Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cô phân Thép Việt Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.17 KB, 58 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

i

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

TÓM LƯỢC
Sau khi trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương Mại thê
giới, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tê thê giới và nền kinh tê
nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ. Song bên cạnh đó, việc hội nhập cũng tạo ra
những thách thức và những rủi ro rất lớn đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nỗ lực để
vượt qua, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để có thể tận dụng thời cơ, hạn chê
những thách thức thì công tác quản trị rủi ro phải được quan tâm đúng mức, đây là một
trong những giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đương đầu và
giải quyêt các rủi ro, thách thức một cách có hiệu quả. Bắt nguồn từ thực tê trên, em
quyêt định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Thép
Việt Thanh”.
Khóa luận với mục tiêu nghiên cứu là: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh. Bước đầu nội dung
nghiên cứu của khóa luận hướng đên những khái niệm cơ bản như: khái niệm về rủi
ro, rủi ro trong kinh doanh, quản trị rủi ro,…làm sáng tỏ hơn các công tác trong quá
trình quản trị rủi ro. Tiêp đên, khóa luận nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro
tại Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh, những thành công, tồn tại và nguyên nhân của
những thành công và tồn tại đó. Chương cuối đề cập đên phương hướng hoạt động của
công ty trong tương lai, quan điểm giải quyêt vấn đề, đồng thời đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro với Công ty và kiên nghị với Nhà nước
thông qua qua trình điều tra và phỏng vấn thu thập thông tin từ Công ty Cổ phần Thép
Việt Thanh.

SVTH: Vương Thị Nga


Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

ii

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh, em đã học hỏi,
tiêp thu được nhiều kiên thức, kinh nghiệm thực tê và hoàn thành được khóa luận tốt
nghiệp. Được như vậy chính là nhờ sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn khóa luận và
các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh.
Trước hêt em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô khoa
Quản trị doanh nghiệp, các thầy cô thuộc bộ môn Nguyên lý quản trị cùng toàn thể các
thầy cô giáo trong trường Đại học Thương Mại đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đên Th.S Đào Hồng Hạnh – người đã trực tiêp
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho em trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Ban giám đốc cùng toàn thể
nhân viên, các phòng ban của Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh đã cung cấp đầy đủ
thông tin và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty để
em có thể nắm bắt được những kiên thức thực tê và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Hà Nội, 03 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Vương Thị Nga

SVTH: Vương Thị Nga


Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

iii

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Tên bảng biểu, sơ đồ
Bảng 2.1: Kêt quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
Bảng 2.2. Tổn thất hữu hình tại tổ tẩy rỉ
Bảng 2.3. Tổn thất hữu hình của các tổ cán 400, cán 600 và cán 900
Bảng 2.4. Tổn thất hữu hình tại các tổ xẻ băng (400+600+1300)
Bảng 2.5. Tổn thất tại tổ mạ kẽm
Bảng 2.6. Thông tin về thành viên Ban lãnh đạo
Bảng 2.7. Thông tin về nhân viên
Sơ đồ 1.1. Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Sơ đồ 1.2. Mô tả chuỗi DOMINO của G.W.Henrich
Sơ đồ 1.3. Phân loại phương pháp tài trợ rủi ro
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

SVTH: Vương Thị Nga

Trang
23
27

25
28
28
32
32
13
15
16
22

Lớp: K45A1


iv

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
PGS.TS
GDP
Th.S
TNHH
HĐQT
PP
ĐM
NĐ-CP


SVTH: Vương Thị Nga

Ý nghĩa
Phó giáo sư -Tiên sĩ
Tổng thu nhập quốc nội
Thạc sĩ
Trách nhiệm hữu hạn
Hội đồng quản trị
Phê phẩm
Định mức
Nghị định chính phủ

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Vương Thị Nga

v

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

Lớp: K45A1


1

Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài.
Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức Thương mại thê giới WTO, điều này đã tạo ra cho các doanh nghiệp nước ta
không ít các cơ hội cũng như thách thức trong quá trình kinh doanh. Để có thể tồn tại
và phát triển trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy nắm
bắt thông tin thị trường và có những quyêt định chính xác để thu được những cơ hội
kinh doanh tốt nhất cũng như tránh khỏi các rủi ro không đáng có. Năm 2007 cũng là
một năm đầy biên động đối vơi ngành sản xuất thép Việt Nam khi mà liên tục gặp phải
nhiều khó khăn khi mà các chính sách của Nhà nước thay đổi sao cho phù hợp với lộ
trình hội nhập của WTO cũng như sự lên xuống bất thường của giá phôi thép Trung
Quốc do việc áp dụng chính sách thuê mới của nước này. Các doanh nghiệp nước ta
bằng những bước đi và phương hướng phát triển hợp lí đã vượt qua được giai đoạn
khó khăn này một cách xuất sắc và có bước phát triển mới trong giai đoạn 2007-2012
vừa qua.
Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và
kinh doanh các mặt hàng về thép. Hiện nay, công ty là nhà cung cấp băng thép cán
nguội đen lớn ở miền Bắc. Các sản phẩm chủ yêu của Việt Thanh bao gồm băng cán
nguội, ống thép, thép mạ kẽm và các sản phẩm gia công như băng cán nguội, cán mạ
kẽm. Ngoài ra, còn có các sản phẩm như tôn mạ kẽm, các thiêt bị vỏ mỏng, hàng nội
thất văn phòng,... Có thể thấy, lĩnh vực sản xuất thép là một lĩnh vực kinh doanh đóng
vai trò quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản. Cùng với sự phát triển của đời
sống nhân dân, nhu cầu xây dựng càng ngày càng nâng cao, kéo theo nó là sự phát
triển của các ngành sản xuất vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng,... Tuy nhiên,
cùng với tốc độ phát triển cao thì ngành thép cũng là ngành có sự cạnh tranh khá gay
gắt giữa các doanh nghiệp. Trên thị trường, Việt Thanh ngoài việc phải cạnh tranh với
các ông lớn trong ngành như thép Hòa Phát, thép Thái Nguyên, thép Việt Ý thì còn
phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang dần dần lớn mạnh. Ngoài ra, sự

xuất hiện của các hãng thép nước ngoài, tiêu biểu là từ Trung Quốc khiên cho Việt
Thanh càng gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, để có thể phát triển một cách ổn định và
cạnh tranh được với các đối thủ, công ty cần phải có những bước đi vững chắc, tính
toán đên các rủi ro một cách chính xác nhất để có thể giảm thiểu rủi ro trong kinh
SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

