Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Phát triển năng lực đọc hiểu biện pháp “điệp” trong các bài thơ cho học sinh lớp 5.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.32 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TIỂU LUẬN
Môn học:
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TIẾP NHẬN NGÔN BẢN
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Đề bài:

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU BIỆN PHÁP
“ĐIỆP” TRONG MỘT SỐ BÀI THƠ CHO HỌC
SINH LỚP 5

Giảng viên hướng dẫn:

Học viên: Nguyễn Thị Minh Mẫn

GS. TS. Lê Phương Nga

Huế, 1/2016

Lớp: Giáo dục tiểu học K24


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................................1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ............................................................................................................2
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...................................................................3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................3


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................3
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC...............................................................................................3
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................................3
NỘI DUNG.................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1. BIỆN PHÁP ĐIỆP TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC...4
1.1. Biện pháp tu từ điệp trong Tiếng Việt.............................................................................4
1.1.1. Biện pháp tu từ .........................................................................................................4
1.1.2. Biệp pháp “điệp”.......................................................................................................4
1.1.3. Vai trò của biện pháp điệp........................................................................................5
1.2. Cơ sở ngôn ngữ của dạy học tiếp nhận văn học ở Tiểu học ...........................................6
1.2.1. Cấp độ ngôn từ..........................................................................................................6
1.2.2. Cấp độ hình tượng.....................................................................................................7
1.2.3. Cấp độ kết cấu...........................................................................................................7
1.2.4. Cấp độ chỉnh thể
....................7
1.3. Đặc điểm tâm sinh lí và tiếp nhận ngôn bản của học sinh lớp 5......................................8
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức................................................................................8
1.3.2. Đặc điểm tiếp nhận ngôn bản....................................................................................8
CHƯƠNG 2. DẠY HỌC ĐỌC HIỂU BIỆN PHÁP “ĐIỆP” TRONG CÁC BÀI THƠ CHO
HỌC SINH LỚP 5....................................................................................................................10
2.1. Thống kê những bài thơ có sử dụng biện pháp “điệp” trong chương trình lớp 5..........10
2.2. Giá trị thẩm mĩ của biện pháp điệp................................................................................10
2.2.1. Sự liệt kê đầy tính thẩm mĩ.....................................................................................10
2.2.2. Sự khẳng định mang đậm dụng ý tác giả................................................................12
2.2.3. Sự nhấn mạnh trong nghệ thuật văn chương...........................................................14
2.3. Một số lưu ý khi dạy học đọc hiểu biện pháp điệp .......................................................14
2.3.2. Điều chỉnh và bổ sung hệ thống câu hỏi khi dạy học biện pháp điệp trong một số
bài thơ lớp 5......................................................................................................................15
2.3.3. Thiết kế một số dạng bài tập bổ trợ có sử dụng biện pháp điệp..............................20
KẾT LUẬN...............................................................................................................................24

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................26


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của
văn học. Không có ngôn từ thì không thể có tác phẩm văn học (phi ngôn ngữ bất
thành văn). Trong tác phẩm văn học, ngôn từ là phương tiện để cụ thể hoá và vật
chất hoá sự biểu hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm, tính cách nhân vật và cốt truyện
và là điều kiện để người đọc có thể tiếp nhận hình tượng nghệ thuật, từ đó mới có
những rung cảm. Các văn bản nghệ thuật trong chương trình Tiếng Việt chính là đối
tượng chủ yếu của quá trình cảm thụ văn học. Hầu hết các văn bản đó đều cung cấp
cho học sinh những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, rung cảm sâu sắc hay đơn giản là
những nghĩa cử đầy nhân văn trong cuộc sống để từ đó các em có thể đi sâu vào quá
trình tìm hiểu và cảm nhận tác phẩm. Những nội dung này được kết tinh và tỏa sáng từ
cách dùng từ đặc sắc và những biện pháp nghệ thuật tu từ. Khai thác tốt nội dung và
nghệ thuật của ngữ liệu của môn Tiếng Việt sẽ bồi dưỡng hứng thú, niềm đam mê văn
học và đánh thức những rung động mới trong đời sống tinh thần của bạn đọc nhỏ tuổi.
1.2. Biện pháp tu từ nói chung và biện pháp tu từ biện pháp điệp nói riêng
mang đến cho các em vẻ đẹp của ngôn từ Tiếng Việt được kết tinh từ những câu chữ
tưởng chừng như giản đơn nhưng lại sâu sắc vô cùng. Biện pháp “điệp” được sử dụng
rộng rãi trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học, ẩn chứa trong nội dung các bài Tập
đọc, những câu chuyện, những bài văn miêu tả với tần suất cao. Nó giúp nhấn mạnh
giá trị thẩm mĩ của hình ảnh thơ, văn. Nắm bắt được nội dung nghệ thuật mà biện
pháp điệp này mang lại cũng là một yêu cầu cần có đối với học sinh Tiểu học. Điều
này cũng đồng thời rèn luyện năng lực cảm thụ và năng lực hành văn của các em.
1.3. Dạy học Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học trong đó có vấn đề dạy học và
bồi dưỡng năng lực sử dụng biện pháp tu từ nói chung và biện pháp điệp nói riêng
đang đặt ra những vấn đề mở về phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học sao
cho hiệu quả. Nhưng trên thực tế giáo viên, học sinh vẫn chưa quan tâm đến việc tìm

hiểu ý nghĩa của biện pháp điệp. Điều này đã phần nào hạn chế đến việc giúp học sinh
cảm thụ cái hay, những ý nghĩa hàm ẩn, sâu sắc mà tác giả gởi gắm thong qua các
hình tượng văn học. Để năng cao hiệu quả giảng dạy đọc hiểu nói riêng, dạy học Tập
đọc nói chung đòi hỏi sự khổ công của giáo viên trong giảng dạy và thiết kế nội dung
bồi dưỡng trong bài dạy.
1


