Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc tại khách sạn hà nội daewoo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.7 KB, 38 trang )

i

Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc tại khách sạn Hà Nội
Daewoo”.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại và thời gian thực tập tại
khách sạn Hà Nội Daewoo em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu
quả kinh doanh dịch vụ tiệc tại khách sạn Hà Nội Daewoo”.
Qua chuyên đề này, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trường
Đại học Thương Mại, các thầy cô trong khoa Khách sạn - Du lịch, đặc biệt là giáo viên
hướng dẫn Th.S Dương Thị Hồng Nhung đã hướng dẫn em tận tình, chu đáo trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, chú, anh, chị trong khách sạn Hà Nội
Daewoo, đặc biệt là các anh chị ở bộ phận tiệc và bộ phận nhân sự đã chỉ bảo, giúp đỡ
em rất nhiều trong thời gian thực tập, cung cấp những số liệu cần thiết để em hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Do hạn chế về thời gian, nhận thức và kinh
nghiệm đánh giá vấn đề nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót
về nội dung và phương pháp. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Kiều Thị Thắm


ii

MỤC LỤC
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 33



iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Số bảng

Tên bảng

Trang

1

2.1

15

2
3
4

2.2
2.3
2.4

5
6
7
8

9

2.5
2.6
2.7
2.8
3.1

Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hà
Nội Daewoo trong 2 năm 2013 và 2014
Số lượng khách sử dụng dịch vụ tiệc
Cơ cấu nhân viên theo trình độ tại bộ phân tiệc
Đánh giá hiệu quả kinh doanh tiệc năm 2013 2014
Hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận tiệc
Hiệu quả sử dụng chi phí tiệc
Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
Các chỉ tiêu đặc trưng
Kế hoạch kinh doanh của khách sạn

17
18
20
21
22
23
24
28

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT


Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1
2

1.1
2.1

5
13

3

2.2

Quy trình bán và phục vụ tiệc của khách sạn
Cơ cấu tổ chức bộ máy tại khách sạn Hà Nội
Daewoo
Cơ cấu tổ chức quản lý bộ phận tiệc

14


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Tình hình kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng xấu, làm giảm lượng khách quốc tế
đến Việt Nam, nhưng ngành du lịch nước nhà vẫn lạc quan đặt ra mục tiêu sẽ đạt con
số 8- 8,2 triệu lượt khách quốc tế và 37,5 triệu khách nội địa, tổng thu khoảng 240
ngàn tỷ đồng trong năm 2014. Bên cạnh những khó khăn chung ngành du lịch Hà Nội
xác định vẫn có những thuận lợi, đó là việc điều chỉnh địa giới hành chính tạo điều
kiện để ngành tổ chức kết nối, xây dựng những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng.
Khách sạn Hà Nội Daewoo là một trong những khách sạn 5 sao đầu tiên tại Hà Nội,
với gần 20 năm hoạt động khách sạn Hà Nội Daewoo đã gặt hái được nhiều thành
công, đạt giải khách sạn tốt nhất Việt Nam năm 2003, gia nhập câu lạc bộ các khách
sạn sang trọng trên thế giới của tập đoàn SRS-WORLDHOTLES. Tại khách sạn Hà
Nội Daewoo, ngoài nguồn thu chủ yếu từ dịch vụ lưu trú, các dịch vụ khác như dịch
vụ ăn uống, dịch vụ bổ sung cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh
của khách sạn. Bộ phận tiệc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu F&B
(dịch vụ ăn uống).
Nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp khách sạn du lịch là phương tiện để
tận dụng tiềm năng, thế mạnh nhằm phát triển chiếm lĩnh thị trường, tái sản xuất mở
rộng theo chiều sâu, nâng cao đời sống cho thành viên của doanh nghiệp. Nâng cao
hiệu quả kinh doanh tiệc có tác động đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng
như của toàn khách sạn, điều này đặc biệt đúng đối với các khách sạn có doanh thu từ
tiệc lớn như khách sạn Hà Nội Daewoo.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của bộ phận tiệc là vô cùng quan trọng, nó tạo vị thế
vững chắc cho doanh nghiệp, đó là phương thức cạnh tranh lành mạnh nhất và mang
tính thúc đẩy của ngành kinh doanh dịch vụ nước nhà. Nâng cao hiệu quả kinh doanh
là yếu tố quan trọng để tạo nên ấn tượng tốt hay xấu đối với khách hàng. Đặc biệt là
trong kinh doanh ăn uống, tiệc, chất lượng phục vụ mà tốt thì sẽ khiến khách hàng trở
lại những lần sau nữa. Dịch vụ của bộ phận tiệc hiện đang là dịch vụ phù hợp với xu
hướng phát triển nhu cầu của thi trường.Đặc biệt là nhu cầu của dịch vụ hội nghị, hội
thảo và đặt tiệc đang trở thành loai dịch vụ không thể thiếu trong khách sạn công vụ có

thứ hạng cao như khách sạn Hà Nội Daewoo.
Tuy nhiênhiện nay tình hình kinh doanh của bộ phận tiệc tai khách sạn Hà Nội
Daewoo chưa thực sự được chú trọng, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách đặc biệt
là khách quốc tế, lượng khách quốc tế sử dụng dịch vụ tiệc tại khách sạn chiếm tỷ lệ
nhỏ. Đồng thời chất lượng phục vụ chưa thực sự tốt chưa làm hài lòng khách hàng.


2

Để hoạt động của bộ phận tiệc có thể đem lại hiệu quả cao mang lại doanh thu tương
xứng với tiềm năng thị trường hiện nay, việc tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh doanh là rất cần thiết. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, em lựa chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc tại khách sạn Hà Nội Daewoo” làm đề tài
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc tại khách sạn Hà Nội Daewoo, Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ yêu cầu của đề tài bao gồm:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch
vụ tiệc tại khách sạn.
- Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh doanh của bộ phận tiệc tại
khách sạn Hà Nội Daewoo.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc
tại khách sạn Hà Nội Daewoo.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài yêu cầu các vấn đề lý luận về kinh doanh dịch vụ tiệc và nâng
cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc tại khách sạn.
- Về thời gian đề tài: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh tại bộ phận

tiệc của khách sạn Hà Nội Daewoo trong hai năm 2013-2014 và đưa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh doanh trong những năm tiếp theo.
- Về không gian: Tại khách sạn Hà Nội Daewoo số 360 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Đề tài chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có
thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu
chưa được xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã được xử lý. Như vậy dữ liệu
thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm: quá trình hình thành và phát triển
của khách sạn Hà Nội Daewoo, kết quả kinh doanh, xu hướng phát triển,…
Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm: nguồn thu thập từ bên trong khách sạn
bao gồm các phòng ban, từ phòng nhân sự, phòng hành chính và phòng kế toán và
nguồn bên ngoài khách sạn như các trang web, sách và báo chí, các chuyên đề khóa
trước.


