh tế thế giới năm 2012:
Kết thúc năm 2011 kinh tế thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn và tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Tăng trưởng tại một số quốc gia sụt giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp luôn
cao. Khủng hoảng nợ công ngày càng nghiêm trọng đã tác động đến tất cả các nước
trong khu vực EU, lan sang cả khu vực ngân hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
động thương mại và đầu tư quốc tế. Mặc dù khả năng kinh tế thế giới năm 2012 sẽ
giảm sâu như trong năm 2009 là không lớn, song những khó khăn kinh tế toàn cầu
được dự báo sẽ còn kéo dài qua năm 2012. Hầu hết các dự báo của các tổ chức
quốc tế đều thống nhất trong việc hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của các khu
vực và thế giới so với năm 2011. Suy thoái sẽ không chỉ diễn ra tại các nước
phương Tây mà ngay tại cả châu Á ( đặc biệt là các nước mới nổi) luôn được xem
là động lực phát triển kinh tế thế giới trong thời gian qua. Bên cạnh đó, dòng luân
chuyển thương mại và đầu tư từ các nền kinh tế phát triển vào khu vực này cũng sẻ
giảm đi đáng kể.
Kinh tế thế giới bước vào năm 2012 đã phải đối mặt với không ít khó
khăn.Mặc dù kết thúc quý 1, kinh tế toàn cầu trở nên u ám hơn thể hiện ở sự phục
hồi đôi chút tại các nên kinh tế đầu tàu. Tuy nhiên, sự phục hồi này không bền vững
trước những diễn biến bất lợi tiếp theo của kinh tế thế giới.

Trang 4


2.1.1 Đà phục hồi của các nền kinh tế lớn trên thế giới chưa vững chắc:
Tại Mỹ, sau 4 tháng đầu năm lấy lại đà tăng trưởng, nền kinh tế lại rơi vào
những khó khăn mới do những diễn biến bất lợi từ môi trường tài chính toàn cầu.
Cụ thể, hầu hết các chỉ số vĩ mô đều thể hiện sự tụt dốc, trong đó, đáng chú ý là
tăng trưởng kinh tế vẫn thấp trong khi tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức cao.
Tương tự như Mỹ, châu Âu cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Kể từ
khi bước sang quý 2, niềm tin của thị trường đã giảm đi bởi những biến động chính
trị bất lợi gần đây ở khu vực đồng Euro. Cuộc khủng hoảng nợ vẫn có những diễn
biến phức tạp khi tính đến thời điểm hết tháng 6, đã có tới 5 nước ở eurozone phải
nhận gói cứu trợ gồm Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha và mới đây nhất
là Cộng hòa Síp.
Nhiều quốc gia châu Âu đã phải thực hiện những cải cách chính sách, trong
đó, có chính sách tài khóa để vực dậy nền kinh tế đang trên đà suy thoái. Kết quả là
chỉ số PMI của toàn khu vực giảm mạnh nhất kể từ tháng 6 năm 2009 hiện còn 45,1
điểm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp chạm mức kỷ lục 11,1%. Điểm sáng duy nhất đó là
sự thặng dư trở lại của cán cân thương mại. Các số liệu thống kê công bố trong
tháng 8 của Eurostat cho thấy, cán cân thương mại của 17 nước thành viên EU có
sự cải thiện đáng kể trong tháng 6/2012 với con số thặng dư lên đến 14,9 tỷ Euro (~
18,4 tỷ USD), mức cao nhất kể từ năm 1999.
Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết. Mặc dù
duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhưng thời gian qua, tại Trung Quốc bắt đầu
xuất hiện tình trạng nợ công, đầu tư tràn lan và tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ hàng loạt tại
các cơ quan quản lý tại địa phương. Sau khi thực hiện các biện pháp kích thích kinh
tế nhằm đương đầu với khủng hoảng tài chính toàn cầu của Trung Quốc, các tỉnh và
thành phố của nước này đã nợ tới 10,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 1/4 GDP

Trang 5



của cả nước và hơn một nửa số nợ này phải trả trong 3 năm tới. Do đó, hiện tại,
quốc gia này đang đối mặt với tình trạng rủi ro mất thanh khoản khá cao.
Bên cạnh tình trạng mất thanh khoản, Trung Quốc cũng bắt đầu phải đối mặt
với bài toán suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trước bối cảnh sản xuất suy giảm,
Trung Quốc đã phải điều chỉnh giảm mạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm
2012 xuống còn 7,5% so với mức tăng 9,3% năm 2011 và 10,4% năm 2010.
Một đầu tàu kinh tế khác tại châu Á là Nhật Bản vẫn tiếp tục phải đối mặt bài
toán giảm phát và suy giảm tăng trưởng. Chỉ số giá tiêu dùng tại Nhật trong tháng 8
chỉ tăng 0,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, so cùng 2011, giá cả hàng hóa và dịch
vụ của Nhật vẫn giữ ở mức -0,4%, không đổi so với tháng 7. Đây là tháng thứ 3
liên tiếp nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng giảm phát. Bên cạnh đó, theo kết
quả khảo sát mới đây, niềm tin của các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục sụt giảm
trong tháng 9, sản lượng công nghiệp cũng giảm liên tiếp hai tháng do cầu nội địa
suy yếu, xuất khẩu sụt giảm do bức tranh ảm đạm của kinh tế thế giới, đồng Yên
tiếp tục tăng giá so với USD và tranh chấp với Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến
hoạt động ngoại thương. Có thể thấy, hiện tại, đang có rất nhiều yếu tố tiêu cực ảnh
hưởng đến khả năng phục hồi của kinh tế Nhật Bản từ nay đến cuối năm.
Nợ công của các quốc gia vẫn có xu hướng gia tăng Theo báo cáo "Triển vọng
kinh tế toàn cầu" mới đây của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nợ công của nhiều nền
kinh tế phát triển đã vượt 100% GDP, cao nhất kể từ Thế chiến thứ II. Hiện, các
nước như Nhật Bản, Mỹ và một số nước châu Âu như Italia, Hy Lạp, Ireland, Bồ
Đào Nha, nợ công đã vượt 100% GDP. Điều này, do tăng trưởng kinh tế chậm lại,
thâm hụt ngân sách tăng trong khi chi phí cho vấn đề già hóa dân số tăng. IMF cảnh
báo, nợ công sẽ tiếp tục tăng nếu chính phủ các nước không giải quyết các yếu kém
của hệ thống ngân hàng và khu vực doanh nghiệp vốn làm giảm hiệu quả của các
chính sách tiền tệ.
Trang 6



