Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC VĂN BẰNG VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨCLIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC VĂN HIỆU QUẢ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.59 KB, 40 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAO THUỶ
TRƯỜNG THCS GIAO THUỶ

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC VĂN BẰNG VIỆC
HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC
LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN.
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC VĂN HIỆU QUẢ
BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

Tác giả:
Phạm Thị Huyền
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ:
Tổ trưởng Tổ Khoa học xã hội
Nơi công tác:
Trường THCS Giao Thuỷ


Giao Thuỷ, tháng 3 năm 2015
1. Tên sáng kiến:
KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC VĂN BẰNG VIỆC
HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN.
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC VĂN HIỆU QUẢ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục THCS
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2013 - 2014 đến nay
4. Tác giả:
Họ và tên:

Phạm Thị Huyền



Năm sinh:

13/04/1973

Nơi thường trú:

Hoành Sơn - GiaoThuỷ - Nam Định

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Văn
Chức vụ công tác:

Tổ trưởng Tổ Khoa học xã hội

Nơi làm việc:

Trường THCS Giao Thuỷ - Giao Thủy - Nam Định

Điện thoại:

0976 003 967

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị :

Trường THCS Giao Thuỷ

Địa chỉ:


Trường THCS Giao Thuỷ– Thị trấn Ngô Đồng
Huyện Giao Thuỷ - Tỉnh Nam Định

Điện thoại:

03503 737456

2


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Môn Ngữ văn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các trường THCS.
Cùng với các môn học khác nó thực hiện mục tiêu chung của nhà trường: rèn kĩ
năng sống cho học sinh trong cuộc sống hiện đại; hình thành nên những con
người có trình độ văn hóa, chuẩn bị cho học sinh hành trang nhất định về tri thức
và tình cảm để các em bước ra ngoài cuộc sống. Bên cạnh đó nó góp phần bồi
dưỡng tư tưởng, cách ứng xử, năng lực giao tiếp trong những mối quan hệ xã
hội. Đặc biệt nó bồi dưỡng cho con người lòng yêu nước, yêu chế độ, có tư
tưởng tình cảm cao đẹp, có lòng nhân ái và tinh thần tôn trọng lẽ phải.
Trong điều kiện ngày nay xã hội có nhiều biến động phức tạp, đổi mới
theo hướng hiện đại hoá, đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn trau dồi năng
lực sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học, mang tới cho học sinh sự hứng thú
đối với môn học. Người giáo viên dạy văn cũng chính là một nhà giáo dục, hơn
nữa lại giống như một người làm công tác nghệ thuật: Vừa truyền đạt, định
hướng kiến thức và tư tưởng cho học sinh, lại vừa phải như một nghệ sĩ trên sân
khấu “bục giảng” để khơi gợi sự hứng thú say mê của người học.
Qua thực tiễn giảng dạy trong điều kiện thực tế của xã hội, là một giáo
viên dạy văn THCS, tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm của mình về việc
khơi gợi cho học sinh sự hứng thú đối với môn học, giúp các em học sinh có

một phương pháp học tập hiệu quả để có thể chiếm lĩnh được môn học có nhiều
khó khăn nhưng cũng không ít thú vị này.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
- Thực trạng về quan niệm và việc học tập bộ môn Ngữ văn của học
sinh trong nhà trường:
- Một thực trạng nhức nhối từ lâu đối với các nhà giáo dục và đặc biệt là
đối với các giáo viên dạy văn là tình trạng học sinh không có hứng thú đối với
bộ môn ngữ văn, không thấy được tác dụng thiết thực của môn học, không yêu
thích bộ môn và chưa có một phương pháp học tập hiệu quả. Hầu hết học sinh
đều rất ngại học văn vì cho rằng môn học này rất khó, rất dài, phải học thuộc rất
nhiều, lại không thiết thực cho cuộc sống như các môn tự nhiên khác. Từ đó dẫn
tới một thực trạng phổ biến là học sinh học bộ môn một cách đối phó, thiếu sáng
tạo. Nhiều em học vẹt, học mà không hiểu bản chất của vấn đề và thường học
tập rất thụ động: phụ thuộc vào tài liệu tham khảo, phụ thuộc vào dàn ý của giáo
viên, hoàn toàn không có tư duy riêng của bản thân.
- Hậu quả: Kết quả học tập bộ môn kém, các kĩ năng nói, viết đều không
tốt. Khi buộc phải nói, viết học sinh rất lúng túng trong cách dùng từ, đặt câu,
thậm chí dùng những câu chữ hết sức ngô nghê. Một số học sinh không hiểu gì
3


hoặc hiểu hoàn toàn sai về các tác phẩm văn học, mặc dù đã được giáo viên định
hướng rất rõ ràng. Học sinh không hiểu bản chất, đặc trưng của từng thể loại nên
có sự nhầm lẫn giữa các phương thức thể hiện. Có nhiều học sinh không viết nổi
một cái đơn xin nghỉ học, không viết nổi một bức điện gửi cho người thân,
không thể trình bày vấn đề một cách khúc chiết, đúng đắn trước một tập thể
đông người. Rất nhiều học sinh không xác định đựơc mục đích của việc học bộ
môn ngữ văn là để làm gì dẫn đến việc học tập rất qua quýt, đại khái, chủ yếu là
để đối phó với kiểm tra, thi cử.

- Nguyên nhân: Thực trạng trên do rất nhiều nguyên nhân:
+ Do quan nịêm sai lầm theo trào lưu xã hội: Hiện nay trong thời đại bùng
phát của công nghệ thông tin với sự hội nhập kinh tế sâu rộng trên toàn cầu, rất
nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng chỉ có học sâu các môn học tự nhiên như
toán, lí, hoá thì sau này mới có thể thi được các trường đại học danh tiếng, mới
có thể có công ăn việc làm ổn định và có thu nhập cao, có vị thế trong xã hội.
+ Do chưa hiểu cụ thể về tác dụng thiết thực của môn học: Giáo dục con
người vươn đến cái chân, thiện, mĩ; giúp con người sống tốt hơn, cao thượng
hơn ...
+ Do phương pháp học tập của học sinh chưa đúng đắn khiến cho các em
cảm thấy luôn có áp lực nặng nề đối với môn học và từ đó mà cảm thấy chán
nản.
- Thực trạng về việc dạy bộ môn Ngữ văn của giáo viên trong nhà trường:
+ Ưu điểm: Có nhiều giáo viên thực sự tâm huyết với bộ môn, có nhiều tìm
tòi đổi mới sáng tạo trong việc dạy học để khơi gợi hứng thú học tập của học
sinh. Có những giáo viên rất giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về vi tính,
thường xuyên cập nhật đươc những thông tin mới, vì vậy có nhiều điều kiện để
đổi mới về phương pháp dạy học, từ đó có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả
dạy học bộ môn, làm cho học sinh thực sự thích thú với môn học.
+ Nhược điểm: Bên cạnh đó cũng còn không ít giáo viên chưa chịu khó tìm
tòi đổi mới về phương pháp nên cách dạy của họ chưa thực sự gây hứng thú cho
học sinh đối với môn học.
- Bản thân tôi là một giáo viên dạy văn ở trường THCS, tôi nhận thấy đây
là một thực trạng đáng để các giáo viên văn chúng ta phải quan tâm suy nghĩ và
tìm ra một giải pháp hữu hiệu để có thể cải thiện tình hình, giúp nâng cao hiệu
quả môn học, gây hứng thú học tập thực sự cho học sinh. Để có cơ sở tìm ra một
phương pháp khả thi, tôi đã tiến hành một cuộc điều tra thực tế đối với các em
học sinh của trường THCS Giao Thuỷ vào đầu năm học 2014 - 2015.
- Kết quả điều tra khảo sát như sau:
+ 55 % học sinh không có hứng thú đối với môn học do các nguyên nhân

nêu trên.
4


+ 25 % có hứng thú với môn học nhưng không nắm đựơc phương pháp học
phù hợp nên dần dần dẫn tới chán nản.
+ 2 % rất yêu thích bộ môn.
+ 90 % thấy rằng cần phải học để thi.
Như vậy qua kết quả cụ thể trên và thông qua các cuộc trao đổi trò chuyện,
tìm hiểu của bản thân với rất nhiều giáo viên và học sinh khác, tôi nhận thấy đây
là một thực trạng đáng buồn. Số học sinh thực sự yêu thích bộ môn và có
phương pháp học tập phù hợp rất ít. Còn lại đa phần các em đều chưa có hứng
thú với môn học, nếu có phải học thì chẳng qua là vì bắt buộc để thi cử mà thôi.
Sự hiểu biết của nhiều em về bộ môn còn lệch lạc chưa đúng đắn. Vì thế tôi thiết
nghĩ vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng trong việc uốn nắn các
em có cách nhìn phù hợp, hướng dẫn các em một phương pháp học tập hiệu quả
và gây hứng thú thực sự đối với các em khi học bộ môn ngữ văn trong nhà
trường. Điều này người giáo viên dạy văn hoàn toàn có thể làm được nếu thực
sự có tâm huyết với bộ môn, với nghề nghiệp của mình. Sau đây tôi xin đề xuất
một số giải pháp.
2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến:
a. Vấn đề cần giải quyết.
Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Ngữ Văn lớp
9, cụ thể là “Khơi gợi hứng thú học văn bằng việc hướng dẫn học sinh vận dụng
kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn. Phương pháp dạy và
học văn hiệu quả bằng sơ đồ tư duy”.
b. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ.
Tiêu chí
Mục tiêu


Nội dung
Phương
pháp

Dạy học truyền thống
Học sinh thuộc và nhớ kiến
thức, biết vận dụng kiến thức
để giải bài tập.
- Ít có tính liên môn.
- Người dạy là trung tâm, tổ
chức kiến thức thành các
nhiệm vụ giao cho học sinh.

