Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chẩn đoán hình ảnh bệnh gan nhiễm mỡ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.28 KB, 19 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển về kinh tế đã làm thay đổi lối sống truyền
thống của người dân bao gồm thói quen ăn uống, tập quán sinh hoạt,
và mức tiêu thụ năng lượng, đã tạo điều kiện thuân lợi cho các bệnh
về chuyển hoá phát triển.
Rối loạn chuyển hoá diễn biến âm thầm và tiến triển có thể dẫn
tới nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính nguy hiểm, đe doạ đến tính
mạng như: xơ vữa động mạch, đái tháo đường…
Gan nhiễm mỡ là một quá trình tích tụ triglyceride dưới dạng
những hạt vi mỡ trong tế bào gan, được nghĩ là do khiếm khuyết các
thành phần hướng mỡ (các lipoprotein vận chuyển mỡ) [1]
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý lâm sang khá phổ biến ở các nước
đang phát triển [2]. Bệnh đang có xu hướng gia tăng theo tuổi và nhịp
độ phát triển của xã hội [3]
Xác định rối loạn chuyển hoá trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ có
thể dự đoán được bệnh mạch vành và đái tháo đường týp 2 [3].
Những bệnh nhân gan nhiễm mỡ mà có rối loạn chuyển hoá sẽ tăng tỷ
lệ bệnh tật,biến chứng… và cũng tăng gánh nặng cho gia đình và xã
hội trong việc điều trị những bệnh nhân này.
Siêu âm là phương pháp thăm dò không chảy máu được ưa
chuộng và chi phí thấp , an toàn, đồng thời có độ nhạy và độ đặc hiệu
khá cao trong phát hiện gan nhiễm mỡ[5]. Chính vì vậy mạng lưới y tế
cơ sở đã và đang đươc trang bị máy siêu âm chẩn đoán.
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không đánh giá
được mức độ rối loạn chuyển hoá, chỉ xét nghiệm sinh hoá máu mới
1


xác định rõ mức độ rối loạn chuyển hoá. Trên thực tế xét nghiệm sinh
hoá máu được thực hiện ở các cơ sở y tế có chuyên môn sâu. Mặc dù
rất cần máy xét nghiêm sinh hoá cho tuyến cơ sở nhưng không áp


dụng đươc do máy cồng kềnh, đòi hỏi chuyên môn sâu, giá thành cao.
Phòng khám Trường Cao Đẳng Y Tế là cơ sở y tế mới thành lập,
được trang bị những thiết bị y tế hiện đại như máy siêu âm mầu 4
chiều, máy sinh hoá tự động ….phục vụ chẩn đoán và điều trị.
Việc xác định hình ảnh gan nhiễm mỡ trên siêu âm cùng với xét
nghiệm rối loạn chuyển hoá để tìm ra mối liên quan với nhau là hết
sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu rối loạn chuyển hoá ở người có hình ảnh gan nhiễm mỡ
trên siêu âm”, nhằm các mục tiêu sau:
1. Phân độ gan nhiễm mỡ trên siêu âm.
2. Đánh giá rối loạn chuyển hoá ở người có hình ảnh gan nhiễm mỡ
trên siêu âm.

2


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. BỆNH SINH CỦA GAN NHIỄM MỠ
1.1. Sự chuyển hoá chất béo và gan
Chất béo trong thực thẩm và trong cơ thể chủ yếu là Triglycerid (TG),
phospholipids, cholesterol và một số ít các chất không quan trọng.
• Sự chuyển hoá acid béo:
- Gan là nơi tổng hợp chủ yếu các acid béo từ lượng đường quá tải
- Acid béo là nguồn cung cấp nămg lượng chính của cơ thể
- Sự tổng hợp acid béo nội sinh cần đến 2 men: Acetyl CoA
Cacrboxylase và các men tổng hợp acid béo.
• Sự chuyển hoá TG và phospholipids:
- TG được tổng hợp chủ yếu tại gan và được vận chuyển một phần