2

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

doanh xuống mức thấp nhất và đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Tuy nhiên hiện
nay, với công tác quản trị rủi ro, Việt Thanh mới chỉ bước đầu nhận dạng rủi ro (rủi ro
từ nhà cung cấp, từ khách hàng hoặc cũng có thể là do các biên động thị trường như sự
lên xuống bất thường của giá phôi thép,...; các rủi ro trong quá trình sản xuất có
nguyên nhân từ máy móc (hỏng hóc, chờ thay thê, làm hoạt động sản xuất bị ngưng
trệ,..), từ con người (tai nạn lao động,..) còn các công tác đo lường, phân tích, kiểm
soát và tài trợ rủi ro thì chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Do vậy, để đảm bảo
cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra đúng kê hoạch, đúng yêu cầu và có
thể đạt được lợi nhuận cao nhất thì việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro là rất quan
trọng đối với công ty. Quản trị rủi ro nêu được thực hiện tốt sẽ giúp Việt Thanh phát
hiện những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra từ đó đánh giá, phân tích và đưa ra các biện
pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro một cách phù hợp, hiệu quả nhất từ đó có những định
hướng phát triển hợp lý cho công ty trong thời gian tới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tra cứu và tìm hiểu em thấy rằng có những đề tài có liên quan như sau:

Phan Thị Thanh Hòa, Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt
động mua mặt hàng đá granite và đá marble của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và
thương mại An Thái, Trường Đại học Thương mại, 2010.
Tác giả đã đưa ra một số lý thuyêt về rủi ro, quản trị rủi ro, phòng ngừa và giảm
thiểu rủi ro trong hoạt động mua mặt hàng đá granite và đá marble của công ty. Từ đó
đưa ra các biện pháp để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua hàng
của doanh nghiệp.
Phan Đình Bình, Giải pháp quản trị rủi ro kinh doanh nội thất của Công ty Bất
động sản Đất Việt, Trường Đại học Thương Mại, 2011.
Tác giả đưa ra lí thuyêt về rủi ro, quản trị rủi ro kinh doanh và đề ra các giải
pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của công ty.
Vũ Thị Tâm, Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua
hàng tại Công ty Cổ phần thép Trang Hùng, Trường Đại học Thương Mại, 2011.
Tác giả đã đưa ra một số lí luận về rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động mua hàn. Từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động mua hàng của Công ty Cổ phần Thép Trang Hùng.

SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

3

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

Nguyễn Thành Luân, Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh
của Công ty Cổ phần dược phẩm Đông Âu, Trường Đại học Thương Mại, 2011.

Tác giả đã đưa ra một số lý thuyêt về rủi ro, quản trị rủi ro, phòng ngừa và giảm
thiểu rủi ro. Từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của công ty.
Cao Thị Thúy, Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh của Xí
nghiệp than Khe Tam – Công ty TNHH Một thành viên Than Hạ Long, Trường Đại
học Thương Mại, 2011.
Tác đã đưa ra một số lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu
rủi ro và đưa ra các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của công ty.
Có thể thấy, các đề tài trên đã tập trung làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn
liên quan tới công tác quản trị rủi ro như giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro,
giải pháp giảm thiểu rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ
phần Thép Việt Thanh”. Tác giả đã tập trung nghiên cứu lĩnh vực này.
3. Mục đích nghiên cứu
Từ những thực trạng của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh, đề tài đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
công tác quản trị nrủi ro trong sản xuất và kinh doanh của Công ty trong tương lai.
Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục đích sau:
Đầu tiên, việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ một số vấn đề lí luận cơ bản về
quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Từ việc phân tích các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp từ đó đánh giá thực
trạng công tác quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh. Qua đó đưa ra
các thành công và tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tại công ty.
Cuối cùng, dựa vào những tồn tại đã đưa ra đề xuất một số giải pháp và kiên
nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động
sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh từ năm 2009 đên năm 2012
và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro đên năm 2017.

SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

4

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

Không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt
động sản xuất kinh doanh và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh.
Nội dung: Từ những thực trạng công tác quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần
Thép Việt Thanh, đề tài đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công
ty trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để nắm rõ tình hình thực tại công tác quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh và hoàn thành đề tài nghiên cứu
khóa luận của mình, trong thời gian thực tập tại Công ty em đã tiên hành thu thập
thông tin có liên quan đên công tác quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh của Công
ty. Việc thu thập dữ liệu được tiên hành theo hai hướng:
5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi (phiếu điều tra)
Hình thức: Các câu hỏi trắc nghiệm, kêt hợp các câu hỏi đóng và các câu hỏi mở.
Nội dung: Liên quan đên công tác quản trị rủi ro của công ty bao gồm: các nhân tố
ảnh hưởng đên công tác quản trị rủi ro và mức độ ảnh hưởng của chúng, các rủi ro thường
gặp, các công tác trong quy trình quản trị rủi ro, đánh giá công tác quản trị rủi ro.