Để góp phần làm rõ giá trị thẩm mĩ của biện pháp điệp và bổ khuyết cho thực
trạng dạy học biện pháp tu từ, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài Phát triển năng lực
đọc hiểu biện pháp “điệp” trong các bài thơ cho học sinh lớp 5.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Về Tâm lí học có hệ thống các công trình nghiên cứu như Tâm lí học Tiểu
học của Bùi Thị Huệ, Tâm lí học đại cương của Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lí học phát
triển của Dương Thị Diệu Hoa. Các công trình nêu trên đã trình bày đặc điểm quá
trình nhận thức của học sinh Tiểu học về tri giác, chú ý, trí nhớ, tưởng tượng và tư
duy. Đặc trưng tiếp nhận ngôn từ mà các tác giả đề cập đến là một gợi dẫn quan trọng
với người nghiên cứu đề tài.
2.2. Về Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt có các công trình: Tiếng
Việt II của Nguyễn Thị Ly Kha , Dạy học Tập đọc ở Tiểu học của Lê Phương Nga, bài
giảng Phương pháp dạy học Tiếng Việt II của Lê Thị Hoài Nam, Phát triển lời nói cho
học sinh Tiểu học trên bình diện ngữ âm của Nguyễn Thị Xuân Yến. Các công trình
này đã đưa đến một cái nhìn tổng quát về môn Tiếng Việt nói chung, các vấn đề về
biện pháp tu từ nói riêng cũng như các vấn đề cụ thể về mục tiêu môn học, quy trình
dạy học và cách xây dựng giáo án dạy học.
2.3. Biện pháp tư từ và dạy học các biện pháp tu từ trong nhà trường được
nhiều nhà lý luận, nhà sư phạm nghiên cứu, quan tâm; tiêu biểu như các công trình của
tác giả Đinh Trọng Lạc với Phong cách học Tiếng Việt, Phong cách học văn bản, 99
phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Vấn đề xác định, phân loại và miêu tả các
phương tiện tu từ và các biện pháp tu từ (Tạp chí NN số 4/1992); Đái Xuân Ninh với

Phương pháp giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học; Cù Đình Tú với Phong cách
học và đặc điểm tu từ tiếng Việt... Các công trình trên đều chỉ ra được mục tiêu, cách
thức, biện pháp nhận diện và sử dụng các biện pháp tu từ song chưa cụ thể hóa với
từng phần, từng nội dung với việc áp dụng giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
Từ những công trình và những tư liệu tích lũy được, chúng tôi ghi nhận được
rất nhiều thông tin hữu ích cho quá trình thực hiện đề tài. Nhưng nhìn chung các tác
phẩm kể trên mới dừng ở vấn đề lí luận, những đánh giá tổng quát hoặc hệ thống câu
hỏi, bài tập cho chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, chưa thực sự đi sâu nghiên cứu
vào cách dạy học và lưu ý sử dụng của biện pháp tu từ, do đó đề tài của chúng tôi còn
nguyên tính cấp thiết và tính thời sự của nó.
2


3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở ngôn ngữ và chức năng của biện pháp tu từ “điệp”.
- Khẳng định tầm quan trọng và giá trị thẩm mĩ của biện pháp “điệp” qua các
bài thơ trong phân môn Tập đọc 5.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các cơ sở lí luận về biện pháp tu từ và cảm thụ văn học ở Tiểu học.
- Làm rõ vai trò và giá trị thẩm mì của biện pháp tu từ qua các bài thơ trong
phân môn Tập đọc 5.
- Đề xuất một số ý kiến về dạy học biện pháp tu từ cho giáo viên Tiểu học và
cách sử dụng trong hành văn cho học sinh.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lí luận về biện pháp điệp
- Chức năng và giá trị thẩm mĩ của biện pháp điệp trong thơ
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Biện pháp tu từ điệp qua các bài thơ trong phân môn Tập đọc lớp 5

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, tạp chí
có liên quan để làm sáng tỏ cơ sở lí luận của đề tài.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: phân tích, tổng hợp và đưa ra vai trò, chức
năng của biện pháp điệp trong một số bài thơ lớp 5.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu làm rõ được vai trò, cách sử dụng của biện pháp “điệp” sẽ góp phần nâng
cao năng lực cảm thụ văn học, nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 5.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung được cấu trúc thành 2 chương:
Chương 1: Điệp trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học
Chương 2: Dạy học đọc hiểu biện pháp “điệp” trong một số bài thơ cho học sinh lớp 5
3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. BIỆN PHÁP ĐIỆP TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG
VIỆT Ở TIỂU HỌC
1.1. Biện pháp tu từ điệp trong Tiếng Việt
1.1.1. Biện pháp tu từ
Theo từ điển ngôn ngữ học, biện pháp tu từ (BPTT) là cách sử dụng các phương
tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. Tuỳ theo
các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà BPTT được chia ra: BPTT ngữ âm, BPTT
từ vựng - ngữ nghĩa, BPTT cú pháp, BPTT văn bản. Ví dụ như điệp âm, điệp vần, điệp
thanh, hài âm... là những BPTT ngữ âm; tương phản, so sánh, ẩn dụ, nói lái, phản
ngữ... là những BPTT từ vựng ngữ nghĩa; sóng đôi, câu hỏi tu từ... là những BPTT cú
pháp; hài hoà tương phản, quy định về đoạn trong văn bản là những BPTT văn bản.
1.1.2. Biệp pháp “điệp”
Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ
thơ, một đoạn văn hay trong một bài thơ, một bài văn

* Các hình thức điệp
a) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh
Trong bài Sắc màu em yêu (TV5- tập 1, Phạm Đình Ân), cụm từ “Em yêu”
được lặp đi lặp lại ở tất cả các dòng đầu của các khổ thơ. Việc lặp đi lặp lại đó có tác
dụng nhấn mạnh tình yêu của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước. Đó là những sự vật
hiện tượng thân thiết xung quanh bạn nhỏ.
b) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê
Ví dụ: Hạt gạo làng ta (TV5 – tập 1, Trần Đăng Khoa)
“Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…”
Trong khổ thơ trên từ “có” lặp lại rất nhiều lần nhằm nêu bật ý nghĩa hạt gạo là sự
tổng hoà các tinh hoa trời đất, Chỉ trong một hạt gạo nhỏ xíu, có thể bị vương vãi trong sự
thản nhiên của ta, Trần Đăng Khoa đã nhìn ra cái mà ai cũng biết nhưng lại dễ bị quên
4


lãng, ai cũng từng nâng trên tay nhưng ít ai thấy được sức nặng của nó. Một hạt gạo bé
nhỏ nhưng để có được hạt gạo ấy, cha mẹ chúng ta phải vất vả vật lộn với cả một vụ lúa:
“Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…”