Sản phẩm Không có sản phẩm hoặc nếu
có thì sẽ có sau quá trình học
và học sinh không có dự định
trước về sản phẩm.

Dạy học liên môn; sơ đồ tư duy
Học sinh hiểu kiến thức và biết vận
dụng kiến thức để giải quyết các vấn
đề thực tiễn.
- Thường liên quan đến nhiều môn học
và nhiều lĩnh vực.
- Người học là trung tâm, thực hiện
nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV
để xây dựng kiến thức cho mình.
- HS tự lựa chọn phương pháp làm
việc trong hoặc ngoài nhà trường.
HS hình dung trước về sản phẩm và

hiện thực hóa nó trong quá trình học
tập.

c. Cách thức thực hiện và các bước tiến hành.
5


c.1. Xác định mục đích và tầm quan trọng của môn học:
- Đây là một vấn đề mà một người giáo viên dạy văn cần phải hiểu thật cặn
kẽ thì mới có thể chuyển tải cho học sinh những thông điệp có ích giúp các em
có cái nhìn đúng đắn về môn học. Các em cần thấy đựơc rằng tất cả các môn học
trong nhà trường đều có những lợi ích thiết thực, song môn ngữ văn lại có
những đặc trưng và vai trò riêng mà hầu như các môn khoa học khác không thể
có được.
+ Trong khi các bộ môn khoa học khác phám phá thế giới bằng nhận thức lí
tính thì văn học lại khám phá thế giới bằng nhận thức cảm tính, tất nhiên có sự
chỉ đạo của lí trí sáng suốt. Văn học là thế giới của tình cảm, cảm xúc, tác động
tới tâm hồn, trái tim của con người, bởi thế mà văn học có một sức mạnh rất kì
diệu, một sức mạnh tiềm ẩn mà vô hạn không thể cân đong đo đếm. Văn học
giúp con người hướng tới cái chân, thiện, mĩ, giáo dục cho con người nhân cách,
lí tưởng sống; giáo dục cách ứng xử có văn hoá, biết quan tâm, chia sẻ, đồng
cảm với những mảnh đời xung quanh ta, với thiên nhiên cuộc sống xung quanh
ta. Sự giáo dục của văn học lại hết sức tự nguyện, tự giác chứ không khô khan, lí
thuyết áp đặt nặng nề, bởi thế mà sức mạnh của nó càng được nhân lên gấp bội.
Tôi vẫn thường lấy dẫn chứng cho học sinh thấy rằng: chắc hẳn không bao giờ
các em thấy xúc động khi đọc một bài toán khó, không thể rơi nước mắt khi đọc
một định lí toán học, và hẳn cũng không cười sảng khoái khi đọc một chương
vật lí ... Song các em có thể khóc khi đọc và tìm hiểu "Cuộc chia tay của những
con búp bê" của Khánh Hoài; có thể thấy lòng lâng lâng xúc cảm khi đọc những
câu thơ hay tả thiên nhiên trong truyện Kiều, có thể bâng khuâng mãi không thôi

trước số phận của một nhân vật văn chương; có thể cười hả dạ khi đọc một câu
chuyện cười dí dỏm...Đó chính là bởi văn học đã nối sợi dây đồng cảm tới người
đọc, khiến con người biết yêu thương nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn...
+ Bộ môn ngữ văn trong nhà trường giúp các em rèn khả năng tư duy và
trau dồi ngôn ngữ, trau dồi kĩ năng giao tiếp nói và viết. Học tốt môn học sẽ
giúp các em có khả năng trình bày vấn đề một cách mạch lạc, khúc chiết trước
đông người.
+ Đây là một trong những môn học có khả năng tốt nhất trong việc rèn cho
các em kĩ năng sống- tức là kĩ năng tư duy và hành động cần cho mỗi người để
thích ứng trong cuộc sống xã hội và các điều kiện tự nhiên đang có quá nhiều
thay đổi và bất trắc hiện nay (kĩ năng hoà đồng trong tập thể, biết lắng nghe, biết
giao tiếp, biết ra quyết định đúng lúc và phù hợp...)
Tất cả những vấn đề nêu trên cho thấy bộ môn ngữ văn trong nhà trường có
một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc rèn luyện và phát triển tư duy cũng
như nhân cách của học sinh. Đây hoàn toàn không phải là những vấn đề lạc điệu
trong cuộc sống hiện đại. Bởi vì trong cuộc sống hôm nay, khi mà khoa học
công nghệ phát triển như huyền thoại trong từng giờ, con người dễ lãng quên đi
6


những giá trị sống tốt đẹp. Và văn học với chức năng cơ bản của nó" Văn học là
nhân học" sẽ thực sự giúp con người tìm về cội nguồn, sống cao thượng lành
mạnh đúng nghĩa với chữ "NGƯỜI" cao quý!
- Với khả năng sư phạm, với kinh nghiệm sống, với năng lực chuyên môn
vững vàng, người giáo viên hoàn toàn có thể chuyển tải tới cho học sinh những
nội dung thiết thực trên: Có thể qua một số buổi ngoại khoá văn học; có thể lồng
ghép trong các bài giảng văn trên lớp. Với sự diễn đạt gọn ghẽ, trong sáng, dễ
hiểu, với tâm huyết nghề nghiệp của mình, người giáo viên dạy văn hoàn toàn
có thể khơi gợi được hứng thú của học sinh khi đề cập đến vấn đề này.
- Trong quá trình giảng dạy bộ môn, kể cả dạy đại trà và dạy bồi dưỡng học

sinh giỏi, tôi đều đã đưa những vấn đề này đến với các em. Nhiều em đã tỏ ra rất
thích thú trước những thông điệp nói trên- những thông điệp mà không phải các
em hoàn toàn không biết, nhưng thực sự mới chỉ biết một cách lờ mờ, chưa rõ
ràng.
c.2. Gắn kiến thức với thực tiễn đời sống:
- Một điều chắc chắn khiến học sinh dễ chán môn học là sự đều đều, nhàm
chán và tất cả chỉ diễn ra trên sách vở, lí thuyết khiến các em học chay, học vẹt,
học mà không biết ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Chính vì thế mỗi bài giảng
giáo viên cần chú ý đến nội dung liên hệ thực tế, giúp cho bài giảng áp sát cuộc
sống, sinh động hơn và cụ thể thiết thực hơn. Thao tác này có thể áp dụng với cả
ba phân môn của bộ môn ngữ văn: văn học, Tiếng Việt và tập làm văn.
+ Với phân môn văn học: Khi ta tìm hiểu, chiếm lĩnh các tác phẩm văn
chương, không phải ta chỉ đơn thuần khám phá nội dung, nghệ thuật của tác
phẩm đó mà ta còn có thể khám phá chính mình, soi vào đó để thấy được mình
là ai, mình đã sống như thế nào, đã hành động ra sao, bài học mình rút ra được là
gì? Đó chính là một quá trình quan trọng để con người nhận thức, trưởng thành
và lớn lên. Giáo viên nên lồng nội dung liên hệ thực tế vào mỗi bài giảng văn
một cách thực sống động để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
Ví dụ như khi học tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long giáo
viên có thể trao đổi để giúp học sinh thấy được: Tác phẩm được viết cách đây đã
mấy chục năm nhưng nó vẫn còn nguyên giá trị với cuộc sống hôm nay. Nó
nhắc nhở chúng ta hãy biết cống hiến cho sự nghiệp chung- một sự cống hiến
không phô trương, không ồn ào nhưng là sự cống hiến đẹp nhất, ý nghĩa nhất.
Từ đó em thấy con người Việt Nam nói chung và thế hệ học sinh Việt Nam nói
riêng đã làm được gì để góp một phần bé nhỏ của mình cho Tổ Quốc? Bản thân
em thì như thế nào? Có thể kể những việc làm bé nhỏ, giản dị nhưng có ý nghĩa
của mình đóng góp cho sự nghiệp chung? Trả lời được câu hỏi này bài học cũng
như hình tượng nhân vật sẽ được khắc sâu một cách đáng kể; nội dung kiến thức
đã học sẽ được chuyển tải một cách thiết thực đối với mỗi học sinh.
7