Đối tượng điều tra: Cán bộ công nhân viên công ty.
Xử lý và phân tích thông tin: Thống kê và tiên hành phân tích, xử lý các số liệu
đã thu thập được thông qua phần mềm Excel.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp này được sử dụng để làm rõ thêm những vướng mắc về công tác
quản trị rủi ro của công ty mà ở phiêu điều tra chưa làm rõ. Đây là phương pháp sinh
viên đên gặp trực tiêp các đối tượng điều tra để tiên hành phỏng vấn trực tiêp trên cơ
sở các câu hỏi phỏng vấn đã được chuẩn bị trước.
Đối tượng phỏng vấn là các nhà quản trị của công ty gồm:
− Thành viên hội đồng quản trị.
− Giám đốc công ty.
− Quản đốc nhà máy
SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

5

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng nghiên cứu như:
− Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012.
− Dữ liệu về cơ cấu tổ chức của Công ty.
− Các báo cáo tình hình thiệt hại của Công ty.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Với các dữ liệu sơ cấp thu thập được từ các phiêu điều tra: dùng cách tính phần

trăm để so sánh giữa các chỉ tiêu, từ đó đưa ra được thực trạng, phát hiện và tìm hiểu
nguyên nhân các vấn đề liên quan tới công tác quản trị rủi ro. Sau đó tiên hành phân
tích tổng hợp bằng cách kêt hợp với thông tin từ phương pháp điều tra phỏng vấn để
có cái nhìn sâu hơn, cụ thể hơn và chính xác hơn về từng vấn đề nghiên cứu.
Đối với các dữ liệu thứ cấp thu thập được, tiên hành phân tích bằng phương
pháp đối chiêu, so sánh.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ
viêt tắt, danh mục tài liệu tham khảo,... đề tài kêt cấu thành 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về quản trị rủi ro trong kinh doanh.
Chương II: Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Thép
Việt Thanh.
Chương III: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ
phần Thép Việt Thanh.

SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

6

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
KINH DOANH
1.1. Một số định nghĩa cơ bản
1.1.1. Khái niệm rủi ro

Trong cuộc sống thường ngày hay trong hoạt động kinh doanh, khi nói đên rủi
ro người ta thường hay nghĩ ngay đên những tổn thất, những thiệt hại “rủi ro” tồn tại
trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống làm ảnh hưởng đên hiệu quả hoạt động của
con người. Khi rủi ro xảy ra thường làm cho hoạt động của con người gặp khó khăn,
không ít thì nhiều gây tác động xấu đên hiệu quả của hoạt động đó. Dù không ai muốn
nhưng rủi ro luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy rủi ro là gì? Cho đên nay chưa có
định nghĩa thống nhất về rủi ro, những trường phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa
ra các định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa rất đa dạng, phong phú nhưng
tựu chung lại có thể chia thành trường phái lớn: trường phái truyền thống (hay còn gọi
là trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa.
Theo trường phái tiêu cực: rủi ro được coi là sự không may, tổn thất, mất mát,
nguy hiểm.
Theo Từ điểm Tiêng Việt do Trung tâm Từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995
thì “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”.
Theo cố giáo sư Nguyễn Lân thì “Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may”
(Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, năm 1998, trang 1540).
Theo Từ điển Oxford “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt
hại....”
Trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu cho rằng “Rủi ro là sự tổn thất về
tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận so với lợi nhuận dự kiến”...
Tóm lại, theo cách nghĩ truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát,
nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc
chắn có thể xảy ra cho con người”.
Thực tê cho thấy, chúng ta đang sống trong thê giới mà rủi ro luôn tiềm ẩn và
ngày càng tăng theo hiều hướng khác nhau. Xã hội loài người càng phát triển hoạt
động của con người ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp thì rủi ro của con
người cũng ngày càng nhiều và đa dạng hơn, mỗi ngày qua lại xuất hiện những loại rủi
ro mới chưa từng có trong quá khứ. Con người cũng quan tâm hơn đên việc nghiên
SVTH: Vương Thị Nga


Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

7

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

cứu rủi ro, nhận dạng rủi ro và tìm các biện pháp quản trị rủi ro, trong quá trình nghiên
cứu đó, nhận thức của con người về rủi ro cũng thay đổi, trở nên khoan dung, trung
hòa hơn.
Trường phái trung hòa:
Theo Frank Knight, một nhà kinh tê học người Mỹ thì “Rủi ro là sự bất trắc có
thể đo lường được”.
“Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không
mong đợi” (Allan Willett, một học giả người Mỹ).
“Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”
(Irving Preffer)
“Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa được biết đến”.
Diễn giải một cách đầy đủ hơn về rủi ro và nguy cơ rủi ro, các tác giả C.Authur
William, Jr.Micheal, L.Smith đã viêt “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả.
Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro,
người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả, Sự hiện diện của rủi ro gây nên
dự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến được
hoặc mất không thể đoán trước”.
Như vậy, theo trường phái trung hòa “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được”. Rủi ro có tính hai mặt: vừa có tính tích cực, vừa có tính tiêu cực. Rủi ro có thể
gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm,... nhưng chính rủi ro cũng có thể mang đên
cho con người nhũng cơ hội. Nêu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi

ro, quản trị rủi ro người ta không chỉ tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, tránh
né rủi ro thuần túy, hạn chê thiệt hại do rủi ro gây ra mà còn có thể “lật ngược tình
thê” biên thủ thành công, biên bại thành thắng, biên thách thức thành những cơ hội
trong tương lai.
1.1.2. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện khách quan bên ngoài chủ thể kinh
doanh gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh
doanh, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi nhiều hơn về nhân
lực, tài lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình.
Không nằm ngoài quy luật của cuộc sống, hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp không tránh khỏi rủi ro. Các rủi ro này có thể xuất phát từ các yêu tố bên ngoài
SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

8

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

doanh nghiệp như tự nhiên (thiên tai, bão lụt,...), kinh tê (lạm phát, khủng hoảng kinh
tê, sự thay đổi của cung và cầu,...), chính trị-pháp luật (các chính sách có liên quan tới
lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, sự bất ổn chính trị,.), công nghệ-kỹ thuật (sự
thay đổi nhanh chóng của công nghệ,...). Chúng gây ra rất nhiều tổn thất đáng tiêc, ảnh
hưởng đên kêt quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp, không chỉ là các thiệt hại
về mặt tài sản mà còn có thể gây ra các thiệt hại về con người, thậm chí là gây ảnh
hưởng xấu đên uy tín của công ty, làm mất đi hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt
người tiêu dùng. Trong bối cảnh nền kinh tê có nhiều khó khăn như hiện nay, các rủi

