i
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, Quý thầy cô
giáo trường Đại học Thương Mại đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những
kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học ở trường, làm cơ
sở để em để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này cũng như làm nên tảng cho em
bước vào thực tiễn sau này.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè cùng Ban lãnh đạo
Công ty TNHH công nghệ sao Vega cùng các anh chị, và các bạn đồng nghiệp đã
ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em thực tập, điều tra khảo sát để có dữ liệu
viết chuyên đề.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo
Thạc sĩ Phạm Tuấn Anh đã tận tụy hướng dẫn, động viên, khích lệ và giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực tập và hoàn thiện chuyên đề.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều
thành công trong công tác giảng dạy và nghiên cứu. Chúc các anh chị trong Công ty
luôn mạnh khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chúc công ty làm ăn ngày một
phát triển hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
PHẦN MỞĐẦU........................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài.................................................................................................................1
1.2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho..................................................................4
Tác dụng của kỹ thuật phân tích ABC:.........................................................................7
2.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh....................................................................31
2.4. Chu trình quản lý hàng tồn kho công ty TNHH công nghệ sao Vega..........................36
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
ii
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
2.5.1. Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho thông qua một số chỉ số tài chính............40
Không thể phủ nhận tính ưu việt của những chỉ số tài chính trong việc đánh giá định
tính và định lượng về một hoạt động nào đó của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả
quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH công nghệ sao Vega ta cũng bắt đầu từ các
chỉ số này......................................................................................................................40
(Trích BC tài chính công ty TNHH công nghệ sao Vega)..........................................42
2.5.2. Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho thông qua hệ thống kiểm soát hàng tồn kho
tại công ty TNHH công nghệ sao Vega...............................................................................44
2.5.3. Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH công nghệ sao Vega qua
các mô hình dự trữ..............................................................................................................45
Em xin chân thành cám ơn!.............................................................................................58
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
iii
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
PHẦN MỞĐẦU........................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài.................................................................................................................1
1.2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho..................................................................4
Tác dụng của kỹ thuật phân tích ABC:.........................................................................7
2.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh....................................................................31
2.4. Chu trình quản lý hàng tồn kho công ty TNHH công nghệ sao Vega..........................36
2.5.1. Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho thông qua một số chỉ số tài chính............40
Không thể phủ nhận tính ưu việt của những chỉ số tài chính trong việc đánh giá định
tính và định lượng về một hoạt động nào đó của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả
quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH công nghệ sao Vega ta cũng bắt đầu từ các
chỉ số này......................................................................................................................40
(Trích BC tài chính công ty TNHH công nghệ sao Vega)..........................................42
2.5.2. Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho thông qua hệ thống kiểm soát hàng tồn kho
tại công ty TNHH công nghệ sao Vega...............................................................................44
2.5.3. Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH công nghệ sao Vega qua
các mô hình dự trữ..............................................................................................................45
Em xin chân thành cám ơn!.............................................................................................58
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
iv
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
SVTH: Nguyễn Thu Phương
TÊN VIẾT
TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ
BC
Báo cáo
CĐKT
Cân đối kế toán
CTCP
Công ty cổ phần
ĐVT
Đơn vị tính
HTK
Hàng tồn kho
LN
Lợi nhuận
MB
Mẫu biểu
SĐ
Sơ đồ
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
1
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hàng tồn kho của công ty TNHH công nghệ sao Vega có xu hướng tăng qua các
năm từ 30%-60% mỗi năm, vì công ty TNHH công nghệ sao Vega kinh doanh chính
là máy tính, viết phần mềm, ứng dụng công nghệ nên hàng tồn kho của công ty phần
lớn là trang thiết bị công ty mua về phục vụ cho việc kinh doanh, viết phần mềm, và
những phần mềm đã viết ra nhưng chưa tìm được khách hàng hay khách hàng đã đặt
nhưng không lấy. Lượng hàng tồn kho nhiều làm ứ đọng vốn kinh doanh, mất thêm
chi phí bảo quản kho, đồng thời làm hiệu quả sử dụng vốn không cao.
Hiện nay, công tác quản lý hàng tồn kho đươc đánh giá là một khâu rất quan
trọng quản trị doanh nghiệp, những đôi khi nó lại không được coi trọng, quan tâm
đúng mức trong các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh
vực kinh doanh máy tính, linh kiện máy tính và các phần mềm ứng dụng nói riêng.
Chính vì vấn đề như vậy, nên em quyết định chọn đề tài” QUẢN TRỊ HÀNG TỒN
KHO CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SAO VEGA” để góp phần có cái
nhìn tổng quát về công tác quản lý hàng tồn kho của công ty về lĩnh vực máy tính,
phần mềm máy tính từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản
trị này.
2.Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu và phân tích hoạt động quản lý hàng tồn kho, đánh giá thực trạng
quản trị hàng tồn kho của công ty TNHH công nghệ sao Vega từ năm 2012-2014.
- Phân tích các nhân tố môi trường kinh doanh tác động đến quản trị hàng tồn
kho của công ty TNHH công nghệ sao Vega.
- Nhận dạng các thành công, các vấn đề tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại
trong quản trị hàng tồn kho của công ty TNHH công nghệ sao Vega.