Đoạn thơ sử dụng biện điệp nhằm nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên và
càng làm ta càng thương hơn những người mẹ chịu thương, chịu khó lội xuống ruộng
cấy mạ non giữa những trưa hè tháng sáu nóng bức. Khi nước nóng như đun sôi cả các
con vật cụng ngoi lên bờ để tìm sự sống thì mẹ lại xắn xuống ruộng, đội cả trời mnh
người mẹ hiện lên thật bình dị mà hung vĩ, chống trả với thiên nhiên khắc nghiệt để
giành lấy sự sống.
c) Lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo sự khẳng định
Ví dụ:
Trong bài Đất nước (TV5 – tập 2, Nguyễn Đình Thi)
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta”
Trong hai câu thơ, cụm từ “đây là của chúng ta” được nhắc lại hai lần nhằm khẳng
định chủ quyền làm chủ đất nước, khẳng định niềm tự hào vì được làm chủ một đất
nước đang tồn tại, đang hiện hữu ngay trước mắt với trời xanh, núi rừng. Dường như
tác giả đang đứng trên đỉnh cao để thu vào tầm mắt tất cả đất trời, sông núi. Đất trời
này giờ đây là của chúng ta.
1.1.3. Vai trò của biện pháp điệp
Khi muốn biểu đạt những tình cảm, những giá trị đặc biệt, hay khẳng định chắc chắn
một nhận định, người ta thường sử dụng biện pháp tu từ này. Tùy vào tần suất của sự xuất
hiện của thành phần điệp, qua đó người đọc có thể cảm nhận được các cung bậc tình cảm
của người viết gửi gắm trong câu văn, câu thơ. Người đọc cũng có thể nhận thấy được tác
giả muốn nhấn mạnh và làm rõ điều gì qua sự lặp đi lặp lại đầy nghệ thuật này. Có thể là
5


sự khẳng định chắc chắn điều mà tác giả muốn nêu ra, một tuyên ngôn mà người viết
muốn truyền lại cho người đọc dựa trên cái nền của ngôn từ:
Ví dụ: Trong bài “Những cánh buồm” – Hoàng Trung Thông có đoạn:
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi :
“Cha ơi !

Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi tới nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.”
Điệp từ “thấy”, “không thấy”, “có” tạo nên sự liệt kê sự vật đầy tính thẩm mĩ,
mặc dù chỉ để nêu ra lần lượt các sự vật nhưng người đọc không hề thấy sự khiên
cưỡng, trái lại còn làm cho câu thơ như ngân vang, uyển chuyển hơn.
1.2. Cơ sở ngôn ngữ của dạy học tiếp nhận văn học ở Tiểu học
Mức độ tiếp nhận tác phẩm văn học của đối tượng học sinh Tiểu học, hoặc nói cách
khác con đường cảm thụ văn học của học sinh tiểu học có những nét rất khác biệt đối với
các cấp học cao hơn. Chính vì lí do này, ta cần phải làm rõ các cấp độ của dạy học tiếp
nhận văn học, tạo điều kiện để các em phát triển năng lực tiếp nhận và cảm thụ được tác
phẩm nghệ thuật một cách thuận lợi.
1.2.1. Cấp độ ngôn từ
Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật của ngôn từ, văn học dùng chữ viết và
ngôn ngữ. Đọc bất kể tác phẩm văn học nào thì ta cũng bắt gặp ngôn từ, đó là lớp lời văn
của tác phẩm. Lớp này bao gồm mọi thành phần của ngôn từ và lời văn như âm thanh, từ
ngữ, câu, đoạn, chương hồi, vần, nhịp… Đặc điểm của lớp này là trực tiếp sự chỉ định của
quy luật ngôn ngữ như: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, phong cách học, đồng thời lại chịu sự
chi phối của quy luật thơ văn như: thể loại, chỉnh thể, phong cách ngôn ngữ và trần thuật
xuất hiện ở lớp này.
Mức độ tiếp nhận của học sinh Tiểu học mới đầu tiên là phương diện ngữ âm của tác
phẩm: vần, các loại vần điệu, cách gieo vần, có tác dụng lớn trong việc hình thành các thể
thơ, mà còn có tác dụng tạo hình biểu hiện trong các văn bản miêu tả, có thể dùng song
thanh, điệp thanh, điệp vần, có thể dùng vần trắc, vần bằng, trầm bổng để tạo nên nghệ
6



thuật.
Ngoài ra, trên phương diện từ vựng, học sinh Tiểu học đã chú ý đến nghĩa, cái hay cái
đẹp trong từ, bắt đầu biết sử dụng từ hợp lý, đúng chỗ mang biểu cảm lớn.
Cuối cùng, trên phương diện ngữ pháp, các em đã chú ý đến hiện tượng đặc biệt trong
cấu trúc câu, có trật tự C - V, chú ý đến đảo ngữ, tách câu, nhấn mạnh ý hoặc là sự đan
xen các kiểu câu, các kiểu lời nói trực tiếp, gián tiếp, các biện pháp tu từ mà tác giả dùng
trong tác phẩm, chú ý nhạc điệu ở vần, ở nhịp, ở ngữ điệu.
1.2.2. Cấp độ hình tượng
Hình tượng văn học được tạo ra bởi hệ thống ngôn từ và rẽ dần theo thời gian, nó
không hiện lên hoàn chỉnh ngay một lúc trong đầu người đọc, tuy vậy sự cảm thụ hình
tượng không hoàn toàn theo tuyến tính. Sự cảm thụ này vừa tiến về theo tương lai lại vừa
có sự hồi cố. Vì vậy muốn tiếp nhận hình tượng văn học trước hết phải bám chắc vào các
chi tiết, tình tiết, sự kiện, nhưng muốn các chi tiết, tình tiết, sự kiện trở thành hình tượng
lại phải có khả năng tưởng tượng liên tưởng để tái tạo được trong tâm trí hình tượng ấy.
Dạy học sinh vấn đề tiếp nhận hình tượng cũng phải bắt đầu tổ chức cho học sinh từng
bước cảm và hiểu được giá trị của những chi tiết tạo hình, những sự kiện quan trọng trong
tác phẩm, phải khơi gợi trí tưởng tượng liên tưởng và vốn sống của trẻ, tìm nghĩa đen rồi
liên tưởng hình tượng bằng trí tưởng tượng để tìm ra nghĩa bóng.
1.2.3. Cấp độ kết cấu
Kết cấu là phương tiện khái quát nghệ thuật, nhờ kết cấu mà các sự kiện hiện tượng
sự vật con người được liên kết trong một chỉnh thể và từ đó bộc lộ tư tưởng quan niệm
của nhà văn, kết cấu ra đời cùng một lúc với ý đồ nghệ thuật, cụ thể hóa sự phát triển của
hình tượng. Kết cấu đảm nhận các chức năng rất đa dạng: bộc lộ chủ đề và tư tưởng của
tác phẩm; triển khai trình bày hấp dẫn cốt văn bản, cấu trúc hợp lý văn bản, tổ chức điểm
nhìn trần thuật của tác giả.
1.2.4. Cấp độ chỉnh thể
Chỉnh thể là chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Sự thống nhất của ba cấp độ trên tạo
thành lớp ý nghĩa tồn tại trong toàn bộ chỉnh thể, nó bao gồm các thành phần như đề tài,
chủ đề, tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm.
Như vậy, tiếp nhận văn học ở tiểu học mang cảm xúc hơn phân tích, đó cũng là con