ro kinh doanh ngày càng tăng và rất khó có thể dự đoán được về chúng. Chính vì vậy,
doanh nghiệp cần phải có công tác quản trị rủi ro để có thể đưa ra các biện pháp tốt
nhất nhằm kiểm soát và tài trợ rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty mình.
1.1.3. Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro được định nghĩa là “Sự nhận dạng, đo lường và kiểm soát các
loại rủi ro có thể đe dọa các loại tài sản và thu nhập từ các dịch vụ chính hay từ các
hoạt động sản xuất kinh doanh chính của một ngành kinh doanh của một doanh
nghiệp sản xuất”1
Mục tiêu chính của quản trị rủi ro là né tránh các tổn thất từ rủi ro tai nạn. Mục
tiêu thứ hai là tối thiểu hóa tổn thất có thể xuất hiện và tối thiểu hóa hậu quả của một
tổn thất.
Né tránh rủi ro là mục tiêu chính của tất cả các hình thức quản trị rủi ro. Các tổn
thất không mong đợi hay ngẫu nhiên của các tổ chức hay một cá nhận được kiểm soát
bằng sự phối hợp các biện pháp: Né tránh và giảm thiểu rủi ro và Ngăn ngừa và tối
thiểu hóa rủi ro.
Mục tiêu né tránh rủi ro không chỉ cho các rủi ro tai nạn mà còn cho tất cả các
loại rủi ro khác nhau trong chuỗi rủi ro.

Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Quang Thu chủ
biên, Nhà xuất bản Thống Kê, 2008
1

SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp


9

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

1.2. Các nội dung liên quan đến hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
1.2.1. Phân loại rủi ro trong kinh doanh
1.2.1.1. Rủi ro có và không kèm theo tổn thất về tài chính
Thuật ngữ rủi ro bao gồm tất cả các tình huống trong đó có các nguy cơ rủi ro
trong đó có các nguy cơ rủi ro hiện hữu. Trong một số trường hợp, rủi ro xảy ra có
kèm theo tổn thất tài chính, nhưng một số trường hợp khác thì lại không. Ví dụ: Doanh
thu của một công ty có thể biên động từ mức xấu nhất cho đên mức tốt nhất. Khi ở
mức xấu nhất, công ty bị tổn thất về thu nhập – đó chính là rủi ro có tổn thất về tài
chính. Hoặc trong bầu cử, một ứng viên bị mất lòng tin của các cử tri, số phiêu bầu
cho ứng viên đó bị giảm, đây chính là rủi ro không kèm theo tổn thất về tài chính.
1.2.1.2. Rủi ro tĩnh và rủi ro động
Rủi ro động
Rủi ro xuất hiện khi nền kinh tê bị thay đổi dẫn đên những tổn thất cho công ty.
Chẳng hạn, nêu chúng ta không giữ được thị phần và khách hàng ổn định, không giữ
được chi phí và thu nhập ổn định, công nghệ ổn định,... hâu quả sẽ làm cho một số cá
nhân phải chịu thiệt hại về tài chính.
Rủi ro động còn bao gồm một số tổn thất khác không phải do nguyên nhân thay
đổi của nền kinh tê như thiên tai, sự lừa đảo của một số cá nhân,...
Không giống như rủi ro tĩnh, rủi ro động không mang lại lợi ích cho xã hội. Rủi
ro động bao gồm cả sự hư hỏng tài sản, hoặc một sự chuyển đổi sở hữu tài sản, kêt quả
của sự lừa đảo hay sự phá sản của con người.
Rủi ro tĩnh
Rủi ro tĩnh là kêt quả của sự thay đổi trong nền kinh tê. Ví dụ: việc thay đổi
mức giá, thay đổi sở thích tiêu dùng, thay đổi thu nhập, thay đổi kỹ thuật công nghệ,...
dẫn tới hậu quả tổn thất về tài chính của các thành phần kinh tê. Rủi ro tĩnh có thể ảnh
hưởng đên nhiều cá nhân vì họ thường chủ quan cho rằng nó không nguy hiểm bằng

rủi ro động.
1.2.1.3. Rủi ro căn bản và rủi ro cá biệt
Rủi ro căn bản và rủi ro cá biệt được phân biệt dựa trên cơ sở sự khác nhau của
nguồn rủi ro và hậu quả của tổn thất do chúng gây ra.
Rủi ro căn bản: Bao gồm các thiệt hại thông thường về nguồn gốc và hậu quả.
Đó là các rủi ro, nguyên nhân của hầu hêt các hiện tượng kinh tê, xã hội, chính trị. Nó
SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

10

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

tác động trên một vùng rộng lớn hay toàn bộ dân số. Ví dụ: chiên tranh, động đất, lạm
phát, thất nghiệp, bão lụt là các rủi ro căn bản.
Rủi ro cá biệt: Là các rủi ro phát sinh từ một số các hiện tượng cá biệt. Rủi ro
này có thể là động hay tĩnh. Ví dụ, hiện tượng hỏa hoạn cháy nhà, cướp nhà băng, phá
sản của một số công ty là các rủi ro cá biệt.
Nhìn chung, rủi ro căn bản không rơi vào cá biệt một ai cả. Do vậy, toàn xã hội
sẽ phải có trách nhiệm loại trừ rủi ro này. Một số rủi ro căn bản được giảm hoặc loại
trừ bằng phương pháp bảo hiểm qua các công ty bảo hiểm.
Các rủi ro cá biệt là các rủi ro cá nhân phải gánh chịu, nó không phải chủ thể
được toàn xã hội quan tâm. Rủi ro này có thể được loại trừ bởi một cá nhân thông qua
bảo hiểm, ngăn ngừa thiệt hại hoặc bằng một số kỹ thuật giảm thiểu rủi ro khác.
1.2.1.4. Rủi ro thuần tuý và rủi ro suy đoán
Rủi ro thuần tuy: Là loại rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi hoặc