đến mô mỡ qua dạng lipoprotein tỷ trọng thấp (VLDL). Ngoài ra
TG cũng được tổng hợp với số lượng nhỏ trong mô mỡ và là
dạng dự trữ năng lượng nội bào của acid béo [1]
• Sự chuyển hoá cholesterol:
- Cholesterol có trong thực phẩm hấp thu qua ống tiêu hoá hoặc
được tổng hợp bên trong các tế bào của cơ thể. Sự tổng hợp
cholesterol bên trong tế bào diễn ra theo một qui trình phức tạp.
Cấu trúc cơ bản của cholesterol là nhân sterol, được tổng hợp
hoàn toàn từ nhiều phân tử acyl CoA.
• Sự chuyển hoá lipoprotein là một quá trình phức tạp. Nói chung
gan bài tiết 2 loại lipoprotein: lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) và
lipoprotein tỷ trọng rất thấp(VLDL).
3


1.2. Cơ chế bệnh sinh của Gan nhiễm mỡ [1]:
Có ít nhất 4 cơ chế đưa đến sự tích tụ bất thường mỡ (chủ yếu là TG)
có trong các tế bào gan để gây ra gan nhiễm mỡ:
1. Do chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc các acid béo, đặc biệt là
mỡ động vật quá bão hoà, hoặc tăng sự phân phối mỡ đến các
tế bào gan. Mỡ trong thức ăn được vân chuyển trong máu chủ
yếu dưới dạng các chylomicron. Sự tiêu huỷ mỡ trong mô mỡ
làm phóng thích acid béo. Các acid béo này không tham gia
vào các TG trong tế bào mỡ, nhưng một số acid béo có thể
phóng thích vào trong máu và được gan bắt giữ.
2. Do tăng tổng hợp acid béo ở bên trong ty lạp thể hoặc giảm
quá trình oxid hoá beta các acid béo ở bên trong các tế bào
gan. Cả hai yếu tố này đều làm gia tăng sản xuất TG.
3. Do giảm sự bài xuất mỡ ra khỏi tế bào gan. Sự bài xuất TG ra
khỏi tế bào gan tuỳ thuộc vào sự liên kết với apoprotein,

phospholipid và các cholesterol để thành lập lipoprotein tỷ
trọng rất thấp (VLDL), tiến trình này có thể bị ức chế.
4. Do tăng vận chuyển carbonhydrat ( thức ăn nguồn gốc từ tinh
bột) đến gan quá nhiều, sau đó do hiên tượng đường phân ở
gan làm gia tăng acid béo ở gan.
1.3. Phân loại gan nhiễm mỡ:
Dựa vào kích thước các không bào mỡ và vị trí nhân tế bào gan khi
quan sát dưới kính hiển vi quang học, người ta phân GNM ra làm 2
loại: GNM hạt to và GNM hạt nhỏ [5].

4


* GNM hạt to:
GNM hạt to, lan toả là dạng thường gặp trên lâm sàng.Các tế bào gan
chứa các không bào mỡ có kích thước lớn hơn 25 micron và nhân bị
đảy lệch về một phía khi quan sát dưới kính hiển vi quang học. Sự tích
tụ mỡ trong tế bào gan thay đổi từ nhẹ đến nặng nhưng thường không
gây tổn thương đến các tế bào gan.
Bệnh nhân GNM hạt to thường không có triệu chứng lâm sàng, đôi
khi có cảm giác nặng tức vùng hạ sườn phải thường liên quan đến sự
tích tụ mỡ nhiều và thường kèm theo gan to. Chẩn đoán GNM hạt to
bằng siêu âm, chụp X quang cắt lớp điện toán có độ chính xác cao.
GNM hạt to có tiên lượng tốt, phục hồi hoàn toàn nếu được phát hiện
và điieù trị tốt các nguyên nhân bệnh lý kèm theo.
*GNM hạt nhỏ:
GNM hạt nhỏ có nhiều nguyên nhân bệnh lý và có chung bệnh cảnh
lâm sàng.GNM hạt nhỏ được xác định qua mẫu mô gan sinh thiết với
hình ảnh các không bào mỡ có kích thước từ 3-5 micron, vây quanh tế
bào gan ở giữa.

