Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 46 trang )

Mt s kinh nghim vn dng mụ hỡnh trng tiu hc mi VNEN vo dy hc

Thông tin chung về sáng kiến

1. Tên sáng kiến:
Một số KINH NGHIệM VậN DụNG mô hình tr-ờng tiểu học mới VNEN vào dạy học
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tất cả các phân môn ở tiểu học
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 20 tháng 8 năm 2014 đến ngày 25 tháng 5 năm 2015
4. Tác giả:
Họ và tên

: Trần Minh Hiên

Năm sinh

: 6-11-1991

Nơi th-ờng trú

: Mỹ Thuận - Mỹ Lộc - Nam Định

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
Chức vụ công tác

: Giáo viên

Nơi làm việc

: Tr-ờng Tiểu học B Minh Thuận


Điện thoại

: 01666109991

Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị : Tr-ờng tiểu học B Minh Thuận
Địa chỉ

: Tr-ờng tiểu học B Minh Thuận - Vụ Bản- Nam Định

S in thoi: 03503980570

Giỏo viờn: Trn Minh Hiờn Trng Tiu hc B Minh Thun

-1-


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

I . ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Trong dạy học, việc truyền thụ được kiến thức giúp cho người học lĩnh hội
được kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo thì người giáo viên phải tìm tòi, khám
phá ra mọi phương pháp, kỹ năng nhằm giúp cho việc dạy học đạt kết quả tốt. Vì
vậy, trong quá trình thực tế giảng dạy tôi luôn tìm tòi những phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học khác nhau nhằm giúp các em đạt hiệu quả học tập cao.
Dự án Mô hình trường học mới VNEN tại Việt Nam được triển khai thử
nghiệm trên diện rộng từ năm học 2012- 2013. Cùng với đó, năm học 2013 - 2014,
trường Tiểu học B Minh Thuận đã áp dụng triển khai phương pháp dạy học mới
này cho phân môn tự nhiên và xã hội khối lớp 2, 3. Bên cạnh đó, nhà trường còn

khuyến khích các lớp đăng kí dạy và áp dụng những ưu điểm của phương pháp ở
những môn học khác. Đến năm học 2014 – 2015, cùng với Nghị quyết số 29NQ/TW Hội nghị lần thứ Tám ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế và Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo, nhà trường đã chỉ đạo vận dụng phương pháp dạy học theo mô
hình trường học mới VNEN vào dạy học đối với tất cả các lớp, và dạy theo phương
pháp VNEN dựa trên Hướng dẫn học và sách giáo khoa hiện hành. Qua nghiên cứu
và tìm hiểu tôi thấy:
- Ưu điểm của mô hình này đối với học sinh: Đây là mô hình nhà trường tiên
tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục nước ta.
Các phòng học dạy theo mô hình VNEN được bố trí giống như phòng học bộ môn,
thư viện linh động với đồ dùng dạy và học sẵn có để HS tham khảo; góc đồ dùng
học tập, góc cộng đồng, góc trưng bày sản phẩm... Mô hình VNEN thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy HS làm trung tâm, học tập mang
tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân HS; chuyển việc truyền thụ của GV
Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

-2-


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

thành việc hướng dẫn HS tự học. Lớp học do HS tự quản và được tổ chức theo các
hình thức như: làm việc theo cặp, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, trong
đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Học sinh được học trong môi trường học
tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy
cô, được sự giúp đỡ của bạn học trong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm
sinh lý lứa tuổi các em. Học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế,
chưa mạnh dạn tự tin trong học tập, giao tiếp được học sinh của nhóm và giáo viên

giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp.
Quản lý lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh” do các em trực tiếp bầu ra
và đảm nhiệm, đây là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ
quá trình học tập. Học sinh còn có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong
môi trường giáo dục, được rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tham gia, kỹ
năng hợp tác trong các hoạt động; đồng thời, xây dựng không gian lớp học với
“Góc học tập”, “Góc cộng đồng”, “Thư viện lớp học”, mở nhiều “hòm thư vui”,
hòm thư “Điều em muốn nói” cũng như trang trí lớp học, tạo ra môi trường giáo
dục thân thiện, an toàn.
Tài liệu, sách, vở cho dạy và học được thiết kế, biên soạn rất phù hợp để học
sinh có thể tự đọc, tự tìm hiểu tiếp cận kiến thức trong mỗi giờ học tại lớp dưới sự
tổ chức, hướng dẫn của giáo viên và tổ chức học tập của nhóm.
Học tập theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tích cực tính tự học,
sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Đây là phương
pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. Cách thức tổ chức lớp
học cũng khác hơn so với cách thức dạy học truyền thống, lớp học được bố trí, tổ
chức ngồi học theo nhóm, ngồi quay mặt vào nhau để cùng trao đổi và tự học. Vậy
nên, với những phương pháp, hình thức, cách thức tổ chức lớp học như vậy rất phù
hợp với cách đánh giá học sinh theo thông tư 30.
Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