những tổn thất (rủi ro chỉ có một chiều). Rủi ro thuần túy có thể chia thành bốn nhóm
như sau:
Thứ nhất, rủi ro cá nhân: đó là các tổn thất về nhu nhập hay tài sản của một cá nhân.
Thứ hai, rủi ro tài sản: Là những tổn thất về tài sản do bị hư hỏng hay mất mát.
Thứ ba, rủi ro pháp lý: Là tổng hợp giữa khả năng thiệt hại về tài sản hiện tịa và
tổn thất về thu nhập trong tương lai do hậu quả thiệt hại về tài sản gây nên, hay trách
nhiệm pháp lý phát sinh ngay cả trong trường hợp cố ý hay không cố ý gây hại.
Thứ tư, rủi ro do sự phá sản của người khác: Khi một cá nhân hay tổ chức bị
phá sản đó là hậu quả của tổn thất về mặt tài chính, ta nói rủi ro là hiện hữu.
Rủi ro suy đoán: Là loại rủi ro vừa có thể mang lại tổn thất, nhưng cũng có thể
mang lại lợi ích (rủi ro có tính hai chiều). Rủi ro suy đoán có thể phân loại theo nhóm
nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, rủi ro do thiêu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý kinh doanh.
Thứ hai, rủi ro do kém khả năng cạnh tranh.
Thứ ba, rủi ro do sự thay đổi thị hiêu của khách hàng.
Thứ tư, rủi ro do lạm phát.
Thứ năm, rủi ro do điểu kiện không ổn định của thuê.
Thứ sáu, rủi ro do thiêu thông tin kinh tê và thiêu kinh nghiệm quản lý.
Thứ báy, rủi ro do tình hình chính trị bất ổn.
SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

11

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh


1.2.1.5. Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh
Môi trường kinh tế
Bao gồm một số tác nhân sau: Suy thoái kinh tê (nghĩa là sức mua của các cá
nhân cũng giảm và vì doanh thu thiêu thụ của doanh nghiệp cũng giảm đi); thâm hụt
ngân sách chính phủ lớn hơn so với GDP, phản ánh một nền kinh tê tài chính kém lành
mạnh, dễ tạo mất ổn định kinh tê vĩ mô, làm phát, tiêu dùng vượt qua tiềm năng kinh
tê; Mức cung tiền cao, đặc biệt nêu kêt hợp với chê độ tỷ giá ổn định; Kiểm soát giá
cả, trần lãi suất, giới hạn thương mại và nhưungx rào cản khác của chính phủ để điều
chỉnh nền kinh tê trước những thay đổi của giá cả; Mất khả năng thanh toán do tỷ lệ nợ
ngắn hạn quá lớn so với dữ trữ ngoại tệ; Dự trữ ngoại tệ quá nhỏ so với kim ngạch
xuất khẩu, dẫn đên nguy cơ khi một trong các nguồn vốn nhập từ bên ngoài giảm sút
sẽ giảm nhanh chóng tăng trưởng kinh tê; Tỷ lệ nợ nước ngoài quá lớn so với GDP,
tăng trưởng vượt quá tiềm năng của nền kinh tê dẫn đên nguy cơ mất khả năng thanh
toán dài hạn; Tỷ lệ thâm hụt cán cân thanh toán tài khoản vãng lai quá lớn so với GDP.
Đây là căn bệnh phản ánh mức tạo dựng nợ nguy hiểm của khu vực tiền tệ. Khủng
hoảng kinh tê tuỳ thuộc vào nguồn bù đắp thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai là vốn
ngắn hạn hay vốn đầu cơ.
Tất cả sự thay đổi bất thường (rủi ro) của giá cả, chỉ số lạm phát, cung- cầu, lãi
suất, tỷ giá hối đoái,… mà doanh nghiệp không kiểm soát và xác định đúng sẽ dẫn tới
việc đưa ra các giải pháp không hiệu quả, mà có thể còn có tác động ngược trở lại,
khiên cho doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, thậm chí là thua lỗ, phá sản.
Môi trường tự nhiên
Các yêu tố của môi trường tự nhiên như khí hậu, điều kiện tự nhiên, địa hình,...
có ảnh hưởng rất lớn tới rủi ro của doanh nghiệp. Khi các rủi ro của doanh nghiệp có
nguồn gốc là từ thiên nhiên (hạn hán, bão, lũ lụt, động đất,...) nó thường tạo ra các tổn
thất có biên độ rất cao, gây ảnh hưởng nặng nề đên hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Đây là nhân tố khách quan bên ngoài, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các
biện pháp tài trợ rủi ro là chính vì các rủi ro từ môi trường tự nhiên rất khó dự đoán,
khiên doanh nghiệp bị động trong quá trình kiểm soát.
Môi trường chính trị - pháp luật

Các yêu tố của môi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng đên doanh nghiệp
bao gồm: Thuê: Đó là sự thay đổi chính sách thuê làm thay đổi khoản thu nhập cũng
SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

12

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; Hạn ngạch, thuê quan hoặc các giới hạn
thương mại khác: Các yêu tố này thường có tác động tới các doanh nghiệp có hoạt
động xuất nhập khẩu; Chính sách tuyển dụng lao động: Sự thay đổi và những quy định
mức lương tối thiểu, lao động nữ, hạn chê lao động nước ngoài; Kiểm soát ngoại hối:
Kiểm soát khả năng tích trữ ngoại hối của doanh nghiệp; Lãi suất: Chính phủ có thể
đưa ra nhiều biện pháp sử dụng lãi suất để quản lý và kiểm soát lạm phát. Vấn đề tác
động đên việc vay vốn của doanh nghiệp.
Như vậy, các ảnh hưởng của môi trường này là do tác động của Chính phủ, là
nhân tố khách quan nằm bên ngoài chủ định của doanh nghiệp nên doanh nghiệp chỉ
có thể thực hiện và tuân thủ đúng pháp luật của nhà nước và quy định pháp chê của
Nhà nước. Ảnh hưởng của nhân tố này biểu hiện rõ nhất là ở sự thay đổi của các cơ
chê, chính sách của Nhà nước. Thông thường, khi các cơ chê, chính sách thay đổi ít
nhiều sẽ ảnh hưởng đên hoạt động của doanh nghiệp, đôi khi sẽ gây ra các rủi ro, gây
thiệt hại cho doanh nghiệp và đòi hỏi doanh nghiệp có các biện pháp đối phó kịp thời
và thích ứng được với điều kiện mới. Mặt khác sự ổn định của nền chính trị quốc gia
cũng có ảnh hưởng nhất định tới công tác quản trị rủi ro bởi chính trị ổn định thì kinh
tê mới phát triển. Do vậy doanh nghiệp phải quan tâm đên nền chính trị thê giới và