Gánh nặng nợ công khiến các chính phủ tiếp tục siết chặt chi tiêu công như
một xu hướng ngày càng đậm và lan tỏa rộng khắp khu vực Euro, ở Mỹ và cả ở
Nhật Bản... Theo IMF, chính phủ các nước cần kết hợp đồng thời chính sách thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi tài khóa và chi tiêu của chính phủ,
như việc giới hạn lãi suất danh nghĩa và thúc đẩy lạm phát sẽ giúp nhanh chóng
giảm tỷ lệ nợ công trong khi vẫn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2.1.2 Gia tăng xu hướng nới lỏng tài chính tiền tệ và áp lực lạm phát:
Năm 2012, chứng kiến hàng loạt động thái chú trọng nhiều hơn vào việc nới
lỏng tài chính - tín dụng, hỗ trợ giải tỏa sức ép nợ công và thúc đẩy tăng trưởng,
song song với việc thực thi những biện pháp thắt lưng buộc bụng để cắt giảm nợ và
thâm hụt ngân sách, trong đó, đáng kể nhất là hai chính sách kích thích kinh tế mới
của Mỹ và EU.
Tại Mỹ, tăng trưởng kinh tế thấp đã khiến FED tiếp tục phải tung ra gối nới
lỏng định lượng lần 3 (QE3). Động thái này cho thấy, sự chuyển biến rõ rệt trong
định hướng chính sách tiền tệ (CSTT) của Mỹ, cụ thể là chương trình kích thích
kinh tế thông qua việc mua chứng khoán thế chấp sẽ được thực hiện với quy mô 40
tỷ USD/ tháng cho đến khi thị trường lao động được cải thiện một cách bền vững
hoặc lạm phát chạm ngưỡng 3%. Như vậy, yếu tố quyết định giá trị và thời hạn
thực hiện QE3 sẽ tùy thuộc vào tiến triển trên thị trường lao động và diễn biến của
chỉ số giá tiêu dùng.
Tương tự, đầu tháng 9, ECB đã công bố chương trình mua trái phiếu không
giới hạn nhằm giảm bớt áp lực về tài chính cho các nước đang đối mặt với khủng
hoảng nợ công như Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp,… Đây là một bước tiến quan trọng
của EU trong nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy của cuộc khủng hoảng nợ, đồng thời
giúp cho thị trường tài chính khu vực bớt căng thẳng. Theo đó, ECB có thể mua

Trang 7



công khai trái phiếu kỳ hạn từ 1-3 năm với khối lượng không hạn chế với điều kiện
các nước liên quan phải chịu kiểm soát nghiêm ngặt.
Ngoài ra, cùng thời gian này, các ngân hàng trung ương ở Anh, Brazil, Hàn
Quốc và Trung Quốc cũng liên tiếp tuyên bố duy trì lãi suất ở mức thấp và triển
khai các gối hỗ trợ quy mô lớn để kích thích kinh tế mỗi nước trước sức ép suy
giảm đang đè nặng lên mỗi nước...
Sự cộng huởng liên tiếp những động thái chính sách kể trên, bên cạnh thổi
bùng ngọn lửa hy vọng trên thị trường chứng khoán và đầu tự quốc tế, thì cũng lập
tức kéo theo các quan ngại về lạm phát và đã khiến giá vàng thế giới tăng liên tục,
đỉnh điểm đạt mức trên 1777 USD/ounce, sau suốt nửa đầu năm 2012 tương đối
bình lặng. Lạm phát của các nước phát triển, trong đó, có Mỹ và EU cũng lần lượt
chạm ngưỡng mục tiêu cao nhất đã đề ra.
Mở rộng quá trình dịch chuyển các dòng vốn, hoạt động M&A và đàm phản
FTA Năm 2012, chứng kiến sự gia tăng khá mạnh mẽ các hoạt động dịch chuyển
các dòng vốn quốc tế cả trực tiếp và gián tiếp, các hoạt động M&A quốc tế và các
hoạt động đàm phán FTA trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các quỹ đầu tư
nước ngoài đang tích cực điều chình định hướng đầu tư của mình theo hướng gia
tăng nguồn vốn đổ vào các thị trường Đông Nam Ả, để đón bắt cơ hội đầu tư mới
từ sự gia tăng sức tiêu thụ tại khu vực kinh tế, theo nhận định của Reuters, có giá trị
lên đến 2.000 tỷ USD, có nguồn ngân sách và sự phát triển cơ sở hạ tầng và các
chính sách quản lý chi tiêu tốt đủ khả năng cạnh tranh với Trung Quốc Đặc biệt,
trong bối cành khó khăn khiến thị truờng các quốc gia đều thu hẹp do nguời tiêu
dùng thắt chặt chi tiêu, cũng như do sự gia tăng hàng rào bảo hộ kỹ thuật, thì năm
2012, ghi nhận nhiều nỗ lực triển khai các hoạt động và cam kết giữa các nước khu
vực APEC, như duy trì các thị trường tự do và thị trường mở, thực hiện cam kết bãi