Các bệnh lý có GNM hạt nhỏ thường kèm theo tình trạng rối loạnchức
năng chuyển hoá của gan, đặc biệt là tổn thương ty lạp thể làm các
quá trình oxid hoá beta các acid béo bị ức chế, ngăn cản sự phóng
thích chất béo ra khỏi gan làm tăng tích tụ TG trong gan[4].
1.4. Các nguyên nhân bệnh lý thường gặp của GNM hạt to:
* Rượu:
GNM do rượu hầu hết gan to, không có triệu chứng lâm sàng, là một
quá trình bệnh lý lành tính trừ khi có sự xơ hoá quanh tĩnh mạch gan
trung tâm thì có thể tiến triển đến suy gan và xơ gan. Bệnh nhận GNM
5


do rượu có thể đột ngột tử vong do thuyên tắc mỡ, loạn cảm rượu ( do
ngưng uống rượu) hoặc hạ đường huyết. Sự trị liệu GNM bao gồm
ngưng uống rượu và điều chỉnh chế độ ăn thích hợp.
* Béo phì:
Đây là nguyên nhân gây ra GNM thường gặp ở các nước phương tây
trước đây, nhưng hiên nay béo phì cũng đang gia tăng ở các nước
đang phát triển như Việt nam.
GNM trên người béo phì thường to và không có triệu chứng, có thể
tiến triển sang giai đoạn viêm gan mỡ, là bước khởi đầu của quá trình
xơ hoá gan.
* Đái tháo đường týp 2:
Đây là thể đái tháo đường có tăng trọng và béo phì, ngoài ra còn có
vai trò của tăng đề kháng Insulin làm tăng TG máu, vấn đề thời sự
hiên nay là hội chứng chuyển hoá. Một số trường hợp tiến triển sang
viêm gan mỡ và xơ gan. Kiểm soát tăng đường máu tốt và dùng thuốc
để hạ lipid máu trong những trường hợp này sẽ làm giảm nguy cơ
GNM.
* Do thuốc: Có nhiều loại thuốc có thể gây ra GNM như:

- Corticoid: Prednisolon, dexamethason
- Amiodaron: thuốc chống loạn nhịp
-Methotrexate: thuốc điều trị ung thư
-Oestrogen tổng hợp dùng ngừa thai
* Sử dụng quá nhiều đường, lam dụng dịch truyền:
- Ăn quá nhiều đường hoặc ăn quá nhiều tinh bột cũng gây ra GNM
do tăng tổng hợp acid béo

6


- Lạm dụng dịch truyền Glucose: GNM sẽ hồi phục nhanh chóng nếu
ngưng lam dụng dịch truyền.
* GNM ở phụ nữ có thai: thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai
kỳ.
1.5. Các nguyên nhân bệnh lý thường gặp của GNM hạt nhỏ:
- GNM cấp tính trên sản phụ, hội chứng Rey
- Ngộ độc thuốc: Valproate, tetracycline, salicylate
- Bệnh trữ cholesterol ester
1.6.Các dấu hiệu của GNM hạt to trên siêu âm:
Những vi giọt mỡ sắp xếp kế cận tạo nên nhiều mặt phân cách cho sự
phản hồi sóng âm, mỡ lại là môi trường có hệ số giảm âm cao, đây là
cơ sở để lý giải hình ảnh siêu âm đặc thù của GNM.
* Theo tác giả Hagen-Ansert dựa vào 2 đặc tính độ hồi âm gia tăng và
độ hút âm gia tăng, có thể chia GNM thành 3 độ chính:

- Độ I: Gan tăng âm nhẹ, mức độ hút âm chưa đáng kể, và còn
xác định được cơ hoành và các đường bờ tĩnh mạch trong gan.
- Độ II: Gan tăng âm lan toả và độ hút âm, khả năng nhìn thấy
đường bờ các tĩnh mạch trong gan và cơ hoành giảm nhiều.

- Độ III: Gan tăng âm rõ rệt, tăng độ hút âm đến mức không
còn nhận diện được đường bờ các tĩnh mạch trong gan, cơ hoành và
một phần nhu mô gan ở phân thuỳ sau gan phải - trên mặt cắt dưới
sườn.

7


1.7. Giải phẫu bệnh GNM:
Dựa vào kích thước các không bào mỡ và vị trí nhân tế bào gan khi
quan sát dưới kính hiển vi quang học, GNM được phân ra làm 2 loại:
GNM hạt to và GNM hạt nhỏ[1].