quốc gia để có hướng đi đúng đắn.
Môi trường văn hóa – xã hội
Rủi ro đên từ môi trường văn hóa – xã hội thường có liên quan đên các phong
tục, tập quán, thói quen mua sắm, tiêu dùng cũng như sự thay đổi của các yêu tố trên.
Mỗi quốc gia, khu vực khác nhau có những phong tục, tập quán tiêu dùng khác nhau,
chúng ảnh hưởng rất lớn tới hành vi mua hàng của khách hàng, đòi hỏi doanh nghiệp
phải có sự điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường.
Ngoài ra, sự thay đổi theo thời gian của các thói quen mua sắm, tiêu dùng cũng là yêu
tố các doanh nghiệp cần phải chú ý tăng cường thăm dò, nắm bắt đúng các xu hướng
tiêu dùng của khách hàng để tung ra các sản phẩm vào các thời điểm thích hợp và hợp
thị hiêu
Môi trường công nghệ - kỹ thuật
Rủi ro đên từ môi trường công nghệ - kỹ thuật thường xáy ra với các doanh
nghiệp hoạt động trong các ngành có sản phẩm cần công nghệ - kỹ thuật cao, đặc biệt
là các ngành liên quan tới điện tử, công nghệ sinh học,... do sự phát triển ngày càng
SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

13

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật thê giới. Để giảm thiểu được tác động của các
rủi ro này, doanh nghiệp cần nhanh chóng đi tắt đón đầu, nhận biêt được trước sự thay
đổi của xu hướng công nghệ và quan trọng hơn, doanh nghiệp cần có sự đầu tư cho
công tác R&D (nghiên cứu và phát triển) để không những không bị động trước các

biên động mà còn có thể trở thành người dẫn đầu, định hình xu hướng và gặt hái được
thành công.
1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Sơ đồ 1.1. Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Thiết lập các điều kiện giả thiết
Giao
tiếp


vấn

Nhận dạng rủi ro

Phân tích rủi ro

Giám
sát,
đánh
giá và
kiểm
soát

Kiểm soát rủi ro

Tài trợ rủi ro

(Nguồn: Bài giảng Quản trị rủi ro, Bộ môn Nguyên lí quản trị, Đại học Thương Mại)
1.2.2.1. Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi
ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận dạng rủi ro là quá

trình nhằm xác định mối nguy hiểm, mối hiểm họa và nguy cơ rủi ro.
Mối nguy hiểm: “gồm các điều kiện tạo ra hoăc làm tăng khả năng rủi ro”.
Người ta chia mối nguy hiểm thành hai loại như sau:
Loại thứ nhất, nguy hiểm tự có của tổ chức, bao gồm: đất đai, nhà xưởng, văn
phòng, máy móc thiêt bị, quá trình hoạt động, nguyên vật liệu sử dụng và môi trường
mà tổ chức đó hoạt động.
SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

14

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

Loại thứ hai, nguy hiểm do con người tạo ra, bao gồm: Nhân sự của tổ chức,
khách hàng và các đối thủ cạnh tranh.
Mối hiểm họa: Là nguyên nhân của tổn thất.
Nguy cơ rủi ro: Là một tình huống có thể tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể gây
nên những tổn thất (hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không thể tiên
đoán được.
Để nhận dạng rủi ro, người ta sử dụng hai phương pháp: Phương pháp chung và
phương pháp cụ thể. Phương pháp chung là phương pháp xây dựng bảng liệt kê để
điều tra và tổng hợp thông tin. Phương pháp nhận dạng cụ thể bao gồm các phương
pháp nhỏ hơn như: phương pháp phân tích báo cáo tài chính, phương pháp lưu đồ,
phương pháp thanh tra hiện trường, phương pháp làm việc với các bộ phận khác của
doanh nghiệp, phương pháp làm việc với bộ phận khác ngoài doanh nghiệp, phương
pháp phân tích hợp đồng, phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ

1.2.2.2. Phân tích rủi ro
Nhận dạng được các rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro có thể đên với
doanh nghiệp tuy là công việc quan trọng không thể thiêu nhưng mới chỉ là bước khởi
đầu của công tác quản trị rủi ro. Bước tiêp theo là phải tiên hành phân tích rủi ro, phải
xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thể tìm ra các
biện pháp phòng ngừa. Cần lưu ý rằng, đây là công việc phức tạp, bởi không phải mỗi
rủi ro chỉ là do một nguyên nhân đơn nhất gây ra mà thường do nhiều nguyên nhân
trong đó có nguyên nhân trực tiêp và nguyên nhân gián tiêp, nguyên nhân gần và
nguyên nhân xa,...
Theo lý thuyêt “DOMINO” của G.W.Henrich để tìm ra biện pháp phòng ngừa
rủi ro một cách hữu hiệu thì cần phải phân tích rủi ro, tìm ra các nguyên nhân rồi tác
động đên các nguyên nhân, thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa được rủi ro.

SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


15

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

Sơ đồ 1.2. Mô tả chuỗi DOMINO của G.W.Henrich
Phần lớn các hiện tượng xảy ra
là kêt quả của một trong những
hình thức bình thường sau đây:

Môi

trường xã
hội

Sai lầm
của con
người

Hành
động bất
cẩn

Phần lớn sự thanh tra
được tập trung vào các
dạng sau đây:

Rủi ro

Tổn thất

Thay đổi một thành phần
(Nguồn: Quản trị rủi ro và khủng hoảng, GS-TS Đoàn Thị Hồng Vân, ThS. Kim Ngọc
Đạt, ThS. Hà Đức Sơn, 2009)
1.2.2.3. Kiểm soát rủi ro
Các hoạt động nhằm kiểm soát rủi ro có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc giảm chi phí rủi ro hoặc loại trừ rủi ro trong tổ chức. Nội dung của kiểm soát rủi
ro bao gồm:
Né tránh rủi ro
Là việc né tránh những hoạt động hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi
ro. Quyêt định né tránh rủi ro phải được thực hiện dựa trên cơ sở nhận dạng và phân
tích rủi ro. Để né tránh rủi ro, người ta có thể phải ra quyêt định ngưng thi hành một

công việc đang được thực hiện. Những quyêt định này thường phải chịu chi phí khá
lớn trong so với một vài tổn thất không đáng kể đã xuất hiện. Trong trường hợp này,
chi phí của tổn thất luôn lớn hơn lợi nhuận mang lại.
Giảm thiểu rủi ro: Có hai phương pháp thường được dùng để giảm thiểu rủi ro
đó là: Giảm tần số của tổn thất và hạn chê bớt mức tổn thất khi rủi ro xuất hiện.
Ngăn ngừa tổn thất
Ngăn ngừa tổn thất bằng cách sử dụng các kỹ thuật khác nhau có thể làm thay
đổi rủi ro, do đó khả năng rủi ro xuất hiện sẽ giảm bớt. Hoặc bằng cách làm giảm bớt
mối nguy hiểm, do đó rủi ro kèm theo cũng sẽ giảm hay tần số xuất hiện rủi ro cũng sẽ
tự giảm.
SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