Nói chung với các bài giảng văn trong chương trình hầu như bài nào giáo
viên cũng có thể lồng ghép ít nhiều nội dung liên hệ thực tế để giúp học sinh
hiểu bài sâu hơn.
+ Với phân môn tiếng Việt với các ngữ cảnh các nhau, giáo viên có thể đưa
dẫn hoặc yêu cầu học sinh đưa dẫn những ví dụ thể hiện những nội dung giao
tiếp thiết thực trong cuộc sống thường ngày đối với các em.. Từ đó giúp các em
có thể dễ dàng vận dụng các kiến thức tiếng Việt trong giao tiếp nói và viết hàng
ngày.
Ví dụ:
Thay vì đặt những mẫu câu đơn khô khan như: "Chim hót rất hay"; "Em bé
rất ngoan" ta có thể dùng các ví dụ biểu cảm hơn" Con chim sơn ca trong vườn
nhà em có tiếng hót líu lo rất tuyệt" hay"Em bé gái của em rất xinh và ngoan".
Khi phân tích ví dụ về nhân vật chàng rể (Trong bài các phương châm hội
thoại - ngữ văn 9 tập 1) đã tuân thủ phương châm hội thoại một cách máy móc,
gây phiền hà cho người khác, giáo viên có thể cho học sinh trao đổi về những
tình huống tương tự như: Nếu em có một người thân làm nghệ chài lưới đang
buông lưới bắt cá trên một con thuyền nhỏ giữa một dòng sông rộng lớn, em có
ra hiệu cho người đó vào bờ để chào hỏi cho thể hiện được sự lễ phép của mình
hay không? Cô giáo đang làm một thí nghiệm quan trọng trong một giờ hội
giảng mà bên dưới có rất nhiều người dự, tình cờ lúc ấy đi ngang qua đó em có
cố gắng dừng lại bên cửa sổ chào cô thật to để cô phải trả lời hay không? Với
những tình huống đó nếu bắt buộc phải tuân thủ phương châm lịch sự thì điều gì
sẽ xảy ra? Hoặc nếu bạn em có hình thức bề ngoài không được ưa nhìn, để tuân
thủ phương châm về chất em có nói với bạn là: Trông cậu rất đen và
xấu...không? Em sẽ rút ra được bài học gì trong giao tiếp từ các ví dụ trên? Học
sinh sẽ rút ra được một kết luận là: Trong giao tiếp ta cần phải linh hoạt trong
việc sử dụng các phương châm hội thoại, không nên vận dụng một cách máy
móc sẽ không đạt được hiệu quả giao tiếp như mong muốn.

Dạy về câu rút gọn giáo viên có thể đưa ra ngay những tình huống mà học
sinh vừa trải qua: chẳng hạn có thể đặt tình huống học sinh đến muộn: Nếu giáo
viên hỏi : Bây giờ là mấy giờ? và em trả lời là: 7h 45 phút; hoặc: Vì sao em đến
muộn? Em trả lời là: hỏng xe...Vậy trong các trường hợp đó các câu rút gọn em
sử dụng có chấp nhận được không? Vì sao? Học sinh sẽ phát hiện ra rằng các
câu rút gọn đó rất cộc lốc, thể hiện sự vô lễ, thiếu tôn trọng đối với người lớn
tuổi. Vậy sử dụng chúng trong các trường hợp này là không phù hợp. Và như thế
trong giao tiếp hàng ngày các em sẽ tránh dùng các câu rút gọn như trên trong
các cuộc hội thoại với người lớn.
Như vậy áp sát với những tình huống giao tiếp hàng ngày sẽ khiến các em
hiểu bài nhanh chóng hơn và sẽ hứng thú hơn trong việc khám phá và làm chủ
8


kiến thức tiếng Việt, từ đó sẽ góp phần đáng kể trong việc trau dồi khả năng tư
duy và ngôn ngữ cuả học sinh.
+ Với phân môn tập làm văn cũng có thể dễ dàng gắn kiến thức với thực
tiễn đời sống: Ví dụ khi học văn thuyết minh em có thể trực tiếp quan sát các đối
tuợng thuyết minh trong thực tế đời sống để tìm ra những đặc điểm bản chất của
chúng, từ đó biết cách giữ gìn, chăm sóc, bảo quản, tôn trọng chúng, làm cho giá
trị sử dụng của chúng được tốt hơn, lâu dài và thiết thực hơn: Chẳng hạn con
chó, con mèo, con trâu, cây đào, cây tre, cây chuối, cây lúa, cái cặp sách, cái
phích nước, cái kéo, cái bút bi, cái bút mực, cái máy tính...Tất cả không hề xa lạ
mà đều là những người bạn gần gũi thân thiết với em trong cuộc sống hàng
ngày. Em đã thực sự hiểu nhiều về các đối tượng đó chưa? Sau khi quan sát trực
tiếp em thấy chúng như thế nào? Hãy mô tả lại những đặc điểm của chúng và
cho biết chúng có ích lợi thiết thực như thế nào đối với cuộc sống của chính bản
thân em và gia đình? Em có thể vận dụng chăm sóc với những con vật nuôi
trong nhà mình hoặc cách trồng những cây trồng thân thiết trong khu vườn nhà
em ra sao?

Để minh chứng cho sự tai hại trong việc học sinh không chịu quan sát thực
tiễn khi làm văn thuyết minh, tôi đã đưa dẫn một số ví dụ rất cụ thể và điều đáng
nói đó là các dẫn chứng có thật trong các bài làm của chính học sinh mình: Có
em thuyết minh con trâu có ba chân (nhắc đi nhắc lại tới ba lần trong bài làm);
cây chuối trong vườn nhà em cao bằng ngôi nhà hai tầng; Hoặc thuyết minh về
con chó có em viết là: Chó có hai loại: một là chó hiền, hai là chó dữ. Nếu ai
vô phúc vào phải nhà có chó dữ thì nó đuổi cho không biết đường nào mà
chạy...Từ đó tất cả học sinh sẽ nhận biết được một điều: Nếu làm văn thuyết
minh mà không chịu quan sát thực tiễn thì sẽ nêu ra những điều rất ngô nghê,
không đúng với hiện thực khách quan; Hoặc sẽ sa đà vào kể lể tản mạn chứ
không nêu được những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng của đối tượng thuyết
minh.
Hoặc đối với các dạng văn nghị luận của lớp 9, chẳng hạn văn nghị luận về
sự việc hiện tượng đời sống, các em hoàn toàn có thể liên hệ các kiến thức của
mình với thực tế đời sống một cách vô cùng cụ thể và gần gũi. Ví dụ sau khi học
và tìm hiểu các dạng đề về vấn đề bảo vệ môi trường, về các tệ nạn xã hội, về
những hành vi xấu trong chốn học đường, giáo viên có thể cho học sinh thảo
luận các câu hỏi liên hệ thực tế và yêu cầu học sinh đề ra các giải pháp tích cực
trong những tình huống cụ thể:
+ Trong gia đình của em hoặc khu vực dân cư nơi em sinh sống có ai
nghiện hút thuốc lá không? Có ai thường xuyên xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi
trường không? Chính kiến của em thế nào? Em có đề xuất giải pháp gì trước các
hiện tượng đó?