Trang 8


bỏ các biện pháp hạn chế hiện hành, chống các biện pháp bào hộ mậu dịch mới

nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế khu vực cũng như toàn cầu.
2.2 Tình hình kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2013:

2.2.1 Về tăng trưởng kinh tế thế giới:
Tăng trưởng kinh tế thế giới chậm hơn dự báo do khủng hoảng ở Châu Âu và
suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc và Ấn Độ. Theo ngân hàng thế giới trong
tháng 6/2013, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2013, thấp hơn mức
dự báo đầu năm là 2,4% và mức 2,3% của năm 2012. Khu vực Euro vẫn đang là
khu vực có nhiều dấu hiệu kém lạc quan khi quý I/2013 là quí thứ 6 có mức tăng
trưởng âm, với mức tăng trưởng GDP so với quý trước là âm 0,2% và so với cùng
kì năm trước 7,7% trong năm 2013, giảm so với mức dự báo 8,4% vào đầu năm.
Ấn Độ cũng chỉ đạt mức tăng trưởng GDP 4,8% trong quý 1/2013, thấp hơn mức
5,3% của cùng kì năm trước và tiếp tục xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng từ
đầu năm 2010. Ấn Độ cũng đang phải nối mặt với tình hình nợ xấu khi theo
Morgan Stanley, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Ấn Độ đã lên tới 9%, tập
trung vào các đối tượng người nông dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mười
trong số các tập đoàn gia đình lớn cũng chiếm tới 13% toàn bộ tổng số nợ của hệ
thống, đa phần được xếp vào loại nợ đang thực hiện mặc dù trong tình trạng rất yếu
kém.
Tăng trưởng kinh tế thế giới có sự hỗ trợ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới
là Mỹ và Nhật Bản.Mỹ đang duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 2% từ đầu
năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 9% trong năm 2011 xuống 7,6% trong tháng
5/2013, chỉ số giá nhà S&P/Case Shiller trong tháng 4/2013 đã tăng 12,1% so cùng
kì năm trước, niềm tin tiêu dùng ở mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, chỉ số tín
nhiệm tăng từ mức tiêu cực lên ổn định. Nhật Bản cũng duy trì được tốc độ tăng

Trang 9


trưởng dương từ quý 1/2012 với tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức trên 4,5% đầu năm

2012 xuống còn 4,1% trong tháng 4/2013
Trong nửa đầu năm 2013, để đảm bảo sự phục hồi tăng trưởng và ngăn chặn
sự lên giá tương đối của nội tệ, nhiều ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất,
thậm chí xuống mức thấp kỉ lục như ECB (0,5%), Ngân hàng trung ương Ôx-tra-lia
(2,75%), Ngân hàng trung ương Nhật Bản (0%). Nhiều khả năng, chính sách nới
lỏng tiền tệ của các nước sẽ được duy trì đến hết năm 2013, nhất là Châu Âu và
Nhật Bản. Nhật Bản thực hiện chính sách đồng Yên yếu và dự kiến tăng gấp đôi
cung tiền lên đến 140.000 tỷ Yên nhằm đạt mục tiêu lạm phát 2% vào cuối năm.
ECB cũng dự kiến giảm lãi suất xuống 0% (hiện nay là 0,5%) và sẵn sàng chi
không giới hạn mua trái phiếu để cứu khu vực Euro (trước đó đã chi 524 tỷ euro).
FED tuyên bố sẽ xem xét điều chỉnh chương trình mua trái phiếu (hay nới lỏng
định lượng) vào cuối năm 2013 và có thể sẽ ngừng hẳn vào giữa năm 2014 nếu
kinh tế tiếp tục phục hồi. Tuyên bố trên của FED cũng cho thấy nguy cơ đảo chiều
dòng vốn đầu tư vào trái phiếu tại các nền kinh tế mới nổi,qua đó sẽ làm USD tăng
giá, lãi suất dự báo cũng sẽ tăng. Thực tế, lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kì hạn
10 năm đã có xu hướng tăng kể từ tháng 7/2012 (từ 1,4% lên 2,55%vào tháng
6/2013).
2.2.2 Về giá hàng hóa thế giới :
Giá thế giới trong những tháng đầu năm 2013 tiếp tục xu hướng giảm kể từ
đầu năm 2011.Nguyên nhân là tăng trưởng kinh tế của các nước mới nổi (nhất là
Trung Quốc và Ấn Độ) chậm lại đã khiến nhu cầu tiêu thụ lương thực và năng
lượng giảm cũng như việcđồng tiền của các nước xuất khẩu giảm giá đã khiến giá
nông sản tính bằng USD giảm. Ngân hàng thế giới dự báo trong năm 2013 giá năng
lượng sẽ giảm 2% (trong đó giá dầu giảm 2,4%) và giá nông sản giảm 6% so với
năm 2012.
Trang 10


Chỉ số giá nông sản và năng lượng thế giới


Nguồn: Thị trường hàng hóa (NHTG)

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
NĂM 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

3.1 Thực trạng CCTM năm 2012:

3.1.1 Tình hình xuất khẩu năm 2012, những kết quả và tiến bộ đáng ghi
nhận:
Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2012 ước đạt 114.6 tỷ USD, tăng 18.3% so
với năm 2011 là mức cao nhất từ trước tới nay, vượt xa so với kế hoạch đề ra (tăng
10%). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người cả năm lên tới 1.306 USD, so với
mức 1.083 USD năm 2011 và mức 831 USD năm 2010. Tỷ lệ xuất khẩu/GDP vượt
qua mốc 75%, là mức cao so với tỷ lệ đã đạt được trong các năm trước.