3

4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài sử dụng các phương pháp như thống kê, so sánh, tổng hợp, tính toán, diễn
dịch quy nạp,…
- Đối với dữ liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp so sánh, tính toán để sử lý số liệu có
sẵn; sau đó dùng phương pháp diễn dịch quy nạp để đưa ra những kết luận.
+ Phương pháp so sánh dùng để so sánh các số liệu trong các bảng 2.1 và 2.4
giũa năm 2014 so với 2013, so sánh các chỉ tiêu kinh doanh để biết được hiệu quả kinh
doanh của dịch vụ tiệc và tình hình kinh doanh của khách sạn.
+ Phương pháp tính toán dùng để tính toán sự chênh lệch tương đối và tuyệt đối
của các chỉ tiêu giữa hai năm 2013 và 2014.

+ Phương pháp diễn dịch quy nạp dùng trong bài ở các phần đánh giá và các
phần kết luận.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác.
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc tại khách
sạn.
Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc tại khách sạn
Hà Nội Daewoo.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
dịch vụ tiệc tại khách sạn Hà Nôi Daewoo.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
DỊCH VỤ TIỆC TẠI KHÁCH SẠN


4

1.1.Khái niệm
1.1.1. Khách sạn và kinh doanh khách sạn
Khách sạn là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú(với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn
uống, phục vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại qua đêm
và thường được xây dựng tại các điểm du lịch.
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú,
ăn uống và dịch vụ bổ sung trong những điều kiện về cơ sở vật chất và mức độ phục
vụ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách khi tiêu dùng các dịch vụ này.
1.1.2. Kinh doanh dịch vụ tiệc
* Khái niệm: Kinh doanh tiệc là kinh doanh dựa trên cơ sở cung cấp các dịch vụ tiệc
cho khách hàng theo sự thỏa thuận, thống nhất giữa nhất hai bên (khách hàng và nhà

cung cấp dịch vụ tiệc), đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng nhằm mục đích
có lãi.
* Nội dung
Việc bán và phục vụ tiệc trong khách sạn có thêt chia thành 3 hoạt động, chuẩn
bị, thực hiện và hoạt động sau khi kết thúc tiệc (sơ đồ 1.1)
Chuẩn bị: Để bán được gói dịch vụ tổ chức tiệc, khách sạn cần xác định được đúng thị
trường và thường xuyên chăm sóc khách hàng. Những thị trường tiềm năng bao gồm
các sự kiện họp hành của các hiêp hội, các cuộc họp của doanh nghiệp, các đám cưới
và lễ kỷ niệm, các bữa tiệc vào ngày nghỉ, các cuộc họp lớp. Khách sạn cần đặt một kế
hoạch tiếp thị trong đó xác định rõ thị trường mục tiêu, xác định nhu cầu của thị
trường, tình hình đối thủ cạnh tranh, đặt các mục tiêu tài chính, tính lợi nhuận tiềm
năng, quy trình chuẩn để tìm kiếm khách hàng mới, chào hàng, thảo luận hợp đồng và
cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu.
Phía chủ động liên lạc để tổ chức tiệc có thể là khách hàng hoặc bộ phận kinh doanh
tiệc. Khách hàng có thể liên lạc với khách sạn qua điện thoại, thư, fax, hoặc đến gặp
trực tiếp. Khách sạn có thể liên hệ với khách hàng tiềm năng qua điện thoại, thư trực
tiếp, gặp gỡ, các hoạt động quảng bá.
Nhân viên làm việc với khách hàng và giải quyết những thắc mắc của họ phải nắm rõ
năng lực của khách sạn, cũng như hiểu biết về công tác chuẩn bị và phục vụ đồ ăn
uống. Thực đơn cho một nhóm nhỏ khách hàng khác hoàn toàn so với chuẩn bị cho
một hội nghị lớn.Khi lập một thực đơn, người lập phải nắm được dịp tổ chức, lý do áp
dụng phong cách phục vụ tùy thuộc vào thể loại sự kiện. Đối với sự kiện quốc tế,nghi
lễ tổ chức cần được chú ý trên mọi khía cạnh, từ phong cách trang trí đến đồ ăn kiêng.
Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong khách sạn vô cùng quan trọng. Ngoài ra có
thể khách hàng sẽ cần đến cả các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài như trang trí, bố trí
âm thanh – ánh sáng, cửa hàng hoa, nhà in,… để đảm bảo sự kiện diễn ra tốt nhất.


5


Khách hàng tiềm
năng liên hệ với
khách sạn
Khách sạn liên hệ
với khách hàng
tiềm năng
Kê yêu cầu tổ chức
tiệc
Đặt phòng, thiết kế
thực đơn, sắp đặt
phòng. Thông báo
cho bếp trưởng, bộ
phận tiệc, nhà cung
cấp, các bộ phận.
khác.

Khách sạn duyệt khách
hàng tiềm năng, kiểm tra
thẻ tín dụng

Lập kế hoạch thực đơn
trang trí

Ký kết hợp đồng

Đàm phán

Triển khai hoạt động

Các hoạt động nối

tiếp và thanh toán

Sơ đồ 1.1: Quy trình bán và phục vụ tiệc của khách sạn
Thực hiện: Trọng tâm quản lý chuyển từ chào bán dịch vụ sang thực hiện dịch vụ. Các
dịch vụ cần được thực hiện theo đúng quy trình. Mọi yếu tố đồ ăn, hình thức trang trí,
điều kiện vệ sinh, không khí bữa tiệc đều phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chất
lượng cao. Những yêu cầu bổ sung hay sự cố xảy ra phải được giải quyết nhanh gọn,
linh hoạt và hiệu quả.
Các hoạt động sau khi kết thúc tiệc: Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với
khách sạn nhằm duy trì mối quan hệ kinh doanh trong tương lai. Khách sạn cần có quy
trình chuẩn về việc cảm ơn khách hàng.Khách sạn cần đánh giá lại chất lượng bữa tiệc
thông qua ý kiến đóng góp của cả nhân viên và khách hàng.Khách sạn cũng cần có
những hoạt động chăm sóc khách hàng sau bán và giải quyết triệt để các khuản thanh
toán.
* Đặc điểm
- Đòi hỏi tính hiếu khách và vệ sinh an toàn thực phẩm: Ăn uống không chỉ thỏa mãn
nhu cầu thiết yếu mà còn thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, giải trí của con người vì vậy
tính hiếu khách của nhân viên rất quan trọng, nó sẽ góp phần làm tăng giá trị thưởng
thức món ăn của du khách. Ngoài ra lĩnh vực ăn uống còn đòi hỏi nhu cầu vệ sinh an
toàn thực phẩm cao bên cạnh những yếu tố khác.
- Lực lượng lao động trong kinh doanh tiệc rất lớn:Ngoài việc chế biến các món ăn để
phục vụ khách thì còn đòi hỏi phải có lực lượng nhân viên phục vụ các món ăn, đồ