9


+ Nếu người bạn thân của em có thói xấu lười biếng, ỷ lại và thường xuyên
quay cóp trong các giờ kiểm tra thì thái độ của em như thế nào? Em có bao che
cho bạn không? Em nên góp ý như thế nào để bạn sửa đổi không mắc những sai

lầm đó nữa?
+ Nếu một người bạn khác của em lại rất đua đòi trong trang phục đầu tóc:
Bạn thường xuyên thay đổi mốt và kể cả những mốt lố lăng không phù hợp với
chốn học đường...thì em sẽ làm gì để giúp bạn thay đổi?
Trong quá trình đặt ra các vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận như trên,
có học sinh đã viết cho tôi một lá thư nói rằng: Trong gia đình em bố em nghiện
thuốc lá rất nặng, lúc nào cũng phả khói mù mịt. Cả nhà em ai cũng rất khó chịu
về chuyện đó. Mẹ và em đã nhiều lần nói với bố song bố không những không
nghe, không sửa đổi mà còn mắng mẹ con em là can thiệp vào những sở thích
riêng tư của bố. Sau khi được học dạng văn nghị luận về một sự việc hiện tượng
đời sống, được nghe cô giảng về kĩ năng làm bài, được tìm hiểu về tác dụng
thiết thực của kiểu bài này,em đã viết một bài văn nghị luận dài về tác hại của
thuốc lá và đồng thời cũng là một lá thư rất riêng tư gửi cho bố. Trong đó em có
bày tỏ nỗi lo lắng cho sức khoẻ của bố, tình yêu thương của em đối với bố nếu
như bố không may bị bệnh vì thuốc lá...Và điều kì diệu đã xảy ra: Bố nói với
em: Bố rất hiểu, bố cảm ơn con và con hãy cho bố thời gian để thay đổi dần
dần... Và bây giờ bố em đã thực sự thay đổi!
Có thể nói đó là một lá thư vui nhất trong sự nghiệp giáo viên của tôi cho
tới bây giờ. Nó chứng tỏ một điều: Tri thức chỉ thực sự có giá trị khi tri thức
được gắn kết với đời sống thực tiễn hàng ngày.
- Một điều đáng lưu ý nữa là: để gắn kiến thức với thực tiễn đời sống người
giáo viên dạy văn cần có sự quan tâm và giảng dạy chu đáo các bài học về
chương trình địa phương. Trong thực tế giảng dạy bộ môn ngữ văn hiện nay,
qua việc tìm hiểu ở học sinh và giáo viên, tôi được biết các bài học về chương
trình địa phương thường chưa được coi trọng đúng mức. Học sinh thường chỉ
lao vào học các kiến thức tiếng Việt trọng tâm, các thể loại tập làm văn quan
trọng, các văn bản văn học chính chốt... mà các em cho rằng sẽ có khả năng cao
đáp ứng nhu cầu thi cử. Còn các bài học địa phương phần lớn học sinh(và cả
một số giáo viên) quan niệm rằng đây chỉ là những bài học không quan trọng
lắm nên chỉ dạy và học một cách qua loa đại khái. Việc làm này khiến cho bộ

môn ngữ văn ngày càng xa rời thực tế hơn và điều tai hại hơn nữa là có thể tạo
ra một bộ phận không nhỏ lớp người vô cảm, chỉ biết học qua sách vở mà không
cần quan tâm đến tất cả những diễn biến thời cuộc ngay trên địa phương mình
sinh sống. Trong khi đó trong tòan bộ chương trình ngữ văn rất dài chỉ có một số
ít các bài học về chương trình địa phương, theo tôi giáo viên cần lưu tâm giảng
dạy kĩ vì tác dụng của nó rất to lớn đối với lớp trẻ trong hiện tại và trong cả
tương lai.
10


Ví dụ cụ thể: trong chương trình ngữ văn 9 tôi đang trực tiếp giảng dạy có
một số bài về chương trình địa phương, tôi đã hướng dẫn các em học tập như
sau:
+ Ở tuần 9 tiết 42 có bài chương trình địa phương phần văn. Trước hết tôi
yêu cầu học sinh cần làm kĩ khâu chuẩn bị ở nhà: Mỗi em cần chuẩn bị từ ba đến
năm quyển sách, tờ bào hoặc tạp chí văn nghệ địa phương để có thể nắm được
những tác giả người địa phương và những tác phẩm viết về địa phương mình,
nhất là nơi mình đang trực tiếp sinh sống thì càng tốt. Việc chuẩn bị này sẽ được
các tổ trưởng kiểm tra chu đáo vào một giờ truy bài nào đó trước khi học bài học
khoảng vài ba ngày.
Sau đó tiếp tục hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác thứ hai ở nhà: Dựa
vào các tài liệu đã có và qua tìm hiểu thực tế, học sinh sẽ lập bảng thống kê về
những tác giả địa phương. Cần đặc biệt lưu ý tới những tác giả có sáng tác được
công bố từ năm 1975 đến nay, nhất là những tác giả mà em được biết tới ngay ở
nơi em đang sống(Như tác giả Sóng Hồng( Trường Chinh) quê ở Xuân Hồng,
Xuân Trường, Nam Định; Hay tác giả Trần Văn Lưu, quê ở Giao Phong, Giao
Thuỷ, Nam Định...)
Công việc tiếp theo sẽ gồm các thao tác nhỏ: Học sinh sưu tầm một tác
phẩm hay viết về địa phương rồi nêu cảm nghĩ của mình về tác phẩm đó; Viết
một bài văn hay một bài thơ về địa phương mình.

Tiếp đó sẽ là hoạt động trên lớp trong giờ học: Tổ trưởng từng tổ tập hợp
bảng thống kê của các thành viên trong tổ và công bố trước lớp. Mỗi học sinh tự
bổ sung vào bảng thống kê của mình tên của những tác giả, tác phẩm còn thiếu.
Sau đó giáo viên yêu cầu mỗi tổ một vài học sinh đại diện trình bày bài giới
thiệu, nêu cảm nghĩ về tác phẩm viết về địa phương tiêu biểu; hoặc trình bày bài
văn, bài thơ viết về địa phương của mình. Giáo viên có thể cho điểm với những
bài làm tốt.
Cuối cùng tôi sẽ cho học sinh thảo luận trao đổi về vai trò, về đóng góp của
các tác giả địa phương đối với sự nghiệp văn chương của dân tộc nói chung và
của địa phương nói riêng. Từ đó khơi gợi ở học sinh sự trân trọng đối với các tác
giả, tác phẩm địa phương, với các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương
mình.
+ Ở tuần 22 tiết 101: Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương
phần tập làm văn: Tôi đã yêu cầu mỗi học sinh cần phải tư duy thực sự, tìm hiểu
xem ở địa phương em có những sự việc hiện tượng nào nổi bật, tiêu biểu, có ý
nghĩa nhất để viết bài văn nghị luận:
- Ví dụ vấn đề về tệ nạn xã hội: tệ nạn ma tuý, tham nhũng...
- Vấn đề về quyền trẻ em: Sự quan tâm của gia đình, của chính quyền địa
phương đối với trẻ em; nạn bạo hành trẻ em...
- Vấn đề về việc xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường.
11


- Vấn đề về việc chăm sóc, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ
Việt Nam anh hùng...
Đối với các vấn đề trên học sinh cần phải trình bày thật rõ ràng quan điểm
của mình một cách khách quan, tức là bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối phải
xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích của cá nhân. Sau khi
chọn được sự việc hiện tượng phù hợp ở địa phương học sinh sẽ tiến hành viết
bài trình bày ý kiến của bản thân theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

Đến tuần 31 tiết 143 học sinh sẽ nộp bài viết của mình. Dựa trên cơ sở kiến
thức, kĩ năng đã được học về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống,
học sinh sẽ lắng nghe và đánh giá chất lượng bài viết của bạn có đạt yêu cầu
không. Với những bài viết tốt áp sát vấn đề nổi bật của địa phương cần được
biểu dương thích đáng; ngược lại với những bài làm có tính chất đối phó thể
hiện sự lười suy nghĩ, không chịu tìm tòi khám phá cần phê bình để học sinh rút
kinh nghiệm.
Cuối cùng tôi cho học sinh cùng trao đổi để rút ra các bài học thiết thực
nhất từ các vấn đề đã nêu ra. Có thể chọn một số sự việc tiêu biểu và cho học
sinh trình bày giải pháp cụ thể của mình...
Như vậy tóm lại nhìn nhận các sự việc hiện tượng dưới góc nhìn thực tế sẽ
khiến học sinh hào hứng khám phá và nhận thấy tác dụng thiết thực của môn
học, tránh tình trạng để học sinh thấy rằng học văn chỉ là trên sách vở lí thuyết
suông và học chẳng để làm gì như một số em thiếu hiểu biết quan niệm.
c.3. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
Nhìn lại thực trạng dạy và học môn văn trong nhà trường phổ thông hiện
nay có thể khách quan mà cho rằng việc học sinh còn thiếu hứng thú với bộ môn
là do một phần trách nhiệm rất lớn của giáo viên. Và khi chúng ta dũng cảm
dám chịu trách nhiệm về mình thì chúng ta có thể thay đổi được tất cả. Trong
thực tế giảng dạy hiện nay, sự hiểu biết và vận dụng những định hướng đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người học
vào quá trình dạy học của các giáo viên dạy văn chưa được thường xuyên. Vẫn
còn tồn tại thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: Giáo
viên giảng giải, học sinh nghe, ghi, tái hiện theo mẫu. Biểu hiện cụ thể là giáo
viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu
biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh. Trong giờ học giáo viên là
người độc thoại, diễn thuyết một mình, không quan tâm tới việc tiếp thu, vận
dụng kiến thức kĩ năng của học sinh. Nhiều câu hỏi giáo viên nêu ra rồi tự trả lời
vì cho rằng hỏi học sinh rất mất thì gìơ, đằng nào học sinh cũng không biết thì
giáo viên trả lời cho xong để đỡ mất thời gian. Cứ như thế thời gian trôi qua học