Trang 11


Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao đạt được chủ yếu ở khu vực có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng giá trị lên tới 73 tỷ USD (tăng 31%)
so với năm 2011 còn khu vực kinh tế trong nước đạt 42 tỷ USD (tăng 0,9%).
Một số mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với năm 2011
là: Điện thoại các loại và linh kiện: đạt 12,7 tỷ USD, tăng 101,6%; điện tử, máy
tính và linh kiện đạt 7,9 tỷ USD, tăng 67,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng
đạt 5,5 tỷ USD, tăng 29,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 4,4 tỷ USD, tăng
31%; cà phê đạt 3,6 tỷ USD, tăng 37,1%.
Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng khá là: dầu thô đạt 9,5 tỷ USD,
tăng 15%; giày dép đạt 7,0 tỷ USD, tăng 11%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,6 tỷ USD,
tăng 18,3%; sản phẩm chất dẻo đạt 1,6 tỷ USD, tăng 18%; túi xách, ví, va-li, mũ, ô,
dù đạt 1,6 tỷ USD, tăng 17,9%. Rau quả tăng 26%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng

38%. Thủy sản đạt 6,1 tỷ USD, tăng 2%. Chè tăng 14%. Lượng gạo xuất khẩu đạt
7,7 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,7 tỷ USD; than đá đạt 1,1 tỷ USD, giảm 27,2% về
kim ngạch và giảm 16,1% về lượng.
Điểm đáng quan tâm trong xuất khẩu năm 2012 là số mặt hàng xuất khẩu đạt
trên 5 tỷ USD đã lên tới 7 mặt hàng, tăng 4 mặt hàng so với năm 2011, trong đó có
2 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, tăng gấp 2 lần năm 2011 là dệt may (gần 15 tỷ
USD) và điện thoại và linh kiện (12,7 tỷ USD).
Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2012 vẫn giữ được đà tăng ấn tượng 18.3%,
bất chấp những khó khăn chung của kinh tế thế giới. So với Trung Quốc, Ấn Độ và
một số nước trong khu vực ASEAN như Philippines, Malaysia, Thái Lan, thì động
lực tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay vẫn mạnh mẽ và có phần
vượt bậc. Tuy nhiên, góp phần không nhỏ vào đà tăng này chủ yếu nhờ vào các
doanh nghiệp FDI với mức tăng 31.2%. Điều này được giải thích là do họ vẫn duy

Trang 12


trì được lợi thế cạnh tranh và thị trường, trong khi hàng loạt doanh nghiệp trong
nước vẫn đang suy yếu.
Trong cấu phần kim ngạch xuất khẩu đáng chú ý là 2 nhóm hàng Điện thoại
các loại và linh kiện – Điện tử, máy tính và linh kiện có mức tăng trưởng lần lượt
là 97.7% và 69.1% so với năm 2011. Ngoài ra, nhóm hàng nông nghiệp như Thủy
sản, Gạo cũng góp mặt trong 10 nhóm hàng xuất khẩu mạnh nhất trong năm 2012.

- Về thị trường xuất khẩu, trong năm 2012, EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn
nhất của nước ta với kim ngạch ước tính đạt 20 tỷ USD, tăng 21,3% so với năm
2011. Tiếp đến là thị trường Mỹ đạt 19 tỷ USD, tăng 17%; ASEAN đạt 17,8 tỷ
USD.
Top 10 thị trường xuất khẩu
nhiều nhất của Việt Nam 2012

STT Quốc
Giá trị xuất
gia/vùng
khẩu
(tỷ
lãnh thổ
USD)
1
Hoa Kỳ
19,668
2
Nhật Bản
13,060
3
Trung
12,388
Quốc
4
Hàn Quốc
5,580
Trang 13


5
6
7
8
9
10


Malaisia
Đức
Hong Kong
Australia
Anh
Thái Lan

4,496
4,095
3,706
3,241
3,034
2,832

- Trong tổng số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, có ba thị trường xuất khẩu
quan trọng nhất đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu tại mỗi
thị trường trong số ba thị trường này đều chiếm tỷ trọng trên 10% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu, cụ thể: Hoa Kỳ chiếm 17,17%, Nhật Bản là 11,4% và Trung Quốc
là 10,81%. Và giá trị xuất khẩu của 10 thị trường xuất khẩu nhiều nhất đạt 72,1 tỷ
USD, chiếm khoảng 63% tổng kim ngạch xuất khẩu.

3.1.2 Tình hình nhập khẩu năm 2012:
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 ước đạt 114.3 tỷ USD, tăng 7.1%
so với năm 2011. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có kim ngạch tăng so với
năm trước là: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 16,6 tỷ USD, tăng 3,4%; điện
tử, máy tính và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 74,4%; vải đạt 7,0 tỷ USD, tăng
3,7%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,9 tỷ USD, tăng 82,4%; chất dẻo đạt 4,7
tỷ USD, tăng 0,6%; nguyên phụ liệu dệt, may giày, dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 5,5%;
hóa chất đạt 2,9 tỷ USD, tăng 3,8%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 2,3 tỷ
USD, tăng 9,2%; sản phẩm hóa chất đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,1%; sản phẩm chất dẻo

đạt 2,2 tỷ USD, tăng 23,2%; tân dược đạt 1,8 tỷ USD, tăng 20,8%; phương tiện vận
tải và phụ tùng đạt 1,6 tỷ USD, tăng 22,5%.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước là:
xăng dầu (giảm 9,3%), sắt thép (giảm 6,2%), kim loại thường (giảm 3,3%), ô tô
(giảm 34,3%), trong đó ô tô nguyên chiếc giảm 43,9%; phân bón (giảm 8,6%); sợi
dệt (giảm 10,6%), bông (giảm 17,5%).