- Trên cơ sở các phân tích thực trạng, kết hợp với phân tích các yếu tố môi
trường kinh doanh của công ty TNHH công nghệ sao Vega, đề xuất hướng giải
quyết các vấn đề tồn tại trong quản trị hàng tồn kho của Công ty TNHH công nghệ
sao Vega.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Thực trạng quản trị hàng tồn kho của công ty TNHH công nghệ sao Vega.
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
2
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
+ Các yếu tố môi trường kinh doanh tác động tới quản trị hàng tồn kho của
công ty TNHH công nghệ sao Vega.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: khóa luận được nghiên cứu tại công ty TNHH công nghệ sao
Vega.
+ Về mặt thời gian: trong 3 năm từ 2012 đến 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp suy luận: để phát hiện ra các lý thuyết mới, mà chủ yếu suy
luận từ các mô hình, các lý thuyết có sẵn nhằm luận giải các vấn đề đặt ra trong
thực tiễn quản trị tại công ty.
- Các phương pháp sử dụng trong phân tích: Sử dụng phương pháp phân tích
nhân tố, sử dụng mô hình SWOT hoặc TOWS.
- Các phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng các phương pháp thống kê như:
tổng hợp, phân tích (sử dụng các chỉ tiêu, chỉ số, phân tích xu hướng), đối chiếu
giữa kế hoạch với thực hiện, đối chiếu giữa công ty TNHH công nghệ sao Vega với
các chỉ số tổng quát.
5. Kết cấu khóa luận:
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ và hình vẽ,
danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của khóa luận được kết cấu chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết cơ bản về quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản trị hàng tồn kho của công ty TNHH công nghệ sao
Vega .
Chương 3: Các phát hiện nghiên cứu và một số hướng giải quyết.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1
Một số khái niệm liên quan tới quản trị hàng tồn kho
1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho
* Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02
Hàng tồn kho: Là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường.
- Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang.
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
3
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng cho quá trình sản xuất,
kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,
hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến.
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa
làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
- Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã
mua đang đi trên đường.
* Theo quan điểm của quản trị tài chính doanh nghiệp.
Hàng tồn kho được định nghĩa như sau:
“ Hàng tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp lưu trữ sản xuất hoặc
để tiêu thụ. Trong các doanh nghiệp, tồn kho dự trữ tồn tại dưới các dạng:
- Nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất.
- Sản phẩm dở dang và bán thành phẩm.
- Thành phẩm chờ tiêu thụ”.
Hàng tồn kho là bất kì nguồn nhàn rỗi nào được giữ để sử dụng trong tương
lai. Bất kì lúc nào mà ở đầu vào hay đầu ra của một doanh nghiệp có các nguồn
không sử dụng ngay khi nó sẵn sàng, tồn kho sẽ xuất hiện.(Theo trang web
)
1.1.2 Khái niệm quản trị hàng tồn kho
Quản trị hàng tồn kho là một công tác quản trị nhằm:
- Đảm bảo cho hàng hóa có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trình
bán ra bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh bị ứ đọng
hàng hóa.
- Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng, góp phần làm
giảm hư hỏng, mất mát hàng hóa gây tổn thất về tài sản cho doanh nghiệp.
- Đảm bảo cho lượng vốn doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức
độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí bảo quản
hàng hóa.
Quản trị hàng tồn kho là một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài
chính doanh nghiệp.
(Theo trang web và theo trang web www.saga.vn – trang thông
tin tài chính)
1.1.3 Các thuật ngữ có liên quan:
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
4
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
- Chính sách tồn kho: là các chính sách mà các nhà quản lý sản xuất, quản lý
marketing và quản lý tài chính phải làm việc cùng nhau để đạt được sự thống nhất,
để có sự cân bằng các mục tiêu khác nhau như: giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí
tồn kho và tăng khả năng đáp ứng cho khách hàng.
- Kiểm soát tồn kho: là quá trình theo dõi, giám sát hàng tồn kho của công ty.
- Nguyên vật liệu: là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến
dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu
gồm: Nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,vật liệu
và thiết bị xây dựng cơ bản. (Theo quan điểm kế toán)
- Chi phí đặt hàng: bao gồm các chi phí giao dịch, vận chuyển và chi phí giao
nhận hàng, chi phí đặt hàng được tính cho mỗi lần đặt hàng khi doanh nghiệp đặt
hàng từ bên ngoài, chi phí đặt hàng bao gồm: chi phí chuẩn bị một yêu cầu mua
hàng, chi phí để lập được một đơn đặt hàng như chi phí thương lượng, chi phí nhận
và kiểm tra hàng hóa, chi phí vận chuyển và chi phí trong thanh toán (Theo nguồn
/>- Chi phí lưu kho (hay chi phí bảo quản ): Chi phí lưu kho bao gồm tất cả các
chi phí lưu trữ hàng hóa trong kho một khoản thời gian xác định trước .Chi phí lưu
giữ được tính trên mỗi đơn vị hàng lưu kho hoặc được tính bằng tỷ lệ phần trăm
trên giá trị hàng lưu kho trong một thời kỳ, chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do
hàng tồn kho bị lỗi thời, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế, chi phí đầu tư vào hàng tồn
kho* Chi phí lưu giữ
(Theo nguồn />- Hàng hóa để bán: Hàng hoá là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp
mua về với mục đích để bán (Bán buôn và bán lẻ) (Theo quan điểm của tài chínhkế toán)
1.2 Nội dung và mô hình quản trị hàng tồn kho
1.2.1
Nội dung quản trị hàng tồn kho:
1.2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho.