đường riêng trong cảm thụ văn học của học sinh Tiểu học. Giáo viên nên tổ chức cho học
sinh tự làm, đi dần từng bước: giải nghĩa tìm nghĩa đen, nghĩa bóng, chủ đề tư tưởng, kết
7


hợp hoạt động lời nói, thao tác bàn tay và khả năng tưởng tượng, liên tưởng.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lí và tiếp nhận ngôn bản của học sinh lớp 5
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức
Tư duy của học sinh ở các lớp đầu cấp bậc Tiểu học mang tính trực quan cụ thể. Càng
về cuối cấp các em càng chuyển dần sang tư duy trừu tượng, khái quát. Học sinh lớp 5
nhận thức được thuộc tính và dấu hiệu bản chất của hiện tượng. Các em biết nhìn nhận sự
vật theo nhiều hình thức, nhiều chiều, có thể lí giải một hiện tượng bằng nhiều nguyên
nhân, từ nhiều cơ sở khác nhau. Đây là cơ sở của việc bồi dưỡng năng lực giải nghĩa từ
cho học sinh theo nhiều phương pháp phù hợp.
Tri giác của học sinh lớp 5 phát triển hơn ở các lớp dưới, các em đã biết xác định mục
đích của việc tri giác, bước đầu biết phân tích, suy luận khi khám phá thế giới xung quanh
mình..
Học sinh lớp 5 đã có cơ sở khá vững chắc để hình thành và phát triển năng lực ghi
nhớ một cách khoa học khác với khuynh hướng ghi nhớ trực quan, máy móc ở đầu bậc
Tiểu học. Điều này cho chúng ta cái nhìn khả quan về việc bồi dưỡng năng lực giải nghĩa
từ cho học sinh, mức độ yêu cầu bồi dưỡng năng lực giải nghĩa từ sẽ được nâng lên so với
các lớp dưới.
Ở giai đoạn cuối của bậc Tiểu học, khối lượng chú ý tăng lên, học sinh có khả năng
phân phối chú ý giữa các hành động, biết định hướng chú ý của mình vào nội dung cơ bản
của tài liệu. Sức tập trung của học sinh vào số lượng vật thể được chú ý. Nhưng học sinh
lớp 4, 5 vẫn chưa ghi nhận được nhiều sự việc một lúc, nhiều khi những từ ngữ được cung
cấp trong các văn bản nghệ thuật khá xa lạ với cuộc sống hàng ngày của các em. Do vậy,
sử dụng các dụng cụ trực quan kết hợp lời giảng của giáo viên trong dạy học là rất cần
thiết.
Tưởng tượng của học sinh lớp 5 đã bền vững và gần với thực tế hơn so với giai đoạn

đầu của bậc Tiểu học. Thông qua liên tưởng và tưởng tượng mà ý nghĩa của từ ngữ, cách
sử dụng từ trong ngữ cảnh được tái hiện và trở thành một sự kiện trong tâm hồn bạn đọc
nhỏ tuổi.
1.3.2. Đặc điểm tiếp nhận ngôn bản
Khả năng tiếp nhận ngôn bản của học sinh lớp 5 chưa hoàn thiện so với người lớn.
Các em bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố tâm lí, tình cảm chủ quan nên dẫn đến sự thờ
ơ với những nhân vật ít hành động, bỏ qua hay chỉ đọc lướt những đoạn bình luận, suy
8


nghĩ, triết lí của nhân vật hoặc tác giả. Khả năng phân tích các chi tiết, tình tiết, tính cách
nhân vật còn ít nhiều bị hạn chế. Tuy nhiên các em đã có những cảm xúc, suy nghĩ rất
riêng của mình, giáo viên cần tôn trọng những cái riêng ấy và gợi mở trong các em những
cảm nhận mới trong tâm hồn.
Năng khiểu sáng tạo của học sinh giai đoạn này đã biểu hiện khá đầy đủ, nhất là về
văn học. Sự sáng tạo này mang đậm dấu ấn của sự hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu như
cách nhìn của các em về thế giới. Mặc dù kinh nghiệm sống còn hạn chế, óc khái quát
chưa cao nhưng các em đã hình dung một cách sống động những bức tranh về cuộc sống
muôn màu do các tác giả “vẽ ra” bằng ngôn từ.
Tư duy của học sinh phát triển chưa cao nhưng các em có hứng thú đặc biệt về nghệ
thuật, có thể nắm bắt những rung cảm mà tác phẩm văn học mang lại. Tuy nhiên, tư duy
của học sinh còn thiên về trực cảm một chiều, giáo viên cần giúp học sinh vượt qua giai
đoạn tiếp nhận cảm tính để phát triển tư duy hình tượng, đạt đến một bậc cao hơn trong
quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học.

9


CHƯƠNG 2. DẠY HỌC ĐỌC HIỂU BIỆN PHÁP “ĐIỆP” TRONG
CÁC BÀI THƠ CHO HỌC SINH LỚP 5

2.1. Thống kê những bài thơ có sử dụng biện pháp “điệp” trong chương trình lớp 5
Khảo sát nội dung chương trình lớp 5 chúng tôi thống kê được trong các bài thơ
sau có sử dụng biện pháp “điệp”
Chủ điểm
Việt nam – Tổ quốc
em
Cánh chim hoà bình
Con người với thiên
nhiên
Giữ lấy màu xanh
Vì hạnh phúc con
người
Vì cuộc sống thanh
bình
Nhớ nguồn

Nam và nữ
Những chủ nhân
tương lai

Tuần

Tên tác phẩm

Tác giả

Thể loại

2


Sắc màu em yêu

Phạm Đình Ân

Thơ

4
5

Bài ca về trái đất
Ê-mi-li, con…
Tiếng đàn ba-la-lai-

Định Hải
Tố Hữu

Thơ
Thơ

Quang Huy

Thơ

7
12

ca trên sông Đà
Hành trình của bầy
ong


14

Hạt gạo làng ta

22

Cao Bằng

25

Cửa sông

27

Đất nước

31

Bầm ơi

32

Những cánh buồm

34

Nếu trái đất thiếu
trẻ con

Nguyễn Đức

Mậu
Trần Đăng
Khoa
Trúc Thông
Quang Huy
Nguyễn Đình
Thi
Tố Hữu
Hoàng Trung
Thông
Đỗ Trung Lai