6

uống với kỹ năng nghề nghiệp cao. Chưa tính đến đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên
tạp vụ và vệ sinh, theo định mức cứ 12 – 16 khách đòi hỏi phải có 1 người phục vụ.
Do đó lực lượng lao động trong kinh doanh tiệc chiếm số lượng lớn.
- Tính tổng hợp và phức tạp trong quá trình phục vụ khách: Đê đảm bảo yêu cầu phục

vụ khách đầy đủ nhất, nhanh chóng nhất và chất lượng nhất, đòi hỏi phải có sự phối
hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các bộ phận như nhân viên bộ phận bàn, chế biến món
ăn, pha chế hoặc phục vụ đồ uống,… Chỉ một sơ suất nhỏ trong những khâu trên sẽ
đem lại một kết quả xấu mặc dù tất cả các khâu khác đều làm rất tốt.Điều này đòi hỏi
nhà quản lý phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi và chỉ đạo sự phối hợp nhịp nhàng
giữa các bộ phận với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách, nâng
cao uy tín và danh tiếng của khách sạn.
1.1.3. Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc
Hiệu quả kinh doanh là hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.Với mỗi doanh nghiệp thì
hiệu quả kinh doanh được đặt lên hàng đầu và được coi là cơ sở, tiền đề quan trọng để
đạt được hiệu quả xã hội; là động lực cơ bản và quan trọng của sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường.
Hiệu quả kinh doanh khách sạn là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các
yếu tố tham gia vào quá trình lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác của khách sạn để
đạt được lợi ích kinh tế cao nhất sau khi đã bù đắp các khoản hao phí cần thiết trong
quá trình kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh của khách sạn được xác định thông qua
mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh doanh với chi phí kinh doanh của khách sạn để
đạt được kết quả đó.
Ngành kinh doanh khách sạn là một ngành mang tính chất tổng hợp, các sản phẩm
dịch vụ vủa khách sạn mang tính đặc thù bởi nó thỏa mãn nhu cầu đặc biệt và tổng hợp
của con người.Dịch vụ tiệc trong khách sạn là một trong các dịch vụ làm thỏa mãn nhu
cầu đặc biệt và tổng hợp ấy. Dựa trên khái niệm hiệu quả kinh doanh và nhận thức về
hoạt động kinh doanh tiệc trong khách sạn đưa ra khái niệm hiệu quả kinh doanh tiệc
như sau: “Hiệu quả kinh doanh tiệc được hiểu là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử
dụng các yếu tố nguồn lực tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ tiệc
của khách sạn, nhằm đạt được lợi ích cao nhất sau khi bù đắp các khoản chi phí cần
thiết cho hoạt động kinh doanh tiệc”.
1.2 .Nội dung về nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc
1.2.1. Sự cần thiết của nâng cao cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc
Trong nền kinh tế hiện nay, khi mà cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt, mỗi

doanh nghiệp kinh doanh khách sạn muốn tồn tại và phát triển đều phải cố gắng nâng
cao hiệu quả kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận,


7

giải quyết thỏa đáng các lợi ích cơ bản nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của doanh
nghiệp. Là một bộ phận luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu từ kinh doanh ăn
uống, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc là vấn đề cần được quan tâm thực hiện.
Nếu hoạt động kinh doanh tiệc của khách sạn đạt hiệu quả cao tức là doanh thu,
lợi nhuận đạt được từ hoạt động này tăng lên, khi đó có thể giả quyết đồng thời lợi ích
của các đối tượng. Trước tiên là bản thân của bộ phận tiệc của khách sạn, lợi nhuận
ngày một tăng là điều kiện để mở rộng kinh doanh tiệc qua đó xây dựng những chính
sách hướng tới khách hàng nhiều hơn như chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm,
đa dạng hóa sản phẩm hay là chính sách giá cả phù hợp hơn. Ngoài ra, kinh doanh
hiệu quả cũng giúp nhân viên có thể nhận được sự đãi ngộ tốt hơn trước, khuyến khích
họ tích cực làm việc hơn. Hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận từ tiệc tăng lên đồng
nghĩa với việc khách hàng thực hiện ngày một tốt hơn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Nhu cầu sử dụng dịch vụ tiệc, nhất là dịch vụ tiệc có chất lượng ngày một tăng
lên. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh khách sạn nói chung và kinh doanh tiệc nói
riêng ngày càng trở nên gay gắt. Nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc là một trong
những hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tăng thị phần và nâng
cao khả năng cạnh tranh của khách sạn trên thị trường. Như vậy, nâng cao hiệu quả
kinh doanh tiệc là vấn đề cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.
1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường
1.2.2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp
Các chỉ tiêu tổng hợp cho chúng ta một cái nhìn khái quát về tình hình hiệu quả kinh
doanh của bộ phận tiệc.
- Sức sản xuất tổng hợp của bộ phận tiệc
H=

Trong đó:

H: Hiệu quả kinh doanh tiệc ;D: Doanh thu kinh doanh tiệc

; F: Chi phí kinh doanh tiệc ;

: Trị giá vốn nguyên liệu hàng hóa

Chỉ tiêu này phản ánh khách sạn bỏ ra một đồng chi phí cho kinh doanh tiệc thì thu lại
được bao nhiêu đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh đó. Sức sản xuất của bộ phận
tiệc càng cao chứng hiệu quả kinh doanh tiệc càng lớn.
-Sức sinh lời tổng hợp của bộ phận tiệc
H=


8

Trong đó:
L: Lợi nhuận kinh doanh tiệc
Chỉ tiêu này phản ánh khách sạn bỏ ra một đồng chi phí cho hoạt động kinh doanh tiệc
thì thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh tiệc càng lớn.
-Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số hay tỉ lệ % so với giữa tổng mức lợi nhuận và tổng doanh
thu của doanh nghiệp đạt được trong một kỳ xác định. Như vậy tỷ suất lợi nhuận của
bộ phận tiệc cũng tương tự nhưng các thông số là kết quả kinh doanh tiệc trong kỳ
nhất định.
L’=
Trong đó:


L: Lợi nhuận bộ phận tiệc
L’: Tỷ suất lợi nhuận bộ phận tiệc
Chỉ tiêu này có ý nghĩa: cứ đạt được 1000 đồng doanh thu từ tiệc thì sẽ có được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng cao càng thể hiện hiệu quả kinh doanh tiệc
tốt.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu bộ phận
Nếu việc phân tích các chỉ tiêu tổng hợp có thể đưa ra kết luận chung về hiệu
quả kinh doanh tiệc thì các chỉ tiêu bộ phận là cơ sở để tìm ra các nguyên nhân tác
động đến hiệu quả kinh doanh tiệc, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn.
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
- Năng suất lao động bình quân bộ phận tiệc
Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân bộ phận tiệc được dùng để đánh giá hiệu
quả sử dụng lao động sống tại bộ phận tiệc. Việc sử dụng lao động sống có hiệu quả
hay không có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh tiệc.
Do đặc thù kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh dịch vụ tiệc nói riêng
có tính vô hình bởi vậy khó có thể đo lường năng suất lao động bằng chỉ tiêu hiện vật
mà chỉ có thể đo lường bằng chỉ tiêu giá trị.
Chỉ tiêu này được đo bằng tỷ số giữa tổng doanh thu bộ phận tiệc với tổng lao
động bình quân bộ phận tiệc.
W= &
Trong đó:

W: Năng suất lao động bình quân bộ phận tiệc
: Tổng số lao động bình quân bộ phận tiệc


9

Chỉ tiêu này có ý nghĩa: Chỉ tiêu này có kết quả càng cao chứng tỏ hiệu quả sử
dụng lao động càng lớn.