sinh sẽ hình thành thói quen xấu trong học tập: Học tập thụ động, quen nghe, ghi
chép một chiều, hoàn toàn phụ thuộc vào giáo viên. Rất nhiều giáo viên dạy học
văn chỉ để trang bị cho học sinh kiến thức để kiểm tra, thi cử mà hoàn toàn
12


không quan tâm đến các vấn đề khác. Và để tiếp thu kiến thức văn chương, học
sinh không có cách nào khác là học vẹt, học thuộc lòng như một cái máy, học
mà không hiểu bản chất của vấn đề. Cũng chính vì lẽ đó mà dần dần các em mất
đi hứng thú đối với môn học.
Từ thực trạng đó tôi thiết nghĩ để thực sự tạo được hứng thú cho học sinh,
giúp việc dạy và học văn có hiệu quả- vừa giúp các em có kiến thức thật vững
vàng để có thể thi cử, kiểm tra, vừa rèn được nhân cách, lối sống có văn hoá và
nhiều vấn đề khác...thì người giáo viên cần phải có sự thay đổi. Sự thay đổi đó
thể hiện trước hết ở việc thay đổi cách dạy học cũ mòn nêu trên bằng sự tích cực
đổi mới phương pháp dạy học (Phải là sự đổi thay thực sự chứ không thể chỉ là
vấn đề hình thức)
+ Giáo viên cần tạo điều kiện tối ưu nhất để học sinh được suy nghĩ nhiều
hơn, được tìm tòi nhiều hơn, được thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết
nhiều hơn. Đối với mỗi tác phẩm văn chương không nên cho học sinh phân tích
tất cả theo sự áp đặt của giáo viên, cần mở ra một cánh cửa để ngỏ để học sinh
tư duy và sáng tạo. Trong các giờ tập làm văn tôi rất chú trọng tới việc rèn kĩ
năng luyện nói cho học sinh, để có thể tạo điều kiện cho các em được chủ động
trình bày kiến thức của mình. Đồng thời qua các gìơ luyện nói đó sẽ rèn cho các
em kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể một cách rõ ràng, khúc chiết,
mạch lạc.
+ Chú trọng xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp nhằm tổ chức
hướng dẫn học sinh tích cực chủ động học tập. Qua đó giáo viên nên chú trọng
bồi dưỡng, phát triển năng lực và trân trọng những bản sắc riêng của mỗi học
sinh. Không nên phủ nhận hoàn toàn ý kiến của học sinh nếu thấy ý kiến đó trái

chiều với mình nhưng có thể vẫn là những ý kiến hợp lí thậm chí là những sáng
tạo riêng của người học.
+ Tăng cường kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó
giảm các câu hỏi lí thuyết, tăng câu hỏi thực hành; giảm kiểm tra những mảng
kiến thức chuyên sâu, tăng cường kiểm tra những kiến thức có ý nghĩa thực tiễn
đối với chính học sinh. Phạm vi kiến thức kiểm tra cần toàn diện và phong phú
hơn, có thể kết hợp các hình thức trắc nghiệm với tự luận...
+ Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức học tập, sử dụng hợp lí các thiết
bị, đồ dùng và phương tiện dạy học, tăng cường tác động tích cực của kênh hình,
kênh tiếng tới việc hình thành các kĩ năng của học sinh. Sử dụng phối hợp các kĩ
thuật dạy học mới như: Kĩ thuật những mảnh ghép; kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ
tư duy( trong đó kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy tôi đã tiến hành khá hiệu
quả với học sinh. Vấn đề này tôi sẽ trình bày cụ thể ở phần sau); kĩ thuật khăn
phủ bàn...
+ Quan tâm đồng đều tới mọi đối tượng học sinh, nhất là không được bỏ
qua những học sinh yếu kém ngồi ở những góc khuất của lớp. Cần xây dựng hệ
13


thống câu hỏi tư duy cho học sinh khá giỏi, đồng thời cũng dành những câu hỏi
nhận biết có tính chất gợi mở cho những học sinh yếu kém. Thực ra đối với tôi
đã trải qua một thời gian dạy môn ngữ văn khá lâu, tôi thấy rõ trừ những người
không may bị thiểu năng trí tuệ, còn lại không có bất kì đứa trẻ nào đáng bị coi
là ngu dốt đần độn đến nỗi không nhận biết được thế giới, chúng không đáng bị
giáo viên bỏ quên, coi thường. Chẳng qua là vì chúng không được quan tâm
hướng dẫn thích đáng, chúng thiếu tự tin và chưa có một phương pháp học tập
tốt, chính vì thế chúng ngày càng bị kém đi mà thôi. Là giáo viên chúng ta càng
cần phải quan tâm tới các em đó, để các em luôn luôn có cảm giác được tôn
trọng, từ đó mà tự tin phấn đấu tốt hơn.
+ Chúng ta cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học song cũng cần phải

giữ lại những tinh hoa của các phương pháp truyền thống. Theo xu hướng dạy
học hiện đại việc dạy học theo kiểu đọc chép là vô cùng nguy hại. Song điều đó
không có nghĩa là giáo viên lên lớp chỉ chú ý đổi mới phương pháp dạy học,
phát vấn câu hỏi và vận dụng các kĩ thuật dạy học mới mà không quan tâm đến
việc học sinh có ghi chép được gì hay không. Điều đó cũng không kém nguy hại
vì trẻ em rất dễ nhớ kiến thức nhưng cũng mau quên. Nếu chúng không ghi chép
được ghì thì dù bài giảng có hay đến mấy khi ra khỏi lớp chúng cũng sẽ có thể
không còn nhớ được điều gì. Vậy phương pháp cho học sinh ghi chép như thế
nào là hiệu quả?. Tôi đã tiến hành có kết quả cách làm như sau:
- Giáo viên giảng bài(phát vấn câu hỏi, vận dụng các kĩ thuật dạy học...) và
học sinh sẽ phải tự ghi trong quá trình nghe giảng. Khi nào có những thông tin
được giáo viên nhắc đi nhắc lại vài lần trở lên có nghĩa là những thông tin đó
cần nhớ và ghi chép.
- Không cần ghi chép một cách dài dòng mà chỉ tinh lọc lại trong những
câu chữ ngắn gọn theo cách hiểu của học sinh hoặc chỉ cần ghi lại các từ khoá.
- Hướng dẫn học sinh ghi bằng tay, nhẩm bằng miệng và lưu giữ trong trí
óc. Vì vậy đây sẽ là hình thức ghi- hiểu chứ không phải là ghi chép một cách vô
cảm, máy móc, thụ động.
- Việc ghi chép như vậy sẽ khiến cho tất cả học sinh trong lớp đều phải tập
trung cao độ vào bài giảng. Bởi nếu chỉ một vài phút sao lãng mơ mộng là sẽ
không thể ghi chép được kiến thức.
- Giáo viên cần quan tâm đến việc ghi chép của một số học sinh yếu kém:
xem vở, hướng dẫn cụ thể và nhờ học sinh khá giỏi bổ sung kiến thức ngoài giờ
học.
Nghiêm túc thực hiện các định hướng đổi mới như trên sẽ tác động hết sức
có hiệu quả tới việc học tập bộ môn của học sinh. Điều này phụ thuộc vào tâm
huyết nghề nghiệp, năng lực sư phạm và khả năng trau dồi chuyên môn của từng
giáo viên văn.
14