8


CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những người đến khám tại phòng khám Trường
Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên có hình ảnh gan nhiễm mỡ trên siêu âm.
2. Phương pháp nghiên cứu:
* Thiết kế nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang.
* Cách chọn mẫu: mấu thuận tiện.
*Thời gian nhiên cứu: từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 9 năm 2014.
* Địa điểm nghiển cứu: tai phòng khám đa khoa trường Cao Đẳng Y Thái
Nguyên.
2.1. Chỉ tiêu nghiên cứu:
- Đo huyết áp, tính BMI
- Siêu âm gan.

- Điện tim.
- Xét nghiệm sinh hóa máu: Glucose, Triglycerid, Cholesterol, HDL-C,
LDL-C, SGOT, SGPT, acid uric.
2.2. Kỹ thuật thu thập số liệu:
2.2.1. Tính BMI:
+ Đo chiều cao: Dụng cụ đo chiều cao đứng của cơ thể là đo chiều cao bằng
thứơc đo lấy theo mẫu thứoc đo chuẩn.
Phương pháp đo: Người bệnh đứng thẳng với tư thế thoái mái, hai chân
chụm lại hình chữ V, mắt nhìn thẳng, đảm bảo 4 điểm chạm vào thước đo là:
vùng xương chẩm, xương bả vai, mông và gót chân. Người đo kéo êke gắn sẵn
9


trên thước đo lên quá đầu, hạ dần xuống chạm đỉnh đầu, kết quả tính bằng đơn
vị cm và sai số không quá 0,5 cm.
+ Đo trọng lượng cơ thể:
Dụng cụ cân là cân bàn được hiệu chỉnh với một cân chuẩn. Lúc cân cởi bỏ
áo khoác ngoài, giày, dép các vật dụng nặng mang theo bên người, đứng nhẹ
nhàng lên giữa bàn cân, khi kim báo trong lượng hoàn toàn đứng yên mới được
đọc kết quả. Kết quả được hiển thị bằng đơn vị kg và sai số không quá 100g.
• Chỉ số khối:
kg
BMI= ---------(m2)
Trong đó :

Kg là cân nặng của đối tượng nghiên cứu
m2: là chiều cao của đối tượng nghiên cứu

Nhận định kết quả
Gầy


Trung bình

Quá cân và béo phì

< 18,5

18,5 -23

> 23

2.2.2. Đo huyết áp:
Máy đo huyết áp hiệu ALKATO của Nhật. Người bệnh được nghỉ ngơi
thoái mái tại giường 5 phút trước khi đo. Tư thế đo huyết áp: người bệnh nằm
ngửa, cởi bỏ quần áo chật, cánh tay để trên giường mức ngang tim, thả lỏng
cánh tay. Băng quấn đặt ngang mức tim, mép băng quấn trên lằn khuỷu 3 cm.
Bơm áp lực hơi trong băng quấn lên nghe được tiến đập cuối cùng rồi tiếp
tục bơm thêm 30mmHg nữa, sau đó xả van với tốc độ chậm khi nghe thấy tiếng
đập đầu tiên là Huyết áp tối đa, tiếp tục xả van đến khi nghe được tiếng đập sau
cùng là huyết áp tối thiểu.
10


Phân loại Huyết áp theo JNC VII/ 2004
Phân loại huyết áp

Huyết áp tối đa

Bình thường


< 120 mmHg

Tiền tăng huyết áp

Huyết áp tối thiểu


< 80 mmHg

120 – 139 mmHg

hoặc

80-89 mmHg

Tăng huyết áp độ I

140 – 159 mmHg

hoặc

90 – 99mmHg

Tăng huyết áp độ II

> 160 mmHg

> 100 mmHg

hoặc

T
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu khi huyết áp >
140/90 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ áp
2.2.3. Siêu âm gan:
Phương tiện siêu âm: máy siêu âm để chọn người bệnh vào nghiên cứu là
máy LOGIG P5 của Mỹ đặt tại phòng siêu âm của phòng khám Trường Cao
Đẳng Y Tế Thái Nguyên. Đầu dò thường dùng là đầu dò Conver tần số 3.5 – 5
µH2 các chỉ số của máy được điều chỉnh tuỳ theo người đọc để có hình ảnh rõ
nhất..
Chuẩn bị bệnh nhân:
Bệnh nhân được giải thích, nhịn ăn sáng trước khi làm.
Cách tiến hành siêu âm: bệnh nhân được yêu cầu hít vào sâu và thở cho
mỗi mặt cắt, gan được khảo sát với các mặt cắt sau.
- Mặt cắt dọc qua Động mạch chủ bụng với đầu dò đặt ngay dưới mũi ức để
đo chiều cao và đánh giá gan trái.
- Mặt cắt dọc qua đường giữa đòn phải với đầu dò dặt ngay dưới sườn để
đo chiều cao gan phải. Sau đó di chuyển dần đầu dò để quét tia về phía phải qua
bình diện thận phải khảo sát độ hồi âm của nhu mô gan.Thực hiện mặt cắt này
11