- Lợi nhuận bình quân
= &

=

- Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương bộ phận tiệc

Trong đó: P: Chi phí tiền lương cho kinh doanh tiệc
Hai chỉ tiêu này phản ánh khách sạn bỏ ra một đồng chi phí tiền lương thì thu
về được bao nhiêu đồng doanh thu, bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh doanh tiệc. Chỉ tiêu
càng cao hiệu quả sử dụng lao động càng lớn.
- Vốn
= ;

=

- Chi phí
;

;F’ = × 100

- Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
=

;

=

1.2.2.3. Các chỉ tiêu đặc trưng
- Hiệu quả khai thác khách dự tiệc

H=

;

H=

- Công suất sử dụng phòng tiệc
Công suất sử dụng phòng tiệc =
1.3. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng
* Các nhân tố khách quan
- Sự phát triển của nền kinh tế
Kinh tế ngày càng phát triển khiến mức sống của người dân ngày một nâng cao. Khi
nhưng nhu cầu cơ bản đã được thỏa mãn thì việc nảy sinh những nhu cầu bậc cao hơn
là việc tất yếu


10

Trước kia, nhu cầu dịch vụ tiệc đã được hình thành nhưng do điều kiện kinh tế nên
chất lượng dịch vụ tiệc dòi hỏi không cao, số lượng còn hạn chế. Ngày nay, đặc biệt
trong thời gian vài năm trở lại đây, cùng với sử phát triển nhanh chóng của nền kinh tế
nước nhà, nhu cầu và cầu dịch vụ tiệc ngày một tăng cao cả về số lượng và chất lượng.
Kinh doanh tiệc trở thành một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn với các doanh nghiệp nói
chung và các khách sạn nói riêng. Nhu cầu tăng đồng nghĩa với việc tăng lượng khách
làm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tiệc của khách
sạn.
- Khách hàng
Khách hàng là yếu tố trung tâm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng
như hoạt động kinh doanh tiệc.Khách hàng tạo nên thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch
vụ, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Kinh doanh tiệc giống như

kinh doanh các loại hình dịch vụ khác, khách hàng đóng vai trò quan trọng, trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, kiểm soát hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp và là người cuối cùng đánh giá chất lượng sản phẩm của dịch vụ.
- Giá cả
Giá cả hàng hóa dịch vụ ảnh hưởng đến doanh thu của hoạt động kinh doanh khách
sạn cũng như kinh doanh tiệc. Giá cả đầu vào tăng sẽ buộc giá dịch vụ tiệc tăng để bù
đắp chi phí, từ đó làm giảm lượng khách dẫn đến doanh thu và lợi nhuận kinh doanh
tiệc giảm. Bên cạnh đó sự biến động của giá ngoại tệ cũng ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu
dùng dịch vụ tiệc do giá trong khách sạn thường được tính bằng USD rồi mới quy ra
VND.
- Vị trí địa lý và cảnh quan môi trường
Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh doanh
tiệc. Do tiệc mang tính chất long trọng và có nhiều người tham gia cùng lúc nhằm các
mục đích khác nhau trong giao tiếp. Các đơn vị kinh doanh tiệc phải có vụ trí địa ký
thuận lợi và cảnh quan đẹp, thường ở gần trục đường chính, giao thông đi lại dễ dàng
mới có thể thu hút khách hàng, đem lại hiệu quả trong kinh doanh.
- Tính thời vụ
Hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch mang tính thời vụ rõ rệt và hoạt động kinh
doanh tiệc cũng không nằm ngoài quy luật đó.Đối với tiệc cưới thường chỉ diễn ra từ
tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau.Dịp cuối năm là lúc cao điểm trong kinh
doanh tiệc nhân viên thường xuyên phải làm thêm giờ.
- Sự cạnh tranh trên thị trường
Cạnh tranh trên thị trường vừa có ảnh hưởng tích cực, vừa có ảnh hưởng tiêu cực, cạnh
tranh lành mạnh thúc đẩy sự phát triển không ngừng về chất lượng sản phẩm dịch vụ


11

cung ứng nhằm lôi kéo khách hàng.Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, sức cạnh
tranh cũng như vị thế của doanh nghiệp.

Trên phương diện tiêu cực, môi trường cạnh tranh gay gắt, mọi doanh nghiệp đều cố
gắng hết sức để tồn tại và phát triển.Cạnh tranh với các đối thủ cả hiện tại và tiềm ẩn
làm giảm thị phần và lượng khách tiêu dùng dịch vụ tiệc của khách sạn dẫn đến hiệu
quả kinh doanh giảm.
* Các nhân tố chủ quan
- Đội ngũ lao động
Đối với đội ngũ lao động quản trị họ sẽ ảnh hưởng tới tính tối ưu của các quyết
định đầu tư, đến khả năng kinh doanh và tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của
khách sạn. Vì vậy những nhà quản trị phải có năng lực thì việc kinh doanh của toàn
khách sạn và các bộ phận trong đó có bộ phận tiệc mới đạt hiệu quả cao.Nhà quản trị
cấp cơ sở quản lý quá trình kinh doanh tiệc phải có hiểu biết, kinh nghiệm về hoạt
động kinh doanh tiệc, được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ và kiến thức quản trị.
Đối với đội ngũ lao động thừa hành, họ là những người lao động trực tiếp tạo ra
sản phẩm dịch vụ, do tính chất công việc phục vụ tiệc khá nặng nhọc nên chủ yếu nhân
viên bộ phận tiệc là nam giới. Ngoài đòi hỏi về sức khỏe, ngoại hình, nhân viên phục
vụ tiệc cần khéo léo, thành thạo các nghiệp vụ phục vụ, có trình độ ngoại ngữ giao
tiếp.Nhân viên không đáp ứng được các yêu cầu kể trên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
phục vụ và hiệu quả kinh doanh tiệc.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị
Cơ sở vật chất kỹ thuật là đòi hỏi thiết yếu trong kinh doanh tiệc, là nhân tố làm tăng
tính hữu hình và góp phần nâng mức chất lượng của sản phẩm dịch vụ tiệc.
Trang thiết bị bao gồm các trang thiêt bị như bàn ghế, khăn trải, bát đĩa, cốc
chén, vật trang trí,…Nó quyết định một phần đến chất lượng phục vụ, đến lượng
khách, mức độ quay lại của khách và là cơ sở để đánh giá chất lượng phục vụ. Trang
thiết bị tốt và đầy đủ giúp nhân viên có các thao tác dễ dàng hơn, chuyên nghiệp hơn,
tiết kiệm sức lao động, và nâng cao hiệu quả lao động, từ đó đem lại hiệu quả kinh
doanh tiệc cao hơn.
- Trình độ tổ chức quản lý
Thể hiện ở cách tổ chức, quản lý những yếu tố nguồn lực như: vốn, lao động, kỹ
thuật,… có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh tiệc. Nếu như trình độ tổ

chức quản lý không tốt sẽ làm lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và
cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.Ngược lại nếu quá trình tổ chức quản lý
tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc.
- Uy tín, thương hiệu của khách sạn và bộ phận tiệc