-3-


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

Được sự phân công của nhà trường, năm học vừa qua tôi được giao chủ
nhiệm và giảng dạy lớp 5B – một lớp có đặc thù là rất nhút nhát, các em ngại giao
tiếp, ý thức tự học chưa cao dẫn đến việc nắm vững kiến thức của các em còn hạn

chế, trong giờ học các em không dám nói ra ý tưởng, cách làm của mình. Khi nhà
trường triển khai mô hình lớp học kiểu mới VNEN, tôi đã rất tâm đắc và muốn áp
dụng với lớp học của mình. Tôi quyết định chọn sáng kiến: “Một số kinh nghiệm
vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học” làm đề tài nghiên cứu.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000
để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy
học sinh làm trung tâm. Điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới các hoạt động sư
phạm, đó là hệ thống tài liệu dạy học, đổi mới phương pháp học, phương pháp giáo
dục HS. Nhận thấy những ưu điểm của mô hình này, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã báo
cáo và đề xuất với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc nghiên cứu áp dụng
mô hình trường học mới vào Việt Nam.
Trên tinh thần đó, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã chỉ đạo nghiên cứu, khảo
sát và tổ chức xây dựng tài liệu "Hướng dẫn học tập" các môn Tiếng Việt, Toán, Tự
nhiên xã hội cho HS lớp 2 trên cơ sở giữ nguyên chương trình, nội dung SGK hiện
hành (chỉ thay đổi cách tổ chức lớp học và phương pháp dạy học là dạy cho HS tự
học), các môn học khác vẫn học bình thường. Mô hình trường học mới khi triển
khai thí điểm ở cơ sở đã được các hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh học sinh tán
đồng, ủng hộ. Các em học sinh hào hứng học tập, lớp học vui, học sinh tích cực,
mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động học tập, các hoạt động giáo dục.
Để mô hình này đạt hiệu quả cao, yêu cầu giáo viên cần có sự thay đổi tư
duy về dạy học trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình.
Giáo viên thiết kế bài dạy, tổ chức dạy học phù hợp nhận thức và nhu cầu của từng
Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

-4-


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học


đối tượng học sinh ở từng khối lớp. Giáo viên phải đặc biệt chú trọng phát huy sáng
tạo trong dạy học, vận dụng các hình thức dạy học linh hoạt trong các tiết học, áp
dụng các mô hình mới như dạy học theo góc, theo dự án để kích thích học sinh tích
cực học tập thông qua các hoạt động và tăng cường sự tham gia, nâng cao hứng thú
ở học sinh. Ngoài ra, để các em học sinh phát huy được tính sáng tạo, giáo viên chủ
nhiệm luôn đề cao vai trò của Hội Đồng Tự Quản trong việc tổ chức các hoạt động
học tập, tạo cơ hội để nhiều học sinh trong lớp được thể hiện vai trò của mình.
Minh Thuận là một xã nằm cách xa trung tâm huyện, tình hình kinh tế của địa
phương còn khó khăn, phụ huynh chủ yếu đi làm xa nhà, học sinh phần đông ở với
ông bà, nên phụ huynh ít có điều kiện quan tâm đến việc học của các em. Các em
đến trường là phụ huynh phó thác cho giáo viên “trăm sự nhờ cô”. Nhưng vì ở nhà,
học sinh không có phụ huynh quản lí nên đa số các em thường không có ý thức tự
giác trong học tập, sống còn nhút nhát, khép mình, chưa tự tin trong giao tiếp,
chính vì thế lực học của các em ngày càng giảm sút.
Lớp 5B do tôi chủ nhiệm có 20 học sinh, mỗi em có một tính cách khác nhau
nhưng đặc thù chung của lớp là nhút nhát, ngại giao tiếp, tỉ lệ học sinh cần rèn
luyện thêm còn cao, trong giờ học các em chưa có tính tự giác tích cực học tập. khi
cô giáo giao nhiệm vụ học tập các em còn lúng túng, thụ động, chưa biết cách tự
phân tích đề bài và tìm ra lời giải đúng.
Mà như ta đã biết, học sinh học tốt hay không còn phụ thuộc phần nhiều vào
bản thân các em có ý thức tự giác học tập hay không? Trong quá trình giảng dạy
giáo viên có đề ra các phương pháp hình thức tổ chức dạy học tạo ra hứng thú học
tập cho các em được hay không?
Đó là vấn đề mà tôi và đồng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong công tác
giảng dạy.
Qua việc kiểm tra các em, tôi nắm được tình hình học tập và rèn luyện của
lớp trong đầu năm học vừa qua như sau:
Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận


-5-


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

Các mục nhận xét, đánh giá

Học sinh

%

3

15 %

8

40 %

Học sinh cần phải rèn luyện thêm

6

30 %

Học sinh mạnh dạn tự tin

4

20 %


9

45 %

6

30 %

Học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập và
rèn luyện năng lực phẩm chất.
Học sinh giỏi từng mặt (học tập, văn nghệ, thể
dục thể thao…)

Học sinh tích cực tham gia các phong trào của
trường, lớp
Học sinh có ý thức tự học

Sau khi nắm được tình hình học tập của các em, tôi đã đề ra những biện
pháp, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng học tập, và tôi thấy việc áp
dụng dạy học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN sẽ đem lại những hiệu quả
rõ rệt cho học sinh của mình.

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
* Trong quá trình áp dụng mô hình VNEN vào dạy học tôi luôn tìm hiểu và nắm
rõ: Mô hình trường tiểu học mới VNEN được xây dựng dựa trên 5 yêu cầu cơ bản:
1. Lấy học sinh làm trung tâm: học sinh được tự học, tự tìm hiểu và khám
phá theo khả năng của mình; tự quản, hợp tác và tự giác cao trong học tập.
2. Nội dung học tập gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của học sinh.
3. Linh hoạt về nhịp độ học tập tùy theo đối tượng học sinh.

4. Phụ huynh và cộng đồng phối hợp chặt chẽ với giáo viên giúp đỡ học sinh
một cách thiết thực trong các hoạt động giáo dục; tham gia giám sát việc học tập
của con em mình.
5. Giúp phần hình thành nhân cách, ý thức tập thể cho học sinh.
Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

-6-


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

* Các hoạt động, công cụ, góc học tập, cách thức tổ chức lớp học và tổ chức dạy
học được thể hiện theo sơ đồ Mô hình VNEN sau:

HDTQ

Sau khi nhà trường triển khai và quyết định áp dụng phương pháp dạy học
VNEN, dựa trên sơ đồ Mô hình VNEN và tình hình thực tế đã vận dụng, tôi thấy để
áp dụng được tốt phương pháp này cần phải thực hiện tốt những mặt sau:
2.1. Xây dựng mô hình tự quản của lớp
Việc tuyên truyền và hướng dẫn học sinh cách học tập theo mô hình VNEN
đã được triển khai ngay từ đầu năm học. Trong quá trình tổ chức lớp học theo mô
hình VNEN, việc thành lập Hội đồng tự quản học sinh và giúp mỗi thành viên
trong Hội đồng tự quản hiểu được nhiệm vụ của mình là hoạt động thu hút được
nhiều học sinh tham gia và sôi nổi nhất trong các lớp. Được sự chỉ đạo của Ban
giám hiệu nhà trường, tôi và các thầy giáo, cô giáo đã hướng dẫn các em tham gia
bầu Hội đồng tự quản của các lớp một cách công bằng, hiệu quả theo các bước như
sau:
Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận


-7-


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

Bước 1: Xây dựng kế hoạch thành lập Hội đồng tự quản.
Giáo viên tự lên kế hoạch thành lập ngay từ đầu năm học.
Bước 2: Triển khai kế hoạch thành lập Hội đồng tự quản.
Giáo viên triển khai tới học sinh để các em nắm rõ được kế hoạch.
Bước 3: Trước bầu cử, giáo viên, phụ huynh chuẩn bị tư tưởng cho học sinh,
để học sinh nắm được mục đích ý nghĩa của việc thành lập Hội đồng tư quản và
khả năng của học sinh… Định ngày bầu cử Lãnh đạo Hội đồng tự quản; các ban
lãnh đạo của Hội đồng tự quản.
- Hội đồng tự quản là một khái niệm mới với học sinh vì vậy đầu tiên giáo
viên cần cho học sinh hiểu Hội đồng tự quản là gì? Mục đích ý nghĩa của việc
thành lập Hội đồng tự quản?
Hội đồng tự quản là do học sinh với sự hướng dẫn của giáo viên tự tổ chức
thực hiện. “Hội đồng tự quản học sinh” bao gồm các thành viên là học sinh, Hội
đồng tự quản được thành lập là vì học sinh, bởi học sinh và để đảm bảo cho các em
tham gia một cách dân chủ, tích cực vào đời sống học đường, khuyến khích các em
tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của lớp, của trường, phát triển tính
tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh. Đây là
một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập giáo
dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, được rèn các kĩ
năng lãnh đạo, kĩ năng tham gia, kĩ năng hợp tác trong các hoạt động. Tổ chức bộ
máy Hội đồng tự quản bao gồm: 1 Chủ tịch hội đồng tự quản, 2 Phó chủ tịch hội
đồng tự quản và các trưởng ban: 1 trưởng ban học tập, 1 trưởng ban đời sống, 1
trưởng ban đối ngoại văn nghệ, 1 trưởng ban lao động vệ sinh.
Cùng với đó, tôi đã nêu những lợi ích, tác dụng của Hội đồng tự quản tới các
em với những vai trò, trách nhiệm mà các em cùng chia sẻ, gánh vác.


Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

-8-


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

Bước 4: Tiến hành bầu cử:
a. Bầu lãnh đạo Hội đồng tự quản( chủ tịch, phó chủ tịch) và các trưởng ban:
- Thảo luận đưa ra tiêu chí của lãnh đạo hội đồng tự quản:
Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị về tư tưởng cho học sinh, tôi hướng dẫn
các em tự do thảo luận về các tiêu chí của lãnh đạo hội đồng tự quản. Các em đã
thảo luận một cách sôi nổi, hào hứng. Nhiều em đã mạnh dạn nói lên ý kiến của
mình: “Theo tớ Chủ tịch hội đồng tự quản là phải nói to, rõ ràng để điều hành lớp
tốt.” “ Còn theo tớ thì lãnh đạo hội đồng tự quản phải là những bạn học giỏi, có
năng lực, nhanh nhẹn và biết giúp đỡ các bạn khác…” Cuối cùng các em thống
nhất đưa ra được những tiêu chí sau: Lãnh đạo hội đồng tự quản là những bạn có
trình độ học tập tốt, nhanh nhẹn trong mọi công việc, có phẩm chất đạo đức tốt và
luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Học sinh tham gia thảo luận sôi nổi hào hứng để bầu lãnh đạo HĐTQ
- Tổ chức cho học sinh tự ứng cử.
- Tổ chức cho học sinh giới thiệu ứng cử viên.
- Tổ chức bầu cử lãnh đạo Hội đồng tự quản và các trưởng ban:
Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

-9-



Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

Sau khi học sinh lập được danh sách các học sinh ứng cử và đề cử, tôi hướng
dẫn các em tiến hành bầu cử lãnh đạo Hội đồng tự quản và các trưởng ban. Các ứng
cử viên lần lượt tranh cử bằng các bài thuyết trình đã được chuẩn bị trước. Tôi lưu
ý các em không cầm giấy đọc mà chủ động thể hiện khả năng thuyết trình của
mình. Tôi rất vui mừng khi thấy các em đã hiểu được vai trò, nhiệm vụ của Hội
đồng tự quản và hiểu được trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng tự
quản. Có những bài thuyết trình được đánh giá cao như bài thuyết trình của em
Phạm Ngọc: “Theo tớ, Chủ tịch hội đồng tự quản là người chịu trách nhiệm quản
lí, điều hành toàn bộ hoạt động của lớp. Có trách nhiệm phân công, giao nhiệm vụ,
đôn đốc các phó chủ tịch, các trưởng ban sau mỗi giờ học, ngày học. Giám sát,
nắm bắt đầy đủ mọi tình hình của lớp để có đánh giá, nhận xét từng điểm mạnh,
điểm yếu qua mỗi ngày học sau đó rồi báo cáo với giáo viên. Các phó chủ tịch hội
đồng tự quản phụ trách theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các bạn thực hiện các nhiệm vụ
được phân công phụ trách. Ví dụ phụ trách về học tập thì theo dõi xem các bạn học
tập chuyên cần hay chưa, có bạn nào cần giúp đỡ không? Các trưởng ban có trách
nhiệm giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên trong ban thực hiện
tốt việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của ban”.
Ban kiểm phiếu làm việc sau khi các ứng cử viên đã thuyết trình xong.
Học sinh nào có số phiếu cao nhất từ trên xuống sẽ trúng cử.
Sau thời gian làm việc nghiêm túc và hiệu quả, các em học sinh lớp 5B do
tôi chủ nhiệm đã bầu ra cho lớp mình Hội đồng tự quản như sau:

Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 10 -


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học


- Chủ tịch và phó chủ tịch cùng các trưởng ban ra mắt trước lớp.
b. Thành lập các ban chuyên trách
Sau khi bầu cử xong, tôi hướng dẫn các ban họp để xây dựng kế hoạch
hoạt động và xây dựng nhiệm vụ của từng ban, cùng với đó xây dựng kế hoạch làm
các công cụ phù hợp cho từng ban, từng hoạt động.
Tiến hành bầu phó ban, thư kí để xây dựng kế hoạch hoạt động , động viên
các bạn tham gia. Các em được đăng kí vào các ban theo nguyện vọng, sở thích của
mình. Sau đó, các em bàn bạc thống nhất được nhiệm vụ và công cụ của ban mình
như sau:
Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 11 -


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

Nhiệm vụ

Tên ban

Công cụ

Theo dõi xem các bạn học tập chuyên cần Góc học tập, góc
chưa? ai tích cực, ai chưa tích cực? nhóm con thư
Ban học tập

viện,

bảng


ai học tốt rồi, ai cần giúp đỡ, con giúp đỡ theo dõi của ban
những bạn nào? Tổ chức học tập, rèn luyện học tập…
chuẩn bị cho giải toán, tiếng anh trên mạng,
luyện chữ...
Chia sẻ buồn vui cùng bạn, động viên các bạn Hòm thư chia sẻ,
biết chia sẻ: học sinh có thể tổ chức sinh nhật góc sinh hoạt, góc

Ban đời sống cho bạn, viết thư động viên bạn.

cộng động…

Thu thập các ý kiến, các thư trong hòm thư để
tìm cách giúp đỡ bạn…
Đón tiếp bạn bè, thầy cô và nhân dân.
Ban đối
ngoại, văn
nghệ

Phòng truyền

Quảng bá rộng rãi hình ảnh của lớp của trường. thống, phòng nghệ
Phụ trách văn nghệ của lớp.

thuật …

Tổ chức văn nghệ trong các ngày chào cờ đầu
tuần, các dịp lễ tết trong năm học…
Phụ trách và cùng với các bạn giữ gìn vệ sinh Dụng cụ lao động
lớp học, trường học, nhặt cỏ vườn trường, …


Ban lao

chăm sóc vườn hoa, phân công các nhóm chăm

động, vệ sinh sóc khu vườn kĩ thuật của lớp. Tuyên truyền
với các bạn và mọi người vứt rác đúng nơi quy
định…
Hàng tuần, hàng tháng, các ban tổ chức họp lên kế hoạch hoạt động cho từng
ban.

Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 12 -


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

=> Có thể nói, quá trình hình thành lập Hội đồng tự quản giúp các em hiểu
được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ, giúp học sinh có thể nảy sinh
đề xuất những ý tưởng mới của chính các em. Thông qua hội đồng này, học sinh tự
giác hơn, mạnh dạn tự tin hơn, phát huy được tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo
trong các nhiệm vụ được giao.
* Một số vấn đề cần lưu ý:
- Đối với chủ tịch và các phó chủ tịch hội đồng tự quản, qua thời gian giao
nhiệm vụ cũng như thực hiện nhiệm vụ, giáo viên cùng các bạn học sinh cần nắm
được năng lực để hướng cho lớp bầu chọn lại cho phù hợp trong suốt năm học.
- Đối với các trưởng ban và các thành viên trong từng ban hoạt động:
Như chúng ta đã biết, khi bầu và thành lập Hội đồng tự quản cũng như các
ban được diễn ra một cách công khai dân chủ, và các thành viên trong Hội đồng tự