Thơ
Thơ
Thơ
Thơ
Thơ
Thơ
Thơ
Thơ

2.2. Giá trị thẩm mĩ của biện pháp điệp
2.2.1. Sự liệt kê đầy tính thẩm mĩ
Biện pháp tu từ điệp sử dụng sự lặp đi lặp lại từ, cụm từ hoặc câu văn... nhằm tạo ra
hiệu quả thẩm mĩ trong văn chương nghệ thuật. Sự liệt kê các sự vật có sử dụng lặp nếu
10


không tạo ra hiệu quả thẩm mĩ trong câu văn lại chính là hình thức sử dụng từ “lặp” một
cách nhàm chán. Bù lại, điều mà biện pháp điệp tạo ra lại là sự liệt kê đầy âm hưởng thẩm

mĩ, ngân vang trong từng câu thơ.
Tác giả Nguyễn Đình Thi chỉ bằng 3 câu thơ trong bài “Đất nước”:
“Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa...”
Nhà thơ đã vẽ nên bức tranh lãnh thổ Việt Nam toàn vẹn với những sự vật đặc trưng
sau điệp từ “những”. Ông đã vẽ nên “chiều cao” của đất nước với những cánh đồng lúa
chín toả hương khắp không gian mùa gặt, đi hết “chiều dài” của đất nước qua những con
đường xa rộng, bao quát hết “chiều rộng” của đất nước với những dòng sông nặng phù sa
như tấm lòng người Việt. Chỉ bằng vài nét chấm phá mà bức tranh nước Việt, hồn Việt
hiện ra sống động hơn bao giờ hết.
Còn tác giả Nguyễn Đức Mậu lại vẽ ra chặng đường gian nan, xa thẳm của bầy ong
qua điệp từ “tìm” với sự liệt kê những nơi mà bầy ong bay đến:
“Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên...”
Đằng sau mỗi giọt mật ấy, mỗi từ “tìm” ấy là cả một khoảng cách xa rộng ta khó có
thể đo lường nổi những gian nan mà bầy ong đã phải trải qua để để làm nên những giọt
kết tinh cho đời. Quả thật đó đúng là hành trình: một giọt mật thành hình – đời vạn
chuyến ong bay.
Nhà thơ Trúc Thông rất tài tình khi sử biện pháp điệp để liệt kê sự vật trong bài Cao
Bằng:
“Sau khi vượt Đèo Gió
Ta lại vượt Đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bằng
Thì ta tới Cao Bằng”
11



Tưởng chừng như câu thơ “chẳng có gì”, chỉ là sự liệt kê các con đèo mà chặng
đường lên Cao Bằng phải qua. Vậy thì cái hay của đoạn thơ nằm ở đâu? Nếu người đọc
không tinh ý, rất khó để phát hiện ra điều này. Tác giả đã sử dụng cách nói hồn nhiên,
chân thật của người dân tộc vùng cao nơi đây. Chắc hẳn khi ta dừng xe lại hỏi đường lên
Cao Bằng thì đồng bào miền núi cũng trả lời y như vậy. Ừ, lên Cao Bằng khó khăn lắm,
địa thế hiểm trở lắm, là dải đất địa đầu Tổ quốc cơ mà, đi mà dễ dàng mới là điều lạ. Ta
phải “vượt” qua những con đèo cao ngất, hiểm trở thì mới tới được “Cao Bằng”. Và đón
ta ở đây là những đồng bào miền núi thơm thảo, hiền lành:
“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong”
Chỉ là những điệp từ liệt kê và lối viết đậm chất chân thật, đơn giản mà nhà thơ đã vẽ
ra cả bức tranh địa thế, con người của vùng đất Cao Bằng. Vùng đất ấy như cất lên tiếng
gọi ta tới thăm, tới để hiểu rõ nơi đây.
Hay trong bài “Tuổi ngựa”- Xuân Quỳnh, những ngọn gió mà người con đã đi qua
được nhà thơ liệt kê trong niềm háo hức muốn vượt qua, muốn khám phá:
“ - Mẹ ơi, con sẽ phi
Qua bao nhiêu ngọn gió
Gió xanh miền trung du
Gió hồng vùng đất đỏ
Gió đen hút đại ngàn...”
Mỗi cơn gió con đi qua trên hành trình khám phá, mở rộng tầm mắt của mình cũng là
những khó khăn, thử thách mà con sẽ phải đối mặt. Người con đón nhận nó bằng tâm hồn
rộng mở, háo hức, niềm vui thực sự khi chính mình được trải nghiệm, như cánh chim
được tự do bay lượn trên bầu trời bao la, rộng lớn.
Có thể nói, biện pháp điệp được dùng đắc địa ở việc liệt kê các sự vật, hiện tượng góp
phần làm nổi bật lên ý mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc. Đồng thời, nó cũng tô

đậm cái cốt yếu của nội dung bài thơ ẩn giấu sau lớp vỏ ngôn từ. Nhìn sự vật, hiện tượng
liệt kê ở nhiều chiều, chú ý đến điều tác giả muốn nói thì việc tiếp nhận những giá trị thẩm
mĩ ở trong thơ sẽ nâng lên một tầm cao mới.
2.2.2. Sự khẳng định mang đậm dụng ý tác giả
12


Việc sử dụng lặp đi lặp lại một từ, cụm từ hay câu văn... tất yếu sẽ mang lại hiệu quả
khẳng định chắc chắn, sâu sắc những gì người viết muốn bày tỏ. Chắc chắn rằng, những
điều được khẳng định ấy sẽ gây được sự chú ý từ phía độc giả, mang lại sức nặng cho
từng câu văn, từng ý mà tác giả muốn triển khai.
Nhà thơ Định Hải đã sử dụng biện pháp điệp câu ở cuối các khổ thơ nhằm khẳng định
sự tin tưởng, sự chắc chắn của mình đối với cách nhìn với Trái đất – hành tinh xanh của
loài người trong “Bài ca về trái đất”. Những câu thơ: “Cùng bay nào, cho trái đất quay!”,
“Màu hoa nào, cũng quý cũng thơm!” và “Hành tinh này là của chúng ta!” cho thấy tình
cảm, nhận thức mà tác giả muốn gửi gắm đến các em thiếu nhi. Tác giả nhắn nhủ rằng
Trái đât chính là của các em thiếu nhi trên toàn năm châu bốn biển, các em là những bông
hoa của hành tinh xanh này, các em phải ý thức được trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ màu
xanh của trái đất thân yêu – ngôi nhà chung của toàn nhân loại.
Còn nhà thơ Tố Hữu lại dùng những câu thơ làm thành lời tuyên án đanh thép, hùng
hồn tội ác của đế quốc Mĩ:
“... Đến Việt Nam
Để đốt những nhà thương, trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết cả những đồng xanh bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc hoạ?”
Tội ác vô nhân đạo chất chồng của đế quốc Mĩ đã tàn phá cả một dân tộc, một đất
nước của yêu thương và thanh bình. Điệp từ “giết” ở đầu mỗi câu thơ như một mũi dao
đâm thẳng vào hành động của bè lũ xâm lược, thức tỉnh nhân loại trên toàn thế giới.