12

Uy tín, thương hiệu được tạo ra bởi chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả, chính sách
xúc tiến quảng bá của khách sạn và bộ phận.Nó góp phần nâng cao sức cạnh tranh
trong kinh doanh tiệc của khách sạn, đồng thời cũng là nâng cao sức cạnh tranh của
khách sạn trên thị trường.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH
VỤ TIỆC TẠI KHÁCH SẠN HÀ NỘI DAEWOO
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt
động kinh doanh của bộ phận tiệc
2.1.1. Tổng quan về khách sạn
2.1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
Tên Khách sạn: Khách sạn Hà Nội Daewoo
Tên tiếng Anh: Ha Noi Daewoo Hotel
Địa chỉ: 360 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội
Tel: 84 4 8315000
Fax: 84 4 8315010
Email:
Website: www.HanoiDaewoohotel.com
Công ty chủ quản: Công ty Cổ phần Daeha (là khu tổ hợp của ba toà nhà: tòa
nhà cho thuê căn hộ 15 tầng, toà nhà cho thuê văn phòng 18 tầng và khách sạn Hà Nội
Daewoo cao 18 tầng).
Tên giao dịch quốc tế: Daeha Business Co., Ltd
Tên viết tắt: DAEHA., JSC

Khách sạn Hà Nội Daewoo là một khách sạn 5 sao nằm trong tổ hợp các tòa nhà
của Công ty Cổ phần Deaha trên đường Kim Mã, Hà Nội.Khách sạn được khánh thành
vào tháng 4 năm 1996, chủ đầu tư ban đầu là Công ty Daeha của Hàn Quốc.Khách sạn
Daewoo là Khách sạn liên doanh giữa Công ty Điện tử Hanel của Việt Nam và Tập
đoàn Công nghiệp Daewoo của Hàn Quốc.
- Tháng 4/1997, khách sạn Hà Nội Daewoo vinh dự trở thành một trong 312
khách sạn hàng đầu thế giới.
- Năm 1999, khách sạn được cấp chứng chỉ ISO 14001 cho hệ thống quản lý
môi trường và vinh dự là khách sạn đầu tiên được cấp chứng chỉ này ở Việt Nam.
- Kể từ khi đi vào hoạt động khách sạn đã vinh dự đón tiếp Vua, Hoàng hậu,
Nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, Thủ tướng Marek Belka
(Ba Lan), Tổng thống Natsgiin Bagandi (Mông Cổ), Thủ tướng UtinLatt (Myanma),
Thủ tướng Lee Hae Chan (Hàn Quốc), Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào (Trung Quốc),…
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Mô hình cơ cấu tổ chức của khách sạn Hà Nội Daewoo được thể hiện qua sơ đồ 2.1.


13

Nhìn vào sơ đồ 2.1 ta thấy cơ cấu tổ chức của khách sạn Hà Nội Daewoo được thiết
kế theo kiểu trực tuyến – chức năng. Mô hình này có các ưu, nhược điểm như sau:
* Ưu điểm
- Cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng là một cơ cấu tổ
chức đơn mang tính thống nhất chỉ huy, phù hợp với sự chuyên môn hóa lao động nên
năng suất được gia tăng, cho phép nâng cao chất lượng công việc phục vụ khách hàng
và chất lượng của các quyết định ở các cấp quản lý.
Ban Giám Đốc

Bộ phận
Bộ phận

Lễ tân
Sale & MKT

Bộ phận
Bộ phận
Buồng phòng
Nhân sự

Bộ phận
Bộ phận
F&B
Kế toán

Bộ phận
Bếp

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

Bảo vệ

Mua hàng

Kỹ thuật


Sức khỏe

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy tại khách sạn Hà Nội Daewoo
- Việc áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức này giúp khách sạn dễ dàng hơn trong
công tác tuyển dụng, bố trí lao động phù hợp với từng công việc và đào tạo, đánh giá
nhân viên, giúp nhân viên phát triển kỹ năng chuyên môn và có kiến thức thực tế về
công việc nhanh hơn.
- Cơ cấu tổ chức trên giúp khách sạn tiết kiệm được chi phí nhân sự.
* Nhược điểm


14

Với cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng thì dễ xảy ra mâu
thuẫn trong quyền hạn và trách nhiệm và thiếu sự phối hợp ăn ý giữa các cá nhân, bộ
phận.Điều này đòi hỏi người quản lý phải biết quản lý tốt các nguồn lực, nhạy bén,
giải quyết tốt mâu thuẫn giữa các bộ phận, đem lại hiệu quả công việc.
* Giới thiệu về bộ phận tiệc
- Cơ cấu tổ chức bộ phận tiệc
Tổng Giám Đốc

Các trợ lý tổng
giám đốc

Giám đốc kinh
doanh ăn uống

Trưởng bộ phận bếp

Phòng bán hàng


Bộ phận tiệc

Bếp tiệc

Sơ đồ 2.2: Sơ cấu tổ chức quản lý bộ phận tiệc
- Bộ phận tiệc khách sạn Hà Nội Daewoo hình thành và phát triển từ ngày thành
lập khách sạn, tính đến nay bộ phận tiệc đã trải qua gần 20 năm hoạt động. Bộ phận
tiệc là một bộ phận riêng biệt trong hệ thống kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách
sạn.
Bộ phận tiệc có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ manh tính tổng hợp như dịch
vụ ăn uống thông qua các bữa tiệc, phục vụ hội nghị hội thảo,… Hàng năm bộ phận
mang lại doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu dịch vụ ăn uống của khách sạn
(khoảng 30%).


15

Hiện nay tại bộ phận tiệc có tổng cộng 18 nhân viên chính thức. Trong đó có 1 giám
đốc bộ phận, 1 trợ lý giám đốc, 1 giám sát viên, 3 tổ trưởng, 6 nhân viên kinh nghiệm
và số còn lại là 7 nhân viên. Do tính thời vụ trong kinh doanh khách sạn du lịch, ngoài
đội ngũ nhân viên chính thức, vào những ngày đông khách, bộ phận thường xuyên
phải thuê thêm lao động thời vụ.