16

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

1.2.2.4. Tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro là khoản tiền dùng để bù đắp (hay cứu trợ) một phần rủi ro xuất
hiện, nó được chi cho các hoạt động nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro. Các rủi ro
không thể ngăn ngừa và kiểm soát sẽ được tài trợ.
Phương pháp tài trợ rủi ro được phân loại trên cơ sở chi phí sử dụng để tài trợ
rủi ro. Có hai phương pháp tài trợ cơ bản là lưu giữ tổn thất và chuyển giao tổn thất.
Sơ đồ 1.3. Phân loại phương pháp tài trợ rủi ro
TÀI TRỢ RỦI RO


LƯU GIỮ TỔN THẤT

Không bảo
hiểm

Chi phí
hoạt động

Tự bảo
hiểm

Nguồn tích Bảo hiểm
lũy
trực hệ

CHUYỂN GIAO TỔN THẤT

Trả chậm

Chi phí ổn
định

Chi phí
khác

Chi phí tín
dụng

Bảo hành/
bảo hiểm


Các biện
pháp khác
ngoài BH

Bảo hiểm

Trái phiêu

Hợp đồng
khác

(Nguồn: Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Quang
Thu, 2008)
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro
1.3.1. Các nhân tố khách quan
1.3.1.1. Sự quản lí của các cơ quan hữu quan
Hiện nay, các doanh nghiệp ngành thép nước ta chịu sự tác động trực tiêp từ
Hiệp hội Thép Việt Nam VSA. Hiện tại, tổng số Doanh nghiệp thành viên Hiệp hội
thép Việt Nam là 62, tập trung vào 3 chuyên ngành chính như: thép xây dựng (26
SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

17

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh


doanh ngiệp), ống thép (16 doanh nghiệp), thép tấm lá cán nguội, mạ kim loại, sơn phủ
mầu (11 doanh nghiệp) và 11 Doanh nghiệp, văn phòng đại diện kinh doanh thép. Mục
tiêu hoạt động của Hiệp hội là thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên Hiệp hội (đủ mọi
thành phần kinh tê) trong việc xây dựng ngành công nghiệp thép phát triển ổn định và
cùng có lợi. Với tư cách là thành viên của Hiệp hội, các doanh nghệp thép sẽ phải tuân
thủ mọi chính sách, điều lệ cũng như những sự định hướng thay đổi của Hiệp hội khi
tình hình kinh tê thay đổi. Điều này cũng đồng ý với việc nêu như có chính sách nào
đó thay đổi và ảnh hưởng trực tiêp đên lợi ích của các doanh nghiệp thì các doanh
nghiệp vẫn phải chấp nhận.
1.3.1.2. Các cơ chế chính sách của Nhà nước
Một đặc điểm đặc trưng rất dễ nhận thấy của ngành thép đó là tỷ lệ vốn vay trên
tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp ở ngành này là rất cao và đặc điểm này cũng
gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành. Hiện nay, khi mà tình
hình kinh tê đang gặp khó khăn, tuy Nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ vay vốn cho
khối doanh nghiệp nhưng để tiêp cận được nguồn vốn này thì các doanh nghiệp còn
gặp rất nhiều khúc mắc. Đó chính là việc phải trải qua rất nhiều cơ quan, thực hiện các
thủ túc khác nhau mới có thể vay được vốn, trong khi đó nguồn vốn này rất quan trọng
trong công tác sản xuất của các công ty, việc chậm trễ, kéo dài thời gian khi vay cũng
ảnh hưởng rất nhiều đên doanh nghiệp.
Một chính sách nữa có thể tạo nên khó khăn cho các doanh nghiệp thép đó là
việc dự trữ thép bắt buộc mà Bộ Công Thương đưa ra vào tháng 5/2011. Theo dự thảo,
mức dự trữ lưu thông bắt buộc tối đa dự kiên là 10% lượng thép và 3-5% lượng phôi
thép mà thương nhân nhập khẩu năm trước. Việc bắt buộc dự trữ thép trên sẽ khiên các
doanh nghiệp phải tăng các loại chi phí dự trữ và mua hàng, từ đó khiên giá thành sản
phẩm có thể trở lên cao hơn mức bình quân.
1.3.1.3. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước đối tác
Do các doanh nghiệp thép thường có cả hai hoạt động là nhập khẩu và xuất
khẩu nên việc gặp phải các hàng rào kỹ thuật là điều khó có thể tránh khỏi. Thời điểm
trước năm 2010, việc EU áp dụng thuê chống bán phá giá đối với các sản phẩm ốc vít

thép của nước ta đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thép, tuy nhiên tháng
11/2010, luật này đã được Ủy ban Châu Âu EC bãi bỏ. Hiện nay, rào cản lớn nhất với
các doanh nghiệp thép chính là luật chống bán phá giá thép và thép ống nhập khẩu từ
SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