Tác giả Nguyễn Đình Thi cũng đã tuyên bố chủ quyền lãnh thổ nước Việt bằng chất
giọng hào, sảng khoái trong ngày vui chiến thắng:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
... Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất...”
Lời bố cáo dõng dạc ấy thực sự là sự khẳng định chắc chắn nhât, tin tưởng nhất về
chủ quyền của người Việt, đất nước của những con người “Lưng đeo gươm, tay mềm mại
bút hoa” dù trong gian khổ vẫn sáng ngời tinh thần bất khuất, kiên cường, tràn ngập tình
13


yêu thương, lòng nhân ái.
Qua biện pháp điệp, những câu từ mà tác giả muốn khẳng định trở nên có sức nặng
hơn bao giờ hết. Việc lặp lại những câu từ ấy đã phần nào giúp cho dụng ý của tác giả
hiện rõ trên từng trang văn, đem lại cảm nhận từ tận đáy lòng người viết truyền cho người
đọc, khơi gợi những cảm xúc tế vi vang vọng trong tâm hồn khi gấp lại trang sách.
2.2.3. Sự nhấn mạnh trong nghệ thuật văn chương
Ngoài sự liệt kê, sự khẳng định trong văn chương, biện pháp điệp còn đem lại hiệu
quả nhấn mạnh dụng ý của tác giả muốn thể hiện một cách đấy nghệ thuật. Lúc này, biện
pháp điệp góp phần làm nổi bật điều mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc bằng con
đường tác động trực diện tới nhận thức và cảm xúc của người đọc.
Nhà thơ Tố Hữu cũng đã nhấn mạnh nỗi khó khăn mà người mẹ chiến sĩ khi con đánh
giặc xa nhà trong bài “Bầm ơi”:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền”

Người chiến sĩ vô cũng thương yêu mẹ của mình, những khó khăn của mình anh cho
rằng chẳng đáng so với những gì mẹ ở nhà phải đối mặt lo lắng, với anh người mẹ quê
nhà và người mẹ đất nước là hai người mẹ anh luôn yêu quý, kính trọng.
Quả thật, biện pháp điệp đã tạo nên xúc cảm cho người đọc hơn bao giờ hết qua sự
nhấn mạnh, tô đậm dụng ý của tác giả. Dù bằng cách này hay cách khác, điệp từ, cụm từ
hay điệp câu cũng đều tạo nên hiệu quả, ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả, khắc sâu
những hình ảnh, ý nghĩa mà tác giả muôn nêu ra trong tâm tư độc giả.
2.3. Một số lưu ý khi dạy học đọc hiểu biện pháp điệp
2.3.1. Về phương pháp giảng dạy
- Cần phân biệt cho HS thấy rõ giữa biện pháp tu từ điệp từ điệp ngữ với việc
sử dụng từ ngữ lặp đi lặp lại đơn thuần. Bởi điệp từ ngữ nhằm nhấn mạnh đối tượng,
sự việc, hành động mà người viết muốn đề cập tới.
Ví dụ: Với bài văn tả con mèo, HS viết “Con mèo nhà em có bộ lông màu trắng
rất đẹp. Đôi mắt của con mèo to và tròn. Con mèo nhà em có hai tai vểnh lên để nghe
14


ngóng. Cái mũi của con mèo hình tam giác, màu hồng…”. Từ “con mèo” ở đây được
lặp đi lặp lai nhiều lần nhưng không có giá trị nghệ thuật mà chỉ làm cho câu văn đơn
điệu, nhàm chán. Nên hướng dẫn HS dùng các đại từ thay thế như “nó”, “chú”,
“cậu”…
- Cần khuyến khích HS sử dụng biện pháp tu từ này trong văn miêu tả, nhất là
đối với những hành động xảy ra theo diễn tiến thời gian một cách nghệ thuật nhằm làm
cho câu văn sinh động và tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ.
Ví dụ: “Gío tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền
núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió
thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo về, hương thơm đậm ấp ủ
trong từng nếp áo, nếp khăn...”
(Mùa thảo quả – TV5 tập 1, Ma Văn Kháng)
Ở đây tác giả dùng các câu ngắn, lặp lại từ thơm, từ hương để nhấn mạnh

hương thơm của thảo quả, hương thơm quyến rũ và có sức lan toả trong không gian.
- Người giáo viên cần cho học sinh rèn luyện liên tục, có hệ thống các bài tập
nhận điện và cảm thụ văn học sau mỗi giờ Tập đọc, mỗi chủ điểm (nhất là các bài tập
nhận diện và phát hiện giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ nói chung và biện pháp
điệp nói riêng phù hợp) để thường xuyên nâng cao khả năng ghi nhớ, nhận diện và áp
dụng các biện pháp tu từ của HS.
- Để hỗ trợ cho vấn đề tiếp nhận văn học đạt kết quả cao, người giáo viên cần chú
trọng truyền đạt đầy đủ các kiến thức cơ bản về Tiếng Việt nói chung, các biện pháp tu
từ nói chung và biện pháp điệp nói riêng cho học sinh thông qua các phân môn khác
của môn Tiếng Việt nhất là phân môn Luyện từ và câu.
- Chú trọng các bài giảng và bài tập trực tiếp, nâng cao cho học sinh ngay trong
giờ học Luyện từ và câu về biện pháp tu từ nói chung và biện pháp điệp nói riêng.
2.3.2. Điều chỉnh và bổ sung hệ thống câu hỏi khi dạy học biện pháp điệp trong
một số bài thơ lớp 5