Trang 14


Sau khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN - Ấn Độ có hiệu lực vào
năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ liên tiếp tăng cao,
chủ yếu nhờ khối doanh nghiệp có vốn FDI. Năm 2012, về xuất khẩu, nhiều mặt
hàng của Việt Nam được hưởng thuế từ 0 - 7% khi vào thị trường Ấn Độ, như điện
thoại các loại, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, cao su, sắt thép, máy vi tính,
sản phẩm điện tử, hoá chất, gỗ và sản phẩm gỗ. Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng nhanh,
từ 992 triệu USD (năm 2010, tăng hơn 2 lần so với năm 2009), lên 1,55 tỷ USD
(năm 2011), tăng 56,5% và năm 2012, ước đạt trên 1,7 tỷ USD. Các doanh nghiệp
Việt Nam nhập khẩu khá nhiều sản phẩm của Ấn Độ, chủ yếu là những nguyên liệu
đầu vào cho sản xuất, như mực sống, vải, bông, thức ăn gia súc và nguyên liệu, da,
sợi,…

Top 10 thị trường nhập khẩu nhiều
nhất của Việt Nam 2012
Giá trị nhập
STT Quốc
gia/vùng
khẩu (tỷ USD)
Trang 15



1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

lãnh thổ
Trung Quốc
Hàn Quốc
Nhật Bản
Đài Loan
Singapore
Thái Lan
Hoa Kỳ
Malaisia
Đức
Indonesia

28,786
15,536
11,603
8,534
6,690
5,792

4,827
3,412
2,377
2,248

- Về các thị trường nhập khẩu của Việt Nam, năm 2012 Trung Quốc là thị trường
nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 28,786 tỷ USD, chiếm 25,3% tổng kim ngạch
nhập khẩu và cũng gần gấp đôi giá trị của thị trường nhập khẩu đứng thứ 2 là Hàn
Quốc. Trong năm 2012, Nhật Bản không chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai mà
còn là thị trường nhập khẩu quan trọng thứ ba của Việt Nam.
* Như vậy, theo thống kê cho thấy tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu đạt 114.6 tỷ USD, tăng 18.3% so với năm 2011, kim ngạch hàng hóa
nhập khẩu đạt 114.3 tỷ USD, tăng 7.1%. Theo đó, cán cân thương mại cả năm 2012
thặng dư khoảng 0.3 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên cán cân thương mại thặng dư kể
từ năm 1993 đến nay. Biểu đồ bên dưới cho thấy, thâm hụt thương mại sau khi đạt
đỉnh với 18.03 tỷ USD trong năm 2008, đã có dấu hiệu thu hẹp dần; và đến năm
2012, cán cân thương mại đã có thặng dư.

Trang 16


3.1.3 Những hạn chế, bất cập của xuất nhập khẩu trong năm 2012:
- Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu chủ yếu trong năm 2012 vẫn là các mặt hàng
gia công như điện thoại và các linh kiện, điện tử, máy tính, máy móc thiết bị, dụng
cụ phụ tùng, phương tiện vận tải và phụ tùng, gỗ. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ
lực có thế mạnh như dệt may, thủy sản lại tăng chậm: dệt may tăng 8,2%, thủy sản
tăng 1,8%, giày dép tăng 11%, mây tre tăng 6%, điều tăng 1,5%. Riêng mặt hàng
gạo tuy tăng 10% về lượng nhưng lại giảm 1,8% về giá (bình quân giảm 43
USD/tấn ), cao su tăng 29% về lượng, nhưng giảm 12% về kim ngạch so với năm
2011,…

- Về nhập khẩu: Các mặt hàng tăng nhanh và có kim ngạch lớn trong năm 2012 là
nguyên liệu, phụ liệu để gia công các sản phẩm máy tính, điện thoại di động,
phương tiện vận tải. Còn các mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng chỉ tăng 3,4%
so năm 2011, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển công nghiệp chế biến trong
nước.
- Điểm nghẽn chính trong nhập khẩu năm 2012 là vốn hấp thụ trong sản xuất kinh
doanh thấp, hàng hóa ứ đọng, sản phẩm không lưu thông ra thị trường nên các
doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất, kinh doanh, không đủ vốn để nhập khẩu
vật tư, nguyên liệu. Nhiều doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động, trong khi các
doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ vốn và công nghệ để đầu tư chiều sâu, mở
rộng sản xuất kinh doanh.
- Về thị trường xuất, nhập khẩu: Tuy Nga, các nước Đông Âu là những thị trường
truyền thống, nhưng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2012 vẫn chưa có chuyển biến
rõ nét. Đây là một trong những hạn chế chủ yếu của xuất, nhập khẩu trong năm nay.
Đối với thị trường mới như Ấn Độ, năm 2012, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận
dụng được thị trường nhiều tiềm năng với dân số 1,2 tỷ người, trong khi các doanh
Trang 17


nghiệp Ấn Độ lại tỏ ra năng động hơn. Hiện có hơn 100 văn phòng đại diện của các
doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam để kết nối xuất, nhập khẩu hàng
hoá phục vụ các doanh nghiệp FDI của nước này tại nước ta.
3.2 CCTM Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2013, “thâm hụt trở lại”