18

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

Việt Nam, Thái Lan, Singapore của EU và Mỹ. Việc áp dụng luật chống bán phá giá
trên gây ra rất nhiều khó khăn, thậm chí là rủi ro cho các doanh nghiệp thép, nhất là
các rủi ro về mặt pháp lý khi có các tranh chấp xảy ra.
1.3.1.4. Điều kiện tự nhiên
Do đặc điểm khí hậu gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ cao cộng với việc độ ẩm trong
không khí lớn đã gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp thép trong công tác dự
trữ. Trong điều kiện thời tiêt nóng ẩm, các sản phẩm làm từ thép rất dễ bị han gỉ, ăn
mòn, giảm chất lượng nêu như công tác dự trữ không được thực hiện tốt, đặc biệt là
nhà kho dự trữ không đủ các cơ sở vật chất cơ bản bảo vệ thép. Hàng năm, các doanh
nghiệp thép luôn phải chịu tổn thất do một số lượng không nhỏ thép bị han gỉ, kém
chất lượng và đôi khi còn bị khách hàng phạt hợp đồng do sản phẩm không đạt điều
kiện chất lượng như đã quy định.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
Tác động của các nhân tố chủ quan tới quản trị rủi ro trong kinh doanh doanh
chính là sự ảnh hưởng của các nguồn lực bên trong công ty bao gồm:
1.3.2.1. Nhận thức của nhà quản trị

Có thể nối đây là yêu tố ảnh hưởng vô cùng quan trọng. Bởi nhận thức quyêt
định đên hành động của nhà quản trị với công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
Nêu như nhà quản trị có sự quan tâm nhất định tới công tác quản trị rủi ro thì trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó đều được tính toán tới các rủi ro
có thể xảy ra và có các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các rủi ro từ đó đạt được hiệu
quả cao nhất cho doanh nghiệp. Ngược lại, nêu như công tác quản trị rủi ro không
được nhà quản trị để tâm tới thì hoạt động của doanh nghiệp đôi khi sẽ gặp phải các
rủi ro không đáng có và làm giảm hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
1.3.2.2. Nhận thức của nhân viên
Để công tác quản trị rủi ro được tốt thì vai trò của nhân viên là rất lớn.Vì chung
quy công tác quản trị rủi ro có tốt hay không phụ thuộc vào sự phối hợp của nhân viên
với nhà quản trị, nhà quản trị nêu như đưa ra các cơ chê, chính sách kiểm soát rủi ro
tốt mà nhân viên không thực hiện hoặc thực hiện một cách khiên cưỡng thì hiệu quả
công tác quản trị rủi ro sẽ không cao. Đội ngũ nhân viên cần có sự hiểu biêt sâu về
công tác của mình cũng như phải nhận thúc được các rủi ro có thể xảy ra đối với công
việc mình đang làm để có thể thực hiện tốt nhất các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát
SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


Khóa luận tốt nghiệp

19

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh

rủi ro cho tốt. Điều này tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất của từng doanh nghiệp,
thông thường các doanh nghiệp cần tổ chức bồ dưỡng, đào tạo lại nhằm nâng cao trình
độ cho nhân viên để phòng ngừa và giảm thiểu tối đa rủi ro gặp phải.

1.3.2.3. Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp, để có thể hình thành, duy trì và phát
triển đều cần có một nguồn tài chính nhất định. Là một hoạt động của doanh nghiệp,
quản trị rủi ro cũng chịu sự ảnh hưởng của tài chính. Doanh nghiệp muốn thực hiện
được công tác nhận dạng rủi ro thì cần phải có tiền để có thể sử dụng các phương pháp
điều tra và tổng hợp thông tin, muốn thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro cũng cần
phải có vốn để nâng cao chất lượng máy móc, trang thiêt bị, cho nhân viên đi học các
khóa nâng cao kỹ năng hoặc muốn tài trợ rủi ro thì doanh nghiệp cũng cần phải có tài
chính thì mới có thể mua bảo hiểm hoặc trích lập các quỹ dự phòng rủi ro được. Như
vây, khả năng tài chính có tác động rất lớn tới công tác quản trị rủi ro.
1.3.2.4. Trang thiết bị, cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Đây cũng có thể coi là một trong số các nhân tố có ảnh hưởng đên công tác
quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất, nêu được trang bị các
thiêt bị sản xuất hiện đại thì sẽ giảm được rủi ro trong quá trình sản xuất (lỗi, hỏng,
thiêu sản phẩm,...) hoặc giảm được rủi ro về con người (về tai nạn lao động). Đối với
doanh nghiệp thương mại, việc được cung cấp các thiêt bị như camera giám sát, máy
nhận mã vạch, máy thanh toán thẻ thì không những giảm được các rủi ro trong nhập
hàng, thanh toán, tránh bị mất cắp hàng,... mà còn nâng cao được hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.

SVTH: Vương Thị Nga

Lớp: K45A1


20

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đào Hồng Hạnh


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT THANH
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Thép Việt Thanh
Tên đơn vị:

CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT THANH

Địa chỉ:

KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Điện thoại:

(04) 3818 2866

Fax:

(04) 3818 2308

Email:



Website:



Đại diện được ủy quyền:
Chức vụ:


Ông NGUYỄN HẢI LÝ

Chủ tịch Hội đồng quản trị

Giấy phép kinh doanh: Số 0103043219, do Phòng Đăng ký kinh doanh số 01 Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 06 tháng 01 năm 2010 và
đăng ký thay đổi lần 1 ngày 21/01/2010.
Tài khoản số: 42710000000125, tại Phòng giao dịch Quang Minh - Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Tây Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh: Theo Giấy phép kinh doanh: Số 0103043219, do
Phòng Đăng ký kinh doanh số 01 - Sở Kê hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần
đầu ngày 06 tháng 01 năm 2010 và đăng ký thay đổi lần 1 ngày 21/01/2010, Công ty
Cổ phần thép Việt Thanh hoạt động trong các ngành nghề như sau:
- Sản xuất và mua bán sắt thép, ống thép, kim loại màu (sản xuất, mua bán kêt cấu
thép, thép phối, thép xây dựng, ống kim loại, tôn và thép lá, dây kim loại, khung
nhôm, khung đồng).
- Mua bán máy móc, thiêt bị và phụ tùng thay thê.
- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại (trừ máy móc, thiêt bị).
- Sản xuất que hàn và cáp thép.
- Hoàn thiện công trình xây dựng.
- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí.
- Lắp đặt hệ thống điện.
- Xây dựng công trình thủy lợi.
- Xây dựng công trình công nghiệp.
- Xây dựng công trình dân dụng.
- Chuẩn bị mặt bằng, san lấp mặt bằng.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh theo quy định của Nhà nước.

SVTH: Vương Thị Nga


Lớp: K45A1


×