2.1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hà Nội Daewoo
trong 2 năm 2013-2014
STT

1


2

3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu
Doanh thu
Doanh thu lưu trú
Tỷ trọng
Doanh thu ăn
uống
Tỷ trọng
Doanh thu từ dịch
vụ bổ sung
Tỷ trọng
Tổng chi phí
Tỷ suất chi phí
Chi phí lưu trú
Tỷ suất
Chi phí ăn uống
Tỷ suất
Chi phí dịch vụ bổ
sung
Tỷ suất
Năng suất lao động

bình quân
Tổng quỹ lương
Tiền lương bình
quân
Lợi nhuận trước
thuế
Thuế thu nhập
Lợi nhuân sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận

Đơn vị

Năm 2013

Năm 2014

So sánh 2013/2014

USD
USD
%
USD

15.452.322
8.209.719
53,13
5.626.902

19.125.212
10.595.987

55,4
6.461.805

+/3.672.890
2.386.268
2,27
834.903

%
USD

36,41
1.615.101

33,9
2.067.420

(2,51)
452.319

%
USD
%
USD
%
USD
%
USD

10,46

10.543.156,5
68,23
5.601.018,5
68,24
3.839.596,5
68,23
1.101.541,5

10,7
12.773.498
66,79
6.502.025
61,36
4.739.596,5
73,35
1.531.876,5

0,24
2.230.346,5
(1,44)
900.000,5
(6,88)
900.000
5,12
430.335

%
USD/ng

68,2

25.754

74,1
31.098

5,9
5.344

20,57

USD

842.400

944.640

102.240

12,14

117

128

11

9,4

USD


4.909.165,5

6.351.714

258.740,5

29,38

USD
USD

1.374.566
3.534.599,5

1.701.289
4.650.425

326.723
1.115.826

23,77
31,57

USD/th

%

22,8

24,32


1,45

%
23,77
29,07
14,84

28

21,15
16,07
23,44
39,07


16

Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2013-2014 được tổng hợp
trong bảng 2.1, theo đó tổng doanh thu của khách sạn tăng đều đặn qua các năm.
Doanh thu năm 2014 tăng 23,77% so với năm 2013 tương ứng tăng 3.672.890 USD.
Doanh thu lưu trú năm 2014 là 10.595.987 USD tăng 29,07%tương ứng tăng
2.386.268 USD so với năm 2013, tỷ trọng doanh thu chiếm 55,4% trong tổng doanh
thu của khách sạn.
Doanh thu ăn uống năm 2014 tăng 14,84% tương ứng tăng 834.903 USD so với
năm 2013. Tỷ trọng doanh thu chiếm 33,9% giảm 2,51% so với năm 2013.
Doanh thu từ dịch vụ bổ sung năm 2014 tăng 28% tương ứng tăng 452.319 USD
so với năm 2013. Tỷ trọng doanh thu chiếm 10,7% tăng 0,24% so với 2013.
Tổng chi phí năm 2014 tăng 21,15% tương ứng tăng 2.230.346,5 USD so với
năm 2013. Tổng chi phí năm 2014 có tăng nhưng đó là những chi phí cần phải bỏ ra

đầu tue để thu lại lợi nhuận trong kinh doanh của khách sạn. Tỷ trọng chi phí năm
2014 là 66,79% giảm 1,44% so với năm 2013. Trong đó:
Chi phí lưu trú năm 2014 tăng 16,07% tương ứng tăng 900.000,5 USD so với
năm 2013. Tỷ trọng của chi phí lưu trú chiếm 61,36% giảm 6,88% so với năm 2013.
Chi phí ăn uống năm 2014 tăng 23,44% tương ứng tăng 900.000 USD so với năm
2013. Tỷ trọng của chi phí ăn uống chiếm 73,35% tăng 5,12% so với năm 2013.
Chi phí dịch vụ bổ sung tăng 39,07% tương ứng tăng 430.335 USD so với năm
2013. Tỷ trọng chi phí dịch vụ bổ sung chiếm 74,1% tăng 5,9% so với năm 2013.
Năng suất lao động bình quân năm 2014 tăng 20,57% tương ứng tăng 5.334
USD so với năm 2013.
Lợi nhuận trước thuế năm 2014 tăng 29,38% tương ứng tăng 258.740,5 USD so
với năm 2013. Lợi nhuận sau thuế năm 2014 tăng 31,57% tương ứng tăng 1.115.826
USD so với năm 2013. Điều này cho thấy việc kinh doanh của khách sạn năm 2014 có
hiệu quả hơn so với năm 2013.
Doanh thu và chi phí năm 2014 của khách sạn cùng tăng nhưng tốc độ tăng của
doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên làm cho lợi nhuận và tỷ suất chi phí
tăng cao hơn so với năm 2013. Nhìn chung tình hình kinh doanh của khách sạn là tốt,
đã có những chiến lược kinh doanh hiệu quả mang lại doanh thu lớn và hạn chế chi phí
kinh doanh.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng
2.1.2.1. Các nhân tốkhách quan
* Sự phát triển của nền kinh tế
5 năm trở lại đây, nhu cầu dịch vụ tiệc, hội thảo chất lượng cao ngày một tăng. Không
chỉ đối với khách quốc tế, nhu cầu dịch vụ tiệc của người dân Việt Nam cũng ngày


17

một tăng do mức sống và thu nhập của người dân được cải thiện. Minh chứng cho điều
này là khách Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số khách tiêu dùng dịch vụ

tiệc (trên 50%). Mặc dù doanh thu trung bình một khách Việt Nam sử dụng dịch vụ
tiệc thấp hơn so với đối tượng khách nước ngoài nhưng với lượng khách và doanh thu
tăng lên đều đặn qua các năm là một tín hiệu khả quan, có ảnh hưởng tích cực đến hiệu
quả kinh doanh tiệc của khách sạn Hà Nội Daewoo.
* Khách hàng
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy khách hàng chủ yếu của bộ phận tiệc là khách Việt
Nam.Ngoài ra đối tượng khách truyền thống của bộ phận tiệc và khách sạn là khách
Hàn Quốc.
Bảng 2.2: Số lượng khách sử dụng dịch vụ tiệc
Quốc tịch
Việt Nam
Hàn Quốc
Khách khác
Tổng

Năm
2013
Số khách
Tỷ trọng
67.755
53,755%
17.6118
13,93%
41.107
32,32%
126.480
100%

2014
Số khách

Tỷ trọng
68.857
53,01%
20.517
15,79%
40.530
31,2%
129.904
100%

Cũng bởi đặc điểm và cơ cấu khách như trên các nhà quản trị cố gắng đáp ứng nhu cầu
khách hàng, các món ăn Hàn Quốc của khách sạn được đánh giá cao. Ngoài ra, khách
sạn và bộ phận tiệc cũng nỗ lực trong việc làm mới sản phẩm dịch vụ nhằm phát triển
thị trường đầy tiềm năng như khách Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu…
* Giá cả
Trong 2 năm 2013 và 2014, với sự biến động bất ổn của giá cả, lạm phát tăng
cao, mặc dù chính phủ cố gắng kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả song cuộc khủng
hoảng kinh tế Thế Giới gây ảnh hưởn không nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Những
nguyên nhân trên khiến giá cả đầu vào bao gồm nguyên vật liệu, chi phí tiền lương cho
nhân viên, mua sắm các trang thiết bị,… tăng, dẫn đến giá cả sản phẩm dịch vụ tiệc tại
khách sạn tăng.
* Vị trí địa lý và cảnh quan môi trường
Khách sạn Hà Nội Daewoo là một trong những khách sạn có vị trí địa lý và cảnh quan
đẹp nhất Hà Nôi. Nằm ở trung tâm thương mại và ngoại giao của thủ đô, xung quanh
là bốn mặt đường trong đó có ba mặt đường Kim Mã, Liễu Giai và Đào Tấn. Hơn nữa,
khách sạn ở ngay giữa hai hồ có khung cảnh đẹp (hồ Thủ Lệ và hồ Ngọc Khánh), với
không gian thoáng đãng trong lành.
Đây là yếu tố mang lại cơ hội lớn cho khách sạn, là thế mạnh so với các khách sạn
khác. Đặc biệt trong kinh doanh tiệc, vị trí địa lý và cảnh quan môi trường là một trong