c.4. Khơi gợi hứng thú học tập bộ môn bằng việc hướng dẫn học sinh
vận dụng tốt kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Để việc học tập bộ môn của học sinh thực sự có hiệu quả, giúp các em có
thể vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tiễn; để nâng cao kĩ năng sống và sự
tự tin cho các em, tôi đã hướng dẫn các em vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết các tình huống thực tiễn đối với bộ môn Ngữ văn.
- Cụ thể là: Tôi đã gợi dẫn cho các em có thể vận dụng kiến thức của các bộ
môn khoa học xã hội khác như Lịch sử, địa lí, âm nhạc, mĩ thuật, Tiếng Anh…
và thậm chí cả kiến thức của các bộ môn khoa học tự nhiên…để chiếm lĩnh kiến
thức của môn Ngữ văn một cách hiệu quả nhất. Đây là một phương pháp học tập
rất khả thi và hoàn toàn có thể vận dụng được trong môi trường giáo dục THCS,
nhất là với điều kiện của trường THCS Giao Thuỷ chúng tôi. Việc vận dụng
kiến thức liên môn sẽ giúp các em có kiến thức và những hiểu biết toàn diện về
các môn học, khiến tư duy các em linh hoạt và sáng tạo hơn rất nhiều với việc
học tập đơn môn thông thường. Công việc này được tiến hành trong các giờ
ngoại khoá, trong các bài học về chương trình địa phương, trong các tiết học
thông thường, trong các tiết ôn tập cuối kì hoặc cuối năm học.
- Ví dụ cụ thể: Khi dạy học sinh học phần kiến thức tập làm văn về văn
thuyết minh một danh lam thắng cảnh và văn nghị luận xã hội về vấn đề môi
trường sống của con người, tôi đã đưa ra một tình huống thực tiến cụ thể và
hướng dẫn các em cách vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống
như sau:
TÊN TÌNH HUỐNG
ĐÓNG VAI HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH GIỚI THIỆU VỀ VƯỜN
QUỐC GIA XUÂN THỦY
Có một đoàn tình nguyện viên quốc tế mà phần lớn là những sinh viên các
trường đại học đến từ nhiều quốc gia khác nhau thực hiện Dự án tình nguyện
viên quốc tế với việc bảo vệ môi trường tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy trên
quê hương Giao Thủy. Khi về tới địa phương, họ muốn nhờ một vài học sinh

của trường THCS Giao Thủy làm “ hướng dẫn viên” cùng họ tới thăm Vườn
quốc gia. Một nhóm học sinh vinh dự được nhà trường cử đi tham quan cùng
đoàn. Bằng những kiến thức đã học, những hiểu biết thực tế cùng sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin, các em đã hoàn thành vai trò “hướng dẫn viên” đồng thời
cũng góp phần nhỏ giúp đoàn tình nguyện viên thực hiện hiệu quả dự án của
mình.
I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Về kiến thức:
+ Có những kiến thức chính xác về lịch sử, địa lí của vườn quốc gia Xuân
Thủy.
15


+ Nắm được những vẻ đẹp độc đáo hiếm có của vườn quốc gia.
+ Thấy được những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sinh thái của vườn quốc gia.
+ Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về tầm quan trọng của môi
trường sinh thái cũng như việc giữ gìn, bảo vệ nó thông qua việc tuyên truyền và
tổ chức các hội nghị, hội thảo
+ Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống: Giáo dục công
dân; Ngữ văn; Lịch sử; Địa lý; Tin học; Tiếng Anh. Tập trung nghiên cứu các
vấn đề thuộc nhiều môn học khác nhau có liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
- Môn Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức về việc bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trường.
- Môn Ngữ văn: Vận dụng kĩ năng làm bài văn miêu tả, biểu cảm, bài thuyết
minh về một danh lam thắng cảnh…với bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập
luận chặt chẽ.
- Môn lịch sử: Lịch sử, Địa lý: Tìm hiểu về lịch sử hình thành và các đặc
điểm về kiến tạo địa chất của vườn Quuóc gia Xuân Thuỷ.
- Môn Tin học: Tìm kiếm thông tin trên mạng; Tranh ảnh về môi trường và

tài nguyên thiên nhiên ở vườn quốc gia Xuân Thủy; soạn bài tuyên truyền bằng
phần mềm Microsoft Powerpoint.
- Môn tiếng Anh: Thuyết minh về vườn Quốc gia Xuân Thuỉy bằng tiếng
Anh với người nước ngoài
- Môn mĩ thuật- âm nhạc: Vẽ một bức tranh, hát một bài hát, biểu diễn một
tiết mục thời trang để góp phần quảng bá cho du lịch địa phương và tuyên truyền
cho việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Các nghiên cứu khác:
+ Luật bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Nghiên cứu thực trạng bảo tồn vườn quốc gia Xuân Thủy.
- Về kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng giải quyết vấn
đề; kĩ năng vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn.
+ Giáo dục kĩ năng sống; tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của
bản thân.
- Về thái độ:
+ Du khách cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam.
+ Tự nguyện tuyên truyền quảng bá về hình ảnh và tiềm năng du lịch sinh
thái của VQGXT nhằm thu hút nhiều hơn nữa du khách đến thăm quan .
+ Đề ra được các giải pháp để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên của học sinh.
16


II. THÀNH LẬP NHÓM NGHIÊN CỨU:
III. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Xác định vấn đề.
2. Thảo luận nhóm để thu thập thông tin.
3. Xử lí thông tin.
4. Đưa ra các phương án.

5. Chọn phương án tốt nhất.
6. Giải quyết vấn đề.
IV. HƯỚNG DẪN TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Hướng dẫn học sinh sử dụng các tư liệu tham khảo sau đây:
+ Sách giáo khgoa cấp THCS các bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử; Địa lí, Âm
nhạc và mĩ thuật; Tiếng Anh, Tin học; Giáo dục công dân.
+ Các trang mạng xã hội
+ Các phương pháp thực hiện:
- Phương pháp đề nghị: Đề nghị các cấp có thẩm quyền, đề nghị nhà
trường, gia đình.
- Phương pháp tuyên truyền: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch để tuyên
truyền với khách du lịch trong và ngoài nước.
- Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: soạn nội dung tuyên truyền
bằng phần mềm Microsoft Powerpoint.
- Phương pháp trực quan: (chụp hình ảnh hoạt động để tuyên truyền)
- Phương pháp hợp tác: cùng nhau đoàn kết, hợp tác, chia sẻ cùng thực hiện
nhiệm vụ.
- Tiến trình thực hiện: :
HOẠT ĐỘNG 1: Cho học sinh thành lập nhóm hướng dẫn viên, thảo luận
nhóm để tìm giải pháp thực hiện nhiệm vụ.
HOẠT ĐỘNG 2: Sau khi thành lập nhóm và thảo luận, thống nhất ý kiến,
học sinh đề nghị với gia đình, nhà trường phối hợp với các cấp có thẩm quyền,
đặc biệt là chính quyền địa phương tổ chức cho các em có buổi sinh hoạt ngoại
khoá tại vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Tại đây học sinh được trực tiếp quan sát đặc
điểm về địa hình địa chất, về vẻ đẹp của vườn Quốc gia. Học sinh có thể trực
tiếp chụp được những bức ảnh đẹp, có thể thấy được những nguy cơ tiềm ẩn de
doạ hệ sinh thái của vườn Quốc gia.
HOẠT ĐỘNG 3: Học sinh tiến hành giao lưu với người dân địa phương
nhằm học hỏi tăng cường vốn hiểu biết của mình về địa danh này để có thể giới
thiệu với khách du lịch.

HOẠT ĐỘNG 4: Tiếp theo học sinh tiến hành tìm kiếm thông tin trên
mạng về vườn Quốc gia, tìm những bức ảnh và những video clip hay, sống động
17


về vườn Quốc gia. Bên cạnh đó các em cũng thu thập những tư liệu trên mạng
về những nguy cơ tiềm ẩn đe doạ hệ sinh thái của vườn Quốc gia.
HOẠT ĐỘNG 5: Để chuẩn bị tốt cho nhiệm vụ là hướng dẫn viên du lịch
cho đoàn tình nguyện viên quốc tế mà phần lớn là những sinh viên các trường
đại học đến từ nhiều quốc gia khác nhau thực hiện Dự án tình nguyện viên
quốc tế với việc bảo vệ môi trường tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy trên quê
hương Giao Thủy, học sinh tiếp tục đề nghị với nhà trường và các cấp có thẩm
quyền được tổ chức một số buổi giao lưu trực tiếp với người nước ngoài. Cụ thể
trong thời gian vừa qua trường THCS Giao Thuỷ của chúng tôi đã tổ chức hiệu
quả một số buổi giao lưu như thế vào các ngày chủ nhật trong tuần với các anh
chị sinh viên người nứơc ngoài về thực tập tại địa phương. Trong các buổi giao
lưu này các em học sinh của trường được rèn kĩ năng giao tiếp nói và viết bằng
Tiếng Anh. Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi giúp các em giới thiệu về
vườn Quốc gia Xuân Thuỷ bằng tiếng Anh với người nước ngoài.
HOẠT ĐỘNG 6: Học sinh hợp tác với các bạn trong lớp tổ chức vẽ tranh,
sáng tác bài hát về vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Đặc biệt trong cuộc thi an toàn
trường học cấp huyện và cấp tỉnh, các em đã tổ chức thành công tiết mục biểu
diễn thời trang tuyên truyền về việc bảo vệ môi truờng và tài nguyên thiên nhiên
của vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Đây cũng là tiết mục dự kiến sẽ tổ chức với
đoàn tình nguyện viên quốc tế.
HOẠT ĐỘNG 7: Hoàn thành bài trình chiếu bằng phần mềm Microsoft
Powerpoint
HOẠT ĐỘNG 8: Sau khi thu thập được tất cả các thông tin cần thiết, học
sinh bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ đóng vai làm hướng dẫn viên du lịch để giới
thiệu về vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, cùng góp phần hoàn thành dự án tình