quản và các ban được bầu ra do những nguyện vọng, sở thích của các em nên
trưởng ban và các thành viên cũng có sự thay đổi nhưng không lớn.
- Giáo viên cần triển khai cụ thể những nhiệm vụ, chức năng tới tất cả các
thành viên trong Hội đồng tự quản và từng ban.
- Giáo viên cần hướng dẫn cho Hội đồng tự quản một số kinh nghiệm giám
sát, điều hành lớp hoạt động:
Trong thời gian đầu, Hội đồng tự quản làm việc còn bỡ ngỡ, và gặp nhiều
khó khăn, vì vậy tôi đã nhanh chóng hướng dẫn các em một số kinh nghiệm cần
thiết:
+ Tôi hướng dẫn cho Hội đồng tự quản một số câu lệnh mẫu khi giao nhiệm
vụ cho nhóm, lớp thực hiện. Yêu cầu câu lệnh mẫu phải rõ ràng, tránh những câu
dài, rườm rà, khó hiểu. Ví dụ: Mời nhóm trưởng điều hành thảo luận. Mời các bạn
đánh giá nhận xét kết quả. Mời bạn A hỗ trợ bạn B. Mời nhóm trưởng nhóm A sang
kiểm tra nhóm B…
+ Hướng dẫn các em biết hỗ trợ các bạn trong nhóm, trong lớp:
Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 13 -


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

Thực tế đã có trường hợp thành viên Hội đồng tự quản đọc luôn kết quả để
bạn viết vào cho xong nhiệm vụ, nên tôi đã hướng dẫn các em: Khi giúp đỡ, hỗ trợ
cần sử dụng phương pháp nêu vấn đề cho bạn mình, xem bạn khúc mắc chỗ nào,
muốn làm được trước hết phải làm gì? Cuối cùng làm như thế nào?
+ Tôi đưa ra một vài lời nhận xét mẫu để hướng dẫn các thành viên trong
Hội đồng tự quản nắm được cách nhận xét, đánh giá các bạn. Khi bạn làm đúng, có
thái độ tích cực, tiến bộ thì nhận xét những ý như thế nào? và khi bạn chưa đúng,
chưa tốt thì nhận xét như thế nào? Nhận xét cần ngắn gọn, đúng ý, nhẹ nhàng cởi

mở và mang thái độ góp ý chứ không chê bai như: “Cậu đã tiến bộ rồi, cố lên, tớ sẽ
giúp cậu những chỗ chưa hiểu.” “ Cậu cần cố gắng hơn nữa nhé!”…
2.2 Hướng dẫn học sinh nắm vững 10 bước học tập

Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 14 -


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

2.3. Trang trí mô hình lớp học kiểu mới:
Cùng với đó, tôi tổ chức trang trí lớp học với sự tham mưu và giúp đỡ của
ban giám hiệu nhà trường và đặc biệt là của phụ huynh học sinh. Việc làm đó đã
phát huy sự tham gia tích cực của cộng đồng vào nhà trường. Lớp học được trang
trí các góc như: góc học tập, góc cộng đồng, thư viện, nội quy lớp học, hộp thư
điều em muốn nói và hòm thư lớp 5B, cũng như trang trí lớp học, tạo ra môi trường
giáo dục thân thiện, an toàn. Các bậc phụ huynh nhiệt tình và hào hứng tham gia
cùng các con làm cho lớp học sạch đẹp hơn như: quét vôi ve, khoan, đóng bảng
biểu, tranh ảnh trên tường. Có những phụ huynh khéo tay còn giúp cô trò tôi vẽ và
trang trí bảng biểu, trang trí các góc. Đặc biệt nhiều phụ huynh cảm thấy rất vui
mừng vì con mình được học trong môi trường học tập sạch đẹp, than thiện nên đã
hào hứng tặng cô và trò rất nhiều những chậu cảnh đẹp, làm phong phú thêm góc
môi trường và làm cho lớp học xanh mát, thân thiện hơn.

Một số hình ảnh phụ huynh tham gia trang trí lớp học

Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 15 -



Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

2.3.1. Góc học tập
Đây là nơi để các dụng cụ, tài liệu học tập và đồ dùng học tập. Góc học tập
được chia thành các góc nhỏ như: góc toán, góc tiếng việt, góc khoa sử địa, góc mĩ
thuật… Ngoài ra đây còn là nơi trưng bày, lưu giữ những bài kiểm tra, bài làm của
các em được thầy cô đánh giá, nhận xét tốt, những bài chữ đẹp… để các bạn trong
lớp cùng tham khảo.
Chịu trách nhiệm góc học tập là ban học tập. Trưởng ban cử người thường
xuyên sắp xếp góc gọn gàng và ngăn nắp, quản lí việc mượn, trả đồ dung, tài liệu
học tập.
Ngoài ra, ban học tập còn tổ chức các hoạt động tự làm đồ dung học tập, bảng,
phiếu học tập. Các em rất thích thú và hào hứng tham gia, những hình lập phương,
hình hộp chữ nhật, hình trụ… được cắt dán để phục vụ cho các tiết học toán, hay
các em sưu tầm những vật dụng bằng tre, mây, song hay thủy tinh, tơ sợi… để phục
vụ cho những tiết khoa học….