Mục đích quan trọng và cơ bản của dạy học Tập đọc là hướng đến khám
phá cái hay, cái đẹp của văn bản. Trong dạy học giáo viên phải tổ chức hướng dẫn
học sinh để các em tự khám phá những vẻ đẹp của từng trang văn, dòng thơ, tự
15


chiếm lĩnh nội dung, ý nghĩa của văn bản thông qua những hình ảnh, chi tiết nghệ
thuật. Một trong những biện pháp chủ chốt để tiếp cận văn bản là sử dụng hệ
thống câu hỏi – bài tập đọc hiểu – cảm thụ văn học. Các câu hỏi – bài tập đã được
sách giáo khoa biên soạn theo nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm,
tính hấp dẫn. Câu hỏi – bài tập đọc hiểu được chia thành 3 dạng:
* Câu hỏi – bài tập tái hiện
* Câu hỏi – bài tập suy luận
* Câu hỏi – bài tập sáng tạo
Mỗi loại câu hỏi – bài tập có những “dấu hiện nhận biết” riêng, thể hiện

những chức năng “nghi vấn” riêng. Các câu hỏi – bài tập này đã được sắp xếp và
phân bố theo mức độ khó khá hợp lí. Tuy nhiên người giáo viên không những chỉ
nhận diện những câu hỏi – bài tập đó mà còn phải có năng lực đánh giá, xác định
được độ khó, tính hướng đích của chúng đế giúp học sinh hiểu và tiếp nhận tốt tác
phẩm. Điều này đòi hỏi giáo viên phải đánh giá được các ưu nhược điểm của hệ
thống câu hỏi – bài tập của bài đọc để xem chúng hợp lí hay bất hợp lí, khoa học
hay chưa khoa học, hấp dẫn hay chưa hấp dẫn... Một hệ thống câu hỏi – bài tập
được xem là hợp lí, khoa học, hấp dẫn khi nó thể hiện được mục tiêu đọc hiểu –
cảm thụ văn bản đó, bám sát nội dung văn bản – ý đồ nghệ thuật của tác giả và
vừa sức với học sinh. Trong giới hạn “khai thác để sử dụng hiệu quả”, chúng tôi
chỉ nghiên cứu, điều chỉnh theo hệ thống câu hỏi – bài tập sẵn có.
Khi xây dựng hệ thống các câu hỏi gợi ý cũng cần chú ý sách giáo khoa
Tiếng Việt luôn được sắp xếp theo một hệ thống nhất định, có thể bám sát nội
dung của từng đoạn văn, khổ thơ hoặc mạch ý của bài, có thể dẫn dắt học sinh tìm
hiểu bài theo mức độ từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát hoặc ngược lại. Khi
nào hệ thống câu hỏi – bài tập tuân theo một trong những mạch logic trên, thì
chúng được đảm bảo là mang tính hệ thống. Nếu không đảm bảo điều này chúng
ta không thể giúp học sinh hiểu và cảm thụ văn bản theo một trình tự nhất định.
Bởi vậy người giáo viên phải biết cách lựa chọn, thay đổi phù hợp với tùng bài và
16


đối tượng học sinh của mình.
Trong phân môn Tập đọc ở lớp 5 các rất nhiều bài thơ sử dụng biện pháp
điệp nhưng đặc sắc là bài Đất nước – Nguyễn Đình Thi và Cao Bằng – Trúc
Thông. Khi khảo sát hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài chúng tôi thấy câu hỏi vẫn
chua thực sự khai thác hết giá trị thẩm mĩ mà tác giả gởi gắm thông qua biện pháp
điệp. Vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất điều chỉnh và bổ sung một số câu
hỏi gợi ý để giúp học sinh cảm thụ những giá trị thẩm mĩ, hình tượng đẹp trong
hai văn bản nêu trên.

 Khi dạy học đọc hiểu bài Cao Bằng–Trung Thông (TV5, tập 1)
- Hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của
Cao Bằng?
Câu 2: Tác giả sử dụng những hình ảnh nào để nói lên sự mến khách, sự
đôn hậu của người Cao Bằng?
Câu 3: Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước
của người dân Cao Bằng.
Câu 4: Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?
Câu 5: Học thuộc lòng bài thơ.
- Đề xuất điều chỉnh:
Câu hỏi 1 dễ dàng đưa học sinh tìm ra câu trả nhưng chưa khắc sâu
trong các em hình ảnh con đường đi tới Cao Bằng rất khó khăn và hiểm trở
Nên chúng tôi đề xuất điều chỉnh câu hỏi 1 như sau: Em hãy nhận xét
cách dùng từ trong khổ thơ sau. Nêu tác dụng của cách dùng từ ấy khi miêu tả
địa thế của Cao Bằng?
Sau khi qua Đèo Gió
Ta lại vượt Đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
17


Thì ta tới Cao Bằng.
- Các câu trả lời dự kiến :
Trong khổ thơ sau có sử dụng cách lặp từ nhằm nhấn mạnh địa thế rất
hiểm trở của Cao Bằng.
Tác giả đã thật khéo léo khi sử dụng biện pháp điệp để miêu tả cho
người đọc đường lên Cao Bằng thật khó khăn, trắc trở khi phải vượt qua rất
nhiều đèo. Điệp ngữ “lại vượt” càng cho ta thấy mức độ hiểm trở của Cao Bằng
và đồng thời là ý chí kiên cường của những dân nơi đây.

Chỉ trong 4 câu thơ mà nhà thơ Trung Thông đã vẽ nên bức tranh về
con đường lên Cao Bằng một vùng núi non thật hiểm trở khi phải vượt qua 3
con đèo cao thì mới tới nơi. Một vùng đất núi non trùng trùng, điệp điệp với rất
nhiều thách thức, thú vị cho chúng ta khám phá.
Ở câu hỏi 2 ta sẽ giữ nguyên câu hỏi và thêm vào một câu hỏi nhỏ để
giúp các em thấy rõ hơn về ý nghĩa của cách dùng từ.
Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên sự mến khách,
sự đôn hậu của người Cao Bằng ? Việc lặp lại từ ở đây mang lại ý nghĩa gì ?
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.