3.2.1 Xuất khẩu hàng hoá trong 6 tháng đầu năm 2013:
Tính chung sáu tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 62 tỷ USD,
tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước (thấp hơn mức tăng 23% của cùng kỳ năm
2012), bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 20,9 tỷ USD, tăng 2,2%; khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 41,1 tỷ USD, chiếm 66,3% tổng kim
ngạch (Cùng kỳ năm 2012 chiếm 61,7 %) và tăng 24,7%. Nếu loại trừ yếu tố giá,

kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm ước tính đạt 64,8 tỷ USD, tăng
21,2%. Điều này cho thấy mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu
năm nay chủ yếu do lượng xuất khẩu tăng. Các mặt hàng có đơn giá bình quân
giảm so với cùng kỳ chủ yếu là nhóm hàng nông sản và thủy sản, trong đó giá cao
su giảm 19,3%; giá hạt điều giảm 14,8%; giá gạo giảm 12,8%; giá hạt tiêu giảm
10,2%; giá thủy sản giảm 2,9%.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm tăng cao chủ yếu ở khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng tương ứng của cả nước như: Điện tử, máy tính và
linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; giày dép; hàng dệt may. Mức tăng kim
ngạch hàng hóa xuất khẩu của khu vực này đóng góp 15,3 điểm phần trăm vào mức
tăng chung, trong khi đó khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp 0,8 điểm phần
trăm.
Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, một số mặt hàng có kim ngạch tăng
cao so với cùng kỳ năm trước là: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 9,9 tỷ USD,
tăng 97%; hàng dệt may đạt gần 8 tỷ USD, tăng 16,8%; điện tử, máy tính và linh
Trang 18


kiện đạt 4,7 tỷ USD, tăng 39,3%; giày dép đạt 4,1 tỷ USD, tăng 16,4%; phương
tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,6 tỷ USD, tăng 16,6%; túi xách, va li, mũ, ô dù đạt
925 triệu USD, tăng 23,6%. Một số mặt hàng có kim ngạch tăng khá là: Gỗ và sản
phẩm gỗ đạt 2,4 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; sắt thép đạt 878 triệu
USD, tăng 13,9%; sản phẩm chất dẻo đạt 851 triệu USD, tăng 11,5%. Kim ngạch
xuất khẩu một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước là: Dầu thô đạt 3,8 tỷ
USD, giảm 2%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 2,7 tỷ USD, giảm
1,1%; xăng dầu đạt 668 triệu USD, giảm 38,3%. Đối với các mặt hàng nông sản và
thủy sản, chỉ có hạt tiêu và rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu tăng cao (Hạt tiêu đạt
554 triệu USD, tăng 17,3%; rau quả đạt 492 triệu USD, tăng 33,5%), các sản phẩm
khác đều tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như: Thủy sản đạt 2,9 tỷ USD, tăng

0,3%; hạt điều đạt 717 triệu USD, tăng 4,8%; cà phê đạt 1,7 tỷ USD, giảm 21,9%;
gạo đạt 1,6 tỷ USD, giảm 7,4%; cao su đạt 971 triệu USD, giảm 19,5%; sắn và sản
phẩm của sắn đạt 676 triệu USD, giảm 16,6%.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm nay có sự thay đổi
so với cùng kỳ năm trước: Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng từ
45,8% lên 46,7%; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ
33,4% lên 35,5%; nhóm hàng nông, lâm sản giảm từ 15,5% xuống 13,2%; nhóm
hàng thủy sản giảm từ 5,3% xuống 4,6%.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu của nước ta trong sáu tháng đầu năm, EU
vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 11,6 tỷ USD, tăng 25,4% so
với cùng kỳ năm 2012; tiếp đến là Hoa Kỳ đạt 11 tỷ USD, tăng 18,5%; ASEAN đạt
9,3 tỷ USD, tăng 17,7%; Hàn Quốc đạt 3,1 tỷ USD, tăng 26,9%; Nhật Bản đạt 6,4
tỷ USD, giảm 0,9%; Trung Quốc đạt 6 tỷ USD, giảm 1,9%.

Trang 19


3.2.2 Nhập khẩu hàng hoá trong 6 tháng đầu năm:
Tính chung sáu tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 63,4 tỷ
USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2012 (cao hơn nhiều so với mức tăng 7,4%
của cùng kỳ năm 2012), trong đó quý I tăng 15,4% (cùng kỳ năm trước tăng 6,8%);
quý II tăng 19,2% (cùng kỳ năm trước tăng 7,9%). Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu
sáu tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 27,7 tỷ USD, tăng 6,3%; khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài đạt 35,7 tỷ USD, tăng 27,8%. Cũng như xuất khẩu, kim
ngạch nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng chủ yếu ở các mặt
hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tương ứng
của cả nước như: Điện thoại các loại và linh kiện; điện tử máy tính và linh kiện; vải
các loại; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép. Nếu loại trừ yếu tố giá thì kim ngạch
hàng hóa nhập khẩu sáu tháng năm nay đạt 65,1 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng
kỳ năm trước.