18

những điều kiện quan trọng để thu hút khách. Từ đó góp phần tăng hiệu quả kinh
doanh tiệc.
* Tính thời vụ
Thời vụ trong kinh doanh dịch vụ khách sạn du lịch là vấn đề không mới nhưng cũng
không bao giờ là cũ. Kinh doanh tiệc tính thời vụ biểu hiện rất rõ nét, nhu cầu sử dụng
dịch vụ tiệc của khách tại các thời điểm khác nhau trong năm là không đồng đều, làm
cho kết quả kinh doanh tiệc không đạt được sự ổn định, do đó tính hiệu quả không cao.
* Cạnh tranh trên thị trường
Ở Hà Nội, hầu hết các khách sạn 4 và 5 sao đều kinh doanh tiệc bởi đây là linhc vực
mang lại nhiều lợi nhuận. Một số khách sạn có thế mạnh trong kinh doanh tiệc nhu
khách sạn Melia Hà Nội, khách sạn Thắng Lợi,…
Cạnh tranh trên thị trường, ngoài các khách sạn cùng thứ hạng có kinh doanh
dịch vụ tiệc, hội nghị, hội thảo,… còn có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh tiệc với
chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc phát triển xây dựng nhiều dự án khách sạn cao cấp
tại Hà Nội trong thời gian tới đồng nghĩa với việc sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh
tranh với tiềm lực tài chính, lợi thế về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại,…
sẽ gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động kinh doanh tiệc của khách sạn. Khách sạn
Daewoo cũng như bộ phận tiệc phải cố phấn đấu hết sức để có thể kinh doanh hiệu quả
trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
2.1.2.1 Các nhân tố chủ quan
* Đội ngũ lao động
Bảng 2.3: Cơ cấu nhân viên theo trình độ tại bộ phận tiệc
Trình độ học vấn
Phổ thông
trung học
2


Dạy nghề

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

0

5

7

4

Trình độ
ngoại ngữ
A B
C
2

9

7

Tổng
nhân
18


Đội ngũ lao động tại bộ phận tiệc tại khách sạn Hà Nội Daewoo đa số đều là những
giàu kinh nghiệm, được trải qua nhiều cuộc đào tạo của khách sạn ở trong nước và
nước ngoài (Hàn Quốc).
Tất cả đội ngũ quản trị tại bộ phận tiệc đều có trên dưới 10 năm kinh nghiệm tại
bộ phận hoặc lĩnh vực kinh doanh ăn uống. Các nhân viên, phần lớn có kinh nghiệm
làm việc từ 3 đến 5 năm, nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng được yêu cầu của khách.
Điểm yếu của bộ phận, cũng là điểm yếu chung về nhân lực ngành du lịch Việt
Nam hiện nay đó là trình độ ngoại ngữ. Hầu hết nhân viên chỉ biết một ngoại ngữ.Số
nhân viên có trình độ ngoại ngữ khá cũng không nhiều.Điều này có thể làm ảnh hưởng


19

đến chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của khách sạn, làm giảm hiệu quả kinh doanh
tiệc (bảng 2.3).
* Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trước hết phải kể đến hệ thống phòng tiệc tại khách sạn.Hiện có tất cả 13 phòng sử
dụng phục vụ tiệc. Đặc biệt 4 phòng ở tầng 1 có thể ghép thành phòng lớn với sức
chứa 1000 khách với dịch vụ họp và 500-600 khách đối với dịch vụ tiệc. Bên cạnh đó,
khách sạn còn có bể bơi rộng nhất khu vực (80m), đủ sức phục vụ tiệc ngoài trời với
số lượng lên tới 1000 khách.
Ngoài ra cơ sở vật chất phục vụ tiệc tại khách sạn cũng khá đồng bộ, sang trọng.
Nhiều đồ dùng được nhập từ nước ngoài hoặc đặt riêng cho bộ phận tiệc như bàn, ghế,
… Hệ thống cơ sở vật chất làm tăng tính hữu hình trong dịch vụ, là một trong những
yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh tiệc của khách sạn.
* Trình độ tổ chức quản lý
Đứng đầu là giám đốc bộ phận tiệc, chịu trách nhiệm chung về hoạt động tổ
chức và phục vụ tiệc. Sau khi nhân viên bộ phận bán hàng thỏa thuận và thống nhất
mọi điều khuản cần thiết về buổi tiệc, thông tin cần thiết sẽ được chuyển tới giám đốc
bộ phận tiệc bằng văn bản cụ thể. Giám đốc bộ phận căn cứ vào những thông tin trên

để lập kế hoạch phân công, bố trí nhân viên theo ca cho phù hợp, yêu cầu phòng nhân
sự huy động nhân viên thời vụ nếu cần thiết. Các quản lý bộ phận tiệc được giám đốc
phân công chịu trách nhiệm đối với mỗi buổi tiệc trong suốt quá trình chuẩn bị và
phục vụ.Quản lý là người trực tiếp phân công công việc cho từng nhân viên cụ thể.
Giám đốc bộ phận là người chịu trách nhiệm chung và cao nhất, ngoài ra toàn bộ
nhân viên cũng có trách nhiệm đối với công việc mình được giao. Hình thức quản lý
phân công gắn với trách nhiệm tạo tinh thần tự giác trong công việc của nhân viên,
giúp nâng cao hiệu quả lao động, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc.
* Uy tín, thương hiệu của khách sạn và bộ phận tiệc
Uy tín và thương hiệu của khách sạn và bộ phận tiệc là một trong những lợi thế giúp
nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc. Việc khách sạn đã đạt giải khách sạn tốt nhất Việt
Nam năm 2003, gia nhập câu lạc bộ các khách sạn sang trọng trên thế giới của tập
đoàn SRS-WORLDHOTLES càng khẳng định uy tín và thương hiệu của khách sạn.
Bộ phận tiệc khách sạn được Chính phủ tin tưởng, tổ chức nhiều buổi tiệc, chiêu
đãi rất quan trọng, được nhiều đại sứ quán tin tưởng và sử dụng dịch vụ tiệc, hội họp
thường xuyên như đại sứ quán Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật Bản,…
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng
2.1.1. Kết quả kinh doanh bộ phận tiệc


20

Qua bảng 2.4 ta có thể thấy doanh thu từ tiệc tăng lên, năm 2014 doanh thu từ tiệc tăng
11,05% so với 2013. Bên cạnh đó chi phí cho hoạt động kinh doanh tiệc cũng tăng lên
11,05% khiến tỷ suất chi phí năm 2013 và 2014 đều ở mức 66,23%.
Bảng 2.4: Đánh giá hiệu quả kinh doanh tiệc năm 2013-2014
STT