Đối với các mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộc
vào:
- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
5
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thường bao gồm 3 loại:
dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ (đối với các doanh
nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ).
- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.
- Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật
liệu với doanh nghiệp.
- Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.
- Giá cả của các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu cung ứng.
Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các nhân
tố ảnh hưởng bao gồm:
- Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản
phẩm.
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
- Trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Đối với mức tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm thường chịu ảnh
hưởng của các nhân tố:
- Sự phối hợp giữa khấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp.
Để minh họa cho vấn đề nêu trên chúng ta xét một bảng phân loại ABC trên
cơ sở giá trị hàng năm của 10 loại hàng tồn kho ở một công ty sau đây:
Bảng 1.1: Giá trị hàng năm của các món hàng
Giá trị hàng
Món hàng
1
2
Nhu cầu hàng Giá mua mỗi đơn năm của các món % so với tổng giá
năm (đơn vị)
5.000
1.500
SVTH: Nguyễn Thu Phương
vị (ngàn đồng) hàng (ngàn đồng)
trị hàng năm
15
75.000
2,9%
80
120.000
4,7%
Lớp: 16K - SB
6
Khóa luận tốt nghiệp
3
4
5
6
7
8
9
10
10.000
6.000
7.500
6.000
5.000
4.500
7.000
3.000
105
20
5
136
7,5
12,5
25
20
Tổng
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
1.050.000
120.000
37.500
816.000
37.500
56.250
175.000
60.000
2.547.250
41,2%
4,7%
1,5%
32,0%
1,5%
2,2%
6,9%
2,4%
100%
Nhìn vào bảng 1.1 ta thấy: Món hàng 3 và 6 có giá trị chiếm tời 73,2% tổng
giá trị. Trong khi đó các món hàng 1,5,7,8,10 chỉ chiếm 10,5% tổng giá trị. Các
món hàng còn lại 2,4 và 9 chiếm 16,3% tổng giá trị.
Như vậy, việc xếp hạng ABC cho các loại hàng hoá ở trên được thể hiện trong
bảng dưới đây:
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
7
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
Bảng 1.2 : Xếp hạng ABC cho hàng tồn kho
Số thứ tự các
% so với tổng giá
% so với tổng số lượng
Nhóm hàng
món hàng
trị hàng năm
hàng tồn kho
A
3; 6
73,2
20
B
2; 4; 9
16,3
30
C
1; 5; 7; 8; 10
10,5
50
100%
100%
Tổng số
Tác dụng của kỹ thuật phân tích ABC:
(1)
Đầu tư có trọng tâm khi mua hàng. Chẳng hạn, ta phải dành các
nguồn tiềm lực để mua hàng nhóm A nhiều hơn so với nhóm C;
(2)
Xác định các chu kỳ kiểm toán khác nhau cho các nhóm khác nhau:
+ Đối với loại hàng tồn kho thuộc nhóm A, việc tính toán phải được thực
hiện thường xuyên, thường là mỗi tháng một lần;
+ Đối với loại hàng tồn kho thuộc nhóm B sẽ tính toán trong chu kỳ dài
hơn, thường là mỗi quý một lần;
+Đối với loại hàng tồn kho thuộc nhóm C thường tính toán 6 tháng 1 lần.
Chúng ta có thể khảo sát về chu kỳ tính toán qua ví dụ 1.1 dưới đây:
Ví dụ 1.1: Công ty A có khoảng 5.000 loại hàng được phân nhóm theo kỹ
thuật phân tích ABC. Nhóm hàng A gồm 500 loại, nhóm hàng B gồm 1.750 loại,
nhóm hàng C gồm 2.750 loại. Công ty quy định chu kỳ kiểm toán là: Nhóm A:
1 tháng/1 lần; Nhóm B: 1 quý/1 lần; Nhóm C: 6 tháng/1 lần.
Nếu số ngày làm việc trong tháng được quy định là 20 ngày, thì có bao nhiêu
loại hàng được tính toán, kiểm toán mỗi ngày?
Như vậy, lượng hàng phải kiểm toán mỗi ngày được tính toán trong bảng sau:
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
8
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
Bảng 1.3: Kế hoạch quản lý hàng tồn kho
Nhóm hàng Số lượng
Lượng hàng phải kiểm
toán mỗi ngày
500/20 = 25 loại/ngày
A
500
Chu kỳ kiểm toán
Mỗi tháng (20 ngày)
B
1.750
Mỗi quý (60 ngày)
1.750/60 = 29 loại/ngày
C
2.750
6 tháng (120 ngày)
2.750/120 = 23 loại/ngày
Tổng cộng
77 loại/ngày
(3)
Giúp nâng cao trình độ của nhân viên giữ kho (do họ thường xuyên
thực hiện các chu kỳ kiểm toán của từng nhóm hàng;
(4)
Có được các báo cáo tồn kho chính xác. Đương nhiên mức độ
chính xác tuỳ thuộc vào giá trị hàng tồn kho;
(5)
Có thể áp dụng các phương pháp dự báo khác nhau cho các nhóm
hàng khác nhau. Nhóm A phải được dự báo cẩn thận hơn các nhóm B và C
(chẳng hạn mặt hàng giản đơn thì áp dụng phương pháp dự báo bình quân giản
đơn…)
1.2.1.2 Mô hình lượng đặt hàng hiệu quả (EOQ)
Là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử dụng nó để
tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.