Trong sáu tháng đầu năm nay, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu nhiều mặt
hàng tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó hàng điện tử, máy tính và linh kiện
đạt 8,6 tỷ USD, tăng 52,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 8,5 tỷ
USD, tăng 8,5%; vải đạt 4,1 tỷ USD, tăng 19,5%; điện thoại các loại và linh kiện
đạt 3,8 tỷ USD, tăng 87,6%; sắt thép đạt 3,5 tỷ USD, tăng 14,4%; chất dẻo đạt 2,8
tỷ USD, tăng 20,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 1,9 tỷ USD, tăng
22,4%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 1,5 tỷ USD, tăng 41,5%; kim loại
thường khác đạt 1,4 tỷ USD, tăng 15,8%; sản phẩm từ sắt thép đạt 1,4 tỷ USD, tăng
12%; sản phẩm hóa chất đạt 1,3 tỷ USD, tăng 12,3%; sản phẩm chất dẻo đạt 1,2 tỷ
USD, tăng 22,3%; ôtô đạt 1,1 tỷ USD, tăng 2,9%, trong đó ôtô nguyên chiếc đạt
308 triệu USD, tăng 7,5%. Riêng nhập khẩu xăng dầu giảm cả về lượng và kim
ngạch: lượng đạt 3,8 triệu tấn, giảm 22,1%, kim ngạch đạt 3,6 tỷ USD, giảm 25,5%

Trang 20


Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu sáu tháng đầu năm cũng có sự thay đổi so với
cùng kỳ năm trước: Tỷ trọng nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải
và phụ tùng tăng từ 31,5% trong sáu tháng đầu năm 2012 lên 36,2% trong sáu
tháng đầu năm 2013; nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu giảm từ 61,6% xuống
57,2%; nhóm hàng tiêu dùng giảm từ 6,9% xuống 6,6%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong sáu tháng đầu năm, Trung Quốc là
thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt trên 17 tỷ USD, tăng 33,2%;
ASEAN đạt 10,8 tỷ USD, tăng 5,3%; Hàn Quốc đạt 10,1 tỷ USD, tăng 39,8%; Nhật
Bản đạt 5,6 tỷ USD, tăng 4,3%; EU đạt 4,7 tỷ USD, tăng 21,6%; Hoa Kỳ đạt 2,7 tỷ
USD, tăng 14%.
Nhập siêu tháng 6/2013 ước tính đạt 200 triệu USD, bằng 1,8% kim ngạch
hàng hóa xuất khẩu. Nhập siêu sáu tháng đầu năm ước tính 1,4 tỷ USD, bằng 2,3%
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó quý I xuất siêu 233 triệu USD; quý II nhập
siêu 1,6 tỷ USD (Nhập siêu sáu tháng năm trước là 585 tỷ USD, bằng 1,1% kim

ngạch xuất khẩu). Mặc dù nhập siêu tăng dần trong thời gian qua là dấu hiệu tốt của
sản xuất nhưng nhập khẩu hàng hóa chủ yếu vẫn tập trung cho hoạt động gia công,
lắp ráp trong khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với mức đóng góp giá trị gia
tăng không lớn cho nền kinh tế.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam tính từ đầu năm đến hết ngày
15/6/2013 có thâm hụt trị giá 1,06 tỷ USD, bằng xấp xỉ 2% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước

CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI
ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG NĂM 2012
VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Trang 21


4.1 Những hạn chế mà tình hình kinh tế đem lại trong năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013:
Là một nước có nền kinh tế mở, hiển nhiên sẽ chịu tác động trực tiếp từ tình
tình tình hình kinh tế thế giới là điều không thể tránh khỏi. Khi nền kinh tế thế giới
phát triển, khởi sắc thì Việt Nam cũng thay đổi tích cực theo. Một khi kinh tế thế
giới bị khủng hoảng hiển nhiên Việt Nam cũng sẽ rơi vào tình trạng chung và chỉ
có thể kìm chế được một phần nào đó trước tình hình chung.
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế thế giới được bao phủ bởi một
màu đen do khủng hoảng kinh tế nhưng Việt Nam cũng đạt được một số thành tựu
nhất định, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều hạn chế mà chúng ta phải đối mặt và giải
quyết nhằm giúp đất nước bớt sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và đưa Việt
Nam sớm đi ra khỏi vùng khủng hoảng ổn định kinh tế vĩ mô và cân bằng cán cân
thương mại để tiếp tục phát triển hơn.
- Diễn biến xấu ở các nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là Mỹ, sẽ gây nên tác động lớn
tới kinh tế Việt Nam.Trong khi đó, nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia

lớn đang đương đầu với rất nhiều khó khăn.
Như vậy, khi triển vọng kinh tế thế giới năm 2012 không tích cực, nền kinh tế
Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố sau:
-

Suy thoái ở Hoa Kỳ và châu Âu có thể tác động tới xuất khẩu. Hai khu vực trên

chiếm tới 40% thị trường xuất khẩu của Việt Nam, và sự suy thoái trong năm tới ở
một trong hai thị trường đều làm giảm nhu cầu nhập khẩu. Nếu tình hình khủng
hoảng nợ châu Âu xấu đi trong năm 2012, điều có thể sẽ làm dầu mỏ giảm giá, và
như vậy giảm giá trị dầu mỏ xuất khẩu của Việt Nam và thu ngân sách chính phủ.
- Kinh tế thế giới năm 2012 khó khăn cả ở cung và cầu:
+ Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năm 2012, nền
kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng khoảng 2,4%, trong đó Khu vực đồng tiền chung
Trang 22