- Đề xuất các phương án trả lời của học sinh :
Những từ ngữ và chi tiết cho thấy người dân Cao Bằng rất mến khách,
đôn hậu là : chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối
trong.
Hình ảnh người dân Cao Bằng mến khách được tác giả miêu tả qua các
từ ngữ chị rất thương, em rất thảo ghi lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc
thông qua các sử dụng điệp từ “rất”. Từ “rồi đế ” được nhắc lại hai lần làm chúng
ta nhận ra một điều không chỉ những người chị, người em mà tất cả những người
dân nơi đây đều nhiệt tình, mến khách.
 Khi dạy học đọc hiểu bài Đất nước – Nguyễn Đình Thi (TV5, tập 1)
Hệ thống câu hỏi:
18


Câu 1: “ Những ngày thu đã xa” được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà
buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó.
Câu 2: Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ

ba đẹp như thế nào?
Câu 3: Lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của
dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối?
Câu 4: Học thuộc lòng bài thơ.
- Đề xuất điều chỉnh câu hỏi:
Đối với câu hỏi 3 mới chỉ giúp các em nhận diện những từ ngữ hình ảnh
về lòng tự hào về đất nước chứ chưa giúp các em tự nhận ra ý nghĩa của khổ thơ
muốn nêu lên đó là sự khẳng định hào hùng về chủ quyền của nước ta, lòng yêu
nước, sự tự hào dân tộc. Chúng tôi xin đưa ra câu hỏi điều chỉnh nhàm nâng
mức độ đọc hiểu của câu hỏi lên mức hồi đáp để học sinh nêu bật ý nghĩa của
khổ thơ, cũng như nêu lên giá trị thẩm mỉ của biện pháp tu từ có trong khổ thơ
mang lại.
Khi khai thác nội dung của hai khổ thơ cuối bài Đất nước:

Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa như vọng nói về.
19


Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý như sau:
+

Tìm trong hai khổ thơ cuối những từ ngữ được lặp lại.


+ Việc lặp lại các từ ngữ đó mang lại giá trị gì về ý nghĩa?
- Dự kiến các câu trả lời:
Việc lặp lại cụm từ “ đây của chúng ta” nhằm khẳng định chủ quyền của
đát nước.
Đất nước ta hoàn toàn độc lập, hoà bình, thống nhất. Đồng thời tác giả
cũng muốn nói lên lòng tự hào về đát nước tự do, những con người bất khuất
kiên cường.
Lòng tự hào dân tộc, tự hào về những con người Việt Nam bất khuất kiên,
cường đã được tác giả lột tả khá rõ nét ở 2 khổ thơ cuối thông qua biện pháp
“điệp” cụm từ “đây là của chúng ta”. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp
về đất nước Việt Nam hoà bình, giàu đẹp với những ngả đường bát ngát, cánh
đồng thơm mát, những dòng sông đỏ nặng phù sa.
2.3.3. Thiết kế một số dạng bài tập bổ trợ có sử dụng biện pháp điệp
* Mục đích

Theo lí thuyết hoạt động thì năng lực được hình thành trên quá trình luyện
tập lâu dài theo cách thức lặp đi lặp lại nhiều lần, là bước phát triển cao của kĩ
năng. Quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Việc bồi dưỡng năng lực
cũng như vậy. Muốn có năng lực nhận diện và tiếp nhận giá trị thẩm mĩ thì phải
có hệ thống bài tập hỗ trợ đa dạng, phong phú. Mặt khác do đặc điểm tư duy của
học sinh còn hạn chế nên nhiều em còn gặp khó khăn trong việc tiếp nhận giá trị
thẩm mĩ. Có thể các em nhận diện biện pháp tu từ nhưng lại lúng túng khi diễn
giải, lí giải giá trị thẩm mĩ, tác dụng, nét đặc sắc khi sử dụng. Những bài tập hỗ
trợ dạy học biện pháp tu từ là công cụ hữu ích giúp các em phát triển năng lực
nhận diện và tiếp nhận.
20


* Quy trình


Bước 1: Xác định mục đích của bài tập
Cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài tập để có định hướng nhất định
khi xây dựng.
Bước 2: Lựa chọn hình thức thể hiện bài tập
Dựa vào hình thức trình bày, có thể chia bài tập thành 2 loại: bài tập dùng
câu hỏi tự luận và bài tập trắc nghiệm (đúng/ sai, điền khuyết, ghép nối, nhiều lựa
chọn...). Việc sử dụng dạng bài tập nào tuỳ thuộc vào bài, trình độ học sinh. Cũng
cần quan tâm đến đối tượng thực hiện làm theo cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp sao cho
phù hợp với dạng bài.
Bước 3: Biên soạn bài tập
Việc biên soạn bài tập cần sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, khoa học.
Cấu trúc bài tập chặt chẽ, logic, đúng đắn.
Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa
Biên soạn đáp án, kiểm tra tính đúng đắn, khả thi của bài tập.
* Một số dạng bài tập
• Thi tìm những câu thơ, câu văn, có dùng điệp ngữ
* Một số ví dụ tiêu biểu:
a)

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên
...
(Hành trình của bầy ong-TV5 tập 1, Nguyễn Đức Mậu)

21



b) Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời
( Về thăm nhà Bác – Nguyễn Đức Mậu)
c) Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Có vừng đông
Đang chờ đón
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón...
• Thực hành làm một số bài tập
* Dạng 1:Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa,
tác dụng của “tín hiệu” ấy
- Ví dụ: Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác
dụng của những điệp ngữ đó. (Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)
a) Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
( Đất nước – Nguyễn Đình Thi, TV5/ tập 2)
b) Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long
lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy
nồng nàn với những bôn hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

(Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách)
c) Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
22


Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, rông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tầm lòng
(Đi cấy – Ca dao)
= > Sau đây là kết quả bài làm của một số học sinh:
a) Lòng tự hào dân tộc, tự hào về những con người Việt Nam bất khuất kiên, cường đã
được tác giả lột tả khá rõ nét ở 2 khổ thơ cuối thông qua biện pháp “điệp” cụm từ “đây là của
chúng ta”. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về đất nước Việt Nam hoà bình, giàu
đẹp với những ngả đường bát ngát, cánh đồng thơm mát, những dòng sông đỏ nặng phù sa.

b) Tả cảnh đẹp của Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách có viết: “Thoắt cái lá
vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu... hiếm quí.” “ Thoắt cái” là từ chỉ thời gian. Việc
lặp lại từ này tới ba lần trong đoạn văn có tác dụng gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng
và nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian. Du khách đến Sa Pa không những
được tận hưởng cảnh đẹp nên thơ mà còn được chứng kiến sự biến đổi huyền ảo của
thời tiết ở đó.
c) Trong bài ca dao đó, điệp ngữ trông có tác dụng nhấn mạnh được ý nghĩa sâu
sắc: người đi cấy phải luôn tính toán, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để công việc
đạt kết quả tốt và bản thân được yên lòng.
* Dạng 2: Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu
văn có dùng điệp ngữ
a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh:..........rất non tơ của đồng lúa,..........thật
đậm đà của bãi ngô,..........đến mượt mà của thảm cỏ.

b) Hoa hồng ......gần, hoa huệ .......xa, hoa nhài......đây đó. hương thơm tỏa lan
khắp vườn.
* Dạng 3: Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh
và gợi cảm xúc cho người đọc
a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân
mật làng tôi.
=> Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và yêu cả
lũy tre thân mật làng tôi.
b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá!
23


×