Ưu điểm: là một công thức xác định đơn giản, ngắn gọn, dễ sử dụng mà tại đó
có sự kết hợp của đơn hàng, chi phí và chi phí hàng tồn kho thực là ít nhất.
Nhược điểm:
- Nhu cầu phải biết trước và nhu cầu không đổi
- Phải biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận được hàng và
thời gian đó không đổi.
- Lượng đặt hàng của mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và
được thực hiện ở một thời điểm đã định trước
Mô hình EOQ được áp dụng dựa trên các giả thiết:
- Nhu cầu cả năm phải biết trước và không đổi
- Phải biết trước chu kỳ đặt hàng, chu kỳ đặt hàng ngắn và không thay đổi
- Lượng hàng của một đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và
được thực hiện trong một thời điểm đã định.
- Không tiến hành khấu trừ theo sản lượng
- Duy nhất chỉ có 2 loại chi phí là chi phí đặt hàng (bao gồm các chi phí như
tìm nguồn cung ứng, chuẩn bị sản xuất thử… và các định phí khác) và chi phí tồn
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
9
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
trữ (chi phí kho bãi, lãi trả ngân hàng… và các biến chi phí khác).
Với giả thiết trên, mô hình EOQ đưa ra công thức tính toán sản lượng đơn
hàng tối ưu cảu mỗi đơn hàng (ký hiệu Q*) theo công thức (1) và tổng chi phí tồn
kho tối thiểu (ký hiệu C*) theo công thức (2) sau đây:
Q*
(1)
C*=
+
(2)
Trong đó:
D: nhu cầu nguyên vật liệu cả năm
S: chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng
H: chi phí tồn trữ tính cho một đơn vị sản phẩm
Sơ đồ 1.2: Mô hình EOQ
Xác định thông số cơ bản của mô hình EQQ
- Lượng đặt hàng tối ưu:
Mục tiêu của các mô hình dự trữ đều nhằm tối thiểu hoá tổng chi phí dự trữ
Khi nghiên cứu về chi phí hàng tồn kho ta đã có phương trình
TIC = H
D
Q
+S
Min (1)
Q
2
Xét phương trình (1), ta lấy vi phân TIC theo Q. Từ đó ta có thể tính được
lượng hàng cung ứng mỗi lần tối ưu Q* như sau
Q* =
2 DS
H
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
10
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
Như vậy, lượng dự trữ tối ưu hay lượng đơn hàng tối ưu Q* sẽ là 1 lượng
xác định sao cho tại đó tổn chi phí TIC là nhỏ nhất. Q* tối ưu tại điểm có chi phí đặt
hàng và chi phí tồn trữ ( chi phí cơ hội ) bằng nhau.
Công thức này được thể hiện qua đồ thị sau:
chi
phí
Chi phí lưu kho H.
TIC
TIC’ = 0
Chi phí đặt hàng S.
O
Sơ đồ 1.3 : mối quan hệ giữa các loại chi phí tồn kho
Q*Khối lượng dự trư
Gọi S là lượng hàng tiêu thụ trong kỳ nên số lần đặt hàng trong kỳ là:
S
Q
Gọi O là chi phí cho mỗi lần đặt hàng thì tổng chi phí đặt hàng trong kỳ là:
S
xO
Q
Gọi T là tổng chi phí thì :
T=
S
Q
xC+ xO
Q
2
Từ công thức trên ta có thể tính toán được số lượng vật tư, hàng hóa tối đa
mỗi lần cần hợp đồng cung cấp như sau :
Đạo hàm 2 vế theo biến Q ta có :
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
11
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
OxS
d (T )
C
=
= 2
Q
d (Q )
2
Tổng chi phí tồn kho dự trữ sẽ là tối thiểu khi
d (T )
= O , khi đó
d (Q )
SxO
C
= 2
Q
2
Q2 =
2( SxO)
C
Gọi Q* là lượng hàng dự trữ tối ưu, tức tại Q* là lượng hàng cho chi phí
thấp nhất dẫn đến.