châu Âu (Eurozone) giảm 0,8%; một số nền kinh tế của nhóm các nước phát triển
nhất cũng tăng trưởng chậm lại hoặc suy thoái. Nền kinh tế số một thế giới và cũng
là thị trường xuất, nhập khẩu thuộc nhóm hàng đầu của Việt Nam là Mỹ tăng
trưởng dưới 2%, kinh tế Nhật Bản giảm, kinh tế Anh, Pháp, CHLB Đức,... đều có
mức tăng trưởng thấp hơn năm 2011. Một số nền kinh tế mới nổi, như Ấn Độ,
Trung Quốc, Bra-xin,... đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tỷ lệ thất nghiệp ở
nhiều nước tăng cao, nhất là một số nước thuộc Eurozone, như Tây Ban Nha, Hy
Lạp,... do nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh.
+ Cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone vẫn tiếp tục lan rộng và chưa có lối ra,
đã tác động tiêu cực đến thị trường xuất, nhập khẩu của thế giới cũng như Việt
Nam. Mức cung và cầu trên thị trường tài chính quốc tế và thị trường tiêu thụ các
mặt hàng xuất khẩu hàng hóa và cung cấp hàng hóa, nhất là máy móc, thiết bị công
nghệ cao của Việt Nam như Pháp, Đức, Anh, bấp bênh và giảm sút mạnh. Thêm

vào đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân các nước phát triển giảm; các nhà đầu tư
thuộc nhiều tập đoàn kinh tế thế giới lại khá thận trọng trong chi tiêu, dẫn tới khả
năng mở rộng sản xuất, kinh doanh rất khó. Nền kinh tế thế giới năm 2012 thực sự
khó khăn cả ở phía cung lẫn phía cầu. Cung yếu làm suy giảm cầu và cầu suy giảm
không kích thích được cung. Với tình hình như vậy, việc tăng tốc độ và quy mô
xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam như các năm trước là rất khó
khăn.
- Yếu tố tác động thuận lợi đến tăng xuất, nhập khẩu tuy có, nhưng không nhiều
và không đủ mạnh để lấn át các tác động tiêu cực. Đó là nhu cầu lương thực, thực
phẩm thế giới tăng, nhất là gạo và các mặt hàng nông sản nhiệt đới của Việt Nam,
tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Thị
trường Trung Quốc và các nước ASEAN ít biến động nên xuất nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ của Việt Nam vào những thị trường này vẫn có khả năng tăng trưởng.
Trang 23


Trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam chịu sức ép về giá ngày càng
mạnh hơn do giá cả nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa liên tục
giảm…Trước đây, khi giá cả thế giới leo thang, các doanh nghiệp Việt Nam phải
chịu “ nhập khẩu lạm phát” hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào cao từ trước đó, mặt
khác giảm giá hàng hóa để cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm nếu không muốn bị mất thị
phần. Do vật rất dễ rơi vào tình trạng phá sản.
Mặt dù, dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá nhiều mặt
hàng nhập khẩu trong thời gian qua đã giảm, Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu.
Điều này cho thấy, nếu xuất khẩu tiếp tục suy giảm thì bất chấp giá hàng hóa nhập
khẩu giảm, nhập siêu vẫn tăng lên.
Một thực tế là nhiều ngành sản xuất của Việt Nam bấy lấu nay chỉ chú trọng
xuất khẩu và để thị trường trong nước cho hàng nhập khẩu chiếm lĩnh như điện tử,
dệt may, giày da…Khi xảy ra khủng hoảng tài chính, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn
các doanh nghiệp mới nghĩ đến việc chiếm lĩnh thị trường trong nước. Việc quay

trở lại chiếm thị trường nội địa là vô cùng khó khăn do khả năng PR, quảng cáo của
hàng Việt còn yếu kém và hạn chế. Mặt khác, chúng ta nằm ngay cạnh công xưởng
gia công hàng hóa khổng lồ của thế giới là Trung Quốc và khả năng hàng hóa trong
nước khó có thể cạnh tranh được với hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, một phần đi
sâu vào thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.
Tóm lại : dưới tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì kim ngạch xuất
khẩu Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng giảm mạnh và kim ngạch nhập khẩu giảm
chậm là nguy cơ khiến cán cân thương mại của nước ta nghiêng sang thế nhập siêu.
Cơ cấu ngành hàng cũng có sự biến động , nhóm hàng thô tăng, hàng qua chế biến
có xu hương giảm. Theo đó cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu.

Trang 24


4.2 Những thành tựu đạt được:
Xuất khẩu năm 2012 diễn biến theo hướng tích cực, tăng trưởng xuất khẩu
đã vượt mức kế hoạch đề ra và cao hơn so với kim ngạch xuất khẩu của năm 2011.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/11/2012, xuất khẩu đạt
98.555 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, kim ngạch xuất
khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 54.718 triệu
USD chiếm tới 55,5% tổng giá trị kim ngạch của cả nước và tăng 35,3% so với
cùng kỳ năm 2011. Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn khiến cho
cầu hàng xuất khẩu giảm thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2012 của Việt Nam
dù thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011 (tăng 34,7%) vẫn là một kết quả tương đối
tốt.
Xét về cơ cấu, trong số các mặt hàng chủ lực, dệt may vẫn là ngành đóng
góp lớn nhất vào tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012. Theo Tổng cục Hải quan,
tính đến ngày 15/11/2012, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 13.089 triệu
USD, chiếm tới 13,28% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 7,8% so cùng kỳ năm
2011. Tiếp theo đó là những mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao như

mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; mặt hàng điện thoại các loại và
linh kiện cũng đạt kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 6.502 triệu USD, tăng 68,6% so
cùng kỳ và 10.674 triệu USD, tăng 92,8% so cùng kỳ năm 2011. Những mặt hàng
này đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với năm 2011, góp mặt vào
nhóm 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong năm 2012.
Trong khi nhóm hàng công nghiệp tiếp tục đóng vai trò quan trọng vào tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu của ngành nông lâm nghiệp
thủy sản lại có xu hướng giảm sút. Các mặt hàng chủ lực của ngành này như gạo,
cao su đều có mức tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011. Cụ thể, 11 tháng
đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ đạt 3.247 triệu USD so với mức 3.463
Trang 25


×