nguyện viên quốc tế với việc bảo vệ môi trường tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
PHẦN MỘT
GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ ĐỊA HÌNH, THỦY VĂN
CỦA VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY
Ở phần này tôi hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức của các môn
lịch sử, địa lí để tìm hiểu về đặc điểm lịch sử và địa chất của vườn Quốc gia.
Từ đó nhằm cung cấp cho du khách những hiểu biết chính xác, khoa học và
cần thiết về khu du lịch sinh thái nổi tiếng này. Cụ thể như sau:
1. Lịch sử hình thành:
Đất ngập nước ở cửa sông ven biển thuộc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có
lịch sử hình thành từ các quá trình bồi tụ phù sa của Sông Hồng và Biển Đông,
Vùng đất nằm trong đê Ngự Hàn thuộc các xã vùng đệm của VQG Xuân Thuỷ
được khai hoang lập ấp từ khoảng 170 năm về trước (theo lịch sử của xã Giao
Hải mốc thời gian khai khẩn ở địa bàn bắt đầu từ năm 1840, do cụ Đinh Khắc
18


Chu quê ở Kiên Lao - Xuân Trường và Cụ Nguyễn Duy Hàm quê ở làng Hành
Thiện - Xuân Trường chủ trì để hình thành xã Kiên Hành - là Giao Long &
Giao Hải ngày nay).
Sau quá trình khai hoang lập ấp là các công trình quai đê lấn biển theo
truyền thống: "Lúa lấn cói, cói lấn vẹt và vẹt lấn biển”.
Vùng đất ở giáp chân đê Ngự Hàn ngày nay được gọi là Bãi Trong có lịch
sử hình thành trên 150 năm. Ban đầu người dân địa phương đắp đê và trồng sú
vẹt để phòng hộ đê. Khi đất đã tương đối ổn định dân địa phương trồng cói ở các
khu vực ngọt lợ để lấy nguyên liệu dệt chiếu và lợp nhà, sau khi đất được ngọt
hoá sẽ chuyển dần sang trồng lúa chịu mặn nhằm từng bước lấn biển. Những
năm 60 của thế kỉ XX, tại Giao An xuất hiện mô hình lấn biển làm cơ sở hình
thành nên Làng Điện Biên ở ngoài đê Ngự Hàn thuộc xã Giao An ngày nay.
Những năm 70, khi hệ thống rừng ngập mặn bị phá bỏ, vùng bãi bồi thuộc địa

phận xã Giao Long & Giao Hải bị biển xâm lấn mạnh mẽ, làm mất đi phần lớn
diện tích đất bãi bồi tương ứng với địa phận quản lý hành chính của hai xã này.
Khu vực Cồn Lu và Cồn Ngạn có lịch sử hình thành khoảng trên 100
năm. Hai cồn bãi này được người dân địa phương khai thác nguồn lợi thuỷ sản
tự nhiên với mục đích tự cấp tự túc là chính. Cồn Mờ (Cồn Xanh ngày nay) có
lịch sử hình thành khoảng trên 20 năm.
Khoảng giữa thập niên 80 của thế kỷ 20 bắt đầu có được sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ tự cấp tự túc sang nuôi trồng thuỷ hải sản phục vụ cho mục
đích thương mại và xuất khẩu. Năm 1986, UBND huyện Xuân Thuỷ triển khai
đắp Đập Vọp ngăn Sông Vọp để lấy đường tiến công ra Cồn Ngạn quai đắp bờ
đầm nuôi trồng quảng canh các loài hải sản bản địa như: tôm rảo, cua bể và rong
câu chỉ vàng. Phong trào làm đầm tôm cũng được phát triển mạnh mẽ vào đầu
những năm 90 khi có chủ trương xuất khẩu thuỷ sản sang các nước Châu Âu và
Đông Bắc Á. Hàng ngàn ha rừng ngập mặn trên các bãi bồi ở Cồn Ngạn và Cồn
Lu đã được chuyển đổi mục đích từ phòng hộ ven biển sang nuôi trồng thuỷ sản.
Cùng lúc với việc nuôi tôm, phong trào nuôi Ngao thương phẩm cũng đã lấn
chiếm đất vùng bãi bồi còn hoang hoá ở khu vực cuối Cồn Lu & Cồn Ngạn để
chuyển sang nuôi quảng canh loài ngao và các loài nhuyển thể khác cũng được
phát triển mạnh mẽ. Ban đầu dân địa phương chỉ nuôi Ngao bản địa (ngao dầu),
sau đó chuyển sang nuôi Ngao Thanh Hoá (ngao méo) đến ngày nay là Ngao
trắng Bến Tre và nuôi thêm một số loài nhuyễn thể khác như: Hà, Gion, Vẹm…
Đập Vọp lúc đầu đã giúp dân địa phương mở mang bờ cõi, tiến dần ra
biển để nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Tuy nhiên do đập Vọp tạo sự
ngăn cách của hai nguồn nước: nước ngọt từ Sông Hồng và nước mặn từ biển
Giao Hải nên đã làm mất đi cân bằng sinh thái ở khu vực. Phía đầu Sông Hồng
(đông Đập Vọp) vì quá ngọt nên lau sậy phát triển mạnh chỉ có các loaì tôm cá
tạp ở hệ sinh thái ngọt lợ (có giá trị kinh tế thấp) thích ứng được. Phía tây Đập
19



Vọp bị mặn hoá, loài Hà phát triển mạnh, rừng ngập mặn bị lụi đi nhiều vì Hà
bám và cũng do môi trương nước quá mặn chỉ có loài Hà là có thể thích ứng tốt
nên hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực không cao.
Năm 1989 vùng bãi bồi ngập nước ở cửa Sông Hồng thuộc huyện Xuân
Thuỷ được UNESCO công nhận gia nhập công ước quốc tế Ramsar.
Năm 1992, UBND huyện Xuân Thuỷ thành lập Trung tâm tài nguyên môi
trường thuộc huyện để giúp Chính phủ thực hiện cam kết đã ký với cộng đồng
quốc tế về bảo tồn vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế tại Xuân
Thuỷ. Bộ lao động thương binh và xã hội phê duyệt dự án lấn biển Cồn Ngạn,
bao gồm: Phần diện tích đất ngập nước tính từ Đê Vành Lược đến đê Ngự Hàn
chia thành 04 ô để có thể quy hoạch xây dựng khu kinh tế mới cho 03 xã mới.
Năm 1995, Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông Nghiệp & PTNT) phê duyệt
Luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ;
để sau đó UBND tỉnh Nam Hà quyết định thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn
thiên nhiên trực thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Nam Hà.
Năm 2002, Đập Vọp được thông bằng Cầu Vọp, đồng thời với việc mở
hàng loạt các kênh cấp thoát nước chạy dọc Cồn Ngạn, hệ thống nước được điều
hoà hợp lý hơn. Năm 2004 là năm được mùa Ngao giống tự nhiên giúp cho cộng
đồng địa phương có được nguồn thu nhập khá lớn (hàng trăm tỷ đồng từ sản
phẩm ngao các loại). Tuy nhiên mấy năm trở lại đây do việc canh tác bất hợp lý
cộng với các yếu tố khách quan khác như: ô nhiễm môi trường và biến đổi khí
hậu, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung ở khu vực bị suy giảm mạnh. Nhiều
đầm tôm và vây vạng làm ăn kém hiệu quả, thất thu, bỏ đầm trống hoặc làm cầm
chừng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nghề nuôi trồng thuỷ sản và an sinh xã hội ở
khu vực.
Năm 2003, Chính phủ quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
Năm 2004, UNESCO tiếp tục công nhận Khu dự trữ sinh quyển ven biển liên
tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng, trong đó Vườn quốc gia Xuân Thuỷ trở
thành vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của Khu dự trữ sinh quyển thế giới

này.
Như vậy, trải qua lịch sử gần 200 năm, vùng đất ngập nước ở cửa sông
ven biển thuộc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ hiện nay chứng kiến nhiều thay đổi cả
theo chiều hướng tích cực cùng với những biến cố tiêu cực khác. Chúng ta ghi
nhận nhiều bài học quý giá từ lịch sử tự nhiên đồng thời đã từng bước cố gắng
điều chỉnh hành vi của mình để có cách ứng xử hài hoà với thiên nhiên hơn,
nhằm tôn tạo giữ gìn di sản thiên nhiên quý giá ở Vườn quốc gia - Khu Ramsar
quốc tế đồng thời là vùng lõi số 01 của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Châu thổ
Sông Hồng, phấn đấu thực hiện mục tiêu: “Đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho hôm
nay và mãi lâu bền cho các thế hệ mai sau”.
20