2 SO
C
Q* =
Đây cũng chính là số lượng vật tư, hàng hóa tối đa mỗi lần cung cấp
(Q max = Q* )
Một thông tin khác cũng rất hữu dụng và đôi lúc được sử dụng thay thế là
độ dài thời gian dự trữ tối ưu của một chu kỳ hàng tồn kho: Đó là khoảng thời gian
giữa 2 lần đặt hàng kế tiếp nhau. Gọi T* là thời gian dự trữ tối ưu được tính bằng
cách lấy số lượng đặt hàng tối ưu Q* chia cho nhu cầu sử dụng hàng tồn kho bình
quân 1 ngày tức là S/365 (giá trị rằng một năm có 365 ngày), đơn vị tính là ngày. Ta
có công thức sau:
T* =
Q*
S / 365
Công thức trên cũng có thể được viết lại như sau
T* =
365 xQ *
S
1.2.1.3 Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ – Production Order
Quantity Model)
Mô hình này được áp dụng trong trường hợp lượng hàng được đưa đến một
cách liên tục, hàng được tích lũy dần trong một kỳ sau khi đơn hàng được ký kết,
khi những sản phẩm vừa được sản xuất vừa được bán ra một cách dồng thời. Trong
những trường hợp như thế chúng ta phải quan tâm đến mức sản xuất hàng ngày của
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
12
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
nhà sản xuất và nhà cung ứng.
Vì mô hình này đặc biệt thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
người đặt hàng nên nó được gọi là mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất.
Trong mô hình này được xây dựng trên các giả thiết sau:
- Nhu cầu cả năm phải biết trước và không thay đổi
- Phải biết trước chu kỳ đặt hàng, chu kỳ đặt hàng ngắn và không thay đổi
- Lượng hàng của một đơn hàng có thể được thực hiện trong nhiều chuyến
hàng ở những thời điểm đã định trước
- Sự thiếu hụt trong tồn kho hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn hàng được
thực hiện đúng thời gian
- Không tiến hàng khấu trừ theo sản lượng
- Duy nhất chỉ có 2 loại chi phí là chi phí đặt hàng (bao gồm các chi phí như
tìm nguồn cung ứng, chuẩn bị sản xuất thử… và các định phí khác) và chi phí tồn
trữ (chi phí kho bãi, lãi trả ngân hàng… và các biến phí khác).
Nếu ta gọi:
Q: sản lượng của đơn hàng
H: chi phí tồn trữ cho một đơn vị tồn kho mỗi năm
P: mức độ sản xuất (cũng là mức độ cung ứng hàng ngày)
d: nhu cầu sử dụng hàng ngày
t: độ dài của thời kỳ sản xuất để tạo đủ số lượng cho đơn hàng (thời gian cung
cấp đủ số lượng đơn hàng
Mô hình POQ có dạng như sau:
Sơ đồ 1.4: Mô hình POQ
Chúng ta biết rằng:
Chi phí tồn trữ hàng năm = mức tồn kho trung bình * chi phí tồn trữ mỗi đơn
vị tồn kho trong năm
Mức tồn kho trung bình = mức tồn kho tối đa
Tức là: Chi phí tồn trữ hàng năm = mức tồn kho tối đa * chi phí tồn trữ mỗi
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
13
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
đơn vị tồn kho trong năm.
Mức tồn kho tối đa = tổng số đơn vị hàng được cung ứng trong thời gian t –
tổng số đơn vị hàng được sử dụng trong thời gian t.
Vậy: Mức tồn kho tối đa = P.t – d.t
Mặt khác chúng ta có: Q = P.t (sản lượng một đơn hàng bằng tích số cảu số
ngày cung ứng với số lượng cung ứng trong mỗi ngày)
Từ đó suy ra:
t=
Thế vào biểu thức tính mức tồn kho tối đa:
Mức tồn kho tối đa = P. QP - d .QP = Q(1- dP )
Như đã trình bày ở trên chúng ta có thể tính chi phí tồn trữ hàng năm (bằng
tích số của mức tồn kho tối đa chia 2 và nhân với chi phí tồn trữ cho 1 đơn vị hàng
trong năm) như sau:
Chi phí tồn trữ hàng năm = Q2 ( 1- dP ).H
Để tìm được sản lượng tối ưu chúng ta cho:
Chi phí tồn trữ hàng năm = chi phí đặt hàng hàng năm
Có nghĩa:
1.2.1.4.Mô hình tồn kho bằng không (JIT – Just In Time inventory system)
Hệ thống quản lý hàng tồn kho Just – In – Time là một phần của quá trình
quản lý sản xuất nhằm mục đích giảm thiểu chi phí hoạt động và thời gian sản
xuất bằng cách loại bỏ bớt những công đoạn kém hiệu quả gây lãng phí. Hệ
thống cung ứng đúng thời điểm (tồn kho bằng 0) được dựa trên những ý tưởng cho
rằng tất cả các mặt hàng cần thiết có thể được cung cấp trực tiếp cho các giai đoạn
hoạt động sản xuất kinh doanh một cách chính xác cả về thời điểm giao hàng lẫn số
lượng hàng được giao thay vì phải dự trữ thông qua tồn kho:
Có 3 yếu tố chủ yếu để thực hiện thành công hệ thống JIT:
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
14
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
- Một là, doanh nghiệp phải biết gắn liền với nhà cung cấp có quan hệ với
doanh nghiệp bằng các hợp đồng dài hạn. Bởi lẽ có 1 hệ thống JIT, một doanh
nghiệp sẽ bị tổn hại nặng nề nếu sự cung cấp dừng đột ngột. Các nhà cung cấp thiếu
trách nhiệm cũng phải bị loại trừ.