Các chỉ tiêu


Đơn vị

2013

2014

So sánh 2014/2013
+/-

%

1
2

Tổng doanh thu tiệc
Tổng chi phí tiệc
Tỷ suất chi phí

USD
USD
%

1.912.365 2.123.678
1.266.467 1.406.409
66,23
66,23

211.313
139.942
0


11,05
11,05

3

USD

7.145.268 7.548.392

403.124

5,64

4

Trị giá vốn nguyên
liệu hàng hóa
Lợi nhuận trước thuế

71.371

11,05

5

Thuế thu nhập

USD


180.851,4 200.835,3

19.983,9

11,05

6

Lợi nhuận sau thuế

USD

465.046,6 516.433,7

51.387,1

11,05

7

%

24,32

24,32

0

8


Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế
Sức sản xuất tổng hợp

-

0,23

0,23

0

9

Sức sinh lời tổng hợp

-

0,08

0,08

0

USD

645.898

717.269


2.2.2 Các chỉ tiêu tổng hợp
* Sức sản xuất tổng hợp của bộ phận tiệc
Sức sản xuất doanh thu là kết quả của tỷ lệ giữa doanh thu và chi phí. Năm 1013
và năm 2014 đều đạt 0,23 phản ánh khách sạn bỏ ra 1 đồng chi phí cho kinh doanh tiệc
thì thu lại 0,23 đồng lợi nhuận. Tuy có tăng so với các năm trước nhưng sức sản xuất
doanh thu tiệc không đổi qua 2 năm là một trong những dấu hiệu của việc hiệu quả
kinh doanh có chiều hướng giảm sút.
* Sức sinh lời tổng hợp của bộ phận tiệc
Sức sinh lời trong 2 năm 2013 và 2014 của bộ phận tiệc tương ứng là 0,08 và
0,08, cónghĩa cũng với 1 đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh tiệc năm 2013
và năm 2014 có thể đem lại 0,08 đồng lợi nhuận. Và đây cũng báo hiệu hiệu quả kinh
doanh tiệc có xu hướng giảm.
* Tỷ suất lợi nhuận
Cũng giống hai chỉ tiêu tổng hợp kểtrên, tỷ suất lợi nhuận sau thuế năm 2013 và
năm 2014 đều là 24,32% con số này phản ánh cứ đạt 100 đồng doanh thu từ tiệc sẽ thu
được 24,32 đồng lợi nhuận.


21

Qua ba chỉ tiêu tổng hợp,ta có thể nhận thấy ngay một điều, hiệu quả kinh doanh
năm 2014 không tăng so với 2013 ở cả 3 chỉ tiêu sức sản xuất doanh thu, sức sinh lời
và tỷ suất lợi nhuận. Mặc dù tổng doanh thu vẫn tăng đều đặn trong hai năm nhưng do
mức chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh tiệc cũng tăng lên tương ứng dẫn tới hiệu
quả kinh doanh tiệc nói chung không tăng.
2.2.3. Các chỉ tiêu bộ phận
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận tiệc
STT
1
2

3
4
5

6

Các chỉ tiêu
Lao động bình quân
Lao động bình quân
trực tiếp
Tổng quỹ lương
Năng suất lao động
bình quân
Lợi nhuận bình quân
trước thuế
Lợi nhuận bình quân
sau thuế
Hiệu quả sử dụng
chi phí tiền lương
- Sức sản xuất
- Sức sinh lời

Đơn vị
Người
Người
USD
USD/ng

2013
20

17

2014
18
15

53.000
61.000
112.492,1 141.578,5

So sánh 2014/2013
+/(2)
(2)

%
(10)
(11,76)

8000
29.086,4

13,11
25,86

USD/ng

37.994

47.817,9


9.873,9

26,02

USD/ng

27.355,7

34.428,9

7.073,2

25,86

-

36,08
12,19

34,81
11,76

(1,27)
(0,43)

2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động
* Năng suất lao động bình quân bộ phận tiệc
Năng suất lao động bình quân tại bộ phận tiệc trong năm 2014 tăng 25,86% so
với năm 2013. Theo đó năng suất lao động qua các năm được cải thiện đáng kể, phản
ánh hiệu quả sử dụng lao động sống tại bộ phận tiệc tăng. Lao động là một trong

những yếu tố nguồn lực của bộ phận, hiệu quả sử dụng lao động tăng nhìn chung sẽ
gây tác động tích cực tới hiệu quả kinh doanh tiệc (bảng 2.5).
* Lợi nhuận bình quân
Lợi nhuận bình quân trước thuế năm 2014 tăng 26,02% tương ứng tăng 9.873,9
USD/ng so với năm 2013. Điều này phản ánh hiệu quả sử sụng lao động sống tại bộ
phận tiệc tăng, từ đó sẽ tác động tới hiệu quả kinh doanh tiệc theo hướng tích cực hơn
(bảng 2.5).


22

Lợi nhuận bình quân sau thuế năm 2014 tăng 25,86% tương ứng tăng 7.073,2 USD/ng
so với năm 2013. Điều này phản ánh hiệu quả sử sụng lao động sống tại bộ phận tiệc
tăng, từ đó sẽ tác động tới hiệu quả kinh doanh tiệc theo hướng tích cực hơn (bảng
2.5).
* Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương bộ phận tiệc
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương được đo bằng tỷ số giữa doanh thu
và tổng quỹ lương. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương theo sức sản xuất tại bộ phận
tiệc khách sạn trong năm 2013 và 2014 lần lượt là 36,08 và 34.81, có ý nghĩa là cũng
một đồng chi phí tiền lương khách sạn bỏ ra thì thu được 36,08 đồng doanh thu trong
năm 2013 và 34,81 đồng doanh thu trong năm 2014 (bảng 2.5).
Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương theo sức sinh lời của bộ phận tiệc năm 2013 và
năm 2014 lần lượt là 12,19 và 11,76, có ý nghĩa là cũng một đồng chi phí tiền lương
khách sạn bỏ ra thì thu được 12,19 đồng lợi nhuận trong năm 2013 và 11,76 đồng lợi
nhuận trong năm 2014. Như vậy ta thấy được năm 2013 có mức hiệu quả sử dụng chi
phí tiền lương cao hơn so với năm 2014 (bảng 2.5).
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng chi phí
Hiệu quả sử dụng chi phí theo sức sản xuất năm 2014 giảm 0,05 so với năm
2013. Chỉ tiêu này giảm cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí chưa cao và có ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh của bộ phận tiệc và toàn khách sạn (bảng 2.6).

Hiệu quả sử dụng chi phí theo sức sinh lời năm 2014 và năm 2013 là không đổi. Chỉ
tiêu này không đổi cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí chưa cao và có ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh của bộ phận tiệc và toàn khách sạn (bảng 2.6).
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng chi phí tiệc
STT

Các chỉ tiêu

Đơn vị

2013

2014

So sánh 2014/2013
+/-

1

2

Hiệu quả sử dụng chi
phí
- Sức Sản xuất
- Sức sinh lời
Tỷ suất chi phí

%

1,56

0,51
66,23

1,51
0,51
66,23

%

(0,05)
0
0

2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật theo sức sản xuất năm 2014 giảm 0,25 so với
năm 2013. Chỉ tiêu này giảm cho thấy hiệu quả sự dụng cơ sở vật chất chưa cao và
làm giảm hiệu quả kinh doanh của bộ phận tiệc cũng như hiệu quả kinh doanh của
toàn khách sạn (bảng 2.7).


×