2. Địa hình và thuỷ văn:
VQG Xuân Thuỷ nằm trong khu vực bờ biển thuộc lưu vực sông Hồng,
ngay tại cửa sông Hồng đổ ra biển, hay còn gọi là cửa Ba Lạt. Khu bảo tồn bao
gồm cồn cát và xen kẽ giữa chúng là các bãi bồi ngập triều. Cồn Ngạn là cồn cát
lớn nhất, trên đó chủ yếu là các đầm nuôi trồng thuỷ sản và hầu hết có rừng ngập
mặn bao phủ. Cồn Lu gồm một bãi cát rộng lớn, cùng các bãi bồi lầy và một
diện tích nhỏ các đầm nuôi trồng thuỷ sản. Cồn Xanh là cồn nhỏ nhất có lớp cát
mỏng và vẫn đang tiếp tục bồi đắp do phù sa từ sông Hồng đem lại. Cồn Xanh
và Cồn Lu thường bị ngập khi thuỷ triều lên. Ranh giới phía Nam của VQG là
cửa sông Vọp. Trong khu bảo tồn, nơi cao nhất có độ cao tuyệt đối là 3m, còn
vùng biển sâu nhất là 6m.
PHẦN HAI
GIỚI THIỆU VỀ VẺ ĐẸP ĐỘC ĐÁO HIẾM CÓ CỦA
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY
- Như chúng ta đã biết vườn Quốc gia Xuân Thuỷ là niềm tự hào lớn của
người dân Giao Thuỷ. Đây là điểm du lịch sinh thái độc đáo và có sức hấp dẫn
lớn đối với du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là vào mùa đông- mùa chim

di trú từ phương Bắc. Chúng ta rất tự hào về cảnh quan du lịch của địa phương,
và đây sẽ là dịp để các em học sinh có thể giới thiệu với du khách về vẻ đẹp độc
đáo hiếm có của vườn Quốc gia Xuân Thuỷ của quê hương em. Ở phần này học
sinh sẽ vận dụng kiến thức của bộ môn ngữ văn: cụ thể là văn thuyết minh về
một danh lam thắng cảnh, văn miêu tả và biểu cảm (viết những đoạn văn miêu tả
hay và biểu cảm về khu du lịch). Trong nhóm của các em có các bạn hcọ sinh
chuyên văn, có khả năng cảm thụ văn học rất tốt, sẽ trực tiếp đảm nhận nhiệm
vụ này để giới thiệu với khách du lịch.
- Đồng thời tôi cho các em kết hợp tuyên truyền quảng bá về khu du lịch
bằng các hình ảnh cụ thể, các video clip đã thu thập được cùng với bài trình diễn
đa phương tiện bằng phần mềm Microsoft Powerpoint với một số minh chứng
cụ thể như sau:
1. Đa dạng sinh học:
Xuân Thuỷ có 14 kiểu sinh cảnh, bao gồm các sinh cảnh tự nhiên và sinh
cảnh nhân tạo. Sinh cảnh có giá trị đa dạng sinh học cao nhất là các bãi bồi và
rừng ngập mặn tự nhiên ít bị tác động. Thực vật ưu thế trong rừng ngập mặn
thuộc về loài Trang Kandelia candel. Trong khu vực có trồng một ít cây Bần
Sonneratia caseolaris. Ngoài ra còn có loài Tra Aegiceras corniculatum và
loài Ô rô Acanthus ilicifolius mọc tự nhiên rải rác trong toàn khu vực. Nhiều
diện tích rừng ngập mặn thuần thục bao phủ các đầm nuôi trồng thuỷ sản, tuy
nhiên cũng có nhiều diện tích rộng lớn các bãi bồi đã được trồng Trang thuần
loài. Năm 1996, có 300 ha Sậy Phragmites sp ở các đầm nuôi thuỷ sản của khu
21


vực Cồn Ngạn. Tuy nhiên, cho đến năm 2000 các bãi sậy này đã biến mất. Trên
Cồn Lu, Phi lao Cassuarina equisetifolia được trồng với diện tích lớn, đây là
sinh cảnh quan trọng cho các loài chim rừng di cư.
Do sự đa dạng và tình trạng tương đối nguyên vẹn của các sinh cảnh,
VQG là nơi dừng chân và trú đông quan trọng của các loài chim nước di cư.

Qua các đợt khảo sát năm 1988 (Scott et al. 1989) và 1994 (Pedersen et al.
1996) đã quan sát được trên 20.000 cá thể chim nước trong khu vực. Trung mùa
xuân năm 1996, có khoảng trên 33.000 con chim biển bay qua vườn quốc gia.
VQG là nơi thường xuyên ghi nhận 8 loài chim bị đe doạ và sắp bị đe doạ
ở mức toàn cầu, đó là: Cò thìa Platalea minor, Cò trắng Trung Quốc Egretta
eulophotes, Choắt lớn mỏ vàng Tringa guttifer, Mòng bể mỏ ngắn Larus
saudersi, Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis, Rẽ mỏ thìa Calidris
pygmeus, Giang sen Mycteria leucocephala, Choắt chân màng lớn
Limnodromus semipalmatus (Tordoff 2002). Ghi nhận đáng chú ý nhất ở Xuân
Thuỷ là tồn tại quần thể loài Cò thìa lớn nhất tại Việt Nam, trong một vài năm
gần đây, số lượng lớn nhất được chính thức ghi nhận tại khu vực là 65 cá thể.
Ngoài ra, Xuân Thuỷ là nơi tập hợp, trú chân quan trọng được coi như “ ga” của
nhiều loài chim nước phổ biến di cư trong mùa đông như Choắt mỏ thẳng đuôi
đen Limosa limosa, Choắt chân đỏ Tringa erythropus và Choắt mỏ cong lớn
Numenius arquata. Do có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn các
loài chim, Xuân Thuỷ đã được công nhận là một trong số các vùng chim quan
trọng tại Việt Nam.
Một số hình ảnh về vẻ đẹp của vườn quốc gia Xuân Thủy

Vào mùa di trú, những đàn cò với hàng ngàn cá thể tìm về vườn quốc gia Xuân Thủy.

22


Cò mỏ thìa- một trong những loài có tên trong sách đỏ- thường xuyên di trú về đây.

Vườn quốc gia Xuân Thủy còn là mái nhà chung của nhiều động vật khác.

23



Rừng ngập mặn như thành trì bảo vệ đất đai trước hiện tượng xâm thực.

2. Các giá trị khác của vườn quốc gia Xuân Thủy:
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là khu vực quan trọng đối với ngư nghiệp.
Năm 1997, sản lượng hải sản của huyện Xuân Thuỷ đạt 200 tấn tôm, 50 tấn cua
và 1.200 tấn động vật thân mềm. Trong VQG có một diện tích rộng lớn các đầm
nuôi trồng thuỷ sản và rất nhiều người dân tới đánh bắt hải sản ở các bãi bồi
ngập triều. Sản xuất mật ong trong khu vực cũng là một nguồn lợi kinh tế quan
trọng đối với người dân địa phương. Năm 1988, sản lượng mật ong đạt 50 tấn
với nguồn hoa từ rừng ngập mặn. Đến năm 1993, sản lượng mật ong giảm
xuống chỉ còn 10 - 15 tấn/năm, nguyên nhân là do diện tích rừng ngập mặn giảm
qua việc xây dựng các đầm nuôi tôm.
24


Hình ảnh về một số nguồn lợi ở Vườn quốc gia Xuân Thủy

Tôm là loại hải sản có trữ lượng lớn ở đây

Ngao, vạng mang lại nguồn lợi đáng kể cho ngư dân địa phương

Ngoài ra, nuôi ong lấy mật cũng là một hướng phát triển kinh tế địa phương.

25


×