quan trọng để đánh giá sự khác biệt độ hồi âm của nhu mô gan và vỏ thận trên
cùng một độ sâu.
- Mặt cắt quặt ngược dưới sườn để khảo sát các tĩnh mạch gan phải và gan
trái.
- Mức độ gan nhiếm mỡ được đánh giá qua: sự tăng giảm âm về phía sau,
độ cách biệt âm vang giữa nhu mô gan và vỏ thận , khảo sát đường bờ và mạch
máu trong gan.
- Sử dụng Doppler xung và Doppler màu để khảo sát hệ thống mạch máu
trong gan.

- Nhận định hình ảnh gan nhiễm mỡ [ 5 ]:
Độ I: Gan tăng âm nhẹ, mức độ hút âm chưa đáng kể, và còn xác định
được cơ hoành và các đường bờ tĩnh mạch trong gan.
Độ II: Gan tăng âm lan toả và độ hút âm, khả năng nhìn thấy đường bờ
các tĩnh mạch trong gan và cơ hoành giảm nhiều.
Độ III: Gan tăng âm rõ rệt, tăng độ hút âm đến mức không còn nhận diện
được đường bờ các tĩnh mạch trong gan, cơ hoành và một phần nhu mô gan ở
phân thuỳ sau gan phải - trên mặt cắt dưới sườn.
2.2.4. Xét nghiệm sinh hoá máu:
Bệnh nhân được giải thích nhịn ăn trước lấy máu 8 giờ( lúc đói), lấy máu
tĩnh mạch 2 ml( có chống đông heparin).
Các xét nghiệm sinh hoá được làm trên máy xét nghiêm sinh hoá tự động
AU 480 của Nhật được đặt tại phòng xét nghiệm Trường Cao Đẳng Y Tế Thái
Nguyên để định lưượng: glucose, cholesterol, triglycerit,…

Giá trị bình thường của xét nghiệm sinh hóa:
- Glucose: 3,6-6,4 mmol/l
- Cholesterol: 3,8-5,17 mmol/l
12


- Trilgycerid : 0,46-1,7 mmol/l
- HDL-C: ≥1,03 mmol/l
- LDL-C: ≤3,4 mmol/l
- SGOT: nam ≤37 U/L-37°C
nữ ≤ 31 U/L-37°C
- SGPT: nam ≤40 U/L-37°C
nữ ≤ 31 U/L-37°C
- Acid uric: nam:180-420 µmol/l
nữ: 150-360µmol/l

2.3 Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu được tính toán theo phương pháp
thống kê y học.

CHƯƠNG III
13


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Bảng 1: Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu
Nam