- Hai là, những nhà cung cấp được chọn phải sẵn sàng thực hiện việc cung cấp
thường xuyên nhu cầu của doanh nghiệp dù là lượng hàng lớn hoặc nhỏ. Người
cung cấp phải sẵn sàng thực hiện việc cung cấp nhiều lần trong một ngày với số
lượng chính xác như yêu cầu của người mua thay cho việc cung cấp hàng tuần hay
hàng tháng.
- Ba là, doanh nghiệp phải triển khai hệ thống kiểm tra chất lượng hàng hóa.
Do hàng hóa được tiêu thụ ngay nên chất lượng phải được đảm bảo ngay từ khâu
mua. Bên cạnh việc cung cấp nguyên vật liệu kịp thời, chính xác thì chất lượng
nguyên vật liệu cũng phải đáp ứng yêu cầu.
Bản chất của hệ thống JIT là một dòng sản phẩm đi qua hệ thống với lượng
tồn kho nhỏ nhất và có xu hướng tiến sát mức đơn vị, tối ưu nhất là lượng tồn kho
bằng không.
Ưu điểm: Đem lại một số lợi ích cho các doanh nghiệp như:
+ Tồn kho của nhiều loại nguyên vật liệu và thành phẩm giảm đáng kể, tiết
kiệm chi phí do không phải ứ đọng vốn, số tiền đầu tư hàng tồn kho cũng giảm do
đó có thể được sử dụng cho mục đích khác của doanh nghiệp.
+ Giảm nhu cầu về mặt hàng, kho bãi dùng để chứa hàng tồn nay có thể dùng
vào việc khác.
+ Có tính linh động cao trong phối hợp mua bán.
+ Tạo áp lực để xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp.
Nhược điểm:
+ Nguy cơ xảy ra rủi ro là rất lớn vì không phải lúc nào nhà cung ứng cũng có
thể cung cấp kịp thời nguyên vật liệu hàng hóa cho doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp có lịch tiếp nhận nguyên vật liệu và phân phối thành phẩm rất
phức tạp, hệ thống kiểm soát, điều hành hoạt động rất khó khăn và đòi hỏi rất cao
với nhiều điều kiện.
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
15
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho
1.3.1 Nhân tố môi trường kinh doanh bên ngoài
1.3.1.1 Nhân tố môi trường vĩ mô:
* Môi trường kinh tế: Các yếu tố của nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ
lạm phát hay tỷ giá ảnh hưởng đến kết quả của công tác quản trị hàng tồn kho.
+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Trong nền kinh tế có các giai
đoạn tăng trưởng kinh tế khác nhau ảnh hưởng đến chi tiêu dùng của người dân từ
đó tác động đến quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện
nền kinh tế tăng trưởng cao tạo động lực cho đầu tư mở rộng hoạt động của doanh
nghiệp mình do vậy lượng đặt hàng tồn kho cũng tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh
tế trong tình trạng suy thoái làm giảm tiêu dùng, số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm từ
đó doanh nghiêp buộc phải giảm lượng hàng sản xuất cũng như tồn kho.
+ Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát là một nhân tố quan trọng ảnh
hưởng tới công tác quản trị hàng tồn kho. Khi lạm phát quá cao không khuyến
khích tiết kiệm và ảnh hưởng tới đầu tư, sức mua của xã hội giảm sút. Kéo theo đó
là sự khan hiếm của hàng hóa và giá cả ngày càng tăng cao làm cho việc dự trữ
hàng cũng trở nên khó khăn.
+ Lãi suất và xu hướng lãi suất: Khi lãi suất thấp thì việc tiếp cận nguồn vốn
của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, khi đó doanh nghiệp chủ động trong việc
đầu tư sản xuất kinh doanh và thu mua hàng tồn kho. Và ngược lại, khi lãi suất cao,
khó tiếp cận với các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tài chính từ đó
doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp quy mô, hạn chế đầu tư, hạn xuất kinh doanh, hạn chế
lượng tồn kho.
* Môi trường chính sách pháp luật:
Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các quy định, các xu hướng
ngoại giao của chính phủ, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và
trên toàn thế giới. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, thuế,
cho vay, an toàn, vật giá, quảng cáo nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường v.v...
* Môi trường văn hóa – xã hội:
Trong môi trường văn hóa – xã hội, các nhân tố nổi lên giữ vai trò đặc biệt
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
16
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
quan trọng là tập quán, lối sống, tôn giáo. Các nhân tố này được coi là "hàng rào
chắn" các hoạt động giao dịch thương mại. Thị hiếu và tập quán của người tiêu
dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì ngay cả trong trường hợp hàng hóa thực
sự có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó
được họ chấp nhận. Chính thị hiếu, tập quán người tiêu dùng mang đặc điểm riêng
của từng vùng, từng dân tộc và phản ánh yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn giáo của từng
địa phương, từng quốc gia.
* Môi trường tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, thiên tai… những yếu tố này tác động
trực tiếp đến hàng tồn kho từ khâu bảo quan đến khâu vận chuyển tiêu dùng từ đó
ảnh hưởng đến việc quản trị hàng tồn kho.