Góc học tập – cung cấp tài liệu học tập
Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 16 -


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

2.3.2. Góc thư viện
Góc thư viện chính là tủ sách thân thiện đặt ở cuối lớp học. Tôi đã huy động
sự đóng góp của phụ huynh và nhà trường cùng với giáo viên để các em có nhiều

đầu sách hay, bổ ích, phục vụ cho việc học tập và giải trí. Góc thư viện được các
em sắp xếp một cách khoa học theo từng loại sách: sách tham khảo, truyện thơ, đố
vui… Hằng ngày, cử các nhóm luân phiên sắp xếp và thống kê, quản lí các đầu
sách. Ngoài hoạt động đọc sách sau mỗi giờ gia chơi, trước, sau mỗi buổi học các
em còn được tham gia các hoạt động “ giới thiệu quyển sách của em” do giáo viên
và ban học tập hướng dẫn. Những hoạt động này giúp các em tự tin hơn, diễn đạt
tốt hơn. Đây là một trong những kĩ năng rất cần thiết cho học sinh sau này.

Góc thư viện
Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 17 -


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

2.3.3. Góc sinh nhật
Với những vật dụng đơn giản như miếng xốp, miếng bìa dưới bàn tay khéo
léo của các em đã tạo nên một góc sinh nhật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em cắt 12
bông hoa tương ứng với 12 tháng và viết tên những bạn có ngày sinh ở tháng đó
gắn lên bông hoa. Góc sinh nhật do ban đời sống
phụ trách. Đầu mỗi tháng trưởng ban tổ chức họp,
phân công nhiệm vụ và chuẩn bị tổ chức sinh
nhật cho các bạn có sinh nhật trong tháng. Các
em học sinh lớp tôi rất hào hứng tham gia. Buổi
tiệc sinh nhật nho nhỏ với những tiết mục văn
nghệ, những trò chơi hào hứng vui nhộn, những
món quà nhỏ bé và ý nghĩa:các bút chì hay một
bức tranh do các em tự vẽ và trang trí… Ngoài ra,
tôi còn hướng dẫn các em sử dụng các công cụ

khác như hộp thư lớp,những lời yêu thương…để
thể hiện tình cảm với bạn mình trong ngày sinh
nhật.
Khi xây dựng góc sinh nhật, tôi đã tạo được sự vui tươi trong lớp học, sự mạnh
dạn tự tin của các em, giúp các em biết cách quan tâm đến bạn bè, biết cách tổ chức
các buổi lễ kỉ niệm nho nhỏ tạo sự gắn kết các thành viên trong lớp.
2.3.4. Hòm thư “Điều em muốn nói”.
Đây là công cụ giúp học sinh được bày tỏ ý kiến của mình. Những ý kiến của
các em có thể là những tình cảm, cảm nhận, mong muốn, đề nghị hoặc bất cứ điều
gì các em muốn nói với thầy cô, bạn bè, cha mẹ, nhân viên phục vụ, điều kiện học
tập, sinh hoạt, các hoạt động vui chơi… mà các em không dám nói trực tiếp. Cuối
mỗi tuần giáo viên và ban đời sống sẽ mở hòm thư, phân loại và tìm cách xử lí cho
từng vấn đề học sinh đặt ra, có thể phối hợp với gia đình, nhà trường, địa phương
Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 18 -


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

để có cách giải quyết hiệu quả nhất. Qua hộp thư này, thầy cô, cha mẹ… sẽ có điều
kiện hiểu các em nhiều hơn, đồng thời điều chỉnh các hoạt động giáo dục, sinh hoạt
sao cho phù hợp.
Sau khi nêu mục đích, ý nghĩa của hòm thư Điều em muốn nói, tôi để các em
cùng thảo luận, bàn bạc để cùng xây dựng. Tôi rất ngạc nhiên và hài lòng khi thấy
chỉ trong một thời gian ngắn, các em đã đưa ra được ý tưởng: “hộp thư chính là một
chiếc ô tô, nó sẽ chở những điều chúng em muốn nói đi”. Các em nhanh chóng bắt
tay vào làm, từ những tấm bìa cứng, những tờ giấy thủ công, miếng xốp hay dải
hoa, hòm thư đã được tạo nên, rất sinh động và ý nghĩa.


Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 19 -


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

2.3.5. Hòm thư lớp 5B
Từ những tấm bìa, những tờ giấy, các em gấp những phong bì thư rồi trang
trí những hình vẽ ngộ nghĩnh để làm hòm thư lớp. Mỗi buổi học, những mẩu giấy
chứa bao tình cảm yêu thương, những lá thư với những dòng chữ còn hơi nghuệch
ngoạc nhưng chất chứa bao tình cảm sâu lắng, rồi cả những hình vẽ ngộ nghĩnh
đáng yêu các em gửi cho nhau được đặt trong từng bì thư của bạn.

HßM TH¦ LíP 5B

Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 20 -


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

2.3.6. Góc môi trường
Góc môi trường được các em mang
những chậy cây đến trồng. Ngoài ra, góc
môi trường còn có sự đóng góp của các
bậc phụ huynh và nhà trường làm cho
lớp học xanh mát, thân thiện hơn.
Các em còn mang những cây dây leo

cho vào những chai nhựa tái chế treo ở
góc lớp và cửa số tạo cho lớp học không
khí thoáng mát, trong lành. Ngoài hành
lang cũng được trồng rất nhiều loại cây.
Những loại cây các em mang đến lớp
trồng, ngoài mục đích làm xanh hóa lớp
học còn là tài liệu cho các em quan sát khi học các tiết tập làm văn, kĩ thuật, khoa
học…
2.3.7. Góc cộng đồng
Từ vốn hiểu biết và bàn tay khéo léo của các em, các em đã vẽ được sơ đồ
cộng đồng nơi các em sống và học tập. Nhà thờ thôn Đống Đất, cái ao trường, hay
cánh đồng lúa trước cổng trường dưới góc nhìn của các em thật đẹp và nên
thơ.Nhìn vào sơ đồ cộng đồng, các em biết được nhà bạn mình ở đâu, đi đến nhà
bạn hay nhà mình có thể đi trên những con đường nào? Ngoài ra, các em còn sưu
tầm những vật dụng, đồ dùng truyền thống trưng bày ở góc cộng đồng, để các em
hiểu rõ hơn về những nét truyền thống, nét văn hóa của quê hương.

Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 21 -


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

2.3.8. Quy ước lớp chúng mình
Những quy ước tưởng chừng khô
khan được các em viết và trang trí
trên những hình vẽ ngộ nghĩnh, đã
trở thành những lời nhắc nhở nhẹ
nhàng.


Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 22 -


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

Một số hình ảnh học sinh tham gia trang trí không gian lớp học
2.4. Tổ chức sắp xếp bàn ghế sao cho thuận lợi trong việc hoạt động nhóm.
Vấn đề sắp sếp lại chỗ ngồi để thuận tiện cho việc dạy học theo nhóm và tận
dụng được không gian phòng học để tổ chức trò chơi trong tiết học, quả là một vấn
đề được nhiều giáo viên quan tâm và cũng là chủ đề gây nên nhiều tranh luận nhất
trong nhiều trường học hiện nay.
Tôi xin đưa ra hai mô hình để so sánh về việc này và để các bạn đồng nghiệp
lựa chọn.
Mô hình 1: Theo cách sắp xếp truyền thống.

B

n
g

Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 23 -


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học


Mô hình 2 : Sắp xếp theo mô hình trường học mới VNEN.

B

n
g

Mô hình 2 hiện nay được rất nhiều giáo viên tại trường tôi chọn để sắp xếp
cho lớp học của mình.
Vì nó rất thuận tiện cho việc hoạt động nhóm cho học sinh và tận dụng được
không gian phòng học để có chỗ tổ chức các trò chơi đồng thời làm cho lớp học
thoáng hơn, thích hợp với lớp được trang bị bàn 2 chỗ.
Trước đây ngồi học là lấy bảng làm trung tâm để tiếp thu kiến thức của thầy, và
chú ý nghe thầy giảng bài; bây giờ, ngồi học tức là ngồi làm việc, ngồi để thực hiện
một nhiệm vụ không đơn thuần chỉ nhìn về phía bảng, các em chỉ nghe phổ biến
nhiệm vụ sau đó cùng nhau thực hiện nhiệm vụ đó trên tinh thần hợp tác, chia sẻ
ngay trong nhóm của mình.

Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 24 -


Một số kinh nghiệm vận dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào dạy học

Học sinh thảo luận nhóm trong giờ học

Giáo viên: Trần Minh Hiên – Trường Tiểu học B Minh Thuận

- 25 -



×