Nữ

Tổng

Độ tuổi
N

%

n

%

n

%

< 40


11

21,1

3

17,6

14

20,2

40-59

33

63,4

11

64,7

44

63,7

>60

08


15,3

3

17,6

11

15,9

Tổng cộng

52

100

17

100

69

100

Tuổi TB

51,6 ± 7,47

65,5 ± 2,12


Tmax = , Tmin=

2.Bảng 2: Tỉ lệ tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu

Huyết áp

Bình thường

Tăng huyết áp

Bệnh nhân

40

29

Tỷ lệ %

68 %

42 %

3.Bảng 3 : BMI của đối tượng nghiên cứu
BMI

Gầy

Bình thường
14


Quá cân và béo phì


Bệnh nhân

0

20

49

Tỷ lệ %

0

29%

71%

4.Bảng 4: Tỉ lệ tăng huyết áp, BMI và gan nhiễm mỡ.
Độ gan nhiễm
mỡ

Độ I

Độ II

Độ III

28


13

1

30

25

3

P

THA
Tăng huyết áp
Quá cân và béo
phì
5.Bảng 5: Chỉ số sinh hóa
Bình thường

Rối loạn

Chỉ số
n

%

n

Glucose


47

68

22

32

Cholesterol

25

36

44

64

Triglycerid

14

20

55

80

HDL-C


54

78

15

22

LDL-C

61

88,5

8

11,5

SGOT

58

84

11

16

SGPT


41

59,5

28

40,5

Acid Uric

50

72,5

19

27,5

6. Bảng 6: Liên quan hình ảnh gan nhiễm mỡ với RLCH
15

%


Độ nhiễm
mỡ gan

Độ I


Độ II

Độ III

P

5,5 ± 1,25

5,88 ± 1,38

4,73 ± 0,51

> 0,05

3,57 ± 2,33

3,45 ± 2,1

2,7 ± 1,49

> 0,05

1,65 ± 0,70

1,3 ± 0,49

1,5 ± 0,69

< 0,05


LDL-C

2,4 ± 0,76

2,55 ± 0,69

1,83 ± 0,85

> 0,05

Glucose

6,0 ± 1,22

6,3 ± 1,77

9,3 ± 5,6

> 0,05

SGOT

26,5 ± 7,9

30,5 ± 11,7

34,0 ± 27,7

> 0,05


34,1 ± 14,7

46,56 ± 25,6

68,67 ± 82,6

< 0,05

400,6 ± 71,7

396,5 ± 75,2

377,6 ± 50,1

> 0,05

Chuyển hóa
Cholesterol TP
(mmol/l)
Triglycerid

HDL-C

SGPT
Acid Uric

16


CHƯƠNG IV

BÀN LUẬN
4.1. MỨC ĐỘ GAN NHIỄM MỠ CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU QUA SIÊU ÂM:
Trên siêu âm GNM có hình ảnh đặc thù là sự tăng biên độ
hồi âm có cấu trúc đồng nhất, kết cấu chặt chẽ và mịn hạt của
nhu mô gan so với vỏ thận cùng bên. Sự tăng biên độ hồi âm
này tỷ lệ thuận với mức độ nhiễm mỡ gan. Sự đánh giá hồi âm
17


so với hồi âm bình thường của mô, cơ quan kế cận chỉ là sự
đánh giá về chất. Do đó phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm
của người làm siêu âm cũng như độ phân giải của máy.
Vì thế để khắc phục tối đa sự chủ quan trong đánh giá đặc
trưng siêu âm của GNM đòi hỏi đầu dò có tần số thích hợp với
mặt cắt dọc qua đường giữa đòn phải với đầu dò đặt ngay dưới
bờ sườn. Qua mặ cắt này chúng tôi đánh giá sự khác biệt về
biên độ hồi âm giữa nhu mô gan và vỏ thận cùng bên trên
cùng một độ sâu, tránh được hiện tượng giảm dần cường độ
của song siêu âm khi lan truyền qua các độ sâu của mô, cơ
quan. Sự phân chia các mức độ nhiễm mỡ gan là dựa trên các
đặc điểm còn hay mất hồi âm thành các nhánh tĩnh mạch cửa
trong gan và sự giảm âm về phía sau gan. Tiêu chuẩn phân
chia các độ nhiễm mỡ gan trong nghiên cứu này đã xác định
tính chính xác đối với GNM vừa và nặng tương ứng với độ II
và III.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Thu Hoa (2007) nghiên cứu bilan lipid máu ở bệnh nhân gan nhiễm

mỡ phát hiên qua siêu âm, luận văn Thạc sĩ y khoa, Trường Đại Học Y Dược
Huế.
18


2. Lê Thị Thu Trang, Nguyễn Hải Thủy (2012), hội chứng chuyển hóa trên bệnh
nhân gan nhiễm mỡ, tạp chí nội tiết đái tháo đường số 8/2012
3. Lê Thị Thu Trang, Nguyễn Hải Thủy (2012), liên quan mức độ gan nhiễm mỡ
và các thành tố hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ có hội
chứng chuyển hóa, tạp chí nội tiết đái tháo đường 8/2012.
4. Lê Thành Lý (2001), Giá trị của chẩn đoán siêu âm hai chiều trong gan nhiễm
mỡ, luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Phước Bảo Quân (2008), Siêu âm bụng tổng quát NXB Thuận hóa
T144.
6. Evidence – based. Management of Diabetes, Chapter 21: Non – alcoholic
faffy liver disease( NAFLD) in Diabetes: Distraction or impending disaster.

19



×