1.3.1.2 Nhân tố môi trường ngành:
* Khả năng cung cấp của các nhà cung cấp:
Nhà cung cấp là người cung ứng nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp. Nếu trên thị trường có nhiều nhà cung cấp, các nhà cung cấp có khả
năng cung ứng đều đặn, kịp thời theo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp thì
không cần đến tồn kho nhiều và ngược lại.
*Khách hàng cũng là một nhân tố rất quan trọng, nó quyết định về mức độ
kinh doanh của doanh nghiệp và tất nhiên đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
hàng tồn kho của công ty.
* Nhu cầu thị trường:
Mục đích tồn kho nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất là để đảm bảo cung
ứng bình thường, liên tục đáp ứng nhu cầu sản xuất. Do vậy nhu cầu sản xuất của
thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng hàng tồn kho. Cụ thể: nhu cầu thị
trường đối với hàng vật liệu xây dựng vào mùa khô và mùa mưa rất khác nhau nên
mức tồn cũng phải tăng lên tác động rất lớn đến việc quản trị hàng tồn kho.
* Hệ thống và chu kỳ vận chuyển:
Đây cũng là nhân tố cần tính đến khi xác định nhu cầu tồn kho nguyên vật
liệu. Bởi lẽ nếu một doanh nghiệp nằm trong khu vực có điều kiện vận chuyển khó
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
17
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
khăn hiểm trở thì phải tính toán lượng hàng tồn kho như thế nào đó để hạn chế việc
đi lại, không thể vận chuyển mua bán thường xuyên như các doanh nghiệp khác
được. Nếu không doanh nghiệp sẽ rất bị động trong hoạt động kinh doanh của mình.
1.3.1.3 Nhân tố môi trường bên trong
+ Văn hóa doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là
một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa,
mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa… chính sự
khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó,
với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc
các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng
tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp trở thành
nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị của
từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa
đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào
việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức – đó là Văn hóa doanh nghiệp (VHDN).
Đây cũng là một nhận tố khá quan trọng trong việc quản trị hàng tồn kho. Xây
dựng làm sao để nhân viên ý thức được việc bảo quản, lưu kho hàng hóa và tầm
quan trọng của công tác quản trị hàng tồn kho đối với toàn doanh nghiệp.
+ Nhân lực:
Nhân lực là yếu tố quyết định đến sản xuất kinh doanh, nó bao gồm một số nội
dung chủ yếu sau:
Ban giám đốc doanh nghiệp
Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp, những người
vạch ra chiến lược, trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện công việc kinh doanh của
doanh nghiệp. Cũng là người quyết định chính sách hàng tồn kho của công ty.
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
18
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
Các cán bộ nhân viên doanh nghiệp
Trình độ tay nghề của nhân viên và lòng hăng say nhiệt tình và sự gắn bó
làm việc của họ là yếu tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Bởi khi tay nghề cao kết hợp với lòng hăng say nhiệt tình lao động thì nhất
định năng suất lao động sẽ tăng trong khi chất lượng sản phẩm được bảo đảm. Đây
là tiền đề để doanh nghiệp có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh.
Và trình độ của nhân viên còn rất quan trong trong việc quản lý, kiểm soát
hàng tồn kho tại doanh nghiệp ở các khâu.
+ Nguồn tài chính:
Quyết định đến việc thực hiện hay không thực hiện bất cứ một hoạt động đầu
tư, mua sắm hay phân phối của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực về tài
chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang
thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cao sức
mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trường.
+ Máy móc thiết bị và công nghệ:
Tình trạng máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất
thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất
lượng sản phẩm, đến giá thành và giá bán sản phẩm.
Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp với một hệ thống máy móc thiết bị
và công nghệ tiên tiến cộng với khả năng quản lý tốt sẽ làm ra sản phẩm có chất
lượng cao, giá thành hạ từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngược lại không một
doanh nghiệp nào mà được coi là có khả năng cạnh tranh cao trong khi trong tay họ
là cả một hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ với công nghệ sản xuất lạc hậu.
Việc sử dụng máy móc trong quản trị hàng tồn kho cũng là điều lưu tâm của
các doanh nghiệp, vì nó mang lại hiệu quả cao trong công việc của nhân viên hàng
ngày và công tác quản trị
+ Hệ thống mạng lưới phân phối của doanh nghiệp
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
19
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được tổ chức, quản lý và điều hành
một cách hợp lý thì nó sẽ là một phương tiện có hiệu quả để tiếp cận khách hàng.
Doanh nghiệp thu hút khách hàng bằng cách trinh phục (hình thức mua bán, thanh
toán, vận chuyển) hợp lý nhất.
Hệ thống mạng lưới phân phối tốt thì doanh nghiệp sẽ phảt triển, lượng hàng
tồn kho ít, quản lý sẽ dễ hơn và quy mô quản lý cũng sẽ quy củ hơn và ngược lại…
+ Uy tín trong kinh doanh
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt càng đòi hỏi các DN phải tạo
dựng cho mình chữ tín trong kinh doanh. Có như vậy DN mới có thể đẩy mạnh tiêu
thụ hàng hoá, thuận lợi trong việc tham gia vào ký kết các hợp đồng kinh tế, nâng
cao sự tín nhiệm đối với ngân hàng và tận dụng được nguồn vốn của họ. Từ đó nâng
cao doanh thu, tăng lợi nhuận, tạo các mối quan hệ tốt đẹp lâu dài. Cũng từ đó
lượng hàng tồn kho sẽ không phải lưu trữ lâu, đỡ tốn nhiều chi phí mang lại kết quả
kinh doanh tốt cho doanh nghiêp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHỆ SAO VEGA.
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Công Nghệ Vegastar
Tên thường gọi: Công ty TNHH Công Nghệ Sao Vega.
Tên tiếng anh : VEGASTAR CO,. LTD
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
Khóa luận tốt nghiệp
20
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
Nơi đăng ký địa điểm kinh doanh: Số 15 ngõ 104, phố Định Công, P. Phương
Liệt, Q. Thanh Xuân, T.P Hà Nội.
Vốn điều lệ:1.500.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỉ, năm trăm triệu đồng Việt
Nam)
Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH ( Công ty có 3 thành viên, trong đó bà
Lê Thị Thanh Hương là thành viên chính).
Điện thoại: 0430 3856 583
Fax: 0430 3855 618
Website: www.vegastar.com.vn
MST: 0101069142
Giấy phép đăng ký kinh doanh: 0101069142 do sở kế hoạch và đầu tư T.P Hà
Nội cấp ngày 06/11/2000.
Mô hình doanh nghiệp : doanh nghiệp nhỏ và vừa
Số lượng nhân viên: 52 người trong đó 12 lao động là nữ
Văn phòng:
- Trụ sở ở Hà Nội: Tòa nhà VP INNOLAND- 15 Trần Xuân Soạn, P. Ngô
Thì Nhậm, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- VPĐD TP HCM: Toà nhà Liên Hoa, số 134/1 Cách Mạng Tháng Tám,
phường 10 , quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mã số thuế văn phòng đại diện : 0101069142-001
+) Lĩnh vực hoạt động
Công ty TNHH công nghệ sao Vega là một doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh trong nhiều lĩnh vực như:
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, nâng cấp, mua bán các loại máy tính, phần mềm
máy tính
- Sản xuất,thiết kế các phần mềm tin học(không bao gồm dịch vụ thiết kế
công trình), cung cấp các dịch vụ gia tăng mạng
- Nghiên cứu,chế tạo,sản xuất,mua bán,lắp đặt,sửa chữa bảo hành cho các
thiết bị,máy móc ngành công nghiệp,nông nghiệp,điện tử,viễn thông,tin học,truyền
thanh truyền hình..
SVTH: Nguyễn Thu Phương
Lớp: 16K - SB
21
Khóa luận tốt nghiệp
-
GVHD: Th.S Phan Tuấn Anh
Cung cấp, thiết kế, lắp đặt, đào tạo , bảo hành thiết bị thuộc hệ thống thông
tin, truyền hình ảnh, thoại , dữ liệu.
- Cung cấp thiết bị, thiết kế hệ thống.
- Cung cấp các dịnh vụ gíam sát lắp đặt, khai thác vận hành, bảo dưỡng và sửa
chữa thiết bị.
- Sản xuất các thiết bị điện tử dưới dạng chuyển giao công nghệ.
- Tư vấn thiết kế, tích hợp mạng thông tin, hệ thống truyền hình ảnh, thoại và
dữ liệu.
- Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra định hướng và điều khiển, sản xuất đồng
hồ ( đồng hồ đo điện )
- Phân phối các thiết bị viễn thông và công nghệ cao ( bộ đàm cầm tay,bộ đàm
gắn xe, modem, ghép kênh..v..v )
- Bán buôn các thiết bị bảo vệ : kính nhìn đem, máy quét vân tay.
- Thiết lập mạng phân phối toàn quốc
- Các dịch vụ xuất nhập khẩu
- Tư vấn và chuyển giao giải pháp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
+) Hàng hóa dịch vụ chủ yếu công ty đang cung cấp.
Thời gian đầu mới thành lập công ty đi sau vào việc mua bán các loại máy tính
và các loại linh kiện phần mền máy tính, nhưng qua 1 thời gian hoạt động nhận thấy
nhu cầu và tốc độ phát triển của công nghệ thông tin nên công ty quyết định đi sau
vào việc cung ứng máy tình và phát triển thêm lĩnh vực phần mền tin học , phần
mền ứng dựng cùng các dịch vụ khác....
+) Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh
Để thực hiện tốt các mục tiêu,
chức ĐỐC
năng và nhiệm vụ mà công ty đã đặt ra
GIÁM
trong ngắn hạn và dài hạn thì cơ cấu bộ máy quản lý cũng cần sự thay đổi cho phù
hợp với yêu cầu. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm:
Sơ đồ 2.1:Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Công Nghệ Sao Vega.
P.GIÁM ĐỐC
PHÒNG
PHÒNG
HÀNH
KẾ TOÁN
CHÍNH
TÀI
SVTH: Nguyễn
NHÂN Thu Phương
CHÍNH
SỰ
PHÒNG
PHÒNG
KINH
KỸ
DOANH
Lớp:
16K - SB
THUẬT